1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án thiết kế, thực hiện mô hình hệ thống chiếu sáng và hệ thống gạt mưa rửa kính phục vụ giảng dạy

155 18 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết Kế, Thực Hiện Mô Hình Hệ Thống Chiếu Sáng Và Hệ Thống Gạt Mưa Rửa Kính Phục Vụ Giảng Dạy
Tác giả Võ Hữu Thống, Phù Cơ Thịnh
Người hướng dẫn Th.S Nguyễn Quang Trãi
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Ô Tô
Thể loại Đồ Án Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 155
Dung lượng 6,84 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN (22)
    • 1.1. Cơ sở khoa học (22)
    • 1.2. Lý do chọn đề tài (22)
    • 1.3. Mục tiêu (23)
    • 1.4. Đối tượng nghiên cứu (23)
    • 1.5. Phạm vi nghiên cứu (23)
    • 1.6. Phương pháp nghiên cứu (23)
    • 1.7. Phạm vi ứng dụng của đề tài (23)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (25)
    • 2.1. Tổng quan (25)
      • 2.1.1. Giới thiệu tổng quan về hệ thống điện thân xe (25)
      • 2.1.2. Các thành phần cơ bản trong mạch điện hệ thống điện thân xe (26)
      • 2.1.3. Các yêu cầu kỹ thuật với hệ thống điện (30)
      • 2.1.4. Tổng quan về hệ thống chiếu sáng và tín hiệu (31)
        • 2.1.4.1. Hệ thống chiếu sáng (32)
        • 2.1.4.2. Hệ thống tín hiệu (42)
    • 2.2. Giới thiệu BCM (42)
    • 2.3. Hệ thống chiếu sáng (44)
      • 2.3.1. Các thành phần chính của hệ thống chiếu sáng (44)
        • 2.3.1.1. Đèn pha (44)
        • 2.3.1.2. Tín hiệu rẽ và Đèn báo nguy hiểm (46)
        • 2.3.1.3. Đèn đỗ xe (47)
        • 2.3.1.4. Đèn sương mù (47)
    • 2.4. Hệ thống chiếu sáng trên xe Ford Ecosport 2018 (48)
      • 2.4.1. Mạch điện (48)
        • 2.4.1.1. Cụm đèn đầu (48)
        • 2.4.1.2. Đèn sương mù (50)
        • 2.4.1.3. Đèn báo rẽ và đèn Hazard (53)
        • 2.4.1.4. Đèn đỗ xe và đèn sau (56)
        • 2.4.1.5. Đèn chạy ban ngày (58)
      • 2.4.2. Các hư hỏng thường gặp và xử lý trục trặc (58)
        • 2.4.2.1. Đèn sương mù (58)
        • 2.4.2.2. Đèn đỗ, đèn phía sau và đèn soi biển số (61)
        • 2.4.2.3. Đèn pha (64)
        • 2.4.2.4. Đèn xi nhan và đèn báo nguy hiểm (69)
    • 2.5. Hệ thống gạt mưa (73)
      • 2.5.1. Chức năng (73)
      • 2.5.2. Các thành phần chính trong hệ thống gạt mưa (74)
      • 2.5.3. Hoạt động hệ thống và mô tả chi tiết hệ thống gạt mưa (76)
    • 2.6. Hệ thống gạt mưa trên xe Ford Ecosport 2018 (80)
      • 2.6.1. Mạch điện (80)
      • 2.6.2. Các hư hỏng thường gặp (0)
      • 2.6.3. Xử lý trục trặc trên hệ thống gạt mưa (83)
  • CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ THỰC HIỆN MÔ HÌNH (92)
    • 3.1. Thiết kế bản vẽ (92)
      • 3.1.1. Giới thiệu về Auto CAD (92)
      • 3.1.2. Thiết kế phần khung sắt đỡ mô hình (93)
      • 3.1.3. Thiết kế, bố trí các chi tiết lên mặt mica (93)
      • 3.1.4. Thiết kế mô hình 3D (0)
    • 3.2. Tổng quan mô hình hệ thống đèn và gạt mưa thực tế (95)
    • 3.3. Hệ thống chiếu sáng (97)
      • 3.3.1. Cấu tạo hệ thống chiếu sang trên mô hình (97)
      • 3.3.2. Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động của hệ thống đèn đâu (98)
      • 3.3.3. Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động hệ thống đèn sương mù (99)
      • 3.3.4. Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động hệ thống đèn định vị phía sau (100)
    • 3.4. Hệ thống tín hiệu (101)
      • 3.4.1. Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động của hệ thống lùi (101)
      • 3.4.2. Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động hệ thống đèn phanh (102)
      • 3.4.3. Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động của đèn báo tín hiệu rẽ và dèn báo (103)
    • 3.5. Hệ thống gạt mưa, rửa kính (104)
      • 3.5.1. Cấu tạo hệ thống gạt mưa, rửa kính (104)
      • 3.5.2. Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động của hệ thống gạt mưa, rửa kính . 84 3.6. Hướng dẫn sử dụng (105)
      • 3.6.1. Hướng dẫn kết nối máy chẩn đoán với mô hình qua cổng OBD II (106)
      • 3.6.2. Thiết kế Pan tạo lỗi (112)
        • 3.6.2.1. Pan 1 (Pan 11) (0)
        • 3.6.2.2. Pan 2 (114)
        • 3.6.2.3. Pan 3 (114)
        • 3.6.2.4. Pan 4 (115)
        • 3.6.2.5. Pan 5 (Pan 12) (115)
        • 3.6.2.6. Pan 6 (Pan 8) (116)
        • 3.6.2.7. Pan 7 (116)
        • 3.6.2.8. Pan 9 (117)
        • 3.6.2.9. Pan 10 (117)
  • CHƯƠNG 4. CÁC NỘI DUNG THỰC HÀNH (118)
    • 4.1. Nội dung thực hành (dành cho người dạy) (0)
      • 4.1.1. Bài thực hành kiểm tra vận hành toàn hệ thống (118)
      • 4.1.2. Bài thực hành số 1 (0)
      • 4.1.3. Bài thực hành số 2 (123)
      • 4.1.4. Bài thực hành số 3 (124)
      • 4.1.5. Bài thực hành số 4 (126)
      • 4.1.6. Bài thực hành số 5 (128)
      • 4.1.7. Bài thực hành số 6 (129)
    • 4.2. Nội dung thực hành (dành cho người học) (0)
  • CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN (153)
    • 5.1. Kết luận (153)
    • 5.2. Hạn chế (153)
    • 5.3. Hướng phát triển (153)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (154)

Nội dung

TỔNG QUAN

Cơ sở khoa học

Trong thời đại hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, việc áp dụng và phát triển các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực ô tô ngày càng tăng lên và không ngừng đổi mới Các chiếc ô tô hiện đại ngày nay đã trở nên rất phức tạp, với tất cả các hệ thống được tối ưu thông qua sử dụng hệ thống điều khiển điện tử Ở Việt Nam, số lượng ô tô hiện đại không ngừng gia tăng, điều này đòi hỏi sự hiện diện của một lực lượng kỹ sư chuyên nghiệp, luôn nghiên cứu và cập nhật những kiến thức mới. Công nghệ điện tử thông minh vẫn còn khá mới mẻ đối với các sinh viên Bên cạnh kiến thức lý thuyết, sinh viên cần được trang bị kỹ năng thực hành để có thể cập nhật những kiến thức mới nhất về ngành công nghệ ô tô.

Khoa Cơ Khí Động Lực thuộc Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, và có một truyền thống giàu có, đã khẳng định được thương hiệu và vị thế cao trong cộng đồng đại học Khoa là một trong những đơn vị hàng đầu trong việc đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật ô tô trong hệ thống các trường kỹ thuật trên toàn quốc.

Tuy hiện nay, khoa đã tập trung vào công tác đầu tư các trang thiết bị và mô hình dạy học với tính thực tế và thẩm mỹ cao, nhưng số lượng mô hình dạy học cho bộ môn Điện tử ô tô vẫn còn ít và chưa đa dạng Hầu hết là các mô hình hệ thống điện nhỏ và đơn lẻ, chưa được kết nối với nhau Ngoài ra, hầu hết các mô hình chỉ tập trung mô phỏng các hệ thống điện trên xe Toyota, Honda, thiếu sự đa dạng về chủng loại.

Lý do chọn đề tài

Trong ngành công nghiệp ô tô, cả thế giới và Việt Nam đều đang trải qua một giai đoạn phát triển mạnh mẽ, với việc ứng dụng ngày càng nhiều thành tựu công nghệ trong lĩnh vực ô tô và trang bị các thiết bị điện tử hiện đại trên xe là một tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ cao cấp của một chiếc xe.

Tuy nhiên, hiện tại, trong quá trình đào tạo về xe mới nhất, số lượng mô hình hiện có cho bộ môn Điện ô tô vẫn chưa đủ để đáp ứng Chúng em nhận thấy rằng hệ thống điện thân xe hiện nay được điều khiển hoàn toàn bằng hộp BCM (Body Control Module) với nhiều ưu điểm, nhưng chưa được tích hợp vào chương trình thực tập cho sinh viên tại khoa Do đó, chúng tôi đã quyết định chọn đề tài " Thiết kế, thực hiện mô hình hệ thống chiếu sáng và hệ thống gạt mưa rửa kính phục vụ giảng dạy" Mô hình này sẽ giúp các buổi thực tập của sinh viên trở nên trực quan và thực tế hơn Đồng thời, nó sẽ giúp sinh viên hiểu rõ hơn về hệ thống điện thân xe hiện đại ngày nay và nắm vững kiến thức về đào tạo và nguyên lý hoạt động của từng hệ thống điện trên xe Mô hình hệ thống chiếu sáng và hệ thống gạt mưa là một công cụ hữu ích trong công việc giảng dạy tại trường đại học, mang lại nhiều lợi ích cho quá trình học tập và nghiên cứu của các sinh viên thế hệ tiếp theo.

Mục tiêu

Đề tài nghiên cứu các đặc điểm kết cấu, nguyên lý làm việc và phương pháp kiểm tra hư hỏng hệ thống chiếu sáng và gạt mưa rửa kính được Từ đó phân tích, thiết kế,chế tạo mô hình Sản phẩm của đề tài là tài liệu thuyết minh và mô hình thực hành cho sinh viên chuyên ngành ô tô, giúp sinh viên cập nhật kiến thức mới, nâng cao kỹ năng.

Đối tượng nghiên cứu

Lên ý tưởng, thiết kế cơ khí, chọn lựa các bộ phận phù hợp để đưa vào mô hình hệ thống chiếu sáng và gạt mưa rửa kính.

Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo, nguyên lý hoạt động và kiểm tra hư hỏng.

Lắp đặt các thiết bị và làm hệ thống hoạt động theo BCM.

Biên soạn, thuyết minh hợp lý, khoa học về cơ sở lý thuyết, nguyên lý hoạt động của mô hình.

Phạm vi nghiên cứu

Do có giới hạn về thời gian nên nhóm chỉ tập trung nghiên cứu hệ thống chiếu sáng và gạt mưa rửa kính của xe Ford Ecosport, các chức năng như điều khiển motor trước sau, điều khiển motor phun nước, điều khiển các loại đèn thông qua hộp BCM.

Phương pháp nghiên cứu

0 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:

0 Nghiên cứu các tài liệu cấu tạo, nguyên lý hoạt động của hệ thống chiếu sáng và gạt mưa rửa kính trên xe.

← Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm:

Thiết kế, chế tạo mô hình hệ thống chiếu sáng và gạt mưa rửa kính.

Phạm vi ứng dụng của đề tài

Mô hình được sử dụng trong việc dạy và học Sinh viên các lớp thực tập có thể cho

2 mô hình hoạt động, kết hợp với hướng dẫn của giảng viên có thể hiểu rõ nguyên lý hoạt động của hệ thống chiếu sáng và gạt mưa rửa kính.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Tổng quan

Trong ô tô ngày nay hệ thống điện đóng một vai trò cực kì quan trọng, hệ thống điện điều khiển từ động cơ đến cả hệ thống thông tin giải trí, không hệ thống nào có thể thiếu hệ thống điện Đồng thời, vì tầm quan trọng của nó trong xe ô tô thì nó cũng được cấu tạo cực kì phức tạp.

Hình 2.1: Hệ thống điện thân xe

Các thành phần cấu tạo nên một hệ thống điện thân xe bao gồm nhiều thiết bị được trang bị nhằm phục vụ cho quá trình vận hành của xe và hướng tới sự thoải mái cho người sử dụng phương tiện Những thiệt bị điện thân xe này được điều khiển bằng BCM.

2.1.1 Giới thiệu tổng quan về hệ thống điện thân xe

Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ và kỹ thuật, các hãng xe ngày nay không chỉ quan tâm đến hiệu năng của xe mà còn là sự thoải mái cho người sử dụng. Chính vì lí do này ngày càng nhiều hệ thống tự động hóa được trang bị trên xe để thỏa mãn các yêu cầu về tiện ích của người dùng Những hệ thống này được phát triển ngày càng phức tạp và được tích hợp và điều khiển bởi BCM.

Hệ thống điện thân xe bao gồm các hệ thống và thiết bị như sau:

← Hệ thống thông tin (Instrumentation and warning systems): Là các đèn chỉ báo và đồng hồ trên bảng taplo (đồng hồ tốc độ động cơ, đồng hồ tốc độ xe, đèn báo mức nhiên liệu, đèn báo nhiệt độ làm mát, đèn báo tín hiệu rẽ, đèn báo động cơ).

← Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu (Lighting and signaling system): Gồm các đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu, còi, các công tắt và các relay.

← Các hệ thống khác: Hệ thống gạt nước và rửa kính (Wiper and washer system), hệ thống khóa cửa và chống trộm (Power door locks & Anti-theft), hệ thống nâng hạ kính, hệ thống nâng hạ ghế,…

Cùng với những tiến bộ của ngành kỹ thuật điện tử và điều khiển tự động, các trang bị điện trên ô tô không còn là những thiết bị điện hoạt động riêng rẽ, độc lập với nhau mà đã và đang được tích hợp lại thành các vi mạch, được xử lý và điều khiển thông qua một bộ xử lý được gọi là BCM (body control module) với các chương trình được lập trình sẵn Các hệ thống được điều khiển bằng BCM luôn được BCM theo dõi và kiểm tra, khi hệ thống bị hư hỏng thì BCM sẽ thông báo đến cho người sử dụng thông qua các loại đèn báo hoặc đến kỹ thuật viên thông qua máy chuẩn đoán.

2.1.2 Các thành phần cơ bản trong mạch điện hệ thống điện thân xe

← Các thuật ngữ và ký hiệu

Bảng 2.1 Ký hiệu các thành phần điện và điện tử trên mạch của mạch điện thân xe

KÝ HIỆU Ý NGHĨA KÝ HIỆU Ý NGHĨA Ắc quy Tạo ra điện cung Bóng đèn Phát ra ánh sáng và cấp cho các mạch tạo ra nhiệt độ khi có dòng điện đi qua dây dẫn.

- Điểm kết nối - Một điện trở có

Ground 1 mass thân xe giá trị không đổi.

- Biểu thị điểm tiếp Điện trở - Chủ yếu được sử mass thân xe thông dụng để bảo vệ các qua dây điện thành phần trong mạch bằng cách duy trì điện áp định mức.

Ground 2 - Biểu thị các điểm Motor - Chuyển đổi điện nối mass thân xe năng thành cơ trực tiếp năng.

- Biểu thị chung - Bơm hoặc xả khí

Ground 3 cho mass thân xe Bơm và chất lỏng.

Một điều đi kèm là sẽ không có dòng điện nếu điểm nối mass thân xe gặp lỗi.

- Bị đứt nếu dòng - Tạo ra âm thanh

Cầu chì điện hiện tại vượt Còi khi có dòng điện quá dòng điện quy chạy qua. định trong mạch.

- Không thể thay thế bằng cầu chì vượt quá công suất quy định.

Cầu chì cho Công tắc - Công tắc điều dòng cao điều khiển khiển của các bộ phận điện.

Relay - Dòng điện chảy Relay - Dòng điện chảy qua cuộc dây tạo ra qua cuộc dây tạo ra lực điện từ, hút lực điện từ, hút công tắc tiếp xúc công tắc tiếp xúc

Thường mở đóng lại Thường đóng mở ra.

Solenoid - Dòng điện chạy Diode - Diode cho phép qua cuộn dây tạo ra dòng điện chỉ đi lực điện từ theo 1 chiều.

- Có trong các bộ chỉnh lưu, các mạch điện

Diode Zener - Cho phép dòng Light-emitting - Một diode phát điện chạy theo 1 diode (LED) sáng khi có dòng chiều và đến một điện chạy qua. điện áp định sẵn - Không giống bóng đèn thông thường, diode phát sáng không sinh ra nhiệt khi phát sáng.

← Các ký hiệu sơ đồ điều khiển - Hình dạng và nguyên tắc hoạt động

Các ký hiệu này cung cấp thêm thông tin về các loại kết nối, truyền tín hiệu hoặc các loại đường truyền dữ liệu của hệ thống.

Hình 2.2: Ký hiệu tín hiệu

Bảng 2.2: Ký hiệu tín hiệu

← Đường truyền tín hiệu điều khiển tốc độ trung bình (MS-CAN)

← Đường truyền tín hiệu điều khiển tốc độ cao (HS-CAN)

← Dây điện đi qua nhưng không nối

Hình 2.3: Vị trí của BCM và KVM trên xe

Bảng 2.3: Ký hiệu chi tiết

BCM (Mô đun điều khiển thân xe)

BCM là một mô đun riêng biệt không chứa bất kỳ phần nào phân phối dòng điện (không có cầu chì hoặc relay).

BCM được lắp bên dưới cụm đồng hồ, phía sau hộp găng tay và điều khiển các chức năng sau:

Thiết bị tiết kiệm ắc quy Đèn chiếu sáng trong xe Đèn nội thất Đèn chiếu sáng xung quanh

Hệ thống khóa cửa điện

Cần gạt nước phía trước và sau

Hệ thống RKE (Hệ thống cửa điều khiển từ xa có khởi động bằng nút bấm)

2.1.3 Các yêu cầu kỹ thuật với hệ thống điện

← Nhiệt độ trong môi trường hoạt động: tùy theo vùng khí hậu, thiết bị điện trên ô tô được chia ra làm nhiều loại: Vùng lạnh và cực lạnh như ở Nga, Canada; Vùng ôn đới như ở Nhật Bản, Mỹ, châu Âu; Nhiệt đới (Việt Nam, các nước Đông Nam Á, châu Phi ); Loại đặc biệt thường dùng cho các xe quân sự (sử dụng cho tất cả mọi vùng). Ngoài ra, nhiệt độ làm việc cũng liên quan đến vị trí lắp đặt của các bộ phận điện, điện tử trên xe Vùng khoang động cơ có nhiệt độ khá cao trong khi nhiệt độ tương đối ôn hòa bên trong xe.

← Sự rung xóc: các bộ phận điện trên ô tô phải chịu sự rung xóc với tần số từ 50 đến 250 Hz, chịu được lực với gia tốc 150 m/s2.

← Điện áp: các thiết bị trên ô tô phải chịu được xung điện áp cao với biên độ lên đến vài trăm voltage, xuất phát từ các cuộn dây khi có sự chuyển mạch.

← Độ ẩm: các thiết bị điện phải chịu được độ ẩm cao thường có ở các nước nhiệt đới Độ ẩm cao kết hợp với không khí ô nhiễm sẽ tạo ra hỗn hợp axit loãng, gây chập mạch hoặc hư hỏng chân các linh kiện và làm tăng điện trở tiếp xúc giữa các giắc nối.

← Độ bền: tất cả các hệ thống điện trên ô tô phải hoạt động tốt trong khoảng 0.9 –

1.25 U định mức (Uđm = 14 V hoặc 28 V) ít nhất trong thời gian bảo hành của xe.

← Nhiễu điện từ: các thiết bị điện và điện tử và chịu được nhiễu điện từ xuất phát từ hệ thống đánh lửa và các nguồn khác.

← Tĩnh điện: các hạt mang điện tích (âm và dương) sẽ hình thành trong quá trình ma sát (giữa lốp xe với mặt đường, giữa quần áo với vỏ bọc ghế ngồi ) Các điện tích trái dấu sẽ tạo ra một điện tích khá lớn, khi phóng qua các chi tiết sẽ gây hư hỏng.

2.1.4 Tổng quan về hệ thống chiếu sáng và tín hiệu

Hình 2.4: Sơ đồ tổng thể hệ thống chiếu sáng và tín hiệu

Hình 2.5: Hệ thống chiếu sáng Nhiệm vụ: Hệ thống chiếu sáng giúp cho người lái xe vận hành xe an toàn trong điều kiện trời tối, thiếu sáng và tầm nhìn thấp Giúp cho các phương tiện xung quanh và người đi bộ nhận diện được sự hiện diện của xe và phán đoán được hướng di chuyển của người lái xe.

Yêu cầu: Hệ thống chiếu sáng phải đạt đủ các yếu tố như:

← Phải đạt đủ cường đồ sáng phù hợp với điều kiện vận hành xe.

← Không được gây cản trở tầm nhìn của xe đi người chiều.

Phân loại: Tùy theo đặc điểm của phân bố chùm ánh sáng mà hệ thống chiếu sáng được chia làm 2 loại như:

← Hệ thống chiếu sáng theo Châu Mỹ.

← Hệ thống chiếu sáng theo Châu Âu.

Bảng 2.4: Các thông số cơ bản của hệ thống chiếu sáng

Chế độ chiếu sáng Khoảng chiếu sáng Công suất tiêu thụ của bóng đèn

Chiếu xa 180 (m) đến 250 (m) 45 (W) đến 70 (W)Chiếu gần 50 (m) đến 75 (m) 35 (W) đến 40 (W)

Giới thiệu BCM

Hộp BCM hay còn gọi là Body Control Module là một thiết bị điện tử quan trọng để điều khiển các thiết bị điện tử khác trong xe.

Hộp BCM được đặt sau hộp chứa đồ phía tài xế Hộp BCM là bộ điều khiển sử dụng cho các chức năng:

←Lưu trữ và truyền gởi các dữ liệu trung tâm (thông số) của xe.

←Cổng kết nối HS CAN / MS CAN.

←Hộp cầu chì khoang hành khách.

Dữ liệu trung tâm này được lưu trữ trong hộp BCM và được sao lưu dự phòng trong hộp IPC Nó bao gồm tất cả các thông tin về thiết bị trên xe và được truyền tải thông qua mạng CAN để đến các bộ điều khiển Nó có thể chứa các thông tin về loại động cơ, loại hộp số Từ các thông tin này, các bộ điều khiển có liên quan bản thân nó sẽ hoạt động sao cho phù hợp với điều kiện của xe Điều này sẽ giảm thiểu khối lượng chương trình cần lập trình khi thay hộp điều khiển.

← Đầu vào của hộp BCM gồm:

← Công tắc gạt mưa / rửa kính.

← Công tắc đèn sương mù

← Công tắc đèn xi nhan

← Công tắc điều khiển tốc độ (Speed control switch)

← Các công tắc khóa cửa

← Các công tắc báo mở cửa (Door ajar switches)

← Công tắc khóa và mở khóa cửa trung tâm.

← Cảm biến ánh sáng mặt trời

← Cảm biến nhiệt độ xung quanh

← Cảm biến mức nhiên liệu

← Cảm biến mức dầu phanh

← Cảm biến mức nước rửa kính

← Đèn sáng (đèn đầu, sương mù )

← Thay đổi màu kiếng điện tử.

← Hộp BCM chính là nguồn cung cấp nguồn cho

← HVAC (Bộ điều khiển kiểm soát hệ thống sưởi, thông hơi và điều hòa)

← IPC (mô đun điều khiển cụm đồng hồ)

← DLC(cổng kết nối máy chuẩn đoán)

← ACM (bộ điều khiển âm thanh phía trước)

← RCM (bộ điều khiển hệ thống túi khí)

Hệ thống chiếu sáng

2.3.1 Các thành phần chính của hệ thống chiếu sáng

Hình 2.23: Sơ đồ khối đầu đèn pha

Hệ thống đèn đầu xe là hệ thống dạng chùm góc phần tư Bao gồm các bóng đèn cốt và đèn pha có thể thay thế Cụm đèn đầu xe có đèn báo đỗ/rẽ và đèn báo bên hông được tích hợp vào cụm đèn đầu xe Đèn đầu xe không sáng khi khóa điện cở vị trí OFF (tắt) hoặc ACC (phụ tải) và công tắc đèn đầu xe ở vị trí HEADLAMPS ON (đèn đầu xe bật) Nếu đèn đầu xe ở chế độ đèn pha khi tắt công tắc đèn đầu xe, BCM mặc định thiết lập đèn đầu xe về chế độ đèn cốt trong lần tiếp theo công tắc đèn pha được đặt ở vị trí HEADLAMPS ON (đèn đầu xe bật).

Mô-đun HVAC theo dõi điện áp tín hiệu cảm biến ánh sáng xung quanh Tín hiệu đầu vào cảm biến đến mô-đun HVAC thay đổi theo điều kiện ánh sáng xung quanh. Mô-đun HVAC gửi thông báo trạng thái qua MS-CAN đến BCM.

Khi BCM nhận được thông báo trạng thái công tắc đèn pha cho biết yêu cầu đối với đèn tự động, BCM sẽ theo dõi thông báo trang thái để biết điều kiện ánh sáng xung quanh Nếu BCM xác định mức ánh sáng xung quanh thấp, các đèn đầu xe sẽ bật.

Khi khóa điện ở vị trí RUN (chạy), đèn pha được bật sáng khi công tắc đa chức năng được đặt ở vị trí FLASH-TO-PASS (Nháy xin vượt) và duy trì sáng cho đến khi công tắc đa chức năng được nhả ra.

← Thời gian hoãn tắt đèn đầu xe

Khi khóa điện ở vị trí OFF (tắt) và công tắc đa chức năng được đặt ở vị trí Flash-To- Pass (Nháy xin vượt) và được nhả ra, đèn định vị phía sau và đèn cốt đều bật sáng. Chúng duy trì sáng cho đến khi:

← Hết thời gian 3 phút khi cửa mở.

← Hết thời gian 30 giây sau khi tất cả các cửa đều được đóng.

← Công tắc đa chức năng được đặt lại vào vị trí Flash-To-Pass (nháy xin vượt).

← Công tắc khóa điện chuyển sang vị trí RUN (chạy).

← Trong khoảng thời gian trễ 30 giây và tất cả các cửa đều đóng, mở bất kỳ cửa nào sẽ dẫn đến việc bắt đầu lại thời gian hẹn giờ 3 phút.

2.3.1.2 Tín hiệu rẽ và Đèn báo nguy hiểm

Hình 2.24: Sơ đồ khối đèn tín hiệu rẽ và nguy hiểm

← Tín hiệu rẽ Đèn tín hiệu rẽ phía trước nằm trong cụm đèn đầu xe Nếu được trang bị, xe sẽ có đèn tín hiệu rẽ nằm trong gương chiếu hậu bên ngoài.

Chu kỳ bật/tắt định thời cho đèn báo rẽ được xác định bởi BCM và được thiết lập để nhấp nháy khoảng 70 lần mỗi phút nếu cả đèn báo rẽ phía trước và đèn báo rẽ phía sau hoạt động chính xác Nếu đèn báo rẽ phía trước hoặc phía sau không hoạt động, BCM nhấp nháy nhanh (các) đèn báo rẽ còn lại khoảng 150 lần mỗi phút để chỉ báo sự ngừng hoạt động của bóng đèn cho người lái.

BCM gửi tín hiệu điện thế đến công tắc đèn nhấp nháy báo nguy hiểm để theo dõi yêu cầu chức năng đèn báo nguy hiểm Khi ấn công tắc đèn nhấp nháy báo nguy hiểm, tín hiệu điện thế được truyền để tiếp mát, chỉ báo yêu cầu kích hoạt hoặc khử kích hoạt chức năng đèn báo nguy hiểm.

Khi BCM nhận yêu cầu cho đèn báo nguy hiểm, BCM cung cấp điện thế bật/tắt cho tất cả các đèn báo rẽ.

Chu kỳ bật/tắt định thời cho đèn báo nguy hiểm là khoảng 70 lần mỗi phút, dù có bóng đèn không hoạt động.

Hình 2.25: Sơ đồ khối đèn đỗ xe

BCM cung cấp điện thế đến đèn đỗ xe khi được yêu cầu Hệ thống đèn đỗ xe bao gồm các đèn sau:

← Đèn báo bên hông phía trước

Hình 2.26: Sơ đồ khối đèn sương mù

BCM nhận tín hiệu đầu vào từ công tắc đèn đầu xe chỉ báo yêu cầu cho đèn sương mù, BCM cung cấp tiếp mát cho relay đèn sương mù Khi tiếp năng lượng cho relay đèn sương mù, điện thế được truyền đến đèn sương mù phía trước Đèn sương mù phía sau được kích hoạt khi BCM nhận được tín hiệu đầu vào từ công tắc đèn đầu xe chỉ báo yêu cầu cho đèn sương mù phía sau và được đi dây cứng trực tiếp đến BCM

Hệ thống chiếu sáng trên xe Ford Ecosport 2018

Hình 2.27: Sơ đồ mạch điện cụm đèn đầu

Hình 2.28: Sơ đồ mạch điện cụm đèn đầu

Hình 2.29: Sơ đồ mạch điện đèn sương mù

Hình 2.30: Sơ đồ mạch điện đèn sương mù

Hình 2.31: Sơ đồ mạch điện đèn sương mù

2.4.1.3 Đèn báo rẽ và đèn Hazard

Hình 2.32: Sơ đồ mạch điện đèn báo rẽ và nguy hiểm

Hình 2.33: Sơ đồ mạch điện đèn báo rẽ và nguy hiểm

Hình 2.34: Sơ đồ mạch điện đèn báo rẽ và nguy hiểm

Hình 2.35: Sơ đồ mạch điện đèn báo rẽ và nguy hiểm

2.4.1.4 Đèn đỗ xe và đèn sau

Hình 2.36: Sơ đồ mạch điện đèn đỗ và đèn phía sau

Hình 2.37: Sơ đồ mạch điện đèn đỗ và đèn phía sau

Hình 2.38: Sơ đồ mạch điện đèn đỗ và đèn phía sau

Hình 2.39: Sơ đồ mạch điện đèn chạy ban ngày 2.4.2 Các hư hỏng thường gặp và xử lý trục trặc

Bảng 2.5: Mã lỗi đèn sương mù

Mã lỗi DTC Mô tả

B1046:23 Công tắc điều khiển đèn sương mù phía trước:

Cản trở tín hiệu thấp

B1047:23 Công tắc điều khiển đèn sương mù phía sau:

Cản trở tín hiệu thấp

← Cả hai đèn sương mù phía trước không hoạt động

← Một đèn sương mù phía trước không hoạt động

← Các đèn sương mù phía trước bật liên tục

← Cả hai đèn sương mù phía sau không hoạt động

← Các đèn sương mù phía sau bật liên tục

❖ Xử lý trục trặc trên hệ thống đèn sương mù:

← Cả hai đèn sương mù phía trước không hoạt động

← Sự hoạt động bình thường và các trạng thái lỗi

Cầu chì CJB 25 (7,5A) luôn cung cấp điện thế cho relay đèn sương mù phía trước. Khi công tắc đèn đầu xe được đặt ở vị trí đèn đỗ xe hoặc đèn đầu xe bật và núm được kéo đến vị trí hãm đầu tiên, công tắc đèn đầu xe cung cấp điện thế cho cuộn relay đèn sương mù phía trước Điện thế được cung cấp cho đèn sương mù phía trước khi relay đèn sương mù phía trước được tiếp năng lượng bởi BCM Cầu chì BJB 27 (15A) cung cấp điện thế cho bên cấp nguồn của relay đèn sương mù phía trước.

← Nguồn có thể gây lỗi

← Dây điện, các cực hoặc giắc nối

← Trình tự xử lý lỗi

Bước 1: Kiểm tra relay đèn sương mù phía trước

Bước 2: Kiểm tra điện thế của relay đèn sương mù phía trước

Bước 3: Kiểm tra hiện tượng hở mạch của mạch tiếp mát relay đèn sương mù phía trước

← Một đèn sương mù phía trước không hoạt động

← Sự hoạt động bình thường và các trạng thái lỗi

BCM nhận tín hiệu đầu vào từ công tắc đèn đầu xe chỉ báo yêu cầu cho đèn sương mù, BCM cung cấp tiếp mát cho cuộn relay đèn sương mù Khi tiếp năng lượng cho relay đèn sương mù, điện thế được truyền đến đèn sương mù.

← Nguồn có thể gây lỗi

← Dây điện, các cực hoặc giắc nối

← Trình tự xử lý lỗi

Kiểm tra điện thế tới đèn sương mù

← Các đèn sương mù phía trước bật liên tục

← Sự hoạt động bình thường và các trạng thái lỗi

Khi công tắc đèn đầu xe đèn sương mù phía trước được chuyển sang vị trí bật, mạch tiếp mát được đóng khiến cho BCM kích hoạt relay đèn sương mù phía trước. Điện thế được cung cấp cho đèn sương mù phía trước khi relay đèn sương mù phía trước được tiếp năng lượng.

← Nguồn có thể gây lỗi

← Dây điện, các cực hoặc giắc nối

← Relay đèn sương mù phía trước

← Công tắc đèn đầu xe

← Điều kiện khởi phát lỗi của mã chẩn đoán hư hỏng (DTC)

Bảng 2.6: Mã lỗi của đèn sương mù

Mã lỗi DTC Mô tả Điều kiện khởi phát lỗi

B1046:23 Công tắc điều khiển đèn Thiết lập khi BCM phát hiện rằng công tắc sương mù phía trước: đèn sương mù phía trước đã được ấn trong Cản trở tín hiệu thấp 2 phút hoặc lâu hơn hay mạch bị ngắn mạch chạm đất.

← Trình tự xử lý lỗi

Bước 1: Kiểm tra đầu ra của relay đèn sương mù phía trước

Bước 3: Kiểm tra relay đèn sương mù phía trước

Bước 4: Kiểm tra công tắc đèn đầu xe

Bước 5: Kiểm tra hiện tượng ngắn mạch chạm đất giữa công tắc đèn đầu xe và BCM

← Đèn sương mù phía sau không hoạt động

← Sự hoạt động bình thường và các trạng thái lỗi

Khi công tắc đèn đầu xe đèn sương mù phía sau được chuyển sang vị trí bật, mạch tiếp mát được đóng khiến cho BCM cấp điện áp cho đèn sương mù phía sau.

← Nguồn có thể gây lỗi

← Dây điện, các cực hoặc giắc nối

← Công tắc đèn đầu xe

← Trình tự xử lý lỗi

Bước 1: Kiểm tra điện áp tới đèn sương mù phía sau không hoạt động

Bước 2: Kiểm tra điện áp tới đèn không hoạt động bằng cách sử dụng giắc nối tiếp mát

← Các đèn sương mù phía sau bật liên tục

← Sự hoạt động bình thường và các trạng thái lỗi

Khi công tắc đèn đầu xe đèn sương mù phía sau được chuyển sang vị trí bật, mạch tiếp mát được đóng khiến cho BCM cấp điện áp cho đèn sương mù phía sau.

- Nguồn có thể gây lỗi

+ Dây điện, các cực hoặc giắc nối

+ Công tắc đèn đầu xe/đèn sương mù phía sau + BCM

- Điều kiện khởi phát lỗi của mã chẩn đoán hư hỏng (DTC)

Bảng 2.7: Mã lỗi của đèn sương mù

Mã lỗi DTC Mô tả Điều kiện khởi phát lỗi

B1047:23 Công tắc điều Thiết lập khi BCM phát hiện rằng công tắc đèn khiển đèn sương sương mù phía sau đã được ấn trong 2 phút trở lên mù phía sau hay mạch bị ngắn mạch chạm đất.

- Trình tự xử lý lỗi

Bước 1: Kiểm tra công tắc đèn đầu xe

Bước 2: Kiểm tra hiện tượng ngắn mạch chạm đất của mạch công tắc đèn sương mù Bước 3: Kiểm tra hiện tượng ngắn mạch nguồn của mạch BCM (mô đun điều khiển) đến đèn sương mù phía sau

2.4.2.2 Đèn đỗ, đèn phía sau và đèn soi biển số

Bảng 2.8: Mã lỗi đèn đỗ, đèn phía sau và đèn soi biển số

Mã lỗi DTC Mô tả

B1098:11 Đèn vị trí bên trái: Ngắn mạch chạm đất

B1098:15 Đèn vị trí bên trái: Ngắn mạch ắc quy hoặc hở mạch B1099:11 Đèn vị trí bên phải: Ngắn mạch chạm đất

B1099:15 Đèn vị trí bên phải: Ngắn mạch ắc quy hoặc hở mạch

← Một hoặc nhiều đèn đỗ xe, đèn hậu hoặc đèn biển số không hoạt động

← Đèn đỗ xe, đèn hậu hoặc đèn biển số bật liên tục

❖ Xử lý trục trặc trên hệ thống đèn đỗ, đèn phía sau và đèn soi biển số :

← Một hoặc nhiều đèn đỗ xe, đèn hậu hoặc đèn biển số không hoạt động

← Hoạt động bình thường và các tình trạng lỗi

Các cầu chì BJB 16 (15A) (bên trái) và cầu chì 15 (15A) (bên trải) cung cấp điện thế cho BCM cho đèn đỗ xe Khi công tắc đèn đầu xe được đặt ở vị trí PARKING LAMPS

ON (đèn đỗ xe bật), BCM cung cấp điện thế cho đèn ngoại thất ở bên trái và bên phải trên 2 mạch riêng lẻ Nếu xuất hiện lỗi với đầu vào công tắc đèn đầu xe, BCM chỉ thị sai đèn đỗ xe và đèn cốt bật.

← Nguồn có thể gây lỗi

← Dây điện, các cực hoặc giắc nối

← Điều kiện khởi phát lỗi của mã chẩn đoán hư hỏng (DTC)

Bảng 2.9: Mã lỗi đèn đỗ, đèn phía sau và đèn soi biển số

Mã lỗi DTC Mô tả Điều kiện khởi phát lỗi

B1098:11 Đèn vị trí bên trái: DTC liên tục và theo yêu cầu thiết lập

Ngắn mạch chạm khi BCM phát hiện hiện tượng ngắn mạch chạm đất đất từ các mạch cung cấp điện thế đèn đỗ xe phía trước LH hoặc phía sau LH.

B1098:15 Đèn vị trí bên trái: DTC liên tục và theo yêu cầu thiết lập

Ngắn mạch ắc quy khi BCM phát hiện hiện tượng hở mạch từ các hoặc hở mạch mạch cung cấp điện thế đèn đỗ xe phía trước LH hoặc phía sau LH.

B1099:11 Đèn vị trí bên DTC liên tục và theo yêu cầu thiết lập phải: Ngắn mạch khi BCM phát hiện hiện tượng ngắn mạch chạm chạm đất đất từ các mạch cung cấp điện thế đèn đỗ xe phía trước RH hoặc phía sau RH.

B1099:15 Đèn vị trí bên DTC liên tục và theo yêu cầu thiết lập phải: Ngắn mạch khi BCM phát hiện hiện tượng hở mạch từ các ắc quy hoặc hở mạch cung cấp điện thế đèn đỗ xe phía trước RH mạch hoặc phía sau RH.

← Trình tự xử lý lỗi

Bước 1: Xác định xem tất cả các đèn đỗ xem có không hoạt động không

Bước 2: Kiểm tra điện thế đến BCM

Bước 3: Kiểm tra điện thế tới đèn đỗ xe không hoạt động

Bước 4: Kiểm tra hiện tượng hở mạch của mạch tiếp mát đèn đỗ xe

← Đèn đỗ xe, đèn hậu hoặc đèn biển số bật liên tục

← Hoạt động bình thường và các tình trạng lỗi

Khi công tắc đèn đầu xe được đặt ở vị trí PARKING LAMPS ON (đèn đỗ xe bật), BCM cung cấp điện thế trên cả hai mạch riêng (bên trái và bên phải) cho đèn biển số và đèn đỗ xe phía trước và phía sau Nếu xuất hiện lỗi với đầu vào công tắc đèn đầu xe, BCM chỉ thị sai đèn đỗ xe và đèn cốt bật.

← Nguồn có thể gây lỗi

← Dây điện, các cực hoặc giắc nối

← Điều kiện khởi phát lỗi của mã chẩn đoán hư hỏng (DTC)

Bảng 2.10: Mã lỗi đèn đỗ, đèn phía sau và đèn soi biển số

Mã lỗi DTC Mô tả Điều kiện khởi phát lỗi

Hệ thống gạt mưa

Hệ thống gạt mưa (còn được gọi là bộ phận gạt nước hoặc gạt kính) là một phần quan trọng của hệ thống lái trên ô tô, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết mưa Chức năng chính của hệ thống gạt mưa là loại bỏ nước, tuyết, hoặc bất kỳ chất lỏng nào khác trên kính trước và kính sau xe để tăng khả năng nhìn rõ và an toàn cho người lái.

Một số chức năng và tính năng chính của hệ thống gạt mưa bao gồm:

Gạt trước: Hệ thống gạt mưa cho kính trước giúp loại bỏ nước mưa hoặc các chất lỏng khác trên kính, tạo điều kiện cho người lái có tầm nhìn rõ ràng.

Gạt sau: Giúp loại bỏ nước mưa hoặc các chất lỏng khác trên kính sau xe Điều này cũng giúp tăng tầm nhìn phía sau cho người lái.

Tốc độ và chế độ gạt: Hệ thống gạt mưa thường có nhiều tốc độ và chế độ khác nhau để điều chỉnh quy trình gạt Người lái có thể chọn tốc độ phù hợp để loại bỏ hiệu quả nước mưa trên kính.

Chế độ gián đoạn: Ngoài các tốc độ gạt thường, hệ thống gạt mưa cũng có chế độ gián đoạn Chế độ này giúp hệ thống gạt mưa hoạt động theo một chu kỳ ngắn giữa các lần gạt, tạo ra một khoảng thời gian gián đoạn giữa mỗi lần gạt Điều này giúp tiết kiệm năng lượng và kéo dài tuổi thọ của lưỡi gạt.

Phun nước rửa kính: Cho phép người lái phun nước lên kính trước và kính sau để làm sạch kính trước khi sử dụng gạt mưa.

Cảm biến mưa: Cảm biến này nhận dạng mưa và tự động kích hoạt hệ thống gạt mưa khi cần thiết Nó cung cấp tính năng tự động điều chỉnh tốc độ gạt dựa trên mức độ mưa hiện tại.

Tóm lại, chức năng chính của hệ thống gạt mưa là loại bỏ nước mưa và cung cấp tầm nhìn rõ ràng cho người lái trong điều kiện thời tiết mưa Ngoài ra, nó còn có các tính năng khác như gạt kính sau, tốc độ và chế độ gạt linh hoạt, chế độ gián đoạn, phun nước rửa kính và tích hợp cảm biến mưa để tăng cường hiệu quả và tiện ích.

2.5.2 Các thành phần chính trong hệ thống gạt mưa

Hệ thống gạt mưa thông thường bao gồm: ắc quy, công tắc điều khiển gạt mưa,motor gạt mưa trước và sau, motor bơm nước rửa kính ví dụ:

Hình 2.40: Sơ đồ của một hệ thống gạt mưa thông thường không có hộp BCM

Trong hệ thống gạt mưa điều khiển bằng BCM thì hệ thống bao gồm: ắc quy, công tắc điều khiển, motor gạt mưa trước và sau, motor bơm nước rửa kính, cảm biến mưa và hộp BCM.

Hình 2.41: Sơ đồ của một hệ thống gạt mưa sử dụng hộp BCM

Nguyên lí hoạt động của motor gạt mưa

Hình 2.42: Cấu tạo mô tơ gạt nước

Motor gạt nước sử dụng động cơ điện kết hợp với mạch kích từ dùng nam châm vĩnh cửu Hệ thống motor gạt nước bao gồm một động cơ và một cơ cấu trục vít - bánh vít, được thiết kế nhằm giảm tốc độ quay của động cơ Để đảm bảo an toàn, motor đã được lắp đặt một công tắc dừng tự động trên bánh vít, cho phép gạt nước dừng lại ở một vị trí cụ thể (gọi là vị trí dừng) khi người sử dụng tắt công tắc gạt nước vào bất kỳ thời điểm nào, nhằm tránh hạn chế tầm nhìn của tài xế Một motor gạt nước thông thường thường được trang bị ba chổi than, bao gồm chổi than tốc độ thấp, chổi than tốc độ cao và chổi than chung (được sử dụng như tiếp điểm nối mass).

2.5.3 Hoạt động hệ thống và mô tả chi tiết hệ thống gạt mưa

Các thông báo mạng của BCM:

Bảng 2.21: Thông báo mạng BCM

Thông báo Mô đun khởi Mục đích thông báo phát ra phát

Tốc độ xe PCM BCM sử dụng thông tin tốc độ xe để hoạt động chính xác hệ thống cần gạt nước cảm biến tốc độ

Chỉ báo số PCM BCM sử dụng thông báo chỉ báo số để hoạt động chính xác chức năng gạt ở số lùi

Vị trí cần số TCM (chỉ hộp BCM sử dụng thông báo vị trí cần số thực để thực số tự động) hoạt động chính xác chức năng gạt ở số lùi

Hoạt động cần gạt kính chắn gió

Chức năng hệ thống cần gạt nước và thiết bị rửa được kích hoạt bằng công tắc cần gạt nước/thiết bị rửa cung cấp đầu vào của BCM Sau đó, BCM cung cấp đầu ra để hoạt động tính năng hệ thống cần gạt nước mong muốn Hệ thống cần gạt nước kính chắn gió và cần gạt nước cửa sổ sau dùng chung bơm rửa kính và cả hai hệ thống không thể sử dụng bơm này cùng một lúc Hệ thống cần gạt nước kính chắn gió chỉ hoạt động khi khóa điện ON (bật).

Hệ thống cần gạt nước kính chắn gió cung cấp 4 chế độ gạt: Đơn

Tự động (không liên tục)

Chức năng gạt kính chắn gió không liên tục (nếu có trang bị)

Cài đặt gạt kính chắn gió không liên tục của công tắc cần gạt nước/thiết bị rửa được truyền đến BCM để khởi động mô tơ cần gạt nước và đặt khoảng thời gian trễ cần gạt nước Công tắc cần gạt nước/thiết bị rửa có 6 cài đặt độ trễ cần gạt nước không liên tục trong phạm vi từ độ trễ ngắn đến độ trễ dài.

Cần gạt nước cảm biến tự động (Nếu có trang bị)

Khi công tắc cần gạt nước được đặt thành vị trí AUTO (tự động) (không liên tục) trong xe có chức năng cảm biến gạt mưa được bật, BCM sẽ khởi tạo chế độ gạt tự động bằng cách gửi thông báo LIN (Cảm biến mưa hoạt động).

Cần gạt nước sẽ hoạt động khi phát hiện thấy hơi ẩm trên kính chắn gió Cảm biến mưa sẽ tiếp tục giám sát lượng hơi ẩm trên kính chắn gió và tự động điều chỉnh tốc độ cần gạt nước. Độ nhạy cảm cao

Bật Độ nhạy cảm thấp

Với độ nhạy thấp, cần gạt nước sẽ hoạt động khi cảm biến phát hiện một lượng lớn hơi ẩm trên kính chắn gió Với độ nhạy cao, cần gạt nước sẽ hoạt động khi cảm biến phát hiện một lượng nhỏ hơi ẩm trên kính chắn gió.

Hiệu suất cảm biến có thể bị ảnh hưởng nếu vùng xung quanh gương chiếu hậu bên trong bị bẩn Cảm biến mưa rất nhạy và cần gạt nước có thể hoạt động nếu bẩn, sương mù hoặc ruồi đâm vào kính chắn gió

Cần gạt nước phụ thuộc tốc độ

Hệ thống gạt mưa trên xe Ford Ecosport 2018

Hình 2.43: Sơ đồ mạch điện gạt mưa rửa kính

Hình 2.44: Sơ đồ mạch điện gạt mưa rửa kính

Hình 2.45: Sơ đồ mạch điện gạt mưa rửa kính 2.6.2 Các hư hỏng thường gặp

Cần gạt nước không hoạt động – kính chắn gió

Cần gạt nước không hoạt động – cửa sổ sau

Cần gạt nước vẫn BẬT liên tục – kính chắn gió

Cần gạt nước vẫn BẬT liên tục – cửa sổ sau

Cần gạt nước không hoạt động chính xác ở (các) chế độ không liên tục – kính chắn gió

Tốc độ cần gạt nước liên tục hoặc không liên tục không hoạt động chính xác - cửa sổ sau

Bơm rửa kính không hoạt động - phía trước/phía sau

Cần gạt nước sẽ không PARK (dừng) ở đúng vị trí - kính chắn gió

Cần gạt nước sẽ không PARK (dừng) ở đúng vị trí - cửa sổ sau

Tính năng cần gạt nước cảm biến mưa không hoạt động

Cần gạt nước cảm biến mưa hoạt động không ổn định/không đều

Cần gạt nước cảm biến mưa cảm biến hơi ẩm quá nhạy/không đủ nhạy

2.6.3 Xử lý trục trặc trên hệ thống gạt mưa

Cần gạt nước không hoạt động – kính chắn gió

Hoạt động bình thường và các tình trạng lỗi Điện thế được cấp từ CJB tới BCM cho hệ thống cần gạt nước phía trước khi khóa điện ở vị trí ON (bật) BCM cung cấp điện thế tín hiệu đến công tắc đa chức năng cột trụ lái RH cho tốc độ HIGH (cao), tốc độ LOW (thấp) và chức năng INTERMITTENT (không liên tục) Từng chức năng có điện thế tín hiệu riêng của nó Công tắc đa chức năng cột trụ lái RH tiếp mát điện thế tín hiệu khi chọn chức năng Sau đó, BCM tương tác với điện thế tín hiệu đã tiếp mát và điện tử tích hợp trong mô đun này quyết định chức năng hệ thống cần gạt nước nào được thực hiện Tiếp mát được cấp đến mô tơ cần gạt nước qua mạch dùng chung bởi mạch hồi lưu cần gạt nước kính chắn gió của BCM

Nguồn có thể gây lỗi

Dây điện, các cực hoặc giắc nối

Công tắc đa chức năng cột trụ lái RH

Trình tự xử lý lỗi

Bước 1: Thực hiện tự kiểm tra BCM: sử dụng công cụ quét để kiểm tra các mã chuẩn đoán hư hỏng (DTC) được ghi lại từ BCM

Bước 2: Kiểm tra công tắc đa chức năng cột trụ lái RH (bên phải)

Bước 3: Kiểm tra hiện tượng hở mạch của mạch tiếp mát cần gạt mưa phía trước

Bước 4: Kiểm tra hiện tượng hở mạch hoặc điện trở cao của tiếp mát mô tơ cần gạt nước kính chắn gió

Bước 5: Kiểm tra điện thế BCM (mô đun điều khiển)

Bước 6: Kiểm tra hiện tượng hở mạch hoặc điện trở cao của mạch tiếp mát BCM (mô đun điều khiển)

Bước 7: Kiểm tra hiện tượng hở mạch hoặc điện trở cao của mạch đầu ra relay cao và thấp của mô tơ cần gạt nước kính chắn gió

Bước 8: Kiểm tra điện thế tới mô tơ cần gạt nước kính chắn gió bằng relay cần gạt nước phía trước

Cần gạt nước không hoạt động-Cửa sổ sau

Hoạt động bình thường và các tình trạng lỗi Điện thế được cấp từ CJB tới BCM cho hệ thống cần gạt nước cửa sổ sau, khi khóa điện ở vị trí ON (bật) BCM cung cấp điện thế tín hiệu đến công tắc đa chức năng cho chức năng cần gạt nước CONTINUOUS (liên tục) và INTERMITTENT (không liên tục).

Cả hai chức năng dùng chung đường tín hiệu riêng Công tắc đa chức năng cột trụ lái RH tiếp mát điện thế tín hiệu khi chọn chức năng Sau đó, BCM tương tác với điện thế tín hiệu đã tiếp mát và điện tử tích hợp trong mô đun này quyết định chức năng hệ thống cần gạt nước nào được thực hiện (tùy thuộc vào cài đặt cần gạt nước kính chắn gió) Tiếp mát được cấp đến mô tơ cần gạt nước cửa sổ sau qua mạch riêng của nó.

Nguồn có thể gây lỗi

Dây điện, các cực hoặc giắc nối

Công tắc đa chức năng cột trụ lái RH

Mô tơ cần gạt nước kính chắn gió phía sau

Trình tự xử lý lỗi

Bước 1: Thực hiện tự kiểm tra BCM: sử dụng công cụ quét để kiểm tra các mã chuẩn đoán hư hỏng (DTC) được ghi lại từ BCM

Bước 2: Kiểm tra công tắc đa chức năng cột trụ lái RH (bên phải)

Bước 3: Kiểm tra hiện tượng hở mạch của mạch tiếp mát cần gạt nước phía trước và mạch ngắt quãng cần gạt nước phía sau

Bước 4: Kiểm tra hiện tượng hở mạch hoặc điện trở cao của tiếp mát mô tơ cần gạt nước cửa sổ sau

Bước 5: Kiểm tra điện thế BCM (mô đun điều khiển)

Bước 6: Kiểm tra hiện tượng hở mạch hoặc điện trở cao của mạch đầu ra relay và nguồn cấp mô tơ cần gạt nước cửa sổ sau

Bước 7: Kiểm tra điện thế đến mô tơ cần gạt nước cửa sổ sau bằng relay cần gạt nước phía sau

Cần gạt nước vẫn BẬT liên tục - Kính chắn gió

Hoạt động bình thường và các tình trạng lỗi

BCM cung cấp điện thế tín hiệu đến công tắc đa chức năng cột trụ lái cho tốc độ HIGH (cao), tốc độ LOW (thấp) và chức năng INTERMITTENT (không liên tục). Từng chức năng có đường tín hiệu riêng của nó Công tắc đa chức năng tiếp mát điện thế tín hiệu khi chọn chức năng Sau đó, BCM tương tác với điện thế tín hiệu đã tiếp mát và điện tử tích hợp trong mô đun này quyết định chức năng hệ thống cần gạt nước nào được thực hiện.

Nguồn có thể gây lỗi

Dây điện, các cực hoặc giắc nối

Công tắc đa chức năng cột trụ lái RH

Trình tự xử lý lỗi

Bước 1: Thực hiện tự kiểm tra BCM: sử dụng công cụ quét để kiểm tra các mã chuẩn đoán hư hỏng (DTC) được ghi lại từ BCM

Bước 2: Kiểm tra công tắc đa chức năng cột trụ lái RH (bên phải)

Bước 3: Kiểm tra hiện tượng ngắn mạch nguồn của mạch đầu ra relay cao và thấp của mô tơ cần gạt nước kính chắn gió

Cần gạt nước vẫn BẬT liên tục - Cửa sổ sau

Hoạt động bình thường và các tình trạng lỗi

BCM cung cấp tín hiệu điện tới công tắc đa chức năng cho chức năng liên tục (CONTINUOUS) và chức năng gạt ngắt quãng (INTERMITTENT) Cả hai chức năng dùng chung đường (cảm biến) tín hiệu riêng Công tắc đa chức năng tiếp mát điện thế tín hiệu theo luật tự nhiên khi chọn chức năng Sau đó, BCM tương tác với điện thế tín hiệu đã tiếp mát và điện tử tích hợp trong mô đun này quyết định chức năng hệ thống cần gạt nước nào được thực hiện (tùy thuộc vào cài đặt cần gạt nước kính chắn gió). Nguồn có thể gây lỗi

Dây điện, các cực hoặc giắc nối

Công tắc đa chức năng cột trụ lái RH

Mô tơ cần gạt nước cửa sổ sau

Trình tự xử lý lỗi

Bước 1: Thực hiện tự kiểm tra BCM: sử dụng công cụ quét để kiểm tra các mã chuẩn đoán hư hỏng (DTC) được ghi lại từ BCM

Bước 2: Kiểm tra công tắc đa chức năng cột trụ lái RH (bên phải)

Bước 3: Kiểm tra hiện tượng ngắn mạch chạm đất của mạch ngắt quãng cần gạt nước phía sau

Bước 4: Kiểm tra hiện tượng ngắn mạch nguồn của mạch đầu ra relay cao và thấp của mô tơ cần gạt nước và nguồn cấp cần gạt nước cửa sổ sau

Tốc độ cần gạt nước cao/thấp/không liên tục không hoạt động chính xác - kính chắn gió

Hoạt động bình thường và các tình trạng lỗi

BCM cung cấp điện thế tín hiệu đến công tắc đa chức năng cột trụ lái cho tốc độ HIGH (cao), tốc độ LOW (thấp) và chức năng INTERMITTENT (không liên tục). Từng chức năng có đường tín hiệu riêng của nó Công tắc đa chức năng tiếp mát điện thế tín hiệu khi chọn chức năng BCM tương tác với điện thế tín hiệu đã tiếp mát và điện tử tích hợp trong mô đun này quyết định chức năng hệ thống cần gạt nước nào được thực hiện Công tắc đa chức năng có hộp biến trở (máy biến trở), mà khi được di chuyển sẽ làm thay đổi thời gian trễ giữa các lần gạt BCM giám sát vị trí của hộp biến trở qua đường cảm biến.

Nguồn có thể gây lỗi

Dây điện, các cực hoặc giắc nối

Công tắc đa chức năng

Trình tự xử lý lỗi

Bước 1: Thực hiện tự kiểm tra BCM: sử dụng công cụ quét để kiểm tra các mã chuẩn đoán hư hỏng (DTC) được ghi lại từ BCM

Bước 2: Kiểm tra công tắc đa chức năng cột trụ lái RH (bên phải)

Bước 3: Kiểm tra hiện tượng hở mạch hoặc điện trở cao của mạch cần gạt nước kính chắn gió công tắc đa chức năng cột trụ lái RH (bên phải)

Bước 4: Kiểm tra hiện tượng ngắn mạch chạm đất của mạch cần gạt nước công tắc đa chức năng cột trụ lái RH (bên phải)

Bước 5: Kiểm tra hiện tượng hở mạch hoặc điện trở cao của mạch đầu ra relay cao và thấp của mô tơ cần gạt nước kính chắn gió

Bước 6: Kiểm tra điện thế tới mô tơ cần gạt nước kính chắn gió bằng relay cần gạt nước phía trước - tốc độ thấp và relay cần gạt nước phía trước - tốc độ cao

Tốc độ cần gạt nước CONTINUOUS (liên tục) hoặc INTERMITTENT (không liên tục) không hoạt động chính xác - Cửa sổ sau

Hoạt động bình thường và các tình trạng lỗi

BCM cung cấp điện thế tín hiệu đến công tắc đa chức năng cho chức năng cần gạt nước CONTINUOUS (liên tục) và INTERMITTENT (không liên tục) Cả hai chức năng dùng chung đường tín hiệu riêng Công tắc đa chức năng tiếp mát điện thế tín hiệu khi chọn chức năng BCM tương tác với điện thế tín hiệu đã tiếp mát và điện tử tích hợp trong mô đun này quyết định chức năng hệ thống cần gạt nước nào được thực hiện (tùy thuộc vào cài đặt cần gạt nước kính chắn gió).

Nguồn có thể gây lỗi

Dây điện, các cực hoặc giắc nối

Công tắc đa chức năng

Trình tự xử lý lỗi

Bước 1: Thực hiện tự kiểm tra BCM: sử dụng công cụ quét để kiểm tra các mã chuẩn đoán hư hỏng (DTC) được ghi lại từ BCM

Bước 2: Kiểm tra hoạt động của cần gạt nước kính chắn gió

Bước 3: Kiểm tra công tắc đa chức năng cột trụ lái RH (bên phải)

Bước 4: Kiểm tra hiện tượng điện trở cao của tiếp mát mô tơ cần gạt nước cửa sổ sau Bước 5: Kiểm tra điện thế của motor gạt mưa sau sử dụng BCM

Bơm rửa kính không hoạt động-Phía trước/phía sau

Hoạt động bình thường và các tình trạng lỗi

Hệ thống thiết bị rửa phía trước và phía sau dùng chung mô tơ bơm rửa kính BCM cung cấp điện thế tín hiệu đến công tắc đa chức năng cho chức năng rửa phía trước/phía sau Từng chức năng có đường tín hiệu riêng của nó Công tắc đa chức năng tiếp mát điện thế tín hiệu khi chọn chức năng rửa BCM phản ứng với điện thế tín hiệu đã tiếp mát và điện tử tích hợp trong mô đun này quyết định về cung cấp mô tơ bơm rửa kính bằng cực nào BCM thay đổi cực cho mô tơ bơm rửa kính phản ứng với việc chọn chức năng rửa phía trước hay phía sau, làm thay đổi hướng quay của mô tơ.

Nguồn có thể gây lỗi

Dây điện, các cực hoặc giắc nối

Công tắc đa chức năng

Bảng 2.22: Mã lỗi hệ thống gạt mưa

DTC Mô tả Điều kiện khởi phát lỗi

B1051:92 Công tắc cần gạt nước Lỗi được chỉ báo trong khi tự kiểm tra khi mạch phía trước: Hiệu suất thiết bị rửa phía trước của công tắc đa chức hoặc hoạt động không năng cho BCM hoặc mạch bơm rửa kính phía chính xác trước được tiếp mát

B1052:92 Công tắc cần gạt nước Lỗi được chỉ báo trong khi tự kiểm tra khi mạch phía sau: Hiệu suất thiết bị rửa phía sau của công tắc đa chức năng hoặc hoạt động không cho BCM hoặc mạch bơm rửa kính phía sau chính xác được tiếp mát.

Trình tự xử lý lỗi

Bước 1: Kiểm tra công tắc đa chức năng cột trụ lái RH (bên phải)

Bước 2: Kiểm tra mạch điện thế và mạch tiếp đất tới công tắc đa chức năng

Bước 3: Kiểm tra hiện tượng hở mạch hoặc điện trở cao của mạch điện thế tới công tắc đa chức năng cột trụ lái RH (bên phải)

Bước 4: Kiểm tra hiện tượng hở mạch hoặc điện trở cao của mạch yêu cầu mô tơ bơm rửa kính RH (bên phải) tới BCM (mô đun điều khiển)

Bước 5: Kiểm tra hiện tượng ngắn mạch chạm đất của mạch yêu cầu mô tơ bơm rửa kính RH (bên phải) tới BCM (mô đun điều khiển)

Bước 6: Kiểm tra điện thế mà tiếp mát tới mô tơ bơm rửa kính

Bước 7: Kiểm tra hiện tượng hở mạch hoặc điện trở cao của mạch mô tơ bơm rửa kính

Bước 8: Kiểm tra hiện tượng ngắn mạch chạm đất của mạch mô tơ bơm rửa kính

Cần gạt nước sẽ không PARK (dừng) ở đúng vị trí - kính chắn gió

Hoạt động bình thường và các tình trạng lỗi

Việc tích hợp vào mô tơ cần gạt nước là một tập hợp các tiếp xúc chỉ đóng khi cần gạt nước ở ví trí PARK (dừng) Khi đóng các tiếp xúc cấp tiếp mát tới BCM , sử dụng tiếp mát để cảm biến khi cần gạt nước ở vị trí PARK (dừng) Nếu đang sử dụng cần gạt nước, BCM sẽ tiếp tục cấp nguồn đến mô tơ cần gạt nước sau khi được chỉ thị OFF (tắt) và ở vị trí NON-PARK (không dừng) Khi cần gạt số ở vị trí PARK (dừng), BCM ngắt nguồn khỏi mô tơ cần gạt nước và cần gạt nước vẫn ở vị trí PARKED (được dừng).

Nguồn có thể gây lỗi

Dây điện, các cực hoặc giắc nối Đòn nối

Bảng 2.23: Mã lỗi hệ thống gạt mưa

DTC Mô tả Điều kiện khởi phát lỗi

THIẾT KẾ VÀ THỰC HIỆN MÔ HÌNH

Thiết kế bản vẽ

3.1.1 Giới thiệu về Auto CAD

AutoCAD, phần mềm thiết kế và vẽ kỹ thuật tiên tiến, đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong ngành công nghiệp xây dựng, kiến trúc và các lĩnh vực kỹ thuật khác Với khả năng tạo ra các bản vẽ chính xác và chi tiết, AutoCAD đã đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện quy trình thiết kế và gia tăng hiệu suất làm việc của các chuyên gia trong ngành.

Với giao diện đơn giản và dễ sử dụng, AutoCAD cung cấp cho người dùng một môi trường làm việc linh hoạt và tương tác Từ việc tạo ra các bản vẽ 2D cơ bản đến các mô hình 3D phức tạp, phần mềm này cho phép người dùng thể hiện ý tưởng và sáng tạo của mình một cách dễ dàng AutoCAD cung cấp các công cụ mạnh mẽ như tạo hình, đo lường, điều chỉnh, xử lý dữ liệu và trình bày, giúp người dùng thực hiện các tác vụ một cách nhanh chóng và chính xác.

Một trong những ưu điểm lớn của AutoCAD là khả năng tương thích với các hệ thống và phần mềm khác Nó có thể nhập và xuất dữ liệu từ nhiều định dạng tệp tin khác nhau, cho phép người dùng chia sẻ và làm việc chung trên các dự án với các chuyên gia khác nhau Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác và tăng cường hiệu quả trong quy trình làm việc nhóm.

AutoCAD cũng đi kèm với các tính năng tiên tiến như việc tự động hóa các tác vụ lặp đi lặp lại, cung cấp khả năng tạo ra các phần tử mẫu và thư viện, từ đó tiết kiệm thời gian và công sức cho người dùng Các tính năng mạnh mẽ như kiểm tra va chạm, phân tích không gian và mô phỏng cũng giúp người dùng kiểm tra và đảm bảo tính khả thi của các thiết kế trước khi triển khai chúng.

AutoCAD không chỉ là một phần mềm thiết kế và vẽ kỹ thuật, mà còn là một nền tảng mở rộng với hàng ngàn các ứng dụng bên thứ ba được phát triển bởi cộng đồng người dùng Điều này tạo ra một hệ sinh thái đa dạng và phong phú, cho phép người dùng tùy chỉnh và mở rộng khả năng của AutoCAD để phù hợp với nhu cầu và mục tiêu riêng của họ.

Từ việc thiết kế kiến trúc, kỹ thuật xây dựng, sản xuất công nghiệp đến viễn thông và năng lượng, AutoCAD đã chứng minh sự hữu ích và cần thiết trong nhiều lĩnh vực.

Người dùng AutoCAD không chỉ tiết kiệm thời gian và công sức, mà còn đạt được mức độ chính xác cao hơn và tạo ra những thiết kế tuyệt đẹp.

Với những ưu điểm vượt trội và khả năng đáp ứng đa dạng các yêu cầu của ngành công nghiệp, AutoCAD đã trở thành một công cụ không thể thiếu đối với những ai đang làm việc trong lĩnh vực thiết kế và vẽ kỹ thuật Sự phát triển và tiến bộ liên tục của AutoCAD chứng tỏ tầm quan trọng và đóng góp của nó vào sự phát triển của ngành công nghiệp và xã hội.

Với tất cả những điều trên, không có gì ngạc nhiên khi AutoCAD đã trở thành một tiêu chuẩn và lựa chọn hàng đầu trong việc thiết kế và vẽ kỹ thuật hiện đại.

3.1.2 Thiết kế phần khung sắt đỡ mô hình

Nhóm sử dụng phần mềm AutoCad để thiết kế khung nhằm hạn chế hết mức những sai sót trong quá trình thi công mô hình, việc tính toán trước trên phần mềm 3D của AutoCad còn mang lại độ chính xác cao hơn, đảm bảo được mô hình sẽ không bị bấp bênh trong quá trình thực hành, tăng tính ổn định và tính thẩm mỹ khi lắp tất cả các chi tiết lên khung.

Hình 3.1: Khung mô hình 3.1.3 Thiết kế, bố trí các chi tiết lên mặt mica

Vì tính bền vững của mô hình nên bản thiết kế sẽ đảm bảo được tính chịu lực, các lỗ cắt sẽ tiệm cận nhất với kích thước thực tế của các chi tiết trên mô hình, đầy đủ các thông tin cần thiết đảm bảo được độ thẩm mỹ cao nhất cho mô hình.

Hình 3.2: Các chi tiết trên mặt mica 3.1.4 Thiết kế mô hình 3D

Hình 3.3: Hình ảnh mô hình được thiết kế 3D trên phần mềm

Tổng quan mô hình hệ thống đèn và gạt mưa thực tế

Hình 3.4: Các chi tiết trên mô hình thực tế

Bảng 3.1: Bảng các chi tiết mô hình thực tế

Ký hiệu Tên chi tiết

1 Turn signal – Đèn xi nhan

2 DTRL - Đèn chạy ban ngày trái và phải

3 Head Lamp – Đèn Head trái và phải

4 Fog Lamp – Cụm đèn sương mù bên trái và phải

5 Wiper motor – Mô tơ gạt mưa

6 BCM – Hộp điều khiển điện thân xe

7 Multifunction Sw - công tắc đèn trụ lái

8 Wiper Sw – Công tắc gạt mưa, rửa kính

9 Stop lamp; Tail lamp – Đèn phanh; Đèn định vị

10 Reverse SW – Công tắc giả lập số lùi

11 Head lamp Sw - công tắc đèn đầu

12 Washer motor – Mô tơ rửa kính

13 Hazard SW – Công tắc đèn báo khẩn cấp

14 Brake SW – Công tắc phanh

15 OBD II – Cổng kết nối máy chẩn đoán

16 IG SW – Công tắc chính

Hình 3.5: Vị trí các relay mô hình thực tế

Bảng 3.2: Các relay trên mô hình thực tế

Hình 3.6: Hình cầu chì trên mô hình thực tế

Bảng 3.3: Các cầu chỉ trên mô hình thực tế

Ký hiệu Tên chi tiết Hệ thống

1 F5 (CJB) Công tắc khóa điện phía trước

2 F27 (CJB) Công tắc khóa điện

3 F6 (CJB) Công tắc khóa điện phía sau

4 F7 (CJB) Công tắc gạt mưa

5 F16 (BJB) Đèn ngoai thất bên trái

6 F15 (BJB) Đèn ngoai thất bên phải

8 F25 (CJB) Cuộn relay đèn sương mù phía trước

9 F27 (BJB) Relay đèn sương mù phía trước

Hệ thống chiếu sáng

3.3.1 Cấu tạo hệ thống chiếu sang trên mô hình

Hình 3.7: Vị trí các chi tiết chiếu sáng trên mô hình

Bảng 3.4: Các chi tiết hệ thống chiếu sáng trên mô hình

Ký hiệu Tên chi tiết

3 Head Lamp – Đèn Head trái và phải

4 Fog Lamp – Cụm đèn sương mù bên trái và phải

7 Mutifunction Sw - công tắc đèn trụ lái

9 Tail lamp – Đèn định vị

11 Headlamp Sw - công tắc đèn đầu

3.3.2 Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động của hệ thống đèn đâu

Hình 3.8: Sơ đồ mạch điện đèn đầu

❖ Nguyên lý ho ạt động:

Khi công tắc IG ở vị trí OFF.

Khi công tắc đèn High ở vị trí đóng: Chân C2280F/13 (BCM) được nối nối mass, dương từ chân C2280A/11 (BCM) và chân C2280A/7 cấp dương đến cho chân đèn Cos – đèn Cos sáng trong 3 phút rồi tắt (chức năng hoãn tắt đèn đầu xe).

Công tắc IG ở vị ON:

Công tắc đèn đầu xe truyền tín hiệu đến một trong các mạch đầu vào để tiếp mát, chỉ báo vị trí công tắc đèn đầu xe cho BCM Khi chân C2280F/4 (BCM) được tiếp mass thì BCM phát hiện công tắc đèn đầu xe ở vị trí OFF Khi chân C2280F/15 (BCM) được tiếp mass thì BCM phát hiện yêu cầu nháy xin vượt, chân C2280A/11 và C2280A/7 (BCM) cung cấp điện thế cho 2 đèn cốt bên trái và phải.

Công tắc đầu đèn ở vị trí LOW: công tắc đèn đầu xe truyền tín hiệu đến một trong các mạch đầu vào để tiếp mát, chỉ báo vị trí công tắc đèn đầu xe cho BCM Khi chân C2280F/5 (BCM) được tiếp mass thì BCM phát hiện công tắc đèn đầu xe ở vị trí đèn đầu xe bật, chân C2280A/11 và C2280A/7 (BCM) cung cấp điện thế cho 2 đèn cốt bên trái và phải.

Công tắc đầu đèn ở vị trí HIGH hoặc FLASH – TO - PASS: Công tắc đa chức năng của trụ lái truyền tín hiệu điện thế tương ứng để tiếp mát khi được đặt ở vị trí HIGH BEAM (đèn pha) hoặc FLASH-TO-PASS (nháy xin vượt) Khi đèn pha bật và chân C2280F/13 (BCM) hoặc chân C2280F/15 (BCM) được tiếp mass thì BCM phát hiện yêu cầu cho đèn pha hoặc tính năng nháy xin vượt, chân C2280D/3 (BCM) cung cấp tiếp mát cho cuộn relay đèn pha.

3.3.3 Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động hệ thống đèn sương mù

Hình 3.9: Sơ đồ mạch điện hệ thống đèn sương mù

❖ Nguyên lý ho ạt động

Khi công tắc đèn đầu xe được đặt ở vị trí đèn đỗ xe hoặc đèn đầu xe bật và công tắc đèn FOG được kéo đến vị trí hãm đầu tiên, công tắc đèn đầu xe cung cấp điện thế cho cuộn relay đèn sương mù phía trước Điện thế được cung cấp cho đèn sương mù phía trước khi relay đèn sương mù phía trước được tiếp mass bởi chân C2280D/14 (BCM).

3.3.4 Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động hệ thống đèn định vị phía sau

Hình 3.10: Sơ đồ mạch điện hệ thống đèn định vị sau Nguyên lý hoạt động

Khi công tắc đèn đầu xe được đặt ở vị trí PARKING LAMPS ON (đèn đỗ xe bật),BCM cung cấp điện thế từ chân C2280G/13 và C2280G/1 cho đèn định vị phía sau ở bên trái và bên phải trên 2 mạch riêng lẻ.

Hệ thống tín hiệu

3.4.1 Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động của hệ thống lùi

Hình 3.11: Sơ đồ mạch điện hệ thống đèn lùi

Công tắc đèn lùi đóng lại khi cần số được gài vào số lùi (R), hai bóng đèn được cấp (+) Đèn lùi sáng

3.4.2 Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động hệ thống đèn phanh

Hình 3.12: Sơ đồ mạch điện hệ thống đèn phanh

Công tắc đèn phanh đóng lại khi đạp bàn đạp phanh, hai bóng đèn được cấp (+) Đèn phanh sáng

3.4.3 Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động của đèn báo tín hiệu rẽ và dèn báo nguy hiểm

Hình 3.13: Sơ đồ mạch điện hệ thống đèn rẽ và đèn báo nguy hiểm

Khi MULTIFUNCTION SWITCH ở vị trí LH: Chân C2280F/15 (BCM) được nối mass (GND), đèn TURN SIGNAL LAMP phía trước bên trái được cấp (+) từ chân C2280A/

5 (BCM), đồng thời đèn TURN SIGNAL LAMP phía sau bên trái được cấp

(+) từ chân C2280A/12 (BCM) → Đèn xin rẽ bên trái cả trước và sau nháy sáng liên tục

Khi MULTIFUNCTION SWITCH ở vị trí RH: Chân C2280F/16 (BCM) được nối mass (GND), đèn TURN SIGNAL LAMP phía trước bên trái được cấp (+) từ chân C2280A/

6 (BCM), đồng thời đèn TURN SIGNAL LAMP phía sau bên trái được cấp

(+) từ chân C2280A/13 (BCM) → Đèn xin rẽ bên phải cả trước và sau nháy sáng liên tục

Khi công tắc báo nguy hiểm đóng: Chân C2280F/21 (BCM) được tiếp mass (GND), cả 4 đèn TURN SIGNAL LAMP được cấp dương tương ứng từ các chân BCM → Đèn báo nguy hiểm nháy liên tục (tốc độ chậm hơn đèn báo xin rẽ)

Hệ thống gạt mưa, rửa kính

3.5.1 Cấu tạo hệ thống gạt mưa, rửa kính

Hình 3.14: Vị trí các chi tiết gạt mưa, rửa kính trên mô hình

Bảng 3.5: Các chi tiết hệ thống gạt mưa rửa kính trên mô hình

Ký hiệu Tên chi tiết

7 Washer motor – Mô tơ rửa kính

5 Wiper motor – Mô tơ gạt mưa

8 Wiper SW – Công tắc điều khiển gạt mưa, rửa kính

3.5.2 Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động của hệ thống gạt mưa, rửa kính

Hình 3.15: Sơ đồ mạch điện hệ thống gạt mưa, rửa kính Nguyên lý hoạt động

Khi FRONT WIPER SWITCH ở vị trí OFF, không có tín hiệu đến các chân của hộp BCM, hệ thống không hoạt động.

Khi FRONT WIPER SWITCH ở vị trí LOW, chân C2208E/2 (BCM) được nối mass, chân C2280A/9 (BCM) cấp dương cho chân chân LOW của FRONT WIPER MOTOR về mass (GND) → mô tơ gạt mưa hoạt động ở tốc độ thấp.

Khi FRONT WIPER SWITCH ở vị trí HIGH, chân C2208E/10 (BCM) và chân C2280E/2 được nối mass, chân C2280A/10 (BCM) cấp dương cho chân HIGH của FRONT WIPER MOTOR về mass (GND) → mô tơ gạt mưa hoạt động ở tốc độ cao.

Khi FRONT WIPER SWITCH ở vị trí INT, có tín hiệu ở hai chân C2280F/1 (BCM) có tín hiệu nối mass, chân C2280D/8 (BCM) chân INT của motor, làm tiếp điểm đóng ngắt gián đoạn Dòng điện đi từ chân C2280A/9 đến chân LOW của FRONT WIPER

MOTOR về mass (GND) → mô tơ gạt mưa hoạt động gián đoạn ở tốc độ thấp.

Khi FRONT WIPER SWITCH ở vị trí MIST, có tín hiệu nối mass ở hai chân

C2280E/2 (BCM) và C2280E/13 (BCM) Dòng điện đi từ chân C2280A/9 (BCM) đến chân LOW của FRONT WIPER MOTOR về mass (GND) đồng thời dòng điền từ chân C2280A/13 (BCM) qua WASHER PUMP nối mass về chân C2280A/14 (BCM) chỉ điều khiển relay khi công tắc còn ở vị trí MIST, khi thả công tắc ra sẽ ngắt tín hiệu) → mô tơ gạt mưa hoạt động ở tốc độ thấp và motor bơm nước cũng hoạt động

Khi REAR WIPER SWITCH ở vị trí ON, có tín hiệu nối mass C2280F/11 (BCM), dòng điện đi từ chân C2280C/1 (BCM) cấp cho relay đóng lại, dòng điện từ chân C2280C/10 (BCM) qua relay cấp dương cho REAR WIPER MOTOR → motor gạt mưa sau hoạt động.

-Khi REAR WIPER SWITCH ở chế độ MIST, có tín hiệu nối mass chân C2280F/11 (BCM) và chân C2280F/14 (BCM), dòng điện đi từ chân C2280C/1 cấp cho relay đóng lại, dòng điện từ chân C2280C/10 (BCM) qua relay cấp dương cho REAR WIPER MOTOR, ) đồng thời dòng điền từ chân C2280A/14 (BCM) qua WASHER

PUMP nối mass về chân C2280A/13 (BCM) → motor gạt mưa sau và motor bơm nước cùng hoạt động.

3.6.1 Hướng dẫn kết nối máy chẩn đoán với mô hình qua cổng OBD II

Texa Axon Nemo là một thiết bị chuẩn đoán ô tô được sản xuất bởi công ty Texa, một công ty hàng đầu trong lĩnh vực phân phối các thiết bị và phần mềm chuẩn đoán và sửa chữa ô tô Axon Nemo là một máy chuẩn đoán đa năng, được thiết kế để phục vụ cho các công việc chuẩn đoán và sửa chữa trong ngành ô tô Thiết bị kết nối với xe qua cổng OBD2 và hoạt động trên phần mềm IDC5 Các bước để kết nối máy chuẩn đoán với mô hình:

Hình 3.16: Giao diện của phần mềm IDC5 Chọn ô Diagnosis để vào bảng chọn loại xe.

Hình 3.17: Chọn loại xe Passengers cars

Sau đó chọn hãng xe muốn chọn

Hình 3.18: Chọn hãng xe FORD

Sau đó chọn mẫu xe

Hình 3.19: Chọn mẫu xe EcoSport II [13>17] (B515)

Sau khi chọn mẫu xe thì tiếp theo chọn cấu hình động cơ

Hình 3.20: Chọn cấu hình động cơ 1.5i 16v Ti-VCT Kat Tiếp theo chọn mã xe

Hình 3.21: Chọn mã xe Sport Utility Vehicle | UEJB (82kW) | [ /13> /17]

Sau đó chọn hộp cần chuẩn đoán

Hình 3.22: Chọn hộp Body computer

Hình 3.23: Xác nhận bật chìa khóa

Hình 3.24: Xem thông tin của ECU

Hình 3.25: Đọc một số thông số của hệ thống gạt mưa

Hình 3.26: Đọc một số thông số của hệ thống chiếu sáng 3.6.2 Thiết kế Pan tạo lỗi

Mô hình được thiết kế gồm những Pan sau:

Pan 1: Luôn có tín hiệu tiếp tiếp mass chân INT của công tắt

Pan 2: Ngắn tín hiệu từ chân C2280D/8 đến chân S của motor trước

Pan 3: Ngắn tín hiệu từ chân C2280D/3 đến chân kích Relay đèn pha (vẫn tín hiệu từ chân C2280D/3 đến chân đo)

Pan 4: Ngắt tín hiệu từ công tắt đèn trụ lái đến chân C2280F/15 (BCM)

Pan 5: Ngắn tín hiệu dương từ công tắc IG đến BCM

Pan 6: Ngắt tín hiệu từ chân C2280A/9 (BCM) đến chân Low của motor trước

Pan 7: Tiếp điểm Flash To Pass của công tắc đèn trụ lái bị hư

Pan 8: (Giống Pan 6) Ngắt tín hiệu từ chân C2280A/9 (BCM) đến chân Low của motor trước.

Pan 9: Ngắn tín hiệu từ chân C2280A/13(BCM) đến chân của motor bơm nước

Pan 10: Tiếp điểm Rear Wiper Interval bên trong công tắc bị chập

Pan 11: (Giống Pan 1) Luôn có tín hiệu tiếp tiếp mass chân INT của công tắt

Pan 12: (Giống Pan 5) Ngắn tín hiệu dương từ công tắc IG đến BCM

Hình 3.27: Các công tắc Pan trên mô hình 3.6.2.1 Pan 1 (Pan 11)

Motor gạt mưa trước luôn quay chế độ INT

Motor gạt mưa trước không dừng đúng chỗ

Triệu chứng Đèn pha và đá Passing không sáng

Triệu chứng Đèn tín hiệu rẽ trái không sáng, nhưng vẫn sáng ở chế độ Hazard

Tất cả chế độ không hoạt động trừ hazard và chế độ hoãn tắt đèn đầu

Motor gạt mưa trước không hoạt động ở chế độ LOW và INT

Không bật được chế độ Passing

Không bật được motor bơm nước ở tất cả các chế độ

Motor sau hoạt động liên tục ở chế độ ngắt quãng

CÁC NỘI DUNG THỰC HÀNH

Nội dung thực hành (dành cho người học)

Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện đồ án tốt nghiệp cùng với sự hướng dẫn của GVHD Th.S Nguyễn Quang Trãi Nhóm đã thiết kế thi công mô hình hệ thống chiếu sáng và gạt mưa Trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đồ án, nhóm sinh viên đã trau dồi thêm cho bản thân được những kiến thức chuyên ngành, đặc biệt là những kiến thức về hệ thống điện thân xe trên ô tô Đứng trước sự phát triển vượt bậc của công nghệ và đặc biệt là trí tuệ nhân tạo, mỗi chúng ta cần có khả năng chọn lọc và cập nhật kiến thức, thông tin mới từng ngày Cho nên, sau khi hoàn thành đồ án, nhóm nhận thấy mình còn vô vàn kiến thức, kỹ năng mình đã học được và biết được điểm nào cần học hỏi trau dồi hơn nữa.

Do hạn chế về mặt thời gian và kinh phí nên chưa thể thực hiện đầy đủ các hệ thống được điều khiển bằng BCM .

Chưa tối ưu được kích thước của các đèn trong mô hình.

Từ các kết quả mà nhóm đã đạt được sau khi thực hiện và các hạn chế của đề tài thì đề tài vẫn còn một số nội dung cần phát triển để sản phẩm hoàn chỉnh hơn Do đó, nhóm xin đề xuất một số hướng phát triển cho đề tài như sau:

Thiết kế thêm các cảm biến, thực hiện một số hệ thống thông minh đáp ứng với bài học trên lớp: hệ thống chống kẹt khi nâng hạ kính…

Tối ưu hóa về mặt kích thước cũng như mặt thẩm mỹ cho mô hình được hoàn thiện hơn.

Ngày đăng: 11/12/2023, 08:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.5: Hệ thống chiếu sáng - Đồ án thiết kế, thực hiện mô hình hệ thống chiếu sáng và hệ thống gạt mưa rửa kính phục vụ giảng dạy
Hình 2.5 Hệ thống chiếu sáng (Trang 32)
Hình 2.6: Cụm đèn đầu xe - Đồ án thiết kế, thực hiện mô hình hệ thống chiếu sáng và hệ thống gạt mưa rửa kính phục vụ giảng dạy
Hình 2.6 Cụm đèn đầu xe (Trang 33)
Hình 2.9: Đèn hậu - Đồ án thiết kế, thực hiện mô hình hệ thống chiếu sáng và hệ thống gạt mưa rửa kính phục vụ giảng dạy
Hình 2.9 Đèn hậu (Trang 34)
Hình 2.11: Vị trí các đèn trong xe - Đồ án thiết kế, thực hiện mô hình hệ thống chiếu sáng và hệ thống gạt mưa rửa kính phục vụ giảng dạy
Hình 2.11 Vị trí các đèn trong xe (Trang 35)
Hình 2.14: Đèn Halogen - Đồ án thiết kế, thực hiện mô hình hệ thống chiếu sáng và hệ thống gạt mưa rửa kính phục vụ giảng dạy
Hình 2.14 Đèn Halogen (Trang 37)
Hình 2.15: Đèn Halogen trên xe Vinfast Fadil - Đồ án thiết kế, thực hiện mô hình hệ thống chiếu sáng và hệ thống gạt mưa rửa kính phục vụ giảng dạy
Hình 2.15 Đèn Halogen trên xe Vinfast Fadil (Trang 38)
Hình 2.18: Đèn LED - Đồ án thiết kế, thực hiện mô hình hệ thống chiếu sáng và hệ thống gạt mưa rửa kính phục vụ giảng dạy
Hình 2.18 Đèn LED (Trang 40)
Hình 2.19: Cấu tạo của đèn Laser - Đồ án thiết kế, thực hiện mô hình hệ thống chiếu sáng và hệ thống gạt mưa rửa kính phục vụ giảng dạy
Hình 2.19 Cấu tạo của đèn Laser (Trang 41)
Hình 2.20: Đèn Laser - Đồ án thiết kế, thực hiện mô hình hệ thống chiếu sáng và hệ thống gạt mưa rửa kính phục vụ giảng dạy
Hình 2.20 Đèn Laser (Trang 41)
Hình 2.27: Sơ đồ mạch điện cụm đèn đầu - Đồ án thiết kế, thực hiện mô hình hệ thống chiếu sáng và hệ thống gạt mưa rửa kính phục vụ giảng dạy
Hình 2.27 Sơ đồ mạch điện cụm đèn đầu (Trang 48)
Hình 2.28: Sơ đồ mạch điện cụm đèn đầu - Đồ án thiết kế, thực hiện mô hình hệ thống chiếu sáng và hệ thống gạt mưa rửa kính phục vụ giảng dạy
Hình 2.28 Sơ đồ mạch điện cụm đèn đầu (Trang 49)
Hình 2.29: Sơ đồ mạch điện đèn sương mù - Đồ án thiết kế, thực hiện mô hình hệ thống chiếu sáng và hệ thống gạt mưa rửa kính phục vụ giảng dạy
Hình 2.29 Sơ đồ mạch điện đèn sương mù (Trang 50)
Hình 2.30: Sơ đồ mạch điện đèn sương mù - Đồ án thiết kế, thực hiện mô hình hệ thống chiếu sáng và hệ thống gạt mưa rửa kính phục vụ giảng dạy
Hình 2.30 Sơ đồ mạch điện đèn sương mù (Trang 51)
Hình 2.32: Sơ đồ mạch điện đèn báo rẽ và nguy hiểm - Đồ án thiết kế, thực hiện mô hình hệ thống chiếu sáng và hệ thống gạt mưa rửa kính phục vụ giảng dạy
Hình 2.32 Sơ đồ mạch điện đèn báo rẽ và nguy hiểm (Trang 53)
Hình 2.35: Sơ đồ mạch điện đèn báo rẽ và nguy hiểm - Đồ án thiết kế, thực hiện mô hình hệ thống chiếu sáng và hệ thống gạt mưa rửa kính phục vụ giảng dạy
Hình 2.35 Sơ đồ mạch điện đèn báo rẽ và nguy hiểm (Trang 55)
Hình 2.36: Sơ đồ mạch điện đèn đỗ và đèn phía sau - Đồ án thiết kế, thực hiện mô hình hệ thống chiếu sáng và hệ thống gạt mưa rửa kính phục vụ giảng dạy
Hình 2.36 Sơ đồ mạch điện đèn đỗ và đèn phía sau (Trang 56)
Hình 2.37: Sơ đồ mạch điện đèn đỗ và đèn phía sau - Đồ án thiết kế, thực hiện mô hình hệ thống chiếu sáng và hệ thống gạt mưa rửa kính phục vụ giảng dạy
Hình 2.37 Sơ đồ mạch điện đèn đỗ và đèn phía sau (Trang 57)
Hình 2.39: Sơ đồ mạch điện đèn chạy ban ngày 2.4.2. Các hư hỏng thường gặp và xử lý trục trặc - Đồ án thiết kế, thực hiện mô hình hệ thống chiếu sáng và hệ thống gạt mưa rửa kính phục vụ giảng dạy
Hình 2.39 Sơ đồ mạch điện đèn chạy ban ngày 2.4.2. Các hư hỏng thường gặp và xử lý trục trặc (Trang 58)
Hình 2.40: Sơ đồ của một hệ thống gạt mưa thông thường không có hộp BCM - Đồ án thiết kế, thực hiện mô hình hệ thống chiếu sáng và hệ thống gạt mưa rửa kính phục vụ giảng dạy
Hình 2.40 Sơ đồ của một hệ thống gạt mưa thông thường không có hộp BCM (Trang 75)
Hình 2.41: Sơ đồ của một hệ thống gạt mưa sử dụng hộp BCM - Đồ án thiết kế, thực hiện mô hình hệ thống chiếu sáng và hệ thống gạt mưa rửa kính phục vụ giảng dạy
Hình 2.41 Sơ đồ của một hệ thống gạt mưa sử dụng hộp BCM (Trang 75)
Hình 2.42: Cấu tạo mô tơ gạt nước - Đồ án thiết kế, thực hiện mô hình hệ thống chiếu sáng và hệ thống gạt mưa rửa kính phục vụ giảng dạy
Hình 2.42 Cấu tạo mô tơ gạt nước (Trang 76)
Hình 2.43: Sơ đồ mạch điện gạt mưa rửa kính - Đồ án thiết kế, thực hiện mô hình hệ thống chiếu sáng và hệ thống gạt mưa rửa kính phục vụ giảng dạy
Hình 2.43 Sơ đồ mạch điện gạt mưa rửa kính (Trang 80)
Hình 2.44: Sơ đồ mạch điện gạt mưa rửa kính - Đồ án thiết kế, thực hiện mô hình hệ thống chiếu sáng và hệ thống gạt mưa rửa kính phục vụ giảng dạy
Hình 2.44 Sơ đồ mạch điện gạt mưa rửa kính (Trang 81)
Hình 2.45: Sơ đồ mạch điện gạt mưa rửa  kính 2.6.2. Các hư hỏng thường gặp - Đồ án thiết kế, thực hiện mô hình hệ thống chiếu sáng và hệ thống gạt mưa rửa kính phục vụ giảng dạy
Hình 2.45 Sơ đồ mạch điện gạt mưa rửa kính 2.6.2. Các hư hỏng thường gặp (Trang 82)
Hình 3.5: Vị trí các relay mô hình thực tế - Đồ án thiết kế, thực hiện mô hình hệ thống chiếu sáng và hệ thống gạt mưa rửa kính phục vụ giảng dạy
Hình 3.5 Vị trí các relay mô hình thực tế (Trang 96)
3.3.2. Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động của hệ thống đèn đâu Sơ đồ mạch điện - Đồ án thiết kế, thực hiện mô hình hệ thống chiếu sáng và hệ thống gạt mưa rửa kính phục vụ giảng dạy
3.3.2. Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động của hệ thống đèn đâu Sơ đồ mạch điện (Trang 98)
Hình 3.9: Sơ đồ mạch điện hệ thống đèn sương mù - Đồ án thiết kế, thực hiện mô hình hệ thống chiếu sáng và hệ thống gạt mưa rửa kính phục vụ giảng dạy
Hình 3.9 Sơ đồ mạch điện hệ thống đèn sương mù (Trang 100)
Hình 3.10: Sơ đồ mạch điện hệ thống đèn định vị sau Nguyên lý hoạt động - Đồ án thiết kế, thực hiện mô hình hệ thống chiếu sáng và hệ thống gạt mưa rửa kính phục vụ giảng dạy
Hình 3.10 Sơ đồ mạch điện hệ thống đèn định vị sau Nguyên lý hoạt động (Trang 101)
Hình 3.20: Chọn cấu hình động cơ 1.5i 16v Ti-VCT  Kat Tiếp theo chọn mã xe - Đồ án thiết kế, thực hiện mô hình hệ thống chiếu sáng và hệ thống gạt mưa rửa kính phục vụ giảng dạy
Hình 3.20 Chọn cấu hình động cơ 1.5i 16v Ti-VCT Kat Tiếp theo chọn mã xe (Trang 109)
Sơ đồ mạch điện - Đồ án thiết kế, thực hiện mô hình hệ thống chiếu sáng và hệ thống gạt mưa rửa kính phục vụ giảng dạy
Sơ đồ m ạch điện (Trang 115)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w