Phong cách tư duy Hồ Chí Minh là một chỉnh thể phát triển lôgic, thể hiện trong cuộc sống hằng ngày của Người. Kết quả phong cách tư duy Hồ Chí Minh được biểu hiện ra bằng các luận điểm, quan điểm, tư tưởng, thông qua các bài nói, bài viết, các tác phẩm, cũng như trong hoạt động thực tiễn của Người. Từ đó, phong cách tư duy Hồ Chí Minh là những nguyên tắc, lề lối tương đối ổn định, có tính cách mạng, khoa học và mang màu sắc riêng trong cách nghĩ, được thể hiện ở các luận điểm, quan điểm, tư tưởng, lề lối làm việc và hành động thực tiễn của Người, có giá trị to lớn đối với cách mạng Việt Nam.
Trang 1PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH VÀ VẬN DỤNG TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI
MỚI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
8.1 NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
8.1.1 Phong cách tư duy
a) Quan niệm về phong cách tư duy Hồ Chí Minh
Phong cách tư duy Hồ Chí Minh là một chỉnh thể phát triển lôgic, thể hiệntrong cuộc sống hằng ngày của Người Kết quả phong cách tư duy Hồ Chí Minhđược biểu hiện ra bằng các luận điểm, quan điểm, tư tưởng, thông qua các bài nói,bài viết, các tác phẩm, cũng như trong hoạt động thực tiễn của Người Từ đó,
phong cách tư duy Hồ Chí Minh là những nguyên tắc, lề lối tương đối ổn định, có
tính cách mạng, khoa học và mang màu sắc riêng trong cách nghĩ, được thể hiện ởcác luận điểm, quan điểm, tư tưởng, lề lối làm việc và hành động thực tiễn củaNgười, có giá trị to lớn đối với cách mạng Việt Nam
Phong cách tư duy Hồ Chí Minh gồm hệ thống những nguyên tắc, được lặp
đi lặp lại, mang tính độc lập, tự chủ, sáng tạo, lý luận thống nhất với thực tiễn, cụthể và thiết thực, kiên định và linh hoạt, có đặc điểm riêng, mang giá trị sâu sắc đốivới cách mạng Việt Nam Phong cách tư duy Hồ Chí Minh hình thành trên cơ sở
kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình, quê hương và dân tộc Việt Nam Phongcách tư duy Hồ Chí Minh đề cập đến những nguyên tắc chỉ đạo quá trình tư duycủa Người Đặc điểm nổi bật trong phong cách tư duy của Người là tính độc lập, tựchủ, sáng tạo, lý luận thống nhất với thực tiễn, thiết thực và cụ thể, kiên định vàlinh hoạt Khi học tập, nghiên cứu phong cách tư duy Hồ Chí Minh cần phải phânbiệt sự khác nhau giữa tư duy Hồ Chí Minh và tư tưởng Hồ Chí Minh Tư tưởng
Hồ Chí Minh là sản phẩm, kết quả của quá trình tư duy Hồ Chí Minh, biểu hiện ởcác quan điểm, luận điểm, đồng thời thông qua tư tưởng để tìm hiểu phong cách tưduy của Người
b) Đặc trưng phong cách tư duy Hồ Chí Minh
Độc lập, tự chủ, sáng tạo Phong cách tư duy Hồ Chí Minh độc lập, tự chủ
trong suy nghĩ và hành động, trong mọi hoàn cảnh đều làm chủ bản thân, làm chủcông việc, luôn chịu trách nhiệm trước tập thể, trước nhân dân và đất nước về côngviệc của mình Đây là tư duy không lệ thuộc, không phụ thuộc, không bắt chước,theo đuôi, máy móc, đối lập với tư duy giáo điều, rập khuôn, không tính đến đặc
Trang 2điểm thực tiễn, điều kiện cụ thể, không biện chứng, phủ nhận sự phát triển và tiến
bộ Nhờ phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, Hồ Chí Minh luôn bám sátthực tiễn, hướng tầm nhìn ra thế giới, không ngừng nâng cao trình độ văn hóa, làmgiàu trí tuệ, bằng những kiến thức phong phú, sâu rộng, phát hiện ra quy luật, conđường, mục tiêu, lực lượng, phương pháp tiến hành cách mạng ở Việt Nam
Phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo của Hồ Chí Minh biểu hiện trêntất cả các nội dung trong đường lối cách mạng Việt Nam, như: Tính chủ động cáchmạng vô sản ở thuộc địa, so với cách mạng vô sản ở chính quốc; nêu cao nhiệm vụgiải phóng dân tộc, nhiệm vụ chống phong kiến được tiến hành từng bước; quy luậthình thành Đảng Cộng sản Việt Nam; cũng như xác định mục tiêu, lực lượng,phương pháp tiến hành cách mạng Tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, không cónghĩa là đóng cửa, khép kín, hay suy nghĩ thiển cận, giản đơn, chủ quan Độc lập,
tự chủ, sáng tạo trong tư duy Hồ Chí Minh là trên nền tảng cách mạng, khoa học,tiếp thu chọn lọc những tư tưởng tiến bộ phù hợp với dân tộc và điều kiện thực tếcủa đất nước
Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn Tư duy Hồ Chí Minh luôn xuất phát từ
yêu cầu của thực tiễn, hình thành những luận điểm, quan điểm, tư tưởng, giải quyếtnhững vấn đề đặt ra đối với cách mạng Việt Nam Do đó, có thể thấy phong cách
tư duy Hồ Chí Minh điển hình cho sự vận dụng phép biện chứng duy vật, lấy thựctiễn là cơ sở, điểm xuất phát, tiêu chuẩn hàng đầu của lý luận Hồ Chí Minh luônnhấn mạnh vai trò quan trọng của lý luận, cũng như việc học tập lý luận, thườngxuyên nhắc nhở cán bộ, đảng viên tích cực học tập và vận dụng sáng tạo lý luận,trên nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn Người chỉ ra những biểu hiệngiáo điều của đội ngũ cán bộ, đảng viên, đặc biệt là của đội ngũ cán bộ lãnh đạo,quản lý Hồ Chí Minh lên án việc tiếp thu lý luận theo kiểu thuộc lòng, từng câu,
từng chữ và những người mắc bệnh khinh lý luận, không thấy được vai trò của lý
luận: “Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi”1 Đúng như Lênin từngkhẳng định, không có lý luận cách mạng thì cũng không có phong trào cách mạng,
có một lý luận tiên phong dẫn đường, đảng mới có khả năng hoàn thành nhiệm vụtiên phong của mình Hồ Chí Minh khẳng định vai trò to lớn của lý luận chủ nghĩaMác - Lênin đối với cách mạng nước ta, cái “cẩm nang thần kỳ”, kim chỉ nam chomọi hành động, con đường dẫn chúng ta tới thắng lợi cuối cùng, xây dựng thànhcông chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
1 1 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nôi - 2011, tr 274.
Trang 3Người là lãnh tụ thiên tài, tiếp thu và vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩaMác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, trên tinh thần độc lập, tự chủ,sáng tạo, lý luận gắn với thực tiễn Người nắm chắc bản chất cách mạng, khoa họccủa lý luận Mác - Lênin, vận dụng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn củacách mạng Việt Nam, không rập khuôn, máy móc Theo Người tư duy xa rời thựctiễn, điều kiện lịch sử cụ thể, hay tư duy kinh viện, lý luận suông là lối tư duy xơcứng, phủ nhận sự tiến bộ và phát triển
Kế thừa và phát triển, cụ thể và thiết thực Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng
chân chính, tiêu biểu cho phong cách tư duy kế thừa và phát triển, giải quyếtđúng đắn mối quan hệ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai Người tiếp thu có chọnlọc, phát triển những yếu tố tích cực, những hạt nhân hợp lý trong truyền thốngdân tộc, tinh hoa văn hóa phương Đông và phương Tây, lý luận chủ nghĩa Mác -Lênin, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn cách mạng Việt Nam Người không saochép, máy móc, cũng không phủ định một cách giản đơn, sạch trơn, mà có sựphân tích sâu sắc tìm ra yếu tố tích cực, phê phán những yếu tố tiêu cực, thủ cựu,làm giàu thêm vốn kiến thức và hành trang của mình Với phong cách tư duy kếthừa và phát triển làm cho Hồ Chí Minh trở thành một nhà mác-xít chân chính,song cũng mang đặc điểm riêng của dân tộc, phù hợp với thực tiễn cách mạngViệt Nam
Sinh ra và lớn lên trong lòng dân tộc, chịu tác động sâu sắc phong cách tưduy của con người Việt Nam, Hồ Chí Minh là tiêu biểu của phong cách tư duy cụthể và thiết thực Đặc điểm này được thể hiện thông qua các tác phẩm, các bài viết,bài nói, những luận điểm, quan điểm, tư tưởng của Hồ Chí Minh Phong cách tưduy cụ thể và thiết thực biểu hiện ngay ở phong cách làm việc, phong cách diễnđạt, phong cách sinh hoạt của Người Trong giáo dục và rèn luyện đội ngũ cán bộ,đảng viên, Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, đảng viên của Đảng phải bằng hoạt độngthiết thực, những hành động cụ thể, góp phần giành và giữ vững nền độc lập dân tộc,nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, xây dựng đất nước giàu vàmạnh, chứ không phải tư duy chung chung, trừu tượng, xa rời điều kiện thực tiễn
Từ phong cách tư duy cụ thể và thiết thực, năm 1946, nhằm bảo vệ chính quyền nontrẻ, Người chỉ ra nhiệm vụ của cách mạng là “diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặcngoại xâm” Thi đua vì lợi ích của nhân dân và của đất nước, thi đua không chỉ lấythành tích mà quên mất lợi ích thiết thực của người dân, phải “ích nước và lợi dân”
Trang 4Kiên định và linh hoạt Kiên định và linh hoạt là đặc điểm nổi bật trong
phong cách tư duy Hồ Chí Minh, cũng là nghệ thuật chỉ đạo cách mạng, với sáchlược linh hoạt, mềm dẻo, song kiên định mục tiêu chiến lược đặt ra Phong cách tưduy kiên định và linh hoạt còn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ quá trình đấu tranhcách mạng của Hồ Chí Minh, đòi hỏi vận dụng sáng tạo, phù hợp yêu cầu với thựctiễn trong từng thời kỳ lịch sử
Kiên định con đường cách mạng vô sản, mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền vớichủ nghĩa xã hội, vai trò lãnh đạo của Đảng, biểu hiện trong bất cứ không gian, thờigian, mọi suy nghĩ, hành động của người cách mạng Tư duy năng động, linh hoạt,mềm dẻo, tùy hoàn cảnh cụ thể vận dụng những hình thức, phương pháp phù hợp vớichức trách, nhiệm vụ được giao, tìm tòi, đổi mới nội dung, phương pháp theo hướngnâng cao hiệu quả công việc Hồ Chí Minh luôn giải quyết đúng đắn mối quan hệgiữa kiên định và linh hoạt, uyển chuyển trong phương pháp, song không xa rờinguyên tắc, không cứng nhắc, rập khuôn, máy móc
Ngày 31/5/1946, trước khi sang Pari làm thượng khách của Chính phủ Pháp,Người căn dặn Cụ Huỳnh Thúc Kháng, quyền Chủ tịch nước cần phải: “Dĩ bất biếnứng vạn biến” Tư duy “Dĩ bất biến ứng vạn biến” là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữatính nguyên tắc, sự kiên định, vững chắc về mục tiêu chiến lược, đồng thời linhhoạt trong sách lược, phương pháp đấu tranh Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội,mục tiêu chiến lược là bất di bất dịch, nhưng tùy hoàn cảnh cụ thể của đất nước,tùy từng giai đoạn lịch sử, đề ra sách lược phù hợp, linh hoạt đưa cách mạng đi lên
8.1.2 Phong cách làm việc
a) Quan niệm về phong cách làm việc Hồ Chí Minh
Phong cách làm việc Hồ Chí Minh là một nội dung, bộ phận quan trọnghợp thành hệ thống chỉnh thể phong cách của Người; là một trong những di sản
vô giá mà Người để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta Phong cách làmviệc của Hồ Chí Minh bao gồm nhiều nội dung rất phong phú, được hình thành,phát triển gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng không mệt mỏi của Người.Phong cách làm việc của Người là bài học, là chuẩn mực cho việc giáo dục, rènluyện xây dựng phong cách làm việc cho các thế hệ cán bộ, đảng viên, quầnchúng hôm nay và mai sau
Phong cách làm việc của Hồ Chí Minh là lề lối, cung cách, cách thức làmviệc của người lãnh đạo mà đối tượng của sự lãnh đạo đó là cấp dưới, là quần
Trang 5chúng nhân dân Để đạt mục tiêu lãnh đạo, Hồ Chí Minh đã tác động vào quầnchúng nhân dân bằng một tác phong sâu sát, với cách thức phù hợp để phát huycao nhất vai trò của họ Cách làm việc này bắt nguồn từ sự thấm nhuần sâu sắcquan điểm về mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân lãnh tụ và quần chúng nhândân của chủ nghĩa Mác - Lênin và từ phẩm chất đạo đức cách mạng trọn đời hếtlòng phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân như tâm nguyệncủa Người.
Phong cách làm việc của Hồ Chí Minh không chỉ là triết lý hành động, màcòn là tấm gương mẫu mực để mọi người học tập, phấn đấu và noi theo bởi nhữnggiá trị lý luận, thực tiễn sâu sắc, bền vững và có sức lan tỏa vô cùng lớn
b) Đặc trưng phong cách làm việc Hồ Chí Minh
Làm việc dân chủ, khoa học Phong cách làm việc dân chủ, hay “cách làm
việc dân chủ” là đặc trưng chủ yếu, nổi bật trong phong cách làm việc của Hồ ChíMinh Sinh thời, Người luôn yêu cầu cán bộ, đảng viên trong công tác phải xâydựng, rèn luyện tác phong làm việc dân chủ Bởi theo Người, trong công tác lãnhđạo, quản lý mà thực hành được dân chủ, tôn trọng các quyết định của tập thể, biếtlắng nghe ý kiến của mọi người thì sẽ phát huy được tính tích cực, tự giác, sáng tạo
và quy tụ được sức mạnh, sự đồng tình ủng hộ của nhiều người, tạo nên sức mạnh
to lớn để giải quyết thắng lợi các nhiệm vụ
Hồ Chí Minh luôn khẳng định, trong chế độ ta “dân là chủ” và khi dân là chủthì cách lãnh đạo phải dân chủ Người cho rằng, không một người nào có thể hiểuđược mọi thứ, làm hết được mọi việc Ngay đến anh hùng, lãnh tụ cũng vậy: “Đem
so với công việc của cả loài người trong thế giới, thì những người đại anh hùng xưanay cũng chẳng qua làm tròn một bộ phận mà thôi”1 Do đó, Người yêu cầu mỗi cán
bộ phải biết cách tập hợp được tài năng, trí tuệ của nhiều người, của tập thể để phấnđấu cho mục tiêu chung Mà muốn làm được như vậy phải tạo ra được một khôngkhí dân chủ thực sự trong nội bộ Thực hành dân chủ là chìa khoá vạn năng có thểgiải quyết mọi vấn đề Người nhấn mạnh: “Dân chủ, sáng kiến, hăng hái, ba điều đórất quan hệ với nhau Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sángkiến Những sáng kiến đó được khen ngợi, thì những người đó càng thêm hăng hái
và người khác cũng học theo Và trong khi tăng thêm sáng kiến và hăng hái làmviệc, thì những khuyết điểm lặt vặt, cũng tự sửa chữa được nhiều”2
1 , 2 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr 296, 284.
Trang 6Một nét đặc sắc trong phong cách làm việc Hồ Chí Minh là làm việc có tínhkhoa học Người làm việc tận tâm, tận lực, hầu như không có thời gian nghỉ rỗi,làm việc với lòng nhiệt tình cách mạng vì nước, vì dân nhưng với cách làm việc rấtkhoa học Sự thống nhất hài hòa trong con người Hồ Chí Minh với cả tư cách củanhà cách mạng và nhà khoa học Phong cách làm việc khoa học của Hồ Chí Minhđối lập hoàn toàn và xa lạ với lề lối, cách thức làm việc mang nặng cảm tính chủquan, phất phơ, cốt cho hết ngày, không quan tâm đến chất lượng, hiệu quả côngviệc; làm việc một cách tự do, tùy tiện, được chăng hay chớ, thiếu kế hoạch; thiếungăn nắp, luộm thuộm, lề mề, chậm chạp, không coi trọng thời gian, lãng phí sứcngười sức của; làm việc thiếu tầm nhìn xa trông rộng… Những biểu hiện như thế
đã được Người chỉ ra và yêu cầu cán bộ, đảng viên phải kiên quyết khắc phục sửachữa
Làm việc kỹ lưỡng, cụ thể Phong cách làm việc kỹ lưỡng là cách làm việc
kỹ, cẩn thận, không để cho có sai sót Về vấn đề này, Hồ Chí Minh đã có nhiềugiáo huấn rất sâu sắc và chính Người là tấm gương mẫu mực cho cán bộ, đảngviên Phong cách làm việc kỹ lưỡng của Hồ Chí Minh còn là cách làm việc phảibiết xem xét trước sau, trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể Trong bài nóichuyện với cán bộ tỉnh Thanh Hóa, Người cho rằng: “Đối với công việc phải thếnào? Trước hết, phải nghĩ cho kỹ, có việc làm trước mắt thành công nhưng thất bại
về sau Có việc địa phương này làm có lợi nhưng hại cho địa phương khác Nhữngcái như thế phải tránh… Phải có kế hoạch bước đầu làm thế nào? Bước thứ hai làmthế nào? Bước thứ ba làm thế nào? Thành công thì thế nào? Nếu thất bại thì thếnào? Mỗi ngày lúc sáng dậy, tự hỏi mình ngày hôm nay phải làm gì? Tối đi ngủphải tự hỏi mình ngày hôm nay đã làm gì?”2
Đối với những vấn đề mới, phức tạp, quan trọng đặc biệt, có ảnh hưởng lớntới đời sống xã hội thì càng cần phải kỹ lưỡng Không ra quyết định khi chưa cóthông tin đầy đủ, chưa có phương án tính toán hiệu quả Tránh chủ quan, duy ý chí.Trong thư gửi hội nghị kháng chiến hành chính toàn quốc Người chỉ đạo: “Thảoluận kỹ lưỡng những vấn đề rất quan trọng như: Chỉnh đốn và kiện toàn bộ máychính quyền; sửa đổi và thống nhất cách làm việc; thiết thực thực hiện quân dânchính nhất trí; giải quyết vấn đề cán bộ; chỉnh đốn và đẩy mạnh phong trào thi đua
ái quốc”2
2 , 2 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr 68 - 69, 323
Trang 7Phong cách làm việc kỹ lưỡng của Hồ Chí Minh, đối lập với cách làm việcqua loa, sơ sài Đối với mỗi cán bộ, đảng viên, Người cũng căn dặn: “Khi chúng taphụ trách một công việc gì, bất kỳ to nhỏ, chúng ta cũng phải luôn luôn nhớ đếnviệc đó quan hệ với cách mạng, ảnh hưởng đến cách mạng Chúng ta phải đưa toàntâm toàn lực làm cho thành công, làm trọn nhiệm vụ Chỉ làm cho xong chuyện,làm qua loa, tức là có hại cho cách mạng, có hại đến nhân dân”3 Vì vậy, “Phải làmkhẩn trương, nhưng tuyệt đối tránh nóng vội, qua loa”4.
Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời về phong cách làm việc cụ thể; Người
đã có những quyết định đúng đắn đối với các vấn đề của cách mạng Việt Nam, donắm vững tình hình của đất nước mình và của thế giới Trong quá trình lãnh đạo, chỉđạo cách mạng, ngoài việc nắm bắt những thông tin qua báo chí, từ báo cáo của cácngành, các địa phương, Người luôn gần gũi với cuộc sống của nhân dân để lắngnghe những ý kiến và nguyện vọng của dân Trong 15 năm sống và làm việc tại PhủChủ tịch, Người đã hơn bảy trăm lần đi thực tế xuống các cơ sở, Người thường tranhthủ mọi cơ hội để đi thăm các địa phương, nông trường, nhà máy, xí nghiệp, trườnghọc, bệnh viện, nhà trẻ, đơn vị quân đội, cơ sở đảng, chính quyền, các tổ chức chínhtrị xã hội có những cơ sở Người đến thăm nhiều lần Bác muốn hiểu tâm tư tìnhcảm của đồng bào, đồng chí và muốn biết cuộc sống của người dân, chiến sĩ… nhưthế nào Bác thường đến thăm một cách bất ngờ không báo trước để thấy thực chấttình hình cơ sở chứ không nghe báo cáo Khi xuống cơ sở, điều Bác quan tâm đầutiên là xem nhà ăn tập thể, khu vệ sinh, nơi ở trước rồi mới ra hội trường nói chuyệnvới mọi người Đối với đồng bào ở nông thôn, Bác rất chú ý đến những ngày thánggiáp hạt và đòi hỏi các đồng chí có trách nhiệm phải nắm chắc tình hình, có sẵn biệnpháp để đề phòng Trong những chuyến đi thăm cơ sở, Người luôn lắng nghe nhữngkiến nghị của quần chúng và đề ra những sáng kiến quan trọng, những ý kiến chỉđạo sâu sắc, những gợi ý thiết thực, đòi hỏi mọi người có liên quan suy ngẫm và tìmmọi cách thực hiện cho được
Làm việc tới nơi, tới chốn Phong cách làm việc tới nơi, tới chốn là cách làm
việc chu đáo, triệt để, không bỏ dở Tư tưởng và tấm gương của Hồ Chí Minh làmột mẫu mực về “đã phụ trách việc gì, thì quyết làm cho kỳ được, cho đến nơi đếnchốn”5 Trong điều kiện Đảng cầm quyền, hoạt động lãnh đạo thường được thông
3 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr 405.
4 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 14, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr 44.
5 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr 131.
Trang 8qua nhiều khâu, nhiều tổ chức với những cơ chế làm việc đa dạng, phức tạp nên dễsinh ra cách làm việc không tới nơi, tới chốn, gây mất uy tín của Đảng, Nhà nước,làm giảm sút lòng tin của nhân dân và tạo sơ hở cho các phần tử xấu lợi dụng Đểchữa cách làm việc không tới nơi, tới chốn, bệnh hình thức, xây dựng phong cáchlàm việc thiết thực, người cán bộ lãnh đạo khi ra các quyết định, kế hoạch cần căn
cứ vào tình hình thực tế, năng lực của tổ chức, của đội ngũ cán bộ, trình độ, thóiquen, tâm lý, nguyện vọng của quần chúng nhân dân, luôn tính đến hiệu quả côngviệc, chỉ nói những điều cần thiết, chỉ hứa những điều có thể làm, điều nhất địnhlàm Đã ra nghị quyết là phải chỉ đạo làm tới nơi, tới chốn, kiểm tra ráo riết
Hồ Chí Minh phê phán những cán bộ vạch ra “Chương trình công tác thì quárộng rãi mà kém thiết thực”6 Theo Người, để vạch kế hoạch một cách thực sự khoahọc, người cán bộ “phải xét kỹ hoàn cảnh mà sắp đặt công việc cho đúng Việcchính, việc gấp thì làm trước Không nên luộm thuộm, không có kế hoạch, gặp việcnào làm việc ấy, thành thử việc nào cũng là việc chính, lộn xộn, không có ngănnắp”2 Một việc chính có thể có nhiều cách thực hiện Người yêu cầu cán bộ: Chủtrương một, biện pháp mười, quyết tâm phải hai, ba mươi Nói quyết tâm phải hai,
ba mươi, tức là sau khi đã có kế hoạch công tác phải có quyết tâm thực hiện và phảithực hiện tơi nơi, tới chốn, không được đánh trống bỏ dùi
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, đặc biệt trên cương vịtrọng trách của người đứng đầu Đảng và Nhà nước, phong cách làm việc tới nơi,tới chốn của Hồ Chí Minh đã ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao chất lượng lãnh đạo
và uy tín của Đảng, Nhà nước, đến mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân,xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân cũng như việc hoàn thiện nhân cách người cán
bộ, đảng viên và phát huy vai trò của các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể.Người là tấm gương sáng về phong cách làm việc tới nơi, tới chốn cho mọi ngườihọc tập và làm theo Người khuyên cán bộ muốn tập hợp, tuyên truyền cấp dưới, tựmình phải “miệng nói tay làm” để làm gương cho nhân dân Người phê phánnhững cán bộ “miệng thì tuyên truyền bảo người ta siêng làm, mà tự mình thì ăntrưa, ngủ trễ; bảo người ta tiết kiệm, mà tự mình thì xa xỉ, lung tung, thì tuyêntruyền một trăm năm cũng vô ích”3 Đó là những cán bộ hỏng Còn với những cán
bộ chỉ biết nói suông: “Chỉ biết nói là nói, nói giờ này qua giờ khác, ngày này quangày khác Nhưng một việc gì thiết thực cũng không làm được”, những người như
6 , 2 , 3 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr 463, 332, 126.
Trang 9thế tuy là thật thà, trung thành nhưng không có năng lực nên không thể dùng vàocông việc thực tế.
Tóm lại, phong cách làm việc Hồ Chí Minh có những đặc trưng chủ yếu là:dân chủ, khoa học, kỹ lưỡng, cụ thể, tới nơi, tới chốn Mỗi đặc trưng trên đều phảnánh một khía cạnh riêng trong việc tiến hành và giải quyết công việc của Người,song nó gắn bó chặt chẽ với nhau tạo nên một phong cách làm việc hiệu quả.Trước yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ xây dựng quân đội cách mạng,chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đòi hỏi chúng ta phải đẩy mạnh nghiêncứu, học tập và làm theo phong cách làm việc của Hồ Chí Minh
8.1.3 Phong cách diễn đạt
a) Quan niệm về phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh
Phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh là một hệ thống những lề lối, cách thức,phong thái, phong độ, phẩm cách có tính chất hệ thống ổn định thông qua hìnhtượng, phương tiện và thủ pháp, biểu cảm, được thể hiện trong hoạt động diễn đạt(nói và viết), tạo nên những giá trị, những nét riêng biệt của Hồ Chí Minh Nói
cách khác, phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh là tổng hợp những phương pháp, thủ
pháp, biện pháp, cách thức riêng, tiêu biểu, ổn định của Người được diễn đạt (quanói và viết) để truyền tải tới đối tượng xác định nhằm hướng vào độc lập dân tộc,mang lại hạnh phúc cho nhân dân
Với những cương vị khác nhau và hoạt động ở nhiều nơi khác nhau, Hồ ChíMinh dùng nhiều thể loại rất phong phú, đa dạng để nói và viết nhằm vào nhiều đốitượng trong các tầng lớp nhân dân bao gồm từ công nhân, nông dân, những ngườilao động bình thường ít học hay mù chữ đến những trí thức, bác học, văn nghệ sĩ,chính khách, những người đứng đầu Nhà nước các đảng phái, các tôn giáo Phongcách diễn đạt Hồ Chí Minh có sự kết hợp hài hòa cái dân gian và cái bác học, cái
cổ điển và cái hiện đại, giữa phong cách phương Đông và phong cách phương Tây,
từ đó tạo thành sức cuốn hút mạnh mẽ đối với người nghe, người đọc Mọi người
có thể cảm nhận thấy từ lời nói, bài viết của Hồ Chí Minh những gì rất gần gũi vớimình
b) Đặc trưng phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh
Xác định rõ chủ đề, đối tượng, mục đích, phương pháp diễn đạt Theo Hồ
Chí Minh, diễn đạt phải xác định rõ chủ đề, đối tượng, mục đích, từ đó tìm cách nói,cách viết cho đúng chủ đề, phù hợp với đối tượng để đạt được mục đích xác định
Trang 10Trong diễn đạt của mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn chú ý tới bốn vấn đề có liênquan với nhau: Nói, viết cái gì (chủ đề)? Nói, viết cho ai (đối tượng)? Nói, viết đểlàm gì (mục đích)? Nói, viết như thế nào (phương pháp)? Đây là những vấn đề cótính nguyên tắc, hướng cho việc nói và viết của mỗi người, nhất là đối với nhữngngười lãnh đạo đạt hiệu quả cao nhất Đó thực sự là Tuyên ngôn của Hồ Chí Minh
về diễn đạt Nói, viết cái gì là phải đặt rõ chủ đề Nói, viết cho ai là nhằm vào đốitượng nào Nói, viết để làm gì là xác định mục đích của nói và viết Nói, viết nhưthế nào là cách thể hiện bằng thể loại, bằng văn từ phù hợp Chủ đề, đối tượng,mục đích quyết định cách thể hiện, cách thể hiện làm cho nội dung nói và viếtđúng chủ đề, đúng đối tượng và đạt mục đích đặt ra Nếu không xác định rõ chủ đề,đối tượng, mục đích và tìm được cách thể hiện phù hợp, thì nói, viết đều ít tácdụng, có lúc trở thành vô nghĩa
Trong quá trình thực hiện diễn đạt của mỗi người, Hồ Chí Minh yêu cầu cán
bộ, đảng viên phải nói và viết nhiều vấn đề khác nhau của cách mạng Việt Nam,của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, vềnhững vấn đề mà thời đại đang đặt ra, tất cả nằm trong một chủ đề bao trùm nhất làđộc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Đó là những đại biểu của chủ nghĩa thực dân,
đế quốc đã đặt ách thống trị của chúng trên đất Việt Nam, đã gây ra những cuộcchiến tranh xâm lược tàn khốc với biết bao nhiêu tội ác man rợ ở Việt Nam cũngnhư ở các nước thuộc địa khác Đó là nhân dân các nước thuộc địa, giai cấp vô sản
và những người lao động ở “chính quốc”, những người tiến bộ và có lương tri trêntoàn thế giới Đó là nhân dân ở các nước anh em cùng chung sự nghiệp độc lập dântộc và chủ nghĩa xã hội, là những bạn bè, đồng chí khắp bốn phương trời Chủ yếunhất là nhân dân Việt Nam với nhiều giai tầng khác nhau, với các thành phần dântộc, tôn giáo, giới tính, tuổi tác, trình độ văn hóa khác nhau, số đông là công - nông
- binh
Đối với chủ nghĩa thực dân, đế quốc, mỗi người khi diễn đạt nói và viếtnhằm mục đích vạch trần và tố cáo tội ác của chúng với những chứng cứ không thểchối cãi, nhưng lý lẽ không thể bác bỏ Đối với các đối tượng ở ngoài nước, khi nói
và viết làm sao thuyết phục bằng những sự thật rõ ràng, những chân lý hiển nhiên,những lẽ phải thông thường để mọi người đồng tình ủng hộ sự nghiệp chính nghĩacủa cách mạng Việt Nam Còn đối với nhân dân Việt Nam thì: Phải đặt câu hỏi:Viết cho ai? Viết cho đại đa số: công - nông - binh Viết để làm gì? Để giáo dục,
Trang 11giải thích, cổ động, phê bình Để phục vụ quần chúng “Mình viết ra cốt là để giáodục, cổ động; nếu người xem mà không nhớ được, không hiểu được, là viết khôngđúng, nhằm không đúng mục đích”7.
Khi đã xác định rõ chủ đề, đối tượng, mục đích, người viết và nói phải tìm racách nói, cách viết phù hợp Nếu đối tượng là người phương Tây, người Pháp, phải
có cách viết, cách nói rất Pháp, rất “Tây” - sâu xa, ý nhị, hài hước, châm biếm Nếuđối tượng là người Việt, cách viết, cách nói phải giản dị, mộc mạc, nhiều khi cóvần, có đối như ca dao, tục ngữ rất quen thuộc với mọi người Cái châm biếm đốivới kẻ thù thì sâu cay không khác gì “những ngọn roi quất mạnh vào mặt chúng”.Còn cái hài hước đối với cán bộ, đảng viên thì nhẹ nhàng, nhắc nhở bằng nhữnghình ảnh quen thuộc để mọi người nhớ Sự đa dạng của các chủ đề, đối tượng vàmục đích đã dẫn đến sự phong phú của cách thể hiện Nhưng chính sự phong phúcủa cách thể hiện đã tạo thành những đặc trưng mà mọi người cần tu dưỡng rènluyện về nói và viết sao cho hiệu quả
Diễn đạt ngắn gọn, chân thật Diễn đạt ngắn gọn theo Hồ Chí Minh, có
nghĩa là viết hoặc nói phải rõ ràng, có đầu, có đuôi, có nội dung, thiết thực, thấmthía, chắc chắn Ngắn gọn trong cách nói, cách viết của Hồ Chí Minh là cô đọng,
hàm súc, ý nhiều, lời ít, không có lời thừa, chữ thừa Mỗi câu, mỗi chữ có một ý
nghĩa, có một mục đích Những bài nói, bài viết của cán bộ, đảng viên thể hiện
“một cái tối đa về ý trong một cái tối thiểu về lời” Những việc phức tạp làm saotrình bày bằng những lời lẽ ngắn gọn Chỉ với một vài từ, hoặc một vài hình ảnhngười diễn đạt có thể trình bày được những vấn đề lớn, phong phú
Hồ Chí Minh nhắc nhở, phê bình cán bộ, đảng viên về bệnh ba hoa, nói viếtvừa dài, vừa rỗng: “Nhiều anh em hay viết dài Viết dòng này qua dòng khác, trangnày qua trang khác Nhưng không có ích cho người xem Chỉ làm tốn giấy tốnmực, mất công người xem Khác nào vải băng bó mụn lở, đã thối lại dài”8 Viếtlàm gì dài dòng và rỗng tuếch như thế? Chỉ có một cách trả lời: là quyết khôngmuốn cho quần chúng xem Kết quả chỉ để cho những ai vô công rồi nghề xem vàngười xem cũng mắc phải thói xấu như người viết
Diễn đạt chân thực: Chân thật trong diễn đạt là đối lập với giả dối; giả dối
theo Hồ Chí Minh là: “Thành công ít, thì suýt ra nhiều Còn khuyết điểm thì giấu
đi, không nói đến Thành thử cấp trên không hiểu rõ tình hình mà đặt chính sách
7 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr 207.
8 , 2 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr 339, 341 - 342
Trang 12cho đúng Hoặc báo cáo chậm trễ Thành thử khi cấp trên nhận được báo cáo, thìviệc đã trễ rồi, không đối phó kịp”2 Nếu tính chân thực là đặc trưng đầu tiên trongcách nói, cách viết của Hồ Chí Minh, thì đó cũng là yêu cầu đầu tiên Người đặt ravới cán bộ đảng viên khi nói, khi viết Người thường phê phán những hiện tượngthiếu chính xác, thiếu chân thực khi nói, khi viết với quần chúng cũng như tronghoạt động của các tổ chức đảng và Nhà nước Báo cáo những tài liệu và con sốphải phân tích và chứng thực Điều gì biết thì nói biết, không biết thì nói khôngbiết Không nên nói ẩu Viết phải đúng sự thật Không được bịa ra Chưa điều tra,chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói, chớ viết
Diễn đạt dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm Muốn nói, viết được trong sáng, giản dị,
dễ hiểu, theo Hồ Chí Minh trước hết phải học cách nói của quần chúng Quầnchúng không phải chỉ là một số cá nhân riêng lẻ, mà là số đông các tầng lớp nhândân Phải thấy được cái tinh túy trong cách nói của số đông ấy để học: Đó là cáchnói giản dị, thiết thực, rõ ràng, mộc mạc và chân thực, suy nghĩ của người này đithẳng đến suy nghĩ của người khác, không màu mè lắt léo, quanh co Tục ngữ, cadao, câu vè, truyện kể là sự thể hiện tiêu biểu nhất cách nói của quần chúng đãđược đúc kết qua thực tiễn “Chúng ta muốn tuyên truyền quần chúng, phải họccách nói của quần chúng, mới nói lọt tai quần chúng”9
Hồ Chí Minh đã phân tích rất cụ thể, sinh động để chỉ ra cách diễn đạt củacán bộ làm cho người nghe không hiểu Khẩu hiệu: “khoa học hóa, dân tộc hóa, đạichúng hóa” là rất đúng, rất cần thiết Nhưng “nhiều cán bộ và đảng viên, có “hóa”
gì đâu! Vẫn cứ chứng cũ, nếp cũ Thậm chí, miệng càng hô “đại chúng hóa” màtrong lúc thực hành thì lại “tiểu chúng hóa” Phải tùy đối tượng mà dùng chữ, dùnglời cho hợp để người nghe, người đọc có thể hiểu được Hồ Chí Minh nói, có nhiềucán bộ, đảng viên đưa “thặng dư giá trị” ra “nhồi sọ” cho nông dân, “tân dân chủnghĩa” ra “nhồi sọ” các em nhi đồng, “biện chứng pháp” ra “nhồi sọ” công nhân làhoàn toàn không thích hợp Làm như vậy chỉ có hại
Tóm lại, nội dung nêu trên là những biểu hiện chủ yếu trong phong cách
diễn đạt của Hồ Chí Minh Toàn bộ các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh đềutrong sáng về ý tưởng và văn phong rất giản dị trong cách trình bày, thể hiện dễhiểu đối với người nghe, người đọc Tư tưởng Hồ Chí Minh đến với mọi ngườibằng những ngôn từ quen thuộc mà ai cũng hiểu được, dù đó là những vấn đề của
9 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr 341.