1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư tưởng hồ chí minh về vấn Đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc là hệ thống những quan điểm của Người trong việc khẳng định và giải quyết vấn đề dân tộc thuộc địa; được hình thành, phát triển trên cơ sở những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, kế thừa truyền thống dân tộc và tinh hoa tư tưởng nhân loại; có vai trò to lớn trong dẫn dắt sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng chế độ xã hội mới đến mọi thắng lợi. Trong quá trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã tìm hiểu và tiếp nhận các giá trị về quyền con người trong “Tuyên ngôn độc lập” năm 1776 của cách mạng tư sản Mỹ, “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” năm 1789 của cách mạng tư sản Pháp để khái quát và nâng lên thành chân lý về quyền cơ bản của các dân tộc: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” . Trong Lời kêu gọi nhân ngày kỷ niệm Độc lập 02/9/1948, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Chúng ta quyết kháng chiến đến cùng, tranh cho kỳ được thống nhất và độc lập, thống nhất và độc lập thật sự, chứ không phải cái thứ thống nhất và độc lập bánh vẽ mà thực dân vừa thí cho bọn bù nhìn” . Do đó, vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh thực chất là việc đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa khỏi sự thống trị của chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc, thực hiện quyền dân tộc tự quyết... Độc lập dân tộc là mục tiêu cao cả, là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa. Vấn đề này đã được Hồ Chí Minh khẳng định: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn; đấy là tất cả những điều tôi hiểu” . Độc lập cho dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân cũng là “ham muốn tột bậc” của Hồ Chí Minh.

Trang 1

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘCVÀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

3.1 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC

3.1.1 Độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của cácdân tộc

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc là hệ thống những quan điểm củaNgười trong việc khẳng định và giải quyết vấn đề dân tộc thuộc địa; được hìnhthành, phát triển trên cơ sở những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, kế thừatruyền thống dân tộc và tinh hoa tư tưởng nhân loại; có vai trò to lớn trong dẫn dắtsự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng chế độ xã hội mới đến mọithắng lợi Trong quá trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã tìm hiểu và tiếpnhận các giá trị về quyền con người trong “Tuyên ngôn độc lập” năm 1776 củacách mạng tư sản Mỹ, “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” năm 1789 của cáchmạng tư sản Pháp để khái quát và nâng lên thành chân lý về quyền cơ bản của cácdân tộc: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũngcó quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”1 Trong Lời kêu gọi nhân ngàykỷ niệm Độc lập 02/9/1948, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Chúng ta quyết khángchiến đến cùng, tranh cho kỳ được thống nhất và độc lập, thống nhất và độc lậpthật sự, chứ không phải cái thứ thống nhất và độc lập bánh vẽ mà thực dân vừa thícho bọn bù nhìn”2 Do đó, vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh thực chất làviệc đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa khỏi sự thống trị của chủ nghĩathực dân, giành độc lập dân tộc, thực hiện quyền dân tộc tự quyết Độc lập dântộc là mục tiêu cao cả, là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa Vấn đề nàyđã được Hồ Chí Minh khẳng định: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc

1 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr.285.

2 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr.601 - 602.

Trang 2

tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn; đấy là tất cả những điều tôi hiểu”3 Độc lậpcho dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân cũng là “ham muốn tột bậc” của HồChí Minh

Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải thực sự, được thực hiện một cách triệt đểtrên thực tế, đảm bảo đầy đủ chủ quyền quốc gia về chính trị, kinh tế, an ninh,… Năm1919, vận dụng nguyên tắc dân tộc tự quyết được các nước đồng minh thắng trậntrong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất thừa nhận, thay mặt những người Việt Namyêu nước, Nguyễn Ái Quốc đã gửi tới Hội nghị Vécxây (Pháp) bản Yêu sách gồmtám điểm, đòi quyền tự do, dân chủ cho nhân dân Việt Nam Tuy bản Yêu sáchkhông được các nước đế quốc thừa nhận, nhưng đã giúp Nguyễn Ái Quốc rút ra kếtluận: Muốn giải phóng dân tộc, không thể trông chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài màtrước hết phải dựa vào chính mình Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, HồChí Minh đã đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” khẳng định: “Nước Việt Nam có quyềnhưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập Toàn thểdân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữvững quyền tự do và độc lập ấy”4.

Trong tư tưởng của Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải gắn với thống nhất,toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc Trong các tác phẩm, Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnhđến quyền độc lập dân tộc Tháng 5/1941, Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị lần thứTám của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, hoàn chỉnh chủ trương nêu cao nhiệmvụ giải phóng dân tộc, đặt nhiệm vụ đánh đuổi đế quốc xâm lược, giành độc lập dântộc là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu Hồ Chí Minh đã viết thư Kính cáo đồng bào,chỉ rõ: “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy”; đồng thời chỉđạo thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh), ra báo Việt Nam độc lập,ban hành Mười chính sách của Việt Minh, trong đó mục tiêu đầu tiên là “Cờ treo

3 Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, HàNội, 1994, tr.44.

4 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr.3.

Trang 3

độc lập, nền xây bình quyền”5

Tinh thần ấy đã được Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định trong thư và điện gửiLiên Hiệp Quốc và chính phủ các nước: “Nhân dân chúng tôi thành thật mong muốnhoà bình Nhưng nhân dân chúng tôi cũng kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệnhững quyền thiêng liêng nhất: Toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đấtnước”6 Khi thực dân Pháp dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa, Hồ Chí Minh kêugọi toàn quốc kháng chiến: “Không! chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định khôngchịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”7 Khi đế quốc Mỹ mở rộng chiếntranh đánh phá miền Bắc, Hồ Chí Minh khẳng định chân lý “Không có gì quý hơnđộc lập tự do” Đó chính là mục tiêu chiến đấu, là nguồn sức mạnh làm nên thắng lợicủa cách mạng Việt Nam, nguồn cổ vũ động viên mạnh mẽ phong trào đấu tranh củacác dân tộc thuộc địa trên thế giới.

Độc lập dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh còn gắn liền với cuộc sống ấmno, tự do, hạnh phúc của nhân dân Trên cơ sở thực tiễn cách mạng Việt Nam, HồChí Minh khẳng định: “Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói,chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, củađộc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ”8 Vì vậy, sau khi giành được chính quyền,Hồ Chí Minh đã xác định: “Chúng ta phải thực hiện ngay: Làm cho dân có ăn.Làm cho dân có mặc Làm cho dân có chỗ ở Làm cho dân có học hành”9 Tưtưởng này thể hiện tính nhân văn cao cả và triệt để cách mạng của Hồ Chí Minh.Độc lập tự do là quyền thiêng liêng và quý giá của các dân tộc Hồ Chí Minhkhông chỉ là anh hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam mà còn có ảnh hưởng lớnđối với phong trào giải phóng dân tộc trong thế kỷ XX.

5 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr.242.

6 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr.522.

7 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr.534.

8 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr.175.

9 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr.175.

Trang 4

3.1.2 Chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc là động lực to lớn củacác nước đang đấu tranh giành độc lập

Chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tiến trình dựngnước đi đôi với giữ nước của dân tộc Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết:“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là truyền thống quý báu của ta Từxưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần yêu nước ấy lại sôi nổi, nókết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm,khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”10.

Là một người yêu nước, hiểu biết sâu sắc lịch sử, truyền thống dân tộc và thựctiễn tình hình các dân tộc thuộc địa, Hồ Chí Minh nhận định: “Ở các nước thuộcđịa, chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn của đất nước”11 Chủ nghĩa dân tộcchính là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc cao cả, chân chính của nhân dânViệt Nam được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử, là động lực tinh thần vô giá,góp phần tạo lên thắng lợi trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độclập dân tộc; nó khác về chất so với chủ nghĩa dân tộc sô vanh, vị kỷ của giai cấp tưsản Khẳng định trên của Hồ Chí Minh dựa trên sự phân tích sâu sắc thực trạngkinh tế - xã hội Đông Dương Theo Người, do kinh tế lạc hậu nên sự phân hoá giaicấp ở đây chưa triệt để, cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra không giống ở phương Tây.Trong báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản, Hồ Chí Minh chỉ rõ, nếu nông dân gần nhưchẳng có gì thì địa chủ cũng không có vốn liếng gì lớn, nên “sự xung đột về quyềnlợi của họ được giảm thiểu”12 Dù là địa chủ hay nông dân đều là những người mấtnước, nên họ sẵn sàng đứng lên đòi quyền độc lập cho dân tộc Từ nhận thức đúngđắn về động lực lớn của đất nước, Hồ Chí Minh cho rằng: “Người ta sẽ không thểlàm gì được cho người An Nam nếu không dựa trên các động lực vĩ đại, và duy

10 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr.38.

11 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr.511.

12 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr.509.

Trang 5

nhất của đời sống xã hội của họ”13 Từ đó, Người đã kiến nghị với Quốc tế cộngsản cần: “Phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh quốc tế cộng sản”14 Khichủ nghĩa dân tộc của họ thắng lợi, nhất định chủ nghĩa dân tộc ấy sẽ biến thànhchủ nghĩa quốc tế.

Đánh giá khách quan, chính xác và có đề xuất phát huy cao độ vai trò củachủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc trong đấu tranh giành độc lập ở các nướcthuộc địa, Hồ Chí Minh khẳng định bản chất của chủ nghĩa dân tộc phải được nhậnthức đúng đắn, đó là sự “kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốctế”15 của giai cấp công nhân Nó khác về bản chất so với chủ nghĩa dân tộc vị kỉ, sôvanh của giai cấp tư sản Hồ Chí Minh cũng nhắc nhở: “Chúng ta cần phải tăngcường giáo dục theo tinh thần chủ nghĩa Mác - Lênin và đấu tranh chống nhữngkhuynh hướng cơ hội chủ nghĩa như chủ nghĩa dân tộc tư sản, chủ nghĩa sô vanh,chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa xét lại, đặc biệt là chủ nghĩa xét lại”16 Từ đó, HồChí Minh tin tưởng lòng yêu nước và tinh thần anh dũng của nhân dân Việt Nam làmột động lực to lớn góp phần đưa sự nghiệp cách mạng giải phóng thuộc địa đi tớithắng lợi.

3.1.3 Giải quyết vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trên lập trường củagiai cấp công nhân

Từ một người yêu nước, đi tìm đường cứu nước, đến với chủ nghĩa Mác Lênin, Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường đúng đắn để giải phóng cho dân tộcmình là con đường cách mạng vô sản Tiếp thu, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác -Lênin, Hồ Chí Minh khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa vấn đề dân tộc và vấnđề giai cấp Người viết: “Sự nghiệp của người bản xứ gắn mật thiết với sự nghiệpcủa vô sản toàn thế giới; mỗi khi chủ nghĩa cộng sản giành được chút ít thắng lợi

-13 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr.513.

14 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr.513.

15 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr.313.

16 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr.189 - 190.

Trang 6

trong một nước nào đó thì đó cũng là thắng lợi cho cả người An Nam”17 TheoHồ Chí Minh, giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng giai cấp; độc lập dântộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sựnghiệp của chủ nghĩa cộng sản và cách mạng thế giới Nếu xoá bỏ áp bức dân tộcmà không xoá bỏ tình trạng bóc lột và áp bức giai cấp, thì nhân dân lao động vẫncực khổ Chỉ có thiết lập được chế độ công hữu về tư liệu sản xuất mới xoá bỏ tậngốc tình trạng áp bức, bóc lột; chỉ có thiết lập được một nhà nước thực sự của dân,do dân, vì dân mới bảo đảm tự do, hạnh phúc cho nhân dân Vì vậy, Người chỉ rõ:“Yêu tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, vì có tiến lênchủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mỗi ngày một no ấm thêm, Tổ quốc mỗi ngàymột giàu mạnh thêm”18

Vận dụng sáng tạo lý luận Mác - Lênin vào điều kiện lịch sử - xã hội ởphương Đông và Việt Nam, Hồ Chí Minh chỉ rõ vấn đề đặt ra trước hết cho cácnước thuộc địa ở phương Đông không phải là làm ngay một cuộc cách mạng xãhội chủ nghĩa mà phải đấu tranh giành độc lập dân tộc, sau đó tiến lên làm cáchmạng xã hội chủ nghĩa Điều đó được thể hiện trong Chính cương vắn tắt và Sáchlược vắn tắt của Đảng do Hồ Chí Minh soạn thảo (1930) đã khẳng định cáchmạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn là: Làm tư sản dân quyền cách mạngvà thổ địa cách mạng (tức là cách mạng dân tộc dân chủ) để đi tới xã hội cộng sản(tức là cách mạng xã hội chủ nghĩa) Giữa hai giai đoạn đó gắn bó chặt chẽ,không tách rời nhau

Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội vừaphản ánh quy luật khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc trong thời đại cáchmạng vô sản, vừa phản ánh mối quan hệ khăng khít giữa mục tiêu giải phóng dân

tộc với mục tiêu giải phóng giai cấp và giải phóng con người Theo Hồ Chí Minh,

17 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr.520.

18 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr.401.

Trang 7

độc lập dân tộc còn là độc lập cho dân tộc mình, đồng thời là độc lập cho tất cả cácdân tộc Bởi vậy, phải đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc mình; đồng thời đấutranh cho độc lập, tự do của các dân tộc bị áp bức Trên thực tế, Hồ Chí Minh luônủng hộ nhiệt tình đối với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức với tinh thần“giúp bạn là tự giúp mình” và cho rằng, thắng lợi của cách mạng mỗi nước sẽ gópphần vào thắng lợi chung cho cách mạng thế giới.

Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc vừa mang tính khoa học,cách mạng sâu sắc, vừa là tư tưởng dân tộc, tư tưởng quốc tế chân chính Đó là sựkết hợp nhuần nhuyễn giữa dân tộc và giai cấp, chủ nghĩa yêu nước chân chính vớichủ nghĩa quốc tế trong sáng, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội Đó là cống hiếnlớn, sự vận dụng đúng đắn và phát triển sáng tạo lý luận Mác - Lênin trong điềukiện lịch sử mới của Hồ Chí Minh.

3.2 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

3.2.1 Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải theo conđường cách mạng vô sản

Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc là hệ thống nhữngquan điểm của Người về con đường, hình thức, phương pháp đấu tranh giành độclập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội; là kết quả của sự vận dụng và phát triểnsáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, kế thừa truyền thống dân tộc và tinh hoa tư tưởngnhân loại, là ngọn cờ dẫn dắt cách mạng Việt Nam đi đến mọi thắng lợi

Từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, các cuộc nổi dậy theo các khuynhhướng cứu nước khác nhau đều được thúc đẩy bởi tinh thần yêu nước nhiệt thànhvà ý chí căm thù giặc Pháp sôi sục, song đều bị thất bại vì chưa có một đường lốikháng chiến rõ ràng Hồ Chí Minh rất khâm phục tinh thần cứu nước của các bậctiền bối, nhưng không tán thành phương pháp cứu nước của họ, mà quyết tâm ra đitìm một con đường cứu nước mới Trên hành trình cứu nước, Nguyễn Tất Thànhđã tận dụng mọi cơ hội để được đến nhiều nước thuộc các đại lục Âu, Á, Phi, Mỹ.

Trang 8

Đặc biệt Người đã dừng chân khảo sát ở 3 nước đế quốc lớn nhất thời đó là Mỹ,Anh và Pháp Người tranh thủ mọi điều kiện để học hỏi, nghiên cứu các học thuyếtcách mạng, hòa mình vào thực tiễn đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dânlao động ở các nước tư bản và thuộc địa Trên cơ sở đó, Người đã rút ra kết luận cótính chất căn bản đầu tiên: “dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giốngngười: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột Mà cũng chỉ có một mối tìnhhữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản”19

Những nhận biết căn bản đó càng thôi thúc Nguyễn Tất Thành - Nguyễn ÁiQuốc quyết tâm tìm ra phương hướng giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc.Người đã chú ý khảo sát các cuộc cách mạng tư sản trên thế giới và nhận thấy:“Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnhkhông đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục côngnông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa Cách mệnh đã 4 lần rồi, mà nay công nôngPháp hẵng còn phải mưu cách mệnh lần nữa mới hòng thoát khỏi vòng áp bức.Cách mệnh An Nam nên nhớ những điều ấy”20.

Từ quá trình hoạt động thực tiễn và nghiên cứu lý luận phong phú, Nguyễn ÁiQuốc đã tìm được chân lý cứu nước đúng đắn Tháng 7/1920, Người đọc “Sơ thảolần thứ nhất luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa” của V.I.Lê-nin đăngtrên báo L’Humanité (Nhân đạo) Luận cương đã giải đáp cho Nguyễn Ái Quốcnhững băn khoăn về con đường giành độc lập, tự do cho dân tộc, trả lời câu hỏi ailà người lãnh đạo, lực lượng tham gia và mối quan hệ giữa cách mạng giải phóng ởcác nước thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc… Luận cương đã ảnhhưởng rất lớn đến sự hình thành thế giới quan cộng sản của Nguyễn Ái Quốc.Người đọc đi đọc lại nhiều lần và qua lăng kính chủ nghĩa yêu nước chân chính,Người nhận thấy trong đó con đường giải phóng đất nước khỏi ách thực dân Về

19 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr.287.

20 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr.296.

Trang 9

sau, Người kể lại: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi,sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên Ngồi một mình trongbuồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bàobị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóngchúng ta!”21 Từ đó, Người đã rút ra kết luận khoa học rằng, trong thời đại ngàynay, muốn cứu nước, giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đườngcách mạng vô sản Theo Người, để thực hiện con đường cách mạng vô sản, cần phảitiến hành cuộc cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để tiến dần từngbước “tới xã hội cộng sản”

Như vậy, vượt qua sự hạn chế của các nhà yêu nước đương thời, Hồ Chí Minhđã đến với học thuyết Mác - Lênin và lựa chọn con đường cách mạng vô sản Đó làcon đường cách mạng đúng đắn, đáp ứng đòi hỏi khách quan của xã hội Việt Nam,phù hợp với xu thế phát triển của thời đại Sự lựa chọn đúng đắn của Hồ Chí Minhđã giải quyết được sự bế tắc về đường lối cứu nước Việt Nam, mở ra hướng đi mớicho phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa; qua đó, góp phần bổ sungvà phát triển lý luận Mác - Lênin về cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đạicách mạng vô sản.

3.2.2 Cách mạng giải phóng dân tộc do Đảng Cộng sản lãnh đạo

Tiếp thu lý luận Mác - Lênin, Hồ Chí Minh cho rằng “Cách mệnh trước hếtphải có đảng cách mệnh Đảng có vững cách mệnh mới thành công ”22 Đảng đóphải được xây dựng theo nguyên tắc đảng kiểu mới của V.I.Lênin, được vũ trangbằng chủ nghĩa Mác - Lênin Nhiệm vụ lãnh đạo của Đảng Cộng sản là: Xác địnhmục tiêu của cách mạng, xây dựng đường lối cách mạng giải phóng dân tộc; thôngqua cương lĩnh, tổ chức vận động, tập hợp các lực lượng cách mạng, xây dựng Mặttrận Dân tộc thống nhất Đối với cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản phải thực

21 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 15, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr.584.

22 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr.289.

Trang 10

hiện đồng thời hai nhiệm vụ: chống đế quốc và chống phong kiến, giành độc lập dântộc, đem lại tự do và hạnh phúc cho nhân dân

Cương lĩnh Chính trị đầu tiên được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng doNguyễn Ái Quốc soạn thảo đã khẳng định: “Đảng là đội tiên phong của vô sản giaicấp”23 Điều đáng chú ý là, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, Đảng không chỉ là củariêng giai cấp công nhân, mà của toàn dân tộc Tại Đại hội lần thứ II của Đảng(tháng 02/1951), Hồ Chí Minh phân tích: “Trong giai đoạn hiện nay, quyền lợi củagiai cấp công nhân và nhân dân lao động và của dân tộc là một Chính vì Đảng Laođộng Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên phảilà Đảng của dân tộc Việt Nam”24 Năm 1961, khi nhân dân miền Bắc đang thực hiệnkế hoạch 5 năm lần thứ nhất, Hồ Chí Minh một lần nữa khẳng định: “Đảng ta làĐảng của giai cấp, đồng thời cũng là của dân tộc, không thiên tư, thiên vị”25 Đó làmột Đảng đạo đức và văn minh, được võ trang bằng lý luận Mác - Lênin; có bảnlĩnh chính trị vững vàng; đội ngũ cán bộ, đảng viên có phẩm chất đạo đức trongsáng, năng lực trí tuệ dồi dào, biết giải quyết mọi vấn đề xuất phát từ thực tiễn ViệtNam và theo kịp bước tiến của thời đại Đảng đó phải xây dựng được một Mặt trậndân tộc thống nhất rộng rãi, vững chắc, lâu dài, chân thành, đoàn kết; trong đó, lựclượng của Đảng là cả dân tộc, mọi con dân nước Việt, con Lạc cháu Hồng Đảng đócòn biết tập hợp các lực lượng cách mạng và tiến bộ trên thế giới đấu tranh chống kẻthù chung là chủ nghĩa thực dân, vì mục tiêu chung của nhân loại tiến bộ là: hòa bình,độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Thực tiễn cách mạng Việt Nam chứng minh rằng, sự lãnh đạo đúng đắn vàsáng suốt của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạngViệt Nam Đồng thời, chính trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng đã được tôiluyện, thử thách và không ngừng trưởng thành, dày dạn kinh nghiệm để ngày càng

23 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr.3.

24 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr.41.

25 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 13, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr.275.

Trang 11

xứng đáng với vai trò và sứ mệnh lãnh đạo cách mạng, xứng đáng với sự tin cậy củanhân dân; qua đó tiếp tục khẳng định “ở Việt Nam không có một lực lượng chính trịnào khác, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam có đủ bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uytín và khả năng lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách cam go để đưadân tộc đến bến bờ vinh quang, hạnh phúc”26.

3.2.3 Lực lượng tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc là đại đoàn kết

dân tộc trên nền tảng liên minh công - nông

Chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định, cách mạng là sự nghiệp của quầnchúng nhân dân Thất bại của các phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Namcuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX do một nguyên nhân hết sức quan trọng là chưa cóđường lối đúng đắn để huy động, tập hợp lực lượng đông đảo toàn dân tộc Nhậnthức đúng đắn về lực lượng cách mạng, Hồ Chí Minh khẳng định: “Cách mệnh làviệc chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai người”27, và “dân khí mạnhthì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại”28 Vì vậy, Người chủ trươngđoàn kết toàn dân, tập hợp đông đảo “sĩ, nông, công, thương đều nhất trí chống lạicường quyền”29 Hồ Chí Minh đã chủ trương phát động lực lượng là toàn dân tộc,không phân biệt giới tính, đảng phái, giai cấp, tôn giáo, dân tộc, “hễ là người ViệtNam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp cứu tổ quốc Ai có súng dùng súng, ai cógươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc Ai cũng phải rasức chống thực dân Pháp cứu nước”30.

Trong khi xác định tập hợp lực lượng rộng rãi, Người luôn nhắc nhở khôngđược quên cái cốt của nó là công - nông: “Công nông là người chủ cách mệnh công nông là gốc cách mệnh”31, còn học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ là bầu bạncách mệnh của công nông vì họ cũng bị tư bản bóc lột Người chỉ rõ: “Đảng phải

26 Nguyễn Phú Trọng , Diễn văn tại Lễ kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020)

27 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr.283.

28 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr.297.

29 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr.287.

30 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr.534.

31 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr.288.

Ngày đăng: 11/06/2024, 08:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w