PHÂN TÍCH SWOT ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO (AI) TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM

7 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
PHÂN TÍCH SWOT ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO (AI) TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÂN TÍCH SWOT ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO (AI) TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM 2.1 Điểm mạnh của Việt Nam trong việc ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI trong ngân hàng (S) 2.2 Điểm yếu của Việt Nam trong việc ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI trong ngân hàng (W) 2.3 Cơ hội của Việt Nam trong việc ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI trong ngân hàng (O) 2.4 Thách thức của Việt Nam trong việc ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI trong ngân hàng (T)

Trang 1

II Phân tích SWOT cho việc ứng dụng công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) trong

2.1 Điểm mạnh của Việt Nam trong việc ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo

2.2 Điểm yếu của Việt Nam trong việc ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI

2.3 Cơ hội của Việt Nam trong việc ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI

2.4 Thách thức của Việt Nam trong việc ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI

Trang 2

Lời mở đầu

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thứcvới Việt Nam đặc biệt với việc ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo(AI) vào lĩnh vựcNgân hàng Để rõ hơn về việc phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) chúng ta cầnxác định được rõ các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức khi ứng dụngcông nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong ngành ngân hàng Việt Nam

Sau đây là bài làm của em về phân tích SWOT cho việc ứng dụng công nghệTrí tuệ nhân tạo (AI) trong ngành ngân hàng Việt Nam Em xin cam đoan bài làm làsản phẩm nghiên cứu, tìm hiểu của riêng cá nhân em Trong toàn bộ nội dung của đềtài này, những điều được trình bày hoặc là của cá nhân hoặc là được tổng hợp từ nhiềunguồn tài liệu Tất cả tài liệu tham khảo đều có xuất xứ rõ ràng và được trích dẫn hợppháp.

Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật theo quy địnhcho lời cam đoan của mình.

Trong quá trình tìm hiểu, kiến thức cũng như trải nghiệm của em chưa thể hoànthiện và năng lực còn hạn chế nên không tránh được những sai sót trong quá trìnhphân tích Vì vậy, em mong nhận được những góp ý và bổ sung từ thầy cô ạ.

Em xin chân thành cảm ơn.

Trang 3

I Tổng quan về AI

1.1 AI là gì?

AI - Artificial Intelligence hay còn gọi là trí tuệ nhân tạo Tức là việc các thiếtbị máy móc được học tập và tiếp thu trí thông minh của con người Là việc sử dụngcông nghệ mô phỏng lại suy nghĩ và kiến thức của con người cho máy móc, máy tính,… từ đó có thể thay thế con người tại một số vị trí nhất định.

1.2 Thực trạng về AI trên thế giới

Cuộc cách mạng 4.0 mở ra con đường rộng lớn cho trí tuệ nhân tạo khi ngàycàng được phổ biến rộng rãi và được đưa vào ứng dụng trong mọi lĩnh vực của cuộcsống Mặc dù được nhà khoa học máy tính John McCarthy nhắc đến trí tuệ nhân tạolần đầu tiên vào những năm 1950, nhưng phải cho đến ngày nay thì thuật ngữ trí tuệnhân tạo hay AI mới thực sự được biết đến, ứng dụng rộng rãi vào đời sống của chúngta và nhận được sự quan tâm mạnh mẽ và “gia nhập cuộc chơi” nhanh chóng từ các“ông lớn” của ngành công nghệ.

Đặc trưng lớn nhất của công nghệ AI là năng lực “tự học” của máy tính, nhờ đónó có thể tự đưa ra các phán đoán, phân tích trước các dữ liệu hoàn toàn mới màkhông cần sự hỗ trợ từ phía con người, đồng thời nó có thể xử lý một lượng dữ liệu lớnvới tốc độ nhanh chóng mà con người khó có thể xử lý được

Hiện nay, mỗi ngày trên toàn cầu có khoảng 2,2 tỷ Gb dữ liệu mới (tươngđương 165.000 tỷ trang tài liệu) được tạo ra và được các công ty1, các tập đoàn lớnnhư Google, Twitter, Facebook, Amazon, Baidu, Weibo, Tencent hay Alibaba thì thuthập để tạo thành “dữ liệu lớn” (big data) đang được AI xử lý một cách dễ dàng.

Hoa Kỳ đang được đánh giá là cường quốc số 1 trên thế giới về năng lực pháttriển AI trong mọi lĩnh vực, từ nghiên cứu cơ bản đến ứng dụng Đầu tư của Hoa Kỳvào AI luôn dẫn đầu, ở mức 15-23 tỷ USD vào năm 2016, tiếp theo là châu Á với 8-12tỷ USD, trong khi đó châu Âu ở mức 3-4 tỷ USD2.

Trí tuệ nhân tạo được đánh nhận định là một lĩnh vực liên quan đến chuyênngành triết học, tâm lý học, khoa học thần kinh, toán học, điều khiển học, khoa họcmáy tính, ngôn ngữ học và kinh tế 3 Tuy nhiên về bản chất thì trí tuệ nhân tạo là đượctạo ra từ con người , họ xây dựng các thuật toán, lập trình bằng các công cụ phần mềmcông nghệ thông tin để các máy móc, máy tính có thể “tự học” từ đó các máy tính cóthể tự động xử lý các hành vi thông minh như con người.

1.3 Thực trạng phát triển AI ở Việt Nam

Trong bối cảnh mà Việt Nam đang đẩy mạnh công cuộc phát triển và hội nhậpquốc tế, cùng với việc chạy đua của các nước về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 -cách mạng về công nghệ, Việt Nam đã xác định mục tiêu chính là tập trung phát triểncông nghệ AI - một xu hướng mũi nhọn được đánh giá sẽ trở thành ngành công nghệmang tính đột phá nhất trong vòng 10 năm tới.

Từ năm 2014, Chính phủ đã xác định AI là công nghệ đột phá, mũi nhọn cầnđược triển khai nghiên cứu, được đưa vào danh mục công nghệ cao ưu tiên đầu tư pháttriển Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan được giao nhiệm vụ tham mưu, định

1 https://www.most.gov.vn/vn/tin-tuc/20614/cong-nghe-ai-cua-hien-tai-va-tuong-lai.aspx

2 James Manyika, Kevin Sneader (2018), AI, automation, and the future of work: Ten things to solve for.3 S Russell, P Norvig (2016), Artificial Intelligence: A Modern Approach, 3rd Global Edition, Pearson.

Trang 4

hướng để thúc đẩy phát triển công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; trongđó, tập trung nguồn lực cho phát triển AI.

Gần đây rất nhiều hội thảo, hội nghị khoa học đã được tổ chức Lãnh đạo Chínhphủ đã đưa ra quan điểm về việc đẩy mạnh triển khai AI, coi AI là một công nghệ chomục đích tổng thể, là công nghệ “nguồn” dẫn dắt năng suất quốc gia ; phát triển AI làhướng đến một xã hội an toàn và văn minh, đưa kinh tế - xã hội Việt Nam phát triển;cần thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hơn nữa

Bộ Kế hoạch và Đầu tư còn hỗ trợ khơi thông nguồn vốn cho AI qua các quỹđầu tư trong nước và quốc tế như sự kiện Vietnam Venture Summit (tháng 6/2019); dựkiến thành lập quỹ Global Fund nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và đưatri thức Việt Nam ra thế giới; kết nối 18 quỹ đầu tư quốc tế và trong nước cam kết đầutư 425 triệu USD cho các startup của Việt Nam trong 3 năm tới; đồng thời, đẩy mạnhphát triển nguồn nhân lực với sự kiện thành lập Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam,quy tụ các chuyên gia công nghệ và cộng đồng AI (năm 2018).

Bên cạnh những nỗ lực của Nhà nước, AI đã và đang được các tập đoàn, côngty như FPT, Viettel nghiên cứu ứng dụng mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực (y tế, giáodục, nông nghiệp, giao thông, thương mại điện tử )

Năm 2019, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thành lập và tuyển sinh trình độđại học ngành AI với số lượng giới hạn để đảm bảo nguồn nhân lực AI được đào tạochất lượng, bài bản, hướng tới mục tiêu trở thành đơn vị dẫn đầu trong việc đào tạochuyên gia về AI tại Việt Nam.

II Phân tích SWOT cho việc ứng dụng công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) trongngành ngân hàng Việt Nam

2.1 Điểm mạnh của Việt Nam trong việc ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI trongngân hàng (S)

Nhận thấy rõ các lợi ích mà AI mang lại thì Chính phủ Việt Nam đã và đang cónhững chính sách rất tích cực thúc đẩy mạnh triển khai, phát triển AI Và với ngành tàichính ngân hàng được đánh giá là mũi nhọn kinh tế càng được tích cực triển khai.

Các ngân hàng có thể lấy được nguồn dữ liệu khách hàng đủ lớn để AI học máykhi Việt Nam vẫn còn chưa có quá nhiều chính sách, luật pháp về việc bảo vệ thôngtin cá nhân.

Là một nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ khi Việt Nam tăng 14 bậc trongviệc phát triển AI ( tính đến năm 2021, theo Báo Chính Phủ) Là một tín hiệu tích cựccho những bước đầu trong việc triển khai AI Việc đó tạo điều kiện cho việc các ngânhàng nhận được nhiều quan tâm từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo điều kiệntiền đề cho sự phát triển AI trong nên công nghiệp tài chính, ngân hàng.

Việt Nam là một nước đang phát triển nên việc triển khai AI sẽ đi chậm hơn cácnước đã phát triển như Mỹ, Trung Quốc, Tuy nhiên điều đó giúp các ngân hàng khitriển khai AI có thể kế thừa công nghệ và rút ra các bài học cũng như giảm thiểu đượcrủi ro khi phát triển AI, giúp ngân hàng và nền kinh tế Việt Nam đuổi kịp với nền côngnghiệp AI thế giới.

Nguồn nhân lực dồi dào, tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ khi phát triển AI.Ở Việt Nam, các ngân hàng cũng tích cực, thoải mái trong việc đầu tư cho việchọc phát triển về năng lực công nghệ thông tin của nhân viên VD; Vietinbank đã có

Trang 5

những chính sách gửi nhân viên ra các nước phát triển học hỏi công nghệ và chịu hoàntoàn chi phí.

Dân số Việt Nam được đánh giá là một nước có dân số trẻ, điều đó giúp cácngân hàng khi phát triển, thay đổi thì người dùng vẫn có thể dễ dàng sử dụng Hay nóicách khác việc tiếp thu và trải nghiệm các nền tảng công nghệ thông tin của dân sốViệt Nam đang dần cải thiện.

2.2 Điểm yếu của Việt Nam trong việc ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI trongngân hàng (W)

Mặc dù được chính phủ Việt Nam hết sức tạo điều kiện tuy nhiên, do hệ thốngluật pháp của Việt Nam chưa được hoàn chỉnh, cũng đem lại nhiều khó khăn khi cácNgân hàng tham gia vào việc triển khai phát triển AI.

Khi hệ thống luật pháp chưa hoàn chỉnh, việc bảo mật thông tin cá nhân kháchhàng còn thấp làm cho việc bị tấn công từ các Hacker nhằm mục đích xấu, rủi ro củakhách hàng bị đẩy lên cao.

Mặc dù Việt Nam thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, nhưngcũng là một điểm yếu khi Việt Nam với những chính sách hạn chế nhận đầu tư từngoài đặc biệt về nền kinh tế nhạy cảm như tài chính ngân hàng.

Với nền kinh tế của một nước đang phát triển như Việt Nam thì còn khá nhiềuhạn chế về cơ sở hạ tầng, điều đó cũng đem lại các hạn chế khi phát triển AI ở ViệtNam đặc biệt là trong ngân hàng Khi phần lớn các ngân hàng ở Việt Nam đều phảicác thiết bị hiện đại đều phải mua lại từ nước ngoài và đem về Việt Nam cải tiến lại đểphù hợp với ngân hàng trong, việc đó mất khá nhiều thời gian, hạn chế và độ tươngthích với các ngân hàng Việt Nam Điều đó gây ra vấn đề silo thông tin khi các ngânhàng triển khai AI và việc học máy có thể gặp những sai lầm.

Nguồn nhân lực đông nhưng trình độ, năng lực về công nghệ còn hạn chế, khiáp dụng AI càng nhiều đòi hỏi năng lực công nghệ thông tin của người lao động cao.Điều đó cũng dẫn đến việc thất nghiệp của những người lao động bị ảnh hưởng trựctiếp từ việc phát triển AI VD: AI sử dụng các chatbot, trợ lý ảo thay thế con người —> giao dịch viên mất việc làm —> thất nghiệp

Việc đào tạo nhân lực chuyên sâu theo hướng AI còn khá mới, và mới được chútrọng, đào tạo tại các trường đại học trong khí đó hướng chuyên về ngân càng thêmhạn chế Đào tạo trung bình 1 kỹ sư mất 4,5-5 năm và một cử nhân mất 3,5-4 năm dẫnđến thiếu nhân lực Dẫn đến thực trạng nhân sự cần thì vẫn thiếu, nhân sự không đủnăng lực thì thừa…

Mặc dù trải nghiệm, nhưng hiểu biết nhiều về công nghệ thông tin cũng như cáccách để tránh xa các rủi ro về tài chính VD: các Hacker có thể lừa người dùng vào cáctrang Web đen dẫn đến việc mất tiền trong các tài khoản ngân hàng, hay mất thông tincá nhân.

2.3 Cơ hội của Việt Nam trong việc ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI trong ngânhàng (O)

Việc ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo là một cơ hội lớn cho nền kinh tế ViệtNam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, việc phát triển AI là cần thiết để ViệtNam có thể đẩy mạnh công cuộc hội nhập, bắt kịp xu hướng thế giới.

Chính phủ đã dành những sự quan tâm đặc biệt tới các sản phẩm ứng dụng côngnghệ AI đặc biệt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng như hệ thống Chatbot, hệ thống cố

Trang 6

vấn Robot, hay tự động hóa quy trình RPA (Robotic Process Automation), luônđược đánh giá cao và thiết thực với nhu cầu của người dùng.

Là cơ hội cho người lao động Việt Nam chứng minh năng lực của mình khi cóthể phát triển học hỏi với môi trường công việc đòi hỏi năng lực công nghệ thông tincao Cải thiện chất lượng người lao động, hướng đến là thị trường lao động được nhiềunhà đầu tư nước ngoài hướng đến, đẩy mạnh hội nhập Nhất là đối với lĩnh vực ngânhàng càng cần nhân lực có trình độ chuyên môn và các nghiệp vụ cao.

Việt Nam đang tích cực đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ nhân tạo AItrong tất cả các ngành, lĩnh vực với “ định hướng tầm nhìn 2035” kỳ vọng là một nướcphát triển toàn diện hiện đại hóa, công nghiệp hóa; tăng trưởng về mọi mặt toàn diệnhướng đến mục đích an sinh xã hội, nâng cao mức sống người dân.

Ngân hàng đang triển khai mục tiêu dài hạn với tầm nhìn 2025, hướng đến mụctiêu hiện đại hóa các quy trình nghiệp vụ ngân hàng, thay thế dần dần con người ở mộtsố vị trí nhất định Đi kèm đó là các AI đang dần được tối ưu với mục đích đảm bảotuyệt đối bảo mật thông tin cá nhân khách hàng, cùng với hợp tác với các đối tác bênthứ 3 nhằm đáp ứng được nhu cầu của người dùng.

Cùng với sự phát triển đó, Việt Nam mong ước AI có thể hoàn thiện được hệthống ngân hàng số hoàn chỉnh khi mà các ngân hàng Việt Nam đang và mới ở nhữngbước đầu của công cuộc chuyển đổi số Ngành ngân hàng cũng hướng đến nhiều lợiích đáng kể mà AI mang lại trong tương lai như: tăng năng suất lao động, tăng khảnăng nhận diện giao dịch gian lận, nâng cao tính cá nhân hóa các khách hàng, chốngrửa tiền, đặc biệt nhất vẫn là nguồn dữ liệu khổng lồ mang lại cho ngân hàng.

2.4 Thách thức của Việt Nam trong việc ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI trongngân hàng (T)

Mặc dùng nhận thức được lợi ích của AI mang lại là rất lớn, tuy nhiên cũng rấtnhiều thách thức được đặt ra với các doanh nghiệp nhất là với ngành ngân hàng.

Nguồn nhân lực vẫn là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt lànguồn cung về nhân lực bị hạn chế, nguồn cung không đủ so với nhu cầu của thịtrường nhân lực về công nghệ trí tuệ nhân tạo AI ngân hàng Thách thức lớn được đặtra với nước ta là việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho học sinh, sinh viên về đào tạo nguồnnhân lực khi mà các ngành có dư thừa nhân lực và các ngành thiếu nhân lực Việcchuyển giao công nghệ giữa các nhân viên cũ và nhân viên mới cũng ảnh hưởng phầnnào đến việc triển khai công nghệ AI, khi mà mỗi người có một tư duy khác nhau, tầmnhìn và định hướng khác nhau.

Dữ liệu ở Việt Nam nhiều nhưng đó cũng là thách thức lớn đối với doanhnghiệp, lượng dữ liệu lớn nhưng cần được xử lý đảm bảo được nguồn dữ liệu với chấtlượng, có độ chuẩn xác cao.

Tiềm lực kinh tế cũng là một bài toán thách thức lớn đối với các ngân hàng khimà các ngân hàng cần bảo đảm một nguồn cung chi phí tương đối lớn khi mà triểnkhai công nghệ AI Các thiết bị, máy móc gần như toàn bộ được nhập khẩu từ nướcngoài về với giá thành cao và đắt đỏ.

Việc đảm bảo về bảo mật an toàn thông tin khách hàng cũng là thách thức lớn,khi mà rủi ro về an ninh mạng của Việt Nam chưa được đảm bảo.

Xu thế tương lai không ngừng thay đổi điều đó cũng là thách thức đối với việcứng dụng AI trong ngân hàng khi mà triển khai AI hiện tại đi cùng là đánh giá xu

Trang 7

hướng nhu cầu của hệ thống mới trong tương lai VD: hệ thống mới có thể chịu đượcnhư thế nào trong tương lai hay việc hệ thống trong tương lai có áp dụng được cácnghiệp vụ trong tương lai.

Vấn đề về việc tích hợp hệ thống cũ và hệ thống mới trong tương lai khi mà cáckho dữ liệu được triển khai mới nhưng vẫn kế thừa từ các kho cũ hay việc phát triểnAI cần tích hợp cũng hệ thống cũ.

Nâng cao cơ sở hạ tầng, kinh tế, an ninh mạng để có thể phát triển công nghệ trítuệ nhân tạo AI có thể phát triển, hoàn thiện.

IV Tổng kết

Nhận thấy rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức từ bài phân tíchtrên Nhận thấy còn khá nhiều thách thức đối với việc ứng dụng công nghệ AI vào lĩnhvực ngân hàng Tuy nhiên điều đó không thể ngăn cản được những bước chân của cácngân hàng tiến vào kỷ nguyên công nghệ Với những điểm mạnh cũng như cơ hội đốivới ngành ngân hàng Việt Nam, chúng ta có thể kỳ vọng vào tương lai, việc ứng dụngcông nghệ AI vào ngân hàng có thể khắc phục những điểm yếu và vượt qua các tháchthức.

Ngày đăng: 07/06/2024, 14:40