1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quyền Tự Do Hợp Đồng Trong Lĩnh Vực Thương Mại Theo Pháp Luật Việt Nam.pdf

118 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quyền Tự Do Hợp Đồng Trong Lĩnh Vực Thương Mại Theo Pháp Luật Việt Nam
Tác giả Mai Thị Xuyến
Người hướng dẫn TS. Lê Vệ Quốc
Trường học Trường Đại Học Mở Hà Nội
Chuyên ngành Luật Kinh Tế
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 26,11 MB

Nội dung

Quyền Tự Do Hợp Đồng Trong Lĩnh Vực Thương Mại Theo Pháp Luật Việt Nam Quyền Tự Do Hợp Đồng Trong Lĩnh Vực Thương Mại Theo Pháp Luật Việt Nam Quyền Tự Do Hợp Đồng Trong Lĩnh Vực Thương Mại Theo Pháp Luật Việt Nam Quyền Tự Do Hợp Đồng Trong Lĩnh Vực Thương Mại Theo Pháp Luật Việt Nam

Trang 1

QUYEN TU DO HOP DONG TRONG LINH VUC

THUONG MAI THEO PHAP LUAT VIET NAM

MAI THI XUYEN

HA NOI - 2021

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

QUYEN TU DO HOP DONG TRONG LINH VUC

THUONG MAI THEO PHAP LUAT VIET NAM

MAI THI XUYEN

CHUYEN NGANH: LUAT KINH TE

MA SO: 8380107 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS LE VE QUOC

HA NOI - 2021

Trang 3

LOI CAM DOAN

Tôi là: Mai Thị Xuyến, học viên lớp 183M — LK76 khóa 2018 - 2020 xin

cam đoan đây là công trình độc lập của riêng tôi mà không sao chép từ bắt kỳ

tời liệu nào đã được công bố Các tài liệu sử dụng phân tích, đánh giá trong

luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đây đủ Các kết quả nghiên

cứu trong luận văn là kết quả nghiên cứu của tôi được thực hiện một cách khoa

học, trung thực, khách quan Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính

xác của các nguôn tài liệu cũng như các thông tìn sử dụng trong công trình

nghiên cứu của mình

Tác giả luận văn

Up

Mai Thi Xuyén

Trang 4

LOI CAM ON

Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên

cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý

Thầy Cô, cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình, bạn bè trong suốt thời gian

học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ

Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy giáo TS Lê Vệ Quốc người

đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn

này Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý Thầy Cô trong Khoa

Luật - Trường Đại học Mở Hà Nội đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý

báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học

tập nghiên cứu và cho đến khi thực hiện đề tài luận văn

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các

bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên

cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh

Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2020

Học viên thực hiện

Mai Thị Xuyến

Trang 5

MUC LUC

CHUONG 1: LY LUAN CHUNG VE QUYEN TU DO HOP DONG VA

VE QUYEN TY DO HOPDONG TRONG JANA MUG TAVQNG MALT

1.1 Lý luận chung về quyền tự do hợp đồng và quyền tự do hợp đồng trưng nN:Vứ€ THANH HRĂcoaeduneoiceiaorranoiooeocoooriioecdreadaoaueaaasarg-a 7 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm quyền tự do hợp đồng s- 2s T

1.1.1.1 Khái niệm quyền tự do hợp đồng .-. <5 2s ssessesess 7 1.1.1.2 Đặc điểm quyền tự do hợp đồng - < «s52 ssesesssese 11

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm quyền tự do hợp đồng trong lĩnh vực thương

NT xukesketeoebiiieset09146010034960601060461090000448966000106359030/5098809/65/01469400004044400170700490950 15 1.1.2.1 Khái niệm quyền tự do hợp đồng trong lĩnh vực thuong mai 15 1.1.2.2 Đặc điểm quyền tự do hợp đồng trong lĩnh vực thương mại 20

1.2 Pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng liên quan đến quyền tự do

hợp đồng trong lĩnh vực thương mại theo pháp luật Việt Nam 25 1.3 Pháp luật một số nước trên thế giới về quyền tự do hợp đồng trong Tí) VO CIN TIS 000007 T00 g4 3.1 1 28

1.4 Những yếu tó ảnh hướng tới tự do hợp đồng trong lĩnh vực thương

1.4.1 Yếu tô quan hệ sở hữu ảnh hướng đến tự do hợp đồng trong lĩnh

VỰC HH TH at ác ga ga dcch gia Ga 020462480436341s496644046500301406641201436⁄414432 32

1.4.2 Yếu tô cơ chế quản lý nền kinh tế ảnh hưởng đến tự do hợp đồng

trong lĩnh YỨC TH NG T8 Ít scpcttdqciscccdcd0itiiiii25646560640 566 34 1.4.3 Yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế ảnh hưởng đến tự do hợp đồng trong nh vực HN NHÀ G00 (Qqa(G 020004600866 guyd 36 1.5 Những nguyên tắc giới hạn quyền tự do hợp đồng trong lĩnh vực

TH a6 weedsuezatieex01114400100901190/200101%91000040000070101000901000091%00000001116%) 38 1.5.1 Giới hạn nội dung thỏa thuận không được trái với quy định của

DI THUẾ ckeeeeseeeebeenateennbnerbtrntndsegties1140010350010009520080060/00)0106541ink66175909305148 38 1.5.2 Giới hạn tự do lựa chọn luật đối với hợp đồng trong lĩnh vực

Trang 6

CRUNH TUN :oyi4050161202040G060038056086610004G368944QGãGG 8860098880886 41

Tiệi LỆ NHƯ lổ ssascsnacinisnnnnnniminnannnamuinamvammunimnmasiwein 44 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VE QUYEN TỰ

DO HỢP ĐÔNG TRONG1LÏNH.VECbTHƯƠNG:MẠI VÀJPHỤGTHÈN

ÁP DỰNG co cọ cọ 0 00000005008000500800500060080 8 46 2.1 Thực trạng pháp luật Việt Nam về quyền tự do hợp đồng trong lĩnh

VI HE Hư kg eesereeeeeeserrerenrnerensarsrrnrresserneasoennennroey 46 2.1.1 Quy định của pháp luật Việt Nam về quyền tự do giao kết hợp đũn 0110 HN vusueeoseeaaeekikeeeseeiibiikobinkasggei6i10896665A2E9046013663)658366ã 46 2.1.2 Quy định về quyền tự do lựa chọn đối tác giao kết hợp đồng thương

2.1.4 Quy định về quyền tự do thoả thuận các nội dung giao kết hợp Gibney GON HHBÌceosssisoobsgadociskctcitcixexcsiadx044SGi3210860856612666500460x0đ0X3G 57

2.1.5 Quy định về quyền tự do thỏa thuận thay đổi, chấm dứt hay hủy bỏ

một phần hoặc toàn bộ nội dung của hợp đồng trong quá trình thực hiện hợp đồng thương Imiại < s- << SE se se seseseesee 59 2.1.6 Quy định về quyền tự do thỏa thuận buộc thực hiện đúng hợp đồng

thư HN caaeeeaaeeiocabooobbrirortoainattseiateigsaugasssustsiebdyssdbSviEst646054691086ã086S63u8 63

2.1.7 Quy định về quyền tự do thỏa thuận cơ quan tài phán và pháp luật

áp dụng để giải quyết khi có tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thương

HN Tu t6506010604G5GG0634015G11015G%G044G6138G63660G103010463144G16x28ã 69 2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về quyền tự do hợp đồng trong lĩnh vực SEPERATE TINT EY AEE I AHS660660áiiGãiGGGiSGGiáã00Aug6G0näiangu 72

F341 Nhitng kit and Cat dew e scissor ces 72

2.2.2 Khó khăn vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật quyền tự do hợp đông trong lĩnh vực thương ImạÌ s5 << 555555 5S S558 58 75

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VẺ QUYÈN TỰ

DO HỢP ĐÒNG TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠẠII 87

Trang 7

3.1 Những định hướng cơ bản trong hoàn thiện pháp luật về quyền tự do hợp đồng trong lĩnh vực thương miại 5 5- << ssese ssesesessesesee 87 3.1.1 Hoàn thiện pháp luật về quyền tự do hợp đồng trong lĩnh vực

thương mại cần phải phù hợp với đường lỗi chính sách phát triển kinh tế

Việt Naữi hiện: HN Gácccccciioaieeeebosbioadesiiisdseegiágn052áEsdwsssssslieider6356S6 87 3.1.2 Việc hoàn thiện pháp luật về quyền tự do hợp đồng trong hoạt hoạt động thương mại cần đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, hội nhập kinh tế die cit Viet Neti ia dácuccd nu 0aosvtiaqigd002065tassgiosisoseysxxwsssi 87 3.1.3 Hoàn thiện pháp luật về quyền tự do hợp đồng trong lĩnh vực thương mại cần đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia giao

kết hợp đồng - s5 se SsS#Sx£SEtEEkSe SA 519321301338 3e0 88

3.1.4 Tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm kỹ thuật lập pháp của quốc tế để WWserrtv Duï£Rit1)ENDTDTTkouseenuoaucingioitgktiti.iN080003000ã000100đ81210M0180104044307002007018302124 89 3.2 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền tự do hợp đồng trong lĩnh vực thương mại ở Việt Nam hiện nay .<<<<<<<<« 90 3.2.1 Giải pháp về hoàn thiện hệ thống pháp luật về hợp đồng 90 3.2.2 Giải pháp nội luật hóa các nguyên tắc, tập quán quốc tế trong quan

hệ hợp đồng phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam và xu hướng

Tiến KẾC CH”Œ Hồ 3 ssaccecsacoacceecietocostdsoileic4b4Seli6gbiasuii8xgxkbissbdiissg014)8u6656 95

KT LUẦẨNN co ceky 622g s26c20646063015641GG3146/G0023166016308g01G36:G040436X49036u/6AG048G088 96

Trang 8

MO DAU

1 Tính cấp thiết của dé tài

Sau hơn 30 năm đôi mới, hệ thống các văn bản pháp luật về hợp đồng của Việt Nam về cơ bản đã được xây dựng và hoàn thiện theo hướng ngày càng đảm bảo quyên tự do hợp đồng của các chủ thê kinh doanh, tạo đà thúc đây nền kinh tế - xã hội phát triển Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, xu hướng hội nhập kinh tế - xã hội quốc tế, cùng với sự phát triển về các giao dịch dân sự, thương mại với quy mô ngày càng mở rộng, tính chất phức tạp hơn đã và đang đòi hỏi sự mở rộng hơn nữa hành lang pháp lý về quyên tự do hợp đồng

Quyền tự do hợp đồng trong lĩnh vực thương mại với tư cách là một quyền riêng trong quyền tự do hợp đồng nói chung Do vậy, trước yêu cầu về hoàn thiện pháp luật hợp đồng trong điều kiện giao lưu dân sự, kinh tế trong

nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về

Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm

2010, định hướng đến năm 2020 đã chỉ rõ: “//oàn thiện pháp luật về hợp đồng theo hướng tôn trọng thỏa thuận của các bên giao kết hợp đông, không

trái với đạo đức xã hội, không xâm phạm trật tự công cộng, phù hợp voi tap

quản, thông lệ thương mại quốc tế” Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày

02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020

cũng khăng định: “/#oàn thiện pháp luật dân sự, bảo đảm quyên, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khi tham gia giao dịch, thúc đẩy các quan hệ dân

sự phát triển lành mạnh; hoàn thiện chế định hợp đông, bôi thường, bôi hoàn ” Thực hiện chủ trương nêu trên của Đảng, Nhà nước ta đã không ngừng hoàn thiện pháp luật, trong đó có pháp luật về quyên tự do hợp đồng trong lĩnh vực thương mại nhằm xây dựng nên tảng pháp lý thống nhất, đồng

bộ, ôn định góp phần hoàn thiện thê chế kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa, hội nhập quốc tế Tuy nhiên, pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam còn bộc lộ nhiều bấp cập, hạn chế trong việc bảo vệ quyền tự do hợp đồng nói chung và quyên tự do hợp đông trong lĩnh vực thương mại nói riêng Vì vậy, việc nghiên cứu để hoàn thiện các quy định về quyên tự do hợp đồng trong

Trang 9

lĩnh vực thương mại đáp ứng yêu cầu hội nhập hiện nay là rất cần thiết Xuất

phát từ nhận thức đó, tác giả đã chọn đề tài “Quyên tw do hợp đồng trong

lĩnh vực thương mại theo pháp luật Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ

luật học

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Quyên tự do hợp đồng là một nội dung thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau ở trong nước và trên thế ĐIỚI,

nhiều công trình nghiên cứu được ghi nhận và đánh giá cao như:

Theo Adam Smith “7 do trong kinh tế là tự do chọn nghệ, tự do hành

nghề, tự do sở hữu và tự do cạnh tranh được pháp luật bảo đảm” (Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of Nations, 1776)

Ở Việt Nam cũng có nhiều công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến quyên tự do hợp đồng, tiêu biểu như:

Luận án, Luận văn: Đề tài “Quyên tự do giao kết hợp đông trong hoạt động thương mại ở Việt Nam” của tác giả Phạm Hoàng Giang, Luận án Tiến

sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội; Đề tài Luận án tiến sĩ “Xây dựng

và hoàn thiện pháp luật kinh tế nhằm bảo đảm quyên tự do kinh doanh ở nước ta" của tác giả Bùi Ngọc Cường, 2001; Đề tài luận án tiễn sĩ “Chế độ hợp đồng trong nên kinh tế thị trường ở giai đoạn hiện nay” của tác giả Phạm Hữu

Nghị, Hà Nội, 1996; Đề tài “Hợp đồng kinh tế vô hiệu và hậu quả pháp lý của

hợp đồng kinh tế vô hiệu”, Luận án tiễn sĩ luật học của tác giả Lê Thị Bích Thọ, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2002; Đề tài “Mộ số vấn đề liên quan đến việc sửa đổi pháp luật Việt Nam về hợp đồng năm 2004 và hoàn thiện pháp

luật về bảo đảm nhìn từ quyên tự do hợp đồng” của Tiên sĩ Nguyễn Am Hiểu

năm 2004; Đề tài “Quyên tự do hợp đồng trong lĩnh vực thương mại theo

pháp luật Lào và Việt Nam dưới góc độ so sánh”, Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Heuangsuck Somvong, Trường Đại học Luật Hà Nội; Đề tai “Hop đồng trong hoạt động thương mại hiện nay — Những vấn đề lý luận và thực

tiên pháp lý ” Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Lê Thị Giang, Trường Đại học Luật Hà Nội; Đề tài “Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Hoàng Tùng, Trường Dai hoc

Luật, Đại học Huế; Đề tài “7ự do giao kết hợp đông — Nhitng van dé lý luận

Trang 10

và fhực tiên”, Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Nguyễn Thị Hường, Khoa

luật, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội; Đề tài “Nguyên tắc tự do giao kết hợp

đông dân sự ”, khóa luận tốt nghiệp của Hoàng Trung Hiếu, Trường Đại học

Luật Hà Nội

Các bài viết trên tạp chí khoa học, sách chuyên khao: Dé tai “Hoan

thiện pháp luật về hợp đông thương mại phù hợp với BLDS năm 2015 - Cơ sở

lý luận và thực tiên ”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ của Viện Nghiên cứu

Lập pháp: “Điều kiện thương mại chung và nguyên tắc tự do khế ước” của PGS.TS Nguyễn Như Phát đăng trên Tạp Chí Nhà nước và Pháp luật, Viện

Hàm lâm Khoa học xã hội Việt Nam, số 1§2/2003; “7 do kinh doanh: Mội

số van dé lý luận và thực tiên ” của tác giả Bùi Xuân Hải, đăng trên Tạp chí

Nhà nước và Pháp luật, số 6/2011; “7 đo ý chí và sự tiếp nhận tự do ý chí

trong pháp luật Việt Nam hiện nay” của tác giả Ngô Huy Cương, Tạp chí

nghiên cứu lập pháp, số 2/2008; “Đề nghị giao kết hợp đông theo pháp luật

Việt Nam” của Ngô Huy Cương, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 265/2010; “Một số vấn đề về quyên tự do kinh doanh trong pháp luật kinh tê

hiện hành ở Việt Nam” Sách tham khảo của tác giả Bùi Ngọc Cường, Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004; Sách chuyên khảo “Kiến £hức pháp lý và

kỹ năng cơ bản trong đàm phán, soạn thảo và ký kết hợp đồng trong lĩnh vực thương mại”, do Tiến sĩ Nguyễn Thị Dung chủ biên, Nxb Chính trị - Hành

chính, năm 2012; Nhà pháp luật Việt - Pháp (2010), Bộ nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế 2004, NXB Từ điên bách khoa,

Hà Nội; Giáo trình Luật hợp đồng - Phần chung, Ngô Huy Cương, Nxb Đại

học Quốc gia Hà Nội, 2013; Giáo trình Luật Thương mại của các Trường Đại

học Luật; Bài viết học thuật “Mộ số vấn đề về tự do kinh doanh và tự do hợp

đồng ở Việt Nam” của tác giả Mai Hồng Quỳ, PGS.TS, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh đăng trên thegioiluat.vn;

Các công trình nghiên cứu khoa học, bài viết nêu trên đề cập đến nhiều

khía cạnh khác nhau và đi sâu nghiên cứu về một số nội dung cụ thể của

quyền tự do hợp đồng nói chung và tự do hợp đồng thương mại mà chưa nghiên cứu toàn diện, cụ thê về quyên tự do hợp đông trong lĩnh vực thương

mại theo pháp luật Việt Nam hiện nay Do vậy, van dé về quyền tự do hợp

Trang 11

đồng trong lĩnh vực thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện nay cần phải

được nhắn mạnh, quan tâm nghiên cứu sâu hơn về mặt lý luận khoa học và

thực tiễn thực hiện

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Khi chọn đề tài nghiên cứu này, tác giả nhằm mục đích làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của quyền tự do hợp đồng trong lĩnh vực thương mại theo pháp luật Việt Nam Từ đó, có cái nhìn tổng quan, cụ thể hơn về quyên tự do hợp đồng trong lĩnh vực thương mại theo pháp luật Việt Nam,

nhận diện những mặt tích cực, tiền bộ, phù hợp đề tiếp tục duy trì và phát huy

những kết quả đã đạt được, đồng thời kiến nghị, đề xuất những giải pháp để đảm bảo thực hiện quyên tự do hợp đồng trong lĩnh vực thương mại theo pháp luật Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay

4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu của luận văn

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vẫn đề lý luận chung của quyên tự do hợp đồng; những quy định của pháp luật Việt Nam về quyền tự

do hợp đông trong lĩnh vực thương mại; thành tựu đạt được cũng như những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện quyền tự do hợp đồng trong lĩnh vực thương mại ở Việt Nam, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền tự do hợp đồng trong lĩnh vực thương mại

4.2 Phạm vi nghiên cứu của luận văn

Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn trong khuôn khô quy định của pháp luật Việt Nam về quyền tự do hợp đồng trong lĩnh vực thương mại, đi sâu nghiên cứu những nội dung cơ bản liên quan đến quyên tự

do hợp đồng như: Khái niệm, đặc điểm của quyền tự do hợp đồng nói chung

và quyên tự do hợp đồng trong lĩnh vực thương mại nói riêng: quy định cụ thê của pháp luật Việt Nam và thực trạng thực tiễn áp dụng những quy định về quyên tự do hợp đồng trong lĩnh vực thương mại ở Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật đảm bảo quyền tự do hợp đồng cho các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật trong lĩnh vực thương

mại

Trang 12

5 Phuong phap luan và phương pháp nghiên cứu

$.1 Phương pháp luận

Đề hoàn thành đề tài luận văn, tác giả dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác-LêNin về quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và chính sách của Nhà

nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về phát triển nên kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; quyền tự do hợp đồng của cá nhân,

tô chức

3.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề triên khai nội dung cần nghiên cứu của luận văn, tác giả đã sử dụng tong hop các phương pháp nghiên cứu cụ thê như: phân tích, so sánh, chứng minh, diễn giải, quy nạp, logic, tống hợp

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Luận văn là công trình nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về pháp luật quyền tự do hợp đồng nói chung và quyền tự do hợp đồng trong lĩnh vực thương mại nói riêng trong bối cảnh hội nhập quốc tế Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần bồ sung hoàn thiện những vấn đề lý luận về quyền tự do hợp đồng và quyền tự do hợp đông trong lĩnh vực thương mại ở Việt Nam hiện nay Trên cơ sở thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về quyền tự do hợp đồng trong lĩnh vực thương mại, đề xuất những giải pháp nhăm xây dựng và

hoàn thiện pháp luật đảm bảo quyền tự do hợp đồng cho các chủ thể khi tham

gia vào quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực thương mại

Nội dung của luận văn cung cấp nhiều thông tin pháp lý có giá trị tham khảo đối với hoạt động giảng dạy, nghiên cứu, học tập về quyên tự do hợp đồng nói chung và quyên tự do hợp đồng trong lĩnh vực thương mại nói riêng

7 Kết cầu của luận văn

Kết cấu của bài Luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo Luận văn gồm ba chương, cụ thể như sau:

- Chương 1: Lý luận chung về quyền tự do hợp đồng và pháp luật về quyền tự do hợp đồng trong lĩnh vực thương mại

- Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật quyền

Trang 13

tự do hợp đồng trong lĩnh vự thương mại theo pháp luật Việt Nam

- Chương 3: Giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện quyên tự do hợp đồng trong lĩnh vực thương mại

Trang 14

CHUONG 1: LY LUAN CHUNG VE QUYEN TU DO HOP DONG VA

VE QUYEN TU DO HOP DONG TRONG LINH VUC THUONG MAI

1.1 Lý luận chung về quyền tự do hợp đồng và quyền tự do hợp đồng trong lĩnh vực thương mại

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm quyên tự do hợp dong

LLLL Khái niệm quyên tu do hop dong

Từ trước đến nay có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về chế định hợp đồng

nhưng khó có thể khăng định được chế định hợp đồng được hình thành ở đâu

và vào thời điểm nào, nhưng có lẽ chế định hợp đồng củ Luật La Mã được coi

là chế định hợp đồng xuất hiện sớm nhất trong lịch sử sơ khai của xã hội loại

người Thời kỳ đầu, hợp đồng được gọi là “khế ước” hay “bản giao kèo” và

nó được thiết lập trên cơ sở sự thống nhất về ý chí của các bên với tư cách là

chủ thê trong quan hệ trao đôi hàng hóa, từ đó đã làm phát sinh các nghĩa vụ

pháp lý của các bên Đến thế kỷ XVIII học thuyết tự do ý chí xuất hiện, phát

triên mạnh mẽ ở nước Pháp và quyền tự do hợp đồng bắt nguồn từ thuyết tự

do ý chí thời kỳ này Tuy nhiên, thời kỳ hoàng kim của học thuyết này là vào khoảng nửa cuối thế kỷ XIX tại các quốc gia theo hệ thống pháp luật Common Law Ở những quốc gia này, pháp luật được tạo ra bởi các thâm phán và các học thuyết pháp lý bị ảnh hưởng bởi: “(1) Ý tưởng khế ước xã hội

từ thời của Locke; (2) Tư tưởng kinh tế cô điển; (3) Quan niệm về sự liên kết

tự nguyện giữa các chủ thể của quan hệ hợp đồng Học thuyết này có nguồn gốc từ Thời đại Khai sáng với tư tưởng của Locke được thể hiện trong công trình Hai luận thuyết về chính quyền chống lại quyền lực tối thượng thần

thánh của các nhà vua Theo Locke, xã hội vận hành tốt nhất khi các khế ước

xã hội đã được định rõ điều chỉnh hành vi của con người và là cách thức tốt

nhất đề bảo vệ đời sông, tự do và tài sản của cá nhân họ được gọi là các quyền

tự nhién” [12, tr.14]

Theo học thuyết tự do ý chí, cá nhân chỉ có thê bị ràng buộc bởi ý chí của chính mình được tuyên bố một cách trực tiếp thông qua các hợp đồng hay gián tiếp thông qua pháp luật Học thuyết này cho rằng, pháp luật thê hiện ý chí chung của các cá nhân trong xã hội, nên các qui định của pháp luật có giá trị thúc buộc chung mà các cá nhân đã gián tiếp ưng thuận Học thuyết này

Trang 15

nhằm tới “mục đích công băng giữa các cá nhân thông qua tự do thương thuyết và phát triển kinh tế thông qua tự do canh tranh (laisser faire)” [7, tr.84] có nghĩa là “đề cho muốn làm øì thì làm” Tư tưởng này ngày nay được

hiểu răng, chủ nghĩa tự do kinh tế thời đó là một chế độ tự do không giới hạn

mà sự công băng là kết quả tự nhiên có được từ luật nghĩa vụ thích hợp được xây dựng trên nền tảng đặc biệt của sự bình đăng thích hợp Hệ quả là “'các lý

thuyết về luật tư ở thé ky XIX déu lay tiền đề từ sự thống trị của quyền tự do

cá nhân vô giới hạn” [2, tr L2]

Tự do hợp đồng là một tư tưởng mà theo đó các cá nhân được quyền tự

do thoả thuận giữa họ với nhau về các điều kiện của hợp đồng, không có sự

can thiệp của chính quyên Các học giả thường xem xét tự do ý chí trên ba

thuyết tự do ý chí dựa trên nên tảng của tự do cá nhân, có nghĩa là không ai có thê bị ép buộc làm hay không làm một việc gì đó ngoài ý muốn của họ; 7Ù

hai, về mặt đạo đức, học thuyết tự do ý chí dựa trên quan niệm cho răng

không ai có thê bị ép buộc làm hay không làm một công việc mà không xuất phát từ lợi ích của họ Do vậy, hợp đồng được xem là sản phâm của ý chí, được hình thành từ lợi ích của các bên tham gia giao kết; 7» ba, về mặt kinh

tế, học thuyết tự do ý chí dựa trên nhận định răng, lợi ích cá nhân là động lực

thúc đây các hoạt động kinh tế, do đó tự do ý chí phải được đề cao để con

người vì lợi ích của mình trong xã hội tự do cạnh tranh mang lại lợi ích

chung” [1, tr.13] Xuất phát từ thuyết tự do ý chí, trong quan hệ hợp đồng các

bên tự thỏa thuận những nội dung đề ràng buộc họ lại với nhau, nhăm đảm bảo lợi ích mà mỗi bên mong muốn đạt được khi tham gia vào quan hệ mang

tính ràng buộc này Khi đó ý chí của các bên được thực hiện thông quan hành

vi pháp lý của họ và khi họ thực hiện một hành vi cụ thê thì sẽ đổi lại một lợi ích tương xứng Do đó, ý chí của các bên phải được thê hiện một cách độc

lập, thống nhất xuất phát từ động cơ và lợi ích của họ, do họ tự quyết định

chứ không chịu ảnh hưởng của bất kỳ yếu tô bên ngoài nào, không phụ thuộc

vào yêu tố pháp luật cũng như tác động từ phía chính quyền hay nhà nước

Quyền tự do hợp đồng bắt nguồn từ thuyết tự do ý chi Ý chí của các bên được thực hiện thông qua hành vi pháp lý của họ và một trong những

Trang 16

hình thức thê hiện rõ hành vi pháp lý này là hợp đồng Từ thuyết tự do ý chí

đến quyền tự do hợp đồng được thê hiện cụ thể ở những điểm sau:

Một là, hợp đồng là kết quả của sự tự nguyện thỏa thuận, sự thống nhất

về mặt ý chí của các bên nhằm đạt được lợi ích mà họ mong muốn

Hai là, nội dung của hợp đồng là phương thức thể hiện rõ nhất ý chí của các bên Do đó, các bên được quyền tự do thỏa thuận và khi ý chí này được các bên thống nhất thì sẽ dẫn đến hệ quả pháp lý ràng buộc họ phải thực hiện một cách tự nguyện

Ba là, việc thỏa thuận ý chí của các bên dưới hình thức nào cũng do các

bên tự thống nhất lựa chọn và dù thê hiện dưới bắt kỳ hình thức nào thì chỉ

cần các bên thống nhất với nội dung đã thỏa thuận, coi như hợp đồng đã được

ký kết

Bồn là, khi có bất đồng, tranh chấp, ảnh hưởng đến lợi ích của nhau thì các bên có quyên tự do quyết định việc giải quyết

Từ phân tích trên ta có thê khăng định, tự do ý chí là nền tảng hình

thành quan hệ hợp đồng “Không có tự do ý chí không thẻ hình thành quan hệ hợp đồng và ngược lại, tự do ý chí có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ

nhằm biến các dự định hoặc kế hoạch trở thành hiện thực” [1ó6, tr.25]

Pháp luật của các quốc gia đều thừa nhận quyên tự do hợp đồng Pháp luật hợp đồng của Nhật Bản được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc chủ đạo là

tự do giao kết hợp đồng Theo nguyên tắc này, các chủ thể có quyên tự mình quyết định việc giao kết hoặc không giao kết hợp đồng và việc lựa chọn giao kết với ai, nội dung cũng như hình thức của hợp đồng đều là quyền của các chủ thê trên cơ sở tự do, tự nguyện Luật hợp đồng Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cũng quy định tại Điều 4 : “Đương sự có quyên tự nguyện lập hợp đông

theo luật pháp, không đơn vị hoặc cả nhân nào được can thiệp bat hop

pháp” Theo Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế năm 2014 quy định tại Điều 1.1 B: “Các bên được tự do giao kết hợp đông và thỏa thuận nội dung của hợp đông” Cũng tương tự như vậy, nhưng có phần thận trọng hơn, các nguyên tắc của Luật hợp đồng châu Âu quy định: “Các bên được tự do giao kết hợp đồng và xác định nội dung của hợp đồng phụ thuộc vào các yêu câu về thiện chí và công băng và các quy tặc băt buộc được

Trang 17

thiết lập bởi các Nguyên tắc này” (Điều 1.02) Ở mỗi quốc gia khác nhau,

mỗi thời điểm khác nhau cũng ít nhiều có những cách thừa nhận khác nhau

nhưng về bản chất là thống nhất, không thay đổi, đó chính là sự tự do ý chí trong giao kết hợp đồng “khi xã hội đã đạt tới một trình độ nhất định thì tất cả

những học thuyết về quyền tự do của con người đều thừa nhận tự do hợp đồng

là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm và tôn trọng các hình thức hợp đồng

là một nét đặc trưng quan trọng của cuộc sống văn minh” [12, tr.I 1]

Ở Việt Nam quyền tự do hợp đồng là quyền của các chủ thê được pháp

luật thừa nhận và bảo vệ, được xây dựng dựa trên nguyên tắc tự do hợp đồng, đây là nguyên tắc chủ đạo xuyên suốt trong pháp luật dân sự về hợp dong Trước đây, Pháp lệnh hợp đồng dân sự năm 1991 quy định tại Điều 4: “Hợp đồng dân sự được giao kết trên nguyên tắc tự nguyện, bình đăng nhưng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội” Đến khi Bộ luật dân sự 1995 ra đời cũng quy định “Quyển tự do cam kết, thoả thuận phù hợp với quy định của pháp luật trong việc xác lập quyên, nghĩa vụ dân sự được pháp luật bảo đảm Trong giao lưu dán sự, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được áp đặt, cắm đoán, cưỡng ép, đe dọa, ngăn cản bên nào” (Điều 7) Những quy định này cho thấy pháp luật dân sự trước đây chưa phản ánh đầy đủ quyền tự

do hợp đồng của các chủ thể, vốn là nguyên tắc cốt lõi, quan trọng nhất khi các chủ thể tham gia vào quan hệ hợp đồng

Bộ luật dân sự 2015 ra đời, đã ghi nhận nhiều cơ chế đề bảo đảm việc

thực thi quyền tự do hợp đồng Tại khoản 2 Điều 3 Bộ luật dân sự 2015 quy định “Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm đứt quyên, nghĩa vụ dân

su cua minh trén co so tu do, tu nguyén cam kết, thỏa thuận Mọi cam kết,

thỏa thuận không vì phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có

hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trong”

Theo nguyên tắc này, trong quan hệ dân sự, quyền tự do cam kết, thoả thuận trong việc xác lập các quyên, nghĩa vụ dân sự phù hợp với quy định của pháp

luật sẽ được pháp luật bảo đảm Mọi sự cam đoán, áp đặt, cưỡng ép, ngăn cản đều bị pháp luật cam

Quyền tự do hợp đồng cũng được cụ thể hóa trong quy định của luật

chuyên ngành Tại Điều 11 khoản 1 Luật Thương mại 2005 cũng quy định

Trang 18

“Các bên có quyên tự do thoả thuận không trái với các quy định của pháp

luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội đề xác lập các quyền và nghĩa vụ

của các bên trong hoạt động thương mại Nhà nước tôn trọng và báo hộ các quyên đó ”

Theo quan điểm của Adam Smith và Thomas Hobbes thì “ 7 đo hợp

đồng là một tư tưởng mà theo đó các cá nhán được quyên tự do thỏa thuận

giữa họ với nhau về các điều kiện của hợp đông, không có sự can thiệp của chính quyên Bất kế những gì khác hơn những quy định tối thiểu và thuế có

thể xem là sự vi phạm nguyên tắc Nó là trụ cột của học thuyết kinh tế tự do

(the theory of laisez- faire economics) Cac nha kinh té hoc xem xét no nhu la

một lợi ích đối với xã hội bởi làm tăng sự lựa chọn và làm giảm that nghiép

gây ra bởi các quy định chăng hạn như tiền lương tối thiếu ” [ 12, tr.15]

Hiện nay, chưa có một nghiên cứu nào đưa ra khái niệm rõ ràng về quyền tự do hợp đồng, tuy nhiên, từ những phân tích trên, ta có thê nhận diện

quyền tự do hợp đồng là quyền của các chủ thê kinh doanh, được thê hiện ở

các khía cạnh sau đây: 7# nhát, quyền được tự do bình đăng, tự nguyện giao kết hợp đồng: 7 hai, quyền được tự do lựa chọn đối tượng, đối tác giao kết hợp đồng; 7# ba, quyền được tự do thỏa thuận nội dung giao kết hợp đồng: Thứ tr, quyền được tự do thỏa thuận thay đôi nội dung hợp đồng trong quá

trình thực hiện

1.1.1.2 Đặc điểm quyên tự do hợp đồng

Thứ nhất, quyền tự do hợp đồng là một trong những quyên cơ bản của con người và được pháp luật ghi nhận, bảo vệ Tại Điều 11 Tuyên ngôn nhân quyền va dân quyền của Pháp năm 1791 đã khăng định “7 đo trao đổi suy nghĩ và ý kiến là một trong những quyên quý giá nhất của con người ” Có thê nói đây là một trong những văn bản pháp lý có giá trị cao nhất ghi nhận các quyền con người, trong đó có quyên được tự do thê hiện ý chí của cá nhân,

chủ thê và trao đôi ý chí đó với nhau đề đi đến một sự thông nhất xác lập hoặc không xác lập một giao dịch cụ thể Trên một trang Web, chúng ta thay néu

“La liberté contractuelle constitue un droit fondamental dont chaque individu jouit” duoc hiéu “tu do hop déng 1a mét quyén co ban mà mỗi cá nhân được hưởng” Khi nghiên cứu về hợp đồng, một người có nhiều kinh nghiệm về

Trang 19

mối quan hệ giữa pháp luật tư và Hiến pháp cũng như quyền con người đã nêu rằng “cơ quan tư pháp có thể giám sát hợp đồng trên cơ sở Công ước

châu Âu về quyên con người” và “Nhà nước có thê phải chịu trách nhiệm khi

pháp luật của các nước này trong lĩnh vực hợp đồng xâm phạm đến các quyền

cơ bản được bảo vệ trong Công ước” Từ các nghiên cứu và thực tiễn cho thấy

tự do hợp đồng là quyền cơ bản của con người Tại Điều 4 Tuyên ngôn về quyền Con người và công dân năm 1789 của Pháp quy định "tự do là được

làm tất cả những gì không xâm hại đến người khác: do đó, thực hiện các

quyền tự nhiên của mỗi người chỉ có những giới hạn là bảo đảm cho các thành viên khác của xã hội được hưởng những quyền này Những giới hạn

này chỉ có thê được đưa ra bởi Luật” Điều luật vừa nêu đã ghi nhận tự do với

tư cách là quyền cơ bản của con người nhưng không khăng định rõ tự do hợp đồng theo nghĩa rộng có thuộc quy phạm này hay không Tuy nhiên, trong nhiều phán quyết của mình từ những năm đầu của thế kỷ thứ 21, Hội đồng Hiến pháp của Pháp đã xác định "tự do hợp đồng có nguồn góc trong Điều 4 Tuyên ngôn về quyền Con người và công dân năm 1789” [17] Từ những dẫn chứng trên có thê khăng định, tự do hợp đồng ngày nay đã được ghi nhận là thuộc nhóm quyên cơ bản của con người

Cũng như các quốc gia khác trên thế giới, ở Việt Nam, quyền con

người luôn được Nhà nước tôn trọng và bảo vệ, được cụ thể hóa thành các

quyền trong Hiến pháp và pháp luật Mặc dù, Hiến pháp Việt Nam không quy định rõ quyền tự do hợp đồng nhưng lại quy định về một nội hàm rộng hơn bao hàm cả quyên tự do hợp đồng đó là quyền tự do kinh doanh Trong các quyền con người, quyên tự do kinh doanh lần đầu tiên được xác định rõ ràng

và được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992 Khi hoàn cảnh lịch sử thay đôi, Việt Nam mở cửa hội nhập kinh tế mạnh mẽ, cùng với các quyền con người

luôn được bảo đảm thì quyền tự do kinh doanh cũng được mở rộng và được

hiện thực tại Hiến pháp năm 2013 Hiến pháp 2013 đã thừa nhận quyền tự do kinh doanh là một trong những quyền cơ bản của con người Điều này đồng nghĩa với việc quyền tự do hợp đồng là quyền cơ bản của con người, được

Nhà nước không những công nhận, tôn trọng mà còn được bảo vệ, bảo đảm

Như vậy, quyên tự do hợp đồng là một trong những quyền kinh tế cơ bản của con người, đảm bảo quyên tự do hợp đồng là đảm bảo quyền con người

Trang 20

Thư hai, quyền tự do, tự nguyện thể hiện ý chí và mong muốn của các

bên khi tham gia quan hệ pháp lý hợp đồng Căn cứ đề xác lập nên hợp đồng

đó chính là sự tự đo ý chí, bao gồm sự tự do thỏa thuận, sự thống nhất ý chí

của các bên khi tham gia vào quan hệ giao dịch Ý chí thuộc về ý thức chủ quan của chủ thể, nó là cái bên trong thúc đây chủ thể xác lập giao dịch, được biêu lộ ra bên ngoài băng các thỏa thuận, thống nhất về nội dung được ghi nhận trong hợp đồng Khi tham gia vào quan hệ pháp lý hợp đồng, các bên hoàn toàn có quyên tự mình bày tỏ ý chí, mong muốn, của mình mà không bị cưỡng ép, đe dọa hay bị chỉ phối bởi bất kỳ một thế lực nào Nói cách khác, chủ thê tham gia vào quan hệ hợp đồng nhằm mục đích gì, và “mục đích đó

có thể là những lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần - điều đó hoàn toàn phụ

thuộc vào ý chí và nguyện vọng cũng như mong muốn của các chủ thể Tuy nhiên, sự mong muốn của chủ thể sẽ mãi mãi chỉ tồn tại ở suy nghĩ bên trong của chủ thê nếu như không được bày tỏ, biểu lộ “ý chí” bên trong đó ra bên

ngoài dưới một hình thức nhất định” [14, tr.14]

Bản chất của hợp đồng là sự tự do, tự nguyện thỏa thuận dé đạt được

mục đích chủ thê mong muốn Các chủ thể có quyên bày tỏ, ý kiến quan điểm của mình một cách tự do, tự nguyện và có quyền xem xét việc có chấp nhận hay không chấp nhận ý kiến quan điểm của bên kia trên cơ sở quan điểm và lợi ích của mình Thông thường, ý chí được thống nhất là khi các bên cân

băng được lợi ích khi tham gia giao dịch đó

Thứ ba, quyền tự do hợp đồng là một trong những bộ phận cơ bản câu thành nội dung của quyên tự do kinh doanh Tự do kinh doanh là một trong những quyền cơ bản của con người được ghi nhận trong Hiến pháp 2013

“Mọi người có quyên tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không câm” (Điều 33) Theo quy định của Hiến pháp thì tự do kinh doanh trước hết là quyền của con người Tuy nhiên, con người muốn thực hiện được

quyền tự do kinh doanh của mình thì phải đáp ứng các điều kiện cần và đủ của chủ thê kinh doanh Quyên tự do kinh doanh được thê hiện ở những nội

dung sau:

Một là, quyền tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh: Chủ đầu tư được chọn kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm, kinh doanh đơn

Trang 21

ngành hoặc đa ngành, trong trường hợp những ngành nghề kinh doanh có điều

kiện, chủ đầu tư được phép tiến hành sau khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện

đó

Hai là, quyền tự do lựa chọn mô hình kinh doanh: Chủ đầu tư được tự

do quyết định mức vốn đầu tư, nhưng phải đáp ứng quy định về vốn pháp

định tối thiêu nếu kinh doanh một số ngành nghề nhất định như: kinh doanh

vàng, dịch vụ tài chính, dịch vụ bảo vệ

Ba là, quyền tự do lựa chọn loại hình tổ chức kinh tế: Tùy thuộc vào số

lượng người đầu tư, phương thức, cách thức huy động vốn đầu tư mà chủ đầu

tư có thê chọn một loại hình tổ chức kinh tế phù hợp đề kinh doanh từ đơn

giản như hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh đến phức tạp như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cỗ phân

Bon la, quyén tự do lựa chọn hình thức, cách thức huy động vốn: Chủ

đầu tư quyết dịnh việc tăng vốn vay hay tăng vốn điều lệ: cách thức tăng vốn vay thông qua hợp đồng hay thông qua việc phát hành trái phiếu

Năm là, quyền tự do hợp đồng: Các chủ thể kinh doanh có quyên tự do

lựa chọn khách hàng, tự do đàm phán, thỏa thuận, thống nhất các điều khoản

của hợp đồng, tự do thỏa thuận hình thức hay nội dung của hợp đồng

Sáu là, quyền tự do lựa chọn hình thức, cách thức giải quyết tranh chấp: Các chủ thể kinh doanh có quyên tự do quyết định cách thức giải quyết tranh chấp thương mại băng thương lượng, hòa giải, tòa án hay trọng tài

Bảy là, quyền tự do cạnh tranh lành mạnh: Nhà đầu tư được pháp luật

bảo vệ nếu có hành vi cạnh tranh không lành mạnh làm ảnh hưởng đến hoạt

động sản xuất kinh doanh của mình

Như vậy có thê nói, “tự do là một quyền của con người và tự do hợp đồng là quyền của công dân và doanh nghiệp; bảo đảm quyên tự do hợp đồng chính là điều kiện để thực hiện tốt các quyên khác trong hệ thống các quyền

tự do kinh đoanh” [19, tr 7] Trong hoạt động kinh doanh, tất cả các chủ thể kinh doanh đều phải giao kết hợp đồng với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp khác Các quyền sở hữu tư liệu sản xuất, tự do thành lập doanh nghiệp

va gop von vao doanh nghiệp của công dân sẽ mất hết ý nghĩa nếu như công dân và doanh nghiệp không có tự do hợp đồng Từ đó, có thể chắc chắn răng

Trang 22

“doanh nghiệp sẽ không thê tôn tại nếu như không thiết lập quan hệ hợp đồng với các chủ thê khác, nếu không có hợp đông thì chắc chắn sẽ không có hoạt

động tiếp nhận các yêu tố đầu vào và giải quyết đầu ra cho quá trình hoạt

động sản xuất kinh doanh” [9] Tự do hợp đồng là một bộ phận cầu thành tự

do kinh doanh nhưng giữa tự do hợp đồng và tự do kinh doanh có mối liên hệ

mật thiết với nhau, không có tự do hợp đồng thì về cơ bản sẽ không có tự do

hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; hoạt động thương mại thực hiện ngoài lãnh thô Việt Nam trong

trường hợp các bên thỏa thuận chọn áp dụng Luật này hoặc Luật nước ngoài,

điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thô Việt Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhăm mục đích

sinh lợi đó áp dụng luật này (Điều 1 Luật Thương mại 2005) Tuy nhiên, lĩnh

vực thương mại có những đặc thù riêng, nên trong hệ thống pháp luật của

nhiều nước có sự phân biệt giữa hành vi thương mại với các hành vi dân sự

khác, nhất là ở những nước theo hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa (Civil

Law) Vì thế, các nước đã ban hành các văn bản pháp luật để điều chỉnh các

quan hệ thương mại, như Bộ luật Thương mại của Pháp nam 1807, Bo luat Thương mại của Duc nam 1887, Bo luat Thuong mai cua Nhat Ban nam

1899 “Các nước theo hệ thống pháp luật án lệ có truyền thống phân biệt rõ ràng hành vi thương mại và dân sự Nhưng về sau, do nhu cầu điều chỉnh các quan hệ thương mại phát triển, truyền thống này cũng bị phá vỡ Năm 1958 Hoa Kỳ ban hành Bộ luật Thương mại thống nhất; Vương quốc Anh ban hành

Trang 23

Luật Bán hàng nam 1979, ” [4, tr.10] Ở Việt Nam, dưới chế độ phong kiến,

Việt Nam là một xã hội tự cung tự cấp, trong đó nông nghiệp là ngành sản xuất chính, được đánh giá cao và thương mại bị hạn chế Thương nhân không

thể tự hình thành một đăng cấp được xã hội thừa nhận và không có tư cách

pháp nhân riêng, vì vậy không có luật riêng cho họ Giao dịch giữa các thương nhân được điều chỉnh phần lớn bởi các chuân mực đạo đức, phong tục

và tập quán cũng như thói quen kinh doanh trong các bang hội và làng nghề

do đó khái niệm hợp đồng thương mại rất mơ hô Cuối thế kỷ XIX, Việt Nam

trở thành thuộc địa của Pháp, những ý tưởng về tự do hóa thương mại và luật thương mại châu Âu bắt đầu được lan truyền phô biến vào Việt Nam Các quy tắc quy định các hình thức góp vốn khác nhau đề thành lập các hiệp hội nghề nghiệp như Hiệp hội đối tác, Hiệp hội hợp tác xã tư nhân, Hiệp hội cùng có

lợi, Hiệp hội cô đông vv Các cuộc cải cách lần lượt diễn ra, nhiều nhà dân

chủ tư sản địa phương yêu cầu khuyến khích phát triển công nghiệp và

thương mại Thời kỳ này, do chịu ảnh hưởng rất lớn từ Bộ luật Thương mại

của Pháp, ngày 12 tháng 6 năm 1946 Vua Bao Đại đã ban hành lệnh ban hành

Bộ luật Thương mại đề áp dụng tại miền Trung Việt Nam và đây là Bộ luật Thương mại đầu tiên của Việt Nam, rồi sau đó đến Bộ luật Thương mại năm

1972 của chính quyền Sài Gòn cũ, Luật Thương mại năm 1997, Luật Thương

mại năm 2005

Trong điều kiện kinh tế thị trường ngày càng phát triển, các quan hệ giao dịch về kinh tế chủ yếu được thực hiện qua hình thức pháp lý là hợp đồng Mặc dù, qua nhiều lần cải cách pháp luật về thương mại nhưng Luật

Thương mại Việt Nam vẫn chưa đưa ra được một khái niệm cụ thể về hợp

đồng thương mại mà chỉ quy định khái niệm chung về hợp đồng dân sự theo

Điều 385 Bộ luật Dân sự năm 2015 “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên

về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyên, nghĩa vụ dân sự.” Với phạm

vi áp dụng của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì các quy định về hợp đồng dân sự

được áp dụng cho hợp đồng nói chung bao gồm các lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động Do vậy, với bản chất chung của hợp đồng là hành vi pháp lý thể hiện sự thỏa thuận của các bên giao kết nhăm làm phát sinh, thay đôi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định nên có thê hiểu Hợp đồng thương mại là hình thức pháp lý của hành vi thương mại, là sự

Trang 24

thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên (ít nhất một trong các bên phải là thương

nhân hoặc các chủ thê có tư cách thương nhân) nhằm xác lập thay đôi, châm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hoạt động thương mại Cụm từ “thương mại” thường được hiểu theo nghĩa thuần túy đó là việc

trao đối, mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa hai hay nhiều bên với nhau trong đó

có ít nhất một bên phải là thương nhân và hoạt động của các bên đều nhăm

mục đích lợi nhuận Khoản 1 và khoản 2 Điều 6 Luật thương mại 2005 quy

định “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá

nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh” và “Thương nhân có quyên hoạt động thương mại trong các ngành nghè, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cắm” Do đó, “Hành vi thương mại là hành vi của thương nhân trong hoạt động thương mại làm phát sinh quyên và nghĩa vụ giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa thương nhân với các bên có liên quan ` [T,

tr.15] Mặt khác, khoản I Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định “Ho

động thương mại là hoạt động nhăm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ung dich vu, đâu tư, xúc tiễn thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác `

Như vậy, khi nói đến hợp đồng thương mại là nói đến vấn đề có ít nhất

một bên chủ thể là thương nhân, thực hiện các hành vi trao đồi, mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vv được các bên tự nguyện thỏa thuận và được ghi nhận trong văn bản pháp lý buộc các bên phải thực hiện hoặc không thực hiện hành vi cụ thể nhằm hướng tới một mục đích chung đó là sinh lời hay lợi

nhuận Đây là hợp đồng được hình thành trong lĩnh vực thương mại

Bản chất của hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận đề xác lập, thay đổi hoặc chấm đứt các quyền và nghĩa vụ trong hoạt động thương mại trên cơ

sở tự do, tự nguyện, bình đăng Trong nên kinh tế thị trường đề cao quyên tự

do ý chí của cá nhân, tô chức thì hợp đồng là căn cứ chủ yêu và có giá trị pháp lý nhất để ghi nhận việc thiết lập các quan hệ xã hội Việt Nam xây dựng khái niệm về hợp đồng theo sự ảnh hưởng của dòng pháp luật châu Âu lục địa

(Civil Law) Theo đó, hợp đông là sự thỏa thuận tự nguyện của các chủ thê

nhăm xác lập, thay đổi hoặc châm dứt quyền và nghĩa vụ Bản chất của hợp

Trang 25

đồng nói chung và hợp đồng thương mại nói riêng đó là sự thỏa thuận Mọi hợp đồng đều phải xuất phát từ yếu tô thỏa thuận nhưng không phải mọi thỏa

thuận đều là hợp đồng, mà chỉ những thỏa thuận làm phát sinh, thay đổi hoặc

chấm đứt quyền, nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hoạt động thương

mại mới tạo nên quan hệ hợp đồng thương mại Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng “thỏa thuận” phải trên cơ sở tự nguyện, tuy nhiên từ lý thuyết đến

thực tiễn thực hiện đều cho thấy tôn tại hai loại thỏa thuận: (ï) thỏa thuận trên

cơ sở tự nguyện được pháp luật thừa nhận và bảo vệ: (1) thỏa thuận không

được hình thành trên cơ sở tự nguyện thì không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ, nghĩa là loại thỏa thuận này không có giá trị pháp lý ràng buộc các chủ thể Do đó, những hợp đồng được ký kết do bị đe dọa, ép buộc, lừa dối

hoặc bị nhằm lẫn được coi là trái với nguyên tắc tự do tự nguyện thỏa thuận

và chính là căn cứ đề yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu Điều 11 Luật

Thương mại năm 2005 quy định: (¡) Các bên có quyên tự đo thỏa thuận không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội đề xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại, Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các quyền đó; (ii) trong hoạt động thương mại, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép,

đe dọa, ngăn cản bên nào

Bình đăng trong quan hệ hợp đồng thương mại bắt nguồn từ nguyên tắc bình đăng trong quan hệ dân sự, mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đăng khi tham gia giao kết hợp đồng Các bên giao kết hợp đồng đều phải được bình

dang, không bị phân biệt đối xử vì bất cứ lí do nào và được pháp luật bảo vệ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản (Khoản I Điều 3 Bộ luật dân sự

2015) Tương tự như trong quan hệ dân sự, trong quan hệ hợp đồng thương

mại, các bên trước hết phải có vị trí bình đăng vì bình đăng là điều kiện đề có

sự tự nguyện một cách thực sự Đã là chủ thể trong các quan hệ hợp đồng

thương mại thì đều có quyên và nghĩa vụ ngang nhau trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc giải quyết các tranh chấp (nếu có) và không có bất kỳ sự phân biệt nào, các chủ thê đều bình đăng trước pháp luật Trong quan hệ thương mại, bản chất của bình đăng sự công băng về quyên lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm trong xác lập, thực hiện quyên và nghĩa vụ trong hoạt động thương mại Bình đăng và không phân biệt đối xử có ý nghĩa quan trọng nhằm bảo

Trang 26

đảm công bằng xã hội, hạn chế đặc quyên, đặc lợi hoặc cạnh tranh không lành mạnh khi lợi dụng sự yếu thế về kinh tế Hợp đồng thương mại không bảo

đảm yếu tô tự do, tự nguyện, bình đăng có thê bi coi là vô hiệu

Khoản I Điều 3 Luật Thương mại 2005 định nghĩa: “Hoạt động thương

mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung

ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhăm mục đích

sinh lợi khác” Chủ thê của hoạt động thương mại là thương nhân Thương

nhân thực hiện những hoạt động nhăm mục đích sinh lợi, đồng nghĩa với đó là

hoạt động kinh doanh “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số

hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đâu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm

hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận”

(Khoản 21 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020) Hoạt động kinh doanh thực hiện

trong nhiều lĩnh vực sản xuất, lưu thông hàng hóa và dịch vụ Như vậy, hoạt

động thương mại bao gồm không chỉ các hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà còn là các hoạt động đầu tư cho sản xuất dưới các hình thức đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp, được điều chỉnh bằng Luật Đầu tư, Luật

Doanh nghiệp, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Chứng khoán và các Luật

chuyên ngành khác Theo khoản I Điều 3 Luật Thương mại 2005 thì hoạt động thương mại chỉ tập trung vào các hoạt động kinh doanh trong hai khâu

lưu thông và dịch vụ, không bao hàm khâu đầu tư cho sản xuất Từ đó, có thê

thay, hoạt động thương mại được thê hiện ở hai lĩnh vực cụ thể là lĩnh vực

thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ Mua bán hàng hoá (thương mại hàng hóa) là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyên quyên sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo

thỏa thuận (Khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại 2005) Cung ứng dịch vụ

(Thương mại dịch vụ) là hoạt động thương mại, theo đó một bên (gọi là bên

cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận

thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán

cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận (Khoản 9 Điều

3 Luật thương mại 2005) Hiện nay chưa có một văn bản pháp lý nào định

nghĩa thê nào là quyền tự do hợp đông trong lĩnh vực thương mại Tuy nhiên, hợp đồng thương mại với tư cách là một loại hợp đồng cụ thể trong hợp đồng

Trang 27

dan su nén quyén tu do hop đồng trong lĩnh vực thương mại cũng được định

nghĩa tương tự Theo đó, guyền tự do hợp đông trong lĩnh vực thương mại là quyền tự do, tự nguyện thể hiện ý chí của các chủ thể (bao gôm thương nhân,

tô chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại) trong quan hệ

mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, dau tw, xúc tiễn thương mại và các hoạt

động nhằm mục đích sinh lợi khác, thông qua phương thức thỏa thuận, được ghỉ nhận trong một văn bản (hợp đông) có giá trị pháp lý

Luật Thương mại năm 2005 ra đời đã khăng định quyền tự do hợp đồng

của các chủ thê kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, khoản I Điều 11 Luật

Thương mại 2005 quy định: “Các bên có quyên tự do thoả thuận không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập các quyên và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các quyên đó ”

Theo nguyên tắc này, khi tham gia giao kết hợp đồng, các bên hoàn toàn tự do tự nguyện thỏa thuận những vấn đề liên quan đến hợp đồng hay nói

cách khác là những quyền lợi, lợi ích (vật chất, tỉnh thần) của chủ thể khi xác

lập quan hệ hợp đồng Tuy nhiên, nếu đề cho các chủ thê tự do thỏa thuận mà không có giới hạn, hành lang pháp lý cụ thể thì sẽ dẫn đến tình trạng xung đột

về quyên lợi của nhau ngay khi đang thỏa thuận và thỏa thuận đó sẽ không đi đến thống nhất, không được sự đồng thuận của các bên Do đó, song song với

việc quy định quyền tự đo thỏa thuận cho chủ thê nhằm tạo điều kiện cho chủ

thê phát huy, thực hiện quyền tự do của mình một cách tôi đa có thê cũng như

bộc lộ ý chí ra bên ngoài tạo thuận lợi cho chủ thế khi tham gia dam phan,

giao kết hợp đồng thì pháp luật cũng quy định giới hạn mà họ được thực hiện quyền của mình đó là việc thực hiện quyền tự do thỏa thuận này không được trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội

Giữa hai nội dung này có mối liên hệ mật thiết với nhau và phải đảm bảo cả

hai nội dung này thì chủ thể mới thực hiện quyền tự do thỏa thuận của mình một cách trọng vẹn và khi đó Nhà nước sẽ tôn trọng và bảo vệ quyền đó cho

chủ thể

1.1.2.2 Đặc điểm quyên tự do hợp đông trong lĩnh vực thương mại Ngoài những đặc điểm chung của quyên tự do hợp đồng như đã phân

Trang 28

tích ở trên, quyền tự do hợp đồng trong lĩnh vực thương mại còn có những

đặc điểm đặc trưng sau:

Thứ nhất, quyền tự do hợp đồng trong lĩnh vực thương mại là quyên của các chủ thê bao gồm thương nhân, tô chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại, chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại và pháp luật có liên quan Hợp đồng trong lĩnh vực thương mại được ký kết giữa các

bên là thương nhân hoặc có ít nhất một bên là thương nhân Như vậy, chủ thê của hợp đồng trong lĩnh vực thương mại trước hết phải có ít nhất một bên là

thương nhân, đây là một trong những đặc điểm đặc trưng của hợp đồng trong

lĩnh vực thương mại so với các loại hợp đồng dân sự Thương nhân theo Luật

Thương mại năm 2005 bao gồm tô chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá

nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh (khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại 2005) Theo đó, thương nhân là

chủ thể của hợp đồng trong lĩnh vực thương mại có thể là thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài (trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế) Ngoài ra, các tô chức, cá nhân không phải là thương nhân cũng có thê trở thành chủ thê của hợp đồng trong lĩnh vực thương mại trong những trường hợp pháp luật quy định cụ thể hoặc có giao kết hợp đồng với một chủ thể là thương nhân V7 đ, hoạt động của bên chủ thê không phải là thương nhân và không nhăm mục đích lợi nhuận trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa

phải tuân theo Luật Thương mại khi chủ thé nay lua chon ap dung Luat Thuong mai (khoan 3 Diéu 1 Luat Thuong mai 2005) hay vi du khac: “Trong

quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa, bên ủy thác có thê là thương nhân hoặc

không phải là thương nhân (Điều 157 Luật Thuong mai 2005)” [15, tr.12]

Về nguyên tắc, các bên trong hợp đồng thương mại được quyền tự do

thỏa thuận (trừ các hợp đồng thuộc các lĩnh vực đặc thù được điều chỉnh riêng

bởi các luật chuyên ngành) nhưng sẽ phải tuân theo các quy định của Luật Thương Mại 2005, trong trường hợp Luật Thương Mại 2005 không có quy

định thì các quy định tương ứng của Bộ luật Dân sự 2015 hoặc các văn bản

pháp luật khác sẽ được áp dụng Bởi Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng

sâu sắc của truyền thống luật thành văn nên pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp

đồng trong lĩnh vực thương mại chủ yếu là các quy định trong các văn bản

Trang 29

luật như Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại và các văn bản dưới luật như Nghị định, Thông tư vv Bộ luật dân sự được coi là luật gốc điều chỉnh các quan

hệ hợp đồng trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh thương mại, lao động Như

vậy, theo nội hàm rộng, hợp đồng trong lĩnh vực thương mại là một loại hợp đồng đặc thù của hợp đồng dân sự, được giao kết giữa các bên tham gia

(thương nhân hoặc có ít nhất một bên là thương nhân) hoạt động thương mại

(hành vi thương mại) Do vậy, về mặt pháp lý, những quy định về hợp đồng

trong hoạt động thương mại cũng được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc chung

về hợp đồng của Bộ luật Dân sự, tuy nhiên những quy định về hợp đồng trong

lĩnh vực thương mại theo Luật Thương mại 2005 sẽ được ưu tiên áp dụng

trước Bộ luật Dân sự 2015

Bên cạnh Bộ luật Dân sự 2015, Luật Thương mại 2005 còn có các văn

bản pháp luật khác điều chỉnh các hoạt động thương mại đặc thù như: Bộ luật Hàng hải 2005, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006, Luật Chứng

khoán 2006, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2003, Luật Kinh doanh bất động sản

2006 vv Đối với các hợp đồng trong lĩnh vực thương mại đặc thù này thì luật chuyên ngành được ưu tiên áp dụng trước Luật Thương mại 2005 và Bộ luật Dân sự 2015, chỉ những nội dung không được điều chỉnh bởi luật chuyên ngành thì mới dẫn chiếu áp dụng Luật Thương mại 2005 và Bộ luật Dân sự

2015

Ngoài ra, các quan hệ hợp đông trong lĩnh vực thương mại còn được điều chỉnh bởi các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết hoặc gia nhập (Khoản 2 Điều I Luật thương mại 2005); thói quen trong hoạt động thương mại không được trái với quy định của pháp luật (Điều 12 Luật thương mại 2005); các tập quán thương mại không được trái với những nguyên tắc

quy định trong Luật này và trong Bộ luật dân sự (Điều 13 Luật thương mại

2005)

Như vậy, trong lĩnh vực thương mại, thương nhân, tô chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại đều có quyền được tự do giao

kết hợp đồng hợp đồng theo lĩnh vực hoạt động thương mại của mình nhưng

phải tuân thủ các quy định của Luật Thương mại 2005, Bộ luật dân sự 2015,

luật chuyên ngành trong lĩnh vực thương mại đặc thù và các văn bản hướng

Trang 30

dẫn liên quan khác

Thứ hai, quyền tự do hợp đồng trong lĩnh vực thương mại là quyền tự

do ý chí, tự do thoả thuận nhằm đạt được lợi ích mong muốn trong hoạt động thương mại Sự tự do thỏa thuận này không được trái với các quy định của

pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội Đồng thời Nhà nước tôn

trọng và bảo hộ các quyền đó Điều mà các chủ thê quan tâm khi xác lập quan

hệ hợp đồng trong lĩnh vực thương mại đó chính là lợi nhuận và dù hợp đồng thương mại có thê hiện dưới bất kỳ hình thức nào thì mục đích cuối cùng mà

họ hướng tới vẫn là lợi nhuận Do vậy, các bên trong hợp đồng thương mại có toàn quyên trong việc đàm phán, thỏa thuận tất cả mọi vấn đề có liên quan tới lợi nhuận của chủ thê (hợp đồng) Những áp đặt hay tác động làm mắt đi sự tự

do ý chí của các bên như các hoạt động, hành vi gian lận, các thông tin sai

lệch, sự ép buộc, cưỡng bức, nhầm lẫn đều ảnh hưởng tới lợi ích của chủ thê và có thể dẫn tới hợp đồng vô hiệu Các bên được quyền tự do quyết định việc có giao kết hợp đồng hay không và tự do bàn bạc, thỏa thuận đề đi đến thống nhất các nội dung của hợp đồng, tuy nhiên sự tự do đó phải trong khuôn khô pháp luật Các điều khoản mà các bên đưa ra không được trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội Một hợp đồng bao giờ cũng là sự thỏa thuận nhưng không phải thỏa thuận nào cũng là hợp đồng

nếu nội dung thỏa thuận trái với pháp luật hoặc đạo đức xã hội, thuần phong

mỹ tục Do vậy, pháp luật luôn tôn trọng quyền tự do thỏa thuận giữa các bên nhưng phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật Tức là sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng không được trái với điều cấm của pháp luật và những chuẩn

mực đã được xã hội thừa nhận rộng rãi Đây chính là giới hạn của sự tự do ý

chí trong hợp đồng nói chung và hợp đồng trong lĩnh vực thương mại nói riêng Và để đảm bảo quyên lợi cho các bên tham gia, nhất là bên yếu thé

hơn được bình đăng và hài hòa về mặt lợi ích (lợi ích vật chất và lợi ích phi vật chất) giữa các bên trong quan hệ thương mại, Nhà nước đã xây dựng một

hàng rào pháp lý buộc các bên phải thực hiện trong giới hạn pháp luật cho phép Ngoài ra còn không được trái với thuần phong, mỹ tục và đạo đức xã

hội đã được nhà nước thừa nhận và bảo vệ, bảo hộ Khi một trong các bên chủ

thê vi phạm những quy dịnh trên thì tương ứng với những vi phạm đó sẽ có

chế tài phù hợp nhăm đảm bảo sự công băng về lợi ích của chủ thể trong xã

Trang 31

hội

Thứ ba, ý chí của các bên là độc lập, không chịu sự tác động bởi các

yêu tô khác Quyên tự do hợp đồng trong lĩnh vực thương mại là quyền của

các chủ thế được thể hiện ý chí của mình một cách độc lập, không chịu tác

động bên ngoài, thể hiện ở những điểm sau:

(1) Tính độc lập ở đây chính là độc lập về mặt ý chí của chủ thể “Theo

nguyên tắc tự do ý chí, để bảo đảm công bằng trong quan hệ hợp dong, bao đảm lợi ích của các bên như họ mong muốn, ý chí của các bên phải được thê

hiện một cách độc lập, xuất phát từ động cơ và lợi ích của họ, do họ tự quyết

định chứ không phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài, không phụ thuộc vào pháp luật Ý chí của các bên thê hiện thông qua hành vi pháp lý của họ, nhất là thông qua hợp đồng” [38, tr.8] Xuất phát từ bản chất của hợp đồng là sự tự

thỏa thuận thống nhất về mặt ý chí của các chủ thể Dựa trên cơ sở sự tự

nguyện thống nhất ý chí, các bên thỏa thuận những vấn đề liên quan đến hợp đồng như: hình thức của hợp đồng, nội dung của hợp đông, hiệu lực của hợp

đồng và các nội dung khác phù hợp với lợi ích của các bên Sự thỏa thuận

chỉ có thể trở thành hợp đồng khi ý chí của các chủ thê được thể hiện ra bên ngoài (trong sự thỏa thuận) phù hợp với “ý chí thực” bên trong của họ

(ii) Ý chí của các chủ thê trong giao kết hợp đồng thương mại không chịu sự tác động bởi các yếu tố khác: Cũng như quan hệ hợp đồng dân sự, trong quan hệ hợp đồng thương mại, các bên chủ thể giao kết hợp đồng được

tự mình quyết định mọi vẫn đề liên quan đến hợp đông, không có bất kỳ cá

nhân, tô chức nào kề cả Nhà nước được can thiệp, làm thay đôi ý chí của các

bên chủ thể Khi giao kết hợp đồng trong lĩnh vực thương mại chủ thê chỉ tuân theo pháp luật và không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác

Thứ tr, trong hoạt động thương mại, các bên hoàn toàn tự nguyện,

không bên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên

nào (khoản 2 Điều 11 Luật thương mại năm 2005) Như đã phân tích ở trên, ý

chí của các bên là độc lập và không chịu sự tác động bởi yếu tố khác Các chủ

thể đều được tự do về mặt ý chí (thể hiện ý chí), không có chủ thê nào có quyền áp đặt ý chí để ép buộc hay ngăn cản chủ thê khác giao kết hợp đồng Thỏa thuận của các bên trong quan hệ hợp đồng thương mại sẽ không có giá

Trang 32

trị pháp lý nếu nó không phải là kết quả của sự tự nguyện thống nhất ý chí giữa các chủ thê hoặc nếu đó là sự áp đặt ý chí của bất kỳ cơ quan, tô chức, cá

nhân nào Do vậy, nếu một trong các bên có hành vi áp đặt, đe dọa hoặc ngăn cản bên còn lại buộc họ phải thực hiện theo ý chí chủ quan của mình, đề đạt được lợi ích của mình mà xâm phạm hoặc gây thiệt hại cho bên còn lại thì

hợp đồng có thể sẽ bị vô hiệu

1.2 Pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng liên quan đến quyền tự

do hợp đồng trong lĩnh vực thương mại theo pháp luật Việt Nam

Việt Nam là quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng từ truyền thống luật thành văn, do đó pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực thương mại nói chung và quyên tự do hợp đồng trong lĩnh vực thương mại nói riêng cũng rất đa dạng bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật, các điều ước quốc tế

mà Việt Nam gia nhập hoặc ký kết và tập quán, thói quen thương mại

Một là, các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng

thương mại bao gồm: Bộ luật Dân sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm

2015, Luật Thương mại năm 2005, Luật Trọng tài thương mại năm 2010, các

luật chuyên ngành khác (Luật Hàng Hải, Luật Hàng không dân dụng, Luật Kinh doanh Bảo hiểm ) và các văn bản hướng dẫn liên quan (Nghị định, Thông tư ) Trong đó, các quy định về hợp đồng của Bộ luật dân sự 2015 là nguồn luật chung điều chỉnh các quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực dân sự, lao động, kinh doanh thương mại Tuy nhiên, những quy định đặc thù trong hoạt động thương mại vẫn được ưu tiên áp dụng luật thương mại, trong trường hợp Luật Thương mại không quy định thì có thể dẫn chiếu sang các quy định của pháp luật liên quan khác như Bộ luật Dân sự, luật chuyên ngành khác, các văn

bản hướng dẫn cụ thể, tại Điều 4 Luật thương mại 2005 quy định: “/ Hoại

động thương mại phải tuán theo Luật thương mại và pháp luật có liên quan;

2 Hoạt động thương mại đặc thù được quy định trong luật khác thì áp dụng quy định của luật đó; 3 Hoạt động thương mại không được quy định trong

Luật thương mại và trong các luật khác thì áp dụng quy định của Bộ luật dân

33

Sự :

Hai là, Điều ước quốc tế điều chỉnh quan hệ hợp đồng thương mại bao gồm: các Công ước quốc tế, Hiệp định song phương được ký kết giữa các

Trang 33

quốc gia Các công ước quốc tế điền hình như Công ước viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế (Công ước viên 1980), Công ước Giơnever về hợp đồng vận chuyên hàng hóa quốc tế bằng đường bộ Luật Thương mại Việt Nam

2005 cũng quy định về nguyên tắc áp dụng công ước quốc tế: “ Trường hợp

điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có

quy định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế hoặc có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước

quốc tế đó.” (Khoản 1 Điều 5 Luật Thương mại 2005)

Ba là, các tập quán thương mại và các thói quen thương mại Một số nước trên thế giới coi đây là nguồn luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng trong

lĩnh vực thương mại Chăng hạn như, Luật về tập quán thương mại của Cộng

hòa Pháp còn quy định tập quán thương mại được áp dụng với mọi giao dịch mua bán thương mại Bộ luật Thương mại thống nhất Hoa Kỳ, ngoài việc đưa

ra định nghĩa về thói quen thương mại (Điều 1-205), còn quy định thói quen

thương mại được coi là một phần của thỏa thuận giữa các bên Tại Vương

quốc Anh, tập quán và thói quen thương mại có ý nghĩa trong giải thích điều kiện của hợp đồng, còn nếu các bên không phản đối thì nó còn là một phần của hợp đồng Đối với Cộng hòa liên bang Nga tập quán về thói quen thương mại cũng là căn cứ quan trọng để xác định quyên và nghĩa vụ của các bên

theo hợp đồng Ở Việt Nam, Luật Thương mại 2005 đã đưa ra một khái niệm

khá bao quát và cụ thê về thói quen trong hoạt động thương mại và tập quán thương mại Theo đó, tại Điều 3 khoản 4 Luật Thương mại 2005 quy định:

“Tập quán thương mại là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung

rõ ràng được các bên thừa nhận đề xác định quyên và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại ” Theo khái niệm trên, thì tập quán thương mại

là những thói quen trong hoạt động thương mại được thừa nhận Vậy thói

quen trong hoạt động thương mại được hiểu như thế nào? Luật Thương mại

2005 đã khái quát thói quen trong hoạt động thương mại trong một khái niệm như sau: “Thói quen trong hoạt động thương mại là quy tắc xử sự có nội dung

rõ ràng được hình thành và lặp lại nhiêu lần trong một thời gian dài giữa các

bên, được các bên mặc nhiên thừa nhận đề xác định quyền và nghĩa vụ của

các bên trong hợp đông thương mại” (Điều 3 khoản 3 Luật Thương mại

Trang 34

2005) Nhu vay, tập quán thương mại hay thói quen trong hoạt động thương mại đều là những quy tắc xử sự mang tính phô biến, thường xuyên và mặc nhiên được các bên thừa nhận áp dụng trên cơ sở tự do, tự nguyện Vì thế, tập

quán thương mại và thói quen trong hoạt động thương mại đã trở thành một

trong những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại và được quy định

Điều 12, Điều 13 Luật Thương mại 2005: “7?zừ ứrường hợp có thoả thuận

khác, các bên được coi là mặc nhiên ap dụng thói quen trong hoạt động thương mại đã được thiết lập giữa các bên đó mà các bên đã biết hoặc phải biết nhưng không được trái với quy định của pháp luật” (Điều 12 Luật

Thương mại 2005) tức là nếu các bên có thỏa thuận khác thì áp dụng thỏa

thuận đó (quyên được thỏa thuận), còn nếu các bên không có thỏa thuận khác thì mặc nhiên áp dụng thói quen trong hoạt động thuong mai; 7rwong hop pháp luật không có quy định, các bên không có thoa thuận và không có thói quen đã được thiết lập giữa các bên thì áp dụng tập quán thương mại nhưng không được trải với những nguyên tắc quy định trong Luật này và trong Bộ luật dân sự (Điều 12 Luật Thương mại 2005) nghĩa là nếu pháp luật có quy

định, các bên có thỏa thuận (các bên được quyền thỏa thuận) và có thói quen

đã được thiết lập trong hoạt động thương mại thì áp dụng thì áp dụng quy định đó, còn nếu không có thì áp dụng tập quán thương mại Như vậy, Luật Thương mại 2005 đã chỉ ra khi nào thì áp dụng “thói quen trong hoạt động thương mại”, khi nào thì áp dụng “tập quán thương mại”, đồng thời đã có những quy định mở nhằm tạo điều kiện cho các bên phát huy tối đa quyền tự

do hợp đồng của mình trong hoạt động thương mại và nếu có áp dụng “ thói quen trong hoạt động thương mại” hay “tập quán thương mại” thì các bên đều phải tuân thủ những quy định của pháp luật nhằm tạo sự công bằng về mặt lợi

ích cho các chủ thê trong quan hệ hợp đồng thương mại

Bốn là, án lệ và các học thuyết pháp lý: Ở các quốc gia theo truyền thống luật Anh - Mỹ, án lệ được coi là nguôn luật điều chỉnh các quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực thương mại Ở các quốc gia này thì phán quyết của Tòa

án giữa vai trò chủ yếu tạo nên án lệ và luật hợp đồng lại được xây dựng dựa trên các phán quyết của Tòa án Ngoài ra, đôi khi họ còn sử dụng cả các học

thuyết pháp lý như học thuyết “cam kết”, “lời hứa”, “hứa thực hiện nghĩa vụ

đối ứng” làm nguôn luật để điều chỉnh quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực

Trang 35

thương mại

1.3 Pháp luật một số nước trên thế giới về quyền tự do hợp đồng

trong lĩnh vực thương mại

Cùng với sự phát triển của các quan hệ kinh tế - xã hội, quyền tự do hợp đồng nói chung và quyên tự do hợp đồng trong lĩnh vực thương mại nói riêng của các chủ thể ngày càng được đề cao Những nguyên lý về quyền tự

do của con người được xây dựng trên nên tảng thuyết tự do ý chí và được

thừa nhận rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới Pháp luật của các nước đều

thừa nhận quyền tự do hợp đồng Cụ thé:

Các nước theo hệ thống pháp luật thông lệ Common Law (Anh, Mỹ, Hà Lan ): Những quy định về pháp luật hợp đồng của những nước này không phân biệt luật dân sự và luật thương mại, nhưng càng về sau, do nhu cầu điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong hoạt động thương mại, một số nước bắt đầu

ban hành các luật lệ về thương mại dưới hình thức đạo luật hay bộ luật Chăng

hạn như Anh ban hành Luật Bán hàng năm 1983 và được sửa đôi bố sung gần

như hoàn toàn vào năm 1883, quy định về một số nghĩa vụ của người bán hàng trong giao dịch mua bán hàng hóa; Thụy Sĩ ban hành Luật nghĩa vụ năm

1883 và được sửa đôi căn bản vào năm 1911, đây được xem là quyên thứ V

của Bộ luật dân sự Thụy Sĩ, quy định về mua bán thương mại; Italia ban hành

Bộ luật dân sự năm 1942 trong đó có nhiều quy định về các hợp đồng được

giao kết phục vụ cho hoạt động kinh doanh; Điền hình nhất là Hoa Kỳ ban

hành Bộ luật Thương mại thong nhat nam 1958, quy định một số vân đề liên

quan đến thương nhân và các giao dịch thương mại nhưng đây cũng chỉ là một trong số rất nhiều luật của Hoa Kỳ liên quan đến các chủ thê kinh doanh

Về cơ bản Luật hợp đồng ở những quốc gia này không có sự phân biệt rõ ràng giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng trong họat động thương mại nên hợp đồng

dù được giao kết giữa các công ty thương mại với nhau hay giữa các cá nhân

với nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng đều được xem như những giao dịch về tài sản, được xác lập trên cơ sở tự do ý chí, quyền tự do

hợp đồng (theo những nguyên tắc pháp lý thống nhất với dân luật) và quan hệ hợp đồng trong hoạt động thương mại cũng phải tuân theo những nguyên tắc này

Trang 36

Ví dị: Theo pháp luật Hoa Kỳ, những trường hợp “hợp đồng được giao kết thê hiện sự vi phạm nguyên tắc thống nhất ý chí như hợp đồng giao kết do

sự lừa dối, gian lận, do nhằm lẫn, hiểu nhằm do có sự ép buộc hoặc làm dụng ảnh hưởng, những hợp đồng này có thể bị coi là hợp đồng vô hiệu” [ó, tr.10] Hợp đồng chỉ được coi là có hiệu lực khi hợp đồng đó được thiết lập trên cơ

sở tự do, tự nguyện thỏa thuận và không trái với chính sách công Bộ luật

thương mại thống nhất Hoa Kỳ (Uniform Commercial Code - UCC) không

phải là Bộ luật do Nghị viện xây dựng và ban hành mà là sản phẩm của các tố

chức tư nhân Sau khi được Nghị viện thông qua, bộ luật có hiệu lực pháp lý đối với bang đó và hiện nay tại Mỹ có 50 bang đã thông qua UCC, duy nhất chỉ có bang Louisiana - theo dòng họ pháp luật Châu Âu lục địa không thông qua toàn văn mà chỉ chấp nhận một phần của Bộ luật không liên quan đến mua bán hàng hóa Các bang của Hoa Kỳ dựa vào Bộ luật này để ban hành các đạo luật riêng áp dụng cho bang của mình Vì vậy, mặc dù mỗi bang có đạo luật riêng về hợp đồng nhưng về cơ bản các đạo luật đó đều điều chỉnh quan hệ hợp đồng nói riêng và các vấn đề liên quan đến giao dịch thương mại nói chung, trong đó có quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại

Các nước theo hệ thông pháp luật dân sự (Civil Law): Tiêu biêu cho hệ thống pháp luật này là các nước Đức, Pháp, Bỉ một số nước thuộc Châu Mỹ

- La tinh, Châu Á (Thái Lan, Nhật Bản ) Khác với hệ thống pháp luật thông

lệ, các nước này sớm đã có sự phân biệt giữa hành vi dân sự và hành vi thương mại Do đó, bên cạnh pháp luật dân sự, các nước theo hệ thong phap

luật dân sự (Civil Law) đã nhanh chóng xây dựng và ban hành hệ thống pháp

luật về hoạt động thương mại Đây được xem là luật riêng của các thương

nhân nhằm xác lập quy chế pháp lý cho thương nhân và điều chỉnh các hành

vi thương mại của họ Tuy có sự phân biệt, nhưng các nước này cũng chỉ coi

hành vi thương mại là một dạng đặc biệt của hành vi dân sự, do vậy các hành

vi thương mại trong luật thương mại vẫn phải tuân theo các nguyên tắc chung của pháp luật dân sự

Ví dụ như: Bộ luật Thương mại Cộng hòa Pháp năm 1807 được coi là

luật về các hành vi thương mại vì Bộ luật này có sự phân biệt về hành vi dân

sự và hành vi thương mại Trước đó, Tuyên ngôn nhân quyên và dân quyên

Trang 37

của Pháp nam 1789 da khang dinh: “Moi nguoi sinh ra déu cé quyén binh đăng ” Theo đó, bình đăng ở đây là bình đăng về mặt pháp luật chứ không phải về thể chất, kinh tế Điều này được thừa nhận trong pháp luật hợp đồng

của Pháp Bộ luật dân sự Pháp không có quy định cụ thể về tự do hợp đồng nhưng khi xét xử các Thâm phán ở Pháp đã thừa nhận nguyên tắc này và Hội đồng Bảo hiến cũng coi tự do hợp đồng như là một nguyên tắc mang tính hiến định Tuy nhiên, sự tự do này không phải là tuyệt đối mà nhà làm luật đưa ra những giới hạn của tự do hợp đồng và các thâm phán phải đảm bảo rằng những giới hạn này phải có căn cứ và được kiểm soát, những giới hạn này phải là cần thiết; Hay pháp luật về hợp đồng của Nhật Bản cũng được xây dựng dựa trên nguyên tắc chủ đạo là tự do giao kết hợp đồng, nguyên tắc này thê hiện ở các điêm sau: (¡) các chủ thể có quyên giao kết hoặc không giao kết hợp đồng: (ii) quyền tự do giao kết hợp đồng với người này hoặc với người khác, tự do xác định nội dung và hình thức của hợp đồng

Ở một số nước xã hội chủ nghĩa: Quyền tự do hợp đồng nói chung và

tự do hợp đông trong lĩnh vực thương mại nói riêng được thê hiện rõ nhất từ

cudi những năm 80 của thế kỷ XX, khi các nước này thực hiện việc xóa bỏ cơ

chế quản lý cũ, chuyển sang nên kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa trong đó có Trung Quốc, Việt Nam và Lào Nội dung chủ yếu của việc chuyền đôi là xây dựng một nên kinh tế nhiều thành phần, trong đó các quyền

về hợp đồng, quyền tự định đoạt và tự chịu trách nhiệm phải được bảo vệ

Việc chuyên đôi xây dựng nên kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường đòi hỏi phải mở rộng quyên tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, quyền tự do hợp đồng của các chủ thê phải được bảo đảm, thể hiện đúng bản chất của quan hệ hợp dong trong kinh doanh là sự thống nhất ý chí của các bên tham gia giao kết hợp đồng theo nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đăng

và cùng có lợi Trước yêu cầu đó, nhiều nước xã hội chủ nghĩa đã ban hành

các văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng, trong đó ghi nhận và bảo

vệ quyên tự do hợp đồng trong lĩnh vực thương mại Điền hình như: Trung Quốc ban hành Luật Hợp đồng năm 1999; Lào ban hành Luật hợp đồng năm

1990, Luật Hợp đồng và xử lý vi phạm hợp đồng năm 2008 wv

Ví dụ: Luật hợp đồng và xử lý vi phạm hợp đồng năm 2008 của Lào tại

Trang 38

đoạn 4 Điều 9 quy định: “Hợp đồng được quy định trong Luật này là hợp đồng dân sự và sẽ trở thành hợp đồng thương mại nếu chủ thể tham gia hợp

đông đó có mục đích kinh doanh ” Điều 10 quy định về điều kiện có hiệu lực

của hợp đồng: “Hợp đông được giao kết phải đáp ứng một trong các điều kiện sau đây: Các bên kỷ kết phải tự nguyện lập hợp đồng: các bên ký kết phải có năng lực pháp luật đây đủ; tôn trọng và tuân thủ pháp luật các quy

định của và truyền thống tốt đẹp của đất nước Lào” Khi đáp ứng các điều

kiện nêu trên thì chủ thể được quyên tự do trong giao kết hợp đồng Điều I1 quy định về sự tự nguyện trong giao kết hợp đồng: “Sự # nguyện của các bên trong giao kết hợp đồng là sự đồng ý của các bên trong hợp đông mà không

có sự gian lận, đe dọa hoặc bạo lực Gian lận là đưa ra những thông tin không đúng dé giao kết hợp đồng Đe dọa hoặc bạo lực là một trong hai bên

giao kết hợp đông có hành vi gây nguy hiểm cho bên còn lại, gia đình của bên còn lại, tài sản của bên còn lại” Đây chính là các quy định về khái quát lên nguyên tắc tự nguyện trong giao kết hợp đồng nói chung và hợp đồng trong

lĩnh vực thương mại nói riêng [38, tr.35]; Hay Luật Hợp đồng nước Cộng

hòa nhân dân Trung Hoa quy định về quyên tự do hợp đồng tại Điều 4 như sau: “Môi bên có quyền tự nguyện giao kết hợp đông theo quy định của pháp

luật, không một đơn vị hoặc một cá nhân nào được can thiệp vào quyền này

một cách bắt hợp pháp ”

Bên cạnh pháp luật quốc gia, trong lĩnh vực hợp đồng đề tạo khuôn khô pháp lý chung điều chỉnh quan hệ hợp đồng, một số bộ nguyên tắc về hợp đồng ra đời cũng ghi nhận quyên tự do hợp đồng như: Bộ nguyên tắc Unidroit

về hợp đồng thương mại quốc tế 2004 (PICC) quy định tại Điều 1.1: “Các

bên được tự do giao kết hợp đông và thỏa thuận nội dung của hợp đồng”: Bộ nguyên tắc Luật hợp đồng Châu Âu (PECL) Điều 1.02 cũng quy định răng:

“Các bên được tự do giao kết hợp đồng và xác định nội dung của hợp đồng phụ thuộc vào các yêu câu về thiện chí và công bằng và các quy tắc bắt buộc

được thiết lập bởi các nguyên tắc này ”

Như vậy, dù có phân biệt hay không phân biệt giữa quan hệ hợp đồng dân sự và hợp đồng trong lĩnh vực thương mại thì pháp luật về hợp đồng của

các quốc gia trên thế giới vẫn có những điêm tương đồng nhất định đó là đều

Trang 39

có ghi nhận quyên tự do hợp đồng của các chủ thể khi tham gia giao kết hợp đồng và quyền tự do hợp đồng được bảo đảm về mặt pháp lý

1.4 Những yếu tố ảnh hưởng tới tự do hợp đồng trong lĩnh vực thương mại

Như đã phân tích ở phân trên, pháp luật của các nước đều thừa nhận quyền tự do hợp đồng Tuy nhiên, mỗi quốc gia đều trải qua một giai đoạn

lịch sử nhất định nên nền kinh tế cũng như hoạt động thương mại tôn tại và

phát triển qua nhiều hình thái kinh tế xã hội khác nhau Ngày nay, kinh tế phát

triển, giao thương trở nên đa dạng hơn thì quyên tự do hợp đồng của các chủ thê cũng được mở rộng Vì vậy, khi nghiên cứu quyền tự do hợp đồng trong

lĩnh vực thương mại nhận thây tự do hợp đồng bị ảnh hưởng bởi những yếu

tố: quan hệ sở hữu; cơ chế quản lý nền kinh tế; yêu cầu mở cửa hội nhập kinh

1.4.1 Yéu t6 quan hệ sở hữu ảnh hưởng đến tự do hợp dong trong lĩnh vực thương mại

Sở hữu là quan hệ xã hội giữa người với người về việc chiếm hữu tư

liệu sản xuất và của cải xã hội Trong xã hội chiếm hữu nô lệ và xã hội phong

kiến, sự phân tầng giai cấp rất rõ rệt gồm hai gia cấp đó là giai cấp thống trị

và giai cấp bị trị Giai cấp thống trị gồm chủ nô và giai cấp phong kiến (địa chủ phong kiến) chiếm số ít, còn giai cấp bị trị gồm nô lệ và nông dân chiêm

đa số trong xã hội Tuy nhiên, trong xã hội chiếm hữu nô lệ và xã hội phong kiến tất cả tư liệu sản xuất và của cải vật chất đều do giai cấp thống trị nắm giữ, giai cấp bị trị là những người không có địa vị trong xã hội, không có quyền nắm giữ tài sản Chính bởi điều này đã làm cho quyên tự do hợp đồng

của họ trên thực tế không tồn tal

Sang đến thời kỳ chủ nghĩa tư bản xuất hiện, khác với thời kỳ chiếm

hữu nô lệ và xã hội phong kiến, chủ nghĩa tư bản đề cao quyền tự do, dân chủ của con người nhất là quyền sở hữu cá nhân Chủ nghĩa tư bản là một hệ thống kinh tế dựa trên quyền sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất và hoạt động sản xuất vì lợi nhuận Đặc trưng của chủ nghĩa tư bản đó là: Quyền sở hữu tư nhân và quyên tự do kinh doanh được pháp luật bảo vệ và coi như quyền thiêng liêng của con người; Cá nhân dùng sở hữu tư nhân để kinh

Trang 40

doanh trong diéu kién thi trường tự do, mọi sự phân chia của cải đều thông

qua quá trình tự nguyện trao đôi mua bán hàng hóa; Kinh tế gắn với nền sản xuất nông nghiệp có năng suất lao động cao; bản chất của sự bóc lột năm ở

giá trị thặng dư mà sức lao động tạo ra khi các nhà tư bản thuê lao động và sử dụng sức lao động Như vậy, chủ nghĩa tư bản ra đời đã tạo cơ sở cho sự tôn

tại của tự do kinh doanh, từ đó tự do hợp đồng cũng được pháp luật tư sản bảo

vệ và đề cao

Ở các quốc gia phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, thời kỳ đầu,

cơ chế kinh tế theo hướng tập trung quan liêu bao cấp, tất cả của cải trong xã hội đều được chia đều cho mọi người, người làm ít cũng như người làm

nhiều Xóa bỏ các hình thức sở hữu tư nhân, tư bản chủ nghĩa và chỉ thừa

nhận hai hình thức sở hữu chủ yếu mang tính “của chung tất cả mọi người trong xã hội” như: Liên Xô thừa nhận chế độ sở hữu quốc doanh và tập thẻ,

xoá bỏ kinh tế cá thể và tư nhân, thực hiện chế độ phân phối theo kế hoạch và

không cho lưu thông hàng hoá; Tương tự, Trung Quốc cũng bắt tay vào công

cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội với việc xoá bỏ các thành phan kinh té tu ban

chủ nghĩa phong kiến và cá thê để xác lập hai hình thức sở hữu chủ yêu là

quốc doanh và tập thể - công xã nhân dân; Việt Nam cũng không ngoại lệ khi thừa nhận hai hình thức sở hữu đó là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể Trong

đó, sở hữu toàn dân giữ vai trò chủ đạo trong nên kinh tế Điều đó có nghĩa tất

cả các tư liệu sản xuất quan trọng trong xã hội đều thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thay mặt toàn dân sở hữu Đây là đặc điểm khác biệt giữa chế độ sở

hữu của tư bản chủ nghĩa và chủ nghĩa xã hội, đồng thời cũng chính đặc điểm này đã làm triệt tiêu nền tảng của quyền tự do kinh doanh, tự do hợp đồng Vì vậy, tự do hợp đồng giai đoạn này cũng không được thừa nhận và tôn tại trên

thực té

Sau khi Liên Xô tan rã đã kéo theo sự sụt đồ của nên kinh tế cơ chế tập

trung quan liêu bao cấp, một số nước xã hội chủ nghĩa phát triển theo hướng kinh tế thị trường, đa dạng hóa các hình thức sở hữu, trong đó có Việt Nam

Việc thừa nhận sự đa dạng hóa các hình thức sở hữu được các nước ghi nhận

trong Hiên pháp và pháp luật Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là bản Hiến pháp đầu tiên của thời kỳ đôi mới, phát triển

Ngày đăng: 09/06/2024, 19:18

w