Đề cương và Đáp án chi tiết môn kinh tế dược gồm 10 câu hỏi 3 điểm và 3 câu hỏi 4 điểm có đáp án chi tiết và đúng nhất
Trang 1ĐỀ CƯƠNG VÀ ĐÁP ÁN THI KẾT THÚC MÔN KINH TẾ DƯỢC
I.PHẦN 1: 3,0 ĐIỂM/CÂU
Câu 1: (3 điểm) Trình bày đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần
Trả lời
Đặc điểm doanh nghiệp tư nhân
- Vốn do 1 cá nhân bỏ ra
- Cá nhân bỏ vốn ra thành lập gọi là chủ Doanh nghiệp tư nhân
- Chủ Doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiện vô hạn về các khoản nợ trong quá trình hoạt động bằng toàn bộ tài sản của mình
- Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành cổ phiếu, trái phiếu
Đặc điểm CT TNHH một thành viên:
- Là Doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân bỏ vốn ra thành lập gọi là chủ sở hữu,
- Có toàn quyền quyết định về mọi vấn đề liên quan đến hoạt động công ty và chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ trong phạm vi số vốn điều lệ
- Công ty TNHH 1 thành viên không được quyền phát hành cổ phiếu
Đặc điểm CT TNHH 2 thành viên trở lên:
- Thành viên có thể là cá nhân, tổ chức ( 2-50 tvien )
- Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của Doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào Doanh nghiệp
- Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo qui định
- Công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phiếu
Đặc điểm của công ty cổ phần:
* Công ty cổ phần là Doanh nghiệp, trong đó:
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông ≥ 3 và không hạn chế số lượng tối đa
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của Doanh nghiệp trong phạm vi số vỗn đã góp vào Doanh nghiệp
- Cổ đông có quyền tụ do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác
- Cty cổ phần dược phẩm có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đky DN
- Công ty cổ phần dược phẩm có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn
Câu 2: (3 điểm) Trình bày khái niệm và nguồn hình thành vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Trả lời
Trang 2Khái niệm vốn kinh doanh của doanh nghiệp:
là số tiền ứng trước về toàn bộ tài sản hữu hình và tài sản vô hình phục vụ cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích kiếm lời
Nguồn hình thành vốn kinh doanh của DN: được hình thành từ 2 nguồn sau:
(1) Nợ phải trả: là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp dược phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua
mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình
Nguồn vốn nợ phải trả được thực hiện dưới các phương thức sau:
Tín dụng ngân hàng
Tín dụng thương mại
Phát hành trái phiếu
Các khoản nợ tạm thời khác : trả người lao động, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước,
(2) Nguồn vốn chủ sở hữu: thể hiện quyền sở hữu của người chủ về các tài sản của doanh nghiệp, là giá
trị vốn của doanh nghiệp và được tạo nên từ các nguồn sau:
+ Từ khoản đóng góp của chủ sở hữu: 5’
Nếu là doanh nghiệp dược Nhà nước vốn do ngân sách cấp
Nếu là doanh nghiệp dược tư nhân vốn do chủ doanh nghiệp bỏ ra
Nếu là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn vốn tự có do các cổ đông hay thành viên trong công ty góp vốn
Doanh nghiệp dược liên doanh: do các thành viên trong nước và nước ngoài thỏa thuận góp vốn
Hợp tác xã sản xuất dược phẩm: do các xã viên đóng góp
+ Vốn bổ sung từ kết quả kinh doanh gồm:
Lợi nhuận chưa phân phối
Chênh lệch do đánh giá lại tài sản
Quỹ doanh nghiệp
Câu 3: (3 điểm) Trình bày:
Khái niệm, đặc điểm tài sản cố định
Phân loại tài sản cố định theo hình thái biểu hiện và cho ví dụ
Trả lời
Khái niệm tài sản cố định:
là tư liệu lao động chuyên dùng trong sản xuất kinh doanh, có giá trị lớn và dùng được vào nhiều chu
kỳ sản xuất
Đặc điểm tài sản cố định:
- Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và vẫn giữ nguyên hình thái ban đầu
Trang 3- Trong quá trình sản xuất kinh doanh, giá trị của tài sản cố định chuyển dịch dần vào giá trị sản phẩm hàng hóa dịch vụ mà nó tham gia tạo nên
Phân loại tài sản cố định theo hình thái biểu hiện và cho ví dụ:
Tài sản cố định hữu hình:
Là những TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể
VD : nhà xưởng, kho tàng, máy móc, phương tiện vận tải
Tài sản cố định vô hình:
Là những TSCĐ không có hình thái vật chất
VD: Chi phí thành lập DN, chi phí nghiên cứu, chi phí cho phát minh, sáng chế, chi phí mua bằng phát minh sáng chế, mua nhãn hiệu thương mại
Câu 4: (3 điểm) Trình bày khái niệm, phân loại hao mòn tài sản cố định Trình bày khái niệm và mục đích khấu hao tài sản cố định
Trả lời
Khái niệm hao mòn tài sản cố định:
Là sự giảm dần gtri sdung và gtri của TSCĐ do tham gia vào h/động sxuat kdoanh, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật trong quá trình hoạt động của TSCĐ
Phân loại hao mòn tài sản cố định:
Hao mòn hữu hình: giá trị sử dụng hoặc giá trị nói chung của tài sản cố định bị giảm do tác động của các yếu tố thiên nhiên ( độ ẩm, nhiệt độ, ) , giá trị của nó tỷ lệ nghịch với thời gian
sử dụng
Hao mòn vô hình: là sự giảm thuần túy về mặt gtri của những TSCĐ
Khái niệm khấu hao tài sản cố định:
là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí kinh doanh qua thời gian sử dụng của tài sản cố định
Mục đích của khấu hao tài sản cố định
- Nhằm tích luỹ vốn để tái sản xuất giản đơn hoặc tái sản xuất mở rộng tài sản cố định
- Bộ phận giá trị hao mòn được chuyển dịch vào giá trị sản phẩm được coi là một yêu tố chi phí sản xuất sản phẩm được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ (gọi là tiền khấu hao tài sản cố định)
- Sau khi sản phẩm hàng hóa được tiêu thụ, số tiền khấu hao được tích luỹ lại hình thành quỹ khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp
Câu 5: (3 điểm) Công ty dược phẩm A mua một dây chuyền sản xuất viên nén trị giá 1 tỷ vnđ từ ngày 01/01 Thời gian sử dụng 05 năm
1 Tính mức khấu hao hàng năm theo phương pháp đường thẳng
2 Tính mức khấu hao hàng năm theo phương pháp khấu hao giảm dần có điều chỉnh
Trả lời
1.Mức khấu hao hàng nằm theo phương pháp đường thẳng :
MKH = Nguyên gía tài sản cố định / Thời gian sử dụng = 1 tỷ /5 = 200 tr ( vnđ )
Trang 42.Mức khấu hao hàng năm theo phương pháp khấu hao giảm dần có điều chỉnh :
- Tỉ lệ khấu hao theo phương thức đường thằng :
Tkh% = (1/Thời gian sử dụng) x 100% = (1/5) x 100% = 20%
- Tỉ lệ khấu hao theo phương pháp giảm dần:
% = Tkh% x hệ số điều chỉnh = 20 x 2 = 40%
- Mức khấu hao năm:
Năm Giá trị còn lại
TSCĐ
Cách tính số KH TSCĐ hàng năm
Mức KH hàng năm
Mức KH hàng tháng
KH lỹ kế cuối năm
1 1.000.000.000 1.000.000.000 x 40% 400.000.000 33.333.333 400.000.000
2 600.000.000 600.000.000 x 10% 240.000.000 20.000.000 640.000.000
3 360.000.000 360.000.000 x 40% 144.000.000 12.000.000 784.000.000
4 216.000.000 216.000.000 : 2 108.000.000 9.000.000 892.000.000
5 108.000.000 108.000.000 108.000.000 9.000.000 1.000.000.000
Câu 6: (3 điểm) Trình bày khái niệm và phân loại vốn lưu động? Trình bày các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động?
Trả lời
Khái niệm vốn lưu động:
- Là biểu hiện bằng tiền toàn bộ tài sản lưu động của doanh nghiệp phục vụ cho qtrinh kdoanh của DND
- là số tiền ứng trước về tài sản lưu động để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được thường
xuyên liên tục
Phân loại vốn lưu động:
Dựa theo vai trò vôn lưu động trong quá trình tái sản xuất:
(1) Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: Vốn nguyên vật liệu chính, Vốn vật liệu phụ
(2) Vốn lưu động trong khâu sản xuất: Vốn sản phẩm đang chế tạo, Vốn bán thành phẩm tự chế (3) Vốn lưu động trong khâu lưu thông: Vốn thành phâm, Vốn bằng tiền
Dựa theo hình thái biểu hiện:
(1) Tiền mặt (Vốn bằng tiền) và các khoản phải thu:
(2) Hàng tồn kho
(3) Vốn đầu tư tài chính ngắn hạn
Dựa theo nguồn hình thành:
(1) Nguồn vốn chủ sở hữu:
( 2) Nợ phải trả: Nguồn vốn đi vay, Nguồn vốn trong thanh toán
Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
+ Đẩy mạnh công tác bán ra trên cơ sở làm tốt công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường và phục vụ tốt nhu cầu của người tiêu dùng
Trang 5+ Tăng cường công tác quản lý vốn lưu động
+ Tổ chức lao động và tổ chức bộ máy cơ quan hợp lý
+ Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ quản lý tiền mặt, chế độ thanh toán nhanh chóng, giải quyết công
nợ dây dưa để thu hồi vốn kịp thời
+ Chiếm dụng vốn
Câu 7: (3 điểm) Trình bày khái niệm chi phí cố định (định phí) và chi phí biến đổi (biến phí), cho ví
dụ Trình bày công thức tính sản lượng hòa vốn và doanh thu hòa vốn
Trả lời
Khái niệm chi phí cố định (định phí):
là các chi phí không thay đổi (hoặc thay đối không đáng kể) theo sự thay đổi quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
VD: Chi phí khấu hao TSCĐ, Chi phí tiền lương trả cho cán bộ quản lý, chi phí quảng cáo, tiền thuê
đất
Khái niệm chi phí biến đổi (biến phí):
là các chi phí thay đổi trực tiếp theo sự thay đổi của quy mô sản xuất
VD: Chi phí nguyên vật liệu và nhiên liệu , chi phí tiền lương công nhân
Công thức:
Nếu gọi: p - Giá bán của phẩm dịch vụ
ciq - Biến phí đơn vị sản phẩm dịch vụ Eoiq - Tổng định phí
(p - clq) - Mức lãi gộp một đơn vị sản phẩm dịch vụ
- Công thức tính sản lượng hòa vốn:
- Công thức tính doanh thu hòa vốn:
Trang 6Câu 8: (3 điểm) Công ty X có 3 phương án kinh doanh một sản phẩm như sau
Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3
Định phí (vnđ)/tháng 5.000.000.000 5.000.000.000 5.000.000.000
a Tính sản lượng hòa vốn/tháng của từng phương án?
b Giả định sản lượng/tháng thực tế của 3 phương án:
- Phương án 1: 2.000.000 sản phẩm
- Phương án 2: 1.000.000 sản phẩm
- Phương án 3: 500.000 sản phẩm
Tính lợi nhuận/tháng của từng phương án?
Trả lời
a, Sản lượng hòa vốn của từng phương án :
- Phương án 1 :
Qhv = Tổng định phí / Mức lãi gộp 1 đơn vị sản phẩm dịch vụ = 5.000.000.000 / 10.000 - 5.000 = 1.000.000 ( SP )
- Phương án 2 :
Qhv = Tổng định phí / Mức lãi gộp 1 đơn vị sản phẩm dịch vụ = 5.000.000.000 / 15.000 - 7.000 = 625.000 ( SP )
- Phương án 3 :
Qhv = Tổng định phí / Mức lãi gộp 1 đơn vị sản phẩm dịch vụ = 5.000.000.000 / 20.000 - 10.000 = 500.000 ( SP )
b, Lợi nhuận :
- Phương án 1 :
+ Doanh thu = Sản phẩm/tháng x giá = 2.000.000 x 10.000 = 20.000.000.000 ( đ )
+ Lợi nhuận = Doanh thu - Định phí - Biến phí
Trang 7= 20.000.000.000 - 5.000.000.000 - ( 5.000 x 2.000.000 )
= 5.000.000.000 ( đ )
- Phương án 2 :
+ Doanh thu = 1.000.000 x 15.000 = 15.000.000.000 ( đ )
+ Lợi nhuận = 15.000.000.000 - 5.000.000.000 - ( 7.000 x 1.000.000 ) = 3.000.000.000 ( đ )
- Phương án 3 :
+ Doanh thu = 500.000 x 20.000 = 10.000.000.000 ( đ )
+ Lợi nhuận = 10.000.000.000 - 5.000.000.000 - ( 10.000 x 500.000 ) = 0 (đ)
Câu 9: (3 điểm) Trình bày bốn nhiệm vụ cơ bản của hoạt động cung ứng thuốc?
Trả lời
4 nhiệm vụ cơ bản của hoạt động cung ứng thuốc:
(1) Lựa chọn thuốc: Các căn cứ chính để lựa chọn thuốc cung ứng cho một quốc gia là:
- Mô hình bệnh tật, mô hình tử vong toàn quốc
- Các phác đồ điều trị chuẩn đã được xây dựng
- Kinh phí quốc gia và khả năng chi trả của người bệnh
- Dự đoán tình hình bệnh tật trong kỳ tới
- Ngoài ra có thể tham gia danh mục thuốc, hoạt chất, mô hình bệnh tật, các phác đồ điều trị chuẩn
đã được lưu hành của W.H.O, của một số quốc gia có sự tương đồng về kinh tế, y tế
(2) Mua sắm thuốc:
- Xác định nhu cầu về số lượng, chủng loại
- Lựa chọn các phương thức cung ứng, mua bán, đấu thầu (quốc gia, địa phương, đơn vị)
- Ký kết các hợp đồng kinh tế mua bán
- Thanh toán tiền và kiểm nhận thuốc
(3) Phân phối thuốc:
- Cung cấp các thông tin về thuốc cho các đối tượng bệnh viện, bệnh nhân, các phần tử trung gian trên kênh phân phối (từ cấp 1 đến cấp n)
- Tồn trữ thuốc
- Vận chuyển, giao nhận thuốc đến các đơn vị y tế, các kênh phân phối
- Thanh, quyết toán tiền thuốc, kiểm nhận
(4) Hướng dẫn sử dụng thuốc:
- Bán thuốc OTC hướng dẫn sử dụng
- Kê đơn, bán thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc
Trang 8- Các hoạt động giáo dục truyền thông về sử dụng thuốc an toàn hợp lý
- Theo dõi ARD của thuốc
Câu 10: (3 điểm) Vẽ sơ đồ màng lưới phân phối thuốc ở Việt Nam
Trả lời
II PHẦN 2: 4.0 ĐIỂM/CÂU
Câu 11: Trình bày khái niệm, mục tiêu, đặc điểm, yêu cầu của marketing dược?
Trả lời
Khái niệm marketing dược:
là tổng hợp các chính sách chiến lược marketing của thuốc và nhằm thỏa mãn nhu cầu của bệnh nhân, nhằm phục vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Bản chất của marketing dược là thực hiện chăm sóc thuốc đáp ứng, thỏa mãn cho nhu cầu đtri hợp lí
Mục tiêu:
+ Mục tiêu sức khỏe: dược phẩm cần đạt chất lượng tốt, hiệu quả và an toàn
Trang 9+ Mục tiêu kinh tế: sản xuất và kinh doanh phải đạt hiệu quả để có thể tồn tại và phát triển
Đặc điểm:
- Các tphan tham gia marketing dược: Các khoa dược bệnh viện, trung tâm y tế, nhà bào chế, công ty
bảo hiểm, nhà sxuat và buôn bán thuốc
- H/động marketing Dược đáp ứng 5 đúng: đúng thuốc, đúng số lượng, đúng nơi, đúng giá, đúng lúc
Yêu cầu:
• Đúng thuốc:
- Yêu cầu hệ thống marketing dược cung cấp thuốc đúng loại dược chất, đúng hàm lượng ghi theo trên nhãn
- Phải đảm bảo chất lượng thuốc, đảm bảo các GPs và phải nắm bắt được xu hướng của mô hình bệnh tật
• Đúng số lượng thuốc:
- Xác định được số lượng thuốc sẽ sx, kinh doanh để tung ra thị trường
- Xác định quy cách, số lượng thuốc đóng gói sao cho phù hợp với thị trường mục tiêu ( bệnh viện, hiệu thuốc bán lẻ )
- Thực hiện đúng liều, đủ tgian dùng thuốc đối với mỗi sản phẩm
• Đúng nơi:
- Với thuốc kê đơn do bác sĩ kể đơn và chỉ có dược sĩ được quyền phân phát
- Trách nhiệm của marketing trong nhiệm vụ "đúng nơi" là cần thiết phải duy trì mối quan hệ thương mại tốt với các phần tử khác của kênh phân phối -> sẵn sàng cung ứng
- Những người bán lẻ, bán buôn và bệnh viện phải là một thể thống nhất với chính sách phân phối của nhà sản xuất
• Đúng giá:
- Giá là một trong 4 chính xách của marketing - mix
- Giá là một yếu tố rất quan trọng
- Đặc biệt thuốc là một loại hàng hóa tối cần, người tiêu dùng thường bắt buộc phải dùng cho điều trị bệnh tật
- Đặt ra đúng giá thuốc mà đa số người bệnh có thể chấp nhận được
• Đúng lúc:
- Sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thuốc là một trách nhiệm nữa của quản lý marketing dược có liên quan tới chức năng đúng nơi
- Sẵn sàng đáp ứng địa điểm mua phù hợp
Câu 12: Trình bày được các chính sách marketing, chiến lược marketing dược ?
Trả lời
Trang 10Chính sách Marketing:
- Chính sách sản phẩm:
+ Spham là tất cả những yếu tố có thể thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn được đưa ra chào bán thị trường với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm, sdung hay tiêu dùng
+ Chính sách spham bao gồm các quyết định về: nhãn hiệu hàng hóa, bao gói và dịch vụ sản phẩm, khách hàng
- Chính sách giá:
+ Giá là biến số duy nhất của marketing- mix tạo doanh thu cho doanh nghiệp
+ Chính sách giá đối với mỗi spham là việc quy định mức giá trong các tình huống như theo loại khách hàng, theo lượng mua,
- Chính sách phân phối: Phải đảm bảo cung cấp đầy đủ và thường xuyên, tổ chức tốt các kênh phân phối, sử dụng tốt các chiến lược phân phối tùy theo đặc điểm của từng sản phẩm thuốc
- Chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh:
Mục đích:
- Đẩy mạnh việc bán hàng
- Tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
- Truyền đạt thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm đến người tiêu dùng
Các hoạt động: quảng cáo, tuyên truyền, bán hàng, k/hoạch cho các chương trình khuyến mại,
Chiến lược Marketing dược:
* Quảng cáo
- Quảng cáo là một trong những chiến lược được nhiều công ty, doanh nghiệp sử dụng để giúp cho hoạt động marketing dược phẩm tiếp cận được với những khách hàng thông qua việc giới thiệu quảng bá qua các phương tiện
- Chú trọng vào tối ưu chiến lược marketing thông qua việc tập trung quảng cáo ở các địa điểm như bệnh viên, phòng khám và tập trung vào các kênh báo chí,
* Trưng bày sản phẩm
- Một trong những chiến dịch hiệu quả nữa là trưng bày sản phẩm
- Spham lquan đến ngành dược rất được nhièu người tiêu dùng cẩn trọng trc khi quyết định mua hàng
vì vậy để tăg độ uy tín nhà sxuat cần phải trưng bày spham cho khách thấy
- Phân phối thông qua siêu thị thuốc
+ Mô hình kinh doanh này đã được phổ biến tại nhiều nước
+Hiện nay người Việt Nam vẫn chỉ quen mua thuốc lẻ, mua số lượng ít v vậy muốn ptrien theo kêh phân phối này ta phải dần thay đổi nhận thức và thói quen mua hàng của họ
* Xúc tiến thị trường: trong ngành dược bằng nhiều phương án khác nhau như cung cấp các thông tin miễn phí về sức khỏe, những dụng cụ có ích cho sức khỏe
Câu 13: Trình bày kỹ thuật tiếp cận sự hiểu biết của người bệnh? Kỹ năng giao tiếp của dược sĩ với các đối tượng đặc biệt?
Trả lời