Sau khi đã hoàn thành đăng ký và phân công hướng dẫn, sinh viên sẽ đến gặp giảng viên để thực hiện quá trình làm đồ án của mình.. Trong quá trình làm đồ án giảng viên hướng dẫn sẽ là ngư
Trang 1Chuyên ngành: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
Giảng viên hướng dẫn: TS Trần Ngọc Thăng Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Khuyên
Lớp: Hệ thống thông tin quản lý – K62
Trang 21 Mục đích và nội dung của đồ án:
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU ··· 1
LỜI CẢM ƠN ··· 3
CHƯƠNG 1: KHẢO SÁT HỆ THỐNG ··· 4
1.1 Ứng dụng CNTT vào việc quản lý và phân công đồ án ··· 4
1.2 Khảo sát việc quản lý đồ án của Viện Toán ứng dụng và Tin học ··· 5
1.2.1 Giới thiệu về Viện Toán ứng dụng và Tin học··· 5
1.2.2 Hiện trạng quản lý đồ án của Viện Toán ứng dụng và Tin học ··· 6
1.2.3 Quy định về việc tổ chức, thực hiện các học phần Đồ án ··· 12
1.2.4 Đánh giá hiện trạng ··· 23
1.2.5 Một số biểu mẫu báo cáo ··· 24
1.3 Đề xuất hệ thống mới ··· 27
1.3.1 Các chức năng của hệ thống ··· 27
1.3.2 Đối tượng tham gia hệ thống: ··· 28
1.3.3 Lợi ích của hệ thống đối với các đối tượng tham gia.··· 29
1.4 Phạm vi của hệ thống mới ··· 30
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG ··· 32
2.1 Biểu đồ phân cấp chức năng ··· 32
2.2 Biểu đồ luồng dữ liệu ··· 34
Biều đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh ··· 34
Trang 42.3.1 Các thực thể của hệ thống ··· 43
2.3.2 Mô hình thực thể liên kết ··· 51
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG ··· 52
3.1 Thiết kế cơ sở dữ liệu ··· 52
3.1.1 Chi tiết các bảng trong cơ sở dữ liệu ··· 52
3.1.2 Biểu đồ dữ liệu quan hệ ··· 64
3.2 Thiết kế giao diện ··· 66
CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG MODULE PHÂN CÔNG ĐỒ ÁN ··· 75
4.1 Quy trình đăng ký và phân công đồ án ··· 75
4.2 Ứng dụng bài toán Hôn nhân bền vững giải quyết vấn đề phân công đồ án ··· 76
4.2.1 Giới thiệu bài toán Hôn nhân bền vững ··· 76
4.2.2 Thuật toán Chấp nhận trì hoãn ··· 76
4.2.3 Ứng dụng vào việc phân công đồ án ··· 78
CHƯƠNG 5: XÂY DỰNG MODULE ĐÁNH GIÁ ĐỒ ÁN ··· 84
5.1 Quy trình đánh giá đồ án ··· 84
5.2 Chi tiết một số quy trình đánh giá đồ án ··· 86
5.2.1 Quy trình báo cáo tiến độ ··· 86
5.2.2 Quy trình chấm điểm hội đồng ··· 88
Trang 6Hình 2 Báo cáo tiến độ thực hiện 24
Hình 3 Nhận xét đồ án tốt nghiệp đại học 25
Hình 4 Nhận xét phản biện đồ án tốt nghiệp đại học 26
Hình 5 Biểu đồ phân cấp chức năng 33
Hình 6 Biều đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh 34
Hình 7 Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh 35
Hình 8 Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng quản lý danh mục 36 Hình 9 Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng quản lý danh mục (tiếp theo) 37
Hình 10 Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng phân công đồ án 38 Hình 11 Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng đánh giá đồ án 39
Hình 12.Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng quản trị hệ thống 40 Hình 13 Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng báo cáo thống kê 41 Hình 14 Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng báo cáo thống kê (tiếp theo) 42
Hình 15 Mô hình thực thể liên kết 51
Hình 16 Biểu đồ dữ liệu quan hệ 65
Hình 17 Giao diện trang chủ 66
Hình 18 Giao diện danh sách đồ án đối với sinh viên 67
Hình 19 Giao diện danh sách đồ án đối với giảng viên 67
Hình 20 Giao diện chấm điểm đồ án của giảng viên 68
Hình 21 Giao diện chấm điểm đồ án của Viện 69
Hình 22 Giao diện đăng ký đồ án 69
Hình 23 Giao diện báo cáo tiến độ 70
Trang 7Hình 26 Giao diện danh sách hội đồng 73
Hình 27 Giao diện danh sách sinh viên 73
Hình 28 Giao diện thống kê số lượng đồ án theo kỳ học 74
Hình 29 Giao diện thống kê số lượng đồ án theo các mức điểm 74
Hình 30 Quy trình đăng ký và phân công đồ án 75
Hình 31 Giao diện danh sách phân công hướng dẫn đồ án 82
Hình 32 Quy trình đánh giá đồ án 85
Hình 33 Quy trình báo cáo tiến độ 86
Hình 34 Quy trình chấm điểm hội đồng 88
Trang 8Bảng 2 Thang điểm thưởng 22
Bảng 3 Giảng viên 43
Bảng 4 Sinh viên 43
Bảng 5 Báo cáo tiến độ 44
Bảng 6 Danh sách sắp xếp nguyện vọng 44
Bảng 7 Định hướng nghiên cứu 45
Bảng 8 Đơn đăng ký đồ án 45
Bảng 9 Hội đồng 46
Bảng 10 Phân công đồ án 46
Bảng 11 Tài khoản 47
Bảng 12 Đồ án 47
Bảng 13 Danh sách phân công hướng dẫn 48
Bảng 14 Loại đồ án 48
Bảng 15 Thành phần điểm 49
Bảng 16 Điểm giảng viên trong hội đồng 49
Bảng 17 Sự kiện 50
Bảng 18 Thời gian 50
Bảng 19 Báo cáo tiến độ 52
Bảng 20 Chi tiết danh sách sắp xếp nguyện vọng 53
Bảng 21 Chi tiết đơn đăng ký đồ án 53
Bảng 22 Chi tiết đồ án thành phần điểm 54
Bảng 23 Chi tiết giảng viên – định hướng nghiên cứu 54
Bảng 24 Chi tiết giảng viên đồ án 55
Bảng 25 Chi tiết hội đồng - giảng viên 55
Trang 9Bảng 28 Định hướng nghiên cứu 57
Bảng 29 Đơn đăng ký đồ án 58
Bảng 30 Đồ án 59
Bảng 31 Giảng viên 60
Bảng 32 Hội đồng 60
Bảng 33 Loại đồ án 61
Bảng 34 Phân công đồ án 61
Bảng 35 Phân công hướng dẫn 62
Bảng 36 Sinh viên 62
Bảng 37 Sự kiện 63
Bảng 38 Tài khoản 63
Bảng 39 Thành phần điểm 64
Bảng 40 Thời gian 64
Bảng 41 So sánh bài toán Hôn nhân bền vững và bài toán Phân công đồ án 79 Bảng 42 Vai trò của các đối tượng tham gia báo cáo tiến độ 87
Bảng 43 Vai trò của các đối tượng tham gia chấm điểm hội đồng 89
Trang 10Phần mở đầu
Hiện nay trên thế giới cũng như tại Việt Nam, sự bùng nổ của ngành Công nghệ thông tin đã tác động sâu sắc tới sự phát triển của tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội đến giáo dục Trong bối cảnh đó, chúng ta đang có xu hướng số hóa mọi hoạt động, thủ tục nhằm tăng năng suất, tiết kiệm thời gian, giảm công sức của con người Đặc biệt việc lưu trữ
và quản lý thông tin luôn là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm
Trong giáo dục việc ứng dụng Công nghệ thông tin sẽ giúp nhà trường quản lý thông tin liên quan tới sinh viên, giảng viên, bài giảng, tài liệu học tập một cách tối ưu nhất Ngoài ra, Công nghệ thông tin còn giúp lưu trữ tài liệu giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, đồng thời giảm việc lưu trữ tài liệu trên giấy tờ Chính vì vậy, việc ứng dụng Công nghệ thông tin để quản
lý thông tin trong trường học là vô cùng cần thiết
Sau khi hoàn thành đồ án 1 và đồ án 2, em đã được trải nghiệm đầy đủ quá trình làm đồ án từ khâu đăng ký đồ án đến khâu hoàn thành và bảo vệ đồ
án Em nhận thấy việc đăng ký và lưu trữ đồ án của Viện vẫn còn khá thủ công Vậy nên xuất phát từ thực trạng mà bản thân nhận thấy và những kiến
thức em đã được học, em quyết định chọn đề tài xây dựng “Hệ thống phân
công và đánh giá đồ án” với mong muốn có thể ứng dụng vào việc quản lý
đồ án của Viện Trong đồ án này, em đã tiến hành tìm hiểu, khảo sát và phân tích quy trình nghiệp vụ liên quan đến việc quản lý đồ án tại Viện Toán ứng dụng và Tin học trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Trang 11Đề tài mang tên: “Hệ thống phân công và đánh giá đồ án”
Đề tài được xây dựng dựa trên hai ngôn ngữ chính:
- Ngôn ngữ lập trình PHP
- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu My SQL
Bố cục của báo cáo gồm 5 chương:
Chương 1: Khảo sát hệ thống Chương này giới thiệu sơ lược về Viện,
khảo sát thực trạng và đánh giá thực trạng của hệ thống cũ Từ đó đề xuất hệ
thống mới và nêu phạm vi của đề tài
Chương 2: Phân tích hệ thống Sau khi đã khảo sát hệ thống, em tiến
hành phân tích quy trình nghiệp vụ từ đó mô tả hệ thống bằng Sơ đồ phân cấp
chức năng, Biểu đồ luồng dữ liệu và Mô hình thực thể liên kết
Chương 3: Thiết kế và xây dựng hệ thống Sau khi thu thập đầy đủ
thông tin từ việc khảo sát, phân tích hệ thống em tiến hành Thiết kế cơ sở dữ
liệu và Thiết kế giao diện của website
Chương 4: Xây dựng module phân công đồ án Trong phần này, em
đã ứng dụng thuật toán Chấp nhận trì hoãn vào chương trình để phân công
giảng viên hướng dẫn đồ án cho sinh viên
Chương 5: Xây dựng module đánh giá đồ án Chương này sẽ mô tả
chi tiết về quy trình đánh đồ án và nêu vai trò của các đối tượng tham gia
Trang 12Lời cảm ơn
Em xin được gửi lời cảm ơn tới thầy Nguyễn Danh Tú – Giảng viên chủ nhiệm, các thầy cô giáo trong Viện Toán ứng dụng và Tin học, các thầy cô giáo trong trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã trang bị cho em những kiến thức bổ ích để em có thể hoàn thành chương trình học đại học của mình Trong thời gian 4 năm khi học tập tại trường, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm từ thầy cô những lần giải đáp thắc mắc môn học, những buổi chia sẻ
về định hướng nghề nghiệp và cả những lời khuyên về kĩ năng sống đã giúp
em học tập tốt hơn và ngày càng hoàn thiện bản thân hơn
Đặc biệt, em xin được bày tỏ lòng biết ơn tới thầy Trần Ngọc Thăng giảng viên Viện Toán ứng dụng và Tin học Trong suốt quá trình học tập và làm đồ án, thầy đã tận tình chỉ dạy và hết lòng giúp đỡ để em có thể hoàn thành đồ án này Được thầy hướng dẫn từ đồ án 1 cho đến giờ là đồ án tốt nghiệp, em đã học được rất nhiều điều bổ ích từ thầy như là cách làm việc, cách bố trí công việc, cách giải quyết vấn đề,… và thầy luôn là nguồn cảm hứng để em có thêm động lực phấn đấu và noi theo thầy
Kính thưa quý thầy cô! Trong quá trình làm đồ án, em đã nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng những kiến thức mà thầy cô đã trang bị trong quá trình học tập Tuy nhiên do kiến thức của em còn hạn chế, nên bản đồ án này không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp chỉ đạo từ thầy cô để đồ án của em có thể hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 13Chương 1: Khảo sát hệ thống
1.1 Ứng dụng CNTT vào việc quản lý và phân công đồ án
Lợi ích của việc ứng dụng Công nghệ thông tin để quản lý trường học là
vô cùng to lớn, cụ thể là việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào quản lý và lưu trữ đồ án giúp Viện nâng cao chất lượng quản lý và lưu trữ đồ án giúp các thầy cô nâng cao chất lượng giảng dạy, hỗ trợ quản lý sinh viên, giúp sinh viên có nguồn tra cứu thông tin liên quan tới đồ án Với những kiến thức được trang bị trong quá trình học tập trên đại học, em quyết định lựa chọn đề tài
“Hệ thống phân công và đánh giá đồ án”
Những nghiệp vụ cụ thể được đặt ra khi xây dựng hệ thống như sau:
- Xây dựng hệ thống ghi nhận tiến độ thực hiện đồ án của sinh viên
- Xây dựng hệ thống giúp giảng viên đánh giá đồ án
- Xây dựng hệ thống giúp thống kê báo cáo đồ án
Đối tượng tham gia hệ thống:
- Viện: Có thể là lãnh đạo của Viện hoặc các thầy trưởng bộ môn
- Giảng viên: Là những giảng viên trong Viện tham gia hướng dẫn và đánh giá đồ án
- Sinh viên: Là sinh viên trong Viện đăng ký làm đồ án
Trang 141.2 Khảo sát việc quản lý đồ án của Viện Toán ứng dụng và Tin học
1.2.1 Giới thiệu về Viện Toán ứng dụng và Tin học
Viện Toán ứng dụng và Tin học, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, là đơn vị nghiên cứu và đào tạo đại học, sau đại học có uy tín về lĩnh vực Toán học và Tin học Viện có các nhiệm vụ chính là:
- Giảng dạy và nghiên cứu toán học, toán ứng dụng và tin học
- Tiến hành các hợp tác nghiên cứu và giảng dạy với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước
- Phối hợp với các ngành, các cấp và các doanh nghiệp trong việc đưa ứng dụng toán học, tin học vào các lĩnh vực như kinh tế, tài chính, xây dựng, kỹ thuật, …
a Cơ cấu tổ chức của Viện
- Một thầy Viện trưởng theo dõi và chịu trách nhiệm chung cho toàn
bộ các hoạt động của Viện
- Thầy, cô phó Viện trưởng tham gia hoạch định kế hoạch phát triển của Viện
- Một thầy trưởng bộ môn Toán cơ bản
- Một thầy trưởng bộ môn Toán tin
- Một thầy trưởng bộ môn Toán ứng dụng
- Giảng viên đang công tác tại Viện
- Sinh viên đang học tập trong Viện
Trang 15b Đào tạo
Đào tạo đại học chính quy:
- Cử nhân kĩ thuật, kỹ sư ngành Toán Tin
- Cử nhân kĩ thuật ngành Hệ thống thông tin quản lý
- Kỹ sư tài năng Toán Tin
Đào tạo sau đại học:
- Đạo tạo Thạc sỹ với 2 chuyên ngành:
• Toán ứng dụng
• Cơ sở Toán học cho Tin học
- Đào tạo Tiến sỹ với 5 chuyên ngành:
• Cơ sở Toán học cho Tin học
• Giải tích
• Phương trình vi phân và tích phân
• Lý thuyết xác suất thống kê
• Toán ứng dụng
1.2.2 Hiện trạng quản lý đồ án của Viện Toán ứng dụng và Tin học
a Đăng ký đồ án và phân công hướng dẫn
Hiện tại, đối với tất cả các loại đồ án, Viện đều tạo biểu mẫu đăng ký và thông báo tới sinh viên thông qua Facebook Khi nhận được thông báo, sinh viên sẽ điền biểu mẫu để đăng ký nguyện vọng đồ án của mình Sau khi sinh viên đăng ký nguyện vọng đồ án xong, Viện sẽ tổng hợp lại danh sách đăng
ký để thống kê số lượng sinh viên đăng ký đồ án, số lượng sinh viên đăng ký đối với từng định hướng, số lượng sinh viên đăng ký đối với từng giảng viên
Trang 16tự ưu tiên đăng ký đồ án về Viện Khi phân công hướng dẫn, Viện sẽ dựa theo nguyện vọng đăng ký của sinh viên, nguyện vọng hướng dẫn của giảng viên
và bản ước tính số lượng sinh viên hướng dẫn của từng giảng viên để phân công hướng dẫn Quan sát Hình 1 để hiểu về quy trình đăng ký và phân công hướng dẫn
Hình 1 Quy trình đăng ký đồ án và phân công hướng dẫn
Phương thức đăng ký và phân công đồ án hiện tại có một số hạn chế sau:
- Nhiều loại đồ án thì Viện phải tạo nhiều biểu mẫu đăng ký cho từng kì học Điều này khiến cho việc quản lý nguyện vọng đăng ký của sinh viên khó đồng bộ
- Việc thông báo tới sinh viên thông qua Facebook và công khai biểu mẫu đăng ký nguyện vọng đồ án dẫn đến việc khó kiểm soát danh tính
Trang 17của người vào đăng ký Vì vậy khi tổng hợp đơn đăng ký, Viện sẽ phải tốn thêm thời gian loại bỏ những đơn đăng ký nháp
- Tốn thời gian thống kê nguyện vọng để có thể ước tính số lượng sinh viên hướng dẫn của từng giảng viên
- Phân công hướng dẫn thủ công có thể khiến kết quả phân công chưa thực sự tối ưu
Với những hạn chế nêu trên, chúng ta có thể thấy được việc đăng ký và phân công đồ án hiện tại tốn rất nhiều thời gian và dễ xảy ra sai sót trong quá trình phân công hướng dẫn
Sau khi đã hoàn thành đăng ký và phân công hướng dẫn, sinh viên sẽ đến gặp giảng viên để thực hiện quá trình làm đồ án của mình Trong quá trình làm đồ án giảng viên hướng dẫn sẽ là người trực tiếp theo dõi tiến độ thực hiện của từng sinh viên Bên cạnh đó sinh viên cần báo cáo tiến độ thực hiện
đồ án của mình về Viện bằng cách như sau:
- Sinh viên phải xin nhận xét của giảng viên hướng dẫn vào báo cáo tiến
độ làm việc (theo mẫu) theo định kỳ (theo kế hoạch được thông báo trong từng học kỳ) và nộp tại Văn phòng Viện đúng thời hạn quy định Thời hạn nộp các báo cáo tiến độ sẽ được Viện thông báo khi bắt đầu đợt làm đồ án
- Mỗi lần nộp báo cáo tiến độ hoặc đồ án, sinh viên sẽ được cán bộ có trách nhiệm của Bộ phận Giáo vụ thu nhận và đề nghị ký xác nhận vào bảng tổng hợp thực hiện đồ án
- Trong báo cáo tiến độ, Giảng viên hướng dẫn cho biết tiến độ làm việc
Trang 18Văn phòng Viện (gửi email tới địa chỉ của Phó viện trưởng phụ trách đào tạo chuyên ngành hoặc thư giấy)
- Nếu thiếu các báo cáo tiến độ hoặc nộp muộn, sinh viên sẽ bị trừ điểm quá trình hoặc điểm thi của học phần tương ứng, được gọi là điểm kỷ luật
Với quy trình làm đồ án như trên, một số khó khăn có thể dễ dàng nhận thấy
- Thứ nhất, một giảng viên sẽ nhận hướng dẫn rất nhiều sinh viên nên rất khó để theo dõi tiến độ thực hiện của từng sinh viên Điều này có thể dẫn tới việc nhầm lẫn trong khi đánh giá tiến độ thực hiện cho sinh viên
- Thứ hai, việc lưu trữ và tổng hợp báo cáo tiến độ của sinh viên rất tốn thời gian, dễ mất báo cáo và có thể bị nhầm lẫn trong quá trình tổng hợp
c Đánh giá đồ án
Sau khi hoàn thành đồ án sinh viên sẽ báo cáo kết quả với giảng viên hướng dẫn, căn cứ vào kết quả giảng viên hướng dẫn sẽ cho điểm và nhận xét
về đồ án của sinh viên
Từ đồ án 2, sinh viên cần phải nộp lại báo cáo cho Viện và bảo vệ đồ án trước Hội đồng Đồ án của Viện
Điểm đồ án của sinh viên sẽ căn cứ vào nhiều thành phần như:
- Điểm kỉ luật
- Điểm do giảng viên hướng dẫn chấm
- Điểm do giảng viên phản biện chấm
- Điểm do hội đồng chấm
- Điểm cộng đồ án (nếu có)
Trang 19Tổng hợp 5 loại điểm trên sẽ ra được điểm tổng kết đồ án cuối cùng của sinh viên
d Lưu trữ đồ án
Kho tài liệu của Viện hiện đang lưu trữ rất nhiều loại báo cáo khác nhau bao gồm:
- Báo cáo bài tập lớn từ các môn học
- Báo cáo thực tập giữa khóa
e Yêu cầu đối với từng đối tượng
Trang 20- Sinh viên có thể chủ động liên hệ với giảng viên để xin hướng dẫn trước khi đăng ký nguyện vọng đồ án Giảng viên cũng cần xác nhận lại với Viện để khi sắp xếp nguyện vọng, Viện sẽ ưu tiên những trường hợp đã liên hệ trước với giảng viên hướng dẫn
- Nghiêm túc thực hiện đồ án để đảm bảo tiến độ và thường xuyên báo cáo tiến độ cho giảng viên hướng dẫn
- Cuối kì cần đóng gói sản phẩm và nộp lại báo cáo về Viện
Viện:
- Căn cứ theo danh sách nguyện vọng của sinh viên, danh sách sắp xếp thứ tự ưu tiên và danh sách phân công số lượng sinh viên hướng dẫn để phân công hướng dẫn cho sinh viên
- Thông báo tới giảng viên và sinh viên kết quả phân công
- Cuối kì Viện phải bố trí phân công hội đồng, giảng viên phản biện để đánh giá đồ án
- Sau khi giảng viên hướng dẫn, giảng viên phản biện, hội đồng đã cho điểm, Viện cần tổng hợp lại để đưa ra điểm cuối cùng cho đồ án
- Lưu trữ báo cáo và thành quả nghiên cứu do sinh viên gửi về
Trang 211.2.3 Quy định về việc tổ chức, thực hiện các học phần Đồ án
(Trích “Quy định về việc tổ chức, thực hiện các học phần Đồ án và Thực
tập”, ban hành kèm theo Quyết định số 07/QĐ – ĐHBK – TUD và TH, ngày
07 tháng 01 năm 2016 của Viện trưởng Viện Toán ứng dụng và Tin học)
Điều 1 Phân công hướng dẫn
- Công tác hướng dẫn sinh viên làm đồ án, thực tập là nhiệm vụ của mỗi giảng viên Viện Toán ứng dụng và Tin học Tất cả các giảng viên có học vị Thạc sĩ trở lên (trừ trường hợp đi công tác nước ngoài từ 03 tháng trở lên trong một học kỳ và giảng viên tập sự) đều đủ điều kiện
và có trách nhiệm tham gia hướng dẫn
- Trưởng các Bộ môn, sau khi nhận danh sách đăng ký nguyện vọng của sinh viên, chịu trách nhiệm phân công giảng viên hướng dẫn theo các định hướng nghiên cứu do Bộ môn mình phụ trách
- Giảng viên đi công tác nước ngoài từ 03 tháng trở lên trong một học kỳ
và giảng viên tập sự không được tham gia hướng dẫn tất cả các loại Đồ
án Những trường hợp đặc biệt sẽ do Trưởng Bộ môn đề xuất và phải được sự đồng ý của Ban lãnh đạo Viện
- Các giảng viên có nguyện vọng đăng ký hướng dẫn đồ án hoặc đề nghị tạm dừng hướng dẫn đồ án cần phải thông báo bằng văn bản cho Trưởng Bộ môn Toán Tin (với chuyên sâu Tin) hoặc Trưởng Bộ môn Toán ứng dụng (với chuyên sâu Toán) theo thời hạn quy định trong từng học kỳ Nếu giảng viên không thông báo cho Trưởng Bộ môn thì
sẽ phải chấp hành sự phân công của Bộ môn
- Sinh viên được lựa chọn đăng ký 2 nguyện vọng về chuyên ngành hẹp (theo mẫu) bao gồm: i) Các phương pháp Ngẫu nhiên; ii) Các phương
Trang 22- Sinh viên bắt buộc phải đăng ký hai nguyện vọng khác nhau và sẽ được
ưu tiên xem xét theo nguyện vọng 1 Nếu như sinh viên không đăng ký nguyện vọng hoặc đăng ký thiếu nguyện vọng sẽ phải thực hiện đồ án theo sự phân công của Ban lãnh đạo Viện (có thể không được phân công đồ án)
- Sinh viên cần phải ghi rõ điểm CPA của mình trong bản đăng ký nguyện vọng đồ án
- Sinh viên có nguyện vọng đăng ký làm việc với Giảng viên hướng dẫn nào đó cần liên hệ trực tiếp để nhận được sự đồng ý của Giảng viên hướng dẫn và phải ghi rõ trong bản đăng ký
- Giảng viên nếu đã đồng ý nhận hướng dẫn sinh viên nào cần phải gửi thông báo đến Trưởng Bộ môn Toán ứng dụng (với chuyên sâu Toán) hoặc Trưởng Bộ môn Toán Tin (với chuyên sâu Tin) trước thời hạn do
Bộ môn quy định (tùy theo từng năm học) Đây là cơ sở để các Trưởng
Bộ môn tham khảo trong quá trình phân công
- Trưởng Bộ môn Toán Tin và Trưởng Bộ môn Toán ứng dụng có trách nhiệm đề xuất việc phân công Giảng viên hướng dẫn trên cơ sở đăng ký hướng dẫn của giảng viên và đăng ký nguyện vọng của sinh viên theo nguyên tắc sau:
• Nếu sinh viên đã làm Đồ án II (trong học kỳ trước học kỳ hiện tại) với giảng viên hướng dẫn và cả hai có nguyện vọng tiếp tục làm việc với nhau trong đồ án III thì sẽ được chấp nhận trừ trường hợp đặc biệt
• Nếu sinh viên đã làm Đồ án III (trong học kỳ trước học kỳ hiện tại) với giảng viên hướng dẫn và cả hai có nguyện vọng tiếp tục làm việc với nhau trong đồ án tốt nghiệp thì sẽ được chấp nhận trừ trường hợp đặc biệt
Trang 23• Một giảng viên không được phép hướng dẫn một sinh viên làm 2 loại đồ án trong cùng một học kỳ
• Hạn chế việc phân công quá nhiều sinh viên cho một giảng viên hướng dẫn so với các giảng viên khác có cùng hướng nghiên cứu
• Nguyện vọng 1 của sinh viên sẽ luôn được ưu tiên Tuy nhiên tùy từng năm học và phụ thuộc vào việc cân đối giữa các hướng nghiên cứu mà việc phân công sẽ được điều chỉnh cho phù hợp
- Hạn chế mời giảng viên ngoài trường tham gia hướng dẫn Trong trường hợp đặc biệt, cần có sự đồng ý của Ban lãnh đạo Viện và Trưởng Bộ môn phải có trách nhiệm hoàn thành các giấy tờ liên quan (hợp đồng, thanh toán, …)
- Trưởng Bộ môn Toán ứng dụng và Toán Tin chịu trách nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong việc phân công hướng dẫn các Đồ án trước Ban lãnh đạo Viện
Điều 2 Phản biện đồ án, tham gia Hội đồng chấm đồ án và viết nhận xét hướng dẫn, nhận xét phản biện
- Tất cả các giảng viên đương nhiệm (trừ trường hợp đi công tác từ 03 tháng trở lên trong một học kỳ và giảng viên tập sự) đều có trách nhiệm đọc phản biện đồ án và tham gia Hội đồng chấm đồ án theo sự phân công của Trưởng Bộ môn
- Trong trường hợp đề tài của đồ án được phân công phản biện không phù hợp với chuyên ngành nghiên cứu của mình, giảng viên có quyền
từ chối
Trang 24- Việc nhận xét hướng dẫn và nhận xét phản biện với Đồ án tốt nghiệp cần phải được thực hiện theo mẫu của Viện và gửi về cho Thư ký của Hội đồng tương ứng trước ngày bảo vệ
- Trưởng Bộ môn Toán Tin và Toán ứng dụng có trách nhiệm chuẩn bị
hồ sơ bảo vệ Đồ án tốt nghiệp và Đồ án III
Điều 3 Quản lý và theo dõi tiến độ làm việc của sinh viên
- Sinh viên phải xin nhận xét của giảng viên hướng dẫn vào báo cáo tiến
độ làm việc (theo mẫu) theo định kỳ (theo kế hoạch được thông báo trong từng học kỳ) và nộp tại Văn phòng Viện đúng thời hạn quy định Thời hạn nộp các báo cáo tiến độ sẽ được thông báo khi bắt đầu đợt thực tập hoặc làm đồ án
- Mỗi lần nộp báo cáo tiến độ hoặc đồ án, sinh viên sẽ được cán bộ có trách nhiệm của Bộ phận Giáo vụ thu nhận và đề nghị ký xác nhận vào bảng tổng hợp thực hiện đồ án
- Trong báo cáo tiến độ, Giảng viên hướng dẫn cho biết tiến độ làm việc
và ý thức làm việc của sinh viên (đánh dấu lựa chọn tương ứng) Trong trường hợp đang đi công tác, thầy hướng dẫn có thể gửi nhận xét về Văn phòng Viện (gửi email tới địa chỉ của Phó viện trưởng phụ trách đào tạo chuyên ngành hoặc thư giấy)
- Nếu thiếu các báo cáo tiến độ hoặc nộp muộn, sinh viên sẽ bị trừ điểm quá trình hoặc điểm thi của học phần tương ứng, được gọi là điểm kỷ luật Cụ thể:
Với học phần Đồ án tốt nghiệp và Thực tập tốt nghiệp (đối với sinh viên cần thực tập tốt nghiệp):
• Thiếu một báo cáo tiến độ sẽ bị cộng 2 điểm vào điểm kỷ luật
Trang 25• Nộp muộn một báo cáo tiến độ được xác định là do lỗi của sinh viên sẽ bị cộng 0.5 điểm/ngày vào điểm kỷ luật
Với học phần Đồ án III, Thực tập kĩ thuật, Đồ án chuyên ngành, Thực tập chuyên ngành:
• Thiếu một báo cáo tiến độ sẽ bị cộng 3 điểm vào điểm kỷ luật
• Nộp muộn một báo cáo tiến độ được xác định là do lỗi của sinh viên sẽ bị cộng 1 điểm/ngày vào điểm kỷ luật
Với học phần Đồ án II:
• Thiếu một báo cáo tiến độ sẽ bị cộng 3 điểm vào điểm kỷ luật
• Nộp muộn một báo cáo tiến độ được xác định là do lỗi của sinh viên sẽ bị cộng 2 điểm/ngày vào điểm kỷ luật
- Sinh viên cũng sẽ bị cộng điểm kỷ luật nếu kết quả làm việc không tốt hoặc ý thức làm việc kém được phản ánh bởi giảng viên hướng dẫn thông qua các báo cáo tiến độ Cụ thể:
• Mỗi lần bị nhận xét “Cần tập trung làm việc hơn nữa trong thời gian tới” hoặc “Ý thức làm việc cần phải tốt hơn trong thời gian tới”, sinh viên sẽ bị cộng 0.5 điểm vào điểm kỷ luật
• Mỗi lần bị nhận xét “Rất chậm so với tiến độ” hoặc “Ý thức làm việc kém”, sinh viên sẽ bị cộng 1 điểm vào điểm kỷ luật
Trang 26Điều 4 Chấm điểm Đồ án II
- Điểm Đồ án II được đánh giá theo công thức:
• Điểm quá trình:
ĐĐAQT = ĐHD – Điểm kỷ luật
Trong đó: ĐĐAQT: là điểm quá trình của Đồ án II; ĐHD: là điểm
của giảng viên hướng dẫn; Điểm kỷ luật: là điểm được tính theo quy định trong Điều 3
• Điểm kết thúc học phần:
ĐĐA = 0.3×ĐHD + 0.7×ĐPB – Điểm nộp muộn Trong đó: ĐĐA là điểm kết thúc học phần Đồ án II; ĐHD là điểm của giảng viên hướng dẫn; ĐPB là điểm của giảng viên phản biện
do Trưởng Bộ môn (phụ trách) phân công
• Điểm nộp muộn được tính theo công thức:
1 điểm × số ngày nộp đồ án muộn
- Trưởng Bộ môn phụ trách từng chuyên sâu có trách nhiệm lấy điểm từ các Giảng viên hướng dẫn và gửi cho Phó Viện trưởng phụ trách chuyên ngành
- Phó Viện Trưởng phụ trách chuyên ngành có trách nhiệm vào bảng điểm (điểm lẻ đến 0.5)
Điều 5 Chấm điểm Đồ án III, Thực tập kĩ thuật, Đồ án CN, Thực tập
CN
- Khuyến khích sinh viên lập chương trình máy tính hoặc sử dụng phần mềm hỗ trợ toán học như atlab, athematica, … Giảng viên hướng dẫn
Trang 27có trách nhiệm kiểm tra và đảm bảo chất lượng chương trình của sinh viên
- Nội dung thuyết trình trong buổi bảo vệ đồ án, tùy theo từng đề tài, sinh viên có thể trình bày về lý thuyết hoặc giới thiệu chương trình của mình Hội đồng sẽ trực tiếp kiểm tra chương trình của sinh viên (nếu có chương trình)
- Giảng viên hướng dẫn có trách nhiệm gửi điểm đồ án và thực tập của
sinh viên về Viện trước ngày bảo vệ đồ án ít nhất 2 ngày và KHÔNG
công bố trước cho sinh viên
- Điểm đồ án được tính theo công thức sau:
• Điểm quá trình:
ĐĐAQT = ĐHD – Điểm kỷ luật Trong đó: ĐĐAQT là điểm quá trình của Đồ án; ĐHD là điểm của giảng viên hướng dẫn; Điểm kỷ luật là điểm đuợc tính theo quy định trong Điều 3
• Điểm kết thúc học phần:
ĐĐA = 0.3×ĐHD + 0.7×ĐHĐ – Điểm phạt Trong đó:
▪ ĐĐA là điểm kết thúc học phần Đồ án
▪ ĐHD là điểm của giảng viên hướng dẫn
▪ Điểm phạt sẽ được tính theo công thức sau:
1 điểm × số ngày nộp đồ án muộn
+ 1 điểm × số lần nghỉ họp lớp không có lý do
Trang 28- Điểm thực tập: Với sinh viên thực tập trong trường, điểm thực tập do
giảng viên hướng dẫn đánh giá Tuy nhiên, kết quả cuối cùng sẽ được giữ nguyên hoặc giảm trừ tùy theo mức độ hoàn thành trách nhiệm với công việc chung liên quan đến đợt thực tập Cụ thể:
• Điểm kỷ luật được tính theo quy định trong Điều 3
• Mỗi lần nghỉ họp không phép sẽ bị trừ 1 điểm
Điểm quá trình và điểm kết thúc học phần được cho giống nhau
- Trưởng Bộ môn phụ trách từng chuyên sâu có trách nhiệm lấy và gửi các điểm thành phần (điểm Giảng viên hướng dẫn, điểm hội đồng) về cho Phó Viện trưởng phụ trách chuyên ngành
- Phó Viện Trưởng phụ trách đào tạo chuyên ngành có trách nhiệm vào bảng điểm (điểm lẻ đến 0.5)
Điều 6 Bảo vệ và chấm điểm Đồ án tốt nghiệp (ĐATN)
- Điểm Thực tập tốt nghiệp (đối với sinh viên có thực tập) sẽ do giảng
viên hướng dẫn đánh giá Tuy nhiên, kết quả cuối cùng sẽ được giữ nguyên hoặc giảm trừ tùy theo mức độ hoàn thành trách nhiệm với công việc chung liên quan đến đợt thực tập và làm ĐATN của sinh viên Cụ thể:
• Điểm kỷ luật được tính theo quy định trong Điều 3
• Mỗi lần nghỉ họp không phép sẽ bị trừ 1 điểm
Điểm quá trình và điểm kết thúc học phần được cho giống nhau
- Giảng viên hướng dẫn có trách nhiệm kiểm tra và đảm bảo chất lượng của chương trình của sinh viên Viện sẽ tổ chức buổi kiểm tra chương trình cho sinh viên trước khi bảo vệ ĐATN và kết quả được tính là một trong những trọng số quan trọng của điểm Hội đồng
Trang 29- Điểm ĐATN được tính theo quy định của Nhà trường Cụ thể:
• Sinh viên có thành tích nghiên cứu khoa học sẽ được cộng điểm khuyến khích vào điểm hội đồng
• Điểm Hội đồng (Đ hđ ): được tính theo công thức sau:
Trong đó:
i) điểm Đ goc ≤ 9,5 được tính như Bảng 1
Trang 30Bảng 1 Thang điểm gốc
Đ goc
Điều kiện tiên quyết
Nội dung ĐATN, cách trình bày báo cáo và trả lời câu hỏi của Hội đồng
Điểm chương trình (nếu có)
Đ goc < 5 Không đạt yêu cầu theo đánh giá của ít
nhất 50% tổng số thành viên Hội đồng
5 ≤ Đ goc < 7 Đạt yêu cầu ở mức độ cơ bản ≥ C
7 ≤ Đ goc < 8 Đạt yêu cầu ở mức độ khá ≥ B
8 ≤ Đ goc < 9 Đạt yêu cầu ở mức độ tốt ≥ B
ii) Điểm thưởng (Đ thuong) được tính theo công thức:
Đ kk (nếu có) được tính như Bảng 2 dưới đây
Trang 31Bảng 2 Thang điểm thưởng
Được cấp “Giấy chứng nhận sinh
viên NCKH” 0,25
- Những trường hợp đặc biệt như: sinh viên đạt giải Nhất, Nhì cấp Bộ hay sinh viên đã có bài báo được nhận đăng … sẽ được xét thưởng
đặc cách
- Sinh viên phải nộp các giấy chứng nhận đạt điểm thưởng và sẽ được xét cộng theo thành tích cao nhất đã
đạt được
Đạt giải nhất sinh viên NCKH 1,00
Đạt giải nhì sinh viên NCKH 0,75
Đạt giải ba sinh viên NCKH 0,50
01 bài báo đã gửi đăng và có xác
nhận của Tạp chí 1,5
Báo cáo tại Hội nghị khoa học
chuyên ngành 1,0
iii) Điểm Đ phat = Đ kyluat + Đ khonghoplopcuoiky + Đ nopdoan.muon
phép
- Trưởng Bộ môn phụ trách từng chuyên sâu có trách nhiệm lấy các điểm thành phần (điểm Giảng viên hướng dẫn, điểm hội đồng) và gửi về cho Phó Viện trưởng phụ trách đào tạo chuyên ngành
- Phó Viện Trưởng phụ trách đào tạo chuyên ngành có trách nhiệm vào bảng điểm (điểm lẻ đến 0.5)
Trang 321.2.4 Đánh giá hiện trạng
Thuận lợi:
- Vai trò của từng thành phần tham gia quản lý đồ án rất rõ ràng
- Các thông tin đầy đủ dễ cập nhật
- Quy trình nghiệp vụ rõ ràng
- Quy định và yêu cầu tương đối cụ thể và chi tiết
- Khả năng tiếp cận công nghệ thông tin cao
Hạn chế:
- Mọi công việc đều được thực hiện thủ công, tốn thời gian, dễ nhầm lẫn,
hiệu quả chưa cao
- Lưu trữ tài liệu thủ công dễ mất mát, khó quản lý và tìm kiếm
- Sinh viên muốn biết định hướng nghiên cứu và đề tài nghiên cứu của
giảng viên cần liên hệ trực tiếp giảng viên để hỏi
- Sinh viên khóa sau không thể tham khảo đồ án của những anh chị khóa
trước
- Để tính toán được điểm cuối cùng của đồ án cần tổng hợp nhiều loại điểm và phải nhớ quy tắc đánh giá đồ án
Trang 331.2.5 Một số biểu mẫu báo cáo
a Báo cáo tiến độ thực hiện
Hình 2 Báo cáo tiến độ thực hiện
Trang 34b Bản nhận xét đồ án tốt nghiệp của giảng viên hướng dẫn
Hình 3 Nhận xét đồ án tốt nghiệp đại học
Trang 35c Bản nhận xét phản biện đồ án tốt nghiệp
Hình 4 Nhận xét phản biện đồ án tốt nghiệp đại học
Trang 361.3 Đề xuất hệ thống mới 1.3.1 Các chức năng của hệ thống
Sau khi khảo sát hiện trạng quản lý đồ án, em đề xuất hệ thống mới nhằm:
- Lưu trữ đồ án tự động để tiện việc tìm kiếm, tra cứu và lưu trữ đồ án
- Hỗ trợ sinh viên tìm kiếm, tra cứu đồ án của những kì trước để nghiên cứu và tham khảo
- Hỗ trợ sinh viên tìm kiếm thông tin về định hướng nghiên cứu của giảng viên để có thể đăng ký nguyện vọng đồ án phù hợp với cá nhân
- Hỗ trợ sinh viên đăng ký đồ án
- Tự động hóa trong việc phân công hướng dẫn Tối ưu kết quả phân công hướng dẫn
- Giúp giảng viên theo dõi tiến độ thực hiện của sinh viên
- Lưu trữ, tổng hợp và cho điểm báo cáo tiến độ
- Thông kê điểm đồ án, nguyện vọng của sinh viên, định hướng nghiên cứu…
Để giải quyết được những yêu cầu trên thì hệ thống mới sẽ bao gồm các module sau:
- Module 1: Hỗ trợ sinh viên tìm kiếm đồ án của những kì trước để nghiên cứu và tham khảo
- Module 2: Quản lý thông tin giảng viên
• Thông tin cá nhân
• Định hướng nghiên cứu
- Module 3: Quản lý thông tin sinh viên
• Thông tin cá nhân
• Lịch sử đồ án
• Tiến độ thực hiện đồ án
Trang 37- Module 4: Hỗ trợ đăng ký đồ án
- Module 5: Hỗ trợ phân công hướng dẫn
• Tự động cập nhật danh sách sắp xếp nguyện vọng của giảng viên
• Tự động phân công hướng dẫn
- Module 6: Theo dõi quá trình làm đồ án
• Lưu trữ báo cáo tiến độ
• Cập nhật điểm tiến độ thực hiện
• Thông tin liên quan đến đồ án
• Tiến độ thực hiện của đồ án
• Lưu trữ đồ án
1.3.2 Đối tượng tham gia hệ thống:
Hệ thống phân công và đánh giá đồ án sẽ có ba đối tượng chính tham gia sử dụng, bao gồm:
- Viện: Có thể là lãnh đạo của Viện hoặc các thầy trưởng bộ môn, có vai
trò lớn nhất trong hệ thống, có quyền quản lý toàn bộ danh mục, tạo tài khoản cho giảng viên, sinh viên và có thể quản lý quá trình làm đồ án của toàn bộ sinh viên
- Giảng viên: Là những giảng viên trong Viện tham gia hướng dẫn và
Trang 38viên có thể xem toàn bộ danh mục, thay đổi thông tin cá nhân và có thể quản lý quá trình làm đồ án của những sinh viên mà mình hướng dẫn
- Sinh viên: Là sinh viên trong Viện đăng ký làm đồ án Sinh viên chỉ
được xem một số danh mục do viện cho phép, đăng ký đồ án, xem tiến
độ thực hiện của mình
1.3.3 Lợi ích của hệ thống đối với các đối tượng tham gia
a Lợi ích của hệ thống đối với Viện:
Hệ thống giúp Viện quản lý thông tin giảng viên bao gồm:
- Định hướng nghiên cứu của giảng viên
- Lịch sử hướng dẫn đồ án của giảng viên qua các năm
Hệ thống giúp Viện quản lý thông tin của sinh viên bao gồm:
- Đơn đăng ký nguyện vọng đồ án của sinh viên
- Tiến độ thực hiện đồ án của sinh viên
- Lịch sử làm đồ án của sinh viên
Hệ thống giúp Viện tối ưu hóa việc phân công hướng dẫn đồ án
Hệ thống giúp Viện tổng hợp điểm thành phần và tính toán điểm cuối cùng của đồ án
Hệ thống giúp Viện lưu trữ thông tin, sản phẩm của đồ án, hạn chế việc sử dụng giấy tờ để lưu trữ
Trang 39b Lợi ích của hệ thống đối với Giảng viên:
Hệ thống giúp giảng viên theo dõi tiến độ thực hiện của sinh viên bằng cách ghi nhận những báo cáo tiến độ và đánh giá tiến độ cho từng giai đoạn
Hệ thống giúp giảng viên tra cứu danh sách sinh viên mà mình hướng dẫn
Hệ thống giúp giảng viên cập nhật điểm cho sinh viên một cách nhanh chóng
c Lợi ích của hệ thống đối với Sinh viên:
Hệ thống hỗ trợ sinh viên tra cứu thông tin đồ án của những khóa trước để nghiên cứu và tham khảo
Hệ thống hỗ trợ sinh viên tra cứu định hướng nghiên cứu và đề tài nghiên cứu của giảng viên để dễ dàng lựa chọn giảng viên hướng dẫn
Hệ thống hỗ trợ sinh viên đăng ký đồ án một cách nhanh chóng
Hệ thống giúp sinh viên theo dõi tiến độ thực hiện đồ án của mình
1.4 Phạm vi của hệ thống mới
Do thời gian có hạn nên trong khuôn khổ của đồ án tốt nghiệp phạm vi đề tài của em bao gồm:
- Module 1: Quản lý thông tin giảng viên
• Thông tin cá nhân
• Định hướng nghiên cứu
- Module 2: Quản lý thông tin sinh viên
• Thông tin cá nhân
• Thông tin những đồ án đã làm
- Module 3: Hỗ trợ đăng ký đồ án
Trang 40• Tự động phân công hướng dẫn
- Module 5: Theo dõi quá trình làm đồ án
• Lưu trữ báo cáo tiến độ
• Cập nhật điểm tiến độ thực hiện