luan van tot nghiep, luan van thac si, luan van cao hoc, luan van tong hop luan van tot nghiep, luan van thac si, luan van cao hoc, luan van tong hop luan van tot nghiep, luan van thac s
Trang 1LUAN VAN THAC SY
NGANH: LUAT KINH TE
PHAP LUAT VE GIAI QUYET TRANH CHAP HOP DONG THUONG MAI TU THUC TIEN AP DUNG TAI TOA AN NHAN DAN THANH PHO THANH HOA
NGUYEN THI HAI YEN
HÀ NỘI - 2020
Trang 2BQ GIAO DUC VA DAO TAO
TRUONG DAI HOC MO HA NOI
LUAN VAN THAC SY
PHAP LUAT VE GIAI QUYET TRANH CHAP HOP DONG
| THƯƠNG MẠI TỪ THỰC TIẾN ÁP DỤNG TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN
NGUYEN THI HAI YEN
NGANH: LUAT KINH TE
Trang 3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là: Nguyễn Thị Hải Yến, học viên lớp 18M — LK76 khéa 2018 - 2020 xin
cam đoan đây là công trình độc lập của riêng tôi mà không sao chép từ bất kỳ tài
liệu nào đã được công bố Các tài liệu, số liệu sử dụng phân tích trong luận văn
đêu có nguôn sốc rõ ràng, được trích dẫn đây đủ, có xác nhận của cơ quan cung cấp số liệu Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là kết quả nghiên cứu của tôi
được thực hiện một cách khoa học, trung thực, khách quan Tôi xin chịu trách
nhiệm về tính trung thực, chính xác của các nguon tài liệu cũng như các thông tin
sử dụng trong công trình nghiên cứu của mình
Tác giả luận văn
/—
vn
Nguyễn Thị Hải Yến
Trang 4LOI CAM ON
Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh
sự nỗ lực cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô,
cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập
nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến thầy TS Hồ Ngọc Hiển người đã hết
lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này Xin
chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy cô trong khoa Luật — Trường
Đại học Mở Hà Nội đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo
mọi điều-kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và cho
đến khi thực hiện đề tài luận văn
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Tòa án nhân dân thành phố Thanh
Hóa đã không ngừng hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời
gian nghiên cứu và thực hiện luận văn
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn
đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh
Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2020 Học viên thực hiện
ye
Nguyễn Thị Hải Yến
Trang 5DANH MUC VIET TAT
Chữ viết tắt | Tên đầy đủ
BLDS BS ios et File bi loi xin lienhe: lethikim340794
BLTTDS Bộ luật tố tụng dân sự
KDTM Kinh doanh thương mại
LTM Luat thuong mai
TAND Toa an nhan dan
TTTM Trong tai thuong mai
VKS Vién kiém sat
Trang 6MUC LUC
PHAN MO DAU 'ssssicssscssssscscnssascccnsesoncnscenesssistnscepnianstaa ecupeanasieeis waarmee 1
1:`T14bB cãp thiết của để TÀÍ:scccccbGbcoaiditcgsiidiioictigitqostqgctlisgia0d44xcgduagg l
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đên đề tài cccscecenvperrvvsrrsvercceerrerrree s 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiền cứu non on nổ
4 Đối tượng và phạm vi nghiÊn CỨU ¿(c1 E332 11 138 1131 vn ngờ 4
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - « «<5 <<<eeeeeeeexes _
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - - - 5xx SE cEvEvckeEvzkrkeserxred 5
7 Kết cấu của luận văn 6-6 111v v11 E1 S 1E 3333311 1111151515555 0 `
tại TÒa ắñ L ng TK Ki TK 1 và 17
I.2.1 Những nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại bằng tố tụng Tòa án 2-5 SE xSSESkS SE ST 11111111111 1011 111111111111 11 1 Xe 17 1.2.2 Thâm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mai tại Tòa án 20 1.2.3 Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại tại Tòa án ao CHU ONG 2 i vssiesssssesuvsancivanestivavasccacstaainisncnstimanavunsitibaunvnissentireccseniasdiininiudnnuswestaaions 41
AP DUNG PHAP LUAT VE GIAI QUYET TRANH CHAP HOP DONG THUONG MAI TAI TOA AN VA THUC TIEN AP DUNG PHAP LUAT VE GIAI QUYET TRANH CHAP HOP DONG THUONG MAI CUA TOA AN
NHÂN DÂN THÀNH PHÓ THANH HÓA -5<s<©ceseeeseeeee 4
2.1 Áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại tại Tòa án 4l ð:],1.”Về đu tưng TRh tne ÌỔ THÍ gu ascctgguuangg0GG34050190040800640118gg1008.00x 42 2.1.2 Về áp dụng pháp luật nội dung .- - - + kk£EvSESE£E£keEeEeErxrersesees 55 2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại của
Tòa án nhân dân thành phố Thanh Hóa - 2 5s + E*£E£EE£E£SE£E£S£E z2 57 2.2.1 Về áp dụng thủ tục tỐ tụng - ¿Set SE 3E v3 Sky 62
2.2.2 Về áp dụng pháp luật nội dung .- 2-2-5 S2 SE£E+E£EeEzEEzEzErEeEerererered 70 CHƯNG Ä Lá cceceeceeoioikeiniididiooikioiootoko6i0680101:4i660u8310808540001665800140930161)800462/08900) 74
Trang 7GIAI PHAP HOAN THIEN PHAP LUAT VA NANG CAO HIEU QUA AP
DUNG PHAP LUAT VE GIAI QUYET TRANH CHAP HOP DONG
THUONG MAI CUA TOA AN NHAN DAN THANH PHO THANH HOA 74
3.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại ở XIỆL;N A1 HIỆT HAT Y xaeoeiniboteiatdindaDoiali0 kg38V48 Ciáig8840081610000/9580 988953W/54820n)x44I01480V426ii88/0040 74 3.1.1 Pháp luật tố tụng dân sự cần sửa đổi quy định về thẩm quyền của Toà án theo HìjG D0 THẾNTHÌ:coiotcniiosuicosziiibigti410-606010000006t63003080686085960306013041006600i(006009119009660943166665008E 75 3.1.2 Pháp luật tố tụng dân sự cần sửa đồi, bỗ sung quy định về Thông báo thụ lý75 3.1.3 Sửa đổi, bố sung quy định về thời hạn trong giải quyết tranh chấp Hợp đồng KHƯOTP TÖT sáu ggtoanggitt01G00280L40xyGSGEGGGGAIGINGIGINGANGIGGTdutJQpiNgessseqxge DE 3.1.4 Rút ngăn quy trình thủ tục xét xử, bô sung quy định trong áp dụng thủ tục rút
3.1.5 Pháp luật tổ tụng dân sự cần bổ sung quy định về điều chỉnh liên quan đến thu thập, lưu trữ, sử dụng nguồn chứng cứ, chứng cứ là dữ liệu điện tử 79
3.1.6 Cần bồ sung quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các cá nhân, tô
chức có nghĩa vụ cung cấp thông tin, chứng cứ mà không cung cấp đầy đủ hoặc
cung cấp không đúng thời hạn quy định - - - St £EeEvEEEeveEeEerrxrxred 80
3.1.7 Biện pháp đảm bảo sự có mặt của bị đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo giấy triệu tập, thông báo của Tòa án . 2- 252 5 z+sz£sczzcsee 80 3.1.8 Cần điều chỉnh và hệ thống văn bản pháp luật về hợp đồng thương mại, văn bản quy phạm pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại để áp dụng vào giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại phù hợp và hiệu quả hơn 81 3.2 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại của Tòa án nhân dân thành phố Thanh Hóa 85 3.2.1 Nâng cao trách nhiệm của Thâm phán TAND thành phố Thanh Hoá khi thụ lý
vụ án đủ điều kiện áp dụng theo thủ tục rÚt ØỌQñ «c5 5S << xsssseeeeexss 85
3.2.2 Nâng cao hiệu quả cdc budi hoa giai tai Toa an nhân dân thành phố Thanh
3.2.3 Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng xét xử cho đội ngũ Thâm phan, Thit-ky Te: an tar đã DhƯCHE cácaccieioioiiiboniroiccaf61054664ãá063566056/6865655660006048006 87
3.2.4 Nang cao tinh than trach nhiém, ban linh nghé nghiép, pham chất đạo đức, lối
sông của cán bộ, công chức tòa án, nhất là đội ngũ Tham phán - - 88 3.2.5 Xây dựng đội ngũ Hội thâm nhân dân tham gia xét xử các vụ tranh chap hop đồúÿ điiữững Triái Tại địa HHEð Hồ cguacnuocgoatoiatoGsotiakgil4giosltssesgtttassosseiaesssg 90
3.2.6 Nâng cao công tác tuyên truyền, phô biến và giáo dục pháp luật cho doanh
nghiệp, tô chức, cá nhân tại thành phố Thanh Hoá - 2 2 2 2 s+s£z+S2 90
Trang 8KET LUAN Wiscscccscscsscsssesssssscscsssesesscscsssesesscscsssssessssssssesssesscsssesusssessssnsesssesessesesesesesees
TAI LIEU THAM KHAO
Trang 9PHAN MO DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong điêu kiện nền kinh tế Việt Nam đang được đôi mới và ngày càng phát
triên, đặc biệt từ khi nước ta tham gia vào Diễn đàn hợp tác kinh tế Chau A — Thai Bình Dương (APEC) gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Với sự hội nhập sâu, rộng vào nèn kinh tế thế giới của nước ta trong thời gian gần đây diễn ra trong bồi cảnh sự phát triển các quan hệ kinh doanh, thương mại ngày càng đa dạng, phong phú và mang những diện mạo sắc thái mới Vì vậy, các tranh chấp kinh doanh, thương mại cũng phát sinh ngày càng nhiều và đa dạng Trong đó, những
tranh chấp phát sinh từ quan hệ Hợp đồng rất phố biến, đây là công cụ chủ yếu và
quan trọng nhất trong việc xác lập các quan hệ thương mại Từ những phát sinh đó, việc lựa chọn một phương thức để giải quyết các tranh chấp Hợp đồng thương mại
là rất cần thiết Việc giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực này cần kịp thời và nhanh chóng Mặc dù Nhà nước luôn khuyến khích các chủ thể kinh tế giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải, trong trường hợp không giải quyết được thì mới lựa chọn phương thức giải quyết băng Trọng tài hoặc Tòa án, đây là phương thức lựa chọn cuối cùng
Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam, đề giải quyết các tranh chấp Hợp đồng thương mại thì các chủ thê thường chọn phương thức giải quyết bằng Tòa án nhăm đảm bảo hiệu quả trong việc giải quyết cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thê Tòa án là công cụ bảo đảm cho các bên thực hiện nghĩa vụ của mình thông qua biện pháp cưỡng chế thi hành bởi các phán quyết của Tòa
Tại thành phố Thanh Hóa, hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp Hợp đồng thương mại tại Tòa án cũng mang ý nghĩa quan trọng không chỉ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thê mà có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế của thành phố Thanh Hóa nói riêng và góp phần vào sự phát triên kinh tế chung của tỉnh Việc giải quyết tranh chấp có hiệu quả cũng góp phần không nhỏ trong phát triên môi trường kinh doanh an toàn, lành mạnh trên địa bàn thành phó
Thực tiễn áp dụng pháp luật đề giải quyết tranh chấp Hợp đồng thương mại ở Tòa án nước ta nói chung và Tòa án nhân dân thành phó Thanh Hóa nói riêng trong những năm gần đây đạt được kết quả cao song bên cạnh đó vẫn còn một số vướng mắc và bất cập cần phải nghiên cứu Việc hạn chế, bất cập trong khi áp dụng pháp luật vào thực tiễn xét xử còn chưa thống nhất, thiếu đồng bộ, cũng như chưa phù
hợp với xã hội hiện nay Điều đó sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xét xử
Trang 10tai Toa an; dan dén nhiéu ban an, quyết định của Tòa án bị kháng cáo, kháng nghị
hoặc có thê bị hủy
Chính vì vậy, từ thực trạng của cả nước cũng như thực tiễn tại địa phương khi các tranh chấp này trở nên đa dạng và phức tạp, việc nghiên cứu giải quyết tranh
chấp hợp đồng thương mại tại Tòa án nhân dân thành phố Thanh Hóa sẽ phù hợp với thực tiễn xã hội, có ý nghĩa về mặt lý luận
Từ những lý do nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại từ thực tiễn áp dụng tại Tòa án nhân dân thành phố
Thanh Hóa” làm luận văn thạc sỹ
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Tranh chấp hợp đồng thương mại là một đề tài nghiên cứu được nhiều nhà
khoa học và học viên lựa chọn, nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau Việc nghiên
cứu và đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại tại
Toà án đã có các công trình nghiên cứu và các bài viết trên các tạp chí khoa học pháp lý đề cập, trao đổi như: "Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh theo pháp luật Việt Nam" của PGS.TS.Phạm Hữu Nghị (đăng trong "Kỷ yêu hội thảo giải quyết tranh chấp kinh doanh và phá sản doanh nghiệp", Trung tâm nghiên cứu và
hỗ trợ pháp lý (leres), Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, dưới sự tài trợ cua Konrad Adenauer Stifftung, Nxb Giao thong van tải, 2000); 7ăng cường vai trò của tòa án trong việc giải quyết tranh chấp kinh tế" của TS Phan Chí Hiếu (đăng trong "Kỷ yếu hội thảo giải quyết tranh chấp kinh đoanh và phá sản doanh nghiệp",
Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ pháp lý (leres), Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, dưới sự tài trợ của Konrad Adenauer Stifftung, Nxb Giao thông vận tải,
2000); Pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế bằng con đường Tòa an ở Việt Nam
của tác giả Nguyễn Thị Kim Vinh (Luận án tiễn sĩ luật học, Viện nghiên cứu Nhà
nước và pháp luật, năm 2003); /oạ động giải quyết tranh chấp thương mại của
trong tài và tòa án ở Việt Nam hiện nay nhìn từ góc độ so sánh của tác giả Nguyễn Thị Thu Hoài (Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 201 I);
Giải quyết tranh chấp hợp đông tín dụng từ thực tiên xét xử tại Tòa án nhân dân
tinh Phi Tho cua tac gia Tran Anh Tuan (Luan văn Thạc sĩ luật học, Học viện khoa
học xã hội, năm 2016); Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo pháp
luật to tụng dân sự từ thực tiên tại tỉnh Quang Nam cua tác giả Tỉ ran Thi Nhu Mo (Luận văn Thạc sĩ luật học, Học viện khoa học xã hội, năm 2016); Giải quyết tranh
chap hop đồng kinh doanh, thương mại theo pháp luật tổ tụng dân sự Việt Nam từ
Trang 11thực tiễn tại Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Năng của tác giả Võ Ngọc Thông
(Luận văn Thạc sĩ luật học, Học viện khoa học xã hội, năm 2017); Hoàn thiện quy
định của pháp luật về hợp đông thương mại ở Việt Nam của TS Nguyên Đức Kiên, trang thông tin nghiên cứu lập pháp, Viện nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban thường vụ Quốc Hội, T§/2020; Hoàn thiện pháp luật về thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp thương mại ở Việt Nam hiện nay của tác giả Nguyễn Thu Thủy, tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Viện Nhà nước pháp luật,
số 11/2014; Thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án, tạp chí Tòa án nhân dân, số 19/2012
Tuy nhiên, hầu hết các công trình trên đều tập trung nghiên cứu trên phương diện lý thuyết và còn hạn chế trong việc áp dụng vào thực tiễn giải quyết tại Tòa án; Một số công trình nghiên cứu đã đề cập đến việc áp dụng pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam trong giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh, thương mại từ thực tiễn tại một số địa phương cụ thể nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu việc áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đông thương mại từ thực tiễn áp dụng tại Toà
án nhân dân thành pho Thanh Hoa Chinh vi vay, đề tài và nội dung của luận văn
này không trùng lặp về mặt nội dung với các công trình nghiên cứu nêu trên
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở phân tích va làm sáng tỏ các vấn đề lý luận pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại; đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn xét xử
sơ thâm của Tòa án nhân dân thành phố Thanh Hóa, luận văn đề xuất một số giải
pháp nhăm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại tại Tòa án nhân dân thành phó Thanh Hóa
Nhiệm vụ nghiÊH cứu:
- Phân tích làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại như: khái niệm, đặc điểm, các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại
- Phân tích làm rõ lý luận pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại tại Tòa án như thâm quyên giải quyết, trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại tại Tòa án
- Đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về pháp luật giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại ở Việt Nam hiện nay
Trang 12- Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại tại Tòa án nhân dân thành phố Thanh Hóa, đồng thời đưa ra những thuận lợi, hạn chế và nguyên nhân trong việc giải quyết tranh chấp đó
- Đưa ra những phương hướng hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại
- Đưa ra một số giải pháp nhăm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại tại Tòa án nhân dân thành phố Thanh Hóa
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những quy phạm pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại tại Tòa án và những bản án của Tòa án nhân dân thành phố Thanh Hóa
- Phạm vi nghiên cứu:
Tranh chấp hợp đồng thương mại và việc giải quyết tranh chấp này là vấn đề rất rộng lớn, có thể nhìn nhận đánh giá ở nhiều góc độ khác nhau Trong phạm vi nghiên cứu đề tài luận văn, tôi chỉ nghiên cứu chủ yêu về mặt lý luận, đồng thời đưa
ra thực trạng của pháp luật căn cứ Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Luật thương mại
2005 đề cập đến các vụ án tranh chấp hợp đồng thương mại được xét xử sơ thâm bởi Tòa án nhân dân thành phố Thanh Hóa
Š Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Dựa trên lý luận của Chủ nghĩa Mác — Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước
ta đối với công tác giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyên tại Việt Nam
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp khai thác tài liệu săn như Bộ luật dân sự năm 2015, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Luật thương mại năm 2005, Luật trọng tài thương mại năm
2010 và các văn bản pháp luật có liên quan
+ Phương pháp phân tích, tông hợp: Nhằm làm sáng tỏ cơ sở lý luận về tranh chấp hợp đồng thương mại và việc giải quyết vụ án tranh chấp hợp đồng thương
mại tại Tòa án
+ Phương pháp thu thập, bình luận: Đưa ra một số bản án trên thực tế tại Tòa
án nhân dân thành phố Thanh Hóa đề phân tích, bình luận qua đó đánh giá việc
Trang 13áp dụng pháp luật trên thực tế
+ Phương pháp phân tích, đánh giá: Đưa ra những vướng mắc trên thực tế pháp luật hiện hành chưa thê hiện nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại ở nước ta hiện nay
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Việc nghiên cứu về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại tại Tòa án giúp các chủ thể kinh tế hiểu rõ, tiếp cận sâu rộng hơn về kiến thức pháp luật lần thực tiễn giải quyết Mặt khác, khi phân tích, tìm hiểu rõ về lý thuyết, dẫn chứng băng thực tiễn sẽ giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về phương thức giải quyết này, từ đó đưa ra các giải pháp hiệu quả hơn đề hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tốt hơn, giải đáp những vướng mắc của các chủ thê khi tham gia trong hoạt động kinh doanh thương mại
7 Kết cầu của luận văn
Bao gồm phần mở đầu và 3 chương với các phần chính sau đây:
Chương 1: Những vấn đề pháp lý cơ bản về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại tại Tòa án
Chương 2: Áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại tại Toà án và thực tiễn áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại của Tòa án nhân dân thành phố Thanh Hóa
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại của Tòa án nhân dân thành phó Thanh Hóa
Trang 14CHUONG 1
NHUNG VAN DE PHAP LY CO BAN VE GIAI QUYET TRANH CHAP
HOP DONG THUONG MAI TAI TOA AN
1.1 Những vấn đề pháp lý cơ bản về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của tranh chấp hợp đồng thương mại
1.1.1.1 Khái niệm tranh chấp hợp đông thương mại
Hợp đồng thương mại là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong sách báo, tài
liệu, nhưng khái niệm về nó thì hầu như chưa quy định cụ thể trong các văn bản
pháp luật Việt Nam Vì vậy, việc phân tích để làm rõ khái niệm về Hợp đồng
thương mại là điều quan trọng và cũng là nhiệm vụ đầu tiên của Luận văn Đề làm
rõ khái niệm về hợp đồng thương mại, tranh chấp hợp đồng thương mại; trước hết cần làm rõ khái niệm về tranh chấp, về hợp đồng, về thương mại
a) Khải niệm về Tranh chấp
Xuất phát từ mối quan hệ các chủ thê trong hoạt động kinh tế ngày nay tương đối đa dạng và phức tạp, vừa mang tính xung đột, vừa mang tính hợp tác Khi các chủ thể kinh tế tham gia trong quan hệ kinh tế đều không tránh khỏi những mâu thuẫn và việc tranh chấp thường phát sinh từ những mâu thuẫn đó Như vậy, mâu thuẫn được hiểu là quy luật chung của xã hội, là nguồn góc, là động lực của sự phát trién - đây là quan điểm theo Chủ nghĩa - Mác Lênin Trong cuộc sống, mâu thuẫn
luôn tồn tại, đó là điều tất yếu ở mọi nơi, trên mọi lĩnh vực tạo nên sự phát triền của
xã hội Và tranh chấp là những xung đột thường phát sinh từ những mâu thuẫn và từ những lợi ích của các bên tranh chấp muốn đạt được nhăm bảo vệ quyên lợi của mình
Tranh chấp theo nghĩa chung là “đấu tranh, giăng co khi có ý kiến bất đồng, thường là trong vẫn đề quyên lợi giữa các bên” [28, tr1233]
b) Khải niệm về Hợp đông
Hiện nay trên thé giới nhìn chung ở mỗi quốc gia đều có cách định nghĩa khác
nhau về hợp đồng Xét từ khía cạnh bảo vệ quyên lợi của các chủ thê khi tham gia trong hoạt động kinh tế, các quốc gia và vùng lãnh thổ đã đưa ra khái niệm hợp đồng:, Pháp, Đức, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Việt Nam
BLDS Pháp đưa ra khái niệm về hợp đồng tại Điều 1011: “Hợp đồng là sự
thỏa thuận giữa các bên, theo đó một hoặc nhiều người cam kết với một hoặc nhiều
Trang 15người khác về việc chuyền giao một vật, làm hoặc không làm một công việc nào đó” BLDS Đức cũng có những nét tương đồng với BLDS Pháp, đưa ra định nghĩa
về hợp đồng là điều kiện cần thiết đề hình thành hoặc làm thay [8, tr 11]
Tại Hoa Kỳ, định nghĩa về hợp đồng được quy định tại Điều 1-201 Bộ luật
Thương mại Thống nhất Hoa Kỳ (Uniform Commercial Code of United State of America): “Hợp đồng là tông hợp các nghĩa vụ pháp lý phát sinh từ sự “thỏa thuận” của các bên ”[8, tr II]
Tại Trung Quốc, định nghĩa hợp đồng được quy định tại Điều 2 Luật Hợp đồng năm 1999 của Trung Quốc: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các thể nhân,
pháp nhân hoặc các tô chức khác với địa vị pháp lý bình đăng nhăm mục đích xác
lap, thay đôi, chấm dứt quyên nghĩa vụ dân sự” [33]
Ở Việt Nam, Pháp luật Hợp đồng trải qua các thời kỳ hình thành và phát triển với các quan điểm và khái niệm khác nhau về hợp đông:
Theo tác giả Nguyễn Mạnh Bách, trong xã hội phong kiến thì vẫn đề pháp lý
về hợp đồng dường như không tôn tại khi xã hội chịu ảnh hưởng sâu xa của nền
luân lý Không Mạnh, luân lý này dạy răng từ đắng Thiên tử cho đến kẻ thứ dân ai
cũng lấy đạo tu thân làm gốc, nếu có xảy ra tranh chấp thì uy quyền của người gia trưởng, của Xã trưởng và của Thiên tử, cũng đủ đề giải quyết, do đó không cần tới luật pháp [ 1 tr L0]
Năm 1930, dưới thời Pháp thuộc với việc hai Bộ luật Dân sự (BLDS) là BLDS Bắc kỳ được ban hành năm 1931 và BLDS trung kỳ được ban hành năm
1938 thi lần đầu tiên chế định hợp đồng được đưa vào luật Tuy nhiên những điều khoản về hợp đồng trong hai Bộ dân luật này chủ yếu được sao chép lại gần nguyên
vẹn các điều khoản trong BLDS của Pháp Đến tận thập niên 80, Việt Nam mới có hai văn bản quy định về hợp đồng là: Pháp lệnh Hop dong kinh tế năm 1989 va Pháp lệnh về hợp đồng dân sự năm 1991 Hợp đồng kinh tế, theo Điều 1 của Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989 là: “Sự thoả thuận băng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đối hàng hoá, dịch vụ,
nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên dé xây
dựng và thực hiện kế hoạch của mình” Khái niệm này nhấn mạnh vào hình thức và
mục đích của 24 hợp đồng kinh tế Hợp đồng kinh tế là hợp đồng được ký kết băng
văn bản và có mục đích là kinh doanh Hợp đồng dân sự được hiểu là: “Sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đôi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của
Trang 16các bên trong mua bán, thuê, vay, mượn, tặng cho tài sản; làm hoặc không làm một việc, dịch vụ hoặc các thỏa thuận khác mà trong đó một hoặc các bên nhằm đáp ứng
nhu cầu sinh hoạt của mình” (Điều 1 Pháp lệnh Hợp đồng dân sự) Những phân tích này cho thấy ở Việt Nam trong giai đoạn này pháp luật có sự phân biệt giữa hai khái
niệm là khái niệm về hợp đông kinh tế và khái niệm về hợp đồng dân sự: Hợp đồng
kinh tế có mục đích là sinh lời, còn hợp đồng dân sự nhằm thỏa mãn nhu cầu đời thường của con người Năm 1995, BLDS Việt Nam ra đời đã đưa ra khái niệm về
hợp đồng dân sự tại Điều 394: “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đôi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” Khái niệm này được
giữ nguyên trong BLDS 2005 Năm 1997, khi Luật thương mại (UTM)- đạo luật
đầu tiên điều chinh hoạt động thương mại của Việt Nam ra đời, trong đó đưa ra khái
niệm về hoạt động thương mại và các loại hợp đồng mang tính thương mại Luật thương mại 2005 ra đời thay thế LTM năm 1997, khái niệm về hợp đồng thương
mại cũng không được qui định Điều này có nghĩa là pháp luật của Việt Nam chưa
đưa ra khái niệm về hợp đồng thương mại mà chỉ đưa ra khái niệm về hợp đồng dân
sự, tại Điều 38§ BLDS 2005 quy định: “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các
bên về việc xác lập, thay đôi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” Theo đánh giá của giới nghiên cứu trong nước và nước ngoài, khái niệm hợp đồng dân sự trong BLDS 2005 có tầm khái quát và tương xứng với một khái niệm chung, áp dụng cho
mọi loại hợp đồng chứ không chỉ dừng lại áp dụng cho hợp đồng dân sự [10.tr 50]
Kế thừa và phát triển quy định về hợp đồng trong BLDS năm 2005, BLDS năm
2015 đã sử dụng khái niệm hợp đồng (Điều 385) thay cho khái niệm hợp đồng dân
sự năm 2005
Qua đó thấy được khái niệm hợp đồng trong pháp luật thực định ở Việt Nam
được hoàn thiện dân theo thời gian, yếu tố cơ bản tạo nên hợp đồng là sự thỏa hiệp
giữa các ý chí tức là có sự ưng thuận, thống nhất ý chí giữa các bên với nhau Như vậy Hợp đồng được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên
b)_ Khải niệm về Thương mại
Theo các chế định của WTO và theo Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa
Kỳ thì “thương mại” bao gồm thương mại hàng hoá: thương mại dịch vụ: thương mại trong đầu tư và thương mại liên quan đến sở hữu trí tuệ Năm 1985, Uỷ ban về Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc (UNCITRAL) đã giải thích thuật ngữ
“thương mại”, theo đó “thương mại” được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm bất kỳ
Trang 17giao dịch thương mại nào để cung ứng hoặc trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ; thoả
thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại; sản xuất; cho thuê; xây dựng: tư
vấn; thiết kế kỹ thuật; li-xăng (licensing); đầu tư; tài chính; ngân hàng: bảo hiểm; các thoả thuận về khai thác; liên doanh hoặc các hình thức hợp tác kinh doanh hay hợp tác công nghiệp khác; vận chuyển hàng hoá hoặc hành khách băng đường không, đường biến, đường sắt hoặc đường bộ
Hiện nay, pháp luật thương mại của nhiều nước cũng quan niệm thương mại theo nghĩa rộng như quan niệm của WTO Trong khi đó, Luật Thương mại của Việt Nam chỉ quan niệm thương mại theo nghĩa hẹp Ở nước ta, thuật ngữ “thương mại” được sử dụng khá rộng rãi trong đời sống kinh tế xã hội và trong nhiều văn bản pháp quy song không có một định nghĩa nào tương đối hoàn chỉnh về “thương mại” Năm 1990, Quốc hội thông qua hai luật rất quan trọng là Luật Công ty và
Luật Doanh nghiệp tư nhân Hai luật này đã đưa ra một khái niệm mới trong khoa
học pháp lý Việt Nam có liên quan nhiều đến việc áp dụng pháp luật thương mại
trong hoạt động kinh tế đó là khái niệm “kinh doanh” Khái niệm “kinh doanh”
cũng được nhac lai trong Luật doanh nghiệp năm 1999 (Khoản 2 Điều 3), theo
đó, kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị
trường nhăm mục đích sinh lợi Khái niệm này có thê coi là khá tương đồng với
khái niệm thương mại theo nghĩa rộng được sử dụng phô biến trên thế giới hiện nay
và khái niệm này cũng đã được giải thích, liệt kê cụ thê trong luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế của UNCITRAL
Khái niệm tranh chấp thương mại lần đầu tiên được quy định tại Điều 238
Luật thương mại năm 1997: Tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh do việc
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng trong hoạt động thương mại
Theo đó, nội hàm hoạt động thương mại theo quy định của LTM rất hẹp so với quan niệm quốc tế về thương mại, chỉ bao gồm ba nhóm đó là: Hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiễn thương mại
Tiếp đến LTM năm 2005 ra đời, tuy không đưa ra định nghĩa “thương mại”,
song từ cách hiểu về hoạt động thương mại theo khoản I Điều 3 Luật Thương mại
năm 2005 quy định: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác” Theo đó, thương mại là khâu nói liền từ sản xuất với tiêu dùng thông qua việc luân chuyên hàng hóa, dịch vụ giữa hai hay
Trang 18nhiều bên, bên bán với bên mua (bao gồm: hàng hóa, dịch vụ ) nhằm mục đích sinh lợi
Hợp đồng thương mại là một dạng cụ thê của hợp đồng dân sự Do đó, hợp
đồng thương mại đều là những giao dịch có bản chất dân sự, thiết lập trên cơ sở tự
nguyện, bình đăng và thỏa thuận của các bên; đều hướng tới lợi ích của mỗi bên và lợi ích chung khi tham gia giao kết hợp đồng; đều có những vấn đề cơ bản như: giao kết hợp đồng, nguyên tắc và các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng, hợp
đồng vô hiệu và xử lý hợp đồng vô hiệu Tuy nhiên, do xuất phát từ đặc điểm và yêu cầu của hoạt động thương mại nên hợp đồng thương mại có những vấn đề được
quy định có tính chất là sự phát triển tiếp tục những quy định của dân luật truyền thống như: chủ thê, hình thức, quyền và nghĩa vụ của các bên, chế tài và giải quyết tranh chấp hợp đồng
Từ những phân tích trên thì có thể hiêu Tranh chấp hợp đồng thương mại là
sự mâu thuẫn, bất đồng về quan điềm, ý kiến của các bên khi tham gia quan hệ hop
đồng thương mại với nhau liên quan đến việc thực hiện hay không thực hiện các
quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng thương mại gây thiệt hại tới lợi ích chính đáng
của một hoặc một số bên khác
Tranh chấp hợp đồng thương mại thể hiện qua các loại hợp đồng thương mại
cụ thê như: các thỏa thuận về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (như: hợp đồng dịch vụ khuyến mãi, hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại, hợp đồng trưng bày giới thiệu hàng hóa ); những hợp đồng trong các hoạt động đầu tư thương mại đặc thù khác (như: hợp đồng giao nhận thầu xây lắp, hợp đồng chuyên nhượng dự án khu đô thị mới, khu nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp )
1.1.1.2 Đặc điềm tranh chấp hợp đồng thương mại
Hợp đông thương mại là sự thỏa thuận giữa các chủ thê kinh doanh với nhau
và với các bên có liên quan về việc xác lập, thay đôi, hoặc chấm dứt các quyền và
nghĩa vụ trong hoạt động thương mại Với cách hiểu về hợp đồng thương mại như trên, tranh chấp hợp đồng thương mại mang những đặc điểm đặc thù như sau:
Thứ nhất, về chủ thê thì hợp đồng thương mại được giao kết giữa các chủ thể
là thương nhân hoặc có một bên là thương nhân Đây là một điểm đặc trưng của hợp đồng thương mại so với các loại hợp đồng dân sự Việc xác định tranh chấp hợp đồng thương mại thì phải có ít nhất một bên chủ thê là thương nhân Tuy nhiên, chủ thê các tranh chấp hợp đồng thương mại cũng có thê các cá nhân, tô chức hoạt động liên quan đến thương mại, chăng hạn: tranh chấp giữa các thành viên công ty
Trang 19với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, hợp nhất, giải thể, chia, tách công
ty hoặc tranh chấp giữa công ty với thành viên công ty Vì vậy, một tranh chấp được coi tranh chấp hợp đồng thương mại thì phải có ít nhất một bên là thương nhân trong giao kết hợp đồng Ngoài ra, cũng có một số trường hợp, các cá nhân, tô chức khác cũng có thê là chủ thê của tranh chấp này
Thứ hai, về nội dung tranh chấp hợp đồng thương mại Tranh chấp hợp đồng thương mại phát sinh khi các bên tranh chấp vi phạm các điều khoản của hợp đồng
và xâm hại lợi ích của nhau, tuy nhiên cũng có thể có những vI phạm xâm hại lợi
ích của các bên nhưng không làm phát sinh tranh chấp Những xung đột về quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng là nội dung của việc tranh chấp đó Nội dung của tranh chấp hợp đồng thương mại thường liên quan trực tiếp đến lợi ích kinh tế của các bên tranh chấp, lợi ích đó thường được xem xét dưới góc độ là giá trị của tranh chấp thương mại, nếu so với các loại tranh chấp
khác thì tranh chấp hợp đồng thương mại thường có giá trị lớn
Thứ ba, về lĩnh vực phát sinh tranh chấp Tranh chấp hợp đồng thương mại phát sinh khi các bên mâu thuẫn, bất đồng về quan điểm, ý kiến khi tham gia quan
hệ hợp đồng thương mại như mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đầu tư, xúc tiễn
thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác
Từ những đặc điềm trên thấy được giữa tranh chấp hợp đồng dân sự và tranh chap hợp đồng thương mại tuy đều là các tranh chấp về sự thỏa thuận giữa các bên
về việc xác lập, thay đôi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ nhất định nhưng có sự
khác biệt đó là: 7#: nhát, về lĩnh vực phát sinh tranh chấp: đối với các tranh chấp
hợp đồng dân sự phát sinh từ quan hệ hợp đồng dân sự, còn tranh chấp thương mai phát sinh từ quan hệ hợp đồng thương mại: 7# hai, về chủ thê: chủ thê tranh chấp hợp đồng dân sự là bất kỳ ai (có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự) còn chủ thê các tranh chấp hợp đồng thương mại phải có ít nhất một bên là thương nhân trong giao kết hợp đồng: 7 ba, về nội dung tranh chấp hợp đồng: nội dung của tranh chấp hợp đồng dân sự liên quan trực tiếp đến nhu cầu trong sinh hoạt, tiêu dùng còn nội dung của tranh chấp hợp đồng thương mại thường liên quan trực tiếp đến lợi ích kinh tế của các bên tranh chấp, lợi ích vật chất của các tranh chấp hợp đồng thương mại thường có giá trị lớn
Từ đó, việc giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự có sự khác biệt với giải
quyết tranh chấp hợp đồng thương mại tại Tòa án: 7# nhất, về nguồn luật áp dụng: Giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự căn cứ theo quy định của Bộ luật dân sự và
11
Trang 20các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến dân sự còn giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại căn cứ theo quy định của Luật thương mại và các văn bản quy phạm pháp luật khác về thương mại (trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật thương mại 2005); 7# hai, về thời hạn giải quyết tranh chấp theo quy định BLTTDS, thời hạn giải quyết các tranh chấp hợp đồng thương mại thường ngắn hơn so với thời hạn giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự
1.1.2 Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại
Hiện nay, theo quy định của pháp luật, có tất cả 4 phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại, cụ thê như sau: Thương lượng, Hòa giải, Tòa án hoặc Trọng tài
1.1.2.1 Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại bằng Thương lượng Thương lượng nghĩa là "bàn bạc nhằm đi đến sự thoả thuận giải quyết một
vân đề nào đó giữa hai bên.” [28, tr1 174]
Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp không cần có sự tham gia của người thứ ba, theo đó các bên đương sự cùng nhau trao đôi, đấu tranh, nhân nhượng và thỏa thuận đề tìm kiếm biện pháp nhằm giải quyết tranh chấp [8.tr 214]
Phương thức thương lượng là phương thức được các bên tranh chấp lựa chọn trước tiên và trong thực tiễn phần lớn các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thương mại được giải quyết băng phương thức này Thông qua phương thức này, các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự tháo gỡ những bất đồng phát sinh đề loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào Nhà nước khuyến khích áp dụng phương thức tự thương lượng để giải quyết tranh chấp trên tinh thần hoàn toàn tôn trọng quyên thỏa thuận của các bên Chính vì điều này, pháp luật không đưa ra bất cứ quy định nào cho phương thức giải quyết này
Thương lượng là phương thức được các bên tiến hành đầu tiên bởi các ưu
điểm của nó như: Thuận tiện, đơn giản, nhanh chóng, linh hoạt, ít tốn kém về thời
gian, tiết kiệm chi phí, không ràng buộc bởi các thủ tục pháp lý phức tạp, đảm bảo
bí mật, uy tín của các bên Nếu thương lượng thành công thì ít gây phương hại đến quan hệ hợp tác vốn có của các bên thậm chí còn được tăng cường về sự hiểu biết
và hợp tác lẫn nhau khi kết thúc cuộc thương lượng
Tuy vậy, bên cạnh các ưu điểm trên, thương lượng cũng có những nhược điểm như: thương lượng thành công phụ thuộc vào các bên có thiện chí, hợp tác trong
quá trình giải quyết Nếu một bên muốn dùng hình thức thương lượng đề kéo dài
Trang 21thời gian thực hiện nghĩa vụ thì thương lượng chỉ làm tốn kém và kéo dài thời gian giải quyết tranh chấp hơn
Thực tế khi các bên tranh chấp tự thương lượng thì có nhiều trường hợp không thành công Đó là do mâu thuẫn về lợi ích của các bên, bên nào cũng muốn bảo vệ lợi ích của mình, bảo vệ quan điêm và cách xử lý của mình cho nên thương lượng trực tiếp với nhau khó đạt kết quả Vì vậy họ dùng cách giải quyết thứ hai là trung gian hoà giải
1.1.2.2 Giải quyết tranh chấp hợp đông thương mại bằng Hòa giải
Hòa giải “là hành vi thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột hoặc xích mích một cách ôn thoả.” [2§, tr528]
- Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba với tư cách là nhà hòa giải do các bên thỏa thuận lựa chọn đề hỗ trợ, thuyết phục
các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh,
quyết định mà nhà hòa giải đưa ra chỉ có ý nghĩa khi các bên cùng đồng ý chấp nhận [30, tr 26]
Hòa giải được chia thành hai loại là hòa giải trong tố tụng và hòa giải ngoài tô tụng Hòa giải trong tô tụng là việc cơ quan xét xử trước khi xem xét ra phán quyết, yêu cầu các bên tự hòa giải với nhau như một nỗ lực để giải quyết tranh chấp trên tinh thần tôn trọng sự tự quyết của các bên Hòa giải trong tố tụng được tiến hành tại tòa án hay trọng tài khi các cơ quan này được lựa chọn là cơ quan giải quyết tranh chấp theo yêu cầu của các bên Hòa giải ngoài tố tụng là hình thức hòa giải thông qua bên thứ ba được các bên lựa chọn giải quyết tranh chấp Hòa giải ngoài tố tụng thường do các tô chức trọng tài (ví dụ, Quy tắc hòa giải của VLAC) hoặc các tô
chức hòa giải thương mại chuyên nghiệp tiến hành
Bên thứ ba tham gia hỗ trợ các bên tranh chấp hòa giải là hòa giải viên hoặc người trung gian có thê là cá nhân, tô chức luật sư, tư vấn, hoặc các tô chức khác do các bên thỏa thuận lựa chọn Người hòa giải không có quyền quyết định mà chỉ sử dụng kỹ năng và áp dụng các biện pháp mang tính kỹ thuật để giúp các bên đạt được giải pháp trung hòa, kết quả hòa giải phụ thuộc vào thiện chí của các bên tranh chấp và uy tín, kinh nghiệm, kỹ năng của trung gian hòa giải Khi tham gia vào quá trình hòa giải, các bên phải ký cam kết không tiết lộ những thông tin có được từ quá trình hòa giải Nếu hòa giải không thành, các bên vẫn có thể sử dụng trọng tài hay tòa án đề tiếp tục giải quyết vụ tranh chấp và khi đó những thông tin có được trong quá trình hòa giải sẽ không thê trở thành bằng chứng đề chống lại một trong các bên
13
Trang 22và chúng cũng không phải là chứng cứ pháp lý được tòa an hay trọng tài thừa nhận Với phương thức giải quyết tranh chấp bằng hoà giải, chúng ta có thể nhận thấy các ưu điểm như: Thủ tục, thời gian, địa điểm hoà giải có thê được thỏa thuận
và điều chỉnh do các bên tham gia giải quyết tranh chấp, các bên có quyền tự định đoạt, lựa chọn bất kỳ người nào làm trung gian hòa giải Hòa giải mang tính thân mật nhằm tiếp tục giữ gìn và phát triên các mối quan hệ kinh doanh vì lợi ích của cả
hai bên Trong hòa giải, các bên tranh chấp có thê nói chuyện, trao đổi, đàm phan
và thảo luận về các giải pháp trong toàn bộ quá trình Quá trình hòa giải tạo cơ hội cho mỗi bên bày tỏ quan điểm của mình về tranh chấp, không dẫn đến tình trạng đối đầu, thắng thua như quá trình kiện tụng tại Tòa án, duy trì được mối quan hệ vốn có
của các bên Do hòa giải xuất phát từ sự tự nguyện tham gia và tự do thỏa thuận của
các bên, nên nội dung thỏa thuận luôn hướng tới lợi ích của tất cả các bên
Mặt khác, khi giải quyết băng con đường này các bên kiểm soát được những
bí mật của mình bởi phiên họp hòa giải được tô chức kín, trong khi giải quyết tại
Tòa án thì các yêu cầu này không được đảm bảo do Tòa án thực hiện xét xử theo nguyên tắc công khai
Bên cạnh những ưu điểm trên, giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại băng phương thức hòa giải vẫn còn tồn tại những nhược điểm: Việc hòa giải có được tiến hành hay không phụ thuộc vào sự nhất trí của các bên, hòa giải viên
không có quyền đưa ra một quyết định ràng buộc hay áp đặt bất cứ vấn đề gì đối với
các bên tranh chấp thỏa thuận hòa giải, không có tính bắt buộc thi hành như phán
quyết của Trọng tài thương mại (TTTM) hay Tòa án
1.1.2.3 Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại bằng Trọng tài
Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại theo thủ tục Trọng tài là trình tự
áp dụng tại cơ quan Trọng tài do các bên lựa chọn đề giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại từ sự thỏa thuận của các bên trên cơ sở tự nguyện
và được tiền hành theo quy định của Luật TTTM Các bên được quyền thỏa thuận lựa chọn một Trọng tài phù hợp, chỉ định trọng tài viên đề thành lập Hội đồng (hoặc
Ủy ban) Trọng tài giải quyết tranh chấp với tư cách là bên thứ ba độc lập nhăm giải quyết mâu thuẫn tranh chấp băng việc đưa ra phán quyết có giá trị bắt buộc thi
hành Điều này khác với phương thức thương lượng và hòa giải
Thực tiễn hoạt động giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thương mại băng trọng tài thương mại cho thấy có một số ưu điểm sau:
Trang 23Thứ nhất, phương thức TTTM trong giải quyết tranh chấp có nguyên tắc xử
kín nếu các bên không có thỏa thuận khác Đây là một ưu điểm mà các bên tranh
chấp luôn coi trọng bởi các bên không muốn các chỉ tiết của vụ tranh chấp bị đem
ra công khai trước Tòa án, điều mà các doanh nghiệp luôn coi là tối ky trong hoạt động kinh doanh của mình Việc xét xử tranh chấp bằng trọng tài thương mại trên thực tế đã làm giảm đáng kê mức độ xung đột, căng thăng của những bất đồng bởi
nó diễn ra trong một không gian kín, nhẹ nhàng, mang nặng tính trao đôi để tìm ra
sự thật khách quan của vụ việc Đó chính là những yeu tố tạo điều kiện để các bên
duy trì được quan hệ đối tác, quan hệ thiện chí đối với nhau
Thứ hai, quyết định của TTTM là chung thâm và vì vậy nó có giá trị bắt buộc đối với các bên, các bên không có quyền chống án hay kháng cáo: việc xét xử tại TTTM chỉ diễn ra ở một cấp xét xử, đó cũng chính là điều khác biệt cơ bản so với xét xử tại Tòa án bởi thông thường xét xử tại Tòa án diễn ra ở hai cấp Hội đồng trọng tài sau khi tuyên phán quyết xong là đã hoàn thành nhiệm vụ của mình và
cham dứt sự tôn tại
Thứ ba, giải quyết tranh chấp bằng TTTM thể hiện tính năng động, linh hoạt
và mềm đẻo, tạo quyền chủ động cho các bên về địa điểm, thời gian giải quyết tranh chấp, tiết kiệm được thời gian có thể rút ngắn thủ tục tố tụng trọng tài trong khi Tòa
án khi xét xử phải tuân thủ một cách đầy đủ và nghiêm ngặt các quy định có tính chất quy trình, thủ tục, trình tự được quy định trong BLTTDS và các văn bản hướng
dẫn liên quan
Thứ tư, giải quyết trọng tài không bị giới hạn về mặt lãnh thổ do các bên có
quyền lựa chọn bất kỳ trung tâm trọng tài nào đề giải quyết tranh chấp cho mình 1.1.2.4 Giải quyết tranh chấp hợp đông thương mại bằng Toa an
Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại thông qua Tòa án được tiến hành khi việc áp dụng phương thức thương lượng, hòa giải không có hiệu quả và các bên tranh chấp cũng không tự thỏa thuận đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại Trọng tài thương mại Việc tự giải quyết tranh chấp của các bên thường gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau và cần có sự can thiệp của cơ quan nhà nước có thâm quyền mà phổ biến ở đây là Tòa án Mặt khác, khi giải quyết tranh chấp băng trọng tài, quyết định trọng tài không có tính cưỡng chế cao như
quyết định của Tòa án, việc thi hành quyết định trọng tài không phải lúc nào cũng
trôi chảy, thuận lợi như thi hành bản án của Tòa án mà phụ thuộc chủ yếu vào thiện
chí và hợp tác giải quyết của các bên Do đó, việc giải quyết tranh chấp hợp đồng
15
Trang 24thương mại thông qua Tòa án là hình thức cuối cùng ma các bên lựa chọn để giải quyết khi tranh chấp không còn lựa chọn nào khác
Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án có thể được hiểu là việc các bên thông qua Tòa án có thâm quyên đề giải quyết các tranh chấp giữa họ với nhau
và Tòa án nhân danh quyền lực Nhà nước đề đưa ra phán quyết buộc bên có nghĩa
vụ phải thi hành, kê cả bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước dựa trên quy định của pháp luật
Với phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại bằng Tòa án có nhiều ưu điểm như:
+ Toà án là cơ quan nhân danh Nhà nước đề giải quyết tranh chấp, do đó phan quyết của Toà án được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước
Cơ quan thi hành án là một cơ quan chuyên trách và có đầy đủ bộ máy, phương tiện
để thi hành các bản án đã có hiệu lực pháp luật Đặc điểm này được có thể coi là yếu tố quan trọng nhất khiến các bên tranh chấp thường tìm đến phương thức giải quyết tranh chấp tại Toà án
+ Khi giải quyết tranh chấp tại Toà án, việc giải quyết có thê qua nhiều cấp xét xử, vì thế nguyên tắc nhiều cấp xét xử bảo đảm cho quyết định của Toà án được chính xác, công băng, khách quan và đúng với pháp luật
+ Với điều kiện thực tế ở Việt Nam hiện nay, chi phí cho việc giải quyết tranh
chấp kinh tế tại Toà án thấp hơn rất nhiều so với việc nhờ đến các tổ chức Trọng tài
thương mại hay Trọng tài quốc tế
Bên cạnh những ưu điểm trên thì phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại băng Tòa án còn có những nhược điềm:
+ Khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng Toà án, các bên phải năm rõ được bản chất, vì việc giải quyết tranh chấp của toà án phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định mang tính hình thức của pháp luật tố tụng và đặc điểm này đôi khi có thê gây trở ngại cho các bên tranh chấp vì tính chất của hoạt động thương
mại đòi hỏi mọi thủ tục phải rất linh hoạt và nhanh gọn
+ Toà án xét xử công khai Điều này xuất phát từ bản chất của hoạt động xét
xử là bảo vệ pháp chế và duy trì công lý đã được pháp luật quy định, xã hội thừa nhận Bên cạnh đó, việc xét xử công khai của Tòa án còn nhằm mục đích răn đe, cảnh cáo những hành vi vi phạm pháp luật Tuy nhiên, trong một số trường hợp, để giữ bí mật Nhà nước hoặc bí mật nghề nghiệp theo yêu cầu chính đáng của đương
Trang 25sư, Toà án có thể xử kín nhưng phải tuyên án công khai Điều này gây bất lợi cho các doanh nghiệp khi doanh nghiệp của họ phải ra Tòa giải quyết Tranh chấp, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cũng như uy tín của doanh nghiệp trên thương, do
đó khuyết điểm này có thê coi là lớn nhất
+ Mặc dù nguyên tắc xét xử nhiều cấp đảm bảo cho quyết định của Toà án là chính xác, công băng Tuy nhiên, nguyên tắc này cũng sẽ khiến cho vụ việc có thê
bị kéo đài, xử đi xử lại nhiều lần gây bat loi cho duong su, nhất là những tranh chấp
hợp đồng thương mại có giá trị lớn đòi hỏi phải giải quyết nhanh chóng, dứt điểm Việc dây dưa, kéo dài vụ việc sẽ gây căng thăng tâm lý, làm mất thời giờ, tiền bạc
của các bên tham gia tố tụng tại Tòa
+ Khả năng tác động của các bên trong quá trình tố tụng rất hạn chế, đôi lúc
nó không thể hiện được hết nguyện vọng của các bên tranh chấp
Như vậy, có thể hiểu pháp luật giải quyết tranh chấp hợp đông thương mại tại Tòa án là hình thức giải quyết tranh chấp do cơ quan tài phán Nhà nước thực hiện Tòa án nhân danh quyền lực Nhà nước đề đưa ra phán quyết buộc bên có nghĩa vụ phải thi hành, kể cả bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước dựa trên cơ sở pháp luật đã quy định về lĩnh vực tranh chấp hợp đồng thương mại như: BLDS, Luật
thương mại, Do đó, các đương sự thường tìm đến sự trợ giúp của Tòa án như một
giải pháp cuối cùng đề bảo vệ có hiệu quả các quyền, lợi ích của mình khi họ áp dụng cơ chế thương lượng và hòa giải không có hiệu quả và cũng không đưa vụ việc tranh chấp của họ đề giải quyết băng trọng tài thương mại
1.2 Những vấn đề lý luận pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng
thương mại tại Tòa án
1.2.1 Những nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại bằng tô tụng Tòa án
Các nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại là những tư tưởng chỉ đạo, hướng dẫn việc giải quyết vụ án tranh chấp thương mại và được ghi nhận trong các quy phạm pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án kinh doanh, thương mại Bên cạnh việc những nguyên tắc được ghi nhận trong Hiến pháp và Luật tô chức Tòa án nhân dân như: Nguyên tắc khi xét xử Thâm phán, Hội thâm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nguyên tắc xét xử công khai, xét
xử tập thể và quyết định theo đa SỐ Bộ luật tố tụng dân sự còn ghi nhận các
nguyên tắc cơ bản sau đây:
1.2.1.1 Nguyên tắc tôn trọng quyên tự định đoạt của các đương sự
17
Trang 26Nguyên tắc này được quy định tại Điều 5 BLTTDS năm 2015 Xuất phát từ các quan hệ kinh tế là những quan hệ được xác lập một cách tự nguyện từ ý chí và nguyện vọng của các bên mà không có bất cứ sự cưỡng ép, đe dọa nào trong quá
trình xác lập, thực hiện Nói cách khác, sự xác lập các quan hệ kinh tế hoàn toàn do các bên tự quyết định, và được Nhà nước bảo đảm nếu không trái với các quy định
của pháp luật và đạo đức xã hội Khi phát sinh tranh chấp, bên bị vi phạm có quyên yêu cầu Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; nhưng ngược lại, họ cũng có quyên từ bỏ quyền lợi của mình đã bị xâm phạm cho dù đã có yêu cầu Nhà nước bảo vệ Chính vì vậy, khi xảy ra tranh chấp, Tòa án chỉ tham gia giải quyết khi
có yêu cầu của đương sự Nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của các
đương sự được thể hiện trong suốt các giai đoạn của quá trình tố tụng: họ có thể
khởi kiện hoặc không khởi kiện; trong quá trình giải quyết vụ việc, các đương sự có quyền chấm dứt, thay đối các yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách
tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội Việc thực hiện quyền này của
đương sự không chỉ dừng lại việc giải quyết theo thủ tục sơ thâm, thủ tục phúc thẩm
mà còn được thực hiện cả trong các giai đoạn của quá trình thi hành bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật
1.2.1.2 Nguyên tắc Tòa án không tiến hành điều tra ma chỉ xác mình, thu thập chứng cứ
Nguyên tắc này thể hiện bản chất dân sự trong việc giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại Khác với giải quyết các vụ án hình sự, khi giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại thì Tòa án không tiến hành điều tra mà đương sự phải cung cấp chứng cứ, Tòa án chỉ xác minh, thu thập chứng cứ trong
những trường hợp nhất định (Điều 6 BLTTDS)
Khi giải quyết vụ án tranh chấp thương mại, Toà án chủ yếu căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ mà đương sự đưa ra Bên nào yêu cầu Toà án bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình thì bên đó có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ đề chứng minh cho yêu cầu của mình là căn cứ có hợp pháp Đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình thì phải chứng minh sự phản đối đó là có căn cứ và đưa ra để chứng minh
Các bên có quyền và nghĩa vụ trình bày những gì mà họ cho là cần thiết Toà
án không bắt buộc phải thu thập thêm chứng cứ mà chỉ tiễn hành xác minh Trong
trường hợp đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ và có yêu cầu thì Thâm phán mới tự mình thu thập chứng cứ hoặc trong các trường hợp khác mà
Trang 27pháp luật có quy định
1.2.1.3 Nguyên tắc bình đăng trước pháp luật
Quyền bình đăng trước pháp luật là quyền cơ bản của công dân đã được ghi nhận trong Hiến Pháp 1992 và được cụ thê hoá tại Điều § BLTTDS năm 2015
Khi tham gia tố tụng kinh tế, các đương sự bình đăng về quyên và nghĩa vụ trong việc thực hiện các hành vi tô tụng Trước toà án không có sự phân biệt đối xử giữa các bên tranh chấp theo hình thức tô chức, hình thức sở hữu hay thành phần kinh tế Các chủ thê có quyền ngang nhau trong việc đưa ra yêu cầu và phản đối yêu cầu của bên kia đều có nghĩa vụ thu thập, cung cấp chứng cứ nhằm bảo vệ quyền lợi của mình
1.2.1.4 Nguyên tắc bảo đảm quyên bảo vệ và lợi ích hợp pháp của đương sự Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ và lợi ích hợp pháp của đương sự được quy định tại Điều 9 BLTTDS năm 2015
Ngoài quyền tự bảo vệ cho mình, các đương sự có quyền nhờ luật sư hay
người khác có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đề bảo về quyền và lợi ích
hợp pháp của mình
1.2.1.5 Nguyén tac hoa giai
Nguyên tắc hòa giải trong tố tụng dân sự được quy định tại Điều 10 BLTTDS Việc hòa giải là thủ tục bắt buộc khi giải quyết các vụ án kinh tế, với bản chất của hòa giải là sự tự quyết định của các bên tranh chấp trong quá trình hòa giải Thâm phán không được ép buộc mà phải tôn trọng tính tự nguyện, tự do ý chí của các bên
Bản chất của quan hệ kinh tế được thiết lập trên cơ sở tự nguyện và quyền tự định đoạt của đương sự, do đó việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các quan
hệ này được thực hiện theo những biện pháp nhất định, trong đó hòa giải là một
biện pháp quan trọng và là nguyên tắc bắt buộc trong tố tụng dân sự Với bản chất của hòa giải là sự tự quyết định của các bên tranh chấp trong quá trình Hòa giải, Thâm phán không được ép buộc mà phải tôn trọng tính tự nguyện, tự do ý chí của
các bên Khi các đương sự đạt được thỏa thuận với nhau về giải quyết tranh chấp thì
Tòa án lập biên bản hòa giải thành và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự và quyết định này có hiệu lực thi hành ngay Đây là điểm khác cơ bản
giữa hòa giải trong tố tụng và hòa giải ngoài tố tụng Vì vậy, hòa giải có ý nghĩa hết
sức quan trọng, được thực hiện nhằm mục đích phát huy truyền thông đoàn kết,
19
Trang 28tương trợ giữa các bên tham gia quan hệ kinh tế, nâng cao kết quả giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại Đồng thời làm tốt hòa giải sẽ hạn chế những tốn kém về tiền bạc, thời gian của Nhà nước, công sức của cán bộ Nhà nước cũng như của công dân, hạn chế những khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tư pháp
BLTTDS cũng quy định cụ thể việc hòa giải được thực hiện ở tất cả các giai đoạn
sơ thâm, phúc thâm, từ khi chuẩn bị xét xử đến khi bắt đầu xét xử tại phiên tòa, trừ những vụ án không được hòa giải như yêu cầu đòi bồi thường gây thiệt hại đến tài
sản Nhà nước hoặc những vụ án kinh tế phát sinh từ giao dịch trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội
1.2.1.6 Nguyén tắc Hội tham nhân dân tham gia xét xu vu an dan su
Nguyên tắc này được quy định tại Điều 11 BLTTDS 2015 và Điều § Luật tổ
chức Tòa án năm 2014 Theo đó Hội thâm nhân dân là người có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có uy tín trong cộng đồng dân cư, có tỉnh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực, có kiến thức pháp
luật, có hiểu biết xã hội và có đủ sức khỏe đề hoàn thành nhiệm vụ được giao, được
bầu hoặc cử theo quy định của pháp luật đê làm nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thâm quyền của Toà án nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người dân tham gia xét xử
Khi xét xử vụ án, Thâm phán và Hội thẩm nhân dân ngang quyền với nhau,
độc lập và chỉ tuân theo pháp luật mà không chịu bất kỳ sự chi phối nào khác
Đương nhiên, họ phải chịu trách nhiệm đối với ý kiến của mình về từng vấn đề của
vụ án
1.2.2 Thẩm quyên giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại tại Tòa án Thâm quyền của Tòa án là phạm vi quyền hạn của Tòa án trong việc thực hiện pháp luật mà trọng tâm là công tác xét xử các loại vụ án theo quy định của
pháp luật Thắm quyên của Tòa án còn là sự phân định quyền hạn giữa Tòa án nhân
dân và các cơ quan chức năng khác trong hệ thống các cơ quan Nhà nước Qua đó, thâm quyên của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp thương mại được hiểu là: thâm quyên của Tòa án là phạm vi giới hạn hoạt động của Tòa án và quyền năng pháp lý của Tòa án có mối liên quan chặt chẽ với nhau bao gồm thầm quyền xét xử, phạm vi, giới hạn xét xử và quyên hạn quyết định của Tòa án
Luật tô chức Tòa án nhân dân năm 2014 đã thể chế hóa nội dung của Nghị
quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư
pháp đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Kết luận số 92-KL/TW của Bộ
Trang 29Chính trị ngày 12/03/2014 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm
2020 Theo đó, tổ chức Tòa án nhân dân gồm: Tòa án nhân dân tối cao; các Tòa án nhân dân cấp cao; các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phó trực thuộc trung ương; các Tòa án nhân dân huyện, quận thị xã, thành phô thuộc tỉnh và tương đương: các Toà
án quân sự (Điều 3) Trong hệ thống Tòa án nhân dân, Tòa kinh tế là Tòa chuyên trách có nhiệm vụ và chức năng giải quyết, xét xử các vụ án kinh doanh, thương mại Khi xảy ra một tranh chấp hợp đồng kinh doanh, thương mại, cần xác định rõ
nó thuộc thầm quyền giải quyết của cơ quan nào, cấp nào Việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại có ý nghĩa quan trọng trong việc thụ lý, chuẩn bị hồ sơ và giải quyết tranh chấp thương mại cũng như thi hành các Bản án, quyết định của Tòa án
Đến BLTTDS năm 2015 ra đời đã hệ thống các quy định về thắm quyên của TAND các cấp Theo đó:
- TAND cấp huyện có thâm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về kinh doanh thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này
(điểm b Điều 35);
- TAND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thầm những tranh chấp về kinh doanh thương mại theo quy định tại Điều 30 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thâm quyền của TAND cấp huyện quy định tại khoản I Điều 35, những vụ án thuộc thâm quyên của TAND cấp huyện quy định tại Điều 35
mà TAND cấp tỉnh tự mình lẫy lên để giải quyết khi xét thây cần thiết hoặc theo đề nghị của TAND cấp huyện (điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 37) và giải quyết theo thủ tục phúc thầm những vụ án mà bản án, quyết định dân sự chưa có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị (điểm b khoản 1 Điều 38);
- TAND cấp cao có thâm quyên giải quyết, xét xử phúc thẩm những vụ án
mà bản án sơ thâm của Toà án cấp dưới trong phạm vi địa bàn hành chính được
giao bi khang cáo, kháng nghị; Uỷ ban thấm phán TAND cấp cao có thâm quyền
giám đốc thâm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
luật của Toà án cấp dưới bị kháng nghị;
- TAND tối cao: Hội đồng thâm phán TAND tối cao là cơ quan xét xử cao nhất theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, có thâm quyền giám đốc thâm, tái thâm những vụ án mà bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định BUTTDS
21
Trang 301.2.2.1 Thém quyén thu ly theo vụ, việc của Tòa án
Theo pháp luật về tố tụng dân sự và thương mại, thầm quyền theo vụ việc
chỉ đặt ra để phân định thâm quyền giữa các cơ cấu trong hệ thống Toà án Điều đó
có nghĩa là, thâm quyền Toà án không bị giới hạn bởi các vụ việc phát sinh trong đời sống dân sự nói chung và thương mại nói riêng Từ cách quan niệm, các đương
sự tìm đến sự trợ giúp của Toà án như một giải pháp cuối cùng để bảo vệ một cách
có hiệu quả các quyền và lợi ích của mình nên pháp luật về tố tụng dân sự và thương mại đã thừa nhận một nguyên tắc "Thâm phán không được phép từ chối xét
xử với lý do pháp luật chưa có quy định về vấn đề này" Hơn thế nữa, hành vi từ
chối xét xử của Thầm phán còn được xem là một tội danh bị xử lý nghiêm khắc
băng pháp luật hình sự Từ cách tiếp cận này, đã cho phép chúng ta thấy được vai
trò to lớn của hệ thong an lệ - một nguồn luật quan trọng do chính Toà án ban hành
đề phục vụ hoạt động xét xử một cách có hiệu quả Thâm quyền theo vụ việc là việc
xác định thầm quyền giải quyết vụ việc tranh chấp xảy ra thuộc cơ quan nào: Cơ quan quản lý cấp trên, Tòa dân sự, hay Tòa kinh tế?
Tòa án nhân dân cấp huyện có thâm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thâm
các tranh chấp về kinh doanh, thương mại (Điều 30 BLTTDS 2015) gồm:
- Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân,
tô chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận
- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân,
tô chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận
- Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch
về chuyền nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty
- Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tông giám đốc trong công ty cô phân, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyên đôi hình thức tô chức của công ty
- Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyên giải quyết của cơ quan, tô chức khác theo quy định của pháp luật
Xuất phát từ hoạt động kinh doanh, thương mại ngày càng đa dạng, phong phú, phức tạp trong nên kinh tế thị trường nên nhà làm luật khó có thể liệt đầy đủ
Trang 31mọi tranh chấp về kinh doanh, thương mại Do đó, đây là quy định mở, mang tính
dự liệu, đón đầu của pháp luật dé điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực kinh
doanh và tranh chấp về kinh doanh, thương mại Tuy nhiên, hiện nay, những tranh
chấp kinh doanh, thương mại khác mà chưa được xác định cụ thể là loại tranh chấp
nào và thuộc Tòa án cấp nào giải quyết thì pháp luật vẫn chưa đề ra những tiêu chí
nhất định
Ở TAND cấp huyện, thâm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thâm các tranh chấp về kinh doanh, thương mại theo khoản 1 Điều 30 BLTTDS năm 2015 thuộc
Tòa dân sự TAND cấp huyện Đối với TAND cấp huyện chưa có Tòa chuyên trách
thì Chánh án Tòa án có trách nhiệm tổ chức công tác xét xử và phân công Thâm phán giải quyết vụ việc thuộc thâm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện (Điều 36 BLTTDS 2015)
Đối với vụ án thuộc thâm quyền của TAND cấp huyện quy định tại Điều 35 BLTTDS mà TAND cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết
hoặc theo đề nghị của TAND cấp huyện hoặc những tranh chấp hợp đồng thương mại có yêu tố nước ngoài như vụ án có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa
án nước ngoài thì thuộc thâm quyên giải quyết của TAND cấp tỉnh
1.2.2.2 Thâm quyên thụ lý theo lãnh thổ
Vấn đề xác định thâm quyền của Toà án theo lãnh thổ chỉ được đặt ra khi các
bên tranh chấp có trụ sở hoặc nơi đăng kí ở khác địa phương Về nguyên tắc các bên không được lựa chọn Toà án giải quyết mà pháp luật tô tụng sẽ quy định loại thâm quyên này Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, pháp luật cho phép
các bên được thoả thuận với nhau hoặc nếu không có sự thoả thuận trước đó thì bên
nguyên đơn có quyền đơn phương lựa chọn Toà án Điều này nhằm bảo đảm tính khả thi của quyên khởi kiện và giúp quá trình giải quyết tranh chấp được thuận lợi tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc cho các bên tham gia Như vậy, thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ là giới hạn (khả năng) do pháp luật quy định xác định chức năng giải quyết các vụ việc KDTM của Tòa án theo đơn vị hành chính lãnh thô Thâm quyền của Tòa án theo lãnh thô quy định Tòa án có nghĩa vụ giải quyết các vụ việc KDTM theo yêu cầu của đương sự khi khởi kiện Thâm quyền
của Tòa án theo lãnh thô được xác định:
- Thứ nhất: Nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở
- Thứ hai: Theo sự lựa chọn của đương sự
23
Trang 32- Thứ ba: Đối với tranh chấp bất động sản thì Tòa án có thâm quyên là Tòa
án nơi có bất động sản Nhìn chung pháp luật tố tụng của nước ta quy định về thâm quyên giải quyết tranh chấp KDTM theo lãnh thô của Tòa án cũng khá tương đồng
với pháp luật của các nước trên thế giới
1.2.2.3 Thẩm quyền thụ lý theo sự lựa chọn của các bên đương sự
Thâm quyên của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn là giới hạn do luật định cho các chủ thê trong việc lựa chọn Tòa án có thẩm quyên giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại Thầm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn là hình thức pháp luật đưa ra các quy định về các Tòa án có thâm quyên giải quyết và nguyên đơn được lựa chọn theo ý chí của mình Thực chất của thâm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn là ngoại lệ của những quy tắc chung về thâm quyền Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, bên cạnh những tranh chấp
nguyên đơn bắt buộc phải khởi kiện tại Tòa án đã quy định thì một số tranh chấp
khác pháp luật trao quyền chủ động cho nguyên đơn được tự mình quyết định chọn
Tòa án để khởi kiện Quy định này hướng đến mục tiêu là tạo sự thuận lợi cho
nguyên đơn thực hiện quyền bảo vệ quyền của họ Quy định về thâm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn nhà lập pháp căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh của người khởi kiện; tính chất của đối tượng tranh chấp Thâm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn được quy định trong BLUTTDS được chia thành 2 loại: Lựa
chọn có điều kiện và lựa chọn không có điều kiện Việc pháp luật quy định thẩm
quyền theo sự lựa chọn là nhằm tăng cường quyền chủ động của công dân trong việc bảo vệ quyên trước Tòa án, đồng thời giúp Tòa án áp dụng thống nhất về thầm quyền xét xử Khi xác định thâm quyền của Toà án theo sự lựa chọn của nguyên đơn thì nguyên đơn chỉ có quyền lựa chọn Toà án giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
- Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có
thể yêu cầu Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn
có tài sản giải quyết
- Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi tô chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết
- Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc trụ sở ở Việt Nam thì nguyên đơn
có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết
- Nếu tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt
Trang 33hai giai quyét
- Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thê yêu cầu Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết
- Nếu các bị đơn cư trú, làm việc ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thê yêu cầu Toà án nơi một trong các bị đơn
1.2.3 Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp hop đồng thương mại tại Tòa
an
Trong quá trình hợp tác kinh doanh, việc xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp là điều không thể tránh khỏi Tuy nhiên, khi các bên không thể tự giải quyết, một trong các bên có quyên yêu cầu cơ quan tài phán nhà nước giải quyết tranh chấp -
đó là Tòa án Thủ tục giải quyết tranh chấp được thực hiện theo trình tự sau:
1.2.3.1 Khởi kiện và thu ly vu an
Một trong những phương thức các chủ thê tham gia trong hoạt động kinh tế yêu cầu nhà nước bảo vệ quyên lợi đó là quyền khởi kiện đến Tòa án Trong quá trình giải quyết tranh chấp Hợp đồng thương mại thì việc khởi kiện luôn là thủ tục
đầu tiên mà các đương sự phải thực hiện khi muốn bảo vệ quyền lợi của mình
Đề thực hiện quyền khởi kiện của mình, bên khởi kiện (nguyên đơn) phải
chuẩn bị hồ sơ khởi kiện bao gồm đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ gửi kèm
theo đơn khởi kiện cho Tòa án
Việc nộp đơn khởi kiện có thể bằng 03 cách: đến trực tiếp Tòa án, gửi qua
đường bưu điện hoặc gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện
tử của Tòa án Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện Đối với trường hợp nhận đơn
qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kề từ ngày nhận đơn,
Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện Trường hợp nhận đơn
khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án phải thông báo ngay việc
nhận đơn cho người khởi kiện qua Công thông tin điện tử của Tòa án (nếu có)
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thâm phán xem xét đơn khởi kiện
Thâm phán phải xem xét đơn khởi kiện trong thời hạn 05 ngày làm việc kê từ
ngày được phân công và có một trong các quyết định sau đây:
- Yêu cầu sửa đồi, bố sung đơn khởi kiện;
- Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục
2Ô
Trang 34rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại
khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này:
- Chuyên đơn khởi kiện cho Tòa án có thâm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thầm quyên giải quyết của Tòa án khác;
- Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thâm
quyền giải quyết của Tòa án
Việc Tham phan đưa ra quyết định khi xử lý đơn phải được ghi chép đầy đủ
tại sô nhận đơn và thông báo cho người khởi kiện qua Công thông tin điện tử của Tòa án (nếu có)
Sau khi hồ sơ khởi kiện được chấp nhận thì Tòa án sẽ tiến hành thủ tục thụ lý
vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện
đề giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật nay;
Trường hợp tiến hành thụ lý vụ án, Tòa án ra thông báo người khởi kiện đồng thời thông báo nộp tạm ứng án phí theo quy định của pháp luật tại Điều 195 BLTTDS 2015
Trong thời gian 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án thì
người khởi kiện phải thực hiện nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí đến Cơ quan thi
hành án; đồng thời nhận biên lai và nộp lại cho Tòa án thụ lý Kê từ ngày người khởi kiện nộp biên lai nộp tạm ứng án phí cho Tòa án, Tòa án vào số thụ lý và
thông báo về việc thụ lý vụ án cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, các đương sự
bao gồm: nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người làm chứng (nếu có)
Trong thời hạn 15 ngày kê từ ngày nhận được thông báo, người được thông báo phải nộp cho Toà án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có) Trong trường hợp cần gia hạn thì người được thông báo phải có đơn xin gia hạn gửi cho Toà án nêu rõ lý do; nếu việc xin gia hạn là có căn cứ thì Toà án phải gia hạn, nhưng không quá lŠ ngày Người được thông báo có quyên yêu cầu Toà án cho xem, ghi chép, sao chụp đơn khởi
kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện
1.2.3.2 Giai đoạn hòa giải và chuẩn bị xét xử
a) Hoa giai
Hòa giải là việc tiên hành nhằm giúp đỡ các đương sự thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ án dân sự; đặc biệt đối với vụ án tranh chấp Hợp đồng thương mại Ở
Trang 35Việt Nam, việc hòa giải tại Tòa là một giai đoạn không thể thiếu trước khi đưa vụ
án ra xét xử công khai tại Tòa án Tại buổi hòa giải, các bên có thê thương lượng với nhau về hướng giải quyết vụ việc, thể hiện tính dân chủ công khai; đồng thời
giảm bớt tiết kiệm được thời gian, công sức
Giai đoạn này, Thâm phán được phân công thụ lý, xét xử vụ án có thê yêu
cầu các bên thực hiện các công việc sau: yêu cầu các bên xuất trình thêm các giấy
tờ, tài liệu cần thiết liên quan đến vụ việc; triệu tập lên Tòa án đề lấy lời khai hoặc
để đối chất; triệu tập các đương sự đến tiến hành hoà giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án Trước khi tiến hành phiên hoà giải, Toà án
phải thông báo cho các đương sự người đại diện hợp pháp của đương sự biết về thời gian, địa điểm tiến hành phiên hoà giải, nội dung các vấn đề cần hoà giải Việc hoà giải được tiến hành theo các nguyên tắc: Mộ /à, tôn trọng sự tự nguyện thoả
thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực, bắt buộc
các đương sự phải thoả thuận không phù hợp với ý chí của mình /z¡ /à, nội dung thoả thuận giữa các đương sự không được trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội
+ Thành phân phiên hoà giải gồm: Thâm phán chủ trì phiên hoà giải, thư ký toà án ghi biên bản hoà giải, các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự Trong một vụ án có nhiều đương sự, mà có đương sự vắng mặt trong phiên hoà giải, nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành hoà giải và việc hoà giải đó không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì Thâm phán tiến hành hoà giải giữa các đương sự có mặt; nếu các đương sự đề nghị hoãn phiên hoà giải để có mặt tất cả các đương sự trong vụ án thì Thâm phán phải hoãn phiên hoà giải
+Trình tự tiến hành hoà giải: Khi tiến hành hoà giải, Thẩm phán phô biến
cho các đương sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết
vụ án đề các bên liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hoà giải thành đề họ tự nguyện thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ
án Việc hoà giải được thư ký Toà án ghi vào biên bản và biên bản hoà giải phải có các nội dung chính quy định tại Điều 211 BLTTDS năm 2015 Biên bản hoà giải phải có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của các đương sự có mặt trong phiên hoà giải, chữ ký của thư ký Toà án ghi biên bản và của Thâm phán chủ trì phiên hoà giải Khi các đương sự thoả thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án dân sự thì Toà án lập biên bản hoà giải thành Trường hợp hòa giải không thành thì Tòa án lập biên bản hòa giải không thành và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử Biên bản
27
Trang 36này được gửi ngay cho các đương sự tham gia hoà giải
Hết thời hạn 07 ngày, kế từ ngày lập biên bản hoà giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thoả thuận đó thì Thâm phán chủ trì phiên hoà
giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Toà án phân công ra quyết định công
nhận sự thoả thuận của các đương sự Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy hầu hết các quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự do Thâm phán chủ trì phiên
hoà giải ra quyết định Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị
theo thủ tục phúc thâm Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự chỉ
có thê bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thâm nếu có căn cứ cho rằng sự thoả
thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe doạ hoặc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kề từ ngày ra quyết định công nhận sự thoả
thuận của các đương sự, Toà án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện
kiểm sát cùng cấp Thâm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các
đương sự nếu các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ
án này
Nếu như các bên hoà giải không thành thì Toà án đưa vụ án ra xét xử công
khai hoặc xét xử kín để đảm bảo bí mật cho các bên khi các bên yêu cầu và được
Toà án chấp thuận
b) Chuẩn bị xét xử
Đối với giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án tranh chấp hợp đồng thương
mại thì đây là giai đoạn quan trọng Trong đó, Toà án xác định đúng quan hệ pháp luật tranh chấp, xác định tư cách tố tụng của đương sự là nguyên đơn, bị đơn, người
có quyền và nghĩa vụ liên quan Khi đã xác định được các đương sự trong vụ án,
Toà án có thể yêu cầu họ cung cấp chứng cứ đề chứng minh cho yêu cầu của mình
hoặc bác lại yêu cầu của đương sự khác Nếu cần phải bổ sung chứng cứ thì Toà án
sẽ thu thập theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự đề hoàn thiện hồ sơ vụ án
Thời hạn chuẩn bị xét xử được tính từ ngày Tòa án thụ lý vụ án đến ngày Tòa án đưa vụ án ra xét xử Trong thời gian chuẩn bị xét xử, Tòa án tiến hành lập
hồ sơ vụ án, xác minh, thu thập chứng cứ, hòa giải vụ án và xem xét đề đưa vụ án ra
xét xử Đối với những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thì thời hạn chuẩn bị
xét xử là 02 tháng: trong trường hợp vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại
khách quan thì Chánh án có thé gia han thoi han chuẩn bị xét xử nhưng không quá
01 tháng Việc quy định như vậy nhằm đảm bảo yêu cầu giải quyết vụ án một cách
Trang 37nhanh chóng và kịp thời
Trong thời gian chuẩn bị xét xử, tuỳ từng trường hợp, ngoài quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự, Toà án ra một trong các quyết định sau đây: Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án; Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án;
Quyết định đưa vụ án ra xét xử
Khi có một trong các căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 214 BLTTDS năm 2015 thì Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự Đó là:
- Đương sự là cá nhân chết, cơ quan, tô chức đã hợp nhất, sáp nhập chia, tách,
giải thé ma chưa có cơ quan, tô chức, cá nhân thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tô chức, cá nhân đó;
- Đương sự là cá nhân mắt năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên mà
chưa xác định được người đại diện theo pháp luật;
- Chấm dứt đại điện hợp pháp của đương sự mà chưa có người thay thế;
- Cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc sự việc được pháp luật quy định phải do cơ quan tô chức khác giải quyết trước mới giải quyết được vụ
án đó;
- Cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ hoặc đợi cơ quan, tô chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án;
- Cần đợi kết quả xử lý văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc giải
quyết vụ án có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của
cơ quan nhà nước cấp trên mà Tòa án đã có văn bản kiến nghị cơ quan nhà nước có thâm quyền xem xét sửa đôi, bỗ sung hoặc bãi bỏ;
- Theo quy định tại Điều 41 của Luật phá sản;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật
Ngoài ra, khi có một trong các căn cứ quy định tại Điều 217 BLTTDS 2015 thì Tòa án ban hành quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự Đó là:
- Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ
không được thừa kế;
- Cơ quan, tô chức đã bị giải thể, phá sản mà không có cơ quan, tô chức, cá nhân nào kề thừa quyền, nghĩa vụ tô tụng của cơ quan, tô chức đó;
- Người khởi kiện rút toàn bộ yêu câu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được
29
Trang 38triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng
mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng trở ngại khách quan;
- Đã có quyết định của Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp hợp tác xã đó;
- Nguyên đơn không nộp tiền tạm ứng chỉ phí định giá tài sản và chi phí tố
tụng khác theo quy định của Bộ luật này
Trường hợp bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập không nộp tiền tạm ứng chỉ phí định gia tai san va chi phi
tô tụng khác theo quy định của Bộ luật này thì Tòa án đình chỉ việc giải quyết yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
- Đương sự có yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thâm ra
bản án, quyết định giải quyết vụ án và thời hiệu khởi kiện đã hết;
- Các trường hợp quy định tại khoản I Điều 192 của Bộ luật này mà Tòa án
đã thụ lý;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật
Trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, không đề nghị xét
xử vắng mặt và trong vụ án đó có bị đơn yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan có yêu câu độc lập thì giải quyết như sau:
- Bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rút toàn bộ yêu cầu độc lập thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án;
- Bị đơn không rút hoặc chỉ rút một phần yêu cầu phản tố thì Tòa án ra quyết
định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; bị đơn trở thành
nguyên đơn, nguyên đơn trở thành bị đơn;
- Bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, người có quyên lợi và nghĩa vụ liên
quan không rút hoặc chỉ rút một phần yêu cầu độc lập thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu phản tô của bị đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trở thành nguyên đơn, người nào bị
khởi kiện theo yêu câu độc lập trở thành bị đơn
Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, xóa tên vụ án đó trong
số thụ lý và trả lại đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự nếu có
yêu câu; trong trường hợp này, Tòa án phải sao chụp và lưu lại đê làm cơ sở giải
Trang 39quyét khiéu nai, kién nghị khi có yêu câu
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kê từ ngày ra quyết định đình chỉ giải quyết
vụ án dân sự, Tòa án phải có nghĩa vụ gửi quyết định đó cho đương sự, cơ quan, tô chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiêm sát cùng cấp
Đối với vụ án được xét xử lại theo thủ tục sơ thâm sau khi có quyết định
giám đốc thâm, tái thấm mà Tòa án quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án thì Tòa án đồng thời phải giải quyết hậu quả của việc thi hành án, các vấn đề khác có
liên quan (nếu có); trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện hoặc đã được triệu tập
hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì việc đình chỉ giải quyết vụ án phải có sự đồng ý của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
Trường hợp đương sự không thay đổi ý kiến cũng như không thể thỏa thuận được với nhau đối với vụ án tranh chấp đó thì Tham phán được phân công thụ lý, giải quyết vụ án sẽ ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử công khai tại Tòa án Quyết
định đưa vụ án ra xét xử gồm có các nội dung được quy định cụ thê tại Điều 220
BLTTDS 2015
Có thê nói, giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thâm đối với vụ án tranh chấp Hợp đồng thương mại là giai đoạn rất quan trọng, làm tiền đề, cơ sở pháp lý vững chắc đảm bảo cho việc xét xử và ra các phán quyết của Toà án được khách quan, toàn diện và đúng pháp luật
c Ấp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại điện hợp pháp của đương sự, tô chức, cá nhân khởi kiện vụ án có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án áp dụng một hay nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc
việc thi hành án Khi đó, người yêu cầu phải làm đơn yêu cầu áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời đến Tòa án đang giải quyết vụ án, nội dung đơn yêu cầu phải đầy
đủ nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều 133 BLTTDS; tùy theo từng yêu cầu áp
dụng biện pháp khân cấp tạm thời mà người yêu cầu phải cung cấp cho Tòa án
chứng cứ đề chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
+ Trường hợp Tòa án nhận đơn yêu cầu trước khi mở phiên tòa thì Thâm phán được phân công giải quyết vụ án phải xem xét, giải quyết Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, nếu người yêu cầu không phải thực hiện biện pháp bảo đảm hoặc ngay sau khi người đó thực hiện xong biện pháp bảo đảm quy định tại Điều 136 BLTTDS thì Thâm phán phải ra ngay quyết định áp dụng biện
31
Trang 40pháp khẩn cấp tạm thời; nếu không chấp nhận yêu câu thì Thâm phán phải thông
báo băng văn bản nêu rõ lý do cho người yêu cầu (điểm a khoản 2 Điều 133
BLTTDS nam 2015)
+ Trường hợp Hội đồng xét xử nhận đơn yêu cầu áp dụng biện phap khan
cấp tạm thời tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử xem xét, thảo luận, giải quyết tại
phòng xử án Nếu chấp nhận thì Hội đồng xét xử ra quyết định áp dụng biện pháp khân cấp tạm thời ngay hoặc sau khi người yêu cầu đã thực hiện xong biện pháp
bảo đảm quy định tại Điều 136 BLTTDS Việc thực hiện biện pháp bảo đảm được
bắt đầu từ thời điểm Hội đồng xét xử ra quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo
đảm, nhưng người yêu cầu phải xuất trình chứng cứ về việc đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm trước khi Hội đồng xét xử vào phòng nghị án, nếu không chấp nhận yêu cầu áp dụng biện pháp khân cấp tạm thời thì Hội đồng xét xử phải thông báo ngay tại phòng xử án và ghi vào biên bản phiên tòa (điểm b khoản 2 Điều 133 BLTTDS năm 2015)
- Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, khi nhận được đơn yêu cầu cùng với đơn khởi kiện và chứng cứ kèm theo, Chánh án phân công ngay một Thâm phán
thụ lý giải quyết đơn yêu cầu Trong thời hạn 48 giờ, kê từ thời điểm nhận đơn yêu
cau Tham phan phải xem xét và ra quyết định áp dụng biện pháp khan cấp tạm
thời; nếu không chấp nhận yêu cầu thì Thâm phán phải thông báo băng văn bản và
nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết (điểm e khoản 2 Điều 133 BLTTDS năm 2015)
1.2.3.3 Giai đoạn đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm
Khi các đương sự không thay đôi ý kiến cũng như không thể thỏa thuận được với nhau đối với vụ án tranh chấp đó thì Thẩm phán - người trực tiếp thụ lý, giải quyết vụ án sẽ ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử công khai tại Tòa án Quyết định đưa vụ án ra xét xử được quy định về nội dung theo Điều 220 BLTTDS 2015 Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Tòa án phải giao quyết định này cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp Tòa
án phải gửi hồ sơ vụ án, quyết định đưa vụ án ra xét xử cho Viện kiểm sát đối với
vụ án được quy định tại khoản 2 Điều 21 Bộ luật này; trong thời hạn 15 ngày, kể từ
ngày nhận được hồ sơ Viện kiểm sát phải nghiên cứu và trả lại hồ sơ cho Tòa án Sau thời hạn 01 tháng kể từ ngày ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Tòa
án phải mở phiên Tòa xét xử công khai vụ án; trường hợp có lý do chính đáng theo luật định thì thời hạn này là 02 tháng Ngoài ra, phiên tòa xét xử cũng có thê bị hoãn
vì một sô lý do như: văng mặt của đương sự, Hội đông xét xử không đảm bảo, hoặc