Trong phối cảnh so sánh, luận án đi đến xác định những nét tương đồng và khác biệt trong cấu trúc hình thức và ngữ nghĩa của các phát ngôn được dùng déthực hiện HĐBB trong tiếng Thái và
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ¬¬
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
SIRIWONG HONGSAWAN
NGHIEN CUU DOI CHIEU HANH DONG BAC BO
TRONG TIENG THAI VA TIENG VIET
LUAN AN TIEN SI NGON NGU HOC
HA NOI - 2009
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI an
TRUONG DAI HOC KHOA HOC XA HOI VA NHAN VAN
SIRTWONG HONGSA WAN
NGHIEN CUU DOI CHIEU HANH DONG BAC BO
TRONG TIENG THAI VA TIENG VIET
Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ
Mã số: 62 22 01 01
LUẬN ÁN TIEN SĨ NGÔN NGỮ HOC
Người hướng dẫn khoa học:
1 PGS.TS NGUYÊN VĂN HIỆP
2 GS.TS PHAM ĐỨC DƯƠNG
HÀ NOI - 2009
Trang 3Chiến lược trực tiếp
Chiến lược gián tiếp
Hành động Hành động bác bỏ
Tién gia dinh
Verb
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nghiên cứu đối chiếu hành động bác bỏ (HĐBB) trên cứ liệu tiếng Thái vatiếng Việt có thé cho thấy những nét tương đồng và khác biệt về ngôn ngữ, về tínhlịch sự, về cách ứng xử văn hóa và cách thức tư duy thé hiện trong hành động ngôn
từ (HDNT) của hai dân tộc Hiện nay vẫn còn ít tài liệu tham khảo cả tiếng Việt lẫn
tiếng nước ngoài về các HĐNT xét theo góc độ đối chiếu, đặc biệt là đối chiếu tiếngThái với tiếng Việt
Khi nói đến những nghiên cứu về ngữ dụng học và đặc biệt về hành động(HĐ) giao tiếp có liên quan đến tiếng Thái và tiếng Việt, người ta chỉ chủ yếu nhắcđến một số luận văn thạc sĩ và một vài (rất ít) luận án tiến sĩ của Thái Lan và ViệtNam Qua thật, từ năm 1996 đến nay có một số luận văn thạc sĩ và luận án tiễn sĩthực hiện tại Thái Lan và Việt Nam sử dụng lý thuyết “Hành động ngôn từ” củaJohn L Austin và John R Searle Ở Thái Lan có những luận văn và luận án như
“The Speech Act of Apologizing in Thai” (ấnunzsums991ntTuaatirÌnø) của Thasanee Makthavornvattana (1998), “The Speech Act of Promising in Thai Children: a
Metapragmatic Study” (jounssumadamiuveaan ne: msfnuvivontouilgiuamans ) của Sinee
Wanitchanon (1998), “Linguistic Device in Examination in Chief,
Cross-Examination, Re-Examination in Trial” (na3mmwamrÌun1snrổn thẩm owas
jumsiisisaiaa) của Sareeya Thabthan (2000), “Responding to Apologies in Thai” (msnousumivelnuluawiins) cua Passapong Pewporchai (2002), “Indirectness as
Communicative Strategy in Japanese Language” (natimsaoaislaumsyadoulummndiy)
cua Watcharachai Khobluang (2004), “Strategies for Expressing Conflict in Thai”
(natimsudaanrmnulaudalumuiins) của Supasinee Pothiwit (2004), v.v Con trong văn
liệu tiếng Việt, đã xuất hiện một số công trình nghiên cứu như: “Ngữ nghĩa-ngữdụng câu hỏi chính danh (Trên ngữ liệu tiếng Việt)” của Lê Đông (1996), “Một sốkhác biệt giao tiếp lời nói Việt - Mĩ trong cách thức khen và tiếp nhận lời khen” củaNguyễn Quang (1999), “Hội thoại trong truyện ngắn Nam Cao (các hành thức thoại
1
Trang 5dẫn)” của Mai Thị Hảo Yến (2000), “Co sở giải nghĩa hàm 4n của các hành vi ngônngữ gián tiếp trong hội thoại” của Đặng Thị Hảo Tâm (2002), “Một số đặc điểmngôn ngit-van hóa ứng xử của hành vi từ chối trong tiếng Việt (có sự đối chiếu vớitiếng Anh)” của Nguyễn Phương Chi (2004), “Phương thức biểu hiện hành vi từchối lời cầu khiến trong tiếng Anh (liên hệ với tiếng Việt)” của Trần Chi Mai
(2005), “Hành động phản bác trong tiếng Việt?” của Nguyễn Thị Kim Dung (2006),
v.v Có thé thấy, trong một bối cảnh nghiên cứu chung như vậy, việc nghiên cứuHĐBB trong phối cảnh đối chiếu giữa tiếng Thái và tiếng Việt quả thật là mộtkhoảng trống cần được bồ khuyết càng sớm càng tốt
Ngày nay trong xu thế hội nhập của toàn cầu hóa, việc thương lượng, đàmphán kinh tế giữa các quốc gia là lĩnh vực của những chấp thuận và BB, vậy cầnphải biết cách BB và biết cách giữ hòa khí v.v Đối với HDBB, chúng tôi cho rang
đây là một dé tài nghiên cứu đầy hứa hẹn vì cấu trúc ngôn ngữ dùng dé thực hiện
HĐBB rất phong phú Đặc biệt là HDNT này liên quan đến một loạt nhân tố ngữdụng thú vi, chăng hạn như phải chọn chiến lược bác bỏ (BB) như thế nào để đạthiệu qua cao nhất, sử dụng những biểu thức điều biến (modification) nào đề có thé
bao đảm được tính lịch sự Có thé nói BB là một trong những HD dé làm mắt lòng
người đối thoại nhất, vì thế việc nghiên cứu loại HDNT này sẽ góp phan làm sáng
tỏ những van dé trung tâm nhất của ngữ dụng học
Theo từ điển tiếng Việt (1997) của Hoàng Phê (Chủ biên), BB là: “ bác đi,gạt đi không chấp nhận” [40, 22] Còn theo từ điển tiếng Việt (2001) của Bùi Quang
Tịnh, BB là: “không nạp, không nhận” [57, 30] Hiệu lực của lời nói BB được
Nguyễn Thị Thìn (2003) mở rộng, cụ thé hóa ở phương diện phạm vi, đó là: “ phủ
định một lời khẳng định, đoán định, phê phán buộc tội trước đó của người đối
thoại” [55, 174] BB là một trong những HD dễ de dọa đến thé diện người nghe
nhất cho nên trong tiếng Thái và tiếng Việt có những chiến lược làm giảm thiểu sựmắt thê diện Ở đây, cũng cần phân biệt BB với từ chối BB khác với từ chối vì BB
là BB về mặt thông tin, tức là có một người đưa ra một nhận định (tiếng Anh gọi là
“statement” hoặc “assertion”) sau đó có người phủ định (PD) thông tin đó Còn từ
2
Trang 6chối là không chấp nhận lời mời Ví dụ, có người mời: “Em có muốn đi ăn cơm vớianh không?” Người được mời có thé từ chối: “Em không đi được vì em có hẹn rồi”.
Mặc dù tiếng Thái và tiếng Việt có nguồn gốc khác nhau (tiếng Thái có nguồnsốc “Thai Kadai” và tiéng Việt có nguồn sốc “Nam A” [96, 1] ), có điện mao ngữ
âm, từ vựng, ngữ pháp khác nhau, chúng tôi vẫn đặt ra giả thuyết nghiên cứu là: bên
cạnh những điểm khác biệt thì HĐNT nói chung và BB nói riêng trên cứ liệu hai
thứ tiếng ắt có nhiều điểm tương đồng, thể hiện những phương diện chung nào đó
trong chiến lược giao tiếp Việc tìm hiểu HĐBB theo hướng đối chiếu, so sánh như
vậy là rất quan trọng trong việc dạy và học tiếng với tư cách là một ngoại ngữ
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1 Đối tượng của luận án là HĐBB, một loại HĐNT luôn luôn đe dọa xúcphạm thể diện, và do đó nó đặt ra nhiều vấn đề có liên quan về lịch sự, về ứng xử
văn hóa Nói cách khác, đối tượng nghiên cứu của luận án là HDBB trong tính toàn
diện của nó Việc nghiên cứu HDBB trong tính toàn diện, nhiều chiều kích của nó
sẽ cho phép hiểu sâu hơn những đặc trưng văn hóa ứng xử của người Thái Lan và
người Việt Nam.
2.2 Cũng như các HĐ khác, BB có trường hợp gián tiếp, có trường hợp trựctiếp Khi nào người ta bác bỏ gián tiếp (BBGT) là vấn đề rất thú vị, có liên quan đếnnhững nguyên tắc giao tiếp chung, nhưng cũng liên quan đến những đặc thù văn hóariêng của các cộng đồng dân tộc
2.3 HDBB là HD có rất nhiều dấu hiệu tường minh (explicit), đã 6n định hay
đang trên đường ổn định Trong trường hop lí tưởng nhất, khi dấu hiệu BB là ổnđịnh, có thé thay quan hệ giữa BB (một HD) và một loại câu, đó là câu PD! (một
kiến trúc ngôn ngũ)
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Luận án đặt cho mình mục đích và nhiệm vụ sau đây:
3.1 Khảo sát HĐBB trên cứ liệu tiếng Thái và tiếng Việt
LỞ đây, cần nhắc lại rằng bác bỏ không nhất thiết phải dùng câu phủ định (đây là trường hợp chọn lối bác bỏ
gián tiếp), và ngược lại, câu phủ định không nhất thiết chi dung dé bác bỏ, mà có thé dùng dé miêu tả cũng
như thực hiện nhiều hành động ngôn từ khác.
3
Trang 73.2 Tìm hiểu những nét tương đồng và khác biệt trong cấu trúc hình thức vàngữ nghĩa của những phát ngôn dùng dé thực hiện HĐBB trong tiếng Thái và tiếng
Việt.
3.3 Phân tích ảnh hưởng của phép lịch sự đối với HDBB, qua đó đưa ranhững nhận xét về cách ứng xử văn hóa và cách thức tư duy của hai dân tộc Thái vàViệt được thể hiện qua HĐBB
4 Đóng góp mới của luận án
Về ý nghĩa lý luận, luận án góp phần làm rõ những tương đồng và khác biệtcủa HĐBB trong tiếng Thái và tiếng Việt ở cả hai mặt hình thức tổ chức và ngữ
nghĩa-ngữ dụng Sau nữa, đối với một loại HĐNT có nhiều điểm thú vị như BB,
luận án cũng đặt cho mình nhiệm vụ bước đầu giải thích những tương đồng, khácbiệt của HD này trong tiếng Thái và tiếng Việt từ góc độ tư duy và văn hóa
Về ý nghĩa thực tiễn, chúng tôi cho rằng kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có
tác dụng tích cực trong việc biên soạn các tài liệu giảng dạy và xây dựng phương
pháp học ngoại ngữ theo lí thuyết HĐNT, ứng dụng trong lĩnh vực dịch thuật, gópphần tăng sự hiểu biết về phép lịch sự, về ứng xử văn hóa ngôn từ và về phương
thức tư duy của người Thái Lan và người Việt Nam Tat cả đều là chìa khóa cho sự
hợp tác thành công và có hiệu quả giữa hai dân tộc.
5 Phương pháp nghiên cứu va tư liệu nghiên cứu
5.1 Phương pháp nghiên cứu: Dé làm sáng tỏ HDBB trên cứ liệu tiếng Thái
và tiếng Việt, luận án sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chung là phương pháp
qui nạp và phương pháp diễn dịch, vận dụng chúng một cách linh hoạt, trong đó
phương pháp qui nạp là phương pháp chủ đạo.
Phương pháp qui nạp được thực hiện qua việc thu thập tư liệu về HĐBB trong
tiếng Thái và tiếng Việt, từ đó đi đến khái quát hóa hai chiến lược BB với những
biểu hiện cụ thé của chúng
Phuong pháp diễn dịch được thể hiện trong luận án thông qua nguyên lí lịch
sự, diễn giải nguyên lí này với tư cách là nguyên lí phổ quát chi phối giao tiếp ngôn
từ nói chung và BB nói riêng.
Trang 8Đi vào những van dé cụ thé, luận án sử dụng một loạt các thủ pháp nghiên cứungôn ngữ học như thủ pháp miêu tả định tính, thủ pháp so sánh đối chiếu và thủ
pháp phân tích ngữ cảnh Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp khảo sát
mang tính xã hội học, áp dụng cho các phiếu điều tra HĐBB
5.2 Tư liệu nghiên cứu: Ngữ liệu nghiên cứu được khai thác từ các nguồn
chính sau đây:
5.2.1 Tư liệu chính được rút ra từ những phiếu điều tra HĐBB của sinh viên,
học viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành tiếng Thái và Ngôn ngữ học của
Khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Chulalongkorn, Băng Cốc, Thái Lan và sinhviên, học viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành Ngôn Ngữ học của KhoaNgôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia
Hà Nội, Việt Nam Số lượng của phiếu điều tra cho mỗi ngôn ngữ là 100 phiếu,
được phát bằng cách gửi thư điện tử và phát trực tiếp Những câu trả lời tiêu biểu
được người viết chọn đề làm ví dụ cho luận án Trong trường hợp có phát ngôn BBhay mà chúng tôi chưa hiểu rõ hoặc muốn tìm hiểu thêm về ý nghĩa và cách sử dungphát ngôn đó, chúng tôi sẽ phỏng vấn thêm bằng cách chát online, gửi thư điện tử,
hoặc hỏi trực tiếp chủ nhân của lời BB đó
5.2.2 Ngoài ra không thé không ké đến những phát ngôn BB được quan sát từthực tế tiếng Thái và tiếng Việt vì người viết luận án trực tiếp trải nghiệm môi
trường sinh ngữ trong cả hai xã hội Thái Lan và Việt Nam.
5.2.3 Một số phát ngôn BB được chọn lọc và suy ngẫm dựa trên tư liệu quansát được trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng như trong các ấn phẩm chính thức
về ngôn ngữ học trong tiếng Thái và tiếng Việt
Ca 3 phương pháp trên vừa mang tính ngoại quan (extrospective) (quan sát,
thu thập tư liệu) nhưng vừa mang tính nội quan (introspective), có tính đến những
đánh giá chủ quan của bản thân người viết luận án
6 Bố cục của luận án
Ngoài phân mở đâu và kêt luận, luận án gôm bôn chương:
Trang 9Chương thứ nhất: Phan cơ sở lí thuyết Chương này nhấn mạnh vào lí thuyếtHĐNT của John L Austin và John R Searle Sau đó là lí thuyết về nguyên lí lịch sựcủa Penelope Brown và Stephen C Levinson, cùng một số vấn đề có liên quankhác như vấn đề cặp thoại (xác tín / BB), tiền giả định (TGĐ) và hàm ý (HY) Tất
cả nhằm đến mục đích là nêu ra một cái phông (background) tri thức cần thiết cho
việc tìm hiểu HĐBB
Chương thứ hai: Miêu tả về HĐBB trong tiếng Thái
Chương thứ ba: Miêu tả về HĐBB trong tiếng Việt
Chương thứ tư: Đối chiếu những nét tương đồng và khác biệt trong HDBB
giữa tiếng Thái và tiếng Việt Trong chương này, một số khuôn mẫu của HDBB
trong hai ngôn ngữ sẽ được xem xét tỉ mi Chương nay cũng phân tích nguyên lí
lịch sự, cách ứng xử văn hóa có liên quan và cách thức tư duy được thể hiện trong
HĐBB của người Thái và người Việt.
7 Kết quả có thể đạt được
7.1 Trong phối cảnh so sánh, luận án đi đến xác định những nét tương đồng
và khác biệt trong cấu trúc hình thức và ngữ nghĩa của các phát ngôn được dùng déthực hiện HĐBB trong tiếng Thái và tiếng Việt, nghiên cứu phép lịch sự cùngnhững đặc trưng văn hóa-tư duy được thể hiện trong HĐBB nói riêng và hoạt độnggiao tiếp liên nhân nói chung trong tiếng Việt và tiếng Thái
7.2 Kết quả của luận án này có thé giúp cho việc biên soạn các sách dạy tiếngThái và tiếng Việt theo định hướng giao tiếp Kết qua của luận án cũng có thé được
áp dụng dé nâng cao chất lượng bién-phién dịch Thái-Việt có liên quan đến HDBB
nói riêng và HĐNT nói chung.
Trang 10CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYET
1.1 Lý thuyết “Hành động ngôn từ”(Theory of Speech Act)” của John L
Austin và John R Searle
1.1.1 Lý thuyết “Hành động ngôn từ” của John L Austin
1.1.1.1 Bối cảnh ra đời của “How to Do Things with Words”
Austin, nhà triết học thuộc trường phái Triết học “Theo nội hàm”(Intentionalist), là người đầu tiên đưa ra quan niệm về “Hanh động ngôn từ ”
(Speech Act), trình bày tại Trường Đại học Harvard, được in thành sách với tên gọi
“How to Do Things with Words” năm 1962 sau khi ông mat Trong cuốn nàyAustin đã phat biểu một mệnh đề rất quan trọng đến nỗi bất kì ai đọc nó đều phải
nhớ, đó là “khử tôi nói tức là tôi hành động” (WhenI say, ( ) I do) [64, 6] Nghĩa
là, nói năng là một HD giống như các HD khác của con người, có điều đây là loại
HD được thực hiện bằng lời HD của người nói gây ra biến đổi nào đó trong thực tế
và những ảnh hưởng nào đó ở đối tượng tiếp nhận
1.1.1.2 Những “Hành động ngôn từ” theo quan điểm của John L Austin
Trước hết, trong thực tiễn hành ngôn, Austin phân biệt 2 kiểu câu:
1) Câu tường thuật (Constative Sentence)’ là câu người ta ding dé thông báo
về cái gì đó với ý nghĩa tương đối ôn định và người ta có thể nhận xét câu nói đó là
đúng hay sai.
Ví dụ: Chi Siriwong là nghiên cứu sinh, người Thái Lan.
Câu này là đúng nếu có bằng chứng thực tế chứng minh như hộ chiếu, lí lịch
khoa học v.v của chị Siriwong.
? Tên gọi “Lý thuyết hành động ngôn từ” dùng theo Cao Xuân Hạo (2005) cho hợp với thuật ngữ tiếng Thái
vì tiếng Thái gọi “hành động ngôn từ” là “ãunzzi” [wa ! E&ca&na!?&kam], tu [wa!&ca&na!'?] là siya
[kHamépHu#:t] nghĩa là “lời nói, tiếng Anh dùng từ “speech”, còn mzw [kam] là nwnszth [ka:n&kra&tHam] nghĩa là “hành động”, tiếng Anh dùng từ “act” Vì vậy, tất cả có nghĩa là “hành động
của lời nói” Hiện nay còn có một số cách dịch khác: “Hành vi ngôn ngữ” (Nguyễn Đức Dân, 2000; Đỗ Hữu Châu, 2003), “Hành vi nói năng” (Nguyễn Văn Khang, 1999), “Hành động phát ngôn” (Nguyễn Thị Thìn,
2003), v.v.
3 Thuật ngữ dùng theo Cao Xuân Hạo (2005).
Trang 11Câu ngôn hành (Performative Sentence) là câu mà người nói không nhằm đểnói về một cái gì đó mà là dé thực hiện HD Câu ngôn hành khác với câu tườngthuật ở chỗ không thê đánh giá được là đúng hay sai theo chân lí.
Vi dụ: I bet you six pence it will rain tomorrow [64, 5]
“Tôi đánh cược 6 xu với ban là mai trời sẽ mưa.”
Câu này thể hiện HD đánh cược của người nói, theo đó nếu ngày mai trời
không mưa thì người nói phải đưa cho người nghe 6 xu, và ngược lại.
Sau đó, ông tiếp tục phát triển tư tưởng của mình, khi cho rằng tất cả câu nói
đều là ngôn hành, tức nói (saying) cũng là HĐ, có điều cần phân biệt ngôn hànhtường minh (explicit), tức có dấu hiệu ngôn ngữ chỉ ra loại HD đang được thựchiện, và ngôn hành nguyên cấp (primary), tức trường hợp không có dấu hiệu ngônngữ đặc thù, chỉ có thé nhận biết được nhờ vào ngữ cảnh
Hơn thế nữa, theo Austin, khi ta nói ra một câu cụ thé trong một ngữ cảnh nao
đó, ta sẽ thực hiện không phải một HD mà là đồng thời 3 kiêu HĐNT sau đây:
1) Hành động tạo lời (Locutionary act) là HD mà người nói sử dụng các yếu tốngôn ngữ và quy tắc ngữ pháp để tạo ra câu nói ít nhiều có nghĩa Đây chỉ là nghĩa
bề mặt, nghĩa hiển ngôn, chưa tính đến bat kì hàm ý gì trong câu nói
Ví dụ: Sáng nay trời mưa rất nhiều, bố ạ (con nói với bố)Câu này chỉ có nghĩa đơn giản là người con muốn thông báo cho bố biết tìnhhình thời tiết sáng nay
2) Hành động tại lời (Ilocutionary act) là HD mà cả người nói và người nghe
hiểu được “lực ngôn trung” (Illocutionary force) của phát ngôn Lực ngôn trung là ýnghĩa thật sự của phát ngôn trong một hoàn cảnh giao tiếp hiện thực Ví du: HDchào, hỏi, khen, xin lỗi, từ chối, bác bỏ, v.v
Ví dụ: Áo dài của bạn đẹp lắm? (bạn nói với bạn)
Câu này có “Lực ngôn trung” là người nói muốn khen áo dài của người nghe.Theo Austin, “Hành động tại lời” phân ra 2 kiểu sau đây:
(2.1) Hành động trực tiếp (Direct speech act) là HD được thực hiện bang
những phương tiện ngôn ngữ chuyên dùng cho nó.
8
Trang 12Ví dụ: Cái áo này bao nhiêu tiền? (bạn nói với bạn)Câu này nghĩa là người nói có ý định hỏi để biết giá của cái áo Đó là câunghi vẫn có mục đích hỏi và đòi hỏi có câu trả lời.
(2.2) Hanh động gián tiếp (Indirect speech act) là HD được thực hiện một cáchgián tiếp, thông qua việc thực hiện, theo câu chữ, một HD tại lời trực tiếp khác
Ví dụ: Sao mà bạn nấu cơm ngon thế! (bạn nói với bạn)
Trong trường hợp này, tuy về hình thức, có thê xếp câu nói vào câu nghi vấn
(chăng hạn, dựa trên dấu hiệu có từ nghi vấn “sao”) nhưng thực ra người nói không
hề có ý định hởi (hỏi về lí do tại sao mà bạn nau com ngon thế) mà là muốn khen
người nghe nấu cơm ngon Câu nghi vấn trong trường hợp này không có mục đích
hỏi, không cần câu trả lời
3) Hành động mượn lời (Perlocutionary act) là HD mà khi người nói nói ra
một câu thì có thể gây ra một hiệu quả tâm lí nào đó ở người nghe như khiến người
nghe vui mừng, phan chan, lo sợ hay tin tưởng v.v Hiệu quả này có thê phù hợp
hoặc không phù hợp với ý muốn của người nói
Ví dụ: Liệu hồn, bố sắp về rồi đây! (mẹ nói với con)
Câu nói của người mẹ trong trường hợp này có thé có tác động làm cho người
con có ý thức về việc bố mình sắp về, cho nên phải thay đổi cách ứng xử hay thái
độ đối với mọi việc, không còn được tự do thoải mái như trước nữa
1.1.2 Lý thuyết “Hành động ngôn từ” của John R Searle
1.1.2.1 Tinh than của “Speech Acts”
Searle, nhà triết học ngôn ngữ người Mỹ, là học trò của Austin va P.E
Strawson Ông đã tiếp tục tư tưởng của hai người thầy và phát triển lý thuyết “Hành
động ngôn tir” Cuốn sách nổi tiếng nhất của ông là cuốn “Speech Acts” được ratnhiều nhà ngôn ngữ học tham khảo khi bàn về ngữ dụng học, đặc biệt là khi nói về
sự kế tục công trình “How to Do Things with Words” của Austin
Đối với Searle, “Speech Acts” có thé diễn giả là “Wới là hành động tuân theođiều kiện” (Talking is performing acts according to rules) [77, 22] Mỗi HDNT(speech act) sẽ được thực hiện theo những điều kiện khác nhau
9
Trang 131.1.2.2 Những “Hành động ngôn từ” theo quan điển của John R Searle
- Hành động lời nói của con người
Searle tin rằng mỗi khi ai đó thực hiện một HDNT thì người đó có thể thực
hiện 3 HD* sau đây:
1) Hành động phát ngôn (Utterance act) là HD mà người nói sử dung dong âm
thanh, từ ngữ và cấu trúc ngữ pháp dé tạo ra phát ngôn giao tiếp Tư tưởng nàygiống tư tưởng của Austin
2) Hành động mệnh đề (Propositional act) là nội dung ý nghĩa của phát ngôn
và nội dung đó có thé nhận xét được là đúng hay sai
Ví dụ: Trong gia đình, em là con cả (sinh viên nói với cô giáo)
Câu này có nghĩa: sinh viên (nguời nói) là con cả trong gia đình Điều đó có
thé kiểm tra được, chăng hạn, băng lý lịch của sinh viên
3) Hanh động tại lời (Illocutionary act) là sự bày tỏ của người nói cho người
nghe biết chủ ý / ý định tại lời (illocutionary intention) của mình khi dùng một phát
ngôn.
Ví dụ: Sắp thi rồi đấy con ơi (bố nói với con khi con đang xem tivi)Câu này của bố HY cảnh báo con là gần đến ngày thi
- Các kiểu hành động ngôn từ của “Hành động tại lời”
Theo Searle, có 5 kiểu HĐNT” sau đây:
1) Hành động biểu kiến (Representatives) là HD mà người nói dùng dé thôngbáo, nêu nhận định nao đó có thé đúng hay sai
Ví dụ: Ngày mai ban chủ nhiệm khoa họp từ 9 giờ sáng (chủ nhiệm khoa nói với cô thư ký)
Câu này chủ nhiệm khoa nói với cô thư ký về thời gian của cuộc họp và chịutrách nhiệm về thông tin này
2) Hành động cầu khiến (Directives) là HD mà người nói dùng ngôn từ dékhiến người nghe thực hiện một HD nào đó theo ý của minh
* Thuật ngữ dùng theo Cao Xuân Hạo (2005).
> Thuật ngữ dùng theo Cao Xuân Hạo (2005).
10
Trang 14Ví dụ: Đừng nói chuyện khi thầy đang dạy (thầy giáo nói với sinh viên)Với phát ngôn này, thầy giáo yêu cầu sinh viên đừng nói chuyện trong lớp, vìđiều đó có thể làm cho thầy giáo không dạy được.
3) Hành động kết ước (Commissives) là HĐ mà người nói cho người nghe biết
là người nói sẽ làm việc gì đó.
Ví dụ: Thưa cô, em hứa với cô là từ hôm nay em sẽ chăm chỉ học hơn (sinh
viên nói với cô giáo)
Câu này có nghĩa: sinh viên hứa với cô giáo là từ hôm nay mình sẽ chăm chỉ
hoc hon Câu này có TGD là trước đây sinh viên lười học và có thé đã bị cô giáo
trách mắng
4) Hành động biểu cảm (Expressives) là HD mà qua lời nói người nói bộc lộtrạng thái tâm lý, tình cảm, thái độ của mình đối với sự tình được đề cập đến trong
nội dung của phát ngôn hoặc đối với người nghe
Ví dụ: Tôi xin chân thành cảm ơn anh đã giúp đỡ tôi hết sức! (một phụ nữ nói
với anh công an đã bắt được kẻ ăn cắp xe của mình)
Người phụ nữ nói câu này để cảm ơn anh công an
5) Hành động tuyên bố (Declarations) là HDNT mà người nói dùng dé thayđổi thực lại
Ví dụ: Từ hôm nay, tôi đuổi anh và không cho anh làm việc ở công ty của tôinữa! (giám đốc nói với một nhân viên)
Bằng phát ngôn này, giám đốc đã đuôi anh nhân viên ra khỏi công ty của mình
vì lí do nào đó.
Trong “HD tại lời”, Searle quan tâm đến hành động giá ntiếp (HDGT)(Indirect speech) hơn hành động trực tiếp (HDTT) (Direct speech) Theo Searle,mac dù HĐGT được thực hiện bằng phát ngôn mà theo đó nghĩa đích thực của câunói không liên hệ trực tiếp với nghĩa theo câu chữ của câu nhưng người nghe vẫnnhận biết và hiểu được ý nghĩa đó, vì người nói và người nghe cùng có nền hiểu biếtchung, nền “tri thức bách khoa” giống nhau và có sự nhạy cảm nào đó đối với ngữcảnh giao tiếp
11
Trang 15Vi dụ: Ba sinh viên đang nói chuyện với nhau:
- A: Chúng ta xuống căng tin ăn cơm đi
- B: Cơm ở căng tin khô lắm
- C: Còn hơn là không có gì nhét vào bụng.
Nội dung của ba câu trên đây có thể khúc giải là: A mời B và C đi ăn
cơm nhưng B dùng HĐGT để từ chối Còn C thì đồng ý nhưng sự đồng ý này cũng
được thực hiện thông qua một HDGT.
Trong giao tiếp hàng ngày, bác bỏ thường được thực hiện thông qua HĐGT,
bởi vì BB luôn luôn thuộc vào số những HĐNT “nhạy cảm”, “tế nhị”, đụng chạm
đến thé diện (face) của người nghe
Ví dụ: Hai người hàng xóm nói chuyện với nhau.
- A: Thằng Hưng con nhà Hiền chăm chỉ học nhỉ!
- B: Thấy nó chỉ đọc truyện tranh cả ngày
Trên đây, A nói đến Hưng (con của Hiền) và khen Hưng là rất chăm chỉ học.Nhưng B không đồng ý và BB bằng một câu trả lời gián tiếp vì không muốn nói
thăng ra là “thằng đó lười học”.
Lý thuyết HDNT của Austin va Searle là lý thuyết chính mà chúng tôi sử dụngtrong luận án này cho nên chúng tôi sẽ đi vào những phần quan trọng của lý thuyết
có liên quan đến luận án, đặc biệt là HD tại lời
1.2 So sánh lý thuyết “Hanh động ngôn từ” của John L Austin và của John R
Searle
So sánh lý thuyết “HDNT” của Austin và của Searle, có thé thay rằng giữa hai
lí thuyết này có cả nét tương đồng và khác biệt, nhưng nét khác biệt thì nhiều hơn
Mặc dầu Searle là học trò của Austin nhưng ông không phải có tư tưởng hoàn toàngiống Austin
1.2.1 Những nét tương đồng
1) Về mục đích: Mặc dù công trình của Austin va Searle có tên gọi khác nhau
nhưng cả hai đêu có mục đích nghiên cứu vé “HĐNT”.
12
Trang 162) Về đường hướng lý thuyết: Lý thuyết của Austin và Searle đều liên quanđến “ngữ dung học” (Pragmatics).Va cả hai ông đều quan tâm đến “HDGT” - một
dạng đặc biệt của “HD tại lời” - khi một HD tại lời kiểu này được thực hiện thông
qua phát ngôn có dau hiệu ngôn ngữ đặc thù cho một HD tại lời thuộc kiêu khác
1.2.2 Những nét khác biệt
1) Tên công trình: Mặc dù công trình của Austin và Searle đều có mục dichviết về “HDNT” giống nhau, nhưng cách đặt tên của 2 tác giả là khác nhau Tên của
công trình Austin là: “How to Do Things with Words”, còn của Searle là: “Speech
Acts” Tên công trình của Austin khó hiểu và nhiều HY hon của Searle
2) Tư tưởng về HĐNT: Theo Austin, “khử tôi nói tức là tôi hành động” Điều
đó nghĩa là Austin quan tâm đến “hiệu quả” nhiều hơn cách bày tỏ của người nói.Hơn nữa, Austin nghĩ rang lời nói và cách bày tỏ của người nói là có thé tách rađược Vì vay, HĐNT theo Austin là HD theo truyền thống, theo luật và đúng cungcách HD đó không cần người nghe cắt nghĩa nhiều Còn theo Searle, HĐNT chính
la dùng lời nói dé bày tỏ ý của mình, “Wới là hành động tuân theo điều kiện”
Searle không quan tâm đến hiệu quả của HĐNT như Austin nhưng quan tâm đến
cách bày tỏ của người nói nhiều hơn nội dung và cần người nghe cắt nghĩa Searle
nghĩ rằng lời nói và cách bày tỏ của người nói không thé tách ra được Mỗi lần nói,
người nói luôn có sự bày tỏ trong câu nói của mình.
3) Nội dung trong HĐNT: Trong cuốn “How to Do Things with Words”,Austin nghiên cứu chủ yếu về nghỉ thức giao tiếp ví dụ như cách đặt tên thuyền, lễcưới, v.v nên kết cầu của câu là kết cấu theo truyền thống, tuân thủ chặt chẽ quy tắc
ngữ pháp-ngữ nghĩa Còn trong cuốn “Speech Acts”, Searle tập trung nghiên cứu về
lời nói trong giao tiếp hàng ngày của con người, không nghiên cứu lời nói trong
nghỉ thức giao tiếp nên Searle quan tâm đến cách bày tỏ của người nói và cách
người nghe cắt nghĩa
4) Kiểu HĐNT: Austin đã phân ra 3 kiều HDNT được thực hiện đồng thời khi
phát ngôn câu nói Đó là HD tạo lời (locutionary act), HD tại lời (illocutionary act)
va HD muon lời (perlocutionary act) Con Searle chú ý đến 3 loại HDNT của con
13
Trang 17người là HD phát ngôn (utterance act), HD mệnh dé (propositional act) và HD tạilời (illocutionary act) Sau đó Searle tập trung vào 5 kiểu HĐNT thuộc HD tại lời.
Đó là kiểu HD biểu kiến (representatives), kiéu HD cau khién (directives), kiéu HDkết ước (commissives), kiểu HD biểu cảm (expressives) va kiéu HD tuyén bố
(declarations).
Trên đây chúng tôi đã đề cập đến cách phân chia HDNT của 2 tác giả khác
nhau với hệ thuật ngữ khác nhau Chỉ có một thuật ngữ “HD tại lời” (illocutionary
act) là giống nhau Searle nghĩ rằng HD được thực hiện bao giờ cũng kèm theo
những điều kiện thành công nào đó Mỗi HĐNT (speech act) được thực hiện sẽ đòihỏi những điều kiện thành công khác nhau
5) HD tại lời: Theo Austin, khi nói ra một phát ngôn, “HD tại lời” chỉ là sự
bày tỏ của người nói cho người nghe biết Người nói và người nghe không cần phải
có cơ sở dựa trên nền hiểu biết chung Còn Searle chú trọng nhiều đến HĐNT gián
tiếp, được thực hiện bằng phát ngôn mà nghĩa của nó không liên hệ trực tiếp với kết
cấu và diện mạo từ vựng của câu nhưng người nghe vẫn nhận biết và hiểu được,
dựa trên những TGD và điều kiện nào đó của ngữ cảnh giao tiếp
Theo chúng tôi, phần so sánh khái quát lý thuyết HĐNT của Austin và Searle
là cơ sở quan trọng giúp chúng tôi rút ra những nét tương đồng và khác biệt trong lýthuyết của hai ông trước khi đi vào phân tích những nội dung liên quan trong luận
án.
1.3 Quan điểm của một số nhà ngôn ngữ học khác có liên quan đến lý thuyết
“Hành động ngôn từ” của John L Austin va John R Searle
1.3.1 John R Searle, Ferenc Kiefer va Manfred Bierwisch (Chủ biên, 1980) với
cuốn “Speech Act Theory and Pragmatics” (Lý thuyết về Hanh động ngôn từ va
Ngữ dụng học)
Trong cuốn này có rất nhiều bài viết thú vị liên quan đến lý thuyết HĐNT của
Austin va Searle Sau đây là một vài tóm lược của chúng tôi:
- Bài: “Cấu trúc ngữ nghĩa và lực ngôn trung” (Semantic Structure and
Illocutionary Force) của Manfred Bierwisch
14
Trang 18Bài này bàn về quan hệ giữa cấu trúc ngữ nghĩa và lực ngôn trung Phát ngôn
ra một câu là thực hiện HĐNT tuân theo điều kiện, ví dụ: lời hứa, lời tiên đoán, lờicảnh báo Trong những phát ngôn như vậy tồn tại những “phương tiện chỉ dẫn hiệu
lực ở lời”, viết tắt là IFID Cllocutionary force indicating device = IFIDs for short)
Đây là những yếu tố đánh dau lực ngôn trung cua HD đã được sử dung (bat luận là
ít hoặc nhiều) Theo Manfred Bierwisch, IFIDs có 2 loại Loại thứ nhất ở dạng công
thức ngôn hành hiển ngôn (explicit performative formulas), ví du: I promise youto “Tôi hứa với bạn sé ’ hay I request that “Tôi yêu cầu là [78, 1] Loại thứ
hai được thấy ở những trường hợp xuất hiện một thức ngữ pháp (grammaticalmoods), hoặc một kiều cấu trúc làm hình thành những kiểu câu như câu mệnh lệnh
(imperatives) hoặc câu nghi vẫn (interrogatives), vi du: Could you come in theevening? “Bạn có thé đến buổi chiều được khéng?’ hay Come in the evening!
“Chiều hãy đến!' [76, 1] Trong kiểu câu mệnh lệnh, IFID là thức mệnh lệnh(imperative mood), còn trong kiéu cau nghi van, IFID là cấu trúc đảo (inversion)
của trợ động từ tình thái.
- Bài: “Ngôn cảnh tình huống và hiệu lực của hành động tại lời” (Situational
Context and Illocutionary Force) của Wolfgang Motsch
Bài này bàn về quan hệ giữa ngữ cảnh va lực ngôn trung Wolfgang Motschcho biết đối với việc nghiên cứu ngôn ngữ học, vấn đề ngôn cảnh tình huống được
Dé tra lời những câu hỏi này, Motsch đã phân tích lý thuyết của Austin và
Searle theo các khía cạnh sau đây:
a) Mỗi phát ngôn thực hiện trong tình huống là một kiểu HD
° Chúng tôi dùng cách gọi của Đỗ Hữu Châu và Bùi Minh Toán (2001, trang 92)
15
Trang 19b) Mỗi kiểu phát ngôn, đặc biệt là lực ngôn trung, có thể kiểm tra bằng cách
phân tích ngôn ngữ học.
c) Đối với mỗi ngôn ngữ, có thể phân chia được những kiêu HĐNT Còn lýthuyết HĐNT thì phân chia được hệ thống của những HD Tức là đối với mỗi ngônngữ có thé phân biệt những kiêu HĐNT khác nhau Đến lượt minh, mỗi kiểu HDNT
đó lại được chia thành những HĐ khác nhau, tạo nên một hệ thống những HĐNT
làm nền tảng cho hoạt động giao tiếp hàng ngày
- Bài: “Một số nhận xét về câu ngôn hành tường minh, hành động tại lời gián
tiếp, ý nghĩa tạo lời và chân trị” (Some Remarks on Explicit Performatives, Indirect
Speech Acts, Locutionary Meaning and Truth-Value) của Francois Recanati.
Như tên gọi cho biết, nội dung của bài nay dé cập đến dấu hiệu trong câu ngôn
hành tường minh (explicit), HDGT, ý nghĩa tạo lời và chân trị, đặc biệt là chân tri
trong một số câu ngôn hành Theo Recanati, đây là trường hợp những câu ngôn
hành có hình thức câu trần thuật, và câu trần thuật là câu được sử dụng theo lối điểnhình dé xác nhận hay ít nhất dé nói về cái gì đó Ngoài ra, trường hợp này câu ngônhành cũng tuân theo nguyên tắc sau: phát ngôn nghiêm túc một câu trần thuật là nói
về một điều gì đó đúng hay sai thế nào Recanati nêu ví dụ của Warnock (1973),
trong trường hợp khi có người nào nói “I promise” (Tôi hứa), nghĩa là anh ấy đãhứa Vấn đề là vì sao không coi câu ngôn hành (performative utterances) là câu xácnhận hiển nhiên (straightforward assertions) Van dé này hiện đang được nhiều nhàngôn ngữ học tranh luận Đối với Recanati, điều quan trọng của câu ngôn hành
trong trường hợp này van là: (1) hình thành một nhận định (results in a statement)
va (2) làm cho câu đó đúng (makes it true) [78, 205].
- Bài: “Lô gích của hành động tại lời và thất sách của hành động”
(Illocutionary logic and Self-Defeating ) của Daniel Vanderveken
Ở đây, Vanderveken bàn đến lô gích của HD tại lời, liên quan đến cái gọi là
“thất sách” của HD Theo Vanderveken, lô gích của HD tại lời là một chuyên ngành
của lô gích về triết học, có liên quan đến HD tại lời (khang dinh, hoi, yéu cầu, hứa
hẹn, ra mệnh lệnh, tuyên bó, v.v.)
16
Trang 20Vanderveken cho rằng phương pháp phân tích lô gích của triết học (đặc biệt là
lý thuyết của Austin và Searle) đã chỉ ra tầm quan trọng của triết học trong cáchphân tích các HDNT Thực vay, lực ngôn trung (illocutionary force) là một thành tốcần thiết và không thé thiếu (không thé bi coi nhẹ) trong ý nghĩa câu nói của ngônngữ tự nhiên chứ không như một số nhà logic hình thức lầm tưởng (các nhà lô gíchchỉ quan tâm đến nghĩa miêu tả, tức loại nghĩa liên quan đến hàm chân trị của câu).Một điều cực kì quan trọng là ta không thê hiểu được ý nghĩa thực sự của câu nếu
không hiểu được ngôn cảnh mà phát ngôn đó được dùng dé thực hiện một HD tai
lời nào đó.
13.2 Frans H van Eemeren and Rob Grootendorest (1982) với cuốn “Speech
Acts in Argumentative Discussions” (Hanh động ngôn từ trong thao luận lập luận)
Cuốn này chủ yếu bàn về khía cạnh lập luận (argumentation) của HĐNT, như
lập luận là một phức thé của HD tại lời, lập luận và sức thuyết phục của HD mượn
lời (perlocutionary act) Eemeren và Grootendorest cho rang lý thuyết HDNT đã
xác lập bộ khung có hiệu quả nhất dé phân tích chức năng của ngôn ngữ, nhưng cho
đến đầu những năm 80 lập luận vẫn chưa được phân tích như HĐNT Van dé còn
phức tạp hơn nếu xét đến hiệu lực thực sự của lập luận Điểm quan trọng là các HDthường được phân tích từ quan điểm của người nói có liên quan đến tình huống cótranh chấp, khác biệt giữa các bên Ở đây hai tác giả quan tâm đến điều kiện đểngười nghe bị thuyết phục, dựa trên sự kết hợp chuỗi của các nhận định lập luận.Mục đích của hai tác giả là nhằm phân loại các HĐNT dùng trong lập luận và điều
kiện nao đã làm cho những HD đó được thực hiện.
Đối với Eemeren và Grootendorest, thực chất lập luận là một loại HD tại lời
phức tạp Thành tố của HD tại lời này dựa trên nguyên tắc của phạm trù khang định
(assertives), cùng với sự kết hợp chuỗi tại lời nhăm biện minh hoặc BB (a justifying
or refuting), hoặc dé bày tỏ ý kiến nói chung Hai tác giả thấy rang việc phân tích
HD lập luận có liên quan đến cơ sở lý thuyết về HD tại lời của Searle vì HD lậpluận cũng tuân theo điều kiện Tuy vậy, hai tác giả không đồng ý với Searle khi cho
17
Trang 21rang Searle đã không chú ý đúng mức đến HD mượn lời Theo hai tác giả HD lậpluận cũng liên quan đến HD mượn lời, đặc biệt là HD mượn lời có mục đích thuyếtphục Theo hai tác giả, lập luận tại lời (illocution argumentation) có liên quan đến
sự thuyết phục mượn lời vì việc lập luận của một người và sự thuyết phục đối vớingười khác phải gắn kết với nhau, không thê thiếu nhau được Đây là lý do vì sao
hiệu lực tại lời và hiệu lực mượn lời phải hoà hợp với nhau và lực mượn lời thực
hiện thông qua lực tại lời Rõ ràng, tại lời và mượn lời đều là hai bình diện khác biệt
(distinct aspect) của một HDNT trọn vẹn (complete speech act) Tại lời liên quan
đến bình diện giao tiếp được thé hiện trong có găng dé thông hiểu Còn mượn lờiliên quan đến bình diện tương tác được thê hiện trong có gắng dé đạt được sự chấp
nhận.
Trong công trình này, Eemeren và Grootendorest còn trình bày thêm về suđồng tình (agreement) và không đồng tình (disagreement) vì chúng liên quan đếnlập luận Theo chúng tôi, HĐBB có thé được xếp vào loại “không đồng tình” theo
quan điểm của Eemeren và Grootendorest
13.3 Michale L Geis (1995) với cuốn “Speech Acts and Conversational
Interaction” (Hanh động ngôn từ va tương tác hội thoại)
Trong cuốn này Geis tập trung bàn về HĐNT gián tiếp (Indirect speech act),tương tác hội thoại, cấu trúc của tương tác hội thoại và ảnh hưởng của tương tác
trong hội thoại.
Về HDNT gián tiếp, Geis đã viện quan điểm của Searle (1975) Searle chorằng HDGT được thực hiện trong một phát ngôn mà phát ngôn này đã có lực ngôn
trung (illocutionary force) là một loại của HD tại lời nao đó khác Ví dụ như trong
phát ngôn sau, HD hứa hẹn là sự b6 sung vào lực ngôn trung sẵn có của phát ngônvốn chỉ là lời khang định: I will be in my office “Tôi sẽ có mặt ở văn phòng' [68,123] Ngoài ra, Geis còn dẫn một số nhà ngôn ngữ học khác như Sadock (1970,
1972), Gordon and Lakoff (1971), Morgan (1975), và Green (1975) Các nhà ngôn
ngữ học này cho rằng chúng ta không thể tính toán chính xác được lực ngôn trungcủa phát ngôn (vì đại lượng này biến đổi theo những tham số ngữ cảnh)
18
Trang 221.3.4 Susan M Gass and Joyce Neu (Chủ biên, 1996) với cuỗn “Speech Acts
Across Cultures: Challenges to Communication in a Second Language” (Hanh
động ngôn từ qua các nền văn hóa: Thách thức cho việc giao tiếp bang ngôn ngữ
thứ hai)
Cuốn sách dày dặn, vạm vỡ này là tập hợp những bài viết rất thú vị liên quan
đến lý thuyết về HDNT cua Austin va Searle cũng như nội dung của luận án Sau
đây là một vài tóm lược của chúng tôi:
- Bài: “Khảo sát việc sản sinh các hành động ngôn từ” (Investigating the
production of speech act set) của Andrew Cohen
Bài này nhấn mạnh đến những khía cạnh và phương pháp nghiên cứu của
HĐNT như sau đây:
1) Van dé lý thuyết Phan này Cohen nói đến quan điểm của minh và của
Olshtain (1983) về chiến lược giao tiếp đối với chuỗi HĐNT Ông nhân mạnh trước
khi phân tích chuỗi HĐNT, thì phải xác định được mục đích, cũng như những tiền
đề ngữ nghĩa-ngữ dụng cho sự hiện thực hóa chuỗi HĐ đó Đối với phần này có 3
nội dung liên quan như sau:
1.1) Năng lực văn hóa xã hội và ngôn ngữ học xã hội (Socioculture and
sociolinguistic abilities) Người nói và người nghe thành công khi giao tiếp vì họđều có thể kiểm soát được chuỗi HĐNT trong ngôn ngữ mà họ dùng khi giao tiếpvới nhau Khả năng kiểm soát này liên quan chặt chẽ đến năng lực văn hóa xã hội
2) Vấn đề tìm, khôi phục và lựa chọn hình thức của ngôn ngữ Cohen đặt vấn
đề phải xem xét nên dùng hình thức của ngôn ngữ trong bài nghiên cứu thế nào? Vídụ: dùng từ vựng, HD chính thức, biểu thức, v.v
19
Trang 23- Bài “Chiến lược phép lịch sự trong tiếng Pháp và tiếng Anh” (Politeness
strategies in French and English) của Michael L Geis và Linda L Harlow.
Bài nay các tác giả trình bày về chiến lược lich sự trong tiếng Pháp va tiếngAnh Đây là một nghiên cứu có tính chất thử nghiệm (pilot study) Về đối tượngnghiên cứu, các tác giả đã chọn người Anh, người Pháp và người Pháp nói tiếngAnh dựa trên hai tiêu chí chính: giới tính và tuổi tác Về phương pháp nghiên cứu,các tác giả tiễn hành thí nghiệm dựa trên những ngôn cảnh hội thoại không chính
thức Hai tác giả đã nói đến quan điểm của Brown và Levinson (1987) về thể diện
tích cực (positive face), thể diện tiêu cực (negative face) và áp dụng trong báo cáo
của mình Kết quả thu được từ báo cáo này đã góp phần làm sáng tỏ những hình
thức được sử dụng dé thé hiện phép lịch sự trong tiếng Anh và tiếng Pháp
- Bài “Văn hóa, thương lượng và hợp tác quốc tế” (Culture, negotiations and
international cooperative ventures) của John L Graham.
Theo Graham, khó có thé đưa ra một quan niệm nhất quán (consistent) về văn
hóa Graham đã lấy xuất phát điểm là quan điểm về văn hóa của Linton Linton
(1945:5) cho rằng “văn hóa là cấu hình của những hành vi có giáo dục và kết quả
của những hành vi mà thành tố của nó được áp dụng và truyền đạt giữa các thànhviên của một xã hội cụ thể” [68, 319-320]
Bên cạnh việc khám phá những sự khác biệt về văn hóa trong các hành vithương lượng, giá trị của bài viết này còn nằm ở việc giải quyết vấn đề “nội dunghay ngôn cảnh” (content versus context) Nếu như các nhà tâm lí học xã hội đề caonội dung ngôn từ (verbal content), thì các nhà ngôn ngữ học xã hội lại cho rằng nếuchỉ chú trọng vào những phan phô diễn trên ngôn từ thì sẽ không thé hiểu được khíacạnh tương tác liên nhân của văn bản một cách thấu đáo Cũng giống như các nhàngôn ngữ học xã hội, Graham đặc biệt nhắn mạnh tầm quan trọng của ngôn cảnhtrong cả giao tiếp ngôn từ cũng như giao tiếp phi ngôn từ (nonverbal)
Những trình bày tóm lược của chúng tôi về những nghiên cứu tiêu biểu, mangtính thời sự về lí thuyết HĐNT trên đây đã cho thấy những khía cạnh phức tạp, tinh
tế có được thể hiện trong hoạt động nói năng của con người Sự trình bày này góp
20
Trang 24phần làm nên cái nền tảng (background) cần thiết để chúng tôi triển khai đề tàinghiên cứu của mình, đó là tìm hiểu và so sánh HĐBB trong tiếng Thái và tiếng
Việt.
1.4 Khái niệm “Hành động bác bỏ” (The Speech Act of Denial)
- Theo “Tir điển tiếng Việt” (1997) của Hoàng Phê (Chủ biên), BB là: “ bac
đi, gạt đi không chấp nhận” [40, 22]
- Theo “Từ điển tiếng Việt” (2001) của Bùi Quang Tịnh, BB là lời nói: “không
nạp, không nhận” [57, 30].
- Nguyễn Thị Thìn (2003) mở rộng, cụ thể hóa BB, đó là: *.,.phủ định mộtlời khẳng định, đoán định, phê phán buộc tội trước đó của người đối thoại” [55,
(I don’t want people to think that it is true) [82, 134].
Theo chúng tôi “Hanh động bác bỏ ” là HD mà người nói thể hiện sự không
chấp nhận điều mà người nói đã nghe trước đó, hoặc có thé suy luận từ những gì đã
có trước đó Trong trường hợp những đặc trưng hình thức của câu nói dùng để BB
là 6n định, có thé thấy quan hệ giữa BB (một HDNT) và câu PD (một kiến trúcngôn ngữ) Cũng như nhiều HDNT khác, BB có trường hợp trực tiếp và gián tiếp
1.4.1 Hành động bác bó trong tương quan của cặp thoại xác tín-bác bo
Lý thuyết HĐNT của Austin chỉ xem xét các HDNT một cách riêng biệt và
độc lập với những HD khác Nhưng trong hội thoại, mỗi phát ngôn đều có quan hệ
trực tiếp đến những phát ngôn đi trước nó hoặc bản thân nó định hướng cho những
phát ngôn tiếp theo sau Và hệ quả là những HĐNT này sẽ kéo theo những HĐNTkhác Một HĐNT A có thể kéo theo HĐNT B, lượt lời này cũng có thể kéo theolượt lời khác Trong những trường hợp như thế, chúng ta nói đến khái niệm “cặp
21
Trang 25thoại” Các cặp thoại được tô chức theo một quy cách chặt chẽ và tuân theo nhữngquy tắc chi phối hội thoại.
BB là một HD phát sinh từ một HD xác tín khác đi trước Tuy nhiên, nội dung
xác tin đi trước đó có thé là hiển ngôn hoặc hiểu ngầm ấn (là dẫn ý, TGD, hàm ngôn
qui ước hoặc hàm ngôn hội thoại).
Vi dụ (dẫn theo Nguyễn Đức Dân, 1999):
“A: Lay cơm ra mà ăn!
B: Có com đâu ma ăn!
C: * Không có cơm mà ăn” [11, 395]
Câu A thể hiện một mệnh lệnh Mệnh lệnh này (lay cơm ra ma ăn!) co tiền giảđịnh là “Còn cơm” Còn câu B là câu mà người ta dùng dé chất van về sự tồn tại củađiều kiện cho phép thực hiện mệnh lệnh đó Nghĩa là chất van TGD của mệnh lệnh
đó Dé phê phán một hiện tượng người ta có thé dùng cả sự PD miêu ta và chat vấn
Chang hạn, có thể phê phán về sự lãng phi theo hai cách: 1) “Lang phí như vậy rồiđến lúc không có cơm mà ăn”, 2) “Lãng phí như vậy rồi lắy cơm đâu ra mà ăn”
Từ ví dụ trên, chúng ta có thể nhận ra một HĐ ngôn ngữ gián tiếp khác, được
tạo thành từ các HĐ chất vấn, từ chối và thanh minh với một hiệu lực tại lời nảo đó
Theo Nguyễn Đức Dân (1999), đây là HD được nay sinh từ lô gích nội tại của ngôn
ngữ.
1.4.2 Đặc điểm của “Hành động bác bỏ”
“HĐBB” đã được nhiều người nghiên cứu, chỉ ra đặc điểm của nó:
Nguyễn Đức Dân (1983) cho rằng “Trong quá trình giao tiếp, nếu một người
khẳng định, trực tiếp hay gián tiếp, về một thuộc tính A của sự vật, nhưng nếungười khác cho rằng ý kiến đó không đúng và BB ý kiến đó, như thế người thứ hai
đã thực hiện một hành vi PD, hay là hành vi BB Ví dụ:
1.) X: Ngôi nhà kia cao.
Y: (a) Ngôi nhà kia dau có cao!
(b) Ngôi nhà kia không cao!
2.) X: Ngôi nha kia không cao.
22
Trang 26Y: (a) Ngôi nhà kia ma không cao!
(b) Ngôi nhà kia cao!
Ở những đoạn hội thoại trên đây, lời đáp của Y (với hai biến thể) đều lànhững hành vi PD Hành vi nay được thé hiện bằng những câu có dạng thức khácnhau, hoặc là PD, hoặc là khang định (như 2b) Những câu PD ứng với hành vi PDnày gọi là những câu PD BB Về hình thức, có thé thay rằng dé tạo những câu PD-
BB người ta có thé dùng các từ kèm không, chẳng, chưa nhưng cũng có thé dùng
những từ sao, nao, đâu, gi, [5, 28].
Nguyễn Thị Thìn (2003) cho rằng “Câu BB có dấu hiệu riêng, chuyên dụng
(CD) dé biểu thị hành vi BB Những dấu hiệu chuyên dùng biểu thị hành vi BB:
- Cặp tiểu từ tình thái: có đâu
- Tổ hợp tình thái từ: không phải, đâu có, nào (có) phải, làm gì có, đâu (có)
phải ở đầu câu hoặc xem giữa chủ ngữ — vị ngữ “Không phải” có thể một mình làm
câu BB.
- Quán ngữ tình thái thi có cuối câu, kiêu “P thì có!”
Căn cứ vào phương thức BB có thể phân chia hai kiểu câu BB
1) Câu PB - BB Thực hiện hành vi BB bằng phương thức PD tính chân lý,tính đúng của mệnh đề trong câu Nội dung của mệnh đề này phản ánh ý kiến tráingược với ý kiến trước đó của người đối thoại Ví dụ:
A: Bác ơi, cho em xin tiền gạo hôm trước
B: Cái nhà chị này nhằm rồi Tôi dau có mua gạo nhà chị
Có hai hình thức phủ định-bác bỏ:
- PĐ-BB có chứa phủ định từ không phải đầu câu hoặc một mình làm thành
- PD-BB có chứa đại từ không xác định: đầu, nào, gì Chang hạn: nào có, lam
Trang 27A: Chị lấn sang đất của tôi rồi đây này.
B: Chính nhà ông lấn sang đất nhà tôi thi có Không tin tôi do lại cho ông
xem [55, 174-177]
Đặng Thị Hảo Tâm (2003) cho rằng “Đề làm rõ đặc điểm của hành vi BB cần
có sự phân biệt với hành vi PÐ-miêu tả Mục đích của PD miêu tả là chi nhằm xác
định đối tượng được nói tới không có thuộc tính p mà không nhằm BB một ý kiến,
quan diém trước đó Ngược lại hành vi BB chỉ nảy sinh khi trước đó đã có một sựkhẳng định Hành vi BB được thực hiện bằng 2 chiến lược: (a) chiến lược trực tiếp(CLTT), (b) chiến lược gián tiếp (CLGT)
Với (a) hiệu lực BB được đánh dấu bằng những từ ngữ CD như: không, thế
nào được, sao được, lam gì có, đâu (có / nào), có phải đâu, nào đâu, có
mà
Với (b) thì hỏi là một cơ chế đặc trưng dùng dé BB (Theo Nguyễn Đức Dân)
Tuy nhiên chiêu theo cách thức tạo lập nội dung (p), theo từng ngữ cảnh giao tiếp,
đặc biệt với hai thông số: khoảng cách quyền lực, quan hệ xã hội thì cấu trúc ngữ vi
hỏi có thé mang đến những hiệu lực BB khác nhau” [51, 5].
Sophana Srichampa (2004) không nói đến HĐBB nhưng đề cập đến các lốinói PD va khang định trong tiếng Việt và tiếng Thái trong bài viết “Các lối nói phủđịnh và khăng định trong tiếng Việt và tiếng Thái” (Vietnamese and Thai negativeand affirmative styles) Sophana cho rằng mô hình PD chung của tiếng Thái vatiếng Việt là (S) + NEG + V + O Đây là mô hình điền hình trong nhiều ngôn ngữSVO Ngoài ra ở các ngôn ngữ này còn có những mô hình cấu trúc khác, đó là các
câu khẳng định và câu hỏi có giá tri PD, và ngược lại các từ PD kép và các câu
hỏi-PD lại có ý nghĩa khang định Các sắc thái ý nghĩa thay đổi theo ngữ điệu, thức
cũng như thái độ của người nói Ví dụ, đối với các lối nói PD trong tiếng Việt và
tiếng Thái, thi trong tiếng Việt, bên cạnh mô hình PD bình thường bằng cách dùngmột từ PD đứng trước động từ, còn có một lỗi PD phô biến khác là dùng các từ nghivấn hoặc các thành tố nghi vấn khác trong câu hỏi Như trong tiếng Việt, các từ
24
Trang 28nghi van như ai, gì, đâu được dùng trong câu hỏi dé biéu thị ý PD hoặc không nhất
trí, ví dụ:
(1a) Hình như anh cầm quyền sách của tôi phải không?
Câu (1a) là ví dụ về một câu hỏi mở đầu Ba câu sau đây cho thấy những cách
PD của tiếng Việt:
(1b) Ai cam!
(1c) Tao cầm đầu!
(1d) Tao cầm bao giờ! [48, 2]
Theo Sophana, trong tiếng Thái cũng như tiếng Việt, có cách nói PD gián
tiếp Các sắc thái nghĩa cũng thay đối theo ngữ điệu, thức (mood) va thái độ của
người nói, ví dụ:
(11a) đuànÖuaauÑuy [opHu%:&ji:^N kHon na!n sua^j di: na! 2]
“Cô ấy đẹp phải không?”
(11b) awe [sua*j ?a: &ra ! : 1]
“Cô ấy đẹp gì!
(11C) søwhluẩamss [pia!n paj 1lI!:w rE:^]
‘Cau không bình thường a?’ (Cậu điên tồi 4?)
(11d) ñauấmns giãốni [pHi@@@@@@>t 1T!:w tHE: du: hatj
“Cô ấy là năng Phi Sua Samut!’ (“năng” trong tiếng Thái nghĩa là “con”,
dùng khi gọi đứa con gái mà mình không thích)
Câu (11b)-(11c) là câu PD Còn câu (11đ)-(11e) là câu khang định
Cuối cùng Sophana đi đến kết luận là câu PD và câu khang định trong tiếngThái và tiếng Việt có nhiều sắc thái khác nhau Sự thé này cho thấy xu hướng thiên
25
Trang 29về gián tiếp của người Việt và người Thái trong chiến lược BB Đôi khi, người nóikhông dám diễn đạt ý PD trực tiếp, không muốn làm tôn thương tình cảm của ngườinghe Đó là lí do giải thích tại sao việc vận dụng những cách nói gián tiếp như vậy
là rất phô biến, đặc biệt trong khẩu nØữỮ, nơi có giao tiếp mặt đối mặt.
Nguyễn Thị Kim Dung (2006) đã bước đầu nghiên cứu “hành động phản
bác” trong luận văn thạc sĩ “Hành động phản bác trong tiếng Việt” Luận văn này sử
dụng hai nguồn cứ liệu chính: cứ liệu là lời ăn tiếng nói hàng ngày của người Việt,được quan sát và ghi lại trung thành và cứ liệu được trích từ các tác phẩm văn học
Lí thuyết sử dụng trong luận văn là: lí thuyết HĐNT của Austin và Searle, lí thuyết
phép lịch sự của Leech, Brown và Levinson.
Nguyễn Thị Kim Dung cho rằng “HĐ phản bác liên quan đến sự phản ứng đốilập của người nói về một điều gi đó, có thé đúng hay sai HD phản bác thuộc nhóm
hành vi xác nhận / nhận định Phan bác bao giờ cũng giả định một HD nhận định di
trước Vì vậy, muốn làm rõ bản chất của HĐ phản bác, phải đặt phản bác trongtương quan, trong thế song hành với HD nhận định đi trước Muốn phản bác thànhcông, cần có những luận cứ và các lập luận thích hợp Lí thuyết lập luận sẽ giúp soisáng bình diện nội dung và hình thức của HĐ phản bác (bản chất các luận cứ, việc
sử dụng những tác tử lập luận trong HD phan bác v.v.)” [14, 31-32].
Cũng như các tác giả đi trước, Nguyễn Thị Kim Dung phân chia 2 loại HD
phan bác trong tiếng Việt: HD phản bác trực tiếp và HD phan bác gián tiếp
1) Phản bác trực tiếp: là hình thức phản bác có chứa những từ ngữ biểu thị ýnghĩa phản bác, phủ định như: đâu, gi, sao, nào, bao, không, chẳng Những từ
ngữ này được sử dụng trong những khuôn cú pháp thích hợp, có thể xem là dấu hiệu
ngôn hành của HD phản bác trong tiếng Việt Phan bác trực tiếp có 5 loại sau đây:
1.1) Cấu trúc dùng từ, ngữ phiếm định Dùng từ đâu, gì, nào, bao và sao
1.2) Cau trúc dùng từ, ngữ PD Dùng từ không, chẳng và chưa
1.3) Một số cau trúc phản bác CD: theo cau trúc : P thi có, Còn P chán, P đấy
chứ, P chứ, Ai lai C và Với, với cha
7 Hệ ký hiệu ngữ âm trong tiếng Thái dùng theo Kanchana Naksakun (1977).
26
Trang 301.4) Cấu trúc dùng từ mà: Ai mà, Thế mà cũng và Có B gì mà A1.5) Phản bác trong phương ngữ Ví dụ: phương ngữ miền Trung.
- Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc tím
Em lay chồng rồi trả yém cho anh
- Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc xanh
Yém em em mặc, yếm chi anh anh đòi (Ca dao)
2) Phản bác gián tiếp: là phản bác thường không thể hiện bằng một hình thức
nhất định do đó nó có nhiều cách thé hiện Ý nghĩa phản bác chỉ hiểu được nhờ vào
tình huống giao tiếp và những quy ước của cộng đồng Phản bác gián tiếp có 5 loại
sau đây:
2.1) Phản bác thông qua các HDGT.
2.2) Phản bác bang hình thức đánh giá ngược lại
2.3) Phản bác thông qua HY.
2.4) Sử dụng hình thức phản lập luận.
2.5) Phản bác thông qua thái độ.
Có thể nói luận văn của Nguyễn Thị Kim Dung là công trình đi sâu nhấtnghiên cứu HĐBB (mà tác giả gọi là “phản bác”) trong tiếng Việt, và đã nêu rađược nhiều phương tiện BB Tuy nhiên, những phương tiện này vẫn còn thiên vềliệt kê, chưa thực sự được phân tích sâu sắc, và nhất là chưa có độ khái quát thíchhợp, cách phân loại phương thức BB còn nhiều chồng chéo Chăng hạn cái gọi là
phương thức “phản bác trong phương ngữ” thực ra là một dạng của những phương
thức phản bác gián tiếp mà thôi Khi người con gái trong ca dao nói “Yém em emmặc, yếm chi anh anh đòi” thì cô đã phan bác bằng cách chat vấn TGD của việc đòiyém (muốn đòi ai cái gi thì phải có TGD là người ấy đã mượn minh cái đó)
Đặc biệt, trong nội dung của luận văn nay có những ví dụ phân tích câu BB
mà chúng tôi không đồng ý, chăng hạn:
“Thằng anh quát lên:
- Cầm đi đồ mat dạy Bồ mà ở nhà bồ sẽ giết mày
27
Trang 31- Mất dạy hả? Có đứa nào được dạy dỗ gì đâu mà mất (Mùa hoa cải bên sông
- Nguyễn Quang Thiéu)” [14, 34]
Nguyễn Thị Kim Dung phân tích câu BB trên đây (in đậm) như là cách người
nói chất van sự tồn tại cua A, mà A là điều kiện tồn tại của B theo luật suy diễnlôgích “không A thì không B” để BB B Đây là lối phản bác trực tiếp nội dung của
nhận định trước đó, phủ định hoàn toàn tiền ngôn của người đối thoại (Anh nói tôi
là đồ mất dạy, nhưng thực tế là không có đứa nao được day dỗ gì cả, cho nên nhận
định của anh là không đúng với thực tế, là vô lý Tôi khang định với anh là tôi
không được dạy dỗ chứ không phải là người được dạy dé mà “mat dạy” như anh
nói) Theo chúng tôi, những trường hợp như trên đây chỉ là những trường hợp phản
bác mang tính siêu ngôn ngữ, chơi chữ.
Cuối cùng Nguyễn Thị Kim Dung đã trình bày về “Đặc trưng văn hóa của HDphản bác trong tiếng Việt” Nguyễn Thị Kim Dung cho rằng “Người Việt có câu:
“Lời nói không mat tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” Đó chính là sự théhiện của lối ứng xử trong tình, tế nhị, ý tứ của người Việt Bởi họ ý thức được rất rõsức mạnh của lời nói: “Lời nói đọi máu”, “Được lời như cởi tắm lòng” Cho nênngười Việt rất chú ý đến lời ăn tiếng nói, nói làm sao cho phải, cho thấu tình đạt lý
là cả một nghệ thuật trong giao tiếp Phản bác trực tiếp là HĐNT rất dễ làm mat thédiện của người đối thoại Nếu như buộc phải phản bác trực tiếp thì người nóithường sử dụng kèm theo những biểu thức điều biến dé làm giảm nguy cơ làm matthé diện người nghe Chang hạn, có thé dùng các lời rào đón, các quán ngữ tình tháinhư: Nói khi vô phép, Nói bác đừng giận Việt Nam là một nước nông nghiệp, tổ
chức xã hội truyền thống chịu nhiều ảnh hưởng của Nho Giáo, một xã hội rất tôn
trọng tôn ti trật tự Điều đó thé hiện rất rõ trong văn hóa ứng xử của người Việt
Chính vì vậy mà họ luôn “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, đặc biệt là khi phải nói những lời phản bác [14, 102-104] Những nhận xét như vậy, theo chúng tôi, là
đúng, nhưng cần được khảo sát sâu hơn nữa thì mới thật sự thuyết phục
Nguyễn Quang Ngoạn (2007) có bài viết “Một số chiến lược phản bácthường dùng trong tiếng Việt” Đối với Nguyễn Quang Ngoạn, “phản bác xảy ra khi
28
Trang 32một người không đồng ý với nhận xét, đánh giá của một người khác về một vấn đềnào đó và phản bác cũng xảy ra khi một người không chấp nhận đề xuất mà mộtngười khác đưa ra Phản bác một người nghĩa là ta có thé đã xúc phạm đến nhu cầuđược thừa nhận bởi người khác hoặc nhu cầu được tôn trọng quan điểm riêng của
họ Do vậy, phan bác là một HD có nguy cơ đe doa thé dién cao” [38, 39]
Trong khuôn khổ giới hạn của bài viết này, Nguyễn Quang Ngoan chỉ trìnhbày một số chiến lược phản bác thông dụng hàng ngày trong tiếng Việt theo phươngthức liệt kê, giải thích ngắn gọn kèm một vài dẫn chứng minh họa Thực ra bài viết
này không phân tích phản bác thông qua HY và TGD như nội dung trong luận án
của chúng tôi, mà chỉ liệt kê các chiến lược của phản bác và trình bày cách sử dụng
những chiến lược đó
Trong bài viết này, Nguyễn Quang Ngoạn liệt kê được tất cả 26 chiến lược
Đó là: phản bác thăng thừng, rào đón (che chăn), tỏ ra không chắc chắn, tỏ ra hoàinghi, xin lỗi, nêu lí do bất khả kháng, mong thông cảm, sử dụng lối nói vô nhânxưng, khuyên nhủ, giả vờ đồng ý, khái quát hóa, sử dụng câu hỏi tu từ, khắng địnhcái tôi, tỏ ra tôn kính, tỏ ra quan tâm đến người nghe, hứa hẹn, yêu cầu giải thíchthêm, nhận diện đồng nhóm, đưa ra điều kiện, mia mai, đỗ cho người khác, mắng
nhiếc, lặp lại, khen ngợi hay cảm ơn, sử dụng yếu tố nhấn mạnh và một số chiến
lược khác.
Ví dụ chiến lược phản bác sử dụng yếu tố nhắn mạnh:
“Người nói có thê làm cho sự phản bác của mình rõ ràng hơn bằng những yếu
tố nhắn mạnh Dĩ nhiên là nhiều từ nhấn mạnh như “hoan toàn”, “nhất thiết” ,trong nhiều trường hợp, cũng có thể được dùng như là những dấu hiệu rào đón Cáccụm từ nhấn mạnh khác mà ta thường gặp là: khá, rất, vô cùng, cực kì, chẳng tí
nào, không ti nào, còn lâu, còn khuya Thi dụ:
(25) - (Chỉ nói lung tung thôi Chị già rồi mà.)
- Không gia tí nào dau chị ơi” [38, 44]
29
Trang 33Như ví dụ trên, Nguyễn Quang Ngoạn chỉ phân tích là theo cấu trúc “không
ti nào” là chiên lược phản bác sử dụng yếu tố nhấn mạnh nhưng không phân tíchthêm là câu đó người phản bác nhân mạnh về cái gì
Cuối cùng Nguyễn Quang Ngoạn đưa ra một số nhận xét và lưu ý khi vậndụng các chiến lược phản bác, đồng thời nhắn mạnh “tuy giới thiệu được một sỐ
chiến lược giao tiếp và một số đặc điểm nhận diện các chiến lược đó nhưng chúng
tôi chưa có điều kiện nói rõ hơn và cũng khó lòng nói rõ hơn ai hay dùng chiến lược
nào và dùng khi nào với mục đích gì vì việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, như
chúng ta đều biết, chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như tình huống giao tiếp (ởđâu, khi nào), không khí giao tiếp (trang trọng hay thân mật), khoảng cách giữa cáctham thể giao tiếp (thân, quen hay xa lạ), vị thế giao tiếp của mỗi người (thấp hơn,ngang bằng hay cao hơn) Do đó việc sản sinh và diễn giải một phát ngôn như thế
nào phụ thuộc rất nhiều vào từng cảnh huống giao tiếp cụ thể” [38, 45]
Những nhận xét trong bài viết trên đã đưa ra một số gợi ý cho chúng tôi trongviệc phân tích bác bỏ gắn với ngữ cảnh giao tiếp
1.4.3 Hai chiến lược: bác bỏ trực tiếp và bác bỏ gián tiếp
Như trên đây đã có dip đề cập một cách khái quát, HDBB được thực hiện bằng
2 chiến lược: “CLTT và CLGT” [50, 5] Sau đây là những phân biệt của NguyễnĐức Dân (2000) về BBTT và BBGT:
a) “P thì có” Đây là cach khang định P dé bác bỏ một khang định Q trước đó;
P trai với Q.
b) “Không A mà lại bảo là A” Đây là cách trực tiếp BB A
c) “A mà lại B (w)?” Đây là cach BB theo luật suy diễn modus tollens: chấtvấn hệ qua dé BB tiền đề
d) “Có B gì đâu mà A?” Đây là cách BB theo suy diễn HY: chat vấn về điều
kiện cân của A.
Š Theo lý thuyết “Hành động ngôn từ” của John L Austin (1965) và John R Searle (1969) nghĩa là “direct
speech” (nói trực tiêp) và “indirect speech” (nói gián tiêp).
30
Trang 34e) “P đấy chứ” [Phương ngữ Nam Bộ: “P chứ bộ”]: Khăng định P để BB mộtkhang định Q trước đó.
ø) “B chán!” Đây là cách dé BB về mức độ đối với một phát ngôn trực tiếp
khẳng định A hoặc có hiệu lực tại lời là A trước đó Ở đây B được xếp cao hơn, tốt
hơn A.
Ví dụ: - A Thang con tôi dạo này hur qua
- B Nó còn ngoan chán.
(Trong câu trả lời trên, người nói không khen đứa bé ngoan, mà là BB mức độ
“hư quá” Có thé nó hư nhưng chưa phải “hư quá”)
- A Nhanh lên kẻo hết giờ
Nguyễn Đức Dân (1983) đã nêu ra quan hệ giữa HDBB và câu PD sau đây:
- Hai kiểu câu phủ định: sự phú định miêu tả và sự phủ định bác bo1) “Trong quá trình ngôn ngữ, khi tư duy về các sự vật, các hiện tượng và mốiquan hệ giữa chúng, người ta có thể xây dựng các phán đoán khăng định về thuộctính và mối quan hệ của sự vật với nhau Ví dụ:
“Căn phòng trang trí đơn giản, trên tường không có tranh, trên bàn không có hoa, ”
Các câu PD trên là hành vi khẳng định một thuộc tính không A của sự vật.
Câu PD kiểu này gọi là “câu PD miêu tả”
2) Trong quá trình giao tiếp, nếu một người khăng định, trực tiếp hay giántiếp, về một thuộc tính A của sự vật, nhưng nếu người khác cho rằng ý kiến đókhông đúng và BB ý kiến đó, như thế người thứ hai đã thực hiện một hành vi PD,
hay là hành vi BB Ví dụ:
31
Trang 35(1) X: Ngôi nhà kia cao.
Y: (a) Ngôi nhà kia đâu có cao!
(b) Ngôi nhà kia không cao!
(2) X: Ngôi nhà kia không cao.
Y: (a) Ngôi nhà kia mà không cao!
(b) Ngôi nha kia cao!
(3) X: Anh Bốn tốt hon anh Ba
Y: (a) Anh Bốn tốt hơn anh Ba thế nào được!
(b) Anh Bốn không tốt hơn anh Ba!
Trên đây, lời đáp của Y đều là những hành vi PD Hành vi này được thé hiện
bằng những câu có dạng thức khác nhau, hoặc là PD, như 1 và 3, hoặc là khẳngđịnh như 2b Những câu PD ứng với hành vi PD này gọi là những câu PD BB Về
hình thức, dé tạo những câu PD BB, người ta có thé dùng các từ kèm không, chang,
chưa nhưng cũng có thé dùng những từ sao, nào, đâu, gi,
3) Với sự phân biệt trên, các từ sao, nao, đâu, gì, là những từ đặc trưng cho
dạng thức BB, trong khi đó các từ không, chăng, chưa được dùng với hai chức
năng: PD miêu tả và PD BB.
Ví dụ: X: Màu này đẹp quá.
Y: Màu này ma đẹp!
Ở câu đáp người đã dùng từ mà dé thé hiện một dạng thức BB; không thể nói
rằng ở đây đã dùng ngữ điệu đề thay cho từ không trong cách bày tỏ ý phủ định
- Những đặc điểm của câu phủ định bác bỏTheo Nguyễn Đức Dân, có thé phân biệt câu PD miêu tả với câu PD BB ở 4
điểm sau đây:
1) Trong câu PD miêu tả , không thé dùng các từ đâu, nào, sao, gì,
2) Sự PD miêu tả có thé xuất hiện trong bất cứ một thời điểm nào của quátrình giao tiếp, trực tiếp hay gián tiếp, thậm chí đó là sự khang định phi ngôn ngữ
32
Trang 363) Sự BB và TGD Một câu nói, ngoài thông báo hiển ngôn còn thường mangnhững thông tin khác nữa không hiện ra trực tiếp ở câu chữ; trong nhiều trường hợp
thông tin đó là TGD của câu đã cho.
- Con anh Ba đã đi bộ đội.
Ít nhất, câu trên có hai TGD là: a) Anh Ba đã có con
b) Con anh Ba ít ra đã 18 tuổi
TGD của một câu là điều kiện dùng của câu đó Khi điều kiện dùng mà sai thì
câu trở thành vô nghĩa, nó không có giá tri đúng mà cũng không có giá tri sai.
Trong trường hợp này, người ta không PD câu mà chỉ PD điều kiện dùng của nó:
Người ta BB TGD của một câu, nếu TGD của nó sai Ví dụ, với câu “Con anh Ba
đã đi bộ đội” nếu TGD của nó bị sai, thì người ta BB bằng cách BB hay chất van
TGD của nó: c) Anh Ba đâu đã có con.
d) Con anh Ba nào đã được 18 tuổi (mà đi bộ đội)
1.4.5 Phân biệt hành động từ chối và hành động bác bỏ
M.A.K Halliday (1985) đã có một chương nói về nghĩa liên nhân của câunói, là “Clause as exchange” (Cú như là sự trao đổi) trong cuốn “An Introduction to
Functional Grammar” (Dẫn luận ngữ pháp chức năng) Theo chúng tôi, những gì
được trình bày trong chương này có thể giúp phân biệt từ chối và BB Trongchương này, Halliday nói đến một bình diện ý nghĩa khác của tiểu cú (another
aspect of the meaning of the clause), đó là như một sự trao đổi (as exchange) Tiểu
33
Trang 37cú cũng được tô chức như là một sự kiện tương tác gồm có người nói hay người viết
và người nghe Halliday dùng thuật ngữ “người nói” để chỉ chung cả người nói lẫnngười viết Trong HĐ nói năng, người nói và người nghe chấp nhận cho mìnhnhững trò diễn cụ thể, trong những lượt lời thích hợp Ví dụ, khi đặt một câu hỏi,người nói nhận vai trò người tìm thông tin và yêu cầu người nghe nhận vai trò
người cung cấp thông tin Có hai kiểu vai diễn ngôn (speech role) đứng đằng sau
các kiêu trò dién cụ thé hơn, đó là cho (giving) và yêu cầu (demanding) Người nói
cho người nghe một cái gì đó (ví dụ: một vài thông tin) hoặc yêu cầu ở người nghe
một cái gì đó “Cho” có nghĩa là “mời nhận” (inviting to receive), và “yêu cầu” có
nghĩa là “mời cho” (inviting to give) Người nói không chỉ làm một cai gì đó cho
minh mà còn yêu cầu ở người nghe một cái gì đó Như vậy, HD (act) nói năng cóthê được gọi một cách phù hợp hon là một sự tương tac (interact) Có hai thứ có thểtrao đôi, đó là trao đổi thông tin (exchanging information) và trao đổi hàng hóa- &
-dịch vụ (exchanging goods- & -services).
Halliday đã nêu ra vi dụ về vai trò của người nói va người nghe như sau:
Người nói (Speaker): Người nghe (Listener): [trở thành
người nghe khi đến lượt lời mình]
“Would you like this teapot? ” “Yes, I would /No, I wouldn't.”
‘Anh có thích chiếc ấm tra này khéng?’ “Vâng, tôi thích /Không, tôi không thích.”
“Give me that teapof!” “All right, I will /No, I won’t.”’
“Đưa cho tôi chiếc ấm tra đó.” “Được, tôi sẽ đưa /Không, tôi không dua.’
“He % giving her teapot.” “Oh, is he?/ Yes, he is /No, he isn’t.”
‘Anh ay dang đưa cho cô ấy chiếc ấm tra.’ ‘O! thé à? /Đúng rồi /Không phai.’
[72, 69]
Trong trường hop trên đây, người nói không những có thé đưa ra bat kì mộtphạm vi rộng lớn những câu trả lời khác nhau cho các câu hỏi, hay tiến hành mộtmệnh lệnh theo các cách khác nhau; mà anh ta còn có thể từ chối (refuse) hoàn toànkhông trả lời câu hỏi, hay cung cấp những hàng hóa- & -dịch vụ
34
Trang 38Theo Halliday, trao đôi thông tin (exchanging information) phức tạp hơn traođổi hàng hóa- & -dịch vu (exchanging goods- & -services), bởi vì trong trao đổithông tin người nghe không phải chỉ thuần túy nghe mà còn bị / được yêu cầu đóngmột vai trò trong diễn ngôn để khăng định (affirm), BB (deny), hay cung cấp(supply) phần thông tin bị mat Ví dụ: “Hôm nay là thứ ba - O, không thé thé được”.
Những vi dụ trên có thé giúp phân biệt HD từ chối và HDBB Đối với trường
hợp “từ chối”, phát ngôn đi trước là một yêu cầu HD như “Give me that teapot!”,
phát ngôn đi sau có thé là chấp thuận (All right, I will) hoặc từ chối (No, I won’t)
Còn đối với trường hợp “BB”, phát ngôn đi trước là một nhận định, như “Hôm nay
là thứ ba”, còn phát ngôn đi sau đó (Ô, không thê thế được) là phát ngôn BB Người
nói cho rằng hôm ấy không thể là thứ ba được
Nguyễn Phương Chi (2004) đã viết luận án “Một số đặc điểm ngôn ngit-van
hóa ứng xử của hành vi từ chối trong tiếng Việt (có sự đối chiếu với tiếng Anh)”
Theo Nguyễn Phuong Chi, HD từ chối là “Một hành vi phản ứng, có hiệu lực tại lời
và vì thế là một hành vi tại lời: từ chối Hành vi từ chối được người nói dùng đề đáp
lại một hành vi nào đó trong số các hành vi có hiệu lực tại lời là: đề nghị, yêu cầu,
ra lệnh, mời, xin của một người khác đã thực hiện trước đó Theo đó, hành vi từ
chối, cũng như hành vi trả lời, hành vi đồng ý có thé xem như là những hành vihậu vị (post-event-acts), còn hành vi đề nghị, cũng như hành vi hỏi, hành vi đềxuất có thê xem như là những hành vi tiền vị (pre-event-acts) Về mặt ngữ nghĩa,theo sự xác định của Wierzbicka (1987) thì việc tir chối có nghĩa là “không, tôi sẽ
không làm việc đó” khi trả lời một phát ngôn của một người khác mà trong phát
ngôn này anh ta đã thông báo cho chúng ta biết rang anh ta muốn chúng ta làm một
việc gì đó và rằng anh ta chờ đợi chúng ta làm việc đó Ví dụ:
1 - Con lên nhà khách, bác Bảng muốn hỏi gì con đấy
- Thôi con chả lên.
2 - Thế thì ông dé con dắt ông vậy
- Thôi anh ở đây đợi các ông kia” [7, 40-41]
35
Trang 39Trong luận án này, Nguyễn Phương Chi còn nói đến quan hệ giữa HDBB và
HD từ chối Nguyễn Phuong Chi cho răng “Chiến lược BB được xây dựng trên cơ
sở sự đánh giá của người từ chối đối với giá trị nội dung của lời yêu cầu, đề nghi.Hành vi từ chối bằng cách sử dung chiến lược này được sử dung trong trường hopngười từ chối nhận thấy nội dung đề nghị, yêu cầu là vô giá trị, hoàn toàn vô ích,không thực tế, vô nghĩa, có hại Ví dụ:
- Em báo cảnh sát nhé.
- Đừng nói linh tỉnh, đây là việc chính đáng, anh đã nhận lời người ta rồi
Hành vi sử dụng chiến lược BB có mức độ đe dọa thể diện cao Có thể xemnhư nó nằm ở phạm vi chót của các hành vi sử dụng chiến lược “tính vô ích” và
“tính bất cập” Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hành vi từ chối BB không xuấtphát từ sự đánh giá nội dung đề nghị, yêu cầu là có hại, vô giá tri mà xuất phát
từ thái độ bất chấp của người từ chối Ví dụ:
- Dậy đi mày! Trưa lắm rồi !
- Mày làm gì mà nhắng lên thế? Trưa thì trưa, tao cần gì
Do đó chiến lược BB được thường được sử dụng khi người từ chối có vai xãhội cao hơn vai người đề nghị, yêu cầu” [7, 84]
Theo quan sát của chúng tôi, Nguyễn Phuong Chi có vẻ đã xem từ chối là mộtdạng của BB, cụ thé đã xem từ chối là dạng thức BB đối với những hành vi đề nghị,yêu cầu đi trước Như đã có địp trình bày ở trên, chúng tôi chủ trương phân biệt từchối và BB, theo đó từ chối là khước từ thực hiện HD được dẫn xuất bởi nhữngHĐNT thuộc nhóm điều khiển đi trước, còn BB là phủ nhận thông tin được nêu ra ởnhững HĐNT thuộc nhóm xác tín hay biéu kiến đi trước
Trần Chi Mai (2005) cũng viết luận án về từ chối với đề tài “Phương thứcbiểu hiện hành vi từ chối lời cầu khiến trong tiếng Anh (Liên hệ với tiếng Việt)”.Trần Chi Mai cho rằng “Hành vi từ chối trong giao tiếp là một trong những cáchứng xử thường nhật nhằm không thực hiện một việc nao đó mà người cùng đốithoại yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo Do là lượt lời thứ hai trong đối thoại vàthường là sự tiếp nhận có khuynh hướng tiêu cực, có nguy cơ cắt đứt hoặc gián
36
Trang 40đoạn cuộc thoại Hành vi từ chối thường là lượt lời không được ưa dùng Loại hành
vi ngôn ngữ này thường có cấu trúc phức tạp và chỉ xuất hiện trong những điệu kiệnnhất định Các nguyên nhân gây nên một hành vi từ chối rất đa dạng Mọi yếu tốtrong ngữ cảnh đều có thé là những yếu tổ gây nên hành vi từ chối” [37, 30-31]
Trong luận án này, Tran Chi Mai còn nói đến HDBB dé phân biệt với HD từchối Trần Chi Mai cho rang “Hành vi BB thuộc nhóm hành vi phủ định và BB, làhình thức đối lập với nhận định, đánh giá Ví dụ:
- Cô mặc áo đỏ xinh thật.
- Thế mà bảo là xinh, mặt gì mà dài như cái bơm ấy
Dạng thức của BB có thé dùng hình thức của những PD thông thường, nhưngcũng có những hình thức đặc chuyên dùng để BB Tác giả Nguyễn Đức Dân (1999)đưa ra giả thuyết cho con đường hình thành hành vi BB: “Sự BB là một hành viphái sinh của một hành vi khác Đó là một hành vi ngôn ngữ gián tiếp, tức là mộthiệu luc tại lời, được tạo thành từ các hành vi chat van, từ chối, thanh minh Điều
này được nay sinh từ lôgích nội tại của ngôn từ” [11, 395] Những từ như đâu, sao,
được là “những từ phiém định có chức năng tạo câu BB Chúng trở thành các tác tửBB” [11, 396] Những từ phiếm định tạo thành câu BB mang HY từ chối như: nào,
gi đâu, (có) bao giờ, có đâu, nao có, sao, sao được Ví dụ:
- Mẹ ơi, lay ho con cai khan trén ban voi
- Mẹ lay sao được Mà con tự làm lay đi chứ” [37, 32-33]
Nói tóm lại, tuy có những điểm giao nhau (BB và từ chối có thé dùng chungmột số từ ngữ có ý phủ định) hoặc gan gũi nhau (BB và từ chối có thé được hiểu lànhững HD phái sinh của nhau), nhưng sự phân biệt giữa BB và từ chối là khá rõràng: BB là phủ nhận thông tin từ một xác tín trước đó (hiên ngôn hoặc hàm ngôn),
còn từ chối là không chấp thuận một HĐ thuộc nhóm khuyến lệnh (trực tiếp hay
gián tiếp) trước đó Sự phân biệt quan trọng này là một trong những cơ sở quantrọng dé chúng tôi chon tu liệu và triển khai những nghiên cứu của mình trong luận
án.
1.4.6 Cặp thoại xác tín / bác bỏ trong lí thuyết hội thoại
37