HĐQT CTCP có thẩm quyền chấp thuận các hợp đồng, giao dịch có giá trị lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu điều lệ công ty không quy định
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
BÀI THẢO LUẬN 04
MÔN HỌC PHÁP LUẬT VỀ CHỦ THỂ KINH DOANH
Nhóm: 4
Trưởng nhóm: Văn Nguyễn Thu Ngân
Tp Hồ Chí Minh, năm học 2023-2024
Trang 2THÀNH VIÊN NHÓM
1 Văn Nguyễn Thu Ngân(trưởng nhóm) 2253801011181 TM47.3 A
2 Phan Thị Thảo Ngọc 225380101119
2 TM47.3 A
3 Trần Thảo Nguyên 2253801011195 TM47.3 A
4 Nguyễn Nguyệt Nhi 2253801011205 TM47.3 A
5 Phạm Ông Quỳnh Nhi 2253801011210 TM47.3 A
6 Trần Nhật Yến Nhi 2253801011216 TM47.3 A
Trang 3MỤC LỤC
I Nhận định 1
1 Mọi cổ đông của CTCP đều có quyền sở hữu tất cả các loại cổ phần của CTCP 1
2 HĐQT CTCP có thẩm quyền chấp thuận các hợp đồng, giao dịch có giá trị lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác 1
3 Sau thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông CTCP có quyền tự do chuyển nhượng các cổ phần thuộc sở hữu của mình cho người khác 1
4 Cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết luôn có số phiếu biểu quyết cao hơn cổ đông nắm giữ cổ phần phổ thông 2
5 Tất cả các cổ đông CTCP đều có quyền tham dự và biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông 2
6 CTCP có quyền mua lại tất cả các loại cổ phần đã bán với số lượng không hạn chế 3
7 CTCP có trên 11 cổ đông phải có Ban Kiểm soát 3
8 Chủ tịch HĐQT luôn là người đại diện theo pháp luật của CTCP 4
9 CTCP có thể tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu 4
10 Thành viên HĐQT CTCP không được là thành viên HĐQT của CTCP khác 4
11 Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng kí mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán của công ty 5
III Tình huống 6
Tình huống 1 6
Tình huống 2 9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Error! Bookmark not defined.
Trang 4CHƯƠNG 5 CÔNG TY CỔ PHẦN
I Nhận định
1 Mọi cổ đông của CTCP đều có quyền sở hữu tất cả các loại cổ phần của CTCP.
Nhận định sai
Cơ sở pháp lý: Điều 114; khoản 1 Điều 116, LDN năm 2020
Giải thích: Không phải mọi cổ đông của CTCP đều có quyền sở hữu tất cả các loại cổ phần của CTCP
Trường hợp:
- Cổ phần ưu đãi biểu quyết thì chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập mới được quyền nắm giữ K1D116
- Người sở hữu CP ưu đãi cổ tức, CPƯĐ hoàn lại và CPƯĐ khác do Điều lệ công ty quy định hoặc do ĐHĐCĐ quyết định K3Đ114
2 HĐQT CTCP có thẩm quyền chấp thuận các hợp đồng, giao dịch có giá trị lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác.
Nhận định sai
Cơ sở pháp lý: điểm h khoản 2 Điều 153 LDN năm 2020
Giải thích:
TH1: Những hợp đồng, giao dịch đầu tư hay bán số tài sản có giá trị lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ chứ không phải HĐQT Điểm d k2Đ138 Luật DN 2020 (HĐQT có chuyên môn cao hơn, ĐHĐCĐ có quyền quyết định cao hơn)
- TH2: GD giữa CTY với người có liên quan mà gtgd từ 35% thì thuộc thẩm quyền chấp thuận của đại HĐCĐ còn HĐQT là nhỏ hơn 35%
3 Sau thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông CTCP có quyền tự do chuyển nhượng các cổ phần thuộc sở hữu của mình cho người khác.
Nhận định sai
Cơ sở pháp lý: Điều 127 LDN năm 2020
Giải thích:
TH1: Các trường hợp không cần đợi hết 3 năm mà vẫn được tự do chuyển nhượng cổ phần:
Trang 5- CPPT của cổ đông sáng lập mua sau thời điểm thành lập doanh nghiệp.
- CPPT của cổ đông không phải là cổ đông sáng lập
- Cổ phần ưu đãi biểu quyết của tổ chức được chính phủ ủy quyền theo ĐL cty:
có thể dưới 3 năm hoặc trên 3 năm, nếu quá 3 năm thì ko đc chuyển nhượng trừ TH tại K3D116 nếu điều lệ quy định thời hạn chuyển đổi thành CPPT ít hơn 3 năm (K1D116)
- Cổ phần ưu đãi cổ tức, ưu đã hoàn lại, ưu đãi khác do điều lệ quy định (nếu đưa
ra hạn chế)
TH2: Các trường hợp hết 3 năm nhưng vẫn không được tự do chuyển nhượng:
- Điều lệ hạn chế chuyển nhượng và hạn chế được ghi rõ trên cổ phiếu của cổ phần đó (Khoản 1 Điều 127 Luật doanh nghiệp năm 2020)
- Tổ chức được phủ ủy quyền nếu điều lệ quy định chuyển đổi thành cổ phần phổ thông nhiều hơn 03 năm
4 Cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết luôn có số phiếu biểu quyết cao hơn cổ đông nắm giữ cổ phần phổ thông.
Nhận định đúng
Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 116 LDN năm 2020
Giải thích: Cổ phần ưu đãi biểu quyết luôn có nhiều số phiếu biểu quyết hơn so với cổ phần phổ thông Không thể xét trường hợp 2 cổ đông có khác số phiếu biểu quyết Khi đưa ra nhận định này chắc chắn 2 cổ đông phải nắm giữ cùng số lượng cổ phần
5 Tất cả các cổ đông CTCP đều có quyền tham dự và biểu quyết tại Đại hội đồng
cổ đông
Nhận định sai
Cơ sở pháp lý: điểm a khoản 1 Điều 115, khoản 2 Điều 117, khoản 2 Điều 118, khoản
6 Điều 148 LDN năm 2020
Giải thích:
Đối với cổ đông phổ thông (người sở hữu cổ phần phổ thông), họ đều có quyền tham
dự và biểu quyết tại Đại hội cổ đông căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 115 Không có quyền biểu quyết khi:
- CP Ư ĐÃI KHÁC THEO ĐIỀU LỆ CTY
- HỌP ĐHĐCĐ ĐỂ CHẤP THUẬN HĐ GIỮA CTY VỚI CĐ ĐÓ
Trang 6- điều 148 khoản 6: CĐ SỞ HỮU CPƯĐ NẾU ĐC CĐƯĐ CÙNG LOẠI DỰ HỌP SỞ HỮU 75% TỔNG SỐ CP TRỞ LÊN TÁN THÀNH => PHẢI LÀ CĐ GIỮ CPƯĐ CÒN CĐ GIỮ CPPT BTHG THÌ KO
Đối với cổ đông ưu đãi (người sở hữu cổ phần ưu đãi) thì cổ đông ưu đãi cổ tức và cổ đông ưu đãi hoàn lại không có quyền tham dự (khoản 2 Điều 117, khoản 2 Điều 118)
và biểu quyết (khoản 6 Điều 148) tại Đại hội cổ đông chỉ có quyền biểu quyết những vấn đề gây ảnh hưởng tới quyền và nghĩa vụ cổ đông đó
Còn cổ đông ưu đãi biểu quyết vẫn có quyền tham dự và biểu quyết tại Đại hội cổ đông
6 CTCP có quyền mua lại tất cả các loại cổ phần đã bán với số lượng không hạn chế.
Nhận định sai
Cơ sở pháp lý: Điều 132, Điều 133 Luật Doanh nghiệp năm 2020
Giải thích:
Trong trường hợp mua lại cổ phần theo quyết định của công ty, tùy theo loại cổ phần
mà CTCP có thể mua lại toàn bộ hoặc với số lượng có hạn Đối với cổ phần phổ thông, CTCP có thể mua lại không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán Đối với cổ phần ưu đãi hoặc cổ phần cổ tức, CTCP có thể mua lại toàn bộ hoặc một phần số cổ phần đã bán Còn trường hợp mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông, CTCP có quyền mua lại tất cả các loại cổ phần đã bán với số lượng không hạn chế
7 CTCP có trên 11 cổ đông phải có Ban Kiểm soát
Nhận định sai
Cơ sở pháp lý: điểm a khoản 1 Điều 137 Luật Doanh nghiệp năm 2020
Giải thích: Khi lựa chọn mô hình 2
Mô hình 2: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên HĐQT phải là thành viên độc lập và có Uỷ ban kiểm toán (thuộc HĐQT) mà không có Ban kiếm soát (Không phụ thuộc vào số lượng cổ đông)
8 Chủ tịch HĐQT luôn là người đại diện theo pháp luật của CTCP.
Nhận định sai
Trang 7Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 137 LDN năm 2020.
Giải thích: CTCP có 1 ng đại diện theo pháp luật và điều lệ công ty quy định GĐ hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật
9 CTCP có thể tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu.
Nhận định sai
CSPL: khoản 2 Điều 130 LDN năm 2020
Giải thích: CTCP chỉ có thể tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành cổ phiếu (đ123) Những loại trái phiếu khác về bản chất thì vốn điều lệ vẫn được giữ nguyên Về bản chất, phát hành trái phiếu là hành vi đi vay, nó có thể tạo thuận lợi cho tài chính công
ty nhưng nó không thể làm tăng vốn điều lệ Chỉ khi phát hành trái phiếu chuyển đổi sau đó đổi thành cổ phần phổ thông từ đó là vốn điều lệ tăng lên (K2D130)
10 Thành viên HĐQT CTCP không được là thành viên HĐQT của CTCP khác.
Nhận định sai
Cơ sở pháp lý: Điều 154, 155 LDN năm 2020
Giải thích: Thành viên HĐQT CTCP vẫn có thể là thành viên HĐQT của CTCP khác (điểm c khoản 1 Điều 155 LDN năm 2020) Bởi vì CTCP theo mô hình công ty đối vốn
và có tài sản trách nhiệm hữu hạn nên các thành viên chỉ chịu trách nhiệm đối với số vốn mà họ đã góp Điều này giúp đảm bảo lợi ích cho Công ty và chủ nợ vì tùy vào giá trị tài sản mà thành viên có thì họ có thể lựa chọn cho mình tỉ lệ góp vốn hợp lý Ngoài
ra, thì nhiệm kỳ của thành viên HĐQT là không quá 05 năm (khoản 2 Điều 154 Luật Doanh nghiệp năm 2020)
11 Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng kí mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán của công ty.
Nhận định sai
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 120 LDN năm 2020
Giải thích: TẠI THỜI ĐIỂM đăng ký doanh nghiệp, các cổ đông sáng lập mới phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán của công ty Còn CPPT chào bán sau thời điểm đăng ký thành lập DN thì không bắt buộc mua
THỜI ĐIỂM DKY DOANH NGHIỆP: THỜI HẠN TỐI ĐA 90 NGÀY: KHI ĐƯỢC CẤP GCN VÀ CÁC TV HOÀN THÀNH NGHĨA VỤ GÓP VỐN
Trang 8III Tình huống
Tình huống 1
1 Vốn điều lệ của Công ty X tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là bao nhiêu?
Theo khoản 1 Điều 112 LDN năm 2020 quy định: “Vốn điều lệ của công ty cổ phần là
tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán Vốn điều lệ của công ty cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty”.
Như vậy, vốn điều lệ của công ty X tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua Trong đó, A đăng ký mua 10.000 CPPT; B đăng ký mua 10.000 CPPT và 10.000 cổ phần ƯĐBP; C đăng ký mua 20.000 CPPT và 10.000 cổ phần ƯĐBP; D đăng ký mua 5000 CPPT, E đăng ký mua
5000 CPPT
=> Tổng số cổ phần đã đăng ký mua là 10.000 + 10.000 + 10.000 + 20.000 + 10.000 +
5000 + 5000 = 70.000 cổ phần
=> Theo khoản 2 Điều 13 Luật chứng khoán 2019 quy định: “Mệnh giá cổ phiếu, chứng chỉ quỹ chào bán ra công chúng là 10 nghìn đồng” Như vậy, vốn điều lệ của công ty X tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là 10.000 x 70.000 = 700 triệu đồng K1D112 LDN KO ẤN ĐỊNH NÊN XÁC ĐỊNH VĐL = TỔNG SỐ CPCĐ SÁNG LẬP ĐKI MUA X MỆNH GIÁ CP (TRỪ LUẬT CHỨNG KHOÁN, ND126)
2 Cổ đông B đang có dự định bán toàn bộ cổ phần của mình cho người khác (biết rằng vào tháng 10/2021, cổ đông B đã mua 10.000 cổ phần phổ thông từ cổ đông C)
Trường hợp 1: Trong thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
CSPL: Khoản 3 Điều 120 LDN 2020
=> Như vậy, cổ đông B được phép chuyển nhượng 10.000 CPPT của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng số cổ phần này cho người không phải
là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông
CSPL: Khoản 3 Điều 116 LDN năm 2020
=> Cổ đông B không được chuyển nhượng 10.000 cổ phần ƯĐBQ của mình cho người khác
Vào tháng 10/2021, cổ đông B đã mua 10.000 CPPT từ cổ đông C Theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 120 LDN năm 2020, CPPT mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi
Trang 9đăng ký thành lập doanh nghiệp thì không cần phải có được sự chấp thuận của ĐHĐCĐ
=> Như vậy, cổ đông B được phép bán cổ phần của mình cho người khác nếu người đó không phải là cổ đông sáng lập
Trường hợp 2: Sau thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp
Căn cứ theo khoản 3 Điều 120 LDN năm 2020, sau thời hạn 3 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập đều bãi bỏ
=> Như vậy, 10.000 CPPT của cổ đông B lúc này được quyền bán cho người khác, dù
là cổ đông sáng lập hay không phải là cổ đông sáng lập
CSPL: Khoản 1 Điều 116 LDN năm 2020
=> Như vậy, sau thời hạn 3 năm, 10.000 cổ phần ƯĐBQ của cổ đông B được chuyển đổi thành CPPT Và sau thời hạn 3 năm, cổ đông B có thể bán cổ phần của mình cho người khác dù là cổ đông sáng lập hay không phải là cổ đông sáng lập
3 Tháng 2/2022, công ty X tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông để quyết định việc thay đổi cơ cấu tổ chức công ty và xem xét chấp thuận cho cổ đông A bán cổ phần của mình cho ông M là bạn của A Tại cuộc họp này, cổ đông D không tham dự và khi bỏ phiếu thì cổ đông B bỏ phiếu không tán thành.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 145 LDN năm 2020 thì cuộc họp ĐHĐCĐ được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu quyết, ở đây cổ đông D không tham dự nên còn các cổ đông A, B, C và E
- Tổng số phần phổ thông của A, B, C, D và E là 50.000 cổ phần, tương ứng với 50.000 phiếu biểu quyết, tổng số cổ phần ưu đãi biểu quyết của các cổ đông là 20.000 cổ phần, tương ứng với 40.000 phiếu biểu quyết (theo Điều lệ công ty, 1 cổ phần ưu đãi biểu quyết tương ứng với 2 phiếu biểu quyết) Vậy, tổng số phiếu biểu quyết của 5 cổ đông
là 50.000 + 40.000 = 90.000 phiếu biểu quyết
- Tổng số phần phổ thông mà không có D là 45.000 cổ phần, tương ứng với 45.000 phiếu biểu quyết, tổng số cổ phần ưu đãi biểu quyết của các cổ đông là 20.000 cổ phần, tương ứng với 40.000 phiếu biểu quyết Vậy, tổng số phiếu biểu quyết của 4 cổ đông là 85.000 phiếu biểu quyết => Số cổ đông dự họp đại diện chiếm 94.4% tổng số phiếu biểu quyết => Cuộc họp hợp lệ
Nội dung cuộc họp là để thay đổi cơ cấu tổ chức công ty nên để thông qua phải có sự tán thành của số cổ đông đại diện từ 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông
Trang 10dự họp (tức là từ 65% tổng số 85.000 phiếu biểu quyết dự họp) dựa theo quy định tại khoản 1 Điều 148 LDN năm 2020 Cổ đông B không tán thành nên số phiếu tán thành
là 55.000 phiếu, chiếm 64,7%, vậy việc thay đổi cơ cấu tổ chức công ty không được thông qua
Nội dung cuộc họp là để xem xét chấp thuận cho cổ đông A bán cổ phần của mình cho ông M là bạn của A Căn cứ vào khoản 3 Điều 120 LDN năm 2020, vì vẫn còn trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (5/2021 - 2/2022) nên việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông A phải có sự chấp thuận của các cổ đông còn lại và A sẽ không có quyền biểu quyết, nên tổng số phiếu có quyền biểu quyết là 75.000 phiếu, cổ đông B bỏ phiếu không tán thành nên số phiếu tán thành là 45.000 phiếu, chiếm 60%, theo khoản 2 Điều 148 LDN năm 2020 thì việc
A bán cổ phần được chấp thuận (trên 50% tổng số phiếu biểu quyết dự họp tán thành)
4 Tháng 3/2022, công ty X tiến hành họp ĐHĐCĐ để bầu 3 thành viên HĐQT Anh/chị hãy xác định số phiếu để bầu thành viên HĐQT của các cổ đông công ty này.
Căn cứ theo khoản 3 Điều 148 LDN năm 2020 quy định “Trừ trường hợp Điều lệ công
ty có quy định khác, việc biểu quyết bầu thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu” Mà Điều lệ của công ty X
không có quy định khác với LDN nên phải bầu 3 thành viên HĐQT theo phương thức bầu dồn phiếu Và cũng theo quy định này, mỗi cổ đông có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số cổ phần sở hữu nhân với số thành viên được bầu của HĐQT Ông A sở hữu 10.000 CPPT
=> Số phiếu biểu quyết để ông A bầu HĐQT là 10.000 x 3 = 30.000 phiếu
Tương tự, số phiếu biểu quyết của B, C, D và E lần lượt là 90.000, 120.000, 15.000, 15.000 phiếu
TỔNG SỐ CPSH X SỐ TV ĐƯỢC BẦU: CTY CÓ CPUDBQ THÌ TẠI S CP ĐÓ K
ĐC TÍNH ? => BẤT CẬP
5 CTCP X đang có dự định ký hợp đồng thuê nhà của cổ đông C để làm trụ sở với thời hạn thuê là 10 năm, tổng giá trị hợp đồng là 20 tỷ đồng Anh/chị hãy cho biết CTCP X
sẽ cần phải tiến hành thủ tục gì để ký kết được hợp đồng này một cách hợp pháp?
Cổ đông C sở hữu 20.000 cổ phần phổ thông, chiếm 40% tổng số CPPT của công ty X
=> Giao dịch giữa cổ đông C với công ty phải được ĐHCĐ hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận theo quy định tại khoản 1 Điều 167 LDN năm 2020