1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

pháp luật về kê biên xử lý tài sản trong thi hành án kinh doanh thương mại từ thực tiễn tại chi cục thi hành án dân sự thành phố thanh hóa

108 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp luật về kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án kinh doanh, thương mại từ thực tiễn tại chi cục thi hành án dân sự thành phố Thanh Hóa
Tác giả Lê Thị Thanh Huyền
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Luật
Trường học Trường Đại Học Mở Hà Nội
Chuyên ngành Luật Kinh Tế
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 22,59 MB

Nội dung

luan van tot nghiep, luan van thac si, luan van cao hoc, luan van tong hop luan van tot nghiep, luan van thac si, luan van cao hoc, luan van tong hop luan van tot nghiep, luan van thac s

Trang 1

PHAP LUAT VE KE BIEN, XU LY TAISAN TRONG THI HANH

AN KINH DOANH, THUONG MAI TU THUC TIEN TAI CHI CUC THI HANH AN DAN SU THANH PHO THANH HOA

LE THI THANH HUYEN

HA NOI - 2020

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

PHAP LUAT VE KE BIEN, XU LY TAI SAN TRONG THI HANH

AN KINH DOANH, THUONG MAI TU THUC TIEN TAI CHI CUC

THI HANH AN DAN SU THANH PHO THANH HOA

LE THI THANH HUYEN

NGANH: LUAT KINH TE

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là: Lê Thị Thanh Huyền, học viên lớp 18M LK76 khóa 2018 - 2020

xin cam đoan đây là công trình độc lập của riêng tôi mà không sao chép từ bất kỳ

tài liệu nào đã được công bố Các tài liệu, số liệu sử dụng phân tích trong luận

văn đều có nguôn gốc rõ ràng, được trích dẫn đây đủ, có xác nhận của cơ quan

cưng cấp số liệu Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là kết quả nghiên cứu

của tôi được thực hiện một cách khoa học, trung thực, khách quan Tôi xin chịu

trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của các nguôn tài liệu cũng như các

thông tin sử dụng trong công trình nghiên cứu của mình

Tác giả luận văn

Lê Thị Thanh Huyền

Trang 4

Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh

sự nỗ lực cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thây Cô,

cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập

nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ

Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến thầy TS Nguyễn Văn Luật người

đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này

Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy cô trong khoa Luật

Trường Đại học Mở Hà Nội đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng

như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên

cứu và cho đến khi thực hiện đề tài luận văn

Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Chỉ cục thi hành án dân sự Thành

phố Thanh Hóa đã không ngừng hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong

suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn

Cuốỗi cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn

đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu

và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2020

Học viên thực hiện

ib

Lé Thi Thanh Huyén

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU - 5 s2 se se SeSeSeSsesesess — wcll

CHUONG 1 KHAI NIEME VX DAC DIEM PHAPTL YAN KIN A DOANEL, THUONG MAI VA THI HANH AN KINH DOANH, THUONG MAL 6

1.1 Khái niệm và đặc điểm án kinh doanh, thương mại . s52 6 1.1.1 Khái niệm về kinh doanh, thương mại và án kinh doanh, thương mại 6

1.1.2 Đặc điểm án kinh doanh thương mạai - 2-2 s sxeEezezsd 7

1.2 Khái niệm và đặc điểm thi hành án kinh doanh, thương mại 7

1.2.1 Khái niệm về thi hành án kinh doanh, THƯỜNG THÍ 2tigt6iseicoitsu 7

1.2.2 Đặc điểm về thi hành án kinh doanh, thương mại . ¿- - § 1.2.3 Quy định của pháp luật về kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án kinh

l9 00100010101069/1500010 00077 10

K6Eiuilfi GhùbdHE Ằ sacsacausaeiiiiiiiitititodiattrgitiCiGi04020006018000Xi06445680016613616086610x6 11

CHUONG 2 KHÁI NIỆM, ĐẶC DIEM PHAP LY KE BIEN, XU LÝ TÀI SAN TRONG THI HANH AN KINH DOANH, THƯƠNG MẠI 12

2.1 Khai niém ké bién, xử lý tài sản trong thi hành án kinh doanh, thương

2.2.1 Dac diém CHUNG eececccceccccsccsescscsscsesscscsessescsucsesesscsessescsssueacsesscsesusecsvens 13

BA TĐNG đi DI cxvowottosgosgqicaft4)0GbSd6000800000508000S0W3/8600X808 14 2.3 Quy định chung về cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của người phải thi

Hà H đồ set cguácG65025060461066039630A0046151330036345603000044034614269120044000390060608.Qđ d0 L7

2.4 Điều kiện áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản trong thi

Hành 0N K*ĂNH đöSHH; THƯƠNG TH :occuanannhinn gánh 0 06266060004x066466200655461666640868 18 2.5 Nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản trong thi

hành án dân Sự - 2 S323 ng ng 18

Trang 6

H1 EHin.0pnanh:THGHE:TIToog0viu6xoquwutN§k@|hHpNgGio@doiitgtttyewwit 19

2.6.1 Trude khi tien hanh gisgg che phai sacimink dicukignehb hah anaeam

0i pháp Khi HN TẾ E so csscessreascssasasscncanmnaneenw andes mea 19 2.6.2 Lựa chọn và áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản trong

th HÀ HH Ha sao haangthongd0t0c00113000002904089056560ad8ì08066316660010i010031013600000864/0100/4 20 2.6.3 Về xây dựng kế hoạch cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản 20

2.6.4 Thông báo việc cưỡng chế thi hành án . 2-5 25s zzs2=szsss2 21 DGS Se Ait ite tai Ann BIẾT sycáicccuovioutsioyovuagdldeexcdiedesavds 22 2.6.6 Bán đâu giá và xử lý kết quả bán đâu giá tài sản thi hanh an 25

2.6.7 Về thực hiện việc giao, nhận tài sản cưỡng chế thi hành án (Điều 103 Luật Thi hành án dân sự) . - ¿+ 5 1113 E3 vvvvsreeerrrrrresee 2/7

2.6.8 Trả lại tài sản kê biên cho người phải thi hành án 28 2.6.9 Xử lý tài sản khi cưỡng chế có tranh chấp - 2-5 szsz=szsss2 28 2.7 Pháp luật quy định về thi hành án trong một số trường hợp vụ thê 30

2.7.1 Thực hiện cưỡng chế đối với tài sản thuộc sở hữu chung 30

2.7.2 Thủ tục kê biên, xử lý quyền sở hữu trí tuệ của người phải thi hành án (Mục 5 Chương 4 - Điều 84, 85, 86 Luật Thi hành án dân sự) 32 2.7.3 Thủ tục kê biên tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba

TH 106664000666/23058550903ã4SA132SLERS8041348023361348550GG51030G1%60 0 S0GGCHGillGSESSAÿ4 33

2.7.4 Thủ tục kê biên vốn góp của người phải thi hành án 34

2.7.5 Thủ tục kê biên phương tiện giao thông của người phải thi hành án 34

2.7.6 Thủ tục kê biên tài sản gắn liền với đất và nhà ở của người phải thi

HH useodnnakiicebstDi6061i016/01666/612015áu08i400103061tuá8855500900.66800603:56000680610405 u30368488 35 2.7.7 Thủ tục kê biên quyên sử dụng đất của người phải thi hành án (Điều

110 và Điều 111 Luật Thi hành án dân sự) .:- 2 52©55+25xvsz+sesve2 35

2.7.8 Kê biên, xử lý tài sản đang cầm có, thế chấp -s- 5-2 36

Trang 7

CHUONG 3 THUC TIEN KE BIEN, XU’ LY TAI SAN TRONG THI HANH AN KINH DOANH, THUONG MAI TAI CHI CUC THI HANH

ÁN DÂN SỰ THÀNH PHÓ THANH HÓA VÀ MỘT SÓ GIẢI PHÁP NHAM NANG CAO HIỆU QUÁ CÔNG TÁC KÊ BIÊN, XỬ LÝ TÀI SẢN TRONG THỊ HÀNH ÁN KINH DOANH, THƯƠNG MẠI 40

3.1 Chi cục thi hành án dân sự Thành phố Thanh Hóa ¿5-5 40

3.2 Tình hình thực tế kê biên, xử lý tài sản thi hành án kinh doanh, thương

mại tại Chi cục Thi hành án dân sự Thành phố RAND PAGE ¡uuvzccuenstuniacdgaisaaos 40

3.2.1 Tình hình chung - << 113 113 1113 v11 ng ng re 40

3.2.2 Một sé vu viéc thi hanh an kinh doanh, thuong mai dién hinh tai Thanh

hid Thanh GS ccincconnsmesccas.ceumenaenawmuanamanenmsene: 43 n1 1111 cauaeesuetoioetdettoiti009500900006101000000600000/C000018900000158893840290037290834G1009 60 3.4 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án kinh doanh, thương mmạI . << 55 55<<s**s<<*seesss 76 Kết luận chương 3 - - St +kS SE St SEEEEEkSEEEkEEEEEE E11 1111111111111 10 83

Trang 8

1 Tính cấp thiết của đề tai

Kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án kinh doanh, thương mại là một trong những biện pháp cưỡng chế của pháp luật thi hành án dân sự là biện pháp mà Chấp hành viên áp dụng trong quá trình giải quyết thi hành án Kê biên, xử lý tài sản là biện pháp quan trọng trong các biện pháp cưỡng chế thi hành án, thê hiện quyền lực của nhà nước một cách rõ ràng nhất khi người phải thi hành án không tự nguyện thi hành các khoản nghĩa vụ của mình trong

bản án, quyết định của Tòa án

Mặc dù Luật thi hành án Dan sự được sửa đôi bỗ sung năm 2014, đã có nhiều quy định mới về kê biên, xử lý tài sản nhưng vẫn còn nhiều bất cập, quy định chưa rõ ràng hoặc chồng chéo, mâu thuẫn với các quy định pháp luật khác như Luật đất đai, Luật doanh nghiệp, pháp luật về nhà ở cho nên trong quá trình áp dụng gặp nhiều vướng mắc, dễ sai phạm Tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu về pháp luật thi hành án dân sự nhưng vẫn chưa phản ánh toàn điện, đầy đủ các vấn đề lý luận cũng như thực tiễn áp dụng biện pháp kê

biên, xử lý tài sản trong thi hành án kinh doanh, thương mại đề thi hành án

Vì vậy, vấn đề kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án kinh doanh, thương mại cần phải có công trình nghiên cứu toàn diện các vấn đề lý luận cũng như thực

tiễn áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản nói chung và kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án kinh doanh, thương mại theo pháp luật thi hành án dân

sự nói riêng

Thực tiễn vấn đề kê biên, xử lý tài sản để đảm bảo thi hành án kinh

doanh, thương mại tại Chi cục Thị hành án dân sự Thành phố Thanh Hóa

trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong quá trình giải quyết án khó, án tồn đọng kéo đài lâu năm, đảm bảo tình hình an ninh, chính trị xã hội được giữ vững, các quan hệ dân sự được pháp luật bảo vệ thể hiện tính răn đe và nghiêm minh của pháp luật

Bên cạnh các kết quả đạt được van dé ap dung ké bién, xu ly tai san đảm bảo thi hành án kinh doanh, thương mại từ thực tiễn tại Chi cục Thi hành

Trang 9

án dân sự Thành phố Thanh Hóa vẫn còn những vướng mắc, bất cập như

nhiều bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật nhưng chậm tô chức thi hành;

Hiện nay,trong quá trình áp dụng còn tồn tại nhiều bất cập Xuất phát từ những bất cập của pháp luật về kê biên, xử lý tài sản hoặc công tác phối hợp

kê biên, xử lý tài sản dé đảm bảo thi hành án kinh doanh, thương mại từ thực

tiễn Thành phố Thanh Hóa chưa được chính quyền địa phương chú trọng,

quan tâm; Điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công chức

ngành thi hành án dân sự chưa được tót

Từ những bất cập trên, cần phải có những phân tích, đánh giá nhăm khắc phục nhưng bắt cập và nâng cao hiệu quả công tác kê biên, xử lý tài sản

trong thị hành án kinh doanh, thương mại Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “

Pháp luật về kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án kinh doanh, thương mại

từ thực tiễn tại Chi cục Thi hành án dân sự Thành phố Thanh Hóa” làm đề tài

luận văn tốt nghiệp của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Đảng Cộng sản Việt Nam đã khăng định Nhà nước cộng hòa xã chủ

nghĩa Việt Nam là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân,

là nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân Để đảm bảo những yêu cầu

đó, trong nhà nước pháp quyên phải có hình thức tổ chức quyền lực nhà nước

thích hợp và có cơ chế giám sát sự tuân thủ pháp luật, xử lý các vi phạm pháp luật, bảo đảm cho pháp luật được áp dụng chuẩn xác, nhưng không mất đi sự

linh hoạt, tính sáng tạo

Trong thời gian qua, công tác thi hành án dân sự đã từng bước được xây dựng và trưởng thành cả về cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng Nhiều văn

bản pháp luật về thi hành án dân sự như Luật Thi hành án dân sự năm 2008 và

các văn bản hướng dẫn thi hành; Luật sửa đồi, bố sung Luật Thi hành án dân

sự năm 2014, các văn bản hướng dẫn thi hành ngày càng được hoàn thiện đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay Nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan như Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010, Luật các Tổ chức tín dụng năm

2010, Bộ luật Dân sự 2015, Luật Đất đai 2013, Luật Doanh nghiệp năm 2014

bên bạnh đó còn có các văn bản dưới luật với những điểm mới, hoàn thiện

Trang 10

và tiến bộ đã giúp cho việc tô chức thi hành án dân sự được thực hiện một

cách có hiệu quả trong thực tiến

Trước đòi hỏi khách quan của công tác thi hành án dân sự thời gian qua

đã có một sô công trình khoa học nghiên cứu vê vân đê thi hành án dân sự cụ

thê là:

Đề tài: "Thi hành án dân sự, thực trạng và hướng hoàn thiện của Dự án VIE/98/001" do Bộ Tư pháp chủ trì thực hiện dự án

Luận án tiễn sĩ Luật học: "Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự ở

Việt Nam hiện nay", của Nguyễn Thanh Thủy, năm 2008;

Thực tiễn áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản thi hành án dân

sự và một số khuyến nghị - Tác giả: Ths Trần Công Thịnh, Tạp chí Khoa học

Đại học quốc gia Hà Nội;

- Những khó khăn, vướng mắc khi thi hành bản án, quyết định của Tòa

án liên quan đến các tô chức tín dụng đề thu hồi nợ - Tác giả: Phạm Quang

Dũng - Chi cục Thị hành án dân sự quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội:

- Câm nang thi hành án dân sự của thạc sỹ, Chấp hành viên Hoàng Thị Thanh Hoa, thạc sỹ Nguyễn Văn Nghĩa

Ngoài ra còn có các tài liệu tham khảo khác như: Số tay Chấp hành

viên của Nhà xuất bản Thống kê năm 2009 và Nhà xuất bản Tư pháp năm

2012; Tài liệu tập huấn triên khai các nội dung mới của Luật sửa đôi, bỗ sung

một số điều của Luật Thi hành án dân sự, các văn bản hướng dẫn thi hành;

một số bài viết đăng trên các tạp chí Dân chủ và pháp luật, Tạp chí Luật học,

Tạp chí Nhà nước và pháp luật

Các công trình nêu trên đã có nội dung nghiên cứu về thi hành án dân

sự ở những khía cạnh, góc độ và mức độ khác nhau Một SỐ công trình cũng

da dé cap dén viéc áp dụng một biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự ở một

số địa phương cụ thê Tuy vậy chưa có công trình nào nghiên cứu biện pháp

kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án kính doanh, thương mại ở Chi cục thi

hành án dân sự Thành phố Thanh Hóa trong điều kiện pháp luật thi hành án

dân sự đã có sự thay đổi căn bản như hiện nay

Trang 11

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu cúa luận văn

3.1 Mục đích nghiên cứu của luận văn

Tác giả chọn đề tài này làm đề tài nghiên cứu luận văn với mục đích đưa

ra những vấn đề lý luận và thực tiễn về kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án

kinh doanh, thương mại từ thực tiễn tại Chi cục Thi hành án dân sự Thành phố

Thanh Hóa Qua đó dé xuất các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức và áp dụng

có hiệu quả hơn công tác kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án kinh doanh, thương mại nói chung và trên địa bàn Thành phó Thanh Hóa nói riêng

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

Thứ nhất, nghiên cứu tô chức, kết quả hoạt động thi hành án dân sự,

đặc biệt là hoạt động cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án kinh

doanh, thương mại qua thực tiễn tại Chi cục thi hành án dân sự Thành phố Thanh Hóa sau khi Luật Thi hành án dân sự đã được sửa đôi, bỗ sung và có

hiệu lực pháp luật từ ngày 01/7/2014

Thứ hai, luận văn tập trung phân tích những kết quả đã đạt được và những bất cập trong việc áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án kinh doanh, thương mại và làm rõ nguyên nhân của những

bất cập tại Chi cục Thị hành án dân sự thành phố Thanh Hóa

Thứ ba, từ những bất cập áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án kinh doanh, thương mại đưa ra đề xuất, giải pháp kịp

thời nhằm đảm bảo việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài

sản trong thi hành án dân sự nói chung và trong loại án kinh doanh, thương mại nói riêng được chính xác, thông nhất, phù hợp với thực tiễn

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

Kê biên, xử lý tài sản nói chung và kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án kinh doanh, thương mại nói riêng có thê nhận diện, đánh giá từ nhiều góc độ khác nhau Tuy nhiên, luận văn đi sâu, tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án kinh doanh, thương mại và

thực tiễn áp dụng tại Chi cục thi hành án dân sự Thành phó Thanh Hóa

Š Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

Trang 12

Đề hoàn thành luận văn này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu của Triết học duy vật biện chứng về quan điểm chủ trương, đường lối của Đảng, Chính sách pháp luật của nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt

Nam kết hợp lý luận với thực tiễn, phân tích, tông hợp, lịch sử, cụ thé va một

số phương pháp nghiên cứu khác như so sánh, thống kê tổng hợp Đồng thời,

tham khảo các tài liệu về lĩnh vực thi hành án dân sự của một số địa phương

để qua đó đánh giá thực trạng việc kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án

kinh doanh, thương mại tại Chi cục thi hành án dân sự Thành phố Thanh Hóa

từ năm 2017 đến nam 2019

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

- Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bố sung, hoàn thiện thêm

một số vẫn đề lý luận của việc thực hiện pháp luật thi hành án dân sự nói chung

và pháp luật về kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án kinh doanh, thương mại

nói riêng Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho Chi cục thi hành án dân sự

Thành phó Thanh Hóa trong việc lãnh, chỉ đạo công tác kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án kinh doanh, thương mại Đối với các cơ quan có liên quan

đến lĩnh vực thi hành án dân sự, luận văn có thể là tài liệu tham khảo trong việc

thực hiện trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật

- Luận văn đã đưa ra những giải pháp đảm bảo các biện pháp nham nâng cao hiệu quả, hiệu lực, chất lượng công tác thi hành án dân sự và thi hành án kinh doanh, thương mại

7 Cơ cầu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn

trình bày các nội dung chính sau:

Chương 1: Khái niệm và đặc điểm pháp lý án kinh doanh, thương mại

và thi hành án kinh doanh, thương mại;

Chương 2: Khái niệm, đặc điểm pháp lý kê biên, xử lý tài sản trong thi

hành án kinh doanh, thương mại;

Chương 3: Thực trạng và áp dụng pháp luật về kê biên, xử lý tài sản án

kinh doanh, thương mại tại Chi cục Thị hành án dân sự Thành phố Thanh Hóa

Trang 13

1.1 Khái niệm va đặc điểm án kinh doanh, thương mại

1.1.1 Khdéi niệm về kinh doanh, thương mại và án kinh doanh, thương mại

a Khái niệm kinh doanh, thương mại

Kinh doanh là hoạt động của các chủ thể gồm cá nhân, tổ chức, pháp

nhân thực hiện tất cả, một hoặc một số các công đoạn từ sản xuất đến tiêu thụ

sản phâm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi

Theo quy định của Luật Thương mại năm 200S thì thuật ngữ thương

mại được hiểu là hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi nhuận hoạt động thương mại bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiền thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác

Như vậy từ hai định nghĩa kinh doanh, thương mại nêu trên ta hiểu kinh doanh, thương mại đều có chung mục đích đó là nhằm phát sinh lợi nhuận

Có thể nói, hoạt động kinh doanh, thương mại là hoạt động kinh tế Hoạt động kinh doanh, thương mại chính là buôn bán hàng hoá, dịch vụ nhăm

mục đích đề kiếm lời Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay thì

hợp đồng trong kinh doanh, thương mại, tranh chấp kinh doanh, thương mại

ngày càng nhiều dẫn đến phát sinh nhiều các tranh chấp xảy ra do đó trong

những năm qua Toà án giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại ngày càng nhiều

b Khái niệm án kinh doanh, thương mại

Qua hoạt động thực tiễn, có thê hiểu án kinh doanh, thương mại là văn

bản pháp lý được Tòa án có thâm quyền ban hành theo một trình tự tố tụng do luật định, nội dung thể hiện tính hợp pháp hay không hợp pháp của hành vi

hoặc quan hệ pháp luật phát sinh từ hoạt động kinh doanh, thương mại mà Ít

nhất một bên chủ thẻ trong tranh chấp có đăng ký kinh doanh và có mục đích

lợi nhuận

Trang 14

Thị hành bản án, quyết định về kinh doanh, thương mại là hoạt động

của Cơ quan Thi hành án dân sự, thi hành các phán quyết của Tòa án về tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại

1.1.2 Đặc điểm án kinh doanh thương mại

Đặc điểm cơ bản nhất của án kinh doanh, thương mại đó là các tranh

chấp phát sinh luôn gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh và chủ thể tham gia vào án kinh doanh, thương mại chủ yếu là các doanh nghiệp, do đó các đương sự (người phải thi hành án, người được thi hành án) trong việc thi hành án kinh doanh, thương mại chủ yếu là các doanh nghiệp; Bản chất của

án kinh doanh, thương mại là phản ánh những xung đột về lợi ích kinh tế giữa các bên [01; tr.510]

1.2 Khái niệm và đặc điểm thi hành án kinh doanh, thương mại

1.2.1 Khái niệm về thi hành án kinh doanh, thương mại

Xuất phát từ quan hệ dân sự mang bản chất là quan hệ dân sự nên trong quá trình tổ chức thi hành án, Chấp hành viên luôn đề cao, chú trọng các biện pháp vận động, thuyết phục người phải thi hành án tự nguyện thi hành án Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án theo đúng phán quyết của Tòa án, bên cạnh đó rất nhiều trường hợp, người phải thi hành án có điều kiện nhưng không tự nguyện thi

hành án, do đó buộc Cơ quan thi hành án phải tổ chức cưỡng chế theo quy

định của Luật Thị hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành [255

tr 75}

Án có hiệu lực phải thi hành là Bản án sơ thâm của Tòa án cấp sơ thầm

hoặc những phan ban án sơ thâm của Tòa án cấp sơ thâm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thâm thì có hiệu lực pháp luật kê từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị; Bản án, quyết định của Tòa án án cấp phúc

thâm; Quyết định giám đốc thầm hoặc tái thâm

Đối với trường hợp người phải thi hành án có điều kiện thi hành nhưng không tự nguyện thi hành thì để buộc người phải thi hành án chấp hành phán

quyết của Tòa án Luật thi hành án hiện hành có đến 69/183 điều, có 06 biện

Trang 15

pháp cưỡng chế thi hành án, trong đó biện pháp kê biên, xử lý tài sản chỉ áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án có nghĩa vụ thi hành án băng

tiền, được quy định tại khoản 3 Điều 71 Luật Thi hành án dân sự sửa đôi, bố sung năm 2014.kê biên, xử lý tài sản là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc

nhất trong quá trình giải quyết thi hành án dân sự, chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các biện pháp cưỡng chế mà cơ quan thi hành án áp dụng [01, tr.240]

Khái niệm thi hành án kinh doanh, thương mại cũng là thi hành án dân

sự Khi các bên đương sự phát sinh tranh chấp có đơn yêu cầu Tòa án giải quyết, phán quyết của Tòa án chỉ là kết quả về mặt pháp lý Trên thực tế để bảo vệ quyền lợi của bên được thi hành án thì họ phải yêu cầu Cơ quan Thi

hành án dân sự tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án Việc đưa các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án tô chức thi hành gọi là thi hành án dân sự thi hành án dân sự là một giai đoạn độc lập của quá trình tố tụng dân sự, giai đoạn kết thúc quá trình bảo vệ quyền lợi của đương sự và

người có quyền và lợi ích liên quan theo bản án, quyết định của Tòa án được

tô chức thi hành trên thực té, đây là một khâu rất quan trọng, nếu các bản án,

quyết định của Tòa án không được tô chức thi hành thì giai đoạn xét xử của

Tòa án không có giá trị Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được Quốc hội giao,

Cơ quan thi hành án dân sự thực hiện theo các trình tự, thủ tục do pháp luật

quy định nhằm đưa bản án, quyết định của Toà án ra thi hành trên thực tế, bảo

đảm tính hiệu lực của các bản án, quyết định dân sự của Tòa án bảo vệ kịp

thời các quyên và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự, người có quyên và lợi ích liên quan Đồng thời, trong quá trình tô chức thi hành các án, Chấp hành viên còn phát hiện một số sai sót trong việc áp dụng pháp luật của Tòa

án, việc áp dụng pháp luật đó hoặc làm ảnh hưởng đến quyên lợi cho công dân, đương sự và không phù hợp với hiện trạng thực tế như lĩnh vực về đất đai, nhà ở, công trình kiến thúc xây dựng từ đó kiến nghị đến Tòa án, các

cơ quan chức năng kịp thời xem xét lại nhăm bảo vệ quyền lợi cho các bên đương sự, người có quyên và lợi ích liên quan

1.2.2 Đặc điểm về thi hành án kinh doanh, thương mại

Công tác thi hành án dân sự là một khâu trong hoạt động tư pháp, góp

Trang 16

phần quan trọng trong việc thực thi các Bản án, Quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và bảo đảm quyên, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tô chức, Nhà nước

Có thê khăng định thi hành án kinh doanh, thương mại là một dạng của thi hành án dân sự do đó đặc điểm của thi hành án kinh doanh, thương mại

bao gom cả đặc điểm của thi hành án dân sự, đặc điểm của thi hành án kinh

doanh, thương mại chỉ khác đặc điểm của thi hành án dân sự đó là các quan

hệ giữa các chủ thé no phát sinh từ mục đích lợi nhuận Do đó thi hành án kinh doanh, thương mại có các đặc điểm đó là:

- Thứ nhất, thi hành án kinh doanh, thương mại là hoạt động liên quan

đến quyên lực nhà nước Với sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau nên

đòi hỏi sự tham gia của chủ thể không chỉ các cơ quan hành chính nhà nước

mà cả các cơ quan tư pháp và bổ trợ tư pháp cũng như của chính người có nghĩa vụ thi hành án Chính vì thế, việc thực hiện quyền lực nhà nước trong thi hành án dân sự là sự "lưỡng tính” giữa quyền hành pháp và quyên tư pháp

Tuy nhiên, khác với thi hành án hình sự, thi hành án dân sự không hoàn toàn

mang tính quyên lực nhà nước do có sự tham gia của chủ thể không mang quyền lực nhà nước Vì vậy thi hành án dân sự không hoàn toàn dùng các biện pháp cứng nhặc của quyên lực nhà nước

- Thứ hai, thi hành án kinh doanh, thương mại là hoạt động có mục

đích, bảo vệ lợi ích hợp pháp của người được thi hành án theo bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án Bên cạnh mục giữ vững kỷ cương, phép nước, giữ vững giá trị của pháp luật mà việc áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên,

xử lý tài sản trong thi hành án kinh doanh, thương mại còn nhằm bảo vệ

quyền và lợi ích của cá nhân, tô chức, nhà nước là đối tượng trực tiếp duoc thi

hành án Đồng thời thi hành án kinh doanh, thương mại còn phải đảm bảo lợi ích hợp pháp của những người có liên quan đến tài sản là đối tượng trong các quyết định thị hành án kinh doanh, thương mại

- Thứ ba, thi hành án kinh doanh, thương mại là hoạt động có ý nghĩa

trong việc góp phân nâng cao chất lượng, hiệu quả của hiệu lực của kết quả

xét xử Quá trình xét xử án kinh doanh, thương mại đã tuân thủ chặt chẽ các

Trang 17

qui định của pháp luật về trình tự thủ tục tố tụng Do tính chất của án kinh doanh, thương mại phức tạp trong khi đó qui định của pháp luật về nội dung

cũng như qui định về thủ tục tố tụng nhiều khi còn chưa chặt chẽ, thiếu sót

dẫn đến có những bản án, quyết định tuyên không rõ ràng, không khả thi ở

thực tế Bên cạnh đó

- Thứ tư, thi hành án kinh doanh, thương mại là hoạt động không mang tính áp đặt đơn phương thuần túy Đó là sự phối hợp của các chủ thê, điều này

có thê thấy rất rõ khi các chủ thể có nghĩa vụ thi hành các bản án đã tự

nguyện thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc khi có sự tham gia của Thừa phát

lại Mặt khác, khi bản án, quyết định kinh doanh, thương mại có hiệu lực pháp luật, Khi có đơn yêu cầu của đương sự, Cơ quan Thi hành án dân sự ra quyết

định thi hành án theo đơn theo trình tự quy định tại khoản 1, Điều 36 Luật Thi hành án dân sự được sửa đối, bố sung năm 2014 Quá trình thi hành án,

các bên có quyền thỏa thuận thi hành án, Cơ quan Thi hành án phải tôn trọng

sự thỏa thuận của các bên đương sự Chính vì vậy vai trò của thi hành án

trong thi hành án kinh doanh, thương mại rất quan trọng trong hoạt động tố tụng nói chung và quá trình giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại nói riêng Đây là giai đoạn cuối cùng trong hoạt động tố tụng, nhằm bảo đảm cho các bản án, quyết định của Tòa án được chấp hành nghiêm chỉnh, góp phần tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

của tô chức, cá nhân và Nhà nước

1.2.3 Quy dinh của pháp luật về kê biên, xử lý tài sản trong th hành

án kinh doanh, thương mại

Biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án là một trong

những biện pháp cưỡng chế thi hành án được quy định tại Điều 71 Luật Thi

hành án dân sự Dé dam bảo thực hiện nghĩa vụ của người phải thi hành án

theo bản án, quyết định của Tòa án Do nghĩa vụ thi hành án được xác định

trong các bản án, quyết định của Tòa án chủ yếu là nghĩa vụ trả tiền nên biện pháp cưỡng chế, kê biên xử lý tài sản của người phải thi hành án được Chấp hành viên áp dụng nhiều nhất so với các biện pháp cưỡng chế khác trong quá trình tô chức thi hành án Khi Chấp hành viên áp dụng biện pháp cưỡng chế

Trang 18

này sẽ làm ảnh hưởng lớn đến quyền sở hữu, sử dụng tài sản của người phải thi hành án Do đó Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi

hành đã quy định rất chặt chẽ, đồng thời yêu cầu Chấp hành viên phải thực

hiện nghiêm túc trình tự, thủ tục trong việc áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án

Các biện pháp kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án kinh doanh, thương mại chỉ được áp dụng khi có đủ căn cứ thê hiện tài sản đó là tài sản của người phải thi hành án, họ có thể đang trực tiếp quản lý sử dụng hay họ chuyền giao cho người thứ ba quản lý sử dụng nhưng về mặt pháp lý tài sản

đó vẫn thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án

Đề đảm bảo cho việc kê biên có căn cứ, theo quy định tại điều 44 Luật

Thi hành án dân sự 2014, Chấp phải tiễn hành xác minh tài sản của người phải thi hành án và khi có căn cứ cho thấy người phải thi hành án có tài sản nhưng họ không tự nguyện thi hành án thì Chấp hành viên mới áp dụng biện

pháp kê biên đề thi hành án, tránh trường hợp chưa làm rõ được nguồn gốc tài

sản đó có phải thuộc sở hữu của người phải thi hành án hay không đã vội kê biên

Kết luận chương 1

Từ những phân tích, đánh giá nêu trên, tác giả rút ra một số nội dung:

Hoạt động kinh doanh, thương mại là hoạt động gan liền với hoạt động kinh

tế, phát sinh từ các quan hệ kinh doanh, thương mại

Thị hành án kinh doanh, thương mại là hoạt động của Cơ quan Thi

hành án dân sự thực thi các bản án, quyết định của Tòa án nhăm bảo vệ

quyền, lợi ích hợp pháp của người được thi hành án

Trang 19

CHƯƠNG 2 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIÊM PHÁP LÝ KÊ BIÊN, XỬ LÝ TÀI SAN TRONG THI HANH AN KINH DOANH, THUONG MAI

2.1 Khái niệm kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án kinh doanh, thương mại

Trong giai đoạn thi hành án kinh doanh, thương mại việc kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đề đảm bảo thi hành án kinh doanh, thương mại là biện pháp cưỡng chế thi hành án do chấp hành viên áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án có nghĩa vụ trả nợ theo bản án, quyết định

kinh doanh, thương mại có điều kiện thi hành án nhưng không tự nguyện thi

hành án

Xử lý tài sản kê biên là việc làm của Chấp hành viên sau khi kê biên

tài sản Chấp hành viên tiến hành các bước theo quy định của pháp luật để

đưa tài sản đã được kê biên ra xử lý Nếu đã kê biên tài sản mà không xử lý các bước tiếp theo thì việc kê biên đó không đem lại kết quả cho công tác thi

Từ những phân tích trên, có thê nói kê biên, xử lý tài sản trong thi hành

án kinh doanh, thương mại là một trong các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự do Cơ quan Thị hành án dân sự áp dụng, theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo việc thi hành các bản án kinh doanh, thương mại

2.2 Đặc điểm kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án kinh doanh, thương mại

Bên cạnh những đặc điểm chung của kê biên, xử lý tài sản trong thi

Trang 20

hành án dân sự thì kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án kinh doanh, thương mại cũng mang đặc điểm riêng của việc kê biên, xử lý tài sản trong thi hành

án kinh doanh, thương mại

2.2.1 Đặc điểm chung

Đề giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại có

nhiều luật quy định như: Luật thương mại năm 2005, Bộ luật Tố tụng dân sự

năm 2015, những tranh chấp về kinh doanh, thương mại và những yêu cầu về kinh doanh thương mại thuộc thâm quyên giải quyết của Tòa án rất đa dạng

Đó có thể là tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tô chức có đăng ký kinh doanh với nhau có phát sinh lợi nhuận; Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyên giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau có phát sinh lợi nhuận; tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyên nhượng phần góp vốn với công ty, với thành viên công ty

Kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án kinh doanh, thương mại nó là một phân việc của kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án dân sự nói chung do

đó nó mang đặc điểm chung của kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án dân

sự, đó là:

Áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản nó thê hiện quyên năng đặc

biệt của Nhà nước và được đảm bảo thực hiện băng sức mạnh của Nhà nước

Thông qua hoạt động của Chấp hành viên áp dụng trong trường hợp

người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án, buộc họ phải thực hiện

nghĩa vụ của mình theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp

luật

Đối tượng của các biện pháp cưỡng chế thi hành án kinh doanh, thương

mại là tài sản hoặc hành vi của người phải thi hành án mà khi họ không thực

hiện nghĩa vụ của mình thì cơ quan Thị hành án dân sự phải áp dụng biện pháp kê biên là tài sản của họ

Trong trường hợp người phải thi hành án không còn tài sản nào khác

hoặc có tài sản nhưng không đủ đề thi hành án, Chấp hành viên có quyền kê

Trang 21

biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đang cầm có, thế chấp nếu giá trị của tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành an [21, tr.99]

Kê từ thời điểm bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, nếu người

phải thi hành án chuyền đối, tặng cho, bán, chuyên nhượng, thế chấp, cầm cố tài sản cho người khác mà không sử dụng khoản tiền thu được đề thi hành án

và không còn tài sản nào khác hoặc tài sản khác không đủ để đảm bảo nghĩa

vụ thi hành án thì tài sản đó vẫn bị kê biên, xử lý để thi hành án, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (khoản I Điều 24 Nghị định số 62/2015/NĐ-

CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành

một số điều của luật Thi hành án dân sự)

Trong quá trình kê biên, xử lý tài sannr nếu phát sinh có tranh chấp về tài sản kê biên thì Chấp hành viên vẫn tiền hành kê biên cưỡng chế và yêu cầu đương sự, người có tranh chấp khởi kiện ra Tòa án hoặc đề nghị cơ quan có

thâm quyền xem xét giải quyết (khoản 1 Điều 75 Luật Thi hành án dân sự)

Trước khi kê biên tài sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản phải đăng

ký quyên sở hữu hoặc đăng ký giao dịch đảm bảo thì Chấp hành viên phải có

văn bản yêu cầu cơ quan đăng ký cung cấp các thông tin về tài sản, giao dịch

họ đã đăng ký Đồng thời sau khi kê biên xong phải có thông báo bằng văn

bản cho cơ quan đăng ký biết việc đã kê biên, xử lý đối với tài sản trên

2.2.2 Đặc điểm riêng

Xuất phát từ quan hệ kinh doanh, thương mại mang tính chất lợi nhuận

nên có thê thây răng chủ thể của án kinh doanh, thương mại chủ yếu là các

doanh nghiệp Khái niệm doanh nghiệp được định nghĩa theo mục 7 điều |

chương l luật doanh nghiệp 2020: “Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có

tên riêng, có tài sản, có tru so’ giao dich ồn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh

doanh’”’, {20, tr.133] do vậy, việc kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án kinh doanh, thương mại ngoài những đặc điểm của kê biên, xử lý tài sản trong thi

hành án dân sự còn có những đặc điêm riêng như sau:

Trang 22

- Thứ nhất, chủ thê của quan hệ kinh doanh, thương mại thường chủ yêu là doanh nghiệp Do đó việc loại hình doanh nghiệp của những loại chủ thê này có ý nghĩa quan trọng đề có cơ sở pháp lý xem xét tư cách chủ thẻ, từ

đó áp dụng cơ chế giải quyết đối với từng chủ thể trong vụ việc cụ thể trong

từng vụ việc cụ thê

- Thứ hai, việc kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án kinh doanh, thương mại thường phức tạp hơn tài sản phải kê biên, xử lý trong các loại việc

dân sự khác do tính chất đặc thù hầu hết là tài sản của doanh nghiệp phải kê

biên như nhà xưởng, máy móc, nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa, những tài

sản này nhiều khi có giá trị rất lớn, mang yếu tô kỹ thuật, công nghệ có giá trị lớn Bên cạnh đó còn có những doanh nghiệp mượn tài sản

- Thứ ba, tài sản phải kê biên, xử lý trong thi hành án kinh doanh, thương mại thường liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đặc biệt liên quan đến vấn đề an sinh xã hội và người lao động nên không kê biên các tài sản: Số thuốc phục vụ việc phòng, chữa bệnh cho người

lao động; lương thực, thực phẩm, dụng cụ và tài sản khác phục vụ bữa ăn cho

người lao động: nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế và thiết bị, phương tiện, tài sản

khác thuộc các cơ sở này, nếu không phải là tài sản đề kinh doanh; trang thiết

bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng, chống cháy nô, phòng, chống ô nhiễm môi trường” (Khoản 3 Điều §7 Luật Thi hành án dân

sự)

Cơ quan Thị hành án dân sự chỉ kê biên tài sản khác của doanh nghiệp

phải thi hành án, nếu sau khi đã khẩu trừ tài khoản, xử lý vàng, bạc, đá quý,

kim khí quý khác, giấy tờ có giá của doanh nghiệp đang do doanh nghiệp quản lý hoặc đang do người thứ ba giữ mà vẫn không đủ để thi hành án, trừ trường hợp bản án, quyết định có quyết định khác hoặc đương sự có thỏa thuận khác [ 12 ]

- Thứ tư, việc kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án kinh doanh,

thương mại liên quan đến nhiều thủ tục ở nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân khác nhau nên rất khó khăn và phức tạp, do đó lượng việc mà Cơ quan Thi

hành án phải thực hiện là rất nhiều và khó thực hiện.

Trang 23

- Thứ năm, hiện nay hầu hết các án kinh doanh, thương mại tài sản phải

kê biên, xử lý đề thi hành án liên quan đến thế chấp tại các tô chức tín dụng,

do đó theo quy định của pháp luật dân sự thì khi xử lý tài sản phải ưu tiên thanh toán cho bên nhận thế chấp, cầm cố Tuy nhiên Luật Thi hành án quy định nếu tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ thế chấp thì cơ quan thi hành án phải kê biên, xử lý để đảm bảo quyền lợi cho người được thi hành án nhưng hiện

không có quy định đề thực hiện việc xác định xem tài sản đó có lớn hơn nghĩa

vụ thế chấp hay không

- Thứ sáu, đối với kê biên tài sản chung hay giải quyết tranh chấp về hợp đồng bán đấu giá, Luật Thi hành án dân sự quy định đương sự hoặc Chấp

hành viên yêu cầu Tòa án giải quyết nhưng Bộ luật Tố tụng dân sự và các văn

bản hướng dẫn chưa quy định cách thức, thủ tục đề thực hiện nội dung này

Do đó, trên thực tế phát sinh những vấn đề này rất khó xử lý, giải quyết

- Thứ bảy, tính trách nhiệm hữu hạn trong thi hành án Đặc điểm này xuất phát từ chủ thê trong hoạt động kinh doanh, thương mại chủ yếu là các doanh nghiệp như: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cô phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh

- Thứ tám, các nghĩa vụ về thi hành án trong thi hành án kinh doanh, thương mại thường có giá trị lớn Việc thi hành án kinh doanh, thương mại thường liên quan đến việc giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán tài sản; hợp đồng kinh tế giữa các pháp nhân kinh tế; hợp đồng tín dụng, ngân hàng nên thường có giá trị lớn, chế độ quản lý tài sản phức tạp, liên quan đến nhiều van đề mang tính chất kinh tế gây khó khăn trong quá trình tổ chức thi hành

án Phần tài sản phải xử lý trong các vụ án kinh doanh, thương mại cũng

thường có giá trị lớn và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như: tài khoản

tại ngân hàng, sản phẩm hàng hóa, dây chuyền công nghệ, thương hiệu kinh doanh do đó việc xác minh, xử lý tài sản trong các việc kinh doanh, thương mại phức tạp và khó khăn

Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành không có

quy định riêng về thi hành án đối với các bản án, quyết định kinh doanh, thương mại do đó trình tự, thủ tục về thi hành các bản án, quyết định về kinh

Trang 24

doanh, thương mại được thực hiện theo trình tự chung theo quy định của Luật Thị hành án dân sự

2.3 Quy định chung về cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án

Cưỡng chế thi hành án dân sự là một trong những biện pháp nghiêm

khắc nhất mà Chấp hành viên áp dụng trong quá trình tô chức thi hành án Do

đó, Luật Thi hành án dân sự hiện hành quy định rất chặt chẽ về cưỡng chế

trong thi hành án dân sự, đặc biệt biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án

Tại Điều 70 Luật Thi hành án dân sự sửa đôi, bỗ sung năm 2014 thì căn

cứ đề cưỡng chế thi hành án bao gồm:

“1, Bản án, quyết định;

Quyết định thi hành án;

Quyết định cưỡng chế thì hành án, trừ trường hợp bản án, quyết định

đã tuyên kê biên, phong toả tài sản, tài khoản và trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án”

Mặt khác, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Luật Sửa đổi, bổ

sung thì thì người được thi hành án cũng có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp

cưỡng chế thi hành án

Điều 9 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 quy định đối tượng áp dụng biện pháp Cưỡng chế Thi hành án dân sự: "Người phải thi hành án có điễu

kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành thì bị cưỡng chế thi hành án

theo quy định của Luật nay”

Điều 46 Luật Thị hành án dân sự quy định: "Hét thời hạn quy định tại

khoản 1 Điều 45 của Luật này, người phải thỉ hành án có điễu kiện thì hành

án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế ”

Trang 25

2.4 Điều kiện áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án kinh doanh, thương mại

Đề áp dụng được biện pháp cưỡng chế thi hành án, cần phải đầy đủ các điều kiện sau đây:

- Người phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản hoặc phải thực hiện hành vi theo bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của Trọng

tài thương mại, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh;

- Người phải thi hành án có điều kiện thi hành án nhưng trong quá trình

tự nguyện không tự nguyện thi hành

2.5 Nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án dân sự

Cưỡng chế thi hành án dân sự nói chung cũng như án kinh doanh, thương mại nói riêng là một biện pháp nghiêm khắc nhất, do vậy đòi hỏi Chấp hành viên trong quá trình tổ chức thi hành án phải tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật, không được áp dụng một cách tùy tiện

Khi hết thời hạn tự nguyện thi hành án trừ trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tâu tán, hủy hoại tài sản hoặc trốn tránh nghĩa vụ thi hành án thì áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án

Chấp hành viên không tô chức cưỡng chế thi hành án trong thời gian từ

22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật và các trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định (khoản

2 Điều 46 Luật Thi hành án dân sự)

Trước, sau tết nguyên đán 15 ngày, các ngày truyền thống đối với các

đối tượng chính sách thì Chấp hành viên không tổ chức cưỡng chế có huy

động lực Đề không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, chính trị, trật

tự an toàn xã hội, phong tục, tập quán của địa phương thì cũng không được tô chức cưỡng chề thi hành án

Trước khi kê biên, Chấp hành viên phải ước tính giá tri tai san dé lam

Trang 26

cơ sở cho việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án Việc tô chức cưỡng chế phải tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án và các chi phí cần

thiết khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 24 Nghị định 62

2.6 Trình tự kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án trong thi hành án kinh doanh, thương mại

2.6.1 Trước khi tiễn hành cững chế phải xác mình điều kiện thi

hành án của người phải thỉ hành án:

Xác minh điều kiện thi hành án dân sự nói chung và điều kiện để cưỡng chế thi hành án dân sự nói riêng là khâu rất quan trọng đòi hỏi Chấp hành viên phải nắm rõ các quy định của pháp luật, các văn bản liên quan dé ap dụng, tìm hiểu thực trạng tài sản của người phải thi hành án

Trong quá trình xác minh thi hành án phải đảm bảo về chủ thể xác

minh, thời điểm xác minh, đối tượng xác minh thi hành án được thực hiện

theo quy định tại khoản l điều 44 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 được sử

đôi bô sung năm 2014

Sửa đôi, bổ sung đã sửa đổi một cách căn bản quyền, nghĩa vụ của

người được thi hành án liên quan đến việc xác minh điều kiện thi hành án Do

tính chất phức tạp của án kinh doanh, thương mại nên Chấp hành viên có thê

khai thác, tìm kiếm thông tin về điều kiện thi hành án qua các nguồn tin như:

- Nghiên cứu bản án, quyết định;

- Xác minh qua người phải thi hành án theo quy định tại khoản 1 điều

44 Luật Thị hành án dân sự;

- Xác minh qua người được thi hành án;

- Xác minh qua các nguồn cung cấp thông tin khác

Căn cứ vào tính chất của mỗi vụ việc, Chấp hành viên có thể khai thác

các nguồn thông tin khác nhau như: xác minh qua Ủy ban nhân dân và công

an xã, phường, thị trần, qua bạn bè, người thân, tìm kiếm thông tin qua các tổ chức tín dụng hay ngân hàng, các cơ quan nhà nước có liên quan, các tô chức

chính trị xã hội Đối với các vụ việc liên quan đến doanh nghiệp thì có thể

Trang 27

tìm kiếm thông tin từ cơ quan chức năng quản lý nhà nước về doanh nghiệp như Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đâu tư, Phòng tài chính —

kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phó trực thuộc tỉnh, cơ quan thuế nguồn thông tin xác minh rất đa dạng nhưng chấp hành viên cần xác định, lựa chọn những nguôn tin phù hợp, đặc biệt là những người có quyền và trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin

2.6.2 Lựa chọn và áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản trong thi hanh an

Cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án kinh doanh, thương mại là sự cưỡng bức bắt buộc của cơ quan Thi hành án do Chấp hành viên

quyết định, chủ trì nhăm buộc người phải thi hành án phải thực hiện những

hành vi hoặc nghĩa vụ theo bản án, quyết định của Tòa án được áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án có điều kiện thi hành án nhưng không tự nguyện thi hành án hoặc trong trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành

án tâu tán, hủy hoại tài sản

Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của người phải

thi hành án trong thị hành án kinh doanh, thương mại phải tương ứng với

nghĩa vụ của người phải thi hành án và các chỉ phí cần thiết

Ngay sau khi nhận án, Chấp hành viên phải nghiên cứu nội dung bản

án, đánh giá tính chất, mức độ, xác định nghĩa vụ thi hành án; điều kiện cụ thể của người phải thi hành án; đề nghị của đương sự và tình hình thực tế của địa

phương mà Chấp hành viên lựa chọn việc áp dụng biện pháp cưỡng chế kê

biên, xử lý tài sản trong thi hành án phù hợp Từ đó lựa chọ việc áp dụng biện

pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án phải tương ứng với

nghĩa vụ của người phải thi hành án và các chỉ phí cần thiết

2.6.3 Về xây dựng kế hoạch cudng chế kê biên, xử lý tài sản

Lập kế hoạch cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án kinh doanh, thương mại là một trong những công việc quan trọng của Chấp hành

viên trước khi tiền hành cưỡng chế thi hành án Việc lập kế hoạch cưỡng chế

chỉ tiết, cụ thể có một ý nghĩa rất lớn đối với việc tô chức chức cưỡng chế thi

Trang 28

hành án thành công

Tại điều 72, Luật Thi hành án dân sự hiện hành quy định Chấp hành

viên phải lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án trong trường hợp cần huy động lực lượng: Nội dung của kế hoạch cưỡng chế phải đầy đủ, theo quy định tại

khoản 2 điều 72 Luật thi hành án dân sự hiện hành Ngay sau khi lập kế hoạch

cưỡng chế, Chấp hành viên phải gửi ngay cho Viện kiểm sát, cơ quan Công

an cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức cưỡng chế và các cơ quan

liên quan có trách nhiệm thực hiện tùy theo từng vụ việc cụ thể

Đối với những vụ việc phức tạp thống nhất với cơ quan Công an về bảo

vệ cưỡng chế thi hành án theo quy định tại Thông tư liên tịch SỐ

03/2012/TTLT-BTP-BCA ngày 30/3/2012 của Bộ Tư pháp và Bộ Công an quy định cụ thể việc phối hợp bảo vệ cưỡng chế trong thi hành án dân sự

Thời hạn Cơ quan Công an có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và lập

phương án bảo vệ cưỡng chế (03 ngày, kề từ ngày nhận được kế hoạch cưỡng

chế của cơ quan thi hành án) đã được luật hóa tại khoản 4 Điều 72 Luật Sửa

đổi, bố sung (đây chính là nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông

tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BTP- BCA ngày 30/3/2012 của Bộ Tư pháp và

Bộ Công an quy định cụ thể việc phối hợp bảo vệ cưỡng chế trong thi hành án

dân sự)

Trong trường hợp cần thiết, Thủ trưởng cơ quan Thi hành án cấp tỉnh

và cấp huyện báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp, Thủ trưởng cơ quan Thi hành án cấp quân khu báo cáo Tư lệnh quân khu ít nhất là 05 ngày

làm việc trước khi tô chức cưỡng chế thi hành các vụ án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng về an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa bàn theo quy định tại

khoản 1 Điều 172, khoản 2 Điều 173 và khoản 2 Điều 174 của Luật Thi hành

án dân sự năm 2008 sửa đồi bồ sung năm 2014

2.6.4 Thông báo việc cưỡng chế thi hành án

Trước khi tiến hành cưỡng chế thi hành án, Chấp hành viên phải thực

hiện đầy đủ, đúng quy định, thành phân, đối tượng về thông báo thi hành án

dân sự nói chung, với hình thức thông báo phù hợp với từng vụ việc cụ thể

Trang 29

Thông báo cho tất cả các đối tượng được thông báo, đặc biệt chú ý đối với

những người phải thi hành án, đồng chủ sở hữu và người có quyên, nghĩa vụ

liên quan đến việc thi hành án tránh trường hợp sau khi tiễn hành cưỡng chế,

các đương sự có đơn khiếu nại việc không nhận được các thông báo của Cơ

quan thi hành án Các văn bản liên quan đến việc cưỡng chế thi hành án được

thông báo theo trình tự, thủ tục được quy định pháp luật thị hành án dân sự

hiện hành và các văn bản hướng dân

Việc thông báo về cưỡng chế thi hành án được thông báo theo trình tự, thủ tục được quy định tại Điều 39 đến Điều 43 Luật sửa đôi, bỗ sung; Điều 12 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP

Những vụ việc liên quan đến người nước ngoài cần thông báo đến nước ngoài thì việc thực hiện việc ủy thác tư pháp thông qua Vụ pháp luật quốc tế thuộc Bộ Tư pháp theo quy định tại Điều 1§1 Luật Sửa đối, bỗ sung, Điều 50 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP và Luật Tương trợ tư pháp

2.6.5 Về định giá tài sản kê biên

Định giá tài sản kê biên là việc xác định giá trị của tài sản được Chấp

hành viên áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên, tức là căn cứ quy định của pháp luật và tiêu chuẩn nhất định nhằm đánh giá giá trị tài sản tại thời điểm thực tế nhằm mục đích làm giá khởi điểm đề đưa ra bán đấu giá tài sản đó

Pháp luật về thi hành án quy định về xác định giá, thâm định giá hoặc

thâm định lại tài sản thông thường diễn ra sau khi Chấp hành viên Cơ quan Thi hành án dân sự tô chức việc kê biên tài sản của người phải thi hành án kể

cả kê biên tài sản của người thứ ba [01; tr 107]

Định giá tài sản kê biên được quy định tại Điều 9§ Luật Thi hành án

dân sự 2008 sửa đồi bổ sung năm 2014, Điều 26 Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số

điều của Luật Thi hành án dân sự)

a Về thâm quyền

- Tổ chức thâm định giá sẽ thâm định giá trong các trường hợp sau đây:

Trang 30

Ngay sau khi kê biên tài sản mà các đương sự thỏa thuận về giá hoặc

tô chức thâm định giá thì Chấp hành viên lập biên bản về thỏa thuận đó đồng thời ghi nhận giá tài sản do đương sự thoả thuận trên làm giá khởi điểm đề bán đấu giá

Nếu các bên đương sự không thoả thuận được về giá và tô chức thắm định giá thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kê từ ngày kê biên tài sản, Chấp

hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tô chức thâm định giá trên địa bàn tỉnh,

thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản kê biên trong các trường hợp sau đây:

- Đương sự không thỏa thuận được về giá và tô chức thầm định giá:

- Tổ chức thầm định giá do các bên đương sự lựa chọn từ chối việc ký

+ Không thực hiện được việc ký hợp đồng dịch vụ quy định tại khoản

2 Điều 98 Luật Thi hành án dân sự;

+ Tài sản kê biên thuộc loại tươi song, mau hỏng hoặc có giá trị nhỏ mà

đương sự không thoả thuận được với nhau về giá”

Đối với việc Chấp hành viên xác định về giá thì Chấp hành viên tham

khảo ý kiến của cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn có liên quan trước khi

xác định giá của tài sản kê biên và lập thành văn bản hoặc biên bản có chữ ký

của Chấp hành viên và cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn đó Trong thời

hạn 15 ngày, kê từ ngày nhận được đề nghị của Chấp hành viên mà cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn không có ý kiên bằng văn bản thì Thủ trưởng

cơ quan Thi hành án dân sự có văn bản đề nghị Chủ tịch UBND cùng cấp chỉ đạo các cơ quan chuyên môn có ý kiến đê Chấp hành viên xác định giá tài sản

kê biên

Trang 31

b Về định giá lại tài sản kê biên

Tại điều 99 Luật thi hành án dân sự quy định các trường hợp định giá lại tài sản đã kê biên, theo đó định giá lại tài sản đã kê biên là thủ tục xác định

lại giá khởi điểm được cơ quan Thi hành án thực hiện khi có căn cứ cho rằng Chấp hành viên có vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật dẫn đến sai lệch kết quả định giá tài sản hoặc khi đương sự thực hiện quyền yêu cầu định giá lại trước khi có thông báo công khai về việc bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật [25, tr 106]

Luật Thị hành án dân sự hiện hành quy định thực hiện trong các trường

hợp sau đây:

Chấp hành viên có vi phạm nghiêm trọng quy định tại Điều 98 của Luật

thi hành án dân sự dẫn đến sai lệch kết quả định giá tài sản;

Khi nhận được thông báo công khai về việc bán đâu giá tài sản thì đương sự có quyên yêu câu định giá lại tài sản

Trong trường hợp đương sự có căn cứ chứng minh kết quả thâm định

giá trước đó không khách quan, có tiêu cực làm ảnh hưởng trực tiếp đến

quyền lợi hợp pháp của mình thì có quyền đề nghị thuê tổ chức thâm định giá

khác thầm định lại và phải chịu chi phí thâm định lại trừ trường hợp định giá

lại do có vi phạm quy định về định giá theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều

99 Luật Thị hành án dân sự

Khi đương sự yêu cầu định giá lại tài sản kê biên trước khi có thông

báo công khai việc bán đấu giá tài sản hoặc yêu cầu định giá lại tài sản bán

đấu giá không thành, không có người đăng ký tham gia đấu giá, trả giá thì

Chấp hành viên tô chức định giá lại tài sản kê biên xét thấy nếu có căn cứ thì

thông báo cho đương sự biết về việc người yêu cầu định giá lại phải chịu chỉ phí định giá lại tài sản theo quy định của pháp luật

Việc yêu cầu định giá lại tài sản theo quy định tại khoản này chỉ được thực hiện một lần và đương sự có đơn yêu cầu,trong thời hạn 05 ngày làm việc, kế từ ngày nhận được thông báo về kết quả thầm định giá và phải nộp ngay tạm ứng chỉ phí định giá lại tài sản (điểm b khoản 1 Điều 99 Luật Sửa

Trang 32

đổi, bồ sung Luật Thi hành án dân sự năm 2014)

2.6.6 Bán đầu giá và xử lý kết quả bán đầu giá tài sản thỉ hành án

Trong trường hợp người được thi hành án không đồng ý nhận tài sản đã

kê biên thì tài sản này sẽ được bản đề thi hành án Việc bán tài sản đã kê biên

phải được thực hiện theo điều 101 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung

năm 2014

Thủ tục bán đấu giá tài sản đã kê biên, xử lý kết quả bán đấu giá tài sản

được thực hiện theo Luật Đầu giá tài sản năm 2016 và các văn bản hứng dẫn

nghiệp vụ

Việc bán đấu giá và xử lý kết quả bán đấu giá tài sản thi hành án được quy định như sau:

-_ Đối với tài sản thuộc sở hữu chung, trước khi bán dau gia tai san lan

đầu mà có nhiều chủ sở hữu chung đề nghị mua phần tài sản của người phải thi hành án theo giá đã định thì Chấp hành viên thông báo cho các chủ sở hữu chung đó thỏa thuận người được quyền mua Trong trường hợp các chủ sở hữu chung đó không thỏa thuận được quyên mua tài sản thì Chấp hành viên tổ chức bôc thăm đê chọn ra người được quyên mua tài sản

- Trường hợp trong cùng một cuộc đấu giá mà có nhiều tài sản được dau giá đề thi hành án thì Cơ quan Thi hành án dân sự yêu cầu tô chức đấu giá

thực hiện việc đấu giá theo thứ tự từ tài sản có giá trị lớn nhất Trường hợp số

tiền thu được đã đủ đề thi hành nghĩa vụ và các chi phí theo quy định thì không tiếp tục đấu giá các tài sản còn lại

Trong thời hạn 30 ngày, kê từ ngày trúng đấu giá tài sản thì người mua được tài sản bán đấu giá phải nộp tiền vào tài khoản của Cơ quan thi hành án dan su [13 ]

Trường hợp khó khăn, phức tạp thì không qua 60 ngày, kề từ ngày người mua được tài sản nộp đủ tiền, Cơ quan Thi hành án dân sự phải tô chức việc giao tài sản cho người mua được tài sản, trừ trường hợp có sự kiện bất khả kháng

Trang 33

Trường hợp người trúng đấu giá tài sản đã nộp tiền đầy đủ thì tổ chức đầu giá tài sản có trách nhiệm phối hợp với Cơ quan Thi hành án dân sự trong việc giao tài sản cho người mua được tài sản đâu giá

- Chấp hành viên làm thủ tục đứng tên gửi số tiền đó vào ngân hang theo hình thức gửi tiền có kỳ hạn 01 tháng cho đến khi giao được tài sản,

phan lãi tiền gửi được cộng vào số tiền gửi ban đầu để thi hành án trong thời

gian chưa giao được tài sản, trường hợp không giao được tài sản thì phần lãi

tiền gửi thuộc về người mua được tài sản bán đấu giá, trừ trường hợp có thỏa

thuận hoặc pháp luật quy định khác

Hủy kết quả bán đấu giá tài sản (Điều 102 Luật Thi hành án dân sự

2008 sửa đối bố sung năm 2014)

Theo quy định tại (Điều 102 Luật Sửa đôi, bổ sung luật Thị hành án

dân sự năm 2014) hủy kết quả bán đấu giá tài sản được thực hiện như sau:

Khi thực hiện việc hủy kết quả bán đấu giá tài sản, Chấp hành viên phải

thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về bán đấu giá tài san;

Trường hợp phát sinh tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản thì

Chấp hành viên và người mua được tài sản bán đấu giá mới có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp

Nếu kết quả bán đấu giá tài sản bị hủy thì việc xử lý hậu quả và bôi

thường thiệt hại được giải quyết theo quy định của pháp luật

Xử lý tài sản bán đấu giá không thành được quy định tại điều 104 Luật

Thi hành án dân sự đã được sửa đồi, bổ sung năm 2014 như sau:

Sau hai lần niêm yết, thông báo công khai theo quy định của pháp luật

về bán đấu giá tài sản mà không có người tham gia đấu giá, trả giá hoặc bán đâu giá không thành thì Chấp hành viên thông báo cho đương sự biết về việc

không có người tham gia đấu giá, trả giá Trong thời hạn 10 ngày, kê từ ngày nhận được thông báo về việc tài sản đưa ra bán đấu giá nhưng không có người tham gia đấu giá mà đương sự không yêu cầu định giá lại thì Chấp hành viên ra quyết định giảm giá tài sản đề tiếp tục bán đấu giá

Trang 34

Sau ba lần giảm giá mà không có người tham gia đâu giá, trả giá thì tài sản được xử lý theo khoản 2, 3, 4 Điều 104 Luật Sửa đổi, bố sung Luật Thi

Điều 103 Luật Sửa đôi, bô sung năm 2014 đã quy định về bảo vệ quyền

lợi hợp pháp của người mua, người nhận tài sản bán đấu giá Theo đó, người

mua được tài sản bán đấu giá, người nhận tài sản để thi hành án được bảo vệ

quyền sở hữu, sử dụng đôi với tài sản đó

Khi người mua được tài sản bán đấu giá đã nộp đủ tiền mua tài sản bán

đầu giá nhưng bản án, quyết định bị kháng nghị, sửa đổi hoặc bị hủy thì cơ

quan thi hành án dân sự tiếp tục giao tài sản, kế cả thực hiện việc cưỡng chế thi hành án đề giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá, trừ trường hợp kết quả bán đấu giá bị hủy theo quy định của pháp luật hoặc đương sự có thỏa thuận khác

Trường hợp người nhận tài sản đã nhận đây đủ tài sản, người đó đã ký

nhận vào biên bản giao, nhận tài sản nhưng sau đó bị đương sự chiếm lại trách nhiệm giải quyết tranh chấp thuộc về Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan có thâm quyền giải quyết, Cơ quan thi hành án dân sự không có trách nhiệm giao

lại tài sản cho người được nhận tài sản

Trang 35

2.6.8 Trả lại tài sản kê biên cho người phải thì hành án

Việc trả lại tài sản kê biên cho người phải thi hành án khi tài sản đưa ra

bán đâu giá nhưng không thể bán được được quy định tại khoản 3 Điều 104

Luật Thi hành án dân sự đã được sửa đổi, bố sung năm 2014 như sau:

“Trường hợp người được thi hành án không đồng ý nhận tài sản đề thi hành

án thì Chấp hành viên ra quyết định giảm giá tài sản để tiếp tục bán đấu giá

Sau các lần giảm giá nếu giá trị tài sản đã giảm bằng hoặc thấp hơn chỉ phí cưỡng chế mà người được thi hành án vẫn không nhận đề trừ vào số tiên được thi hành án thì tài sản được giao lại cho người phải thi hành án quản lý,

sử dụng

2.6.9 Xử ly tài sản khi cưỡng chế có tranh chấp

Đối với tài sản cưỡng chế của người phải thi hành án mà có tranh chấp

với người khác thì Chấp hành viên vẫn tiến hành cưỡng chế đồng thời yêu cầu

đương sự, người có tranh chấp khởi kiện tại Tòa án hoặc đề nghị cơ quan có thâm quyền giải quyết Trong thời hạn 30 ngày Chấp hành viên thông báo cho

đương sự, người có tranh chấp không khởi kiện tại Tòa án hoặc đề nghị cơ

quan có thầm quyền giải quyết thì tài sản được xử lý để thi hành án theo quy

định (Điều 75 Luật Sửa đôi, bô sung Luật Thị hành án dân sự năm 2014

Trường hợp có căn cứ cho rằng người phải thi hành án trốn tránh nghĩa

vụ thi hành án thì Chấp hành viên thông báo cho người được thi hành án biết

và thực hiện quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án hoặc đề nghị cơ quan có thẩm

quyền giải quyết đối với giao dịch liên quan đến tài sản thi hành án Hết thời

hạn 15 ngày kế từ ngày nhận được thông báo mà đương sự, người được thi

hành án không yêu cầu khởi kiện thì Chấp hành viên phải thực hiện việc yêu

cầu Tòa án hoặc đề nghị cơ quan có thầm quyền giải quyết đối với giao dịch

đó khi người được thi hành án không yêu cầu (khoản 2 Điều 75 Luật Sửa đồi,

bô sung luật Thi hành án dân sự năm 2014)

Một số vẫn đề cần lưu ý khi thực hiện cưỡng chế kê biên, xử lý tài

sản trong thủ hành án kinh doanh, thương mại

Theo quy định tại điều 46 luật Thi hành án dân sự về cơ bản, khi hết

Trang 36

thời gian tự nguyện thi hành án mới có thê ra quyết định cưỡng chế kê biên,

xử lý tài sản nhưng vẫn có trường hợp ngoại lệ đó là: Trường hợp cần ngăn

chặn người thi hành án có hành vi tâu tán hoặc hủy hoại tài sản hoặc hành vi

khác nhằm trốn tránh việc thi hành án thì Chấp hành viên có thể áp dụng ngay

biện pháp cưỡng chế

Khi có căn cứ cho răng người phải thi hành án có hành vi tâu tán, hoặc

hủy hoại tài sản phải thi hành án hoặc trồn tránh trách nhiệm thi hành án thì

Chấp hành viên phải áp dụng biện pháp cưỡng chế trong thời gian tự nguyện thi hành án

Trước khi kê biên, xử lý tài sản là bất động sản ít nhất là 03 ngày làm việc, Chấp hành viên thông báo cho đại diện chính quyền cấp xã hoặc đại

điện tô dân phó nơi tô chức cưỡng chế, đương sự, người có quyên lợi, nghĩa

vụ liên quan về thời gian, địa điểm, tài sản kê biên, trừ trường hợp cần ngăn chặn đương sự tau tan, huy hoai tai san, tron tránh việc thi hành án

Nếu đương sự vắng mặt thì có thể ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình Trường hợp đã được thông báo hợp lệ mà

đương sự hoặc người được ủy quyền vắng mặt thì Chấp hành viên vẫn tiến

hành kê biên, nhưng phải mời người làm chứng và ghi rõ vào nội dung biên

bản kê biên đồng thời lập biên bản về việc văng mặt của đương sự Trường

hợp không mời được người làm chứng thì Chấp hành viên vẫn tiến hành việc

kê biên nhưng phải ghi rõ lý do vào nội dung biên bản kê biên

Khi kê biên đồ vật, nhà ở, công trình kiến trúc nêu vắng mặt người phải thi hành án hoặc người đang quản lý, sử dụng tài sản đó mà phải mở khóa,

phá khóa, mở gói thì Chấp hành viên vẫn tiến hành kê biên nhưng phải thực

hiện theo quy định tại Điều 93 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 được sửa

đối bố sung năm 2014

Biên bản kê biên có chữ ký của đầy đủ các thành phân tham gia buổi kê biên: đương sự hoặc người được ủy quyền, người làm chứng, đại diện chính quyền cấp xã hoặc đại diện tô dân phó nơi tô chức cưỡng chế, Chấp hành viên

và người lập biên bản

Trang 37

Điều 90 Luật Thi hành án dân sự quy định: Kê biên, xử lý tài sản đang

câm cô, thê châp:

“1 Truong hop người phải thì hành án không còn tài sản nào khác hoặc có tài sản nhưng không đủ để thi hành án, Chấp hành viên có quyên kê biên, xử lý tài sản của người phải thỉ hành án đang câm có, thể chấp nếu giá trị của tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được đảm bảo và chỉ phí cưỡng chế thi

hanh an

2 Khi kê biên tài sản dang cam có, thế chấp , Chấp hành viên phải thông báo ngay cho người nhận cam cố, nhận thế chấp; khi xử lý tài sản kê biên, người nhận câm cố, nhận thể chấp được ưu tiên thanh toán theo quy

định tại khoản 3 điều 47 của luật này ”

2.7 Pháp luật quy định về thi hành án trong một số trường hợp vụ

A

the

2.7.1 Thực hiện cưỡng chế dối với tài sản thuộc sở hữu chung

Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định nhiều loại hình sở hữu chung như:

Sở hữu chung của cộng đồng, sở hữu chung của các thành viên trong hộ gia đình, sở hữu chung vợ chồng, sở hữu chung trong nhà chung cư Trong thực

tế thi hành án dân sự, thường gặp những vướng mắc liên quan đến ở hữu chung vợ chồng và sở hữu chung của các thành viên hộ gia đình khi xử lý tài

sản của đương sự đề thi hành án

Các quy định của pháp luật còn có sự khác nhau trong quy định về tài sản chung của vợ chông và tài sản chung của hộ gia đình Trên thực tế, trong thời gian qua các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai thay vì cấp giấy chứng nhận quyên sử dụng đất mang tên vợ chồng thì đều ghi là cấp cho hộ ông hoặc hộ bà cho nên xác định đấy là quyền sử dụng đất của vợ chồng hay quyên sử dụng đất của hộ gia đình Do đó, nhiều trường hợp là quyền sử dụng

đất là tài sản chung của vợ chồng nhưng khi Chấp hành viên thực hiện kê biên, cường chế phần tài sản của vợ chồng đề thi hành án thì pháp sinh khiếu

nại cho răng đây là tài sản chung của hộ gia đình bao gồm cả bố, mẹ, con cái của người phải thi hành án Vì vậy, Chấp hành viên phải xác định chính xác

Trang 38

(đặc biệt là quyền sử dụng đất) đấy là tài sản chung của vợ chồng hay tài sản

chung của các thành viên hộ gia đình trước khi thực hiện việc xác định phần

tài sản của người phải thi hành án trong khối tài sản chung

Quá trình xác minh thi hành án, Chấp hành viên xác định tài sản phải thi hành thuộc sở hữu chung của người phải thi hành án với người khác, kê cả quyền sử dụng đất thì Chấp hành viên phải thông báo cho chủ sở hữu chung biết việc cưỡng chế

Đề đảm bảo cho quyền về tài sản của mình, chủ sở hữu chung có quyên khởi kiện yêu cầu Tòa án xác định phần sở hữu của họ đối với tài sản chung Chấp hành viên có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần sở hữu của người phải thi hành án trong khối tài sản chung đề dam bảo thi hành án trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo cho chủ sở hữu chung khởi kiện mà họ

không khởi kiện Việc xác định phần sở hữu của vợ, chồng phải theo quy định

của pháp luật về hôn nhân và gia đình và thông báo cho vợ, chồng biết

Đối với tài sản chung có thê chia được thì Chấp hành viên áp dụng biện pháp cưỡng chế phần tài sản tương ứng với phần sở hữu của người phải thi

hành án;

Trường hợp tài sản chung không thể chia được hoặc nếu việc phân chia làm giảm dang ké gia trị của tài sản hoặc làm mất tính năng sử dụng của tài sản thì Chấp hành viên có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với toàn bộ tài sản và thanh toán lại cho chủ sở hữu chung còn lại giá trị phần tài sản thuộc quyên sở hữu của họ

Trường hợp không đồng ý với việc xác định của Chấp hành viên trong thời hạn 30 ngày, kế từ ngày được thông báo hợp lệ thì vợ hoặc chồng hoặc thành viên hộ gia đình có quyền yêu cầu Tòa án phân chia tài sản chung Hết

thời hạn này mà không có người khởi kiện thì Chấp hành viên tiến hành kê

biên, xử lý tài sản và trả lại cho họ (điểm c khoản 2 Điều 24 Nghị định sé

62/2015/NĐ-CP quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật

Thị hành án dân sự)

Trang 39

Cơ quan Thi hành án dân sự có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các văn

bản, giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều 106 Luật Thi hành án dân sự cho

người mua tài sản thi hành án, người nhận tài sản đề trừ vào số tiền được thi

hành án trong thời hạn 05 ngày làm việc, kê từ ngày giao tài sản cho đồng sở

hữu hoặc người được thi hành án,

2.7.2 Thủ tục kê biên, xử lý quyên sở hữu trí tuệ của người phải thi hành án (Mục 5 Chương 4 - Điều 84, 85, 86 Luật Thi hanh án dân sự)

Theo điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005(được sửa đôi bồ sung nam

2009) thì quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tô chức, cá nhân đối với tài sản, trí tuệ, bảo gồm các quyền tác giả và quyền liên quan đến tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng

Đối với trường hợp kê biên quyền sở hữu trí tuệ của người phải thi

hành án Chấp hành viên ra quyết định kê biên quyền sở hữu trí tuệ của người phải thi hành án Nếu quyền sở hữu trí tuệ đó đã được chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ chuyền quyền sử dụng quyên sở hữu trí tuệ cho cơ quan, tô chức,

cá nhân khác thì quyền sở hữu trí tuệ vẫn bị kê biên[ 01, tr.292]

Tài sản là quyền sở hữu trí tuệ bao gồm quyền tác giả; sáng chế, giải

pháp hữu ích; bí mật kinh doanh;, tên gọi xuất xứ hàng hóa; tên thương mại; giống cây trồng mới; thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn; kiểu dáng công

nghiệp; nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ; chỉ dẫn địa lý: quyền chống

cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp [ 14, tr 50]

Khi kê biên, xử lý tài sản là quyền sở hữu trí tuệ, ngoài những nội dung chung về cưỡng chế, Chấp hành viên cần lưu ý:

Trước khi kê biên quyền sở hữu trí tuệ của người phải thi hành án,

Chấp hành viên thu giữ các giấy tờ có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ của

người phải thi hành án

Quyền sở hữu trí tuệ được định giá theo Điều 98, 99 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung năm 2014 Quyền sở hữu trí tuệ được định giá theo

quy định của pháp luật về thâm định giá quyền sở hữu trí tuệ

Bán đấu giá quyền sở hữu trí tuệ: được thực hiện theo quy định tại điều

Trang 40

§6 Luật Thi hành án dân sự và điều 31 Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ Việc bán đấu giá quyên sở hữu trí tuệ được thực

hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản và pháp luật về quyên

Theo quy định tại điều 91 Luật Thi hành án dân sự, trường hợp xác

định người thứ ba đang giữ tài sản của người phải thi hành án, kế cả trường

hợp tài sản được xác định băng bản án, quyết định khác thì Chấp hành viên ra

quyết định kê biên tài sản đó đề thi hành án, trường hợp người thứ ba không

tự nguyện giao tài sản thì Chấp hành viên cưỡng chế buộc họ phải giao tài sản

đề thi hành án

Theo quy định tại khoản 1 điều 23 Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày

18/7/2015 của Chính phủ: Khi có căn cứ xác định tô chức, cá nhân đang giữ tài sản của người phải thi hành án thì Chấp hành viên lập biên bản làm việc hoặc có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân đang giữ tiền, tài sản giao nộp cho

cơ quan Thi hành án dân sự đề thi hành án Tổ chức, cá nhân đang giữ tiền, tài sản không thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên về việc giao nộp tiên, tài sản

đó thì sẽ bị áp dụng các biện pháp bảo đảm, bị áp dụng các biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế đề thi hành án, chi phí cưỡng chế thi hành án do người phải thi hành án chịu

Trường hợp người thứ ba đang giữ tài sản của người phải thi hành án

mà không thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên, gây cản trở cho quá trình tổ

chức thi hành án dẫn đến thiệt hại về tài sản thì phải bồi thường thiệt hại theo

quy định của pháp luật

Khoản 3 điều 23 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định trường hợp phát

hiện tô chức,cá nhân đang phải trả tiền, tài sản cho người phải thi hành án mà

Ngày đăng: 09/06/2024, 18:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
16. NXB Tir dién Bach Khoa (2013), Từ dién Tiếng Việt, Hà Nội Khác
17. Quốc hội (2005), Luật Thương mai năm 2005, Hà Nội Khác
18. Quốc hội (2010), Luật Trọng tài thương mại năm 2010, Hà Nội Khác
19. Quốc hội (2003 - 2013), Luật đất đai năm 2003, năm 2013, Hà Nội Khác
20. Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp năm 2014, Hà Nội; Zl. Quốc hội (2008 - 2014), Luật Thi hành án dân sự năm 2008 và Luật sửađối, bố sung Luật Thi hành án dân sự năm 2014, Hà Nội Khác
22. Quốc hội (2015), Bộ luật dân sự năm 2015, Hà Nội Khác
23. Quốc hội (2015) Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Hà Nội Khác
24. Quốc hội (2016) Luật đấu giá tài sản năm 2016, Hà Nội Khác
25.Tông cục Thi hành án dân sự (2019), Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vu thi hành án dân sự, Hà Nội Khác
26. Chi cục Thị hành án dân sự Thành phố Thanh Hoa (2017, 2018, 2019), Báo cáo kêt quả công tác thi hành án dân sự năm Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w