luan van tot nghiep, luan van thac si, luan van cao hoc, luan van tong hop luan van tot nghiep, luan van thac si, luan van cao hoc, luan van tong hop luan van tot nghiep, luan van thac s
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG DAI HQC MO HA NOI
LUAN VAN THAC SY
NGANH: LUAT KINH TE
PHAP LUAT VE BOI THUONG KHI NHA NUOC THU HOI DAT NÔNG
NGHIEP TU THUC TIEN TINH THANH HOA
VU HOANG DUNG
HÀ NỘI - 2020
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SỸ
PHAP LUAT VE BOI THUONG KHI NHA NUOC THU HOI DAT
NONG NGHIEP TU THUC TIEN TINH THANH HOA
Trang 3LOI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và có kê thừa các công trình nghiên cứu trước đó có liên quan đến đề tài
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Hà Nội ngày tháng năm 2020
Tác giả luận văn
Vũ Hoàng Dung
Thư viện Trường Đại học Mở Hà Nội
Trang 4LOI CAM ON
Trong hơn 2 năm học tập, nghiên cứu chương trình cao học Luật Kinh tế tại Trường Đại học Mở Hà Nội, chúng tôi đã tiếp thu được nhiều kiến thức mới, những kinh nghiệm quý báu, là hành trang cho chúng tôi tiếp tục thực hiện tốt hơn nhiệm
vụ của mình
Luận văn này là một phần kết quả quan trọng trong quá trình đào tạo cao học Với tất cả tình cảm của mình, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu Trường Đại học Mở, các Thây, Cô giáo trong và ngoài Trường Đại học Mở đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
Tôi xin cảm ơn TS Phạm Thị Hương Lan - người đã hướng dẫn tôi trong
suốt quá trình làm Luận văn Cô giáo đã cho tôi thêm nhiều kiến thức về khoa học,
cách tiếp cận và nghiên cứu về pháp luật bồi thường khi nhà nước thu hôi đất nói
chung và pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp nói riêng
cong now BMP tort Vien TuOne Dal hoc Mo Ha Noi
Cudi cung tdi xin gui loi cam ơn tới các cơ quan của UBND tỉnh Thanh Hoa giúp đỡ đề tôi có thê hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập trong suốt thời gian qua
Mặc dù tôi đã có cố găng trong quá trình làm luận văn, song không thể tránh
khỏi những hạn chế nhất định, rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý và giúp đỡ quý
báu của các Thây, cô giáo và các bạn đông nghiệp
Ha Noi, thang nam 2020 Tác giả luận văn
Vũ Hoàng Dung
Trang 5DANH MUC CAC TU VIET TAT
123docz.net - File bi loi xin lienhe: Iethikim34079 @ hotmail.con
Trang 6PHU LUC
123docz.net - File bi loi xin lienhe: lethikim34079 @ hotmail.com
Biéu sé 1 Biéu s6 01/GD-CHN: Bang giá đất trồng cây hàng năm
Biểu số 2 Biêu số 02/GĐ-CLN: Bảng giá đất trồng cây lâu năm
Biểu số 3 Biêu số 03/GĐ-RSX: Bảng giá đất nuôi trồng thủy sản
Biểu số 4 Biéu so 04/GD-NTS: Bang gia dat lam muối
Biéu sé 5 Biêu số 05/GD-NTS: Bang gia dat rimg san xuat
Biéu s6 6 Biéu s6 06/GD-NTS: Bang giá đất rừng phòng hộ
Biểu số 7 Biêu số 07/GĐ-NTS: Bảng giá đất rừng đặc dụng
Thư viện Trường Đại học Mở Hà Nội
Trang 7MUC LUC
LỜI MỞ ĐÂU : + St SE E31E211711211111211711211E211E711711711711E131E 21121 1xrrked |
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu dé tai esceesssssessssssscssssssssssssscssscssscsseesseesseess l
2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài .- 2-2 22 s£++z£szcse2 2
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiÊn CỨU <5 S133 33133 3E vn rx rv 5
4; ii hữïti6; bhạm):ví no fÖD S£U¿igi:9sscgsudi0iiat02áeiteog0gstpsuiteesitggiissgiuasii 6
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiÊn CỨU - - 5 «5< «s52 s+s<+ss£zs2 6
6 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của công trình nghiên cứu . - s5 7
7 Cơ cầu của luận văn -s- + s£Sk£SkSESEeEEEEEEEEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEkCEkrserrkrrkerkrrerrs 7
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VẺ BỎI THƯỜNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỘI HT NỮNNGENGIEHỆ booeeaaanatetiinaiiiatiiotatiii3000020401319464800/a8u608/143/00040105823866248 0E 8 1.1 Quan niém về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp 8
{:1:1: KBớI ni@ini VE Cat iB ie REMIB pssst eres cme eee cere! 8
1.1.2 Khai niém về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp 9 1.1.3 Đặc điểm của việc bôi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp 11
1.1.4 Y ed Gc Thiên Trữ la Bản IÓC Rye! đã tas NGHIỆP ¬— 11
1.1.5 Phan biệt giữa hồ trợ với bôi thường khi nhà nước thu hôi đât nông nghiệp
1.2 Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp 13
1.2.1 Khái niỆ1m - - G - 1 13 1E v.v ng 13 1.2.2 Nguyên tắc của việc bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp I5
1.2.3 Su can thiết phải điều chỉnh pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi
đất nông nghiệp và những yêu cầu đặt ra 2-5-5 Sz+xecxxeExecxxerrsersrers 19 1.2.4 Nội dung pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp 23 Kết luận chương l - 2-2 s£ + +E£+EE££EE£EEE+EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrkerr 26 CHƯƠNG 2: THỰC TRANG PHAP LUAT VE BOI THUONG KHI NHÀ NƯỚC
THU HOI DAT NONG NGHIỆP QUA THỰC TIỀN ÁP DUNG TAI TINH
EAE POW esses ces tacts L2 00530id0iidiiiRgE5gi0S0ni1380n003003001030468Ag1884408700 28
2.1 Thực trạng pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp 28
2.1.1 Thực trạng pháp luật về phạm vi, điều kiện bồi thường khi Nhà nước thu
HỘI đt /NGHB HEHÏĐÏccnncEL21iint0A Q2 BA (6Á 08:00 iaiGG1áiáxi táng lô to tugilgGiigH400010611vd8Á0.1688q016 28
Trang 82.1.2 Thực trạng pháp luật về giá đất nông nghiệp được bôi thường khi nhà nước thứ Hồi đắt TS BIO uaaeconicbiiidiGdlGiRiALG106000ả110003080101050038006i480188500d2d00030u-ả886 32 2.1.3 Thực trạng pháp luật về phương thức bồi thường khi nhà nước thu hồi đất
2.1.4 Thực trạng pháp luật thủ tục bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông
tế Hệ Ô succGtiacsyi2äi0tiiáxiitiiN42142ã100010558000ã66166c60143666000wx6x4420030044008á0s36016duk30160i.03201g28160n8004966 45
2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông
nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa (<6 1313188118133 331 1v v.v x yc 50
2.2.1 Tổng quan về bồi thường thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh
HỘ: cong pnia5xg46i522810201830540556040i48045p43 016036040144 4 2n0ia80378/4442600it833014G351500/0/4 0000568 1008038 50 2.2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông HIỆP tiêu địa bản tỊHH THANH HỒR::cc:stoytioisgiicaotdcavtsgGbacgtcaftosggis 5] 2.2.3 Đánh giá việc áp dụng pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
nông nghiệp qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh Thanh Hóa - 2-5 52- 65
CHUONG 3: GIẢI PHAR HPA DPR, LUAT) VE ‘BO! THUONG KHI
NHÀ NUỚỐC THU HOLDAT NONG NGBIEP wssssimsssssasccinsnsveaivsssavsvsivavascekensecacvnies 74
3.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất
1)1)0: TPHIỆD tiycobii00G0 (G0200 X0ãGã0ãgiQ94y0GGGGAHdiGGGSNW@ftgigieiygosgg 74 3.2 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bồi thường khi nhà
nước thu hồi đất nông nghiệp 2° = £EE£EE££EE£EE£EEEEEeEkEvEkerxerrkrrrvrre 80
3.2.1 Thiết kế pháp luật về thu hồi đất, bồi thường phải trên cơ sở nhận thức đầy
đữ RA ITE AE CT UA secrete ct case RUT NAC RIEL 80 3.2.2 Nâng cao nhận thức của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai, đội ngũ cán
bộ, công chức, viên chức làm nhiệm về thu hồi đất, bồi thường cũng như đối với tô cHức, hộ gïu đìnH cá ñhữñ sĩ dự: đổi caacantoootccigsgsitodG8ietucts0AxS840064:5:80ã10a068 81
3.2.3 Nâng cao số lượng và năng lực trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các cán bộ, ban, ngành ở địa phương và các đơn vị tư vấn thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư se + x£EE£Ext£EEteExxeExeerxerrxerrkerrk 83 3.2.4 Cần đây mạnh công tác thanh tra, kiểm tra trong thực tiễn thi hành pháp
luật bồi thường, giải phóng mặt bằng, c6 SE EEEEEExEEkrEkerkrrrkrrkere 83
Trang 93.2.5 Day manh cong tac tuyén truyén, phd bién, gido duc phap luat dat dai 84 3.2.6 Phối hợp xử lý kịp thời, hiệu quả các vụ việc khiéu nai déng ngudi, wrot cap 85
3.2.7 Giải pháp hỗ trợ, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho các định viên làm công tác dịch vụ tư vấn, xác định giá đất -ss-cse¿ 86
3.2.8 Đề xuất sửa đổi, bố sung các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 86
Két ludin Chong 3 o.cccsecseessesssessesssecsscssessssessesseessvesscssessurssucsavsseesssesseesucssucsaceseveneceneeseds 87
,
Thư viện Trường Đại học Mở Hà Nội
Trang 10LOI MO DAU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Đối với một nước có xuất phát điểm là nông nghiệp như Việt Nam thì đất đai
là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, nguôn tư liệu sản xuất quan trọng Tuy nhiên, trong quá trình phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, việc sử dụng đất đai vào các mục đích an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng để
thực hiện mục tiêu phát triên đất nước, đặc biệt là các dự án phát triển đô thị, dự án sản xuất, kinh doanh phát triên kinh tế làm giảm diện tích đất nông nghiệp là một
điều không tránh khỏi Hậu quả của việc thu hồi đất nông nghiệp, người dân không còn đất sản xuất là một vấn đề bức xúc hiện nay Vì vậy, việc bồi thường, hỗ trợ
người dân khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp đang là một vấn đề mang tính thời
sự cấp bách
Luật Đất đai mới được Quốc hội thông qua có hiệu lực thi hành ké tir ngay
1/7/2014 đã có những đổi mới đáng kể trong công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà
EUS a TU Bhiég, bo sine: Jãi hỌC Mỡ Bà WôiP*? nà vẻ bối
thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nói chung, đất nông nghiệp nói riêng nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc: điều kiện hỗ trợ, bôi thường về đất, gia tri dat, nha 6, tai
sản gắn liền với đất, chính sách hỗ trợ bồi thường quy định vẫn chưa thực sự thỏa
đáng, chưa đảm bảo cân băng lợi ích giữa Nhà nước, người sử dụng đất, nhà đầu tư
Từ đó dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện kéo dài Việc thực thi pháp luật của các cơ
quan ban ngành còn nhiều lúng túng, bị động và cứng nhắc
Về đặc thù, tỉnh Thanh Hóa là một tỉnh nằm ở vị trí trung chuyên giữa các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Nam nước ta Là một tỉnh có đủ ba vùng rõ rệt, vùng núi, vùng đồng bằng và vùng ven biên Diện tích đất nông nghiệp chiếm điện tích
lớn nhất (gần 80%) với hơn 70% dân số nông thôn, trong đó có gần 50% dân số làm
nghề nông Đất nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong phát triên kinh tế, xã
hội của tỉnh Thanh Hóa; Thanh Hoá năm ở cực Bắc Miền Trung, cách Thủ đô Hà Nội 150 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.560km Phía Bắc giáp
với ba tỉnh Sơn La, Hoà Bình và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây
Trang 11giáp tỉnh Hủa Phăn (nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào), phía Đông là Vịnh Bắc
Bộ
Thanh Hoa nam trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung bộ ở vị trí cửa ngõ nói liền Bắc Bộ với Trung Bộ có hệ thống giao thông thuận lợi như: đường
sắt xuyên Việt, đường Hồ Chí Minh, các quốc lộ 1A, 10, 45, 47, 217; cảng biển
nước sâu Nghi Sơn và hệ thống sông ngòi thuận tiện cho lưu thông Bắc Nam, với các vùng trong tỉnh và đi quốc tế Hiện tại, Thanh Hóa có sân bay Sao Vàng và đang dự kiến mở thêm sân bay quốc tế sát biên phục vụ cho Khu kinh tế Nghi Sơn
và khách du lịch
Đề thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, căn cứ theo báo cáo số
12/BC- PTQĐSD ngày 10/7/2019 của Trung tâm Phát triên quỹ đất tỉnh Thanh Hóa
từ năm 2013 đến nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã thu hồi 25.475 ha đề thực hiện
gần 300 dự án lớn nhỏ, trong đó có các dự án lớn như công trình Đại lộ Đông Tây thành phố Thanh Hóa, công trình đường 39m đại lộ Võ Nguyên Giáp, khu kinh tế
Nghĩ Sơn, Dự án nhà máy lọc ộn đầu N8 Thanh Hóa là một tỉnh đang phát triên, thường xuyên tiên hành các công tác $H xc ở Là Nội
thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng, đây là địa danh thuận lợi làm cơ sở để
đánh giá, tông kết chính xác những kết quả đạt được, những vướng mắc xảy ra khi
áp dụng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Chính vì vậy, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Pháp luật về bồi thường khi nhà
nước thu hôi đất nông nghiệp từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình
2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Do tầm quan trọng, tính phức tạp và nhạy cảm của bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nên vẫn đề này đã thu hút sự quan tâm của nhiều tác giả Trong
nhiều chuyên đề nghiên cứu, trên các tạp chí, các báo cáo, bài viết, báo viết, báo
điện tử đã có nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến các nội dung xoay quanh van dé nay:
Có thể kể đến cuốn chuyện khảo “Pháp luật về định giá trong bồi thường giải phóng mặt bằng ở Việt Nam”, PGS.TS Doãn Hồng Nhung (chủ biên), NXB Tư
pháp 2013; chuyên đề “Bình luận và góp ý đối với các quy định về đất, hỗ trợ và tái
Trang 12định cư khi Nhà nước thu hồi đất trong dự thảo Luật Đất đai sửa đổi” PGS.TS
Nguyễn Quang Tuyến tổ chức tại Đại học Luật Hà nội; đề tài nghiên cứu khoa học
cấp trường (2013) “' Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi
đất - thực trạng và hướng hoàn thiện” của TS.Nguyễn Thị Nga, Đại học Luật Hà
Nội Ngoài ra còn có một số bài viết tiêu biêu như “Chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất” của TS Trần Quang Huy - Tạp chí Luật học, số 10/2010; pháp luật về
hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, Ths Lê Ngọc Thạch:
Một số luận án, luận văn nghiên cứu xoay quanh vấn đề bôi thường hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp trong thời gian gần đây:
Đỗ Phương Linh (2012), Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư người có đất bị thu hồi trong giải phóng mặt bằng - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện luận văn thạc
sĩ luật học, TS Trần Quang Huy hướng dẫn
Trần Thị Phương Liên (2013), Pháp luật về bồi thường, hồ trợ đối với hộ gia
đình, cá nhân khi nhà nước thu hôi đất nông nghiệp - Thực trạng và hướng hoàn thiện, luận văn thạc sĩ luật học, TS Nguyễn Thị Nga hướng dẫn
Phạm Thuỷ (20149) Phóp (ướt vệ, bội “lượng Khi Nhộ ước th hỏi đá
nông nghiệp ở Việt Nam: luận án tiên sĩ luật học, do PGS TS Nguyên Quang
Tuyến, PGS TS Phạm Hữu Nghị hướng dẫn
Nguyễn Thị Thảo My (2014), Thực trang áp dụng pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang, luận văn
thạc sỹ luật học, PGS TS Nguyễn Quang Tuyến hướng dẫn
Trần Thị Ngà (2014), Pháp luật về hỗ trợ khi nhà nước thu hôi đất nông nghiệp qua thực tiễn thi hành tại thành phố Phủ Lý - tỉnh Hà Nam, luận văn thạc sĩ
luật học, PGS TS Nguyễn Quang Tuyến hướng dẫn
Phạm Thu Thuỷ (2014), Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
nông nghiệp ở Việt Nam: luận án tiến sĩ luật học; Người hướng dan: PGS TS
Nguyễn Quang Tuyến, PGS TS Phạm Hữu Nghị
Tạ Văn Thắng (2015), Pháp luật về bôi thường, hồ trợ và tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất từ thực tiên thực hiện tại huyện Hoài Đức, thành phô Hà Nói, luận văn thạc sĩ luật học Viện Đại học Mở Hà Nội do TS Nguyễn Văn Phương hướng dân
Trang 13Vũ Hải Anh (2015), Pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hồ trợ và tái định
cư từ thực tiên thực hiện tại Quận Long Biên, thành phô Hà Nói, luận văn thạc sĩ luật học Viện Đại học Mở Hà Nội do PGS.TS Phạm Hữu Nghị hướng dẫn
Vũ Thị Kiều Oanh (2016), Pháp luật về bôi thường khi nhà nước thu hôi đất,
khóa luận tốt nghiệp do TS Nguyễn Thị Dung hướng dẫn
Nguyễn Tân Cảnh (2017), Pháp luật về bi thường khi nhà nước thu hôi đất
từ thực tiên thành phô Đà Nẵng Luận văn Thạc sĩ luật học
Lê Thành Long (2017), Pháp luật bôi thường khi Nhà nước thu hôi đất từ
thực tiên tỉnh Quảng Nam, Luận văn Thạc sĩ luật học
Nguyễn Tat Đắc (2018), Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn tỉnh Táy Ninh, Luận văn Thạc sĩ luật học
Lê Phú Lượng (2018), Pháp luật về Hồ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi
đất từ thực tiên tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn Thạc sĩ luật học
Một số tài liệu nghiên cứu như sau:
Đào Trung Chính, Đặng Hùng Võ và Nguyễn Thanh Trà, “Đánh giá thực tiễn
rin khaicông tác hỏi đÁ: bộ(thrỷng Mộ" đói 4Jnh cutee gip định của pháp
luật”, Nghiên cứu này dựa trên sô liệu điều tra trên địa bàn 3 thành phô: Hà Nội, Da Nẵng, Hồ Chí Minh va 4 tinh: Vinh Phúc, Quảng Ninh, Long An, Bình Dương với 3 đối tượng là: 1.445 hộ gia đình, 70 doanh nghiệp sử dụng đất và 224 cán bộ địa phương: nhằm đánh giá việc thực hiện các quy định về: chuyên đôi đất đai, thu hồi đất,
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Về thu hồi đất: cơ bản các hộ dân đánh giá đã thực hiện
theo đúng trình tự, hợp lý và đảm bảo tính minh bạch; các doanh nghiệp cho răng còn khó khăn trong tiếp cận đất đai do nhiều quy định chồng chéo Về bồi thường: nhiều ý kiến đề nghị khung giá đất được ban hành định kỳ 01- 03 năm một lần; phải xác định giá đất cụ thê để bồi thường Về hỗ trợ: cần giao đất sản xuất mới, tăng mức hỗ trợ ôn định đời sóng, việc làm Về tái định cư: cần tăng diện tích các căn hộ tái định cư, đất
dịch vụ hoặc ưu tiên được mua nhà, đất thuộc các dự án phát triển đô thị với giá ưu đãi
và được miễn thuế Các đề xuất trên là cơ sở đề hoàn thiện pháp luật về thu hồi, bồi
thường, hỗ trợ tái định cư («em Tạp chí Khoa học và Phát triển 2013, tap 11, số 3: 328- 336; www.hua.edu.vn Các công trình nghiên cứu trên chủ yếu tìm hiểu, bình luận
những quy định về đối tượng, thẩm quyên, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định
Trang 14cư khi Nhà nước thu hồi đất được ban hành trước và sau khi Luật đất đai năm 2013 ra
đời mà chưa có công trình đề cập, nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng các quy định của Luật đất đai năm 2013 về bồi
thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trong bối cảnh hiện nay
Các nghiên cứu trên đã đi sâu nghiên cứu nhiều khía cạnh về vấn đề pháp luật
về bồi thường hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất hoặc tập trung nghiên cứu thực trạng pháp luật về thực hiện bồi thường đề thực hiện các dự án Tuy nhiên cho đến nay, chưa
có công trình nghiên cứu chuyên sâu về góc độ thực tiễn áp dụng, đặc biệt việc tập trung xem xét, nghiên cứu thực tiễn áp dụng tại tỉnh Thanh Hóa thì chưa có công trình nào nghiên cứu Luận văn nghiên cứu và kế thừa các thành quả của các nhà nghiên cứu trước nhưng có sự tập trung về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp một cách chuyên sâu hơn qua thực tiền áp dụng tại tỉnh Thanh Hóa
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nguyên cứu nhằm đạt được các mục đích sau:
+ Làm rõiihột số ân đệ, lý;luận vẻ, khái ,niệnE, đặc điểm; bản chất của bôi
thường khi Nhà nước thu hồi đất nồng nghiệp |
+ Tìm hiểu, hệ thống hóa các quy định pháp luật về bồi thường khi Nhà nước
thu hồi đất nông nghiệp
+ Đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa Qua đó đưa ra các giải
pháp hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Tìm hiểu cơ sở thực tiễn, lý luận, khái niệm pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
+ Trình bày các quy định chung về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
+ Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu
hồi đất nông nghiệp, chỉ ra những kết quả đạt được, nguyên nhân hạn chế, tồn tại của pháp luật trong lĩnh vực này
Trang 15+ Đưa ra định hướng, đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về
bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp và các giải pháp nâng cao hiệu
quả công tác thực thi pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa theo luật Đất đai năm 2013
- Nghiên cứu khía cạnh pháp lý về vấn đề pháp luật bồi thường khi nhà nước
thu hồi đất nông nghiệp không nghiên cứu khía cạnh xã hội, kỹ thuật
Phạm vỉ nghiên cứu:
- Luận văn nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật về bồi thường khi Nhà
nước THĐ nông nghiệp và thực tiễn áp dụng pháp luật trong lĩnh vực này trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa Thời gian nghiên cứu là 5 năm từ năm 2015 đến 2020
5 Phuong pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận:
Cơ sở phường pháp luận (eu: luận) văn ]à chủ nghữa: dủy (yật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác — Lê nin
-Phương pháp nghiên cứu:
Đề giải quyết yêu cầu của đề tài, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thê sau:
* Phương pháp nghiên cứu hệ thống được sử dụng để xem xét, đánh giá quá trình phát triển của pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp qua các thời kì (Sử dụng trong Chương 1, Chuong 2)
* Phương pháp phân tích, phương pháp lập luận lôgiec được sử dụng để nghiên cứu những vấn đề lý luận pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp (Sử dụng trong Chương l)
* Phương pháp bình luận, phương pháp đối chiếu, phương pháp đánh giá
được sử dụng để tìm hiểu thực trạng pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi
đất nông nghiệp và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Thanh Hóa (Sử dụng trong Chương 2)
* Phương pháp tong hop, phương pháp quy nạp, phương pháp suy luận logic được sử dụng để đưa ra định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về bôi
Trang 16thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Thanh Hóa (Sử dụng tại Chương 3)
6 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của công trình nghiên cứu
Luận văn này cung cấp một cách trực diện những vấn đề lý luận về bôi
thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Luận văn là nguồn tư liệu tông hợp về thực trạng thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa Cung cấp thêm các luận cứ khoa học trong công tác bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới
Luận văn có giá trị tham khảo đối với sinh viên đại học, cao học luật và hành chính, có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu ở Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, hoặc làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề này
Những đề xuất, giải pháp của luận văn là tư liệu tham khảo đề các nhà hoạch định pháp luật tiếp tục hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông
7 Cơ cầu của luận văn
Ngoài Lời mở đầu, Kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương:
CHUONG 1: LY LUAN PHAP LUAT VE BOI THUONG KHI NHÀ
NUGC THU HOI DAT NONG NGHIỆP
CHUONG 2: THUC TRANG PHAP LUAT VE BOI THUONG KHI NHA
NUGC THU HOI DAT NONG NGHIEP QUA THUC TIEN AP DUNG TAI TINH THANH HOA
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VẺ BỎI THƯỜNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỎI ĐÁT NÔNG NGHIỆP
Trang 17CHU ONG 1: LY LUAN PHAP LUAT VE BOI THUONG KHI NHA NUOC
THU HOI DAT NONG NGHIEP
1.1 Quan niệm về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nơng nghiệp 1.1.1 Khái niệm về đất nơng nghiệp
Đất nơng nghiệp là thuật ngữ được dùng phổ biến trong các văn bản luật đất đai ở Việt Nam, được hiệu là đất trồng lúa, trồng cây hoa màu như ngơ, khoai, sắn
và những loại cây được coi là lương thực Tuy nhiên, trên thực tế cịn cĩ nhiều loại cây lâu năm khác
Theo Từ điên Luật học của Bộ Tư pháp: “Đất nơng nghiệp là tổng thể các
loại đất được xác định là tư liệu sản xuất chủ yếu phục vụ cho việc trồng trọt và
chăn nuơi, nghiên cứu thí nghiệm về trồng trọt và chă nuơi, bảo vệ mơi trường sinh thái, cung ứng sản phâm cho các ngành cơn nghiệp và dịch vụ [40 tr.237-238]
Theo quy định tại Luật Đất đai năm 1993: “Đất nơng nghiệp là đất được xác
định chủ yêu sử dụng vào sản xuất nơng nghiệp như trồng trọt, chăn nuơi, nuơi
trồng thủy sản hộÈ; nghiện cứu thí nghiệm) về nơng righiệp”/¿\ ` ơ¡
Theo quy định tại Luật Đất đai năm 2003 thì khái niệm đất nơng nghiệp khơng được đề cập đến mà chỉ đưa ra thuật ngữ “Nhĩm đất nơng nghiệp” và đất đai được chia làm ba loại căn cứ vào mục đích sử dụng đất Cụ thể, nhĩm đất nơng nghiệp, nhĩm đất phi nơng nghiệp và nhĩm đất chưa sử dụng [22, tr.6]
Cũng tương tự Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013 giải thích đất
nơng nghiệp đưới dạng 3 nhĩm đất Theo đĩ, Nhĩm đất nơng nghiệp bao gồm: Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác; Đất trồng cây lâu năm; Đất rừng sản xuất; Đất rừng phịng hộ; Đất rừng đặc dụng: Đất nuơi trồng thủy sản; Đất làm muối; Đất nơng nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kế cả các hình thức trồng trọt khơng trực tiếp trên đất; xây dựng chuơng trại chăn nuơi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuơi, nuơi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh (Theo Khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai năm 2013) [33; ứ:E7]
Trang 18Về co bản cách hiểu đất nông nghiệp theo Luật Đất đai năm 2013 đã rất chỉ tiết, phân loại rõ ràng tránh cách hiểu hạn hẹp, không bao quát được hết các loại đất nông nghiệp, gây thiệt thòi cho người dân khi tiến hành bồi thường cũng như giải quyết các chế độ chính sách, Luật Đất đai năm 2013 Luật hóa quy định về đất nông nghiệp khác Theo đó, cách hiểu dất nông nghiệp khác không còn mang nặng anh
hưởng về mặt địa lý, đó không chỉ là các loại đất chỉ có ở nông thôn mà còn là đất
có xây dựng công trình đê trồng trọt, chăn nuôi, ở cả đô thị và nông thôn Ngoài ra, theo Luật Đất đai năm 2013 đất xây dựng không đề trồng trọt, chăn nuôi trong các trạm, trại nghiên cứu và cơ sở ươm tạo cây giống, con giống: nhà kho của dân dé chứa nông sản, thuộc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp đồng thời thêm đất trồng hoa, cây cảnh cũng không còn được coi là đất nông nghiệp khác
Như vậy việc kết hợp sử dụng nhiều loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp như vậy là một nhu cầu tất yếu khách quan của mỗi hộ muốn nâng cao năng lực sản xuất, tận dụng quỹ đất để khai thác đất đai có hiệu quả, bên cạnh đó cũng thể hiện
sự thể chế hóa chị (t0Ter®fJñï f†PĐPRoÌ"A/PBPIPRGfÍÊc Khuyến khích
sản xuât nông nghiệp theo mô hình nông trang trại kêt hợp với nông — lâm — ngư — diêm nghiệp Do vậy tôi cho rằng việc phân loại đất nông nghiệp như quy định của
luật đất đai hiện hành là hợp lý
Từ những phân tích trên, có thê hiểu một cách chung nhất: Đát nông nghiệp bao gồm tổng thể các loại đất có đặc tính sử dụng giống nhau là tư liệu sản xuất chủ yếu phục vụ cho nục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp như trông trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, đất làm muối; nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp
1.1.2 Khái niệm về bồi thường khi nhà nước thu hôi đất nông nghiệp
Khái niệm về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp có rất nhiều
Trang 19mua quyên sử dụng đất, Nhà nước sẽ bù đắp tôn thất cho người sử dụng theo cơ chế bồi hoàn thỏa đáng [10]
Quan điểm thứ hai: “Bồi thường” hay “đền bù” thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất, vấn đề cần định danh lại Trước hết cần thấy răng: Thu hôi đất theo quy định của pháp luật đất đai, là việc Nhà nước băng quyền lực của nhân dân giao phó
(Nhà nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và
vì nhân dân) và bằng ý chí của mình do pháp luật quy định, quyết định thu hồi đất
của tô chức, cá nhân vì lợi ích của toàn xã hội Do vậy, trong trường hợp này, pháp luật nên quy định là “đền bù thiệt hại” khi Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an nỉnh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng [28, tr.40]
Quan điểm thứ ba: “Thu hồi đất" và “Bồi thường khi thu hồi đất" là những thuật ngữ luôn gắn liền với chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai và Nhà nước là
người đại diện Điều này cần được xem xét ở hai khía cạnh; Quyền đại diện sở hữu của Nhà nước đối với đất đai là cơ sở, là nền tảng pháp lý cho Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất; Bồi thường là hệ quả tất yếu sau thu hồi, nếu người sử dụng đất
đáp ứng được các điều kiện dạ php duit dt (đinh, Mặt khác, "bồi thường” là thuật ngữ phù hợp đặt trong bôi cảnh Nhà nước thu hôi đât với tư cách là chủ sở
hữu đại điện đối với đất dai [30, tr.33]
Mặt khác, xét về mặt bản chất, thì “bồi thường” hay “đền bù” hay “bồi hoàn” đều là sự bù đắp tương xứng những thiệt hại đã gây ra Đây là những thuật ngữ có
nội hàm tương đối đồng nhất Thiết nghĩ, không nên bàn sâu về vấn đề thuật ngữ này, bởi vì không mang lại nhiều ý nghĩa về mặt thực tiễn, cũng như không làm
thay đôi nội dung về trách nhiệm và nghĩa vụ lớn lao của Nhà nước đối với người dân, khi Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất Điều quan trọng là, khi Nhà nước thu hồi đất, cần phải có cơ chế thực hiện một cách nghiêm túc sự bù đắp tương xứng với những thiệt hại hữu hình và vô hình về vật chất và tinh thần cho người dân có
đất bị thu hồi
Xuất phát từ các quan điểm trên, có thể đưa ra khái niệm về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp như sau: Bồi £hường khi nhà nước thu hôi đất nông nghiệp là việc Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nông nghiệp đề sử dụng vào mục đích quốc phòng, an nình, lợi ích quốc
Trang 20gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế phải bù đắp những tốn hại về đất và tài sản trên đất do hành vì thu hồi đất gây ra, cho người sử dụng đất tuân theo những quy
định của pháp luật đất đai
1.1.3 Đặc điểm của việc bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp Thứ nhất, cơ sở làm phát sinh việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông
nghiệp, đó là khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng hay vì mục tiêu phát triển kinh tế Pháp luật bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp phải giải quyết hài hòa mâu thuẫn
giữa lợi ích “công” của nhà Nhà nước, của xã hội và lợi ích “tư” của người sử dụng
đất trong thu hồi đất Điều này thê hiện khi thu hồi đất để sử dụng cho mục đích chung thì Nhà nước phải chú trọng bảo đảm quyên và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất nông nghiệp bị thu hồi, dựa trên cơ sở quyền sử dụng đất là một loại quyền
về tài sản được pháp luật bảo hộ, hơn thế nữa đất nông nghiệp còn được coi là tư liệu sản xuất đặc thù của người nông dân
Thứ hai, về đối tượng được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
chỉ những người lcổ thuyền làử | dụng) đái nồng nhliiệp op pháp lúc là có giây chứng
nhận quyên sử dụng đất, hoặc có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất hoặc đủ điều
kiện đề cấp giấy chứng nhận quyên sử dụng đất mới được bồi thường
Thứ ba, về phạm vi bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, hộ gia
đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp không chỉ được bồi thường các thiệt hại
vật chất thực tế, mà người nông dân phải gánh chịu khi Nhà nước thu hồi đất, mà còn phải tính đến những tốn hại phi vật chất ở thời điểm thu hồi và trong tương lai
mà người nông dân phải đối mặt Bởi lẽ, đối tượng bị thu hồi đất nông nghiệp có
điều kiện sống và công viéc đề mưu sinh mang đặc thù riêng, khác với các chủ thê
sử dụng đất khác, đất bị thu hôồi chính là tư liệu sản xuất chính không gì thay thế
được của một nghề nghiệp được coi là duy nhất đối với người nông dân Do vậy Nhà nước cần xem xét, giải quyết các vấn đề mang tính xã hội như được hỗ trợ ôn định đời sống, ồn định sản xuất, chuyên đổi việc làm thông qua đào tạo nghề mới
1.1.4 Ý nghĩa của việc bằi thường khi nhà nước thu hôi đất nông nghiệp Một là: Đảm bảo bồi thường những tồn thất cho người có đất bị thu hồi
Trang 21Có thể nói, pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp là
một lĩnh vực pháp luật nhạy cảm Nó thu hút sự quan tâm của mọi người dân trong
xã hội, đặc biệt là những người bị thu hồi đất Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp nhằm bù đắp những tốn thất mà người sử dụng đất phải gánh
chịu, đồng thời giải quyết các vấn đề kinh tế- xã hội là hậu quả của việc Nhà nước thu hồi đất gây ra
Hai là: Đảm bảo ồn định tình hình chính trị, đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất
Đảo đảm cho người dân nhanh chóng có chỗ ở mới để đảm bảo cuộc sống, giải quyết hài hòa giữa việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước,
nhà đầu tư và người sử dụng đất Các quy định về bồi thường khi Nhà nước thu hồi
đất nông nghiệp được ban hành phù hợp với thực tiễn, bảo hộ quyên và lợi ích hợp
pháp của người dân thì được họ đồng tình ủng hộ, hậu quả là việc thu hồi đất được thực hiện nhanh chóng, dứt điểm Ngược lại các quy định về bồi thường khi Nhà
nước thu hồi đất nông nghiệp (đặc biệt là các quy định về giá đất bồi thường) không
phù hợp với thụ †Ì ráo động ftoftf P/Ai'HồỨNIð HH No nguời dân thì sẽ
không nhận được sự đông thuận, phát sinh các tranh châp, khiêu kiện kéo dài tiêm
ân nguy cơ mất ôn định chính trị - xã hội; hậu quả là việc thu hồi đất gặp nhiều khó
khăn, phức tạp và thậm chí là không thực hiện được
Ba là: Bồi thường khi Nhà nước TH còn thể hiện trách nhiệm của Nhà nước nham bu đắp tôn thất về quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất do
hành vi thu hồi đất của Nhà nước
1.1.5 Phân biệt giữa hỗ trợ với bôi thường khi nhà nước thu hôi đất nông
nghiệp
Theo Khoản 12 Điều 3 và Điều 74 Luật Đất đai 2013: Bồi thường khi Nhà
nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyên sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất
Theo Khoản 14 Điều 3 và Điều 83 Luật Đất đai 2013 thì: Hỗ trợ khi Nhà
nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào tạo
nghề mới, bố chí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm chỗ ở mới đề ồn định đời sống, sản xuất va phát trién
Trang 22Như vậy sự khác nhau căn bản giữa bồi thường và hỗ trợ, tái định cư là: Bồi
thường là khái niệm xuất phát từ ngành luật dân sự mang tính tương xứng với các
nguyên tắc chủ thê nào gây thiệt hại, chủ thê đó phải bồi thường: thiệt hại đến đâu, bồi thường đến đó Trong khi đó, khái niệm hỗ trợ là “giúp đỡ” mang tính chính
sách, thể hiện việc cộng thêm vào nên không đòi hỏi tính tương xứng như bồi thường
1.2 Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
1.2.1 Khai niệm
~
Trong quan hệ pháp Luật Đất đai, thuật ngữ “bồi thường” đã được đề cập từ rất sớm Tuy nhiên, khi Luật Đất đai năm 2001 sửa đổi, bỗ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1993 được Quốc hội ban hành, thuật ngữ “bồi thường” được sử
dụng trở lại và tiếp tục xuất hiện trong Luật Đất đai năm 2003 Theo đó, “Bồi
thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất
đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất” (Khoản 6, Điều 4 Luật Đắt đai năm 2003) Quan điểm này chưa thật toàn diện, bởi lẽ nếu quy định bồi thường
là việc Nhà nước! trồ lại biá'trj quÿềä)$ừ dùa¿ đáp tà kñống đúng Giá trị của đất, đặc
biệt là đất nông nghiệp không bao giờ giữ nguyên ban đầu mà luôn tăng thêm do có
sự cải tạo, đầu tư của con người Bên cạnh việc bôi thường giá trị quyền sử dụng đất , Nhà nước còn có các chính sách bồi thường với tài sản trên đất, những chỉ phí đầu tư vào đất Chăng hạn thực tế trường hợp Nhà nước giao đất nông nghiệp không thu tiền cho hộ gia đình, cá nhân Nhà nước vẫn tiễn hành bồi thường chỉ phí đầu tư vào đất
Nhằm có cách hiểu rõ ràng hơn về đỉnh nghĩa này, tách bạch rạch ròi giữa
bồi thường về đất và bồi thường về tài sản , Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/7/2014 tại Khoản 12 Điều 3 đã giải thích rõ “Bồi thường về đất là
việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho
người sử dụng đất” còn những vẫn đề bôi thường về tài sản gắn liền với đất , những
chi phí đầu tư vào đất được quy định cụ thể hơn tại các điều luật khác Bồi thường
khi nhà nước thu hôi đất về cơ bản vẫn có một số đặc trưng sau:
Trang 23- Bồi thường nhà nước là hậu quả pháp lý trực tiếp do hành vi thu hồi đất của Nhà nước, nó chỉ phát sinh sau khi có quyết định hành chính của về thu hồi đất của
cơ quan có thâm quyên
- Bồi thường là trách nhiệm của Nhà nước nhằm bù đắp tồn thất về quyền và
lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất do hành vi thu hồi đất của Nhà nước
- Người bị Nhà nước thu hồi đất không chỉ được bồi thường về đất mà còn được bồi thường vẻ tài sản trên đất và được xem xét , hỗ trợ giải quyết các vấn đề
mang tính xã hội như ồn định đời sống, ồn định sản xuất, chuyền đôi việc làm
- Việc bôi thường chỉ được áp dụng với các đối tượng bị thu hồi đất đáp ứng những điều kiện nhất đị nh theo quy định của pháp luật Từ những phân tích, căn cứ trên ta có thê hiểu đầy đủ về bôi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp là
việc Nhà nước bù đắp những thiệt hại , tôn hại về đất và tài sản, chi phi dau tư trên
đất do hành vi thu hồi đất nông nghiệp gây ra cho người sử dụng đất đáp ứng các
quy định của pháp luật về đất đai Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
nông nghiệp là tông hợp các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình nhà nước bôi thường lô đất, tài sản, chỉ phí đầu tự trên đất khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
nông nghiệp là một lĩnh vực pháp luật khá nhạy cảm Bên cạnh việc chịu sự chi
phối bởi hình thức sở hữu toàn dân về đất đai pháp luật về bồi thường khi Nhà nước
thu hồi đất nông nghiệp còn có những đặc trưng riêng như: cơ sở đề bồi thường
trong pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp không chỉ dựa trên những thiệt hại thực
tế mà người nông đân phải gánh chịu ngay tại thời điểm thu hồi mà còn tính đến các thiệt hại trong tương lai bởi vai trò không gì thay thế được của đất nông nghiệp với
người nông dân, khác với chủ thể khác, các loại đất khác, đất nông nghiệp là tư liệu
sản xuất chính trong nghề nông, nghề nghiệp duy nhất của người nông dân Ngoài
ra, pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp áp dụng chủ yếu đối với cá nhân, hộ nông dân ở nông thôn là sự kết hợp đan xen hài hòa giữa nhiều
biện pháp khác nhau: biện pháp hành chính, biện pháp kinh tế, thuyết phục và cưỡng ché Đặc biệt, ở mỗi địa phương khác nhau khi thực hiện việc bồi thường đối
với người nông dân bị thu hồi đất thì bên cạnh việc tuân thủ các quy định chung của
Trang 24pháp luật cần chú trọng đặc điểm vùng mién, dac diém của các loại đất để có định hướng, quy định phù hợp.[20, tr.16-17]
Từ những điều nêu trên có thể hiểu pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hoi dat nông nghiệp như sau: Pháp luật về bôi thường khi Nhà nước thu hôi đất
nông nghiệp là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành đề điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình bôi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, nhằm giải quyết hài hòa lợi ích của người bị thu hôi đất, lợi ích của Nhà nước, lợi ích của chủ đâu tư
1.2.2 Nguyên tắc của việc bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Việc quản lý đất đai nói chung luôn phải tuân thủ những nguyên tắc nhất
định, đối với vấn đề nhạy cảm, dễ phát sinh khiếu kiện như bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp thì các quy định của pháp luật càng phải bảo đảm
tuân thủ các nguyên tắc cơ bản Nếu như các quy định các nguyên tắc bồi thường,
hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nói chung, đất nông nghiệp nói riêng nằm rải rác tại
các văn bản hướng! dẫn thí!hành IVUẬC Đâ)ảai\6ãin 2003 (Điều)14 Nghị định số
69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 và Điều 1§ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004) thì Luật Đất đai năm 2013 đã Luật hóa các nguyên tắc này đồng thời tách nguyên tắc bồi thường về đất và nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản,
ngừng sản xuất kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất thành 02 điều riêng biệt (Điều
74 và Điều 88 Luật Đất đai năm 2013) và có một điều luật riêng quy định về
nguyên tắc hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất (Điều 83 Luật Đất đai năm 2013) Trong
đó, quy định cụ thể các nguyên tắc bồi thường về đất và các nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản gắn liền với đất, nguyên tắc hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất đề các bộ, nghành, địa phương và người thu hồi đất căn cứ vào đó thống nhất thực
hiện Theo đó, về cơ bản, nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
nông nghiệp thê hiện trên các khía cạnh sau:
Thứ nhất, người bị THĐ có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì
được bồi thường, hỗ trợ Việc bồi thường được đặt ra khi Nhà nước thu hồi đất sử
dụng vào mục đích quốc phòng, an nỉnh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và vào
mục tiêu phát triển kinh tế Tuy nhiên, để được bôi thường, hỗ trợ, người bị thu hồi
Trang 25dat còn phải thỏa mãn những điều kiện do pháp luật quy định: Khoản I Điều 74
Luật Đất đai xác định khăng định nguyên tắc: “Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì
được bồi thường” Ngoài ra, với các trường hợp không được bồi thường về đất luật
cũng xác định vân đề bôi thường về chi phí đầu tư vào đất còn lại (Khoản 1 Điều 76 Luật Đất đai năm 2013) Việc bồi thường về tài sản sản xuất, kinh doanh khi Nhà
nước thu hồi đất cũng chỉ được đặt ra khi “chủ sở hữu tài sản hợp pháp găn liền với đất bị thiệt hại về tài sản được bồi thường” và “Khi Nhà nước thu hồi đất mà tô chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải ngừng sản xuất, kinh doanh mà có thiệt hại thì được bồi
thường thiệt hại” Việc bôi thường khi Nhà nước thu hồi đất được xem như là sự bôi hoàn những thiệt hại trực tiếp mà người sử dụng đất phải gánh chịu do việc thu hồi đất gây ra Bên cạnh việc bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất, người sử dụng đất có đất bị thu hồi còn được xem xét hỗ trợ: “Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất ngoài việc được bồi thường theo quy định của Luật này còn được Nhà nước
xem xét hỗ trợ” (Điệm + % hoàn J,Điền Bộ Liệt Đắ đi nếm 2019): Đi với trường
hợp người trực tiếp sản xuât bị thu hôi đât nông nghiệp mà không có đât nông
nghiệp khác để bồi thường cho việc tiếp tục sản xuất, thì ngoài việc được bồi thường, còn được Nhà nước hỗ trợ để ôn định cuộc sống, được hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề, bó trí việc làm mới Điều này là hành động cân thiết bởi vì, đất
nông nghiệp không chỉ là tư liệu sản xuất đặc biệt mà còn là điều kiện bảo đảm việc
làm cho người nông dân Khi đất nông nghiệp của họ đã bị thu hồi do nhu cầu của Nhà nước thì Nhà nước phải bồi thường, hỗ trợ không chỉ về mặt vất chất mà còn trong việc đào tạo chuyên đổi nghề, tìm kiếm việc làm mới Đây không chỉ là nghĩa
vụ pháp lý mà còn là trách nhiệm xã hội, chính trị, thể hiện rõ tính nhân đạo của Nhà nước
Thứ hai, việc bồi thường bảo đảm đầy đủ các thiệt hại Khi Nhà nước thu
hồi đất nông nghiệp, người dân không chỉ thiệt hại về đất mà còn có những thiệt hại
về tài sản trên đất, các hoa lợi, lợi tức thu được do việc sử dụng đất Đề bảo đảm bồi
thường đầy đủ các thiệt hại, phạm vi bồi thường không chỉ dừng lại ở đất bị thu hồi
mà còn có bôi thường cả những thiệt hại về tài sản, sản xuất kinh doanh Luật Đất
Trang 26đai năm 2013 quy định cụ thê nguyên tắc bồi thường về đất và về tài sản nhằm bảo
vệ lợi ích chính đáng của người có đất bị thu hồi “Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất
để bồi thường thì được bồi thường băng tiền theo giá đất cụ thê của loại đất thu hồi
do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất” (Khoản 2 Điều 74 Luật Đất đai năm 2013) Nguyên tắc này tạo sự linh hoạt khi cho
phép cơ quan thâm quyền cũng như người bị thu hồi đất nông nghiệp lựa chọn được
phương án bồi thường phù hợp Đối với trường hợp bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng đối với người sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất
được xem là quy định tích cực, nhằm tạo điều kiện cho người bị thu hồi đất nông nghiệp tiếp tục được kinh doanh, sản xuất nông nghiệp Ngoài ra, việc bồi thường
về đất cùng mục đích sử dụng cũng tránh những tiêu cực, lợi dụng, tranh chấp không đang có trong bồi thường đất nông nghiệp Trong thực tiễn sử dụng đất nông
nghiệp, việc vi phạm mục đích sử dụng đất khá phô biến, đó là việc chuyên từ đất
nông nghiệp sang mục đích phi nông nghiệp Trong những trường hợp này, khi bị thu hôi đất, người sử dụng faa rh cách, gay khó khăn, nhận cơ hội để đòi bồi thường với giá đât phi nông nghiệp Vì vậy, pháp luật cũng quy định rõ, người sử dụng đất nông nghiệp theo quy định của pháp luật nhưng tự ý sử dụng làm đất phi nông nghiệp thì chỉ được bồi thường theo đất nông nghiệp Bồi thường đất cùng mục đích sử dụng là bảo đảm sự công bằng giữa tất cả người sử dụng đất có đất bị
thu hồi Tuy nhiên, việc bồi thường băng đất nông nghiệp trong thực tế chỉ được
triển khai khi quỹ đất nông nghiệp của địa phương còn Đôi với bôi thường về tài
sản, Điều 8§ Luật Đất đai năm 2013 quy định nguyên tắc: “1 Khi Nhà nước thu hồi đất mà chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường 2 Khi Nhà nước thu hồi đất mà tô chức, hộ gia đình, cá nhân, người
Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải
ngừng sản xuất, kinh doanh mà có thiệt hại thì được bôi thường thiệt hại” Nếu chỉ
bồi thường về giá trị sử dụng của đất mà bỏ qua những thiệt hại về tài sản gắn liền với đất và đặc biệt là bỏ qua những thiệt hại khi ngừng sản xuất, kinh doanh sẽ là một thiếu sót trong chính sách pháp luật về bồi thường Việc bồi thường về tài sản
găn liền với đất được xem xét khi chủ sở hữu tài sản đó hợp pháp; việc bồi thường
Trang 27thiệt hại trong sản xuất kinh doanh được đặt ra khi người có đất bị thu hồi phải
ngừng sản xuất, kinh doanh mà có thiệt hại Nói cách khác, khi có thiệt hại Xảy ra
thì người sử dụng đất có đất bị thu hồi sẽ được xem xét bồi thưởng, bảo đảm việc bồi thường đây đủ các thiệt hại
Thứ ba việc bồi thường phải theo giá thị trường Điều này là cơ sở để bảo
đảm lợi ích cho người có đất bị thu hồi, để họ thấy việc bồi thường là thỏa đáng và
tự nguyện trả lại đất được giao Đối với trường hợp bồi thường về đất, Luật Đất đai
năm 2013 quy định: “được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thê của loại đất thu
hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất”
(Khoản 2 Điều 74) Nghị định số 47/2014/NĐ-CP cũng quy định: “Chi phí đầu tư vào đất còn lại được tính phải phù hợp với giá thị trường tại thời điểm có quyết định
thu hồi đất” Về lý thuyết, việc bồi thường phải dựa trên thiệt hại thực tế, tuy nhiên
đối với đất nông nghiệp, tuy giá đất bồi thường tính thấp hơn so với đất phi nông
nghiệp và đặc biệt thấp hơn nhiều so với giá đất thị trường, sự biến động giá đất
cũng không đáng kể nhưng trên thực tế người bị thu hồi đất không được nhận tiền
bồi thường ngay tt i4 /#VÕ Cin PROMS PEPIN get một thời gian,
có khi sau từ 3 - 5 năm kể từ ngày này, do việc thực hiện những quy trình thủ tục nên điều này dễ dân đến bức xúc của người dân có đất bị thu hồi Người có đất nông
nghiệp bị thu hồi luôn cảm thấy mức giá đất đê tính bồi thường, chi trả cho họ là
quá thấp so với giá trị thực tế
Thứ tư, việc bồi thường phải bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ, kịp
thời và đúng quy định pháp luật đây là nguyên tắc cơ bản đề thực hiện tốt việc áp
dụng, nâng cao hiệu quả thực thi của pháp luật Chính vì vậy, mà Luật Đất đai năm
2013 đã khăng định lại nguyên tắc này cả ở hai Điều luật về nguyên tắc bôi thường
về đất và nguyên tắc hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất: “Việc bồi thường khi Nhà
nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công băng, công khai, kịp thời
và đúng quy định của pháp luật” (Khoản 3 Điều 75); “Việc hỗ trợ phải bảo đảm khách quan, công bằng, kịp thời, công khai và đúng quy định của pháp luật” (Điểm
b, Khoản 1 Điều 83) Việc tuân thủ nguyên tắc này là một đòi hỏi khách quan trong quá trình thực thi các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu
hồi đất vừa là cơ chế giám sát hoạt động này Xét ở khía cạnh nào đó, bôi thường,
Trang 28hỗ trợ cho người bị THĐ thực chất là sự giao dịch, cân băng lợi ích giữa người có
đất bị thu hồi với Nhà nước Người bị thu hồi đất chỉ chấp nhận việc chấm dứt
quyền sử dụng đất khi các lợi ích của mình được giải quyết kịp thời và thỏa đáng theo đúng quy định pháp luật Bởi tất cả các nội dung, phạm vi, giới hạn, trình tự,
thủ tục, bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất đều do pháp luật quy định
Công khai, minh bạch và dân chủ trong việc bồi thường, hỗ trợ sẽ giúp cho người
dân được trực tiếp thể hiện ý kiến về những vấn đề liên quan đến quyên và lợi ích
chính đáng của mình khi nhà nước thu hôi đất Thông qua đó, người dân có thê giám sát tích cực, phát hiện và phản ánh những hành vị tiêu cực, trái với quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện bôi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất
Về phía cơ quan nhà nước khi nắm được nguyện vọng của nhân dân sẽ có thé xem
xét giải quyết kịp thời không để nảy sinh mâu thuẫn trong quá trình thu hồi đất,
đồng thời có những căn cứ, cơ sở đề hoàn thiện hơn các quy định về bôi thường, hỗ
trợ khi thu hồi đất Nguyên tắc công khai, minh bạch, dân chủ, kịp thời và đúng quy
định của pháp luật đã được thê hiện xuyên suốt trong các văn bản pháp luật về bôi
thường, hỗ trợ ki tl2/gf Pôi PB MfZRBLđIRLỢI điều kiện được
bôi thường, thời hạn thông báo cho người bị thu hôi đât vê quyêt định thu hôi đât,
quy định về xử lý khiếu nại, khiếu kiện, quy định về việc bồi thường, hỗ trợ được
công bồ rộng rãi cho mọi người dân biết
1.2.3 Sự cần thiết phải điều chỉnh pháp luật về bôi thường khi nhà nước
thu hôi đất nông nghiệp và những yêu cầu đặt ra
Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hôi
đất nông nghiệp
Sự điều chỉnh của pháp luật nhằm định hướng các quan hệ xã hội theo một trật tự chung thống nhất, phù hợp với lợi ích của Nhà nước, của các bên tham gia
quan hệ và lợi ích chung của toàn xã hội Lĩnh vực bôi thường khi Nhà nước thu hôi
đất nông nghiệp cũng không nằm ngoài xu thế này Sự cần thiết điều chỉnh băng pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp được lý giải bởi các căn cứ chủ yếu sau đây:
- Xuất phát từ chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai mà Nhà nước là người
Trang 29Nha nước thay mặt cho nhân dân thực hiện quyền của chủ sở hữu Trên cơ sở
đó Nhà nước thực hiện việc giao đất, cho thuê đất hay thu hồi đất, QSDĐ được
trao đến tay người sử dụng, được coi là quyền tài sản và phải được Nhà nước bảo hộ
bảng pháp luật Mặt khác, khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp vào mục đích
chung, làm chấm dứt quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, hơn thế nữa,
việc thu hồi đất đã ảnh hưởng mạnh mẽ và làm xáo trộn đến đời sống, tâm lý của
người nông dân Vì vậy Nhà nước phải ban hành pháp luật để điều chỉnh có hiệu quả vấn đề này Sự điều chỉnh của pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp sẽ mang lại những hiệu quả to lớn có thể nhận thấy rõ về mặt kinh tế, chính trị, xã hội, đó là: đo là chuyên đôi cơ cấu kinh tế, chuyên đổi nghề nghiệp cho
những người bị thu hồi đất, thực hiện tốt công nghiệp hóa- hiện đại hóa mang lại diện mạo mới cho đất nước Bên cạnh đó, việc đảm bảo lợi ích, ôn định đời sống và sản xuất cho người bị thu hồi đất nông nghiệp sẽ không làm phát sinh các tranh
chấp, khiếu kiện, từ đó góp phần duy trì trật tự an toàn xã hội, ôn định chính tri
Việc giải quyết hài hòa các lợi ích trong việc bồi thường khi thu hồi đất, sẽ tạo nên
sự nhất trí, đồng, thuận, Fen POPS dan ya tộng hơn là của toàn xã hội đối
với các chính sách phát triên kinh tê, an ninh quôc phòng Từ đó Nhà nước sẽ có một quỹ đất hợp lý để xây dựng các công trình quan trọng, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời cũng thu hút được nguồn vốn đầu
tư từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước vao Việt Nam
- Xuất phát từ tính bắt buộc chung, tính cưỡng chế của pháp luật nhằm đảm bảo công tác bôi thường về đất nông nghiệp được bảo đảm khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Do có những đặc trưng cơ bản trên đây mà pháp luật trở thành biện pháp quản lý xã hội có hiệu quả nhất Pháp luật phải được sử dụng đề điều chỉnh quan hệ
về bôi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp Nhóm quan hệ phúc tạp, nhạy
cảm, trực tiếp đụng chạm đến lợi tích thiết thực của các bên liên quan và tiềm an
nguy cơ phát sinh khiếu kiện, tranh chấp về đất đai Thông qua cơ chế điều chỉnh của pháp luật giúp Nhà nước giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa các bên liên quan trong quan hệ bồi thường: Lợi ích của Nhà nước, của cộng đồng, lợi ích
của người bị thu hồi đất và lợi ích của doanh nghiệp, chủ đầu tư Xét trong lĩnh vực
Trang 30bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, nhân dân tin tưởng và giao trọng trách cho Nhà nước thay mặt mình, trong trường hợp cần thiết thu hồi đất nông nghiệp sử dụng vào các mục đích chung của xã hội, song việc thu hồi này không được hành
xử tùy tiện mà phải tuân thủ pháp luật nhăm đảm bảo thực hiện lợi ích của Nhà nước, của xã hội không làm phương hại đến lợi ích hợp pháp của người bị thu hồi
đất Hơn nữa, pháp luật là chuân mực, là “chiếc cân công lý” để Nhà nước với vai
trò là tô chức thay mặt xã hội làm trọng tài, sử dụng trong việc phân xử, điều hòa lợi ích giữa người bị thu hồi đất với lợi ích của doanh nghiệp, chủ đầu tư nhằm đảm bảo việc thực hiện lợi ích của nhóm người này không làm phương hại hoặc ảnh hưởng xâu đến quyên lợi hợp pháp của nhóm người khác
- Xuất phát từ tính khó khăn, phức tạp và nhạy cảm trong công tác bồi thường khi thu hôi đất nông nghiệp
Bởi lẽ việc thu hồi đất trực tiếp tác động đến lợi ích thiết thức của các bên
mà chủ yếu là người sử dụng đất Thực tế việc người dân bị thu hồi đất nông nghiệp tiềm ân nhiều nguy cơ về thất nghiệp ảnh hưởng tới sự ôn định chính trị, trật tự xã hội Đặc biệt hơn: là ở Viớn ta dân sô đông, #8hiệp chim tỷ lÊNicao (có tới 70% dân số) Do đó, việc quy định bằng pháp luật vân đề thu hôi đất nông nghiệp là việc làm cần thiết, nhằm xác định rõ quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thê tham gia quan
hệ pháp luật này, đảm bảo công bằng, hài hòa, hợp lý lợi ích giữa các chủ thể trong bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Những yêu cầu đặt ra đôi với pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu
thường thu hồi đất nông nghiệp phải đảm bảo rõ ràng cụ thể, đảm bảo tính bắt buộc
thực hiện, đủ sức răn đe, cưỡng chế để cấc chủ thể thuộc trường hợp thu hỏi dat
Trang 31nông nghiệp được bồi thường phải tuân thủ chấp hành Bên cạnh đó pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp cũng quy định sao cho đảm bảo
các cơ quan được Nhà nước trao quyền bồi thường thấy rõ được giới hạn quyền của minh để thực hiện nghiêm chỉnh theo quy định của pháp luật Đảm bảo quyên lợi của Nhà nước và người sử dụng đất khi thực hiện bồi thường
- Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp phải đảm bảo sự công bằng, hợp lý
Công bằng trong pháp luật là công bằng được hiều là những giá tri dung dan, những quy tắc chuẩn mực chung hoặc cách thức hành động phù hợp được cộng đồng thừa nhận
Để đảm bảo sự công bằng, cơ quan lập pháp có vai trò rất quan trọng Lập pháp có nhiệm vụ tối ưu hóa mọi lợi ích của mọi thành phan trong xã hội Muốn
vây, phải có cơ chế giải trình, kiểm tra, giám sát và đảm bảo minh bạch thông tin Người dân phải được biết và đóng góp ý kiến vào việc hình thành cũng như giám
sát việc thực thi pháp luật
Pháp luật tệ bồ thường Hộ Nhà nước thụ hải, ĐNN căng vy, dn pha uy
định đảm bảo công tác thu hôi công băng đôi với các đôi tượng bị thu hôi đât nông
nghiệp và việc xác định bồi thường phải có tiêu chí cụ thể để xác định mức, giá bồi
thường Việc bồi thường đảm bảo công băng giữa lợi ích các chủ thể sử dụng đất với nhau, giữa nhà nước với người sử dụng đất Đảm bảo hợp lý giữa các đối tượng
sử dụng đất nông nghiệp trong đó có tính đến các đối tượng thuộc diện chính sách
- Pháp luật về bôi thường khi nhà nước thu hôi đất nông nghiệp phải đảm bảo tính khách quan, mình bạch, công bằng, dân chủ
Công khai, minh bạch, dân chủ trong bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nói chung, đất nông nghiệp nói riêng là không thể thiếu, công khai về chủ trương, chính sách, quy hoạch, kế hoạch thu hồi, công khai minh bạch về giá đất thu hồi, phương
thức thu hồi Pháp luật cần quy định rõ về kế hoạch cụ thể thu hồi để người dân còn
có kế hoạch cho cuộc sống của bản thân, đặc biệt với những người dân sống bằng nghề nông nghiệp khi bị mất đất canh tác do Nhà nước thu hồi đất
Trang 32Đảm bảo người dân được thể hiện tiếng nói của mình khi nhận thấy quyền lợi hợp pháp bị ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng Vấn đề này rất cần pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hôi đất nông nghiệp quy định rõ ràng
1.2.4 Nội dung pháp luật về bôi thường khi nhà nước thu hồi đất nông
nghiệp
Một là: Phạm vi, điều kiện bôi thường khi Nhà nước thu hôi đất nông nghiệp Điều kiện bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp là những yếu tô cần thiết mà người sử dụng đất cần phải có để họ được bồi thường khi Nhà nước thu
hồi đất nông nghiệp, điều kiện đó đảm bảo cho việc bồi thường được thực hiện một
cách công bằng, hợp lý, phù hợp với thực tién str dun dat dé đảm bảo bảo vệ quyền
và lợi ích cho người sử dụng đất, đảm bảo tính nghiêm minh, chặt chẽ theo quy định của pháp luật
Pháp luật đất đai năm 2013 quy định rõ những trường hợp được bôi thường
và những trường hợp không được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất, xem xét và phân định tình trạng pháp lý của mảnh đất căn cứ vào nguồn gốc sử dụng và thời
điểm sử dụng at! tir đỏ-dùy' định) bồi thường) Cho ‘phi hop! Boi) thực tế đất nông
nghiệp bị thu hồi có nguồn gốc sử dụng khá phong phú và đa dạng só với các loại đất khác Do vậy, cần có những quy định về điều kiện khác nhau đối với người sử
dụng đất bị thu hôi, trong trường hợp đất đó đáp ứng những điều kiện theo quy định của pháp luật thì thu hồi và đặt ra vấn đề bồi thường Nếu không đáp ứng thì không
đặt ra vấn đề bôi thường
Luật Đất đai năm 2013 phân ra 4 trường hợp thu hồi đất rất rõ ràng từ điều
61 đến điều 65 như: thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh; thu hồi đất để phát
triên kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; thu hồi đất do vi phạm pháp luật
về đất đai; thu hồi đất đo chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người Theo các quy định của Luật Đất đai năm 2013 và các Nghị định hướng dẫn Nhà nước chỉ xem xét việc bồi thường, hỗ trợ đối với thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh, phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quôc gia, công cộng
Trang 33Điều kiện bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp được thực hiện
trong trường hợp người bị Nhà nước thu hồi có quyền sử dụng đất hợp pháp Căn cứ pháp lý để xác định quyền sử dụng đất hợp pháp là phải có các giấy tờ sau:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nay là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác găn liền với đất, sau đây được gọi chung là
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Đây là loại giấy tờ có giá trị pháp lí cao nhất để khăng định quyền sử dụng đất hợp pháp, là cơ sở dé người sử dụng đất thực hiện
các quyền năng do pháp luật quy định Trong thu hồi đất, khi có căn cứ pháp lý xác
định được người bị thu hồi là chủ sử dụng đất hợp pháp thì đương nhiên họ sẽ được
đền bù những thiệt hại do việc thu hồi gây ra
Trường hợp người sử dụng diện tích đất bị thu hồi có những giấy tờ hợp lệ
về quyền sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thâm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai qua các thời kỳ
Thực tế không phải tất cả người sử dụng đất hợp pháp đều được cơ quan nhà nước có thấm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Điều này có nhiều
nguyên nhân từ phía nguội cụ đt thụ H8 chộ động làm (Độ tực kế khi cấp
Giay chứng nhận quyên sử dụng đât, hoặc từ phía cơ quan nha nước (như chưa tiến hành song việc đo đạc đất đai, trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyên sử dụng đất, Vì vậy để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất, pháp luật
đất đai hiện hành quy định người bị thu hồi đất cho dù chưa có giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất nhưng có một trong những giấy tờ hợp lệ chứng minh về quyền
sử dụng đất hợp pháp như quyết định giao đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời; giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; giấy tờ về thanh
lý hóa giá nhà đất, thì vần được bồi thường thi nhà nước thu hồi đất
Hai là: Giá đất nông nghiệp được bôi thường khi nhà nước thu hôi đất nông nghiệp
Giá đất được hiểu là mức bồi thường, là khoản tiền mà Nhà nước chỉ trả cho
người dân khi bị thu hồi đất thuộc trường hợp được bồi thường theo quy định của pháp luật Giá đất tính bồi thường được tính theo khung giá đất do Nhà nước quy
định tương ứng với loại đất bị thu hôi, tính ở thời điểm thu hồi đất
Trang 34Luật Đất đai năm 2013 quy định hai loại giá đất, đó là giá đất theo “bảng giá
đất” và “giá đất cụ thể” Căn cứ Điều 114 Luật Đất đai năm 2013 Bảng giá đất được xây dựng định kỳ 05 năm một lần và công bố công khai vào ngày 01/01 của năm
đầu kỳ Do tính chất ôn định của bảng giá đất nên nó được sử dụng làm căn cứ đề
tính các nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất Giá đất cụ thể được xác định ở
một thời điểm nhất định, phải dựa trên cơ sở điều tra, thu thập thông tin về thửa đất, giá đất thị trường và thông tin về giá đất trong cơ sở dữ liệu đất đai Giá đất cụ thể
được xác định làm căn cứ tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất Việc định giá đất cụ thê đề thực hiện việc bồi thường phải bảo đảm các nguyên tắc sau căn cứ Điều 112 Luật Đất đai năm 2013: Theo mục đích sử dụng đất hợp pháp tại thời
điểm định giá; Theo thời hạn sử dụng đất: Phù hợp với giá đất phố biến trên thị
trường của loại đất có cùng mục đích sử dụng đã chuyền nhượng, giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất đối với những nơi có đấu giá quyền sử dụng đất hoặc thu nhập từ việc sử dụng đất; Cùng một thời điểm, các thửa đất liền kề nhau có cùng mục đích
sử dụng, khả năng sinh lợi, thu nhập từ việc sử dụng đất tương tự như nhau thì có mức giá như nhau eo; quy aot Luật, ĐẬI fhe Hà Nói nh phủ ban hành khung giá đất định kì 05 năm một lần đối với từng loại đất theo từng vùng, trong đó
có khung giá đất đối với các loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp Khi giá đất phố
biến trên thị trường tăng từ 20% trở lên so với giá đất tối đa, hoặc giảm từ 20% trở
lên so với giá đất tối thiêu trong khung giá đất trong thời gian từ 180 ngày trở lên
thì Chính phủ điều chỉnh khung giá đất Khung giá đất này sẽ được sử dụng làm căn
cứ để Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh quy định bảng giá đất tại địa phương (Bảng giá đất
được ban hành theo kì 05 năm một lần) Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, giá đất phô biến trên thị trường và bảng giá đất trên cơ sở các nguyên tắc
định giá đất, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giá đất cụ thê
Ba là: Phương thức bôi thường khi nhà nước thu hôi đất nông nghiệp
Phương thức bôi thường được hiểu là cách thức mà Nhà nước thực hiện việc
bồi thường khi người sử dụng đất bị thu hồi
Phương thức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp được quy
định theo hai phương thức là bồi thường bằng đất và bồi thường bằng tiền tương
ứng với giá trị quyền sử dụng đất bị thu hồi Tuy nhiên, thu hồi đất mục đích nào thì
Trang 35bồi thường băng đất có cùng mục địch sử dụng Nghĩa là thu hồi đất nông nghiệp thì bồi thường bằng đất nông nghiệp
Bốn là: Thủ tục bôi thường khi nhà nước thu hôi đất nông nghiệp
Trình tự thủ tục thu hồi đất nông nghiệp là những vấn đề tông quát, mang tính nguyên tắc, thủ tục, trình tự bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Trên cơ sở đó các văn bản hướng dẫn thi hành có những quy định cụ thê về từng bước, lập, bố sung, thâm định, thực hiện phương án bồi thường cũng như trách
nhiệm của các cơ quan, tôt chức, cá nhân trong việc bôi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp Tuy vậy, các quy định của pháp luật có được thực thi hay không còn phụ thuộc nhiều vào chính sách của từng địa phương cũng như trình độ năng lực, trách nhiệm của các cơ quan và cán bộ thực thi pháp luật Đây là lĩnh vực nhạy cảm có liên quan trực tiếp tới quyên lợi của người dân, do vậy cũng tồn tại khá nhiều đơn thư, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực này Có thê nói nếu thủ tục hành chính đảm bảo khách quan, minh bạch, dân chủ thì công tác bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp cũng được thực thi hiệu quả
Thư viện Igynaraideq Mở Hà Nội
Ở nước ta với đặc thù dân số chiếm tới 70% làm nông nghiệp, do đó, đất
nông nghiệp có vai trò hết sức quan trọng, đó là tư liệu sản xuất chủ yêu của người nông dân Tuy vậy, việc thu hồi đất là một yếu tố khách quan do tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Với đặc thù về quan hệ sở hữu, sử dụng và quản
lý đất đai nói chung ở Việt Nam, buộc Nhà nước có trách nhiệm điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa Nhà nước với người sử dụng đất bị thu hồi, để đảm bảo công
bằng xã hội, ôn định và phát triển kinh tế xã hội của đất nước
Luận văn đã làm rõ nội hàm các khái niệm cơ bản có liên quan tới bồi
thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, làm rõ nội dung pháp luật bồi thường
khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, bao gồm: đối tượng, điều kiện bôi thường khi
nhà nước thu hồi đất nông nghiệp; phương thức bôi thường khi nhà nước thu hôi đất nông nghiệp; giá đất bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp: thủ tục bôi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Vấn đề THĐ nói chung và THĐ nông nghiệp nói riêng là vấn dé mang tinh
Trang 36người sử dụng đất Chính vì lí do đó sự điều chỉnh băng pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp là cần thiết và đặt ra những yêu cầu đối với pháp
luật trong lĩnh vực này
Sự cần thiết điều chỉnh băng pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi
đất nông nghiệp nhằm phải đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm
hợp lý đối với các đối tượng sử dụng đất nông nghiệp, bảo đảm minh bạch, công
khai, công bằng khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp cần thiết phải
điều chỉnh bằng pháp luật vì những lý do sau:
- - Xuất phát từ chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai mà Nhà nước là người
đại diện
- Xuất phát từ tính bắt buộc chung, tính cưỡng chế của pháp luật nhằm đảm bảo công tác bồi thường về đất nông nghiệp được bảo đảm khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
- Xuất phát từ tính khó khăn, phức tạp và nhạy cảm trong công tác bồi thường
lai thì bừắ gsPsPfĐờng Đại học Mở Hà Nội
Pháp luật vê bôi thường khi nhà nước thu hôi đât nông nghiệp đặt ra những yêu
- Phạm vi, điều kiện bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
- Giá đất nông nghiệp được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
- Phương thức bôi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
- Thủ tục bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Trang 37CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VE BOI THUONG KHI NHA
NUOC THU HOI DAT NONG NGHIEP QUA THUC TIEN ÁP DỤNG TẠI
TINH THANH HOA
2.1 Thực trạng pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
2.1.1 Thực trạng pháp luật về phạm vi, điều kiện bồi thường khi Nhà
nước thu hôi đất nông nghiệp
Vê điều kiện bôi thường: Trong mỗi quan hệ về quyên tài sản, người sử dụng đất được Nhà nước bảo hộ những lợi ích hợp pháp, và một trong những lợi ích đó là
sự trả lại giá trị quyền sử dụng đất khi bị Nhà nước thu hồi Thực chất quan hệ này mang bản chất của loại giao dịch đặc biệt giữa Nhà nước và người sử dụng đất Nhà nước thu lại đất và trả tiền hoặc giao lại một diện tích đất khác, trên cơ sở giá trị của thửa đất bị thu hồi Bởi vậy, để được bồi thường người có đất bị thu hồi phải đáp ứng những điều kiện mà pháp luật quy định Đó là căn cứ để xác định các trường
hợp được bồi ng và các trường hợp ong được đội HT cơ sở xác định
tình trạng pháp lý của thửa đât, nguôi gốc Sẽ dung dat va thoi han str dung dat dé giúp các cơ quan chức năng đưa ra phương án bồi thường phù hợp
Đất nông nghiệp được bôi thường bao gồm: đất trồng cây hàng năm, đất
trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì không phải trường hợp nào khi
Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp người sử dụng đất đều được bồi thường Người
sử dụng đất nông nghiệp được bồi thường theo đó phải đáp ứng yêu cầu như sau:
Khoản 1, Điều 74 Luật Đất đai năm 2013 quy định về nguyên tắc bồi thường về đất
khi Nhà nước thu hồi đất: Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ
điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật Đất đai thì được bồi
Trang 381 Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận)
hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này; người Việt Nam
định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp
2 Cộng đồng đân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đang sử dụng đất mà không phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện
để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp
3 Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền
sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận
chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp
4 Tô chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả
tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận thừa kế quyền sử dụng đất, nhận
chuyền nhượng quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp, tiền nhận chuyên nhượng đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp
5 Tô chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ
Trang 39điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp
6 Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện
dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết hợp cho thuê; cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp
Như vậy, từ những quy định của Luật đất đai có thê hiểu răng: Khi người sử
dụng đất đang sử dụng ôn định nhưng vì mục đích quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia, mục đích công cộng Nhà nước buộc phải thu hoi dat dé phuc vu muc dich ay thi mới tính đến vấn đề bồi thường, các trường hợp khác như thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai, thu hồi đất vì lí do đương nhiên thì không đặt ra vấn đề bồi thường khi Nhà nước THĐ Đặc biệt trường hợp do vị phạm pháp luật người sử dụng đất còn có thê bị áp dụng một số chế tài khác theo quy định của pháp luật
Vê phạm vi bồi thường, Luật đất đai cũng quy định rõ tại Điều 77 Bồi
thường về đất, chỉ phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
của hộ gia đình, cá nhân
1 Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại theo quy định sau đây:
a) Diện tích đất nông nghiệp được bồi thường bao gồm diện tích trong hạn
mức theo quy định tại Điều 129, Điều 130 của Luật này và điện tích đất do được
nhận thừa kế;
b) Đối với diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức quy định tại Điều 129 của Luật này thì không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chỉ phí đầu tư vào đất còn lai;
c) Đối với diện tích đất nông nghiệp do nhận chuyền quyền sử dụng đất vượt hạn mức trước ngày Luật đất đai có hiệu lực thi hành thì việc bồi thường, hỗ trợ
được thực hiện theo quy định của Chính phủ
2 Đối với đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng
Trang 40không có Giấy chứng nhận hoặc không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy
định của Luật này thì được bồi thường đối với điện tích đất thực tế đang sử dụng,
diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 129 của Luật này
Điều 78, Luật Đất đai năm 2013 tiếp tục quy định: Bồi thường về đất, chi phi đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của tô chức kinh tế, tô
chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo
1 Tô chức kinh tế đang sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, nhận chuyền nhượng quyền sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất, nếu có đủ điều
kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường về đất;
mức bồi thường về đất được xác định theo thời hạn sử dụng đất còn lại
2 Tô chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính đang sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm khi Nhà nước thu hồi đất thì không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chỉ phí đầu tư
vào đất còn lại nếu chi phí này không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước
Trường hợp đất nông nghiệp không phải là đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên của tô chức kinh tế đã giao khoán cho
hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật khi Nhà nước thu hồi đất thì hộ gia đình, cá nhân nhận khoán không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chỉ phí đầu tư vào đất còn lại
3 Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất mà có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật
đất đai thì được bôi thường về đất theo quy định của Chính phủ
Theo quy định trên, bên cạnh việc bồi thường đối với đất bị thu hồi thì Nhà nước còn xem xét bôi thường đối với chỉ phí đầu tư còn lại khi nhà nước THĐ nông nghiệp đối với các đối tượng là hộ gia đình, cá nhân; đối tượng là tô chức kinh tế, tô
chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo sử dụng
đất