Kinh Doanh - Tiếp Thị - Kinh tế - Thương mại - Kỹ thuật 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC TRỰC TUYẾN I. THÔNG TIN VỀ MÔN HỌC Tên môn học: Kinh doanh quốc tế Mã môn học: BADM4302 Số tin chỉ: 3 LT KhoaBan phụ trách: Khoa Quản trị kinh doanh Thời gian: 9 tuần theo phương thức trực tuyến + 2 tuần gia hạn Địa điểm lớp học: Cổng đào tạo trực tuyến - elo.edu.vn II. MÔ TẢ MÔN HỌC 2.1. Mô tả tổng quát Kinh doanh quốc tế là môn học bắt buộc thuộc khối kiến thức chuyên ngành quản trị kinh doanh quốc tế. Môn học cung cấp những kiến thức cần thiết để học viên có thể am hiểu về sự khác biệt giữa các quốc gia ảnh hưởng như thế nào đến việc phân tích hay hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường nước ngoài. Môn học giúp học viên nâng tầm nhìn khi tìm hiểu về nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập toàn cầu hóa. Song song đó, nội dung môn học còn cung cấp một cách toàn diện về hoạt động của môi trường kinh tế quốc tế, từ những hiểu biết về các lý thuyết nền tảng đến chính sách và bảo hộ mậu dịch của các quốc gia kể cả thương mại quốc tế đến đầu tư nước ngoài. Cuối cùng, học viên cũng sẽ được tiếp cận đến lý thuyết về hệ thống tiền tệ toàn cầu. 2.2. Mục tiêu môn học Về kiến thức, sau khi học xong môn học, người học có thể: - Trình bày được các khái niệm về kinh doanh quốc tế; - Trình bày được các học thuyết thương mại cổ điển và hiện đại; 2 - Trình bày được các phương án kinh doanh quốc tế của các công ty cũng như so sánh được các phương án ở mức độ cơ bản; - Giải thích được sự khác biệt giữa các quốc gia về chính trị, pháp luật, văn hoá ảnh hưởng như thế nào đến quyết định của công ty khi tham gia thị trường quốc tế; - Giải thích được sự vận động của hệ thống tiền tệ toàn cầu; - Phân tích được ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh quốc tế đến nền kinh tế của một quốc gia cũng như nền kinh tế thế giới Về kỹ năng, sau khi học xong môn này, sinh viên có thể tìm kiếm các nguồn tư liệu để giải quyết các vấn đề kinh doanh quốc tế. III. NỘI DUNG MÔN HỌC CHƯƠNG 1: TOÀN CẦU HÓA - Mục tiêu học tập chương: o Tóm tắt được những kiến thức cơ bản về toàn cầu và những chuyển biến trong dòng chảy của nền kinh tế thế giới; o Lý giải được những vấn đề mang tính toàn cầu; o Phân tích được những lợi ích và bất lợi mà chính toàn cầu hóa mang lại. - Chủ đề 1.1: Giới thiệu chung về toàn cầu hóa o Mục tiêu học tập chủ đề: ▪ Tóm tắt được những kiến thức cơ bản về toàn cầu và những chuyển biến trong dòng chảy của nền kinh tế thế giới; ▪ Lý giải được những vấn đề mang tính toàn cầu; o Mô tả vắn tắt nội dung: ▪ Khái niệm toàn cầu hoá; ▪ Các thể loại toàn cầu hoá; ▪ Các nhân tố thúc đẩy dòng chảy toàn cầu. - Chủ đề 1.2: Tác động của toàn cầu hóa o Mục tiêu học tập chủ đề: Phân tích được những lợi ích và bất lợi mà chính toàn cầu hóa mang lại. 3 o Mô tả vắn tắt nội dung: ▪ Tổng quan tình hình hiện tại của nền kinh tế thế giới; ▪ Tác động của toàn cầu hoá và các quan điểm hiện nay. CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ - Mục tiêu học tập chương: o Trình bày được khái niệm về kinh doanh quốc tế; o Trình bày được các phương thức kinh doanh quốc tế của các công ty; o Phân tích được mức độ hội nhập của nền kinh tế các quốc gia. - Chủ đề 2.1: Tổng quan kinh doanh quốc tế o Mục tiêu học tập chủ đề: ▪ Trình bày được khái niệm về kinh doanh quốc tế. ▪ Trình bày được các phương thức kinh doanh quốc tế và năm mức độ hội nhập kinh tế quốc tế. ▪ Lý giải được tại sao các công ty tham gia vào thị trường quốc tế; o Mô tả vắn tắt nội dung: ▪ Khái niệm kinh doanh quốc tế; ▪ Lý do các công ty tham gia vào thị trường quốc tế; ▪ Các phương thức kinh doanh quốc tế; ▪ Các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế. - Chủ đề 2.2: Doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập o Mục tiêu học tập chủ đề: Phân tích được những lợi ích và bất lợi của các doanh nghiệp Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế. o Mô tả vắn tắt nội dung: Tọa đàm với các doanh nhân. CHƯƠNG 3: MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ VÀ PHÁP LUẬT - Mục tiêu học tập chương: o Giải thích được sự khác biệt giữa các quốc gia về chính trị, pháp luật ảnh hưởng như thế nào đến quyết định của công ty khi tham gia thị trường quốc tế; 4 o Phân tích được tác động của môi trường chính trị và pháp luật đến hoạt động kinh doanh quốc tế của các công ty đa quốc gia. - Chủ đề 3.1: Hệ thống chính trị o Mục tiêu học tập chủ đề: ▪ Giải thích được sự khác biệt giữa các quốc gia về chính trị; ▪ Phân tích được tác động của môi trường chính trị đến hoạt động kinh doanh quốc tế của các công ty đa quốc gia. o Mô tả vắn tắt nội dung: ▪ Hệ thống chính trị; ▪ Những xu hướng của các hệ thống chính trị hiện nay; ▪ Rủi ro chính trị. - Chủ đề 3.2: Hệ thống pháp luật o Mục tiêu học tập chủ đề: ▪ Giải thích được sự khác biệt giữa các quốc gia về pháp luật; ▪ Phân tích được tác động của môi trường pháp luật đến hoạt động kinh doanh quốc tế của các công ty đa quốc gia. o Mô tả vắn tắt nội dung: ▪ Hệ thống pháp luật; ▪ Sự khác nhau giữa các hệ thống pháp luật; ▪ Sự ảnh hưởng trực tiếp của hệ thống pháp luật đối với các giao dịch quốc tế. CHƯƠNG 4: SỰ KHÁC BIỆT VỀ VĂN HÓA - Mục tiêu học tập chương: o Giải thích được sự khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia ảnh hưởng như thế nào đến quyết định của công ty khi tham gia thị trường quốc tế; o Phân tích được tác động của văn hóa đến hoạt động kinh doanh quốc tế của các công ty đa quốc gia. - Chủ đề 4.1: Khái niệm về văn hóa 5 o Mục tiêu học tập chủ đề: Trình bày được khái niệm văn hoá và các yếu tố hình thành nên văn hoá. o Mô tả vắn tắt nội dung: ▪ Văn hóa là gì? ▪ Các yếu tố hình thành nên văn hoá. - Chủ đề 4.2: Tác động của văn hóa trong hoạt động kinh doanh quốc tế o Mục tiêu học tập chủ đề: ▪ Giải thích được sự khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia ảnh hưởng như thế nào đến quyết định của công ty tham gia thị trường quốc tế; ▪ Phân tích được tác động của văn hóa đến hoạt động kinh doanh quốc tế của các công ty đa quốc gia. o Mô tả vắn tắt nội dung: 5 tác động của văn hóa đến phong cách, thái độ, khả năng chuyên môn của nhân viên các quốc gia. CHƯƠNG 5: ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG KDQT - Mục tiêu học tập chương: o Trình bày được các khái niệm cơ bản về đạo đức cũng như bản chất của đạo đức trong hoạt động kinh doanh quốc tế; o Phân tích được các yếu tố cấu thành việc quản lý hành vi đạo đức ở các môi trường văn hóa khác nhau; o Phân tích được các vấn đề cơ bản của trách nhiệm xã hội và làm thế nào để quản lý trách nhiệm xã hội trong hoạt động kinh doanh quốc tế. - Chủ đề 5.1: Quản lý vấn đề đạo đức trong kinh doanh quốc tế o Mục tiêu học tập chủ đề: ▪ Trình bày được các khái niệm cơ bản về đạo đức cũng như bản chất của đạo đức trong hoạt động kinh doanh quốc tế; ▪ Phân tích được các yếu tố cấu thành việc quản lý hành vi đạo đức ở các môi trường văn hóa khác nhau. o Mô tả vắn tắt nội dung: ▪ Khái niệm đạo đức; 6 ▪ Đạo đức trong các nền văn hóa khác nhau và trong môi trường quốc tế; ▪ Quản lý hành vi đạo đức vượt ra khỏi phạm vi quốc gia. - Chủ đề 5.2: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh quốc tế ngày nay o Mục tiêu học tập chủ đề: Phân tích được các vấn đề cơ bản của trách nhiệm xã hội và làm thế nào để quản lý trách nhiệm xã hội trong hoạt động kinh doanh quốc tế. o Mô tả vắn tắt nội dung: Tọa đàm với các doanh nhân. CHƯƠNG 6: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - Mục tiêu học tập chương: o Trình bày khái niệm và lịch sử hình thành của thương mại quốc tế; o Trình bày và so sánh các học thuyết thương mại cổ điển và hiện đại; o Phân biệt và phân tích tác động của các chính sách thương mại mà các quốc gia áp dụng hiện nay. - Chủ đề 6.1: Học thuyết thương mại quốc tế o Mục tiêu học tập chủ đề: ▪ Trình bày khái niệm và lịch sử hình thành của thương mại quốc tế; ▪ Trình bày và so sánh các học thuyết thương mại cổ điển. o Mô tả vắn tắt nội dung: ▪ Tổng quan về thương mại quốc tế; ▪ Lịch sử hình thành của thương mại quốc tế; ▪ Các học thuyết thương mại cổ điển. - Chủ đề 6.2: Học thuyết thương mại quốc tế (phần tiếp theo) và các chính sách thương mại quốc tế o Mục tiêu học tập chủ đề: ▪ Trình bày và so sánh các học thuyết thương mại hiện đại ▪ Phân biệt và phân tích tác động của các chính sách thương mại mà các quốc gia áp dụng hiện nay. 7 o Mô tả vắn tắt nội dung: ▪ Các học thuyết thương mại quốc tế hiện đại; ▪ Các chính sách thương mại quốc tế. CHƯƠNG 7: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ - Mục tiêu học tập chương: o Giải thích được lý do vì sao các công ty thực hiện FDI; o Trình bày được các lý thuyết về đầu tư quốc tế; o Phân biệt được các hình thức đầu tư quốc tế; o Phân tích được các yếu tố tác động đến hoạt động FDI; o Phân tích được những tác động tích cực và tiêu cực của hoạt động FDI đối với các quốc gia đi đầu tư và các quốc gia nhận đầu tư. - Chủ đề 7.1: Lý thuyết về đầu tư quốc tế o Mục tiêu học tập chủ đề: ▪ Giải thích được lý do vì sao các công ty thực hiện FDI; ▪ Trình bày được các lý thuyết về đầu tư quốc tế. o Mô tả vắn tắt nội dung: ▪ Vì sao các công ty tham gia hoạt động FDI? ▪ Các lý thuyết về đầu tư quốc tế. - Chủ đề 7.2: Các nhân tố ảnh hưởng và tác động của FDI o Mục tiêu học tập chủ đề: ▪ Phân biệt được các hình thức đầu tư quốc tế; ▪ Phân tích được các yếu tố tác động đến hoạt động FDI; ▪ Phân tích được những tác động tích cực và tiêu cực của hoạt động FDI đối với các quốc gia đi đầu tư và các quốc gia nhận đầu tư. o Mô tả vắn tắt nội dung: ▪ Các loại hình đầu tư quốc tế; ▪ Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động FDI; ▪ Những lợi ích và bất lợi của hoạt động FDI. 8 CHƯƠNG 8: HỆ THỐNG TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ TOÀN CẦU - Mục tiêu học tập chương: o Phân biệt được các hệ thống tiền tệ từng được áp dụng trong thị trường tiền tệ trước đây cũng như hiện tại; o Trì...
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC TRỰC TUYẾN
I THÔNG TIN VỀ MÔN HỌC
• Tên môn học: Kinh doanh quốc tế
• Mã môn học: BADM4302
• Số tin chỉ: 3 LT
• Khoa/Ban phụ trách: Khoa Quản trị kinh doanh
• Thời gian: 9 tuần theo phương thức trực tuyến + 2 tuần gia hạn
• Địa điểm lớp học: Cổng đào tạo trực tuyến - elo.edu.vn
II MÔ TẢ MÔN HỌC
2.1 Mô tả tổng quát
Kinh doanh quốc tế là môn học bắt buộc thuộc khối kiến thức chuyên ngành quản trị kinh doanh quốc tế Môn học cung cấp những kiến thức cần thiết để học viên có thể am hiểu về sự khác biệt giữa các quốc gia ảnh hưởng như thế nào đến việc phân tích hay hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường nước ngoài Môn học giúp học viên nâng tầm nhìn khi tìm hiểu về nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập toàn cầu hóa Song song đó, nội dung môn học còn cung cấp một cách toàn diện về hoạt động của môi trường kinh tế quốc tế, từ những hiểu biết về các lý thuyết nền tảng đến chính sách và bảo hộ mậu dịch của các quốc gia kể cả thương mại quốc tế đến đầu tư nước ngoài Cuối cùng, học viên cũng sẽ được tiếp cận đến lý thuyết về hệ thống tiền tệ toàn cầu
2.2 Mục tiêu môn học
Về kiến thức, sau khi học xong môn học, người học có thể:
- Trình bày được các khái niệm về kinh doanh quốc tế;
- Trình bày được các học thuyết thương mại cổ điển và hiện đại;
Trang 2- Trình bày được các phương án kinh doanh quốc tế của các công ty cũng như so
sánh được các phương án ở mức độ cơ bản;
- Giải thích được sự khác biệt giữa các quốc gia về chính trị, pháp luật, văn hoá
ảnh hưởng như thế nào đến quyết định của công ty khi tham gia thị trường quốc tế;
- Giải thích được sự vận động của hệ thống tiền tệ toàn cầu;
- Phân tích được ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh quốc tế đến nền kinh tế
của một quốc gia cũng như nền kinh tế thế giới
Về kỹ năng, sau khi học xong môn này, sinh viên có thể tìm kiếm các nguồn tư liệu để giải quyết các vấn đề kinh doanh quốc tế
III NỘI DUNG MÔN HỌC
CHƯƠNG 1: TOÀN CẦU HÓA
- Mục tiêu học tập chương:
o Tóm tắt được những kiến thức cơ bản về toàn cầu và những chuyển biến
trong dòng chảy của nền kinh tế thế giới;
o Lý giải được những vấn đề mang tính toàn cầu;
o Phân tích được những lợi ích và bất lợi mà chính toàn cầu hóa mang lại
- Chủ đề 1.1: Giới thiệu chung về toàn cầu hóa
o Mục tiêu học tập chủ đề:
▪ Tóm tắt được những kiến thức cơ bản về toàn cầu và những chuyển
biến trong dòng chảy của nền kinh tế thế giới;
▪ Lý giải được những vấn đề mang tính toàn cầu;
o Mô tả vắn tắt nội dung:
▪ Khái niệm toàn cầu hoá;
▪ Các thể loại toàn cầu hoá;
▪ Các nhân tố thúc đẩy dòng chảy toàn cầu
- Chủ đề 1.2: Tác động của toàn cầu hóa
o Mục tiêu học tập chủ đề: Phân tích được những lợi ích và bất lợi mà chính toàn cầu hóa mang lại
Trang 3o Mô tả vắn tắt nội dung:
▪ Tổng quan tình hình hiện tại của nền kinh tế thế giới;
▪ Tác động của toàn cầu hoá và các quan điểm hiện nay
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ
- Mục tiêu học tập chương:
o Trình bày được khái niệm về kinh doanh quốc tế;
o Trình bày được các phương thức kinh doanh quốc tế của các công ty;
o Phân tích được mức độ hội nhập của nền kinh tế các quốc gia
- Chủ đề 2.1: Tổng quan kinh doanh quốc tế
o Mục tiêu học tập chủ đề:
▪ Trình bày được khái niệm về kinh doanh quốc tế
▪ Trình bày được các phương thức kinh doanh quốc tế và năm mức độ
hội nhập kinh tế quốc tế
▪ Lý giải được tại sao các công ty tham gia vào thị trường quốc tế;
o Mô tả vắn tắt nội dung:
▪ Khái niệm kinh doanh quốc tế;
▪ Lý do các công ty tham gia vào thị trường quốc tế;
▪ Các phương thức kinh doanh quốc tế;
▪ Các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế
- Chủ đề 2.2: Doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
o Mục tiêu học tập chủ đề: Phân tích được những lợi ích và bất lợi của các doanh nghiệp Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế
o Mô tả vắn tắt nội dung: Tọa đàm với các doanh nhân
CHƯƠNG 3: MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ VÀ PHÁP LUẬT
- Mục tiêu học tập chương:
o Giải thích được sự khác biệt giữa các quốc gia về chính trị, pháp luật ảnh hưởng như thế nào đến quyết định của công ty khi tham gia thị trường quốc
tế;
Trang 4o Phân tích được tác động của môi trường chính trị và pháp luật đến hoạt
động kinh doanh quốc tế của các công ty đa quốc gia
- Chủ đề 3.1: Hệ thống chính trị
o Mục tiêu học tập chủ đề:
▪ Giải thích được sự khác biệt giữa các quốc gia về chính trị;
▪ Phân tích được tác động của môi trường chính trị đến hoạt động kinh
doanh quốc tế của các công ty đa quốc gia
o Mô tả vắn tắt nội dung:
▪ Hệ thống chính trị;
▪ Những xu hướng của các hệ thống chính trị hiện nay;
▪ Rủi ro chính trị
- Chủ đề 3.2: Hệ thống pháp luật
o Mục tiêu học tập chủ đề:
▪ Giải thích được sự khác biệt giữa các quốc gia về pháp luật;
▪ Phân tích được tác động của môi trường pháp luật đến hoạt động
kinh doanh quốc tế của các công ty đa quốc gia
o Mô tả vắn tắt nội dung:
▪ Hệ thống pháp luật;
▪ Sự khác nhau giữa các hệ thống pháp luật;
▪ Sự ảnh hưởng trực tiếp của hệ thống pháp luật đối với các giao dịch quốc tế
CHƯƠNG 4: SỰ KHÁC BIỆT VỀ VĂN HÓA
- Mục tiêu học tập chương:
o Giải thích được sự khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia ảnh hưởng như
thế nào đến quyết định của công ty khi tham gia thị trường quốc tế;
o Phân tích được tác động của văn hóa đến hoạt động kinh doanh quốc tế của
các công ty đa quốc gia
- Chủ đề 4.1: Khái niệm về văn hóa
Trang 5o Mục tiêu học tập chủ đề: Trình bày được khái niệm văn hoá và các yếu tố hình thành nên văn hoá
o Mô tả vắn tắt nội dung:
▪ Văn hóa là gì?
▪ Các yếu tố hình thành nên văn hoá
- Chủ đề 4.2: Tác động của văn hóa trong hoạt động kinh doanh quốc tế
o Mục tiêu học tập chủ đề:
▪ Giải thích được sự khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia ảnh hưởng như thế nào đến quyết định của công ty tham gia thị trường quốc tế;
▪ Phân tích được tác động của văn hóa đến hoạt động kinh doanh quốc
tế của các công ty đa quốc gia
o Mô tả vắn tắt nội dung: 5 tác động của văn hóa đến phong cách, thái độ, khả năng chuyên môn của nhân viên các quốc gia
CHƯƠNG 5: ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG KDQT
- Mục tiêu học tập chương:
o Trình bày được các khái niệm cơ bản về đạo đức cũng như bản chất của đạo đức trong hoạt động kinh doanh quốc tế;
o Phân tích được các yếu tố cấu thành việc quản lý hành vi đạo đức ở các môi trường văn hóa khác nhau;
o Phân tích được các vấn đề cơ bản của trách nhiệm xã hội và làm thế nào để quản lý trách nhiệm xã hội trong hoạt động kinh doanh quốc tế
- Chủ đề 5.1: Quản lý vấn đề đạo đức trong kinh doanh quốc tế
o Mục tiêu học tập chủ đề:
▪ Trình bày được các khái niệm cơ bản về đạo đức cũng như bản chất của đạo đức trong hoạt động kinh doanh quốc tế;
▪ Phân tích được các yếu tố cấu thành việc quản lý hành vi đạo đức ở
các môi trường văn hóa khác nhau
o Mô tả vắn tắt nội dung:
▪ Khái niệm đạo đức;
Trang 6▪ Đạo đức trong các nền văn hóa khác nhau và trong môi trường quốc tế;
▪ Quản lý hành vi đạo đức vượt ra khỏi phạm vi quốc gia
- Chủ đề 5.2: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh
quốc tế ngày nay
o Mục tiêu học tập chủ đề: Phân tích được các vấn đề cơ bản của trách
nhiệm xã hội và làm thế nào để quản lý trách nhiệm xã hội trong hoạt động
kinh doanh quốc tế
o Mô tả vắn tắt nội dung: Tọa đàm với các doanh nhân
CHƯƠNG 6: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
- Mục tiêu học tập chương:
o Trình bày khái niệm và lịch sử hình thành của thương mại quốc tế;
o Trình bày và so sánh các học thuyết thương mại cổ điển và hiện đại;
o Phân biệt và phân tích tác động của các chính sách thương mại mà các quốc
gia áp dụng hiện nay
- Chủ đề 6.1: Học thuyết thương mại quốc tế
o Mục tiêu học tập chủ đề:
▪ Trình bày khái niệm và lịch sử hình thành của thương mại quốc tế;
▪ Trình bày và so sánh các học thuyết thương mại cổ điển
o Mô tả vắn tắt nội dung:
▪ Tổng quan về thương mại quốc tế;
▪ Lịch sử hình thành của thương mại quốc tế;
▪ Các học thuyết thương mại cổ điển
- Chủ đề 6.2: Học thuyết thương mại quốc tế (phần tiếp theo) và các chính sách
thương mại quốc tế
o Mục tiêu học tập chủ đề:
▪ Trình bày và so sánh các học thuyết thương mại hiện đại
▪ Phân biệt và phân tích tác động của các chính sách thương mại mà
các quốc gia áp dụng hiện nay
Trang 7o Mô tả vắn tắt nội dung:
▪ Các học thuyết thương mại quốc tế hiện đại;
▪ Các chính sách thương mại quốc tế
CHƯƠNG 7: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
- Mục tiêu học tập chương:
o Giải thích được lý do vì sao các công ty thực hiện FDI;
o Trình bày được các lý thuyết về đầu tư quốc tế;
o Phân biệt được các hình thức đầu tư quốc tế;
o Phân tích được các yếu tố tác động đến hoạt động FDI;
o Phân tích được những tác động tích cực và tiêu cực của hoạt động FDI đối
với các quốc gia đi đầu tư và các quốc gia nhận đầu tư
- Chủ đề 7.1: Lý thuyết về đầu tư quốc tế
o Mục tiêu học tập chủ đề:
▪ Giải thích được lý do vì sao các công ty thực hiện FDI;
▪ Trình bày được các lý thuyết về đầu tư quốc tế
o Mô tả vắn tắt nội dung:
▪ Vì sao các công ty tham gia hoạt động FDI?
▪ Các lý thuyết về đầu tư quốc tế
- Chủ đề 7.2: Các nhân tố ảnh hưởng và tác động của FDI
o Mục tiêu học tập chủ đề:
▪ Phân biệt được các hình thức đầu tư quốc tế;
▪ Phân tích được các yếu tố tác động đến hoạt động FDI;
▪ Phân tích được những tác động tích cực và tiêu cực của hoạt động
FDI đối với các quốc gia đi đầu tư và các quốc gia nhận đầu tư
o Mô tả vắn tắt nội dung:
▪ Các loại hình đầu tư quốc tế;
▪ Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động FDI;
▪ Những lợi ích và bất lợi của hoạt động FDI
Trang 8CHƯƠNG 8: HỆ THỐNG TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ TOÀN CẦU
- Mục tiêu học tập chương:
o Phân biệt được các hệ thống tiền tệ từng được áp dụng trong thị trường tiền
tệ trước đây cũng như hiện tại;
o Trình bày được khái niệm thị trường ngoại hối và chức năng của thị trường này trong nền kinh tế thế giới;
o Trình bày được khái niệm tỷ giá hối đoái và phân tích được các yếu tố chính tác động đến sự biến động tỷ giá hối đoái;
o Trình bày được các yếu tố cơ bản hình thành nên thị trường tài chính và cấu
trúc hoạt động của thị trường này
- Chủ đề 8.1: Hệ thống tiền tệ quốc tế và thị trường ngoại hối quốc tế
o Mục tiêu học tập chủ đề:
▪ Phân biệt được các hệ thống tiền tệ từng được áp dụng trong thị trường tiền tệ trước đây cũng như hiện tại;
▪ Trình bày được khái niệm thị trường ngoại hối và chức năng của thị
trường này trong nền kinh tế thế giới
o Mô tả vắn tắt nội dung:
▪ Hệ thống tiền tệ quốc tế;
▪ Thị trường ngoại hối quốc tế
- Chủ đề 8.2: Tỷ giá hối đoái và thị trường tài chính quốc tế
o Mục tiêu học tập chủ đề:
▪ Trình bày được khái niệm tỷ giá hối đoái và phân tích được các yếu
tố chính tác động đến sự biến động tỷ giá hối đoái;
▪ Trình bày được các yếu tố cơ bản hình thành nên thị trường tài chính
và cấu trúc hoạt động của thị trường này
o Mô tả vắn tắt nội dung:
▪ Tỷ giá hối đoái;
▪ Thị trường tài chính quốc tế
Trang 9IV CÁC YÊU CẦU CỦA MÔN HỌC
Môn học này được triển khai theo phương thức trực tuyến với 8 chương và học theo thứ tự từ chương mở đầu đến chương 8 Sinh viên tham gia môn học bằng cách đăng nhập vào hệ thống học trực tuyến của Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh (elo.edu.vn) và hoàn thành các hoạt động học tập theo quy định
4.1 Quy định về việc thực hiện hoạt động học tập trực tuyến
• Sinh viên phải tham gia đầy đủ và theo thứ tự các chương của môn học Có tất
cả 8 chương được học trong 9 tuần, theo hướng dẫn của Lịch trình học tập
• Các hoạt động học tập của mỗi chương về cơ bản bao gồm:
✓ Xem bài giảng: Videos, slides, scripts, tài liệu giấy (nếu có) của từng chủ
đề trong chương, trả lời các câu hỏi hệ thống kiến thức sau mỗi video (nếu có)
✓ Tham gia diễn đàn Thảo luận nội dung môn học: theo những chủ đề của
môn học đã được Giảng viên hoặc Giáo vụ đưa lên diễn đàn
✓ Làm bài kiểm tra kết thúc chương
✓ Các hoạt động khác:
▪ Dựa vào mục tiêu chương để tự tạo ra các câu hỏi ôn tập và dùng kiến thức đã học để tự trả lời để trau dồi kiến thức
▪ Tìm hiểu thêm thông tin trên mạng để mở rộng kiến thức theo yêu cầu của từng chương
▪ Tham gia Thảo luận chung
▪ Xem các phần tự học
▪ Làm các câu hỏi tự đánh giá
• Mỗi tuần sinh viên cần dành 3-5 giờ để hoàn thành các công việc trên
4.2 Quy định về thực hiện lịch trình học tập trực tuyến
• Mỗi chương kéo dài từ 1 tuần
• Sinh viên phải hoàn thành tất cả các hoạt động học tập của chương mới được tham gia học tập chương tiếp theo
• Có thời hạn cuối cho bài tập cá nhân, bài tập nhóm, bài kiểm tra mỗi Chương
Trang 10• Trong thời gian diễn ra lịch trình học tập của môn học, không thực hiện gia hạn thời hạn làm bài tập cá nhân hoặc bài tập nhóm và bài kiểm tra mỗi Chương,
• Sau khi kết thúc lịch trình học tập từng môn học, sẽ có khoảng thời gian gia hạn (2 tuần) để sinh viên hoàn thành các hoạt động chưa hoàn tất như bài tập
cá nhân, bài tập nhóm, bài kiểm tra cuối Chương; nhưng bị trừ khoảng 20% điểm cho những hoạt động được thực hiện trong thời gian gia hạn
• Các hoạt động học tập của các Chương được mở từ đầu học kỳ
4.3 Làm bài tập tự đánh giá/ bài kiểm tra
• Bài tập được thiết kế trong từng chương để đạt được mục tiêu học tập của chương Các bài tập (trừ bài kiểm tra kết thúc chương) đều không tính điểm tích lũy và có đáp án để sinh viên tự kiểm tra kiến thức
• Bài kiểm tra kết thúc chương dưới hình thức trắc nghiệm, được làm hai lần Điểm tích lũy là điểm cao nhất của hai lần làm bài
V TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ CHẤM ĐIỂM
Tham gia diễn đàn Thào luận nội dung môn học 10%
Bài kiểm tra kết thúc môn học (offline) 70%
VI YÊU CẦU ĐỐI VỚI SINH VIÊN
6.1 Tham gia thảo luận trên diễn đàn
6.1.1 Trong môn học có 2 loại diễn đàn:
• Diễn đàn thảo luận nội dung môn học: là nơi dành cho Giảng viên và Giáo vụ tạo các chủ đề thảo luận cho môn học (bắt buộc và có tính điểm) Sinh viên tham gia thảo luận các chủ đề theo thời gian mà giảng viên quy định Sinh viên phải có thái độ trao đổi, tranh luận tích cực và xây dựng
Trang 11• Diễn đàn thảo luận chung: là nơi để sinh viên tạo các chủ đề thảo luận và đưa ra những thắc mắc liên quan đến môn học Sinh viên lưu ý sử dụng từ ngữ và văn phong lịch sự và tôn trọng
6.1.2 Quy định về cách tính điểm diễn đàn:
• Là công việc bắt buộc để giảng viên và sinh viên có điều kiện trao đổi, làm rõ những vấn đề chưa hiểu hay mở rộng kiến thức
• Sinh viên đạt điểm tối đa của diễn đàn (10 điểm) khi: Sinh viên tham gia thảo luận đầy đủ và đáp ứng đúng yêu cầu của nội dung các chủ đề trên diễn đàn Thảo luận nội dung môn học
• Điểm của phần này là điểm trung bình của các chủ đề thảo luận của môn học Sinh viên chú ý thực hiện đăng thảo luận trong thời hạn của từng chủ đề
6.2 Làm các bài tập tự đánh giá
● Các bài tập tự đánh giá là bài tập kết thúc mỗi video, bài tập ôn tập của chương
● Sinh viên được khuyến khích làm các bài tập này để tự ôn tập và làm tốt bài kiểm tra của mỗi chương cũng như bài kiểm tra hết môn
6.3 Làm bài tập kiểm tra của chương
• Mỗi chương sẽ có một bài tập kiểm tra trắc nghiệm lấy từ ngân hàng đề thi Sinh
viên phải hoàn tất các hoạt động của chương mới được làm bài kiểm tra chương
• Có thời hạn cho việc làm bài kiểm tra chương
• Điểm của phần này là điểm trung bình của tất cả các chương
6.4 Làm bài kiểm tra kết thúc môn học
● Bài kiểm tra kết thúc môn học theo hình thức: trắc nghiệm Sinh viên được phép sử dụng tài liệu giấy khi làm bài
● Sinh viên tập trung tham gia kiểm tra kết thúc môn tại các cơ sở học tập của Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh (Sinh viên xem lịch thi đã được công bố vào đầu học kì)
● Sinh viên phải hoàn thành toàn bộ quá trình học tập online với kết quả trung bình đạt mức tối thiểu là 40% mới được tham gia kiểm tra kết thúc môn học