1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Xã hội học: Ảnh hưởng của bạo lực trong mối quan hệ vợ chồng: Những chiều cạnh sức khỏe (Nghiên cứu trường hợp phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa)

195 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Đinh Phương Linh

(Nghiên cứu trường hop phường Quảng Tiễn, thành phố Sam Son,

tinh Thanh Hóa)

LUẬN ÁN TIEN SĨ XÃ HOI HỌC

Hà Nội - 2018

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Dinh Phương Linh

(Nghiên cứu trường hợp phường Quảng Tiến, thành phố Sam Son,

tỉnh Thanh Hóa)

Chuyên ngành: Xã hội học

Mã số: 62 31 03 01

LUẬN AN TIEN SĨ XÃ HỘI HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

GS.TS HOÀNG BÁ THỊNH

Hà Nội - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự

hướng dẫn khoa học của GS.TS Hoàng Bá Thịnh.

Tên luận án không trùng với bất cứ nghiên cứu nào đã được công bố.

Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận án đều trung thực và có nguồn gốc

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Thực hiện luận án này là cả một quá trình trải nghiệm vất vả, nghiêm

túc và khó khăn đối với tác giả luận án, từ khâu hình thành ý tưởng đến khâu

triển khai thực hiện Dé hoàn thành được luận án này, có công rất lớn của các

chuyên gia, các nhà khoa học, các thầy cô đã đồng hành và giúp đỡ tôi trongsuốt thời gian qua.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới GS.TS Hoàng Bá

Thịnh, giáo viên hướng dẫn của tôi - người Thay luôn ủng hộ tôi, tận tinh chỉ

bao tôi từng bước đi cụ thé dé thực hiện được luận án Tôi xin gửi lời cảm ơn

tới Ban Chủ nhiệm Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và

Nhân văn, Dai học Quốc gia Hà Nội cùng toàn thé các Thay Cô trong Khoađã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong mọi hoàn cảnh cho phép Tôi

cũng xin được gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, Phòng đào tạo Sau đại học,Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đãđồng hành và tạo điều kiện cho tôi trong các thủ tục cũng như việc bảo vệ

luận án này.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và tri ân tới gia đình lớn và

gia đình nhỏ của mình đã luôn ở bên tôi, ủng hộ, động viên, hỗ trợ tôi hoàn

thành luận án một cách tốt nhất.

Một lân nữa, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành!

Hà Nội, ngày tháng năm 2018

Tác giả luận án

Dinh Phuong Linh

Trang 5

1 Lý do chọn đề tài ¿- 2-55 2+E£EESEEEEE211271571711211211111112111111 11.21 1x xe 72 Ý nghĩa của nghiên CỨU -2- 2-52 2+SE+EE+EE££EE2EESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkerkerkrree 10

3 Đối tượng, khách thé và phạm vi nghiên cứu - 2-2 + sz+sz+£szzxezszee 10

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên CỨU - c3 392111 3E rrrrerrkrrrkrrre 11hÄ©€ ¡006i 3 20 1n 12

6 Giả thuyết nghiên CỨU ¿2 2£ +E£+SE+EE+EE£EEEEEEEEEEEEE2112117171711 211211 127 Bố cục của luận án -.:-2+-©2++22++2221221112221122111221112211122111.111.11 xe 12

Chương 1 TONG QUAN VAN ĐÈ NGHIÊN CUU .5-5- 5° << 14

1.1 Các nghiên cứu về BLVC nạn nhân là phụ nữ 2-2 2 s2 sezs+£sss2 151.2 Quan điểm đối xứng giới về BLVC ¿2 + 2+EE2EE2E£EEEerEerkerxererree 20

1.3 Những chiều cạnh sức khỏe của bạo lực trong mối quan hệ vợ chồng — 23

1.3.1 Những hệ quả sức khỏe của BLVC c«cscssss+E+sskEsseeeeseeeeeers 23

1.3.2 Bạo lực vợ chong đối với phụ nữ mang thai và sau khi sinh con 311.3.3 Hành vi điều trị các thương tích do BLVC +©5£©scs+ce+c+ezes 34

Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CUU 38

2.1 Các khái niệm CONG CỤ - -G c1 19 1139 1119 11191111011 91 1H kg ng ngư 38PIN N (0n , nnn.ốỐ.Ố ố 38

2.1.2 Bao lực vợ chồng "—— 39

2.1.3 GiGi Và GIỚI fÍHÏN ch HH ky 412.1.4 Sức khỏe và hệ quả sức khỏe của BLVC -«««+s«s++seexsseexssexs 42

2.2 Lý thuyết áp dụng ¿+ Sk+EE+EE£EE2E12EEEEE1E717111211211211 2111111111 c0 452.2.1 Tính đối xứng và bắt đối xứng VỀ giới 5c ccccecckerterererrreee 45

2.2.2 Mô hình sinh thai HỌC << c3 11381993111 3111k ng ket 52

2.3 Tổng quan địa bàn nghiên cứu - ¿22 E++E+2E££EE£EEtEEzEerkerxerxcrke 60

Trang 6

2.4 Phương pháp nghiÊn CỨU 5Ă 32+ 1333321135131 1 1 EEEEEErkrrkrree 63

2.4.1 Phéin tich tt GU nNỄnïnnốnốnẽẽẽaagẢ 63

2.4.2 Phỏng VAN SGU cececcecsessssssecsessessesssessessesssssessessusssessessessesssssessessesssssesseesess 64

2.4.3 Phương pháp nghiên cứu định lWONY eeeccceccceccesseeseesceeseeeseteceeseeeetsnetsees 64

Chương 3 THỰC TRẠNG BẠO LỰC TRONG MÓI QUAN HỆ

\Mweo:c — 67

3.1 Mức độ phô biến của BLVC và khác biệt theo các nhóm xã hội 673.2 Các biểu hiện bạo lực vợ chồng - ¿2 2+++£E£+E++EE+EEeEErErrxrrkerreee 73

3.3 Bao lực đối với người vợ trong giai đoạn mang thai và sau khi sinh con 82

3.4 Nguyên nhân của BLVC oi.ceccescesseessesssesssesseessecssecssesseessecssesssessesssesssesseseseessess 90

Chương 4 NHỮNG HE QUA CUA BLVC DOI VỚI SỨC KHỎE CUA

he: 97

4.1 Hé qua strc khoe thé Chat ng adaờỘỌỘỌAỪnD 974.2 Hệ qua sức khỏe tinh than -¿- 2 ¿2£ E+SE9EE+EE2EE2EEEEEEEEEEEESEErEkrkerrees 1084.2.1 Rồi nhiỄU tâm tFÍ 5: ©5:©5£©S+‡SE‡EESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkerkrrrrrrrea 109

4.2.2 Ý nghĩa và hành vi tự tử ở nạn nhân BLVC - - -=sss««ss<s+ 117

4.2.3 Một số vấn dé SKTT khác ở nạn nhân BLVC voecsesscessesssesssesssesseessessseeees 119

4.3 Hệ qua sức khỏe của BLVC chia theo loại bạo lực -‹ «<+<<<2 122

Chương 5 CÁC YEU TO ANH HUONG DEN HỆ QUA SỨC KHỎE

O NAN NHÂN BAO LUC VỢ CHONG - 2° se ©cssevssersssersserse 132

5.1 Khác biệt giới về hệ quả sức khỏe thé chất và tinh than do BLVC 1325.2 Khác biệt về hệ quả sức khỏe của BLVC theo nhóm tuôi của nạn nhân 143

5.3 Anh hưởng của sô con và sô lân mang thai đên sức khỏe phụ nữ là nạn nhân

BLVC woceccscsscsssessessssssessessessucssessessecsussuessessecsussuesssssessessuessessessessuessessesscsessessessesasesses 149

KET LUẬN VÀ KHUYEN NGHỊ, . 2< se ©sscsseesetssersserssersesse 156

1 KẾC luận ¿2-2 + EETEExEE1211211211 1111111111111 11 1111111111 11110110111 11 te 1562 Khuyén nghi 0n aaa.4.< 160

DANH MUC CONG TRINH KHOA HOC CUA TAC GIA LIEN QUAN

DEN 00.90.0007 163TÀI LIEU THAM KHẢO -°- << ©s£©ssSssSse©sseEssevsstssersserssersssse 164

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIET TAT

Trang 8

DANH MỤC CÁC BANG

Bảng 2.1 Cơ câu mẫu khảo sát - 2-2255: ©2S22S£2EE22EEE2EE22EE2EE22171222122xcrrree 65

Bảng 3.1 Tỷ lệ nạn nhân BLVC về thể chất hoặc tình dục theo các đặc điểm

nhân khâu xã hộii -+++©++++EE+++tEEEk+tEEEEEEEEEELEEEEEEELErEiirrieriie 70

Bảng 3.2 Các loại bao lực trong đời theo nhóm giới tính - s5 +++s<++s 75

Bảng 3.3 Bạo lực thê chất đối với người vợ trong giai đoạn mang thai và sau khi

SUNN 0)¡ Ất 83

Bảng 3.4 Chăm sóc sau sinh của người chồng đối với nạn nhân BLVC 86Bang 3.5 Tương quan số con, số lần mang thai với số thương tích trong đời,

số lần cần CSYT do BLVC và số lần bị thương tích nhẹ không cần CSYT 88

Bang 3.6 Quan điểm của nạn nhân BLVC về các lý do dẫn tới BLVC 90Bảng 3.7 Tỷ lệ đồng tình với các quan điểm mang tính gia trưởng - 93Bang 4.1 Thương tích do BLVC (chọn nhiều phương án) - 2-5555: 99Bang 4.2 Số lần bị thương tích do BLVC can CSYT và số lần bị thương tích nhẹ

không cần CSYTT -¿-:- +S%SE+E2EEEEEEEE 1911211211211 2111111111 1111111111111 ti 101Bang 4.3 Lý do không điều trị thương tích BLVC tại các cơ sở y tế 102

Bang 4.4 So sánh khó khăn trong việc di lại, hoạt động thông thường và cảm giác

đau/khó chịu trong vòng 12 thang qua giữa nhóm bi và không bị BLTC và BLTD

trong 12 ri gi 104

Bảng 4.5 Tương quan tần suất các biểu hiện bạo lực thé chất và bạo lực tình dục

trong vòng 12 tháng qua với một số van dé SK trong vòng 12 tháng qua 105Bảng 4.6 So sánh khoảng điểm SRQ-20 giữa nhóm người chưa từng bị BLVC

trong vòng 12 tháng trở lại Ởâyy - - - + + kg HH gu nnưệp 121

Trang 9

Bảng 4.12 Khoảng điểm SRQ-20 chia theo các biểu hiện bạo lực tinh than 123Bảng 4.13 So sánh giá tri TB điểm SRQ-20 ở 3 nhóm BL.VC - 125

Bảng 4.14 Tương quan tần suất các biéu hiện bạo lực thể chất với việc từng thử

kết thúc CUGC SỐNg -2- 2-52 SE 9E SESEEEEE9EE2E12E12112171111111211211 115111111111 1e 126Bảng 5.1 Số lần bị thương tích do BLVC cần CSYT và số lần bị thương tích nhẹ

không cần CSYTT - -:- ¿52 E+E2EEEEEEEEE911211211211211111111111 1111.1111111 gi 135Bảng 5.2 Lý do không điều trị thương tích BLVC tại các cơ sở y tế 136Bảng 5.3 So sánh giá trị TB điểm SRQ-20, số thương tích, số lần cần CSYT

do BLVC, số lần bị thương tích nhẹ do BLVC không cần CSYT giữa nhóm nam

Va MOM NM 137

Bảng 5.4 Tương quan giới tính với việc từng thử kết thúc cuộc sống ở nhóm

ib0i8ni0570 202 141

Bang 5.5 Các van dé sức khỏe của nạn nhân BLVC chia theo nhóm tudi 145

Bang 5.6 So sánh tương quan nhóm tuổi với một số van đề SK ở nhóm nạn nhân

BLVC và nhóm người chưa từng bị BLVC - - S5 +22 *+Eveseereserrsrrrerrree 147

Bảng 5.7 Hệ số z(obs) của so sánh tương quan nhóm tuổi với một số vấn đề SK

giữa nhóm nạn nhân BLVC và nhóm người chưa từng bị BLVC - 148

Bang 5.8 Tương quan giữa số lần mang thai với một số van dé sức khỏe của

nạn nhân BLVC và người chưa từng bị BLVC - - SĂ + Ss s*seeereeeerrse 151

Bảng 5.9 Tương quan số con với một số vấn đề sức khỏe của nạn nhân BLVC

va ngw0i chu tlrng bi BL 2022 6: 153

Trang 10

DANH MỤC CÁC BIEU

Biểu 3.1 Ty lệ là nạn nhân trong mau phân theo các dạng BLVC ở hai gidi 68Biéu 3.2 Tỷ lệ nam và nữ trong mẫu từng là nạn nhân của các biểu hiện BLVC 77

Biểu 3.3 Tỷ lệ nam và nữ trong mẫu bị các biểu hiện bạo lực thé chất từ phía

vợ/chồng trong 12 tháng trước thời điểm khảo sát - + 5-52 2252252225: 79

Biểu 5.1 Các dấu hiệu rối nhiễu tâm trí xuất hiện ở hai nhóm nan nhân nam

\M:§: 8n 00/20 7 ề'oồ.”®”-”'Ẽ'Ẽ'ẼÃ'.'- 138

DANH MỤC CÁC HỘP

Hộp 3.1 Câu chuyện của cô ÌMal - c 11v 1H SH HH ng rệt 80Hộp 4.1 Câu chuyện của chị Hoa .- - c1 S123 91119111 1 9 11 ng Hiệp 107Hộp 5.1 Câu chuyện của anh ÁIn - - - <2 SH ng ngư 140

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Mô hình sinh thái học (WHO, 2005) - ¿©++2++2£xz+tzzrzrxcee 53

Hình 2.2 Mô hình sinh thái xã hội áp dụng dé phân tích bao lực giới ở nhiều cấp độ

81080) 55

Hình 2.3 Mô hình sinh thái học về sức khỏe (Our Watch, 2018) ¿- + 58

Trang 11

MỞ ĐÀU1 Lý do chọn đề tài

Bạo lực gia đình là một hiện tượng mang tính toàn cầu, gây ảnh hưởngkhông nhỏ đến hạnh phúc gia đình nói riêng và ôn định, phát triển xã hội nóichung Bao lực gia đình xuất hiện ở tất cả mọi quốc gia, bat kê trình độ phát

triển, nền văn hóa, sắc tộc, tôn giáo Bạo lực gia đình có thể xảy ra trong các

mối quan hệ gia đình nhưng phổ biến nhất là bạo lực trong mối quan hệ vợchồng và nạn nhân của bạo lực gia đình thường là phụ nữ Theo nghiên cứuđa quốc gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về sức khỏe và trải nghiệm

cuộc đời của phụ nữ (2005), tỷ lệ phụ nữ bị bạo lực thể chất do chồng hoặc

bạn tinh (intimate partner) gây ra chiếm 13% tại khu vực đô thị Nhật Bản và

61% tại các tỉnh của Peru, trong đó 4% phụ nữ tại Nhật Bản và 49% phụ nữ

tại Peru là nạn nhân của bạo lực thé chat ở mức độ nghiêm trọng (chăng hạn

như bị kéo lê, đâm, đốt, bị đe dọa hoặc tấn công bang vũ khí ) Cũng theo

nghiên cứu nay, 59% phụ nữ tai Ethiopia từng bi tan cong tinh duc đối tácchung sống với họ và tính chung tất cả các quốc gia tham gia nghiên cứu (10

quốc gia bao gồm Bangladesh; Brazil; Ethiopia; Nhat Ban; Peru; Namibia;Samoa; Serbia va Montenegro; Thái Lan và cộng hòa Tazania), từ 20% đến75% phụ nữ được hỏi đã trai qua bao lực cam xúc hoặc bị kiểm soát hành vi

(chang hạn như ngăn cắm liên lạc với gia đình, kiểm soát việc đi đâu, làm gi

hoặc việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe) trong vòng 12 tháng tínhđến thời điểm khảo sát Những số liệu này cho thấy một bức tranh không may

tươi sáng về tình trang bạo lực trong quan hệ vợ chồng diễn ra pho biến tại

nhiều quốc gia Thậm chí, trước đây, ở nhiều xã hội, bạo lực của chồng đốivới vợ còn được coi là bình thường và có thé chấp nhận [WHO, 2005] Điển

hình như An độ, nơi mà bao lực gia đình được ghi nhận là tội ác chống lại phụ

nữ phô biên nhât và được xem là có liên hệ trực tiép với chê độ gia trưởng

Trang 12

[Chaudhary S., 2013] Báo cáo quốc gia của cục kiểm soát tội phạm An Độ(1991) chỉ ra rằng cứ 33 phút lại có | phụ nữ Ấn Độ bị chồng lạm dụng và sốliệu năm 1989 cho thấy mỗi 125 phút có một phụ nữ chết vì vấn đề liên quan

đến của hồi môn Những con số đáng báo động này đã dẫn tới việc ban hànhLuật phòng chống gia đình 2005 tại Ấn Độ, tuy nhiên, cho đến hiện tại, tỉ lệ

bạo lực gia đình ở quốc gia này vẫn rất cao, cho thấy sự thiếu hoàn thiện và

hiệu quả của công cụ pháp luật nói trên.

Ké từ Hội nghị về quyền con người tô chức tai Vienna vào năm 1993,bạo lực trong quan hệ vợ chồng mới bắt đầu được nhìn nhận như một sự đedọa sức khỏe cộng đồng và một sự vi phạm nghiêm trọng quyền con người.Và trong vài thập kỉ trở lại đây, vấn đề này ngày càng nhận được nhiều sự

quan tâm của dư luận, các tô chức quốc tế cũng như các nhà nghiên cứu trong

lĩnh vực khoa học xã hội.

Tại Việt Nam, trong bối cảnh mà bạo lực gia đình đã trở thành hiện

tượng toàn cầu thì vấn đề bạo lực trong quan hệ vợ chồng cũng là một vấn đềthời sự đòi hỏi sự quan tâm, nỗ lực của toàn xã hội Theo nghiên cứu quốc gia

về bạo lực gia đình đối với phụ nữ (2010), 32% phụ nữ từng kết hôn cho biếthọ từng trải qua bạo lực thể xác và 6% phụ nữ được hỏi bị bạo lực thé xáctrong vòng 12 tháng tính đến thời điểm điều tra Như Tổng giám đốc Tổ chức

y té thé giới Lee Jong Wook đã từng nhận định, bao lực cua chồng/ bạn tình

đối với phụ nữ là một nguyên nhân chính gây nên những vấn đề sức khỏe của

nữ giới Loại bạo lực này có những ảnh hưởng ở tầm sâu sắc hơn những hiểm

họa nhất thời Không chỉ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho những phụ nữ trảinghiệm nó, bạo lực đối với phụ nữ còn gây nên những sang chấn tâm lý ở

những người chứng kiến nó, đặc biệt là trẻ em Như Golding M J (1999) đãchỉ ra, tỉ lệ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần của phụ nữ là nạn nhân bạo lựcvợ chồng là 47,6%; tỉ lệ có ý định tự tử hoặc tự tử là 17,9%; lạm dụng chấtcồn 18,5% va lạm dụng chất gây nghiện là 8,9% Dé thấy rằng, nghiên cứu

Trang 13

chiều cạnh sức khỏe của bạo lực gia đình nói chung và bạo lực trong mối

quan hệ vợ chồng nói riêng là một hướng nghiên cứu có ý nghĩa trong chuyên

ngành xã hội học cũng như có ý nghĩa thực tiễn trong đời sông xã hội Những

thực tế trên đây đã cho thấy tầm quan trọng của nghiên cứu về bạo lực trong

quan hệ vợ chồng trong đảm bảo gia đình ôn định, hạnh phúc và phát triểnbén vững

Có thê thấy là bạo lực trong mối quan hệ vợ chồng trước gid vốn vẫn

được nhìn nhận như là bạo lực của chồng đối với vợ Đến nay, bạo lực trong

quan hệ vợ chồng không chỉ là chiều bạo lực giữa chồng với vợ mà còn tồn

tại chiều ngược lại là bạo lực của vợ đối với chồng Tuy chiều bạo lực này

vẫn chưa được nhắn mạnh va nghiên cứu rộng rãi như là bạo lực đối với phụ

nữ Nhưng như vậy không có nghĩa là vấn đề này không đáng quan tâm bằngbạo lực của nam giới đối với phụ nữ Việc phân tích một cách sâu sắc bạo lựctrong mối quan hệ vợ chồng đối với nam giới là cần thiết dé hoàn thiện bứctranh về bạo lực trong mối quan hệ vợ chồng cũng như cung cấp một cái nhìntoàn diện về bạo lực giới hiện nay.

Trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, đã có những thay

đổi đáng ké, không chỉ về cau trúc lao động, hoạt động sản xuất và điều kiện

sống của người dân, mà cả về văn hóa, lối sống và nhận thức của người dân.Nghiên cứu này mong muốn xem xét hậu quả sức khỏe của bạo lực trong mối

quan hệ vo chong tiếp cận từ quan điểm giới, đặc biệt lý thuyết đối xứng giới,từ đó tìm ra những giải pháp và khuyến nghị phù hợp để góp phần nâng caonhận thức của người dân về sức khỏe và cải thiện mối quan hệ vợ chồng, hạnchế bạo lực vợ chồng và những hậu quả nghiêm trọng của bạo lực gia đình

đối với sức khỏe nạn nhân, khắc phục những mặt còn hạn chế của công tác

đảm bảo sức khỏe cho nạn nhân của bạo lực vợ chồng, góp phần đảm bảochất lượng cuộc sống của người dân và hạnh phúc gia đình.

Trang 14

2 Ý nghĩa của nghiên cứu

2.1 Ý nghĩa lý luận

Bên cạnh việc làm sáng tỏ một số thuật ngữ liên quan tới vẫn đề nghiên

cứu, đề tài hướng tới cung cấp những luận cứ khoa học về vấn đề bạo lực vợ

chồng và những hệ quả sức khỏe đối với nạn nhân BLVC, đồng thời vận dụngcác lý thuyết xã hội học hiện đại để giải thích mối quan hệ giữa trải nghiệm

BLVC và các van đề sức khỏe của nạn nhân BLVC.

2.2 Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài hướng tới mô tả thực trạng BLVC và những hậu quả sức khỏe

của BLVC ở nam và nữ nhằm cung cấp một cái nhìn toàn diện, sâu sắc vềnhững ảnh hưởng của BLVC đối với sức khỏe nạn nhân Từ đó đưa ra nhữngkhuyến nghị nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức về BLVC và hậu quả

của BLVC, đồng thời khuyến nghị một số giải pháp dé giam thiéu bao luc vadam bảo sức khỏe cho nhóm người dé bị ton thương bởi BLVC.

3 Đối tượng, khách thé và phạm vi nghiên cứu

> Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của bạo lực trong mối quanhệ vợ chồng: Những chiều cạnh sức khỏe (nghiên cứu trường hợp phườngQuảng Tiến, Thành phố Sầm Sơn, Tỉnh Thanh Hóa)

> Pham vi nghiên cứu:

VY Phạm vi không gian: Phường Quảng Tiến, Thành phố Sam

Sơn, Tỉnh Thanh Hóa (tại thời điểm khảo sát là phường Quảng Tiến,

Thị xã Sam Sơn, Tinh Thanh Hóa)

Y Phạm vi thời gian: Tiến hành thu thập thông tin từ tháng

6/2016 đến tháng 8/2016

Y Phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu thực trang

BLVC và những hậu quả về sức khỏe thê chất, tỉnh thần của BLVC đối

với nạn nhân nam và nữ Trong luận án không phân tích tiền sử bệnh

tật của nạn nhân BLVC và tác động của nó tới tình trạng sức khỏe của

10

Trang 15

nạn nhân Đề tai cũng không phân tích chi tiết hoạt động chăm sóc,

điều trị sau bạo lực của nạn nhân BLVC Trong luận án cũng chỉ xét

đến ba loại bạo lực vợ chồng là bạo lực thể chất, bạo lực tinh thần và

bạo lực tình dục.

> Khách thê nghiên cứu:

Y Phụ nữ va nam giới đã (từng) kết hôn và day đủ năng lực

hành vi

Y Cán bộ y tế cấp phường

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứuMục đích nghiên cứu

Nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng và hậu quả sức khỏe

của BLVC đối với nạn nhân nam và nữ tại phường Quảng Tiến, thành phố

Sam Son, tỉnh Thanh Hóa dé từ đó đưa ra những khuyến nghị giúp nâng caonhận thức của người dân về những hậu quả của bạo lực gia đình cũng nhưnhận thức về việc tự bảo vệ sức khỏe của bản thân trong trường hợp xảy ra

bạo lực và đề xuất những mô hình hỗ trợ phụ nữ là nạn nhân bạo lực gia đìnhphù hợp với điều kiện của địa phương.

Nhiệm vụ nghiên cứu

> Hệ thống hóa cơ sở lý luận về bạo lực vợ chồng và hậu quả sức

khỏe của bạo lực vợ chồng

> Tìm hiểu thực trạng bạo lực vợ chồng tại địa bàn nghiên cứu

(hình thức, tần suất,mức độ, người gây bạo lực, nguyên nhân)

> Tìm hiểu những hậu quả sức khỏe thé chất, sức khỏe tinh than

và sức khỏe sinh sản ở nạn nhân BLVC; hệ quả sức khỏe chia theo loại

bạo lực

> Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hệ quả sức khỏe của bao lực

VỢ chồng như tuổi, số con, số lần mang thai

> Đề xuất giải pháp giúp giảm thiểu tình trang bạo lực trong mối

quan hệ vợ chông và giảm thiêu rủi ro sức khỏe cho nạn nhân của bạo lực.

II

Trang 16

5 Câu hỏi nghiên cứu

> Bao lực trong mỗi quan hệ vợ chồng hiện nay diễn biến như

thế nào?

> Bao lực trong mối quan hệ vợ chồng ảnh hưởng như thế nào đến

sức khỏe của nạn nhân?

> Những yếu tố nào có tác động đến hệ quả sức khỏe do BLVC?6 Giả thuyết nghiên cứu

> Bao lực vợ chồng xảy ra phổ biến, thường diễn biến ở mức độ ítnghiêm trọng Nạn nhân của BLVC là cả người vợ và người chồng.

> Bao lực vợ chồng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, sức khỏetinh thần và sức khỏe sinh sản của nạn nhân

> Có sự khác biệt về hệ quả sức khỏe do BLVC ở các nhóm nạn

nhân bị các loại BLVC khác nhau, các yếu tổ giới tính, độ tuổi, số con, sốlần mang thai có ảnh hưởng đến hệ quả SK do BLVC

7 Bố cục của luận án

Luận án được kết câu thành 5 phần như sau:

Phần mở đầu phác thảo những nội dung cơ bản của luận án gồm có: lýdo chọn đề tải; ý nghĩa của nghiên cứu; mục đích, mục tiêu nghiên cứu; câuhỏi nghiên cứu; giả thuyết nghiên cứu; đối tượng khách thé, địa bàn nghiên

cứu; khung phân tích.

Phần 2 là chương cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, bao gồm 2 chương.

Chương | trình bay tông quan van đề nghiên cứu; chương 2 trình bày các lýthuyết áp dụng; các khái niệm công cụ; phương pháp nghiên cứu và vài nét về

địa bàn nghiên cứu.

Phần 3 là phần kết quả nghiên cứu, gồm có 3 chương Chương 3 tìm

hiểu thực trạng BLVC trong đó làm rõ các ý chính bao gồm: mức độ phổ biếncủa BLVC và khác biệt theo các nhóm xã hội, các biểu hiện BLVC, nguyên

nhân của BLVC Chương 4 phân tích những hệ quả về sức khỏe thé chat và

12

Trang 17

sức khỏe tinh thần đối với nạn nhân BLVC và hệ quả SK do BLVC theo từng

dạng BLVC Ở chương 5, tác giả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hậu quảsức khỏe của BLVC đối với nạn nhân, bao gom yéu tố giới tính, số tuôi, sốlần mang thai và số con.

Phần 4 đưa ra những kết luận và khuyến nghị tương ứng với kết quả

nghiên cứu của luận án.

Cuối cùng là phần 5 - phụ lục gồm có danh mục tài liệu tham khảo,mẫu phiếu điều tra, đề cương hướng dẫn PVS, danh mục công trình khoa học

của tác giả có liên quan đên luận án.

13

Trang 18

Chương 1

TONG QUAN VAN DE NGHIÊN CỨU

Bao luc gia dinh noi chung va bao luc trong mối quan hệ vợ chồng nói

riêng không phải là một chủ đề nghiên cứu mới mẻ trong khoa học xã hội.

Trước khoảng giữa những năm 1980, có rất ít những nghiên cứu trên thế giớivề BLGĐ và nếu có thì cũng chỉ thường xem xét BLGĐ dưới khía cạnh lịch

sử (Grovert J.A., 2008) Tuy nhiên, đến nay, xuất phát từ thực tế là bạo lựcgia đình đã trở thành van dé toàn cầu, đe dọa sự 6n định và phát triển của mọiquốc gia, mọi dân tộc, rất nhiều nghiên cứu khoa học xã hội đã lựa chọn khai

thác chủ đề này ở nhiều khía cạnh đa dạng.

Tại Việt Nam, bạo lực gia đình cũng là một chủ đề nghiên cứu thu hútđược sự quan tâm của các học giả, các cơ quan nghiên cứu, các tô chức chính

phủ và phi chính phủ Vũ Mạnh Lợi và cộng sự (1999) khi nghiên cứu BLGĐ

trên cơ sở giới đã đi sâu xem xét thái độ của cộng đồng, các thể chế xã hội, cá

nhân, luật pháp đối với nạn nhân BLGĐ và tìm ra những nguyên nhân dẫnđến BLGĐ Lê Thị Quý, Đặng Vũ Cảnh Linh (2007) lại đặt ra vẫn đề lý luận,

phương pháp luận của bạo lực giới trong gia đình, làm rõ bối cảnh xã hội,

nguyên nhân, hậu quả của BLGĐ cũng như nhận thức của người dân và chính

quyền đối với BLGĐ và phân tích những mô hình phòng chống BLGĐ hiện

có tại Việt Nam Ngoài ra, còn có nhiều nghiên cứu khác như của Nguyễn

Hữu Minh và Nguyễn Thị Vân Anh (2009) tập trung phân tích thực trạng,

diễn tiến và nguyên nhân của bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam,

trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (2001) tìm hiểu nhận thức, thái độ

của người dân, cán bộ hành pháp, các tổ chức xã hội về BLGĐ, những hậu

quả của BLGD và phản ứng của nạn nhân tại 3 tỉnh Thái Bình, Lang Son và

Tiền Giang Năm 2012, Vụ Gia đình thuộc Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch và

Viện nghiên cứu Gia đình và Giới, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

phối hợp thực hiện “Điều tra thực trạng bạo lực gia đình, đề xuất giải pháp có

14

Trang 19

tính đột phá trong năm 2012 và giai đoạn 2012-2016” nhằm xác định thựctrạng, nguyên nhân, xu hướng bạo lực gia đình để từ đó đưa ra các giải phápphòng chống bạo lực gia đình hiệu quả Nghiên cứu cũng đánh giá hiệu quả

của các hình thức truyền thông và các biện pháp xử lý của chính quyền, đoànthê đối với các vụ việc bạo lực gia đình Nhiều nghiên cứu khác của Dương

Thị Thanh Mai; của Nguyễn Hồng Giang, trích theo Hoàng Bá Thịnh (2005)

về hình thức, nguyên nhân và hậu quả của bạo lực gia đình cũng tập trung

phác họa một bức tranh chung về thực trạng bạo lực gia đình nói chung và

bạo lực trong mối quan hệ vợ chồng tại Việt Nam với các đặc điểm phô quát.

1.1 Các nghiên cứu về BLVC nạn nhân là phụ nữ

Mặc dù bạo lực vợ chồng đã được nhận diện như một van đề toàn cau,

nhưng mỗi quốc gia, với các đặc thù về văn hóa, kinh tế, xã hội, vấn đề khác

nhau, bạo lực vợ chồng lại mang những sắc thái, đặc điểm khác nhau.

Trước tiên, không thể phủ nhận răng hầu hết các nghiên cứu về BLVCđều xác định nạn nhân là phụ nữ Chang han, theo Aklimunnessa K và cộng sự

(2007), ty lệ bao lực gia đình của chồng đối với vợ về thé chat, tình dục và tổngthé ở Bangladesh lần lượt là 68%, 27% và 72% Trong đó tát (61%),

giật/ném/án đầu (40%) là những hình thức bạo lực gia đình phổ biến nhất Theo

Vũ Mạnh Lợi và cộng sự (1999), 40% đến 50% phụ nữ được hỏi cho biết họ bị

bạo hành tinh thần trong vòng 12 tháng trước thời điểm khảo sát; 13,2% phụ nữbị đánh bởi chồng và từ 5% đến 23% cho biết họ phải chịu các hình thức lạm

dụng thể chất và tình dục khác nhau [Duvvury và cộng sự, 2012].

Thứ hai, nội dung nghiên cứu về thực trạng BLVC cũng ít khi được

nghiên cứu riêng lẻ mà thường được lồng ghép trong các nghiên cứu về bạo

lực gia đình Chăng hạn, kết quả “điều tra gia đình Việt Nam năm 2006” do

Bộ văn hóa, thé thao và du lịch kết hợp với tổng cục thống kê, UNICEF vàviện gia đình và giới tiến hành bên cạnh việc chỉ ra các đặc điểm nhân khẩu -

xã hội hộ gia đình; đặc điêm hôn nhân và phân tích các môi quan hệ gia đình,

15

Trang 20

cũng mô tả các hình thức bạo lực, lý do và hậu quả của bạo lực Tuy vậy,

nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc điểm sơ bộ hậu quả tâm lý của BLGĐ đối

với phụ nữ và trẻ em Nghiên cứu quốc gia về Bạo lực gia đình đối với phụ nữ

ở Việt Nam do chính phủ Việt Nam và Liên Hợp Quốc (2010) phối hợp thực

hiện được coi là nghiên cứu đầu tiên được tiễn hành trên phạm vi toàn quốcnhằm tìm hiểu những thông tin chi tiết về mức độ phô biến và các loại hình

bạo lực đối với phụ nữ, các hậu quả về mặt sức khỏe của bạo lực gia đình, cácyếu tô rủi ro, phòng ngừa bao lực, cách xử trí của phụ nữ khi gặp phải bạo lực

gia đình cũng như các dịch vụ trợ giúp mà họ đã sử dụng.Nghiên cứu áp dụng

phương pháp nghiên cứu chuẩn mực từng được áp dụng trong nghiên cứu Da

quốc gia của Tổ chức Y tế Thế giới về Sức khỏe Phụ nữ và Bạo lực Gia đình,bao gồm một phiếu điều tra chuẩn đã được thử nghiệm, và một phương phápđảm bảo so sánh được các số liệu của nghiên cứu với các số liệu tại các bối

cảnh khác Bên cạnh việc cung cấp những thông tin chỉ tiết về tỷ lệ bạo lực,

tần suất, nghiên cứu còn đánh giá các chiến lược đối phó, nhận thức về bạo

lực gia đình đối với phụ nữ và kiến thức của phụ nữ về quyền pháp lý của họ.Đặc biệt, nghiên cứu khá chú trọng tìm hiểu những hậu quả về sức khỏe thé

chất và tinh thần đối với phụ nữ cũng như hành vi điều trị các thương tích doBLGĐ Những kết quả thu được từ nghiên cứu này tạo điều kiện cho các cơquan Chính phủ và các tô chức xã hội dân sự nâng cao nhận thức và xây dựngnhững chính sách và chương trình nhằm ngăn ngừa và giải quyết vấn đề về

bạo lực gia đình đối với phụ nữ một cách hiệu quả hơn Năm 2012, Vụ Giađình thuộc Bộ Văn hóa, thé thao va du lịch phối hợp với Viện nghiên cứu giađình và giới thực hiện “Điều tra thực trạng bạo lực gia đình, đề xuất giải pháp

có tính đột phá trong năm 2012 và giai đoạn 2012-2016” với 1206 đại diện hộ

gia đình tại 4 tỉnh, thành phố Yên Bái, Hải Phòng, Đà Nẵng và Hậu Giang.

Nghiên cứu đã tìm hiểu được thực trạng nhận thức, hành vi bạo lực gia đình

và các nguyên nhân, hậu quả của của tình trạng đó cũng như công tác phòng

16

Trang 21

chống bạo lực gia đình ở các địa phương trên, từ đó đề xuất những giải pháp

có tính đột phá nhằm giảm thiểu BLGD trong giai đoạn 2012-2016.

Thứ ba, BLVC tại nông thôn Việt Nam có những nét đặc thù Tại Việt

Nam, mô hình chung sống phổ biến ở nông thôn Việt Nam là gia đình mở

rộng với với nhiều thế hệ chung sống, đôi khi bao gồm cả họ hàng Trịnh TháiQuang (2005) trong khi nghiên cứu mâu thuẫn vợ chồng và bạo lực đối vớiphụ nữ trong gia đình nông thôn, bên cạnh việc chỉ ra những yếu tố liên quanđến bạo lực gia đình như trình độ học van, mức sống vốn đã được đề cập đếnnhiều ở các nghiên cứu trước, còn khai thác thêm ảnh hưởng của quy mô gia

đình và mô hình sống chung đối với vấn đề bạo lực gia đình Nghiên cứucũng phân tích một cách có ý nghĩa mối quan hệ giữa mâu thuẫn gia đình vàbạo lực gia đình, nhất là ở các gia đình trẻ tuổi Clark J C (2010) lại nghiên

cứu về vai trò của gia đình mở rộng trong nguy cơ bị bạo lực gia đình của phụnữ tại Jordan, sử dụng phương pháp liên ngành Nghiên cứu này đã kiểm định

cách thức mà cách tổ chức và chức năng của gia đình có ảnh hưởng đến nguycơ bị bạo lực gia đình ở phụ nữ và xác định những yếu tố rủi ro xuất phát từgia đình và cả những yếu tố bảo vệ đối với phụ nữ trong vấn đề bạo lực giađình Việc tiếp xúc với bạo lực gia đình từ khi còn nhỏ; sống trong gia đình

mở rộng; bị thành viên khác trong gia đình can thiệp vào chuyện hôn nhân; bị

thành viên khác trong gia đình bao lực làm gia tăng nguy cơ bao lực gia đình

ở phụ nữ là những yếu tố làm gia tăng nguy cơ bạo lực gia đình đối với phụnữ Với thực tế là trình độ học vấn thấp, phụ thuộc kinh tế và ít được coi trọng

so với nam giới đã được chứng minh là yếu tố nguy cơ cho BLGD qua những

nghiên cứu trước đó, nhóm phụ nữ nông thôn - những người thường hội tụ các

yếu tố trên là nhóm dễ bị tổn thương bởi BLGĐ Kumar và cộng sự (2005),khi nghiên cứu phụ nữ nông thôn ở Ấn Độ đã phát hiện ra rằng 40% phụ nữ

có các van dé tâm lý liên quan đến việc bạo hành và cần sự can thiệp y tế Phụ

nữ nông thôn là một bộ phận quan trọng của dân sé Việt Nam Tuy vậy, họ là

17

Trang 22

một nhóm dễ bị tổn thương bởi những nghiên cứu về giới và giới tính đã cho

thấy phần đông phụ nữ Việt Nam, đặc biệt là phụ nữ nông thôn thiếu khả

năng kiểm soát mối quan hệ của họ với nam giới [Lê Thị Phương Mai, 1998;

Belanger và Khuất Thu Hồng, 1998] Nghiên cứu của Vũ Song Hà (2008) tại

Yên Mỗ, Ninh Bình cho thấy phụ nữ nông thôn thường dễ dàng chấp nhậnthỏa mãn nhu cầu tình dục của chồng và khó có thể nói “không” ngay cả khihọ mệt mỏi, không hứng thú Nhiều phụ nữ cho biết họ quan hệ tình dục với

chồng chỉ dé có con và thỏa mãn chong: tình dục đôi khi trở thành nguồn cơn

cho những vấn đề sức khỏe và gánh nặng của người phụ nữ [Gammetoft,

1999] Tâm lý sợ chồng và yếm thế cũng khiến cho nhiều phụ nữ không dámsử dung bao cao su bởi sợ làm chồng mat hứng, sợ người khác nghi ngại vềmối quan hệ của mình Điều này làm gia tăng nguy cơ về các bệnh lây nhiễm

qua đường tình dục và HIV/AIDS bởi đàn ông nông thôn Việt Nam khi đi làmxa nhà cũng thường có những mối quan hệ ngoài luồng - một điều không hềhiểm và được phụ nữ chấp nhận tha thứ bởi “đàn ông có nhu cầu cao cần giải

tỏa” [Vũ Song Hà, 2008] Vung D Nguyễn; Per-Olof Ostergren and Gunilla

Krantz (2007) chỉ ra những đặc điểm nhân khẩu xã hội có liên hệ với các dạngbạo lực gia đình khác nhau đối với phụ nữ nông thôn Việt Nam bao gồm:

trình độ học vấn thấp, thu nhập thấp và chế độ đa thê - những nhân tố nguy cơgây ra bạo hành về thê chất/ bạo hành tình dục đối với phụ nữ Nghiên cứunhấn mạnh, những người phụ nữ kết hôn với những người chồng đa thê thì có

gấp đôi nguy cơ trải qua bạo lực thê chat/tinh duc Bao lực tinh thần đối vớiphụ nữ ở khu vực nông thôn thường đi kèm với bạo lực thể chất lặp đi lặp lạiliên tục Trên thực tế, vào thời điểm tiến hành nghiên cứu, 31% phụ nữ chobiết từng bi bao lực thé chat trong đời và 33% cho biết họ từng chịu bạo hành

thê chất kết hợp với hành hạ tinh thần.

Với mô hình gia đình mở rộng phổ biến ở khu vực nông thôn Việt

Nam, BLVC thường khó tránh khỏi tác động từ các mối quan hệ khác trong

18

Trang 23

gia đình Bất chấp quá trình hiện đại hóa nhanh chóng của xã hội, những giá

trị cũ và tư tưởng Nho giáo vẫn còn in bóng trong những mối quan hệ của gia

đình Việt, đặc biệt là mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu Nhiều học giả Việt

Nam đã phân tích về mối quan hệ này dưới các góc độ văn hóa hoặc xã hội

[Hoàng Bá Thịnh, 2005] Fernandez M (1997) cũng tập trung phân tích đóng

góp của những người phụ nữ khác trong thân tộc, gia đình, chăng hạn như mẹchồng trong hành vi bạo lực của người chồng đối với vợ mình trong các giađình An Độ dựa trên nghiên cứu 15 trường hợp bạo lực gia đình ở Bombay,An Độ Với đặc thù xã hội An Độ, những người phụ nữ cao tuổi cũng bị coi là

dưới quyền so với nam giới Họ chịu trách nhiệm quản lý giám sát con dâuthay cho người chồng nhưng vai trò lại này mâu thuẫn với thực tế là họ ởcùng thang bậc với những phụ nữ trẻ hơn trong gia đình Những yếu té nay,cùng với việc người con dâu thường phụ thuộc kinh tế với gia đình chồng sẽ

khiến cho bạo lực gia đình, khi diễn ra, sẽ kéo theo sự liên quan của không chỉnguoi vo, người chồng mà cả những người phụ nữ khác trong gia đình.

Thứ tư, đối tượng phụ nữ được tập trung trong các nghiên cứu vềBLVC thường là nhóm phụ nữ ở độ tuổi thanh niên hoặc trung niên, số liệu

điều tra dịch tễ học và nghiên cứu về bạo lực đối với phụ nữ cao tuổi tươngđối hiếm Số liệu điều tra quốc gia tại Tây Ban Nha cho thấy, trong khi có tới21,567 vu bạo hành đối với phụ nữ từ 31-40 tuổi, chỉ có 968 vụ mà nạn nhânlà phụ nữ từ 64 tuổi trở lên [Orte C và Sanchez L., 2012] Sự kết hợp giữa

những phân biệt về tuổi tác và giới tính đã tạo nên tình cảnh mà những phụ nữlớn tuổi bị BLGD cảm thấy những van dé họ gặp phải là vô hình, bị phot lờ,không được thấu hiểu và thậm chí không được tin tưởng [Weeks andLeBlanks, 2011] Một trong những nghiên cứu hiếm hoi về BLGĐ đối với

phụ nữ cao tuổi là của Orte C và Sánchez L (2012) Dữ liệu nghiên cứu chothấy các dịch vụ hỗ trợ không có biện pháp xử lý đặc thù đối với phụ nữ lớntuổi Phu nữ cao tuổi cũng ít khi yêu cầu dịch vụ hỗ trợ khi có BLGĐ và hầu

19

Trang 24

như tất ít trình báo (chỉ 10 trường hợp trình báo cảnh sát năm 2009) Hầu hết

nạn nhân bị bạo hành thé xác (95%), theo sau là bạo lực tinh thần (72,05%

đến 80% tùy loại dịch vụ Các loại bạo lực kinh tế, tình dục có xảy ra nhưng ít

được ghi nhận Phụ nữ lớn tuổi bị BLGĐ có những nhu cầu và phản ứng khác

biệt so với nhóm nạn nhân trẻ tuôi, đặc biệt là khi họ ở trong môi trường đặcthù như nông thôn Việt Nam thì những như cầu và phản ứng này lại càng cần

được phân tích Trên thực tế, van đề BLGĐ với phụ nữ cao tuổi ở Việt Namthường được lồng ghép trong vấn đề bạo lực với người cao tuổi nói chung và

những đặc thù của vấn đề chưa được làm rõ Verdejo C.I và cộng sự (2014)

đã tiến hành một phân tích về bao lực đối với phụ nữ cao tuổi và rút ra kếtluận rằng hiện tượng này rất phổ biến so với ghi nhận của xã hội và đòi hỏimột sự nhận thức tốt hơn, trình độ chuyên môn cao hơn dé nhận biết và xử lý.

Có thê thấy, có rất nhiều nghiên cứu phân tích vẫn đề BLVC nạn nhân

là phụ nữ dưới nhiều góc độ đa dạng Các chiều cạnh như chân dung nạn

nhân; nguyên nhân bạo lực; hình thức, diễn biến bạo lực; bạo lực với nữ giớiở các vùng miền, lứa tui khác nhau đều được khai thác khá day đủ và toàndiện Trong những nghiên cứu này, người phụ nữ là nạn nhân duy nhất của

BLVC, do đó yếu tố giới không được phân tích như là một yếu tố tác động và

định hướng hành vi BLVC cũng như những nguyên nhân, hệ quả của nó Bởi

vậy, trong luận án này, tác giả hướng tới phân tích BLVC trên quan điểm đốixứng về giới và tìm hiểu ảnh hưởng của yếu tổ giới tới những hệ quả về sứckhỏe đối với nạn nhân BLVC.

1.2 Quan điểm đối xứng giới về BLVC

Trong những năm gần đây, trong nhóm học giả, các nhà hoạt động xãhội nổi lên cuộc tranh luận gay gắt về bản chất của bạo lực vợ chồng và đặc

biệt là giới tính của người gây ra bạo lực Từ đó bắt đầu câu chuyên về đối

xứng giới hay là bất đối xứng giới Có rất nhiều bài báo, sách chuyên khảo

bàn về tính đối xứng giới trong việc bạo hành bạn đời/bạn tình, tuy nhiên

20

Trang 25

phần lớn trong số đó là các thảo luận, lập thuyết về phê phán các nghiên cứu

ủng hộ đối xứng giới [Straus, 2006] Sự chênh lệch lớn về tỷ lệ lý thuyết và số

liệu trong mảng nghiên cứu về đối xứng giới cho thấy yêu cầu cần phải có

thêm nhiều số liệu thực nghiệm dé có được đánh giá chính xác về vấn đề này.

Trên thực tế, số lượng các nghiên cứu chứng minh xu hướng đối xứnggiới tăng lên theo thời gian, nhưng mức độ tăng rất khiêm tốn Cụ thé, Fiebert

(1997) tổng hợp được 79 nghiên cứu thực nghiệm và 16 phân tích văn liệucho thay tồn tại đối xứng giới về bạo lực của các cặp đôi, đến năm 2000,

Archer phát hiện được 82 nghiên cứu chứng minh đối xứng giới (Kimmel,

2002) Vào năm 2002, Kimmel thống kê có khoảng hơn 100 nghiên cứu thựcnghiệm cho thấy tỷ lệ gây nên bạo lực gia đình là băng nhau giữa hai giới ỞMỹ, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng nam giới và nữ giới đều có xu hướng

đánh dap bạn doi/ban tình của mình như nhau trong vòng 12 tháng trước thời

điểm nghiên cứu Ở Vương quốc Anh, theo Tendler (1999), có 4,2% nam giới

và phụ nữ bị tấn công bởi bạn đời/bạn tình của mình trong vòng 12 tháng

trước thời điểm khảo sát Đến năm 2006, Straus chỉ ra có khoảng 200 nghiêncứu chứng minh tính đối xứng giới trong nhóm hung thủ gây nên bạo lực với

bạn đời/bạn tình Hầu hết các nghiên cứu về đối xứng giới trong bạo lực vợchồng đều sử dụng công cụ đo mâu thuẫn gia đình CTS (Conflict TacticsScale) làm công cụ chính dé đo bạo lực gia đình.

Steinmetz [1977, dẫn theo Schwartz, 2012] cho rằng tồn tại “hội chứng

những người chồng bị đánh” và tranh luận rằng phụ nữ có ý định bạo lựcthường xuyên như nam giới, van dé là họ không có khả năng thực hiện những

ý định đó và điều này có nghĩa là nam giới ít bị ton thương về mặt thé chathơn nữ giới Campbell C J (1997), khi phân tích những hạn chế trong nghiêncứu bạo lực trong mỗi quan hệ vợ chồng cũng nhấn mạnh thực tế là nam giới

cũng là nạn nhân của bạo lực trong các mối quan hệ vợ chéng/ban tinh Tuy

nhiên phân tích về những ảnh hưởng của bao lực gia đình đến nam giới va

21

Trang 26

việc chăm sóc sức khỏe cho nạn nhân bạo lực là nam giới vẫn chưa được quan

tâm nhiều Cho đến nay, một số hạn chế ké trên đã được khắc phục Tuy vậy,

vẫn còn thiếu các nghiên cứu về bạo lực trong mối quan hệ vợ chồng đối với

nam giới Nghiên cứu này của tôi mong muốn nhìn nhận một cách công bằng

về vai trò nạn nhân bạo lực gia đình của cả nam giới và nữ giới Dù không thêphủ nhận phụ nữ là nạn nhân chủ yếu của loại bạo lực này, nhưng tìm hiểu về

hình thức, mức độ và hậu quả của bạo lực gia đình đối với nam giới cũng là

cần thiết và đáng quan tâm Xu hướng nghiên cứu bạo lực gia đình hoặc bạolực trong méi quan hệ vợ chồng chủ yếu tập trung vào bạo lực đối với phụ nữ

(intimate partner violence against woman), nghiên cứu về bạo lực đối với namgiới rất hiểm.

Một vài ví dụ về nghiên cứu bạo lực đối với người chồng có thê kéđến nghiên cứu của Kwong và cộng sự (1999) khảo sát 356 nam giới và 351

nữ giới về những hành vi bạo lực mà họ là nạn nhân hoặc hung thủ trongvòng | năm trước thời điểm khảo sát Nam giới tham gia nghiên cứu cho biết

cả họ và vợ/bạn tình của họ đều có mức độ muốn tham gia vào hành vi vao

lực và khởi xướng bạo lực như nhau Mặt khác, nữ giới thường báo cáo là nạn

nhân hơn là hung thủ của bao lực Saunders D G (1988) phân tích “hội

chứng người chồng bị bạo lực” và kiêm định những vấn đề liên quan đến khái

niệm tự vệ và trả đũa Tác giả cũng thực hiện nghiên cứu giải thích động cơ

của những người phụ nữ bị bạo lực khi sử dụng bạo lực chống lại bạn đời của

mình Nghiên cứu áp dụng thuyết nữ quyền dé kiểm chứng liệu nam giới và

nữ giới có sử dụng bạo lực với tần suất như nhau không và vai trò nạn nhânbao lực của họ có như nhau không? Tác giả cho rang, chiến lược nghiên cứu

mới đối với van dé nay cần được áp dụng: thay vì tính tần suất của bạo lực đối

với hai giới, nên nghiên cứu động cơ và hậu quả của bạo lực Tác giả đi tới

kết luận là phụ nữ thường dùng bạo lực với động cơ tự vệ hơn là nam giới.

MiII D L và cộng sự (2003) đã khảo sát một nhóm gồm 282 người đàn ông ở

22

Trang 27

khoa Cấp cứu của một bệnh viện, sử dụng thang đo HITS là một phiếu gồm 4

câu hỏi Theo đó, 29.3% người được hỏi có tiền sử bị bạo hành bởi Vvợ/người

tình Những người này đạt điểm số cao hơn trong những câu hỏi liên quan đến

tần suất bạo hành băng lời nói hơn là đe dọa bạo lực thể chất.

Theo báo cáo của khảo sát tội phạm tai Anh, | năm có 2.5 triệu vụ

bạo lực gia đình đối với nam giới, 45% nam giới bị bạo lực cho rằng những gì

xảy ra với họ không phải hành vi phạm tội trong khi phụ nữ có khả năng trình

báo BLGĐ gấp 6 lần nam giới Thực tế này đặt ra một vấn đề rằng: Liệu sự

khác biệt trong cách nhìn nhận về BLGĐ giữa hai giới có đang ảnh hưởng đến

thực tế diễn biến BLGĐ hay không? Nghiên cứu của Trần Tuyết Ánh và cộngsự (2013) về bạo lực gia đình tại Việt Nam cũng đã cho thấy 17,8% ngườichồng bị bạo lực tinh thần, 1,6% bị bạo lực thé chất, 0,1% bị bao lực tình dục

và 1,7% bị bạo lực kinh tế Trong các hành vi bạo lực của người vợ đối vớichồng, đáng chú ý nhất là hai hành vi “xi nhục hay lăng mạ” và “xa lánh,không quan tâm” Nghiên cứu cũng phân tích ảnh hưởng của những đặc điểmnhân khẩu của người vợ như học van, nghé nghiệp, thu nhập.

Nhìn chung, không có nhiều nghiên cứu của các học giả trong và ngoài

nước về bạo lực đối với người chồng, các nghiên cứu về hậu quả sức khỏe củaBLVC đối với nam giới lại càng ít ỏi Nhất là ở Việt Nam, khi mà tư tưởngNho giáo và quan niệm về nữ tính và nam tính khiến cho việc nam giới là nạnnhân BLVC vẫn là một điều xa lạ với nhận thức của nhiều người Với việc xem

xét cả nam giới và nữ giới với vai trò là nạn nhân BLVC, luận án mong muốntìm hiểu van dé BLVC và hậu quả BLVC một cách khách quan và toàn diện.

1.3 Những chiều cạnh sức khỏe của bạo lực trong mối quan hệ vợ chồng1.3.1 Những hệ qua sức khoe cia BLVC

Bàn về những hậu quả của bạo lực trong mối quan hệ vợ chồng đối với

sức khỏe của nạn nhân, nhiều nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích một cách

có ý nghĩa những khía cạnh, ảnh hưởng khác nhau của hiện tượng nên lên các

23

Trang 28

nhóm đối tượng cụ thé Xuất phát từ thực tế là các nghiên cứu về BLVC thiên

về xác định nạn nhân là nữ giới, các nghiên cứu về hệ quả sức khỏe của BLVC

cũng thường thiên về tìm hiểu những hệ quả sức khỏe do BLVC ở nữ giới.

Campbell C J (2002) đã miêu tả bạo lực trong quan hệ phỗi ngẫu như

một vấn nạn với những hậu quả đối với sức khỏe thể chất và tâm thần của nạnnhân Tác giả chỉ ra rằng những van đề sức khỏe như chan thương; đau mãn

tính; các bệnh về đường tiêu hóa; các vấn đề phụ khoa bao gồm cả các bệnhlây truyền qua đường tình dục; tram cảm và rối loan stress sau sang chân ngày

càng có xu hướng gia tăng ở những phụ nữ là nạn nhân của bạo lực trong mối

quan hệ vợ chồng Kết quả nghiên cứu của Coker L A et al (2000) cũng chothấy 53.6% phụ nữ nhận chăm sóc sức khỏe ban đầu đã từng chịu bạo lực

trong mối quan hệ vợ chồng/ bạn tình trong đời; 40% trong số họ bị bạo lực

thé chất, 14% từng bị bao lực tinh thần Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra nhữngnạn nhân của dạng bạo lực này thường có sức khỏe thể chất và tâm thần từtrung bình cho đến kém, thường xuyên phải đi bác sĩ Các vẫn đề sức khỏe mànạn nhân thường gặp bao gồm hội chứng kích thích ruột và rỗi loạn tiêu hóa

thường xuyên, đau mãn tính, đau đầu và đau nửa đầu Phân tích của nhóm tácgiả cũng thống nhất với kết quả của những nghiên cứu khác khi khăng định

được mối liên hệ giữa bạo lực trong quan hệ vợ chéng/ bạn tinh với bệnh lây

truyền qua đường tình dục, bệnh viêm vùng chậu, đau vùng chậu mãn tính, vàbàng quang, thận, hoặc các bệnh đường tiết niệu khác Nghiên cứu cắt ngang

của Blasco-Ros C va cộng sự (2015) tiễn hành trên 73 phụ nữ là nạn nhânBLGD và 31 phụ nữ không phải nạn nhân BLGD băng phương pháp phỏngvấn sâu, phiếu điều tra kết hợp với Thang đo tram cảm của Beck (BDI), kiểmtra sức khỏe thé chat, lấy mẫu nước bọt kiêm tra nồng độ cortisol và DHEA.

Nghiên cứu đã chỉ ra sự khác biệt giữa hai nhóm khách thé điều tra cụ thể nhưsau: mức độ tram cảm ở nhóm nạn nhân BLGĐ cao hơn hắn nhóm còn lại.

Trong nhóm nạn nhân BLGĐ lại chia thành 3 nhóm nhỏ là nhóm phụ nữ có

24

Trang 29

triệu chứng tram cảm và nhóm có triệu chứng trầm cam/réi loạn căng thang

(PTSD) và nhóm không có triệu chứng, trong đó, ở nhóm thứ hai ghi nhận các

triệu chứng ở mức độ nghiêm trọng hơn hắn Ý định tự sát xuất hiện phổ biếnhơn ở hai nhóm nạn nhân tram cảm hoặc tram cảm/rối loạn căng thăng, ở

nhóm thứ hai thậm chí xuất hiện cả nỗ lực tự tử bất thành Các dấu hiệu tônthương thé chat được ghi nhận bao gồm tồn thương hệ thống thần kinh (dau

đầu, chóng mặt, ù tai, mơ ác mộng ); tôn thương hệ cơ (chuột rút, đaulưng ); ton thương co quan sinh dục (chảy máu âm đạo, đau bụng hành

kinh ); tổn thương hệ thống tiêu hóa (tiêu chảy, nôn mửa, chảy máu hậu

môn ), ton thương hệ hô hấp (đau ngực, khó thở ); các bệnh ngoài da (ngứa,phát ban), nội tiết (sụt cân, mat cảm giác ngon miệng); rò nước tiêu Kết quảnghiên cứu đã chỉ ra răng, trên thực tế, tác động của bạo lực gia đình đối với

phụ nữ không nhất quán giữa các phụ nữ khác nhau và việc bị bạo lực giađình không nhất thiết dẫn tới các bệnh tâm than Tén tại mối quan hệ giữa cácdau hiệu ton thương thé chất với việc suy giảm sức khỏe tâm than: theo đónhóm tram cảm/rối loạn căng thăng có các dấu hiệu xuất hiệu nhiều nhất, tiếpđến là nhóm tram cảm, nhóm không tram cảm và nhóm phụ nữ không phảinạn nhân BLGĐ Tác giả cũng nhân mạnh răng những biến liên quan khiếnphụ nữ dễ tổn thương hon, dé bị suy giảm sức khỏe vì BLGĐ vẫn chưa đượctìm hiểu.

Khi nghiên cứu về những ảnh hưởng của BLVC đối với sức khỏe người

phụ nữ, các vấn đề tâm lý, đặc biệt là tram cảm được khá nhiều các nhà

nghiên cứu quan tâm Khi áp dụng thang đo MMPI (Minnesota Multiphasic

Personality Inventory) và SCL-90-R (Revised Scale of Symptom Checklist

90) trên 60 phụ nữ là nạn nhân BLGD tại một cơ sở y tế ở Iran, Mikaelili N.và cộng sự (2010) đã nhận thấy MMPI ghi nhận nhiều hành vi bất thường, bi

quan, lo âu, cảm giác vô dụng, bị cô lập, gặp khó khăn trong giao tiếp xã hộivà yêu thương trong khi SCL-90-R đưa ra những chỉ số cao về mức độ hung

25

Trang 30

dữ, lo lắng, tram cảm cần có sự can thiệp y tế Haqqi S và Faizi A (2010),

dựa trên nghiên cứu đa quốc gia của WHO về sức khỏe khỏe phụ nữ và

BLGĐ, đã điều tra 171 phụ nữ có gia đình là bệnh nhân tai | bệnh viện ở

Karachi, Pakistan và ghi nhận 62% (n=106) phụ nữ là nạn nhân BLGD bị

tram cảm tại thời điểm khảo sát Các rối loan tâm lý khác như rối loạn căngthang sau chan thương, rối loan lo âu, loạn cơ thé hóa hay nảy sinh ý định tự

tử cũng được các tác giả đề cập Tuy vậy, các tác giả cũng nhấn mạnh rang,bất chấp thực tế rằng BLGĐ có liên quan mật thiết đến các rối loạn tâm lý,

mối quan hệ nhân quả vẫn chưa thé được khang định.

Nếu như các nghiên cứu nước ngoài về hậu quả sức khỏe của BLGD

nói chung và BLVC nói riêng khá phong phú thì ở Việt Nam vẫn chưa có

nhiều nghiên cứu khoa học xã hội đi sâu tìm hiểu những hậu quả sức khỏe thể

chat và tinh thần do BLVC cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏecủa nạn nhân BLVC Nghiên cứu quốc gia về Bạo lực gia đình đối với phụ nữở Việt Nam do chính phủ Việt Nam và Liên Hợp Quốc (2010) phối hợp thựchiện là một trong số ít những nghiên cứu phân tích khá sâu về những hậu quả

của BLVC đối với sức khỏe của người phụ nữ thông qua các chỉ báo như

thương tích, khả năng đi lại, khả năng thực hiện các hoạt động thông thường;

khả năng tập trung ghi nhớ Nghiên cứu cũng sử dụng công cụ SRQ-20 để

đánh giá tình trạng sức khỏe tâm thần của nạn nhân BLVC Đây cũng là

nghiên cứu mà luận án có sự kế thừa về công cụ khảo sát và có những so sánhđối chiều về số liệu.

Thông thường, các nội dung về hậu quả sức khỏe của BLVC thườngđược lồng ghép vào những nghiên cứu tìm hiểu thực trạng chung của BLGD.Chắng hạn, kết quả nghiên cứu của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (2001) cho

thấy, có 6% phụ nữ từng bị chồng đánh phải vào viện điều trị; 51,8% phụ nữbị đánh đập dẫn đến sưng, tím da Trần Anh Thư (2016) chỉ ra rằng BLGĐ

gây ra những hậu quả nặng nê về sức khỏe người phụ nữ, gây nên thương

26

Trang 31

tích, tàn tat, và đặc biệt là gây nên những van đề sức khỏe sinh sản tram trọng

ở phụ nữ như các bệnh viêm nhiễm đường sinh sản, HIV/AIDS, rối loạn phụ

khoa, sảy thai, trẻ sinh thiếu cân, thai chết lưu Nghiên cứu năm 2002 của

Hội đồng dân số cũng cho thấy, trong số 19 phụ nữ là nạn nhân BLVC đượcphỏng vấn sâu, có 7 người bị đánh đập nhiều lần khi mang thai, 2 người bị

đánh dẫn tới sảy thai [dẫn theo Nguyễn Hữu Minh và cộng sự, 2006] Ngô

Thị Mai Diên (201 1) khi phân tích tác động của bạo lực gia đình tới đời sống

của phụ nữ, cũng chỉ ra hậu quả sức khỏe thé chất, tinh thần và tình dục ở nạn

nhân Tuy vậy, khi dé cập tới hệ quả sức khỏe thé chất, nghiên cứu của tác gia

mới chỉ dừng lại ở các thương tích như vết trầy xước, bam tím; các hệ quả sứckhỏe tinh than duoc dua ra kha nhiều như buồn chán, mắt ngủ, hoảng loạn nhưng các dấu hiệu vẫn tản mác, chưa được hệ thống hóa dé nêu bật lên một

vấn đề sức khỏe tâm thần cụ thể Ngoài ra, tác giả cũng nêu lên những biểuhiện về mặt tinh thần của vấn đề sức khỏe tình dục ở nạn nhân Lý Thị Minh

Hang (2009) đề cập đến những hậu quả tâm lý của nạn nhân bạo lực gia đình,

chia thành hai nhóm nạn nhân chính là phụ nữ và trẻ em Những phụ nữ trải

qua bạo lực gia đình thường có xu hướng chịu các vấn đề tâm lý như trầm

cảm, sợ sệt, hoang mang, mat ngu, mat cam giác ngon miệng va ám ảnh vi

bạo lực Trong khi đó, những đứa trẻ sống trong gia đình xảy ra bạo lực cũng

dễ rơi vào trầm uất, sợ hãi, mất ngủ, thiếu tự tin, rỗi nhiễu tâm lý, tram cảm.

Những hậu quả tâm lý này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh

hoạt, làm việc của nạn nhân, thậm chí khiến họ có ý muốn tự tử Bên cạnh đó,những ức chế về mặt tinh thần dễ dẫn tới những hành vi lệch chuẩn nhưnghiện rượu, nghiện thuốc lá, từ đó làm tram trọng thêm trạng thái trầm uất,

bệnh tim mạch, tiêu hóa [Nguyễn Thị Hoài Đức, 2001, dẫn theo Nguyễn Hữu

Minh và cộng sự, 2006].

Nhiều nhà nghiên cứu cũng tìm ra mối liên quan giữa bạo lực gia đình

và ý định tự tử/hành vi tự tử ở phụ nữ Devries K và cộng sự (2011), dựa

27

Trang 32

trên những chứng cứ từ cuộc điều tra đa quốc gia của WHO về sức khỏe và

bạo lực gia đình đối với phụ nữ (2003) đã chứng minh răng bạo lực gia đình

có liên hệ rất mạnh mẽ đối với các nỗ lực tự tử bất thành Những nạn nhân

bạo lực gia đình mang các yếu tố nguy cơ như trẻ tuổi, tình trạng hôn nhân

không hoàn thiện (ly hôn, ly thân, góa), từng bị lạm dụng tình dục khi còn

nhỏ hoặc có mẹ từng bị bạo lực gia đình có nhiều khả năng thực hiện các nỗlực nhằm tự tử Nghiên cứu cũng nhấn mạnh mối liên hệ rất mạnh giữa lịch sửbệnh lý thần kinh và lịch sử từng bị bạo hành của nạn nhân với nguy cơ tự tửđược nhận diện ở hầu khắp các khu vực điều tra Nghiên cứu của Đặng

Phương Kiệt và Đinh Văn Lượng (2005) [dẫn theo Hoàng Bá Thịnh, 2005] vềvấn đề tự tử liên quan đến bạo lực gia đình tại xã Xuân Trường, Nam Địnhcũng cho thấy 88,23% số nạn nhân tự tử là do nguyên nhân bạo lực gia đình,

trong đó 90% là do nạn nhận bị chồng bạo hành; 28,5% trong số 358 vụ tự tửbằng chất độc tại địa phương cũng có nguyên nhân xuất phát từ bạo lực gia

đình Ellsber và cộng sự (2008) cũng tìm thấy liên hệ ý nghĩa giữa những trải

nghiệm bạo lực gia đình trong đời nạn nhân và những báo cáo về tình trạng

sức khỏe tôi tệ như đi lại khó khăn, khó thực hiện các công việc thường nhật,đau nhức, choáng váng, mat trí nhớ, ý định tự sát.

Xét về chiều cạnh sức khỏe, nhiều nghiên cứu nhấn mạnh mối liên hệ

giữa BLGĐ và nguy cơ lây nhiễm HIV Mặc dù đã có nhiều bằng chứng về ảnh

hưởng tiêu cực của BLGĐ đến sức khỏe phụ nữ nhưng chỉ đến khi BLGĐ được

coi là một yếu tô nguy cơ cho HIV thì cộng đồng nạn nhân BLGĐ mới có đượcsự cam kết của cộng đồng quốc tế về loại bỏ BLGD [Kshor S., 2014] Có nhiềucách giải thích về mối quan hệ giữa BLGĐ và HIV: tình dục cưỡng ép có thêlàm tăng nguy cơ lây nhiễm trực tiếp; Bất bình đăng giới, những lề thói xã hội

trao quyền cho người đàn ông cũng làm tăng nguy cơ bạo lực với phụ nữ cũng

như làm giảm khả năng nữ giới được đòi hỏi tình dục an toàn và tự bảo vệ bảnthân; ngoài ra, ban thân phụ nữ là nạn nhân BLGD và đàn ông là thủ phạm của

28

Trang 33

BLGĐ cũng tiềm tàng những yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV như gây g6, sử

dụng chất cồn hoặc chất kích thích, ít hoặc không sử dụng bao cao su [Wagman

A J và cộng sự, 2015] Nghiên cứu của Durevall D và Lindskog A (2014)

phân tích dữ liệu của 12 khảo sát dân số và sức khỏe tại 10 quốc gia châu Phi

cận Sahara - nơi có số người nhiễm HIV nhiều nhất, đồng thời cũng có tỉ lệBLGĐ cao nhất, sử dụng ước tính tỉ số odd dựa trên hồi quy luận có hoặc

không phụ thuộc các yếu tố nhân khẩu xã hội, kinh tế xã hội đã chứng minh

mối liên hệ mạnh giữa BLGĐ về thể xác, tâm lý và hành vi kiểm soát củangười chồng với việc lây nhiễm HIV/AIDS Bang chứng cho mối liên hệ của

bạo lực tình dục với HIV thực ra lại yếu hơn so với các dạng bạo lực khác Ởnhững quốc gia có tỉ lệ HIV cao thì mối liên hệ giữa BLGĐ với HIV cũngmạnh hơn Những người đàn ông có xu hướng bạo lực nhiều khả năng bị nhiễm

HIV ngoài hôn nhân hơn những người không có xu hướng bạo lực và kéo theo

đó là những người phụ nữ có bạn đời bạo lực cũng bị nguy cơ cao nhiềm HIVhơn Phát hiện quan trọng của nghiên cứu này là chỉ ra răng BLGĐ có mối liênhệ nhất quán với tình trạng nhiễm HIV của nạn nhân khi kết hợp với hành vi

kiểm soát của nam giới, tức là nhấn mạnh vai trò của bối cảnh xảy ra BLGD đặc biệt khi bạo lực chỉ là một biểu hiện hành vi của người xâm hại - trong xácđịnh ảnh hưởng của BLGĐ đối với vấn đề sức khỏe Trong khi đánh giá hiệuquả mô hình “Ngôi nhà an toàn và Tôn trọng tất cả mọi người” (SHARE),Wagman A J và cộng sự đã làm rõ mối liên hệ giữa tình dục cưỡng ép và việc

-lây nhiễm HIV ở phụ nữ Theo đó, việc giảm tình dục cưỡng ép chỉ có ảnh

hưởng rất nhỏ đến việc nhiễm HIV ở nữ giới Chính những hành vi mang tính

rủi ro cao của phụ nữ và chồng/bạn tình như (mua bán dâm, sử dụng ma túy )

mới là những yếu tô nguy cơ cho lây nhiễm HIV.

Mặc dù các nghiên cứu trên đây đã xác định có mối liên hệ giữa BLVC

với việc lây nhiễm HIV, nhưng với một nghiên cứu lấy mẫu dân cư như luận

án, không thê tìm hiêu được vân đê sức khỏe này trong nhóm nạn nhân

29

Trang 34

BLVC Bởi vậy nên mặc dù van dé HIV/AIDS được xác định là một trong

những hậu quả sức khỏe của BLVC trong mục tiêu nghiên cứu, nhưng khảo

sát thực địa lại không mang lại kết quả thích hợp Có lẽ sẽ là khả thi hơn nếu

trong tương lai, có những luận án chọn mẫu là nhóm bệnh nhân HIV, trong đókhoanh vùng những người bị nhiễm HIV do BLVC.

Có thê thấy, phần lớn các nghiên cứu về BLVC chọn mẫu nghiên cứulà nữ giới Chỉ có một số ít nghiên cứu chọn mẫu nam giới, nhưng là với tư

cách là người gây ra bạo lực Chang hạn như nghiên cứu của Johnson và

Maitreyi Bordia Das (2009) về thực trạng và các yêu t6 nguy cơ của BLVC

theo trình báo của nam giới tại Bangladesh Có rất ít nghiên cứu chọn mẫu

nam giới là nạn nhân BLVC và càng ít nghiên cứu nghiên cứu những hệ quả

sức khỏe của BLVC đối với nam giới Chăng hạn như, trong báo cáo trường

hợp của Ananthakrishnan G và cộng sự (2006) ghi nhận trường hợp một

người đàn ông 46 tuổi nhập viện trong tình trạng gãy nhiều xương sườn do

thường xuyên bị đấm, đá bởi bạn đời của mình.

Một số ít nghiên cứu lay mẫu dân cư cả nam và nữ và tìm hiểu hệ quả

sức khỏe thé chất và tâm thần do BLVC ở họ Chăng hạn như nghiên cứu củaCoker và cộng sự (2002) phân tích dữ liệu từ Nghiên cứu quốc gia về bạo lựcđối với phụ nữ trên nam giới và nữ giới từ 18 đến 65 tuổi Kết quả cho thấynữ giới thường hay bị bạo lực thể chất, tinh thần, kiểm soát hơn nam giới và ítbị bạo lực lời nói hơn nam giới Nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên hệ giữaBLVC với nguy cơ mắc một số van dé sức khỏe ở cả nam và nữ như tram

cảm, bệnh mãn tính, thương tích Tuy vậy, khác biệt giới về hệ quả sức khỏecủa BLVC ở nghiên cứu này chưa được làm rõ Nghiên cứu của Sorenson và

cộng sự ( ) cũng phân tích những nguy cơ và khác biệt giới về BLVC vàthương tích do BLVC băng các phân tích đữ liệu từ Điều tra quốc gia về giađình và nhà ở (1988) Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy phụ nữ có khả năngbị thương tích do BLVC cao gấp 3,9 lần nam giới Tuy vậy, do nghiên cứu

30

Trang 35

này phân tích nhiều nhóm đối sánh về thu nhập, thời gian kết hôn và chỉ làm

rõ van đề thương tích nên không có nhiều thông tin liên quan tới hệ qua sức

khỏe do BLVC Kishor và Bradley (2012) khi phân tích trải nghiệm bạo lực

vợ chồng ở nam giới và phụ nữ tại hai nước Châu Phi là Ghana và Uganda

cũng đã chỉ ra những khác biệt giới về hệ quả sức khỏe của BLVC Tuynhiên, trong nghiên cứu này, các tác giả chỉ tập trung vào các vấn đề sức khỏe

là các bệnh lây truyền qua đường tình dục (Sexually transmitted infections

-STI) và HIV/AIDS Điều này có lẽ do khu vực địa lý với các đặc trưng dân cư

đã quy định hướng tập trung phân tích của nghiên cứu.

Có thé thấy, những nghiên cứu trên đây, hoặc là đi sâu phân tích mộtkhía cạnh sức khỏe thé chất hoặc tinh thần của BLVC (mối liên hệ giữaBLVC với các van đề sức khỏe tâm than là chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu

quan tâm), hoặc là tóm lược những hệ quả sức khỏe của BLVC dé bồ trợ cho

những mục đích nghiên cứu chính khác Với nghiên cứu này, tác giả luận án

coi hệ quả sức khỏe của BLVC là trọng tâm phân tích chính và xem xét dướigóc độ xã hội học Mặt khác, các nghiên cứu tìm hiểu hậu quả sức khỏe củaBLVC thường vẫn chỉ dừng lại ở mô tả các vấn đề sức khỏe do BLVC chứ

chưa tìm hiểu những yếu tổ tác động đến sự biến thiên của các hệ quả sứckhỏe đó ở nạn nhân BLVC Đây là cũng là một điểm mới của luận án so với

các nghiên cứu di trước.

1.3.2 Bao lực vợ chồng đối với phụ nữ mang thai và sau khi sinh con

Đối với phụ nữ, giai đoạn mang thai là một giai đoạn khó khăn và nhạycảm về mặt sức khỏe Tuy nhiên, “phụ nữ mang thai cũng không thể thoátkhỏi bạo lực gia đình ” [Andrade và Pèrez, 2008, tr.878] Theo kết quả điềutra của nhiều nghiên cứu trên thế giới, bạo lực trong mối quan hệ vợ chồng

cũng được ghi nhận trong 3-13% trường hợp phụ nữ mang thai, gây anh

hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người mẹ và trẻ sơ sinh [Campbell C.

J.,2002] Bao lực gia đình, dưới mọi hình thức, diễn ra trong giai đoạn này có

31

Trang 36

ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe của người phụ nữ và gián tiếp

đe dọa sự khỏe mạnh của thai nhi Khi mà bạo lực gia đình đã được công

nhận rộng rãi như là một vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng, nhiều nhà

nghiên cứu tập trung phân tích những khía cạnh của dạng bạo lực này trong

thời kì mang thai - thời kì được coi là nhạy cảm nhất của người phụ nữ vớinhiều thay đổi về sinh lý, tâm lý, thé chất Bessa M M M và cộng sự (2014),thông qua công cụ tìm kiếm MEDLINE và SciELO, đã rà soát 71 nghiên cứu

được công bố trong khoảng 1/1/2013 đến 30/11/2013 liên quan đến van dé

này và đưa ra được những tông hợp cụ thé: đối tượng có hành vi bạo lực gia

đình đối với phụ nữ mang thai không chỉ là người chồng mà còn bao gồm mẹ

chồng, chị chồng va trong hau hét cac trường hợp, bạo lực không do một đối

tượng riêng lẻ gây ra; bạo lực gia đình đối với phụ nữ trong giai đoạn này gây

nhiều tốn thương về thé chất đối với phụ nữ như băng huyết, say thai, tonthương vùng chậu mãn tính, đại tràng co thắt , các vấn đề tâm lý như trầmcảm, rối loạn lo âu hay xuất hiện hành động tự tử bat thành, đồng thời nângcao khả năng tử vong, thiếu cân, đẻ non ở trẻ sơ sinh Tuy nhiên, với luận án

này, chúng tôi chỉ xét đến bạo lực trong mối quan hệ vợ chồng.

Những yếu tố nguy cơ gây nên bạo lực đối với phụ nữ trong giai đoạnnày biến thiên ở các lục địa khác nhau Chang han 6 Chau Phi, viéc nguoi phunữ không sử dung các biện pháp tránh thai và sinh con cho nhiều người đànông khác nhau là những yếu tổ nguy cơ chính yếu gây ra bạo lực trong thời kì

thai sản, trong khi đó, ở các nước Châu A như Iran, An Độ tôn giáo và vănhóa không đề cao người phụ nữ là những nguyên nhân nỗi bật và tại các nướcphát triển như Hoa Kỳ, việc người chồng sử dụng các chất cồn, chất kích thích

có nguy cơ cao dẫn tới hành vi bạo lực với vợ đang mang thai Ở hầu hết cácquốc gia khảo sát thì hai yếu tố trình độ học vấn thâp và sự phụ thuộc kinh tếcủa người phụ nữ đều có liên hệ với việc họ bị bạo hành trong quá trình mang

thai Nghiên cứu của Coutinho E và cộng sự (2015) trên 852 phụ nữ sau sinh

32

Trang 37

tại hai trung tâm sức khỏe công cộng ở Bồ Đào Nha đã cho thấy, 43,4% phụ nữ

bị bạo lực về thé chat, tâm lý, tình dục trong thời gian mang thai trong đó 7%

phải hứng chịu những hành vi bạo lực rất nặng nề Bao lực tinh thần là dạng

bạo lực được ghi nhận xuất hiện nhiều nhất (43,2%) - điều này tương đồng với

những kết quả nghiên cứu đã được ghi nhận trước đó bởi Doubova và cộng sự

(2007); Deveci và cộng sự (2007) và Oweis và cộng sự (2009) [dẫn theo

Countinho E và cộng sự, 2015, tr.1284] Bao lực thé chất chiếm 21,9% trong

khi đó bạo lực tình dục xảy ra ở 19,6% phụ nữ được hỏi Nghiên cứu cũng chỉ

ra rằng những gia đình nhập cư, gia đình mà người chồng có trình độ học van

thấp, thất nghiệp, gia đình mà người vợ có thu nhập trên 1000EUR/tháng nhiều

nguy cơ xảy ra bạo lực với phụ nữ có thai Một phát hiện mới của nghiên cứu

này là, trong khi nhiều nghiên cứu trước đó của Audi và cộng sự (2008) hay

Oweis và cộng sự (2009) cho rằng có thai ngoài ý muốn là yếu tố nguy cơ gâyra bạo lực thì ở đây, những phụ nữ có thai theo ý muốn nhưng không tự chủviệc mang thai của mình, những người hi vọng rằng việc có con sẽ cải thiện

mối quan hệ với chồng lại có nguy cơ bị bạo lực cao hơn.

Nghiên cứu liên ngành trên diện rộng của Chan K L và cộng sự

(2008) khảo sát 3,245 phụ nữ mang thai tại 7 bệnh viện ở Hồng Kông, sửdụng bản kiểm tra đánh giá xâm hại của Trung Quốc (Chinese AbuseAssessment Screen) cùng với bảng hỏi điều tra nhân khẩu Kết quả cho thấycó 9% phụ nữ mang thai báo cáo đã từng bị lạm dụng bởi chồng, người yêu

trong năm trước đó và sau khi kiểm soát đồng biến thì mâu thuẫn với nhàchồng có liên hệ có ý nghĩa nhất với sự lạm dụng này, đồng thời là yếu tố

nguy cơ cho bạo lực gia đình Nhiều nghiên cứu phân tích vai trò trong van

dé bạo lực gia đình đối với phụ nữ của gia đình chồng thể hiện một cách trực

tiếp, tức là sự lạm dụng trực tiếp của gia đình chồng đối với con dâu, changhạn như kiểm soát các quyết định sinh sản, lạm dụng trong quá trình mang

thai va hậu sản [Raj A và cộng sự, 2011].

33

Trang 38

Một nghiên cứu cắt ngang khác của Raj A và cộng sự (2015) khảo sát

3 quốc gia Bangladesh; Ấn Độ và Nepal lại cho thấy mối liên hệ giữa bạo lực

tình dục trong hôn nhân với việc sử dụng các biện pháp tránh thai của phụ nữ.

Tác giả chỉ ra rằng, những phụ nữ từng bị bạo hành tình dục trong hôn nhân

có xu hướng tiếp cận các dịch vụ kiểm soát sinh soát hơn dựa trên nhận thứccủa bản thân họ về hậu quả của việc có thai ngoài ý muốn Những phụ nữ này

có xu hướng sử dụng các biện pháp tránh thai như dùng thuốc, đặt vòng tử

cung hơn là triệt sản bởi họ coi đây là những phương án an toàn, dễ điềuchỉnh hơn, và phù hợp với tâm lý thích có nhiều con của phụ nữ nơi đây.

Izaguirre A và Calvete E (2014), khi nghiên cứu trường hop 35 phụ nữ là

nạn nhân của BLGĐ cũng cho ra kết quả rằng bạo lực tâm lý là loại bạo lực

phổ biến nhất trước khi mang thai (n=28/35)và trong khi mang thai (n=26/35)

và diễn ra liên tục sau khi sinh con Bao lực thé chat thường có chiều hướnggiảm trong thời gian mang thai nhưng sau đó thì lại gia tăng cả về cường độvà mức độ (77,1%) trong khi bạo lực tình dục ít được ghi nhận hơn và thườngdiễn ra vào những tháng cuối thai kì Tác giả cũng nêu ra những hậu quả củabạo lực với phụ nữ mang thai tương đồng với các nghiên cứu đã chỉ ra trướcđó như sinh non, sinh mồ, bong nhau thai, và tác động tiêu cực của bạo lực

lên khả năng nuôi dạy con của những phụ nữ này: nhiều người cảm thấykhông còn thời gian và sức lực dé chăm sóc con, nhiều người bị lo âu hoặcthường cảm thấy cáu bắn với con - điều này cũng có tác động không tốt lên sự

trưởng thành và tính cách của trẻ.

1.3.3 Hành vi điều trị các thương tích do BLVC

Đối với những trường hợp bạo lực gia đình nghiêm trọng, nạn nhânthường phải tìm đến các cơ sở y tế dé điều trị Chi phi chăm sóc y tế, bao gồmphí khám, phí đi lại, tiền thuốc men chiếm khoảng 28,2% thu nhập trung bình

của một phụ nữ bị bạo lực [UNFPA,2011] Dự án “Cải thiện chăm sóc y tếđối với nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới” do Quỹ Ford (Hoa Kỳ) và Sở y

34

Trang 39

tế Hà Nội phối hợp thực hiện đã tô chức các hoạt động chăm sóc y tế, hỗ trợ

phụ nữ là nạn nhân BLGĐ tại bệnh viện Đức Giang và bệnh viện Đông Anh

trong khoảng 7 năm từ tháng 5/2002 đến tháng 12/2009 Kết quả dự án cho

thấy, đối với các hình thái bạo lực thé chất (66,2%) va tình dục (13,3%), nạn

nhân phải điều trị ngoại trú chiếm tỉ lệ cao nhất (56,3% và 42,7%) Trong khiđó, đối với bạo lực tinh thần, nạn nhân thường lựa chọn hình thức tư van

(45,3%) với số lần tư van khoảng từ 1-5 lần (89,5%), nhiều nhất là 15 lần Khoa ngoại tiếp nhận nhiều phụ nữ bị bạo lực thể chất và tinh thần trong khi

nạn nhân bạo lực thường điều trị tại khoa Sản (47,8%) Ngoài ra, các liên

chuyên khoa Mắt, Tai-Mũi-Họng, Răng-Hàm-Mặt cũng là những khoa có tỷlệ tiếp nhận bệnh nhân cao nhất Thương tôn do BLGD gay ra thường là chanthương về sức khỏe sinh sản, có nhiều trường hợp nguy hiểm phải cấp cứu.

Sau điều trị, bệnh viện tiếp tục theo dõi, hỗ trợ nạn nhân và tư vấn nhiều lần(khoảng 4 lần) Kết quả cho thấy 69,1% nạn nhân giảm tình trạng bạo lực, tuynhiện 30,9% còn lại không có sự suy giảm, thậm chí còn tăng lên Điều nàycũng đặt ra thách thức cho việc can thiệp phòng chống BLGĐ từ phía cơ sở y

tế Nguyễn Đăng Vựng và cộng sự (2009) cũng phân tích những ảnh hưởngvề sức khỏe và việc tiếp cận chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ hậu bạo lực giađình do chồng/bạn tình gây ra ở nông thôn Việt Nam Nghiên cứu sử dụng

bảng hỏi của WHO dùng cho nghiên cứu BLGD trên 883 phụ nữ lựa chọn

ngẫu nhiên tại Ba Vì, Hà Tây Với thực tế là việc sử dụng bạo lực của người

chồng có đóng góp rất lớn đến tình trạng sức khỏe kém của phụ nữ, đặc biệt làcác van đề về sức khỏe tâm thần như mất trí nhớ, buồn bã, trầm cảm hoặc xu

hướng tự tử, 58% những người được hỏi phải tìm kiếm cách dịch vụ chăm sóc

sức khỏe Điều này chứng tỏ những thương tổn là tương đối nặng nề, bởi phụ

nữ Việt Nam thường tránh chạy chữa sau bạo lực gia đình vì đây là vấn đềnhạy cảm Nghiên cứu của Lê Thị Phương và Lê Tuấn (2010) về “Đáp ứng

chăm sóc sức khỏe cho nạn nhân bạo lực gia đình tại Việt Nam: Những bài

35

Trang 40

học từ việc can thiệp và gợi ý chính sách” đã rà soát lại những mô hình can

thiệp sức khỏe liên quan tới bạo lực gia đình và cung cấp những đề xuất cho

một chiến lược chăm sóc sức khỏe toàn diện hơn nhằm hỗ trợ những nạn nhận

bạo lực gia đình tại Việt Nam Nghiên cứu cho thấy việc can thiệp đã mang

lại những thay đôi trong kiến thức, thái độ và thực hành của người cung cấpdịch vụ sức khỏe tuy nhiên sự kết nối nhận thức và hiểu biết của nguoi cungcấp dịch vụ với việc thực hiện nhiệm vụ của họ vẫn còn chưa tốt.

Krantz G và cộng sự (2005) tiễn hành thảo luận nhóm với 12 nam giới

và 20 phụ nữ là nhân viên chăm sóc sức khỏe tại Ba Vì, Hà Tây, thông qua đó

tìm hiểu những dạng BLGĐ, hậu quả về sức khỏe và mức độ sẵn sàng củanhân viên y tế khi xử lý các trường hợp BLGĐ Các nhân viên y tế đề cập đếncác tô hòa giải cấp làng, xã và vai trò vẫn chưa hiệu quả của mô hình hỗ trợ

giải quyết BLGĐ bởi lẽ thành viên của các tổ này thường không được tậphuấn chuyên môn Trên thực tế, một nửa số người tham gia thảo luận là thành

viên tô này Các nhân viên y tế, bác sĩ không sẵn sàng khi xử lý các ca BLGĐ

dù họ nhận biết được sự hiện diện và đều lên án BLGĐ Những nhân viên y tếnày không nhận thức đồng đều về thực trạng BLGĐ tại địa phương và bản

thân cũng ít được tiếp xúc nhiều với các trường hợp này Điều này cho thấysự hạn chế về kĩ năng và kiến thức của nhân viên y tế trong nhận biết và điều

trị các ca BLGD tại Việt Nam.

36

Ngày đăng: 05/06/2024, 15:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w