1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Lịch sử: Quá trình vận động của cục diện chính trị Đông Á từ 1991 đến 2011

176 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VAN

TRẢN BÁCH HIẾU

LUẬN ÁN TIEN SĨ LICH SỬ

Hà Nội - 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẢN BÁCH HIẾU

Chuyên ngành: Lịch sử thế giới cận đại và hiện đạiMã số: 62.22.50.05

LUẬN ÁN TIEN SĨ LICH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Phạm Quang Minh

Hà Nội - 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu trong luận án là trung thực Các số liệu và tài liệu thamkhảo trong luận án đều được ghi rõ nguồn Những kết luận khoa học

của luận án chưa được ai công bô trong bat kì công trình nào khác.

Tác giả luận án

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và sự

đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử và bộ môn Lịch sử

thế giới; sự giúp đỡ của Khoa Khoa học Chính trị, Đoàn Thanh niên Cộng sản

Hồ Chí Minh Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc

gia Hà Nội

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn khoa học là

PGS.TS Phạm Quang Minh đã hết sức tận tình, dành nhiều thời gian và tâmhuyết giúp đỡ, trao đổi và chỉ ra những định hướng nghiên cứu dé tôi hoàn

thành luận án.

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy chủ nhiệm bộ môn

Lich sử thế giới PGS.TS Nguyễn Văn Kim đã luôn quan tâm giúp đỡ dé tôi

hoàn thành khóa học nghiên cứu sinh và hoàn thành luận án của mình Đặc

biệt, tôi xin gửi lời cám chân thành tới GS.NGND Vũ Dương Ninh - người

thầy lớn đã truyền thêm động lực, chỉ bảo nhiều điều giúp tôi sáng tỏ nhiềuvan đề khoa học dé hoàn thành bản luận án này.

Tôi xin trân trọng cảm on tat cả sự quan tâm và giúp đỡ đó!

Trang 5

DANH MỤC CAC TU VIET TAT

APEC Asia Pacific Economic Cooperation

Dién dan hop tac kinh té chau A - Thai Binh Duong

ARF ASEAN Regional Forum

Diễn đàn khu vực ASEAN

ASEAN _ The Association of Southeast Asian Nations

Hiệp hội các nước Đông Nam A

BRICS Brazil Russia India China South Africa

Nhóm các nền kinh tế mới nổi gồm Brazil, Nga, An Độ, TrungQuốc, Nam Phi

CHDCND_ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân

CHND Cộng hòa nhân dân

EU European Union

Lién minh chau Au

EAS East Asian Summit

Hội nghị thượng đỉnh Đông A

GDP Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

FTA Free Trade Area

Khu vực tự do thương mại

IAEA International Atomic Energy Agency

Co quan năng lượng nguyên tử quốc tế

KHCN Khoa học Công nghệ

NATO North Atlantic Treaty Organization

Tổ chức Hiệp ước Bac Dai Tây Dương

NGO Non-governmental Organization

Tổ chức phi chính phủ

Trang 6

NICs New Industrial CountriesCác nước công nghiệp mới

OPEC Organization of Petroleum Exporting Countries

Tổ chức các nước xuất khâu dầu mỏQHỌT Quan hệ quốc tế

SCO Shanghai Cooperation Organization

Tổ chức hợp tac Thượng Hải

SEV COB€T 2KOHOMHM€CKOI B3aHMOIOMOIH Sovyet Ekonomiceskoy

Vzaimopomosci, SEV (COB, SEW) (tiếng Nga)

Council of Mutual Economic Assistance (COMECON) hoặc

CMEA (tiéng Anh)

Hội đồng tương trợ kinh tế

SNG Tiếng Nga: Conpyxecrso He3asucuMbix [Ocy/IapcT, viết tắt:

CHI, chuyển tự sang tiếng La Tinh thành Sodruzhestvo

WTO World Trade Organization

Tổ chức thương mại thé giới

XHCN Xã hội chủ nghĩa

Trang 7

MỤC LỤC

0980096710055 — 1

Chương 1 TONG QUAN VE TINH HÌNH NGHIÊN CỨU DE TÀI 8

1.1 Những công trình nghiên cứu trong TỚC 5s s« «<< ssee« 8

1.2 Những công trình nghiên cứu ngoài "ưỚC << s55 s «se 17

1.3 Một số đánh giá 5-5 << se se sExsEseEseEsersersessrsersersersrsee 27Chương 2 CO SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN CUA CỤC DIEN

CHÍNH TRI DONG A SAU CHIẾN TRANH LẠNH 29

Chương 3 CUC DIỆN CHÍNH TRI ĐÔNG A TỪ 1991 DEN 2011 49

3.1 Cục diện chính trị Đông A giai đoạn 1991 - 2001 493.1.1 Vị trí, vai trò của các cường quốc khu vực -s- +: 49

3.1.2 VỊ trí, vai trò của các nước vừa và nhỏ thông qua các cơ chê

hợp tác đa phƯƠng - c c1 1321112 111111 1110111 11 8 111 11 vn rệt 59

3.1.3 Vị trí, vai trò của các cường quốc ngoài khu vực 663.2 Cục diện chính tri Đông A giai đoạn 2001 - 2011 74

3.2.1 VỊ trí, vai trò của các cường quốc khu vực - 74

3.2.2 VỊ trí, vai trò của các nước vừa và nhỏ thông qua các cơ chê

hop tac da Phuong 021177 81

3.2.3 Vị trí, vai trò của các cường quốc ngoài khu vực 93

Tiểu kết CHƯƠN ỔẢ 5< << G04 00000400009 60 104

Trang 8

Chương 4 MỘT SÓ NHẬN XÉT CỤC DIỆN CHÍNH TRỊ ĐÔNG Á

TỪ 1991 DEN 2011 VÀ KHUYEN NGHỊ CHO VIỆT NAM 1064.1 Một số nhận xét về các cường quốc khu vực Đông Á 107

4.1.1 Trung Quốc trỗi dậy ngày càng mạnh mmẽ - 2-2 =+ 1074.1.2 Nhật Bản vận dụng công cụ ngoại giao kinh tế ngày càng linh

hoạt, hiệu QUA - (c3 1222112111311 111 11 1111111 11101118 118 11 1x gxrry 112

4.2 Một số nhận xét về cơ chế hợp tác đa phương của ASEAN 1144.3 Một số nhận xét về các cường quốc ngoài khu vực Dong Á 116

4.3.1 Hoa Kỳ áp đặt vị trí siêu cường của mình tại khu vực Đông A 116

4.3.2 Nga phục hồi ngày càng mạnh mẽ sau khi Liên Xô sụp đồ 123

4.4 Mối quan hệ giữa cục diện kinh tế với cục diện chính trị Đông Á 1264.5 Một số nhận định về cục diện chính trị Đông Á giai đoạn sau 2011 1284.5.1 Sự tiếp tục vai trò chủ đạo của MY .-cccccseeereeees 1284.5.2 Sự trỗi dậy của Trung Quốc và những thách thức đối với Mỹ 132

4.5.3 ASEAN giữ vai trò trung tâm trong cục diện chính trị khu vực 135

4.5.4 Cục diện khu vực vẫn còn nhiều yếu tố bất Ổn -cccccc¿ 137

4.6 Một số khuyến nghị đối với Việt Nam - - s52 s<s 140

Tiểu kết chương 4 << << s©SsSsEs£ se ESsESsESsExserserserserssre 144

KET 800.9001777 146

DANH MỤC CONG TRÌNH KHOA HỌC CUA TÁC GIÁ LIÊN

QUAN DEN LUẬN AN s<-<cs<©csecseexserseerserseersersserserssersee 150

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -. 22 s2 151

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thế kỷ XX qua đi đánh dấu nhiều sự kiện trọng đại trong quan hệ quốctế, mà một trong những sự kiện đó là sự ra đời và tan rã của Liên bang Cộnghòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết (gọi tắt là Liên Xô) vào năm 1991 Sự sụp đồ

của Liên Xô đã tác động không nhỏ đến tương quan lực lượng trên thế giới,đồng thời tạo nên những chuyên biến nhanh chóng trong đời sống quan hệquốc tế trên phạm vi toàn cầu.

Trật tự thế giới hai cực đối đầu tồn tại gần nửa thé kỷ kết thúc, cục diện

thế giới và cơ cấu quyền lực quốc tế đã và đang được sắp xếp lại Quan hệgiữa các quốc gia dân tộc không còn bị chi phối nặng nè bởi ý thức hệ, thayvào đó là lợi ích dân tộc được đặt lên hàng đầu trong quan hệ quốc tế So sánhlực lượng trên bình diện toàn cầu từ chỗ cân bang giữa hai hệ thống chính trị -

xã hội đối lập đã và đang chuyền sang hướng có lợi cho Mỹ và phương Tây.

Trong bối cảnh nhiều biến động ay, Dong A hiện hữu trên bàn cờ chính

trị quốc tế với nhiều bình điện khác nhau Hiện nay, Đông Á được các chuyên

gia đánh giá là một khu vực kinh tế năng động nhất trên thế giới trong suốt ba

thập kỷ qua với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn hăn tốc độ trung bình củacác khu vực khác trong nền kinh tế thế giới Đông Á cũng là khu vực có lãnh

thổ rộng lớn, dân số đông và tải nguyên giàu có Các quốc gia trong khu vựcnày đang ở trong những giai đoạn khác nhau của sự phát triển kinh tế cùngvới những nét đa dạng trong hệ thống chính trị, các đặc trưng dân tộc và

truyền thống văn hóa.

Ngay từ cuối thế kỷ XIX, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Hay đã khăngđịnh: “Địa Trung Hải là biển của quá khứ, Đại Tây Dương là biển của hiệntại, Thái Bình Dương là biển của tương lai” [82] Quả thật, ding như khangđịnh của John Hay, ngày nay, khu vực Đông Á đã trở thành lực lượng có sức

mạnh vũ bão trên thế giới.

Trang 10

Sau sự kiện khủng bố 11/9/2001, các chủ thể quốc gia và phi quốc giatrong khu vực đều có những điều chỉnh trong chiến lược và chính sách pháttriển của mình và chính những sự điều chỉnh này đã tác động trở lại đến toàn

bộ cục diện khu vực và thế gidi Ở Đông Á, những nước như Nhật Bản, TrungQuốc, Hàn Quốc, tô chức khu vực như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

(The Association of Southeast Asian Nations - ASEAN), và các cơ chế doASEAN dẫn dắt là những nước và tô chức khu vực được coi là có tác động

trực tiếp đến việc hình thành cục diện khu vực hiện nay và trong tương lai.Đồng thời, Đông Á cũng là khu vực đan xen lợi ích và có quan hệ phức tạp

giữa các nước lớn Chính những yếu tố trên đã tác động đến việc hình thànhcác đặc điểm riêng biệt của khu vực này Bối cảnh quốc tế với nhiều sự kiệntrọng đại và phức tạp, cùng với những tác động đa chiều của nó đã ảnh hưởng

đến cục diện chính trị và quan hệ quốc tế Ở Đông A.

Việt Nam là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam A, mộtbộ phận quan trọng của khu vực Đông A Do vay, tinh hinh phat triển của khuvực này có ảnh hưởng rất lớn đối với Việt Nam hiện nay và trong tương lai.

Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng Cộng sản ViệtNam đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhiều lần nhận định về tình hình

khu vực Đông Á nói riêng, khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung, đặc

biệt là về tình hình chính trị, bởi vì có ồn định chính trị thì mới đảm bảo anninh khu vực, từ đó mới có điều kiện thuận lợi dé phát triển kinh tế, văn hoá,

xã hội trong khu vực nói chung và Việt Nam noi riêng Đảng va Nhà nước

Việt Nam cũng đã dé ra mục tiêu tới năm 2020, Việt Nam co bản trở thành

một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Vậy Qua trình vận động của cục diện chính trị Đông Á từ 199] đến

2011 có những đặc điểm gì nôi bật? Cục diện chính trị khu vực này hiện nayvà trong tương lai sẽ diễn biến ra sao?; Tương quan, cơ cấu quyền lực và luậtchơi giữa các chủ thê tại khu vực này là như thế nào? Những tác động của cục

Trang 11

diện chính trị đó đối với Việt Nam ra sao? là những câu hỏi cần được giảiđáp Chính vì lẽ đó, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài Quá trình vận động

của cục diện chính trị Đông Á từ 1991 đến 2011 làm luận án tiễn sĩ chuyên

ngành lich sử thế giới cận đại và hiện đại của mình dé cố gắng góp phan làm

sáng tỏ những vấn đề trên.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Mục đích chính của luận án là phân tích quá trình vận động của cục

diện chính trị Đông Á từ 1991 đến 2011 từ góc độ lịch sử kết hợp với chính

tri quốc tế, từ đó rút ra được những đặc điểm của cục diện chính trị Đông Á,

đánh giá tác động của cục diện đối với khu vực và đưa ra một số khuyến nghị

cho Việt Nam trước sự vận động của cục diện chính trị Đông Á.

Đề hoàn thành mục tiêu trên, luận án sẽ tập trung vào một số nhiệm vụchủ yếu sau đây:

- Đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

của các tác gia trong và ngoải nước.

- Luận giải khái niệm cục diện, cục diện chính trị khu vực, các yếu tốtác động làm thay đôi cục diện chính trị khu vực.

- Phân tích vị trí, vai trò của các chủ thể chủ yếu trong quá trình pháttriển của cục diện chính trị Đông Á từ 1991 đến 2011 với hai giai đoạn từ

1991 đến 2001 và từ 2001 đến 2011.

- Nhận xét cục diện chính trị Đông Á từ 1991 đến 2011, từ đó, đưa ra

một số khuyến nghị cho Việt Nam trước quá trình vận động của cục diện

chính trị khu vực Đông Á.

3 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Quá trình vận động của cục điện chính trị khuvực Đông Á, chủ yếu bàn về khía cạnh chính trị - an ninh của cục diện chínhtrị Đông Á.

Trang 12

Pham vi nghiên cứu:

Phạm vi không gian: Khu vực Đông Á, bao gồm những quốc gia ĐôngBắc Á và Đông Nam Á.

Cho đến nay, đã có rất nhiều ý kiến về cách xác định khuôn khổ Đông

Á xét từ các tiêu chí khu vực địa - văn hóa, địa - lịch sử Có ý kiến cho rằngĐông Á bao gồm Đông Bắc Á và Đông Nam Á, hoặc coi Đông Á chính làĐông Bắc Á Ngoài ra, còn có cách gọi Đông Á bao gồm cả Nam Á nhưng

không phổ biến Hay có cách hiểu khác, Đông A là vùng bờ phía Tây củaThái Bình Dương, trai dai từ ving Trucottca của Nga ở phía Bắc tớiSingapore ở phía Nam Theo định nghĩa trong Từ điển Bách khoa thư thì

“Đông Á là một phần của vành đai núi lửa quanh Thái Bình Dương và củamáng te-tít cũ chạy từ sơn nguyên Tiểu Á đến quần đảo Mã Lai”, theo đó,

Đông Á là một phần lục địa châu Á, giáp Thái Bình Dương, thuộc ôn đới, cậnnhiệt đới và nhiệt đới (từ 20 độ đến 60 độ vĩ bắc), phần đất liền chủ yêu thuộcnền Trung Hoa và khu uốn nếp Trung Sinh, ngoài đất liền còn quan dao Kuril,Sakhalin, Nhật Bản, Đài Loan Các nước ở Đông Á gồm miền Viễn Đông củaNga, Trung Quốc, Nhật Ban,Triéu Tiên, Hàn Quốc.

Rõ ràng, khái niệm khu vực Đông Á còn có nhiều cách hiểu khác nhau.Chính vì những nhận thức khác nhau về khu vực Đông Á như trên nên quanniệm về Đông Á của các nhà nghiên cứu cũng rất khác nhau Trong khuônkhổ luận án này, quan điểm của tác giả khi nói đến Đông Á là nói đến cả hai

khu vực là: Đông Bắc Á gồm các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,

CHDCND Triều Tiên; Đông Nam A với toàn bộ 11 quốc gia nam trong đó, cu

thé là Brunei, Campuchia, Đông Timo, Indonesia, Lao, Malaysia, Mianma,

Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam Tuy không nam trong phạm vi

dia li tự nhiên trong khu vực Đông Á nhưng với vi trí, sự can dự và liên hệcủa mình với khu vực Đông Á, Hoa Kỳ, Nga cũng được đề cập như nhữngchủ thé có vai trò bậc nhất trong quá trình tạo nên cục diện chính trị Đông Á

Trang 13

bên cạnh các cường quốc, tô chức ngoài khu vực như Ấn Độ, Úc, New

Zealand, EU

Về giới hạn thời gian: Ti 1991 đến 2011.

Năm 1991 được chọn là mốc mở đầu cho phạm vi thời gian nghiên cứu

của luận án bởi lẽ năm này đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử thếgiới và lịch sử khu vực với sự kiện chấm dứt Chiến tranh lạnh, trật tự hai cựcsup đồ và su tan rã của Liên Xô Sự Sụp đồ và tan rã đó đã tạo ra những thay

đôi lớn trên bàn cờ chính trị thế giới và khu vực.

Trong nội dung của luận án, năm 2001 được chọn là năm chuyền tiếp

giữa hai giai đoạn 1991 — 2001 và 2001 — 2011 bởi ý nghĩa của sự kiện khủng

bố 11/9 tại Mỹ Sự kiện 11/9/2001 đã dẫn tới những thay đổi lớn lao trong đời

sông chính trị thế giới nói chung và khu vực Đông Á nói riêng, khiến cục diện

chính trị Đông Á có những vận động sâu sắc về tương quan lực lượng, cơ cầu

quyền lực cũng như luật chơi giữa các chủ thé trên bàn cờ chính trị khu vựcvà thé giới những năm đầu thé kỷ XXI.

Năm 2011 được chọn là mốc kết thúc trong nghiên cứu của luận án vềmặt thời gian bởi năm này được đánh dấu bằng sự điều chỉnh chiến lược của

Hoa Kỳ và các cường quốc trong khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản, HànQuốc và ASEAN.

4 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành luận án, phương pháp nghiên cứu chủ yếu mà nghiên

cứu sinh đã sử dụng là phương pháp lịch sử Ngoài ra, luận án được thực hiện

trên cơ sở vận dụng một cách tổng hợp các phương pháp nghiên cứu giữaphương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgic, phương pháp tông hợp,thống kê, so sánh Đồng thời, luận án cũng sử dụng các phương pháp nghiên

cứu quốc tế như phân tích quyền lực chính trị, phân tích trường hợp điển hình

(case study).

Trang 14

5 Đóng góp của luận án

Dựa vào nguồn tài liệu chính thống trong nước và các nghiên cứu quốctế, luận án góp phan luận giải và làm sáng tỏ thêm Quá trình vận động của

cục diện chính trị Đông A từ 1991 đến 2011 Qua đó, có thé thay được

nguyên nhân, diễn biến, thay đôi trong cục diện chính trị Đông Á và tác động

của nó đối với khu vực và thế giới qua những trung tâm quyền lực của trật tự

thé giới mới Bên cạnh đó, luận án cũng góp phần luận giải và làm sáng tỏkhái niệm cục diện chính trị nói chung, cục diện chính trị Đông Á nói riêngqua hai giai đoạn 1991 — 2001 và 2001 — 2011 Đồng thời, luận án cũng góp

phần mô hình hóa cục diện chính trị khu vực Đông A dé thay được thứ bac

quyền lực của các chủ thé quan hệ chính trị quốc tế quan trọng của khu vực,dé thay được bố cục và diện mạo, cũng như đặc trưng của cục diện chính trị

khu vực Đông A qua từng giai đoạn Luận án có thé sử dụng làm tai liệu thamkhảo trong việc học tập của sinh viên, học viên chuyên ngành lịch sử thế giới,

quan hệ quốc tế, chính trị học, đông phương học và cho những người quantâm đến các vấn đề lịch sử quan hệ quốc tế, tìm hiểu tình hình khu vực Đông

Chương 1 TONG QUAN VE TINH HÌNH NGHIÊN CỨU DE TÀI

Trong chương này, nghiên cứu sinh đã đánh giá tong quan các côngtrình nghiên cứu có nội dung liên quan đến đề tài của các tác giả trong và

ngoài nước, chỉ ra những kết quả nghiên cứu quan trọng, đồng thời đánh giá

những hạn chế của các công trình này Trên cơ sở đó, luận án cố gắng bổsung, làm rõ những vấn đề mà các công trình đi trước còn chưa đề cập hoặc

đề cập chưa đầy đủ.

Trang 15

Chương 2 CƠ SO LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN CUA CỤC DIỆN

CHÍNH TRI ĐÔNG A SAU CHIEN TRANH LẠNH

Nội dung chương 2 của luận án luận giải khái niệm cục diện, cục diệnchính trị khu vực, đặc biệt là so sánh khái niệm “cục diện” với khái niệm “trật

tự” — hai khái niệm dang được sử dụng pho bién hién nay khi phan tich vékhía cạnh chính tri của một quốc gia, khu vực, hay thế gIỚI Đồng thời,

chương 2 của luận án cũng trình bày các cơ sở thực tiễn cho nội dung nghiên

cứu của luận án băng việc trình bày bối cảnh quốc tế và khu vực Đông Á qua

hai giai đoạn từ 1991 đến 2001 và từ 2001 đến 2011 dé thay được khung cảnh

chung của sự vận động của chính trị Đông Á qua từng giai đoạn, coi đó là nội

dung tiền đề quan trọng chuyền tiếp tới nội dung nghiên cứu quan trọng nhất

của luận án: Cục diện chính trị Đông Á từ 1991 đến 2011.

Chương 3 CỤC DIỆN CHÍNH TRI DONG A TU 1991 DEN 2011

Trong chương nay, nghiên cứu sinh trình bày, phân tích sự vận động

của cục diện chính trị Đông Á qua hai giai đoạn từ 1991 đến 2001 và từ 2001

đến 2011 bang cách phân tích vị tri, vai trò của các chủ thé quan hệ quốc tế

chủ yếu trong khu vực, với ba nhóm chủ thể quyền lực tương tác trong cục

diện chính trị khu vực: một là vi trí, vai trò của các cường quốc khu vực nhưTrung Quốc, Nhật Bản; hai là vị trí, vai trò của các nước vừa và nhỏ thôngqua các cơ chế hợp tác đa phương như ASEAN, ARF, APEC; và ba là vị trí,vai trò của các chủ thé ngoài khu vực mà cụ thé trong khuôn khổ giới hạn của

luận án tập trung nghiên cứu chủ yêu là Hoa Kỳ và Nga.

Chương 4 MOT SO NHAN XÉT VE CUC DIỆN CHÍNH TRI

DONG A TU 1991 DEN 2011 VA KHUYEN NGHI CHO VIET NAM

Chuong cuối cùng của luận án tập trung vao đánh giá, nhận xét về cục

diện chính trị Đông Á từ 1991 đến 2011, đồng thời đưa ra một số nhận định

về triển vọng và đề xuất một số khuyến nghị cho Việt Nam trước sự vận động

của cục diện chính trị khu vực Đông Á trong tương lai.

Trang 16

Chương 1

TONG QUAN VE TINH HÌNH NGHIÊN CUU DE TÀI

Qua trình vận động cua cục diện chính tri khu vực Đông Á từ 1991 đến

2011 là đề tài còn khá mới mẻ ở Việt Nam Từ khi Đảng và Nhà nước ta từng

bước thực hiện đổi mới tư duy đối ngoại, xây dựng chính sách đối ngoại rộng

mở, tích cực, độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế vớimục tiêu hàng đầu là tạo lập môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp phát

triển đất nước, chúng ta đã ngày càng chú trọng tới cục diện chính trị khu vực.

Sự quan tâm của các học giả trong và ngoài nước tới vấn đề chính trị khu vực

và quan hệ chính trị giữa các quốc gia từ đó cũng ngày càng gia tăng.

1.1 Những công trình nghiên cứu trong nước

Ở trong nước, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu được công bồ trên

các tạp chí có uy tín về cục diện thế giới nói chung, cục diện khu vực Đông Á

nói riêng như: Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, Nghiên cứu Trung Quốc, Nghiên

cứu Đông Bắc Á, Nghiên cứu Đông Nam Á, Châu Mỹ ngày nay, Nhìn chung,

những công trình đó được chia thành 3 nhóm nghiên cứu chủ yếu như sau:

Thứ nhất là nhóm các công trình nghiên cứu về cục diện, trật tự khuvực Đóng A

Trong công trình nghiên cứu “Trật tw thé giới sau Chiến tranh lạnh:Phân tích và dự bdo” (tập 2), do Lại Văn Toàn chủ biên, xuất bản năm 2001,

tại Phan III: Vị thé của Đông A trong trật tự thé giới mới, các tac giả đều đitới nhận định chung răng các quốc gia ở Đông Á sẽ vượt qua được nhữngkhác biệt, mâu thuẫn dé hướng tới hợp tác đa phương và toàn diện, đó là xu

hướng hướng tâm, liên kết nội khối Các bài viết đều nhấn mạnh vai trò của

các cơ chế đa phương, nhất là trong lĩnh vực an ninh và hợp tác kinh tế Tuy

nhiên, cục điện Đông Á không được các tác giả đề cập tới.

Cuốn sách “Cực điện châu A — Thái Bình Dương” của tac giả DươngPhú Hiệp và Vũ Văn Hà, xuất bản năm 2006, đã phác hoạt một bức tranh tổng

Trang 17

thể về cục diện của khu vực châu A — Thái Bình Dương trong 20 năm đầu thếki XXI mà trọng tâm là Đông Bắc A và Đông Nam A; cung cấp những thông

tin, luận cứ khoa học, dự báo tình hình và các xu hướng phát triển cũng nhưsự kiện liên kết khu vực nhằm xác định những tác động của chúng đối với

Việt Nam Cuốn sách này gồm 4 chương: Cương I xác định cục diện kinh tế

khu vực châu A — Thái Binh Duong, làm rõ các xu hướng biến đôi chủ yếu về

lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, qua đó thé hiện những thay đổi về thévà lực của các nền kinh tế, các chủ thé kinh tế trong khu vực Chương JI trìnhbày cục diện chính tri, an ninh khu vực châu A — Thái Bình Dương, đưa ra

một cách khái quát nhất thực trạng chính tri, an ninh, các quan hệ quốc tẾ, sosánh lực lượng chính trị - kinh tế, cơ chế và cách thức giải quyết các vấn đềcủa khu vực từ sau Chiến tranh lạnh đến nay, đồng thời đưa ra một số điểmthuận lợi, thách thức và xu hướng phát triển đến năm 2020 Chương III: Cục

diện văn hoá, xã hội bàn về vấn đề văn hoá, dân tộc, tôn giáo, dân SỐ, VIỆC

làm, phân tang xã hội và phúc lợi xã hội Tiếp theo, Cương IV đề cập đến sự

tác động của cục diện chau A — Thái Bình Dương đối với Việt Nam Qua đó,

có thê thấy, Đông Á không chỉ là môi trường trực tiếp của Việt Nam, nơi

chứa đựng những lợi ich cơ bản ma còn là khu vực có vi trí quan trong trong

hệ thống quan hệ đối ngoại của Việt Nam và là đầu cầu đi ra thế giới.

Cuốn sách “Chính trị khu vực Đông Bắc Á từ sau Chiến tranh lạnh” do

tác giả Trần Anh Phương chủ biên, xuất bản năm 2007, đã trình bày có hệ

thống, toàn diện và sâu sắc quan hệ chính trị ở Đông Bắc Á Ở đây, tác giả tập

trung phân tích trên hai chiều cạnh cơ bản là: cạnh tranh (xung đột lợi ích và

quyền lực biểu hiện thông qua các cuộc tranh chấp lãnh thổ và mâu thuẫngiữa các quốc gia) và hợp tác (liên kết khu vực) ở khu vực Đông Bắc Á Theo

tác giả, trục tam giác Mỹ - Nhật - Trung đóng vai trò quan trọng đối với chínhtrị khu vực Sự cọ xát chiến lược giữa ba chủ thể này là nguyên nhân cơ bảncủa những biến động chính trị khu vực Tác giả cũng đưa ra nhận định về

Trang 18

tương lai khu vực đến năm 2015 với xu hướng chủ đạo là liên kết và hợp tác,dân chủ, tự do hoá trong đời sống kinh tế - chính trị khu vực Đồng thời, cáctác giả cho răng Việt Nam nên tranh thủ thời cơ hội nhập này dé có thể tiếp

cận được với khu vực Đông Bắc Á nhằm tìm kiếm được những lợi ích về kinhtế, khoa học, công nghệ Tuy nhiên, cục diện chính trị khu vực dưới góc nhìncủa tác giả vẫn tập trung vào các chủ thể quốc gia mà đánh giá thấp vai tròcủa các chủ thé phi quốc gia.

Tập kỷ yếu “An ninh châu A - Thái Bình Dương những năm dau thé kỷ

XXI” do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Dai hoc Quốc giaThành phô Hồ Chí Minh biên tập năm 2008, đã phác hoa bức tranh tong quan

về tình hình an ninh ở châu A — Thái Bình Dương trên ba phương diện anninh chung, chính sách an ninh của các nước lớn ở châu A — Thái BìnhDương, cơ chế an ninh khu vực châu A — Thái Bình Dương Tuy nhiên, cục

diện chính trị khu vực chưa được các tác giả khắc hoạ rõ nét.

Cuốn sách “Kinh tế, chính trị Đông Bắc Á giai đoạn 2011 — 2020” do

hai tác giả là Nguyễn Xuân Thắng, Đặng Xuân Thanh chủ biên, nhà xuất bảnKhoa học Xã hội ấn hành năm 2013 đã phân tích rõ luận điểm rằng thập niên

2001-2010 đánh dấu sự nổi lên của khu vực Đông Bắc Á như một trong

những tâm điểm quan trọng nhất của thế giới về kinh tế và chính trị Đông

Bắc A nói chung, các quốc gia và vùng lãnh thé trong khu vực nói riêng, có

vai trò và vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng đối với an ninh và phát triển

của Việt Nam Trên cơ sở tập trung phân tích, đánh giá cục diện khu vực, kiến

trúc an ninh, tiến trình hội nhập kinh tế 6 Đông Bắc Á, các điểm nóng, vấn đề

nổi bật, xu hướng biến chuyển của khu vực, cuốn sách đưa ra dự báo về xu

hướng kinh tế, chính tri nồi bật trong thập niên 2011-2020 và tầm nhìn đến

năm 2030.

Ban báo cáo tổng hợp “Sự biến động địa chính trị Đông A hai thập

niên dau thé kỷ XXI: Những van dé đặt ra và đối sách của Việt Nam” do

10

Trang 19

PGS.TSKH Trần Khánh (Chủ nhiệm) cùng các đồng nghiệp chap bút, in năm2010, đã làm rõ bức tranh địa chính trị và đời sống chính trị khu vực từ thập

niên 90 của thế XX đến cuối thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI Có thể nói,

đây là công trình khoa học rất công phu và có giá trị học thuật lớn của tập thể

các nhà nghiên cứu lịch sử quan hệ quốc tế hàng đầu Việt Nam hiện nay Bảnbáo cáo tổng hợp gồm 3 phần chính, chia thành 9 chương Trong Phdn thứ

nhất: Bức tranh địa chỉnh trị và trật tự Đông A thap nién 90 cua thé ky XX,

bên cạnh việc làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của sự hình thành khu vực địa

chính trị Đông Á, các tác giả tập trung vào việc đánh giá và nêu ra những đặc

điểm trong bức tranh địa chính trị Đông Á trong những năm cuối của thế kỷXX Phần thứ hai: Những biến đối mới của thé giới và khu vực thập niên dau

thé kỷ XXI và tác động của chúng đến tương quan ảnh hưởng và trật tự quyềnlực ở Đông Á hiện nay và trong thập niên tới, nội dung này của bản báo cáođã luận giải những chiều cạnh của cục diện, trật tự địa chính trị Đông Ánhững năm đầu thế kỷ XXI Trong đó, có sự phân tích khái quát và sâu sắc

moi tương quan giữa các chu thể cấu thành nên cục diện khu vực, từ quốc gia

tới phi quốc gia; sự nồi lên của các van dé an ninh truyền thống và phi truyền

thống, các van dé khủng hoảng năng lượng, biến đổi khí hậu, khủng hoảng tàichính, có ảnh hưởng tới chính sách đối ngoại của các quốc gia và phương

thức giải quyết giữa các quốc gia đối với các van dé đó Trong phan này, cácthé chế khu vực cũng được nhắc tới như một chủ thé đang ngày càng đóng vai

trò quan trọng trong cục diện khu vực, mà thiếu nó Đông Á sẽ trở thành mộtkhu vực hỗn loạn và xung đột Do là sự gia tăng các mối cô kết khu vực cả về

kinh tế lẫn chính trị như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Tổ

chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), Hợp tác Đông Á theo các cơ chế

ASEAN+I và ASEAN+3, Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) và Hợp tácĐông Bắc A, Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Cuối phần này, cục diện

chính trị khu vực hiện nay và trong tương lai được phác hoạ khá rõ nét với sựphân bậc vi thê các quôc gia cũng như sự thay đôi vi thê và so sánh ảnh

11

Trang 20

hưởng quyên lực giữa các cường quốc chủ đạo trong khu vực Bên cạnh đó,

còn là sự tái khẳng định và nồi lên mạnh mẽ của Nga, Ấn Độ, ASEAN và các

nhân tô khác như Hàn Quốc, EU, các chủ thế khác sẽ là những yêu tố không

nhỏ định hình nên cục diện chính chị trị Đông Á trong tương lai Tại Phân thứba: Tác động của biến động địa chính trị, trật tự Đông Á và phản ứng chính

sách của Việt Nam, các tác giả bàn luận về những hệ quả mà những biến độngđịa chính trị tạo nên ở Đông Á Các phân tích trong phần này chủ yếu nhằm

vào ASEAN và Việt Nam dé tim ra những phương thức ứng xử quốc tế phù

hợp với sức mạnh và lợi ích của các quốc gia Đông Nam Á, mà quan trọngnhất là Việt Nam Tuy vậy, đề tài này chưa đề cập đến sự tác động của cácnền văn hoá — văn minh đối với cục diện chính trị khu vực Đông Nam Á lànơi giao thoa và gặp gỡ của rất nhiều các nền văn hoá khác nhau nên việc

phân tích khu vực từ góc độ văn hoá — văn minh cũng là điều không thể thiếu.

Cuốn sách “Cục diện thé giới đến 2020” do Phạm Bình Minh chủ biên,xuất bản năm 2010 đã tập trung phân tích về cục diện thế giới, những nhân tố

tác động tới xu hướng phát triển của nó đến năm 2020 Các tác giả cũng đãphân tích về cục điện khu vực châu A — Thái Bình Dương, đưa ra dự báo vềquan hệ giữa các nước lớn (Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Nga) đến năm2020 Trong cuốn sách này, các tác giả đã đưa những luận chứng về một số

van đề lớn và phức tạp như quan hệ giữa các nước lớn, chiến lược đối ngoạicủa Mỹ, Trung Quốc, quan hệ và chính sách của Trung Quốc đối với cácnước trong khu vực Đông Nam Á Qua đó, phần nào cũng cho chúng ta thấyđược sự vận động của cục diện chính trị Đông Á và xu hướng của sự vận

động này đến năm 2020.

Thứ hai là nhóm các công trình nghiên cứu quan hệ quốc tế nói chung,

quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực Đông Á nói riêng

Hai tác giả Hoàng Văn Hiển và Nguyễn Viết Thảo trong cuốn “Quanhệ quốc tế từ 1945 đến 1995” xuất bản năm 1998, Nhà xuất bản Chính trịQuốc gia ấn hành đã phản ánh nội dung trật tự chính trị thế giới nhưng đồng

12

Trang 21

thời cũng mang tới một cái nhìn tổng thê về cục diện chính trị Đông A những

năm trước và sau Chiến tranh lạnh (1995) khá rõ nét Tuy nhiên, đúng như

tiêu đề của nó, cuốn sách chỉ đề cập đến giai đoạn 1945 — 1995, là giai đoạnmà khu vực đang trong giai đoạn tái định hình cục diện chính trị mới về hìnhthức Thêm vào đó, các tác giả còn đưa ra được sự sắp xếp mang tính thứ bậc

trong hệ thống quan hệ quốc tế ở Đông Á thời kỳ nảy lần lượt là Hoa Kỳ,Nhật Bản, Trung Quốc, Liên bang Nga và Tây Âu.

Trong cuốn sách “Quan hệ của Mỹ với các nước lớn ở khu vực châu A

— Thái Bình Duong”, tác giả Vũ Duong Huân đã khái quát tình hình thé giớikhi bước vào thiên niên kỉ mới với những chuyền biến lớn lao Cục điện chínhtrị quốc tế biến đổi to lớn Liên Xô tan rã, Mỹ trở thành siêu cường duy nhấtcòn lại trên thế giới Với ưu thế vượt trội cả về kinh tế, quân sự, chính tri Tuy

vậy, Mỹ không thê hoàn toàn đơn phương áp đặt ý chí của mình trong các vẫnđề quốc tế Sự trỗi dậy của nhiều quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, ẤnĐộ, và tô chức khu vực như Liên minh châu Âu là những thách thức mới đốivới xu hướng bá quyền của Mỹ Cục diện thế giới đã chuyển dan từ hai cực

sang đa cực, đặc biệt rõ nét ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương Cuốn sách

này là công trình nghiên cứu công phu về mối quan hệ giữa Mỹ, siêu cường

duy nhất, với các cường quốc khác ở khu vực châu A — Thái Binh Dương có ýnghĩa to lớn đối với các nhà nghiên cứu, hoạt động đối ngoại trong thời kỳhiện nay, khi Đảng và Nhà nước Việt Nam tích cực triển khai đường lối đối

ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại.

Cuốn sách “Quan hệ Trung Quốc — ASEAN - Nhật Bản trong bối cảnh

mới va tác động của nó tới Việt Nam” do tac giả Vũ Văn Hà chủ biên, xuấtbản năm 2007, tập trung phân tích ba cặp quan hệ Trung Quốc — ASEAN,

Nhật Bản - ASEAN và Trung Quốc - Nhật Bản trên các phương diện kinh tế,

an ninh, chính tri, văn hoá Trong các cặp quan hệ này, quan hệ Trung — Nhật

có vai trò quan trọng hơn cả, tuy nhiên giữa Trung - Nhật luôn tồn tại những

13

Trang 22

bất đồng từ lịch sử cho tới ngày nay Sự thiếu niềm tin chiến lược lẫn nhau,các vấn đề trong lịch sử và hiện tại đang gây ra không ít khó khăn trong việchợp tác Mặc đù nhìn nhận quan hệ giữa Trung Quốc với ASEAN và NhậtBản một cách tương đối hiện thực, nhưng tác giả lại có quan điểm lý tưởng về

tương lai của mối quan hệ tay ba này khi cho răng toàn cầu hoá và sự phụ

thuộc lẫn nhau sẽ giúp các chủ thé xích lại gần nhau hơn thông qua các cơ chế

đa phương Tuy nhiên, tác giả mới chỉ dừng lại ở mức độ các mối quan hệgiữa các chủ thé đó với nhau, do vậy không làm rõ được vai trò và vị thế củacả Trung Quốc, Nhật Bản và ASEAN trong cục diện chính trị Đông Á.

Cuốn sách “Hợp tác và cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ở Đông Nam

Á ba thập niên dau sau Chiến tranh Lạnh” do PGS.TSKH Trần Khánh chủbiên, nhà xuất bản Thế giới ấn hành năm 2014 đã chỉ rõ Đông Nam Á là khuvực địa chiến lược, từ lâu đã trở thành đối tượng tiếp cận và tranh giành anhhưởng giữa các nước lớn Trên thực tế, nhân tố các nước lớn, ít nhất trong lịch

sử cận, hiện đại đã chi phối hầu hết các xu hướng phát triển của Đông Nam Á,

từ việc lựa chọn mô hình phát triển kinh tế-xã hội, chế độ chính trị đến bùng

nỗ thương mại, đầu tư, đổi mới công nghệ và dân chủ Trong nhiều thập niên

trở lại đây, những chuyên biến mạnh mẽ trong khu vực như nỗ lực xây dựngCộng đồng ASEAN, hình thành các thể chế hợp tác đa phương tại Đông

Á/Châu Á-Thái Bình Dương do ASEAN đóng vai trò trung tâm cũng như sự

nổi lên của các van dé an ninh đang làm gia tăng lợi ích chiến lược, lôi kéo sự

can dự nhiều hơn của các nước lớn, nhất là Mỹ và Trung Quốc Hơn nữa, sự

troi dậy nhanh chóng của Trung Quốc trong bối cảnh suy giảm tương đối vi

thé của Mỹ và Nhật Ban tại Đông Nam A cũng kéo theo sự điều chỉnh chiếnlược, chính sách đối ngoại của các nước trong khu vực Xu hướng trên đã và

đang tác động mạnh mẽ đến nhận thức và hành động chiến lược của tất cả cácnước, các thực thê khác nhau, trong đó có Mỹ, Trung Quốc, ASEAN và ViệtNam Việt Nam là thành viên của ASEAN, năm ở vị trí kết nối giữa Đông

14

Trang 23

Bắc Á và Đông Nam Á cả đất liền và biển, nơi đan xen lợi ích chiến lược của

nhiều nước lớn, trước hết là của Trung Quốc và Mỹ Mặt khác, Việt Nam

đang chứa đựng trong mình cả những cơ hội và thách thức của thời đại Cho

nên, sự tác động của hợp tác và cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung đến ViệtNam là rất lớn Vì vậy, nhu cầu nhận diện cục diện và xu hướng tiến triển của

quá trình trên để từ đó đưa ra dự báo, đề xuất chính sách, giải pháp nhằm

thích ứng với tình hình mới là một nhu cầu cấp bách Các tác giả cuốn sáchkhông chỉ lý giải một van dé, xu hướng cụ thé trong quan hệ quốc tế ở Đông

Nam Á cũng như cặp quan hệ Mỹ - Trung trong lịch sử đương đại (cặp quan

hệ đang tác động sâu sắc, mạnh nhất đến xu hướng hợp tác và phát triển ở

Đông Nam Á nói riêng, trật tự thế giới nói chung trong ba thập niên đầu thế

kỷ XXI), mà còn góp phần vảo việc nâng cao năng lực nghiên cứu, đảo tạo vàtư van chính sách liên quan đến các vấn đề chính trị quốc tế, nhất là về địachính trị và quan hệ quốc tế cho những ai quan tâm đến thời cuộc, sự phát

triển của đất nước hiện nay và trong tương lai.

Thứ ba là nhóm các công trình nghiên cứu chính sách đối ngoại củacác quốc gia trong khu vực Đông A

Tác gia Trần Quang Minh trong cuốn sách “Quan điểm của Nhật Bản về

liên kết Đông A trong bối cảnh toàn cau hoá và hội nhập kinh tế quốc tế” xuất

bản năm 2007 đã hệ thống hoá và phân tích một cách có chọn lọc các quanđiểm chính sách chủ yếu của chính phủ và giới học thuật Nhật Bản về liên kết

Đông A trong bối cảnh quốc tế mới kể từ khi kết thúc Chiến tranh lạnh đếnnay Từ đó, đề xuất một số kiến nghị về đối sách của Việt Nam trong quan hệvới Nhật Bản nói riêng và với các nước trong khu vực nói chung nhằm tranhthủ thời cơ và đối phó với những thách thức của tiến trình liên kết Đông Á.

Đồng thời, để hiểu về vẫn đề một cách có hệ thống, cuốn sách cũng đề cập đến

những nét chung nhất về cơ sở liên kết của Đông Á cũng như các quan điểmchính sách của Nhật Bản về liên kết Đông Á trước những năm 1990.

15

Trang 24

Tác giả Ngô Xuân Binh trong cuốn sách “Châu A — Thái Bình Dương

trong chính sách đối ngoại của Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc ”, xuất bản năm2008, từ việc đánh giá bối cảnh khu vực, tác giả đã luận giải, đánh giá vị thếvà quyền lực của ba cường quốc có ảnh hưởng nhất khu vực là Mỹ, Trung

Quốc và Nhật Bản tại châu A - Thái Binh Dương Tác giả còn nhân mạnh tới

các yếu tố thực lực quốc gia dé xác định chính sách đối ngoại và các mối quan

tâm chủ yếu của ba cường quốc trên đối với châu A — Thái Bình Dương Đặc

biệt, nội dung quan hệ Mỹ - Trung cũng được phân tích sâu hơn thông qua

một nhân tô cân bằng là ASEAN Song tác giả mới chi dé cập từ góc độ đánh

giá chính sách đối ngoại nên chưa làm rõ cục diện chính trị khu vực va cũng

như bỏ qua vai trò quan trọng của các chủ thể khác ở Đông Á.

Cuốn “Chiến lược, chính sách của các quốc gia và vùng lãnh tho ở

Đông Bắc A về một số van dé nồi bật của khu vực giai đoạn 2011-2020” do

tác giả Nguyễn Xuân Thắng và Trần Quang Minh chủ biên, nhà xuất bảnKhoa học Xã hội ấn hành năm 2013 đã phân tích, làm rõ những chiến lược và

chính sách của các quốc gia và vùng lãnh thổ ở khu vực Đông Bắc Á về mộtsố van đề nổi bật của khu vực giai đoạn 2011 — 2020, trên cơ sở đó đánh giá

những tác động có thể có đối với Việt Nam và đề xuất các giải pháp chínhsách nhằm tận dụng cơ hội và hạn chế những thách thức trong quá trình thựchiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta đến năm 2020.

Cuốn sách “Cạnh tranh chiến lược ở khu vực Đông Nam A gitta mot số

nước lớn hiện nay”, do Nguyễn Hoàng Giáp làm chủ biên, xuất bản năm 2013chủ yếu phân tích chính sách của một số nước lớn đối với Đông Nam Á, mối

quan hệ cạnh tranh chiến lược giữa họ ở khu vực Đông Nam Á Trong cục

diện cạnh tranh này, cạnh tranh Mỹ - Trung vẫn là cặp cạnh tranh nôi bật,

quyết liệt nhất so với các cặp còn lại, và có thể đạt được sự cân bằng chiến

lược khá 6n định vi lợi ích của hai nước Tác giả cũng cho rằng cục diện

chính trị đặc biệt ở Đông Á sau Chiến tranh lạnh với sức mạnh tuyệt đối của

16

Trang 25

Mỹ đã hình thành nên trật tự khu vực Đông Á với nhiều tầng nắc, nhiều cấpđộ quan hệ, trong đó Mỹ vẫn là vai diễn số một Song, tác giả coi Đông Á

trong thập niên 90 của thế kỷ XX là một hệ thống khu vực có trật tự màkhông nhận ra cục diện chính trị ở đây dang thay đổi mạnh mẽ.

Cuốn sách “Đường lối chính sách đối ngoại Việt Nam trong giai đoạnmoi”, do Phạm Bình Minh chủ biên, xuất bản năm 2011 đã tập hợp các côngtrình của các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực đối ngoại nhăm luận giải nội hamvà các chủ trương, định hướng quan trọng của đường lối, chính sách đối ngoạithời kỳ Đổi mới, đặc biệt là những phát triển mới trong tư duy về đối ngoại

của Dang Cộng sản Việt Nam, qua những văn kiện cua Đại hội XI; ngoài ra

các tác giả còn đưa ra những cách tiếp cận và phương pháp triển khai mới déđạt được các mục tiêu quốc gia về phát triển, an ninh và nâng cao vị thế Việt

Nam; các tác giả cũng đề xuất một số phương hướng, nhiệm vụ cụ thé nhăm

nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, góp phần thực hiện thành công Nghịquyết Đại hội XI của Đảng.

1.2 Những công trình nghiên cứu ngoài nước

Có thé nói chủ đề về cục diện chính tri Đông A đã, dang va van là chủ

đề thảo luận sôi nỗi trên diễn dan nghiên cứu khoa học khu vực và thế gidi.Bởi lẽ đây là khu vực có những sự biến đổi liên tục, và những sự thay đổi nàycũng dẫn đến sự biến đổi của cán cân quyền lực trên thế giới Các công trình

nghiên cứu có liên quan tới chủ dé cục diện chính tri Đông Á từ giới học giảnghiên cứu ngoài Việt Nam có thê tập trung vào một số phương diện như sau:

Thứ nhất, về các công trình nghiên cứu lý thuyết quan hệ quốc tế:

Đề nghiên cứu cục diện chính trị khu vực Đông Á, trước hết phải kêđến những nghiên cứu về lý thuyết trong quan hệ quốc tế Trong nghiên cứulịch sử quan hệ chính trị quốc tế, khu vực này có thể áp dụng rất nhiều lýthuyết khác nhau, từ sức mạnh mềm, chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự do,

chủ nghĩa kiến tạo Các tuyến lý thuyết này được nhiều học giả tìm hiểu và

17

Trang 26

phân tích hơn cả Tiêu biểu như tác giả Gideon Rose trong công trình

“Neoclassical Realism and Theories of Foreign Policy” (Chủ nghĩa hiện thực

tân cổ điển và các lý thuyết về chính sách doi ngoại) xuất ban năm 1998 trêntạp chí World Politics (Chính trị thé giới), Vol.51, No.1 (Oct) đã điểm lại cácnội dung của chủ nghĩa hiện thực, từ chủ nghĩa hiện thực cô điển đến chủnghĩa hiện thực mới, chủ nghĩa hiện thực tấn công, phòng thủ Nội dung được

tác giả chú trọng dé cập là chủ nghĩa hiện thực tân cổ dién, tác giả đã đưa rasự phân tích của lý thuyết này với sự kết hợp các biến số trong và ngoài mỗi

quốc gia, những yếu tô tác động đến chính sách đối ngoại của các quốc gia.

Hay như tác gia Kai He với công trình “Jnstitutional Balancing andInternational Relations Theory: Economic Interdependence and Balance of

Power Strategies in Southeast Asia” (Cân bang thé chế va ly thuyết quan hệ

quốc tế: sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và các chiến lược cân bằng quyềnlực tại Đông Nam A) xuất bản năm 2008 trên tạp chi European Journal of

International Relations (Tap chi châu Au vé Quan hé quéc tế), Vol.14, No.3

đã đưa ra cái nhìn về chủ nghĩa hiện thực mới và chủ nghĩa tự do mới trong

mô hình cân bằng quyền lực thông qua thé chế Công trình nghiên cứu đã giảithích sự cân bằng thé chế là quá trình chống lại áp lực hay các mối đe doa từbên ngoài thông qua việc đề xuất, tận dụng và thậm chí là chi phối các thé chếmang tính chất đa phương, đây là một chiến lược mới của những người hiện

thực chủ nghĩa, đảm bảo một môi trường vô chính phủ Tác giả cũng phân

tích sự phụ thuộc, tương tác lẫn nhau của các nước theo chủ nghĩa tự do mới.

Trong nghiên cứu của mình, tác giả Kai He lay ASEAN như một minh chứng

cụ thé về van dé này với sự hợp tác của tổ chức này trong các diễn đàn khu

vực như ARF hay ASEAN + 3.

Về lý thuyết trong quan hệ quốc tế, ta không thé không dé cập đến côngtrình Theory of International Politics (Lý thuyết Chính trị quốc tế) củaKenneth N Waltz (1979) Trong công trình nỗi tiếng này, tác giả K.N Waltz

18

Trang 27

đã hệ thống, tổng hợp cho chúng ta những lý thuyết được sử dụng trong quanhệ quốc tế, lý thuyết chính trị các nước sử dụng Đây là một công trình cơbản, đặt nền móng cho hệ thống lý thuyết của chủ nghĩa hiện thực Công trìnhra đời trong bối cảnh thế giới những năm cuối thập niên 70 nên chưa thê cótính cập nhật với tình hình, bối cảnh chính trị thế giới hiện nay nhưng nó vẫnlà công trình có tính chất nền tảng, cơ sở trong nghiên cứu quốc tế Đặc biệt là

nội dung về cấu trúc vô chính phủ được đề cập trong chương 6 của cuốn sách:Anarchic Orders and Balances of Power (Cấu trúc vô chính phủ và cân bằng

quyên lực) Cái nhìn về cấu trúc vô chính phủ trên bình điện quan hệ quốc tếđã cho thấy rõ bản chất của chính trị quốc tế và chính trị nội địa của các quốc

gia, và cho đến nay vẫn có nhiều giá trị trong phân tích chính trị thế giới.

Một công trình nỗi tiếng về quan hệ quốc tế ở khu vực châu A có thénhac đến là International Relations of Asia (Quan hệ quốc tế ở châu A) do 2tác giả David Shambaugh va Micheal Yahuda chủ biên tổng hợp nhiều bàiviết của các học giả nồi tiếng về các chủ dé trong quan hệ quốc tế ở khu vựcchâu Á Trước hết, về lý thuyết tiếp cận của công trình này, nhà nghiên cứuAcharya Amitav đã đem đến cho chúng ta một số khung lý thuyết tiếp cận

của cuốn sách trong bài viết “Theoretical Perspectives on International

Relations in Asia (Các quan điểm lý thuyết về quan hệ quốc tế ở châu A).

Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã đề cập đến một quan điểm về áp

dụng lý thuyết về quan hệ quốc tế khu vực châu Á: “Những lý thuyết dựa

trên kinh nghiệm của phương Tây, đặc biệt là Tây Âu, áp dụng được rất it

vào chủ nghĩa khu vực của châu Á” Tác giả thừa nhận những mô hình lýthuyết được phát triển theo thực tiễn phương Tây không tương thích hoàntoàn với tư tưởng và các mối quan hệ trong khu vực châu Á, nhưng tác giả

cũng lưu ý các lý thuyết quan hệ quốc tế như chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩatự do, chủ nghĩa kiến tạo vẫn có sự hữu ích trong việc phân tích quan hệ

quôc tê ở châu A.

19

Trang 28

Thứ hai là các công trình nghiên cứu tiêu biểu phân tích vị thế chính trịcủa các quốc gia trong khu vực Đông Á:

Bài viết Japan in Asia (Nhật Bản trong lòng châu Á) của tác giả Green

Michael trong cuốn sách International Relations of Asia (Quan hệ quốc tế củachâu Á) là một bài phân tích rất kỹ vai trò chính trị của Nhật Bản tại khu vựcchâu Á nói chung và Đông Á nói riêng Trong bài viết, tác giả đã đưa đến mộtcái nhìn toan cảnh về mối quan hệ giữa Nhật Bản với các nước trong khu vực,

đặc biệt là với Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên, liên minh với Mỹ, và đặc biệt

là quá trình Nhật Bản hội nhập thật sự vào khu vực thông qua các hình thức

văn hóa, kinh tế Trong bài viết này, tác giả cũng đã phân tích những điểmmạnh và điểm yếu trong công cụ ngoại giao của Nhật Bản tại khu vực.

Ở khu vực Đông A nói riêng, châu A — Thái Binh Dương nói chung,

Nhật Bản luôn là đầu tàu kinh tế, có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triểnkinh tế khu vực Mô hình “đàn ngỗng bay” được tác giả Kiyoshi Kojima trình

bày vào năm 2000 trong bài viết “The flying geese model of Asian Economic

development: origin, theoretical extensions, and_ regional policy

implications” (Mô hình đàn ngông bay của sự phát triển kinh tế châu A:

nguôn gốc, lý thuyết và hàm ý chính sách trong khu vực) trên tạp chí Journal

of Asian Economics (Tạp chí Kinh tế châu A), số 11 đã trở nên phổ biến và

thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu Nội dung chính của mô hình “đàn

ngong bay” là với vai trò cánh chim đầu đàn, Nhật Bản là động lực quan trọngtrong quá trình phát triển kinh tế ở châu Á Mô hình này cũng là một tiền đề

cho sự gan kết, hội nhập của các nên kinh tế trong khu vực.

Bên cạnh sức mạnh kinh tế, văn hóa, để tăng cường vi tri va vai trò cuaminh tai khu vực, Nhật Ban đã có su thay đôi trong chiến lược an ninh quốcphòng của minh Bài viết “Japan’s Changing Civil — Military Relations:From Containment to Re — engagement” (Thay doi quan hệ dân sự - quân sự

của Nhật Ban: từ ngăn chặn đến tái tham gia) của Takako Hikotani trên tap

20

Trang 29

chí Global Asia, Vol.4, No.1 phân tích về van dé tái vũ trang của Nhật Banhiện nay Tác giả đã chỉ ra một cách ngắn gọn nhu cầu của Nhật Bản trongviệc nâng cao năng lực quốc phòng, đảm bảo an ninh cũng như dang khang

định lại sức mạnh của Nhật Bản tại khu vực.

Tác gia Ely Ratner mới đây có bài phân tích “Rebalancing to Asia with

Insecure China” (tái cân bằng sang châu A với một Trung Quốc bat an) xuất

ban năm 2013 trên tạp chí The Washington Quarterly, Vol.35, No.2 đã phản

ánh nội dung Mỹ tái cân bằng sức mạnh trong khu vực châu Á trước mộtTrung Quốc đang trỗi dậy Bài viết đi sâu làm rõ phản ứng của Trung Quốcđối với vấn đề này, từ phân tích những số liệu liên quan từ thái độ của nhân

dân đến những quan điểm chính sách đối ngoại của chính phủ Trung Quốc.

Medeiros Evan S và M Taylor Fravel với công trình nghiên cứu

“China s New Diplomacy” (Chính sách ngoại giao mới cua Trung Quốc)

xuất bản năm 2002 trên tạp chi Foreign Affairs số tháng 11, tháng 12 về sự

thay đôi chính sách đối ngoại của Trung Quốc Theo các tác giả, Trung Quốcsau một thời gian dai phát triển nhanh và mạnh, giờ đây không chỉ chấp nhậnnhiều thể chế và quy tắc quốc tế thông dụng mà còn trở thành một chủ thê có

năng lực và kinh nghiệm trên trường quốc tế Sự xuất hiện của một TrungQuốc can dự nhiều hơn vào tình hình chính trị thế giới và khu vực, đặc biệtnhư chính Trung Quốc khởi xướng như cơ chế ASEAN + 3, ASEAN + 1,

quan hệ với Ấn Độ, Nhật Bản, Đài Loan Các tác giả cũng phân tích và chỉ ra

đặc điểm mang màu sắc Trung Quốc trong quá trình hoạch định chính sách,sự xuất hiện tư duy nước lớn trong chính sách của nước này.

Young Nam Cho và Jong Ho Jeong có bài phân tích “China’s Soft

Power: Discussions, Resources, and Prospects” (Quyên lực mém của Trung

Quốc: Các tranh luận, nguồn lực và triển vọng) xuất ban năm 2008 trên tap chiAsian Survey, Vol.48, No.3 về các cuộc tranh luận, quyền lực cũng như các

triên vọng vê quyên lực mêm của Trung Quôc, và ở đây hai tác giả tập trung

21

Trang 30

vào nội dung “Đồng thuận Bắc Kinh” (The Beijing Consensus), chính sách đốingoại và nền văn minh Trung Quốc Hai tác giả cho rằng nhận thức của TrungQuốc về quyền lực mềm và ứng dụng quyền lực mềm vào các chính sách quốcgia là một yếu tố quan trọng trong việc giải thích sức ảnh hưởng dang gia tăngmột cách nhanh chóng vi thế của Trung Quốc ở khu vực châu Á.

Về vai trò của Trung Quốc ở châu Á, cũng trong cuốn sáchInternational Relations of Asia (Quan hệ quoc té của châu A) xuất ban năm

2008, Philip C Saunder đã phân tích trong chương “China s Role in Asia”

(Vai trò của Trung Quốc ở châu 4) Trong đó, tác giả đã phân tích chiến lượcchâu Á của Trung Quốc, một chiến lược quan trọng trong 4 chiến lược toàn

cầu của Trung Quốc Ở đây, tác giả đã chỉ ra các vấn đề mà chính phủ TrungQuốc đặt ra trong chiến lược ở khu vực, từ việc nâng cao vi thế sức mạnh

kinh tế cho đến các yếu tố quân sự, văn hóa, chính trị Tác giả cũng chú ý

phân tích nguồn sức mạnh của Trung Quốc, so sánh tương quan với nhóm

trong khu vực.

Joseph S Nye vào năm 2010 có bài phân tích về “American andChinese Power after the Financial Crisis” (Sức mạnh của Mỹ và Trung Quốc

sau khủng hoảng tai chính) trên tạp chí The Washington Quaterly, Vol.33,

No.4 đã phân tích những tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới tới mốiquan hệ quyền lực giữa Trung Quốc và Mỹ Tác giả đã chú ý phân tích đến sựgia tăng vai trò của sức mạnh mềm của Trung Quốc trong dau thé kỷ 21, coi

đó là một trong những yếu tô góp phan gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốctrong khu vực và thé giới Trong quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Mỹ,

thay vì phân tích sự cạnh tranh của 2 nền kinh tế hàng đầu này, tác giả đi vàophân tích sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế cũng như quyên lực của 2 quốc giavới nhau, đặc biệt là trong cuộc khủng hoảng kinh tế.

Cùng với chủ đề về quyền lực mềm của Trung Quốc, Yiwei Wang có

bài “Public Diplomacy and the Rise of Chinese Soft Power” (Ngoại giao

22

Trang 31

công chúng và sự trỗi dậy của quyên lực mém Trung Quốc) trong cuỗn The

Annals of the American Academy of Political and Social Science (Biên niên

sử cua Viện Khoa học Xã hội và Chính trị Hoa Ky) xuất bản năm 2008 Trongđó, tác giả đã chỉ ra sự chuyền biến trong nhận thức của giới lãnh đạo Trung

Quốc về “Ngoại giao công chúng” và vai trò của nó trong việc tăng cường vị

thế chính trị của Trung Quốc trong khu vực cũng như trên thế giới và thựctiễn áp dụng chính sách này của Trung Quốc.

Về mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ, trên tạp chí The National

Interests, Robert B Zoellick (2013) có bài phân tích “US, China and

Thucydides” (Mỹ, Trung Quốc và Thucydides) Tác gia đã đặt ra và tìm cách trảlời cho câu hỏi: Điều gì là bản chất của mối quan hệ siêu cường kiểu mới giữaTrung Quốc va Mỹ Tác giả đã chi ra những nội dung quan trọng trong kết cầunền kinh tế của Trung Quốc, những mối quan hệ rằng buộc lẫn nhau giữa Trung

Quốc và Mỹ, cũng như những lợi ích chung của cả 2 nước cùng quan tâm.

Thứ ba là về các công trình nghiên cứu tiêu biểu về quan hệ giữa cácquốc gia trong khu vực Đông A:

Công trình nghiên cứu tiêu biểu đầu tiên có thé kẻ tới là của hai tác giảG John Ikenberry và Tsushiyama với bài viết “Between Balance of Power

and Community: The Future of Multilateral Security Co-operation in the Asia

— Pacific” (Giữa cân bằng quyén lực và cộng dong: Tương lai hợp tác anninh da phương ở châu A — Thai Bình Dương) xuất ban năm 2002 trên tạp chíInternational Relations of the Asia Pacific, Vol.2 Các tác giả đi vào tìm hiểu

logic an sau những cách tiếp cận của Mỹ và Nhật Bản đối với an ninh khu vựcvà triển vọng cho một trật tự an ninh hợp tác toàn diện hơn trong khu vực

châu Á — Thái Bình Dương đầu thế kỷ XXI, một chủ nghĩa đa phương ở khu

vực châu A — Thái Binh Dương.

Australia đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong khu vực, nên sẽ

là thiếu sót nếu không chú ý đến vị thế chính trị của quốc gia này trong khu

23

Trang 32

vực Hugh White vào năm 2011 đã có bài phân tích “Power Shift: Rethinking

Australia’s Place in the Asian Century” (Chuyển dịch quyên lực: tái xác định

vị tri của Úc trong thé kỷ châu A) trên tap chí Australia Journal of

International Affairs, 65:1 Tác giả chú ý đến van đề chính sách ngoại giao

của Australia cần quan tâm đến các chủ thể quyền lực quan trong ở châu A

như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, và đặc biệt là Trung Quốc.

Quan hệ quốc tế ở khu vực giữa các chủ thé quyền lực chính trị, mà

hiện nay ở Đông A nổi lên là Mỹ và Trung Quốc trong một thé cân bằng vềquyên lực thu hút sự quan tâm của các chủ thé quyền lực khác Hàn Quốc làmột ví dụ như thế Trong bài phân tích ra đời năm 2013 của mình với tên

gọi “China — US relations in East Asia: Strategic rivalry and Korea s choice

(Quan hệ Trung Quốc — Mỹ ở Đông A: Sự cạnh tranh chiến lược và sự lựa

chọn của Hàn Quốc), tác giả Jea — kyung Park đã phân tích mối quan hệ củacủa Trung Quốc và Mỹ dưới góc nhìn của Hàn Quốc, chỉ ra quan điểm củaHàn Quốc về mối quan hệ này, và quan trọng hơn đã đưa ra phân tích về

những lựa chọn chiến lược của Hàn Quốc.

Trong quan hệ hình thành một cộng đồng ASEAN, một chủ thể quyền

lực quan trọng trong cục diện chính trị Đông A, Negesh Kumar vào năm 2011

có công trình nghiên cứu “Financial Crisis and Regional EconomicCooperation in Asia Pacific: Towards an Asian Economic Community”

(Khủng hoảng kinh tế hop tac kinh tế khu vực ở Châu A Thái Bình Duong:

hướng tới một cộng dong kinh tế Châu A) Công trình nghiên cứu này đã chỉra quan điểm dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, các quốc gia khu

vực châu Á Thái Bình Dương cần đây mạnh quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện

trong các khuôn khổ như CEPEA hay ASEAN + 6 dé xây dựng thành một thị

trường khu vực như NAFTA hay EU Thông qua sự hội nhập, thúc đây quanhệ kinh tế của các nước sẽ thúc day sự tăng cường hợp tác, sự 6n định và dam

bảo hòa bình ở khu vực.

24

Trang 33

Xung quanh vai trò của Mỹ trong cục diện chính trị khu vực Đông A

không thé không quan tâm đến sức mạnh quân sự của Mỹ tại đây Christian

Le Miére vào năm 2012 đã có một phân tích quan trọng “American’s Pivot to

East Asia: The Naval Dimension” (Chính sách xoay trục sang Đông Á củaMy: về phương diện Hải quân) trên tạp chí Survival: Global Politics andStrategy, Vol.54, No.3 Dưới con mắt của chủ nghĩa hiện thực, tác giả đã đưara những phân tích về chiến lược hải quân của Mỹ tại khu vực châu A — Thái

Bình Dương, bên cạnh đó tác giả cũng không quên đề cập đến chiến lược hảiquân của một cường quốc khu vực này là Trung Quốc.

Tác giả Dosch Jorn năm 2004 có bài viết “The United States in the

Asia Pacific” (Nước Mỹ ở châu A — Thái bình Dương) trong cuén sách Thenew Global Politics of Asia Paciffic (Nên chính trị toàn cầu mới của châu A -

Thái Bình Dương) do M.K Connors, R Davidson và J Docsch chủ biên Bài

viết đã điểm lại lịch sử quan hệ của Mỹ ở khu vực, sự chuyển hướng chiếnlược của Mỹ ở khu vực từ sau vụ khủng bố 11/9 Bai viết là công trình công

phu về vị trí chính trị của Mỹ tại khu vực.

Cuốn sách “The Post-American World”(Thé giới hậu Mỹ) của học gia

hiện thực chủ nghĩa Fareed Zakaria (Mỹ), xuất bản năm 2008, mặc dù không

phải là một công trình viết riêng về Đông Á, nhưng những luận điểm mà tác

giả mang đến lại có thể được xem như một tiếp cận mới mẻ về cục diện chính

trị Đông Á những năm sau Chiến tranh lạnh F Zakaria khẳng định đây làcuốn sách về một cục diện chính trị đang thay đôi ở cả cấp độ khu vực lẫntoàn cầu Trước khi cuộc chiến Iraq và Afghanistan diễn ra, Mỹ vẫn là siêucường duy nhất khiến cả thế giới phải lo sợ, Mỹ - xét trên mọi chiều kích — cósức mạnh tuyệt đối so với đối thủ của nó Nhưng vài năm trở lại đây, vị thé

này của Mỹ đang bị lung lay bởi “phan còn lại của thé giới”, như Trung Quốc,Ấn Độ, Sự thống trị của Mỹ bi de doa do cục diện chính trị khu vực dang

thay đổi do sự suy yếu tương đối sức mạnh của Mỹ “The Dragon and The

25

Trang 34

Eagle” (Rồng và đại bàng) ám chỉ Trung Quốc và Mỹ sẽ là hai quốc gia có

ảnh hưởng tới những nơi mà họ va chạm lợi ích với nhau, đặc biệt là Đông Á.Vì vậy, đây sẽ là hai chủ thể chính cấu thành nên cục diện chính tri Đông Á

trong tương lai.

Tại hội thảo quốc tế do Học viện Ngoại giao — Bộ Ngoại Việt Nam tôchức tại Hà Nội, ngày 17/1/2011, Stephen Walt đã có tham luận “Si trôi dậy

của Trung Quốc và tương lai của các đồng mình Mỹ tại châu Á” viết về sựtroi day của người không 16 Trung Quốc và những hệ luy mà Trung Quốc có

thé gây ra cho khu vực Do tham vọng quyền lực của mỗi bên va do sự thiếuchắc chắn, hoai nghi lẫn nhau nên các quốc gia sẽ luôn cạnh tranh và kiềmchế nước khác dé đảm bao an ninh Quan hệ Trung - Mỹ sẽ ngày càng trở nênxấu đi khi cả hai cùng nhau cạnh tranh vj trí bá quyền khu vực, cả hai sẽ tìmcách gia tăng lợi ích của mình và hạn chế lợi ích của bên còn lại, gây nguy cơ

bat ôn đối với khu vực Nếu sức mạnh của Trung Quốc không được kiềm chếthì đó là mối lo ngại sâu sắc đối với các đồng minh của Mỹ Như vậy, TrungQuốc đang ganh đua với Mỹ và các quốc gia khác dé vươn lên vị thế đứngđầu ở khu vực Đông Á Rất có thể sự vận động cục diện chính trị Đông Á

theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực sẽ duoc quyết định bởi Trung Quốc.

Ngoài ra có thê kể tới các công trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài

nghiên cứu của các tác giả nước ngoài khác như Non-traditional Security

Cooperation for Regionalism in Northeast Asia (Hop tác an ninh phi truyền

thống vì lợi ích khu vực ở Đông Bắc A) của tác giả Tsuneo Akaha, xuất bản

năm 2003; Towards an ASEAN Security Community (Hướng tới một công

đồng an ninh ASEAN) của tác giả Roldolfo C Severino, xuất bản năm 2004;

Towards a New Security Order in Pacific Asia (Hướng tới một trật tự an ninh

mới về châu A — Thái Bình Dương) Trong Pacific Asia 2022: Sketching

Future of a Region (Phác thảo tương lai một khu vực) của tac giả Yoon

Young-Kwan xuất bản năm 2005; The Emerging East Asia Community —

26

Trang 35

Security & Economic Issues (Sự nổi lên của van dé kinh tế và an ninh trong

cộng dong Đông A) của tác giả Lee Poh Ping, Tham Siew Yean T Yu, xuất

ban năm 2006; Stability and Complexity in Asia-Pacific Security Affairs (Sự

ồn định và phức tạp trong các van dé an ninh của khu vực châu A — Thái BìnhDương) của tác giả Robert Ayson, xuất bản năm 2006 trên cơ sở phân tích

cục điện Đông A nói riêng, châu A - Thái Bình Dương nói chung trên nhiềukhía cạnh đã luận giải nhiều vấn đề, vị trí chiến lược của khu vực này trong

các công trình nghiên cứu của mình.

1.3 Một số đánh giá

Đông Á là khu vực có vị trí địa chiến lược đặc biệt trên thế giới, là nơi

hội tụ lợi ích của các trung tâm quyên lực lớn nhất thé giới và cũng là khu vựcnăm trong quỹ đạo ảnh hưởng của các cường quốc trong và ngoài khu vực.

Điều này đã được khang định trong lịch sử phát triển của khu vực trongnhững thế kỉ qua, đặc biệt là từ đầu thế kỷ XXI đến nay Vì vậy, Đông Á trở

thành trung tâm nghiên cứu của các học giả trong nước và quốc tế, chủ đề bàn

luận giữa các nguyên thủ quốc gia và các chính khách quốc tế.

Nhìn chung, tuy có khác nhau về quy mô công trình, phạm vi nghiên

cứu, nhưng các tác giả trong và ngoài nước đều thống nhất ở những điểm sau:

Thứ nhất, khu vực Đông Á ngày càng đóng vai trò quan trọng trong

moi lĩnh vực của thế giới thời kỳ sau Chiến tranh lạnh.

Thứ hai, xuất phát từ đặc điểm trên, các nước lớn trong khu vực đều

điều chỉnh chính sách khu vực của mình, nhằm mở rộng ảnh hưởng, giành lấy

vai trò chỉ phối khu vực, làm thay đổi cục điện khu vực.

Có thể nói, các công trình nghiên cứu được nhắc tới trong chương nàycũng đã đưa ra một bức tranh tương đối đa dạng, hoàn chỉnh về khu vực ĐôngÁ với nhiều khía cạnh, nhiều khu vực địa lý Tuy nhiên, các công trình nghiên

cứu thường chỉ dừng lại nghiên cứu một khu vực hoặc một quốc gia cụ thé.

Hon nữa, cũng có it các nghiên cứu vê Đông A mot cách toàn diện trên mọi

27

Trang 36

lĩnh vực mà chủ yếu tập trung ở một khía cạnh nhất định và khi nghiên cứu về

khu vực Đông Á, các công trình này đã sử dụng các khái niệm khác nhau như

“cục diện”, “tình hình”, “trật tự”, “môi trường” hoặc không đưa ra được

những tên gọi chính xác Hoặc nếu có công trình nào sử dụng khái niệm “cục

diện” thì cũng chưa có sự giải thích thấu đáo nội hàm của khái niệm này Mặt

khác, những công trình nghiên cứu và các bài nghiên cứu chủ yếu tập trung

vào các nội dung cục diện khu vực Đông Á nói chung, hay các vấn đề ngoại

giao, an ninh khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á nói riêng mà ít có côngtrình nào nghiên cứu cụ thể, sâu sắc khía cạnh chính trị trong cục diện khu

vực Đông Á trong cả quá trình từ 1991 đến 2011 cũng như nêu lên những tác

động của cục diện đó đối với Việt Nam, từ đó đưa ra những khuyến nghị cho

Việt Nam trước cục diện chính tri khu vực.

Kế thừa những kết quả nghiên cứu về cục diện chính trị Đông Á đã có

và phát triển nghiên cứu về Đông Á theo hướng mới, luận án sẽ tập trung

nghiên cứu những vấn đề sau:

Một là: Tìm hiểu, phân tích khái niệm cục diện, cục diện chính trị khuvực, những yếu tố tác động làm thay đôi cục diện chính trị khu vực Bối cảnh

quốc tế, khu vực Đông A qua hai giai đoạn 1991 — 2001, 2001 - 2011.

Hai là: Hệ thống lại quá trình hình thành và phát triển của cục diện

chính trị Đông Á từ 1991 đến 2011, trong đó tập trung phân tích vai trò củacác cường quốc khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản; các nước vừa và nhỏ,chủ yếu thông qua hoạt động của các tổ chức khu vực và các diễn đàn đa

phương như ASEAN, ARF, APEC, các cường quốc ngoài khu vực có tácđộng mạnh mẽ tới cục diện chính trị khu vực tiêu biểu như Hoa Kỳ và Nga.

Ba là: Nhận xét về cục diện chính trị Đông Á từ 1991 đến 2011 và đưa

ra một số nhận định về cục diện khu vực nảy sau năm 2011, đồng thời đưa ranhững khuyến nghị cho Việt Nam trước quá trình vận động của cục diện

chính trị khu vực Đông Á.

28

Trang 37

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA CỤC DIỆN

CHÍNH TRI ĐÔNG A SAU CHIEN TRANH LẠNH

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Khái niệm cục diện

Trong nghiên cứu lịch sử thế giới nói chung, lịch sử quan hệ quốc tế nóiriêng hiện nay, khi đánh giá về khía cạnh chính trị của một khu vực, có nhiều

thuật ngữ được sử dụng như “kiến trúc”, “cau trúc”, “môi trường”, “tình hình”,“thực trạng” nhưng có lẽ đang được sử dụng phổ biến và rộng rãi trong gần

đây thì không thê không nhắc tới hai thuật ngữ: “trật tự” và “cục diện”.

Theo từ điển tiếng Việt, trật tự “là sự sắp xếp theo một thứ tự, một quy

tắc nhất định.” Bàn về quan hệ quốc tế là bàn về sự tương tác xuyên biên giớigiữa các chủ thé, trong đó, các chủ thé lớn nhất — thường được gọi là các

cường quốc — đóng vai trò định hình, chi phối và quyết định trạng thái củaquan hệ quốc tế Cách sắp xếp quyền lực như vậy chính là “trật tự”, ở cấp độthấp hơn là “cục điện” Bàn về trật tự thế giới có nghĩa là bàn về việc quyềnlực quốc tế được sắp xếp như thế nào Theo Phạm Thái Việt trong cuốn sách“Toàn câu hoá: Những biến đổi lớn trong đời sống chính trị quốc tế và vănhoá” do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội ấn hành năm 2006, trang 9, “Cơ cầu

phân bổ sức mạnh, có tác dụng duy trì trạng thái 6n định của hệ thống quan hệ

quốc tế, được hiểu là trật tự thế giới hay trật tự quốc tế.” Còn theo tác giả Lê

Minh Quân trong cuốn “Vẻ một số xu hướng chính trị chủ yếu trên thé giới

hiện nay” do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 2014, trang

124-125 thì “trật tự thế giới là sơ đồ sắp xếp các chủ thể quốc tế hàng đầu theo

quy mô quyền lực của mỗi chủ thé, là sơ đồ tổ chức toàn bộ xã hội quốc tếtheo những nguyên tắc nhất định Trong một số thời điểm lịch sử, các quan

hệ quôc tê chưa được câu trúc và vận động trong khuôn khô trật tự cụ thê, mà

29

Trang 38

chỉ được triển khai trong cục diện thế giới nhất định Trật tự thế giới chỉ đượcxác lập khi hội tụ đủ ba yếu tổ là các giá trị tư tưởng nền móng, sự phân ngôigiữa các cường quốc và những quy tắc được thừa nhận.” Như vậy, có thé thấy“trật tự” bao hàm cả “cục diện” Nếu như trật tự là bức tranh tong thé của cảmột giai đoạn, thì cục diện là bố cục và diện mạo của quyền lực xuất hiệntrong một thời gian ngắn, chưa ôn định.

Việc xem xét các khái niệm trật tự và cục diện có ý nghĩa quan trọng

đối với việc luận giải và phân tích quan hệ quốc tế ở một khu vực trong

khoảng thời gian nhất định Trật tự thế giới gắn với tư duy quyên lực, thê hiệnvị trí của quốc gia có ảnh hưởng lớn nhất trong quá trình xây dựng và thựchành “luật chơi” — nguyên tắc xử sự giữa các chủ thể của quan hệ quốc tế Trật tự thiên về thứ bậc trong một giai đoạn dài Trật tự thế giới gan với cautrúc quyền lực, phan ánh mặt phân chia quyền lực giữa các nước lớn trongmột khoảng thời gian dài xác định, có ý nghĩa đối với toàn thế giới.

Còn “cục diện khu vực” là biéu hiện tương tác quyền lực giữa các chủthé ở một khu vực trong một thời gian ngắn, không ổn định và khó dự báo.

Theo từ điển tiếng Việt, cục diện “là tình hình chung của cuộc đấu tranh, cuộctranh chấp, biểu hiện ra trong một thời điểm nhất định” Trong tiếng Anh, từ

“cục diện” thường được dùng là constellation, conjunture và complexion, thểhiện tình cảnh, cảnh ngộ và phản ánh diện mạo chung, và cũng được hiểu làdiện mạo hoặc đặc điểm, khía cạnh chung nhất của một hiện tượng, sự vật, ví

dụ như trong từ “cục diện chiến tranh” (the complexion of the war) [147;tr.236] Theo Lê Văn Sang, cục diện thé giới “là kết cấu các quan hệ kinh tếchính trị quốc tế, các chủ thé kinh tế chính trị lớn tương đối 6n định và có anhhưởng lớn đến toàn bộ thế giới trong quá trình phát triển” [108; tr.12] Trong

một số công trình khác, các tác giả cho rằng, khái niệm cục diện chỉ “thực

trạng tình hình trên các lĩnh vực chủ yếu của đời sống xã hội” thé hiện ở ba

cục diện kinh tê, chính trỊ, an ninh và văn hoá xã hội.

30

Trang 39

Tại Hội thảo khoa học “Cục diện thé giới 2020” do Học viện Ngoạigiao tổ chức, ngày 14 tháng 8 năm 2008, trong bai viết “Xu hướng phát triểncục diện thé giới đến năm 2020 — Thách thức và cơ hội đối với Việt Nam ”, tácgiả Hồng Hà có đưa ra định nghĩa “Cục diện thế giới là bộ mặt tổng quan,trạng thái các lực lượng, các chủ thé trong đời sống quốc tế có mối quan hệtác động lẫn nhau ở một thời điểm nhất định” Và như thế Cục điện thế giới làmột khái niệm động, chuyên biến với một tần suất ngày càng nhanh, phức tạp

và có những đột biến khó lường, khó dự báo Khái niệm “Cục diện thế giới”

không nên được hiểu chỉ là tình hình chung thế giới Cục điện thế giới có nộihàm rộng bao gồm không chỉ là cục diện chính trị mà cả các lĩnh vực khác:kinh tế, văn hóa, môi trường, sắc tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh , vớinhững mối liên kết song phương, đa phương, toàn cầu Cục diện thé giới pháttriển theo quy luật của nó Tìm được ra quy luật phát triển thì có cách đánh

giá đúng cục diện Trong cái biến đổi của cục điện có thể tìm ra cái khôngbiến đổi, thấy ra cái trật tự trong sự mất trật tự của cục điện Cũng trong mộtbài viết cùng tên, tác giả Lê Văn Cương đưa ra khái niệm “Cục diện thế giớilà sự vận động, phát triển của sự phân bồ lực lượng và cấu trúc quyền lực giữa

các quốc gia, trước hết và chủ yếu là giữa các cường quốc, trên sân khấuchính trị thế giới được thể hiện ở các trạng thái chiến tranh — hoà bình, 6nđịnh và không ôn định, xung đột và hoà dịu, hợp tác và cạnh tranh thoả hiệp

và đối đầu ở cấp độ toàn cầu”.

Trong bài viết “Vài ý kiến về cục diện thế giới hiện nay”, tác giả VũDương Huân có đưa ra khái niệm “cục diện thế giới, cục diện khu vực” là

“tình hình mọi mặt của thế giới, khu vực, trong một khoảng thời gian nhất

định cũng như tương quan lực lượng giữa các lực lượng chính trị chủ yếu trên

bàn cờ chính trị thế giới, khu vực.”

Nói tóm lại, có thể hiểu “cục điện” là thuật ngữ thể hiện bố cục, diệnmạo, trạng thái quan hệ giữa các quốc gia, sự phân bồ quyên lực trong một

31

Trang 40

giai đoạn nhất định, là trạng thái biểu hiện một cách tổng quát của các mặt,nhưng lại mang tính đặc trưng cua sự vật Nói đến cục diện là nói đến vị trí,vai trò của các cường quốc trong khu vực, các mô hình quản ly an ninh tươngđối 6n định và khả năng dự báo về tình hình trong tương lai Day cũng chính

là quan điểm xuyên suốt mà luận án áp dụng trong quá trình thực hiện.

2.1.2 Khái niệm cục diện chính trị khu vực

Xét về khái niệm “cục diện chính trị khu vực”, đã có nhiều định nghĩađược đưa ra Có quan điểm cho rang đó là kết cấu quyền lực được hình thành

bởi so sánh lực lượng, tập hợp lực lượng giữa các quốc gia trong khu vực, lànhững nguyên tắc, quy phạm, phương pháp, khả năng xử lý các mối quan hệ

giữa các quốc gia với nhau trong khu vực.

Một quan điểm khác cho rằng: “cục diện chính trị” được hiểu với ý

nghĩa chung nhất là khả năng của các quốc gia, chủ thể chi phối, tham gia chỉ

phối sân khẩu chính trị thế giới, khu vực Cũng theo quan điểm này, muốn chỉ

phối hoặc tham gia chi phối sân khấu chính trị thế giới, khu vực, các quốc gia,

chủ thể cần có sức mạnh quân sự, tiềm lực kinh tế, an ninh và giá trị văn hoá

dân tộc.

Từ đó có thé đưa ra định nghĩa “Cục diện chính trị khu vực ” là kết caucác quan hệ chính trị quốc tế giữa các chủ thé quan hệ chính trị quốc tế củakhu vực (vị trí, vai trò của các cường quốc khu vực, các nước vừa và nhỏ, cácquốc gia bên ngoài khu vực) hình thành nên các mô hình quản lý an ninh,

xung đột tương đối ổn định của khu vực trong một giai đoạn nhất định, dongthời có khả năng dự bdo trong tương lai gan.

Cục diện chính trị luôn tác động trở lại cục diện kinh tế của khu vực và

ngược lại Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác — Lênin, khi nói đến chính trị

là nói đến quyền lực, đến giai cấp và nhà nước Nội dung cốt lõi của quyềnlực là lợi ích kinh tế Khi bàn đến các nhà nước trong khu vực đại diện cho

các giai cap nào, nhăm vào những lợi ích gi, thông qua việc tô chức và tập

32

Ngày đăng: 05/06/2024, 16:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w