1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Xã hội học: Nghiên cứu các hình thức chăm sóc giáo dục con em người lao động trong lứa tuổi mầm non tại các doanh nghiệp ở Hà Nội và Seoul

220 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOCGIAHANOL

-TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LEE KYE SUN

LUẬN ÁN TIEN SĨ XÃ HOI HOC

HÀ NỘI - 2010

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOCGIAHANOL

-TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LEE KYE SUN

CHUYEN NGANH: XA HOI HOC

MA SO: 62.31.30.01

LUẬN ÁN TIEN SĨ XÃ HOI HOC

NGƯỜI HUONG DAN KHOA HOC

1 PGS.TS Lé Thi Quy

2 TS Nguyén Thi Kim Hoa

HÀ NỘI - 2010

Trang 3

MỤC LỤCPHAN MO ĐẦU

1 Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài 2 2c 2£2EE++2EEEEtEEEEerrrrkerrrrked |

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu -2- 2 ©£22++22E+£2EE+£+EE+z+EExz+crszzrr 43 Mục đích, nhiệm vụ nghiên CỨU - -¿- ¿2525 + 3+ £+E+t£vEeE+exexeteerereeeeresesree 8

4 Đối tượng, Khách thé và Phạm vi nghiên cứu -2 s2 se2+sce¿ 105 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cỨu 5s 55s 5+s+s+s£sxss2 11

6 Giả thuyết nghiên cứu, Khung lý thuyết ¿- 2 ©222+se+crse+rred 15

Chương! CƠSỞ LÝ LUẬN VỀ LAO ĐỘNG NỮ VÀ GIÁO DỤC MAM NON

TRONG BIEN DOI KINH TE - XÃ HỘI

1.1 Một số khái niệm công CỤ -2¿-©22©+£+2E+E+EEEEEEEEEEEEetEEErrrrkrrrrkeee 161.1.1 Trẻ em lứa tuổi mầm non (Trẻ em LTMN) 25c 5 s55: 16

1.1.2 Chăm sóc và giáo dục trẻ em (CS-GD trẻ em), - -«- 17

1.1.3 Cơ sở giáo dục mam non (cơ sở GDMN) -2- 55s+csccxcred 181.1.4 Cơ sở giáo dục mầm non tại nơi làm viỆC -¿- -cs+cccx+eerxei 20

1.1.5 Lao đỘng - c1 ng HH Hết 20

1.1.6 Lao động nữ trong kinh tế xã hội -¿©2¿©52+5s+cs+cxcrxcred 21

1.2 Ly thuyết giáo dục và xã hội hoá | giáo dục MAM non - 221.2.1 Lý thuyết giáo dục và giáo dục MAM non - 2-2-2 s2 22

1.2.2 Tiếp cận xã hội học và khoa học hữu quan với vấn đề xã hội hoá giáo dục mầm

¡00 äẼääAA 25

1.3 Quan điểm về Lao động nữ và Giáo dục mầm non trong những biến đổi kinh tế - xã hội

¬ Ô 28

1.3.1 Quan điểm về lao động nữ của các nha sáng lập xã hội học 28

1.3.2 Sự biến đổi nhân khẩu trong gia đình - ¿2 2 2+cs+zx+zxsred 29

1.3.3 Các chính sách giáo dục mầm non và chính sách lao động nữ 361.3.4 Triển vọng của chính sách GDMN theo sự biến đổi kinh tế xã hội 42

Trang 4

Chuong2 CÁC HÌNH THỨC CHAM SOC VÀ GIÁO DUC TRE EM LUA TUOI

MAM NON LA CON CAI NGƯỜI LAO DONBONG CÁC DOANHNGHIỆP HÀ NỘI

2.1 Khái quát về tình hình chăm sóc và giáo dục trẻ em lứa tuổi mam non ViệNam 48

2.1.1 Thời kỳ trước đổi mới - 2 ¿+ x+E++E£+E££E£EEEEEEEEZErkerkerkrreee 482.1.2 Thời kỳ sau Đổi mớii - 2 ¿+ ©E+E++E£+E£EE+EEEEEEEEEEErEerkrrkrreee 55

2.1.3 Các hệ thống quan lý và pháp luật về sự nghiệp CS-GDMN 60

2.2 Những thách thức mới của một xã hội công nghiệp hóahiện đại hóa đối với lao động nữ

và việc chăm sóc và ø1áodỤC CON CAL - - 5+5 SE EeEekerekekrrrrerererrrre 632.2.1 Van đề lao động nữ và van dé chăm sóc và giáo duc mam non 63

2.2.2 Thực trạng thi hành các chính sách lao động nữ và chăm sóc-g1áo dục con cái

¬ 70

2.3 Tình hình chăm sóc, giáo dục mầm non trong một số doanh nghiệp Hà Nội 81

2.3.1 Một vài nét chung về thực trạng chăm sóc, giáo dục mâm non ở khu vực công01409) 0 698 017 S1

2.3.2 Kết quả điều tra xã hội học tại một số doanh nghiệp Hà Nội 91

2.4 Một số nhận XEteicccececccescsesssecssecssscsecssecsscessessucssecsusesucesecsuecsusesucssecsaetaeeneenee 102

Chuong3 CÁC HÌNH THỨC CHAM SOC VÀ GIÁO DỤC TRE EM LUA TUOI

MAM NON LÀ CON CAI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH

NGHIỆP SEOUL

3.1 Khái quát về tình hình chăm sóc và giáo dục trẻ em lứa tuổi mam non Hàn Quốc 1043.1.1 Thời kỳ mở rộng phát triển giáo dục mầm non (1962 ~ 1987) 104

3.1.2 Thời kỳ nâng cao về chất lượng giáo duc mam non (1988-2000) 107

3.1.3 Thời kì Phúc lợi xã hội chăm sóc và giáo dục mam non (từ năm 2001 đến nay) 1093.1.4 Các hệ thống quản lý và pháp luật về sự nghiệp CS-GDMN 111

3.2 Những thách thức mới của một xã hội Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đối với lao động nữvà việc chăm sóc và QIAO dục CON Cát -¿- 25+ +32 S£+t+EvE+xeEeteererrsrererrs 116

3.2.1 Các vấn đề lao động nữ và việc chăm sóc-giáo dục mầm non trong bối cảnh kinh tếxã hội thay đỔi ¿2222221 +Ex xe xEEE21121121121111111121121121111 1xx xe 116

3.2.2 Những chính sách thực hiện hệ thống hỗ trợ hai hoà giữa gia đình va công việc

"s5 122

3.3 Tình hình chăm sóc giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non trong các doanh nghiệp Seo 129

Trang 5

3.3.1 Một vài nét chung về thực trạng chăm sóc giáo dục trẻ em lứa tuôi mâm non khu vực

công nghiệp Hàn Quốc - 2 2 2 E2 E+EE+EE+EE£EEEEEZEE2EE2EEeExrrxerxee 1293.3.2 Tình hình các cơ sở Giáo dục mầm non tại nơi làm việc hiện nay 1353.3.3 Kết quả điều tra xã hội hoc tại một số doanh nghiệp SEOUL 137

3.4 Một số nhân xét -222++++++22222211111111222222211111111 2111111111 re 145

Chuong4 BƯỚC ĐẦU SO SÁNH CÁC HÌNH THUC CHAM SOC VÀ GIÁO DỤC

TRE EM LUA TUOI MAM NON LA CON CAI NGƯỜI LAO ĐỘNG.

TRONG MOT SO DOANH NGHIEP O HA NOI VA SEOUL

4.1 Nhận xét chung về quá trình xây dung sự nghiệp chăm sóc va giáo duc mam non của Việt

Nam và Hàn Quốc 2-2 ©+++++9EEEESEEEEEEE111211121112711711E111.111e 1.1 xe 148

4.2 So sánh vê khía cạnh văn hóa của phụ nữ va giáo dục con cái 151

4.3 So sánh về quan niệm Xã hội hóa giáo dục mam non Việt Nam và Hàn Quốc 1524.3.1 Xã hội hóa giáo dục mầm non Hàn Quốc 152

4.3.2 Xã hội hóa giáo dục mầm non Việt Nam -¿-2- + szs+x+zs+2 154

4.3.3 Sự tương đồng và khác biệt về Xã hội hoá giáo dục mầm non Việt Nam và Hàn Quốc

4.5 So sánh nhận thức và thực trạng chăm sóc và giáo dục mầm non trong một số doanh nghiệp

4.5.4 Mức độ hài lòng của phụ huynh khi gửi con ở cơ sở GDMN của công ty 174

4.5.5 Về chi phí GDMN -2- 55c ©5£2S22EE2EEEEEEEEEEE 2121121121111 E1 rxeC 175

Trang 6

4.6 Một số nhận xét -2- 22 t+2EE+EEESEE2EEEEEEEEEE2E112E121121112112111711 11212 xe 178

KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ

1 Kết luận -2¿¿©22++2+2EEEE2EE11222211112711127111127111.2.7111 111 1.10 errye 183

2 Khuyến nghị 2-22£©S+<9EEE9EEE2E11122111227111771127112111.2711.1.1Xe 1e re 185

DANH MỤC CÔNG TRINH KHOA HỌC LIÊN QUAN DEN LUẬN ÁN 191

DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO -2¿ ¿2225vczz+cczxez 192

Trang 7

\© ON Hn FW t3 =

NHUNG CHU VIET TAT TRONG LUAN AN

Bộ LDTB & XH

BV,CS-GD TECS-GD

CS-GDMNCS-GD TE

Chăm sóc và giáo dục mầm non

Nhà xuất bản

Trẻ em lứa tuổi mam non

Uỷ ban Dân số Gia đình và Trẻ em

Xã hội chủ nghĩa

Xã hội hoá giáo dục mâm non

Trang 8

DANH MỤC CAC BANG TRONG LUẬN AN

Bảng 1 1 Sự khác biệt trong quan điểm nuôi day trẻ đối với 31từng loại hình phúc lợi quốc gia

Bảng 1.2 Việc làm cho nữ giới và sự hỗ trợ đối với trẻ em và 40gia đình

Bảng 1.3 Việc làm của nữ giới và chính sách GDMN theo từng 42

loại hình phúc lợi quốc gia

Bang 2 | Phat trién Mau gido Viét Nam (1945~1965) 52Bang 2 2 Hệ thống quan lí nhà nước về giáo dục trẻ em 61Bảng 2 3 Các chính sách theo thời kì 62Bảng2.4 Tổng số lao động nữ các doanh nghiệp theo loaihinh 64Bảng 2 5 Lý do của cơ hội tuyên dụng khác nhau-theo giới 66

Bang 2.6 Phân công lao động gia đình 69

Bảng 2 7 Sự phát trién GDMN ở cơ quan, xí nghiệp giai đoạn 85

Bảng 2 8 Tình hình của 2 công ty 92

Bảng 2.9 Nhận thức của lao động về điều kiện hoạt động cơ sở 97

Bảng 2.10 Hiệu quả của GDMN tại noi làm việc 100

Bảng 2.II Dong góp của GDMN trong nơi làm việc cho côngty 100Bảng 3 1 Sự thay đổi chính sách GDMN trong từng thời ki 110Bang 3 2 Thống kê tình hình chăm sóc giáo dục trẻ em 112

Bảng 3.3 Sự thay đổi hệ thống CS-GDMN các thời kỳ theo luật 114

Bảng 3 4 So sánh Luật CS-GDTE LTMN trước và sau khi sửa đổi 115Bảng 3.5 Những tác nhân gây trở ngại đối với công việc của II9

phụ nữ

Bảng 3 6 Ty lệ lao động phân theo hình thái tuyển dụng và giới 122

tính

Trang 9

Bảng 3 7Bảng 3 8Bảng 3 9Bảng 3.10

Bang 3.11Bang 3.12

Bang 3.13

Bang 3.14Bang 3.15

Bang 3.16Bang 3.17Bang 3.18Bang 3.19Bang 3.20Bang 4.1

Bang 4 2

Bang 4 3

Bang 4 4

Bảng 4 5Bảng 4 6

Những biện pháp thực hiện tăng cường sức lao động nữ

Các biện pháp hỗ trợ người lao động và CS-GDMN

Tình hình trợ cấp nghỉ chăm sóc con nhỏTrợ cấp cơ bản CS-GDMN Tư thục

Lý do lao động gửi con cơ sở GDMN tại nơi làm việc

Quan điểm và chính sách Xã hội hoá của Hàn Quốc và

Việt Nam

Về tổ chức quản lí, chỉ đạo ngành CS-GDMN

Dự toán chi phí thành lập, quản lý cơ sở GDMN tại nơilàm việc

Các chính sách liên quan đến GDMN tai nơi làm việc

Những ảnh hưởng đối với doanh nghiệp có cơ sở GDMN

Nhận thức của phụ huynh về trách nhiệm thanh toán

chi phí GDMN tại nơi làm việc

134136137138141142144157162165169172177

Trang 10

DANH MỤC CÁC BIÊU ĐÒ TRONG LUẬN ÁN

Biểu đồ 1 1 Các yếu tô làm gia tăng nhu cầu nuôi dạy trẻ 43Biểu đồ 2 I Tình hình cơ sở GDMN thời kỳ 1965 — 1986 54Biểu đồ 2 2 Các nguồn đầu tư cho giáo dục mầm non 56

Biểu đồ 2 3 Các nguồn đầu tư cho giáo dục mầm non 58

Biểu đồ 2.4 Số trường và loại hình trường dục mam non 60Biểu đồ 2 5 Ty lệ tham gia LD khu vực công nghiệp theo giới tính 63Biểu đồ 2 6 Tổng số lao động nữ các doanh nghiệp theo loại hình 64Biểu đồ 2 7 Việc làm có thu nhập thường xuyên theo giới tính 67Biểu đồ2.8 Việc làm có thu nhập không thường xuyên 68

Biểu đồ 2.9 Tình hình nhà trẻ xí nghiệp, cơ quan (1965~1986) 88Biểu đồ 2.10 Những khó khăn trong công việc và CS con cái 93Biểu đồ 2.1! Chi phí GDMN bình quân một tháng của các hộ gia 95

Biểu đồ 3 6 Trợ cấp quản lí của chính phủ cho cơ sở GDMN 141

của công ty

Biểu đồ 3.7 Học phi GDMN tại nơi làm việc/1 tháng 143

Biểu đồ 3 8 Ý kiến đối với học phí GDMN 144Biéu đồ 4 1 Quan niệm của người lao động về sự cần thiếtcủa 171

cơ sở GDMN tại nơi làm việc

Biéu đồ 4 2 Sự hài lòng về dịch vụ cơ sở GDMN của công ty 174

Biểu đồ 4 3 Học phí GDMN so với thu nhập gia đình 176

Trang 11

PHAN MỞ DAU

1 Tinh cap thiét va ly do chon dé tai

Van đề giới nay sinh từ rat lâu cùng với sự nảy sinh của con người và xãhội nhưng khoa học về giới thì rất trẻ Các nhà nghiên cứu đã tìm ra mối quanhệ mẹ - con và chính mối quan hệ này đã chi phối sâu sắc đến mối quan hệ

giới (VỢ - chồng) ở nhiều xã hội, chính sự vướng bận về con cái đã khiến cho

phụ nữ rất vất vả và thiệt thòi hơn so với nam giới Phụ nữ công nhân cũngkhông ngoại lệ Trên thực tế xã hội mà tri thức là căn bản thì quyền bình dangtrong tuyên dụng nam nữ được xem như là một trong những van dé trọng tâmtrong việc bảo vệ nhân quyền Khi quyền bình dang được thực hiện, moi

người sẽ không bị phân biệt giới tính và có thê làm việc theo năng lực và nhucầu của bản thân.

Đối với lao động nữ, vấn đề càng trở nên cấp thiết Trong suốt chiều dàilich sử, họ đã vượt qua muôn vàn khó khăn dé đến giữa thế kỷ XX mới dan

khẳng định được vị thế tương xứng cua mình so với nam giới Họ đã được coi

là một lực lượng lao động không thé thiếu của toàn xã hội Tuy nhiên, dù muốnhay không, vấn đề chăm sóc, giáo dục con cái vẫn đè nặng lên vai người phụnữ Ai cũng dé dàng thay được những thiệt thòi của ho trong việc công hiến sức

lực và tài năng cho xã hội vì gánh nặng con cái Đồng thời, không phải ở đâuho cũng được đối xử bình dang Ngay ở một quốc gia phát triển, vì con cái vànhững hệ lụy liên quan mà một số không nhỏ phụ nữ đã phải nghỉ việc, mấtviệc hay gián đoạn việc làm Tình trạng này có thê xem như là đã đi chệchkhá xa việc đảm bảo quyền lao động liên tục cũng như việc thực hiện bình

đăng giới Trong tương lai, chắc chắn phụ nữ sẽ có vai trò to lớn hơn trong độingũ lao động chất lượng cao Mô hình cơ sở Giáo dục mầm non từ trước tới

nay van gan liên với vân đê việc làm của phụ nữ chứ không phải cua nam gi0i.

Trang 12

Việc chăm sóc, giáo dục con cái ở mỗi đất nước, mỗi xã hội, mỗi thời kỳ

lại có những chính sách thể hiện những quan điểm khác nhau Thậm chí cảmột chế độ cũng được thiết lập dựa trên quan điểm mang tính lịch sử, tínhtriết học đó Khi vấn đề chăm sóc, giáo dục trẻ em, nhất là trẻ em lứa tuổimam non không có được sự hỗ trợ từ phía quốc gia và xã hội thì tỷ lệ nghỉviệc của lao động nữ tăng lên là điều tất yêu Có thé tình trạng nghỉ việc chưaxảy ra, họ vẫn tiếp tục công tác nhưng họ cũng sẽ rất dé bị stress do rất nhiều

các van đề cá nhân liên quan đến việc giáo dục, nuôi dạy con cái Do đó, điều

khó tránh khỏi là hiệu quả làm việc bị giảm sút Hiện nay, đối tượng có nhu

cầu cấp bách về cơ sở giáo dục mầm non là lao động nữ.

Đến nay, hầu như ai cũng đã nhận thức được rằng việc nuôi dạy giáo dụccon cái không phải là trách nhiệm của chỉ riêng gia đình hay phụ nữ mà làtrách nhiệm của cả quốc gia, xã hội, doanh nghiệp và các bậc cha mẹ Dé cóđược một nhận thức như thế, Hàn Quốc đã trải qua một chặng đường rất giannan Về mặt đường lối, Chính phủ Hàn Quốc đã phải liên tục điều chỉnh chính

sách, chế độ chăm sóc, giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non để một mặt cáccháu và cha mẹ các cháu được thụ hưởng những điều tốt đẹp nhưng mặt khácquan trọng hơn là đảm bảo bình đăng giới Sự tham gia của phụ nữ vào nềnkinh tế ngày càng được khăng định và các cơ quan, các doanh nghiệp cũng

như mọi địa phương, mọi người nghiêm chỉnh thực hiện pháp lệnh, nghị địnhđể vừa “giải phóng” phụ nữ, vừa để phụ nữ đóng góp sức mình vào sự pháttriển của đất nước.

Từ khi bước vào Đối mới, tốc độ phát triển của Việt Nam rất nhanh.

Nhiều doanh nghiệp với nhiều loại hình ra đời và lớn mạnh nhanh chóng Số

lượng người lao động, trong đó có lao động nữ trong một số doanh nghiệp lên

đến hàng nghìn Từ đó, nhiều vấn đề được đặt ra và đang dần được giải quyết

như thu nhập, giờ giâc làm việc, bảo hiém của người lao động Tuy nhiên,

Trang 13

theo sự quan sát của chúng tôi thì việc chăm sóc con cái của người lao động

lại chưa hoặc rất ít được quan tâm, đặc biệt là các cơ sở giáo dục mầm non

trong các doanh nghiệp Gần đây nhiều vụ việc nhức nhối liên quan đến buônglỏng trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ em ở Việt Nam khiến dư luận phải giậtmình Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã phải sửa chữa một SỐđiểm trong kế hoạch phát triển ngành mầm non và đặc biệt là tăng cường

giám sát, quản lí lĩnh vực giáo dục quan trọng này.

Chúng tôi chọn địa bàn Hà Nội và Seoul làm nơi khảo sát, nghiên cứu

bởi vì cả hai thành phố đều là Thủ đô, đều là trung tâm chính trị, kinh tế và

văn hóa của mỗi nước Hà Nội đang trên đường Hiện đại hoá - Công nghiệp

hoá và từ khi Việt Nam gia nhập WTO (2007), thành phố này càng thu hút

nhiều lao động từ khắp các nơi đến làm việc tại các khu công nghiệp cũngnhư các lĩnh vực kinh tế mới Còn thành phố Seoul chiếm 26% tổng số dân sốHàn Quốc, là khu vực bao gồm các ngành công nghiệp lớn nhất nước Nhữnggi hiện đã và đang diễn ra ở Hà Nội và Seoul đều chắc chăn là tiêu biểu cho

sự phát triển ở Việt Nam và Hàn Quốc.

Việc tìm hiểu các hình thức CS-GD trẻ em LTMN là con cái lao động nữ

ở Hà Nội và Seoul, vì thế, mang ý nghĩa điển hình và có sức khái quát cao.

Chúng tôi thiết nghĩ, với khuôn khổ, thời gian dành cho một luận án và bằng

sức lực của một nghiên cứu sinh, việc khảo sát toàn bộ tình hình CS-GD trẻ

em LTMN của Việt Nam rồi so sánh với Hàn Quốc là một điều rất khó khăn.Vì thế, sẽ là hợp lí khi luận án chọn Hà Nội làm địa bàn khảo sát, sau đó so

sánh với Seoul.

Nghiên cứu, so sánh việc CS-GD trẻ em LTMN giữa Hà Nội va Seoul của

chúng tôi cũng sẽ đưa ra nhiều thông tin thú vị và quan trọng vì Việt Nam vàHàn Quốc là hai nước cùng ở châu Á nhưng có hai chế độ chính trị và trìnhđộ phát triển khác nhau Kinh nghiệm của hai nước sẽ được lý giải trên

Trang 14

phương diện khoa học và thực tiễn.

Hy vọng luận án này sẽ tìm ra một phương án giảm bớt gánh nặng nuôi dạy

con cái và hỗ trợ cho người phụ nữ để họ vừa đảm bảo việc cơ quan vừa đảmbảo được cuộc sống gia đình, thông qua việc thiết lập hệ thống và cải cách thé

chế giáo dục mam non tại nơi làm việc, dam bảo quyền lao động liên tục cho laođộng nữ Chúng tôi cũng hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ góp phần vào việc xoábỏ sự phân biệt đối xử lao động trong tuyển dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho

nhân lực có tay nghề, từ đó góp phần vào việc sử dụng nguồn nhân lực nữ mộtcách có hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của quốc gia.

Bằng tất cả những điều như vừa trình bày ở trên, chúng tôi nghĩ rằng

triển khai việc “Nghiên cứu các hình thức chăm sóc, giáo dục con em người laođộng trong lứa tuôi mâm non tại các doanh nghiệp” là quan trọng và cân thiệt.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.1 Hàn Quốc

Ở Hàn Quốc, thập kỷ 60-70, mối quan tâm lớn nhất là phát triển kinh tế, dođó đông đảo lao động nữ đã rất tích cực tham gia vào mọi lĩnh vực cua nên kinhtế Tuy nhiên, phúc lợi cho người lao động, đặc biệt là lao động nữ cũng như concái của họ thì chưa được quan tâm đúng mức Mặt trái của sự phát triển kinh tếlà van đề gia đình và lao động nữ Dé bảo vệ các bà me va dé phụ nữ vừa làmviệc trong gia đình vừa làm việc trong công sở, chính phủ đã ban hành hai bộ

luật liên quan đến lao động nữ là Luật Bình dang nam nữ trong tuyên dung laođộng (năm 1987) và Luật Chăm sóc và giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non (năm

1991) Trong hai luật này có quy định các chủ doanh nghiệp có nghĩa vụ phải

thành lập các cơ sở giáo dục mâm non tại nơi làm việc.

Trang 15

Hai thập kỷ gần đây, vấn đề này đã được giới nghiên cứu (trong các Bộ,Viện, các Đại học, kê cả Đại học Quân sự ) quan tâm nhiều Cho đến thời

điểm này, đã có hơn 130 luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ, đề án của các Bộ

Lao động và Bộ Binh dang giới, các Viện nghiên cứu phát triển Giới và phụ nữ

v.v đề cập đến GDMN tại nơi làm việc Cụ thé, trong thời gian đầu thập kỷ 90,các nghiên cứu hướng đến vấn đề ““Tình hình lao động nữ và việc chăm sóc concái của lao động nữ”, vấn đề “Nhu cầu lao động nữ và việc chăm sóc giáo dục

con”, đặc biệt là làm rõ “Khái niệm về cơ sở GDMN tại nơi làm việc” Cácnghiên cứu này nhắn mạnh đến những khái niệm mới và cung cấp hiện trạng

thị trường lao động Hàn Quốc trong quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá.

Họ cũng xác định nội dung và phạm vi của khái niêm hỗ trợ cơ sở GDMN tạinơi làm việc là trách nhiệm của chủ doanh nghiệp và chính phủ Hơn nữa,chính phủ phải nhận thức được rằng sự nghiệp chăm sóc giáo dục con cái củalao động nữ là một loại phúc lợi xã hội dé phát triển đất nước.

Đến những năm 2000, chính sách về việc thành lập cơ sở GDMN tại nơi

làm việc đã hoàn chỉnh Do vậy các nghiên cứu chủ yếu hướng tới những vẫn

đề thuộc chiều sâu như “Phương án đây mạnh dịch vụ cơ sở GDMN tại nơi

làm việc” và “Các phương pháp chất lượng GDMN tại nơi làm việc” v.v Thời gian này từ đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Lao động và Bộ Bìnhđăng giới đã có hàng loạt đề án về tình hình chăm sóc, giáo dục mầm non con

cái lao động nữ được xây dựng.

Trong số những công trình khoa học tiêu biểu, phải kể đến “Nghiên cứu

các hình thức chăm sóc, giáo dục lứa tuổi mam non trong doanh nghiệp khu

vức Seoul” do PGS.TS Lee Kyungsuk chủ biên (2002) Công trình đã khảo

Trang 16

sát 28 đơn vị doanh nghiệp và 708 lao động có con nhỏ và đưa ra những giảipháp mang tính chiến lược quốc gia để giải quyết việc làm cho người lao

đông nữ kết hợp với việc chăm sóc, giáo dục con cái Luận án tiến sĩ năm2002 của Kim Taeyun, “Thực trạng và các vấn đề cơ sở GDMN tại nơi làm

việc”, cũng là một công trình đáng chú ý Luận án này có đề cấp đến thựctrạng lao động nữ và chăm sóc, giáo dục con cái, Trước đó, năm 2000, SinKyungmi công bồ luận án “Nghiên cứu về mức độ hài lòng và nhu cầu về cơ

sở GDMN tại nơi làm việc của lao động nữ”, Kim Rijin có “Nghiên cứu vềmặt tâm lý học về Stress của lao động nữ trong việc chăm sóc, giáo dục mầmnon” Các nghiên cứu này đều nói rằng vấn đề chăm sóc, giáo dục con cái của

lao động nữ không phải là của gia đình Gia đình là chủ thể truyền thống,đương nhiên nên vấn đề không được đặt ra nữa Ngày nay, nói đến CS-GDcon cái lao động nữ là nói đến trách nhiệm hoàn toàn của xã hội, trong đóchính phủ là chủ thé trung tâm Do đó chính phủ phải chủ động day mạnh sựnghiệp này, phải cấu trúc hoá hệ thống và phải xây dựng cơ sở GDMN tai nơi

làm việc để tăng cường sức sản xuất lao động nữ.

Tác phẩm “Phương án phát triển Chăm sóc, giáo dục mầm non con cái

của lao động” của GS.TS Na Jung (2003) là công trình được đánh giá rất cao.

Trong công trình này, tác giả nhấn mạnh đến sự biển đổi dân số và môi trườnggia đình, đến hoạt động kinh tế của phụ nữ, đến sự thay đổi nhân thức về việc

chăm sóc, giáo dục mam non v.v

Tóm lại, có thé nói, các công trình nghiên cứu trong hơn 20 năm qua ở

Hàn Quốc đã góp phần vào việc hoạch định các chính sách lao động và chăm

sóc, giáo dục lứa tuôi mâm non nhăm phát triên kinh tê-xã hội.

Trang 17

2.2 Việt Nam

Ở Việt Nam, cho đến nay van dé chăm sóc, giáo dục trẻ em lứa tuổi mầmnon nói chung vả trẻ em1 ta tuổi mam non là con cái ng ười lao động trongdoanh nghiệp nói riêng chưa được nghiên cứu chuyên sâu kê cả về mặt xã hộihọc lẫn mặt giáo dục học Theo sự tìm hiểu của chúng tôi, chưa có nhiều công

trình nghiên cứu về vấn đề này Nhưng nghiên cứu về các vấn đề xã hội hoá

giáo dục mam non và van dé lao động nữ có khá nhiêu.

Trong số những công trình khoa học về lao động nữ có “Nữ công nhânkhu vực công nghiệp ngoài quốc doanh và dịch vụ trợ giúp pháp lý ở Việt

Nam” của Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia do ThS Trần

Hàn Giang chủ biên (2002) Công trình đã khảo sát về van đề lao động nữ liênquan đến với quyền lợi của nó để giải quyết những vấn đề xã hội, kinh tế vàluật pháp nảy sinh trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam.Trong đó có “Một số nét về điều kiện làm việc của nữ công nhân khu vựcngoài quốc doanh ờ Hà Nội” của TS Ngô Tuấn Dung (2001) và “ Nâng cao

nhận thức về quyền pháp lý cho lao động nữ” của ThS Phạm Thanh Vân.

Luận án tiến sĩ năm 2005 của Dương Thị Thanh Huyền “Xã hội hoá giáo

dục mầm non và những biện pháp thực hiện trên địa bàn Hà Nội” cũng là mộtcông trình đáng chú ý Luận án này có đề cập đến Trong công trình này, tác

giả nhẫn mạnh đến giáo dục mam non là sự liên kết phối hợp chặt chẽ giữa

các ban ngành, đoàn thé tô chức xã hội, các gia đình và nhiều cá nhân tham

gia vào một diện rộng với nhiều hoạt động xã hội hoá phong phú Trong đó

hiệu quả nhất là việc đầu tư các nguồn lực, đa dạng hoá các loại hình GDMN,

tiép cận các phương pháp giáo dục tiên tiên ở các nước trong khu vực

Trang 18

Sự lựa chon dé tai luận án : “Nghiên cứu các hình thức chăm sóc giáo dụccon em người lao động trong lứa tuổi mam non tại các doanh nghiệp ở Hà Nội

và Seoul” của chúng tôi chính là nhăm hướng tới việc nhận thức và lý giải vềmặt xã hội học những van dé trên Cũng chính vi vậy , khi tiếp cận đề tai,

chúng tôi gặp khó khăn là tư liệu nghiên cứu từ Việt Nam quá ít Cơ sở tư liệu

làm chỗ dựa cho nghiên cứu của chúng tôi chỉ là các v ăn bản mang tính pháp

lí, các báo cáo tông kết, các tập giáo trình

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích

Luận án sé tập trung nghiên cứu các hình thức CS-GD trẻ em LTMN là

con cái nữ công nhân, viên chức trong doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc,tìm hiểu những nhân tố tác động đến các hình thức đó và hiệu quả của nó vớithực tế Qua nghiên cứu này, luận án sẽ đề xuất một số giải pháp cho việc CS-GD trẻ em LTMN trong các doanh nghiệp ở Seoul và Hà N ội để các doanh

nghiệp có thé vừa phát triển được sản xuất bền vững, bảo đảm được chế độ

với người lao động và vừa có thể đóng góp vào việc thực hiện bình đăng giới

nói chung.

3.2 Nhiệm vụ

- Tim ra cơ sở lý luận và phương pháp luận của đối tượng nghiên cứu

- Tiến hành diều tra xã hội học và thu thập tài liệu liên quan

- Tìm hiéu các hình thức CS-GD trẻ em LTMN trong các doanh nghiệp ở

Hà Nội và Seoul

- So sánh đê tìm ra các điêm mạnh, điêm yêu của các hình thức CS-GD

Trang 19

trẻ em LTMN là con cái người lao động ở mỗi thành phó.

- Xây dựng các giải pháp chính sách dé giải quyết về việc CS-GD trẻ em

LTMN cho các doanh nghiệp

3.3 Đóng góp của đề tài

- Về mặt lý luận

Luận án được thực hiện một cách có hệ thống theo hướng xã hội học.Chúng tôi hy vọng sẽ đóng góp vào việc nghiên cứu lý thuyết về “các hình

thức CS-GD trẻ em LTMN là con em người lao động” va “cơ sở GDMN tại

nơi làm việc” ở Hàn Quốc và Việt Nam, hai quốc gia vừa có nét tương đồng

vừa có nét khác biệt Luận án sẽ góp phần bổ sung cho các chuyên ngành xãhội học lứa tuổi, xã hội học gia đình, xã hội học giới, xã hội học đồ thị, xã hội

học quản lý v.v

- VỀ mặt thực tiễn: Luận án hy vọng có thé đóng góp cơ sở khoa học chocác nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu, các thầy cô giáo và các

nhà hoạt động xã hội Chúng tôi cũng nghĩ luận án có thể giúp người lao động

có sự lựa chọn tối ưu trong việc chăm sóc va giáo dục con cái thuộc LTMN.

Luận án cũng giúp cho các chủ doanh nghiệp hai nước cải thiện chính sách

của minh, mở ra các cơ sở giáo duc mam non tại chỗ dé tăng cường hiệu quảsản xuất và chính sách xã hội Xa hơn, chúng tôi hi vọng sẽ đóng góp một

phần nhỏ bé vào việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội bền vững

cho môi nước.

Trang 20

4 Đối tượng, Khách thé và Phạm vi nghiên cứu

4.1 Đôi tượng nghiên cứu :

- Vân đê, hình thức chăm sóc, giáo dục trẻ em lứa tuôi mâm non nói chung,- Vân đê, hình thức chăm sóc, giáo dục trẻ em lứa tuôi mâm non con em

người lao động tại các doanh nghiệp Seoul và Hà Nội.

4.2 Khách thể nghiên cứu :

Lao động nữ, lãnh đạo doanh nghiệp, cán bộ giáo dục, các nhà hoạch

định chính sách, các nhà quản lý lao động nữ, cán bộ nghiên cứu.

4.3 Phạm vỉ nghiên cứu

- Về thời gian: nghiên cứu các hình thức chăm sóc, giáo dục trẻ em lứa

tuổi mầm non con em người lao động, chủ yếu tập trung vào thời điểm từ năm

2006 đến năm 2008.

- Về không gian: Tiêu chí lựa chọn đôi tượng nghiên cứu khảo sát làdoanh nghiệp có thường xuyên trên 100 lao động nữ và có số lao động nữ từ30% trở lên so với tong số lao động có mặt thường xuyên của doanh nghiệp

(theo khái niệm từ Điều 5, Nghị định 23/CP , 06/11/1997) và có trường mam

non đang hoạt động trong khu vực Hà Nội và Seoul Việc thực hiện khảo sátphía Việt Nam có nhiều hạn chế Hiện nay doanh nghiệp có trường mầm non

trong khu vực Hà Nội không có nhiều, chỉ 2-3 doanh nghiệp.

Vì lý do trên, chúng tôi đã tiến hành khảo sát các hình thức CS-GD trẻem LTMN con em người lao động của 2 doanh nghiệp Việt Nam có trường

mâm non và một doanh nghiệp 100% vôn nước ngoài có kê hoạch xây dựng

10

Trang 21

trường Mam non trong noi làm việc Tổng số điều tra phỏng van bằng banghỏi có 152 người lao động.

Về tình hình Hàn Quốc , chúng tôi sử dung tài liệu “Nghiên cứu chínhsách phát triển cơ sở giáo dục cho con cái lao động nữ tại khu vực Seoul” củaBộ lao động (Lee Kyung-suk, 10.2002) Trong đó đã tiễn hành điều tra xã hộihọc từ 28 doanh nghiệp có trường mam non và 708 người lao động.

4.4 Dữ liệu nghiên cứu

Từ khách thé, đối tượng và phạm vì nghiên cứu, đề tài sử dụng dữ liệucó săn của Bộ Giáo dục đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổngcục Thống kê, Liên đoàn Lao động Việt Nam Dữ liệu Hàn Quốc lấy từ BộBình đăng Giới, Bộ Giáo dục đào tạo, Bộ Lao động, Tổng CỤC Thống kê và

Viện phát triên nữ giới v.v

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở phương pháp luận

Luận án về các hình thức CS-GD trẻ em LTMN là con em người lao độngđã được chúng tôi tiến hành Việt Nam đang trong thời kỳ Công nhiệp hoá-Hiện đại hoá, đặc biệt là thời kỳ chuyên sang kinh tế thị trường dưới sự quản lýcủa Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa Do đó, cơ sở phương pháp

luận mà chúng tôi vận dụng là lý luận của triết học Mác-Lênin về hình thái

kinh tế xã hội Trong đó, chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện

chứng là cơ sở xuyên suốt đề tài nghiên cứu Quan điểm của chủ nghĩa duy vật

biện chứng là xem xét và giải thích các quá trình, các hiện tượng của đời sốngxã hội trong môi quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, có tính chất quy luật giữa chúng.

11

Trang 22

Chăng hạn, cần phải đặt việc CS -GDMN trong quan hệ giữa nhận thức của

lãnh đạo doanh nghiệp với cha mẹ trẻ thì mới thấy được bản chất của vẫn đề

Quá trình chyén sang nền kinh tế thị trường đã làm cho cơ cấu xã hội có

những biến đổi lớn Quan hệ kinh tế, quan hệ lao động thay đôi sẽ dẫn đến sựthay đối của quan hệ xã hội Tiếp theo, tat cả những biến đổi đó cũng sẽ dẫn đến

những biến đổi trong định hướng giá trị và nhận thức, hành vi của con người.Đến lượt mình những biến đổi trong định hướng giá trị lại tác động trực tiếp đến

quan hệ kinh tế và cơ cầu xã hội, tức là tác động trực tiếp đến cơ cấu lao động,gia đình và con cái Vì vậy, phải xuất phát từ những quan điểm của chủ nghĩaduy vật lịch sử, cụ thé là quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ lao động với tính

chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, phải xuất phát từ những quyđịnh của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng và tính độc lập tương đối

của kiến trúc thượng tang dé phân tích những biến đổi thực tiễn ở Việt Nam.

Mặt khác, xã hội thời kỳ quá độ tất yêu còn tồn tại đan xen những nhân tôcủa xã hội mới và xã hội cũ, do đó đề tài nghiên cứu không chỉ phải xuất phát

từ quan điểm về sự tồn tại khách quan của các thành phần kinh tế trong thời kỳ

quá độ mà còn phải xuất phát từ quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam là

xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa dưới sựquản lý của Nhà nước Luận án cũng sự dụng nhiều phương pháp luận của xã

hội học, đặc biệt là xã hội học Giới, xã hội học Gia đình, xã hội hoc đồ thị, Xãhội học quản lý, xã hội học lứa tuổi Luận án cũng cố gắng gắn kết các quan

điểm của các nhà xã hội học kinh điển, các nhà xã hội học hiện đại với thực tế

nghiên cứu đê tìm ra và phân tích các vân đê chính sách và khoa học.

12

Trang 23

5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Luận án sử dụng: Phương pháp nghiên cứu, phân tích các tài liệu có sẵn;

Phương pháp điều tra xã hội học bằng bang hỏi và phỏng van theo các tiêu chí

định lượng và định tính; Phương pháp lô-gích - lịch sử, phương pháp so sánh,

thống kê Cụ thê chúng tôi đã tiến hành như sau:

5.2.1 Phương pháp phỏng van sâu

Chúng tôi đã phỏng vấn sâu 33 trường hợp, gồm 8 lãnh đạo Công ty Việt

Nam và Hàn Quốc, 8 giáo viên mam non Việt Nam và Hàn Quốc, 10 lao động

nữ Việt Nam và Hàn Quốc, 5 cán bộ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vàPhòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, 2 cán bộ Tổng Liên đoàn Lao

động Hàn Quốc.

5.2.2 Phương pháp thảo luận nhóm tap trung : Chúng tôi tiến hành

thảo luận với:

- 4 nhóm lãnh đạo Công ty (Việt Nam, Hàn Quốc)

- 1 nhóm cán bộ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

- 1 nhóm cán bộ Viện chiến lược và chương trình giáo dục Hàn Quốc- 1 nhóm cán bộ Viện chiến lược phát triển chính sách Phụ nữ Hàn Quôc

- 2 nhóm giáo viên mâm non (Việt Nam, Hàn Quôc)

5.2.3 Phương pháp phóng vấn bảng hồi : Nhằm đánh giá đầy đủ chính

sách và thực trạng về GDMN trong doanh nghiệp, chúng tôi đã tiến hành khảo

sát 3 công ty ở trên dia bàn Hà Nội trong đó 2 công ty đã cô phan hoá, có trường

mam non là Công ty May 10 và Công ty Khoá Việt-Tiệp; 1 công ty 100% vốn

đầu tư nước ngoài, chưa có trường mầm non là Công ty Vina Korea Đồng thời,

13

Trang 24

chúng tôi đã tiến hành điều tra 152 người lao động có con nhỏ ở 3 công ty trênđịa ban Hà Nội Trong số này, nam giới chiếm 11.8%, nữ giới chiếm 88,2%;

64,5% là gia đình hạt nhân, 35,5% là gia đình chung với bố mẹ chồng; con dưới12 tháng có 12,5%, 2 - 3 tuổi có 26,3%, 3-4 tuổi có 42,8% và trên 5 tuổi có18,4% Nếu tính theo hình thức lao động, trong số 152 công nhân này có 42,8%thuộc biên chế chính thức, 57,2% là hợp đồng, 74,3% làm việc theo giờ hành

chính, 24,3% làm việc luân phiên 2 ca và 1,3% luân phiên 3 ca Bảng hỏi gồmcác nội dung

- Nhận thức về cơ sở GDMN trong xí nghiệp của lao động có con nhỏ- Nhận thức của phụ huynh về chi phí GDMN trong xí nghiệp

- Về hiệu quả của cơ sở GDMN trong xí nghiệp- Những kiến nghị của công nhân và lãnh đạo

- Những khó khăn của người lao động có con nhỏ

Từ 152 bảng hỏi đã thu thập được, chúng tôi tiễn hành xử lý kết quả điềutra bằng phương pháp thống kê xã hội học Chương trình thống kê SPSS 13.0

được sử dụng đề xử lý thông tin.

5.2.4 Phương pháp thu thập va phân tích thông tin, tư liệu

Dé tai cũng được thực hiện dựa trên những số liệu, tư liệu sẵn có liên quan

đến vấn đề nghiên cứu Các số liệu, tư liệu này được thu thập từ nhiều nguồn

khác nhau như: các đề tài nghiên cứu đã được công bố; các loại sách, báo, tạp

chí; các bài viết, tham luận hỏi thảo khoa học có liên quan; thông tin từ mạng

internet Bên cạnh đó, đề tài còn sự dụng một số tư liệu, báo cáo về điều kiệnkinh tê-xã hội, lao động và việc làm, chăm sóc và giao dục mâm non, v.v

14

Trang 25

6 Giả thuyết nghiên cứu, Khung lý thuyết

6.1 Giả thuyết nghiên cứu

1) Công cuộc công nghiệp hoá — hiện dai hoá của Việt Nam và Hàn Quốc đãtác động trực tiếp đến sự biến đổi kinh tế - xã hội của mỗi nước nói chung, thành

phó Hà Nội và Seoul nói riêng Do đó cơ cau dân số và gia đình, các yếu tô thitrường kinh tế - xã hội cũng thay đôi nhanh chóng.

2) Sự biến đổi kinh tế - xã hội đã có ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của lao

động nữ, mối quan hệ chủ thợ và hoạt động của doanh nghiệp

3) Có sự khác biệt giữa hệ thống chăm sóc giáo dục con em người lao động

trong lứa tuổi mầm non tại các doanh nghiệp ở Hà Nội và Seoul.

4) Việc chăm sóc giáo dục trẻ em tại doanh nghiệp sẽ mang lại lợi nhuận cho

chủ doanh nghiệp vì công nhân sẽ yên tâm lao động.

6.2 Khung lý thuyết

DIEU KIỆN KINHTE - XÃ HỘI VIỆT NAM VÀ HAN QUOC

Cơ cầu dân số Các yếu t6 thị trường | | Luậtpháp,chính sách

va gia đình kinh tê - xã hội lao động nữ và GDMN

- Sự gia tăng các gia - Nhu cầu lao động ; - Nhận thức về lao

đình2thêhệ = nữ tham gia kinh tê động nữ và con cái

- Sự giả hóa dân sô - Chi phí sinh hoạt - Hỗ trợ GDMN

Cac hình thức CS-GD con em người lao động

trong LTMN tại các doanh nghiệp ở Hà Nội va Seoul

15

Trang 26

¬ ; Chuong 1 ¬ l ;

CO SO LY LUAN VE LAO DONG NU VA GIAO DUC MAMNON TRONG BIEN DOI KINH TE - XA HOI

1.1 Một số khái niệm công cụ

1.1.1 Trẻ em lứa tuổi mầm non (Trẻ em LTMN)

Trẻ em là người chưa trưởng thành, còn yếu ớt về thé chat và non not vềtinh thần Trong khoa học trẻ em được định nghĩa nhiều cách khác nhau tuỳtheo cách tiếp cận của từng khoa học cụ thể Song tất cả các định nghĩa đềuthừa nhận trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ Thuật ngữ trẻ em dùng dé

chỉ một giai đoạn phát triển của con người từ lúc còn lọt lòng đến trước tuôi

trưởng thành.

- Theo từ điển Xã hội học: “Trẻ em là các lứa tuổi trước trưởng thành

còn gọi là thiếu nhỉ Về dân số học, khi nghiên cứu về tái sản xuất dân cư,thường lấy tuổi 15 làm ranh giới phân biệt trẻ em với trưởng thành ” [55]

- Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của nước Cộng hòa Xã hộiChủ nghĩa Việt Nam nêu rõ: “Tré em quy định trong luật này là công dân

Việt nam dưới 16 tuổi ” [33]

Có nhiều ý kiến khác nhau của các nhà nghiên cứu dé phân biệt độ tudi củatrẻ em Việt Nam chia ra tuổi sơ sinh (từ 0-1,5 tuổi), tuổi hài nhi (tuổi nhà trẻ, từ1,5- đưới 3 tuổi), tuổi mẫu giáo (từ 3-đưới 6 tuổi) Trẻ em lứa tuổi mầm non là

trẻ em được xác định tir độ tuổi 0 cho tới dưới 6 tuổi, bao gồm các thời ky: từ

0-1,5 tuổi (tuổi sơ sinh), từ 0-1,5-3 tuổi (được tham gia các lớp nhà trẻ) và từ 3-dưới

6 tuổi (được tham gia vào các lớp mẫu giáo) [45, tr.38]

Hàn Quốc quy định Trẻ em lứa tuổi mam non là từ 0 dén 6 tuổi (Đây là

16

Trang 27

lứa tuổi trước khi vào lớp 1, bắt đầu tiểu học) Mặc du hai nước quy định độtudi khác nhau nhưng đều coi Trẻ em lứa tuổi mam non là từ 0 đến tuổi trước

khi vào lớp 1, bắt dau tiểu học Trẻ em, từ lúc sinh đến 3 tuổi là thời kỳ hìnhthành trực tiếp tinh than và thé chất; từ 3 đến 6 tuổi là thời kỳ có nhiều biếnđổi về mọi mặt Ca 2 thời kỳ này đều rất quan trọng trong việc phát triển,trưởng thành của trẻ về tính cách, trí tuệ và thể lực Đây là lứa tuổi phụ thuộc

rât nhiêu vào người lớn, đặc biệt là người mẹ.

1.1.2 Chăm sóc và giáo dục trẻ em (CS-GD trẻ em)

Giáo duc là một thiết chế xã hội Thiết chế giáo dục ra đời, tồn tại vàphát triển theo quy luật, nhằm thực hiện các chức năng của nó, là truyền thụnhững hệ thống tri thức, kinh nghiệm xã hội, những hệ thống giá trị xã hộiđược tích luỹ, sáng tạo trong quá trình lịch sử Vào những thời điểm chuyêngiao thé ky (thé kỷ 19 và thé kỷ 20) nhà xã hội học Pháp Emile Durkheim

(1855-1917) coi chức năng cơ bản của giáo dục là truyền bá những chuẩnmực giá trị của xã hội Ông cho rằng Xã hội chỉ có thể duy trì nếu cácthành viên của nó có đủ một mức đông nhất (Homogenity): giáo dục tiếptục và được củng cô tính đồng nhất này bằng cách ngay từ đầu đã khắcghi vào đứa trẻ những sự giống nhau co bản (esssential similarities) màđời sống tập thê yêu cầu Nếu thiếu “sự giống nhau cơ bản” thì sự đoàn

kết và đời sống xã hội sẽ không thé có được Nhiệm vụ trọng yếu của mọixã hội là gắn toàn thể các cá nhân thành một khối thống nhất, nói cáchkhác là tạo ra sự đoàn kết xã hội Điều này hàm ý sự gắn bó với xã hội vàcảm giác rằng mình thuộc về xã hội còn quan trọng hơn cá nhân.Durkheim luận rằng Dé gan kết với xã hội, đứa trẻ phải cảm thấy rang

17

Trang 28

trong xã hội có một điều gì đó có thật, sống động và mạnh mẽ, nó chỉ phốicon người mà cũng nhờ nó mà đứa trẻ có được những gì tốt đẹp nhất.

Giáo dục và đặc biệt là dạy lịch sử là để liên kết cá nhân với xãh ội Nếulịch sử xã hội mà những đứa trẻ đang sống, được khơi dậy cho chúng thì

chúng sẽ nhìn nhận mình là một phần của một cái gì đó lớn hơn bản thân

và chúng sẽ phát triển tình cảm, gắn bó với nhóm xã hội được chấp nhận.

- Chăm sóc trẻ em là những hoạt động thường xuyên của người lớn tronggia đình, trong nhà trường và ngoài xã hội nhằm tác động đến trẻ để trẻ có thể

được nuôi dưỡng tốt và đặc biệt là dé trẻ hình thành bản chất con người.

- Giáo dục trẻ em là những hoạt động của người lớn nhằm tác động một

cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần và thé chat của trẻ dé trẻ dan dan

có được những yêu cầu mà người lớn đặt ra theo những tiêu chí của mỗi cộng

đồng xã hội.

Như vậy việc CS-GD trẻ em với vai trò là chế độ nhằm đảm bảo quyềnđược bảo hộ, quyền được giáo dục của trẻ em và quyền được làm việc của

người mẹ Đó là chế độ xã hội hỗ trợ cho mọi đứa trẻ được lớn lên lành mạnh

về tâm lý, phong phú trong các môi quan hệ g1ữa con người với con người.

1.1.3 Cơ sở giáo dục mầm non (cơ sở GDMN)

Từ những năm 1950, Parsons đã biện luận rằng sau khi xã hội hoá ban đầutrong phạm vi gia đình, thì nhà trường đóng vai trò trung tâm trong việc xã hộihoá Nhà trường là chiếc cầu nói giữa gia đình và xã hội, chuẩn bị cho trẻ nhữngvai trò làm người lớn Vì vậy, những tiêu chuẩn giáo dục ở nha trường khônggiống như những tiêu chuẩn giáo dục trong gia đình Bởi vì, trong xã hội mỗi cánhân được cư xử và đánh giá theo những chuẩn mực phổ quát (Universalictic

18

Trang 29

Standards) áp dụng cho tat cả mọi thành viên, không phân biệt mối quan hệ họhàng Tuy nhiên, trong xã hội công nghiệp phát triển, địa vị khi trưởng thành chủ

yếu đạt được nhờ vào sự nỗ lực của cá nhân Do vậy, đứa trẻ phải chuyền từ tiêuchuẩn đặc thù (Particularitic standards) được hình thành trong gia đỉnh sangnhững chuẩn mực phô quát Nhà trường là nơi chuẩn bi cho đứa trẻ trong bướcchuyên đồi này Nhà trường tạo ra các chuẩn mực phổ quát mà theo đó tat cả học

sinh đạt được vị trí của mình Hạnh kiểm của chúng được đánh giá qua thước đo

về các quy định của nhà trường Thành tích của chúng được đánh giá qua các kỳkiểm tra cùng một số chuẩn mực được áp dụng cho tất cả học sinh, không phân

biệt giới tính, chủng tộc, thành phần gia đình hay giai cấp, xuất thân Nhà trườnghoạt động theo các nguyên tắc dựa vào tài năng Địa vị đạt được cũng cơ bản là

dựa vào tài năng Giống như Durkhem, Parsons biện luận rằng nhà trường là mộtxã hội thu nhỏ Xã hội công nghiệp ngày càng hiện đại, ngày càng dựa trênnhững thành tựu hơn là những cái đã định sẵn, vào các chuẩn mực phô quát hơnlà cái chuân mực đặc thù, vào những nguyên tắc thành tích áp dụng chung cho

mọi thành viên Bằng sự phản ánh hoạt động tập thé như một xã hội, nhà trường

chuẩn bị cho các em các vai trò làm người.

Cơ sở giáo dục mam non (Cơ sở GDMN) là nơi giúp trẻ trải nghiệmcuộc sống tập thé một cách phù hợp ở một nơi với đầy đủ môi trường, tạođiều kiện giúp trẻ phát triển tốt về thé lực Và với ý nghĩa là nơi có vai tròchuyền tiếp một cách nhẹ nhàng từ môi trường gia đình sang môi trường nhà

trường cho trẻ, cơ sở GDMN là nơi đem lại cho trẻ mẫu giáo những kinh

nghiệm thực sự cần thiết Gần đây, do sự biến đổi về cơ cấu kinh tế, sự thayđổi cơ cấu gia đình từ mô hình gia đình nhiều thế hệ sang mô hình gia đình

19

Trang 30

hạt nhân (hai thé hệ) thì cơ sở GDMN lại càng trở thành cần thiết cho trẻ em.Năm 1782, Friedrich Froebel (Nhà giáo dục Đức) thiết lập và khai sinhdanh từ vườn trẻ (Kindergarten) Năm 1882, bà Kergomard (Pháp) dùng danhtừ Trường mẫu giáo (Ecole-maternelle) Năm 1907, bà Maria Monfessri (Ý)thành lập “Lacasa dei Bambini” (Nhà trẻ) va chủ xướng một phương pháp

giáo duc mẫu giáo nỗi tiếng đến ngày nay Chúng ta quen gọi “nhà trẻ” là nơi

gửi trẻ dưới 3 tuôi, “Mâu giáo” và “vườn trẻ ” đêu chỉ trẻ em ở từ 4-6 tuôi.

1.1.4 Cơ sở giáo dục mầm non tại nơi làm việc

Khái niệm “Cơ sở GDMN tại nơi làm việc” bao gom tat cả các trườnglớp mầm non trong các cơ quan, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, v.v Kháiniệm này không bao gồm các cơ sở GDMN thuộc khu vực nông thôn vàđường phó, ví dụ, doanh nghiệp X có nhiều lao động nữ nên người ta thànhlập 1 nha trẻ thì nhà trẻ này được gọi lá “cơ sở GDMN tại nơi làm việc”

Ngày nay, do sự biến déi về cấu trúc gia đình, về cơ cau nền kinh tế, nênphụ nữ càng có cơ hội tham gia vào các công việc xã hội Nhận thấy tình hìnhđó, nhiều nhà tuyên dụng đã nghĩ tới lợi ích kinh tế trong việc hỗ trợ phúc lợibăng cách xây dựng những khu nhà trẻ mà theo cách gọi bây giờ là “cơ sởGDMN (trường Mầm non) tai nơi làm việc” Có thé nói, hình thức CS-GD trẻ

em LTMN này là một trong những chế độ phúc lợi xã hội nhằm bảo đảm chocon cái người lao động, nhất là lao động nữ được CS-GD trong môi trường tốt,đây đủ, giúp cha mẹ có thê yên tâm làm việc với cường độ và hiệu quả cao.

1.1.5 Lao động

Khái niệm Jao động được xã hội học xem xét với tư cách là hiện tượng

20

Trang 31

xã hội nảy sinh, biến đổi và phát triển trong bối cảnh xã hội Theo quan niệmxã hội học mác-xít, "lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con

người và tự nhiên" Đặc điểm cơ bản quan trọng nhất của lao động là tínhmục đích, tính ý thức của hoạt động chế tạo, sử dụng phương tiện lao động désản xuất ra những sản phẩm cần thiết cho sự tồn tại, phát triển của con người.

Lao động là sự nỗ lực về mặt thê lực, tỉnh thần và tình cảm định hướng vào

việc sản xuất ra sản phâm nhăm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của cá nhân vàxã hội, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển năng lực người ở mỗi cá nhân.

Lao động không những là phương thức tồn tại, phát triển của cá nhân mà còn

là phương thức tồn tại và phát triển mỗi quan hệ giữa con người và xã hội.

Trong xã hội, lao động vừa tạo ra sản phẩm tiêu dùng và hang hoá trao đôi,

vừa tao ra giá tri sử dụng và giá tri.

1.1.6 Lao động nữ trong kinh tế xã hội

Theo các nhà kinh tế chính trị học, “lao động nữ kinh tế xã hội là sựchuyên môn hoá lao động, tức là chuyên môn hoá sản xuất giữa các ngành

trong nội bộ từng ngành và giữa các vùng trong nền kinh tế quốc dân” Theo

E Durkheim, có hai dạng: Phân công lao động bình thường và Phân công lao

động bat bình thường Trong đó sự phân công lao động bình thường là phân

công đảm bảo thực hiện chức năng một cách bình thường tức là tạo được sựđoàn kết xã hội Phân công lao động bat bình thường có thê là: “hình thức phichuẩn mực” (thiếu sự kiểm soát điều tiết từ hệ giá tri chuẩn mực xã hội )“hình thức cưỡng bức bat công” (cá nhân buộc phải chấp nhận vị trí lao độngkhông phù hợp với năng lực phẩm chất ); “hình thức thiếu đồng bộ” (Phân

công lao động thái quá dẫn đến thiếu sự hợp tác, mâu thuẫn )

21

Trang 32

Theo các nhà lý thuyết giới, hành động giới là “những chức năng xãhội, những khả năng và những cách thức của hành động thích hợp để cácthành viên của một xã hội căn cứ vào khi họ là một phụ nữ hoặc là một nam

giới”, hoặc: “Phân công lao động tuỳ theo giới là kết quả của sự phân biệtchức năng giữa hai giới trên cơ sở của sự thống nhất và sự phát triển về mặt

sinh học và đặc trưng kinh tế xã hội giữa hai giới”

1.2 Lý thuyết giáo dục và xã hội hoá giáo dục mầm non1.2.1 Lý thuyết giáo dục và giáo dục mầm non

1.2.1.1 Giáo duc xuất hiện cùng với đời sống xã hột của loài người.

Giáo dục vốn là một hiện tượng xã hội, một phương thức dé tồn tại và phát

triển của xã hội loài người với đặc trưng của nó là sự truyền thụ tri thức từ

người này cho người khác dé thành người.

Giáo dục là tac động có hệ thống đề con người có thêm năng lực vàphẩm chất cần thiết Giáo dục hiểu theo nghĩa rộng là hoạt động (hay quá

trình) chuyền giao hệ thống tri thức, kinh nghiệm xã hội của thế hệ này chocác thé hệ kế tiếp nhằm hình thành và phát triển nhân cách, đáp ứng nhu cầutồn tại và phát triển của đời sống xã hội trong từng giai đoạn lịch sử Theonghĩa hẹp, giáo dục gan với quá trình hình thành và phát triển hệ thống nhàtrường (Giáo dục nhà trường) là các hoạt động giáo dục có mục đích và nộidung xác định cho từng bậc học và loại hình nhà trường và được thực hiện

một cách có kế hoạch, có hệ thong trong khuôn khổ tô chức nhà trường.

Vì vậy, khái niệm của A Cardinet : sự giáo duc cơ bản tương tự như

“nhân cách cơ bản ” đã được Tô chức Giáo dục - Khoa học - Văn hoá của LiênHiệp Quốc (UNESCO) chấp nhận : là todn bộ những hoạt động dé tác thành

cho một nhóm người thiếu tổ chức hợp lý về những yếu tố văn hoá can thiết

22

Trang 33

cho sự phát triển Khái niệm này được nâng cao thành Quyền được giáo dục.Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều tiến tới ban bố Luật Giáo dục cho mọi

người trong xã hội Quyền được giáo dục là một tiêu chuẩn quan trọng trong hệthống bảo vệ nhân quyên trong xã hội văn minh hiện nay Rất nhiều định nghĩavề giáo dục đã minh hoạ cho khái niệm quan trọng và có phạm trù rộng lớn này.

GS Hà Thế Ngữ định nghĩa: “Giáo dục là quá trình đào tạo con ngườimột cách có mục đích, nhằm chuẩn bị con người tham gia đời sống xã hội,

tham gia lao động sản xuất, bằng cách tổ chức việc truyền thụ và lĩnh hội

những kinh nghiệm lịch sử - xã hội của loài người ” [37, tr.11].

Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau từ các góc độ khác nhau nhưng

chung quy lại có thé khang định: Giáo duc là một quá trình toàn vẹn hình thành

nhân cách, được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch, thông qua các hoạtđộng và các quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục, nhăm truyềnđạt và chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội của loài người [23, tr.15].

Như vậy, giáo dục với tư cách là một hoạt động của con người trong xã

hội có ba đặc trưng chủ yếu:

- Là quá trình đào tạo con người, hình thành những sức mạnh bản chất

của con người, tác động đến sự phát triển của con người.

- Là quá trình chuẩn bị cho con người tham gia đời sống xã hội, tham

gia các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội mà lĩnh vực chủ yếu là laođộng sản xuất.

- Quá trình đó được tiễn hành băng nhiều con đường, nhiều phương tiện,

nhiều biện pháp khác nhau song tat cả đều phải nhằm tổ chức dé người day vàngười học truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm đã tổng kết được trong

lịch sử của xã hội loài người.

23

Trang 34

1.2.1.2 Chăm sóc và giáo dục mam non

Giáo dục Mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc

dân Nó có tầm quan trọng đặc biệt trong sự nghiệp xây dựng và đào tạo thếhệ trẻ, vì giáo dục mam non là giai đoạn khởi đầu đặt nền móng cho sự hình

thành và phát triển nhân cách trẻ em Đây là thời kỳ tăng trưởng về cơ thé vàphát triển các mặt trí tuệ, tình cảm, xã hội nhanh nhất, nhân cách bắt đầu hình

thành, khối lượng những thu hoạch đạt được rất lớn khiến ta có thể coi sựphát triển trong những năm đó có tác dụng quyết đình rất lớn đến toàn bộ

tương lai sau này Ngược lại, những trục trặc về tăng trưởng và phát triển

trong thời kỳ này nếu không được phát hiện và khắc phục thích đáng có thé délại những hậu quả lâu dài, ảnh hưởng không ít đến việc rèn luyện những nănglực cần thiết mai sau.

Do vậy, chăm sóc và giáo dục mầm non có một vị trí ngày càng đượckhang định trong toàn bộ sự nghiệp giáo dục - dao tao con người Điều nàyhoàn toàn phù hợp với chủ trương day mạnh phát triển giáo dục củaUNESCO bao gồm 21 điểm, ở điểm 5 nhắn mạnh: “Giáo dục trẻ em trước

tuôi đến trường phải là một mục tiêu lớn trong chiến lược giáo dục”.

Việt Nam là nước đứng thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về

quyền trẻ em của Liên hiệp quốc (20/2/1990) chính thức cam kết cùng cộngđồng quốc tế ra sức bảo vệ, chăm sóc trẻ em, phân đấu cho tương lai tươi sáng

của trẻ em Việt Nam Mặt khác, để tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện camkết quốc tế đó và dé nâng cao trách nhiệm trong việc bảo vệ, chăm sóc, giáo

dục trẻ em, Nhà nước Việt Nam đã ban hành Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo

dục trẻ em (16/8/1991).

Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá

VIII đã định hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ công

nghiệp hoá, hiện đại hoá đã tiếp tục khẳng định mục tiêu của giáo dục mam non

24

Trang 35

đến năm 2020 là: “ Xây dựng hoàn chỉnh và phát triển bậc học mầm non cho hauhết trẻ em trong độ tuổi Phố biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các gia đình.” Và

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng tiếp tục nhân mạnh: “Chăm lophát triển giáo dục mầm non, mở rộng hệ thống nhà trẻ và trường lớp mẫu giáotrên mọi địa bàn dân cư ” Hội nghị của Thủ tướng Chính phủ (25/6/2002) bànvề phát triển giáo dục mầm non theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 2 (khóaVII) và Nghị quyết Dai hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã một lần nữa khang

định: Giáo dục mầm non là bộ phận quan trọng cấu thành hệ thống giáo dụcquốc dân, góp phần đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện.

1.2.2 Tiếp cận xã hội học và khoa học hữu quan với vấn đề xã hội

hoá giáo dục mầm non

1.2.2.1 Khái niệm xã hột hoá (socialization) đã được các nhà xã hội học

sử dụng để mô tả những phương cách mà con người học hỏi, tuân thủ theo cácchuẩn mực, các giá tri, các vai trò mà xã hội da dé ra và chính quá trình xã hộihoá này tạo cơ sở cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người Khái

niệm “xã hội hoá” chủ yếu được xem xét và hiểu biết ở bình diện xã hội học.Đây là một lý thuyết khoa học về sự hình thành và phát triển nhân cách con

người Lý thuyết này được đề xuất từ những năm cuối thế kỷ XIX Người dùngthuật ngữ này đầu tiên là Emile Durkheim (1858-1917) - nhà xã hội học Pháp.

Xã hội hoá là quá trình qua đó cá nhân học được cách ứng xử và suynghĩ theo sự mong đợi của xã hội.

Trong tâm lý học và xã hội học, thuật ngữ “x4 hội hoá” được dùng dé chỉquá trình cá nhân trẻ (đứa trẻ lúc sơ sinh) tiếp thu những kinh nghiệm xã hội -lịch sử loài người đã tích luỹ được, biến nó thành kinh nghiệm riêng, từ đó

hình thành những năng lực người, đảm bảo mỗi người có thể sống và hoạt

25

Trang 36

động với tư cách là một thành viên tích cực của xã hội Với ý nghĩa đó, có thểđịnh nghĩa về xã hội hoá như sau:

- Xã hội hoá là quá trình tương tác giữa các cá nhân và xã hội (tập thể),trong đó cá nhân học hỏi và thực hành những tri thức, những kỹ năng vanhững phương thức cần thiết để hội nhập với xã hội [55, tr.33 I].

- Xã hội hoá được định nghĩa như một quá trình, trong đó suốt cả đời cá nhâncon người học hỏi và biến thành của mình những yếu tố xã hội — văn hoá của

môi trường của mình, thu nhận chúng vào cơ cấu nhân cách của mình đưới ảnh

hướng của những kinh nghiệm và những tác nhân xã hội quan trọng, và do đó

mà thích nghi với môi trường xã hội mà mình phải sống trong đó [30, tr.356]

Cho dù các định nghĩa có khác nhau nhưng cốt lõi của xã hội hoá là sựtương tác, mối liên hệ, thuộc tính vốn có của con người, của cộng đồng nhằm

đáp ứng lại xã hội và chịu ảnh hướng của xã hội Nó là ho ạt động của con

người, của cộng động diễn ra trên tất cả lĩnh vực đời sống chính trị, kinh tế,văn hoá, xã hội, trong mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau.

Xã hội hoá là quá trình cá nhân nhờ hoạt động, tiếp thu giáo dục, giao

lưu mà học hỏi được cách sống trong cộng động, trong đời sống xã hội và

phát triển được khả năng đảm nhiệm các vai trò xã hội với tư cách vừa là cáthê vừa là một thành viên của xã hội.

1.2.2.2 Xã hội hoá giáo duc mam non

Xã hội hoá giáo dục mam non là quá trình tương tác giữa giáo dục và xãhội, trong đó giáo dục gia nhập và hoà nhập vào xã hội, vào công đồng, đồngthời xã hội tiếp nhận giáo dục như là công việc của mình, do mình và vì mình.Đây là mối quan hệ biện chứng Xã hội hoá giáo dục có tác dụng tích cực đến

26

Trang 37

quá trình xã hội hoá con người, xã hội hoá cá nhân.

Ở đây, cần phân biệt rõ khái niệm xã hội hoá cá nhân và xã hội hoá giáo dục.Nội hàm xã hội hoá cá nhân và cá thể hoá trong lý thuyết này không phải là nội

dung chủ yếu của xã hội hoá giáo dục như chúng ta đang bàn, mặc dù xét đến

cùng cũng phải tiễn tới một cách đúng hướng là xã hội hoá giáo dục mầm non

phải nhằm xã hội hoá cá nhân và cá thể hoá Vì vậy, cần thấy nội hàm của kháiniệm xã hội hoá giáo dục mầm non của Việt Nam không tương đồng với nội

hàm khái niệm xã hội hoá của nhiều nước trên thế giới, nhất là trong khu vực.

Đặt van đề xã hội hoá giáo dục mam non Việt Nam là tìm cách hoàn

nguyên bản chất xã hội của giáo dục, gắn giáo dục với xã hội, với cộng

đông Xã hội hoá giáo dục mầm non là thực hiện mối liên hệ phổ biến, có tính

quy luật giữa giáo dục và cộng đồng xã hội Thiết lập được mối quan hệ nàylà làm cho giáo dục phù hợp với sự phát triển xã hội.

- Ban chất và các đặc trưng của xã hội hoá giáo dục maém non : Xã hội

hoá GDMN là một bộ phận của xã hội hoá giáo dục nói chung Xã hội hoá

GDMN cũng phản ánh bản chất của luận đề “Giáo duc cho tat cả mọi người;tat cả cho sự nghiệp giáo duc” (Education for All, All for Education EFA - AFE).Ban chất của xã hội hoá GDMN là lôi cuốn moi lực lượng xã hội phat triểnGDMN để thực hiện giáo dục cho mọi trẻ em trong độ tuổi.

Xã hội hoá GDMN: Huy động mọi lực lượng xã hội cùng làm GDMN,

dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước Đó là nhiệm vụ chung của cáctrường, lớp mầm non, của cả gia đình trẻ và cộng đồng GDMN phải đáp ứng

được nhu cầu của xã hội, cộng đồng, đảm bảo mọi trẻ em đều được CS-GD ở

tất cả các loại hình giáo dục khác nhau, được hưởng thụ các dịch vụ GDMN.

27

Trang 38

Xã hội hoá GDMN có những đặc điểm sau: GDMN là bậc học đầu tiêntrong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho việc hình thành và phát

triển nhân cách trẻ em Do đó, phải thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng

CS-GD trẻ em trên cơ sở một sự phát triển đa dạng và ồn đình, phải đôi mớiphương thức nuôi dạy bằng những cải cách cơ bản và toàn diện Đó là sự cốgăng đầu tư và tăng cướng sự tham gia của toàn xã hội chăm lo cho trẻ thơ.Nó là điều tất yếu của giáo dục - cộng đồng và xã hội, là truyền thống tốt đẹp

của dân tộc, của mọi người lớn dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho trẻ emlứa tuổi mầm non “sữa dé em tho, lụa tặng già”, “dạy con từ thủa còn thơ”,

“vi tương lai con em chúng ta”.

1.3 Quan điểm về Lao động nữ và Giáo dục mầm non trong những biến

đổi kinh tế - xã hội

1.3.1 Quan điểm về lao động nữ của các nhà sáng lập xã hội học

Trong số 5 nhà sáng lập ra xã hội học: A.Comte, K.Marx, H.Spenser,E.Durkheim, M.Weber, chỉ có K.Marx và M.Weber được coi là có quan điểm

giải phóng về phụ nữ Những bài viết của K Marx đã có nhiều đóng góp vào

sự nghiên cứu phụ nữ Các khái niệm chính được sử dụng trong sự phân tích vềsự áp bức phụ nữ bao gồm sự tha hoá, áp bức kinh tế, giá trị sử dụng, lao động

phục vụ và phép biện chứng K.Marx cung cấp một khung phân tích về nhữngbất hoà trong hôn nhân do c ảnh sống nô lệ trong gia đình của phụ nữ Trong“Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” khi đấu tranh với những lời trách cứ củagiai cấp tư sản, K.Marx (và F.Angels) đã đề cập đến địa vị của người phụ nữ,đến những vấn đề gia đình Có một điều đáng chú ý là Marx rất coi trọng việctìm hiệu và nghiên cứu sự thật cụ thê của đời sông xã hội hiện đại Băng việc

28

Trang 39

sử dụng phương pháp phân tích số liệu thống kê và các công trình nghiên cứuxã hội rộng lớn, K Marx cho chúng ta thấy trong bộ Tư bản, nhiều vấn đề của

phụ nữ được K Marx đề cập với sự phân tích về sự ảnh hưởng của máy mócvà đại công nghiệp đến đời sống của người phụ nữ và gia đình họ.

1.3.2 Sự biến đối nhân khẩu trong gia đình

1.3.2.1 Nhu cau về phúc lợi xã hội đối với trẻ em và chính sách giáodục mam non

Sự biến đổi về cấu trúc và hình thái gia đình theo sự phát triển của xãhội đã làm yếu đi vai trò nuôi dưỡng và bảo hộ của gia đình đối với trẻ em.

Theo đó, trong tình hình hiện nay, một chế độ xã hội hay một thé chế chính tri

nào cũng cần phải đáp ứng một cách đầy đủ và chất lượng về nhu cầu giáo

dục mâm non và phúc lợi đôi với trẻ em.

Đầu tiên, quan trọng hơn cả là việc thay đổi quan điểm trong việc tiếpcận đối với nhu cầu và quyền lợi về GDMN và phúc lợi xã hội của trẻ Nhămđạt tới sự quân bình, ngay từ đầu, phải xuất phát từ quan điểm mọi đứa trẻ

sinh ra có quyền được nuôi dưỡng, không phân biệt bản thân, giới tính của bố

mẹ, độ tuổi, hoàn cảnh xuất thân, tài sản, nơi sinh Điều này nhấn mạnh vào

việc mọi trẻ em đều được hưởng quyên lợi được giáo dục nuôi dưỡng một

cách bình đăng, không liên quan đến thu nhập của bố mẹ Và việc chăm sóc,

giáo dục trẻ em không giao cho cá nhân hay thị trường mà thuộc về trách

nhiệm của quốc gia, phải đảm bảo quyền được chăm sóc, giáo dục một cáchbình đăng cho mọi trẻ em [69, tr 27-28]

Ché độ dịch vụ GDMN cũng cần phải được cải cách cho phù hợp với nhu

29

Trang 40

cầu của trẻ vì trẻ em chính là một trong những nhân cách độc lập mang nhữngnhu cầu đối với việc GDMN Sự biến đổi xã hội làm cho việc thực hiện vai trò

chủ thé truyền thống của gia đình trong việc CS-GD trẻ em bị hạn chế và gặpnhiều khó khăn Theo đó, việc phát huy vai trò và các bình diện xã hội vào việc

CS-GD trẻ em càng trở nên quan trọng Chính sách GDMN theo tuỳ thuộc

vào thời điểm trợ giúp của chính phủ đối với việc CS-GD trẻ và các loại hình

phúc lợi quốc gia là rất khác nhau Mục tiêu của loại hình phúc lợi quốc gia

báo thú liên quan đến việc CS-GD trẻ em là duy trì chủ thê gia đình Ở những

nước có loại hình này , chính phủ không tr ực tiếp gánh vác trách nhiệm GD trẻ em, mà chỉ duy trì vai trò ch ủ thể của gia đình và chỉ h ỗ trợ một cáchgián tiếp cho việc nay Theo đó, có thê thay tinh chất của việc bảo hộ trẻ emcũng mang tính chất chính sách gia đình Kê cả lúc cần trợ giúp việc CS-GDtrẻ thì chức năng nuôi dạy trẻ vẫn thuộc về gia đình (hầu hết các trường hợpđều là do nữ giới đảm nhận).

CS-Trái lại, ở loại hình phúc lợi quốc gia tự do chủ nghĩa thì trách nhiệm củaviệc CS-GD trẻ em mang tính cá nhân-xã hội Điều đó tương tự như đặc tính của

những vấn đề về phúc lợi xã hội liên quan đến các đối tượng là người yếu kém(ví dụ như người nghèo già yếu v.v ) Theo đó, thời điểm trợ giúp của chính phủđối với việc CS-GD trẻ cũng cho thấy một cách rõ ràng tính chất của những sách

lược mà về sau trong đó không còn tôn tại vai trò CS-GD trẻ của gia đình, thayvào đó là vài trò hoàn toàn thuộc về xã hội.

Ở loại hình phúc lợi quốc gia dân chủ xã hội chủ nghĩa, mục tiêu củaviệc CS-GD trẻ em lại được nhìn ở khía cạnh coi đây là lực lượng lao động taisản xuât xã hội Cho nên trách nhiệm của quôc gia và các chính sách liên quan

30

Ngày đăng: 10/06/2024, 00:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w