1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài giảng quản lý công nghệ trong xây dựng

202 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Công Nghệ Trong Xây Dựng
Tác giả Pgs.Ts Đinh Tuấn Hải, Ts Dương Đức Tiến
Trường học Trường Đại Học Thủy Lợi
Chuyên ngành Quản Lý Xây Dựng
Thể loại bài giảng
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 202
Dung lượng 3,84 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG TRONG QUẢN LÝ (6)
    • 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUẢN LÝ (6)
      • 1.1. Lịch sử phát triển của quản lý (6)
      • 1.2. Khái niệm quản lý (8)
      • 1.3. Các yếu tố cấu thành quản lý (9)
      • 1.4. Vai trò của quản lý (10)
    • 2. CÁC HỌC THUYẾT VÀ LÝ THUYẾT QUẢN LÝ (11)
      • 2.1. Các tư tưởng triết học Trung Hoa cổ đại (11)
      • 2.2. Các lý thuyết cổ điển về quản lý (16)
      • 2.3. Lý thuyết quản lý hiện đại (24)
      • 2.4. Các học thuyết về động lực cố gắng của con người (27)
    • 3. CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG TRONG QUẢN LÝ (34)
      • 3.1. Khái niệm nguyên tắc quản lý (34)
      • 3.2. Các quy luật (34)
      • 3.3. Các nguyên tắc của quản trị (38)
      • 3.4. Nội dung các nguyên tắc quản lý (40)
      • 3.5. Các phương pháp quản lý (42)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ QUẢN LÝ CÔNG NGHỆ TRONG XÂY DỰNG (47)
    • 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ (47)
      • 1.1. Giới thiệu chung (47)
      • 1.2. Khái niệm công nghệ (47)
      • 1.3. Vai trò của khoa học công nghệ đối với sự phát triển của loài người (50)
    • 2. CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG (57)
      • 2.1. Giới thiệu chung về ngành xây dựng (57)
      • 2.2. Các đặc điểm của ngành xây dựng (66)
      • 2.3. Những đặc điểm kinh tế – kỹ thuật của sản phẩm xây dựng (67)
    • 3. QUẢN LÝ CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG (69)
      • 3.1. Cơ sở lý luận của quản lý Khoa học và Công nghệ (69)
      • 3.2. Những nội dung chủ yếu của quản lý KH&CN ở Việt Nam (72)
      • 3.3. Tiến trình quản lý và những đặc thù trong quản lý KH&CN (74)
      • 3.4. Tính linh hoạt của quản lý KH&CN (75)
      • 3.5. Hoạch định trong quản lý KH&CN trong xây dựng (76)
  • CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC CÔNG NGHỆ TRONG XÂY DỰNG (79)
    • 1. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ (79)
      • 1.2. Chiến lược KH&CN theo cách tiếp cận “đổi mới- Innovation” (81)
      • 1.3. Mối quan hệ giữa Chiến lược và Chính sách KH&CN (82)
      • 1.4. Mối quan hệ giữa chiến lược KH&CN và chiến lược KT-XH (82)
    • 2. CÁC MÔ HÌNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KH-CN (83)
      • 2.1. Mô hình chiến lược dựa vào công nghệ cao (83)
      • 2.2. Mô hình chiến lược mô phỏng (84)
      • 2.3. Mô hình chiến lược KH&CN thích hợp (85)
      • 2.4. Mô hình chiến lược KH&CN tổng hợp (86)
    • 3. NHỮNG YẾU TỐ CẦN XEM XÉT KHI XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KH&CN (86)
    • 4. MỘT SỐ CÁCH TIẾP CẬN TRONG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KH&CN (87)
      • 4.1. Cách tiếp cận qua đánh giá tổng quan chính sách KH&CN (87)
      • 4.2. Nhìn trước về công nghệ - một công cụ quan trọng tăng cường hệ thống đổi mới quốc gia (88)
      • 4.3. Cách tiếp cận xây dựng Lộ trình công nghệ (88)
    • 5. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KH&CN (90)
      • 5.1. Phương pháp SWOT (90)
      • 5.2. Phương pháp ngoại suy (91)
      • 5.3. Phương pháp Điều tra Delphi (91)
      • 5.4. Phương pháp tham vấn (91)
      • 5.5. Phương pháp xây dựng kịch bản (91)
      • 5.6. Phương pháp xác định công nghệ then chốt (91)
    • 6. KINH NGHIỆM LỰA CHỌN MÔ HÌNH CHIẾN LƯỚC PHÁT TRIỂN KH&CN CỦA CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI (91)
    • 7. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA “CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KH&CN VIỆT (94)
  • CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ VÀ NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ TRONG XÂY DỰNG (99)
    • 1. ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG (99)
      • 1.1. Cơ sở chung để đánh giá công nghệ (99)
      • 1.2. Các công cụ và kỹ thuật sử dụng trong đánh giá công nghệ (104)
      • 1.3. Thực hành đánh giá công nghệ (108)
    • 2. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ (111)
      • 2.1. Năng lực công nghệ (111)
      • 2.2. Đánh giá năng lực công nghệ (114)
      • 2.3. Các biện pháp nâng cao năng lực công nghệ (123)
  • CHƯƠNG 5: LỰA CHỌN VÀ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG (127)
    • 1. LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG (127)
      • 1.1. Công nghệ thích hợp (127)
      • 1.2. Lựa chọn công nghệ (131)
    • 2. ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ (137)
      • 2.1. Khái niệm (137)
      • 2.2. Tác động của đổi mới công nghệ (140)
      • 2.3. Quá trình đổi mới công nghệ (141)
      • 2.4. Hiệu quả của quá trình đổi mới công nghệ (150)
      • 2.5. Quản lý đổi mới công nghệ (157)
  • CHƯƠNG 6: CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TRONG XÂY DỰNG (165)
    • 1. KHÁI NIỆM CHUNG (165)
      • 1.2. Phân loại chuyển giao công nghệ (168)
      • 1.3. Các nguyên nhân xuất hiện chuyển giao công nghệ (169)
      • 1.4. Các yêu cầu đối với công nghệ trong chuyển giao công nghệ (172)
    • 2. CÁC Y ẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ (172)
      • 2.1. Các yếu tố thuộc bên nhận và nước nhận (172)
      • 2.2. Các yếu tố thuộc bên giao và nước giao (174)
    • 3. SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ (174)
      • 3.1. Khái quát về sở hữu trí tuệ (174)
      • 3.2. Vai trò của quyền sở hữu trí tuệ trong chuyển giao công nghệ (177)
    • 4. QUÁ TRÌNH CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ (177)
      • 4.1. Phân tích và hoạch định (177)
      • 4.2. Tìm kiếm công nghệ (177)
      • 4.3. Cơ chế chuyển giao công nghệ (178)
      • 4.4. Trình tự tiến hành nhập công nghệ (179)
    • 5. KINH NGHIỆM CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN (182)
      • 5.1. Những thuận lợi, khó khăn trong CGCN ở các nước đang phát triển (182)
      • 5.2. Điều kiện để CGCN thành công ở các nước đang phát triển (184)
  • CHƯƠNG 7: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG NGHỆ TRONG XÂY DỰNG (188)
    • 1. NGUYÊN TẮC CHUNG TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG NGHỆ (188)
    • 2. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ (190)
      • 2.1. Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ ở Trung ương (190)
      • 2.2. Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ ở địa phương (196)
      • 2.3. Quản lý khoa học và công nghệ ở cơ sở (196)
    • 3. QUẢN LÝ CÁC CẤP ĐỐI VỚI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG (196)
      • 3.1. Bộ xây dựng (196)
      • 3.2. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (199)
    • 4. ĐỔI MỚI TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG (200)

Nội dung

- Theo Koontz và O’Donnell: Quản lý là thiết kế và duy trì một môi trường mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu đã định

CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG TRONG QUẢN LÝ

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUẢN LÝ

1.1 Lịch sử phát triển của quản lý

Từ những năm 1840-1890 khi những cơ sở sản xuất nhỏ, những công trường thủ công, xưởng thợ ra đời kèm theo nó là sự xuất hiện của những quản trị viên Họ là chủ sở hữu những cơ sở sản xuất nhỏ của mình và đồng thời là nhà quản trị

Sau năm 1890, nhiều xí nghiệp lớn, nhiều liên hiệp xí nghiệp ra đời và phát triển mạnh Để quản lý các doanh nghiệp có quy mô ngày càng lớn này và thích ứng với môi trường kinh doanh thường xuyên thay đổi, các nhà nước, các chính phủ đã xây dựng và ban hành nhiều đạo luật nhằm qui định quyền hạn và trách nhiệm của những xí nghiệp và liên hiệp xí nghiệp này Trong quá trình cải tổ doanh nghiệp, không chỉ có các chủ sở hữu mà cả những luật gia cũng tham gia vào những chức vụ quan trọng của quản trị doanh nghiệp và hoạt động quản trị được thực hiện trong phạm vi những điều luật quy định

Tuy nhiên, trong giai đoạn trước năm 1910, chưa có những tác phẩm đáng kể viết về quản trị doanh nghiệp, kể cả vấn đề tổng kết lý luận và kinh nghiệm thực tiễn Có chăng chỉ là những kinh nghiệm được sao chép, truyền lại qua các đời, từ các gia đình, dòng họ Vì vậy, quản trị doanh nghiệp chưa phải là môn khoa học chính thống

Từ năm 1910, nhiều công ty, nhiều tập đoàn sản xuất lớn được hình thành, nhiều ngân hàng xuất hiện nhằm phục vụ cho sự phát triển của các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn Các chức danh Giám đốc, Tổng Giám đốc ra đời Vấn đề quản trị doanh nghiệp càng được đặt ra cụ thể, chặt chẽ, dưới các điều luật cụ thể Vào năm 1911, tác phẩm quản trị doanh nghiệp có giá trị đầu tiên được xuất bản ở Mỹ Cuốn sách do nhà khoa học quản trị nổi tiếng F W Tây lơ biên soạn với tiêu đề: “Những nguyên tắc và phương pháp quản trị khoa học” Cuốn sách chủ yếu đề cập vấn đề quản trị nhân sự: Làm thế nào để người lao động hòa thiện và sử dụng có hiệu quả công cụ lao động, thờ gian làm việc để tăng năng suất lao động

Sau Đại chiến thế giới lần thứ nhất (1913-1918), tiếp đó là cuộc đại khủng hoảng kinh tế, tài chính đã làm cho hàng loạt các doanh nghiệp bị phá sản Nhiều doanh nghiệp còn trụ lại được tổ chức lại hoặc hợp nhất với nhau Cơ chế quản lý mới ra đời thích ứng với thời kỳ mới Trên cơ sỏ này, giới quản trị doanh nghiệp mới xuất hiện với những nguên tắc phương pháp và kinh nghiệm quản lý mới Năm 1922 đã ra đời một tác phẩm có giá trị cao về quản trị doanh nghiệp Đó là tác phẩm của nhà khoa học Pháp Hery Fayon về: “Quản lý công nghiệp và quản lý tổng hợp” Nội dung cơ bản của cuốn sách đề cập đến phương pháp quản trị trong phòng giấy, chủ yêu nói về những chức năng cơ bản của quản trị doanh nghiệp Những tư tưởng, quan điểm cơ bản của cuốn sách cho đến nay vẫn được áp dụng

Cho đến năm 1940, các doanh nghiệp, các nhà kinh doanh đã nhận thấy tính tất yếu phải xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng một đội ngũ quản trị viên doanh nghiệp và một hệ thống trường lớp, giáo trình đào tạo quản trị viên đã ra đời Từ đó, khoa học quản trị doanh nghiệp đã góp phần đem lại hiệu quả kinh tế lớn cho các doanh nghiệp P Fonet viết trong cuốn sách: “Đường xoắn ốc của những phương pháp khoa học và hiệu quả của nó đối với quản lý công nghiệp” Cuốn sách đã xác định những tư tưởng triết học và những quan điểm của quản trị tiến bộ

Sự phát triển của quản trị doanh nghiệp từ năm 1946 đến nay: Đây là giai đoạn sau kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ II, chuyển sang khôi phục, phát triển kinh tế và giao lưu quốc tế Cùng với trào lưu đó, công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở nhiều nước công nghiệp tiên tiến đã được tốc độ cao trong tăng trưởng kinh tế Từ năm

1946 trở đi, ngày càng có nhiều tác phẩm có giá trị nói về quản trị doanh nghiệp Ở nhiều nước đã thành lập các trường riêng để giảng dạy, đào tạo những nhà quản trị từ cấp thấp đến cấp cao nhât doanh nghiệp Có thể kể đến các trường ở Mỹ: Trường MBA (Master of Business Administration), Trường Kinh doanh Ha-vớt (Harvert Business School); ở Nhật, trường đào tạo Giám đốc dưới chân núi Phi-ghi… Có thể kể đến một số tác phẩm quản trị doanh nghiệp đặc biệt có giá trị trong thời kỳ này như: “Cuốn sách quản lý năng động” xuất bản năm 1945 của hai nhà khoa học người Anh và Mỹ Tác phẩm này đã tổng kết những nguyên tắc của quản trị doanh nghiệp đạt được từ xưa đến năm 1945 Trên cơ sở lý luận của quản trị doanh nghiệp mới phù hợp với điều kiện hiện tại

Sau đó lần lượt hàng trăm cuốn sách khác nhau, nhiều sách giáo khoa, bài báo về quản trị doanh nghiệp ra đời Những buổi hội thảo, hội nghị quốc tế, nhiều lớp học được tổ chức để làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản của quản trị doanh nghiệp trong điều kiện hiện tại Từ sau năm 1960, là thời kỳ sôi nổi, phát triển nhất của quản trị doanh nghiệp mà nhân loại đạt được từ nền kinh tế tư bản phá triển tới nay Một công ty Mỹ trong năm 1960 đã phải chi tới 3.000.000 đô la chỉ để phục vụ việc sưu tầm, thu thập, tổng hợp những tài liệu về quản trị doanh nghiệp nhằm bồi dưỡng cho những quản trị việ của công ty, (chưa kể tiền lương và những chi phí khác phục vụ cho đội ngũ giáo sư, cán bộ giảng dạy…)

Tóm lại, qua các giai đoạn phát triển của quản lý, chúng ta thấy nổi bật một vấn đề là: Xã hội từ chỗ chấp nhận từ từ đến chấp nhận hẳn vai trò của quản lý, mà gắn liền với nó là các quản trị viên có nghiệp vụ và các cố vấn có năng lực vận dụng những kiến thức lý luận quản lý vào thực tiễn Ngày nay, nhất là những năm đầu của thập kỷ 90, ở hầu hết các nước đã hình thành một hệ thống trường lớp để đào tạo, bồi dưỡng các nhà quản lý tài ba đem lại

Quản lý ra đời từ rất xa xưa, nó xuất hiện từ thưở bình minh của xã hội loài người Con người sinh sống theo tập quán quần tụ cộng đồng, có nhiều việc nảy sinh mà một người không thể làm được hoặc làm được nhưng hiệu quả kém, cần phải được phối hợp liên kết với số đông để cùng thực hiện Từ những yêu cầu khách quan đó, dần dần hình thành tổ chức Quản lý diễn ra trong mọi tổ chức từ đơn giản đến phức tạp, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn Nó chính là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của mỗi tổ chức Mặc dù xuất hiện từ lâu đời và được áp dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày, nhưng cho tới nay vẫn chưa có một quan niệm thống nhất về quản lý với rất nhiều các khái niệm được đưa ra bởi các học giả và nhà nghiên cứu khác nhau như sau:

- Theo F.W Taylor: Quản lý là biết chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó biết được rằng họ đã thực hiện công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất

- Theo Henrry Fayol: Quản lý là một tiến trình bao gồm tất cả cá khâu: lập kế hoạch, tổ chức, phân công điều hiển và kiểm soát các nỗ lực của cá nhân, bộ phận và sử dụng có hiệu qủa các nguồn lực vật chất khác của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra

- Theo M.P.Follet: Quản lý là nghệ thuật đạt mục tiêu thông qua con người

- Theo Koontz và O ’ Donnell: Quản lý là thiết kế và duy trì một môi trường mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu đã định

- Theo Stoner và Robbins: Quản lý là một tiến trình bao gồm việc hoạch định, tổ chức, quản trị con người và kiểm tra các hoạt động trong một đơn vị một cách có hệ thống nhằm hoàn thành các mục tiêu của đơn vị đó

CÁC HỌC THUYẾT VÀ LÝ THUYẾT QUẢN LÝ

Trên phương diện khoa học xã hội và nhân văn mỗi một lý thuyết là một tập hợp những mối tương quan giữa những tư tưởng vừa giải thích, vừa tiên đoán các hiện tượng xã hội Lý thuyết quản trị cũng thế, nó cũng là một hệ thống về những tư tưởng, quan niệm, đúc kết, giải thích về các hoạt động quản trị được thực hành trong thế giới hiện tại Điều này cũng có nghĩa là lý thuyết quản trị cũng phải dựa vào thực tế và nó đã được nghiên cứu có hệ thống qua các thời đại, nhất là từ thế kỷ XIX Kết quả là chúng ta có được một di sản đồ sộ và phong phú về quản trị mà các nhà quản trị ngày nay đang thừa hưởng Chính vì thế mà việc nghiên cứu sự tiến triển của tư tưởng quản trị là cần thiết cho các nhà quản trị trong lý luận và thực hành, cho hiện tại và cho cả tương lai

2.1 Các tư tưởng triết học Trung Hoa cổ đại

2.1.1 Tư tưởng đức trị của Khổng Tử

Ra đời vào thời kỳ Xuân Thu (1770 – 1403 TCN) đây là giai đoạn suy tàn của Nhà Chu ở Trung Quốc Thời kỳ này, sản xuất nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo cùng với lao động thủ công nên năng suất lao động rất thấp, đời sống nhân dân đói khổ, thất học, mù chữ Biên giới giữa các quốc gia canh phòng không nghiêm ngặt, dân chúng đi lại tự do từ nước này sang nước khác Nước nào kinh tế thịnh vượng, dễ làm ăn thì dân kéo đến làm ăn sinh sống đông đúc, ngược lại những nước nào đói khổ, áp bức bóc lột nặng nề thì dân chúng bỏ đi Khổng Tử là một nhà tư tưởng vĩ đại trong lịch sử của dân tộc Trung Hoa, ông sinh năm 551, mất năm 479 trước công nguyên thuộc thời Xuân Thu Ông vừa là nhà giáo giỏi vừa là nhà quản lý tài ba xuất sắc, ông từng nắm giữ nhiều chức quan lại như: Thư lại, Uỷ lại, Trung đô tễ, Thượng thư bộ hình, Thượng thư bộ công và chức quan cao nhất mà ông nắm giữ là Tướng quốc (sau Vua)

Bắt nguồn từ quan niệm của ông: Con người sinh ra vốn đã có tính thiện nhưng do trời phú cho tài năng và hoàn cảnh sống khác nhau đã hình thành những con người không giống nhau Có hai loại người là quân tử và tiểu nhân Người quân tử thì có nghĩa, còn kẻ tiểu nhân thì chỉ chăm lo tư lợi Tuy nhiên bằng sự học tập, tu dưỡng và rèn luyện thường xuyên sẽ giúp hình thành nên bản chất người và trở thành người nhân Đây là những người có sứ mệnh giáo hoá xã hội, cai trị xã hội, giáo hoá điều nhân cho mọi người

Nội dung thuyết đức trị của Khổng Tử chủ yếu bàn về lẽ phải trong quản lý Ông coi cai trị xã hội là phải dùng Đức trị, tức là dùng đạo đức dẫn dắt, làm gương cho kẻ dưới noi theo Ông đặt ra tiêu chuẩn đối với các nhà quản lý là phải lựa chọn và đào tạo được một tầng lớp Nho sĩ, từ đó hình thành nên một đội ngũ quan lại là những

11 nhà quản lý chuyên nghiệp, là những người ưu tú có sứ mệnh giáo hoá điều nhân cho mọi người, thực hiện việc cai trị xã hội Ông đặt ra tiêu chuẩn cho họ là phải chính tâm, tu thân, tề gia trị quốc bình thiên hạ Tề gia trị quốc cần phải có chính danh Chính danh trong quản lý là phải làm việc xứng đáng với danh hiệu, chức vụ mà người đó được giao Muốn chính danh thì phải có nhân tâm, không xảo trá, lọc lừa, không lạm dụng chức quyền Ông đưa ra 6 phẩm chất cần phải có của nhà quản lý bao gồm: Nhân – Liêm – Dũng – Nghĩa – Trí – Tín Theo đó:

+ Nhân: là yêu thương con người như yêu thương chính bản thân mình và những người thân thích của mình Nhân không có nghĩa là nhu nhược, dung túng tội lỗi của dân mà phải kiên quyết trừng trị những người vi phạm trật tự an ninh chung

+ Trí: là sự sáng suốt, hiểu biết người, biết yêu những người đáng yêu và biết ghét những kẻ đáng ghét Biết bố trí con người theo công việc, đúng người đúng việc, biết giúp đỡ người khác nhưng không hại người, không hại ta

+ Dũng: là quả cảm, kiên cường, dám hy sinh thân mình vì nghĩa lớn

+ Nghĩa: là làm những điều phù hợp với luân thường đạo lý gia phong, phải giữ được cam kết của mình trước dân, phải trung với Vua

+ Liêm: là thật thà, trung thực trong việc thực hiện nhiệm vụ, không được tranh công của người khác, không được lạm dụng chức quyền để tham nhũng, áp bức bóc lột nhân dân

+Tín: là hệ quả của tất cả các phẩm chất trên Khi có tín rồi thì sẽ thu phục được nhân tâm, sẽ huy động được sức dân

Chính sách quản lý nhân sự: Nhà quản lý phải biết chọn người hiền tài, có chí có hiểu biết để bố trí đúng người, đúng việc Chọn lựa con người phải trên cơ sở tài-đức chứ không căn cứ vào giai cấp, huyết thống Quan trọng là người đó phải có Trí và phải chính trực, ngay thẳng “đặt người chính trực lên kẻ cong queo thì sẽ biến kẻ cong queo thành người chính trực” Ông lấy yêu cầu tài-đức làm cơ sở để phân biệt quan lại, lấy đó làm tiêu chí để phân công công việc Ông chia quan lại ra làm 3 hạng: Đại thần, Cụ thần và Đấu sao Phải có chế độ đãi ngộ cao đối với quan lại, ông đề cao chế độ đãi ngộ vì quan lại là tầng lớp cao trong xã hội, cần phải có chính sách để mọi người vươn tới

Chính sách cai trị dân: Ông chia ra làm hai chính sách lớn là Dưỡng dân và Giáo dân

- Dưỡng dân: là làm cho nhân dân no đủ, giàu có Vua phải biết tiết kiệm cho dân Cái gì không có lợi cho dân thì đừng tiêu Ví dụ: Việc đánh thuế dân ví như việc vắt sữa bò Thuế nhẹ thì dân khoẻ, chỉ bắt dân đi xâu khi rảnh việc Ông đề cao chính sách phân phối quân bình, theo đó không sợ thiếu mà chỉ sợ phân phối không quân bình Phân phối quân bình làm cho dân sẽ không nghèo, chính quyền không nghiêng đổ, xã tắc sẽ yên ổn

- Giáo dân: là cách yêu thương dân, dân có hiểu biết mới dễ bề cai trị Giáo dân cũng là nguyên nhân thịnh trị của mỗi quốc gia Ông đưa ra 2 cách giáo dân: làm gương cho dân và dạy dân, vạn bất đắc dĩ mới phải dùng hình phạt

Học thuyết “Đức trị” của Khổng Tử từng là một công cụ bảo vệ cho nền phong kiến Trung Hoa suốt 2 ngàn năm và được coi là học thuyết tiêu biểu trong quản lý nhà nước của xã hội phương Đông

- Tích cực: Học thuyết đức trị của Khổng Tử tuy có những điểm bảo thủ nhưng vào thời kỳ đó đã có tác dụng thiết thực đưa nước Lỗ từ chỗ loạn lạc, nghèo đói trở thành một nước thịnh trị chỉ trong 6 năm Học thuyết đó đã trở thành nền tảng tư tưởng triệt đẻ trong xã hội phong kiến Trung Quốc, nó được coi là quốc giáo trong suốt hơn 2000 năm qua, đồng thời nó còn có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều quốc gia khác ở Phương Đông như Việt Nam Nhật Bản, Hàn Quốc

- Chỉ ra được phẩm chất, tiêu chuẩn cần phải có đối với nhà quản lý

- Chỉ ra được cơ sở quản lý nhân sự tiến bộ, chọn người dựa trên cơ sở tài đức

- Đề cao chính sách đãi ngộ để thu hút, tập hợp người hiền tài

- Chỉ ra chính sách cai trị dân

- Quá đề cao đức trị, đề cao hình phạt (lạm dụng uy quyền), dễ làm giảm hiệu quả quản lý

- Có những điểm mang tính bảo thủ, ảo tưởng, thiếu dân chủ

- Đòi hỏi quá cao đối với nhà quản lý, nó chỉ phù hợp với từng giai đoạn lịch sửnhất định Trong thời đại của ông, pháp luật còn rất hạn chế, quyền lực thực sự chỉ tập trung vào tay nhà vua và các tầng lớp cai trị, còn người dân nghèo đói không tự bảo vệ được mình Trong hoàn cảnh đó, Khổng Tử muốn xay dựng một xã hội lý tưởng có trật tự từ trên xuống dưới trong đó cần có sự gương mẫu của các nhà quản lý Như vậy, những hạn chế trên không làm thuyên giảm giá trị của học thuyết Khổng

2.1.2 Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử

Ra đời vào thời kì Chiến quốc 403 – 224 trước công nguyên Thời kì này chính trị bất ổn, chiến tranh liên miên nhưng Kinh tế lại khá phát triển: sắt được sử dụng làm công cụ lao động, đất đai nhà nước được mở rộng Năng xuất lao động thời kì này tăng lên đáng kể Về chính trị: Đạo đức xã hội suy đồi, con người luôn tranh giành nhau quyền lợi Quan lại tham ô, hối lộ, ăn chơi sa đọa, áp bức bóc lột, nhũng nhiễu nhân dân

CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG TRONG QUẢN LÝ

3.1 Khái niệm nguyên tắc quản lý

Nguyên tắc là những điều cơ bản nhất thiết phải được tuân theo trong một loạt các việc làm Hoạt động quản lý là hoạt động có mục đích vì vậy phải xác định nguyên tắc đó trong quá trình hoạt động, giúp cho chủ thể quản lý thực hiện có hiệu qủa công việc của mình để đạt được mục tiêu quản lý Nguyên tắc quản lý được hiểu là những tư tưởng chủ đạo nhằm định hướng cho các chủ thể quản lý khi thực hiện nhiệm vụ quản lý Tính chất và đặc điểm của nguyên tắc quản lý là:

+ Nguyên tắc là do con người đặt ra nhưng nó xuất phát từ yêu cầu khách quan, mang tính khách quan

+ Mang tính bắt buộc chủ thể quản lý phải tuân thủ trong quá trình thực hiện hành động quản lý

+ Nguyên tắc quản lý liên tục được phát triển và hoàn thiện vì xã hội luôn luôn vận động biến đổi

+ Đối tượng của quản lý rất da dạng và phong phú, gắn liền với nhiều lĩnh vực cụ thể khác nhau nên bên cạnh nguyên tắ quản lý chung cơ bản có thể vận dụng cho mọi hoạt động quản lý thì mỗi lĩnh vực cụ thể sẽ gắn với các nguyên tắc cụ thể đi kèm

3.2.1 Khái niệm, đặc điểm của các quy luật

Quy luật là mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến của các sự vật và hiện tượng trong những điều kiện nhất định Những sự vật, hiện tượng tồn tại trong xã hội luôn biến đổi theo chu kỳ, lặp đi lặp lại, có tinh quy luật Chẳng hạn, trong kinh tế thị

34 trường tất yếu phải có các quy luật cạnh tranh, cung-cầu giá trị v.v… đang tồn tại và hoạt động Mặc dù, quy luật được con người đặt tên, nhưng không do con người tạo ra, nó có đặc điểm khách quan của nó:

- Con người không thể tạo ra quy luật nếu điều kiện hình thành quy luật chưa có, ngược lại khi điều kiện xuất hiện của quy luật vẫn còn thì con người không thể xóa bỏ quy luật

- Các quy luật tồn tại và hoạt động không lệ thuộc vào việc con người có nhận biết được nó hay không, có ưa thích hay là ghét bỏ nó

- Các quy luật tồn tại đan xen vào nhau tạo thành một hệ thống thống nhất

- Các quy luật có nhiều loại: Kinh tế, công nghệ, xã hội, tâm lý v.v… Các quy luật này luôn chi phối và chế ngự lẫn nhau

3.2.2 Cơ chế sử dụng các quy luật

- Con người muốn vận dụng có hiệu quả phải nhận biết được quy luật, quá trình nhận biết quy luật gồm hai giai đoạn: nhận biết qua các hiện tượng thực tiễn và qua phân tích bằng khoa học và lý luận Đây là một quá trình tùy thuộc vào trình độ, sự mẫn cảm, nhạy bén của con người

- Bên cạnh đó, các tổ chức, các doanh nghiệp cần tổ chức các điều kiện chủ quan của hệ thống để cho hệ thống xuất hiện các điều kiện khách quan mà nhờ đó quy luật phát sinh tác dụng

3.2.3 Những quy luật kinh tế cần chú ý trong quản trị

* Quy luật cung - cầu giá cả

Quy luật cung – cầu là quy luật kinh tế cơ bản của nền kinh tế thị trường Quy luật này đòi hỏi các nhà quản trị phải năm được điểm cân bằng kinh tế để có đối sách kinh doanh thich hợp Trong Hình 3.1, chỉ rõ lúc đầu sản phẩm mới được đưa vào thị trường với đơn giá g1 và số lượng sản phẩm C1 (điểm B) thì nhu cầu tiềm năng (vì sản phẩm mới giá không đắt) là mức N1 (điểm A), do N1 > C1 (cầu > cung) phản ứng về phía người bán trên thị trường là nâng giá từ g1 lên g2 (g2 > g1 điểm C), do có lãi lớn, sản xuất được phát triển, mức sản xuất từ C1 lên C2 (điểm D), do giá đắt mà số lượng bán lại nhiều hơn nên người mua chững lại, người bán không tiêu thụ được sản phẩm, phải hạ giá xuống mức g3 (g3 < g2 – điểm E) và thu hẹp mức sản xuất từ C2 về

C3 (C3 < C2 – điểm F) nhờ các giải pháp này, số sản phẩm của phía sản xuất trong chu kỳ thứ 2 được bán hết Quá trình chi phối giữa cung – cầu – giá cứ tiếp tục mãi và đến cuối cùng kết thúc ở điểm I (điểm cân bằng kinh tế), là điểm ở đó thị trường có mức cung bằng mức cầu và giá cả hợp lý cho cả hai bên cung cầu về sản phẩm

Hình 3.1 Quy luật Cung – Cầu – Giá cả

Quy luật cạnh tranh là quy luật phát sinh từ quy luật cung cầu Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh giữa các nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ trên thị trường là tất yếu Trên thế giới mỗi ngày có hàng trăm nghìn doanh nghiệp ra đời và cũng với một số lượng doanh nghiệp như vậy thất thế, phá sản Sự quyết liệt của thương trường thực sự là một thách thức lớn đối với các nhà quản trị doanh nghiệp

Ai cũng có thể hiểu rằng “Cùng chung ngành nghề chứ không cùng chung lợi nhuận”, do đó cạnh tranh là sự tất yếu của thương trường Cạnh tranh là sự so sánh, đối chứng sức mạnh cơ bản giữa các doanh nghiệp, những đe dọa thách thức hoặc cơ hội của doanh nghiệp, chủ yếu có được từ quá trình đối kháng của sức mạnh này Cạnh tranh trên nhiều phương diện: Thương hiệu – Chất lương – Mẫu mã – Giá cả… Chính vì vậy, các nhà quản trị cần phải luôn vươn lên giành giật lấy toàn bộ hoặc một mảng nào đó của thị trường để tồn tại, tăng trưởng và phát triển Quá trình cạnh tranh thường được sử dụng tổng hợp bằng nhiều phương pháp và thủ đoạn:

- Bằng công nghệ, để tạo ra sản phẩm tốt với giá rẻ nhất (biểu hiện của quy luật giá trị)

- Bằng quan hệ hành chính, quân sự… thông qua các ưu đãi của chính quyền hành chính để lũng đoạn thị trường

- Bằng yếu tố bất ngờ (tung ra thị trường các sản phẩm mới, giảm giá bất ngờ để chiếm lĩnh thị trường v.v…)

- Bằng các thủ đoạn bất minh: Hàng giả, trốn thuế, đánh lừa khách hàng, bắt chẹt khách hàng

- Bằng các biện pháp liên kết kinh doanh, sáp nhập nhiều doanh nghiệp nhỏ thành doanh nghiệp lớn, tạo ra thế lực mạnh để giành thăng lợi trong cạnh tranh

- Bằng yếu tố vốn lớn và kéo dài thời gian để chấp nhận chịu lỗ mặt hàng này, giai đoạn này để kiếm lãi ở mặt hàng khác, giai đoạn khác khi đã tạo ra được lợi thế v.v…

* Quy luật tăng lợi nhuận

Quy luật tăng lợi nhuận bằng các giải pháp kỹ thuật, quản lý giá cả Các giải pháp đổi mới kỹ thuật đã được sử dụng phổ cập trong cạnh tranh Còn các giải pháp quản lý nhằm loại bỏ sơ hở, yếu kém trong quá trinh tổ chức và vận hành doanh nghiệp nhờ đó hạ giá thành sản phẩm tạo ra Các giải pháp về giá là các giải pháp đa dạng hóa các biểu giá bán (bán lẻ, bán buôn, bán buôn trả tiền một lúc, bán buôn trả tiền sau v.v…) và tăng giá bán trong khuôn khổ được thị trường chấp nhận để thu được tổng mức lợi nhuận cho mỗi chu kỳ sản xuất (tháng, quý, năm) lớn nhất

Hình 3.2 Quy luật tăng lợi nhuận

CƠ SỞ QUẢN LÝ CÔNG NGHỆ TRONG XÂY DỰNG

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

Ngày nay khoa học và công nghệ đã trở thành một lực lượng sản xuất quan trọng hàng đầu của nhân loại, là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế-xã hội của quốc gia Trong sự phát triển của KH&CN hiện đại, hoạt động KH&CN mang tính xã hội phổ biến, vì vậy mọi nhà đều quan tâm đến lĩnh vực này Khoa học, kỹ thuật và công nghệ là một hiện tượng phưc tạp, một đối tượng nghiên cứu có phạm vi rất rộng lớn, cho nên từ lâu, vấn đề phát triển khoa học và kỹ thuật đã thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: triết học, khoa học luận, các môn khoa học tự nhiên và xã hội khác Việc nghiên cứu sự phát triển của khoa học-kỹ thuật đã được triển khai theo nhiều hướng với những phương pháp tiếp cận khác nhau như:

- Coi khoa học là một hình thái ý thức xã hội: Đó tập trung phân tích bản chất của hệ thống các khoa học với mối quan hệ giữa các bộ môn, chuyên ngành của nó và được trình bày trong các tác phẩm nghiên cứu như là một hệ thống tri thức

- Tiếp tục phát triển theo hướng trên, chú trọng vào sự phát triển của khoa học - kỹ thuật với tư cách là một lực lượng sản xuất trực tiếp của nhân loại, với những biến đổi về kinh tế-xã hội của loài người do các cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật tạo ra Kết quả theo hướng này thường được thể hiện trong các công trình có tính dự báo, nhằm phục vụ cho việc đổi mới chiến lược phát triển khoa học-cụng nghệ và kinh tế -xã hội

- Hướng nghiên cứu thứ ba là khoa học luận: Đối tượng của khoa học luận là nghiên cứu sự hình thành, phát triển bản thân các khoa học, các quy luật vận động của chúng và các phương pháp hoạt động khoa học như một chỉnh thể thống nhất Khoa học luận chú trọng tới phương diện khoa học là một hiện tượng đặc thù, một hệ thống xã hội chuyên biệt

- Từ những năm 80 của thế kỷ XX, nổi lên việc nghiên cứu những đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, sự tác động của nó trong các quốc gia cụ thể, để tìm ra các chính sách thúc đấy sự phát triển KH-CN phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội Cách tiếp cận này mang tính tổng hợp dựa trên các phương pháp của các khoa học cụ thể như toán học, kinh tế học, quản trị học và đặc bịêt là triết học-xã hội Kết quả của nó được công bố trên các sách báo khoa học của các nước, đặc biệt là báo cáo chuyên đề hàng năm của Liên Hợp Quốc và do các cơ quan chức năng như UNDP, UNIDO, UNESCO soạn thảo

Khoa học là kiến thức có hệ thống và đã được xác lập, còn công nghệ được định nghĩa là ”kiến thức được dùng trong các sản phẩm hay quy trình sản xuất” Theo nghĩa rộng, khoa học bao gồm cả kỹ thuật, công nghệ và trong nhiều trường hợp,

47 nguời ta đã đồng nhất kỹ thuật với công nghệ Cùng với sự phát triển của khoa học- công nghệ trong lịch sử, sự phân biệt giữa các khái niệm này ngày càng rõ nét Khoa học có các khía cạnh riêng của nó, như là hệ thống thể chế, như là hệ thống hoạt động và như là hệ thống tri thức, cụ thể:

* Hệ thống thể chế (còn gọi “thiết chế”): vì khoa học là một lĩnh vực “xã hội chuyên môn hoá cao” và cùng tồn tại với các thể chế khác đã có trong lịch sử (như tôn giáo, các trường đại học trung cổ…) Thể chế là hình thức pháp lý để đưa đường lối, chính sách vào cuộc sống, để mọi tổ chức, cá nhân sống và làm việc theo pháp luật Thể chế ở đây hiểu theo cả hai khía cạnh là cơ chế pháp lý và hình thức tổ chức thực hiện chính sách và pháp luật của Nhà nước Thể chế của khoa học là môi trường pháp lý của nó do Nhà nước cụ thể tạo nên bằng các chính sách, luật, pháp lệnh, nghị định, quy định Các hoạt động khoa học của mỗi quốc gia, trong một thời điểm nhất định đều diễn ra trong một môi trường pháp lý đặc thù so với các quốc gia khác

* “Hệ thống hoạt động” của khoa học: Là chính quá trình làm khoa học, sản xuất ra các giá trị khoa học của các tổ chức và cá nhân nhà khoa học, diễn ra trong một thể chế chung ở mỗi nước và chịu sự chi phối của các quy luật sáng tạo và ứng dụng, phổ biến khoa học Đặc điểm của hoạt động khoa học là sự đòi hỏi các chủ thể của nó phải được đào tạo chu đáo, có một “hàm lượng chất xám” cao, được đánh giá là loại lao động phức tạp Sản phẩm do các nhà khoa học tạo ra không vì sự tiêu dùng của bản thân họ mà vị lợi ích của xã hội, vì sự phát triển con người và tiến bộ xã hội Do vậy các sản phẩm khoa học được coi như loại hàng hoá công cộng và các hoạt động KH&CN thường được xếp vào khu vực kinh tế nhà nước, do Nhà nước trực tiếp đầu tư, bảo hộ và quản lý Hoạt động khoa học ở mỗi nước không chỉ chịu sự tác động trực tiếp của môi trường pháp lý của Nhà nước sở tại mà còn chịu ảnh hưởng của các xu hướng lớn của thời đại, tình hình quốc tế và khu vực Nói cách khác, các hoạt động khoa học vừa có tính quốc gia vừa mang tính quốc tế, song cái chi phối đến hoạt động khoa học nhiều nhất là các chính sách, pháp luật tạo ra thể chế khoa học của quốc gia

* “Hệ thống tri thức” trong khái niệm khoa học: Khoa học là một hệ thống tri thức, vì trình độ phản ánh của khoa học ở giai đoạn lý tính, trình độ lý luận của ý thức con nguời cao hơn so với giai đoạn nhận thức cảm tính và kinh nghiệm Nhận thức khoa học là kết quả của chủ thể nhận thức phản ánh khách thể, có đặc điểm mang tính chân thực, chính xác Như vậy, xét về loại hình và trình độ phản ánh, nhận thức khoa học là một hình thái ý thức xã hội khác với các loại hình ý thức khác như nghệ thuật, tôn giáo Các hoạt động khoa học có đặc điểm chung là kế thừa, sử dụng nhiều tri thức của nhân loại đã tích luỹ được và kết quả của nó thường biểu hiện ra như một hệ thống tri thức mới Tri thức khoa học giúp cho con người nhận thức thế giới và bản thân ngày càng đầy đủ và sâu sắc để tăng cường hiệu quả hoạt động của họ Thế kỷ XX đã chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của tri thức khoa học và vai trò

“cơ sở vật chất kỹ thuật” không chỉ cho hoạt động KH&CN mà còn cho các hoạt động kinh tế -xã hội nói chung của các thư viện, trung tâm thông tin, tư liệu Với tư

48 cách là một hệ thống tri thức, khoa học là sự biểu hiện khôn ngoan của trí tuệ, đồng thời là một nguồn tài nguyên vô tận cho cuộc sống con người

Công nghệ (technology) có xuất xứ từ hai từ trong tiếng Hy lạp cổ: techno - có nghĩa là tài năng, nghệ thuật, kỹ thuật, sự khéo léo; logy- có nghĩa là lời lẽ, ngôn từ cách diễn đạt, học thuyết Như vậy, ngay từ nghĩa gốc, công nghệ đã bao gồm trong đó các yếu tố kỹ thuật và khoa học Công nghệ được hiểu theo 3 nghĩa:

- Công nghệ làm hay “khoa học làm”, là khoa học ứng dụng nhằm vận dụng các quy luật tự nhiên và các nguyên lý khoa học, đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của con người

- Công nghệ là các phương tiện kỹ thuật, là sự thể hiện vật chất hoá các tri thức ứng dụng các khoa học

- Công nghệ là một tập hợp các cách thức, các phương pháp dựa trên cơ sở khoa học và được ứng dụng vào các ngành sản xuất khác nhau để tạo ra các sản phẩm vật chất và dịch vụ [Từ điển Bách khoa Việt Nam, trang 582 – 583]

CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG

2.1 Giới thiệu chung về ngành xây dựng

2.1.1 Lịch sử phát triển công nghệ xây dựng trên thế giới

Trong sự phát triển của nền văn minh nhân loại thì sự phát triển của ngành xây dựng có vị trí và vai trò quan trọng mang tính then chốt đánh giá trình độ của từng thời kỳ Từ ngàn xưa thì bằng khối óc và tâm huyết các bậc thày về xây dựng ( kiến trúc sư ) dựa vào các hiểu biết về thiên văn địa lý phong thủy đã tạo nên các công trình nổi tiếng trường tồn với thời gian, càng ngày quá trình xây dựng thiết kế càng phát triển vượt bậc đòi hỏi cần có một mô hình quản lý cũng như thi công ngày càng hiện đại từ đó nảy sinh và kéo theo các hình thức mô hình “Quản lý dự án” nhằm đáp ứng được các nhu cầu của xã hội Có thể Great Wall của Trung Quốc, các kim tự tháp, hoặc Stonehenge được xây dựng mà không có quản lý dự án? Có thể nói rằng khái niệm về quản lý dự án đã được khoảng từ đầu của lịch sử Nó đã cho phép các nhà lãnh đạo lập kế hoạch dự án táo bạo và lớn và quản lý kinh phí, vật liệu và lao động trong một khung thời gian được chỉ định

Trong cuối thế kỷ 19, ở Mỹ, các dự án của chính phủ quy mô lớn là động lực cho việc ra quyết định quan trọng đã trở thành cơ sở cho phương pháp quản lý dự án như đường sắt xuyên lục địa, bắt đầu xây dựng vào những năm 1860 Đột nhiên, lãnh đạo doanh nghiệp thấy mình phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn của tổ chức lao động thủ công của hàng ngàn công nhân và chế biến, lắp ráp với số lượng chưa từng có của nguyên liệu Quản lý dự án theo hình thức hiện tại của nó đã bắt đầu bén rễ một vài thập kỷ trước Trong đầu những năm 1960, các tổ chức công nghiệp và kinh doanh bắt đầu hiểu được lợi ích của tổ chức công việc xung quanh dự án Họ hiểu sự cần thiết quan trọng để giao tiếp và hợp tác trên nhiều phòng ban và chuyên nghiệp

Với tư cách là một ngành khoa học, quản lý dự án phát triển từ những ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau như xây dựng, kỹ thuật và quốc phòng Ở Hoa Kỳ, hai ông tổ của quản lý dự án là Henry Gantt, được gọi là cha đẻ của kỹ thuật lập kế hoạch và kiểm soát, người đã cống hiến hiểu biết tuyệt vời của mình bằng việc sử dụng biểu đồ Gantt như là một công cụ quản lý dự án, và Henri Fayol người tìm ra 5 chức năng của quản lý, là cơ sở cho những kiến thức cốt lõi liên quan đến quản lý dự án và quản lý chương trình

Thuyết Taylor là nguyên mẫu đầu tiên cho các công cụ quản lý dự án hiện đại, bao gồm cả cấu trúc phân chia công việc (WBS) và phân bổ nguồn lực

Cả hai ông Gantt và Fayol đều được biết đến như là những học trò, theo trường phái lý thuyết quản lý theo sơ đồ grant

Một biểu đồ Gantt là một loại phổ biến của biểu đồ thanh để minh họa một tiến độ dự án và đã trở thành một kỹ thuật phổ biến để đại diện cho các giai đoạn và các hoạt động của một cấu trúc chi tiết công việc của dự án, vì vậy họ có thể hiểu được một đối tượng rộng Mặc dù bây giờ được coi là một kỹ thuật biểu đồ thông thường, biểu đồ Gantt được coi là một cuộc cách mạng tại thời điểm được giới thiệu Biểu đồ Gantt được sử dụng vào các dự án cơ sở hạ tầng lớn như đập Hoover và hệ thống đường cao tốc Interstate và vẫn được chấp nhận ngày hôm nay là công cụ quan trọng trong quản lý dự án

Một ví dụ về biểu đồ Gantt cho thấy mối quan hệ giữa một loạt các nhiệm vụ minh họa từ Quản lý dự án Barron & Barron cho các nhà khoa học và kỹ sư

Người tìm ra 5 chức năng của quản lý, là cơ sở cho những kiến thức cốt lõi liên quan đến quản lý dự án và quản lý chương trình Đến giữa thế kỷ XX, các dự án được quản lý trên cơ sở đặc biệt sử dụng chủ yếu là Gantt Charts, và các kỹ thuật và các công cụ chính thức Trong thời gian đó, các dự án Manhattan đã được khởi xướng và phức tạp của nó chỉ là có thể bởi vì các phương pháp quản lý dự án Dự án Manhattan là tên mã cho các nỗ lực của Đồng Minh để phát triển các loại vũ khí hạt nhân đầu tiên trong Thế chiến II Nó liên quan đến hơn ba mươi trang web dự án khác nhau ở Mỹ và Canada, và hàng ngàn nhân viên từ Mỹ, Canada và Vương quốc Anh Sinh ra trong một chương trình nghiên cứu nhỏ đã bắt đầu vào năm 1939, Dự án Manhattan cuối cùng sẽ sử dụng 130.000 người và tổng chi phí gần 2 tỷ USD và dẫn đến việc tạo ra nhiều địa điểm sản xuất và nghiên cứu hoạt động trong bí mật Dự án đã thành công trong việc phát triển và nổ ba vũ khí hạt nhân vào năm 1945

Những năm 1950 đánh dấu sự khởi đầu của kỷ nguyên quản lý dự án hiện đại Hai mô hình dự án lập kế hoạch toán học được phát triển:

Chương trình đánh giá và đánh giá Kỹ thuật (PERT) được phát triển bởi Booz Allen & Hamilton-như một phần của chương trình tàu ngầm tên lửa Polaris Hải quân Hoa Kỳ của PERT là một phương pháp để phân tích các nhiệm vụ liên quan để hoàn thành một dự án nhất định, đặc biệt là thời gian cần thiết để hoàn thành mỗi nhiệm vụ, sự phụ thuộc giữa các nhiệm vụ, và thời gian tối thiểu cần thiết để hoàn thành tổng dự án về cơ bản

Phương pháp đường tới hạn (CPM) được phát triển trong một liên doanh của Tổng công ty và cả hai DuPont Remington Rand Corporation cho việc quản lý dự án bảo trì nhà máy Con đường quan trọng quyết định thả nổi, hoặc lịch trình linh hoạt, cho từng hoạt động bằng cách tính toán thời gian sớm bắt đầu, ngày kết thúc sớm nhất, ngày bắt đầu mới nhất, và ngày kết thúc mới nhất cho mỗi hoạt động Con đường quan trọng thường là đường dẫn đầy đủ nhất về dự án Bất kỳ hoạt động với thời gian nổi mà bằng không được coi là một nhiệm vụ con đường quan trọng CPM có thể giúp bạn tìm ra dự án phức tạp của bạn sẽ mất bao lâu để hoàn thành và các hoạt động rất quan trọng; có nghĩa là họ phải được thực hiện đúng thời hạn hoặc

60 người nào khác toàn bộ dự án sẽ mất nhiều thời gian Các kỹ thuật toán học nhanh chóng lan rộng sang nhiều doanh nghiệp tư nhân

Những năm 1950, đánh dấu sự bắt đầu của kỷ nguyên quản lý dự án hiện đại Quản lý dự án đã được chính thức công nhận là một ngành khoa học phát sinh từ ngành khoa học quản lý Một lần nữa, tại Hoa Kỳ, trước những năm 1950, các dự án đã được quản lý trên một nền tảng đặc biệt bằng cách sử dụng chủ yếu là biểu đồ Gantt (Gantt Charts), cùng các kỹ thuật và các công cụ phi chính thức Tại thời điểm đó, hai mô hình toán học để lập tiến độ của dự án đã được phát triển "Phương pháp Đường găng" (tiếng Anh là Critical Path Method, viết tắt là CPM) phát triển ở liên doanh giữa công ty Dupont và công ty Remington Rand để quản lý các dự án bảo vệ thực vật và hóa dầu Và "Kỹ thuật đánh giá và xem xét chương trình (dự án)" (tiếng Anh là Program Evaluation and Review Technique hay viết tắt là PERT), được phát triển bởi hãng Booz-Allen & Hamilton thuộc thành phần của Hải quân Hoa Kỳ (hợp tác cùng với công ty Lockheed) trong chương trình chế tạo tên lửa Polaris trang bị cho tàu ngầm Những thuật toán này đã lan rộng một cách nhanh chóng sang nhiều doanh nghiệp tư nhân

Năm 1969, viện Quản lý Dự án (PMI) đã được thành lập để phục vụ cho lợi ích của kỹ nghệ quản lý dự án Những tiền đề của viện Quản lý dự án (PMI) là những công cụ và kỹ thuật quản lý dự án được chia sẻ bằng nhau giữa các ứng dụng phổ biến trong những dự án từ ngành công nghiệp phần mềm cho tới ngành công nghiệp xây dựng Trong năm 1981, ban giám đốc viện Quản lý dự án (PMI) đã cho phép phát triển hệ lý thuyết, tạo thành cuốn sách Hướng dẫn về những kiến thức cốt lõi trong Quản lý dự án (PMBOK Guide) Cuốn sách này chứa các tiêu chuẩn và nguyên tắc chỉ đạo về thực hành được sử dụng rộng rãi trong toàn bộ giới quản lý dự án chuyên nghiệp Ngành xây dựng trên thế giới là nơi hội tụ và đầu tư an toàn của các nhà đầu tư tư nhân và Chính Phủ các nước Việc giá dầu tăng và ổn định cũng giúp các nước trong khu vực cải thiện được cán cân thanh toán và tích lũy phát triển kinh tế

Việc hình thành các khu vực kinh tế trung tâm trong thời gian dài đã phát huy hiệu quả và thu hút được nguồn vốn khổng lồ đầu tư dài hạn vào các lĩnh vực xây dựng, thương mại, cơ sở hạ tầng, khách sạn và đạt được tăng trưởng mạnh mẽ cho đến khi khu vực này chịu sự tác động mạnh mẽ của suy thoái kinh tế thế giới bắt đầu từ năm 2008 Việc suy thoái kinh tế thế giới cũng ảnh hưởng và gây nhiều khó khăn cho việc triển khai các dự án xây dựng và đầu tư cơ sở hạ tầng qua đó cũng tác động tới tốc độ phát triển kinh tế chung của khu vực Hơn nữa, nền kinh tế hiện nay đang có dấu hiệu phục hồi là tín hiệu tốt và đầy hứa hẹn cho ngành xây dựng tiếp tục tăng trưởng Chính Phủ các nước trên thế giới đưa ra nhiều sáng kiến bổ sung và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân tham gia đầu tư vào các lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu chung cư, dịch vụ, năng lượng và khách sạn… Công nghệ khoa học và kỹ thuật xây dựng ngày càng hiện đại các công trình trên thế giới ngày càng phong phú đa dạng về cả hình thức

61 kiến trúc công năng, chiều cao, sự đồ sộ, quy mô và phục vụ nhu cầu của mọi người ngày càng cao

2.1.2 Lịch sử phát triển công nghệ xây dựng Việt Nam

Trên thế giới, ngành xây dựng luôn được coi là ngành kinh tế quan trọng, là bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế quốc dân ở nhiều nước trên thế giới, trong bảng xếp hạng các ngành tạo nguồn thu chủ yếu và sử dụng nhiều lao động của nền kinh tế, ta luôn thấy có tên ngành xây dựng Ở Việt Nam cũng vậy Khi tổng kết bức tranh kinh tế toàn cảnh người ta thường chú ý tới 3 chỉ số: việc sử dụng đất đai, việc sử dụng lao động và sản lượng Những số liệu thống kê chính thức trong nhiều năm đã cho phép chúng ta cùng hình dung ra các nét cơ bản nhất của ngành công nghiệp xây dựng Tổng thể trong những năm trước đây, ngoại trừ những giai đoạn khủng hoảng của nền kinh tế thì ngành công nghiệp xây dựng chiếm tỷ trọng khá lớn trong GDP của cả nước.Theo các số liệu gần đây nhất (2003 – 2005) thì hiện nay ở VN, ngành xây dựng là ngành trực tiếp và gián tiếp đào tạo việc làm cho khoảng 15% lực lượng lao động và chiếm gần 15% GDP Như vậy, trong mối quan hệ ở nền kinh tế, ngành xây dựng đang càng mở rộng vị thế của mình so với các ngành khác trên cơ sở ngày càng phát triển tỷ trọng đóng góp của ngành vào cuộc thu nhập quốc dân, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động Nghiên cứu ngành xây dựng trong mối tương quan với những ngành xây dựng của các nước khác trên thế giới, chúng ta sẽ có dịp thấy thêm nhiều tính chất mới và tầm vóc của ngành xây dựng

Xây dựng cơ bản giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Vai trò và ý nghĩa của xây dựng cơ bản có thể nhìn thấy rõ từ sự đóng góp của lĩnh vực này trong quá trình tái sản xuất tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân thông qua các hình thức xây dựng mới, cải tạo sửa chữa lớn hoặc khôi phục các công trình hư hỏng hoàn toàn Cụ thể hơn, xây dựng cơ bản là một trong những lĩnh vực sản xuất vật chất lớn của nền kinh tế quốc dân, cùng các ngành sản xuất khác, trước hết là ngành công nghiệp chế tạo và ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, nhiệm vụ của ngành xây dựng là trực tiếp thực hiện và hoàn thành khâu cuối cùng của quá trình hình thành tài sản cố định (thể hiện ở những công trình nhà xưởng bao gồm cả thiết bị và công nghệ lắp đặt kèm theo) cho toàn bộ các lĩnh vực sản xuất của nền kinh tế quốc dân và các lĩnh vực phi sản xuất khác Ở đây nhiệm vụ chủ yếu của các đơn vị xây dựng là kiến tạo các kết cấu công trình để làm vật bao che, nâng đỡ lắp đặt máy móc cần thiết để đưa chúng vào sử dụng

Công trình xây dựng có ý nghĩa rất lớn về mặt kỹ thuật, kinh tế, chính trị, xã hội, nghệ thuật

Về mặt kỹ thuật các công trình sản xuất được xây dựng lên là thể hiện cụ thể của đường lối phát triển khoa học kỹ thuật của đất nước là kết tinh hầu hết các thành tựu khoa học kỹ thuật đã đạt được ở chu kỳ trước và sẽ góp phần mở ra một chu kỳ phát triển mới của khoa học và kỹ thuật ở giai đoạn tiếp theo

QUẢN LÝ CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG

Như đã nêu trong các phần trước, Nhà nước có vai trò quyết định đối với sự phát triển KH&CN quốc gia trên tất cả các phương diện như phát triển nguồn lực, hệ thống thể chế - tổ chức, kết quả và hiệu qủa hoạt động của nó cũng như mức độ và quy mô đóng góp của KH&CN cho sự phát triển kinh tế-xã hội đất nước Vì không có một học thuyết quản lý và kinh tế chung cho mọi nền kinh tế, cho nên việc quản lý các hoạt động KH&CN của mỗi Nhà nước phải căn cứ vào đối tượng của mình, vào hệ thống tổ chức và môi trường kinh tế xã hội, văn hoá của nó Quản lý Nhà nước đối với hoạt động KH&CN có những điểm riêng so với quản lý các ngành kinh tế, kỹ thuật hoặc văn hoá xã hội Khoa học và công nghệ với tư cách là một ngành kinh tế, kỹ thuật đặc thù, đòi hỏi chủ thể quản lý Nhà nước cần có một phương thức quản lý phù hợp và đạt hiệu quả kinh tế-xã hội cao

3.1 Cơ sở lý luận của quản lý Khoa học và Công nghệ

Theo cách tiếp cận hệ thống, mọi tổ chức (cơ quan quản lý Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp ) đều có thể được xem như một hệ thống gồm hai phân hệ: chủ thể quản lý và đối tượng quản lý Mỗi hệ thống bao giờ cũng hoạt động trong môi trường nhất định (khách thể quản lý) Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý là đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đề ra trong điều kiện môi trường luôn biến động Quan hệ quản lý là một mối quan hệ con người giữa chủ thể và đối tượng quản lý trong môi trường xác định Chủ thể quản lý luôn là con người và có cơ cấu tổ chức phụ thuộc vào quy mô, độ phức tạp của đối tượng và khách thể quản lý Với các tổ chức nhỏ, chủ thể quản lý thường chỉ là một cá nhân Mọi tổ chức hoặc một lĩnh vực hoạt động rộng lớn như một ngành kinh tế kỹ thuật cơ bản của đời sống xã hội như: kinh tế, quốc phòng- an ninh, khoa học- công nghệ, giáo dục, y tế hay một xã hội, đòi hỏi chủ thể quản lý của nó phải là một hệ thống tổ chức có sự phân công thành các cấp bậc, chức vị và chuyên môn- chuyên ngành quản lý khác nhau Bản thân các chủ thể quản lý này lại là đối tượng chịu sự quản lý của người lãnh đạo tổ chức đó hoặc là của tổ chức khác theo quy định Chủ thể phải thực hành việc tác động và phải biết tác động quản lý Vì thế, đòi hỏi chủ thể phải biết tác động và điều khiển đối tượng một cách có hiệu quả Chủ thể quản lý cần sử dụng nguồn lực nhất định và dựa vào các nguồn lực này để thực hiện các chức năng quản lý (quản trị): Hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra, cũng như xác định mục tiêu quản lý Đối tượng quản lý chịu sự tác động điều khiển, tác động của chủ thể quản lý Đối tượng quản lý là các tổ chức và cá nhân cũng như các nguồn lực của nó Đối tượng quản lý có mối tác động phản hồi với chủ thể quản lý, làm cho các thông tin, tác động và quyết định quản lý phát ra từ chủ thể quản lý tăng thêm hiệu quả hoạt động và đạt mục tiêu của toàn hệ thống Đối tượng quản lý rất đa dạng, phong phú và thường xuyên biến đổi theo môi trường (khách thể quản lý) Đây là vấn đề cốt lõi của hoạt

69 động quản lý, do vậy cần có nhận thức đúng đắn và phù hợp với xu thế phát triển của xã hội và nhân loại

Mối quan hệ giữa các đối tượng quản lý Các nguyên lý cơ bản của quản lý nhà nước về KH&CN: Để quản lý nhà nước về KH&CN hợp lý và hiệu quả, cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:

1 Nguyễn tắc về sự thống nhất giữa khoa học và kinh tế có định hướng của Nhà nước, bao trùm lên tất cả để gắn hoạt động KH&CN với các hoạt động kinh tế (Phải thể hiện trên tất cả các mặt kế hoạch, đầu tư, tổ chức chỉ đạo thực hiện ) Điều đặc biệt quan trọng là văn bản quy phạm pháp luật phải được lồng ghép trong các văn bản hành chính, pháp lý chung Chính sách, pháp luật, kế hoạch, biện pháp, tổ chức, đầu tư đều phải gắn bó với kinh tế

2 Nguyên tắc kết hợp với cơ chế tác động của thị trường: Các chủ trương, biện pháp quản lý KH&CN đề ra phải căn cứ vào nhu cầu của thị trường, bám sát thị trường

Thị trường có sức hút các kết quả nghiên cứu một cách mạnh mẽ Mặt khác, sự chủ động và sáng tạo của nhà khoa học (và tập thể khoa học) có tác dụng đi trước thúc đẩy, gợi ý, mở đường cho sản xuất kinh doanh phát triển

3 Nguyên tắc kết hợp tập trung- dân chủ: Đó là sự tập trung nguồn lực, nỗ lực vào một đích, là nhân tố quyết định thành công cho mọi hình thái hoạt động Trong khi đó, giải quyết các bài toán kỹ thuật, công nghệ đòi hỏi tính sáng tạo linh hoạt cao độ Cần phát huy sáng tạo của mọi thành viên, đa dạng hoá các phương án, biện pháp để lựa chọn phương án và biện pháp triển khai thực hiện tốt nhất

4 Nguyên tắc phân công, phân cấp: Các tổ chức phải có sự phân công, phân cấp rành mạch để tập trung vào giải quyết hiệu quả và có sự phối hợp để phát huy thế mạnh từng thành viên tạo sức mạnh tổng hợp

5 Nguyên tắc tham gia cộng đồng: Tiến bộ KH&CN về bản chất là một quá trình xã hội Cần tạo lập cơ chế hút - đẩy Xã hội hóa trong quản lý KH&CN có ý nghĩa to lớn đến sự phát triển KH&CN (bao gồm cả đầu tư)

6 Nguyên tắc kế thừa và phát triển: Sự phát triển của công nghệ luôn có sự kế thừa

Sự sáng tạo có kế thừa là sáng tạo gấp đôi, gấp ba cái đáng ra có thể làm được, do đó làm tăng hiệu quả trong việc nghiên cứu ra cái mới, sản phẩm mới Trong quản lý KH&CN cần có biện pháp tránh trùng lặp, nhưng phải kế thừa được cái đã nghiên cứu, đã làm

Quản lý phải trả lời các câu hỏi: “Phải đạt mục tiêu nào?”, “Phải đạt mục tiêu như thế nào và bằng cách nào?”, “Đạt được mục tiêu kết quả quản lý để làm gì?”

Quản lý hướng vào mục tiêu chung

Quản lý chính là sự kết hợp được nỗ lực chung của mọi người trong tổ chức và sử dụng tốt nhất các nguồn lực để đạt tới mục tiêu chung của tổ chức và mục tiêu riêng của mỗi người một cách khôn khéo và có hiệu quả nhất Thực chất của quản lý là quản lý con người trong tổ chức, thông qua đó sử dụng có hiệu quả nhất mọi tiềm năng và cơ hội của tổ chức Quản lý ra đời chính là để tạo ra hiệu quả hoạt động cao hơn hẳn so với việc làm của từng cá nhân riêng rẽ (Mô hình quản lý theo” Đàn sếu bay” của Nhật Bản) Các vấn đề nêu trên và Quản lý KH&CN trong phạm vi một quốc gia đã nêu trong mục 2.2 chương 2 là cơ sở lý luận quan trọng để xác định những nội dung chủ yếu của quản lý KH&CN ở nước ta Con người sáng tạo ra mọi hệ thống quản lý, trực tiếp vận hành, đổi mới, hoàn thiện nó nhưng lại bị hệ thống quản lý chi phối trở lại Hệ thống quản lý khoa học, dân chủ là sản phẩm của trí tuệ tập thể, có tác động khơi nguồn mọi động lực, khuyến khích mọi tài năng sáng tạo ra cái mới

3.2 Những nội dung chủ yếu của quản lý KH&CN ở Việt Nam

Trong Luật khoa học và công nghệ đã quy định các nội dung quản lý Nhà nước về khoa học và công nghệ do Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm:

1 Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ, quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập;

2 Xây dựng và phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ

3 Thống nhất quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp; hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước các cấp, trực tiếp quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia; xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ trong chương trình, đề án khoa học và công nghệ đã được

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

CHIẾN LƯỢC CÔNG NGHỆ TRONG XÂY DỰNG

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

1.1 “Chiến lược Khoa học và công nghệ” kiểu truyền thống

Theo tác giả B Benev, “Chiến lược KH&CN được hiểu là sự xác định các phương hướng chủ yếu, các con đường phát triển, các vấn đề KH&CN ưu tiên và các nỗ lực hướng đích của Nhà nước trong lĩnh vực KH&CN ” Theo các tác giả Trung Quốc:

“Chiến lược phát triển KH&CN là những chuẩn tắc quy định những hành vi trong các hoạt động KH&CN, mang tính chất toàn diện và lâu dài, hoặc của một nhà nước, hoặc của một khu vực, hướng vào thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT-XH và đáp ứng nhu cầu phát triển của bản thân KH&CN”

Hai quan niệm nêu trên về “chiến lược KH&CN” có thể nói là điển hình của cách quan niệm truyền thống về chiến lược trong các nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, chỉ huy và quan liêu bao cấp trước đây Đối tượng của “chiến lược KH&CN”

Theo cách hiểu truyền thống, đối tượng của chiến lược KH&CN mặc nhiên được hiểu là các hoạt động KH&CN Hoạt động KH&CN theo mô hình tuyến tính được hiểu chỉ bao gồm các hoạt động nghiên cứu khoa học (trong đó bao gồm nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu định hướng ứng dụng) và phát triển công nghệ, tức là các hoạt động diễn ra trước khi tiến hành sản xuất, chế tạo ra các sản phẩm vật chất, hay nói cách khác là những hoạt động nằm bên ngoài hoạt động sản xuất và kinh doanh

Trong sơ đồ dưới đây (Hình 4.1), hoạt động KH&CN chủ yếu chỉ bao gồm các hoạt động diễn ra trong các khối (1)-nghiên cứu cơ bản và (2)- triển khai công nghệ, không bao gồm các hoạt động sản xuất và thương mại hoá, tức là áp dụng tri thức KH&CN để sản xuấtvà tiêu thụ sản phẩm (khối 3)

Hình 4.1: Các hoạt động KH&CN

Từ cách hiểu này, phạm vi điều chỉnh, tác động của chiến lược KH&CN chỉ khuôn hẹp vào trong phạm vi các hoạt động cung cấp đầu vào dưới dạng các tri thức khoa học, các ý tưởng công nghệ và các sáng chế công nghệ cho quá trình sản xuất kinh doanh mà không quan tâm, không tác động đến quá trình và kết quả áp dụng những sản phẩm nghiên cứu KH&CN vào trong sản xuất kinh doanh như thế nào Nhiệm vụ chủ yếu của Chiến lược KH&CN là lựa chọn hướng nghiên cứu KH&CN trọng điểm, lựa chọn các mục tiêu xây dựng nguồn lực KH&CN Việc sử dụng các đầu ra của hoạt động KH-CN cho các hoạt động KT-XH, việc gắn kết các mục tiêu chiến lược KH&CN với chiến lược phát triển KT-XH thường diễn ra không phải là trong quá trình xây dựng chiến lược KH&CN mà thường là sau khi xây dựng chiến lược KH&CN

Sự gắn kết giữa hai chiến lược chủ yếu thể hiện trên câu chữ trong các văn bản chiến lược và hầu như không thể hiện rõ trong quá trình xây dựng chiến lược và lại càng ít thấy trong quá trình tổ chức thực hiện chiến lược ở từng dự án đầu tư cụ thể Nhược điểm của cách quan niệm này về đối tượng và phạm vi của chiến lược KH&CN là dễ thấy và hậu quả lớn nhất là chiến lược KH&CN chỉ mang tính tự thân, không đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng ở những hoạt động phát triển KT-XH, sản xuất và kinh doanh gắn với những sản phẩm và dịch vụ mới mà xã hội có thể nhận biết

Chủ thể tham gia xây dựng Chiến lược KH&CN

Theo cách hiểu về chiến lược KH&CN nêu trên (Benev, và các tác giả Trung Quốc), nhà nước là chủ thể chính đứng ra xây dựng chiến lược KH&CN của quốc gia và việc xây dựng chiến lược KH&CN thường chỉ do cộng đồng và các cơ quan quản lý KH&CN tiến hành với sự tham góp ý kiến của các cơ quan quản lý thuộc các bộ ngành KT-XH Về cơ bản có thể nói đó là chiến lược của giới KH&CN và vì sự phát triển tự thân của KH&CN Chính vì vậy trong thực tế chiến lược KH&CN chỉ là chiến lược của KH&CN và cho KH&CN

Sản phẩm đầu ra của “Chiến lược KH&CN”

Tuy cách diễn đạt về khái niệm chiến lược KH&CN cũng có sự khác biệt, nhưng nếu suy ra từ các văn kiện được công bố của một số nước theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, thì nội dung cơ bản của chiến lược KH&CN cũng như là đầu ra của một bản chiến lược KH&CN thường là một văn bản bao gồm:

- Các quan điểm chỉ đạo

- Các mục tiêu cần đạt tới (có phân đoạn theo thời gian)

- Các trọng điểm ưu tiên về KH&CN

- Các con đường/cách đi để đạt tới mục tiêu theo các hướng ưu tiên đó lựa chọn; và

- Các biện pháp tác động của nhà nước để thúc đẩy phát triển KH&CN Điều đặc biệt cần lưu ý là chiến lược KH&CN chỉ được quan niệm là một chiến lược bộ phận của chiến lược phát triển KT-XH và sau khi được xây dựng, chiến lược KH&CN thường được gửi cho bộ phận soạn làm chiến lược KT-XH tham khảo Bản chất của quan niệm ở đây là chiến lược KH&CN với chiến lược KT-XH là hai chiến lược khác nhau Đồng thời, “Chiến lược KH&CN và chiến lược KT-XH có mối liên hệ và có phân biệt với nhau Chiến lược kinh tế là chủ thể, và vì vậy chiến lược KH&CN phải phục tùng chiến lược kinh tế Đó là sự thống nhất của hai loại chiến lược này” Một mặt, chúng là cơ sở của nhau, tuỳ thuộc vào nhau, là tiền đề của nhau Mặt khác, chúng có tính độc lập tương đối phù hợp với chức năng và quy luật phát triển riêng vốn có của mình

1.2 Chiến lược KH&CN theo cách tiếp cận “đổi mới- Innovation” Đối tượng của chiến lược KH&CN theo cách tiếp cận hệ thống đổi mới Từ những năm 80 và nhất là đầu những năm 90 của thế kỷ trước, dưới tác động của toàn cầu hóa và các công nghệ kết nối và xử lý thông tin toàn cầu qua mạng internet, ranh giới giữa các hoạt động KH&CN mang tính chuyên môn hóa và hoạt động sản xuất kinh doanh đã bị nhanh chóng phá vỡ Nhiều ý tưởng KH&CN mới được hình thành và thực hiện ngay trong các quá trình sản xuất kinh doanh ở nhiều doanh nghiệp mà không nhất thiết chỉ diễn ra trong các phòng thí nghiệm, hay viện nghiên cứu Trên thực tế đã ngày càng xoá nhoà ranh giới truyền thống giữa các hoạt động KH&CN với các hoạt động ngoài KH&CN Hiện thực này đã là cơ sở cho sự phổ biến của khái niệm “innovation” trong hầu hết diễn đàn về quản lý KH&CN trên thế giới những năm gần đây

“Innovation” – tạm dịch là đổi mới là thuật ngữ thường gặp trên các sách báo nghiên cứu quản lý và phát triển KH&CN trên thế giới, đặc biệt là tại khối các nước thuộc tổ chức OECD từ những năm 1980 trở lại đây Muộn hơn chút ít, cách đây 1-2 thập kỷ, cách tiếp cận hệ thống đổi mới đã được sử dụng tại nhiều nước thuộc khối các nước NICs và một số nước đang phát triển khác tại Đông Âu, Châu Á và Châu Mỹ La tinh Đổi mới là một tổng thể và hệ thống bao gồm nhiều hoạt động cả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, tạo ra các đối tượng sở hữu công nghiệp (SHCN), thương mại hóa công nghệ, hoạt động sản xuất và phân phối các sản phẩm và dịch vụ mới trên thị trường Trong phạm vi của hoạt động đổi mới, ranh giới giữa các loại hoạt động không những không còn mà hơn thế chúng tự liên kết, đan xem, lồng ghép và tích hợp với nhau một cách hữu hiệu để có thể tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới

81 được xã hội và thị trường chấp nhận Điểm khác biệt về cơ bản giữa hoạt động KH&CN với hoạt động đổi mới là ở chỗ, đầu ra của các hoạt động KH&CN là các phát minh và sáng chế thì đầu ra của các hoạt động đổi mới là các sản phẩm và dịch vụ mới được xã hội và thị trường chấp nhận Chính vì vậy việc đòi hỏi các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phải tạo ra sản phẩm và dịch vụ mới đưa lại hiệu quả kinh tế và có lãi sẽ không bao giờ có thể được đáp ứng, trừ khi các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đó được đặt trong hệ thống của các hoạt động đổi mới và có cơ chế bảo đảm cho các hoạt động đổi mới diễn ra và phát huy tác dụng

1.3 Mối quan hệ giữa Chiến lược và Chính sách KH&CN

Về bản thân khái niệm chính sách KH&CN cũng có nhiều cách hiểu khác nhau Loại hiểu thứ nhất, cho rằng chính sách (với ý nghĩa là đường lối chung về phát triển KH&CN) có tầm bao quát rộng hơn và có tác dụng “chỉ đạo” đối với việc lựa chọn chiến lược phát triển KH&CN Với cách hiểu này thì chiến lược như là một giải pháp cơ bản, đột phá, nhằm thực hiện chính sách một cách hiệu quả Theo cách hiểu này, chính sách bao gồm cả phần hệ quan điểm (tư tưởng chính sách), chiến lược và chiến thuật

Trong nội dung nghiên cứu, chính sách được hiểu theo loại thứ hai, cho rằng chính sách (với tư cách là chính sách phát triển từng lĩnh vực KH&CN như: chính sách phát triển công nghệ cao, chính sách nhập công nghệ, chính sách nghiên cứu cơ bản, chính sách hợp tác quốc tế về KH&CN, v.v ) là công cụ (biện pháp) để thực hiện các mục tiêu của chiến lược phát triển KH&CN Theo cách hiểu này, chính sách là một bộ phận của chiến lược Dưới chính sách là các Chương trình (Program); dưới chương trình là các Kế hoạch (Plan) 5 năm, hàng năm; và dưới Kế hoạch là các Dự án (Project)

CÁC MÔ HÌNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KH-CN

2.1 Mô hình chiến lược dựa vào công nghệ cao

Từ những năm 1950 đến nay, trong phạm vi toàn thế giới, xuất hiện một cuộc cách mạng mới và có 8 lĩnh vực công nghệ lớn là: công nghệ vi tính điện tử, công nghệ sinh học, công nghệ không gian, công nghệ hải dương, laser, quang tuyến, vật liệu mới, nguồn năng lượng mới, đã hình thành một cụm sản xuất công nghệ cao mới Việc xuất hiện các ngành công nghệ cao mới này, đích thực đã tuyên chiến với công nghệ sản xuất theo công nghệ truyền thống Các nước phát triển trên thế giới đang điều chỉnh lại chiến lược, đặt ra đối sách mới để phù hợp với yêu cầu của cuộc cách mạng công nghệ này

Nước Mỹ, từ đầu những năm của thập kỷ 80 này đã xây dựng và thực thi chiến lược chiến tranh các vì sao (SDI) Chiến lược công nghệ cao này liên quan đến rất nhiều lĩnh vực như công nghệ laser, công nghệ thăm dò, công nghệ xử lý thông tin, công nghệ không gian Đó là một công trình hệ thống phức tạp Nó đã thể hiện sự giao thoa giữa khoa học xã hội, KH&CN và khoa học quân sự, và sự tổng thành của nhiều ngành công nghệ khác Ngoài các loại công nghệ lớn kể trên, nó còn liên quan đến các lĩnh vực công nghệ khác như máy tính điện tử thế hệ thứ năm, vi điện tử học, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, khoa học quang điện, laser năng lượng cao cho đến công nghệ hàng hải Từ những năm 1990 trở về trước, là giai đoạn nghiên cứu cơ sở các phương án và công nghệ cho luận chứng khả thi Bắt đầu từ những năm 1990 là giai đoạn "phát triển hệ thống", tiến hành thể chế nghiên cứu hệ thống và từ thế kỷ 21, bước vào giai đoạn sắp xếp toàn bộ hệ thống Trong hơn 30 năm nghiên cứu, chỉ tính riêng giai đoạn nghiên cứu luận chứng khả thi đã phải dùng đến 26 tỷ đô la Mỹ Dự tính toàn bộ chiến lược phải dùng đến 1 hoặc 2 ngàn tỷ đô la

Mỹ Chiến lược này được mọi người tán thưởng là "công trình thế kỷ hàng tỷ đô la" Nhân lực đầu tư năm 1984 là 5000 nhà khoa học, năm 1987 là 18500 nhà khoa học

83 và có đến gần nghìn công ty tham gia nghiên cứu Mục tiêu chiến lược này là phát huy mạnh mẽ ưu thế công nghệ của nước Mỹ, chiếm lĩnh "tầm cao chiến lược" của không gian vũ trụ, giành lấy quyền kiểm soát vũ trụ, từ đó tăng cường địa vị bá quyền thế giới của nước Mỹ ở thế kỷ 21 Mục tiêu chính trị của nó: một là tranh thủ sự ủng hộ của dư luận trong và ngoài nước, hai là buộc Liên Xô phải đàm phán về việc hạn chế vũ khí nguyên tử và những nhượng bộ khác Mục tiêu kinh tế là mượn công nghệ cao để giành lấy quyền chủ đạo kinh tế thế giới Để chống lại kế hoạch “chiến tranh các vì sao”, các nước châu Âu đã duy trì sự độc lập giữa công nghệ và kinh tế, đã liên kết xây dựng kế hoạch Eurêka với mục tiêu là liên hợp các nước châu Âu lại để mưu cầu sinh tồn, đua tranh phát triển Trọng điểm của chiến lược này là tập trung vào 5 lĩnh vực công nghệ cao lớn gồm: Máy tính cỡ lớn và phần mềm, người máy và công nghiệp sản xuất phần mềm, máy laser năng lượng cao và vật liệu mới, công nghệ thông tin và giao thông hiệu suất cao, công nghệ sinh học Dự kiến đầu tư khoảng 10 tỷ USD cho kế hoạch chiến lược công nghệ cao này

Tháng 12 năm 1985, Liên xô cũng thông qua “Cương lĩnh tiến bộ công nghệ năm 2000" được gọi là kế hoạch "Eurêka - phương đông" cũng là một kế hoạch phát triển công nghệ cao cho 4 lĩnh vực chủ yếu Đó là vi điện tử hoá kinh tế quốc dân và điện tử hoá toàn diện công xưởng, công nghệ năng lượng hạt nhân phát triển tốc độ cao, vật liệu mới, ứng dụng rộng rãi công nghệ sinh học

Cách đây 10 năm, Nhật Bản cũng đã nêu ra "Cương lĩnh hành động 3 năm" với hình thức rất sôi động, tập trung ở các lĩnh vực khai thác máy tính thế hệ thứ năm và công xưởng tự động hoá toàn bộ, công nghệ sinh học, khoa học hải dương, công nghệ hàng không, vật liệu mới… Ý đồ của Nhật Bản là dùng công nghệ cao vũ trang xí nghiệp để sáng tạo ra năng suất lao động cao nhất thế giới, thúc đẩy kinh tế và mậu dịch liên tục phát triển Đặc điểm chung của chiến lược phát triển công nghệ cao là:

- Phát triển công nghệ cao, hình thành ngành nghề mới,

- Đầu tư mức độ cao,

- Thu được lợi nhuận lớn,

- Sản phẩm luôn đổi mới, dễ dàng chiếm lĩnh thị trường,

- Bảo mật mức độ rất cao

Do vậy, chiến lược này nhất định được bảo đảm bằng thực lực kinh tế hùng hậu và thực lực mạnh về KH&CN Đối với đông đảo các nước đang phát triển thì việc áp dụng khuôn mẫu chiến lược này tương đối khó khăn

2.2 Mô hình chiến lược mô phỏng

Loại này đã được khái quát thành mô hình nhập khẩu - tiêu hoá - tiếp thu - sáng tạo - tái xuất khẩu sản phẩm công nghệ mới Trong vòng 15 năm, từ năm 1955 đến năm

1970, Nhật bản cơ bản áp dụng mô hình chiến lược này để xây dựng một hệ thống nhập khẩu công nghệ và hấp thụ tiêu hoá có hiệu quả cao Từ nhà nước đến xí nghiệp, từ pháp luật đến thể chế, đã sử dụng tất cả các biện pháp, hình thành năng lực khai thác và tiếp thu được toàn bộ công nghệ gần nửa thế kỷ của thế giới chỉ trong vòng 15 năm Theo thống kê, Nhật Bản đã nhập khẩu 25.700 hạng mục công nghệ mới, chi ra hơn 9 tỷ đô la Mỹ, tiết kiệm được rất nhiều tiền vốn và thời gian, từ đó đã nhanh chóng xoá đi khoảng cách công nghệ với các nước tiên tiến Cuối những năm

1960 kinh tế Nhật bản đã rất lớn mạnh, mẫu hình chiến lược này không còn phù hợp nữa, do vậy phải chuyển sang xây dựng chiến lược mới "Lấy việc tự mình triển khai là chủ yếu", "Dùng công nghệ để xây dựng đất nước"

Mẫu hình chiến lược này thường phù hợp với các nước mà nền kinh tế phát triển đang ở vào giai đoạn khôi phục, chấn hưng, từng bước đi lên Ví dụ như các nước vừa và nhỏ như Hàn Quốc, Xinhgapo, Malayxia, Thái Lan ,trước mắt còn đang ở vào giai đoạn này, nếu chỉ hoàn toàn dựa vào bản thân phát triển KH&CN thì không có đủ điều kiện, cũng không đủ sức đầu tư kinh tế lớn, nhưng lại có được điều kiện nhập khẩu nhất định, do vậy mà họ sử dụng mẫu hình chiến lược này

2.3 Mô hình chiến lược KH&CN thích hợp

Mô hình chiến lược KH&CN thích hợp là loại chiến lược mà trong điều kiện trình độ công nghệ, kinh tế không cao, muốn thúc đẩy sự phát triển của KT-XH, đã lựa chọn những công nghệ phù hợp với hoàn cảnh địa phương lúc bấy giờ Chẳng hạn như ở một khu vực nông thôn nghèo khó đang phổ cập và mở rộng một công nghệ nuôi vịt, nuôi ngỗng nhổ lông, nói về trình độ công nghệ thì đây là một công nghệ hết sức đơn giản, hết sức dễ nắm bắt, khó có thể cho rằng đó là tính tiên tiến của công nghệ Thế nhưng nó đã trở thành một biện pháp hết sức quan trọng đã giúp hàng vạn nhân dân xoá đói giảm nghèo, đồng thời cũng đem lại hiệu quả kinh tế to lớn Công nghệ này chính là công nghệ phù hợp đối với việc phát triển kinh tế miền núi Tại các vùng nông thôn Trung quốc phổ biến triển khai kế hoạch "Đốm lửa", trên thực tế chính là phát triển kinh tế nông thôn, đó chính là chiến lược phát triển công nghệ thích hợp

Cái gọi là công nghệ thích hợp, thông thường không có liên quan đến một kết cấu kinh tế công nghệ cụ thể nào, mấu chốt là ở chỗ thích ứng với một đối tượng cụ thể nào đó Công nghệ thích hợp thông thường là công nghệ tương đối đơn giản, dễ nắm bắt, song nó lại là công nghệ thúc đẩy sự phát triển KT-XH có hiệu quả, là công nghệ phù hợp với đặc điểm kinh tế của một quốc gia hay khu vực nào đó Nó chỉ xuất phát từ hiệu ích tổng hợp KT-XH của công nghệ, mục đích nhằm thoả mãn nhu cầu của nhân dân, sáng tạo ra nhiều cơ hội lập nghiệp, đồng thời lại tiết kiệm tiền vốn đến mức tối đa

Chiến lược phát triển công nghệ thích hợp chủ yếu là áp dụng đối với những nước còn tương đối nghèo khó, công nghệ còn tương đối lạc hậu, đặc trưng là tập trung đông lao động, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu Những nước này có thể lựa chọn tiếp thu những công nghệ thích hợp với nước mình, gia công khai thác sử dụng để phát triển kinh tế của đất nước Chính vì vậy mà rất nhiều nhà nước phát triển trung bình

85 trong từng giai đoạn phát triển nhất định, thường thường lựa chọn con đường phát triển công nghệ thích hợp Sau đó, khi kinh tế phát triển lại lựa chọn hoặc đổi chiến lược phát triển khác

2.4 Mô hình chiến lược KH&CN tổng hợp

NHỮNG YẾU TỐ CẦN XEM XÉT KHI XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KH&CN

Chiến lược phát triển tổng hợp là mô hình phức hợp phù hợp với các nước lớn có mức độ phát triển trung bình Các nước này có nguồn tài nguyên, thực lực kinh tế và KH&CN nhất định, song trình độ phát triển kinh tế còn không thật đồng đều, có nhiều hình thức sản xuất từ lạc hậu đến tiên tiến đồng thời đan xen tồn tại, chẳng hạn như Trung Quốc, Ấn Độ, Braxin …

3 NHỮNG YẾU TỐ CẦN XEM XÉT KHI XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KH&CN

Tuy có sự rất khác nhau giữa các nước trong việc sử dụng các công cụ định hướng chiến lược phát triển KH&CN nhưng cũng có thể thấy được một số điểm chung là: Hoạch định chiến lược không thể không bao gồm việc đưa ra các tầm nhìn về tương lai, qua đó thể hiện năng lực và thái độ chủ động lựa chọn mục tiêu, đồng thời, lý giải tại sao các mục tiêu chiến lược đó lại được lựa chọn Tiếp theo, các mục tiêu chiến lược một khi được lựa chọn thì phải được cụ thể hóa và minh chứng tính khả thi bằng cách xác định các công nghệ then chốt và lộ trình công nghệ đi kèm, trong đó có tính đến cả nhu cầu thị trường, năng lực KH&CN và các yếu tố tổ chức khác cần có để hiện thực hóa các công nghệ then chốt đã lựa chọn Xây dựng tầm nhìn, xác định công nghệ then chốt và các lộ trình công nghệ là ba công cụ quan trọng trong quá trình định hướng chiến lược phát triển KH&CN mà nhiều nước đã và đang chú trọng áp dụng Để có thể định ra một chiến lược phát triển KH&CN đúng đắn không thể chỉ quan tâm tới các quy luật phát triển nội tại của KH&CN, mà còn phải xem xét đầy đủ tới các ảnh hưởng của môi trường KT-XH Môi trường này bao gồm: Người đặt hàng; Người đảm bảo các nguồn lực và các thể chế xã hội đảm bảo cho việc phát triển và phổ cập các thành tựu KH&CN Trong đó cần đặc biệt lưu ý tới các khía cạnh sau:

- Cần làm rõ những nhu cầu KT-XH của đất nước đang và sẽ đặt ra trong tương lai, đòi hỏi có sự tham gia của hệ thống KH&CN,;

- Cần đánh giá (dự báo) các xu thế phát triển KH&CN của thế giới và tác động khả dĩ tới việc lựa chọn con đường phát triển khoa học và đổi mới công nghệ của đất nước;

- Cần định lượng khả năng huy động các nguồn lực của quốc gia và từ bên ngoài có thể đầu tư cho phát triển khoa học và đổi mới công nghệ Về mối quan hệ, tác động qua lại giữa các yếu tố có ảnh hưởng tới việc hoạch định chiến lược KH&CN có thể minh hoạ dưới dạng sơ đồ sau (Hình 4.3)

Hình 4.3 Mối quan hệ giữa các yếu tố trong chiến lược phát triển KH&CN

MỘT SỐ CÁCH TIẾP CẬN TRONG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KH&CN

4.1 Cách tiếp cận qua đánh giá tổng quan chính sách KH&CN

Bản chất cơ bản của cách tiếp cận này là: Chính sách KH&CN của một quốc gia phải được hình thành và thích nghi với những điều kiện cụ thể của địa phương; Bất cứ một mô hình nào chỉ đơn giản được du nhập từ bên ngoài sẽ khó đưa lại những lợi ích mong đợi Do vậy,việc đánh giá lại chính sách KH&CN hiện hành sẽ là cơ sở tốt cho việc định hướng điều chỉnh chính sách KH&CN trong tương lai Đặc điểm đáng lưu ý của cách tiếp cận này là:

- Việc đánh giá tổng quan được thực hiện bởi một Nhóm chuyên gia quốc tế (từ nhiều nước khác nhau) để phân tích chính sách KH&CN;

- Phương pháp tiến hành đánh giá chủ yếu dựa vào kết quả khảo sát và phỏng vấn trực tiếp ba nhóm người: Những người hoạch định chính sách; Những người thực thi chính sách; Và những người chịu tác động của chính sách

- Mục tiêu của “Đánh giá tổng quan” không hướng vào việc đưa ra các “Lời khuyên”, các “Khuyến nghị” mà chỉ cố gắng đưa ra “một tấm gương” dựa trên sự nắm bắt và chắt lọc những kinh nghiệm, những ý kiến đánh giá và cách nhìn nhận của những người được phỏng vấn và tham gia đối thoại về chính sách KH&CN của nước sở tại

Trong cách tiếp cận đánh giá tổng quan chính sách KH&CN cần lưu ý là: một chiến lược phát triển phù hợp và khôn ngoan là phải có khả năng thích nghi cao với những biến đổi của tình hình Vì vậy Chiến lược nên được coi là một “La bàn” định hướng, mà không nên có những cam kết cứng nhắc Với ý nghĩa đó, các chuyên gia quốc tế cho rằng cách tiếp cận SWOT có thể cho phép có được một cương lĩnh hành động vừa tích cực và chủ động hướng về tương lai (vì biết được đâu là những “cơ hội” cần khai thác; đâu là những “nguy cơ”, “đe dọa” cần chủ động đối phó), vừa hiện thực (vì biết được đâu là “điểm mạnh) cần phát huy và đâu là những “điểm yếu” cần tìm cách khắc phục để vươn lên chủ động nắm bắt thời cơ, có thể mở ra và chủ động đối phó với những “đe dọa” trong tương lai

4.2 Nhìn trước về công nghệ - một công cụ quan trọng tăng cường hệ thống đổi mới quốc gia

Trong thế giới hiện đại, người ta hầu như đã thống nhất nhận định rằng: Tương lai của công ty và của cả đất nước tuỳ thuộc nhiều vào khả năng tạo ra các hàng hóa và dịch vụ với “hàm lượng tri thức” cao Chính vì vậy các công nghệ mới có vai trò đặc biệt quan trọng Ngay cả đối với các nước đang phát triển, công nghệ cao cũng đang trở thành tác nhân làm thay đổi năng lực cạnh tranh trên thị trường

Như là một công cụ quản lý có ý nghĩa thực tế, “nhìn trước”(foresight) đang được ứng dụng ngày càng rộng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, nơi mà tương lai chưa phải là hoàn toàn được xác định Ý tưởng cho rằng, tương lai có thể được “xây dựng”, được “tạo ra” đã được nêu ra từ những năm 1980 và hiện nay đang trở thành

“nền tảng” trong việc hoạch định các kế hoạch phát triển của các công ty và các chính phủ

Do tầm quan trọng đối với quá trình xây dựng chiến lược phát triển KH&CN, nên nội dụng của phương pháp “Nhìn trước” công nghệ được trình bầy gắn kết hơn ở phần tiếp theo

4.3 Cách tiếp cận xây dựng Lộ trình công nghệ

4.3.1 Tổng quát cách tiếp cận

Trong lĩnh vực ngành và doanh nghiệp, để lựa chọn định hướng đổi mới công nghệ cho một sản phẩm nhằm tạo được sức cạnh tranh trên thị trường trong tương lai, chẳng hạn, trong 5-10 năm tới, người ta cần phải trả lời một số câu hỏi như sau:

- Những công nghệ nào thật sự có ý nghĩa quyết định cần phải áp dụng để có thể làm ra các sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường tiềm năng?

- Từ hiện trạng công nghệ, nên lựa chọn lộ trình đổi mới công nghệ như thế nào để có thể đáp ứng những đòi hỏi của thị trường trong tương lai?

“Lộ trình công nghệ” (còn hiểu là một bản đồ con đường phát triển công nghệ) có hàm ý nói tới “một cách nhìn có hệ thống và tích cực hướng về tương lai” “Lộ trình công nghệ” không phải là một bản dự báo đơn thuần về công nghệ, vì dự báo công nghệ chỉ cho ta thông tin về những công nghệ gì sẽ xuất hiện trong tương lai Còn việc một doanh nghiệp, một ngành cụ thể của một đất nước có định áp dụng các công nghệ đó hay không, còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác Và đây chính là nhiệm vụ của “Lộ trình công nghệ”

“Lộ trình công nghệ” phải xác định được các công nghệ then chốt (critical) cần thiết cho công nghiệp (theo ngành, theo doanh nghiệp) để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong vòng 5 -10 năm tới Thực chất của việc xác định “Lộ trình công nghệ” là: “Từ đánh giá nhu cầu của thị trường trong tương lai, xác định những công nghệ quan trọng cần thiết qua các mốc thời gian (3 năm, 5 năm hoặc 10 năm) để đáp ứng đòi hỏi của thị trường; đồng thời đưa ra các biện pháp phối hợp các nỗ lực của cả Nhà nước, cộng đồng KH&CN và giới doanh nghiệp để có thể vươn tới các công nghệ đã xác định”

Như vậy “Lộ trình công nghệ” có thể hiểu như một loại chương trình hướng vào hành động, vì vậy phạm vi áp dụng cách tiếp cận này tương đối vạn năng Có thể xây dựng các loại “Lộ trình công nghệ” sau: Lộ trình công nghệ cho các ngành kinh tế (công nghiệp, nông nghiêp, bưu chính viễn thông, hàng không, v.v ); Lộ trình công nghệ cho các doanh nghiệp; Lộ trình công nghệ cho một dự án phát triển (ví dụ dự án phát triển năng lượng mặt trời ở Mỹ); Lộ trình cộng nghệ cho một sản phẩm; v.v

4.3.2 Các bước xây dựng lộ trình công nghệ (Hình 4.4)

Lộ trình công nghệ thường bao gồm ba bước, đó là:

Bước 1: Dự báo nhu cầu thị trường;

Bước 2: Lựa chọn sản phẩm;

Bước 3: Lựa chọn công nghệ

Hình 4.4 Sơ đồ xây dựng “Lộ trình công nghệ”

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KH&CN

Trong nghiên cứu xây dựng các chiến lược nói chung và chiến lược phát triển KH&CN nói riêng, một số phương pháp thường được sử dụng để tiến hành bao gồm:

Phương pháp SWOT (strengths - điểm mạnh; weaknesses - điểm yếu; opportunities - thời cơ; threats – nguy cơ) được sử dụng rất rộng rãi trong phân tích môi trường Mục tiêu của phân tích SWOT là tìm ra những thời cơ và nguy cơ trong môi trường bên ngoài, các điểm mạnh và điểm yếu của chính cơ sở có tác động mạnh mẽ đến hoạt động của tổ chức và trên cơ sở đó xác định những gay cấn chiến lược cần được giải quyết

Khác với cách phân tích truyền thống, phương pháp phân tích SWOT giúp bóc tách các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài riêng ra mà không dồn lẫn hai nhóm yếu tố này vào một như cách đánh giá các mặt thuận lợi và khó khăn mà chúng ta vẫn thường làm Việc tách riêng hai loại yếu tố này giúp các bước tiếp theo của quá trình xây dựng chiến lược được tiến hành thuận lợi hơn

Theo lôgíc của vấn đề thì những điểm mạnh và những điểm yếu nằm chính trong bản thân tổ chức, ở chừng mực nào đó, có thể điều khiển được hoặc chí ít cũng thay đổi được trong một thời gian nhất định Các yếu tố thời cơ và nguy cơ không phụ thuộc và nằm ngoài tầm kiểm soát của tổ chức, do vậy tổ chức chỉ có thể tận dụng hoặc tìm cách giảm thiểu ảnh hưởng chứ không thể chủ động lập kế hoạch thay đổi chúng được Việc lập kế hoạch trên cơ sở tận dụng những thời cơ, giảm thiểu ảnh hưởng của các nguy cơ, phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu sẽ giúp xác định công việc cần làm đúng đắn và hiệu quả hơn

Phương pháp này giả định tương lai là kéo dài của hiện tại, và mọi sự kiện vẫn tiếp diễn theo phương thức như trong quá khứ Giả định này rõ ràng là quá đơn giản trong một thế giới ngày càng tùy thuộc lẫn nhau, đồng thời những biến đổi bất ngờ tại mọi nơi, mọi lúc, đều có thể tác động mạnh mẽ đến nền KT-XH

5.3 Phương pháp Điều tra Delphi

Phương pháp này bao gồm nhiều vòng hỏi ý kiến chuyên gia dưới dạng phiếu hỏi, nhằm tìm kiếm một sự hội tụ, sự đồng thuận về vấn đề đặt ra Giả định ở đây là: Sự đồng thuận của một nhóm chuyên gia có thể là tin cậy hơn so với ý kiến từng cá nhân Một lợi thế và ưu điểm của phương pháp này là tính bí mật độc lập, và sự tham gia rộng rãi của các đối tượng Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi tốn nhiều thời gian và kinh phí

Phương pháp này sử dụng các tiếp cận rộng rãi ý kiến của nhiều cộng đồng, nhằm tham vấn về các loại tương lai ở tầm dài hạn, đó là: tương lai có thể xảy ra; tương lai mong muốn; và tương lai ưa thích Trong đó, tương lai có thể là bao gồm hàng loạt phương án (kịch bản) có thể xuất hiện; tương lai mong muốn là các phương án phân tích của các chuyên gia dựa trên các xu thế; còn tương lai ưa thích là những phương án mà xã hội cần phải đạt đến Bằng cách so sánh những tương lai này với nhau, phân tích những vấn đề cốt yếu, các tham vấn sẽ xác định một chiến lược nhằm đạt được tương lai ưa thích

5.5 Phương pháp xây dựng kịch bản

Phương pháp này sử dụng cách tiếp cận có chủ đích là phát triến các kịch bản về tương lai và đánh giá ý nghĩa của chúng Những kịch bản được nêu ra thường phải là những bức tranh hợp lý, có lôgic về những khả năng trong tương lai, chứa đựng các yếu tố định lượng và định tính, nhằm tạo cơ sở để đề xuất những phản ứng linh hoạt trước những thay đổi đột ngột trong tương lai

5.6 Phương pháp xác định công nghệ then chốt

Phương pháp này sử dụng một nhóm nhỏ chuyên gia để triển khai một danh mục các công nghệ nguồn có vai trò thiết yếu đối với nền kinh tế Tuy nhiên, các kết quả theo phương pháp này thường mang tính chất “trọng cung”, theo kiểu “công nghệ đẩy”, hoặc bị chi phối bởi các nhu cầu công nghiệp, mà ít chú ý đến các nhu cầu xã hội, do vậy có ít tác dụng đối với chiến lược phát triển chung của cả hệ thống KT-XH.

KINH NGHIỆM LỰA CHỌN MÔ HÌNH CHIẾN LƯỚC PHÁT TRIỂN KH&CN CỦA CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI

Một trong những căn cứ quan trọng nhất để căn cứ và lựa chọn phương án chiến lược phát triển KH&CN là phải hướng tới một kiểu chiến lược phát triển KH&CN nào đó vừa sớm đưa lại hiệu quả kinh tế, đồng thời góp phần thu hẹp khoảng cách với các nước đang phát triển

91 Để bảo đảm đạt được hướng đó, trước hết hãy tìm hiểu kinh nghiệm phát triển KH&CN của thế giới Tuỳ thuộc vào mục tiêu và cách đi, người ta phân ra các loại chiến lược sau:

- Chiến lược phát triển toàn diện

- Chiến lược phát triển chọn lọc

- Chiến lược phát triển thích nghi

- Chiến lược phát triển dẫn trước

Nếu coi chu trình “khoa học- sản xuất- tiêu thụ” là một chuỗc các giai đoạn kế tiếp nhau, bao gồm “nghiên cứu cơ bản- nghiên cứu ứng dụng- triển khai (phát triển)-phổ cập” thì chiến lược chọn lọc, thích nghi, dẫn trước không chỉ áp dụng cho một hướng, một lĩnh vực khoa học hoặc công nghệ, mà có thể vận dụng cho một khâu nào đó của chu trình này Dựa vào cách phân loại trên, người ta có thể trình bày tóm tắt các phương án lựa chọn các kiểu chiến lược phát triển KH&CN như sau:

Bảng 4.1 Các phương án lựa chọn chiến lược KH&CN

93 Để vận dụng vào Việt Nam, ta có thể đưa ra nhận xét các phương án:

I.1 và II.1: Đây là các phương án có lẽ không phù hợp, đòi hỏi trình độ quản lý KH&CN cao, nền sản xuất tiên tiến

II.2: Điều kiện đặt ra thấp hơn, tiềm lực công nghệ và KH&CN hiện có có thể gặp trở ngại, chu kỳ phát huy tác động tương đối dài và có hiệu quả kinh tếngắn hạn có phần hạn chế.Đây là kiểu chiến lược cần xem xét các yếu tố ban đầu để nghiên cứu áp dụng

IV.1: Với phương án này, chúng ta không đủ các nguồn lực để thực hiện, ngay cả các nứơc siêu cường cũng không thể đeo đuổi cách đi “khép kín” mà xu thế quốc tế hoá đang càng ngày càng tăng

III.2: Đây là cách đi hấp dẫn cho hiệu quả kinh tế ngắn hạn, cần lượng vốn khổng lồ

Do vậy phương án này rất khó đối với ta

III.1: Cần được xem xét một cách toàn diện, dễ có điều kiện khả thi nhưng cần tìm tòi cơ chế quản lý hợp lý để tạo nên những hình mẫu tổ chức sản xuất kinh doanh năng động ở một số ngành và địa phương Chúng ta có những yếu tố ban đầu để thực hiện phương án chiến lược này Nó có thể sớm đưa hiệu quả kinh tế, tạo tiền đề để phát triển, khả năng đầu tư cho phát triển KH&CN sẽ được mở rộng và tạo nên vòng tuần hoàn tốt Đây chính là kiểu chiến lược phát triển bằng công nghệ và lấy công nghệ nuôi KH&CN

Về mục tiêu phát triển, chiến lược này cho phép từng bước thu hẹp khoảng cách về công nghệ so với các nước đi trước, phù hợp với xu hướng nhanh chóng tạo lập một năng lực công nghệ quốc gia có khả năng thích nghi với nhịp độ đổi mới công nghệ gia tăng cho thời gian tới

Về chu trình nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu và phát triển công nghệ đến phổ cập và nhân rộng trong sản xuất, thì khâu đột phá trọng tâm ưu tiên của chiến lược khoa học nhỏ- công nghệ lớn chính là khâu phổ biến và nhân rộng các đổi mới công nghệ trong thực tiễn sản xuất-kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp Để nhanh chóng thu hẹp khoảng cách (nhờ hiệu quả kinh tế ngắn hạn, chu kỳ hoàn vốn nhanh) chúng ta cần thiết và có thể tranh thủ ngay những thành tựu công nghệ tiên tiến phù hợp Tuỳ thuộc vào yêu cầu của hoạt động sản xuất, kinh doanh và cả khả năng tiếp thu đã được tạo lập trong nước, chứ không phải là lặp lại các bước đi tuần tự, sử dụng các lợi thế trong nước một cách tối đa.

NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA “CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KH&CN VIỆT

Ngày 31/12/2003, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 272/2003/QĐ -TTg phê duyệt “chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam đến năm 2010” và giao cho Bộ KH&CN chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện chiến lược Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch KH&CN năm và hàng năm phù hợp với chiến lược phát

94 triển KH&CN và kế hoạch phát triển KT-XH Đồng thời, chính phủ đã giao những nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, Ngành khác hoặc chủ trì hoặc phối hợp thực hiện một số vấn đề của chiến lược này thuộc lĩnh vực do Bộ, Ngành mình phụ trách

Tư tưởng cơ bản của chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam đến năm 2010 là tập trung xây dựng KH&CN nước ta theo hướng hiện đại, hội nhập, đưa KH&CN thực sự trở thành nền tảng và động lực đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước

Quan điểm phát triển KH&CN đến năm 2010:

Quan điểm chủ đạo về phát triển KH&CN Việt Nam được chỉ rõ trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước, cụ thể như:

- Phát triển KH&CN là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước

- Phát triển KT-XH dựa vào KH&CN, phát triển KH&CN định hướng vào mục tiêu KT-XH , củng cố quốc phòng và an ninh

- Bảo đảm sự gắn kết giữa KH&CN với giáo dục và đào tạo, giữa khoa học và công nghệ, giữa khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật

- Đẩy mạnh tiếp thu thành tựu KH&CN thế giới, đồng thời phát huy năng lực KH&CN nội sinh, nâng cao hiệu quả sử dụng tiềm lực KH&CN của đất nước

- Tập trung đầu tư của Nhà nước vào các lĩnh vực trọng điểm, ưu tiên, đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động KH&CN

Mục tiêu phát triển KH&CN đến năm 2010:

Chiến lược phát triển KH&CN đến năm 2010 tập trung thực hiện 3 nhóm mục tiêu:

- Bảo đảm cung cấp luận cứ khoa học cho quá trình công nghiệp hoá rút ngắn, phát triển bền vững theo định hướng XHCN và hội nhập thành công vào nền kinh tế thế giới (Xây dựng luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH, các giải pháp phát triển bền vững và hội nhập thành công vào nền kinh tế khu vực và thế giới; Giải đáp kịp thời những vấn đề lý luận và thực tiễn khác do cuộc sống đặt ra)

- Góp phần quyết định nâng cao chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế và năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá, đảm bảo quốc phòng và an ninh

Chiến lược đặt ra mục tiêu đến năm 2010, KH&CN phải góp phần quyết định vào việc tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về năng suất chất lượng và hiệu quả ở một số ngành kinh tế quan trọng ( nông- lâm ngư nghiệp và công nghiệp chế biến; đổi mới công nghệ cho khu vực vừa và nhỏ, tiểu thủ công để nâng cao chất lượng giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, tiếp nhận tốt công nghệ hiện đại nhập ngoại, xây dựng và phát triển có trọng điểm một số ngành công nghiệp công nghệ cao

- Đẩy mạnh xây dựng và phát triển năng lực KH&CN

Chiến lược KH&CN Việt Nam đặt ra các mục tiêu:

-Tăng tỷ lệ đầu tư cho KH&CN từ NSNN (2005:1%-1,5% GDP)

-Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, có cơ cấu trình độ và chuyên môn phù hợp với các hướng KH&CN ưu tiên, với nhu cầu phát triển KH-XH theo vùng lãnh thổ, nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ cán bộ KH&CN

-Hình thành một số Tổ chức Nghiên cứu-Phát triển và một số Trường Đại học ở một số lĩnh vực công nghệ trọng điểm, một số ngành có thế mạnh

-Hoàn thành xây dựng giai đoạn I các khu công nghệ cao Hoà Lạc và thành phố Hồ Chí Minh; các phòng thí nghiệm trọng điểm, hạ tầng kỹ thuật một số tổ chức dịch vụ KH&CN quan trọng như Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng (TC-ĐL-CL), thông tin KH&CN

-Hình thành mạng lưới tổ chức KH&CN đủ năng lực hội nhập quốc tế, gắn kết chặt chẽ với GD-ĐT, sản xuất kinh doanh

-Hình thành cơ chế quản lý KH&CN tiến bộ, tương hợp với quốc tế Đổi mới căn bản cơ chế quản lý KH&CN theo hướng phù hợp với cơ chế thị trường, đặc thù của hoạt động KH&CN và hội nhập quốc tế, tạo động lực phát huy sáng tạo của đội ngũ cán bộ KH- CN, nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN

-Nâng cao năng lực KH&CN: Đến năm 2010, KH&CN nước ta có đủ năng lực tiếp thu, làm chủ và sử dụng có hiệu quả công nghệ hiện đại nhập từ nước ngoài, có khả năng nghiên cứu và ứng dụng một số công nghệ hiện đại, nhất là CNTT, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu tiên tiến, công nghệ tự động hoá, cơ điện tử, tiếp cận trình độ thế giới trong một số lĩnh vực khoa học Việt Nam có thế mạnh

Nhiệm vu trọng tâm phát triển KH&CN đến năm 2010:

Chiến lược phát triển KH&CN đến năm 2010 đã nêu ra một số nhiệm vụ trọng tâm nghiên cứu trong các lĩnh vực KHXH&NV, KHTN và KH&CN:

+ Trong lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn:

-Nghiên cứu lý luận và thực tiễn con đường phát triển của Việt Nam

-Nghiên cứu những vấn đề kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh

-Nghiên cứu về phát triển con người Việt Nam

-Nghiên cứu dự báo các xu thế phát triển của thế giới

+ Trong lĩnh vực Khoa học tự nhiên:

Nhà nước quan tâm phát triển nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng với những trọng tâm để phục vụ cho:

- Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu tiên tiến, công nghệ tự động hoá, cơ điện tử

- Sử dụng và khai thác hợp lý tài nguyên

- Dự báo phòng tránh thiên tai

- Khai thác các nguồn lợi cơ bản, đảm bảo an ninh quốc phòng

- Phát triển một số lĩnh vực nghiên cứu lý thuyết mà Việt Nam có thế mạnh như toán học, vật lý lý thuyết

+ Trong những hướng công nghệ trọng điểm phục vụ phát triển KH-XH, chọn lọc một số công nghệ tiên tiến có tác động to lớn đến hiện đại hoá các ngành kinh tế - kỹ thuật, bảo đảm quốc phòng-an ninh.Tạo điều kiện phát triển một số ngành nghề mới, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, những công nghệ phát huy được lợi thế của nước ta về tài nguyên nông nghiệp nhiệt đới và lực lượng lao động dồi dào ở nông thôn, tạo ra sản phẩm xuất khẩu và có thu nhập cho các tầng lớp dân cư Chiến lược nêu cụ thể hướng công nghệ ưu tiên phát triển trong các lĩnh vực công nghệ thông tin- truyền thông, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu tiên tiến, công nghệ tự động hoá, cơ điện tử, năng lượng nguyên tử và các dạng năng lượng mới, công nghệ vũ trụ, công nghệ cơ khí chế tạo máy, công nghệ bảo quản và chế biến nông sản, thực phẩm

Các giải pháp phát triển KH&CN: Để đạt được những mục tiêu phát triển KH&CN đến năm 2010, cần tập trung thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp chủ yếu sau:

- Đổi mới cơ chế quản lý KH&CN;

- Phát triển tiềm lực KH&CN (nguồn lực);

- Xây dựng và phát triển thị trường KH&CN;

- Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về KH&CN

ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ VÀ NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ TRONG XÂY DỰNG

ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG

1.1 Cơ sở chung để đánh giá công nghệ Đánh giá công nghệ khởi nguồn từ một thực tế là không phải mọi đổi mới công nghệ đều mang lại lợi ích cho xã hội Ngày nay, nhiều quốc gia coi đánh giá công nghệ như là bước đầu tiên để hoạch định công nghệ nói riêng và hoạch định chính sách kinh tế - xã hội nói chung Tuy vậy, đánh giá công nghệ lại là một công việc còn mới mẻ đối với Việt Nam

Cho đến nay chưa có một định nghĩa thống nhất về đánh giá công nghệ Dưới đây là một số định nghĩa về đánh gía công nghệ

- Đánh giá công nghệ là một dạng nghiên cứu chính sách nhằm cung cấp sự hiểu biết toàn diện về một công nghệ hay một hệ thống công nghệ cho đầu vào của quá trình ra quyết định

- Đánh giá công nghệ là qúa trình tổng hợp xem xét tác động giữa công nghệ với môi trường xung quanh nhằm đưa ra các kết luận về khả năng thực tế và tiềm năng của một công nghệ hay một hệ thống công nghệ

- Đánh giá công nghệ là việc phân tích định lượng hay định tính các tác động của một công nghệ hay một hệ thống công nghệ đối với các yếu tố của môi trường xung quanh

1.1.2 Quá trình xuất hiện và phát triển của đánh giá công nghệ

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều công nghệ tiên tiến từ lĩnh vực quốc phòng được chuyển sang dân dụng Các công nghệ tiên tiến này, một mặt làm ra nhiều của cải tạo nên sự tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao, mặt khác gây ô nhiễm nặng nề cho môi trường sống do phần lớn các công nghệ quốc phòng tiêu thụ nhiều nguyên vật liệu và năng lượng Tác động xấu của công nghệ đến môi trường sống đã làm vỡ mộng nhiều nhà khoa học và chính trị về việc áp dụng các công nghệ hiện đại, đặc biệt gây phản ứng mạnh mẽ trong công chúng.Vào những năm 60, khởi đầu từ Hoa

Kỳ, áp lực của quần chúng khiến chính phủ phải xem xét vấn đề gây ô nhiễm của các công nghệ sản xuất, đưa ra các luật lệ để kiểm soát, điều chỉnh và sau đó lập ra cơ quan chuyên theo dõi vấn đề này Quá trình trên dẫn đến sự hình thành đánh giá công nghệ ở cấp nhà nước Khi đánh giá công nghệ chỉ xem xét tác động của công nghệ đến môi trường sống, các chủ doanh nghiệp chỉ áp dụng đánh giá công nghệ như một công cụ để đối phó với chính quyền Tuy nhiên, đánh giá công nghệ trong giai đoạn này đã có tác dụng thức tỉnh xã hội về hậu quả của thay đổi công nghệ, mặc dù đánh giá công nghệ còn mang tính chất thực nghiệm và chưa có một cơ sở lý luận khoa học

Giai đoạn tiếp theo, những năm của thập kỷ 70, hoạt động đánh giá công nghệ lan sang Tây Âu, ở Tây Âu các nhà đánh giá công nghệ không chỉ xem xét tác động của công nghệ đối với môi trường sống, mà mong muốn phát triển đánh giá công nghệ như một bộ môn khoa học mới Xu hướng này nhằm hướng tới việc ứng dụng các kết quả của đánh giá công nghệ, đồng thời tăng cường tính trung lập về chính trị của nó Bên cạnh đó, những năm 70 cũng chứng kiến sự xuất hiện của xu hướng đánh giá công nghệ mang sắc thái văn hoá, xã hội, môi trường và cả về chính trị Kết quả của các phong trào này đã tạo ra một loại cách tiếp cận mới đối với đánh giá công nghệ Giai đoạn tiếp theo, cuối những năm 70, đầu thập kỷ 80 là giai đoạn thể chế hoá đánh giá công nghệ Các cơ quan chuyên trách về đánh giá công nghệ được hình thành, như văn phòng đánh giá công nghệ của quốc hội Mỹ (OTA) năm 1976, cơ quan đánh giá công nghệ của Hà Lan (NOTA), chương trình dự báo và đánh giá công nghệ của cộng đồng châu âu (FASR) Ở một số nước tuy không có cơ quan chính thức chuyên trách về đánh giá công nghệ, nhưng có các nhóm ở các viện khoa học, ở các cơ quan của chính phủ và các phong trào xã hội quan tâm đến đánh giá công nghệ ở quy mô đáng kể

Từ những năm 80 đến nay, đánh giá công nghệ đã bước vào giai đoạn hoàn thiện Đánh giá công nghệ bắt đầu có ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách và phát triển công nghệ Về phương pháp luận, xu hướng chung là chuyển từ các mô hình định lượng và phân tích hệ thống sang cách tiếp cận định tính hướng về mục đích sử dụng, dựa đáng kể vào nghiên cứu tình huống Việc phát triển mạng lưới quốc tế các nhà nghiên cứu đánh giá công nghệ đã bắt đầu hình thành Ngày nay, ở các nước phát triển, đánh giá công nghệ trở thành vấn đề có tính lập pháp và trở thành một bộ phận khoa học Kỹ thuật đánh giá công nghệ đã được dùng để phân tích hiệu quả trong đổi mới sản phẩm và công nghệ chế tạo ra sản phẩm, trong chính sách kinh doanh, trong lựa chọn địa điểm đầu tư… mà các phương pháp phân tích thị trường, phân tích kinh tế truyền thống không giải quyết được

1.1.3 Mục đích của đánh giá công nghệ Ở các nước đang phát triển, đánh giá công nghệ nhằm các mục đích sau:

- Đánh giá công nghệ để chuyển giao hay áp dụng một công nghệ Để đạt được mục đích này, đánh giá công nghệ phải xác định được tính thích hợp của công nghệ đối với môi trường nơi áp dụng nó

- Đánh giá công nghệ để điều chỉnh và kiểm soát công nghệ Thông qua đánh giá công nghệ để nhận biết các lợi ích của một công nghệ, trên cơ sở đó phát huy, tận dụng các lợi ích này, đồng thời tìm ra các bất lợi tiềm tàng của công nghệ để có biện pháp ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục

- Đánh giá công nghệ cung cấp một trong những đầu vào cho quá trình ra quyết định:

+ Xác định chiến lược công nghệ khi có thay đổi lớn trong chính sách kinh tế

+ Khi quyết định chấp nhận các dự án tài trợ công nghệ của nước ngoài

+ Quyết định triển khai một công nghệ mới hay mở rộng một công nghệ đang hoạt động

+ Xác định thứ tự ưu tiên phát triển công nghệ của quốc gia trong từng giai đoạn

1.1.4 Các đặc điểm và nguyên tắc trong đánh giá công nghệ Đánh giá công nghệ được coi là một dạng nghiên cứu chính sách Nó có các đặc điểm sau:

- Đánh giá công nghệ liên quan đến rất nhiều biến số, các biến số lại có các thứ nguyên khác nhau Đó là vì đánh giá công nghệ đề cập đến tất cả các yếu tố môi trường xung quanh công nghệ, bao gồm: kinh tế, xã hội, văn hoá, tài nguyên, dân số, chính trị và pháp lý

- Phải xem các tác động nhiều bậc, bao gồm trực tiếp và gián tiếp Ví dụ khi xem xét khía cạnh dân số khi triển khai một công nghệ ở một địa phương: số lượng cán bộ, công nhân viên nhà máy có thể xác định chính xác, song không xác định được thân nhân của họ cùng đến sinh sống…

- Phải xem xét tác động đến nhiều nhóm người trong xã hội Các nhóm này có các lợi ích khác nhau, đôi khi đối lập nhau đối với một công nghệ cụ thể

- Đánh giá công nghệ liên quan đến nhiều bộ môn khoa học, vì phải đánh giá mối quan hệ với tất cả các yêu tố mà công nghệ có thể tác động tới

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ

2.1.1 Khái niệm Đối với các nước đang phát triển, phát triển công nghệ chủ yếu tập trung vào nhập khẩu công nghệ nước ngoài Chuyển giao công nghệ trong tình hình như vậy làm phát sinh nhiều vấn đề: giá công nghệ quá cao; công nghệ không phù hợp với nguồn lực, điều kiện và mục tiêu; phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài … dẫn đến việc sử dụng công nghệ kém hiệu quả Từ thực tế như vậy, các nước đang phát triển nhận thấy cần phải xây dựng và phát triển năng lực công nghệ quốc gia (National Technological Capability – NTC) Đây là nhiệm vụ cơ bản của các nước đang phát triển, không chỉ đơn thuần về mặt kinh tế, mà còn xuất phát từ quan điểm xã hội, vì những tài sản phi vật chất như kỹ năng và kiến thức đóng góp đáng kể vào sự phát triển văn hoá – xã hội của đất nước Hơn nữa, người ta có thể khẳng định rằng có nguồn tài nguyên lớn mà năng lực công nghệ yếu kém thì không thể đảm bảo cho quá trình phát triển Năng lực công nghệ quốc gia là một vấn đề phức tạp, đã có nhiều tác giả nghiên cứu Theo Lall, “ Năng lực công nghệ quốc gia (ngành, cơ sở) là khả năng của một nước triển khai các công nghệ hiện có một cách có hiệu quả và ứng phó được với những thay đổi công nghệ.” Theo định nghĩa này có hai mức hoạt động phát triển công nghệ, cũng là hai cơ sở để phân tích năng lực công nghệ, đó là :

- Sử dụng có hiệu quả công nghệ có sẵn

- Thực hiện đổi mới công nghệ thành công

Khái niệm này cũng đã khái quát được hai mặt cơ bản của năng lực công nghệ mà nhiều chuyên gia đã đề cập là khả năng đồng hoá công nghệ và khả năng phát triển công nghệ nội sinh Vào những năm 1960, các nghiên cứu tập trung vào những vấn đề liên quan đến chuyển giao công nghệ nhằm mục đích mang lại nhiều lợi ích cho các

111 nước nhập công nghệ Trong giai đoạn này, năng lực công nghệ được hiểu là năng lực quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ

Vào cuối những năm 1970 và vào những năm 1980, một số tác giả cho rằng mặc dù các nước đang phát triển phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài nhưng cũng có thể tạo được một nền tảng công nghệ (bao gồm phương tiện, kỹ năng, kiến thức và tổ chức) hoặc có thể tạo được một năng lực công nghệ Do vậy, các nghiên cứu chuyển sang các vấn đề liên quan đến công nghệ sau khi đã được nhập Như vậy vào những năm

1980, năng lực công nghệ ở các nước đang phát triển được hiểu rộng hơn và có liên quan đến năng lực của doanh nghiệp trong việc mua, hấp thụ, sử dụng, thích nghi, cải tiến và đổi mới công nghệ

Vào những năm 1990, năng lực công nghệ được nghiên cứu sâu hơn vì một số lý do sau :

- Năng lực công nghệ quốc gia là yếu tố quyết định mức độ thành công của các chiến lược phát triển công nghiệp, đa dạng hoá và xuất khẩu

- Năng lực công nghệ ở cấp doanh nghiệp được nâng cao sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí trong việc mua và hấp thụ công nghệ, tăng cường năng lực cạnh tranh

2.1.2 Phân loại năng lực công nghệ a/ Phân loại của Fransman

Theo Fransman năng lực công nghệ liên quan đến năng lực của doanh nghiệp để tiến hành các hoạt động nhằm biến đổi đầu vào thành đầu ra Năng lực công nghệ gồm những loại năng lực sau:

- Năng lực tìm kiến và lựa chọn công nghệ để nhập

- Năng lực hấp thụ và sử dụng thành công công nghệ nhập

- Năng lực thích nghi và cải tiến công nghệ nhập

- Năng lực đổi mới công nghệ b/ Phân loại của S Lall

Lall cho rằng năng lực công nghệ của doang nghiệp được phản ánh bởi năng lực tổng hợp để thực hiện những nhiệm vụ trong chuỗi hoạt động “mua - sử dụng – thích nghi

- cải tiến” Lall chia năng lực công nghệ ở cấp doanh nghiệp làm các loại như sau:

- Năng lực chuẩn bị đầu tư: bao gồm năng lực phân tích sơ bộ lợi ích của đầu tư, phân tích chi tiết dự án, tìm kiếm công nghệ, mua công nghệ và nghiên cứu kỹ thuật

- Năng lực thực hiện dự án: gồm năng lực để thực hiện các công việc như: thiết kế kỹ thuật, xác định các loại thiết bị cần phải có, tìm mua và thử nghiệm; xây dựng, lắp đặt; giám sát dự án; đào tạo vận hành

- Năng lực thực hiện các công việc về công nghệ sản phẩm (Product Technolpgy): bao gồm năng lực thiết kế, cải tiến và đổi mới sản phẩm

- Năng lực thực hiện các công việc về công nghệ quá trình (Process Technology): gồm năng lực đảm bảo quá trình hoạt động hiểu quả, năng lực thay đổi, cải tiến và đổi mới quá trình

- Năng lực lập kế hoạch tổng thể và điều hành sản xuất

- Năng lực chuyển giao công nghệ: gồm năng lực hỗ trợ kỹ thuật, cấp license, xây dựng nhà máy theo hợp đồng chìa khoá chao tay, cung cấp các dịch vụ

- Năng lực đổi mới về tổ chức để phát triển công nghệ: tăng thêm quyền tự trị và quản lý tài chính cho bộ phận chịu trách nhiệm về công nghệ, đưa thêm cán bộ kỹ thuật vào ban quản trị cấp cao, truyền bá thông tin công nghệ khắp các bộ phận của doanh nghiệp, tạo các mối quan hệ với bên ngoài như các nhà cung cấp công nghệ, các trường đại học, các hiệp hội công nghiệp c/ Phân loại của viện nghiên cứu phát triển Thái Lan (TDRI):

Theo TDRI, năng lực công nghệ của một doanh nghiệp là năng lực tiến hành các hoạt động liên quan đến công nghệ hoặc những hoạt động nhằm áp dụng tri thức một cách có hệ thống biến đổi đầu vào thành đầu ra Có bốn năng lực loại công nghệ chủ yếu:

- Năng lực tiếp nhận: bao gồm năng lực tìm kiếm, đánh giá, đàm phán, mua bán, chuyển giao, thiết kế nhà xưởng, lắp đặt các phương tiện sản xuất

- Năng lực vận hành: gồm năng lực thao tác, bảo dưỡng, đào tạo, quản lý, kiểm tra chất lượng

- Năng lực thích nghi: gồm tiếp thu kiến thức, hấp thụ công nghệ, thích nghi và cải tiến sản phẩm và qúa trình

- Năng lực đổi mới: gồm R&D, đổi mới sản phẩm và quá trình

Ngoài các phân loại nói trên đây còn nhiều cách phân loại các năng lực công nghệ của các tác giả khác Dựa vào những phân loại đã có, người ta đưa ra một phân loại khác vừa khắc phục được nhược điểm của những phân loại trước đây vừa bổ sung thêm năng lực mới Theo cách phân loại này, năng lực công nghệ gồm 4 loại: năng lực vận hành, năng lực giao dịch công nghệ, năng lực đổi mới và năng lực hỗ trợ

- Năng lực vận hành: Năng lực vận hành giúp doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất có hiệu quả, gồm những năng lực sau:

+ Năng lực sử dụng hiệu quả thiết bị và nhà máy hiện có

+ Năng lực hoạch định và điều hành sản xuất

+ Năng lực sữa chữa và bảo hành máy móc, thiết bị

+ Năng lực thay đổi nhanh chuyển sang các moden sản phẩm mới

+ Năng lực sử dụng các hệ thống thông tin và điều khiển dựa trên máy tính

- Năng lực giao dịch công nghệ: Năng lực này giúp doanh nghiệp hoạch định và thực hiện có hiệu quả các hoạt động chuyển giao công nghệ, bao gồm:

+ Năng lực xác định nhu cầu công nghệ và lập luận chứng cho việc giao dịch + Năng lực tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn đối tác

+ Năng lực lựa chọn phương thức chuyển giao công nghệ

- Năng lực đổi mới: Thuật ngữ đổi mới (lnnovation) ở đây ám chỉ đổi mới dựa trên công nghệ (Technology – based Innovation) hay đổi mới công nghệ (Tecnological Innovation) Năng lực đổi mới là năng lực giúp doang nghiệp thực hiện các đổi mới về công nghệ và áp dụng vào sản xuất nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh hiện tại, tạo ra những hoạt động kinh doanh mới và khai thác các cơ sở công nghệ mới Năng lực đổi mới gồm các năng lực như sau:

+ Năng lực bắt trước công nghệ hấp thu được

+ Năng lực đổi mới sản phẩm

+ Năng lực đổi mới quá trình

+ Năng lực đổi mới ứng dụng

LỰA CHỌN VÀ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG

LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG

Trong hai thập kỷ (1950 – 1970), nền kinh tế thế giới tăng trưởng với tốc độ cao chưa từng thấy, do sự mở rộng quy mô và chuyển các công nghệ trong lĩnh vực quốc phòng sang dân dụng Nhưng sau cuộc khủng hoảng giá dầu mỏ (1972 – 1973) dẫn đến khủng hoảng nền kinh tế thế giới, các nước công nghiệp nhận ra rằng, chính những ngành công nghiệp khổng lồ là mối đe doạ trực tiếp sự sống còn của họ Các nước đang phát triển cũng nhận thấy rằng một số ngành công nghiệp làm họ nghèo thêm và phụ thuộc nhiều hơn vào các nước phát triển từ đó nảy sinh vấn đề công nghệ nào là thích hợp cho sự phát triển và xác lập tính thích hợp của công nghệ như thế nào

Bắt đầu một công việc kinh doanh chân chính phải nên xem xét đến tính thích hợp của công nghệ sắp được áp dụng Công nghệ thích hợp ở các nước công nghiệp bắt đầu là do sự tập trung của hàng loạt lợi ích khác nhau Các lợi ích này bao gồm các nhu cầu để:

- Tìm ra mối quan hệ hài hoà hơn và có thể chấp nhận được với hoàn cảnh xung quanh

- Tìm ra được cách để thoát khởi sự khủng hoảng về nguyên liệu và năng lượng đang thúc bách lúc bấy giờ

- Giảm bớt các công việc nặng nhọc mà ít người muốn làm

- Triển khai nhiều hơn các việc làm để có lợi cho xã hội

- Đưa các ngành kinh tế địa phương phát triển đúng hướng, cùng với việc tăng các doanh nghiệp do chính người địa phương điều hành và làm chủ

- Thúc đẩy sự phát triển văn hoá địa phương để chống lại sự đơn điệu và cằn cỗi ngày một tăng của văn hoá quần chúng đã truyền bá thông qua các phương tiện điện tử Đặc trưng các hoạt động hướng tới công nghệ thích hợp ở các nước đã công nghiệp hoá là sự cố gắng để sửa chữa sự thái qúa và mất cân bằng của nền văn hoá công nghiệp với sự sùng bái thái quá chủ nghĩa vật chất Ở các nước đang phát triển, công nghệ thích hợp được phát triển do một loạt các nhu cầu khác nhau Điều nổi bật là họ thừa nhận chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá bắt chước ở các nước phát triển đã không thành công trong giải quyết vấn đề nghèo đói và mất ổn định Vấn đề này có thể có nhiều lý do Nguồn tài nguyên công nghệ của thế giới, một cơ sở cần thiết cho công nghiệp hoá, cơ bản đang bị khống chế bởi một số ít các nước mạnh nhất phục vụ cho nền kinh tế và lối sống của họ Chuyển giao công nghệ chỉ phục vụ cho lợi ích của các nước giàu trong việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động rẻ mạt và các thị trường tiêu thụ tốt Kết quả là hàng

127 trăm triệu người đã được hiện đại hoá sự nghèo khổ của mình và trong nhiều trường hợp việc áp dụng các công nghệ nhập khẩu đã tạo ra một cuộc công kích mạnh mẽ, dữ dội vào nền văn hoá địa phương Do đó đặc trưng công nghệ thích hợp ở các nước đang phát triển về thực chất là cố gắng để thích nghi và triển khai công nghệ phù hợp với hoàn cảnh của họ Đối với nước ta, để tăng trưởng kinh tế, trước hết cần có một mô hình kinh tế phù hợp Tìm hiểu kinh nghiệm của nhiều nước, chúng ta không dập khuôn bất kỳ một mô hình nào đó mà tiếp thu những ưu điểm, loại trừ khuyết tật của các mô hình để có thể hình thành các mô hình kinh tế Việt Nam, phù hợp với thực tiễn đất nước, truyền thống dân tộc và xu thế thời đại Theo ý kiến của nhiều chuyên gia và theo hướng suy nghĩ tích cực, thực tiễn, thì ta phải biết kết hợp các nhân tố của kinh tế thị trường, kinh tế tri thức, kinh tế sinh thái, kinh tế nhân văn, kinh tế văn hoá, kinh tế - xã hội Để thích ứng với mô hình kinh tế hợp lý đó, vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hoá cũng phải có bước đi riêng và tìm ra một mô hình thích hợp Để thực hiện ý đồ đó, tìm ra nguồn lực động lực và mục tiêu của nó là vấn đề cốt lõi Trong những vấn đề cần chú ý thì công nghệ thích hợp là vấn đề cơ bản Vậy công nghệ thích hợp là gì ? Khái quát trong một định nghĩa ngắn gọn là vấn đề phức tạp và rất khó Các nước đang phát triển thống nhất quan niệm:

"Công nghệ thích hợp là các công nghệ đạt được các mục tiêu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, trên cơ sở phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của địa phương"

1.1.2 Căn cứ xác định công nghệ thích hợp

Công nghệ được tạo ra từ hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) Tuy nhiên, các hoạt động R&D tại các nơi khác nhau sẽ tạo ra công nghệ khác nhau để đạt được cùng một mục tiêu Điều này là do hoàn cảnh, bao gồm các yếu tố như dân số; tài nguyên; hệ thống kinh tế, công nghệ, môi trường, văn hoá – xã hội, pháp luật- chính trị Do vậy bất kỳ công nghệ nào cũng được xem là thích hợp tại thời điểm phát triển, đối với hoàn cảnh mà nó được phát triển và mục tiêu phát triển Nó có thể thích hợp hoặc không thích hợp ở nơi khách hoặc vào thời điểm khác Như vậy, tính thích hợp của công nghệ không phải là một tính chất nội tại của công nghệ, nó phụ thuộc vào hoàn cảnh, thời gian và mục tiêu

- Hoàn cảnh bao gồm các yếu tố như : Dân số, tài nguyên, kinh tế, công nghệ, môi trường sống, văn hoá, xã hội, chính trị, pháp luật, quan hệ quốc tế

- Mục tiêu : Dựa vào các mục tiêu quốc gia, của ngành , của địa phương, của cơ sở mà xác định, nhưng phải tối đa hiệu quả và tối thiểu hậu quả Mục tiêu có thể đổi khác khi những yếu tố, nhân tố tạo nên hiệu quả và gây hậu quả thay đổi và tương quan giữa hai tập yếu tố này

Giới thiệu một số tiêu chuẩn đánh giá tính thích hợp của công nghệ

1.1.3 Định hướng công nghệ thích hợp

Trong bối cảnh của các nước đang phát triển, công nghệ thích hợp được xem xét ở 4 khía cạnh: a/ Định hướng theo trình độ công nghệ

Tiền đề cơ bản làm cơ sở cho định hướng này là có một loạt công nghệ sẵn có để thỏa mãn một nhu cầu nhất định Vấn đề là lựa chọn công nghệ như thế nào cho phù hợp Các công nghệ sẵn có được sắp xếp theo thứ tự thô sơ, thủ công đến tiên tiến, hiện đại Đối với các nước đang phát triển, nếu chọn công nghệ tiên tiến:

- Công nghệ tiên tiến là cơ hội để các nước đang phát triển có thể hoàn thành công nghiệp hoá nhanh chóng

- Công nghệ tiên tiến có thời gian sử dụng lâu dài

- Công nghệ tiên tiến tạo năng suất lao động cao, chất lượng tốt, giá thành hạ, lợi nhuận cao, thuận lợi trong phân công hợp tác quốc tế

Tuy nhiên, các công nghệ tiên tiến vốn ứng dụng các kết quả của khoa học hiện đại, nên khi tiếp nhận chúng, các nước đang phát triển thường gặp khó khăn như:

- Tập trung vốn lớn, khó thực hiện nhiều mục tiêu một lúc, kìm hãm sự phát triển các cơ sở vừa và nhỏ

- Đòi hỏi năng lực vận hành và trình độ quản lý cao

- Cắt đứt một cách đột ngột với quá khứ, do đó tính thích nghi giảm

Quan điểm của nhiều chuyên gia cho rằng, đối với các nước đang phát triển là để dung hoà có thể chọn công nghệ trung gian Loại công nghệ này có trình độ trung gian giữa công nghệ thô sơ, rẻ tiền và công nghệ tiên tiến, hiện đại Lý do có thể là:

- Điều kiện ở các nước đang phát triển không giống như điều kiện ở các nước phát triển Cho nên loại công nghệ trung gian có thể dung hoà được hai hoàn cảnh đó

- Được xây dựng với quy mô từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp, từ trình độ trung bình đến hiện đại Công nghệ trung gian sẽ tạo ra các cơ hội tốt bằng thực nghiệm và từng bước nâng dần kỹ năng, kỹ xảo cũng như kinh nghiệm quản lý

- Có điều kiện triển khai nhiều công nghệ để giải quyết nhiều mục tiêu trong điều kiện nguồn vốn bị hạn chế

- Công nghệ trung gian tạo điều kiện cho việc tiếp thu, đồng hoá dễ dàng b/ Định hướng theo nhóm mục tiêu

Cơ sở định hướng là dựa vào các nhóm mục tiêu phát triển công nghệ Thông thường các nhóm mục tiêu được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, đó là cơ sở để lựa chọn công nghệ thích hợp theo từng giai đoạn Nhóm mục tiêu bao gồm:

- Thoả mãn các nhu cầu tối thiểu, tạo công ăn việc làm và nâng cao mức sống đồng đều

- Tăng năng suất lao động và sức cạnh tranh trên thị trường

- Tự lực và độc lập về công nghệ

Ví dụ, khi mục tiêu phát triển công nghệ là thoả mãn nhu cầu tối thiểu, đối tượng phục vụ của công nghệ sẽ là đông đảo dân nghèo ở nông thôn Tiêu thức thích hợp của công nghệ có thể là chi phí sản xuất thấp, giá thành sản phẩm hạ, phát huy các công nghệ truyền thống, tận dụng các nguồn lức sẵn có của địa phương.v.v… c/ Định hướng theo sự hạn chế các nguồn lực

ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ

2.1.1 Đổi mới công nghệ là gì?

Lịch sử phát triển xã hội loài người đã trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của một loại hình kỹ thuật đặc trưng quyết định sự phát triển của xã hội loài người ở giai đoạn đó Thời kỳ đồ đá phát triển cao hơn thời kỳ trước đó là nhờ sự xuất hiện và phát triển của các công cụ lao động bằng đá Thời kỳ đó lại được thay thế bởi thời kỳ đồ đồng có mức độ phát triển cao hơn với sự xuất hiện và phát triển của việc sản xuất và sử dụng các công cụ sản xuất bằng đồng Chính khả năng dễ chế tạo thành các công cụ lao động khác nhau của đồng và tính hiệu quả cao hơn của các công cụ này đã làm cho chất lượng sống của con người được nâng cao hơn … Đến thế kỷ XVIII tất cả các hệ thống kỹ thuật mà loài người đã sử dụng lúc đó dần được thay đổi đó là ở nguồn động lực, với sự ra đời của máy hơi nước - nguồn động lực mới thay thế nguồn động lực truyền thống là sức lực cơ bắp của con người và gia súc và một phần nhỏ sức mạnh tự nhiên như sức gió, sức

137 nước Đó là một trong các yếu tố tạo nên cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, làm thay đổi bộ mặt của thế giới

Ngày nay việc ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin là một xu thế tất yếu của hệ thống công nghệ toàn cầu đã và đang mang lại những hiệu quả to lớn đối với sự phát triển của từng doanh nghiệp, mỗi quốc gia và toàn thế giới, nhờ liên tục đổi mới công nghệ

Vậy đổi mới công nghệ là gì? Đó chính là cấp cao nhất của thay đổi công nghệ và là qúa trình quan trọng nhất của sự phát triển đối với tất cả các hệ thống công nghệ Có quan điểm cho rằng đổi mới công nghệ là sự hoàn thiện và phát triển không ngừng các thành phần cấu thành công nghệ dựa trên các thành tựu khoa học nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế, xã hội Với quan điểm này một sự thay đổi trong các thành phần công nghệ dù nhỏ cũng được coi là đổi mới công nghệ, thực ra các hoạt động này nên coi là cải tiến công nghệ thì chính xác hơn Mặt khác, hệ thống công nghệ mà con người đang sử dụng có tính phức tạp và đang dạng cao, chỉ một loại sản phẩm đã có thể dùng rất nhiều loại công nghệ khác nhau, do đó nếu xếp tất cả các thay đổi nhỏ về công nghệ thuộc về đổi mới công nghệ thì việc quản lý đổi mới công nghệ là việc làm không có tính khả thi Để có thể quản lý được các hoạt động đổi mới thì cần tập trung vào những hoạt động cơ bản Do đó ta có thể đưa ra khái niệm đổi mới công nghệ như sau: “Đổi mới công nghệ là việc chủ động thay thế tầm quan trọng (cơ bản, cốt lõi) hay toàn bộ công nghệ đang sử dụng bằng một công nghệ khác tiên tiến hơn, hiệu quả hơn.” Đổi mới công nghệ có thể chỉ nhằm giải quyết các bài toán tối ưu các thông số sản xuất như năng suất, chất lượng, hiệu quả… (Đổi mới quá trình) hoặc có thể nhằm tạo ra một sản phẩm, dịch vụ mới phục vụ thị trường (đổi mới sản phẩm) Đổi mới công nghệ có thể là đưa ra hoặc ứng dụng những công nghệ hoàn toàn mới (ví dụ, sáng chế công nghệ mới) chưa có trên thị trường công nghệ hoặc là nơi sử dụng nó lần đầu và trong một hoàn cảnh hoàn toàn mới (ví dụ, đổi mới công nghệ nhờ chuyển giao công nghệ theo chiều ngang)

2.1.2 Phân loại đổi mới công nghệ

Từ những năm 1950, các nhà kinh tế học tân cổ điển đã nhận thức được vai trò của công nghệ Trong các mô hình phát triển của họ đã có sự tham gia của tiến bộ công nghệ Các nhà kinh tế học đã khẳng đinh chính đổi mới công nghệ đã giúp cho các nền kinh tế, một mặt thoát khỏi tình trạng lợi tức giảm, mặt khác đạt được tỷ lệ tăng trưởng dài hạn Đổi mới công nghệ có thể được phân loại theo tính sáng tạo và theo sự áp dụng a/ Theo tính sáng tạo

Bao gồm đổi mới gián đoạn (Discontinuous Innovation) và đổi mới liên tục (Continuous Innovation)

138 Đổi mới gián đoạn, còn gọi là đổi mới căn bản (Radical Innovation), thể hiện sự đột phá về sản phẩm và quá trình, tạo ra những ngành mới hoặc làm thay đổi những ngành đã chín muồi Đổi mới này tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường mới Đổi mới liên tục, còn gọi là đổi mới tăng dần (Incremental Innovation), nhằm cải tiến sản phẩm và quá trình để duy trì vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường hiện có

Mối quan hệ giữa đổi mới gián đoạn và đổi mới liên tục được minh hoạ ở hình vẽ b/ Theo sự áp dụng

Nếu xem công nghệ gồm công nghệ sản phẩm (Product technology) và công nghệ quá trình (Process technology) thì đổi mới công nghệ bao gồm đổi mới sản phẩm (sản phẩm gồm hàng hoá và dịch vụ) và đổi mới quá trình

- Đổi mới sản phẩm : Đưa ra thị trường một loại sản phẩm mới (mới về mặt công nghệ)

- Đổi mới quá trình : Đưa vào doanh nghiệp hoặc đưa ra thị trường một quá trình sản xuất mới (mới về mặt công nghệ)

- Đổi mới sản phẩm và quá trình có thể đổi mới gián đoạn hay liên tục

Ngoài ra còn một số cách phân loại khác như: Nếu đổi mới công nghệ có thể giúp nhà sản xuất tạo ra cùng một lượng sản phẩm nhưng tiết kiệm vốn nhiều hơn tiết kiệm lao động, trong trường hợp này người ta gọi là đổi mới công nghệ tiết kiệm vốn.Nếu đổi mới công nghệ tiết kiệm lao động nhiều hơn tiết kiệm vón thì đổi mới công nghệ được gọi là đổi mới công nghệ tiết kiệm lao động Trong trường hợp đổi mới công nghệ có tác dụng tiết kiệm cả hai yếu tố cùng một tỷ lệ, thì đổi mới công nghệ được gọi là trung tính Cũng có cách phân loại đổi mới công nghệ phần cứng và đổi mới công nghệ phần mềm

2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới công nghệ a/ Thị trường

Những nền kinh tế thị trường có thể có lợi thế trong quá trình đổi mới Nếu thị trường của một loại sản phẩm nào đó được mở rộng thì điều này sẽ thúc đẩy đổi mới Đổi

139 mới chỉ thật sự hoàn thành sau khi sản phẩm hay quá trình được người sử dụng chấp nhận, do vậy một khía cạnh rất quan trọng của đổi mới là Marketing b/ Nhu cầu

Phần lớn các trường hợp đổi mới công nghệ xuất phát từ nhu cầu Có thể là do áp lực của môi trường kinh doanh (các yếu tố vĩ mô như chính trị, xã hội, kinh tế, công nghệ…) làm xuất hiện nhu cầu, thí dụ: do áp lực của xã hội về vấn đề ô nhiễm môi trường, các nhà sản xuất ô tô nghiên cứu để chế tạo thiết bị giảm ô nhiễm trang bị cho ô tô Nhu cầu của người tiêu dung cũng thúc đẩy đổi mới c/ Hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D)

Nghiên cứu và phát triển là khâu quan trọng trong quá trình đổi mới Báo cáo về năng lực cạnh tranh của Châu Âu nêu rõ: “Nếu không có cơ sở nghiên cứu khoa học mạnh và đa dạng thì sẽ không hề có bất kỳ một sự cất cánh công nghệ nào cả” Các doanh nghiệp có ngân sách R&D lớn và nguồn nhân lực R&D có kỹ năng nghiên cứu sẽ thuận lợi trong đổi mới công nghệ d/ Cạnh tranh

Nói chung cạnh tranh thúc đẩy đổi mới e/ Các chính sách quốc gia hỗ trợ đổi mới Để khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, chính phủ thường có những chính sách thích hợp

2.2 Tác động của đổi mới công nghệ

Theo Diorio, “năng suất là sự kết hợp hiệu quả (efficiency) và kết quả (effectiveness), nghĩa là đạt được kết quả với việc sử dụng tốt nhất các nguồn lực.” Đổi mới công nghệ thường làm tăng năng suất thể hiện qua việc giảm chi phí sản xuất trên mỗi đơn vị sản phẩm và giúp các doanh nghiệp đạt được các mục tiêu như nâng cao tính linh hoạt, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hang

2.2.2 Đối với chất lượng sản phẩm

Công nghệ mới có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm Khi đồ thị thống kê chuẩn và đồ thị thống kê thực tế chênh lệch nhau vượt quá giới hạn cho phép, chuông sẽ báo động và nhân viên trực sẽ tiến hành điều chỉnh, ngăn chặn ngay từ đầu việc sản xuất sản phẩm không đảm bảo chất lượng

2.2.3 Đối với chu kỳ sống của sản phẩm

Sử dụng công nghệ mới làm rút ngắn chu kỳ sống của sản phẩm vì công nghệ mới có tính linh hoạt cao, có thể đưa ra nhiều model mới

2.2.4 Đối với chiến lược kinh doanh

CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TRONG XÂY DỰNG

KHÁI NIỆM CHUNG

1.1 1.1 Chuyển giao công nghệ là gì?

1.1.1 Các định nghĩa chuyển giao công nghệ

- Tổng quát: Chuyển giao công nghệ là việc đưa kiến thức kỹ thuật ra khỏi ranh giới nơi sản sinh ra nó

- Theo quan điểm quản lý công nghệ: Chuyển giao công nghệ là tập thể tập hợp các hoạt động thương mại và pháp lý nhằm làm cho bên nhận công nghệ có được năng lực công nghệ như bên giao công nghệ trong khi sử dụng công nghệ đó vào một mục đích đã định

- Nghị định 45/1998/NĐ-CP quan niệm: Chuyển giao công nghệ là hình thức mua và bán công nghệ trên cơ sở hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được thoả thuận phù hợp với các quy định của pháp luật Bên bán có nghĩa vụ chuyển giao các kiến thức tổng hợp của công nghệ hoặc cung cấp các máy móc, thiết bị, dịch vụ, đào tạo… kèm theo các kiến thức công nghệ cho bên mua và bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán để tiếp thu, sử dụng các kiến thức công nghệ đó theo các điều kiện đã thoả thuận và ghi nhận trong hợp đồng chuyển giao công nghệ

1.1.2 Đối tượng chuyển giao công nghệ

Các đối tượng chuyển giao công nghệ bao gồm: a/ Các đối tượng sở hữu công nghiệp có hoặc không kèm theo máy móc, thiết bị mà pháp luật cho phép chuyển giao

Sở hữu công nghiệp bao gồm: Sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá và các đối tượng khác do luật định

- Trong đó sáng chế là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ thế giới, có trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội

- Giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội

- Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, có tính mới đối với thế giới và dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp

- Nhãn hiệu hàng hoá là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau Nhãn hiệu hàng hoá có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc

- Tên gọi xuất xứ hàng hoá là tên địa lý của nước, địa phương dùng để chỉ xuất xứ mặt hàng từ nước, địa phương đó với điều kiện những mặt hàng này có các

165 tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên các điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt, bao gồm yếu tố tự nhiên, con người hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó

- Quyền sở hữu đối với sở hữu công nghiệp có thể được xác lập theo văn bằng bảo hộ do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cấp, nếu chủ sở hữu có nộp đơn yêu cầu b/ Bí quyết, kiến thức kỹ thuật về công nghệ dưới dạng phương án công nghệ, các giải pháp kỹ thuật, quy trình công nghệ, phần mềm máy tính, tài liệu thiết kế, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật có hoặc không kèm theo máy móc, thiết bị

Bí quyết là những kinh nghiệm, kiến thức, thông tin kỹ thuật quan trọng, mang tính chất bí mật được tích luỹ, khám phá trong quá trình nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, có khả năng tạo ra những dịch vụ, sản phẩm có chất lượng cao, đem lạo hiệu quả kinh tế lớn, có khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường c/ Các giải pháp hợp lý hoá sản xuất, đổi mới công nghệ d/ Các hình thức dịch vụ kỹ thuật hỗ trợ chuyển giao công nghệ như:

- Hỗ trợ lựa chọn công nghệ, hướng dẫn lắp đặt thiết bị, vận hành thử dây chuyền…

- Tư vấn quản lý công nghệ, quản lý kinh doanh, hướng dẫn thực hiện quy trình công nghệ được chuyển giao

- Đào tạo, huấn luyện nâng cao trình độ chuyên môn và quản lý của công nhân, cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý để nắm vững công nghệ được chuyển giao e/ Máy, thiết bị, phương tiện kỹ thuật kèm theo một hoặc một số trong 4 đối tượng nêu trên

1.1.3 Hợp đồng chuyển giao công nghệ

Một chuyển giao công nghệ phải được lập thành văn bản hợp đồng a/ Hợp đồng chuyển giao công nghệ có thể bao gồm các nội dụng chủ yếu sau đây:

- Đối tượng hợp đồng, tên, nội dung, đặc điểm công nghệ, nội dung công nghệ, kết quả áp dụng công nghệ

- Chất lượng công nghệ, nội dung và thời hạn bảo hành công nghệ

- Địa điểm, thời hạn và tiến độ chuyển giao công nghệ

- Phạm vi, mức độ giữ bí mật công nghệ

- Giá của công nghệ và phương thức thanh toán

- Trách nhiệm của hai bên về bảo hộ công nghệ

- Cam kết về đào tạo liên quan đến công nghệ chuyển giao

- Nghĩa vụ về hợp tác và thông tin của các bên

- Điều kiện sửa đổi và huỷ hợp đồng

- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và thủ tục giải quyết tranh chấp b/ Các nội dung khác trong hợp đồng

- Chất lượng công nghệ được chuyển giao căn cứ

 Mục đích sử dụng công nghệ

 Chỉ tiêu về chất lượng và kinh tế - kỹ thuật của công nghệ

 Các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm

 Các quy định về hình dáng sản phẩm

 Các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường

- Nghĩa vụ giữ bí mật thông tin công nghệ được chuyển giao của bên nhận công nghệ

- Đảm bảo công nghệ được chuyển giao không bị quyền của người thứ ba hạn chế trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam

- Quyền phát triển công nghệ được chuyển giao của bên nhận công nghệ

- Thời hạn hợp đồng chuyển giao công nghệ c/ Hợp đồng chuyển giao công nghệ phải đăng ký hoặc được sự phê duyệt của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Theo điều 32 Nghị định 45/1996/NĐ-CP) d/ Những điều khoản không được đưa vào hợp đồng

- Buộc bên nhận phải mua hoặc phải tiếp nhận từ bên giao hoặc từ bên thứ ba do bên giao chỉ định, những đối tượng như:

 Nguyên vật liệu: tư liệu sản xuất: Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải

 Sản phẩm trung gian: Lao động giản đơn, quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

- Buộc bên nhận phải chấp nhận một số hạn mức nhất định về:

 Quy mô sản xuất, số lượng sản phẩm (hay nhóm sản phẩm), giá bán sản phẩm

 Chỉ định đại lý tiêu thụ sản phẩm cho bên nhận, cơ chế hoạt động và quan hệ giữa bên nhận và các đại lý này

- Hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, thị trường xuất khẩu, khối lượng và cơ cấu các nhóm sản phẩm được xuất khẩu của bên nhận

CÁC Y ẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

2.1 Các yếu tố thuộc bên nhận và nước nhận

Nếu không ổn định về chính trị và mất an ninh về xã hội, cả bên nhận và bên giao sẽ gặp rủi ro nhiều hơn

2.1.2 Hệ thống hành chính, phá luật và việc chấp hành luật

Hệ thống hành chính có hoạt động đúng chức năng không? Có thực hiện đúng các quyền không?

Bên cung cấp công nghệ muốn biết họ được phép chuyển giao công nghệ theo những quy định nào Do vậy những nước có quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ phải ban hành những văn bản pháp qui rõ ràng và chi tiết (một số nước có luậ chuyển giao công nghệ)

Ba hệ thống hỗ trợ trong việc tiếp nhận công nghệ là: hệ thống pháp luật, hệ thông cơ quan hành pháp và hệ thống cơ quan tư pháp

2.1.3 Vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Việc ngăn ngừa bên nhận sử dụng không thoả đáng công nghệ chuyển giao là mối quan tâm hàng đầu của luật dân sự nói chung là luật hợp đồng nói riêng

Bốn cơ sở pháp luật để chống lại sự truyền bá không hợp lệ công nghệ gồm:

- Thiết lập hệ thống luật về sở hữu trí tuệ

- Hiện đại hoá hệ thống luật về sở hữu trí tuệ

- Thi hành và áp dụng luật nhanh chóng và đơn giản

- Tham gia vào các hiệp ước và công ước quốc tế

Hầu hết các nước đang phát triển đều có các quyền và cơ sở pháp lý thích hợp để chống lại những vi phạm hợp đồng và ngăn ngừa các hậu quả của nó Nhưng vấn đề là sự chấp hành pháp luật

Sự thay đổi của lãi suất, tỉ giá, giá cả, các chính sách kinh tế(chính sách thay thế nhập khẩu, bảo hộ các ngành công nghiệp trong nước); tính ổn định của nền kinh tế…đều có ảnh hưởng đến chuyển giao công nghệ

2.1.5 Cơ sở hạ tầng khoa học-công nghệ và nhân lực khoa học – công nghệ

Yếu tố này ảnh hưởng đến việc hấp thụ, sử dụng, thích nghi, cải tiến công nghệ nhập

2.1.6 Chính sách công nghệ và chuyển giao công nghệ

Các chính sách công nghệ và chuyển giao công nghệ phải được hoạch định và thực hiện đầy đủ để phổ cập công nghệ và thể hiện mong muốn có được những tiến bộ về công nghệ Vấn đề này, ESCAP đã đề nghị các biện pháp như sau:

- Nâng cao nhận thức của nhân dân về lợi ích của công nghệ trong đời sống hàng ngày bằng những phương tiện thông tin đại chúng

- Giới thiệu ích lợi của công nghệ qua các triển lãm và hội chợ

- Xuất bản các tạp chí công nghệ

2.2 Các yếu tố thuộc bên giao và nước giao

Bên giao có kinh nghiệm sẽ giải quyết được những vấn đề riêng của từng nước, đào tạo phù hợp với yêu cầu cụ thể, chuyển giao đúng thời hạn, trôi chảy

2.2.2 Chính sách chuyển giao công nghệ

Nếu chuyển giao công nghệ đóng một vai trò quan trọng trong toàn bộ chính sách của bên giao thì mọi nỗ lực sẽ tập trung vào sự thành công của chuyển giao công nghệ

2.2.3 Vị thế thương mại và công nghệ

- Bên giao là những tập đoàn lớn hay chỉ là Công ty nhỏ và vừa Bên giao có đầy đủ nguồn lực, có uy tín không?

- Ngoài các yếu tố trên vai trò của tổ chức quốc tế cũng rất quan trọng đối với sự thành công của chuyển giao công nghệ Một số tổ chức quốc tế hỗ trợ cho chuyển giao công nghệ như UNIDO, UNCTAD, WIPO, ESCAP, APCTT…

- Một vấn đề cũng cần chú ý là trước khi quyết định chuyển giao công nghệ, bên giao phân tích rất kỹ tình tình bên nhận bằng cách đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến bên nhận Nếu thấy tình hình bên nhận không thuận lợi, bên giao có thể sẽ không chuyển giao công nghệ Từ đó thấy được bên nhận cần phải làm gì để thu hút công nghệ nước ngoài.

SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

3.1 Khái quát về sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ gồm mọi đối tượng do trí tuệ con người tạo ra mà cá nhân được giao quyền sở hữu nó có thể sử dụng một cách hợp pháp mà không bị người khác can thiệp Sở hữu trí tuệ là một loại tài sản đặc biệt Nó liên quan đến những thông tin, kiến thức được thể hiện băng những vật thể hữu hình, có thể bị sao chép không hạn chết và bị bắt chước tràn lan tại bất kỳ nơi nào, tại cùng một thời điểm Tuy nhiên, khía cạnh liên quan đến sở hữu ở đây không phải là các vật thể đó(các bản sao…) mà chính là những thông tin, kiến thức phản ánh trong các vật thể đó

Các quan điểm về sở hữu trí tuệ

- Quan điểm về sở hữu trí tuệ được xác định với tư cách là một nhân quyền phổ quát: “Tất cả mọi người có quyền b ảo vệ các lợi ích về tinh thần và vật chất có được từ bất cứ một sản phẩm nào mang tính khoa học-văn học hay nghệ thuật mà người đó là tác giả”

- Quan điểm của các nước phát triển :Các nước phát triển coi việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ như là một phần thưởng cho sự thúc đẩy hoạt động sáng tạo., hoạt động R&D, đổi mới sản phẩm

- Quan điểm của các nước đang phát triển : Nhiều nước đang phát triển xem sở hữu trí tuệ như là một loại sản phẩm công cộng (public product) Việc tiếp cận

174 dễ dàng sở hữu trí tuệ sẽ thúc đẩy đất nước phát triển, dễ dàng có được thông tin và công nghệ, không cần đầu tư cho R&D Vì thế nên thường yếu kém trong việc bảo vệ sở hữu trí tuệ

Mức độ bảo vệ sở hữu trí tuệ ở một số nước (từ 1 đến 10)

Bảo vệ sở hữu trí tuệ trở thành một yếu tố rất quan trọng trong hệ thống công nghệ thế giới vì những lý do sau:

- Đầu tư cho R&D lớn hơn.Nhiều công ty đã đầu tư cho R&D nhiều hơn là đầu tư cho tài sản cố định nên quyền lợi của họ trong việc bảo vệ các kết quả đầu tư này lớn hơn - Có nhiều đối thủ cạnh tranh chống lai jcá chủ sở hữu trí tuệ được bảo họ Tính ưu việt của các công nghệ mới đã làm tăng số lượng người thâm nhập vào hệ thống công nghệthế giới Đối với các công ty tư nhân, sự cạnh tranh quyết liệt tập trung vào kết quả của ba sự phát triển xảy ra đồng thời Đó là:

+ Sự quốc tế hoá nền kinh tế có liên kết chặt chẽ với sự phát triển mạnh mẽ của những công nghệ mới Do sự phát triển sản phẩm mới tốn nhiều chi phí và do chu kỳ sống của sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao bị rút ngắn, nên các công ty bắt buộc phải bán sản phẩm của mình trong thời gian sớm nhất tại các thị trường trên thế giới Điều ày làm cho các công ty cần sự bảo vệ sở hữu trí tuệ ở nhiều nước hơn so với trước đây để tránh những đối thử cạnh tranh mới

+ Ranh giới giữa các ngành công nghiệp không rõ nét Các công nghệ mới như công nghệ gen và vi điện tử đã làm thay đổi sâu sắc quan hệ giữa các ngành kinh tế khác nhau, xoá nhoà dần (thậm chí loại bỏ) ranh giới giữa các ngành công nghiệp

175 khác nhau Vì vậy các công ty độc quyền phải tìm đến những hình thức bảo vệ khác và tăng cường bảo vệ sở hữu trí tuệ có thể là một phần trong chiến lược mới của họ

+ Số người tiến hành R&D tăng lên Nhiều công ty và quốc gia trước kia không tham gia hoạt động R&D nay cũng chiếm những vị trí quan trọng lãnh vực này

- Việc bảo vệ tri thức ở giai đoạn đầu của chu kỳ sống công nghệ dường như quan trọng hơn giai đoạn cuối

- Việc tổ chức hoạt động R & D đang có sự thay đổi mạnh mẽ do có sự hợp tác của nhiều cơ quan Do cần đầu tư những khoản tiền lớn cho thế hệ công nghệ mới, nên các công ty đã tìm cách hợp tác với nhau trong quá trình nghiên cứu nhằm chia sẻ chi phí cũng như rủi ro Các hình thức hợp tác bao gồm:

 Nghiên cứu theo hợp đồng

 Tăng cường hợp tác giữa công ty với trường đại học

 Hợp tác với bên cung cấp

 Các chương trình hợp tác quốc tế

Lĩnh vực sở hữu trí tuệ trong hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ có liên quan đến thương mại (Agreement on trade – related aspects of intellectual property rights – TSIPS) rộng hơn trong các công ước của WIPO,bao gồm thêm kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp, tín hiệu về tình trạng chương trình đã được mã hoá, thông tin bí mật (bí mật thương mại và kết quả thử nghiệm), các quyền đối với giống cây trồng mới cà các quyền theo quy định của pháp luật như các giấy phép và sự cho phép Hiệp định TRIPS cũng qui định rằng các thành viên của WTO phải tuân thủ mọi qui định hiện hành của WIPO, cụ thể là của các Công ước Paris về quyền sở hữu công nghiệp và Công ước Berne về quyền tác giả TRIPS còn bổ sung các qui định để bảo vệ các đối tượng không có trong lãnh vực của WIPO ràng buộc các tổ chức và cá nhân, TRIPS ràng buộc các quốc gia thành viên WTO trên lãnh vực sở hữu trí tuệ

Những xu hướng về quyền sở hữu trí tuệ

- Kéo dào thời gian bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, thí dụ châu Âu và Hoa Kỳ kéo dài thời gian bảo hộ quyền tác giả

- Mở rộng phạm vi quyền sở hữu trí tuệ, thí dụ quyền sở hữu trí tuệ trong giáo dục và đào tạo trên mạng, quyền sở hữu trí tuệ trong lãnh vực phần mềm

- Sử dụng pháp lý để tư hữu hoá tài sản công Thể hiện cho xu hướng này là Hiệp ước về cơ sở dữ liệu đã được đề xuất hình thành một quyền sở hữu trí tuệ mới, gọi là quyền Sui Generis Quyền này qui định rằng khi nhận được hợp đồng, các công ty tư được quyền sở hữu các thông tin đã được xử lý mặc dù các thông tin chứa trong các cơ sở dữ liệu này là tài sản công

- Thu hẹp các miễn trừ trong việc áp dụng quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt đối với lãnh vực giáo dục và nghiên cứu khoa học

3.2 Vai trò của quyền sở hữu trí tuệ trong chuyển giao công nghệ

Vai trò của quyền sở hữu trí tuệ là khắc phục được tính không hiệu quả khi tài sản vô hình được bán trên thị trường thế giới Nhờ có quyền sở hữu trí tuệ các nhà tạo ra công nghệ có thể bảo vệ được tài sản vô hình của mình, tránh được sự sử dụng trái phép Nhờ vậy chuyển giao công nghệ được thuận lợi hơn

QUÁ TRÌNH CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

4.1 Phân tích và hoạch định

- Phân tích hoàn cảnh của bên nhận và hoạch định các nguồn lực cho sản xuất Bên nhận đặt ra các câu hỏi liên quan đến mình nhằm chuẩn bị các điều kiện để tiếp nhận, hấp thụ công nghệ mới phục vụ cho hoạt động sản xuất

- Phân tích tính khả dụng của công nghệ Bên nhận đặt ra những câu hỏi liên quan đến bên cung cấp công nghệ để có thể tìm được những công nghệ thích hợp, hữu dụng đối với bên nhận

- Phân tích kỹ thuật Bên nhận đặt ra những câu hỏi liên quan đến công nghệ để xem xét khả năng sinh lợi của công nghệ, cách thức nhận công nghệ

Có những cách sau đây để tìm kiếm công nghệ

- Tìm kiếm nhờ hội chợ thương mại UNIDO phát hành lịch hội nghị, hội chợ, triển lãm để tạo cơ hội cho các doanh nghiệp có được những thông tin cần thiết về công nghệ

- Tìm kiếm nhờ tạp chí và chuyên gia Để tìm kiếm xuất bản phẩm có thể dựa vào các tổ chức sau :

+ GATE (German Appropriate Technology Exchange)

+ TIES (Technology Information Exchange System)

- Tìm kiếm nhờ các tổ chức quốc tế, thí dụ như:

+ GTZ (Gesellschaft Fur Technische Zusammenarbeit)

+ TFTP (Technology For The People)

- Tìm kiếm nhờ vào hệ thống thông tin của chính phủ, thí dụ như Trung tâm thông tin khoa học – công nghệ quốc gia, các Trung tâm thông tin khoa học – công nghệ của Tỉnh, thành phố

- Tìm kiếm qua đấu thầu cạnh tranh Đối với những dự án lớn, chính phủ gọi thầu, nhà cung cấp công nghệ giới thiệu công nghệ, bên mua công nghệ sẽ lựa chọn

4.3 Cơ chế chuyển giao công nghệ

- Cơ chế CGCN là hệ thống các văn bản pháp lý (Luật; Chính sách; Nghị định…), cùng hệ thống các cơ quan từ Trung ương đến địa phương, liên quan đến quản lý hoạt động CGCN (Thẩm định, đánh giá, kiểm tra, cung cấp thông tin, tư vấn… chuyển giao công nghệ)

- Chuyển giao công nghệ khác với mua bán sản phẩm thông thường, đặc biệt trong trường hợp chuyển giao công nghệ quốc tế, có liên quan đến mối quan hệ giữa các quốc gia, vì vậy cần có những qui định riêng, nhằm tạo thuận lợi cho CGCN, thu hút đầu tư của nước ngoài, đồng thời ngăn ngừa những thiệt hại cho lợi ích quốc gia

4.3.2 Những ví dụ về cơ chế CGCN từ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

- Các văn bản pháp lý liên quan đến CGCN:

Trước năm 1996 văn bản pháp lý chủ yếu về chuyển giao công nghệ ở Việt Nam là pháp lệnh chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam có hiệu lực từ tháng 12/1998 Pháp lệnh này hết hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 1996 Những quy định pháp lý về chuyển giao công nghệ trong nước và với nước ngoài được quy định trong bộ luật dân sự có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 1996 Trong bộ luật dân sự, các vấn đề liên quan đến chuyển giao công nghệ được quy định tại các phần sau: Phần thứ sáu: Quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ; Phần thứ bảy: Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài (các điều 836, 837 và 838);

- Các công cụ và thủ tục để tiến hành CGCN: Để có thể thực hiện các quy định trong bộ luật dân sự, Chính phủ đã ban hành các Nghị định như:

 Nghị định 45/1998 NĐ-CP quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ;

 Nghị định 16/2000 NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về chuyển giao công nghệ;

 Thông tư về quy trình hình thành, sàng lọc, thẩm định, giám sát quá trình CGCN…

Bên cạnh các văn bản pháp lý liên quan đến chuyển giao công nghệ, các cơ quan tổ chức hỗ trợ cho CGCN cũng đã được thành lập và đi vào hoạt động

 Các tổ chức tư vấn công nghệ và CGCN như Công ty nghiên cứu và tư vấn chuyển giao công nghệ và đầu tư (CONCETTI); Công ty sở hữu công nghiệp; Công ty tư vấn đầu tư nước ngoài về công nghiệp (FORINCONS)… ngoài ra có nhiều công ty, chi nhánh, văn phòng của nước ngoài về tư vấn công nghệ và chuyển giao công nghệ

4.4 Trình tự tiến hành nhập công nghệ

4.4.1 Một mô hình thực hiện chuyển giao công nghệ thông qua nhập công nghệ

Nhập công nghệ là một hình thức chuyển giao công nghệ thông qua việc mua bán công nghệ từ nước ngoài Việc nhập công nghệ có thể chialàm ba giai đoạn: Chuẩn bị, thực hiện, và sử dụng (hình 5.2)

Trình tự nhập công nghệ trong chuyển giao công nghệ 4.4.2 Giai đoạn chuẩn bị

Hai công việc chính của giai đoạn chuẩn bị là lập dự án nhập công nghệ và báo cáo tính khả thi của dự án

179 a/ Nội dung của lập dự án nhập công nghệ bao gồm các bước:

 Tính tất yếu của việc nhập công nghệ (nhu cầu cấp thiết; tạo sản phẩm thiết yếu; đáp ứng cạnh tranh; rút ngắn khoảng cách công nghệ với khu vực…);

 Các căn cứ (đường lối, quy hoạch, mục tiêu chiến lược của quốc gia…)

- Nghiên cứu và xác định các nguồn lực:

 Nguồn nguyên liệu, lao động sẵn có;

 Nguồn vốn (dự trù lượng vốn, phương án huy động và khả năng hoàn vốn)

- Sơ bộ phương án nhập:

 Diện tích, các công trình xây dựng

- Nghiên cứu thị trường công nghệ nhập:

 Hiện trạng công nghệ liên quan trên thế giới;

 Đề xuất nguồn cung cấp công nghệ

- Dự báo sơ bộ hiệu quả kinh tế - xã hội:

 Đề xuất các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả;

 Dự kiến sẽ đạt được

Dự án phải được cơ quan có thẩm quyền sơ thẩm về các mặt: sự phù hợp với quy hoạch dài hạn của ngành, của quốc gia; nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm của dự án; sự phù hợp về địa điểm: đánh giá dự án về mặt tài chính, về hiệu quả kinh tế - xã hội b/ Báo cáo tính khả thi có thể bao gồm các nội dung sau:

- Quy mô công trình và các phương án sản phẩm;

- Các nguồn lực sẵn có: Nguyên, vật liệu, năng lượng, nhân lực và các công trình công cộng phụ trợ;

- Lựa chọn công nghệ cụ thể: Tên nước cung cấp công nghệ, phương thức nhập;

- Vấn đề bảo vệ môi trường;

- Lập lịch trình thực hiện;

- Phân tích hiệu quả kinh tế và các lợi ích xã hội

Báo cáo tính khả thi phải được thẩm tra, nội dung thẩm tra công nghệ nhập bao gồm:

+ Công nghệ nhập có phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội và chính sách khoa học - công nghệ của đất nước hay không?

+ Công nghệ nhập có tác dụng nâng cao năng lực công nghệ của đất nước hay không;

KINH NGHIỆM CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

5.1 Những thuận lợi, khó khăn trong CGCN ở các nước đang phát triển a/ Những yếu tố thúc đẩy quá trình GCCN quốc tế

Trong hai thập kỷ vừa qua, quá trình chuyển giao công nghệ trên thị trường công nghệ thế giới diễn ra sâu rộng và mạnh mẽ Những yếu tố tạo thuận lợi cho các hoạt động trên có thể tóm tắt như sau:

- Xu thế mở rộng hợp tác và khuyến khích ngoại thương của thế giới;

- Tiến bộ khoa học - công nghệ tạo ra những công cụ tiên tiến giúp CGCN dễ dàng;

- Các nước (cả bên giao và bên nhận) đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm sau hơn 20 năm tăng cường CGCN trên phạm vi toàn cầu;

- CGCN là một hoạt động mang lại lợi ích cho cả hai bên tham gia

Một trong các yếu tố khác thúc đẩy các nước đang phát triển đẩy mạnh CGCN đó là sự hấp dẫn của CGCN quốc tế thông qua những trường hợp thành công của một số nước trên thế giới Nước Nhật Bản bắt đầu công nghiệp hoá nhờ dựa vào CGCN từ phương Tây Khởi đầu từ một cơ sở hạ tầng kinh tế yếu kém, nhưng chỉ 60 năm

(1870 - 1930) nước Nhật Bản đạt các chỉ tiêu của một nước công nghiệp Trong thập kỷ 80 của thế kỷ XX, 4 con rồng châu á gồm Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Singapo, chỉ trong khoảng 20 năm cũng được coi là các nước công nghiệp với các khởi điểm rất thấp: Hàn Quốc, năm 1962 GDP/người/năm chỉ có 150 USD; Đài Loan

182 năm 1960 chỉ 150 USD/người/năm Tiếp theo là sự thành công của một số quốc gia như Thái Lan, Malaysia, Brazil, Achentina, Mexico… tạo nên một nhóm các quốc gia thường được gọi là các nước công nghiệp mới (NIC’s) b/ Những khó khăn, trở ngại làm thất bại nhiều CGCN ở các nước đang phát triển

- Bản thân công nghệ vốn phức tạp, công nghệ được coi là CGCN thường có trình độ cao hơn trình độ của bên nhận;

- Công nghệ là kiến thức, do đó chuyển giao công nghệ mang tính chất ẩn, CGCN mang tính chất bất định Công nghệ không chỉ nằm trong máy móc, tài liệu kỹ thuật, người có công nghệ khó truyền đạt tất cả những gì họ có trong một thời gian ngắn;

- Những sự khác biệt về ngôn ngữ, nền vă hoá và khoảng cách về trình độ dẫn tới những khó khăn trong giao tiếp, truyền đạt, hoà hợp

- Động cơ của bên giao công nghệ thường khó xác định (phụ thuộc định hướng phát triển, các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn…), mục tiêu duy nhất và cao nhất của họ thường là thu được lợi nhuận nhiều hơn ở chính quốc Để có lợi nhuận cao hơn họ thường giảm chi phí đào tạo, làm cho bên nhận gặp khó khăn trong việc có đủ nhân lực có thể làm chủ công nghệ

- Trong quá trình chuyển giao, họ thường lo lắng về vấn đề sở hữu bản quyền công nghệ, do các nước nhận không có hệ thống pháp lý hoàn chỉnh và thường thiếu hiệu lực, lo ngại về khả năng thu hồi vốn đầu tư, do thị trường bên nhận nhỏ hẹp

- Lo ngại về việc bên nhận trở thành đối thủ cạnh tranh (như trường hợp chuyển giao công nghệ sản xuất linh kiện điện tử của Nhật Bản cho Hàn Quốc và Đài Loan - hiệu ứng Boomerang - gậy ông đập lưng ông - do đó bên giao thường cố ý trì hoãn hoặc chỉ giao thông tin đủ để vận hành

- Cơ sở hạ tậng kinh tế yếu kém (điện, cấp thoát nước, giao thông vận tải, thông tin liên lạc…) làm cho quá trình chuyển giao, thực hiện sử dụng công nghệ chuyển giao không đủ điều kiện kỹ thuật đòi hỏi

- Cấu trúc hạ tầng công nghệ yếu kém (nhân lực, chính sách, văn hoá, đặc biệt năng lực nghiên cứu - triển khai nội bộ), dẫn tới không có khả năng đồng hoá, tiến tới làm chủ công nghệ nhập

- Phải đốt cháy giai đoạn trong phát triển công nghệ do thúc ép của việc phải nhanh chóng công nghiệp hoá đi đổi với hiện đại hoá

- Thực tế cho thấy, sau 20 năm tăng cường chuyển giao công nghệ, các nước đang phát triển nghèo hơn trước

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), đầu những năm 1970, 70 nước đang phát triển vay một khoản tiền là 1770 tỉ USD (1/2 tổng GDP của các nước này) để nhập công nghệ, khoản lãi của món nợ này là 180 tỷ USD/năm Muốn có tiền dư để trả số tiền lãi, 70 nước này phải có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 9%/năm trên thực tế, thập kỷ

70 tốc độ tăng trưởng bình quân chỉ đạt 5,8%, sang thập kỷ 80 tăng trưởng bình quân chỉ còn 5%, 3 năm đầu thập kỷ 90 chỉ là 1% So với thập kỷ 70 thế kỷ trước, nợ của các nước đang phát triển thập kỷ 80 tăng 8 lần; năm 1995 tăng 28 lần Cán cân thương mại của các nước đang phát triển thập kỷ 80 là 25% thị trường thế giới; sang thập kỷ 90 chỉ còn 20% Năm 1965 - 1980, số người sống dưới mức nghèo khổ ở các nước đang phát triển là 200 triệu người, năm 1993 tăng lên 1 tỷ, năm 2000 đã là tỷ người

5.2 Điều kiện để CGCN thành công ở các nước đang phát triển

Trước thực tế nhiều nước đang phát triển không thành công trong mục tiêu rút ngắn thời gian công nghiệp hoá nhờ chuyển giao công nghệ, các tổ chức quốc tế và phát triển công nghệ đã tiến hành nhiều hoạt động nhằm đúc rút kinh nghiệm thành, bại của các nước này Nhiều khuyến nghị đã được gửi tới các nước đang phát triển Có thể chia các khuyến nghị này thành hai loại: Những vấn đề thuộc về nhận thức và những vấn đề về thực hành a/ Về nhận thức

- Chuyển giao công nghệ và đổi mới công nghệ vốn mang tính xáo trộn, xét trong ngắn hạn (Ví dụ: Thay đổi những quan niệm, thói quen cũ của người lao động; một số lao động không đáp ứng được yêu cầu mới bị loại khỏi dây chuyền; công nghệ mới giảm bớt nhân công do tự động hoá cao hơn…), do đó khi đánh giá kết quả CGCN cũng như đổi mới công nghệ phải xem xét trong dài hạn

- Công nghệ nói chung, đặc biệt là các công nghệ mới, các sáng chế công nghệ đều có giá trị của nó, không có công nghệ cho không Người nhận công nghệ phải trả giá cho công nghệ mà họ nhận được

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG NGHỆ TRONG XÂY DỰNG

NGUYÊN TẮC CHUNG TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG NGHỆ

Theo cách tiếp cận hệ thống, mọi tổ chức (cơ quan quản lý Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp ) đều có thể được xem như một hệ thống gồm hai phân hệ: chủ thể quản lý và đối tượng quản lý Mỗi hệ thống bao giờ cũng hoạt động trong môi trường nhất định (khách thể quản lý)

Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý là đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đề ra trong điều kiện môi trường luôn biến động Quan hệ quản lý là một mối quan hệ con người giữa chủ thể và đối tượng quản lý trong môi trường xác định Chủ thể quản lý luôn là con người và có cơ cấu tổ chức phụ thuộc vào quy mô, độ phức tạp của đối tượng và khách thể quản lý Với các tổ chức nhỏ, chủ thể quản lý thường chỉ là một cá nhân Mọi tổ chức hoặc một lĩnh vực hoạt động rộng lớn như một ngành kinh tế kỹ thuật cơ bản của đời sống xã hội như: kinh tế, quốc phòng- an ninh, khoa học- công nghệ, giáo dục, y tế hay một xã hội, đòi hỏi chủ thể quản lý của nó phải là một hệ thống tổ chức có sự phân công thành các cấp bậc, chức vị và chuyên môn- chuyên ngành quản lý khác nhau Bản thân các chủ thể quản lý này lại là đối tượng chịu sự quản lý của người lãnh đạo tổ chức đó hoặc là của tổ chức khác theo quy định Chủ thể phải thực hành việc tác động và phải biết tác động quản lý Vì thế, đòi hỏi chủ thể phải biết tác động và điều khiển đối tượng một cách có hiệu quả Chủ thể quản lý cần sử dụng nguồn lực nhất định và dựa vào các nguồn lực này để thực hiện các chức năng quản lý (quản trị): Hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra, cũng như xác định mục tiêu quản lý Đối tượng quản lý chịu sự tác động điều khiển, tác động của chủ thể quản lý Đối tượng quản lý là các tổ chức và cá nhân cũng như các nguồn lực của nó Đối tượng quản lý có mối tác động phản hồi với chủ thể quản lý, làm cho các thông tin, tác động và quyết định quản lý phát ra từ chủ thể quản lý tăng thêm hiệu quả hoạt động và đạt mục tiêu của toàn hệ thống Đối tượng quản lý rất đa dạng, phong phú và thường xuyên biến đổi theo môi trường (khách thể quản lý) Đây là vấn đề cốt lõi của hoạt động quản lý, do vậy cần có nhận thức đúng đắn và phù hợp với xu thế phát triển của xã hội và nhân loại

Các nguyên lý cơ bản của quản lý nhà nước về KH&CN: Để quản lý nhà nước về KH&CN hợp lý và hiệu quả, cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:

1 Nguyễn tắc về sự thống nhất giữa khoa học và kinh tế có định hướng của Nhà nước, bao trùm lên tất cả để gắn hoạt động KH&CN với các hoạt động kinh tế (Phải thể hiện trên tất cả các mặt kế hoạch, đầu tư, tổ chức chỉ đạo thực hiện ) Điều đặc biệt quan trọng là văn bản quy phạm pháp luật phải được lồng ghép trong các văn

188 bản hành chính, pháp lý chung Chính sách, pháp luật, kế hoạch, biện pháp, tổ chức, đầu tư đều phải gắn bó với kinh tế

2 Nguyên tắc kết hợp với cơ chế tác động của thị trường: Các chủ trương, biện pháp quản lý KH&CN đề ra phải căn cứ vào nhu cầu của thị trường, bám sát thị trường Thị trường có sức hút các kết quả nghiên cứu một cách mạnh mẽ Mặt khác, sự chủ động và sáng tạo của nhà khoa học (và tập thể khoa học) có tác dụng đi trước thúc đẩy, gợi ý, mở đường cho sản xuất kinh doanh phát triển

3 Nguyên tắc kết hợp tập trung- dân chủ: Đó là sự tập trung nguồn lực, nỗ lực vào một đích, là nhân tố quyết định thành công cho mọi hình thái hoạt động Trong khi đó, giải quyết các bài toán kỹ thuật, công nghệ đòi hỏi tính sáng tạo linh hoạt cao độ Cần phát huy sáng tạo của mọi thành viên, đa dạng hoá các phương án, biện pháp để lựa chọn phương án và biện pháp triển khai thực hiện tốt nhất

4 Nguyên tắc phân công, phân cấp: Các tổ chức phải có sự phân công, phân cấp rành mạch để tập trung vào giải quyết hiệu quả và có sự phối hợp để phát huy thế mạnh từng thành viên tạo sức mạnh tổng hợp

5 Nguyên tắc tham gia cộng đồng: Tiến bộ KH&CN về bản chất là một quá trình xã hội Cần tạo lập cơ chế hút - đẩy Xã hội hóa trong quản lý KH&CN có ý nghĩa to lớn đến sự phát triển KH&CN (bao gồm cả đầu tư)

6 Nguyên tắc kế thừa và phát triển: Sự phát triển của công nghệ luôn có sự kế thừa

Sự sáng tạo có kế thừa là sáng tạo gấp đôi, gấp ba cái đáng ra có thể làm được, do đó làm tăng hiệu quả trong việc nghiên cứu ra cái mới, sản phẩm mới Trong quản lý KH&CN cần có biện pháp tránh trùng lặp, nhưng phải kế thừa được cái đã nghiên cứu, đã làm

Quản lý phải trả lời các câu hỏi: “Phải đạt mục tiêu nào?”, “Phải đạt mục tiêu như thế nào và bằng cách nào?”, “Đạt được mục tiêu kết quả quản lý để làm gì?”

Quản lý hướng vào mục tiêu chung

Quản lý chính là sự kết hợp được nỗ lực chung của mọi người trong tổ chức và sử dụng tốt nhất các nguồn lực để đạt tới mục tiêu chung của tổ chức và mục tiêu riêng của mỗi người một cách khôn khéo và có hiệu quả nhất Thực chất của quản lý là quản lý con người trong tổ chức, thông qua đó sử dụng có hiệu quả nhất mọi tiềm năng và cơ hội của tổ chức Quản lý ra đời chính là để tạo ra hiệu quả hoạt động cao hơn hẳn so với việc làm của từng cá nhân riêng rẽ (Mô hình quản lý theo” Đàn sếu

189 bay” của Nhật Bản) Các vấn đề nêu trên và Quản lý KH&CN trong phạm vi một quốc gia là cơ sở lý luận quan trọng để xác định những nội dung chủ yếu của quản lý KH&CN ở nước ta Con người sáng tạo ra mọi hệ thống quản lý, trực tiếp vận hành, đổi mới, hoàn thiện nó nhưng lại bị hệ thống quản lý chi phối trở lại Hệ thống quản lý khoa học, dân chủ là sản phẩm của trí tuệ tập thể, có tác động khơi nguồn mọi động lực, khuyến khích mọi tài năng sáng tạo ra cái mới.

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hệ thống quản lý KH&CN của nước ta cho đến nay đã được củng cố và hoàn thiện đáng kể, từ Trung ương, địa phương đến cơ sở Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về KH&CN Theo Luật Tổ chức Chính phủ, nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong lĩnh vực KH&CN là:

- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển KH&CN

- Quyết định chính sách về KH&CN, đầu tư và khuyến khích tài trợ cho khoa học, ưu tiên cho những hướng khoa học, công nghệ mũi nhọn

- Quản lý và sử dụng có hiệu quả các tổ chức nghiên cứu KH&CN, thông tin khoa học

- Quản lý tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, sở hữu công nghiệp và chuyển giao công nghệ

Hội đồng Chính sách KH&CN Quốc gia là cơ quan tư vấn của Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề quan trọng liên quan đến phát triển KH&CN

2.1 Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ ở Trung ương

Ngày 19 tháng 5 năm 2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 54/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và ngày 16/01/2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 28/2004/NĐ-CP bổ sung, sửa đổi một số điều của Nghị định số 54/2003/NĐ-CP Đây là những văn bản pháp quy quan trọng, định hướng cho hoạt động KH&CN của nước ta trong những năm đầu của thế kỷ 21

2.1.1 Nội dung Nghị định số 54/2003/NĐ-CP Điều 1 Vị trí và chức năng

Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động khoa học và công nghệ, phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm, sở hữu trí tuệ, năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc Bộ quản lý; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ quản lýtheo quy định của pháp luật Điều 2 Nhiệm vụ và quyền hạn

Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây :

1 Xây dựng và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác, chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ;

2 Ban hành theo thẩm quyền các quyết định, chỉ thị, thông tư và các văn bản khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;

3 Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ sau khi được phê duyệt và các văn bản quy phạm pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ; tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ;

4 Về hoạt động khoa học và công nghệ : a) Xây dựng và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các đề án về phương hướng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ, phát triển thị trường khoa học và công nghệ, thúc đẩy việc hình thành các ngành, lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật trên cơ sở công nghệ mới và công nghệ cao; b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương xây dựng và trình Chính phủ đề án về quy hoạch mạng lưới các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong phạm vi cả nước Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ về điều kiện thành lập và cơ chế hoạt động của các doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật, cơ chế đầu tư phát triển khoa học và công nghệ, biện pháp thực hiện chính sách xã hội hoá hoạt động khoa học và công nghệ, các nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm của Nhà nước, sử dụng, phát triển nhân lực khoa học và công nghệ; c) Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng và trình Chính phủ dự toán ngân sách hàng năm cho lĩnh vực khoa học và công nghệ phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội và đặc thù riêng của hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước; d) Quy định việc đánh giá, nghiệm thu, ứng dụng và công bố kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; đ) Quy định cụ thể điều kiện thành lập đối với từng loại hình tổ chức nghiên cứu và phát triển, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ Thống nhất quản lý việc đăng ký hoạt động đối với các tổ chức nghiên cứu và phát triển, các tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật; e) Chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động của các quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia theo quy định của Chính phủ;

191 f) Tổ chức thẩm định, giám định nhà nước về công nghệ đối với các dự án đầu tư nhóm A, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội; thống nhất quản lý hoạt động đánh giá, thẩm định, giám định, tư vấn và chuyển giao công nghệ; g) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác thống kê, thông tin khoa học và công nghệ; h) Thường trực Hội đồng Chính sách khoa học và công nghệ Quốc gia; Hội đồng giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ

5 Về tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm : a) Thống nhất quản lý nhà nướchệ thống tiêu chuẩn của Việt Nam theo quy định của pháp luật; hướng dẫn việc áp dụng tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn nước ngoài ở Việt Nam; b) Thống nhất quản lý nhà nước hệ thống chuẩn đo lường, chứng nhận mẫu chuẩn, quy định phép đo, phương pháp đo và phê duyệt mẫu phương tiện đo; tổ chức việc kiểm định phương tiện đo, công nhận khả năng kiểm định, ủy quyền kiểm định nhà nước; c) Thống nhất quản lý nhà nướcvề chất lượng sản phẩm, quy định nguyên tắc, điều kiện, tiêu chí của các tổ chức công nhận và chứng nhận chất lượng; tổ chức việc công nhận và chứng nhận chất lượng; chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành có liên quan ký kết và thực hiện các thoả thuận, điều ước quốc tế về việc thừa nhận lẫn nhau trong hoạt động công nhận và chứng nhận chất lượng sản phẩm;

6 Về sở hữu trí tuệ (không bao gồm quyền tác giả về văn học, nghệ thuật và nhãn hiệu hàng hóa) : a) Tổ chức thực hiện xác lập quyền sở hữu trí tuệ; b) Thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ; c) Quy định và chỉ đạo hoạt động của hệ thống tổ chức quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ; chỉ đạo về nghiệp vụ sở hữu trí tuệđối với các ngành, địa phương, doanh nghiệp và cơ sở;

7 Về năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân : a) Thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu về năng lượng nguyên tử và công nghệ hạt nhân; b) Chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức khai báo, đăng ký, cấp giấy phép về an toàn hạt nhân và an toàn bức xạ; c) Thống nhất và chịu trách nhiệm quản lý về chất thải phóng xạ và quan trắc môi trường phóng xạ; kiểm soát và xử lý sự cố bức xạ;

8.Quản lý và tổ chức việc thực hiện các dự án đầu tư thuộc Bộ theo quy định của pháp luật về đầu tư và xây dựng;

9 Hướng dẫn, kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân địa phương về việc thực hiện chủ trương, chính sách, quy định của pháp luật và chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ;

10 Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật;

11 Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tại các đơn vị thuộc Bộ quản lý;

12 Xây dựng và trình Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển dịch vụ công trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ; quyết định các chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo việc thực hiện cơ chế hoạt động của các tổ chức dịch vụ công theo quy định của pháp luật; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công thuộc Bộ;

QUẢN LÝ CÁC CẤP ĐỐI VỚI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG

Bộ Xây dựng là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao; nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật Bộ Xây dựng có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể

Cơ cấu tổ chức bộ xây dựng

Vụ khoa học công nghệ và môi trường

Vụ Khoa học Công nghệ và môi trường là tổ chức thuộc Bộ Xây dựng, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác khoa học, công nghệ và môi trường trong các nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ, bao gồm: nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật; chuyển giao công nghệ; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hoá; sở hữu công nghiệp; rào cản kỹ thuật trong thương mại; bảo vệ môi trường; thông tin khoa học công nghệ và môi trường trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ

Nhiệm vụ và quyền hạn:

1 Xây dựng các chủ trương, chính sách, định hướng, chiến lược, kế hoạch, chương trình, dự án, các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn về công tác khoa học, công nghệ, môi trường trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, để Bộ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành hoặc Bộ phê duyệt, ban hành theo thẩm quyền; chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chiến lược, kế hoạch, chương trình, dự án sau khi đã được phê duyệt

2 Tổ chức xây dựng và quản lý hệ thống: các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình, quy phạm kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, thiết kế điển hình, thiết kế mẫu trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ; hệ thống tiêu chuẩn đo

197 lường ngành Xây dựng; hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật nước ngoài trong hoạt động xây dựng

3 Quản lý các hoạt động đánh giá và chứng nhận hợp quy sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng, bao gồm chỉ định các tổ chức đánh giá và chứng nhận hợp quy, hướng dẫn và kiểm tra các hoạt động đánh giá và chứng nhận hợp quy; quản lý việc thực hiện mã vạch, mã số đối với sản phẩm hàng hóa thuộc ngành Xây dựng theo quy định của pháp luật; tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng

4 Tổ chức thẩm định và công nhận các phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng; tổ chức quản lý và kiểm tra hoạt động của các phòng thí nghiệm chuyên ngành thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ

5 Tổ chức thẩm định, đánh giá công nghệ xây dựng, công nghệ môi trường, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ để trình cấp có thẩm quyền quyết định công nhận và hướng dẫn áp dụng trên phạm vi cả nước

6 Hướng dẫn việc lồng ghép các quy hoạch, kế hoạch, chương trình bảo vệ môi trường trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; hướng dẫn việc lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ; tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền của Bộ Xây dựng

7 Tổ chức quan trắc các tác động tới môi trường từ hoạt động của ngành Xây dựng, lập báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành Xây dựng; quản lý và kiểm soát chất thải, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm môi trường, phục hồi môi trường trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ

8 Nghiên cứu, đề xuất việc ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia về môi trường; xây dựng trình Bộ ban hành theo thẩm quyền các quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường, chất thải môi trường trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ

9 Thực hiện nhiệm vụ cơ quan Thông báo của Bộ Xây dựng về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (cơ quan Thông báo TBT)

10 Tổ chức quản lý các nhiệm vụ của Bộ Xây dựng thuộc các chương trình mục tiêu Quốc gia, các chương trình trọng điểm của Nhà nước có liên quan đến phát triển khoa học và công nghệ, tiết kiệm năng lượng, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, tăng trưởng xanh

11 Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ của công tác khoa học, công nghệ, môi trường trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ

12 Theo dõi, tổng hợp, đánh giá và báo cáo tình hình thực hiện công tác khoa học, công nghệ, môi trường trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ

13 Phối hợp với các cơ quan, đơn vị và các địa phương để thực hiện chức năng quản lý nhà nước của Bộ về khoa học, công nghệ, môi trường trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ

1 Vụ Khoa học công nghệ và môi trường có Vụ trưởng, một số Phó vụ trưởng và các công chức chuyên môn, nghiệp vụ với định biên phù hợp nhu cầu công tác của Vụ theo từng thời kỳ

2 Vụ trưởng và Phó vụ trưởng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của Đảng và pháp luật

Ngày đăng: 08/06/2024, 09:40

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1 Cấp bậc của Maslow về những nhu cầu con người - bài giảng quản lý công nghệ trong xây dựng
Hình 2.1 Cấp bậc của Maslow về những nhu cầu con người (Trang 29)
Hình 2.2 Những cơ hội làm thoả mãn các mức độ nhu cầu con người của Maslow - bài giảng quản lý công nghệ trong xây dựng
Hình 2.2 Những cơ hội làm thoả mãn các mức độ nhu cầu con người của Maslow (Trang 30)
Hình 3.1 Quy luật Cung – Cầu – Giá cả - bài giảng quản lý công nghệ trong xây dựng
Hình 3.1 Quy luật Cung – Cầu – Giá cả (Trang 36)
Hình 3.2 Quy luật tăng lợi nhuận - bài giảng quản lý công nghệ trong xây dựng
Hình 3.2 Quy luật tăng lợi nhuận (Trang 37)
Hình 3.3 Quy luật về ý chí tiến thủ của doanh nghiệp - bài giảng quản lý công nghệ trong xây dựng
Hình 3.3 Quy luật về ý chí tiến thủ của doanh nghiệp (Trang 38)
Hình 4.1: Các hoạt động KH&amp;CN - bài giảng quản lý công nghệ trong xây dựng
Hình 4.1 Các hoạt động KH&amp;CN (Trang 80)
Hình 4.2. Mối quan hệ giữa các chính sách  Chính sách công nghệ thực hiện chức năng là “công cụ” để thực hiện các mục tiêu  của chính sách KT-XH nói chung và trực tiếp là chính sách cơ cấu - bài giảng quản lý công nghệ trong xây dựng
Hình 4.2. Mối quan hệ giữa các chính sách Chính sách công nghệ thực hiện chức năng là “công cụ” để thực hiện các mục tiêu của chính sách KT-XH nói chung và trực tiếp là chính sách cơ cấu (Trang 83)
Hình 4.3. Mối quan hệ giữa các yếu tố trong chiến lược phát triển KH&amp;CN - bài giảng quản lý công nghệ trong xây dựng
Hình 4.3. Mối quan hệ giữa các yếu tố trong chiến lược phát triển KH&amp;CN (Trang 87)
Hình 4.4. Sơ đồ xây dựng “Lộ trình công nghệ” - bài giảng quản lý công nghệ trong xây dựng
Hình 4.4. Sơ đồ xây dựng “Lộ trình công nghệ” (Trang 90)
Bảng 4.1. Các phương án lựa chọn chiến lược KH&amp;CN - bài giảng quản lý công nghệ trong xây dựng
Bảng 4.1. Các phương án lựa chọn chiến lược KH&amp;CN (Trang 92)
Bảng phân tích sản phẩm xuất khẩu có giá trị nhất - bài giảng quản lý công nghệ trong xây dựng
Bảng ph ân tích sản phẩm xuất khẩu có giá trị nhất (Trang 143)
Sơ đồ trên đề cập tới bản chất của bấp bênh và cách nó biến đổi theo thời gian. - bài giảng quản lý công nghệ trong xây dựng
Sơ đồ tr ên đề cập tới bản chất của bấp bênh và cách nó biến đổi theo thời gian (Trang 162)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w