1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Xã hội học: Một số yếu tố xã hội tác động đến việc bảo tồn các giá trị truyền thống của quan họ Bắc Ninh

174 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

CHU THỊ HUYEN YEN

LUẬN ÁN TIEN SĨ XÃ HOI HOC

Hà Nội, 2017

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI |

TRUONG DAI HỌC KHOA HỌC XA HỘI VÀ NHÂN VAN

CHU THI HUYEN YEN

Chuyén nganh: XA HOI HOC

MA s6: 62310301

LUAN AN TIEN Si XA HOI HOC

NGUOI HUONG DAN KHOA HOC

1 PGS.TS Dinh Thi Van Chi

2 TS Mai Thi Kim Thanh

Hà Nội, 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

lôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu củariêng toi Các tai liệu, số liệu trích dan trong luận án làtrung thực, có nguồn gốc rõ ràng Những kết luận khoa

học của luận án chưa từng được ai công bố trong bat cứ

công trình nao.

Tác giả luận án

Chu Thị Huyền Yến

Trang 4

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến tập thể hướng dẫn

khoa học của mình: PGS.TS Dinh Thị Vân Chi và TS Mai Thị Kim Thanh — những

người đã nhiệt tình hướng dẫn và động viên tôi hoàn thành luận án.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo và các đồng nghiệp tạiKhoa Công tác xã

hội trường Dai học Lao động xã hội — nơi tôi dang công tác — đã luôn quan tâm,

chia sẻ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án.

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến gia đình mình,những người đã luôn ở bên cạnh đồng hành và tạo điều kiện hỗ trợ cho tôi về mọi

mặt trong thời gian nghiên cứu.

Cuối cùng, xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới chính quyền và người dân làng VânKhám, xã Hiên Vân, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh và bạn bè, sinh viên đã tạo nhữngđiều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu tại địa phương.

Xin trân trọng camon!

Tác gia

NCS Chu Thị Huyền Yến

Trang 5

Danh mục các hình vẽ, biêu đô, sơ đô

Chương 1: TONG QUAN NGHIÊN CỨU - e5 -s©ss©ssecs<e 9

1.1.Các nghiên cứu về mục đích của việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống 9

1.2.Các nghiên cứu về vai trò của cộng đồng trong việc bảo tồn giá trị văn hóa

truyền thống - - + 2 %+E9EE9EE9E1211211215115112112111111111111111111 1.1111 xe 14

1.3.Các nghiên cứu về vai trò của gia đình trong việc bảo tồn các giá trị văn

hóa truyền thống - 2-2 5sSx9SE2E2E12E122127171711211211211211117111 1.1 Xe 191.4.Các nghiên cứu về tác động của yếu tô kinh tế đối với việc bảo tồn giá tri

văn hóa truyền thống - + 2© +s+E2EE2EE2EEEEEEEEEEEEEE21121121121111 1111 TL 20

1.5 Các nghiên cứu về hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học trong việc bảotồn giá trị văn hóa truyền thống ¿- 2 2+©++£E+£E22E2EE2EE2EEEEEEEEerkerreee 22Tiểu kết chương Ì +- 2-52 £+E‡EE£EE9EE2EEEEEEEEEE11211111111111111 11111 c0 28

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU CỦA

51007 29

2.1 Các khái niệm CONG CỤ - - c2 13t 3211331351151 E11 Ekrrrvre 292.1.1 Khái niệm giá trị và giá trị truyền thống -2 5z=52 292.1.2 Khái niệm giá trị truyền thống của quan ho Bắc Ninh 30

2.1.3 Bao tồn giá trị truyền thống dân ca quan ho eects testes 31

2.1.4 Khái niệm yếu tố xã hội -¿- + s+Sk+EE+E+E£EEEEEEEEEEEEerkerkrree 342.2 Một số lý thuyết tiếp cận ¿- 2 22s E2E1212121211211212 2111 xe 35

2.2.1 Lý thuyết cau trúc chức năng - + 2+2 z+E++£++rx+rxerxeres 35

2.2.2 Lý thuyết nghiên cứu văn hóa của M.Weber -5-5¿ 42

Trang 6

2.2.3 Lý thuyết biến đổi, tiếp biến văn hóa trong hiện đại hóa 46

2.3 Một số quan điểm về bảo tồn giá trị văn hóa phi vật thê - 47

2.3.1 Quan điểm quốc tế về bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể 47

2.3.2 Quan điểm của Việt Nam về bảo tôn di sản văn hóa phi vật thê 40

2.4 Vài nét về địa bàn nghiên cứu 2 2 s+x+£E+2E2EE2EE2EEerxerxerkerree 52

2.5 Phương pháp nghiên CỨU - 5 (2 23332383218 3£2EE+#EE+eeE+eeeeeeeeseeseess 54

2.5.1 Phương pháp nghiên cứu định lượng 5-5-5 s+++s<++sx>++ 542.5.2 Phương pháp nghiên cứu định tính - - 5555 +5 s+s++ex+exs+ 56Tiểu kết chương 2 - 2-5252 St ESEEEEE9E12E12121571511211111111111111 11111 c0 58

Chương 3: HOAT DONG BAO TON GIA TRI TRUYEN THONG QUAN

;i98:7(en0n):0 593.1 Vài nét về quan họ Bắc Ninh o ecececccsccseeseesessesseseesesessessessesseseestssesseaees 59

3.2 Các giá trị truyền thống của quan họ Bac Ninh - 5z szs2¿ 61

3.3 Thực trạng bảo tổn giá trị truyền thống quan họ Bắc Ninh 64

TON GIA TRI TRUYEN THONG QUAN HO BAC NINH VA MOT SO

GIẢI PHAP NANG CAO HIỆU QUA CUA HOAT DONG BAO TÒN 90

4.1 Anh hưởng cua qua trình công nghiệp hóa, hiện dai hóa đến hoạt động

bảo tồn các giá trị truyền thống của quan họ Bac Ninh 914.2 Ảnh hưởng của kinh tế thị trường và những biến đổi văn hóa — xã hội đếnviệc bảo tồn các giá trị truyền thống của quan họ Bắc Ninh - 924.3 Anh hưởng của sự thay đôi về không gian và cảnh quan sinh hoạt văn hóa

đến việc bảo tồn các giá trị truyền thông của quan họ Bắc Ninh 94

4.4 Yếu tô thuộc vỀ cá nhân -¿- - + tk kEEk+kEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkerkrkrri 954.5 Yếu tố thuộc về thiết chế xã hội 55c: ccvccccxtsrrrrrrrrrrrrrrree 1074.5.1 Hoạt động của chính quyền địa phương - 2 5 s2 5+: 107

ii

Trang 7

4.5.2 Hoạt động trong gia đình - S- St *svseeseerrersrrerke 116

4.5.3 Hoat động trong nhà trường - - + s+++s£+sv+eeseeexeeeess 121

4.5.4.Hoạt động từ truyền thông đại chúng - 2-5 s52 124

4.6 Phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố xã hội đến việc bảo tồn các

giá trị truyền thống quan họ Bắc Ninh 2-2 52+ 22E2+EE+E+rxzrxerxeez 128

4.7 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc bảo tồn gia tri truyén

thống quan ho Bac Ninhe c.cccccceccssessessessessesessessessessesecsessessessessesessessesnesseaes 133

Tiểu kết chương 4 - - St St EEEÉEEEE1111111111121111E111111 11111111111 136KET LUẬN VÀ KHUYEN NGHHỊ, 2 2+SE‡EeEEeEEeEErErrrerxee 138

DANH MỤC CÔNG TRINH KHOA HỌC CUA TÁC GIẢ 146LIEN §)0/.962)9009/.90.)0015 146

TÀI LIEU THAM KHẢO ¿©2- St +E+SE+E‡EE+EEEE+EEEESEEEEEEEEESEEEESErksrervrrs 147

5100590 922 - 153

lil

Trang 8

DANH MỤC VIET TAT TRONG LUẬN ÁNCụm từ viết tắt Cụm từ viết đầy đủ

CLB Câu lạc bộ

CQ Chinh quyénCD Céng déng

DCQHBN Dan ca quan ho Bac Ninh

GD Gia dinh

Mean Diém binh quan

NT Nha trường

QHBN Quan ho Bac Ninh

TTDC Thong tin dai chung

TT Truyền thông

TW Trung ương

UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và văn hóa của Liên

hợp quốcVH Văn hóa

XHCN Xã hội chủ nghĩa

XHCNVN Xã hội chủ nghĩa Việt Nam

IV

Trang 9

DANH MỤC CAC BANG

Bảng 3.1: Mức độ thực hiện các hoạt động bảo tồn thông quan sưu tầm xuất

Bảng 3.3 : Mối liên hệ giữa đặc điểm nhân khẩu xã hội của người trả lời vớihoạt động “7ổ chức các lóp day hát quan họ do các nghệ nhân

truyền dạy tự phát” trong cộng đồng -2-c5cccccccce¿ 76

Bang 4.1 : Mối liên hệ giữa đặc điểm nhân khẩu xã hội của người trả lời với

thực hiện bảo tồn giá tri văn hóa quan họ ‹ ++-+ 101Bảng 4.2 : Hoạt động của chính quyền địa phương trong bảo tồn văn hóa quanBảng 4.3: Điểm trung bình về mức độ thực hiện hoạt động bảo tồn quan họ

trong gia đình (I€ATI) - - <1 31133 E3 EEEEEseeerreeereerereree 118Bảng 4.4 : Điểm trung bình về mức độ thực hiện các hoạt động về bảo tồn

quan họ trong nhà trường (Mean) - ‹- + +++ss+++ss++e++x 122Bảng 4.5: Mô hình hồi quy tuyến tính bội về các yếu tố tác động đến hoạt

động bảo tồn giá trị quan họ Bac Ninh 5-5252 130

DANH MỤC CÁC BIEU DO

Biểu đồ 3.1: Đánh giá của người dân về ý nghĩa của việc bảo tồn giá trị truyền

thống quan ho Bắc Ninh ¿2 sSx+E++E£EeEEeEeErEerkered 65

Biểu đồ 3.2 : Quan điểm của người dân về tô chức các hoạt động hát quan hovà tổ chức các hình thức hát quan họ - 2-2 s52 S0Biểu đồ 3.3 : Đánh giá của người dân về các giá tri quan họ cần bảo tồn 85Biểu đồ 4.1: Diém trung bình về mức độ truyền thông giá trị quan ho 125

Trang 10

MỞ DAU

1 Lý do nghiên cứu đề tài

Trong công cuộc đổi mới đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, văn hóa

được xác định là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động

lực thúc day phát triển kinh tế - xã hội Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày

9/6/2014 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu

cầu phát triển bền vững đất nước đã nhắn mạnh: xây dựng nền văn hóa và conngười Việt Nam phát triển toàn điện, hướng đến chân - thiện — mỹ, thắmnhuan tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa hoc Văn hóa thực sự trởthành nền tang tinh th an vững chắc của xã hội , là sức mạnh nội sinh quan

trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục

tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Luật DI sản văn hóa

cũng khang định: Di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng

các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hoá nhân loại, có vai

trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta Do đó,

việc coi trọng và bảo tồn, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền

thống được xem như là một chiến lược xuyên suốt trong phát triển văn hóatrong quá trình toàn cầu hóa.

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tẾ, xãhội Việt Nam đã có nhiều biến chuyển Nhiều giá trị và chuan mực xã hội đã

thay đổi trong quá trình tiếp biến văn hóa Nếu coi văn hóa là động lực và

mục tiêu phát triển của xã hội, thì việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóadân tộc luôn được xem là một định hướng va chiến lược trọng yếu đối với

các quốc gia Đối với mỗi vùng, mỗi khu vực, giá trị văn hóa không nhữngbiểu thị qua hệ thống giá trị mà còn thể hiện tiềm năng phát triển của khu vựcđó Trong địa vực văn hóa nói chung, có thé kế đến văn hóa vùng Kinh Bắc.

Lễ hội quan họ Bắc Ninh, các giá trị văn hóa quan họ Bắc Ninh đáp ứng nhu

cầu đời sống tinh thần của cộng đồng, đảm bảo nhu cầu gắn kết của cộng

đồng Đó cũng là môi trường nghệ thuật tạo cho con người những cảm xúc trở

Trang 11

về với nguồn cội Vì vậy, bảo tồn các giá trị truyền thống quan họ đồng nghĩa

với việc sáng tạo và thụ hưởng văn hóa, bảo tồn, làm giàu và phát triển nềnvăn hóa dân tộc.

Làng Vân Khám nằm ở chân dãy núi Khám Sơn là vùng đất “tứ linh”của huyện Tiên Du, làng Vân Khám thuộc xã Hiên Vân, huyện Tiên Du, tỉnhBắc Ninh, là một làng cô ghi dấu về lai lịch, công trạng của Ly Nam Dé trongsự nghiệp dựng nước và gitr nước của dân tộc ta Quá trình công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đã và đang tác động mạnh mẽ đến tỉnh Bắc Ninh và huyện Tiên

Du, làm cho các giá trị văn hóa truyền thống nói chung và quan họ nói riêngbị mai một và biến dạng, làng Vân Khám cũng không nằm ngoài quy luật đó.

Tuy nhiên, hiện nay Vân Khám vẫn cơ bản là một làng thuần nông và đặc biệthơn nơi đây vẫn lưu giữ rất nhiều những không gian sinh hoạt văn hóa truyền

thống có giá trị Nồi bật là đình làng Vân Khám, là trung tâm sinh hoạt văn

hóa tâm linh của cộng đồng, được khởi dựng từ lâu, gắn với bề dày lịch sử,

văn hiến của làng xã nơi đây và vẫn là địa điểm diễn ra các hình thức diễn

xướng văn hóa dân gian.

Lựa chọn chủ đề nghiên cứu về dân ca quan họ Bắc Ninh xuất phát từ

hai lý do cơ ban Đó là lý do thực tiễn và lý do học thuật Vé mặt thực tiễn, giátrị văn hóa của quan họ Bắc Ninh gan liền với việc được UNESCO công nhậnlà di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại Tuy nhiên, việc bảo tồn văn hóa

nói chung và giá trị văn hóa truyền thống quan họ nói riêng gặp những khókhăn, thách thức do nhiều van đề khách quan và chủ quan mang tinh thời dai,

tính toàn cầu Đó là các van đề về tài chính, về nguồn nhân lực có chuyên

môn thực hiện hoạt động bảo tồn, về các cách thức bảo tồn di sản cũng như

quan điểm về bảo lưu giữ gìn nguyên trạng cảnh quan tự nhiên, môi trường

văn hóa truyền thống đã và đang tác động mạnh đến việc bảo tồn giá trịtruyền thống của di sản Sự kết hợp đan xen giữa các yêu tố truyền thống và

hiện đại trong văn hóa là điều đang diễn ra ở mọi dân tộc, mọi thời đại Điềunày cảng trở nên rõ ràng trong bôi cảnh xã hội Việt Nam với những biên

Trang 12

chuyên từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp hóa, sự hội nhập vàgiao lưu mạnh mẽ Đó là những tác động của điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội

tác động đến nguy cơ mai một tục chơi quan họ gốc Xu hướng biến đổi quanho từ những lề lối truyền thống sang hiện đại có nhiều khó khăn từ chính

cộng đồng, chính quyên, chủ thể văn hóa và các cơ quan quản lý dan ca quanhọ Quan họ Bắc Ninh là một trong những làn điệu dân ca đã xuất hiện và lưutruyền hàng trăm đời nay Nói tới dân ca của cộng đồng dân cư Bắc Bộ khôngthể không nói tới quan họ Quan họ trong tâm thức, trong thực tiễn cuộc sống

hàng ngày, trong truyền thông đại chúng và biểu hiện rõ nét những sắc tháivăn hóa qua lễ hội Vé jý do học thuật, những phát hiện của tác giả phác hoa

một bức tranh về hoạt động bao tôn các giá trị truyền thống của quan họ Bac

Ninh với các hoạt động va cách thức cụ thể, phân tích sự tác động của một sỐ

yếu tô xã hội đối với hoạt động bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của quanhọ Bắc Ninh góp phan bổ sung nhận thức đối với các van đề nghiên cứu củaxã hội học.

Dé đảm bảo việc bao tồn những giá trị truyền thống cốt lõi của quan họBắc Ninh không cản trở sự phát triển tất yếu theo quy luật, rất cần nhận diệnvà phân tích kỹ các yếu tố tác động đến việc bảo tồn này, cần chỉ rõ mức độtác động và tính chất tác động của từng yếu tố, để có thé đề xuất các khuyến

nghị và giải pháp bảo tồn phát huy giá trị truyền thống cốt lõi của quan họBắc Ninh trong giai đoạn tới Với những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài “Mộtsố yếu tố tác động đến việc bảo tồn các giá trị truyền thống của quan họ

Bắc Ninh” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ.

2 Đóng góp mới và hạn chế của luận án

2.1 Đóng góp mới của luận an

2.1.1 Ý nghĩa lý luận

Thứ nhất, luận án vận dụng các nguyên lý cơ bản của lý thuyết cơ cauchức năng, lý thuyêt nghiên cứu văn hóa, quan điêm tiép biên văn hóa Qua

Trang 13

đó, kiểm nghiệm tính đúng đắn của lý thuyết này trong nghiên cứu tác động

của yếu tố xã hội đối với bảo tồn văn hóa tại địa bàn khảo sát.

Thứ hai, luận án vận dụng và góp phần phát triển thêm một số khái niệm

xã hội học, xã hội học văn hóa (văn hóa, biến đồi văn hóa, giá trị văn hóa, bảo

tồn văn hóa )

Thứ ba, việc thực hiện luận án còn có ý nghĩa góp phần bổ sung về nhậnthức đối với các van đề xã hội học văn hóa, đặc biệt là van dé bảo tồn các giátrị văn hóa truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

2.1.2 Ý nghĩa thực tiễn

Thứ nhất, luận án cung cấp những bằng chứng lý thuyết và thực nghiệm

cho việc xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạtđộng bảo tồn giá trị văn hóa phi vật thê trong giai đoạn hiện nay.

Thứ hai, kết quả nghiên cứu của luận án tạo cơ sở gắn kết giữa một số

thiết chế xã hội (gia đình, nhà trường, cộng đông ) nhằm thực thi một cách

thống nhất và hiệu quả trong việc thực hiện hoạt động bảo tồn văn hóa nói

chung và di sản văn hóa quan họ nói riêng.

Thứ ba, những khuyến nghị và giải pháp trong luận án có thể áp dụng

vào thực tiễn, từ đó góp phan nâng cao hiệu quả hoạt động bảo ton giá trị văn

hóa tại địa bàn khảo sát và những nơi có hoàn cảnh tương tự.2.2 Hạn chế của luận án

Phạm vi khảo sát của luận án chỉ thực hiện tại một làng Vân Khám nên

kết quả thu được chưa thực sự thuyết phục và có tính đại diện cao Điều này

sẽ được tác giả khắc phục trong các hướng nghiên cứu tiếp theo.

3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu3.1.Muc dich nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng hoạt động bảo tồn giá tri văn hóa truyền thống quan

họ Bắc Ninh; Phân tích các nhân tố xã hội tác động đến hoạt động bảo tồn giá

trị văn hóa truyên thong quan ho Bac Ninh; Trên cơ sở đó, luận án đê xuat

Trang 14

một số giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động bảotồn giá trị văn hóa truyền thống của quan họ Bắc Ninh.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề thực hiện mục đích nghiên cứu đã nêu, đề tài có các nhiệm vụ

nghiên cứu chủ yếu sau đây: Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước vànước ngoài có liên quan đến dé tài Làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và phương

pháp nghiên cứu các yếu tố xã hội tác động đến bảo tồn các giá trị truyềnthống của quan họ Bắc Ninh Làm rõ các giá trị truyền thống của quan họ Bắc

Ninh Mô tả thực trạng các hoạt động bao tồn di sản văn hóa quan họ BắcNinh.Phan tích những yếu tố xã hội tác động đến việc thực hiện hoạt độngbảo tồn Đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả

của hoạt động bảo tồn giá trị truyền thống quan họ Bắc Ninh.

4 Đối tượng, khách thé và phạm vi nghiên cứu của luận án4.1.Đối tượng nghiên cứu

Thực trạng bảo tồn các giá trị truyền thống của quan họ Bắc Ninh vàmột số yếu tô xã hội tác động đến việc bảo tồn các gia tri truyén théng cua

quan ho Bac Ninh.

4.2 Khách thé nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu của luận án này là những người dân đại diện cho

cộng đồng tham gia hoạt động bảo tồn giá tri quan họ Bắc Ninh Cụ thé lànhững người dân tại địa phương, những nghệ nhân hát quan họ và cán bộ làm

công tác liên quan đến văn hóa — xã hội, các cán bộ lãnh đạo cấp cơ so tại dia

bàn khảo sát.

4.3 Pham vi nghiên cứu

Pham vi về không gian: nghiên cứu trường hợp tại làng Vân Kham, xãHiên Vân, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

Phạm vi về thời gian: Từ 2012 đến 2017

Pham vi van dé nghiên cứu: Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu ởviệc mô tả thực trạng một sô yêu tô xã hội tác động đên việc bảo tôn các giá

Trang 15

trị truyền thống của quan họ Bắc Ninh (trường hợp tại làng Vân Khám, xã

Vân Hiên, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) Cụ thé, đề tài tiến hành nghiên cứu

các nội dung cơ bản:

1.Nghiên cứu thực trạng hoạt động bảo tôn giá trị truyền thống của quanhọ Bắc Ninh thông qua mục đích bảo tồn, các nội dung bảo tồn và phương

thức thực hiện bao ton.

2 Nghiên cứu các yếu tố xã hội tác động đến việc bảo ton giá trị truyềnthống của quan ho Bắc Ninh thông qua: các nhóm nhân tổ thuộc về cá nhânvà các nhóm nhân tổ thuộc về thiết chế xã hội.

5 Cau hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Hoạt động bảo tồn giá trị truyền thông quan họ Bắc Ninh diễn

ra như thế nào?

Câu hỏi 2: Các yêu tốnào tác động đến hoạt động bảo tồn giá trị truyềnthống quan họ Bắc Ninh?

Câu hỏi 3: Cần làm gì để nâng cao hiệu quả hoạt động bảo tồn các giá trị

truyền thống của quan họ Bắc Ninh?6 Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết 1: Hoạt động bảo tồn giá trị truyền thống quan họ Bắc Ninhđược thê hiện qua mục đích, nội dung và cách thức bảo ton Cong đồng CÓ su

nhất quán trong nhận thức và hành vi về mục đích của bảo tồn Nội dung bảo

tồn hướng đến bảo tồn cảnh quan tự nhiên và bảo tồn âm nhạc Cách thức bảotồn thực hiện đa dạng.

Giả thuyết 2: Các yếu tô thuộc về cá nhân và những yếu tố thuộc về cấu

trúc là những nhân tô tác động đến hoạt động bảo tồn giá trị truyền thốngquan họ Bắc Ninh.Mức độ tác động của các yếu tố xã hội đối với hoạt độngbảo tồn là khác nhau Yếu tô tác động mạnh nhất là các hoạt động trong nhà

trường và các hoạt động trong gia đình.

Trang 16

7 Khung phân tích

CÁC YEU TO TÁC DONG

* Các yếu tố thuộc về các nhân

- Sở thích- Giới tính

- Độ tudi

- Trình độ học van- Mức sống

- Truyền thông

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa,

toàn cầu hóa

QUAN HỌ

Biên sô độc lập là: Các yêu tô thuộc vê cá nhân (sở thích, giới tính,

trình độ học van, độ tuổi, mức sống, nghề nghiệp ) Các yêu tô thuộc về thiếtchế xã hội ( gia đình, nhà trường, chính quyền, truyền thông )

Biến số phụ thuộc là: Hoạt động bảo tồn

8 Ket cầu của luận án

Ngoài phần mở đầu giới thiệu lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu, mục

đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn củaluận án, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương:

Chương I Phân tích một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nướcvê những khía cạnh liên quan đên bảo tôn các giá tri van hóa.

Trang 17

Chương 2Phân tích những khái niệm làm việc, luận điểm lý thuyết xã

hội học được sử dụng trong luận án, phân tích cơ sở thực tiễn của luận án.

Đây là cơ sở lý luận, thực tiễn nền tảng, giúp tác giả xây dựng khung phântích và thiết kế nghiên cứu.

Chương 3 Thực trạng hoạt động bảo tồn giá trị truyền thống quan ho

Bắc Ninh thông qua mục đích bảo tồn, nội dung bảo tồn và cách thức thựchiện hoạt động bảo tồn.

Chương 4 Một số yêu tô cơ bản tác động đến bảo tồn các giá trị truyền

thống quan họ Bắc Ninh và một sốgiải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việcbảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của quan họ Bắc Ninh.

Trang 18

Chương 1: TONG QUAN NGHIÊN CỨU

Tài liệu liên quan đến dé tai bảo tổn giá trị văn hóa truyền thống kháphong phú và da dang Đó là các nguôn tài liệu bao gồm: báo cáo khoa học,

sách, bài viết, luận văn của các tác giả trong và ngoài nước Vấn đề bảo tồngiá trị văn hóa được các tác giả khai thác dưới nhiều giác độ khác nhau như:xã hội học, văn hóa học, lịch sử, dân tộc học Trên cơ sở khai thác một số

khía cạnh của các nguồn tài liệu liên quan đến đề tài, tác giả đã phần nào hiểutong quan được những gì các tác giả đi trước đã làm được, những gì chưa làmđược cần bổ sung thêm Đó là cơ sở tiền đề cơ bản dé tác giả triển khai đề tài

nghiên cứu của mình.

Dưới đây là những khía cạnh chính được các tác giả đi trước nghiên

cứu có liên quan đến dé tài luận án “Một số yếu tố xã hội tác động đến bảo

ton giá trị truyền thong quan ho Bac Ninh”.

1.1 Các nghiên cứu về mục đích của việc bao tồn giá trị văn hóatruyền thống

Theo Gregory J.Ashworth, quan điểm bảo tồn giá trị văn hóa truyền

thống được phát triển đầu tiên từ những năm 50 của thế kỷ XIX Những sảnphẩm của quá khứ, nên được bảo tồn dé tránh tình trạng thé hệ hiện tại làm

méo mó, biến dang di sản Không những thế, những tác động của ngày homnay sẽ tạo nên những tầng lớp văn hóa khác không trùng nghĩa với lớp vănhóa mà thế hệ trước chuyên giao cho thế hệ sau, vì thế có thể làm cho thế hệ

sau nữa không thể truy nguyên được những giá trị của di sản đang tôn tại.

Hiện nay,nhiều nhà khoa học nghiên cứu về xã hội và văn hóa đều đặt hoạt

động bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa.

John Kleinen trong cuốn “ Đối mặt với tương lai, hôi sinh quá khứ; một

nghiên cứu về sự biến đổi xã hội ở một làng Bắc Việt Nam” (2007) bằngphương pháp điền dã dân tộc học đã cho thấy: giá trị truyền thống văn hóa

Trang 19

được bảo tồn giỗng như một cơ chế ứng phó của cộng đồng trước những biếnđộng của quá trình toàn cầu hóa [30] Qua nghiên cứu về “Quản lý các hình

thức sinh hoạt quan họ ở Bắc Ninh trong đời sống xã hội hiện đạ (2011), tắcgiả Hà Chí Cường nhẫn mạnh đến thực trạng đời sống di sản văn hóa phi vật

thê băng, đồng thời chỉ ra những khó khăn, thách thức mới trong xã hội đang

diễn ra quá trình toàn cầu hóa [13, tr.82] Các tác giả Trần Đình Hượu, PhanNgọc (1995), Trần Lâm Bién - Trịnh Sinh (2010), Trần Quốc Vượng (2010)

đã cung cấp những đánh giá sâu sắc về giá trị to lớn của các khía cạnh lịch sử,

tư tưởng, xã hội, mỹ thuật của hệ thống di sản văn hóa của dân tộc Qua đó,khăng định sự cấp thiết cần bảo tồn những giá trị này với sự chung tay của cảxã hội [26], [41, tr.45] Trong đó Nguyễn Chí Bén (2010) khi nghiên cứu về“Bdotôn, phát huy gid trị di sản văn hóa vật thé Thang Long — Hà Noi” đãnhắn mạnh đến việc tôn trọng tính nguyên gốc của giá tri văn hóa [3, tr.54].

Tô Duy Hợp (1998), Trịnh Duy Luân (2008) đặc biệt chú trọng các tác

động của nhiều yếu tố kinh tế, chính trị xã hội đến biến đổi văn hóa của cộngđồng dân cư [27, tr.25], [35, tr.464] Trần Đức Ngôn (2006) trong “Van hóatruyền thong ngoại thành Hà Nội dưới tác động của kinh tế thị trường” trên

cơ sở khảo sát về thực trạng biến đổi văn hóa vật thé và phi vật thé đã dé xuấtđưa ra những biện pháp bảo tồn văn hóa truyền thong ở một số khu vực đangtrong quá trình đô thị hóa [43, tr 24-29].Tác giả mô tả khá chỉ tiết thực trạnglĩnh vực văn hóa phi vật thể: do hoàn cảnh sống thay đôi, sự du nhập các văn

hóa nước ngoài và lực lượng lớp trẻ ngày càng xa dần phong tục xưa nên

những loại hình văn hóa truyền thong dan bi mai một Chính vi vay, Phan

Hồng Giang (2007) cho rang, các nhà quản lý phải vào cuộc kip thời dé gingiữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đó, với mục tiêu “bảo tồn

và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể”.

Dựa trên những hiểu biết của mình vềkhái niệm văn hóa, OscarSalemink (2007) trong “Báo ton và phát huy di sản văn hóa phi vật thé ở Việt

10

Trang 20

Nam” đã đưa vào bài viết cum từ “tạo đựng nên truyền thống” (constructionof tradition) với ý nghĩa là truyền thống và văn hóa được liên tục tái tạo trongmột hoàn cảnh luôn thay đổi Nói cách khác, không có một truyền thống banđâu, cô định dang dan dan bị thay thế bởi một nền văn hóa toàn cau Tác giacho biết, một số nghiên cứu phê phán đối với vai trò của “văn hóa ngoại

quốc” và sự truyền bá của nó qua phương tiện truyền thông đại chúng hiện đạicũng như vai trò của du lịch quốc tế như là những yếu tố phá hủy các nền vănhóa truyền thống Nhưng theo tác giả, quá trình này sẽ dẫn đến một sự tái tạo

các nên văn hóa Lập luận của tác giả là cách tiếp cận đặt cơ sở trên một kháiniệm về văn hóa, đối với việc bảo tồn di sản không thể phủ nhận việc chútrọng ghi chép lại những hình thức văn hóa và tri thức địa phương.

Tuy nhiên việc bảo tồn như vậy không đảm bảo được rang di sản văn

hóa sẽ được bảo tồn như là một văn hóa sống Văn hóa của một tộc người

được tái tạo, trong sự tương tác với môi trường luôn thay đôi Do đó, bất cứnỗ lực nghiêm túc nào nhằm bảo tồn và tăng cường sinh lực cho văn hóa cũngcần được hướng đến các nhóm xã hội ở đó, vì họ là các tác nhân của văn hóa.Trong phần kết luận, tác giả một lần nữa lại tái khăng định “không phải chỉ

văn hóa mới là chủ yếu mà chính là những người sống trong văn hóa đó.Không thé nào tôn trọng văn hóa mà không tôn trọng những con người đang

chuyên tải văn hóa.”.

Theo Rober Holton (2000), dòng chảy giao thoa văn hóa toan cầu nay sẽ

dẫn đến kết quả xuất hiện những quan điểm về bảo tồn văn hóa dưới tác độngcủa toàn cầu hóa [67, tr 283 -322] Giddens A (1991) nhấn mạnh một trong

những khía cạnh đáng chú ý nhất của toàn cầu hóa là sự đánh giá lại về khu vực/

địa phương, làm cơ sở cho sự tương tác xã hội và trọng tâm cho cả bản sắc chính

trị và văn hóa [63, tr.22] Vì vậy việc bảo tồn những giá trị truyền thống (trongđó có văn hóa phi vật thể) sẽ tái dựng lại và diễn giải lại bản sắc văn hóa dân tộc,

chống lại những hình thức đồng nhất hóa của toàn cầu [31, tr.321].

11

Trang 21

Hầu hết các tác giả đều khăng định tác động của toàn cầu hóa có thểđược coi là một tác nhân tích cực trong việc đây mạnh nội dung văn hóa vàvai trò xã hội của văn hóa phi vật thể Nhu cầu bảo tồn truyền thống và nhucầu toàn cầu hóa văn hóa và xã hội có thé cùng tổn tại [31, tr.322] Trên cơ sở

đó, người nghiên cứu văn hóa đã đề cao tính tất yêu của quy luật bảo tôn, làmgiàu phát huy văn hóa truyền thống trong đổi mới và hội nhập Không ai

không thấy tính phức tạp và phạm vi rộng lớn của quá trình hội nhập văn hóa

hiện nay trong bối cảnh toàn cầu hóa Tuy nhiên, nếu kiên trì định hướng, một

mặt, bảo tồn, làm giàu và phát huy văn hóa truyền thống, mặt khác, chủ độnggiao lưu văn hóa thì nền văn hóa trong tương lai sẽ vừa mang tính dân tộc lạivừa mang tính hiện đại.

Về hình thức, “việc bảo tồn truyền thống và tiếp thu cái mới từ bênngoài tưởng như hai định đề trái ngược nhau, nhưng trên thực tế thì chúng là

hai mặt của một thực thể thống nhất, chúng tạo ra động năng cho sự phát triển

bản thân văn hóa và xã hội” [31, tr.256] Từ hai van dé phân tích ở trên tác giảđưa ra kết luận “đổi mới và hội nhập đã và đang tạo ra những cơ hội cũng nhưthách thức đối với việc bảo tồn làm giàu và phát huy các giá trị văn hóa

truyền thống và hội nhập quốc tế” [31, tr.256] Từ quy luật biến đi, phát triểnvăn hóa là từ truyền thống - tiếp biến (acculturation) — đổi mới (innovation) —quay về truyền thống Trong chuỗi các điểm nút của nac thang tiến hóa, biếnđổi và phát triển này, thì tiếp biến, tức là giao lưu ảnh hưởng đóng vai trò

quan trọng hàng dau Bởi vì truyền thống rất khó đổi mới nếu như không

thông qua môi trường tiếp biến, giao lưu, hội nhập Cho nên, môi trường bao

lưu, hội nhập luôn tạo ra những cơ hội tốt cho quá trình biến đổi và phát triểnvăn hóa dân tộc” [31, tr.257].

Tác giả Vương Toàn (2011) trong “Bảo ton, phát huy bản sắc văn hóadân tộc phục vụ phát triển bên vững ” cho rằng nguy cơ và thách thức lớn củagiao lưu hội nhập văn hóa là sẽ làm thui chột, phai nhạt bản sắc văn hóa dân

12

Trang 22

tộc dẫn đến sự đồng hóa và sẽ làm nguồn nội lực cho sự phát triển của đấtnước mat đi sức sống Tiếp thu bên ngoài là tất yêu nhưng phải khang địnhvai trò của chủ thể văn hóa trong bảo tồn và phát triển, tăng cường các cáchthức bảo tồn văn hóa trong phát triển: tính mở và tính vận động, sự đa dangkhông chỉ theo tộc người mà đa dang vùng, miền.

Một số nghiên cứu nhấn mạnh trong quá trình toàn cầu hóa có thé dẫn

đến sự thay đổi về cơ cấu nghề nghiệp Điều này tạo nên sự thay đổi khônggian và cảnh quan của những nơi lưu giữ văn hóa phi vật thể, mà phần lớn nơi

đó thường là nông thôn Nguyễn Thị Phương Châm (2009) trong nghiên cứu

về “Biến đổi văn hóa ở làng quê hiện nay” đã cho thấy, vẫn đề phục hồi và

bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống cần đặt trong bối cảnh của làng quê hiệnđại nhưng có không gian văn hoá truyền thống [6, tr.13].Vi thế không thể bảoton theo kiểu “đóng cứng”, mà phải bảo tồn sinh hoạt văn hoá đó trong sự vậnđộng của xã hội Trường Lưu (2003) khi viết “ Toàn cẩu hóa và van dé bảo tôn

văn hóa dân tộc ” đã khang định chiến lược bảo tồn như vậy nhằm khang định

sức mạnh nội sinh để đứng vững trước thử thách của toàn cầu hóa [37, tr.13].

Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức, Hồ Sỹ Quý (2001) khi “Zimhiểu giá trị văn hóa truyền thong trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại

hóa ”, đã phân tích những nét cơ bản về giá trị truyền thống qua mối quan hệ

giữa giá trị văn hóa và giá trị phát triển Qua đó việc bảo tồn giá trị truyềnthống được nhắn mạnh như những động lực nội sinh, tạo nên tảng cơ bản déxã hội phát triển bền vững [37, tr.53].

Ronald Inghart và Waye E.Baker (2000) trong nghiên cứu của mình

cũng đã nhắn mạnh đến yếu tố bảo tồn cần có sự gắn kết giữa giá trị văn hóa

truyền thống với quá trình phát triển xã hội Các tác giả khăng định côngnghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ dẫn đến sự biến đổi văn hóa ở các xã hội vànhững giá trị truyền thống sẽ thay thế băng những giá trị văn hóa hiện đại và

hai là những giá trị văn hóa truyền thống có ảnh hưởng lâu dài đến hình thànhxã hội mới bat chấp sự biến đôi của kinh tế và hệ thống chính trị [71].

13

Trang 23

Nhìn chung, những nghiên cứu dé cập đến tinh tat yếu của việc bảo tongiá trị văn hóa truyền thong trong quá trình toàn cầu hóa déu đã mô tả tương

đối khái quát những thách thức và khó khăn của việc thực hiện hoạt động bảoton trong bối cảnh và xu thé của quá trình toàn cẩu hóa Lập luận của các tác

giả chủ yếu được tiếp cận dưới góc độ nhân học và văn hóa học Vi vậy, việcthiếu cơ sở lý thuyết xã hội hoc đã khiến cho những phân tích tiếp cận theo

hướng này còn tản mạn, chưa mang tính hệ thống Mặt khác, các đữ liệu thực

nghiệm hau như chưa có trong những phân tích của các tác giả di trước, điều

đó khiến cho những lập luận còn thiếu tính sát thực Đây sẽ là những điều canthiết giúp tác giả làm rõ hơn trong luận án của mình.

1.2 Các nghiên cứu về vai trò của cộng đồng trong việc bảo tồn giá trịvăn hóa truyền thống

Các giá trị văn hóa nói chung và giá trị văn hóa truyền thống nói riêng sẽthiếu sự trường tồn, nếu tâm thế của người dân, của cộng đồng không sẵnsàng chấp nhận và phát huy bảo vệ các giá trị Ngoài những mặt giá trị phố

quát (lịch sử, văn hóa và khoa học), các giá trị văn hóa truyền thong duoc

nhìn nhận như một loại “tai sản đặc biệt” Loại tai sản mà giá tri không thể táisinh, không thê thay thế Loại tài sản có tiềm năng khai thác không bao giờcạn kiệt, khai thác nhiều lần, khai thác qua nhiều thế hệ kế tiếp.

Tác giả Nguyễn Bá Hoe cho rằng: Trong suốt chiều dai lich sử, ngườilao động gan chặt với đời sống làng xã và văn minh nông nghiệp dé sinh tồn.

Do đó chính họ là người sáng tạo, nuôi dưỡng, gìn giữ, vừa là người trao

truyền những giá trị văn hóa cho thế hệ sau [35, tr.250].

Từ Thị Loan khẳng định, hiện nay, trong thái độ đối với bảo tồn gia tri

văn hóa truyền thống đang tồn tại hai khuynh hướng trái ngược nhau: (1)

Khuynh hướng thiên về bảo tồn là “giữ lại nguyên dang, không dé nó mat đi”,đưa tới nỗ lực bảo lưu càng nhiều càng tốt những gì thuộc về quá khứ, cógăng “giữ nguyên hiện trạng”, tránh thay đổi lai tạp (2) Khuynh hướng thiên

14

Trang 24

về phát huy, chủ trương dé cho hiện tượng văn hóa tự thân phát triển trong

môi trường mới, dẫn đến sự cải biên, hiện đại hóa quá mức, xa rời cái gốc, cái

nguyên bản Tác giả của nghiên cứu này cho rằng cả hai cách hiểu này đều rơivào tình trạng cực đoan Vì vậy, sự dung hòa sự hợp lý và đúng mức giữa

những các khuynh hướng khác nhau là cơ sở bền vững cho hoạt động bảo tồn

giá trị văn hóa truyền thống [35, tr.380].

Nhà văn hóa Ngô Đức Thịnh (2007), khi nghiên cứu “Về các hiện tượng

văn hóa phi vật thể đã phát hiện một nghịch lý là nhiều hiện tượng văn hóa,

nhất là văn hóa phi vật thể vốn là của nhân dân sáng tạo ra nhưng hiện nay lạitrở nên “xa lạ” với nhân dân, bởi những giá trị chỉ tìm thấy trên sách vở củacác nhà nghiên cứu Do đó, để bảo tồn chúng người ta phải đưa các hiệntượng văn hóa đó trở lại với đời sống thực tại của xã hội đương đại “Hiện

tượng phục hồi các loại hình dân ca cô truyền cũng đang được thực hiện theohướng phổ cập trở lại cho quan chúng nhân dân, nhất là đối với thé hệ trẻ”[50, tr 45] Ngoài ra, ý /hức cộng dong có vai trò rất lớn tác động đến việcbảo tồn giá trị văn hóa truyền thống.

Đỗ Thị Thủy (2004) khi phân tích vai trò của các di tích đối với lễ hôiLim trong “Hội Lim truyền thong và hiện dai” đã nhẫn mạnh đến tính lich sửcủa cộng đồng hình thành giá trị, qua đó làm nổi bật vai trò của các làng xãtrong tô chức các lễ hội Nguyễn Bá Hoe cho rang trong tổ chức phải quántriệt quan điểm xã hội hóa, để mọi người trong cộng đồng được tham gia vào

các lĩnh vực trong hoạt động văn hóa và chịu trách nhiệm trước nhà nước về

chất lượng thé hiện của mình [24 tr.256].

Các tác giả đã phân tích các biểu hiện văn hóa có mối quan hệ hữu cơvới ba thiết chế cơ bản đó là gia đình, cộng đồng và nhà nước Có thé nói,

giác độ quan trọng nhất trong quá trình bảo tồn văn hóa nói chung và văn hóaphi vật thé nói riêng là yếu tổ cộng đồng Lang xã là địa điểm và không gianvăn hóa truyền thông — nơi di sản văn hóa phi vật thé đã được sáng tạo, không

15

Trang 25

gian này cũng là nơi hội tụ nhiều loại hình di sản văn hóa phong phú và đadạng Như vậy, làng xã cần được nhận thức là “trụ cột” quan trọng nhất làmnên bản sắc dân tộc và việc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể sẽ được triểnkhai chủ yếu ở cấp độ làng xã, mà vai trò chính sẽ thuộc về chính cộng đồng

cư dan địa phương [6, tr.464].

Một số nghiên cứu khác đề cập đến vai trò của cộng đồng trong quá trìnhbảo tồn di sản văn hóa phi vật thê đề cập đến nhiều chủ thể của cộng đồng,trong đó có người dân [6], các nghệ sỹ - người biéu diễn [29], các nghệ nhân.

Quan điểm này nhắn mạnh chủ thé của các di sản văn hóa phi vật thé là ngườidân và vì vậy, để bảo tồn và phát huy tốt các giá trị văn hóa trong xã hộiđương đại cần tạo hành lang pháp lý, cũng như khơi gợi tính chất cho mộtcộng đồng tự quản [6, tr.465] Nghiên cứu nay cũng cho biết thêm dé cộng

đồng có tâm thế tự quản tốt thì trước hết người dân địa phương phải namvững vốn văn hóa dân tộc đang kế thừa và đặc biệt là phải nhận biết nhữnggiá trị văn hóa tiêu biểu cần được bảo vệ và phát huy Điều này đòi hỏi sự nỗlực của thai độ, ý thức người dân về các giá trị văn hóa phi vật thé.

Tác giả Lưu Trần Tiêu (2007) trình bay quan điểm Bảo tồn và phát huycác giá trị văn hóa phi vật thé, trong “Bảo tôn và phát huy di sản văn hóa phivật thể ở Việt Nam” cho rằng những tài sản văn hóa đều hàm chứa những giátrị văn hóa lớn lao thé hiện bản sắc văn hóa mỗi dân tộc Văn hóa phi vật théđược lưu truyền bằng trí nhớ và truyền miệng Sự truyền nghề phụ thuộc vàonghệ nhân, nghệ sĩ dân gian thông qua tô chức hoạt động văn hóa truyền

thống trong đời sống xã hội Như vậy, đối tượng bảo tồn là chính con người,

nghệ nhân, nghệ si dân gian Tác giả Nguyễn Quốc Hùng trên cơ sở khang

định vai trò quan trọng của cộng đồng trong quá trình bảo tồn giá trị văn hóa

truyền thống, một số nghiên cứu khác có đề cập đến việc bảo tồn giá trị từchính các thành t6 trong hệ thong văn hóa, trong đó đặc biệt chú ý đến việc bảotồn hoạt động của nhóm xã hội là đội ngũ những người nghệ nhân [25, tr.282].

16

Trang 26

Tác giả Nguyễn Xuân Kính (2007) khi viết về nghệ nhân dân gian trong“Bao ton và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam đề cập đếnnhững điểm chung về nghệ nhân dân gian: Người sáng tạo, lưu giữ, traotruyền và hưởng thụ văn hóa dân gian là dân chúng Nghệ nhân là nhữngngười ưu tú nổi trội trong cộng đồng ở địa phương khác nhau, thời gian khác

nhau và dù được lưu tên tuôi hay không thì họ đều có những điểm chung sau:là người có năng khiếu Có sự tiếp nỗi giữa các thế hệ trong một gia đình,dòng họ, có lòng say mê nghề nghiệp, có lương tâm nghề nghiệp, có pham

chất tốt được cộng đồng mến phục, tin yêu Chính vì giá trị của nghệ nhân, tácgiả cho rằng việc tôn vinh và chính sách đãi ngộ đối với họ là rất cần thiết

Tác giả Nguyễn Bá Hoe cũng khang định nghệ nhân vừa là chủ thể vớitư cách sáng tạo các giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời là người trình

diễn, người giảng dạy, người chuyển giao và bảo vệ di sản văn hóa phi vật

thé Voi tam quan trọng như vậy, những nghiên cứu nay dé cập đến việc huy

động đội ngũ các nghệ nhân tham gia một cách tự giác trong các hoạt động

sinh hoạt giao lưu, phố biến giá trị văn hóa Tuy nhiên, việc tham gia củanhóm xã hội này cũng cần có những lợi ích nhất định liên quan đến cơ hội vậtchất và tinh thần Xác định công lao, thành quả của các nghệ nhân, đề cao tônvinh họ [24, tr.251] Cách tiếp cận này nhắn mạnh đến không gian diễn xướngvà các hình thức sinh hoạt phù hợp Theo đó, tạo nên sự gắn kết giữa các théhệ và các nhóm xã hội trong cộng đồng [25, tr.27 1].

Dé cập đến vai trò của cộng đồng và ý thức cá nhân trong việc bảo tồn

các giá trị văn hóa truyền thống, tác giả Trần Thị Minh Duyên đã chỉ ra thực

trạng văn hóa phi vật thể đang bị thương mại hóa trong xã hội đương đại Một

số tô chức/ cá nhân tự do tổ chức các chương trình giao lưu nghệ thuật thiếusự giám sát, quản lý của các cơ quan quản lý văn hóa làm xói mòn tính thâm

mỹ của văn hóa truyền thông Các tổ, nhóm quan họ được hình thành tự phát

từ nhiều dạng khác nhau, nơi thì dựa vào tap thể, nơi thì do cá nhân Một số

17

Trang 27

người tự đứng ra tô chức những gánh hát rong phục vụ nhu cầu của khách để

kiếm tiền Những cá nhân này thường hát cả ở quán bar, nhà hàng, khách sạn[17, tr.162] Việc biểu diễn như vậy làm hạn chế không gian nghệ thuật và

giảm cảm xúc thị hiéu âm nhạc Những luận điểm này cho thấy, sự tự do

trong tô chức và thụ hưởng giá trị văn hóa truyền thống vừa tạo nên tính lan

tỏa nhưng cũng có thé làm hạn chế tinh nghệ thuật của loại hình văn hóa này.Một số nghiên cứu cho thấy, mong muốn và kỳ vọng của lãnh đạo địa

phương khi tổ chức phục dung/ nâng cấp lễ hội truyền thống có ảnh hưởng

đến hoạt động bảo ton Cong đồng thực sự trở thành chủ thể [31, tr.799 —

803], thử nghiệm và chấp nhận cùng một lúc nhiều mô hình bảo tồn với mục

đích cao nhất là làm thế nào di sản văn hóa sống được trong lòng cộng đồngvà nó trở thành vốn văn hóa, vốn kinh tế của cộng đồng[29].

Tác giả Lương Hồng Quang cho rằng, đi sản chỉ có thể sống được khi mà

cộng đồng muốn, và nêu cộng đồng muốn thì không gian văn hóa còn Còn nếu

cộng đồng không muốn thì cũng khó có thé làm gì đó dé giữ gìn Thực tế, cộng

đồng lại không biết được giá trị cua di sản, trong khi đó giá trị di sản lại cầnđến các nhà nghiên cứu Do đó, bảo tồn di sản phải là sự kết hợp giữa cộng

đồng — là chủ thé quyết định, nhà nghiên cứu và nhà quản lý [46, tr 589].

Qua nghiên cứu tổng quan về vai trò của cộng đồng trong việc thực hiệnhoạt động bảo tổn giá trị văn hóa truyền thống, tác giả nhận thấy: những

nghiên cứu của các tác giả đi trước đã khăng định được vai trò của cộng đồng

trong việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống Đặc biệt là vai trò của cộng

đồng làng xã nông thôn Tuy nhiên, mặc dù khăng định cộng đồng làng, xã cóvai trò quan trọng trong việc tô chức thực hiện, duy trì giá giá trị văn hóa

nhưng yếu tố cộng đồng (tính chia sẻ, sự liên kết ) chưa được các tác giả khai

thác và phân tích dưới góc độ xã hội học Hầu hết, các tác giả chỉ khái lược

những chỉ tiết về địa điểm làng xã tổ chức và những lễ tục liên quan đến tâm

linh Trong khi đó, cần đặt giá trị văn hóa truyền thống trong không gian củahệ thống văn hóa như các giá trị văn hóa, hệ thống chuẩn mực, hệ thống biểutượng và đặc biệt là không gian diễn xướng Vì vậy, quan điểm tiếp cận văn

18

Trang 28

hóa như một hệ thống cần được làm rõ trong luận án này, đây cũng là khía

cạnh/ điểm mới của tác giả trong quá trình thực hiện nghiên cứu.

1.3.Các nghiên cứu về vai trò của gia đình trong việc bảo tồn các giá trị

văn hóa truyền thống

Hoạt động bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống sẽ không thé thựchiện được, nếu thiếu sự tham gia của các thiết chế xã hội Một trong những

thiết chế có tầm ảnh hưởng đến hoạt động này chính là gia đình Tác giả NgôĐức Thịnh (2007) cho rằng, gia đình không những là môi trường có ảnhhưởng mạnh mẽ và trực tiếp nhất tới việc hình thành nhân cách của các cá

nhân, đó còn là nơi chuyển giao các giá trị di sản văn hóa, duy trì “nguồngen” di truyền văn hóa[50, tr.44] Tác giả Võ Quang Trọng trong “bảo ton và

phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thé ở Thăng Long, Hà Nội” đã khangđịnh, gia đình là môi trường cơ bản để duy trì và phát triển giá trị văn hóatruyền thống Mỗi tộc người trong quá trình phát triển lịch sử của mình đềutạo ra những đặc điểm văn hóa, những đặc trưng văn hóa tiêu biểu dé có théphân biệt với các tộc người khác Con người tổn tại trên trái đất này với tưcách là một thực thể cá nhân mang tính nguyên hợp giữa hai yếu tố tự nhiên

và xã hội Về xã hội, con người tồn tại thông qua các hình thái cộng đồng cơ

bản, đó là gia đình, gia tộc, làng xóm

Trong thiết chế gia đình, hoạt động gắn với nghỉ lễ tôn giáo được tổ chứcnhư một hoạt động thường kỳ, tự nguyện Điều đó tạo nên cơ sở cho các giá

trị văn hóa được thâm thấu, bao tồn và phé biến từ môi trường xã hội hóa sơ

cấp Cũng có thé nói, gia đình là một kênh truyền thông tác động đến việc bảotồn di sản văn hóa chủ yếu thông qua hình thức xã hội hóa [52,tr 70] Việcduy trì và phát huy văn hóa được thực hiện trong gia đình bằng cách traotruyền các thông tin văn hóa tộc người giữa các thé hệ từ già sang trẻ Do sự

khác biệt về lịch sử phát triển và điều kiện kinh tế - xã hội mà vai trò của gia

đình trong việc truyền thụ văn hóa của từng gia đình không biểu hiện giốngnhau [20, tr.13] Nguyễn Bá Hòe cho rằng, trong nhiều gia đình, ông bà háttheo lôi cô, còn con cháu hát theo lôi cải biên Thực tê như vậy, cân tô chức

19

Trang 29

các lớp học để các nghệ nhân lớp trước truyền lại [24, tr.252] Việc truyền

dạy hát dân ca được quan tâm ngay trong gia đình, không phụ thuộc, hay chờ

đợi việc tô chức lớp học.

Những nghiên cứu tiếp cận theo hướng nhân mạnh vai trò của gia đìnhtrong quá trình bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đã cho thấy: văn hóa

phi vật thé tiềm ân trong trí nhớ và tâm thức của con người vả được bộc lộ

thông qua hành vi hoạt động của con người Chỉ trong môi trường diễn xướng

thì các hiện tượng vốn tiềm an ay mới có thé bộc lộ, thé hiện ra như một hiệntượng văn hóa Vì thé văn hóa phi vật thé mang dấu ấn cá nhân va vai trò sáng

tạo của cá nhân một cách rõ rệt Bởi vậy, bảo ton và trao truyền văn hóa phi

vật thé phụ thuộc vào đời sống của từng cá nhân, đời sống của từng gia đình.

Nó mang tính bền chắc trong tâm thức nhưng dé bị tổn thương vì phụ thuộc vàoý thức cá nhân và thiết chế gia đình Tuy nhiên, những nghiên cứu này chưa

phản ánh được các đặc điểm nhân khâu xã hội của từng cá nhân có tác động như

thế nào đến việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống? Quá trình xã hội hóa của

cá nhân diễn ra trong môi trường gia đình có tác động đến việc thực hiện lưutruyền giá trị văn hóa truyền thống như thế nào? Đây là những “điểm trống”

trong quá trình tổng quan tai liệu mà tác giả nhận thay, do vậy dé trả lời những

câu hỏi này,tác giả sẽ làm nỗi bật trong những phân tích của luận án.

1.4 Các nghiên cứu về tác động của yếu tố kinh tế đối với việc bảo tồn

giá trị văn hóa truyền thống

Hoạt động bảo ton gia tri van hóa truyén thống sẽ rất khó thực hiện được

thành công nếu thiếu/ hạn chế nguồn lực về tài chính Tác giả Nguyễn Quốc Hùng

đã dé cập đến van dé này và nhắc đến sự phối kết hợp giữa những người làm côngtác bảo vệ di sản nhằm đảm bảo quy hoạch phát triển không tác động xấu đến việcbao tồn các di sản vật thé và phi vật thể tại địa phuong[25, tr.282].

Tran Minh Duyên cho rằng, yếu tố kinh tế trong quá trình thực hiện bảo

tồn liên quan đến sự tham góp từ nhiều nguồn khác nhau [17, tr.162] Nguyễn

20

Trang 30

Bá Hòe khăng định, muốn bảo tồn và phát huy giá trị của sinh hoạt ca hátquan họ trong xã hội ngày nay cần có những giải pháp đồng bộ thống nhất về

cách truyền dạy, giáo dục, phổ biến và hệ thống quản lý điều hành [17,tr.251] Những nghiên cứu này cũng cho thấy hoạt động của các đội quan họ

hay câu lạc bộ quan họ thường nhận được sự tài trợ của các doanh nghiệphoặc quỹ văn hóa xã hội của thôn làng [17, tr.162].

Cùng với việc tích cực tham gia học hát và tham gia sinh hoạt văn hóa quan

họ của các thế hệ, việc mua săm các trang thiết bị được chú ý tạo thêm động lựcvà điều kiện cho người chơi quan họ[ 17, tr.165] Trên cơ sở đó, nghiên cứu chỉ rarằng muốn thực hiện tốt công tác bảo tồn thì khi mở lớp dạy cho nghệ nhân, cầnđặt ra yêu cầu phù hợp với đối tượng và tình hình kinh tế- xã hội của địa phương.

Phát huy xã hội hóa các nguồn lực về kinh phí [24, tr.252].

Tác giả Nguyễn Quốc Hùng cho rằng, nhà nước không nên bao cấp mànên khuyến khích cộng đồng tham gia công tác bảo tồn, dé đảm bao tính bền

vững Hình thức thi hát trên sân khấu cho lớp trẻ tiến hành song song với thi

hát đối cho cả các đối tượng quan họ già và trẻ, với yêu cầu người tham dự

phải thuộc một số bài hát (15 bài trở lên sau mỗi kỳ hội thi hàng năm) mới

được tham gia hát đối, đã tạo phong trào day và học hát quan họ rất đáng đượcduy trì, nhân rộng [25, tr.284] Khai thác hoạt động lễ hội, theo hướng kết hợp với

thương mại, du lịch, thành lập các “tour” du lịch ngắn, giới thiệu về văn hóa truyềnthống, làng nghề truyền thống, âm thực tiêu biểu ở mỗi vùng quê [24, tr.257].

Nghiên cứu khác cho thấy, sự đóng góp của cộng đồng (người dân và các nhà hảo

tâm) là quan trọng nhưng can kêu gọi sự tự nguyện [31, tr.809].

Những nghiên cứu dé cập đến sự tác động của yếu tổ kinh tế đối với hoạtđộng bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống phan lớn nhấn mạnh đến tính thực

tiễn trong việc triển khai thực hiện các hoạt động nhánh của việc bảo tồn giá

trị văn hóa Các tác giả đi theo luận điểm này mới chỉ dừng lại ở việc nêu lêntầm quan trọng và sự cần thiết của tài chính, nhưng chưa đề cập đến định

hướng trong việc gan két nguồn lực vật chất giữa hoạt động tạo nguồn và hoạt

21

Trang 31

động bảo tồn Nói cách khác, nghiên cứu chưa chỉ ra hoặt động bảo tồn có ýnghĩa về giá tri, biểu tượng văn hóa thì đó có thể là một hoạt động tác động

đến sự giảm nghèo bền vững cho cộng đồng Bởi lẽ, việc bảo tồn được nhìn

nhận như một hoạt động của hệ thống với tác động của nhiều yếu tố xã hội.Như vậy, “vốn xã hội” không chỉ dừng lại ở khía cạnh vật chất.

1.5 Các nghiên cứu về hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học trongviệc bảo tồn gia trị văn hóa truyền thống

Tác giả Phạm Lê Hòa khi nghiên cứu về “Bảo tonvd phát huy dân ca

trong xã hội đương đại ở Việt Nam ” đã cho rằng, việc tranh luận khoa học về

các giá trị văn hóa truyền thống là một trong những hướng có thể rút ra nhữngcách làm hữu hiệu cho công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyềnthống Vì vậy, luận điểm này cho thấy việc làm tốt công tác nghiên cứu một

cách nghiêm túc về các giá trị văn hóa, âm nhạc truyền thống, không chỉ là

trên phương diện âm thanh (băng/ đĩa nhạc và các bản ký âm ) mà còn cầnchú ý đến không gian, thời gian tồn tại của hiện tượng âm nhạc đó là yếu tốcó tác động tích cực đến hoạt động bảo tồn Nghiên cứu này cũng cho rằng,

dé hoạt động bảo tồn có tính hiệu quả thì đòi hỏi người sưu tầm có tư duy ởmức độ cần thiết đối với người nghiên cứu âm nhạc Chỉ có như vậy, ngườisưu tầm mới sưu tầm những giá trị đích thực mang bản chất của văn hóa âm

nhạc dân gian.

Một số nghiên cứu khác đi sâu phân tích về các dạng thức nghiên cứu

khoa học, dao tao, phổ biến và duy trì các giá trị văn hóa truyền thống Có

nghiên cứu cho rang; đối với di sản âm nhạc cô truyền điều phải làm là bảotồn nguyên vẹn những di sản còn lại bằng nhiều biện pháp khác nhau, nhưnglàm như vay thì khó xác định chính xác đâu là nguyên ban (orginal), đâu là

những nhân tổ đã bị biến cải của hiện tượng âm nhạc dân gian đó Lại cũng cónghiên cứu đề cập, dé bảo tồn giá trị truyền thống thì cần phát triển theo xu

hướng tiên tiến và hiện đại dé đáp ứng nhu cau của con người hiện nay Bêncạnh đó, một sô tác giả đê cập đên các biện pháp cụ thê hơn: Gâp rút sưu tâm,

22

Trang 32

lưu giữ những giá trị văn hóa âm nhạc truyền thống đang có nguy cơ ngàycàng mai một trong sinh hoạt âm nhạc truyền thống.

Tác giả Nguyễn Bá Hoe khang định, tổ chức các cuộc khoa học rộng rãidé các nhà khoa học, các nhà quan lý, các nghệ nhân tiêu biểu tham gia [24,

tr.254], Nguyễn Chí Bén nhấn mạnh giáo dục về di sản văn hóa cho cộng

đồng [3, tr.72] dé giúp cộng đồng hiểu biết sâu sắc hơn về quá khứ, nguồn

gốc, giúp cộng đồng ý thức hơn về chính mình, gắn công tác đào tạo với bảotồn Kết hợp đào tạo tại các trường lớp với việc đi thực tế Việc cọ sát với

thực tế sẽ giúp người biểu diễn sống trong các không gian tự nhiên và xã hộinơi sản sinh ra giá trị văn hóa truyền thống, từ đó họ sẽ có những cảm xúc

thực hơn khi học tập và biểu diễn [25, tr.272].

Những nghiên cứu này đã đề cập đến việc thực hiện các hoạt động có

liên quan đến bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống như: đào tạo, giáo dục,

nghiên cứu khoa học Tuy nhiên, việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thốngkhông chỉ đơn thuần là truyền tải/ hướng dẫn cho thế hệ sau các giá trị văn

hóa, kỹ năng chuyên môn trong thực thi biểu hiện văn hóa mà còn cần hướngthé hệ trẻ trở thành những người có tri thức, kỹ năng trong việc lưu giữ và bảotồn các giá trị văn hóa truyền thống.

Ngoài ra, một số nghiên cứu khác cũng đề cập đến những yếu tố tác

động khác có liên quan đến việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống như:phong trào ca hát từ quần chúng nhân dân là một hoạt động gắn kết giá trị

truyền thống với hoạt động bảo tồn [17, tr 5] Nâng cao chất lượng các cuộc

thi, hội diễn theo định kỳ Một mặt xây dựng chương trình mới hàng năm, mặt

khác đi thực tế để gần gũi học tập các nghệ nhân, tiếp tục bổ sung, nâng caovốn cô [24, tr.255].

Công tác tuyén truyền quảng bá cũng cần chú trọng trên bình diện rộng[17, tr.251].Tang cường công tác truyền thông trên các phương tiện thông tinđại chúng, có cơ chế khen thưởng, công nhận danh hiệu tập thé [24, tr.254].Nghiên cứu theo hướng này cho thấy, nên có sự linh hoạt trong hoạt động

23

Trang 33

truyên truyền quảng bá Có thé t6 chức những hoạt động truyền thống như hộithi đầu xuân, liên hoan tiếng hát người cao tuôi và tiếng hát thiếu nhi dé các

thế hệ được chứng tỏ khả năng tiếp nối của mình trên sân khấu, cũng như kích

thích động viên phong trào quần chúng cơ sở [24, tr.255] Chăm lo bảo tồnphát huy các di tích lịch sử văn hóa gắn với lễ hội truyền.

Tạo nên điểm nhắn và sự khác biệt trong dip lễ hội là những luận điểm

mà một số nghiên cứu đã đề cập đến Trong tổ chức lễ hội cần chú ý tạo ranhu cầu và khả năng phô diễn của quần chúng một cách tự nhiên dé hạn chế

yếu tô sân khâu hóa, nhất là đôi khi còn nặng về trình diễn Tạo ra dư luận xãhội lành mạnh, tiến bộ dé phê phán, sàng lọc những hành vi, tác phong, biểu

hiện không đúng với lề lối, pham chất, tình cảm trong sinh hoạt văn hóa Thận

trọng khai thác tiếp thu phần lễ truyền thống một cách hợp lý, kế thừa nội

dung tinh túy nhất và tổ chức những trò chơi dân gian và hoạt động thé thao.

Đặc biệt, cần có sự hướng dẫn, tư vấn của các nhà chuyên môn, các nhànghiên cứu văn hóa trong việc phục dựng các giá trị truyền thống Không nên

áp dụng mô hình phục dựng chung cho tất cả các địa phương.

Một số nghiên cứu đề cập đến ảnh hưởng của đội ngũ cán bộ văn hóatrong quá trình bảo tồn giá trị văn hóa Những cán bộ làm công tác văn hóagiống như một kênh có chức năng, nhiệm vụ gắn kết hiểu biết của cộng đồng

với các giá tri văn hóa truyền thống Tuy nhiên, trên thực tế một số cán bộ địa

phương, cán bộ cơ sở, cán bộ văn hóa còn mơ hồ, hiểu lệch lạc và thiếu tường

tận về nguồn gốc, ban chat và diễn tiến thực tế của lễ hội cô truyền thống dẫn

đến không thấy được ý nghĩa, tác dụng to lớn của nó đối với đời sống hiện tại

nên thờ ơ, ít quan tâm [31, tr.304] Chính điều này tạo nên một trở ngại trongquá trình bảo tồn giá trị văn hóa Những tác giả đi theo hướng tiếp cận này đã

phân tích khá chi tiết vai trò của cán bộ văn hóa đối với hoạt động bảo tồn Sởdĩ cán bộ làm công tác văn hóa có vai trò quan trọng trong quá trình bảo tồn

giá trị văn hóa truyền thống bởi lẽ họ có nhiều cách thức tiếp cận với lễ hội(người trong cuộc, người ngoải cuộc, người nghiên cứu), do đó, chính họ có

24

Trang 34

thé kịp thời phát hiện những hạn chế dang còn tôn tại trong quá trình thựchiện lễ hội (thời gian rút ngắn hơn trước, lo cúng tế chưa giới thiệu lịch sử,

đình đám chè chén thái quá, đan xen yếu tố thương trường ) để có định

hướng trong việc bảo tồn [31, tr 803 — 807].

Ngoài những yếu tổ trên, một số tác giả khác đã phân tích thêm nhữngtác động của truyền thông đại chúng đối với hoạt động bảo tồn giá trị văn hóa

truyền thống [31, tr.306] Việc thông tin, giảng giải về kiến thức văn hóa chongười dân ở cộng đồng sẽ giúp họ hiểu và nắm bắt được ý nghĩa của các thựchành nghi lễ mà họ đang có/ đang tiến hành, thì họ mới hiểu hết được giá trị

của văn hóa truyền thống Nếu thiếu điều này, người dân không thể thâm thấuhết các giá trị văn hóa và vì vậy thiếu thái độ trân trọng cũng như trải nghiệmtinh thần và xúc cảm tương hợp [31, tr.473].

Thông tin đại chúng được các tác giả Benedict Anderson va Arjun

Appadurai nêu bật vai trò của truyền thông và kỹ thuật thông tin hiện đạitrong việc phục hồi một ý thức về bản sắc văn hóa trong các dân tộc (thậm chíđôi khi còn đưa đến chủ nghĩa quốc gia cực đoan [31, tr.152] Việc giới thiệu giátrị văn hóa truyền thống qua các ấn phâm sách báo, tạp chí, tờ gấp có một tầm

quan trọng đặc biệt với việc bảo tồn giá trị của chúng Thông qua những hoạtđộng này, các giá trị văn hóa truyền thống sẽ được tuyên truyền rộng rãi hơn.

Nguyễn Chí Bên cho thấy, hoạt động này không chỉ là trách nhiệm củacác nhà khoa học, nhà nghiên cứu mà cần sự phối hợp của các nhà quản lý,

các nhà hoạt động chính trị [3, tr.76] Như vậy, bảo tồn không quan trọng ởviệc “tăng phần hội, giảm phan lễ” hay ngược lai Van dé quan trọng ở đây là

việc duy trì ý nghĩa trong việc thực hành lễ hội cũng như từ chính lễ hội Chỉ

khi tìm thấy ý nghĩa này, từng cá nhân hay cộng đồng mới tham dự lễ hội một

cách chủ động va tích cực, mới coi lễ hội đó chính là của ban thân họ [31,

tr.493].Vi vậy, việc cần thiết là lập hệ thống thông tin chuẩn Ngoài ra, củng

cô và hoàn thiện hạ tầng liên quan đến lễ hội Cảnh quan, cây xanh, công trình

25

Trang 35

phụ trợ, các tuyến đường phối hợp đồng bộ phù hợp với điều kiện thực tế vàxu hướng phát triển của xã hội, thời dai[31, tr 306 — 307].

Những nghiên cứu theo hướng này đã đề cập đến tầm quan trọng của

thông tin (trong đó có dạng truyền thông kiểu mới là Internet) và cơ sở hạ

tầng trong xã hội hiện đại trong việc duy trì giá trị văn hóa truyền thống Tuynhiên, các tác giả chỉ mới phân tích dưới góc độ những cảm quan, nhận xétđánh giá của ban thân người nghiêncứu Hau như các luận điểm còn thiếu dữ

liệu thực nghiệm chứng minh.

Hoạt động bảo tồn cần đảm bảo tính bền vững trong không gian vănhóa và xu thế của thời đại, đó đó cần có sự kết hợp trùng tu tôn tạo văn hóavật thể Đề cập đến mối quan hệ giữa việc bảo tồn văn hóa phi vật thể với vănhóa vật thể, một nghiên cứu đã cho thấy tính thống nhất và biện chứng của hai

loại hình văn hóa này, qua đó làm nền tảng cơ sở cho công tác bảo tồn giá tri

văn hóa truyền thống Tác giả bình luận, cũng như cơ thể con người có 2phan: phan thé xác và phần tâm hồn thi văn hóa có phan vật thé và phi vật thé.

Chính vì phép so sánh này, nên hai mặt của văn hóa luôn là một thể thốngnhất khong thê tách rời và đứng riêng một cách thuần túy [50, tr.32].

Cũng theo hướng tiếp cận trên, tác giả khác đã đề cập đến sự gắn kếtgiữa việc bảo tồn giá tri văn hóa truyền thống với việc tôn tạo văn hóa vật thê.

Văn hóa phi vật thể phải có không gian văn hóa của nó và gắn kết mật thiếtvới các di sản văn hóa vật thê Chính vì vậy, dé thực hiện công tac bao tồn tốt

cần tránh hiện tượng trùng tu, tôn tạo di tích thiếu chuyên môn, thiếu hiểu biết

dẫn đến biến dạng các giá trị truyền thống [31, tr.473].Điều này cũng cho

thấy, trong việc thực hiện bảo tỒn các giá trị văn hóa cần lược bỏ, điều chỉnh

những cô lệ không còn phù hợp với tình hình cộng đồng.

Sự bền vững của giá trị văn hóa truyền thống không chỉ dừng lại ởnhững hoạt động bảo tồn của cộng đồng mà những giá trị của nó cần đượchướng đến các nhóm xã hội khác Theo tác giả Từ Thị Loan, sự gắn kết giữa

việc bảo tôn giá trị văn hóa truyên thông với việc quảng bá các giá trị này

26

Trang 36

thông qua mở rộng hình thức du lịch là cần thiết [35, tr.387] Trịnh NgọcChung (2009) cho rằng nhắn mạnh tính chất biện chứng của di sản văn hóa và

hoạt động du lịch quảng bá: đi sản văn hóa là nguồn lực chính hình thành nênsản pham du lịch và hoạt động du lịch, góp phần quan trọng trong việc bảo

tồn và phát huy giá trị di sản [8] Sự kết hop sức mạnh tổng hợp của các nha

quản lý, nhà khoa học, của doanh nhân (chủ yếu trong lĩnh vực du lịch) và

từng thành viên cộng đồng làng xã có vai trò quyết định sự tồn vong của disản văn hóa.

Đặng Văn Bài (2007) cho rằng việc nhận diện giá tri, lựa chọn các loại

hình di sản cần được bảo vệ, phương pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản

văn hóa thì nên trao lại cho chính các chủ thể văn hóa — những người đã sáng

tạo và hiện đang sử dụng, khai thác và bảo vệ chúng [2] Nguyễn Quốc Hùng

cho rằng việc thiết lập tuyến du lịch văn hóa quan họ để đưa khách du lịch

đến với các làng quan họ gốc và những nghệ nhân quan họ là tạo điều kiệnđiều kiện phát huy và hưởng lợi qua phục vụ du lịch và quảng bá hình ảnh

quan họ trên chính nơi quan họ sinh ra [25, tr.285].

Xu Honggang (2001) đi sâu phân tích sự tác động của phát triển du lịchđối với việc bảo tồn văn hóa theo cả hai hướng tích cực va tiêu cực Qua đó,nhắn mạnh tới các hoạt động của du lịch là góp phan bảo tồn các di sản văn

hóa truyền thống một cách toàn diện [74] Võ Quang Trọng (2009) cho rằng,hoạt động bảo tồn có gan kết với các hình thức du lịch còn thực hiện thêm

chức năng khác, đó là đưa ra các chủ trương, chính sách, luật pháp và tô chức

các thiết chế văn hóa dé bảo tồn di sản văn hóa Tuy nhiên, nghiên cứu theo

hướng này chưa đề cập đến tính hạn chế của việc kết hợp khiên cưỡng có thépha vỡ môi trường sống tự nhiên của các nhóm tộc người [52, tr.65].

27

Trang 37

Tiểu kết chương 1

Sự bảo tồn văn hóa truyền thống đã được nhiều nhà khoa học xã hội

quan tâm nghiên cứu dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau Hầu hết các tác giảđều chỉ ra rằng, việc bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể là một xu hướngtất yếu trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay Qua các công trình nghiên cứu

này, quan điểm về bảo tồn văn hóa phi vật thể ở các quốc gia trên thế giới đãđược phác họa khá rõ nét Hầu hết các tác giả đều chỉ ra rằng, ngoài việc bảotồn là xu hướng tất yếu thì quá trình bảo tồn văn hóa phi vật thể đang chịu tác

động của nhiều yếu tố khác như sự tác động của chính sách, sự thay đổi vềquan niệm hệ giá trị và niềm tin cũng như các chuẩn mực xã hội Cũng quacác công trình nghiên cứu trên, một số giải pháp được các nhà khoa học đưara nhằm đem lại sự phát trién bền vững cho một nên văn hóa tiên tiến đậm đà

ban sắc dân tộc Trên cơ sở phân tích tổng quan tài liệu có liên quan đến luận

án, tác giả sử dụng các thông tin liên quan làm cơ sở lý luận trong việc nghiên

cứu, đánh giá những tác động của một số yếu tố xã hội đối với hoạt động bảotồn giá trị truyền thống quan họ Bắc Ninh.

28

Trang 38

¬ Chương 2: „

CƠ SO LY LUAN VA PHUONG PHAPNGHIEN CUU CUA DE TAI

2.1 Cac khái niệm công cụ

2.1.1 Khái niệm giá tri và giá trị truyền thong

Theo J.Sxepanski “gia tri thé hiện ở bat cứ đối tượng nào, vật chất hay

tinh thần, đối tượng thực tế hay tưởng tượng, mà đối với nó, cá nhân haynhóm có một cách đánh giá nhất định và quy gán cho nó vai trò quan trọngtrong đời sống của minh và xem sự cé gắng chiếm hữu nó là một tất yéu”[16].

Nhu vậy, bên cạnh biéu tượng và ngôn ngữ với tư cách là những phương thứcvà phương tiện để nhận thức, tư duy và tương tác xã hội, con người trong mỗixã hội còn chia sẻ với nhau hệ giá tri của minh.

Theo nhà nhân học C.Kluckholn thì giá trị là quan niệm và điều mong

muốn đặc trưng hiện nay ấn cho một cá nhân hay một nhóm và ảnh hưởng tới

việc chọn các phương thức, phương tiện hoặc mục tiêu của hành động

[16].Gia trị thể hiện các nhân tố cấu thành nền văn hóa cũng như thé chế xãhội.Điều đó cho thấy, giá trị bao phủ lên tất cả mọi phương diện trong cuộc

sống của con người; từ lĩnh vực vật chất, các quan hệ xã hội giữa con người

VỚI con người, đến lĩnh vực tâm linh Các giá trị thuộc ba lĩnh vực này đượcthể hiện ở ba loại hình văn hóa, đó là văn hóa vật chất, văn hóa xã hội và vănhóa tỉnh thần.

Theo GS Trần Văn Giàu “giá trị truyền thống được hiểu là những cái

tốt, vì những cái tốt mới được hiểu là giá tri Nhung không phải bat cứ cái gìtốt đều được gọi là giá trị, mà phải là cái tốt cơ bản, phổ biến, có nhiều tácdụng tích cực cho đạo đức, cho sự hướng dẫn nhận định, đánh giá và dẫn dắthành động của một dân tộc thì mới mang đầy đủ ý nghĩa của khái niệm giá trị

truyền thống” [19, tr.40] Truyền thống là những kết tỉnh trong môi trường xã

hội cũ có sức mạnh chi phôi hành vi con người trong xã hội hiện tai, truyên

29

Trang 39

thống có tính lịch sử và tính tiếp nối, gan kết với hiện đại trong một thực thé

van hóa hữu cơ.

Ở nước ta, giá trị truyền thống được sử dụng đề chỉ những hiện tượng,đã hình thành từ lâu đời, mang tính bền vững và được trao truyền từ thế hệ

này sang thế hệ khác, đang ton tại ngay trong xã hội công nghiệp, xã hội hiện

đại Hơn thế nữa, có sự kết nối hữu cơ giữa văn hóa truyền thống với văn hóa

hiện đại, sự kết hợp đó thể hiện trong giá trị văn hóa ngày nay [50, tr.20] Sự

kết hợp này giống như một sự tái — sáng tạo dang được theo dõi và nghiên

cứu, tuy nhiên vẫn phải dành ưu tiên cho văn hóa truyền thống [10; tr.173].

Từ góc độ lịch sử xã hội, giá trị truyền thống phản ánh cấu trúc xã hội.Với góc nhìn đi sản văn hóa, giá trị truyền thống có những đóng góp quantrọng trong việc tạo lập, duy trì và phát huy lòng tự tôn dân tộc, ý thức liên

kết cộng đồng Với những bình luận trên cho thấy, giá trị truyền thống lànhững điều tốt đẹp được thé hiện thông qua vật chat, tinh than, tư tưởng, tìnhcảm, được hình thành từ lâu đời, truyền tiếp từ các thé hệ Giá trị truyền thônglà tiền đề khoa học cho hoạt động bảo tồn và phát huy những giá trị truyền

thống tốt đẹp.

2.1.2 Khái niệm giá trị truyền thống của quan họ Bắc Ninh

Giá trị bao trùm và tiêu biểu của quan họ là thông qua sinh hoạt vănhóa và cuộc chơi nghệ thuật độc đáo Điều đó thé hiện truyền thống và ban

sắc văn hóa của con người vùng Kinh Bắc Ý nghĩa đó như sự tôn vinh tinhthần cao quý trong mối quan hệ giữa người với người, sống hòa hợp, đoàn

kết, ân nghĩa, ca ngợi tình yêu nam nữ, dé cao tài năng sáng tạo nghệ thuật, sựtinh tế, lịch lãm trong giao tiếp ứng xử, quý trọng tình nghĩa Đó là triết lýnhân sinh của người quan họ, nhưng đồng thời cũng có giá trị nhân loại.

Nét đặc trưng của âm nhạc quan họ là hát đối đáp giữa một bên là liềnanh và một bên là liền chị trong không gian văn hóa quan họ Âm nhạc hátquan họ là một lối hát đòi hỏi luyện tập công phu và có tính tập thể với những

30

Trang 40

lề lối quy định chặt chẽ, trở thành phong cách được thực hiện nghiêm ngặt từtổ chức đến hình thức diễn xướng Lé lỗi của hát quan họ thường có nhịp độ

chậm, bài bản, có nhiều tiếng đệm, lời phụ Người hát những bài hát quan họlề lối phải biết kỹ thuật vang, nên, nảy, ngắt, rớt

Trang phục quan họ không chỉ thé hiện tính thẩm mỹ mà còn bao hàm

cả chiều sâu văn hóa Trang phục liền chị thường gọi là “mớ ba mớ bảy”,

nghĩa là liền chị có thể mặc ba áo dài lồng vào nhau, gọi là mớ ba hoặc bảy áo

dài lồng vào nhau gọi là mớ bảy Liền chị mang đép cong làm bằng da trâu.

Liền anh mặc áo dài 5 thân, cổ đứng có lá sen, viền tà, gấu to, dai quá gối.

Các giá trị truyền thống của quan họ không những thê hiện qua âm nhạc,trang phục (giá trị thâm mỹ) mà còn thể hiện ở giá trị đoàn kết xã hội, giá trị kinhtế và những giá trị nhân văn, đạo đức Chính vì vậy, quan họ trở thành di sản văn

hóa tiêu biểu của nền văn hiến Kinh Bắc và nền văn hóa dân tộc.2.1.3 Bảo ton giá trị truyền thông dân ca quan ho

Theo từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê, “bảo tồn” có nghĩa là giữ lại

không để cho nó mất đi, còn “phát huy” là làm cho cái hay, cái tốt tỏa tác

dụng và tiếp tục nảy nở thêm [44, tr.39, 768].

Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thé của UNESCO giải thíchrằng bảo tồn là “các biện pháp có mục tiêu đảm bao khả năng tổn tại của disản văn hóa phi vật thể, bao gồm việc nhận diện, tư liệu hóa,bảo vệ, pháthuy,củng có, truyền dạy, đặc biệt là thông qua hình thức giáo dục chính thứchoặc không chính thức cũng như việc làm sống lại các phương diện khác nhau

của loại hình di sản này” [12, tr 84-85].

Mục đích của việc bảo tồn là nhăm biến những giá trị tốt đẹp trở thànhmột động lực thúc đây các hoạt động kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật

chất và tinh thần của nhân dân góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hộicủa địa phương, xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắcvăn hóa dân tộc Bảo tồn và phát huy luôn gắn với nhau như một cặp phạm

31

Ngày đăng: 10/06/2024, 01:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w