1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thiết kế thực hiện mô hình giảng dạy hệ thống điện thân xe mitsubishi attrage 2022

221 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết Kế, Thực Hiện Mô Hình Giảng Dạy Hệ Thống Điện Thân Xe Mitsubishi Attrage 2022
Tác giả Nguyễn Minh Đức, Nguyễn Phạm Thanh Tùng, Kim Dự Tín
Người hướng dẫn Th.S Nguyễn Quang Trãi
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Ô Tô
Thể loại Đồ Án Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 221
Dung lượng 15,17 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI (25)
    • 1.1. Cơ sở khoa học (25)
    • 1.2. Lý do chọn đề tài (25)
    • 1.3. Mục tiêu nghiên cứu (26)
    • 1.4. Đối tượng nghiên cứu (26)
    • 1.5. Phạm vi nghiên cứu (26)
    • 1.6. Phương pháp nghiên cứu (26)
    • 1.7. Phạm vi ứng dụng của đề tài (26)
  • CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT (27)
    • 2.1. Khái quát về hệ thống điện thân xe (27)
      • 2.1.1. Lịch sử phát triển hệ thống điện thân xe (27)
      • 2.1.2. Giới thiệu xe Mitsubishi Attrage (28)
      • 2.1.3. Giới thiệu tổng quan về hệ thống điện thân xe Mitsubishi Attrage (30)
      • 2.1.4. Các thành phần cơ bản trong mạch điện hệ thống điện thân xe Mitsubishi Attrage (31)
      • 2.1.5. Dây dẫn (34)
      • 2.1.6. Các chi tiết bảo vệ mạch (36)
      • 2.1.7. Giới thiệu hộp Etacs (37)
    • 2.2. Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu trên xe Mitsubishi Attrage (38)
      • 2.2.1. Giới thiệu về hệ thống chiếu sáng (38)
      • 2.2.2. Hệ thống chiếu sáng trên xe Mitsubishi Attrage (43)
        • 2.2.2.1. Hệ thống đèn đầu trên xe Mitsubishi Attrage (43)
        • 2.2.2.2. Đèn kích thước trước sau và biển số trên xe Mitsubishi Attrage (50)
      • 2.2.3. Hệ thống tín hiệu trên xe Mitsubishi Attrage (58)
        • 2.2.3.1. Đèn xi nhan và đèn báo nguy hiểm (58)
        • 2.2.3.2. Đèn phanh trên xe Mitsubishi Attrage (Stop lamp) (63)
        • 2.2.2.3. Đèn lùi trên xe Mitsubishi Attrage (Back-up lamp) (66)
    • 2.3. Hệ thống nâng hạ kính trên xe Mitsubishi Attrage (68)
      • 2.3.1. Giới thiệu hệ thống nâng hạ kính (68)
      • 2.3.2. Hệ thống nâng hạ kính trên xe Mitsubishi Attrage (70)
    • 2.4. Hệ thống khóa cửa (77)
      • 2.4.1. Giới thiệu về hệ thống khóa cửa (77)
      • 2.4.2. Hệ thống khóa cửa trên xe Mitsubishi Attrage (79)
    • 2.5. Hệ thống gạt mưa và rửa kính trên xe Mitsubishi Attrage (88)
      • 2.5.1. Giới thiệu về hệ thống gạt mưa và rửa kính (88)
      • 2.5.2. Các thành phần chính của hệ thống gạt mưa rửa kính (89)
      • 2.5.3. Hệ thống gạt mưa và rửa kính trên xe Mitsubishi Attrage (92)
  • CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ, THỰC HIỆN MÔ HÌNH (95)
    • 3.1. Lựa chọn vật tư (95)
    • 3.2. Thiết kế, bố trí mô hình (95)
      • 3.2.1. Giới thiệu phần mềm SolidWorks (95)
      • 3.2.2. Thiết kế phần khung sắt đỡ mô hình (96)
      • 3.2.3. Thiết kế, bố trí các chi tiết lên mặt mica (98)
      • 3.2.4. Thiết kế mô hình hoàn chỉnh (102)
    • 3.3. Tổng quan mô hình hệ thống chiếu sáng tín hiệu ,gạt mưa ,nâng kính và khoá cửa thực tế (103)
    • 3.4. Hệ thống chiếu sáng tín hiệu (109)
      • 3.4.1. Cấu tạo hệ thống chiếu sáng tín hiệu trên mô hình (109)
      • 3.4.2. Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động của hệ thống đèn đầu (112)
      • 3.4.4. Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động của hệ thống lùi (118)
      • 3.4.5. Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động hệ thống đèn phanh (119)
      • 3.4.6. Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động của đèn báo tín hiệu rẽ và đèn báo (120)
    • 3.5. Hệ thống gạt mưa, rửa kính (123)
      • 3.5.1. Cấu tạo hệ thống gạt mưa, rửa kính (124)
      • 3.5.2. Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động của hệ thống gạt mưa, rửa kính (125)
    • 3.6. Hệ thống nâng kính (127)
      • 3.6.1. Cấu tạo hệ thống nâng kính (128)
      • 3.6.2. Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động của hệ thống nâng kính (129)
    • 3.7. Hệ thống khoá cửa (133)
      • 3.7.1. Cấu tạo hệ thống khoá cửa (135)
      • 3.7.2. Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động của hệ thống khoá cửa (136)
      • 3.7.3. Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động của hệ thống khoá cửa từ xa (138)
  • CHƯƠNG 4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÀ THỰC HÀNH (143)
    • 4.1. Quy trình sử dụng mô hình (143)
    • 4.2. Một số lưu ý khi chẩn đoán sửa chữa mô hình (150)
    • 4.3. Hướng dẫn kết nối máy chẩn đoán (154)
    • 4.4. Thiết kế Pan tạo lỗi (158)
  • CHƯƠNG 5. HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÊN MÔ HÌNH (169)
    • 5.1. Bài giảng thực hành (Dành cho người dạy) (169)
      • 5.1.1. Bài thực hành số 1 (169)
      • 5.1.2. Bài thực hành số 2 (174)
      • 5.1.3. Bài thực hành số 3 (176)
      • 5.1.4. Bài thực hành số 4 (178)
      • 5.1.5. Bài thực hành số 5 (180)
      • 5.1.6. Bài thực hành số 6 (182)
      • 5.1.7. Bài thực hành số 7 (184)
      • 5.1.8. Bài thực hành số 8 (187)
      • 5.1.9. Bài thực hành số 9 (189)
      • 5.1.10. Bài thực hành số 10 (191)
      • 5.1.11. Bài thực hành số 11 (193)
    • 5.2. Phiếu thực hành (Dành cho người học) (196)
      • 5.2.1. Phiếu thực hành số 1 (196)
      • 5.2.2. Phiếu thực hành số 2 (198)
      • 5.2.3. Phiếu thực hành số 3 (200)
      • 5.2.4. Phiếu thực hành số 4 (0)
      • 5.2.5. Phiếu thực hành số 5 (0)
      • 5.2.6. Phiếu thực hành số 6 (0)
      • 5.2.7. Phiếu thực hành số 7 (0)
      • 5.2.8. Phiếu thực hành số 8 (0)
      • 5.2.9. Phiếu thực hành số 9 (0)
      • 5.2.10. Phiếu thực hành số 10 (0)
  • CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (0)
    • 6.1. Kết luận (0)
    • 6.2. Kiến nghị (0)

Nội dung

Nhận thức được điều đó, nhóm quyết định chọn đề tài: “Thiết kế, thực hiện mô hình giảng dạy hệ thống điện thân xe Mitsubishi Attrage 2022” để làm đề tài tốt nghiệp của mình.Trong quá trì

NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

Cơ sở khoa học

Trong thời đại hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, việc áp dụng và phát triển các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực ô tô ngày càng tăng lên và không ngừng đổi mới Các chiếc ô tô hiện đại ngày nay đã trở nên rất phức tạp, với tất cả các hệ thống được tối ưu thông qua việc sử dụng hệ thống điều khiển điện tử Ở Việt Nam, số lượng ô tô hiện đại không ngừng gia tăng, điều này đòi hỏi sự hiện diện của một lực lượng kỹ sư chuyên nghiệp, luôn nghiên cứu và cập nhật những kiến thức mới Công nghệ điện tử thông minh vẫn còn khá mới mẻ đối với các sinh viên Bên cạnh kiến thức lý thuyết, sinh viên cần được trang bị kỹ năng thực hành để có thể cập nhật những kiến thức mới nhất về ngành công nghệ kỹ thuật ô tô

Khoa Cơ Khí Động Lực thuộc Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, và có một truyền thống giàu có, đã khẳng định được thương hiệu và vị thế cao trong cộng đồng đại học Khoa là một trong những đơn vị hàng đầu trong việc đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật ô tô trong hệ thống các trường kỹ thuật trên toàn quốc

Tuy hiện nay, khoa đã tập trung vào công tác đầu tư các trang thiết bị và mô hình dạy học với tính thực tế và thẩm mỹ cao, nhưng số lượng mô hình dạy học cho bộ môn Điện tử ô tô vẫn còn ít và chưa đa dạng Hầu hết là các mô hình hệ thống điện nhỏ và đơn lẻ, chưa được kết nối với nhau Ngoài ra, hầu hết các mô hình chỉ tập trung mô phỏng các hệ thống điện trên xe Toyota, Honda, thiếu sự đa dạng về chủng loại.

Lý do chọn đề tài

Dưới sự phát triển nhanh chóng của lĩnh vực công nghệ cho ô tô ngày nay không chỉ đơn giản là phương tiện di chuyển mà đã trở thành một không gian với nhiều tiện nghi để phục vụ nhu cầu của chúng ta để có được những trải nghiệm tốt nhất Chính vì điều này mà ngày càng có nhiều hệ thống hiện đại trên xe hơn kèm theo đó là chất lượng ngày càng tốt

Là một sinh viên sắp tốt nghiệp ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô của trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM, chúng em luôn khao khát được tìm hiểu, phát triển bản thân qua đó có thêm sự hiểu biết rõ ràng hơn về lĩnh vực bản thân đang theo đuổi Chính vì vậy chúng em chọn đề tài “ Thiết kế, thực hiện mô hình giảng dạy hệ thống điện thân xe Mitsubishi Attrage 2022 ” để có thêm nhiều sự hiểu biết sâu hơn về các hệ thống điện trên xe Đồng thời bản thân chúng em cũng hy vọng đây sẽ là một mô hình có thể giúp ích cho

2 quá trình giảng dạy của các thầy cô thêm hiệu quả và nâng cao hơn.

Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu về cấu tạo ,nguyên lý hoạt động và phương pháp kiểm tra ,đưa ra các mã lỗi và cách khắc phục hư hỏng của hệ thống

Thiết kế và thi công mô hình hoạt động thực tế của hệ thống điện thân xe của xe Mitsubishi Attrage

Xây dựng hướng dẫn sử dụng mô hình và các bài thực hành phục vụ giảng dạy

Sản phẩm của đề tài bao gồm tài liệu thuyết minh và mô hình thực hành Nó sẽ giúp sinh viên hiểu rõ về hệ thống và áp dụng kiến thức vào việc phân tích và sửa chữa các sự cố.

Đối tượng nghiên cứu

Lên ý tưởng, thiết kế khung đồ án, lựa chọn các bộ phận linh kiện phù hợp để đưa vào mô hình hệ thống điện body xe Mitsubishi Attrage 2022

Nghiên cứu về cấu tạo, chức năng, nguyên lý hoạt động, những hư hỏng thường gặp và cách khắc phục của từng hệ thống

Biên soạn, thuyết minh về cơ sở lý thuyết và nguyên lý hoạt động của mô hình.

Phạm vi nghiên cứu

Do hạn chế về thời gian nên nhóm em chỉ tập chung nghiên cứu về những hệ thống điện body xe Mitsubishi Attrage, các chức năng của từng bộ phận và những tín hiệu điều khiển các hệ thống của hộp ETACS.

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:

- Nghiên cứu các tài liệu cấu tạo, nguyên lý hoạt động của hệ thống điện body

- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm:

Thiết kế, chế tạo mô hình hệ thống điện body xe Mitsubishi Attrage.

Phạm vi ứng dụng của đề tài

Mô hình được sử dụng trong việc dạy và học Sinh viên các lớp thực tập có thể cho mô hình hoạt động, kết hợp với hướng dẫn của giảng viên có thể hiểu rõ nguyên lý hoạt động của hệ thống điện body Mitsubishi Attrage

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Khái quát về hệ thống điện thân xe

2.1.1.Lịch sử phát triển hệ thống điện thân xe

Những năm đầu của thế kỷ 20 bắt đầu có những chiếc xe ô tô với hệ thống điện sơ khai và đơn giản nhất Hệ thống điện trang bị trên những chiếc xe này là phối hợp của hệ thống cơ khí và máy phát điện Các hệ thống phối hợp giữa hoạt động hệ thống cơ khí và ứng dụng của động cơ

Những năm 1950 - 1960 việc phát minh chất bán dẫn, và sự xuất hiện của vi điều khiển các hệ thống cơ điện tử được ứng dụng trên nhiều hệ thống điện khác nhau trên ô tô Các hệ thống cơ điện tử dần thay thế các hệ thống cơ điện và hệ thống thuần cơ khí Có thể thấy

IC bán dẫn kết hợp với chương trình điều khiển thay thế cho dạng điều khiển bằng cơ khí ở nhiều hệ thống điện trên xe ô tô và giúp điều khiển nhanh chóng, chính xác hơn để đáp ứng các nhu cầu sử dụng

Những năm 1970 đến những năm đầu thế kỉ 21, các hệ thống điện thân xe phát triển một cách nhanh chóng và vượt bậc với các trang thiết bị điện tử phức tạp yêu cầu những tín hiệu điều khiển chuẩn, nhanh, độ chính xác cao và hiệu quả Những cải tiến này phần nào giúp cải thiện hiệu suất của xe giúp tài xế vận hành xe một cách thoải mái hơn

Vào những năm gần đây, các hệ thống điện thân xe đang được phát triển với sự tập trung vào sự kết nối và tự động hóa Thêm vào đó, hệ thống cơ điện tử trên xe càng phát triển thì số lượng cảm biến và bộ chấp hành cũng tăng dần Việc sử dụng chung các tín hiệu cũng là một xu thế của hệ thống cơ điện tử hiện nay Do số lượng các cảm biến, hộp điều khiển các hệ thống ngày càng tăng dẫn đến cần mạng thông tin giao tiếp, quản lý dữ liệu thông tin giúp đồng bộ hóa các hoạt động trên ô tô Mạng giao tiếp CAN (Control Area Network) được các nhà sản xuất đem vào sử dụng Đây là mạng điều khiển cục bộ, truyền tải dữ liệu nối tiếp theo thời gian thực Nó là một hệ thống thông tin phức hợp có tốc độ truyền rất cao và đặc biệt là khả năng phát hiện ra hư hỏng nhanh chóng Hay hiểu đơn giản là từng chức năng trên ô tô được liên kết với các hộp, mỗi hộp sẽ có tín hiệu ra vào, liên kết giữa các hộp này là mạng cục bộ xử lý thông tin

Hình 2.1 Tổng quan hệ thống điện trên xe ô tô

Ngoài ra, hệ thống điện thân xe còn đang phát triển với sự tập trung vào giảm thiểu tác động đến môi trường Các công nghệ mới như xe điện, xe hybrid và các hệ thống tái tạo năng lượng đã, đang và sẽ tiếp tục được sử dụng giảm thiểu lượng khí thải và giảm tiêu hao nhiên liệu

Nói chung hệ thống điện thân xe là một phần quan trọng của thiết kế xe hơi hiện đại và trong tương lai nó sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa Với sự phát triển của công nghệ trí tuệ nhân tạo, chúng ta hoàn toàn có thể trông chờ vào một tương lai nơi có thể điều khiển, quản lý xe bằng trí tuệ nhân tạo mà không cần quá nhiều sự can thiệp của con người

2.1.2 Giới thiệu xe Mitsubishi Attrage

Mitsubishi Attrage 2022 được đội ngũ thiết kế của hãng chú trọng vào ngôn ngữ thiết kế, mang đến vẻ đẹp đơn giản nhưng trẻ trung, năng động Ngoại hình xe toát lên vẻ đẹp thanh thoát, khoẻ khoắn bởi những đường gân dập nổi trên nắp ca pô và cản trước Mặt ga lăng theo thiết kế hình đa giác, viền mạ crom sang trọng Cụm đèn pha Halogen thiết kế

5 dạng tròn và hốc đèn sương mù đính kèm thanh trang trí hình chữ J bắt mắt (trừ bản MT Eco)

Lưới tản nhiệt của Mitsubishi Attrage 2022 lấy cảm hứng từ khuôn miệng cười, tạo sự tươi tắn ấn tượng cho phần đầu xe Ngay bên dưới là hốc hút gió được tạo hình cầu kỳ, độc đáo ôm trọn cụm đèn sương mù

Mitsubishi Attrage 2022 đã được nâng cấp thêm tính năng gập điện gương chiếu hậu, được tích hợp đèn báo rẽ Tay nắm cửa mang cùng màu thân xe, tạo cảm giác liền mạch và nguyên khối

Mitsubishi Attrage 2022 sở hữu không gian nội thất rộng rãi hàng đầu phân khúc Khoảng duỗi chân và không gian trần xe tương đối “dư dả”, tạo sự thoải mái đối với khổ người 1m75 là một điểm cộng lớn cho mẫu xe sedan hạng B này

Bảng 2 1 Thông số kỹ thuật xe Mitsubishi Attrage

Kích thước tổng thể DxRxC (mm) 4245 x 1670 x 1515 (mm)

Chiều dài cơ sở (mm) 2.550mm Động cơ 1.2L MIVEC

Công suất tối đa 78 mã lực

Momen xoắn cực đại 100 Nm

Hộp số Tự động vô cấp CVT INVECS-III

Tổng trọng lượng xe 1.350 Kg

Khoảng sáng gầm xe 170 mm

Mâm/lốp Mâm hợp kim, 185/55R15

Tay lái trợ lực Điện

Nhìn chung, Mitsubishi Attrage 2022 vẫn là mẫu xe thương hiệu Nhật nổi bật và đáng sở nhất khi người dùng cần một chiếc xe cho gia đình Không gian nội thất rộng rãi, khả năng vận hành linh hoạt, mức tiêu hao nhiên liệu tiết kiệm và ít hư hỏng vặt… giúp mẫu xe luôn là lựa chọn ấn tượng giữa hàng loạt mẫu xe phân khúc sedan hạng B

2.1.3 Giới thiệu tổng quan về hệ thống điện thân xe Mitsubishi Attrage

Cùng với sự phát triển của kỹ thuật, ô tô ngày nay ngày một tiện nghi và hiện đại hơn Trên một chiếc ô tô hiện đại, phần điện chiếm một phần đáng kể và can thiệp vào gần như tất cả các hệ thống trên một chiếc xe Chiếc xe càng hiện đại thì hệ thống điện càng phức tạp

Hệ thống điện thân xe bao gồm các hệ thống và thiết bị như sau:

- Hệ thống thông tin (Instrumentation and warning systems): Là các đèn chỉ báo và đồng hồ trên bảng taplo (đồng hồ tốc độ động cơ, đồng hồ tốc độ xe, đèn báo mức nhiên liệu, đèn báo nhiệt độ làm mát, đèn báo tín hiệu rẽ, đèn báo động cơ,….)

- Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu (Lighting and signaling system): Gồm các đèn chiếu

7 sáng, đèn tín hiệu, còi, các công tắt và các relay

- Các hệ thống khác: Hệ thống gạt nước và rửa kính (Wiper and washer system), hệ thống khóa cửa và chống trộm (Power door locks & Anti-theft), hệ thống nâng hạ kính, hệ thống nâng hạ ghế,…

Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu trên xe Mitsubishi Attrage

2.2.1.Giới thiệu về hệ thống chiếu sáng

Hệ thống chiếu sáng giúp cho người lái xe quan sát rõ đường đi và vận hành xe an toàn trong điều kiện trời tối, thiếu sáng và tầm nhìn thấp Giúp cho các phương tiện xung quanh và người đi bộ nhận diện được sự hiện diện của xe và phán đoán được hướng di chuyển của người lái xe

• Chức năng: Đèn đầu (Headlight): là một trong những bộ phận quan trọng của hệ thống chiếu sáng có nhiệm vụ chiếu sáng phía trước xe giúp tài xế quan sát được tình trạng giao thông ở phía trước và các chướng ngại vật để có thể xử lý kịp thời khi tham gia giao thông Đèn tín hiệu rẽ (Turn signal lamp): là đèn được trang bị ở cả đầu xe đuôi xe cả bên hông xe với chức năng thông báo cho các phương tiện khác biết được hướng đi mong muốn của xe Đèn xi nhan thường được trang bị là đèn màu vàng, hoặc đèn màu đỏ tùy theo một số xe.Tần số nháy của đèn rẽ phụ thuộc vào role nháy hoặc hộp điều khiển quy định Đèn đuôi(Tail lamp): đèn đuôi xe được quy định phải sử dụng đèn màu đỏ để có thể cảnh báo cho các phương tiện phía sau Mục đích của đèn đuôi là để giúp các phương tiện đi sau nhận biết được vị trí của xe và có thể xử lý kịp thời khi xe phía trước gặp sự cố Cụm đèn hậu ô tô gồm đèn phanh, đèn sương mù, đèn lùi và đèn biển số Đèn phanh, đỗ ô tô (Stop lamp): là loại đèn chiếu sáng phía sau và bắt buộc trang bị ánh

15 sáng đỏ để cho các xe sau dễ dàng phát hiện khi tài xế chuẩn bị phanh xe Thông thường thì đèn phanh sẽ được lắp đặt chung với vỏ của đèn đuôi và có cường độ sáng mạnh hơn Cường độ sáng của đèn phanh được quy định trong khoảng từ 60 (cd) đến 185 (cd) Đèn lùi xe ô tô (Back-up lamp): là hệ thống đèn được trang bị để cảnh báo các phương tiện và người đi đường biết là xe chuẩn bị lùi lại Đèn lùi xe ô tô được kích hoạt khi tài xế vào số lùi (R) Theo tiêu chuẩn quốc tế thì các xe được trang bị đèn lùi có màu trắng Đèn định vị (Position lamp): hay còn gọi là đèn vị trí là hệ thống đèn được trang bị ở phía trước xe, bên hông xe và phía sau xe với tác dụng chỉ thị cho người đi đường biết về chiều rộng và vị trí của xe Các đèn vị trí này thường dùng kính khuếch tán màu đỏ đối với đèn vị trí ở phía sau, màu trắng hoặc vàng cho đèn vị trí trước Đèn biển số (License plate lamp): đèn này được trang bị ánh sáng trắng và chiếu thẳng vào biển số với mục đích soi rõ biển số xe, đèn này hoạt động khi đèn pha hoặc cos và đèn đỗ xe hoạt động Loại đèn này được lắp đặt để giúp cho xe phía sau và các lực lượng chức năng dễ dàng đọc được biển số trong điều kiện thiếu ánh sáng Đèn cảnh báo nguy hiểm (Hazard lamp): đèn hazard sử dụng chung các bóng đèn của hệ thống đèn xi nhan Khi bật công tắc đèn hazard trên bảng điều khiển thì 2 đèn xi nhan mỗi bên đều đồng thời được kích hoạt để chớp liên tục Đèn này được sử dụng trong các trường hợp như khi xe bị sự cố bất ngờ và cần tín hiệu thông báo cho các xe phía sau có thể né tránh kịp thời

• Các loại bóng đèn trên ôtô hiện nay:

- Đèn dây tóc : vỏ đèn làm bằng thủy tinh, bên trong chứa 1 dây điện trở làm bằng volfram Dây Volfram được nối với hai dây dẫn để cung cấp dòng điện đến Hai dây dẫn này được gắn chặt vào nắp đậy bằng đồng hoặc nhôm Bên trong bóng đèn là môi trường chân không với mục đích loại bỏ không khí để tránh oxy hoá và làm bốc hơi dây tóc (oxy trong không khí tác dụng với volfram ở nhiệt độ cao gây ra hiện tượng đen bóng đèn và sau một thời gian rất ngắn, dây tóc sẽ bị đứt)

- Đèn Halogen : là một trong số những loại đèn pha được sử dụng rộng rãi nhất tại thời điểm hiện tại và thường được các hãng xe trang bị cho các dòng xe hạng phổ thông Một trong những ưu điểm của loại đèn halogen này chính là sự đơn giản trong cấu tạo, đèn chỉ gồm sợi dây tóc volfram, hỗn hợp khí trơ và một lượng nhỏ chất hóa học thuộc nhóm halogen (I-ốt hoặc Brom) được giữ kín trong bóng đèn Khi được nung nóng ở nhiệt độ 2.500 độ C thì sợi dây tóc volfram sẽ phát ra ánh sáng màu vàng với nhiệt độ màu là 3500 độ K Một ưu điểm khác của đèn halogen chính là giá thành rẻ và thời gian sử dụng được lâu Tuổi thọ trung bình của một bóng halogen được ước tính là khoảng 1.000 giờ và đèn đạt công suất khoảng 55W trong điều kiện chiếu sáng bình thường

Hình 2 8 Cấu tạo bóng đèn Halogen

- Đèn Xenon: hay còn được biết đến với tên gọi là hệ thống chiếu sáng phóng điện cường độ cao (High Intensity Discharge – HID) Loại đèn này được đánh giá cao hơn loại đèn Halogen bởi vì đạt được hiệu suất chiếu sáng vượt trội và có thời gian sử dụng cao hơn

Hình 2.7 Bóng đèn dây tóc Hình 2 7 Các loại bóng đèn dây tóc

17 gấp đôi đèn Halogen với khoảng 2.000 giờ Vì vậy, loại đèn này thường được trang bị trên các dòng xe sang, xe cao cấp

Hình 2 9 Cấu tạo đèn Xenon

- Đèn LED, hay còn được gọi là Light-Emitting Diode, là một công nghệ mới được phát triển để ứng dụng trong đèn pha ô tô Đèn LED có thể phát sáng khi các diode nhỏ bên trong được kích hoạt bởi dòng điện Một trong những ưu điểm nổi bật của đèn LED đó chính là khả năng đạt độ sáng cực nhanh chỉ trong vài phần triệu giây mà không đòi hỏi quá nhiều điện năng Không những vậy, ánh sáng phát ra từ đèn LED là ánh sáng định hướng, không có khả năng khếch tán nên thường được thiết kế để sử dụng trong đèn xi nhan và đèn chiếu hậu Không chỉ có vậy, tuổi thọ của đèn LED rất cao, lên đến 15.000 giờ và được đánh giá là một trong các loại đèn pha có độ bền thuộc top đầu

- Đèn Laser : được xem là công nghệ chiếu sáng hiện đại nhất nhưng đồng thời cũng đòi hỏi chi phí cao nhất, đèn này chỉ được lắp đặt trên các mẫu xe cao cấp Nguyên lí hoạt động của đèn laser là kích hoạt chuỗi phản ứng hóa học khi cho một tia laser đi qua một thấu kính có chứa khí photpho Ánh sáng được tạo ra từ phản ứng hóa học này có cường độ phát sáng mạnh hơn gấp 1.000 lần so với đèn LED nhưng chỉ tiêu thụ một lượng điện năng ít hơn một phần ba lượng điện năng mà đèn LED tiêu thụ Tuy nhiên, đèn Laser cũng tạo ra nhiệt lượng lớn và yêu cầu hệ thống tản nhiệt phức tạp hơn Đèn Laser thường được lắp đặt cùng với các loại đèn pha khác như Halogen, HID hoặc LED

2.2.2.Hệ thống chiếu sáng trên xe Mitsubishi Attrage

2.2.2.1.Hệ thống đèn đầu trên xe Mitsubishi Attrage

Hình 2 12 Sơ đồ khối đèn pha và cốt Đèn pha:

Hệ thống đèn đầu xe là hệ thống dạng chùm góc phần tư Bao gồm các bóng đèn cốt và đèn pha có thể thay thế Cụm đèn đầu xe có đèn báo đỗ/rẽ và đèn báo bên hông được tích hợp vào cụm đèn đầu xe Đèn đầu xe không sáng khi khóa điện ở vị trí OFF (tắt) hoặc ACC (phụ tải) và đèn đầu xe sáng khi công tắt ở vị trí Headlamps ON (đèn đầu xe bật) Đèn cốt:

Nếu đèn đầu xe ở chế độ đèn pha khi tắt công tắc đèn đầu xe, ETACS-ECU mặc định thiết lập đèn đầu xe về chế độ đèn cốt

Hình 2 13 Vị trí đèn đầu xe Mitsubishi Attrage Đèn pha và đèn cốt (Headlamps High- beam/Low-beam )

Sơ đồ mạch điện hệ thống đèn đầu :

Hình 2 14 Sơ đồ mạch điện đèn đầu trên xe Mitsubishi Attrage (1)

Hình 2 15 Sơ đồ mạch điện đèn đầu trên xe Mitsubishi Attrage (2)

Hình 2 16 Sơ đồ mạch điện đèn đầu trên xe Mitsubishi Attrage(3)

Hình 2 17 Sơ đồ mạch điện đèn đầu trên xe Mitsubishi Attrage(4)

Hình 2 18 Sơ đồ mạch điện đèn đầu trên xe Mitsubishi Attrage(5)

2.2.2.2 Đèn kích thước trước sau và biển số trên xe Mitsubishi Attrage

Hình 2 19 Sơ đồ khối đèn định vị trước sau và biển số

ETACS-ECU cung cấp điện thế đến đèn khi được yêu cầu Hệ thống bao gồm các đèn sau:

- Đèn vị trí trước xe

Hình 2 20 Vị trí đèn định vị trước sau và biển số trên xe Mitsubishi Attrage Đèn biển số (Licence plate lamps) Đèn kích thước (Tail lamps) Đèn xi nhan sau (Rear turn - signal lamps)

Sơ đồ mạch điện đèn định vị trước sau và biển số:

Hình 2 21 Sơ đồ mạch điện đèn định vị trước sau và biển số trên xe Mitsubishi

Hình 2 22 Sơ đồ mạch điện đèn định vị trước sau và biển số trên xe Mitsubishi

Hình 2 23 Sơ đồ mạch điện đèn định vị trước sau và biển số trên xe Mitsubishi

Hình 2 24 Sơ đồ mạch điện đèn định vị trước sau và biển số trên xe Mitsubishi

Hình 2 25 Sơ đồ mạch điện đèn định vị trước sau và biển số trên xe Mitsubishi

Hình 2 26 Sơ đồ mạch điện đèn định vị trước sau và biển số trên xe Mitsubishi

2.2.3.Hệ thống tín hiệu trên xe Mitsubishi Attrage:

2.2.3.1.Đèn xi nhan và đèn báo nguy hiểm

Giúp cho người lái xe ra tín hiệu báo rẽ và báo tình trạng hư hỏng của xe cho các xe khác tránh, như khi động cơ chết máy giữa đường

Hình 2 27 Sơ đồ khối đèn xi nhan và đèn báo nguy hiểm

Công tắc báo nguy ngày nay thường được thiết kế nằm chính giữa trên bảng tableau

Khi công tắc này được bật thì tất cả các đèn báo rẽ đều nháy.Đèn hazard được bật ngay cả khi chìa khoá ở vị trí OFF

Hình 2 28 Vị trí đèn xi nhan trước sau trên xe Mitsubishi Attrage Đèn xi nhan phía trước (Front turn- signal lamps)

35 Đèn xi nhan sau (Rear turn - signal lamps)

Sơ đồ mạch điện hệ thống đèn xi nhan và đèn báo nguy hiểm

Hình 2 29 Sơ đồ mạch điện đèn xi nhan và báo nguy hiểm trên xe Mitsubishi Attrage(1)

Hình 2 30 Sơ đồ mạch điện điện đèn xi nhan và báo nguy hiểm trên xe Mitsubishi

Hình 2 31 Sơ đồ mạch điện điện đèn xi nhan và báo nguy hiểm trên xe Mitsubishi

Hình 2 32 Sơ đồ mạch điện đèn xi nhan và báo nguy hiểm trên xe Mitsubishi Attrage(4)

2.2.3.2 Đèn phanh trên xe Mitsubishi Attrage (Stop lamp):

Hình 2 33 Sơ đồ khối đèn phanh Đèn phanh được kích hoạt khi người lái nhấn bàn đạp phanh, báo hiệu rằng xe đang giảm tốc độ hoặc dừng lại Ở các dòng xe cao cấp, đèn phanh sẽ thay đổi theo mức độ đạp phanh của tài xế (dựa theo mức độ thay đổi của biến trở) khiến tài xế phía sau có thể nhận biết được mức độ khẩn cấp của việc giảm tốc độ

Hình 2 34 Vị trí đèn phanh trên xe Mitsubishi Attrage Đèn phanh (Stop lamps)

Sơ đồ mạch điện hệ thống đèn phanh:

Hình 2 35 Sơ đồ mạch đèn phanh trên xe Mitsubishi Attrage(1)

Hình 2 36 Sơ đồ mạch đèn phanh trên xe Mitsubishi Attrage(2)

2.2.2.3 Đèn lùi trên xe Mitsubishi Attrage (Back-up lamp):

Hình 2 37 Sơ đồ khối đèn lùi Đèn lùi (Back – up lamp): Đèn lùi được kích hoạt khi người lái xe lùi xe, chiếu sáng khu vực phía sau xe để hỗ trợ đỗ xe và lùi xe Để cho phương tiện phía sau biết là xe đang lùi

Hình 2 38 Vị trí đèn lùi trên xe Mitsubishi Attrage

43 Đèn lùi (Back-up lamps)

Sơ đồ mạch điện hệ thống đèn lùi :

Hình 2 39 Sơ đồ mạch đèn lùi trên xe Mitsubishi Attrage(1)

Hệ thống nâng hạ kính trên xe Mitsubishi Attrage

2.3.1.Giới thiệu hệ thống nâng hạ kính:

Hệ thống điều khiển cửa sổ điện là một hệ thống để mở và đóng các cửa sổ bằng cách điều khiển các công tắc Motor cửa sổ điện quay khi ấn công tắc điều khiển cửa sổ điện Chuyển động quay của motor cửa sổ điện này sau đó được chuyển thành chuyển động lên xuống nhờ bộ nâng hạ cửa sổ để mở hoặc đóng cửa sổ

Hình 2 40 Các chức năng hệ thống nâng hạ kính

Bộ nâng hạ kính có nhiệm vụ biến chuyển động quay của motor thành chuyển động lên xuống của cửa kính Cửa kính được đỡ bằng đòn nâng của bộ nâng hạ cửa kính Đòn này được đỡ bằng cơ cấu đòn chữ X nối với đòn điều chỉnh của bộ nâng hạ kính Cửa kính được đóng và mở nhờ sự thay đổi chiều cao của cơ cấu đòn chữ X

Hình 2 41 Bộ nâng hạ kính

Mô tơ nâng hạ kính:

Là động cơ điện một chiều kích từ bằng nam châm vĩnh cửu (giống như môtơ hệ thống gạt và phun nước).Motor xoay theo 2 chiều khi đổi chiều 2 điện cực thường sử dụng nguồn 12V

Hình 2 42 Motor nâng hạ kính

2.3.2 Hệ thống nâng hạ kính trên xe Mitsubishi Attrage

Hệ thống nâng hạ kính trên ô tô là một trong những hệ thống điện được trang bị trên xe, bao gồm các cụm cơ khí được thiết kế bên trong ô tô nhằm điều chỉnh kính của xe lên xuống Hiện nay, bên cạnh tính năng nâng hạ kính, hệ thống điều chỉnh kính của xe ô tô được tích hợp thêm chức năng khóa cửa, chống kẹt, tự động đóng (mở) cửa sổ bằng một lần ấn,

Kính cửa sổ (Door window glass)

Motor nâng hạ kính (Power window motor)

Công tắt nâng hạ kính (Power window switch)

Cụm công tắt nâng hạ kính chính (Power window main switch) Đòn điều chỉnh bộ nâng hạ (Power window regulator assembly)

Hình 2 43 Cấu tạo hệ thống nâng hạ kính trên xe Mitsubishi Attrage

Hình 2 44 Sơ đồ khối hệ thống nâng hạ kính trên xe Mitsubishi Attrage

Sơ đồ mạch điện hệ thống nâng kính :

Hình 2 45 Sơ đồ mạch hệ thống nâng kính trên xe Mitsubishi Attrage(1)

Hình 2 46 Sơ đồ mạch hệ thống nâng kính trên xe Mitsubishi Attrage(2)

Hình 2 47 Sơ đồ mạch hệ thống nâng kính trên xe Mitsubishi Attrage(3)

Hình 2 48 Sơ đồ mạch hệ thống nâng kính trên xe Mitsubishi Attrage(4)

Hình 2 49 Sơ đồ mạch hệ thống nâng kính trên xe Mitsubishi Attrage(5)

Hệ thống khóa cửa

2.4.1 Giới thiệu về hệ thống khóa cửa

Hệ thống khoá cửa là một hệ thống bảo vệ an toàn cho hành khách và và tài sản của xe Cùng với sự phát triển công nghệ thì hệ thống khóa cửa ngày càng nhiều những tiện ích được tích hợp vào trong Ví dụ như hệ thống khóa thông minh cho phép người sử dụng có thể tự động mở hay khóa cửa khi ở gần hay hệ thống khóa cửa nhận diện sinh trắc học trên một số dòng xe cao cấp cho phép nhận diện vân tay, khuôn mặt, giọng nói …

Có 3 phương pháp mở khóa cửa chính là mở khóa bằng chìa, mở khóa bằng công tắc và mở khóa từ xa:

- Mở khóa bằng chìa: Đây là phương pháp truyền thống để mở khóa cửa trên xe ô tô Người sử dụng sẽ sử dụng chìa khoá vật lý để mở khóa cửa Khi chìa khoá được đặt vào ổ khóa của cửa, người sử dụng sẽ xoay chìa để mở cửa

Hình 2 50 Mở khoá bằng chìa cơ

- Mở khóa bằng công tắc: Các xe ô tô hiện đại cũng được trang bị công tắc mở khóa cửa nội bộ ở trong xe Công tắc này thường nằm trên bảng điều khiển hoặc trên cánh cửa tài xế của xe Bằng cách nhấn công tắc, người sử dụng có thể mở hoặc khóa cửa xe Công tắc này có thể khóa toàn bộ cửa xe đảm bảo an toàn khi xe di chuyển

Hình 2 51 Mở khoá bằng công tắt

- Mở khóa từ xa: Hệ thống mở khóa từ xa cho phép người sử dụng mở và khóa cửa từ xa bằng cách sử dụng một điều khiển từ xa Điều khiển từ xa này thường có các nút để mở, khóa và thậm chí có thể có các chức năng khác như mở cửa hầm xe, mở cốp sau, kích hoạt còi xe, hoặc đề xe từ xa Khi người sử dụng nhấn các nút trên điều khiển từ xa, tín hiệu được gửi đến xe và hệ thống khóa cửa sẽ mở hoặc khóa cửa tương ứng

Hình 2 52 Mở khoá từ xa

2.4.2 Hệ thống khóa cửa trên xe Mitsubishi Attrage

Hình 2 53 Sơ đồ khối hệ thống khoá cửa trên xe Mitsubishi Attrage

Key- Switch nhận tín hiệu đầu vào từ người lái hoặc hành khách yêu cầu khóa hoặc mở cửa, Key-Switch cung cấp tín hiệu đến ETACS Khi tiếp năng lượng cho relay Door Lock (Door Unloock) của hệ thống, điện thế được truyền đến Motor của hệ thống giúp khóa hoặc mở cửa xe

Hình 2 54 Cấu tạo hệ thống khoá cửa trên xe Mitsubishi Attrage

- Cụm mở khóa bên trong xe (Inside lock knob)

- Cáp điều khiển khóa cửa bên trong xe (Inside lock cable)

- Cụm mở khóa cửa bên ngoài xe (Outside handle)

- Motor khóa cửa (Door lock actuator)

- Cụm chốt khóa cửa (Door latch assembly)

- Cap tay cầm mở kháo cửa bên trong xe (Inside handle cable)

- Tay cầm mở khóa cửa bên trong xe( Inside handle)

- Mở khóa cửa bằng chìa (Door lock key cylinder)

Các chức năng của hệ thống khóa cửa trên dòng xe Attrage:

- Hệ thống khóa cửa trung tâm khóa: mở tất cả các cửa và cửa sau bằng ổ khóa cửa người lái hoặc công tắc khóa cửa trung tâm cửa người lái đã được lắp đặt

- Hệ thống khóa cửa trung tâm khóa: mở tất cả các cửa và cửa sau bằng công tắc khóa cửa trung tâm cửa người lái đã được lắp đặt

- Chức năng bảo vệ trẻ em đã được giới thiệu để ngăn cửa sau vô tình mở ra khi đang lái xe Chức năng nhắc nhở chính đã được giới thiệu

- Chức năng mở khóa cửa liên kết với vị trí bộ chọn "P" đã được giới thiệu

Cơ chế xi lanh chìa khóa kết hợp trực tiếp đã được áp dụng

Sơ đồ mạch điện hệ thống khóa cửa :

Hình 2 55 Sơ đồ mạch điện hệ thống hoá cửa trên xe Mitsubishi Attrage(1)

Hình 2 56 Sơ đồ mạch điện hệ thống hoá cửa trên xe Mitsubishi Attrage(2)

Hình 2 57 Sơ đồ mạch điện hệ thống hoá cửa trên xe Mitsubishi Attrage(3)

Hình 2 58 Sơ đồ mạch điện hệ thống hoá cửa trên xe Mitsubishi Attrage(4)

Hình 2 59 Sơ đồ mạch điện hệ thống hoá cửa trên xe Mitsubishi Attrage(5)

Hình 2 60 Sơ đồ mạch điện hệ thống hoá cửa trên xe Mitsubishi Attrage(6)

Hình 2 61 Sơ đồ mạch điện hệ thống hoá cửa trên xe Mitsubishi Attrage(7)

Hệ thống gạt mưa và rửa kính trên xe Mitsubishi Attrage

2.5.1 Giới thiệu về hệ thống gạt mưa và rửa kính

Hình 2 62 Tổng quan về hệ thống gạt mưa và rửa kính

Hệ thống gạt mưa và rửa kính có vai trò quan trọng đối với xe Nó giúp cho tài xế có thể nhìn rõ hơn trong điều kiện thời tiết xấu như mưa, tuyết, bụi, đất, Thiết bị gạt mưa và rửa kính của hệ thống có tác dụng đảm bảo tầm nhìn rõ ràng bằng cách làm sạch bụi bẩn trên kính Hệ thống gạt nước và rửa kính trên xe bao gồm các bộ phận sau: cần gạt nước, motor và cơ cấu dẫn động gạt nước; vòi phun của bộ rửa kính; bình chứa nước rửa kính ,motor rửa kính, công tắc (có relay điều khiển gạt nước gián đoạn) Ngoài ra, còn có cảm biến nước mưa và bộ điều khiển gạt nước

Một số chức năng và tính năng chính của hệ thống gạt mưa bao gồm:

- Gạt trước: Hệ thống gạt mưa cho kính trước giúp loại bỏ nước mưa hoặc các chất lỏng khác trên kính, tạo điều kiện cho người lái có tầm nhìn rõ ràng

- Gạt sau: Giúp loại bỏ nước mưa hoặc các chất lỏng khác trên kính sau xe Điều này cũng giúp tăng tầm nhìn phía sau cho người lái

- Tốc độ và chế độ gạt: Hệ thống gạt mưa thường có nhiều tốc độ và chế độ khác nhau để điều chỉnh quy trình gạt Người lái có thể chọn tốc độ phù hợp để loại bỏ hiệu quả nước mưa trên kính

- Chế độ gián đoạn: Ngoài các tốc độ gạt thường, hệ thống gạt mưa cũng có chế độ gián đoạn Chế độ này giúp hệ thống gạt mưa hoạt động theo một chu kỳ ngắn giữa các lần

65 gạt, tạo ra một khoảng thời gian gián đoạn giữa mỗi lần gạt Điều này giúp tiết kiệm năng lượng và kéo dài tuổi thọ của lưỡi gạt

- Phun nước rửa kính: Cho phép người lái phun nước lên kính trước và kính sau để làm sạch kính trước khi sử dụng gạt mưa

Tóm lại, chức năng chính của hệ thống gạt mưa là loại bỏ nước mưa và cung cấp tầm nhìn rõ ràng cho người lái trong điều kiện thời tiết mưa Ngoài ra, nó còn có các tính năng khác như gạt kính sau, tốc độ và chế độ gạt linh hoạt, chế độ gián đoạn, phun nước rửa kính và tích hợp cảm biến mưa để tăng cường hiệu quả và tiện ích

2.5.2.Các thành phần chính của hệ thống gạt mưa rửa kính

Hình 2 63 Cấu tạo của Motor gạt mưa

Motor gạt nước là motor đồng bộ dùng để tạo ra chuyển động quay vòng liên tục của thanh gạt trên kính chắn gió Một một motor gạt nước thường có 3 chổi than gồm chổi than tốc độ thấp, chổi than tốc độ cao và một chổi than dùng chung làm tiếp điểm nổi mass Động cơ điện với mạch kích từ bằng nam châm vĩnh cửu được dùng cho các motor gạt nước

Motor gạt nước sử dụng động cơ điện kết hợp với mạch kích từ dùng nam châm vĩnh cửu

Hệ thống motor gạt nước bao gồm một động cơ và một cơ cấu trục vít - bánh vít, được thiết kế nhằm giảm tốc độ quay của động cơ Để đảm bảo an toàn, motor đã được lắp đặt một công tắc dừng tự động trên bánh vít, cho phép gạt nước dừng lại ở một vị trí cụ thể (gọi là vị trí dừng) khi người sử dụng tắt công tắc gạt nước vào bất kỳ thời điểm nào, nhằm tránh hạn chế tầm nhìn của tài xế

Hình 2 64 Motor bơm nước rửa kính

Là một loại bơm ly tâm được điều khiển bởi động cơ điện một chiều Nhiệm vụ chính của nó là đẩy nước từ bình chứa đến vòi phun trên kính chắn gió để làm sạch bụi bẩn

Hình 2 65 Cụm công tắt điều khiển gạt mưa và rửa kính

Công tắc gạt nước được đặt trên trục lái, nằm dưới vô lăng, để tài xế có thể dễ dàng điều khiển khi cần thiết Công tắc gạt nước có các vị trí như sau:

- OFF (dừng): Tắt hoạt động của gạt nước

- LOW (tốc độ thấp): Bật gạt nước ở tốc độ thấp

- HIGH (tốc độ cao): Bật gạt nước ở tốc độ cao

- INT (gián đoạn): Bật gạt nước ở chế độ gián đoạn trong khoảng thời gian có thể điều chỉnh

- MIST (sương mù): Bật gạt nước trong điều kiện có sương mù, kết hợp với việc bơm nước lên kính

2.5.3 Hệ thống gạt mưa và rửa kính trên xe Mitsubishi Attrage

Hình 2 66 Sơ đồ khối hệ thống gạt mưa rửa kính

Windshield Wiper Switch nhận tín hiệu đầu vào từ người lái yêu cầu gạt mưa hoặc rửa kính, Windshield Wiper Switch cung cấp tín hiệu đến ETACS Hộp ETACS sẽ điều khiển tiếp năng lượng cho relay của hệ thống gạt mưa và rửa kính hoạt động phù hợp với chế độ mà tài xế đã chọn ở cụm công tắc (Windshield Wiper Switch)

Sơ đồ mạch điện hệ thống gạt mưa rửa kính:

Hình 2 67 Sơ đồ mạch hệ thống gạt mưa rửa kính trên xe Mitsubishi Attrage(1)

Hình 2 68 Sơ đồ mạch hệ thống gạt mưa rửa kính trên xe Mitsubishi Attrage(2)

THIẾT KẾ, THỰC HIỆN MÔ HÌNH

Lựa chọn vật tư

Nhóm chọn hệ thống điện thân xe Mitsubishi Attrage 2022 đây là hệ thống trực quan dễ dàng phục vụ cho việc giảng dạy và học tập, bao gồm các bộ phận sau:

+ Công tắt nâng kính tài

+ Công tắt nâng kính phụ

Thiết kế, bố trí mô hình

3.2.1 Giới thiệu phần mềm SolidWorks

SolidWorks là phần mềm thiết kế 3D chạy trên hệ điều hành Windown và có mặt từ năm

1997 và được tạo bởi công ty Dassault Systèmes SolidWorks Corp., là một chi nhánh của Dassault Systèmes, S A (Vélizy, Pháp) SolidWorks hiện tại được dùng bởi hơn 2 triệu kỹ sư và nhà thiết kế với hơn 165000 công ty trên toàn thế giới

Solidworks là một phần mềm thiết kế 3D mạnh mẽ và tích hợp nhiều công cụ hỗ trợ đa dạng nên rất được các kỹ sư tín nhiệm Đồng thời, phần mềm được ứng dụng rộng rãi vào

72 các lĩnh vực từ: xây dựng, đường ống, kiến trúc, nội thất,

Hiện nay Solidworks được sử dụng khá phổ biến trên thế giới Ở Việt Nam phần mềm này được sử dụng rất nhiều không chỉ trong lĩnh vực cơ khí mà nó còn được mở rộng ra các lĩnh vực khác như: Điện, Khoa học ứng dụng, Cơ mô phỏng,

Phần mềm Solidworks cung cấp cho người dùng những tính năng tuyệt vời nhất về thiết kế các chi tiết các khối 3D, lắp ráp các chi tiết đó để hình thành nên nhưng bộ phận của máy móc, xuất bản vẽ 2D các chi tiết đó là những tính năng rất phổ biến của phần mềm Solidworks, ngoài ra còn có những tính năng khác nữa như: Phân tích động học (motion), phân tích động lực học (simulation) Bên cạnh đó phần mềm còn tích hợp modul Solidcam để phục vụ cho việc gia công trên CNC nhờ có phay Solidcam và tiện Solidcam hơn nữa bạn cũng có thể gia công nhiều trục trên Solidcam, modul 3Dquickmold phục vụ cho việc thiết kế khuôn

Trải qua nhiều phiên bản, Solidworks đã có nhiều bước tiến vượt trội về tính năng, hiệu suất cũng như đáp ứng trên cả mong đợi nhu cầu thiết kế bản vẽ 3D chuyên nghiệp cho các ngành kỹ thuật, công nghiệp

3.2.2 Thiết kế phần khung sắt đỡ mô hình

Nhóm sử dụng phần mềm thiết kế 3D Solidworks để thiết kế mô hình nhằm hạn chế những sai sót trong quá trình thi công khung mô hình Bên cạnh đó việc tính toán thiết kế 3D còn khung mô hình còn mang lại độ chính xác cao hơn, đảm bảo được độ bền và tính thẩm mỹ khi lắp ráp các chi tiết lên khung

Hình 3 1 Bản thiết kế khung

3.2.3 Thiết kế, bố trí các chi tiết lên mặt mica

Phần mặt đặt các chi tiết được thiết kế với yêu cầu bền, chịu lực tốt, các lỗ cắt cố gắng đúng với kích thước thực tế nhất có thể, đầy đủ các thông tin cần thiết và đảm bảo được tính thẩm mĩ của mô hình Nhóm đã chọn vật liệu là Mica với độ dày 5mm

Hình 3 3 Vị trí các chi tiết lên Mica mặt trước dưới

Hình 3 4 Vị trí các chi tiết lên Mica mặt trước trên

Hình 3 5 Vị trí các chi tiết lên Mica mặt trên nóc

Hình 3 6 Vị trí các chi tiết lên Mica mặt bên tài

Hình 3 7 Vị trí các chi tiết lên Mica mặt bên phụ

Hình 3 8 Vi trí các chi tiết lên Mica mặt sau

3.2.4 Thiết kế mô hình hoàn chỉnh

Bên cạnh thiết kế 3D được phần khung đỡ và phần mặt gá của mô hình, nhóm tiến hành thiết kế theo kích thước của chi tiết sao cho sát với thực tế nhất có thể như: hộp ENGINE ECU, ETACS ECU, KOS&OSS ECU ,COLUMN ECU , RF Antenna, Relay, LF Antenna, Key Slot, ESL,Combination Meter, Engine switch, giắc OBD, cầu chì, các nút nhấn tín hiệu, đèn…

Hình 3 9 Mô hình hoàn chỉnh

Tổng quan mô hình hệ thống chiếu sáng tín hiệu ,gạt mưa ,nâng kính và khoá cửa thực tế

Bảng 3 1 Bảng các chi tiết trên mô hình thực tế

Turn Signal Lamp – Đèn xi nhan

Position Lamp – Đèn định vị

Washer Pump – Motor phun nước

Wiper motor – Motor gạt mưa

Etacs Ecu - Hộp điều khiển điện thân xe

Stop SW – Công tắt đèn phanh

Hình 3 10 Các chi tiết trên mô hình thực tế

Column Switch – Công tắt điều khiển chiếu sáng tín hiệu và gạt mưa rửa kính

Hazzard SW – Công tắt đèn báo nguy hiểm

Back Up SW – Công tắt đèn lùi

Power Window Main SW – Công tắt nâng kính tài

Power Window Sub SW – Công tắt nâng kính phụ

Power Window Motor – Motor nâng kính

Door Lock Actuator – Motor khoá cửa

Back Up Lamp – Đèn lùi

Tail Lamp – Đèn kích thước

Licence Plate Lamp – Đèn biển số

Hình 3 11 Vị trí các relay mô hình thực tế Bảng 3 2 Các Relay trên mô hình thực tế

1 Headlamp Low Relay – Rơle đèn cos

2 Headlamp High Relay – Rơle đèn pha

3 Power Window Relay – Rơle nguồn nâng kính

Hệ thống chiếu sáng tín hiệu

3.4.1 Cấu tạo hệ thống chiếu sáng tín hiệu trên mô hình

Bảng 3 3 Các chi tiết hệ thống chiếu sáng tín hiệu trên mô hình

Turn signal Lamp – Đèn xi-nhan

Lighting SW (Column Switch) – Công tắt điều khiển hệ thống chiếu sáng

Positon Lamp – Đèn vị trí

Tail lamp – Đèn định vị

Hình 3 12 Vị trí các chi tiết hệ thống chiếu sáng tín hiệu trên mô hình

Hazard Sw – Công tắt báo nguy hiểm

Stop Sw – Công tắt đèn phanh

Backup Sw – Công tắt đèn lùi

3.4.2 Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động của hệ thống đèn đầu

Hình 3 13 Sơ đồ mạch điện đèn đầu

+ Công tắc Column Switch ở vị trí LOW: công tắc Column switch truyền tín hiệu từ chân 3 của công tắc đến chân 54 ( C-416) hộp ETACS thông qua mạng LIN Khi đó hộp sẽ tiếp nhận thông tin và khiển mass chân 6 (C-406) nhịp relay Low -> Đèn Low sáng

+ Công tắc Column Switch ở vị trí HIGH: công tắc Column switch truyền tín hiệu từ chân 3 của công tắc đến chân 54 ( C-416) hộp ETACS thông qua mạng LIN Khi đó hộp sẽ tiếp nhận thông tin và khiển mass chân 1 (C-406) nhịp relay HIGH -> Đèn HIGH sáng

+ Công tắc Column Switch ở vị trí FLASH: công tắc Column switch truyền tín hiệu từ chân 3 của công tắc đến chân 54 ( C-416) hộp ETACS thông qua mạng LIN Khi đó hộp sẽ tiếp nhận thông tin và khiển mass chân 1 (C-406) nhịp relay HIGH ->Đèn HIGH sáng

3.4.3 Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động hệ thống đèn định vị phía trước sau và đèn biển số

Hình 3 14 Sơ đồ mạch điện hệ thống đèn định vị phía trước sau và biển số

+ Công tắc Column Switch ở vị trí Position (Tail): công tắc Column switch truyền tín hiệu từ chân 3 của công tắc đến chân 54 ( C-416) hộp ETACS thông qua mạng LIN Khi đó hộp sẽ tiếp nhận thông tin và nhịp mass relay (trong hộp etacs) cấp dương (12v) cho đèn Position (Tail) và đèn biển số thông qua chân 1&13 (C405) và 3&9 (C-418) -> Đèn Position (Tail) và đèn biển số sáng

3.4.4 Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động của hệ thống lùi

Công tắc đèn lùi đóng lại hai bóng đèn được cấp dương (12v) → Đèn lùi sáng

Hình 3 15 Sơ đồ mạch điện hệ thống đèn lùi

3.4.5 Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động hệ thống đèn phanh

Công tắc đèn phanh đóng lại khi đạp bàn đạp phanh, hai bóng đèn được cấp dương

→ Đèn phanh sáng và đồng thời cung cấp tín hiệu đến phanh đến hộp ETACS và KOS&OSS Ecu

Hình 3 16 Sơ đồ mạch hệ thống đèn phanh

3.4.6 Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động của đèn báo tín hiệu rẽ và đèn báo nguy hiểm

+ Công tắc Column Switch ở vị trí LH: công tắc Column switch truyền tín hiệu từ chân 3 của công tắc đến chân 54 ( C-416) hộp ETACS thông qua mạng LIN Khi đó hộp sẽ tiếp nhận thông tin và khiển con FET trong hộp ETACS cấp dương cho đèn Turn Signal thông qua chân 10 (C-418&C-405) -> Đèn Turn Signal LH sáng + Công tắc Column Switch ở vị trí RH: công tắc Column switch truyền tín hiệu từ chân 3 của công tắc đến chân 54 ( C-416) hộp ETACS thông qua mạng LIN Khi

Hình 3 17 Sơ đồ mạch điện hệ thống đèn rẽ và đèn báo nguy hiểm

99 đó hộp sẽ tiếp nhận thông tin và khiển con FET trong hộp ETACS cấp dương cho đèn Turn Signal thông qua chân 1&11 (C-418&C-405) -> Đèn Turn Signal RH sáng

- Khi công tắc báo nguy hiểm (Hazard) đóng: Chân 71 (C-416) được tiếp mass (GND), cả 4 đèn TURN SIGNAL LAMP được cấp dương tương ứng từ các chân ETACS -> Đèn báo nguy hiểm nháy liên tục (tốc độ chậm hơn đèn báo xin rẽ)

Hệ thống gạt mưa, rửa kính

3.5.1 Cấu tạo hệ thống gạt mưa, rửa kính

Bảng 3 4 Các chi tiết hệ thống gạt mưa rửa kính trên mô hình

Washer motor – Mô tơ rửa kính

Wiper motor – Mô tơ gạt mưa

Wiper SW (Column ecu) – Công tắc điều khiển gạt mưa, rửa kính

Hình 3 18 Vị trí các chi tiết hệ thống gạt mưa, rửa kính trên mô hình

3.5.2 Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động của hệ thống gạt mưa, rửa kính

- Công tắc Column Switch ở vị trí LOW: công tắc Column switch truyền tín hiệu từ chân 3 của công tắc đến chân 54 ( C-416) hộp ETACS thông qua mạng LIN Khi đó hộp sẽ tiếp nhận thông tin và khiển Relay trong hộp ETACS cấp dương cho Windshield Wiper Motor thông qua chân 4 (C-405) -> Windshield Wiper Motor hoạt động

- Công tắc Column Switch ở vị trí HIGH: công tắc Column switch truyền tín hiệu từ chân 3 của công tắc đến chân 54 ( C-416) hộp ETACS thông qua mạng LIN Khi

Hình 3 19 Sơ đồ mạch điện hệ thống gạt mưa, rửa kính

103 đó hộp sẽ tiếp nhận thông tin và khiển Relay trong hộp ETACS cấp dương cho Windshield Wiper Motor thông qua chân 3 (C-405) -> Windshield Wiper Motor hoạt động

- Công tắc Column Switch ở vị trí INT: công tắc Column switch truyền tín hiệu từ chân 3 của công tắc đến chân 54 ( C-416) hộp ETACS thông qua mạng LIN Chân INT của motor, làm tiếp điểm đóng ngắt gián đoạn Khi đó hộp sẽ tiếp nhận thông tin và khiển Relay trong hộp ETACS cấp dương cho Windshield Wiper Motor thông qua chân 4 (C-405) → mô tơ gạt mưa hoạt động gián đoạn ở tốc độ thấp

- Công tắc Column Switch ở vị trí MIST: công tắc Column switch truyền tín hiệu từ chân 3 của công tắc đến chân 54 ( C-416) hộp ETACS thông qua mạng LIN Chân MIST của motor Khi đó hộp sẽ tiếp nhận thông tin và khiển Relay trong hộp ETACS cấp dương cho Windshield Wiper Motor thông qua chân 4 (C-405) và nhịp Relay Windshield washer → mô tơ gạt mưa hoạt động ở tốc độ thấp và motor rửa kính hoạt động.

Hệ thống nâng kính

Hình 3 20 Vị trí các chi tiết hệ thống nâng kính trên mô hình

3.6.1 Cấu tạo hệ thống nâng kính

Bảng 3 5 Các chi tiết hệ thống nâng kính trên mô hình

Power Window Main SW – Công tắt nâng hạ kính tài

Power Window Sub SW – Công tắt nâng kính phụ

Power Window Motor – Motor nâng kính

3.6.2 Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động của hệ thống nâng kính

- Khi công tắc Power Window Main SW (Front LH) ở vị trí Up: CPU trong Power Window Main SW cấp dương và mass cho Motor nâng kính thông qua chân 12 và 11 (F-04) trong lúc đó công tắc Power Window Main SW cung cấp dương và mass cảm biến Motor nâng kính thông qua chân 4 và 6 (F-04) CPU và cảm biến sẽ trao đổi dữ liệu thông qua 2 chân

5 và 13 (F-04) -> Motor nâng kính tài hoạt động

- Khi công tắc Power Window Main SW (Front LH) ở vị trí DOW: CPU trong Power Window Main SW cấp dương và mass cho Motor nâng kính thông qua chân 11 và 12 (F-

04) trong lúc đó công tắc Power Window Main SW cung cấp dương và mass cảm biến

Hình 3 21 Sơ đồ mạch điện hệ thống nâng kính

Motor nâng kính thông qua chân 4 và 6 (F-04) CPU và cảm biến sẽ trao đổi dữ liệu thông qua 2 chân 5 và 13 (F-04) -> Motor nâng kính tài hoạt động

- Khi công tắc Power Window Main SW (Rear LH) ở vị trí Up: Chân 2 sẽ thông vs chân dương 16 của (F-04) dòng điện dương sẽ tiếp tục di chuyển qua công tắc Power Window Sub SW qua chân 8-7 qua Motor về chân 4-5 Power Window Sub SW rồi về 1-7 Power Window Main SW về mass -> Motor hoạt động

- Khi công tắc Power Window Main SW (Rear LH) ở vị trí DOW: Chân 1 sẽ thông vs chân dương 16 của (F-04) dòng điện dương sẽ tiếp tục di chuyển qua công tắc Power Window Sub SW qua chân 5-4 qua Motor về chân 7-8 Power Window Sub SW rồi về 2-7 Power Window Main SW về mass -> Motor hoạt động

- Khi công tắc Power Window Main SW (Front RH) ở vị trí Up: Chân 15 sẽ thông vs chân dương 16 của (F-04) dòng điện dương sẽ tiếp tục di chuyển qua công tắc Power Window Sub SW qua chân 8-7 qua Motor về chân 4-5 Power Window Sub SW rồi về 14-7 Power Window Main SW về mass -> Motor hoạt động

- Khi công tắc Power Window Main SW (Front RH) ở vị trí DOW: Chân 14 sẽ thông vs chân dương 16 của (F-04) dòng điện dương sẽ tiếp tục di chuyển qua công tắc Power Window Sub SW qua chân 7-8 qua Motor về chân 5-4 Power Window Sub SW rồi về 15-

7 Power Window Main SW về mass -> Motor hoạt động

- Khi công tắc Power Window Main SW (Rear RH) ở vị trí Up: Chân 9 sẽ thông vs chân dương 16 của (F-04) dòng điện dương sẽ tiếp tục di chuyển qua công tắc Power Window Sub SW qua chân 8-7 qua Motor về chân 4-5 Power Window Sub SW rồi về 8-7 Power Window Main SW về mass -> Motor hoạt động

- Khi công tắc Power Window Main SW (Rear RH) ở vị trí Up: Chân 8 sẽ thông vs chân dương 16 của (F-04) dòng điện dương sẽ tiếp tục di chuyển qua công tắc Power Window Sub SW qua chân 7-8 qua Motor về chân 5-4 Power Window Sub SW rồi về 9-7 Power Window Main SW về mass -> Motor hoạt động

- Khi công tắc Power Window Sub SW (Rear LH) ở vị trí Up: Chân 7 sẽ thông vs chân dương 6 dòng điện dương sẽ tiếp tục di chuyển qua Motor về chân 4-5 Power Window Sub

SW rồi về 1-7 Power Window Main SW về mass -> Motor hoạt động

- Khi công tắc Power Window Sub SW (Rear LH) ở vị trí DOW: Chân 4 sẽ thông vs chân dương 6 dòng điện dương sẽ tiếp tục di chuyển qua Motor về chân 7-8 Power Window Sub

SW rồi về 2-7 Power Window Main SW về mass -> Motor hoạt động

- Khi công tắc Power Window Sub SW (Front RH) ở vị trí Up: Chân 7 sẽ thông vs chân dương 6 dòng điện dương sẽ tiếp tục di chuyển qua Motor về chân 4-5 Power Window Sub

SW rồi về 14-7 Power Window Main SW về mass -> Motor hoạt động

- Khi công tắc Power Window Sub SW (Front RH) ở vị trí DOW: Chân 4 sẽ thông vs chân dương 6 dòng điện dương sẽ tiếp tục di chuyển qua Motor về chân 7-8 Power Window Sub

SW rồi về 15-7 Power Window Main SW về mass -> Motor hoạt động

- Khi công tắc Power Window Sub SW (Rear RH) ở vị trí Up: Chân 7 sẽ thông vs chân dương 6 dòng điện dương sẽ tiếp tục di chuyển qua Motor về chân 4-5 Power Window Sub

SW rồi về 8-7 Power Window Main SW về mass -> Motor hoạt động

- Khi công tắc Power Window Sub SW (Rear RH) ở vị trí DOW: Chân 4 sẽ thông vs chân dương 6 dòng điện dương sẽ tiếp tục di chuyển qua Motor về chân 7-8 Power Window Sub

SW rồi về 9-7 Power Window Main SW về mass -> Motor hoạt động

Hệ thống khoá cửa

Hình 3 22 Vị trí các chi tiết hệ thống khoá cửa trên mô hình

3.7.1 Cấu tạo hệ thống khoá cửa

Bảng 3 6 Các chi tiết trên hệ thống khoá cửa trên mô hình

Power Window Main SW – Công tắt nâng hạ kính tài

Door lock Actuator – Mô tơ khoá cửa

3.7.2 Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động của hệ thống khoá cửa

Hình 3 23 Sơ đồ mạch điện hệ thống khoá cửa

- Khi công tắc Power Window Main SW ở vị trí Lock: Chân 36 (C-417) sẽ nhận được tín hiệu mass thông qua công tắc trên Power Window Main SW Hộp Etacs sẽ nhịp relay Lock và Unlock cấp dương và mass cho Door Lock Actuator thông qua chân 23&22 (C-417) -> Door Lock Actuator hoạt động

- Khi công tắc Power Window Main SW ở vị trí Unlock: Chân 41 (C-417) sẽ nhận được tín hiệu mass thông qua công tắc trên Power Window Main SW Hộp Etacs sẽ nhịp relay

Lock và Unlock cấp dương và mass cho Door Lock Actuator thông qua chân 22&23 (C-

417) -> Door Lock Actuator hoạt động

3.7.3 Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động của hệ thống khoá cửa từ xa

Hình 3 24 Sơ đồ mạch điện hệ thống khoá cửa từ xa

- Khi tài xế ấn Lock cửa trên chìa khoá: tín hiệu sẽ được gửi từ chìa khoá ở dạng xung và antenna UHF RECEIVER sẽ nhận tín hiệu, sử lý sau đó giao tiếp với hộp ETACS thông qua 2 chân CAN Hộp ETACS sau đó sẽ khiển tín hiệu đóng cửa

- Khi tài xế ấn Unlock cửa trên chìa khoá: tín hiệu sẽ được gửi từ chìa khoá ở dạng xung và antenna UHF RECEIVER sẽ nhận tín hiệu, sử lý sau đó giao tiếp với hộp ETACS thông qua 2 chân CAN Hộp ETACS sau đó sẽ khiển tín hiệu mở cửa

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÀ THỰC HÀNH

Quy trình sử dụng mô hình

- Nhận mô hình từ giảng viên

- Kiểm tra tổng quan, xác định vị trí các cụm chi tiết trên mô hình

- Cần kiểm tra không có bất cứ giắc nối điện nào đang nối với nhau

- Cấp nguồn ắc quy đúng chân âm, dương

- Các công tắc Pan đều tắt

- Không được tự ý bật Pan hay đấu nối bất kì giắc nào trên mô hình

- Tiến hành vận hành các chức năng hệ thống

- Thực hiện các bài thực hành theo hướng dẫn

(Lưu ý: Sử dụng giắc trung gian để đo thông mạch giữa các chi tiết trên mô hình) Các thông số và chức năng các chi tiết chính của mô hình được liệt kê ở bảng 4.1: Bảng 4 1 Thông số và chức năng của các chi tiết

HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE MITSUBISHI ATTRAGE 2022

Tên Ảnh minh họa Thông số kỹ thuật Chức năng

+ Hỗ trợ sinh viên đo kiểm nhanh chóng

+ Được điều khiển bởi ETACS ECU để cấp nguồn cho hệ thống

12V + 2 chân tiếp điểm ON/ OFF

+ Công tắt được bật khi xe đi lùi

+ 2 chân tiếp điểm thường hở

12V + Công tắt này báo chế độ an toàn khi xe dừng hoặc phanh

+ 2 chân tiếp điểm thường hở

+ Giúp cho người lái xe ra tín hiệu báo rẽ và báo tình trạng hư hỏng của xe cho các xe khác tránh, như khi động cơ chết máy giữa đường

Column Ecu Nguồn cấp :12V + Công tắc gởi tín hiệu điều khiển đến hộp Etacs Ecu

+ Cầu chì được sử dụng nhằm phòng tránh các hiện tượng quá tải trên đường dây gây cháy, nổ

+ 2 chân tiếp điểm ON/OFF +Tạo ra lỗi để sinh viên thực hành sát với thực tế

+ Phát ra sóng tần số cao: 24 kHz

+ Hộp này chỉ đơn thuần là thiết bị nhận tín hiệu sóng radio từ chìa khóa gửi về hộp SMK cho các lệnh khóa/mở cửa, đóng/mở

+ Nhận các tín hiệu từ Column ecu để điều khiển các hệ thống như chiếu sáng tín hiệu , gạt mưa ,phun nước , nâng kính,…

+ Motor hoạt động khi nhận tín hiệu xuất ra từ hộp ETACS ECU

+ Công tắt điều khiển motor nâng kính theo mong muốn của tài xế

+ Công tắt điều khiển motor nâng kính và chịu

Sub SW sự quản lý của công tắt điều khiển của tài xế

Nguồn cấp: 12V + Hút nước và phun nước vào lên kính để rửa kính

Nguồn cấp: 12V + Nhiệm vụ đẩy hoặc kéo chuột cửa để báo là đang khoá cửa hoặc mở cửa

Nguồn cấp: 12V + Là động cơ điện nhiệm vụ nâng và hạ kính

+ Kết nối với máy chuẩn đoán kiểm tra hệ thống

+ Giúp kiểm nhanh giữa hộp và hệ thống mà không cần rút giắc hộp

+ Chiếu sáng khi xe di chuyển trong điều kiện thiếu ánh sáng

Nguồn cấp: 12V + Hiển thị điện áp cấp cho hệ thống hoạt động

+ Ra tín hiệu báo rẽ và báo tình trạng hư hỏng của xe cho các xe khác tránh, như khi động cơ chết máy giữa đường

+ Đèn sáng báo tín hiệu biết được xe đang lùi

Stop Lamp Nguồn cấp + Đèn sáng báo tín hiệu biết được xe đang phanh

+ Đèn sáng báo kích thước xe

Plate Lamp Nguồn cấp 12V + Chiếu sáng biển số

Relay trên mô hình thực tế :

Hình 4 1 Các relay trên mô hình

Bảng 4 2 Tên các relay trên mô hình thực tế

Headlamp Low Relay – Rơle đèn cos Headlamp High Relay – Rơle đèn pha Power Window Relay – Rơle nguồn nâng kính

Một số lưu ý khi chẩn đoán sửa chữa mô hình

Các hư hỏng thường gặp:

- Độ sụt áp: Khi dòng điện chạy qua một mạch điện, điện áp sẽ giảm mỗi khi đi qua một điện trở Mức giảm áp này được gọi là độ sụt điện áp Ta có thể dựa vào độ sụt điện áp này để đo kiểm điện áp tại các vị trí trong mạch điện Nếu điện áp đo được không đúng thì có hư hỏng xảy ra

- Hở mạch: là hiện tượng đứt mạch điện Có thể là đứt ở bất kì đâu trong mạch điện: Cầu chì, các thiết bị điện, dây dẫn,… Để biết được vị trí đó có đứt hay không, ta lấy đồng hồ VOM , đo giữa 2 đầu Nếu có bằng điện áp nguồn thì chỗ đó đứt

- Tiếp xúc kém: Điện trở tại một vị trí trong mạch điện tăng đột biến là một hư hỏng do tình trạng tiếp xúc kém gây nên Khi điện trở tăng sẽ ngăn cản dòng điện chạy vào mạch điện nên các thiết bị điện không hoạt động đúng công suất định mức hoặc thiết bị không nhận đúng tín hiệu Dùng đồng hồ kiểm tra điện trở tại các vị trí ta sẽ xác định được vị trí tiếp xúc kém

- Ngắn mạch: Là tình trạng dây âm và dây dương chạm vào nhau gây ra hư hỏng

Bảng 4 3 Các lỗi thường xuất hiện trong hệ thống điện thân xe

Mã lỗi Mô tả Nguyên nhân

B1706 Đèn báo rẽ (hỏng cầu chì) - Cầu chì flasher bị hỏng

B1707 Đèn báo rẽ (hở mạch) - Đèn báo rẽ bị đứt

B1763 Công tắc đèn - Lỗi công tắc đèn

B1764 Công tắc gạt mưa - Lỗi công tắc gạt mưa, rửa kính

Một số lỗi thường gặp Nguyên nhân

Không có đèn chiếu gần nào sáng - Trục trặc của relay đèn (LO)

- Trục trặc cụm Column Switch

- Trục trặc của ETACS-ECU

- Hở mạch Không có đèn chiếu xa nào sáng - Trục trặc của relay đèn (Hi)

- Trục trặc cụm Column Switch

- Trục trặc của ETACS-ECU

- Hở mạch Đèn chiếu xa và đèn chiếu gần không sáng khi bật Passing switch (Flash switch)

- Trục trặc cụm Column Switch

- Trục trặc của ETACS-ECU

Một trong những đèn đầu không sáng - Bóng đèn

- Hở mạch Khi công tắc IG được chuyển sang vị trí

BẬT cùng với công tắc đèn ở vị trí TẮT hoặc Tail, đèn đầu sẽ sáng lên trong thời gian ngắn

- Trục trặc cụm Column Switch

- Trục trặc của ETACS-ECU

- Hở mạch Đèn cảnh báo đèn đầu LED sáng lên - Lỗi đèn LED

- Trục trặc của ETACS-ECU

- Hở mạch Turn- signal lamps, hazard

Không có đèn báo rẽ nào sáng - Trục trặc cụm Column Switch

- Trục trặc của ETACS-ECU

Không chớp - Trục trặc cụm Column Switch

- Trục trặc của ETACS-ECU Đèn báo rẽ trên động hồ không sáng - Trục trặc của ETACS-ECU

- Đồng hồ Một trong các đèn báo rẽ không sáng - Bóng đèn xi nhan bị hỏng

- Lỗi cụm đèn xi nhan bên

- Hở mạch Đèn Hazard không sáng - Công tắc hazard

- Trục trặc của ETACS-ECU

- Hở mạch Chức năng ESS (hệ thống tín hiệu dừng khẩn cấp) không hoạt động bình thường

- Trục trặc của ETACS-ECU

- Trục trặc của ABS-ECU

- Trục trặc của ASC-ECU Fog lamp

129 Đèn sương mù phía trước không sáng bình thường

- Trục trặc cụm Column Switch

- Trục trặc của ETACS-ECU

- Hở mạch Một trong các đèn sương mù phía trước không sáng bình thường

- Hở mạch Đèn báo đèn sương mù phía trước không sáng bình thường

- Trục trặc của ETACS-ECU

- Trục trặc đồng hồ Power window

Nâng kính hoàn toàn không hoạt động - Trục trặc relay nâng kính

- Trục trặc của ETACS-ECU

- Hở mạch Công tắc chính không thể điều khiển nâng kính tài

- Trục trặc relay nâng kính

- Công tắc tổng nâng kính tài

- Hở mạch Công tắc chính không thể điều khiển nâng kính phụ

- Công tắc tổng nâng kính tài

- Công tắc nâng kính phụ

- Hệ thống khóa cửa không hoạt động - Trục trặc công tắc khóa cửa

- Trục trặc của ETACS-ECU

- Hở mạch Khóa cửa tự động theo tốc độ xe không hoạt động

- Trục trặc của ETACS-ECU

- Hở mạch Wiper and Washer

Cần gạt mưa không hoạt động - Trục trặc motor gạt mưa

- Trục trặc cụm Column Switch

- Trục trặc của ETACS-ECU

Gạt mưa không hoạt động khi công tắc gạt nước ở vị trí "INT", "Washer" hoặc

"Mist" Tuy nhiên, gạt mưa hoạt động ở tốc độ thấp khi công tắc ở vị trí “Low” và

- Trục trặc của ETACS-ECU

Cần gạt mưa không dừng ở vị trí quy định - Trục trặc motor gạt mưa

- Trục trặc của ETACS-ECU

Hướng dẫn kết nối máy chẩn đoán

MUT-3 hay MUT-III là chương trình chẩn đoán đặc biệt dành cho xe Mitsubishi Chương trình Mitsubishi MUT III thế hệ mới nhất , thay thế Mitsubishi MUT II Điều này là do sự ra đời của các công nghệ mới trong ô tô điện tử Mitsubishi

Hình 4 2 Giao diện phần mềm M.U.T-III SE

Hình 4 4 Chọn Self-diagnosis để kiểm tra lỗi của hộp ETACS

Hình 4 5 Phần mềm sẽ quét ra nhưng lỗi đang gặp

Hình 4 6 Chọn Erase DTCs và ấn dấu tích để xoá lỗi

Hình 4 7 Ngoài ra , có thể chọn Data List để đọc dữ liệu hệ thống

Hình 4 8 Một số dữ liệu hệ thống

Hình 4 9 Ấn “X” để thoát phần mềm

Thiết kế Pan tạo lỗi

Mô hình được thiết kế Pan lỗi để phục vụ cho việc thực tập chẩn đoán lỗi thông qua các công tắc sau:

Pan 1: Mất mass gạt mưa

Pan 3: Mất mass Column Ecu

Pan 5: Lỗi nguồn công tắt nâng kính tài

Pan 6: Motor nâng kính phụ không hoạt động

Pan 8: Mất low gạt mưa

Pan 9: Đèn đầu không hoạt động

Pan 10: Cả 2 đèn không hoạt động ở chế độ High

Pan 21: Mất mass công tắt nâng kính tài

Pan 22: Chế độ lock/unlock motor door lock không hoạt động

Pan 23: Hở dây Lin Column Ecu

Pan 24: Đèn Turn signal không hoạt động

Pan 25: Mất mass công tắt Hazard

Hình 4 10 Công tắt Pan trên mô hình thực tế

Nội dung chi tiết các Pan như sau:

- Gạt mưa hoàn toàn không hoạt động ở tất cả chế độ

- Khi bật Tail đèn Position không sáng một bên

❖ Công tắt column switch không hoạt động và được chuyển sang chế độ dự phòng đèn cốt luôn sáng và đèn kích thước ,định vị và biển số luôn sáng

❖ Công tắt nâng kính tài không hoạt động, công tắt phụ vẫn hoạt động

❖ Đèn xi nhan trước phải không hoạt động cả khi bật hazard

- Motor nâng kính ghế phụ không hoạt động cả khi ấn công tắt tài và công tắt phụ

❖ Motor washer không hoạt động khi bật chế độ MIST và Washer

-Motor gạt mưa không hoạt động ở chế độ Low và cả chế độ INT còn MIST hoạt động nhưng không dừng ở vị trí dừng Chế độ HIGH hoạt động bình thường

- Ở chế độ HI và LO đèn bên phải đều không hoạt động

- Đèn đầu không sáng ở chế độ HIGH và chế độ LOW sáng bình thường

-Mất mass công tắt, hệ thống nâng kính không hoạt động

-Motor door lock sau trái không hoạt động ở cả 2 chế độ Lock/Unlock

- Công tắt column switch không hoạt động và được chuyển sang chế độ dự phòng đèn cốt luôn sáng và đèn kích thước ,định vị và biển số luôn sáng

❖ Đèn Rear turn signal (RH) không sáng

❖ Đèn xi nhan không hoạt động khi ấn công tắt Hazard hoặc không tắt được đèn xi nhan khi đã ấn công tắt hazard trước đó

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÊN MÔ HÌNH

Bài giảng thực hành (Dành cho người dạy)

Day: / / Time: 60 minutes Start: _ End:

- Identify devices in the model

- Operate the system, test and confirm the operating principle Design electrical circuits suitable for the system under investigation

- To help students understand the basic operating principles of lighting system

- Help students master how to use VOM meters, measure and determine the pins of control switches and relays,

- Check before power on, correct polarity

- Do not perform any other power supply or connection operations on the model

Step 1: Receive the model from the lecturer

Step 2: Identify devices, check for abnormalities

Step 3: Check the battery voltage (12V) and power the model

Step 4: Confirm the operating principle

Step 5: Follow the instruction below

* Note: All terminals are compared to ground

System Condition Pin Measurement (V) Explain

1 Turn on the pan switch 1 and identify the problems

2 List the possible cause of these problems

3 Conduct an inspection, locate the damage, and mark on the circuit diagram

4 Evaluation, Conclusion, Recommendation (If any)

1 Turn on the pan switch 2 and identify the problems

2 List the possible cause of these problems

3 Conduct an inspection, locate the damage, and mark on the circuit diagram

Check All Voltage Sources And

Pin 1 of C405 to Pin 2 of Position Light

4 Evaluation, Conclusion, Recommendation (If any)

1 Turn on the pan switch 3 and identify the problems

2 List the possible cause of these problems

3 Conduct an inspection, locate the damage, and mark on the circuit diagram

4 Evaluation, Conclusion, Recommendation (If any)

1 Turn on the pan switch 4 and identify the problems

2 List the possible cause of these problems

3 Conduct an inspection, locate the damage, and mark on the circuit diagram

4 Evaluation, Conclusion, Recommendation (If any)

1.Turn on the pan switch 5 and identify the problems

2.List the possible cause of these problems

3 Conduct an inspection, locate the damage, and mark on the circuit diagram

Check All Voltage Sources And

Pin 11 of C405 to Pin 2 of Position Light

4.Evaluation, Conclusion, Recommendation (If any)

1.Turn on the pan switch 6 and identify the problems

2.List the possible cause of these problems

3 Conduct an inspection, locate the damage, and mark on the circuit diagram

Pin of to Pin of Pin of to Pin of

4.Evaluation, Conclusion, Recommendation (If any)

1.Turn on the pan switch 7 and identify the problems

2.List the possible cause of these problems

3 Conduct an inspection, locate the damage, and mark on the circuit diagram

Check All Voltage Sources And

Pin 6 of C418 to Pin of Pin of to Pin of

4.Evaluation, Conclusion, Recommendation (If any)

1.Turn on the pan switch 8 and identify the problems

2.List the possible cause of these problems

3 Conduct an inspection, locate the damage, and mark on the circuit diagram

Check All Voltage Sources And

Pin 4 of C405 to Pin +1 of Windshield Wiper

4.Evaluation, Conclusion, Recommendation (If any)

1.Turn on the pan switch 9 and identify the problems

2 List the possible cause of these problems

3 Conduct an inspection, locate the damage, and mark on the circuit diagram

Check All Voltage Sources And

5.Evaluation, Conclusion, Recommendation (If any)

1.Turn on the pan switch 10 and identify the problems

2.List the possible cause of these problems

3 Conduct an inspection, locate the damage, and mark on the circuit diagram

Check All Voltage Sources And

Pin 6 of C406 to Pin 1 of Relay Low

Pin 1 of C406 to Pin 1 of Relay

High Pin 3 of Relay High to Pin 2 of

4.Evaluation, Conclusion, Recommendation (If any)

Phiếu thực hành (Dành cho người học)

1.Turn on the pan switch 1 and identify the problems

2.List the possible cause of these problems

3 Conduct an inspection, locate the damage, and mark on the circuit diagram

4.Evaluation, Conclusion, Recommendation (If any)

1.Turn on the pan switch 2 and identify the problems

2.List the possible cause of these problems

3 Conduct an inspection, locate the damage, and mark on the circuit diagram

Check All Voltage Sources And

Pin 1 of C405 to Pin 2 of Position Light

4.Evaluation, Conclusion, Recommendation (If any)

Ngày đăng: 07/06/2024, 16:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w