1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Lịch sử: Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 1963 đến năm 1975

228 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VŨ THỊ LIÊN

TỪ NĂM 1963 ĐÉN NĂM 1975

LUẬN ÁN TIÊN SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội - 2018

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VŨ THỊ LIÊN

DANG BỘ THÀNH PHO HAI PHÒNG

LÃNH ĐẠO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC PHỎ THÔNG

TỪ NĂM 1963 DEN NAM 1975

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Mã số: 62 22 03 15

Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS NGUYEN THỊ MAI HOA

Hà Nội - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi dựa trên

tư liệu sẵn có, chưa từng được công bố trong các công trình nghiên cứu của ai

khác Những kết quả trình bày trong luận án hoàn toàn khách quan, trungthực Nếu có những thiếu sót là do năng lực hạn chế của tác gia và tôi xin chịu

trách nhiệm về việc công bô luận án này.

TÁC GIÁ LUẬN ÁN

Vũ Thị Liên

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận án Tiến sĩ tác giả đã nhận được sự giúp đỡ

quý báu từ nhiều cơ quan, tập thé và cá nhân.

Trước hết, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn

đề tài PGS, TS Nguyễn Thị Mai Hoa, cùng các thầy giáo, cô giáo Khoa Lịch

sử Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, đã chỉ bảo tận tình,

động viên, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập cũng như các thủ tục

cần thiết trong quá trình viết và bảo vệ luận án.

Đặc biệt, tác giả xin chân trọng cảm ơn Khoa Lý luận chính tri, Trường

Đại học Hàng Hải Việt Nam - nơi tac gia công tác đã tao điều kiện thuận lợivề moi mặt dé tác giả yên tâm học tập và hoàn thành luận án.

Trong quá trình nghiên cứu và tập hợp tư liệu, tác giả đã nhận được sự

giúp đỡ nhiệt tình từ các cơ quan như: Trung tâm lưu trữ quốc gia III, Thanh

ủy Hải Phòng, Ban Tuyên Giáo, Sở Giáo dục va Dao tạo, Chi cục Văn thư lưu

trữ thành phố Hải Phòng Tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâusắc tới các Quý cơ quan.

Cuối cùng, tác giả xin được bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạnbè đã luôn chia sẻ, đồng hành cùng tác giả trong suốt chặng hành trình dài

vừa qua.

Tác giả xin tỏ lòng biết ơn!

Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2018Tác giả luận án

Vũ Thị Liên

Trang 5

giáo dục cao đẳng và đại học

phổ thông _ | PhS théng Tr ong Cap

16 | IX |trung hoc trung hoe phé trung

HE THỐNG GIÁO DUC PHO THONG Ở MIEN BẮC

TRONG THỜI KY CHONG MỸ

Tr dng công nhân

kỹ thuật và tr dng

trung học chuyên nghiệp

Trang 6

DANH MỤC CHU CAI VIET TAT

BCH Ban chap hanh

Trang 7

006086710277 1

1 LY do ChOM dE 1: 8n 1

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiÊn Wu G5 5 52 s5 9S 599 9999 59 4558495998 2

3 Đối tượng và phạm Vi nghiên cứu -° s5 sssessessessessesersessessess 3

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên CỨU s- << 55s ssss ssss se 3

la 8Š 4

6 Đóng góp của luận áI G5 S9 9 9 9 9.0 00088096 8.05

7 Kết cầu của luận án - << se s se EssEssEsSEseEsEEsEEsESsEsEssEsersersersessese 5

Chương 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU CO LIEN QUAN DEN0)08 /.0800/.0Ẽ090277 6

1.1 Tổng quan về các nhóm công trình nghiên cứu tiêu biểu 61.1.1 Ở trong TƯỚC - - 2-5256 SE ÉEỀ 911211211 21111111111111111111111 11111 c1e 6In oi 8n .4 AẢ ÔÒỎ 191.2 Kết quả nghiên cứu và những van đề luận án tập trung giải quyét 201.2.1 Kết quả nghiên cứu - ¿2 2 ++x2E££EE£EEtEEEEEEEEEEEEEECEEEErkrrkrrkerrree 201.2.2 Những van dé luận án tập trung giải quyết -. : z sz5cszs 22

Tiểu kết chương 1 -s-s-s° se sSs£©s£ESsESs£EseEssEssexserserssrsstsserserssrssese 23Chương 2 CHU TRUONG VA SỰ CHỈ ĐẠO CUA DANG BO THÀNH PHOHAI PHONG DOI VOI GIAO DUC PHO THONG TU NAM 1963 DEN

NAM 1968 weisccssssscsssssssssscssscsssssssssssssssssessssssssssssssssssesssssesssssssssssssssssesssssssessssesssssees 24

2.1 Những căn cứ xác định chủ trương va chủ trương của Dangb 6

¡01180211777 ).).) 24

2.1.1 Những căn cứ xác định chủ trương - - scc xxx sstseirserresrrrerres 24

2.1.2 Chủ trương của Đảng bộ thành phố Hải Phòng .: - 33

2.2 Chỉ đạo thực hhiỆH d 0 << 5 99.99 99.9099.0090 0909400609600894008094 9637

2.2.1 Về quy mô và cơ sở vật chất ¿- ¿52 2+E+E‡EEeEEEEEEEEEEEEEEEEerkerkered 37

Trang 8

2.2.2 Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên - ¿5c tt 2 2112112122171 21 1E xe2 41

2.2.3 Nang cao chất lượng giáo dục toàn diện - ¿2 s+cs+rxezxezreee 48

2.2.4 Công tác phòng không - + 1n 32 1321111112 1211111111 1E re 55

2.2.5 Xây dựng các điển hình tiên tiến, phát động, thực hiện các phong trào

008.1 cỎ 3 58

2.2.6 Dao tao hoc sinh miền Nam (St EEEEEEEEEEESEEEEEkekerrkekerrrx 60

Tiểu kết chương 2 s- 2s ©s° s2 ©Ss£Ss£EsSESSESSEESEESESE39E25E758139035025759 3959 62

Chương 3 SỰ LÃNH DAO CUA DANG BỘ THÀNH PHO HAI PHÒNG DOI

VỚI GIÁO DỤC PHO THONG TỪ NĂM 1968 DEN NĂM 1975 64

3.1 Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Hải

Phòng và chủ trương của Dang bộ Thành phố -°-s-scsscsscssess 643.1.1 Những yếu t6 tác động -:- ¿- 22+ EEEEEEEEE12112112117111 11111 xe 643.1.2 Chủ trương của Dang bộ thành phố Hải PhOng - 70

3.2 Chỉ đạo thurc hhiÏỆT 0 G5 sọ dọn TT 0 0009600 73

3.2.1 Mở rộng quy mô và tăng cường cơ sở vật chất -s s+cscs2 73

3.2.2 Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý 81

3.2.3 Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn điện - s5 s2 913.2.4 Chuyén hướng hoạt động giáo duc phủ hợp với tinh hình 99

3.2.5 Day mạnh phong trào thi đua, xây dựng các điền hình tiên tiến 102

3.2.6 Đào tạo học sinh Hoa KiỀu - 5: St t+EEEEEESEEEEEEEEEEEEEEkrkerererrser 108Tiểu kết chương 3 se s°s° se +se+++£©ss©SeEvseEtserxettserksetssersserssorsee 110Chương 4 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIEM -2 scsscsscssess 113

4.2.2 Chú trọng nâng cao năng lực bộ máy và đội ngũ cán bộ, giáo viên làm

công tác giáo dục phô thông - 2 2 2 ©E+EE+2EE2EESEEEEE2EE2EEEEEEEECrErrrrrei 139

Trang 9

4.2.3 Tổ chức các phong trào thi dua phát triển giáo dục phô thông rộng khắptrên cơ sở phát huy tinh thần, ý chí chiến đấu và sự ủng hộ của người dân 142

4.2.4 Coi trọng việc chi đạo các ban, ngành, doan thể phối kết hợp chặt chẽ

trong các hoạt động liên quan đến giáo dục phổ thông - 2 1444.2.5 Chú trọng đảm bảo tính ồn định của giáo dục phổ thông trong điều kiện

phải kip thời chuyên hướng phù hợp với yêu câu của thời chiên 147

Tidu két ChUONG 70 1490009000575 150DANH MỤC CAC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CUA TÁC GIÁ LIÊN QUAN0)108007 08090077 152

TÀI LIEU THAM KHẢO << 2° s< se se EsseEssevseEssersserseessersee 154

PHỤ LỤC

Trang 10

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 2.1: Số trường và hoc sinh phố thông qua hai năm học 1961 - 1962 và

1962 - I96Ổ LG HT ng 29

Bảng 2.2: Số lượng học sinh phổ thông tăng qua các năm học 1966 - 1968 38

Bang 2.3: Số lớp học phổ thông các cấp từ năm 1964 đến năm 1967 39

Bang 2.4: Báo cáo chất lượng giáo viên cấp I, II, II năm 1967 - 1968 của Bộ

GIAO ỤC LG Q TQ HH HH kg E4 42

Bảng 2.5: Số giáo viên phô thông cấp I, II, II từ năm 1964 đến năm 1967 43Bảng 2.6: Số học sinh sơ tán ra ngoại thành năm 1965 -:2- ¿5755 56

Bang 3.1: Kết qua kỳ thi tốt nghiệp các cấp từ năm 1973 đến năm 1975 74

Bảng 3.2: Chỉ tiêu tuyển sinh các trường Sư phạm cấp I và cấp II năm học

I0 §gàddddadđaaaaiiiiiaai 85

Bảng 3.3:Ty lệ cân đối kế hoạch tốt nghiệp cấp I, cap II và cấp II năm học

lý ggiiẳđiđđađáẢÝŸ 86

Trang 11

MỞ DAU

1 Lý do chọn đề tài

Giáo dục pho thông là một bậc học có tầm quan trọng đặc biệt trong hệ thốnggiáo dục quốc dân Việt Nam GDPT đặt những cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàndiện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thâm mỹ và các kỹ năng cơ bản hình thành nhân

cách con người, giúp học sinh tiếp tục học lên những bậc cao hơn như: trung cấp,

cao đăng, đại học, đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nhận thức rõ vai trò quan trọng của GDPT, Nghị quyết của Bộ Chính trị về cải cách

giáo dục lần thứ 3 (1979) khẳng định: “Giáo dục phổ thông là nên tảng văn hóa của

một nước, là sức mạnh tương lai của một dân tộc Nó đặt cơ sở vững chắc cho sựphát triển toàn diện con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa” [17, tr 23].

Hải Phòng là thành phố có vị trí địa chính trị và địa kinh tế quan trọng, datrộng, người đông, có cả đồng bằng, trung du miễn núi, hải đảo, có đường biển dài

với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, lực lượng lao động đông Đặc biệt,Hải phòng là thành phố cảng, có công nghiệp, thương mại và dịch vụ du lịch pháttriển, là một đầu mối giao thông quan trọng với hệ thống giao thông đa dạng gồm:đường thuỷ, đường bộ, đường sắt, hàng không nối liền các tỉnh trong nước và quốctế, là cửa chính ra biển của Thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc Những điều kiệnthuận lợi đó là những cơ sở quan trọng, góp phần thúc day GDPT Hải Phòng pháttriển, đảm bảo về mặt chất lượng, đáp ứng những yêu cầu về kinh tế - xã hội củaThành phố và đất nước.

Nhận thức rõ vai trò của GDPT, những năm 1963 - 1975, vận dụng chủ

trương của Đảng, Đảng bộ thành phố Hải Phòng đã tập trung lãnh đạo GDPT trêncơ sở xác định đúng mục tiêu cho mỗi giai đoạn phát triển của GDPT thành phố phùhợp điều kiện thực tiễn địa phương Do đó, GDPT Hải Phòng có những bước phát triểnrõ rệt: công tác đảo tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý có tiến bộ; các

trường phé thông nhanh chóng khôi phục và 6n định nề nếp day và học sau chiến tranh

phá hoại; bước đâu găn giáo dục với lao động sản xuât

Trang 12

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, GDPT Hải Phòng những năm

1963- 1975 còn nhiều yếu kém, bat cập: chất lượng giáo dục còn thấp, thiếu toàn diện,

không có quy hoạch chiến lược dài hạn, đội ngũ giáo viên còn thiếu, nhỏ lẻ

Trước những đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn về việc tiếp tục day mạnh pháttriển GDPT ở thành phố Hải Phòng, việc nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ thànhphố Hải Phòng đối với GDPT những năm 1963 - 1975, rút ra những kinh nghiệm

tham khảo cho hiện tại là hết sức cần thiết Đó là những lý do chính để chúng tôi

mạnh dạn chọn vấn đề “Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo sự nghiệp giáodục phố thông từ năm 1963 đến năm 1975” làm đề tài cho luận án tiến sĩ chuyên

ngành lịch sử Đảng cua mình.

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu2.1 Mục đích nghiên cứu

Từ góc độ Lịch sử Đảng, luận án làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng

bộ thành phố Hải Phòng đối với GDPT; trên cơ sở đó, đúc kết những kinh nghiệm

có cơ sở khoa học, có giá trị tham khảo cho hiện tại.2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ những căn cứ dé Đảng bộ xác định chủ trương trong GDPT, đồngthời phục dựng lại bức tranh về GDPT ở thành phố Hải Phòng từ năm 1963 đến

năm 1975.

- Phân tích chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ thành phố Hải Phòng đối

với GDPT qua hai giai đoạn nghiên cứu: 1963 - 1968; 1968 - 1975 Năm 1968 là

năm đánh dau thang lợi của của quân dân miền Bắc trong cuộc chiến tranh phá hoại

miền Bắc lần thứ nhất (1965-1968), trong đó, Hải Phòng là “Thành phố đã góp phanxứng đáng vào cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, giữ vững mạch máu giaothông vận tải qua cảng, tích cực chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến”; đồngthời, tháng 4 năm 1968, chỉ sau 4 ngày Mỹ tuyên bố ngừng ném bom, Đại hội Đảngbộ Thành phó lần thứ hai được tô chức (04/4/1968).

- Phân tích, đánh giá ưu điểm, hạn chế trong sự lãnh đạo của Đảng bộ thànhphố Hải Phòng đối với GDPT; chỉ ra nguyên nhân; đồng thời, đúc rút những kinh

Trang 13

nghiệm từ quá trình lãnh đạo, chỉ đạo GDPT của Đảng bộ thành phố Hải Phòng

3.2 Pham vi nghiên cứu

- Về nội dung khoa học: Luận án nghiên cứu chủ trương và những biệnpháp, giải pháp mà Đảng bộ thành phố Hải Phòng đề ra đối với GDPT, nham đưaGDPT phát triển về chất và lượng, đáp ứng yêu cầu bảo vệ, xây dựng thành phó,thực hiện nhiệm vụ hậu phương, cùng cả nước hoàn thành thăng lợi cuộc

KCCM, cứu nước.

- Về thời gian: Luận án lay mốc khởi đầu nghiên cứu là năm 1963 - năm diễnra Dai hội Đảng bộ Thành phố khóa I (7/1963) - Đại hội nhắn mạnh các nhiệm vụliên quan đến GDPT; đồng thời, đây cũng là thời điểm hai tỉnh Kiến An và HảiPhòng được hợp nhất và lấy tên là thành phố Hải Phòng Năm 1975 được chọn làmốc kết thúc nghiên cứu - đây là thời điểm kết thúc nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộThành phố lần thứ IV (1975) và cũng là lúc cuộc KCCM kết thúc thắng lợi Tuynhiên, để có cái nhìn toàn diện, đầy đủ về sự lãnh đạo của Đảng bộ Hải Phòng đốivới GDPT cũng như bức tranh toàn cảnh GDPT của Thành phó; đồng thời, phục vụcho mục tiêu đúc kết kinh nghiệm, luận án có mở rộng phạm vi nghiên cứu về cả

trước và sau hai mốc nghiên cứu nói trên.

- Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hải Phòng.Ngoài ra, luận án có đề cập, nghiên cứu thêm một số địa phương lân cận và ở chừngmực nhất định liên hệ với cả nước để có thêm số liệu so sánh với GDPT Hải Phòng.

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Dựa trên những quan điểm duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng về giáo dục, tác giả sử dung mộtsố phương pháp nghiên cứu phổ quát của khoa học lich sử, như: phương pháp lịchsử, logic và kết hợp chặt chẽ hai phương pháp đó Cụ thé là:

Trang 14

- Phương pháp lịch sử được sử dụng để phân kỳ các giai đoạn nghiên cứu(hai giai đoạn: những năm 1963 - 1968 và 1968 - 1975); đồng thời, mô tả các chủtrương, quan điểm của Đảng Lao động Việt Nam, Đảng bộ thành phố Hải Phòng vềphát triển GDPT theo tiến trình lịch sử.

- Phương pháp logic được sử dụng trong cả 4 chương của luận 4n: trong

chương 2 và chương 3 dùng dé xâu chuỗi các sự kiện chủ yếu và khái quát lịch sử,

nêu bật những nội dung trọng tâm trong từng văn kiện và liên kết các nội dung đó

dé thay quá trình nhận thức, phát triển đường lối chủ trương của Dang và Dang bộThành phố về GDPT; sử dụng trong khái quát quá trình chỉ đạo thực hiện GDPTcủa Đảng bộ Thành phó Trong chương 4, phương pháp logic được sử dụng dé kháiquát những ưu điểm, hạn chế và đúc rút những kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộthành phố Hải Phòng lãnh đạo phát triển GDPT.

- Phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgic để tái hiện một cách

chân thực và khoa học quá trình lãnh đạo GDPT của Đảng bộ thành phố Hải Phòngtừ năm 1963 đến năm 1975; đồng thời, khái quát, luận giải những ưu điểm, hạn chếvà đúc rút những kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạophát triển GDPT.

- Ngoài ra, một số phương pháp khác như hương pháp phân tích, hợp, đối chiếu,

so sánh, thống kê được sử dụng tích cực phù hợp với từng nội dung của luận án.

5 Nguồn tư liệu

Các tác phẩm kinh điên của chủ nghĩa Mác - Lénin và tư tưởng Hồ Chí Minhvề vai trò của giáo dục, GDPT đối với đất nước.

Các văn kiện của Đảng, Chính phủ; các văn kiện của Đảng bộ thành phố HảiPhòng và các Đảng bộ cơ sở về GDPT là những tư liệu gốc của luận án.

Các sách chuyên khảo, luận án, luận văn, dé tài nghiên cứu khoa học đã công

bồ liên quan đến GDPT là nguồn tư liệu tham khảo của luận án.

Tài liệu của các cấp, các ngành trong thành phố về GDPT, như: Niên giámthống kê, báo cáo hàng năm; các dé án; quy hoạch tổng thé phát triển kinh tế - xãhội thành phố Hải Phòng; quy hoạch GDPT; các tài liệu, biên bản hội nghị, hội

Trang 15

thảo được lưu trữ tại Văn phòng Thanh ủy, Văn phòng UBND Thành phố, Chi

cục Văn thư - lưu trữ Thành phó, Sở Giáo dục và đạo tạo Thành phó.

7 Kết cầu của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội

dung luận án gồm 4 chương, 8 tiết:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án

Chương 2: Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ thành phố Hải Phòng đốivới giáo dục phô thông giai đoạn 1963 - 1968

Chương 3: Sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Hải Phòng đối với giáo dục

phô thông giai đoạn 1968 - 1975

Chương 4: Nhận xét và kinh nghiệm

Trang 16

Chương 1

TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨUCÓ LIÊN QUAN DEN DE TÀI LUẬN ÁN

Là một trong những nội dung quan trọng, quyết định đến sự phát triển kinh tế

- xã hội của đất nước, giáo dục nói chung, GDPT nói riêng luôn là chủ đề thu hút sự

quan tâm của các nhà khoa học, giới nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, thực

hiện đề tài, nghiên cứu sinh (NCS) đã hệ thống hóa và phân tích những công trìnhkhoa học có liên quan đến sự nghiệp GDPT tại các địa phương, đặc biệt là nhữngcông trình viết về vấn đề giáo dục và GDPT Hải Phòng Mỗi công trình có hướng

nghiên cứu cũng như cách tiếp cận riêng, vì thế NCS chọn cách tiếp cận theo nộidung, chia thành những công trình nghiên cứu chung về GDPT và các công trìnhnghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ Hải Phòng đối với GDPT.

Bằng các phương pháp tiếp cận khác nhau, những công trình đã được công

bố nghiên cứu về giáo dục và GDPT tập trung trong các sách chuyên khảo, các luận

án, luận văn, các bài báo và các đề tài nghiên cứu khoa học Khảo cứu các công

trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án có thể chia theo các nhóm sau:1.1 Tổng quan về các nhóm công trình nghiên cứu tiêu biểu

1.1.1 Ởtrong nước

* Các công trình nghiên cứu chung về giáo dục pho thông

"Hồ Chi Minh bàn về công tác giáo duc" [70] là tập sách tông hợp nhiều bàiviết của Hồ Chí Minh bàn về các lĩnh vực trong giáo dục; trong đó, sợi chỉ đỏ xuyênsuốt tập sách này là quan điểm của Hồ Chí Minh đối với mục tiêu, nội dung,phương pháp giáo dục Nhìn chung, tất cả những luận điểm của Hồ Chí Minh về

giáo dục trên các nội dung nêu trên tuân thủ những quy tắc, nguyên lý giáo dục, nội

dung giáo dục của nền giáo dục XHCN Cụ thé là:

Về mục tiêu giáo dục, Hồ Chí Minh chỉ rõ: Trách nhiệm của người thay"không phải là gõ dau trẻ dé kiếm com" mà phải chăm lo, day dỗ, đào tạo học sinh

Trang 17

thành người công dân tốt, người lao động tốt, người cán bộ tốt, người chiến sĩ tốt,trung với nước, hiếu với dân, có lòng yêu nước nồng nàn, có đạo đức trong sáng,

cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, có tri thức và sức khỏe để phục vụ Tổ quốc,

phục vụ nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh.

Về nội dung giáo dục, Hồ Chí Minh nêu vấn đề phải chú trọng giáo dục đạođức cách mạng, giác ngộ XHCN, kỹ thuật, lao động sản xuất: “Tăng cường hơn nữa

việc giáo dục lao động trong nhà trường là một khâu chủ yếu trong toàn bộ sự nghiệp

giáo dục xã hội chủ nghĩa, nhăm trang bị cho thế hệ trẻ đã có những kiến thức khoahọc, lại có những kiến thức cơ bản về sản xuất công nghiệp - nông nghiệp, những thói

quen lao động, sẵn sàng bước vào xây dựng xã hội chủ nghĩa” [70].

Theo Hồ Chi Minh, nội dung giáo dục phải chứa đựng tính nhân dân và tínhdân tộc; phải làm cho người học hiểu được những truyền thống quý báu của dân tộcnhư tinh thần yêu nước nồng nàn, đoàn kết, tương thân tương ái, anh hùng trong

chống giặc ngoại xâm, cần cù trong lao động sản xuất.

Về phương pháp giáo dục, Hồ Chí Minh yêu cầu: cách học phải nhẹ nhàng;

không gò ép học sinh vào khuôn khổ người lớn, phải đặc biệt chú trọng đến sứckhỏe của học sinh, chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự phát huy nội lực, tư duybiện chứng Mác - Lénin, óc tư duy lý luận, tư duy kỹ thuật, tư duy kinh tế, óc phêphan và sáng tạo cho người học Với phương pháp nghiên cứu khoa học, lôgic, cuỗnsách đã khăng định giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, góp phần quan trọng xâydựng nền tảng tư tưởng và định hướng cho công tác giáo dục sau này.

Cuốn sách “Vé van dé giáo dục - đào tạo "của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã

đề cập đến GDPT, trong đó nêu rõ: “Giáo dục phổ thông là những từ rất hay rấtđúng với tuổi trẻ và đối với mọi người, ở chỗ giáo dục phô thông bao quát tất cảnhững gi hiểu biết thông thường đối với con người ” [47, tr 80] Điểm khác biệt ởcông trình này là tác giả đã đề cập tới van đề “giáo duc là quốc sách hàng dau” khásớm; trong khi đến Nghị quyết số 04-NQ/HNTW “Vẻ tiếp tục đổi mới sự nghiệp

giáo dục và đào tạo” (14-1-1993), Đảng mới nhắc đến cụm từ này.

Bằng một loạt quan điểm mới mang tính cách mạng về giáo dục- đào tạo,Thủ tướng Phạm Văn Đồng lý giải: quốc sách hàng đầu của giáo dục - đào tạo,

Trang 18

nghĩa là giáo dục đứng hàng thứ nhất, là đi trước một bước Từ đó, đề nghị các cơ

quan có thâm quyền ở Việt Nam chú ý nhiều hơn nữa, đầy đủ hơn nữa đến sự

nghiệp giáo dục, không chỉ vì lợi ích trước mắt mà còn vì tương lai của dân tộc.

Giáo dục là tương lai của dân tộc, tức là tương lai của con người, của moi người.

Giáo dục là “cái đòn xeo của cả loài người”, các dân tộc, con người lớn lên và phanđấu bang cuộc cách mang lật đồ giai cấp áp bức, bóc lột, đem lại tự do hạnh phúccho mọi người Từ vai trò to lớn của giáo dục - đào tạo, tác giả đặt ra các yêu cầucho ngành giáo dục - dao tạo: Phải làm Chiến lược giáo dục; phải làm Chiến lượccon người; nghiên cứu để thiết kế toàn bộ hình thái nền giáo dục Việt Nam và đưahình thái ấy vào thực hiện; phải chú ý đúng mức đến các bộ phận cấu thành của giáo

dục, của nhà trường: chính sách đối với giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và họcsinh, sinh viên; trang bị cơ sở vật chất và kỹ thuật cho giáo dục Tác giả kết luận:Đổi mới giáo dục - đào tạo phải từ tư duy đến hành động và là một quá trình, trongđó phải luôn chú ý răng sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố có tính quyết định nhất.

Cũng bàn về giáo dục, trong nhiều tác phẩm của Phạm Văn Đồng đường lỗi

của Đảng về lĩnh vực văn hóa, giáo dục được khái quát tương đối đầy đủ, như: “Hay

tiễn mạnh trên mặt trận khoa học và kỹ thuật” [43]; “Công tác giáo duc và người

thây giáo xã hội chủ nghĩa" [44]; “Thấu suốt đường lối của Đảng, đưa sự nghiệp

giáo dục tiến lên mạnh mẽ, vững chắc” [45]; “Sự nghiệp giáo dục trong chế độ xãhội chủ nghĩa” [46]; Về vấn dé giáo dục - đào tạo” [47] Những tác pham trên đâyđều chỉ rõ vai trò quan trọng và cần thiết của việc đây mạnh sự nghiệp giáo dục và

đào tạo bởi giáo dục đào tạo là động lực dé thúc đây sự phát triển của đất nước.

Đồng thời, phương pháp nghiên cứu lịch sử và légic được thé hiện cụ thé trong nộidung tác phẩm là cơ sở lý luận cho Đảng và Nhà nước Việt Nam đề ra đường lối,chính sách giáo dục phát triển.

“Bàn về giáo dục ” là bài viết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đăng trên báo

Giáo duc và Thời đại [51] Tu việc nhận định: giáo dục của kỷ nguyên thông tin là

một nền giáo dục cho mọi người, tạo điều kiện để mọi người được học, giúp cho

mọi người biết cách học, biết cách tự học, học tập liên tục, học suốt đời; là một nền

giáo dục mở và liên thông, có khả năng hội nhập với nên giáo dục chung của thê

Trang 19

giới, tác giả yêu cầu người học phải: 1- Hiểu biết và cảm thụ sâu sắc truyền thốngvăn hóa dân tộc 2- Phải học kiến thức khoa học và công nghệ hiện đại 3- Có nănglực tư duy độc lập trên cơ sở kết hợp tư duy khoa học với phương pháp tư duy hệthống, tư duy phức hop, dé có khả năng sống và hoạt động một cách linh hoạt, sángtạo trong một thé giới phức tap, đan xen những thách thức và cơ hội

Qua đó, tác giả kết luận, dé đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững, tiễn

kịp thời đại trong kỷ nguyên thông tin và tri thức, cần đổi mới toàn diện, sâu sắc,triệt dé có tính cách mạng nên giáo dục và đảo tạo của Việt Nam Đó là đôi mới tư

duy về quan điểm và mục tiêu giáo dục - dao tạo; đổi mới chương trình, nội dung,phương châm, phương pháp giáo dục; đổi mới hệ thống tổ chức, công tác quản lý vàhệ thống chính sách nhằm hiện đại hóa nền giáo dục phù hợp với truyền thống văn

hóa dân tộc và xu hướng phát triển chung của thời đại

Bài viết “Phái triển mạnh mẽ giáo dục - đào tạo phục vụ đắc lực sự nghiệpcông nghiệp hóa đất nước” của nguyên Tông Bí thư Đỗ Mười [71] đã khăng địnhmuốn đưa sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước nhanh chóng đến thắng lợi thì đứtkhoát phải phát triển mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục - đào tạo Do đó, cần có sự nhậnthức đúng đắn, sâu sắc của toàn Đảng, toàn dân về vai trò của giáo dục và đảo tạo.

Tu việc khẳng định vị trí vai trò của giáo dục - đào tạo, tác giả kết luận chỉ có thể

coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự pháttriển mới thúc day mạnh mẽ giáo duc - dao tao phục vu dac luc su nghiệp côngnghiệp hóa đất nước.

Cuốn sách “Lịch sử giản lược hơn 1000 năm nên giáo dục Việt Nam” của Lê

Văn Giạng [48] đã khái quát diện mạo nền giáo dục Việt Nam từ nên giáo dục Nhohọc đến đầu thế kỷ XX; nền giáo dục Việt Nam dưới thời Pháp thuộc, trong thời kìbảo vệ độc lập, xây dựng đất nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam và thống nhất

Tổ quốc; giáo dục Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2000 Trong đó, một phần cuốn

sách tác giả trình bay quá trình phát triển giáo dục Việt Nam những năm

1965-1975, bên cạnh thành tựu đạt được góp phần to lớn vào cuộc kháng chiến của dân

tộc thì giáo dục Việt Nam cũng tồn tại nhiều hạn chế Từ đó, tác giả nêu các giảipháp thúc đây sự nghiệp giáo dục trong những năm thống nhất đất nước.

Trang 20

Tác giả Nguyễn Quang Kính chủ biên cuốn sách “Giáo dục Việt Nam 1945 2005”, [64], khái quát quá trình phát triển của giáo dục Việt Nam từ sau Cách mạng

-tháng Tám - 1945 đến năm 2005 Qua các cuộc cải cách về giáo dục, vai trò của

giáo dục Việt Nam được đánh giá là động lực, sức mạnh to lớn giúp nhân dân Việt

Nam chiến thắng giặc ngoại xâm, thắng lợi trong công cuộc đổi mới Từ nội dungcuốn sách với các số liệu minh họa phong phú cho thấy, tác giả dày công nghiên

cứu, thống kê số liệu cụ thê và chỉ tiết về giáo dục của các tỉnh thành trong cả nước.

Do đó, cuốn sách là nguồn tư liệu quý cho công tác nghiên cứu về giáo dục và là cơsở lý luận góp phần hoàn thiện đường lối, chính sách về giáo dục- đào tạo của Đảngvà Nhà nước Việt Nam trong những năm tiếp theo.

“Day mạnh phong trào thi dua hai tốt” là bài viết của tác giả Nguyễn Văn

Huyên, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 17 [62] Tác giả nêu rõ Nghị quyết Đại hội

III của Đảng về giáo duc được phổ biến sâu rộng cho toàn ngành, giúp giáo viênhiểu rõ hơn mục đích, nguyên lý, phương châm giáo dục Nhiều trường đã nhanh

chóng vận dụng vào thực tiễn Từ thành tích và kinh nghiệm của phong trào “hai

tốt” ở trường phô thông cấp II Bac Lý những năm 60 (XX), tác giả chỉ rõ cần day

mạnh phong trào thi đua hai tốt theo hướng: nhà trường phải lấy giáo dục tư tưởng,chính trị làm gốc, bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu quê hương, đất nước, yêuCNXH, xác định trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước; nhà trường tìmmọi cách nâng cao chất lượng giảng dạy các môn văn hóa khoa học kỹ thuật, kếthợp giảng dạy với thực tế sản xuất và hoạt động xã hội Tác giả nhấn mạnh, nhàtrường phải tìm mọi biện pháp thực hiện bằng được kế hoạch giáo dục đã đề ra.

GS Trần Hồng Quân chủ biên cuốn sách “50 năm phát triển sự nghiệp giáodục và đào tạo (1945 - 1995)” [79] Theo tác giả, cuốn sách được viết ra nhằm“điểm lại những giai đoạn phát triển, ghi lại những sự kiện quan trọng, khăng định

những thành tựu to lớn, đúc rút những kinh nghiệm, bài học thành công, chưa thành

công ” [79, tr 5], với hy vọng đây là tài liệu có thé sử dụng dé tìm hiểu, tham khảo

trong quá trình nghiên cứu và giải quyết những vấn đề giáo dục đang đặt ra đối với

giáo dục Việt Nam nói chung.

10

Trang 21

Đề cập đến GDPT trong những năm KCCM (1965 - 1975), tác giả cuốn sách

nêu bật đặc điểm của thời kỳ chuyển hướng chiến lược giáo dục trong hoàn cảnh cảnước có chiến tranh với tinh thần “chống Mỹ cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng,

công tác giáo dục phải chuyển hướng để phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị nói trên

theo chức năng, nhiệm vụ của mình, phù hợp với tình hình mới ” [79, tr 88] Theo

đó, GDPT trong KCCM đã làm tốt công tác phòng không, bảo đảm an toàn cho thầy

và trò, đồng thời tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và đạo đức trong

nhà trường: đây mạnh phong trào thi đua trường tiên tiễn chống Mỹ cứu nước; pháttriển mạnh mẽ GDPT trong hoàn cảnh chiến tranh gắn với khôi phục trường sở vàcác sinh hoạt bình thường sau chiến tranh phá hoại, tích cực chi viện cho sự nghiệpgiáo dục giải phóng hoàn toàn miền Nam

“Về mục đích và nhiệm vụ của nên giáo dục phổ thông ” là cuốn sách của tác giả

Thanh Long [67] Nhăm xác định ý nghĩa và mục đích của GDPT, tác giả cuốn sách đã

đặt van đề: Kết quả của GDPT là gì? GDPT giúp gì cho người học sinh sau này? Dé trảlời, tác giả giúp người đọc phân tích các yếu tô của con người, mà trong đó quan trọng

nhất là yếu tô văn hóa xã hội và kinh tế xã hội Mục đích của GDPT không phải là đào

tạo những con người có kha năng làm việc - một cach trọn vẹn - ngoai đời, cũng không

phải là dao tạo nên những người có năng lực tư duy hay có khả năng tạo nghiệp mà là

“giúp người học năm vững các tri thức phổ thông cơ bản” [67, tr 67] Từ việc phântích mục đích, ý nghĩa của GDPT, tác giả xác định nhiệm vụ của GDPT là cần làm chohọc sinh hiểu họ học các môn học để làm gi: tại sao cần học Văn, tại sao phải học

Toán, hay môn thé dục dé giáo viên sẽ không lệnh "con đường" giảng dạy của mình

và học sinh sẽ không bị lệch đi "con đường” học tập của mình.

GS Phạm Minh Hac, tac gia của các cuốn sách viết về giáo dục, như: “45năm phát triển nên giáo duc Việt Nam” [55]; “Sơ thảo lịch sử giáo dục Việt Nam

(1945 - 1990)” [56] Day là những công trình khoa học được tác giả nghiên cứu

sâu sắc, thấu đáo về khoa học giáo dục, nền giáo dục quốc dân Việt Nam phát triểnqua 45 năm Tác giả đánh giá: “hệ thống giáo dục ở nước ta đã khá hoàn chỉnh từ

bậc mầm non đến sau đại học; hầu hết các bản, làng, xã, phường đều có trường lớp

tiêu học; trường trung học cơ sở được xây dựng ở các xã hoặc cụm liên xã; trường

11

Trang 22

trung học pho thông được xây ở các huyện, một số huyện có từ 2 đến 3 trường Hệthống giáo dục ở nước ta về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu học tập của nhân dân.

Đến nay, hầu hết người dân trong độ tuổi đi học đều được đến trường” [56] Đạt

được thành tựu trên đây trước hết là đường lối đúng đăn của Đảng, sự nỗ lực to lớncủa toàn dân đối với sự nghiệp phát giáo dục của nước nhà Tuy vậy, tác giả cũngnêu rõ, bên cạnh những thành tựu to lớn, giáo dục Việt Nam vẫn đang ton tại nhiều

van đề rất bat cập, đó là: Nền giáo dục chưa dựa trên nền tang lý luận vững chắc,

lúng túng trong việc tìm ra lý thuyết phát triển giáo dục; vẫn chủ yếu tập trung vàotruyền đạt kiến thức cho học sinh, mà chưa làm cho cho học sinh, sinh viên biết

cách học, cách làm người, có óc phê phán va sáng tạo, san sàng chấp nhận maohiểm, không ngại gian khổ hy sinh để có những thành công trong cuộc sống.

Dé khắc phục những khuyết điểm nêu trên, theo tác giả giáo duc ở Việt Namcần: Tập trung nghiên cứu đưa ra triết lý giáo dục cho phù hợp với yêu cầu của thời

dai; thực hiện tốt chính sách công băng, dân chủ trong giáo dục; bảo đảm cho mọi công

dân quyền bình đăng về quyền lợi và nghĩa vụ trong học tập để mọi người, đù giàu

nghèo đều có cơ hội học tập và thành đạt ngang nhau; giáo dục phải tôn trọng, phát

triển cá tính, phải mở ra nhiều con đường, nhiều hướng, tạo nhiều cơ hội lựa chọn cho

thế hệ trẻ phát triển tài năng, bồi dưỡng nhân tài Đặc biệt chú ý đến giáo dục nhân

cách và phương pháp tự học, phát huy khả năng tư duy sáng tạo cho học sinh Các

trường từ phổ thông đến đại học cần giáo dục cho học sinh có lòng ham mê khoa họcvà rèn luyện thói quen tự học, tự đọc, tự tìm thông tin để nâng cao sự hiểu biết.

“Lich sử giáo dục Việt Nam” của tac giả Bùi Minh Hiền biên soạn [59] là

cuốn sách gồm 8 chương, công trình nghiên cứu có giá trị về sự hình thành, pháttriển của giáo dục, trong đó chương 6 về giáo dục Việt Nam những năm 1954 -1975 Trong chương này, tác giả trình bày chỉ tiết về sự phát triển của GDPT gắnliền với cuộc KCCM và xây dựng CNXH ở miền Bắc Thành tựu nổi bật của giáodục thời kỳ này được tác giả trình bày, đó là ngành giáo dục vẫn tô chức dạy và

học phù hợp với điều kiện cả nước có chiến tranh, quy mô giáo dục được mở rộng;

cải tiến nội dung, phương pháp phù hợp; tăng cường công tác giáo dục tư tưởngchính trị cho giáo viên, học sinh; đây mạnh phong trào thi đua xây dựng nhà

12

Trang 23

trường là đơn vị chống Mỹ cứu nước; giáo dục năng khiếu để chuẩn bị nhân taicho đất nước Những lá cờ đầu điển hình tiên tiến xuất sắc trong ngành giáo dụcnhư: trường phổ thông cấp II Bắc Lý; trường Thanh niên lao động XHCN thị xãHòa Bình; phong trào giáo dục xã Cam Binh; cấp I Hải Nhân - Thanh Hóa, trường

đời Trong 2 cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, GDPT góp phần cùng với

toàn ngành giáo dục dao tạo ra lớp người có phâm chat dao đức, có tri thức phục vụ

Tổ quốc Tác giả khăng định, cần chú trọng nâng cao hơn nữa chất lượng GDPTmột cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành;

đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập cho mọi người dân;

từng bước hình thành xã hội học tập.

Năm 1980, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội xuất bản cuốn sách “35 năm pháttriển giáo dục pho thông” của tác giả Võ Thuần Nho [73] Cuốn sách gồm 2 tậptrình bày quá trình hình thành, phát triển GDPT Việt Nam từ sau Cách mạng thángTám, năm 1945 đến năm 1980 Tác giả cuốn sách đề cập đến các cuộc cải cách giáodục Việt Nam trong đó có cải cách GDPT Tác giả khăng định rằng, mục tiêu cảicách phù hợp với nền giáo dục mới phục vụ mục tiêu tiến hành hai cuộc chiến tranhgiải phóng và bảo vệ Tổ quốc Tác giả Võ Thuần Nho mô tả khá kỹ về hai cuộc cảicách giáo dục (năm 1950, và năm 1956), nhất là những cải cách liên quan đến việcđiều chỉnh thời gian học tập ở các bậc học Đóng góp nỗi bật nhất của công trình

nằm ở việc tác giả đã đánh giá tương đối khách quan những thành tựu của GDPT

những năm 1945 - 1980; đồng thời, nêu những hạn chế yếu kém và những giải pháp

dé nang cao chat lượng GDPT Việt Nam.

Năm 2008, cuốn sách “Đảng Cộng sản Việt Nam với sự nghiệp giáo dục

và đào tao” do Phan Ngọc Liên chủ biên được xuất bản [66] Cuốn Sách gồm

hai phân, trong đó giới thiệu một sô văn kiện Đảng vê công tac giáo dục va đào

13

Trang 24

tạo dưới sự lãnh đạo của Đảng qua các thời kỳ Đặc biệt, có một số bài viết đề

cập đến lĩnh vực GDPT của các tác giả Nguyễn Thiện Nhân, Nguyễn Anh Dũngđã khái quát cơ bản những vẫn đề chung về GDPT thời kỳ này nhưng chưa sâu

sắc và toàn diện.

Cũng trong năm 2008, dé tài cấp Dai học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

“Lich su các trưởng hoc sinh miễn Nam trên đất Bắc (1954 - 1975)” [75] do PGS.TS Nguyễn Tan Phát làm chủ nhiệm đã mô tả khá thành công bức tranh giáo dụccho học sinh miền Nam trên đất Bắc Đề tài khăng định: Trong hàng chục năm,

miền Bắc đã nuôi dưỡng, giáo dục học sinh miền Nam thành một đội ngũ cán bộ

hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệmiền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Kết quả nghiên cứu của đềtài là nguồn tư liệu quan trọng để tác giả hiểu một cách toàn diện về công tác đàotạo học sinh miền Nam tại thành phố Hải Phòng những năm 1963-1975.

Năm 2013, dé tài cấp Bộ “Giáo duc Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975”[58] là một công trình nghiên cứu tương đối công phu về giáo dục Việt Nam từ năm1945 đến năm 1975 Trong khuôn khổ của đề tài, GDPT đã được đề cập đến vớinhững thành tích cơ bản Công trình cũng đã khai thác được một số tài liệu lưu trữTrung ương Tuy nhiên, cũng như các công trình nghiên cứu về giáo dục nói chung,những chủ trương, chính sách và quá trình thực hiện các biện pháp cụ thé, việc đánh

giá về các thành tựu và hạn chế, đặc điểm, bài học kinh nghiệm của GDPT thời kỳ

này cũng chưa được đề cập đến.

Những năm Việt Nam tiến hành công cuộc đôi mới toàn diện đất nước, giáodục cũng từng bước chuyền mình theo; do đó, xuất hiện khá nhiều các công trìnhviết về giáo dục và khoa học giáo dục như: “Vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục ”của GS Phạm Minh Hạc [54]: Phạm Minh Hà với cuốn sách: “Phát triển giáo duc,

phát triển con người phục vụ phát triển kinh tế xã hội" [52]; “Nhà trường pho thôngViệt Nam qua các thời kỳ lịch sử” của Nguyễn Đăng Tién [110]; “Đổi mới có tính

cách mạng nên giáo dục và đào tạo của nước nha” của Đại tướng Võ Nguyên Giápđăng trên Báo Sai Gòn Giải phóng ngày 10/9/2007 [50]; “Nhdn tổ mới về giáo duc

và dao tao trong thời ky day mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoa” do GS Pham

14

Trang 25

Minh Hạc chủ biên [57] Đây là những tác phẩm nghiên cứu lý luận về giáo dục,

thé hiện những quan điểm, những nhận định chung nhất về giáo dục Việt Nam, vềGDPT trong thời kỳ đổi mới đất nước Các tác giả đề cập đến GDPT với tư cách làmột bậc học cần có nhiều sự quan tâm đề đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế - xãhội Kinh nghiệm ở các nước trên thế giới cho thấy, hầu hết các quốc gia hiện nayđang lay GDPT làm nền tảng cho việc dao tạo nguồn nhân lực, nhằm thích ứng với

bối cảnh toàn cầu hoá và phù hợp vào điều kiện kinh tế - xã hội của mình Những

tài liệu này là một hệ thống những quan điểm, tư tưởng khoa học, bao gồm cả khái

niệm, mục đích, nội dung, cách dạy, cách học, cách quản lý, cách lãnh đạo ngành

giáo dục Đây là cơ sở lý luận cho đường lối chính sách giáo dục đã và đang tiếnhành ở Việt Nam, cho nền khoa học giáo dục Việt Nam, cho chiến lược xây dựng

con người mới của đất nước Việt Nam XHCN.

Dưới góc độ khoa học lịch sử Đảng, những năm gần đây đã có một số luậnvăn và luận án tốt nghiệp của học viên chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản ViệtNam nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng, một số Đảng bộ địa phương trong việc

thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục mang tính thực tiễn cao.

Năm 1996, Đỗ Thị Nguyệt Quang đã bảo vệ thành công luận án lịch sử Quá

trình xây dựng và phát triển nên giáo dục Việt Nam mới từ tháng 9 năm 1945 đến

tháng 7 năm 1954 [78] Luận án dé cập đến sự nghiệp xây dựng và phát triển nềngiáo dục quốc dan trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954, trong đó cóđề cập đến GDPT và cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất năm 1950 Hệ thong

GDPT 9 năm ở vung tự do sau cuộc cải cách va GDPT 12 năm trong vùng tam

chiếm vẫn tiếp tục tổn tại trong 2 năm dau sau khi đất nước thống nhất 1954 -1956.Vì vậy, những van đề liên quan mà tác giả dé cập trong luận án nay là tai liệunghiên cứu hữu ích cho việc nghiên cứu về GDPT trong giai đoạn 1954 - 1975.

Luận án Giáo duc ở các tỉnh miễn nui phía Bắc Việt Nam từ năm 1954 đến

năm 1965 của Duy Thị Hải Hường [61] đã khái quát về giáo dục các tỉnh miền núiphía Bắc trước năm 1954 và qua hai giai đoạn 1954 - 1960, 1961 - 1965 Băng

phương pháp nghiên cứu lôgic, phương pháp lịch sử, tong hợp sử liệu những thànhtựu, hạn chế GDPT miễn núi phía Bắc từ năm 1954 đến năm 1965 đã được tái hiện

15

Trang 26

một cách sinh động, chân thực Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của luận án,

tác giả chỉ đề cập đến giáo dục miền núi phía Bắc, trong đó có GDPT ở các tỉnh

miễn núi phía Bac từ năm 1954 đến 1965; GDPT ở miền núi trong giai đoạn 1965

-1975 mà rộng hơn là GDPT ở miền núi nói riêng Day là nguồn tư liệu quý dé tácgiả tham khảo, tiếp cận và hiểu một cách toàn diện về GDPT khi nghiên cứu về sựchỉ đạo của thành phố Hải Phòng đối với sự nghiệp GDPT (1963-1975).

Năm 2015, NCS Nguyễn Thúy Quỳnh đã bao vệ thành công luận án lịch sử

Giáo duc pho thông miễn Bắc Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 [80] Trên quan

điểm: Đảng, và Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã có cách nhìn đúng đắn,

xem giáo dục - đào tạo là một nhiệm vụ mang tính chiến lược, tác giả luận án đã

khái quát một cách tương đối hoàn chỉnh, có hệ thống và toàn diện về GDPT miềnBắc Việt Nam những năm 1954-1975 Đóng góp quan trọng của luận án là đã khátquát được những đặc trưng cơ bản, những đóng góp nổi bật của GDPT vào sựnghiệp xây dựng, bảo vệ miền Bắc và dau tranh thống nhất đất nước; bước đầu đúcrút một số kinh nghiệm phục vụ cho sự nghiệp xây dựng, d6i mới va phát triển giáo

dục nói chung, GDPT nói riêng.

Đảng lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông miễn Bắc (1954-1975) là luận

an lịch sử cua NCS Phạm Nguyên Phương [77] Luận án trình bay một cách hệ

thống quan điểm, chủ trương của Đảng trong phát triển GDPT ở miền Bắc

(1954-1975); mô tả, làm rõ quá trình chỉ đạo thực hiện qua hai giai đoạn nghiên cứu:

1954-1964 và 1965-1975.

Một trong những đóng góp quan trọng của luận án là đưa ra những so sánh

và luận giải sự khác biệt trong việc đề ra đường lối chủ trương, sự chuyên hướng

trong chi đạo của Đảng về phát triển GDPT ở miền Bắc qua 2 giai đoạn nghiên cứu

(1954-1964, 1965-1975) Bên cạnh đó, luận án rút ra nhận xét, đánh giá về nhữngưu điểm, hạn chế của Đảng trong các chủ trương, chính sách, trong việc nhận thức,

chỉ đạo sự nghiệp GDPT ở miền Bắc (1954-1975).

Ngoài ra còn có các luận văn: “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp

giáo dục phổ thông (1975 - 2005) ” của tác giả Trương Thị Hoa, lưu tại thư viện trườngĐại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007; “Đảng bộtinh Thanh Hóa lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông thời kỳ 1954 - 1975” của tac

16

Trang 27

giả Nguyễn Thị Hường, luận văn thạc sĩ Lịch sử, Đại học Quốc gia Hà Nội,

2008 “Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông từ năm 1965 đến

năm 1975” của tác giả Phạm Thị Giang: “Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo sự nghiệp

giáo dục pho thông từ năm 1954 đến năm 1967” của Đặng Thị Phương

Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo sự nghiệp giáo dục pho thông thời kỳ

1954 - 1975 là luận văn Lịch sử của tác giả Nguyễn Thị Hường được bảo vệ năm

2008 Luận văn đã trình bày nội dung về sự lãnh đạo, những chủ trương phát triển

GDPT của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa và quá trình thực hiện các chủ trương đó trong

thời kỳ KCCM (1954 - 1975) Về mặt tư liệu, luận văn khai thác được khá nhiều tàiliệu địa phương có liên quan đến đề tài luận văn.

Năm 2014, tác giả Đặng Thị Phương đã bảo vệ thành công luận văn: “Đảng

bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo sự nghiệp giáo dục pho thông từ năm 1954 đến năm1967” Luận văn của Đặng Thị Phương trình bày về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnhHưng Yên đối với phát triển GDPT những năm 1954-1967, nêu lên những đặc thùtrong phát trién GDPT giai đoạn nói trên dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tinh.

* Các công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ Hải Phòng doi với

giáo dục phổ thông

GDPT là nền tảng cơ bản của hệ thống giáo dục quốc dân và chính nó sẽ là

cơ sở đem đến chất lượng cho cả hệ thống giáo dục Hải Phòng là một trong những

thành phố lớn trọng điểm, là chiếc nôi của nền giáo dục miền Bắc trong những nămtháng chiến tranh Do vậy, phát triển GDPT là trọng điểm trong chiến lược pháttriển kinh tế - xã hội của Đảng bộ thành phố Hải Phòng.

Bàn về GDPT Hải Phòng, tác gia Nguyễn Dinh Tứ có cuốn Giáo duc phổ

thông, đại học và trung học chuyên nghiệp Hải Phòng [115] Bằng các đữ liệu cóchọn lọc, được khai thác từ kết quả điều tra, khảo sát, tác giả đã đi sâu phân tích

thành tựu và thực trạng giáo dục đào tạo Hải Phòng trong đó có GDPT GDPT Hải

Phòng những năm KCCM được tác giả khái quát: “Năm 1965, các trường ở nội

thành và thị xã Kiến An tô chức sơ tán ra các vùng nông thôn Những lớp học được

tổ chức nơi những ngôi chùa rêu phong cổ kính, trong những ngôi nhà đắp đất và

dưới những căn ham chữ A” [115, tr 56] Theo tác giả, trong mưa bom, bão dan,

17

Trang 28

GDPT Hải Phòng phát triển với quy mô lớn, “trong 10 năm từ 1965 đến 1975 đã có

204 trường cấp I với 179.848 học sinh, 180 trường cấp II với 91.469 học sinh và 21trường cấp III với 15.989 học sinh” [115, tr 57] Tác giả khăng định: Mặc dù chịu

ảnh hưởng nặng nề bởi sự tàn phá của chiến tranh, nhưng những năm 1965- 1975,GDPT Hải Phòng đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ đào tạo, đó là: quy mô, chấtlượng GDPT không ngừng tăng; đào tạo, cung cấp hàng vạn cán bộ, giáo viên họcsinh chi viện cho tiền tuyến miền Nam; chăm nuôi học sinh học sinh miền Nam tậpkết - đó là những đóng góp to lớn của giáo dục - đào tạo Hải Phòng với cả nước.

Các công trình viết về lịch sử Hải Phòng hay các địa phương thuộc về HảiPhòng cũng dành nhiều trang viết về GDPT Tiêu biểu như: “Lịch sử Đảng bộ Hải

Phong (1954 - 1975) [9]; “Đảng bộ Hải Phong qua các ky Đại hội” [36], “Lich sử

Đảng bộ huyện An Lão (1930 - 2000)” [10]: “Lịch sử Đảng bộ huyện Thuy Nguyên(1930 - 2013)” [11]; “ Lich sử Đảng bộ huyện Vinh Bao (1930 - 1996)”{12]

Các cuốn sách này đã mô tả khá chi tiết về bối cảnh lịch sử, trên đó GDPTthành phố Hải Phòng củng có, phát triển; đồng thời, khái quát quá trình lãnh đạo

của Đảng bộ Hải Phòng đối với GDPT, bao gồm sự quán triệt, triển khai vào thực

tiễn của các chủ trương về GDPT của Đảng và quá trình chỉ đạo đưa những chủ

trương đó vào thực tiễn [9]; [36] Một số công trình cũng chỉ ra những thành tựu đạt

được và những ton tai của qua trình lãnh đạo đó; bước đầu, nêu lên một số kinhnghiệm [9]; [36] Một sé công trình viết về lịch sử Đảng bộ địa phương bước đầu đãmô tả khái quát về bức tranh phát triển GDPT địa phương, đóng góp một cái nhìn

chung, tổng quan về GDPT ở từng địa phương nói riêng, tạo điều kiện để người

nghiên cứu có thê đưa ra cái nhìn so sánh Bên cạnh đó, một số công trình khăngđịnh: dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, các địa phương của Hải Phòng đều ra sức khắcphục khó khăn do chiến tranh gây ra, vượt qua thách thức, từng bước phát triểnGDPT Các công trình cũng nêu lên những mặt tích cực, hạn chế khuyết điểm của

các Đảng bộ trong việc thực hiện chủ trương và chính sách phát triển GDPT, rút ra

một số kinh nghiệm về lãnh đạo phát triển GDPT.

Năm 2015, cuốn sách “Giáo duc và đào tao Hải Phòng 60 năm (1955-2015)xây dựng và phát triển” [84] được xuất bản, đã khái quát một cách hệ thống toàn bộ

18

Trang 29

nền giáo dục Hải Phòng qua 60 năm xây dựng và trưởng thành Bức tranh giáo dụcHải Phòng được tái hiện lại một cách sinh động về 20 năm xây dựng nên giáo dụcXHCN (1955-1975) với những lĩnh vực nổi bật về GDPT, giáo dục nhà trẻ, mẫugiáo, bố túc văn hóa, giáo dục chuyên nghiệp Đồng thời, trai qua hai lần chiếntranh phá hoại của Mỹ, nhân dân thành phố trung đũng kiên cường khắc phục hậuquả chiến tranh, từng bước thực hiện cải cách giáo dục Tiếp tục khăng định những

thành tựu của thành phố sau 30 năm đổi mới, sự nghiệp giáo dục - đảo tạo đã có

những bước đi vững chắc, có sự phát triển vượt bậc trong mọi cấp, mọi ngành học.

Tuy nhiên, dưới góc độ nghiên cứu của lịch sử, các tác giả chủ yêu làm rõ vấn đề

giáo dục - đào tạo nói chung mà chưa đi sâu, chưa làm rõ những chỉ đạo toàn diện

của Đảng bộ thành phố trên lĩnh vực GDPT trong thời kỳ chống Mỹ.

1.L2 Ở nước ngoài

Giáo dục phô thông ở Việt Nam những năm chống Mỹ, cứu nước (1954 1975) không chỉ là đề tài cho các học giả, các nhà khoa học trong nước nghiên cứu,mà còn thu hút rất nhiều các học giả nước ngoài quan tâm đến lĩnh vực giáo dục Có

-thé kế đến một số tác phẩm tiêu biểu sau:

Fonds David Marr trong Country education profiles Vietnam A comparatine

study (Sơ lược giáo dục Việt Nam - Một nghiên cứu so sánh) [148] được xuất bảnnăm 1993 tại Úc đã giới thiệu về Việt Nam trên các phương diện địa lý, lịch sử,

kinh tế tác động đến như thế nào đến hệ thống giáo dục nói chung Cuốn sách đã mô

tả hệ thống giáo dục theo các cấp bậc học từ mẫu giáo đến giáo dục dạy nghề, đại

học, sau đại học Tác giả đã dành khoảng hơn 1 trang giới thiệu tổng quát về bậc

học GDPT, chỉ rõ sự biến đổi cơ cau cấp học từ năm 1949 đến năm 1980, tức là sựbiến đổi nhà trường phé thông từ hệ thống GDPT 9 năm đến hệ thống GDPT 10năm và hệ thống GDPT 12 năm với cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba năm 1979.Trong hệ thống GDPT 10 năm, tác giả giới thiệu về chế độ thi cử, bằng cấp, cáchđánh giá theo thang bậc 10 điểm Tuy nhiên, tác giả mới chỉ dừng lại ở một số nhận

định khái quát về GDPT, đưa ra biểu đồ về giáo dục ở hai miền Nam, Bắc và hệ

thống giáo dục Việt Nam đến năm 1980.

19

Trang 30

Nghiên cứu về lịch sử giáo dục Việt Nam còn phải kế đến LATS - Lịch sửbiến động xã hội và giáo dục ở Việt Nam: Thực thái và diễn trình lịch sử (1998) của

Mu Thị Minh Chi [150] Luận án gồm 354 trang và phụ luc và tác giả đã khảo sát

tình hình giáo dục phong kiến, thuộc địa và qua trình hình thành, triển khai nền giáodục đương đại; tính liên tục và nhảy vọt trong lịch sử phát triển giáo dục và nhữngnguyên nhận lịch sử của nền giáo dục đương đại Đây là một công trình nghiên cứu

khá công phu trong số các công trình của các học giả nước ngoài về giáo dục Việt

Nam Trong luận án, tác giả đã đưa ra một số nhận định, đánh giá về nền giáo dụcViệt Nam từ năm 1945 đến thập niên 90 của thể kỷ XX như: “nền giáo dục đươngđại Việt Nam ra đời năm 1945, phát triển đi lên nhất là về số lượng cho đến nửa

cuối thập kỷ 70” va “bi chi phối mạnh mẽ bởi quyết tâm xóa sạch nền giáo dục thực

dân phong kiến, tư tưởng giáo dục đương đại được đề ra với những nguyên lý giáo

dục hoàn toàn mới như giáo dục lao động, giáo dục chủ nghĩa tập thể và giáo dụcnhắn mạnh tính dân tốc tới mức dân tộc chủ nghĩa”.

Bàn về giáo dục ở Việt Nam còn có luận văn A study on development of

lifelong education policy in Vietnam from 1945 to 2000 (Nghiên cứu về chính sách

phát triển giáo dục suốt đời ở Việt Nam từ năm 1945 đến năm 2000) của NguyễnKhắc Binh [151] Tác gia đã nghiên cứu về sự phát triển của chính sách giáo dục ởViệt Nam từ năm 1945 đến 2000 với các nội dung chủ yếu như khái quát về văn hóa

giáo dục ở Việt Nam, thực trạng tình hình xóa mù chữ giai đoạn 1945-1954, giáo

dục ở miền Bắc và vùng do chính quyền Sài Gòn kiểm soát 1955-1975, giáo dục

giai đoạn 1976-1989 và chính sách giáo dục chung từ 1999-2000 Ở tác phẩm này,

một số chính sách và thành tựu cơ bản về GDPT miền Bắc Việt Nam cũng được đềcập đến trong hệ thống giáo dục nói chung.

1.2 Kết quả nghiên cứu và những vấn đề luận án tập trung giải quyết1.2.1 Kết quả nghiên cứu

Tổng quan tình hình nghiên cứu về GDPT liên quan đến luận án có thể thấynhững công trình trên đây đã đề cập đến những van đề cơ bản sau:

Thứ nhất, về các nội dung đã được giải quyết:

20

Trang 31

Các công trình nghiên cứu đã phân tích và làm rõ vị trí vai trò chiến lượchàng đầu của giáo dục - đào tạo, trong đó có GDPT đối với sự phát triển đất nước.

Tổng kết chặng đường phát triển GDPT nói chung cũng như từng lĩnh vực cụ thé,

như: Nâng cao chất lượng và chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí; mở rộngquy mô và nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học; tăng cường đầu tư cơ sở vậtchất kỹ thuật cho GDPT; tăng cường quản lí nhà nước về GDPT và đây mạnh xã

hội hóa giáo dục Qua đó, các tác giả đều khăng định, thành quả đạt được của

GDPT trở thành động lực giúp Việt Nam vượt qua khó khăn chiến tranh, tăngtrưởng kinh tế - xã hội.

Phân tích chủ trương về phát triển GDPT, các tác giả nhân mạnh quá trìnhlãnh đạo của Đảng với hàng loạt chủ trương, chính sách từng bước thay đôi GDPT:

từ chủ trương các cuộc cải cách giáo dục các năm 1950, 1956 cho đến quan điểm

phát triển GDPT của qua các kỳ đại hội cũng như một số nghị quyết liên quan đến

giáo dục hoặc nghị quyết chuyên đề về giáo dục Đặc biệt, trong tiễn trình thực hiện

công cuộc đôi mới, giáo dục là một trong những lĩnh vực được ưu tiên quan tâm

phát triển ; do đó, nhiều công trình đã đi sâu nghiên cứu, phân tích những quanđiểm mới của Đảng về giáo dục nói chung, GDPT nói riêng.

Các công trình nghiên cứu về GDPT Hải Phong năm trong tổng thé pháttriển kinh tế- xã hội thành phố; nghiên cứu khái quát lịch sử phát triển GDPT Hải

Phòng hoặc đề cập đến GDPT ở những nội dung cụ thể Bên cạnh đó, một số công

trình đã chỉ ra rằng, quá trình phát triển GDPT dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Thành

phố cũng bộc lộ nhiều hạn chế cần khắc phục, như: quy mô và cơ cấu giáo dục cònnhiều điểm chưa phù hợp với điều kiện và tình hình địa phương; đội ngũ giáo viênthừa về số lượng nhưng còn yếu về chất lượng; công tác quản lí nhà nước về giáo

dục chưa đáp ứng được yêu cầu Các tác giả đưa ra những đề xuất hoặc các giảipháp nhằm khắc phục những tổn tại đang đặt ra trong GDPT Hải Phòng.

Thứ hai, đóng góp nỗi bật về tu liệu của các công trình đi trước được thé hiệnqua hệ thống những tư liệu phong phú theo nhiều cách tiếp cận theo những phương

diện như lịch sử, tư tưởng, giáo dục, văn hóa Với sự tham gia của nhiều tác giả

nghiên cứu thuộc nhiêu chuyên ngành và lĩnh vực, các công trình đi trước đã cung

21

Trang 32

cấp được một cách hệ thống những tư liệu có giá trị liên quan đến GDPT trên cả

nước nói chung, ở Hải Phòng nói riêng những năm KCCM.

Thứ ba, về cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu: Với nhiều góc độ tiếpcận đa dạng và phong phú, các tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứukhác nhau như lịch sử, l6gic, phân tích, tổng hợp, điền dã, liên ngành Những cáchtiếp cận này đã giúp người nghiên cứu con đường, cách thức dé có được bức tranh

khá đầy đủ và rõ nét về bối cảnh xã hội, điều kiện lịch sử và những nguyên nhân

dẫn đến thành tựu, hạn chế của GDPT trên cả nước nói chung hoặc ở Hải Phòng nóiriêng Sự kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp nghiên cứu khoa học chuyênngành và liên ngành của các học giả đã góp phần đắc lực vào tái hiện phân tích

những hiện tượng, những sự kiện, những hoạt động của GDPT cũng như sự lãnh

đạo của Đảng, Đảng bộ các địa phương, Đảng bộ Hải Phòng đối với GDPT.

1.2.2 Những vẫn đề luận án tập trung giải quyết

Xuất phát từ những mục đích nghiên cứu khác nhau, nên những công trìnhđược khảo cứu liên quan đến GDPT Hải Phòng, hoặc sự lãnh đạo của Đảng bộ HảiPhòng đối với GDPT đặt ra một trọng tâm nghiên cứu riêng với những góc độ,phương pháp tiếp cận khác nhau Đối với đề tài luận án, những vấn đề sau là những

nội dung chủ yếu luận án tập trung nghiên cứu, phân tích, làm rõ:

Một là, những căn cứ dé Đảng bộ thành phố Hải Phòng xác định chủ trươngphát triển GDPT từ năm 1963 đến năm 1975 Do là những căn cứ về điều kiện tựnhiên, kinh tế - xã hội, chủ trương của Đảng, thực trạng phát triển GDPT ở HảiPhòng trước năm 1963 Trong những yếu tố nêu trên, luận án tiếp cận giải quyết từgóc độ là những yếu tố tác động, chi phối trực tiếp nhất đối với chủ trương và sự chỉđạo của Đảng bộ thành phố Hải Phòng trong lãnh đạo GDPT.

Hai là, chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ thành phố Hải Phòng tronglãnh đạo GDPT từ năm 1963 đến năm 1975 Đó là những chủ trương và những giảipháp, biện pháp mà Đảng bộ thành phố Hải Phòng dé ra trong quán triệt, vận dụng

chủ trương của Trung ương Đảng về giáo dục và GDPT vào điều kiện thực tiễn địa

phương dựa trên việc phân tích những yếu tố khách quan, chủ quan, những điềukiện thuận lợi, bat lợi trong quá trình đó.

22

Trang 33

Ba là, ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong sự lãnh đạo của Đảngbộ thành phố Hải Phòng đối với GDPT những năm 1963 - 1975 Đó là ưu điểm,

những hạn chế cả về hoạch định chủ trương và chỉ đạo thực hiện, mà nguyên nhâncủa nó bao gồm cả những nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

Bon là, những kinh nghiệm từ quá trình lãnh đạo GDPT của Đảng bộ thànhphố Hải Phòng từ năm 1963 đến năm 1975 đó là những kinh nghiệm cơ bản nhất,

xuyên suốt nhất, có được cả từ những thành công và hạn chế trong sự lãnh đạo

Đảng bộ thành phố Hải Phòng đối với GDPT, phản ánh tính đặc thù trong sự lãnhđạo Đảng bộ thành phố Hải Phòng đối với GDPT từ năm 1963 đến năm 1975.

Bắc Việt Nam và ở Hải Phòng từ năm 1963 đến năm 1975 Mỗi công trình, tác

phẩm lại có góc độ tiếp cận khác nhau, thể hiện nhận thức và sự lựa chọn vấn đềnghiên cứu của các tac giả và về cơ bản đều là những nguồn tài liệu đáng quý, cungcấp cho đề tài những tư liệu lịch sử chân thực, độ tin cậy cao, giúp ích rất lớn chongười nghiên cứu trong quá trình nghiên cứu Những công trình đó góp phần khỏalap một số khoảng trống nghiên cứu phù hợp với dé tài của luận án được tiếp cận

dưới góc độ Lịch sử Đảng CSVN Tuy vậy, mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu

về GDPT, nhưng các công trình này chủ yếu tiếp cận dưới góc độ lịch sử giáo dục,giáo dục học, văn hóa học , khái quát chặng đường phát triển GDPT, thành tựu vàhạn chế; thực trạng và giải pháp phát triên GDPT Một số công trình đã đề cậpđến chủ trương của Đảng Lao động Việt Nam, Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh

23

Trang 34

đạo phát triển GDPT ở một vai lĩnh vực nhất định (đánh giá thực trạng GDPT HảiPhòng; một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn đội ngũgiáo viên; quy hoạch phát triển Giáo dục - đào tạo thành phố Hải Phòng ) Quatìm hiểu, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống và chuyênsâu về Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo GDPT từ năm 1963 đến năm 1975như đề tài luận án mả tác giả đã lựa chọn.

Chương 2

CHU TRUONG VA SỰ CHỈ ĐẠO CUA DANG BỘ THÀNH PHO

HAI PHONG DOI VOI GIAO DUC PHO THONG

TU NAM 1963 DEN NAM 1968

2.1 Những căn cứ xác định chủ trương va chủ trương của Dang b 6

Thành phố

2.1.1 Những căn cứ xác định chủ trương

2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và truyền thong văn hóa - giáo duc

Hải Phòng là một thành phố công nghiệp, có nền kinh tế tổng hop, nơi tậptrung nhiều đầu mối giao thông thủy, bộ và là hải cảng lớn nhất miền Bắc Dânsố Hải Phòng tính đến năm 1968 khoảng 97 vạn dân (nội thành 26 vạn), có độingũ giai cấp công nhân phát triển lớn mạnh: năm 1965 có 73.969 đến năm 1968tăng lên 83.000 anh chị em công nhân; nông dân tập thé đã có trên 98% vào hợp

tác xã với 99,5% là hợp tác xã bậc cao [112, tr.103] Hơn nữa, Hải Phòng được

biết đến là Thành phố có truyền thống cách mạng anh dũng, kiên cường, có

những cơ sở sản xuất công nghiệp tiên tiến, có một nền nông nghiệp rộng lớn vớimột đội ngũ đông đảo công nhân và nông dân Đó là những điều kiện rất thuận

lợi cho việc phát triển giáo dục về mặt số lượng cũng như về chất lượng trong

giai đoạn này.

Hải Phòng có diện tích tự nhiên là 1.507.57 km2, điều kiện tự nhiên rất

phong phú, giàu đẹp, đa dạng và có nhiều nét độc đáo mang sắc thái của cảnh quan

nhiệt đới gió mùa Khí hậu của Hải Phòng ôn hoà, dồi dào nhiệt 4m và quanh năm

có ánh năng chan hoà, rất thích nghi với sự phat triển của các loai động thực vật

24

Trang 35

nhiệt đới Vùng biển Hải Phòng nằm trong Vịnh Bắc Bộ trên đường hàng hải quốc

tế có vị trí quan trọng ở Thái Bình Dương, nối liền Đông Bắc Á và Đông Nam Á.

Trong vùng biển Hải Phòng có nhiều đảo và quần đảo Đảo Cát Hải cách trung tâm

Thành phố 40 km, quần đảo Cát Bà cách 60 km án ngữ con đường vào cảng HảiPhòng qua cửa Nam Triệu và xa nhất là đảo Bạch Long Vĩ, nơi được coi là “gácvọng tiền tiêu” của Hải Phòng và miền Bắc.

Với vị trí là đầu mối giao thông quan trọng, là cửa ngõ ra biển của toàn miền

Bắc, Hải Phòng hội đủ tất cả các loại hình giao thông là đường bộ, đường sắt, đườngthủy, đường hàng không và hệ thống cảng biển Đặc biệt có Cảng Hải Phòng - cụm

cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, cùng với Cảng Sài Gòn là một trong hai hệ thốngcảng biển lớn nhất Việt Nam Do đó, Hải Phòng sớm trở thành nơi giao lưu kinh tế,

văn hóa ở trong nước cũng như với nước ngoài Với điều kiện về tự nhiên thuận lợi,

Hải Phòng đã vững bước phát triển mọi mặt về kinh tế, văn hóa, xã hội, vượt quanhững khó khăn thử thách trong điều kiện chiến tranh ác liệt và tiếp tục phát triển.

Hải Phòng là vùng đất đầu sóng, ngọn gió, “phên dậu” phía Đông của đất

nước, có vị thé chiến lược trong toàn bộ tiến trình dau tranh dựng nước và giữ nước của

dân tộc Người Hải Phòng với tinh thần yêu nước nồng nan, tinh cách ding cảm, kiên

cường, năng động, sáng tạo, đã đạt nhiều thành tích xuất sắc trong công cuộc xây dựng

CNXH cũng như trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước Với những phong trào thi đuatiêu biểu như: Phong trào thi đua với nhà máy Duyên Hải - con chim đầu đàn củaphong trào thi đua xây dựng tô đội lao động XHCN toàn miền Bắc, phong trào thi đua

giành mục tiêu 3 nhất (miền Bắc sau này đạt chung là 3 điểm cao) đã khẳng định

những thành tích to lớn quân và dân Hải Phòng đạt được, là cơ sở, nền tảng cho sự pháttriển vững mạnh của văn hóa - giáo dục trong thời kỳ này.

Thành phố Hải Phòng còn được biết đến là nơi có lịch sử vinh quang ngàn năm,một vùng đất hội tụ đầy đủ khí thiêng sông núi, cư dân anh dũng, sáng tạo, dễ hoà hợpvới bè bạn bốn phương Những người dân từ nhiều miền quê đến sinh sống tại vùng dat

cửa biển này đã hình thành nên tính cách kiên nghị, năng động, sáng tạo trong laođộng, luôn nhạy bén với cái mới, làm cho người Hải Phòng sớm tiếp thu được nhữngtinh hoa của thời đại trước biến thiên của lịch sử Quá trình hình thành mảnh đất Hải

25

Trang 36

Phòng cũng là quá trình hội tụ cư dân sinh sống Nhiều người dân từ các miền Trung

du và đồng bằng đến đây khai phá đất đai Bên cạnh đó, có những ngư dân sống trên

biển, những van chai hoặc từ những nơi xa xôi khác bằng đường biến đã lập nghiệp

trên đất liền Quá trình hội tụ dân cư cũng chính là quá trình hội tụ văn hóa Những nétđặc sắc của văn hóa nhiều vùng miền đã hòa trộn, đan xen với nhau tạo nên sắc tháiriêng biệt và truyền thông văn hóa phong phú, đa dạng của Hải Phòng.

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ, Đảng bộ, quân và dân

Hải Phong đã dũng cảm chiến đấu, phát huy sức mạnh của chiến tranh nhân dân,đánh thắng chiến tranh phá hoại, phong tỏa Cảng của không quân và hải quân Mỹ.Ké từ trận đầu bắn rơi máy bay Mỹ trên đảo Bach Long Vĩ (26-3-1965) đến chiếnthắng oanh liệt trong chiến dịch 12 ngày đêm cuối năm 1972, quân và dân HảiPhòng đã chiến đấu trên 4.000 trận, băn rơi 317 máy bay Mỹ (có 5 chiếc B52), bắtsống 16 giặc lái Mỹ; 28 lần băn cháy tàu chiến địch [9, tr.34] Với những chiếncông nói trên, Hải Phòng giữ vững mach máu giao thông, tiếp nhận, vận chuyênhàng chục triệu tấn trang thiết bị quân sự, hàng hoá phục vụ chiến trường.

Trong suốt cuộc KCCM, cứu nước, Hải Phòng đã tập trung cao độ chỉ viện cho

tiền tuyến, dành cho đồng bao miền Nam tình cảm sâu sắc và hành động thiết thực nhấtvới tinh than “Vì đồng bào miền Nam ruột thịt”, “Vi Đà Nẵng - Gò Công kết nghĩa”.

Đảng bộ, nhân dân Hải Phòng đã động viên, tiễn đưa hàng chục vạn thanh niên xung

phong ra chiến trường đánh giặc, với hàng chục ngàn cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh anhdũng cho sự nghiệp giải phóng và bảo vệ Tổ quốc Đề ghi nhận, biểu dương nhữngthành tích xuất sắc của Đảng bộ, quân và dan Hải Phòng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 3lần gửi thư khen và tặng cờ luân lưu "Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược".

Dưới sự lãnh đạo của BCHTƯ Đảng, Đảng bộ và nhân dân Hải Phòng đã nỗ

lực phan dau, giành được nhiều thắng lợi to lớn trong việc thực hiện hai nhiệm vụchiến lược, đặc biệt là trong cuộc chiến dau chống chiến tranh phá hoại, phong tỏacủa Mỹ, giữ vững sản xuất, ôn định đời sống, tích cực đóng góp sức người, sức của

cho tiền tuyến, làm tròn trách nhiệm của thành phố Cảng, hoàn thành nhiệm vụ đối

với đất nước, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ miền Bắc, giảiphóng miền Nam, thống nhất đất nước.

26

Trang 37

Có một ngọn lửa của đạo học bền bỉ cháy ở vùng đất Hải Phòng - mảnh đấtđã ghi danh trên hàng chục tam bia tiến sĩ tại Văn miéu Quốc Tử Giám trong tong

số 78 tiến sĩ thời Nho hoc và nỗi lên với 3 đỉnh học vấn - ba trạng nguyên: Lê Ích

Mộc, Tran Tất Văn và Nguyễn Binh Khiêm; là vùng đất có nhiều người đỗ tiến sĩ:

huyện Thủy Đường (nay là Thủy Nguyên) có 18 người, huyện Vĩnh Lại (nay là

Vinh Bảo) có 18 người, huyện Nghỉ Duong (nay là Kiến Thụy) có 14 người, huyệnTiên Minh (nay là Tiên Lang) có 11 người Trong số các tiến sĩ có Trạng TrìnhNguyễn Binh Khiêm là người “có tài giỏi, lưu tiếng nghìn đời” [84, tr 35] Dù lịchsử trải qua bao thăng trầm thì truyền thống văn hóa, giáo dục Hải Phòng luôn tỏasáng trên mảnh đất cửa biển anh hùng.

Trong cuộc KCCM thần thánh của dân tộc, Hải Phong tự hao là một trongnhững thành phó thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục học sinh miềnNam trên đất Bắc - những “hạt giống đỏ” của cách mạng Có thé nói, những thànhtựu trên lĩnh vực giáo dục, quân và dân Hải Phòng đạt được chính là cơ sở, nên tảngcho sự nghiệp giáo dục thành phố vững bước phát triển trong thời kỳ mới.

2.1.1.2 Thực trạng giáo duc pho thông của Hải Phòng - Kién An trước năm 1963GDPT là loại hình giáo dục có vị trí trung tâm, mang tính nền tảng, quyếtđịnh cơ bản đến toàn bộ chất lượng của cả hệ thống giáo dục quốc dân Trong chiếnlược phát triển giáo dục, phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc gia, GDPT luônđược coi là van dé quan trọng hang đầu GDPT cung cấp những kiến thức phốthông, cơ bản ban đầu, giúp học sinh có thể tiếp tục học nghề, học lên cao hoặc tìmhướng đi riêng trong cuộc sống để tự lập nghiệp và cống hiến cho xã hội Chấtlượng của GDPT do vậy trước tiên ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng giáo dục dạy

nghề và đại học, hơn thế nó còn là nguồn gốc góp phần quan trọng quyết định chất

lượng của nguồn lực lao động từng quốc gia.

Ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, tam quan trọng của GDPT luôn được Dang

và Nhà nước Việt Nam nhận thức Đã có nhiều chủ trương, chính sánh cải cách GDPTlớn được Đảng hoạch định và Nhà nước tô chức thực hiện nhằm đổi mới, hoàn thiệnloại hình giáo dục này, phục vụ cho công cuộc bảo vệ và phát triển đất nước.

Năm 1954, hòa bình lập lại ở miền Bắc, tuy nhiên, Việt Nam đứng trước hai

27

Trang 38

nhiệm vụ lớn: 1- Củng cố, xây dựng CNXH ở miền Bắc; 2- Đấu tranh thống nhất

nước nhà, hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở miền Nam Tình hình ay

da đặt ra cho ngành giáo duc cả nước nói chung va GDPT Hải Phòng nói riêng

những yêu cầu mới.

Sau giải phóng, Hải Phòng - Kiến An gặp nhiều khó khăn lớn do chiến tranhdé lại: Công nghiệp Hải Phòng bị đình đốn, nhiều nhà máy ngừng hoạt động, chỉ cómột số hoạt động cầm chừng như Điện, Nước, Bưu điện Vùng nông thôn Kiến Anvà ngoại thành Hải Phòng xơ xác, tiêu điều; hàng ngàn ha ruộng đất bị bỏ hoang;các công trình thuỷ lợi hư hỏng, kỹ thuật canh tác lạc hậu, năng suất cây trồng thấp,thiên tai, mất mùa liên tiếp xảy ra Là thành phố tạm chiếm sâu, sống dựa chủ yếuvào phục vụ chiến tranh nên khi thực dân Pháp rút đi thì mọi hoạt động kinh tế củaHải Phòng hầu như ngưng trệ Trước tình hình đó đặt ra cho Đảng bộ Hải Phòng -

Kiến An nhiệm vụ cấp thiết trước mắt là hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồikinh tế, ôn định đời sống nhân dân, tạo điều kiện cho công cuộc xây dựng và pháttriển lâu dài của hai tỉnh thành.

Những năm 1955 - 1957, Đảng bộ Hải Phòng và Kiến An lãnh đạo khôi phục

kinh tế, bảo đảm giao thông vận tải, an ninh - quốc phòng, đạt được những thànhtựu bước đầu, đặc biệt là trên lĩnh vực văn hóa - xã hội.

Văn hoá - giáo dục là công tác được hai Đảng bộ quan tâm, nhất là lĩnh vực

GDPT Chỉ trong một thời gian ngắn, cán bộ giáo dục vào tiếp quản Hải Phòng

-Kiến An cùng các thầy giáo, học sinh ở vùng tạm chiếm cũ đã phục hồi, sửa chữatrường sở, củng cố bộ máy quan lý dé chuẩn bị cho việc khai giảng năm học hoabình đầu tiên Các lớp bình dân học vu cũng phát trién mạnh ở cả Hải Phòng - Kiến

An, đã thanh toán nạn mù chữ cho 4.000 nhân dân lao động.

Quán triệt chủ trương của Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ VII(3/1955) về thực hiện cải cách giáo dục lần thứ hai: “Củng cố giáo dục phổ thông,

thống nhất hai hệ thống giáo dục của vùng tự do cũ và vùng mới giải phóng”, Thànhủy Hải Phòng và Tỉnh ủy Kiến An đã tổ chức nhiều hội nghị cấp uỷ, chính quyềncác khu phố, huyện thị và ngành giáo dục dé bàn về công tác GDPT các cấp, giao

cho các đoàn thê, công đoàn, thanh niên, phụ nữ vận động, tô chức các lớp học.

28

Trang 39

Bên cạnh đó, nhằm phát triển mạnh ngành học phổ thông, Đảng bộ Hải

Phòng đã dành sự đầu tư, quan tâm lớn đến ngành học Từ năm 1956 - 1957, Hải

Phòng - Kiến An sáp nhập hệ thống giáo dục cũ vào hệ thống giáo dục dân chủ

nhân dân và nâng thời gian học tập ở bậc phô thông từ 9 năm lên 10 năm Chươngtrình học của các cấp được cải tiến, sách giáo khoa được biên soạn lại.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội II của Đảng về phát triển văn hoá - giáo dục

theo kế hoạch 5 năm, Chỉ thị 08-TW về công tác văn hoá quần chúng, trong hai năm

1961-1962, ngành giáo dục hai tỉnh, Thành phố sôi nổi hưởng ứng phong trao thiđua "Hai tốt" (dạy tốt, học tốt) Hệ thống GDPT từ cấp I đến cấp II, III bước đầuđược xây dựng hoàn chỉnh, đáp ứng yêu cầu học tập của thanh, thiếu niên.

Từ năm 1961 đến năm 1963, sự nghiệp văn hóa - giáo dục của Thành phố

tiếp tục có những tiến bộ mới Số trường, lớp và học sinh phổ thông năm học

1962-1963 đã tăng đáng ké so với năm học 1961-1962.

Bang 2 1: Số trường và học sinh phố thông qua hai năm học

1961 - 1962 và 1962 - 1963

Năm học 1961 - 1962 1962 - 1963

Số trường phổ thông 271 335

Số hoc sinh phô thông 164.764 187.184

Nguôn: Chỉ cục thong kê Thành phố Hải Phòng, tr.28

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đạt được, GDPT thời ky này cũng gặp

rất nhiều khó khăn về hệ thống CSVC trường lớp, bàn ghế phục vụ cho công tác

day-học còn đơn sơ, nhỏ lẻ, chưa đáp ứng được yêu cầu day-học tập của con em nhân dân.

Hơn nữa, những năm đầu giải phóng, điều kiện kinh tế-xã hội còn nhiều khó khăn,thiếu thốn nên chất lượng đội ngũ giáo viên cũng chưa được quan tâm đúng mức đãdẫn đến tinh trạng thiếu giáo viên trầm trong tại các trường phổ thông Đây là mộttrong những khó khăn nhất định đối với ngành giáo duc Thành phố giai đoạn nay.

Như vậy, trong hoàn cảnh lịch sử khó khăn, phức tạp thời kỳ đầu giải phóng,Đảng bộ Hải Phòng - Kiến An đã thể hiện bản lĩnh vững vàng, vận dụng đúng đắn

29

Trang 40

đường lối cách mạng của Trung ương Đảng vào hoàn cảnh cụ thé của địa phương,góp phan hoàn thành tốt nhiệm vụ GDPT của Thành phố.

2.1.1.3 Chủ trương của Đảng Lao động Việt Nam

Đại hội Đại biểu lần thứ II BCHTƯ Đảng (9/1960) được hop trong hoàncảnh miền Bắc Việt Nam vừa hoàn thành khôi phục kinh tế sau kháng chiến chốngPháp và cải cách ruộng đất cùng với cải tạo công thương nghiệp; ở miền Nam,phong trào Đồng Khởi đang bùng phát mạnh mẽ Đại hội đề ra nhiệm vụ chiến lượccho cách mạng cả nước và nhiệm vụ cách mạng c ủa từng miền Đối với giáo dục,Đại hội lần thứ III đã đặt nền tảng cho việc xây dựng một nên giáo dục XHCN, nêurõ: Công tác giáo dục phải được phát triển theo một quy mô lớn nhằm bồi dưỡngthế hệ trẻ thành những người lao động làm chủ nước nhà, có giác ngộ XHCN, cóvăn hóa kỹ thuật, có sức khỏe nhằm phục vụ đắc lực cho việc đào tạo cán bộ vànâng cao trình độ văn hóa của nhân dân lao động Đại hội cũng thông qua đường lốixây dựng nền giáo dục XHCN với những nội dung cơ bản: Công tác giáo dục phảiđược phát triển theo quy mô lớn và phải phục vụ đường lối và nhiệm vụ cách mạng

của Đảng; nguyên lý giáo dục kết hợp với lao động sản xuất; phương châm giáo dục

ly luận gắn liền với thực tiễn, học đi đôi với hành, giáo dục của nhà trường kết hợpvới giáo dục xã hội; phát triển vừa nhiều, vừa nhanh sự nghiệp giáo dục, đồng thờiphải luôn luôn coi trọng việc nâng cao chất lượng giáo dục; kết hợp lực lượng nhànước và nhân dân để làm giáo dục; mở rộng nhà trường XHCN cho công nông vàđồng bào các dân tộc thiểu số nam cũng như nữ và phải tạo mọi điều kiện thuận lợi

cho họ học tập tốt; thầy giáo là lực lượng cốt cán cho sự nghiệp phát triển giáo dục

và văn hóa, cần coi trọng việc dao tạo và bồi dưỡng thầy giáo về các mặt chính trịvà tư tưởng cũng như về mặt nghiệp vụ và văn hóa [35; tr.52].

Bàn về GDPT, Đại hội đã nhấn mạnh: Mó¿ /à, GDPT phải phát triển mạnhmẽ nhằm đào tạo những thế hệ thanh niên có đạo đức, có văn hóa, có sức khỏe, sẵnsàng phục vu sự nghiệp xây dựng CNXH; fai /d, hoàn thành phổ cập cấp II, tích

cực mở thêm trường cấp III cho các trường phô thông và đại học ở miền xuôi; ba /â,

hoàn thành xóa nạn mù chữ, thực hiện phổ cập cấp I và phát triển mạnh mẽ cấp II,

cap II ở một sô tỉnh miên núi; bồn la, mở rộng các trường sư phạm sơ cap, trung

30

Ngày đăng: 05/06/2024, 15:58

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN