1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Lý luận ngôn ngữ: Nghiên cứu uyển ngữ trong tiếng Anh và việc chuyển dịch sang tiếng Việt

222 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Uyển Ngữ Trong Tiếng Anh Và Việc Chuyển Dịch Sang Tiếng Việt
Người hướng dẫn GS.TS. Lờ Quang Thiờm
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Lý Luận Ngôn Ngữ
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2003
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 222
Dung lượng 54,33 MB

Nội dung

MUC DICH VA Y NGHIA CUA LUAN AN Những mục dich của luận án là: Tìm hiểu sự biểu hiện của uyên ngữ tiếng Anh về mặt nguồn gốc, cau tao va ngữ nghĩa, phong cách và ngữ dung, chủ yếu tim ra

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUONG ĐẠI HOC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VAN

TRUONG VIEN

NGHIÊN CỨU UYEN NGU TRONG TIENG ANH VÀ

VIEC CHUYEN DICH SANG TIENG VIET

LUẬN ÁN TIEN SĨ LÝ LUẬN NGON NGỮ

Mã số: 5 04 08

Người hướng dẫn: GS.TS Lê Quang Thiêm

HÀ NOI - 2003

Trang 2

MỤC LỤC

(967.100 5 35.5 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VE UYÊN NGỮ 8

1 1 TONG QUAN CAC TAI LIEU NGHIÊN CUU VE UYÊN NGU 8

1.2 XÁC LAP ĐỊNH NGHĨA CUA KHÁI NIỆM " UYEN NGỮ" 11

1 3 UYEN NGU SỬ DUNG QUA CAC THỜI KY ecsesssesecsteesteesneessneennes 15 1 4 CAC BÌNH DIỆN NGHIÊN CUU UYEN NGỮ ¿- - s2 22 1 4 1 UYEN NGỮ TREN BÌNH DIỆN TỪ VỰNG HOC 23

1 4 2 UYEN NGU TREN BÌNH DIEN PHONG CÁCH HỌC 31

1 4 3 UYEN NGU TREN BÌNH DIEN NGU DUNG HỌC 40

1 4 4 TIỂU KET - <2 EE‡E‡EEEE‡EEEEEEEEEEEEEEEEETETEE1111111111 111111 1x 57 CHƯƠNG 2: CẤU TẠO VA NGHIA 00.0 .oceccccccsccccscsesscsessssessessssesssesscsessseees 60 CUA UYEN NGỮ TIENG ANH 5221 E312 E211 E111 EEkree 60 2 1 NHỮNG ĐẶC DIEM CHUNG VE HÌNH THÁI CAU TAO VÀ NGHĨA "¬ _ & 60 2 1 1 SỐ LƯỢNG THÀNH TO CAU TẠO - c:cccsccccscxvez 60 2 1 2 ĐẶC DIEM VE TỪ LOẠI (PART OF SPEECH) 61

2 1 3 ĐẶC DIEM VE TÔ CHỨC CÚ PHÁP (SYNTACTIC STRUCTURE) - 2-2 SE EềEE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEETEEEETEEEEEEEEEEEEEEETkrrrrke 62 2.2 NHỮNG ĐẶC DIEM VE CẤU TẠO VÀ NGHĨA - - s52 70 2.2 1 PHƯƠNG TIEN TỪ -NGU ÂM (PHONETIC - LEXICAL FORM MEANS), - - TT 1 12 21111111121111111121211111111211111111212111111121 11 ke 70 2.2 2 PHƯƠNG TIỆN HÌNH THÁI TỪ (LEXICAL FORM MEANS) 76

2.2 3 PHƯƠNG TIEN PHONG CÁCH (STYLISTIC MEANS) 82

2 2 4 PHƯƠNG TIEN CU PHAP (SYNTACTIC MEANS) 100

2 3 TIỂU KET ooccececccceccccccecscscsscecscscssscscsvsvsssacavsvssscavsvsvssasavevsvsnsasavevsseees 104 CHƯƠNG 3: NHUNG ĐẶC DIEM VE VIỆC SỬ DỤNG 107

UYEN NGỮ TRONG TIENG ANH - 2 2+5 SEEE2E2EEEEEEEEEerrrrrees 107 3 1 CAC ĐẶC DIEM CUA UYEN NGỮ TIENG ANH TREN BÌNH DIEN PHONG CACH uoieecccscscscscsssscececssscecscscscecscscscscscsvsvsvsvsvsvsssssssssssssssesacacasacesaees 107 3 1 1 UYEN NGU SU DUNG TRONG PHONG CACH HANH CHINH ¬ 107 3.1.2 UYEN NGỮ SỬ DUNG TRONG PHONG CÁCH SINH HOẠT HÀNG NGÀY c1 11121111211121111111111211111111 21.11111111 ke 115 (69) - He's behaving really strangely; he should be in an institution [69, Q19] voeeeccecscsscscscscsscscscsesssscevecsvsvsscsvsvssucavsvsesssacevsvssacevevsesssavevsesseasavensees 121 3.1.3 UYEN NGU SỬ DUNG TRONG PHONG CÁCH BAO CHÍ 127

3.1.4 NGON NGỮ NGHỆ THUAT CUA UYEN NGỮ 129

)(€009)00)c 133

Trang 3

3.2 1 CÁC ĐẶC DIEM CUA UYEN NGỮ TIENG ANH THẺ HIỆN QUA

TINH HUONG GIAO TIẾP HANG NGẢÀY ¿2 xxx: 133

3 3 TIỂU KET eesseescseeecsseeecesneesenneees "“— " 164CHƯƠNG 4: VIỆC CHUYEN DỊCH UYEN NGỮ TIENG ANH 168SANG TIENG VIỆT VÀ NHUNG UNG DỤNG KHÁC - 168

4.1 ANH HUONG CUA TIENG MẸ DE TRONG VIỆC THU DAC NGON

NGU HAI VA CHUYEN DICH cecscsscscsscssssessssesscsesscsssssscsesscsessesessesesseees 168

4 2 PHAN TÍCH DOI CHIEU NHUNG KHÁC BIỆT GIỮA TIENG ANH _

VA TIENG VIỆT CÓ LIEN QUAN DEN VIỆC CHUYEN DICH UYEN NGỮ

"1 171

4.2 1 KHÁC BIET VE LOẠI HINH VÀ CẤU TRÚC NGÔN NGỮ 171

4.2 2 KHÁC BIET VE ĐẶC TRUNG NỘI DUNG CUA NGÔN NGỮ

DÂN TỘC VÀ HOÀN CANH KINH TE XÃ HỘI - 525252 =+s+52 173

4 3 VIỆC CHUYEN DỊCH UYEN NGỮ TIENG ANH SANG TIENG VIET

ĐH 176

4 3 1 MO HÌNH CHUYEN DỊCH KHÁI QUÁT 176

4 3 2 CHUYEN DỊCH Ở CAP ĐỘ NGỮ NGHĨA - =2 179

4 3 3 CHUYEN DỊCH Ở CAP ĐỘ PHONG CÁCH VÀ NGỮ DỤNG 1884.4 UYEN NGU TIENG ANH VA CÁC UNG DỤNG KHÁC 194

4.4 1 GIẢNG DẠY UYEN NGỮ TIENG ANH c+c+c+cszss+z 194

4.4.2 XÂY DỰNG TỪ DIEN UYEN NGỮ ANH-VIET (DESIGNING AN

ENGLISH-VIETNAMESE DICTIONARYY) - - ccc+csEvesesesrrrrree 199

4 5 TIỂU KẾT -i + S212 EE 13335818 E5E5E53585318E1551153511115515111115111E1E1E 111512 200ez00079)02077 i15 203TÀI LIEU THAM KHAO VÀ XUẤT XU CÁC VI DỤ - 210

Trang 4

MO DAU

1 TEN LUẬN ÁN:

NGHIEN CUU UYEN NGU TRONG TIENG ANH

VA VIEC CHUYEN DICH SANG TIENG VIET

2 MUC DICH VA Y NGHIA CUA LUAN AN

Những mục dich của luận án là:

Tìm hiểu sự biểu hiện của uyên ngữ tiếng Anh về mặt nguồn gốc, cau tao

va ngữ nghĩa, phong cách và ngữ dung, chủ yếu tim ra những đặc trưng

ngôn ngữ của nó;

Giải thích uyên ngữ khác với các đơn vị khác như thế nào;

Tìm ra các đặc trưng về mặt văn hoá xã hội trong việc sử dụng tiếng Anh

và tiếng Việt có liên quan đến việc chuyên dịch;

Trình bày những van dé liên quan đến việc chuyển dịch uyên ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Việt, tìm những cách chuyên dich đúng dan va

thích hợp;

Vận dụng thiết thực vào hoạt động dạy học tiếng Anh như một ngoại

ngữ.

Luận án được thực hiện vì những lý do sau đây:

2 1 Uyén ngữ (euphemism) là một hiện tượng đã được nói đến từ lâu trong

khoa học nghiên cứu ngôn ngữ, nhưng trong ngôn ngữ học hiện đại, việc nghiên

cứu uyên ngữ còn hạn chế Hiện nay, xu hướng nghiên cứu ngôn ngữ ở bình diệnlời nói và bình diện ngữ dụng học được nhiều người quan tâm, vì thế mà uyén ngữtrở thành đối tượng quan trọng cần được đi sâu tìm hiểu.

Trang 5

Hiểu được ngôn ngữ của uyén ngữ trong tiếng Anh;

Hiểu được văn hóa, đất nước, con người Anh, cùng những đặc trưng tâm

lý xã hội của họ;

Chuyên dịch ra tiếng Việt một cách đúng đắn và thích hợp

2 3 Trong thực tế giảng dạy tiếng Anh cho người Việt Nam, chưa có mộtcông trình nào tập trung nghiên cứu đối chiếu về phép lịch sự trong giao tiếp giữatiếng Anh và tiếng Việt, việc sử dụng các uyén ngữ trong các tình huống giao tiếp,ngăn ngừa hoặc phát hiện lỗi, phân tích các nguyên nhân mắc lỗi trong việc sửdụng uyên ngữ tiếng Anh và chuyền dịch, từ đó đề ra những giải pháp giúp ngườihọc khắc phục và luyện tập Là giảng viên tiếng Anh, chúng tôi mong muốn đónggóp những ý kiến mang tính chất giáo học pháp vào việc nâng cao chất lượng dạy

và học ngôn ngữ Anh và Việt trên cơ sở phân tích và đối chiếu các hiện tượng có

liên quan.

3 ĐÓI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

Luận án tập trung vào việc miêu tả và tìm ra những đặc thù về mặt ngôn ngữcủa uyên ngữ tiếng Anh Ngoài ra, luận án còn tìm hiểu những đặc trưng về mặtvăn hoá xã hội trong việc sử dụng uyên ngữ tiếng Anh và tiếng Việt có liên quan

đến việc chuyên dịch

Đối tượng nghiên cứu của luận án chủ yếu là tiếng Anh (British English) Biếnthé tiếng Anh nói tại Mỹ (American English), và tiếng Anh nói tai Uc (AustralianEnglish) được xem xét trong các trường hợp cần thiết Tiếng Việt được sử dụng ởnhững phần liên quan đến vấn đề chuyền dịch

Uyên ngữ được xem xét ở ba cap độ : từ, ngữ va câu, chủ yêu là cap độ từ và ngữ.

Trang 6

Ba bình diện được đặt trọng tâm nghiên cứu, đó là Từ vựng học, Phong cách học, và Ngữ dụng học.

4 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Luận án tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:

4.1 Xác lập khái niệm uyén ngữ, phân biệt uyén ngữ với các đơn vị khác,

xem nó như là chỗ dựa cơ bản của việc nghiên cứu uyên ngữ trong cácphần tiếp theo

4.2 Xác lập phạm vi và các bình diện nghiên cứu uyên ngữ tiếng Anh là cơ sở

của việc nghiên cứu của luận án.

4.3 Phân tích, miêu tả, phân loại các mô hình biến thể cấu trúc ngữ nghĩa của

uyên ngữ trong tiếng Anh

4.4 Tim ra những đặc điểm ngôn ngữ của uyên ngữ tiếng Anh thông qua phân

tích cách sử dụng chúng ở ba bình diện từ vựng, phong cách và ngữ dụng.

4.5 Phân tích đối chiếu tìm ra sự tương đồng và dị biệt về mặt từ vựng, phong

cách, và ngữ dụng của uyén ngữ tiếng Anh có liên quan đến việc chuyểndịch Từ đó rút ra một số đặc trưng về mặt văn hoá giữa hai ngôn ngữ

4.6 Rút ra những nhận xét tổng quát về lý luận và thực tiễn qua việc nghiên

cứu uyên ngữ tiếng Anh và nêu những ứng dụng có tính giáo học pháptrong việc dạy và học tiếng Anh như là một ngoại ngữ

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Với mục đích tìm hiểu chi tiết uyên ngữ tiếng Anh, chỉ ra những đặc trưng

ngôn ngữ của nó đồng thời năm được các tương đồng và dị biệt giữa văn hoá Anh

và Việt khi chuyển dich uyén ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Việt, luận án sẽ được

nghiên cứu theo ba phương pháp sau:

5.1 Phương pháp dién dịch: tiếp cận các lý thuyết, các quan điểm có sẵn làm nềntảng lập luận cơ sở để quy xét bản chất của uyên ngữ (định tính);

5.2 Phương pháp quy nạp: Chúng tôi sử dụng phương pháp này như một bé trợtích cực cho phương pháp diễn dịch, nói cách khác là dé chứng minh cấp độ đúng

Trang 7

dan của các luận điểm, các lý thuyết từ sự diễn dịch, đồng thời bồ sung cái mớibằng những kết quả thực tiễn được điều tra và phân tích Chúng tôi điều tra, khảo

sát 7331 mục từ của uyên ngữ tiếng Anh dựa vào hai cuốn từ điển: 1/ Oxford

Dictionary of Euphemisms (Từ điển Oxford về Uyên ngữ) của R W Holder, xuấtbản năm 1996; và 2/ Bloombury Dictionary of Euphemisms (Từ điền Bloombury

về uyên ngữ), của John Ayto, xuất bản năm 2000 Chúng tôi sử dụng bảng câu hỏi

(questionaire), đặc biệt sử dụng dich vụ thư tín điện tử (email) trên địa chỉ

ELTECS cũng như tiến hành các cuộc phỏng vấn có chuẩn bị sẵn câu hỏi

(structured interview) dé lấy thông tin và ý kiến người Anh, Mỹ, Úc, về việc sử

dụng uyén ngữ tiếng Anh Với các dit liệu thu được chúng tôi phân tích thống kê

và tong hợp, dé tìm ra kết quả

5.3 Phương pháp miêu ta: Chúng tôi miêu tả cấu tạo cũng như việc sử dụng cácuyén ngữ tiếng Anh thông qua việc lập các mô hình, các biến thé, và các biểu

bảng.

Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi chú ý đến việc:

Kết hợp quan điểm đồng đại và lịch đại

Phân tích các văn bản dịch Anh-Việt (không sử dụng văn bản dịch ngược)

6 BÓ CỤC CỦA LUẬN ÁN

Luận án gồm 4 chương và các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và

phu lục.

Chương 1: Những cơ sở lý luận chung về uyên ngữ

Chương 2: Cau tạo và nghĩa của uyén ngữ tiếng Anh

Chương 3: Cách dùng uyên ngữ trong tiếng Anh

Chương 4: Những van đề liên quan đến việc chuyển dịch uyén ngữ tiếng Anh

sang tiếng Việt, cùng các ứng dụng giáo học pháp quan trọng khác

Trang 8

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VE UYEN NGỮ

1 1 TONG QUAN CÁC TÀI LIEU NGHIÊN CỨU VE UYEN NGỮ

Uyên ngữ tiếng Anh đã và đang được nghiên cứu nhiều trên thé giới Đã cónhững tác phẩm chuyên bàn về uyên ngữ tiếng Anh, đó là cuốn Kind Words-AThesaurus of Euphemisms (Các từ tử té- một từ điển chuyên mục về uyễn ngữ)của hai tác giả Judith S Neaman va Carole G Silver, (1990), cuốn Fair of

Speech-the Uses of Euphemisms (Sự hoa mỹ của lời nói- các cách sử dụng của

uyên ngữ) của D J Enright của Oxford University Press (1986), và cuốn SpeakSoftly - Euphemisms and Such (Hãy nói nhẹ nhàng- các uyén ngữ và những cáinhư thé) của Vernon Noble, của The University of Sheffield (1982), là các cuốnsách chuyên luận về uyén ngữ tiếng Anh, một phan của các cuốn chuyên luận nàyđược dành dé bàn về các khía cạnh của uyên ngữ như lịch sử lý do sử dụng uyênngữ tiếng Anh, cầu tạo của uyên ngữ, cách sử dụng ở các lĩnh vực xã hội nhưuyên ngữ và giới tính và hoạt động giới tính, uyén ngữ và ngôn ngữ của chínhquyên, uyên ngữ với chiến tranh, uyén ngữ trong Y khoa, v v Phan còn lại làliệt kê và giải thích cách sử dụng các uyên ngữ theo các lĩnh vực cuộc sống như

đã nêu Song, cuốn sách đề cập đến uyên ngữ tiếng Anh một cách chi tiết và đầy

đủ nhất đó là cuốn Euphemism and Dysphemism- Language Used as Shield andWeapon (Uyén ngữ va thô ngit- ngôn ngữ được sử dụng như lá chan va vũ khí),

của hai tác gia Keith Allan và Kate Burridge, của Oxford University Press (1991),

là cuén sách dé cập một cách đầy đủ nhất sự phát triển của uyên ngữ tiếng Anh,một số cách cấu tạo và các loại Uyên ngữ tiếng Anh, những khác biệt giữa uyên

ngữ với thô ngữ (dysphemism), ngữ vực (register, jargon), phong cách và những

miêu tả của việc sử dụng uyên ngữ trong các lĩnh vực cuộc sống với các minh họa

thuộc về ngôn ngữ học và ngữ dụng học

Trang 9

Ngoài ra đã có nhiều từ điển Uyên ngữ tiếng Anh được xuất bản, đó là cáccuốn: Oxford Dictionary of Euphemisms của tác giả R W Holder, do OxfordUniversity Press xuất ban năm 1995, cuốn Bloombury Dictionary of Euphemisms,của tác giả John Ayto, do Bloombury Publishing Ple (Edinburgh UK) xuất bannăm 2000 Hai cuốn từ dién này đã miêu tả khá kỹ lưỡng nguồn gốc của uyén ngữ

và các cách sử dụng chúng, kèm theo những ví dụ minh hoạ cụ thể giúp người đọchiểu đầy đủ ý nghĩa của từng uyên ngữ tiếng Anh Riêng cuốn từ điển củaBloombury có phan giới thiệu miêu tả các lý do sử dụng uyên ngữ tiếng Anh cũngnhư các khuynh hướng sử dung uyén ngữ tiếng Anh trên thế giới hiện nay, và ởmỗi chương nói về từng lĩnh vực cuộc sống, cuốn từ điển này đều dành nhiềutrang giới thiệu, miêu tả các tình hình sử dụng uyên ngữ tiếng Anh có minh họacác ví dụ trong lĩnh vực được đề cập Ngoài ra có nhiều từ điển có bàn đến uyénngữ tiếng Anh va tiếng Mỹ như The Longman Register of New Words (Tw điễnngữ vực về các từ mới của nhà xuất ban Longman) của John Ayto (1990); cuốn

Slang and Euphemism Dictionary (Ti điển tiéng long và uyén ngữ) của Richard

A Spears, do The American Library Inc , xuất bản năm 1981; cuốn AmericanSlang của Robert L Chapman, do Perennial Library xuất ban năm 1994

Uyên ngữ tiếng Anh đã được ít nhiều nói đến ở nhiều tác pham ngôn ngữ hockhác Các sách ngôn ngữ học đã có bàn đến uyén ngữ tiếng Anh, chủ yếu là cáchdùng, như cuốn Stylistics của GW Turner (1973), của Nxb Penguin Books Ltd;cuốn Stylistics của I R Galperin, do Moscow Vyssaja Skola xuất ban(1981);cuốn Essays on English Stylistics của V A Malzev, do Minsk " VysheishayaShkola" (1984); cuốn Aspects of Language của D Bolinger, của Nxb HarcourtBrace Janovich, Inc (1975); cu6n Investigating English Style của David Crystal

va Derek Davy của Nxb Longman Group limited (1986); cuén ContemporaryLinguistics: An Introduction (phan Language in Social Contexts) do nhom cac tacgiả đứng đầu là William O'grady biên soạn, của Nxb Addison Weiley Longman

Limited (1996).

Trang 10

Ngoài ra, có một số tài liệu nói về uyên ngữ và uyén ngữ tiếng Anh được truy

cập từ mạng Internet, như bai Introducing Euphemisms to Language Learners,

cua Scott Alkire (The Internet TESL Journal, Vol VHI, No 5, 2002, http://itselj org /); bai The Pitfalls of Political Correctness: Euphemisms Excoriated, cua K Jernigan (1997) (http://www blind net/bpg00005 html); bai Manly Euphemisms for Self-Gratification, của R Manly (1997) (http://www mrmanly com/episodes/gratify html); bai Dynamic Ostentatious Phraseological Euphemisms, của L W Napper (1997) (http //pissedon com/dope shum), v v

Nhìn chung, các tac phẩm nêu trên có những đặc điểm sau:

Đã đề cập đến uyên ngữ nói chung và uyên ngữ tiếng Anh chỉ tiết trênnhiều lĩnh vực cuộc sông: đã nêu ra nhiều lý do sử dụng của uyên ngữ trong

ngôn ngữ học hiện đại.

Cách cau tạo uyên ngữ tiếng Anh và ngữ nghĩa của chúng đã được nghiêncứu với nhiều ví dụ minh hoạ chủ yếu ở cấp độ từ vựng

Ngữ nghĩa của uyén ngữ tiếng Anh đã được khảo sát ở cấp độ từ vựng học,

phong cách học và ngữ dụng học.

Tuy nhiên, các nghiên cứu trên:

Chưa đi sâu khảo sát các đặc tính cũng như bản chất ngôn ngữ học củauyên ngữ tiếng Anh thé hiện qua cấu trúc của chúng, qua các quan hệ ngữnghĩa giữa các thành tố cau tao uyén ngữ trên các bình diện từ vung học,

Trang 11

tiếng Anh và tiếng Việt tuy chưa chỉ tiết và sâu sắc; uyên ngữ cũng được nhắc đến

ở bình diện từ vựng học hoặc phong cách học trong các tác phâm:

Từ vựng học tiếng Việt, của Nguyễn Thiện Giáp (Nxb Giáo dục, 1998);

Phong cách học tiếng Việt, của Dinh Trọng Lạc (Nxb Giáo dục, 1999);

Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, của Cù Đình Tú (Nxb Giáo

Chưa có một công trình đối chiếu uyên ngữ tiếng Anh và tiếng Việt mang tính

hệ thống và sâu sắc; từ đó việc chuyên nghĩa uyên ngữ từ tiếng Anh sang tiếngViệt với các van dé liên quan đến các cơ chế đối chiếu giao văn hoá (cross-

cultural) cũng chưa được quan tâm nghiên cứu tại Việt nam.

1.2 XÁC LẬP ĐỊNH NGHĨA CUA KHÁI NIỆM " UYEN NGỮ"

Nguồn gốc của thuật ngữ uyén ngữ (euphemism) nói lên mục tiêu của từ ngữnày, đó là nói năng tốt đẹp (speaking well) Nó bắt nguồn từ tiếng Hy lap eu(well; tốt đẹp) và -pheme (speaking: nói năng)

Trang 12

Trong tiếng Anh, từ euphemism (chúng tôi dich là uyên ngữ) xuất hiện từ khingôn ngữ toà án của giai cấp quý tộc xuất hiện, loại ngôn ngữ toà án này đượcJohn Lyly gọi là euphuism trong tác phẩm mang tên Euphues; và cho đến thập

niên 1580 mới được George Blount chính thức gọi là euphemism với ý nghĩa là "

một cách diễn dịch tốt hay thuận lợi đối với một từ (có nghĩa) xấu”

Ngày nay, từ ngữ euphemism được định nghĩa một cách tinh tế hơn và mangnhiều sắc thái xã hội hơn Trong các từ điển hiện đại, uyên ngữ được định nghĩa

như là:

Sự thay thé của một từ hay ngữ uyén nhã, mơ hd, hay không trực tiếp đốivới một từ ngữ khó nghe, thăng thừng hoặc trực tiếp [81,410]

hoặc như là:

Một từ hay ngữ lịch sự người ta sử dụng khi họ nói về một diéu mà họ

hay những người khác cảm thấy không dễ chịu hay bối rồi, như cái chết

hay van dé giới tính [83,324]

Kate Allan va Kate Burridge [66, 11] định nghĩa uyên ngữ như là

Sự thay thé một từ ngữ không được ưa thích (a dispreferred expression)nhằm giữ được thể diện, tránh sự mất thể diện (loss of face) của người nói

hoặc người nghe thông qua việc làm chạm tự ái họ, hoặc giữ thể diện cho

một người hay phe thứ ba nào đó.

Ronald Wardhaugh [163] nhắn mạnh hai khía cạnh khác của uyên ngữ, đó là:1) nói về những vấn đề gây khó chịu và làm trung hoà (neutralize) sự khó chịu đóbăng việc gọi sang một tên khác những sự việc tạo ra sự bực bội khó chịu cốt dé

cho chúng dễ chịu và thậm chí gợi được sự chú ý Chăng hạn khi nói đến các vấn

đề chết chóc, hấp hối, nạn thất nghiệp, hay các van đề tội phạm; và 2) dé cao,thăng hoa các van đề bình thường Chang hạn gabbage-men - những nhân viên vệ

sinh được người Anh và người Mỹ gọi là sanitary-engineers- những kỹ sư vệ sinh; các ông chủ nói với công nhân của minh we'll have to let you go-chúng tôi buộc

phải dé các ông nghỉ thôi thay vì nói you're fired- các ông bị sa thải

Trang 13

Dinh Trọng Lạc phân biệt uyén ngữ và nha ngữ Theo tác giả, uyén ngữ làhình ảnh tu từ trong đó người ta thay tên gọi một đối tượng (hoặc một hiện tượng)bằng sự miêu tả những dấu hiệu cơ bản của nó, hoặc bằng việc nêu lên những nétđặc biệt của nó, tạo hình cho lời nói vì nó không chỉ gợi tên đối tượng mà conmiêu ta đối tượng [32, 254-255 ] Vi dụ ta gọi phụ nữ là phái yếu, phái đẹp, namgiới là giới mày râu, phái khoẻ Nhã ngữ, theo tác giả, là một biến thể của uyễnngữ, trong đó những từ ngữ nhã nhặn, lịch sự được dùng dé thay thé những từngữ thô lỗ, khó nghe, không đúng mực [ibid, 255 ] Ví dụ khi nói về cái chết, dégiảm bớt nỗi đau buôn người ta nói cu (ôi di năm ngoái, chị ấy không qua khỏi,hoặc khi muốn che giấu, lam mờ di các mặt không tốt của con người hay của thựctrạng xã hội, để sự diễn đạt được tế nhị, không xúc phạm đến ai, người ta nói:dưới mức no đủ thay vì dùng từ đói, thiếu ăn; tình trạng chưa có công ăn việc làmthay vì nói thdt nghiệp; sản phẩm loại hai, thứ phẩm thay vì sản phẩm xấu, sảnphẩm kém chất lượng, v v

Nguyễn Chiến [1 19, 170] sử dụng thuật ngữ uyén ngữ đề nói về những từ hoặcngữ được sử dụng thay thé những từ, những ngữ được coi là chưa nhã, qua trựctiếp, dung tục, chướng tai gai mắt hay thô lậu trong các lĩnh vực đời sống xã hội.Tác giả cho rang uyên ngữ gắn bó chặt chẽ với tâm lý, tình cảm của con người Ởđây, tâm lý không muốn xúc phạm, không muốn hạ nhục ai chính là lý do căn bảntạo ra uyén ngữ, từ đó theo sự phát triển của nền văn minh, thế giới hiện đại tạolập nhiều uyên ngữ để tạo ra tục kiêng huý, và sau đó theo sự phát triển của nềnvăn minh, thế giới hiện đại tạo lập nhiều uyén ngữ để tạo ra sự nhã nhặn êm ái,lịch sự dé giảm đi những hiệu ứng thô tục, khó chịu do nhiều từ ngữ gây ra

Theo Phan Ngọc [dẫn theo 161, 412] thì uyên ngữ được định nghĩa là phépchuyển nghĩa được thể hiện bằng việc biểu thị một sự vật hoặc hiện tượng nào đóqua cách thể hiện kín đáo, gián tiếp, lịch sự, mêm mỏng Ví dụ; không đẹp thay

cho xdau, ông ay không còn trẻ nữa thay cho ông ay gia rồi Tác giả còn nhận xét

Trang 14

Quan điểm sau đây là nền tảng nghiên cứu của luận án này:

Uyén ngữ la một từ hay một ngữ cổ định được cầu tạo lại, diễn đạt lại từ

một nội dung đã có đề thể hiện một cách thích hợp, tế nhị và thấm my;

là lời nói được sử dung trong những tinh huống hay van bản giao tiếplịch sự, sang trọng, đây trì thức văn hoá, liên quan đến cái đẹp trong

việc dung từ ngĩ.

Một số điểm cần làm sáng tỏ trong định nghĩa này

Thứ nhất, uyên ngữ là những hình thái ngôn ngữ được cấu tạo lại, là từ hay

ngữ định danh bậc hai, tức là những từ ngữ gọi tên lại, định danh lại một từ hay

một ngữ đã có sẵn từ trước Uyên ngữ cũng được xem như là một từ đồng nghĩa(synonym) hay một biến thé (variant) được dùng dé thay thế một từ nào đó trongmột ngữ cảnh nhất định Uyén ngữ sẽ được nghiên cứu như những đơn vị từ vựng

ở dạng tinh (static) nằm trong hệ thống ngén ngữ cũng như ở dạng động(dynamic) thuộc về /ởi nói thông qua giao tiếp hàng ngày

Thứ hai, luận án đặt trọng tâm nghiên cứu những uyên ngữ đã được định hình,

đã được sử dụng nhiều lần và đã trở nên có định, hình thành sẵn (prefabricated) ởtrong trí nhớ con người, trong từ điển và sách vở Tuy nhiên, thông qua khảo sáttần số sử dung (frequency of usage) của các uyén ngữ trong các tình huống giaotiếp, luận án muốn xác định các uyén ngữ được sử dụng một cách phổ biến so vớicác uyên ngữ khác, đồng thời cố gắng phát hiện một số uyên ngữ mới xuất hiệnnhưng được sử dụng ở tần số cao mà các từ điển hoặc sách vở còn ít hoặc chưalưu ý đến Ngữ có định trong luận án này còn bao gồm các hình thái hay cấu trúc

cú pháp được sử dụng phổ biến trong các hành động lời nói ở những tình huốnggiao tiếp thông qua các biện pháp tu từ (xem Phần 2 của Chương 2)

Trang 15

Thứ ba, cần làm sang tỏ khái niệm ng trong thuật ngữ uyén ngữ khi tính đến

số lượng thành tố cấu tạo uyên ngữ ở tiếng Anh và tiếng Việt Thật vậy, khi thống

kê trong số 243 uyên ngữ tiếng Anh nói về lĩnh vực di điểm (prostitution) ở haicuốn từ dién uyên ngữ của J Ayto [69] và R.W Holder [114], uyên ngữ được cấutạo bằng một thành tố được ghi nhận là 103, trong khi đó uyén ngữ được cau tao

từ hai đến sáu thành tố có số lượng là 140 Có khi, có những uyén ngữ có độ daiđến một mệnh đề, tương đương với một phát ngôn hay một hành động lời nói,

được "làm san" (prefabricated), như Jt seems to me that what you are saying does

not altogether accord with the truth - Theo tôi thi hình như những gi anh dang noi không di đôi với sự thật (thay vì nói: you're lying- anh nói ldo), hay my friend 's

visiting - minh tới tháng Trong tiếng Việt, số lượng thành tố trong mỗi uyên ngữ

có khác so với tỉ lệ số lượng thành tô cau tạo uyén ngữ trong tiếng Anh Vi dụ khithống kê 1006 uyén ngữ nói về sự chết của Bang Giang [16], số lượng uyên ngữ

có một thành tố (một từ) chỉ chiếm 57 (vi dụ; ngủ, nghéo, ngỏm, thác, tịch, di,xong, qua ); trong khi đó uyên ngữ bao gồm hai thành to trở lên lên đến 949 (vidu: an nghỉ, băng hà, từ tran, bay về trời, khuất nẻo xa, theo ông bà, cỡi hac vềtrời, giã từ cuộc thế, lên cõi Niết bàn, sang bên kia thế giới, trút hơi thở cuốicùng, về an nghỉ trong nước Chúa ) Do đó, khái niém ngữ trong thuật ngữuyén ngữ cần được hiéu là yếu tổ ngôn ngữ nói chung chứ không phải ngữ là một

cụm từ.

1.3 UYEN NGU SỬ DỤNG QUA CÁC THỜI KY

Uyên ngữ đã xuất hiện và tồn tại từ lâu trong cuộc sống văn hoá của các cộng

đồng Hiện nay, khi bộ môn ngôn ngữ học đã trở thành một khoa học, một ngành

nghiên cứu ngôn ngữ vững mạnh, thì việc nhìn lại vai trò của uyên ngữ, nhìn nhận

vị trí của uyên ngữ trong quá trình phát triển của nó, nhất là các thời kỳ cận và

đương đại, xác định mối tương quan của uyén ngữ đối với các lĩnh vực ngôn ngữ

học trở thành một việc làm cần thiết giúp chúng ta có một hướng nhìn hệ thống

hơn, khoa học hơn vê hiện tượng ngôn ngữ đặc sac này.

Trang 16

vị thần trang nghiêm), hay the Kindly Ones (những vị thần tử tế); người Bồ DaoNha thích gọi Cape of Storms - Mai Bão to thành Cape of Hope- Mũi Hảo vọng.Thời ky Anglo-Saxon ở Anh quốc là thời kỳ ma "/ởi nói của của các tién nhân dùđược rao đón bởi những luật lệ và tập tục, vẫn tỏ ra không gọn gàng, không lôgic,

có tính ước lệ, và nếu can thì mang uyén tính" [78, 20] Đó là thời kỳ mà việc tự

do sử dụng ngôn ngữ nhất là ngôn ngữ nói tục (four-letter words) là phô biến,nhưng vẫn có một số lĩnh vực như lĩnh vực tránh xúc phạm các vi lãnh tụ tôn giáohay các vị thần linh Nhiều từ ngữ cấm kị thời Anglo Saxon còn được sử dụng chođến thé ky thứ 14 Một điều đáng chú ý là ở thời kỳ nay uyén ngữ đã được sửdụng nhiều trong các tác phẩm thi ca Tác phẩm the Canterbury Tales củaChaucer đã chống lại những ai nói những lời không tốt về thân thé của Chúa JesusChrist [134, 3] Uyên ngữ đã được dùng như những biện pháp an dụ (metaphor)hay nói vòng (cireumlocution) qua những dòng thơ nói về các vấn đề giới tính vàsinh hoạt giới tính, các bộ phận của thân thé:

(1) Oh, that his left hand was under my head

and that his right hand embraced me!

(Oi ban tay trái của chàng đặt dưới dau tôi

và bàn tay phải kia vuốt ve người tôi )

[139, 6]

Embrace -vuốt ve - được xem là uyén ngữ, thay thé từ sexual caress -mơn trớngợi tình Thời ky Shakespeare là thời kỳ ma tang lớp quý tộc (aristocracy) muốnvượt ra khỏi giới hạn luật lệ và quy thức nghiêm ngặt của tầng lớp xã hội củamình dé bắt chước những phong cách của tang lớp hạ lưu (the lower class); vì các

Trang 17

tác phâm thi ca của Shakespeare phản ánh xu hướng này, ngôn ngữ ở nhiều tácphẩm day ắp những lời chửi bới, hoặc ngôn ngữ của giai tang hạ lưu Trong tácphẩm King Lear, có những cuộc thi chửi bới và người nào chửi hay nhất sẽ nhậnđược vòng nguyệt quế Sau này, vào cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ thứ 19, DrThomas Bowdler đã điều chỉnh lại một số từ ngữ trong các tác phẩm củaShakespeare, những từ ngữ không thé đọc lớn lên trong gia đình [78, 14] Chang

hạn, từ ngữ a gipsy's lust (dục vọng của kẻ du cư) trở thành a gypsy's will (ước

muốn của kẻ du cư) trong tác phẩm Antony and Cleopatra; câu ‘he that hath kill'd

my king and whor'd my mother (người đã giết phụ vương của ta và biến mẹ ta

thành con di) trở thành “he that hath kill'd my king and seduc'd my mother (người

da giét phu vuong cua ta va cam d6 me ta) trong tac pham Hamlet

Thời kỳ của Nữ hoàng Victoria và giai cấp trung lưu Anh quốc là thời kỳ tiêubiểu chống lại việc sử dụng ngôn ngữ đối với những vấn đề được xem là thuộc về

cá nhân, như nói về cơ thể, nói về giới tính Đây là thời kỳ mà những bộ phận sinh

dục của con người phải được gọi là lower regions (những vùng bên dưới), legs

(chân, căng) gọi là limbs (chi), áo quần nói chung (garments) được gọi là flannelshay linen, các loại quan (trousers) được gọi là unmentionables (thứ không thénhắc đến), uawiferables (thứ không thé nói ra được) Nhưng cũng trong thời kỳnày, các khuynh hướng chủ trương tự do hơn, cởi mở hơn về các vấn đề giới tínhnhư vấn đề đồng tính luyến ái, van đề giới tính mở (open sexuality) được hình thành

và được phản ánh trong các tác phâm của Oscar Wilde, D H Lawrence, v v [134,

6].

Uyển ngữ ở những thời kỳ này tuy đã xuất hiện trong các cộng đồng nhưng nóchỉ phổ biến ở một vài lĩnh vực và được phan ánh vào lĩnh vực thi ca, văn học vađược xem như là những yếu to tu từ góp phan tạo nên hình ảnh của xã hội haytang lóp xã hội đương thời cũng như cho thấy được phong cách của các tác giả

Đến thời kỳ của Ngôn ngữ học cấu trúc (Structural Linguistics), uyên ngữ bắt

đầu được nhắc đến trong ngôn ngữ hoc dù chưa được cụ thé và đầy đủ B F

Trang 18

Skinner, nhà Tâm lý học hành vi nỗi tiếng, ngành tâm lý học làm nền móng choNgôn ngữ học cấu trúc, cùng các đồng nghiệp sau này, cho răng các từ có đượccác thành tố nghĩa biểu thái (emotive components of meaning) thông qua quátrình điều kiện hoá 7z chủ yếu được xem như là những kích thích trung tính -neutral stimuli (tức kích thích có điều kiện- conditioned stimuli), và nó trở thành

từ có tính cam thái khi chúng được liên tưởng với các sự kiện mang tính tích cực (positively) hay không tích cực (negatively) trong môi trường (tức kích thích

không điều kiện- unconditioned stimuli) Thông qua việc trình bày và sử dung, te

đó được lập đi lập lại nhiều lần với một dạng kích thích có tính cảm thái, nghĩa là

tính cảm thai của từ được hình thành từ đây Một đứa bé học từ tén frộm- thief

(kích thích có điều kiện) bằng cách được nghe kể về những chuyện xau mà cáctên trộm hay làm và nhìn thấy các tên trộm này trên phim ảnh (kích thích không

có điều kiện) Cứ như thé, từ tén frộm với nghĩa cảm thái xấu, thong qua nhữngngữ cảnh tương tự cứ xảy ra trong đầu đứa bé

Uyên ngữ được xem như kích thích có điều kiện như từ tén trộm (thief) ởtrên và thông qua các biến cố (events) mang tính cực (positively) hay tiêu cực(negatively) mà các uyên ngữ hình thành được nghĩa cố định trong mỗi người sửdụng, đúng như cách xác định nghia của Bloomfield, nhà Ngôn ngữ học cấu trúc

Mỹ, người chịu ảnh hưởng sâu sắc Tâm lý học hành vi: Chứng ta đã xác địnhnghĩa một hình thái ngôn ngữ (a linguistic form) như là tình huống mà người nói

phát ra hình thai đó và phản ứng (response) mà hình thái đó nhận được từ người

nghe [135, 139].

Điều đáng nói ở đây là các biến cố (events) hay tình huống mà khuôn mẫukích thich-phan ứng về nghĩa (stimulus-response model of meaning) củaBloomfield, nói như B Abbott [64, 2] là phi thực tế (impractical), chúng chỉ cóthể thích ứng với một số tình huống giao tiếp giản đơn chứ không thể đáp ứng đầy

đủ các ứng xử muôn màu muôn vẻ trong mỗi tình huống giao tiếp Do đó, dù lý

thuyết Ngôn ngữ học cấu trúc có sự quan tâm đến nét biểu thái của từ ngữ màuyên ngữ là một phương tiện chuyên chở các nét nghĩa biểu thái đó, lý thuyết ay

Trang 19

D T Ray cho rang Chomsky quan tâm nhiêu đến cú pháp (syntax) và rất it chú ýđến ngữ nghĩa học [89, 46] Tâm ly học nhận thức hay tri nhận (cognitivepsychology) ma Chomsky đưa ra cho rằng ñgồn ngữ, như là một phan của quátrình được vi tinh hoá (computerised process), là một hệ thong có thé cất giữ

trong trí nhớ một bộ may (machine memory), và máy móc thì không có cảm thai

(emotions); do đó cảm thái không can phải được thể hiện trong các khuôn mẫu(models) của các tiễn trình lời nói (speech processes) [152, 47] Như vậy quanđiểm vi tính hoá quá trình ngôn ngữ loại trừ ngữ cảnh ra khỏi tiễn trình ngôn ngữ,trong khi đó Skinner vẫn chấp nhận ngữ cảnh dù đó là ngữ cảnh hạn chế trong cáchộp thí nghiệm Và như vậy, sự chuyên dịch từ chủ nghĩa hành vi sang lý thuyếtcải biến sản sinh được thực hiện ma không có sự tham gia của cảm thải

Như chúng ta đã biết, ngữ cảnh là một yếu tố giao tiếp quan trọng tạo nghĩacho một uyên ngữ Ngữ pháp tạo sinh không chú trọng đến ngữ cảnh, chỉ lay câulàm cơ sở cho các quá trình cải biến chuyên đổi Chính vì thế mà, như D.T Ray[ibid] nhận xét, ngôn ngữ học muốn đổi hướng từ Ngữ pháp tạo sinh chuyển sangnghiên cứu các quá trình diễn ngôn (discourse processes) chính là cô gang tìm lại

vị trí cho ngữ cảnh, đặt nó vào quả trình ngôn ngữ, vì nghĩa chính xác của một từ

hay của một uyên ngữ thường được bộc lộ qua ngữ cảnh sử dụng

Ngữ pháp tạo sinh có liên quan mật thiết đến quan điểm của Chomsky về tri

năng (competence) và hành năng (performance) Theo Chomsky, hành năng của

một người thường bị ảnh hưởng bởi những hạn chế trong giao tiếp gọi là nhữngbiến trạng hành ngôn (performance variables), như những hạn chế về trí nhớ

Trang 20

(memory limitations), sự không tập trung (distractions), thay đổi sự quan tâm và

và hứng thú (shifts of attention and interest), sự mắc lỗi (errors), và các hiệntượng ngập ngừng khi giao tiếp như lặp đi lặp lại(repeats), cách mở đầu không

phù hợp (false starts), dừng nghỉ (pauses), thêm bớt (additions and ommissions),

cho nên hdnh năng thực sự (actual performance) không thé phan ánh được ngữpháp chứa đựng trong tri năng của người sử dụng Vì thế mà cần tập trung nghiên

cứu và mô tả ngôn ngữ thông qua tri năng đã được trừu tượng hoá hơn là thông qua các dữ liệu ngôn ngữ trong lời nói tự nhiên (hành năng) thường hay bị di

chệch đối với các quy luật ngữ pháp Như vậy, khi phân biệt ra hai phạm vi trinăng và hành năng Chomsky xem tri năng như là cơ cau vững chắc và trọng yếu,tập trung vào tri năng chính là tập trung vào những gì chính yếu va quan trongnhất, còn hành năng chang qua là những hiện tượng thứ yếu, phụ gia, và không quan

trọng [165, 24].

Uyên ngữ là một hiện tượng ngôn ngữ tinh tế và phức tạp Chúng có thé là cáckhuôn mẫu (models), những hình thái ngôn ngữ chuẩn mực được bao gồm tronghành năng chịu các cơ chế về sản sinh chuyển đổi để tạo nghĩa Nhưng rõ rànguyên ngữ không chi gò bó lệ thuộc vào tri năng R Campbell và R Wales [79]cho rằng sự phân biệt tri ndng-hanh năng không bao gồm sự thich hop

(appropriateness) của một phát ngôn trong một ngữ cảnh sử dụng nào đó hay ý

nghĩa văn hoá xã hội của phát ngôn ấy Chính sự thích hợp và yếu tô văn hoá xãhội là hai điểm tựa cơ bản về ngữ nghĩa của một uyén ngữ, đó chính là môitrường ngữ nghĩa của uyén ngữ.

Vào những năm 1960, một số nhà ngôn ngữ học bắt đầu lưu ý đến các hiện

thực phức tạp của việc sử dụng ngôn ngữ trong xã hội Các bài nghiên cứu ngôn

ngữ mang sắc thái xã hội được thực hiện, như các bài nghiên cứu của Dell Hymes

năm 1964, của Bright năm 1966, của Fisherman năm 1968 và 1971.

Việc nghiên cứu ngôn ngữ trong xã hội, theo W Labov [121, 60], không gò bó

trong phạm vi hình thái trừu tượng hay thuần tuý của nó, như Saussure và

Trang 21

Chomsky đã làm đối với ngén ngữ (langue) hay tri năng (competence), mà ngượclại, giờ đây /ời nói (parole) theo quan điểm của Saussure, và hành năng(performance) trở thành chát liệu của ngôn ngữ hoc (substance of linguistics), vìLabov [121, 153] cho rằng điểu hiển nhiên là dit liệu cơ bản cho bat kỳ loại

hình ngôn ngữ học đại cương nào sẽ là ngôn ngữ khi nó được sử dụng bởi người

bản xứ để giao tiếp với nhau trong đời sống hàng ngày Theo D.H Hymes [117],

có những quy luật sử dụng ngôn ngữ (rules of language use) có mối quan hệ thânthiết với các quy luật tương tác xã hội và hành vi xã hội thích hợp mà lý thuyết

cua Chomsky đã bỏ qua Từ đó R Campbell và R Wales [79] và D.H Hymes

[117] mở rộng lý thuyết tri năng của Chomsky, cho rang tri năng hay năng lựcngữ pháp chỉ là một thành phần của toàn bộ năng lực mà một người bản xứ cầnthụ đắc Họ gọi năng lực này là năng luc giao tiếp (communicative competence),bao gồm kiến thức về các quy luật ngôn ngữ được sử dụng trong các tinh huống

và ngữ cảnh văn hoá xã hội cụ thể, bên cạnh năng lực ngữ pháp (linguisticcompetence), hay tri năng của Chomsky, va phân biệt với hành năng chỉ sự théhiện cụ thé tri năng với tat cả các lỗi về sự thể hiện (performance errors), hay biến

trạng hành ngôn như đã nói ở trên Sau này, vào năm 1980, M Canale và M.

Swain [80] mở rộng phạm vi của năng lực giao tiếp bằng cách cụ thể hoá cácthành tố ý nghĩa tạo nên năng lực này, bao gồm: năng lực ngữ pháp (linguistic

competence); ndng lực xã hội ngôn ngữ hoc (sociolinguistic competence); ndng

lực diễn ngôn (discourse competence); và măng luc chiến lược (strategic

Trang 22

với ngôn ngữ dang sử dụng, nam được các quan hệ đối với các yếu tô giao tiếp thingười sử dụng làm sao có được một năng lực sử dung các uyén ngữ ấy một cáchthích hop và hiệu quả Không nghi ngờ gì nữa, uyén ngữ và khả năng sử dụnguyễn ngữ được bao ham trong năng lực giao tiếp

Nhìn chung, cùng với sự phát triển về kinh tế văn hoá xã hội của các cộngđồng, uyén ngữ cũng có những phát triển và thay đổi nhất định Các lĩnh vực hành

chức của uyên ngữ đã trở nên nhiều hơn so với trước đây Tuy nhiên, mdi cho đến

thời kỳ của Ngôn ngữ xã hội học, của ngữ dụng học, uyễn ngữ mới có cơ hội thểhiện đây đủ ý nghĩa của mình, mới chuyên chở hết các nét nghĩa văn hoá xã hộithích hợp, mới thể hiện các yếu tổ thẩm mỹ, trong giao tiếp bang lời hay qua cácvăn bản viết Và cũng cho đến thời kỳ này, khuôn mặt ngôn ngữ học của uyễn ngữnhư một biến thé ngôn ngữ (linguistic variation), một hành động lời nói (a speech

act), hoặc bao trum hơn, một biện pháp tu từ (stylistic device) sử dụng một cách

thích hợp và thẩm mỹ trong các tình huống giao tiếp với các đặc trưng về ngữ âm,

từ vựng và cu pháp, mới trở nên rõ nét trong ngôn ngữ học hiện đại.

1.4 CÁC BÌNH DIỆN NGHIÊN CỨU UYEN NGỮ

Ba bình điện có ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động và ngữ nghĩa của uyễn ngữ

đó là từ vựng học, phong cách học, và ngữ dụng học Luận án cho rằng ba bìnhdiện từ vựng học, phong cách học và ngữ dụng học của một uyễn ngữ có liênquan mật thiết với nhau, tác động lẫn nhau trong việc xác định ngữ nghĩa củauyén ngữ đó Từ vung học, với các nguyên tắc nghĩa học sẽ làm cơ sở giới thiệucác nét nghĩa khác nhau của uyén ngữ Phong cách học và ngữ dụng học sẽ giúp hiện thực hoá (realisation) các nét nghĩa ngữ nghĩa học của uyén ngữ: phong cáchhọc đưa ra những nguyên tắc giúp chúng ta lựa chọn các yếu tổ ngôn ngữ, trong

đó có uyên ngữ cho phù hợp một phong cách chức năng nào đó; ngữ dụng học,

với những nguyên tắc và cơ chê nghiên cứu ngữ nghĩa của nó sẽ giúp việc hiện

Trang 23

thực hoá các nét nghĩa của uyên ngữ một cách thích hợp và đạt hiệu quả tronggiao tiếp

1 4 1 UYEN NGU TREN BÌNH DIỆN TỪ VỰNG HOC

Việc nghiên cứu nghĩa được tạo lập thế nào trong một ngôn ngữ chính là côngviệc của ngữ nghĩa hoc (Semantics), và chính vì thé mà ngôn ngữ học quan tâm

chủ yếu đến các ý nghĩa của các từ Phạm vi nghiên cứu của ngôn ngữ học không

chỉ dừng lại ở cấp độ từ vựng mà còn hướng đến những cấp độ thấp hơn như hình

vị và cao hơn như từ ngữ (phrases) hay câu (sentences) Tuy nhiên phạm vi

nghiên cứu ấy của ngữ nghĩa học, như G Yule [168, 4] đã xác định, chi nghiêncứu những mối quan hệ giữa các hình thái ngôn ngữ và các thực thể (entities) củathé giới khách quan, có nghĩa là, các từ được gắn lién một cách chính xác với các

sự vật như thé nào và sự phân tích ngôn ngữ học có gắng hình thành các mốiquan hệ giữa các miêu tả bằng lời với tình trang sự vật ở thé giới khách quan mộtcách chính xác, bat kế người nói đó là ai

Nhiều uyén ngữ có nghĩa độc lập với cách dùng, tuy nhiên muốn năm đượcchính xác, đầy đủ cái nghĩa độc lập với ngữ cảnh của uyên ngữ thì không thể

không phân tích cách dùng của nó Sử dụng các phương pháp nghiên cứu nghĩa

của ngữ nghĩa học sẽ giúp chúng ta nắm được các nét nghĩa này của uyén ngữ,làm cơ sở ngữ nghĩa giúp ta tiến sâu vào nghiên cứu uyên ngữ ở bình diện phong

cách và ngữ dụng.

1.4 1 1 CAC NET NGHĨA CUA UYEN NGỮ

Một uyễn ngữ đang được sử dụng muốn được đưa vào hệ thống ngôn ngữ it

nhất nó cần phải có một nét nghĩa dé có thé khu biệt với các uyên ngữ hay đơn vịkhác trong hệ thống Đỗ Hữu Chau [4, 184] cho rằng khi miêu tả ý nghĩa biểuniệm của các từ theo cấu trúc nét nghĩa, chúng ta phân biệt hai nét nghĩa: nétnghĩa mô tả (descriptive) và nét nghĩa có tính chat dụng hoc (pragmatic) Tác giả

Trang 24

nhấn mạnh rang nếu nội dung một ngôn bản có hai thành phan: nội dung miêu ta

và nội dung liên nhân, thì trong cấu trúc ý nghĩa của từ cũng có sự phân biệt các

nét nghĩa miêu tả và các nét nghĩa liên cá nhân, tức các nét nghĩa dụng học [4,

184] Cau trúc biéu niệm của từ xanh, đó là [thuộc tính vật ly], [có cảm giác], [vềthị giác: màu sắc] Đây là những nét nghĩa miêu tả, phản ánh thuộc tính bản thể

của màu xanh Nhưng xanh khác với xanh xao với nét nghĩa [của màu da con

người] Nét nghĩa này cũng là nét nghĩa miêu tả Nhưng ngoài nét nghĩa đó ra thì

xanh xao còn có nét nghĩa [yếu ớt, bệnh hoạn] Nét nghĩa này chính là nét nghĩa

do con người cảm nhận ma có Đó là nét nghĩa dụng học Từ mat mẻ trong hai phát ngôn sau đây rõ ràng khác nhau nhưng lại có quan hệ ý nghĩa với nhau: nét nghĩa của từ mát mẻ ở phát ngôn (3) rõ ràng dựa vào nét nghĩa miêu ta của từ này

ở phát ngôn (2):

(2) Hôm nay trời thật mát mẻ.

(3) Hôm nay trông cô ta thật mat mẻ.

Một số từ hay ngữ bình thường có thé trở thành uyén ngữ nhờ vào nét nghĩa

dụng học mới được gắn vào cho chúng thông qua sử dung Chang hạn, chúng ta

có thê nói về thời tiết khác thường bằng cả hai từ abnormal và exceptional nêu khiđang giữa mùa nắng nóng trời đột ngột chuyển mưa lạnh Nhưng nếu ta dùng anexceptional child (một đứa trẻ xuất chúng) thì rõ ràng đó không đồng nghĩa với anabnormal child (một đứa trẻ bất thường); ở đây từ exceptional được dùng với nétnghĩa tích cực, chỉ khả năng vượt trội đối với khả năng bình thường, va abnormalnói đến một khuyết tật nào đó Tuy nhiên, ngày nay, người ta cũng sử dụng từexceptional như là một uyên ngữ dé chỉ một khuyết tật nào đó của con người, thay

vì phải dùng từ đích xác, đó là từ abnormal Như vậy, nắm được các nét nghĩamiêu tả và dụng học của từ sẽ giúp chúng ta tạo ra hay hiểu được có được nétnghĩa của uyên ngữ, từ đó có thé sử dụng và hiểu được uyén ngữ một cách dédàng hơn trong giao tiếp.

Trang 25

Nhiều uyén ngữ có nét nghĩa biểu thái (affective) mang nhiều yếu tố đánh giá,cảm xúc, hay bày tỏ thái độ Các nét nghĩa biểu thái của uyén ngữ thường gan liềnvới nhóm xã hội (social groups), nhóm tudi (age groups), hay mang mau sắc củagiới ( gender), và chúng thường biến đổi trong tương tác xã hội Vì thế, nam đượcmột uyén ngữ có nghĩa là phải nắm cả nét nghĩa biểu thái của nó trong hoạt độnggiao tiếp S.I Hayakawa [112, 90-91] nói về một nhà xã hội học người da đen nồitiếng kế chuyện một sự việc khi ông còn là thanh niên Lúc đó ông ta xin di xenhờ ở một vùng ít thay bóng dáng người da đen Có một đôi vợ chồng người Mỹ

da trắng cho ông ta quá giang và cho ông ta ngủ qua đêm tại nhà họ Tuy nhiên họ

cứ gọi ông ta la tén da đen bé nhỏ (little nigger)- từ này làm cho nha xã hội học da

đen rất khó chịu và bất bình dù ông ta đang mang ơn đôi vợ chồng người Mỹ datrắng này Cuối cùng ông ta đánh bạo nói với họ là đừng gọi ông ta bằng cái từ sỉnhục (insulting term) như thé nữa:

(4)- Ai sỉ nhục cháu vậy, cậu bé? Ông ta hỏi.

- _ Chỉnh ông day a- chính là cái tên mà ông gọi cháu day a

- Tén nào nhỉ?

- Cadi tên ấy do!

- Bac có gọi chau tên gì đâu!

- Dachau muốn nói từ người da den (nigger) mà ông dùng day a

- A, mà từ đó sỉ nhục ra làm sao nhỉ? Chính cháu là người da den (nigger)

kia mà, phải thé không ?Nguyên nhân dẫn đến đồ vỡ cuộc hội thoại là do người da trang này có thékhông nắm hết các nét nghĩa biểu thái của từ nigger: ông xem từ nigger là đồngnghĩa với từ negro Nhưng đối với người da den từ nigger được xem như một từngữ khinh miệt (snarl word) đối với người Mỹ da đen Vì thế mà nó là một từ biéu

tượng nói lên sự thù hận và áp bức.

Theo G Leech [125,18], nghĩa biểu thái (affective meaning) là nét nghĩa mô tả

cảm tưởng, thai độ của người nói đôi với một van dé hay một sự việc, thường

Trang 26

được biểu lộ thông qua nội dung biểu vật (denotative) hay biểu cảm (conceptual

or connotative content) cua các từ ngữ được sử dụng Vi dụ:

(5) Youˆre a vicious tyrant and a villainous reprobate, and I hate you for it!

(Ong là một tên bạo chúa độc ác và là một tên phóng dang déu cảng, tôighét cay ông về điều do!)

Câu nói trên rõ ràng và thang thắn biểu tỏ thái độ tình cảm của người nói.Tuy nhiên có những cách biểu lộ gián tiếp thái độ của người nói thông qua nhữngchiến lược lịch sự (strategies of politeness) Với nhiéu thang bac lich su (scales)khác nhau Vi dụ khi yêu cầu ai đó giữ im lặng, chúng ta có thé lịch sự nói:

(6) I?m terribly sorry to interrupt; but I wonder if you would be so kind as to

lower your voice a little [ibid, 18]

(Tôi xin lỗi đã cắt ngang, phiên anh/chi nói nhỏ bót cho một ti)nhưng chúng ta có thé dùng ngôn ngữ ngắn gon va it lich sự hơn, như:

(7) Will you belt up ? [ibid, 18]

(Hay im di nao)

Các yếu tố như ngữ điệu (intonation) và chất giọng (voice timbre) có vai trồquan trọng ở đây Trong phát ngôn (6) ấn tượng về tính lịch sự có thể được xoayđổi thông qua một chất giọng mia mai châm chích (biting sarcasm); phát ngôn (7)

có thể trở thành một câu nói mang tính bông đùa giữa hai người thân nhau nếucâu đó được nói bằng một ngữ điệu yêu cầu nhẹ nhàng

Nghĩa biểu thái vì thế mà hầu như là một nét nghĩa ký sinh (parasitic), vimuốn diễn tả tâm trang tình cảm của mình chúng ta dựa vào một yếu tô trung giankhác, đó là các nét nghĩa biểu đạt, biểu niệm, hay phong cách

G Leech [125,19] cho rằng có khi do người nói vô tình không phân biệt đượcnét nghĩa biểu vật và nét nghĩa biểu thái hay biểu cảm của một phát ngôn, vì thé

mà dẫn đến sự hiểu lam, có khi là thất bại trong giao tiếp Thường các từ ngữ dẫnđến sự hiểu lầm hay thất bại này là những từ ngữ về các ý tưởng hay khuynh

hướng chính tri, như Facism, Imperialism, Liberal với nghĩa thông thường là chủ

nghĩa Phát xít, chủ nghĩa Đề quốc, và Phái tự do Các từ này có nghĩa biểu niệm

Trang 27

thường hay thay đổi và vì thế không được liệt kê hết trong các từ điển Chắng hạn

từ Liberal trong từ điển Oxford ghi rằng đó là một người nghiêng về các cải cách

dân chủ và xoá bỏ đặc quyền Nhưng ở Nam Mỹ và nhiều nơi tại Hoa kỳ, từ

Liberal có nét nghĩa biểu thái đó là người thoả hiệp hoặc ủng hộ các thé lực làm

băng hoại xã hội, là một tên khuấy động chính trị nguy hiểm Trái lại ở Anh quốc,

từ Liberal được xem như là một nhân vật chính trị ôn hoa, không có uy thế vềchính trị Như vậy rõ ràng là ý nghĩa của từ ngữ loại này có thể khác nhau tuỳ

thuộc người nói đó là ai, và họ theo quan điêm nảo.

Leech [ibid] cũng nói thêm răng các nghĩa biểu cảm của một từ thật rakhông phải bắt nguồn từ bản thân từ đó mà đó là do cái mà từ đó nhắm tới Bởithế mà từ ngữ có uyén tính (euphemistic) thay thé từ gốc chăng mấy chốc

chịu chung số phận với từ gốc ấy Do là ly do tại sao có nhiều uyên ngữ đối với từ

lavatory (nhà vệ sinh, nguyên gốc từ này cũng là một uyễn ngữ có nghĩa là nơitắm rửa- wash-place): privy, water-closet, toilet, cloakroom, restroom, comfort

station, hiện nay là từ oo Hay trong lĩnh vực chính tri, các từ ngữ được thay nhau

sử dụng khi nói đến các nước có hoàn cảnh kinh tế chậm phát triển, thay vì sửdung từ backward (chậm tiến) hay underdeveloped (kém phát triển), người tadùng developing countries (các quốc gia đang phát triển), less developedcountries (các quốc gia ít phát triển), hay emergent nations (các quốc gia đang nỗi

lên).

Trong những trường hợp trên, uyên ngữ hình thành thông qua việc sử dụng kỹthuật liên tưởng (associative engineering), đó là lỗi sử dung khéo léo từ ngữ mangtính chiến lược (strategic tact) làm rõ mặt tiến bộ va lạc quan của hiện tượng đượcnói đến, và cố loại đi mặt bi quan không tích cực của nó Việc lựa chọn từ ngữ ởđây bao hàm một quan điểm, một thái độ chính trị

Như vậy, muốn tạo ra hay hiểu được một uyễn ngữ chúng ta cân hiểu đượcnét nghĩa biểu cảm (connotative) hay còn gọi là nét nghĩa biểu thái (affective), và

Trang 28

nét nghĩa ngữ dụng (theo quan điển của Đỗ Hữu Châu) của uyễn ngữ ; đó lànhững nét nghĩa từ vựng đã hình thành và liên tục được bồ sung trong quá trình

sử dụng, làm nên tang cho việc hiểu uyén ngữ một cách đúng dan, thích hop, và

thẩm mỹ khi nó được đưa vào sử dụng

1.4.1.2 UYEN NGỮ NHƯ MỘT TU DONG NGHĨA

Với các nét nghĩa đã được hình thành và bé sung, uyên ngữ có thể được xem

như là một từ hay đơn vị đồng nghĩa nằm trong nhóm đồng nghĩa Nguyễn văn

Tu [156,13] cho rằng:

thực ra, những từ đông nghĩa là những từ của một thứ tiếng có nghĩa biểu

dat' (chi sự vật, hiện tượng, tinh chất ) giống nhau, hoặc gan nhau, có thé

thay thé cho nhau trong một số ngữ cảnh nhất định, nhưng có khác nhau vềsắc thái tình cảm, về giá trị gợi cảm, về phong cách, phạm vi sử dụng

Tác giả cho rằng những từ đồng nghĩa được tập hợp lại trên cơ sở một nétnghĩa chung nào đó Những từ này quây quần xung quanh một từ thường dùngnhất, vốn là từ thuần Việt hay một từ gốc Hán đã được Việt hoá đến mức ai cũngbiết, cũng dùng trong lời nói hàng ngày Từ ấy gọi là từ trung tâm, và từ này tiêubiểu cho cả nhóm từ, và chúng ta dùng từ trung tâm này làm cơ sở dé cắt nghĩanhững từ khác, dé so sánh với những từ khác, dé tìm ra sắc thái riêng của từng từ

Đỗ Hữu Châu [116, 192] còn cho rang trong lời nói, các từ có thé hoàn toànđồng nhất về ý nghĩa biểu vật, nhưng trong ngôn ngữ, các từ đã khác nhau về ýnghĩa biéu niệm thì thế nào cũng khác nhau về ý nghĩa biểu vật Các từ chết, tir

tran, qua doi, ta thé, hy sinh, bo mang, mat xác, tiêu diéu mién cuc lac, VỀ nước

Chưa là những từ đồng nghĩa khác nhau về sắc thái biểu niệm, song chúng cònkhác nhau cả về ý nghĩa biểu vật Chét là hết sống nói chung, không kể người,động vật, thực vật Các từ còn lại chỉ dùng cho người có một địa vị xã hội nhấtđịnh Qua đời không bị ràng buộc bởi các nét nghĩa này Cả ba từ đều chỉ dùng

! Thuật ngữ biểu đạt do nguyễn Văn Tu sử dụng tương đương với thuật ngữ biểu vật của các tác giả

khác.

Trang 29

cho người lớn tuổi, từ hy sinh nói đến những cái chết vì một chính nghĩa một lýtưởng cao cả; bỏ mạng, mất xác nói đến những cái chết do ốm đau, tai nạn ởnhững nơi không đáng đến do những việc làm không đáng làm Thiét mạng chỉdành cho những cai chết của những nạn nhân 7iéu diéu miễn cực lạc, vé nước

Chưa chỉ về cái chết của những người có tôn giáo

Đỗ Hữu Châu [4] cho rằng các từ chỉ đồng nghĩa với nhau khi đã cùng thuộcmột trường nghĩa Điều kiện tiên quyết để phát hiện ra các đơn vị đồng nghĩa làdựng ra được các trường đồng nghĩa Một từ có nhiều nghĩa (biểu niệm hay biểuvật) tức là nó có thé thuộc nhiều trường nghĩa, do đó có thé đồng nghĩa với nhiềunhóm từ khác nhau Các nhóm từ khác nhau đồng nghĩa với một từ nhiều nghĩa là

những nhóm từ ở các trường nghĩa khác nhau.

Thật vậy, hiện tượng đồng nghĩa là hiện tượng có nhiều mức độ tuỳ theo sốlượng các nét nghĩa chung trong các từ Mức độ đồng nghĩa thấp nhất khi các từchỉ có chung một nét nghĩa chung (nét nghĩa phạm trù) Số lượng nét nghĩa đồngnhất tăng lên thì từ càng đồng nghĩa với nhau Mức độ đồng nghĩa cao nhất xảy rakhi các từ đó có tất cả các nét nghĩa hoặc đại bộ phận các nét nghĩa trùng nhau,chỉ khác ở một hoặc vai nét nghĩa cu thể nào đó

Một hệ quả của quan niệm và phương pháp xác lập các hiện tượng đồng nghĩanhư trên là các từ trong cùng một trường tuy không thuộc cùng nhóm đồng nghĩavẫn có thể thay thế cho nhau được trong một ngữ cảnh nào đấy mà ý nghĩa cơ bảncủa ngữ cảnh ay không thay đổi Ví dụ các từ di, mắt, qua đời thuộc những nhómđồng nghĩa khác nhau, nhưng lại thay thế cho nhau trong ngữ cảnh:

(8) Ong tôi năm ngoái

1.4.1.3 UYÊN NGU VÀ NGỮ PHÓI HỢP

Uyên ngữ còn có thé được sử dụng hay hiểu được thông qua ngữ phối hợp(collocation) Theo F.R Palmer [144, 78], hiện tượng ngữ phối hop cho thấy một

số từ không thể phối hợp với các từ khác, mà chỉ phối hợp với các từ có nét nghĩachung Vì thế chúng ta có thê nói:

Trang 30

(9) - The rhododendron died (loài đỗ quyên đã chết) [ibid, 78]

mà không nói:

(10) - The rhododendron passed away (loài đỗ quyên đã tạ thé) [ibid, 78]

Mặc dù “pass away” có nghĩa như “ die” Lối giải thích bình thường cho rằngpass away là một lối chết không thể dùng với loài thảo mộc, nhưng Palmer (ibid,79) lại cho rằng có một sự khong chế (restricition) về mặt sử dụng uyễn ngữ nàyđổi với một nhóm từ có quan hệ về mặt ngữ nghĩa Những sự giới han đó, theo McIntosh (dẫn theo 178, 79) chính là vấn đề loại hạn (range) từ ngữ sử dụng: các

danh từ nao thường đi với động từ nào, tính từ nào, hay giới từ nao.

Hiện tượng đồng nghĩa trong ngữ cảnh càng đặc biệt hơn đối với cấp độ ngữ.Các từ ngữ tiếng Anh sau đây nếu xét một cách riêng lẻ thì chang liên quan gìnhau về mặt ý nghĩa, nhưng khi chúng đứng trong một ngữ thì được xem là đồngnghĩa biểu thị hành động nôn (ói mura); mỗi từ ngữ được xem như là một uyênngữ mô tả hành động tế nhị này theo những sắc thái khác nhau: to lose one’s

lunch, to blow one’s doughnuts/groceries; to toss one’s tacos, to kiss the porcelain God, to pull a Daniel Boone, to ralph up, [134, 59-60].

Thanh ngữ (idioms) là một loại ngữ phối hợp đặc biệt Ví dụ to kick the bucket(toi, chết), Sly off the handle (mat binh tinh), spill the beans (dé 16 bi mat), redherring (hành động đánh lạc hướng, phân tan sự tập trung) Ở đây chúng ta lưu ý

sự liên kết giữa kick (đá) và the bucket (cái xô), rõ ràng nghĩa chung của ngữ phốihợp to kick the bucket chăng liên quan gì đến nghĩa biểu vật giữa hai từ này cả,

mà có khi có nét nghĩa mới gần với một từ nào đó Trong trường hợp nay to kickthe bucket có nét nghĩa gần với từ to die (chết mang ít nhiều bỉ tính

(dysphemistic).

Khi phân tích về mdt cấu tao (xem chương 2), chúng tôi nhận thấy rang phanlớn các uyên ngữ được tạo thành bởi các hình thái từ vựng (lexical exponents) nênchúng tôi gọi các uyên ngữ nay là uyén ngữ tir vựng (lexical euphemism); riêng

Trang 31

1.4.2 UYEN NGỮ TREN BÌNH DIEN PHONG CÁCH HỌC

Ở bình diện phong cách học, uyên ngữ có thé được xem như như là một biệnpháp tu từ (stylistic device), và mỗi biện pháp tu từ được sử dụng hay nhận biếtbằng những đặc trưng phong cách của nó

1.4.2.1 UYEN NGỮ NHƯ BIEN PHÁP TU TỪ VỚI CÁC ĐẶC TRƯNG

PHONG CÁCH

L R Galperin [100, 173] xếp uyên ngữ vào các biện pháp tu từ (stylisticdevices) và các phương tiện diễn đạt từ vựng (lexicoexpressive means) trong số

ba nhóm biện pháp tu từ và các phương tiện diễn đạt từ vựng, đó là: 1 biện pháp

tu từ và phương tiện diễn đạt ngữ âm; 2 biện pháp tu từ và phương tiện diễn đạt

từ vựng; và 3 biện pháp tu từ và phương tiện diễn đạt cú pháp Galperin [100, 24]

cho rằng

Các biện pháp tu từ (stylistic devices) được sinh ra từ lời nói (speech) va

chúng dân dân được nhận biết như là những cầu trúc khuôn mẫu về mặtngữ âm, từ vựng, từ ngữ, cú pháp, roi được tách ra khỏi lời nói để trở thành

những thành viên độc lập (independent members) của ngôn ngữ.

Cù Đình Tú [52, 172] xem uyên ngữ như là mét cách tu từ, gọi uyén ngữ là nóigiảm hay nhã ngữ, xếp uyên ngữ vào cách tu từ được cấu tạo theo quan hệ tổ

Trang 32

hợp, bao gém điệp từ ngữ, dong nghĩa kép, tiệm tiến, đột giáng, tương phản, imlặng, khoa trương, nói giảm, choi chữ, nói lái và tập Kiểu

Theo Dinh Trọng Lạc [32, 254], uyên ngữ được xem như là một phương tiện tu

từ ngữ nghĩa, là những định danh thứ hai mang màu sắc tu từ của sự vật hiệntượng Dinh Trọng Lạc [32, 254] nhấn mạnh rang trong phong cách học, uyén

ngữ được xem như là một phương tiện tu từ và phương tiện tu từ bao giờ cũng

nam trong thé đối lập tu từ học (tiềm tàng trong ÿ thức của người bản ngữ) vớiphương tiện tương liên có tính chất trung hoà của hệ thống ngôn ngữ Ví dụ từ hysinh (có màu sắc cao quý), từ qua đời (có màu sắc tôn kính) là những phươngtiện tu từ nằm trong thế đối lập tu từ học với phương tiện trung hoà (từ chết cómàu sắc trung hoà)

Chúng tôi xem uyén ngữ như là những biện pháp tu từ, tức là những cáchphối hop sử dung các phương tiện ngôn ngữ dé tạo ra hiệu quả tu từ, đạt được sựthích hợp và thể hiện tính thẩm mỹ Các biện pháp tu từ này, nói cũng như viết,cần được khảo sát thông qua các tình huống sử dụng mới chứng minh được sựchính xác cũng như tính thâm mỹ của các nguyên tắc lựa chọn Trong mdi tinhhuống sử dụng, một biện pháp tu từ được nhận ra như là một uyễn ngữ nhờnhững đặc trưng ngôn ngữ của nó David Crystal [86, 64] cho rằng mỗi biến thểngôn ngữ (language variety) được xác định bằng một lớp các đặc trưng ngôn ngữ(linguistic features) được sử dung thông qua một trắc điện cuộc sống (dimension)nằm trong một loại phạm trù về tình huống (situational category) Những đặc trưng ngôn ngữ mang tính tình huống nay được xem như là những đặc trung

phong cách (stylistic features) của văn bản.

Biên thê (variety)

trac dién trac dién trac dién trac dién khac

miéu ta lĩnh vực cuộc sông địa vi xã hội

(dimensions) (province) (status)

mN mm

pham tru luậtpháp tôn giáo v.v quy thức không quy thức v v

Trang 33

Luan an cho rang, mot uyén ngữ, du ở dang viết hay dạng nói, dù nam ở loại

thé (genre) gi, cần thể hiện những phạm vi phong cách mà Crystal [86, 66-82] đưa

ra sau đây:

1 Cá nhân tinh (individuality): cách viết hay nói của một cá nhân nào đó làmcho người khác biết đến khi nghe hay đọc Cá nhân tính thường thuộc về bảnchất lâu dài của một cá nhân, tạo ra những đặc trưng cá tính của người ấy

(idiosyncratic features).

2 Phương ngữ (dialect): thông qua ngôn ngữ cũng như chất giọng (accent) ở

một tình huống chúng ta có thé biết được phương ngữ vùng (regional dialect)

hay phương ngữ xã hội (social dialect) của một cá nhân hay của một nhóm xã hội.

3 Đặc trung thời gian (time): ngôn ngữ sử dụng cua một cá nhân được xem xét

theo góc độ thời gian; những đặc trưng về thời gian của một phát ngôn cho tabiết vị trí và ý nghĩa của nó trong quá trình lịch sử phát triển của một ngôn ngữ.Những đặc trưng ngôn ngữ có tính bền lâu (permanent features) có thể được xemnhư những đặc trưng nền (background features) thường là trọng tâm chú ý của

các nhà ngôn ngữ học; nhà phong cách, thì ngược lại, lưu ý hơn các đặc trưng

biến thể của ngôn ngữ trong các tình huống sử dụng

4 Diễn ngôn (discourse): được phân biệt thành thoại ngôn (speech) hay bútngôn (writing) Sự khác nhau giữa hai hình thức này chủ yếu là ở sự lựa chọnphương pháp hay chất liệu giao tiếp và có tầm quan trọng thiết thân đối với nhàphong cách học hay ngôn ngữ học: thoại ngôn được xây dựng ở cấp độ ngữ âm

Trang 34

(occupational) hay chuyên môn (professional) mà người nói tham gia, như các

lĩnh vực quảng cáo, khoa học, pháp luật, Theo Crystal [86, 70], mỗi trắc điệnlĩnh vực cuộc sống có thể có những đặc trưng ngôn ngữ khác nhau, tuy nhiênkhông phải tất cả các lĩnh vực đều có riêng những đặc trưng về ngôn ngữ nhưthế.

Các đặc trưng của trắc diện lĩnh vực cuộc sống thường được nhìn nhận thông

qua chủ đề (subject matter) của phát ngôn, tuy nhiên chủ đề phát ngôn không

phải là yếu tổ duy nhất giúp phát hiện được lĩnh vực ngôn ngữ được nói đến.Cũng vậy có khi các đặc trưng của lĩnh vực có liên quan đến khái niệm 'ngữ

+1

vục'.

6 Địa vị xã hội (status): trắc điện này liên quan đến các biến thể ngôn ngữ được

sử dụng tương ứng với những vị thế xã hội của các thành viên tham gia giao tiếp,không ké họ đến từ địa phương nào Các yếu tô ảnh hưởng đến trắc diện vị trí xãhội bao gồm: yếu tố quy thức (formality), yếu tổ không quy thức (informality),yeu tố kính trọng (respect, deference), yếu tố lịch sự (politeness), yếu tố thân mật(intimacy), yếu tố quan hệ bà con (kinship relations), yếu tổ quan hệ mua bán(business relations), yếu tổ các quan hệ đăng dé (hierarchic relations) nói chung

7 Trắc diện tình thái (modality): Trắc điện này bao gồm các đặc trưng ngôn ngữliên quan đến mục đích sử dụng một phát ngôn; mục đích này gắn liền với vớiVIỆC quyết định lựa chọn một đặc trưng nhất định và cuối cùng sản sinh một cầutrúc ngôn ngữ (nói hay viết) theo xã hội quy ước Trắc diện tình thái liên quan nhiều đến phong cách diễn đạt Trắc diện này có thể được miêu tả độc lập vớitrắc diện lĩnh vực và trắc diện địa vị xã hội; sự độc lập thể hiện ở chỗ việc lựachọn một đặc trưng ngôn ngữ nào đó xảy ra mà không tính đến vai trò nghề

Trang 35

nghiệp cũng như quan hệ của người nói hay viết đối với người nghe hay đọc Ví

dụ, có những sự khác nhau về trắc diện tình thái, trong trắc diện hội thoại, néu ởhình thức viết, người viết lựa chọn thê loại thông điệp để giao tiếp: một bức thư,một bưu thiếp (postcard), một bức điện tín (telegram), một bảng ghi nhớ (amemo), hay trong lĩnh vực một văn bản khoa học, người viết lựa chọn một trongcác thê loại của thông điệp: bài báo cáo (report), luận văn (essay), chuyên khảo(monograph), hay một giáo trình (textbook) Trong mỗi thể loại có những khácbiệt về mặt ngôn ngữ và ngoài ngôn ngữ (extra-linguistic), những khác biệt nàytạo ra khung ngôn ngữ diễn tả khung tình thái đã lựa chọn.

8 Phong cách cá nhân (Singularity): đó là những đặc trưng ngôn ngữ mang đậm

màu sắc cá nhân mà một người viết hay nói nào đó thường xuyên sử dụng TheoCrystal [86], phong cách cá nhân khác với tính cá nhân (individuality) ở chỗ tính

ca nhân thường không đậm nét và không được sử dụng dài lâu, mà chỉ tạm thời

và ngắn ngủi, được tác giả cô ý đưa vào trong một tình huống giao tiếp nào đóvới dụng ý làm nỗi bật hay tạo nét tương phản về mặt ngôn ngữ

Khi ta đọc hai đoạn văn sau đây rõ ràng quan hệ giữa người viết và người đượcnói đến có khác nhau:

(11) Hôm nay, tôi đã 90, thay tôi, ông Tran Tan Chức đã an giác thiên thu Việc

húp cà phê lén của thây nay viết lại đây, xin sám hồi và xin thầy, nếu linh

bỏ qua và ân xá [173, 9]

(12) Nó chảy nước miếng, mặt nó tim lại như một con khi, hai tay co quap, nó

trúng chông thuốc độc Nó hết biết thở [171, 138]

ở (11), rõ ràng quan hệ giữa người viết và người được nói đến là quan hệ quythức, trịnh trọng, đó là lời viết của người học trò đối với người thầy cũ Do quan

hệ thay trò như thế, mà ngôn ngữ rat trịnh trọng, cung kính, và tình cảm Uyénngữ an giác thiên thu được dùng dé thay thế từ chế Nhung ở (12), quan hệ giữangười viết và người được nói đến là quan hệ không quy thức, đó là lời viết của tácgiả nói về kẻ thù của mình Ngôn ngữ sử dụng đo đó tỏ ra khinh miệt, coi thường

Trang 36

Hành động lời nói | Moi bác | Chén di! Kính moi chư

dùngcơm tăng thọ dụng Trac diện

(dimension)

phương ngữ (dialect):

vùng (regional) xã hội | miền trung, nam | miền bắc (VN)

(social class) (VN) Phật giáo

diễn ngôn lời nói lời nói lời nói

điệu, cử chỉ, )

Trong tiếng Anh, chúng ta cũng thấy có các hành động lời nói thể hiện hành

động mời cơn mang tính quy thức trang trọng nh Dinners ready/ served.

Please come to the table và không quy thức, thân mật như Jet's grug/ let's eat.

Như vậy, uyén ngữ được xem như là biện pháp tu từ; các biện pháp tu từ nàymang những yếu tố phong cách, có những đặc trưng về ngữ âm, ngữ pháp, từvựng được dùng dé thé hiện một phạm trù tình huồng (situational category) nào

Trang 37

đó thuộc một trắc diện cuộc sống (dimension) tạo thành một biến thể ngôn ngữ

(variety).

Một số điểm chúng tôi cần lưu ý về uyên ngữ ở bình diện phong cách:

Khi hành chức như là biện pháp tu từ, nhiều uyên ngữ được cấu tạo bởi cáchình thái từ vựng (lexical form) cụ thé, và các biện pháp ấy được gọi là nhữngbiện pháp tu từ từ vung (lexical stylistic device), và các uyên ngữ được cấu taotheo các biện pháp này gọi là uyên ngữ từ vựng (lexical euphemism) Tuy nhiêntrong một số biện pháp tu từ (như biện pháp 20 đến biện pháp 25 trong phần 2 2của luận án), một số uyén ngữ được thành lập từ các hình thái hay tổ chức cú pháp

(syntactic form or structure), nên các biện pháp này được gọi là biện pháp tu từ cú

pháp (syntactic stylistic device), và các uyên ngữ được cấu tạo theo các biện phápnày được gọi là uyén ngữ cú pháp (syntactic euphemism) Tat cả các uyên ngữđều được hiện thực hoá thông qua các biện pháp tu từ cụ thể, có chức năng thểhiện sự tế nhị, phan ánh cái đẹp, có giá tri thâm mỹ, nói lên trình độ, phong cách

và tài năng của người nói hay viết

Chúng ta xem xét bốn phát ngôn sau:

(13) - He's an underachiever (Anh ta là người hoc còn yếu)

(14) - He’s developmentally different (Anh ta học hành không bình thưởng)

(15) - He's not very bright (Anh ta không sáng da lắm)

(16) - He’s less talented (Anh ta co it kha nang)

Ca bốn phát ngôn đều muốn ám chi là "anh ta dot", nhưng ở phát ngôn (13) va

(14), từ underachiever và ngữ developmentally different là những hình thái từ

vựng (lexical forms), là phương tiện ngôn ngữ được dùng như một uyên ngữ trong

trong biện pháp nói giảm (understatement) dé thay thé từ stupid; còn ở phát ngôn

(15) và (16) với những hình thái cú pháp (syntactic forms) : " not (very)/Ïess +

tính từ (adjective)", là biện pháp phủ định (litotes) được dùng phổ biến dé thay théphát ngôn he’s stupid (anh ta dot)

Uyén ngữ là một từ hay ngữ được gọi tên lại, được định danh lần thứ hai, với

những lý do khác nhau, ví dụ như vì kiêng kị hay lịch sự Nguyễn Thiện Giáp [17,

Trang 38

70-73] phân ra hai loại ngữ định danh: ngữ định danh hợp kết và ngữ định danhhoà kết Ngữ định danh hợp kết là ngữ mà nghĩa của các thành tố kết hợp taothành nghĩa của ngữ; ngữ định danh hoà kết là ngữ mà nét nghĩa của nó là nétnghĩa mới chứ không phải là tổng hợp các nghĩa của các thành tố kết hợp lại.Nhiều uyén ngữ tiếng Anh là ngữ hợp kết hoặc mang tính hợp kết, như các uyénngữ unwise (không sáng dạ, dốt), disimprove (không cải tiến, xuống cấp)gentlemen’s room (phòng quý ông), senior citizens (người cao tuổi), reduction inforce (cắt giảm nhân công) v.v nhưng cũng có nhiều ngữ mang nét nghĩa hoakết, như trường hợp các uyén ngữ mang tính thành ngữ (idiomatic) hay ân dụ

(metaphorical) như casket (quan tài), what-you-may-call-it (dương vat hay 4m

hộ), asleeep in Jesus (thiếp ngủ trong lòng Chúa, về với Chúa), the captain is athome (mình đến tháng)

Theo I R Galperin [100, 75], nếu một uyên ngữ ma không chuyên chở theo nó ngữnghĩa của từ mà nó dự định thay thé, thi đó không phải là một uyên ngữ, mà đó là mội sựche dấu sự thật một cách cố ý, và nói như L.T Grant [102, 24], đó là một nguy ngữ-malphemism, và uyển ngữ của người này có thé là nguy ngữ của người kia

Doublespeak-ngon ngữ nguy dung, loại ngôn ngữ nước đôi được một người, một phe

hay một phía sử dụng đề che đậy một hành vi, một ý đồ, một sự thật nào đó, được đề cậpđến ở phần ngữ dụng học của uyên ngữ, có ít nhiều liên quan đến quan điểm củaGalperin Những từ ngữ được tạo ra theo cách như thé sẽ không được xem là uyénngữ, mà đó là nguy ngữ hay ngôn ngữ nguy dụng được phân biệt rạch ròi về mặt

ngữ nghĩa và được phân

tích về ý nghĩa sử dụng trong luận án này nhằm làm sáng tỏ thêm ngữ nghĩa của

uyên ngữ.

1.4.2 2 UYÊN NGỮ VÀ MỸ HỌC NGON TỪ ( MỸ TỪ PHÁP)

Đinh trọng Lạc[32, 27] cho răng biết nhiều yếu tố đồng nghĩa, biết nhiều cáchdiễn đạt đồng nghĩa là rất cần thiết Song cái cần thiết hơn là: trau giồi được sự

Trang 39

nhạy cảm trước những nét sai biệt rất nhỏ bé, tỉnh tế giữa các yếu tố đồng nghĩa,giữa các cách diễn đạt đồng nghĩa Vì chỉ có như vậy, người ta mới có thể cảmnhận được trong giao tiếp không chỉ thông tin lôgic- ngữ nghĩa mà cả thông tincảm xúc - thâm mĩ

Việc lựa chọn và kết hợp các phương tiện ngôn ngữ tạo ra một ý nghĩa nghệthuật thâm mĩ Trong văn học, việc phân tích tu từ học không dừng lại ở sự phântích mau sắc tu từ của các biện pháp tu từ mà còn tiến lên tìm hiểu sự tác động củanhững giá trị ngôn ngữ lên giá trị văn học; chỉ ra được mối liên quan giữa hệthống tu từ và hệ thống hình tượng, phân tích được giá trị nghệ thuật, thầm mĩ của

các sự kiện tu từ.

Đinh trọng Lạc [32, 28] cho răng phương pháp cơ bản trong phân tích tu từhọc là phép đối chiếu, so sánh, thay thế những hình thức đồng nghĩa khác nhautương đương với sự biểu đạt trong văn bản (nghệ thuật và chính luận) và trên cơ

sở đó rút ra sự khác nhau giữa chúng dé có thé xác định đúng đắn ý nghĩa tu từ,giá trị thâm mĩ của mỗi hình thức đồng nghĩa Chăng hạn ở Anh quốc, tình trạngbéo phi (fatness, obesity) là một van đề tế nhị ít người muốn nói đến Dé tạo mộtcái nhìn đẹp, một hình ảnh thâm mỹ khi nói đến những người béo phì, người ta sửdụng các từ đồng nghĩa Các tính từ kép với trạng từ well diễn tả một cách tíchcực động từ đi kèm tạo ra một cảm giác thâm mỹ ở người nói cũng như ngườinghe: well-built, well covered, well-upholstered (thân hình day), well-rounded(thân hình tròn day); hay người ta dùng những từ, những ngữ đồng nghĩa khácnhưng nghe qua có vẻ dễ chịu hơn, thẩm mỹ hon: person of size (người có kíchcỡ), the fuller figure (hình dang đầy hon), horizontally-challenged (bị thách đỗ về

bề ngang, bề ngang lớn), hay những phát ngôn văn vẻ hơn, thâm mĩ hơn, như You

look terrific, you look great (bạn trông thật tuyệt), you've been fond of the good

life, I see (tớ thay cậu dao này yêu đời lắm) Khi nói về cái chết, người Việt cónhững cách diễn đạt tạo ra những phong cách thâm mỹ khác nhau, nhất là trong

thi ca:

(17) Nửa chừng xuân, thoắt gãy cành thiên hương

Trang 40

Nàng đà gieo ngọc trầm châuSông Tiền Đường đó, ấy mô hông nhan [172]

(18) Bên một dòng sông đất nước

Hai phát no tan tàu giặcCon di rỗi như một cánh hoa bay

Giờ quê con đó : Vam Co Tay [170]

1 4.3 UYỄN NGU TREN BÌNH DIỆN NGỮ DỤNG HỌC

ấy như thé nào trong giao tiếp

Các nét nghĩa của uyên ngữ không có tinh bat biến mà thay đồi và bổ sung tuỳtheo mỗi tình huống giao tiếp Nét nghĩa miêu tả và nét nghĩa dụng học của một

uyên ngữ dù có chi tiết đến đâu cũng không thé thống kê day đủ và cập nhật các

nét nghĩa của uyên ngữ, cũng như không thể trả lời thoả đáng các câu hỏi đại loạinhư: Chúng ta lam gi khi chúng ta sử dụng một uyén ngữ ? Chúng ta thuc sự nói

gi khi chúng ta sử dụng uyên ngữ ấy? Ai nói uyén ngữ này và nói cho ai? Vì thé,các nét nghĩa của uyên ngữ sẽ được thé hiện chính xác hon, thích hợp hon, vathẩm mỹ hơn nêu chúng được thường xuyên nghiên cứu thông qua Idi nói ở cáctình huống giao tiếp với sự chi phối và tác động phức tạp và tinh tế của các nhân

to giao tiếp, các quy tắc ngữ dụng

Khi ta nói:

(19) - The dog is sleeping peacefully (Con chó nằm ngủ ngon lành)

(20) - Wayne sleeping peacefully and eternally, free from pain (Uây-nơ

dang ngủ giấc yên bình và vĩnh cửu, xa lia những khổ dau.) [66, 162]

Ngày đăng: 10/06/2024, 00:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w