GIÁO TRÌNH THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

10 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
GIÁO TRÌNH THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kinh Doanh - Tiếp Thị - Báo cáo khoa học, luận văn tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, nghiên cứu - Luật 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA Chủ biên: Chu Thị Trinh GIÁO TRÌNH THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Vinh - 2011 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA Chủ biên: Chu Thị Trinh GIÁO TRÌNH THI HÀNH ÁN DÂN SỰ (Giáo trình đào tạo từ xa ) Vinh - 2011 3 Phân công biên soạn - Chủ biên: Chu Thị Trinh - Các tác giả: Nguyễn Thị Thanh: từ chương 1 đến chương 2 Chu Thị Trinh: từ chương 3 đến chương 4 Bùi Thuận Yến: chương 5 4 MỤC LỤC CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VIỆT NAM ................................................................................................................................. 1 1. Khái niệm, đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh và nguồn của Luật thi hành án dân sự Việt Nam ..................................................................................................................... 6 1.1. Khái niệm Luật thi hành án dân sự Việt Nam ............................................................... 6 1.2. Đối tượng điều chỉnh của luật thi hành án dân sự Việt Nam .......................................... 7 1.3. Phương pháp điều chỉnh của Luật thi hành án dân sự Việt Nam .................................... 8 1.4. Nguồn của Luật thi hành án dân sự Việt Nam ............................................................... 8 2. Vai trò, nhiệm vụ và sự phát triển của luật thi hành án dân sự Việt Nam (tự học) ................. 9 3. Quan hệ pháp luật thi hành án dân sự và xã hội hoá thi hành án dân sự. ............................... 9 3.1. Quan hệ pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam............................................................ 9 3.2. Xã hội hoá thi hành án dân sự (tự học)........................................................................ 11 4. Thời hiệu yêu cầu thi hành án và thẩm quyền thi hành án dân sự ....................................... 11 4.1. Thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự .......................................................................... 11 4.2. Thẩm quyền thi hành án dân sự .................................................................................. 12 5. Các nguyên tắc cơ bản của luật thi hành án dân sự Việt Nam ............................................. 13 5.1. Khái niệm .................................................................................................................. 13 5.2. Nội dung các nguyên tắc cơ bản của luật thi hành án dân sự Việt Nam. ...................... 13 CHƯƠNG 2 : CƠ QUAN, TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ....... 15 1. Cơ quan thi hành án dân sự ............................................................................................... 15 1.1Khái niệm và hệ thống cơ quan thi hành án dân sự ....................................................... 15 1.2 Nhiệm vụ và các quyền hạn của hệ thống cơ quan thi hành án dân sự .......................... 15 2. Chấp hành viên và thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự .................................................. 18 2.1Chấp hành viên ............................................................................................................ 18 2.2 Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ........................................................................ 18 3.Đương sự và người đại diện của đương sự trong thi hành án dân sự .................................... 19 3.1Đương sự ..................................................................................................................... 19 3.2Người đại diện của đương sự trong thi hành án dân sự .................................................. 20 4Cơ quan, tổ chức khác trong thi hành án dân sự (tự học) ...................................................... 20 4.1Toà án, trọng tài và hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh .................................................. 20 4.2Uỷ ban nhân dân các cấp .............................................................................................. 20 4.3Thừa phát lại ................................................................................................................ 20 4.4Tổ chức thẩm định giá .................................................................................................. 20 CHƯƠNG 3 : THỦ TỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ................................................................. 22 1Cấp, chuyển giao và giải thích bản án, quyết định dân sự của tòa án .................................... 22 1.1.Cấp và chuyển giao bản án, quyết định dân sự của tòa án ............................................ 22 1.2.Giải thích bản án, quyết định dân sự của tòa án ........................................................... 22 2.Yêu cầu thi hành án và nhận đơn yêu cầu thi hành án dân sự .............................................. 22 2.1.Yêu cầu thi hành án dân sự .......................................................................................... 23 2.2.Nhận đơn yêu cầu thi hành án dân sự........................................................................... 23 3.Ra quyết định thi hành án, chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án và ủy thác thi hành án dân sự ................................................................................................................................... 24 3.1.Ra quyết định thi hành án dân sự ................................................................................. 24 3.2.Chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án dân sự ...................................................... 25 3.3.Ủy thác thi hành án dân sự .......................................................................................... 26 a. Nguyên tắc uỷ thác (điều 55 LTHADS) ................................................................................. 26 b. Thẩm quyền và thủ tục uỷ thác thi hành án dân sự (điều 56 LTHADS) .................................. 26 5 4.Thông báo và xác minh thi hành án dân sự ......................................................................... 26 4.1.Thông báo thi hành án dân sự ...................................................................................... 26 4.2.Xác minh điều kiện thi hành án dân sự ........................................................................ 27 5.Áp dụng các biện pháp thi hành án dân sự .......................................................................... 29 5.1.Áp dụng biện pháp tự nguyện thi hành án dân sự ......................................................... 29 5.2.Áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự ........................................................ 29 6.Hoãn, tạm đình chỉ và đình chỉ thi hành án dân sự và trả lại đơn yêu cầu thi hành án dân sự 30 6.1.Hoãn thi hành án dân sự .............................................................................................. 30 6.2.Tạm đình chỉ thi hành án dân sự .................................................................................. 31 6.3.Đình chỉ thi hành án dân sự ......................................................................................... 32 6.4.Trả lại đơn yêu cầu thi hành án dân sự ......................................................................... 33 7.Bảo quản tài sản thi hành án, thanh toán tiền thi hành án, kết thúc thi hành án và xác nhận kết quả thi hành án dân sự ........................................................................................................... 33 7.1.Bảo quản tài sản thi hành án ........................................................................................ 33 7.2.Thanh toán tiền thi hành án ......................................................................................... 33 7.3.Kết thúc thi hành án dân sự ......................................................................................... 33 7.4.Xác nhận kết quả thi hành án dân sự ............................................................................ 33 8.Xử lý tài sản tịch thu và tiêu hủy vật chứng trong thi hành án dân sự .................................. 33 8.1.Xử lý tài sản tịch thu ................................................................................................... 33 8.2.Tiêu hủy vật chứng, tài sản.......................................................................................... 33 CHƯƠNG 4 : CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM VÀ BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ................................................................................................................................... 35 1.Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự ................................................................................ 35 1.1.Khái niệm và ý nghĩa biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự........................................ 35 1.2.Các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự .................................................................. 35 c. Tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng và thay đổi hiện trạng tài sản ............ 36 2.Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự ............................................................................. 37 2.1.Khái niệm và ý nghĩa của biện pháp cưỡng chê thi hành án dân sự .............................. 37 2.2.Các nguyên tắc áp dung các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự ........................... 38 2.3.Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự ................................................................ 39 Câu hỏi ôn tập ........................................................................................................................... 43 CHƯƠNG 5 : KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KHÁNG NGHỊ VÀ XỬ LÍ VI PHẠM VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ............................................................................................................................. 44 1. Khiếu nại về thi hành án dân sự ......................................................................................... 44 1.1 Khái niệm và ý nghĩa của khiếu nại về thi hành án dân sự............................................ 44 2. Đối tượng của khiếu nại về thi hành án dân sự ................................................................... 45 3. Thời hiệu khiế nại thi hành án dân sự ................................................................................ 46 4. Giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự ......................................................................... 46 6 CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VIỆT NAM 1. Khái niệm, đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh và nguồn của Luật thi hành án dân sự Việt Nam 1.1. Khái niệm Luật thi hành án dân sự Việt Nam Thi hành án là hoạt động làm cho các bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành của Toà án được thực hiện. Nếu như kết quả hoạt động xét xử là đưa ra phán quyết (bản án, quyết định) trên cơ sở áp dụng các điều luật cụ thể để xem xét các tình tiết xảy ra, thì kết quả của thi hành án làm cho các phán quyết đó được thực hiện trong thực tế. Như vậy, thi hành án là hoạt động diễn ra sau khi Toà án đã có phán quyết giải quyết các tranh chấp trong xã hội hoặc áp dụng các chế tài xử phạt các hành vi phạm tội. Trong đó, người có quyền thi hành án yêu cầu người có nghĩa vụ thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ thi hành án của họ đối với mình và người có nghĩa vụ thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ của mình vì lợi ích của người có quyền thi hành án. Theo nghĩa chung nhất, thi hành án dân sự là thực hiện bản án, quyết định dân sự của toà án. Theo nghĩa một thuật ngữ pháp lý, có nhiều ý kiến khác nhau về thi hành án dân sự: - Ý kiến thứ nhất, cho rằng thi hành án dân sự là một dạng của hoạt động hành chính, bởi thi hành án dân sự là hoạt động mang tính điều hành, chấp hành. Mà điều hành, chấp hành là đặc trưng của hoạt động hành chính. Hơn nữa thi hành án dân sự ở nước ta lại không do toà án – cơ quan tư pháp thực hiện. - Ý kiến thứ hai lại cho rằng thi hành án dân sự là một dạng của hoạt động hành chính – tư pháp vì thi hành án dân sự là một dạng hoạt động chấp hành điều hành quyết định của cơ quan tư pháp – toà án. - Ý kiến thứ ba lại cho rằng thi hành án dân sự là một dạng của hoạt động tư pháp vì thi hành án dân sự gắn liền với hoạt động xét xử, mang tính tài sản, độc lập và do cơ quan tư pháp có thẩm quyền tổ chức thực hiện. + Thi hành án dân sự gắn liền với hoạt động xét xử vì xét xử và thi hành dán dân sự là hai mặt của quá trình bảo vệ quyền và ...

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA

Chủ biên: Chu Thị Trinh

GIÁO TRÌNH THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Vinh - 2011

Trang 2

2

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA

Chủ biên: Chu Thị Trinh

GIÁO TRÌNH

THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

(Giáo trình đào tạo từ xa)

Vinh - 2011

Trang 3

Phân công biên soạn - Chủ biên: Chu Thị Trinh - Các tác giả:

Nguyễn Thị Thanh: từ chương 1 đến chương 2 Chu Thị Trinh: từ chương 3 đến chương 4

Bùi Thuận Yến: chương 5

Trang 4

1.1 Khái niệm Luật thi hành án dân sự Việt Nam 6

1.2 Đối tượng điều chỉnh của luật thi hành án dân sự Việt Nam 7

1.3 Phương pháp điều chỉnh của Luật thi hành án dân sự Việt Nam 8

1.4 Nguồn của Luật thi hành án dân sự Việt Nam 8

2 Vai trò, nhiệm vụ và sự phát triển của luật thi hành án dân sự Việt Nam (tự học) 9

3 Quan hệ pháp luật thi hành án dân sự và xã hội hoá thi hành án dân sự 9

3.1 Quan hệ pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam 9

3.2 Xã hội hoá thi hành án dân sự (tự học) 11

4 Thời hiệu yêu cầu thi hành án và thẩm quyền thi hành án dân sự 11

4.1 Thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự 11

4.2 Thẩm quyền thi hành án dân sự 12

5 Các nguyên tắc cơ bản của luật thi hành án dân sự Việt Nam 13

5.1 Khái niệm 13

5.2 Nội dung các nguyên tắc cơ bản của luật thi hành án dân sự Việt Nam 13

CHƯƠNG 2 : CƠ QUAN, TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ 15

1 Cơ quan thi hành án dân sự 15

1.1Khái niệm và hệ thống cơ quan thi hành án dân sự 15

1.2 Nhiệm vụ và các quyền hạn của hệ thống cơ quan thi hành án dân sự 15

2 Chấp hành viên và thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự 18

2.1Chấp hành viên 18

2.2 Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự 18

3.Đương sự và người đại diện của đương sự trong thi hành án dân sự 19

3.1Đương sự 19

3.2Người đại diện của đương sự trong thi hành án dân sự 20

4Cơ quan, tổ chức khác trong thi hành án dân sự (tự học) 20

4.1Toà án, trọng tài và hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh 20

4.2Uỷ ban nhân dân các cấp 20

4.3Thừa phát lại 20

4.4Tổ chức thẩm định giá 20

CHƯƠNG 3 : THỦ TỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ 22

1Cấp, chuyển giao và giải thích bản án, quyết định dân sự của tòa án 22

1.1.Cấp và chuyển giao bản án, quyết định dân sự của tòa án 22

1.2.Giải thích bản án, quyết định dân sự của tòa án 22

2.Yêu cầu thi hành án và nhận đơn yêu cầu thi hành án dân sự 22

2.1.Yêu cầu thi hành án dân sự 23

2.2.Nhận đơn yêu cầu thi hành án dân sự 23

3.Ra quyết định thi hành án, chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án và ủy thác thi hành án dân sự 24

3.1.Ra quyết định thi hành án dân sự 24

3.2.Chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án dân sự 25

3.3.Ủy thác thi hành án dân sự 26

a Nguyên tắc uỷ thác (điều 55 LTHADS) 26

b Thẩm quyền và thủ tục uỷ thác thi hành án dân sự (điều 56 LTHADS) 26

Trang 5

4.Thông báo và xác minh thi hành án dân sự 26

4.1.Thông báo thi hành án dân sự 26

4.2.Xác minh điều kiện thi hành án dân sự 27

5.Áp dụng các biện pháp thi hành án dân sự 29

5.1.Áp dụng biện pháp tự nguyện thi hành án dân sự 29

5.2.Áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự 29

6.Hoãn, tạm đình chỉ và đình chỉ thi hành án dân sự và trả lại đơn yêu cầu thi hành án dân sự 30 6.1.Hoãn thi hành án dân sự 30

6.2.Tạm đình chỉ thi hành án dân sự 31

6.3.Đình chỉ thi hành án dân sự 32

6.4.Trả lại đơn yêu cầu thi hành án dân sự 33

7.Bảo quản tài sản thi hành án, thanh toán tiền thi hành án, kết thúc thi hành án và xác nhận kết quả thi hành án dân sự 33

7.1.Bảo quản tài sản thi hành án 33

7.2.Thanh toán tiền thi hành án 33

7.3.Kết thúc thi hành án dân sự 33

7.4.Xác nhận kết quả thi hành án dân sự 33

8.Xử lý tài sản tịch thu và tiêu hủy vật chứng trong thi hành án dân sự 33

8.1.Xử lý tài sản tịch thu 33

8.2.Tiêu hủy vật chứng, tài sản 33

CHƯƠNG 4 : CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM VÀ BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ 35

1.Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự 35

1.1.Khái niệm và ý nghĩa biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự 35

1.2.Các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự 35

c Tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng và thay đổi hiện trạng tài sản 36

2.Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự 37

2.1.Khái niệm và ý nghĩa của biện pháp cưỡng chê thi hành án dân sự 37

2.2.Các nguyên tắc áp dung các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự 38

2.3.Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự 39

Câu hỏi ôn tập 43

CHƯƠNG 5 : KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KHÁNG NGHỊ VÀ XỬ LÍ VI PHẠM VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ 44

1 Khiếu nại về thi hành án dân sự 44

1.1 Khái niệm và ý nghĩa của khiếu nại về thi hành án dân sự 44

2 Đối tượng của khiếu nại về thi hành án dân sự 45

3 Thời hiệu khiế nại thi hành án dân sự 46

4 Giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự 46

Trang 6

6

1 Khái niệm, đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh và nguồn của Luật thi hành án dân sự Việt Nam

1.1 Khái niệm Luật thi hành án dân sự Việt Nam

Thi hành án là hoạt động làm cho các bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành của Toà án được thực hiện Nếu như kết quả hoạt động xét xử là đưa ra phán quyết (bản án, quyết định) trên cơ sở áp dụng các điều luật cụ thể để xem xét các tình tiết xảy ra, thì kết quả của thi hành án làm cho các phán quyết đó được thực hiện trong thực tế Như vậy, thi hành án là hoạt động diễn ra sau khi Toà án đã có phán quyết giải quyết các tranh chấp trong xã hội hoặc áp dụng các chế tài xử phạt các hành vi phạm tội Trong đó, người có quyền thi hành án yêu cầu người có nghĩa vụ thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ thi hành án của họ đối với mình và người có nghĩa vụ thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ của mình vì lợi ích của người có quyền thi hành án

Theo nghĩa chung nhất, thi hành án dân sự là thực hiện bản án, quyết định dân sự của toà án

Theo nghĩa một thuật ngữ pháp lý, có nhiều ý kiến khác nhau về thi hành án dân sự:

- Ý kiến thứ nhất, cho rằng thi hành án dân sự là một dạng của hoạt động hành chính, bởi thi hành án dân sự là hoạt động mang tính điều hành, chấp hành Mà điều hành, chấp hành là đặc trưng của hoạt động hành chính Hơn nữa thi hành án dân sự ở nước ta lại không do toà án – cơ quan tư pháp thực hiện

- Ý kiến thứ hai lại cho rằng thi hành án dân sự là một dạng của hoạt động hành chính – tư pháp vì thi hành án dân sự là một dạng hoạt động chấp hành điều hành quyết định của cơ quan tư pháp – toà án

- Ý kiến thứ ba lại cho rằng thi hành án dân sự là một dạng của hoạt động tư pháp vì thi hành án dân sự gắn liền với hoạt động xét xử, mang tính tài sản, độc lập và do cơ quan tư pháp có thẩm quyền tổ chức thực hiện

+ Thi hành án dân sự gắn liền với hoạt động xét xử vì xét xử và thi hành dán dân sự là hai mặt của quá trình bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Xét xử là tiền đề của thi hành án dân sự, thi hành án dân sự lại là sự tiếp nối với xét xử làm cho bản án, quyết định có hiệu lực trên thực tế nên có tác dụng củng cố kết quả xét xử

+ Thi hành án dân sự mang tính tài sản – đặc trưng của quan hệ dân sự Thực tế, phần lớn các bản án, quyết định dân sự đưa ra thi hành đều quyết định các vấn đề tài sản như chia thừa kế, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng… thông qua thi hành án dân sự, người thi hành án phải thực hiện các nghĩa vụ về tài sản của họ và người được thi hành án dân sự sẽ nhận được các quyền, lợi ích về tài sản

+ Thi hành án dân sự mang tính độc lập – đặc trưng của hoạt động tư pháp Thi hành án là quá trình diễn ra phức tạp, trong đó cơ quan thi hành án thường phải chịu áp lực, tác động từ nhiều phía Để đảm bảo hiệu quả thi hành án dân sự

Trang 7

và chấp hành viên phải được độc lập và không cá nhân, cơ quan, tổ chức nào được can thiệp trái pháp luật vào quá trình thi hành án dân sự

+ Thi hành án dân sự do cơ quan thi hành án dân sự - cơ quan tư pháp thực hiện

Đối tượng của thi hành án dân sự trước hết là các bản án, quyết định giải quyết các vụ việc dân sự, sau đó là các quyết định về tài sản trong các bản án hình sự, hành chính của toà Điều 1 LTHADS năm 2008 quy định đối tượng thi hành án dân sự bao gồm bản án, quyết định dân sự, hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài, được toà án công nhận và cho thi hành ở Việt Nam, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có lien quan đến tài sản của bên phải thi hành án của hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và các quyết định của cơ quan tổ chức khác được đưa ra thi hành theo quy định của pháp luật

Để đảm bảo hiệu quả thi hành án dân sự Nhà nước phải đặt ra các quy phạm pháp luật quy định cụ thể những vấn đề liên quan để thi hành án dân sự như thời hiệu yêu cầu thi hành án, thẩm quyền thi hành án, quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia thi hành án, trình tự thủ tục thi hành án, thụ lí đơn yêu cầu thi hành án, ra quyết định thi hành án, áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án, khiếu nại, tố cáo, và kháng nghị về thi hành án…

Trong thi hành án dân sự, các cơ quan nhà nước không xem xét lại vụ viêc dân sự, không ra quyết định giải quyết lại vụ việc dân sự mà chỉ áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm hỗ trợ thực hiện các quyết định, bản án dân sự được đưa ra thi hành Do đó, tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ giữa cơ quan thi hành án dân sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức phát sinh trong quá trình thu hành án dân sự có thể thành một ngành luật- luật thi hành án dân sự

Luật thi hành án dân sự Việt Nam là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ giữa các cơ quan thi hành án dân sự, đương sự, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc thi hành án dân sự, phát sinh trong quá trình thi hành án dân sự có hiệu quả, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức

1.2 Đối tượng điều chỉnh của luật thi hành án dân sự Việt Nam

Đối tượng điều chỉnh của luật thi hành án dân sự Việt Nam là các quan hệ giữa cơ quan thi hành án dân sự, đương sự, cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến việc thi hành án dân sự phát sinh trong quá trình thi hành án dân sự

Một số đặc trưng cơ bản:

- Các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật thi hành án dân sự phát sinh trong quá trình thi hành án dân sự, từ khi đương sự thực hiện quyền yêu cầu thi hành án dân sự đến khi kết thúc thi hành án

- Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của các chủ thể tham gia các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật thi hành án dân sự có tác dụng trực tiếp đối

Trang 8

8

khác

Đối tượng điều chỉnh của luật thi hành án dân sự có thể chia thành 3 nhóm: - Nhóm 1: Các quan hệ giữa cơ quan thi hành án dân sự với các đương sự - Nhóm 2: các quan hệ giữa cơ quan thi hành án dân sự với các cá nhân, cơ quan và tổ chức liên quan đến việc thi hành án dân sự

- Nhóm 3: các quan hệ giữa cơ quan thi hành án dân sự với toà án, trọng tài, hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và viện kiểm sát

Trong các nhóm đối tượng trên thì nhóm quan hệ giữa cơ quan thi hành án dân sự với các đương sự mang tính phổ biến, bởi đương sự là người có quyền hoặc nghĩa vụ thi hành án dân sự còn cơ quan thi hành án dân sự có nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức thi hành án dân sự Để đảm bảo việc thi hành án dân sự nhanh chóng, đúng đắn, boả vệ được lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trước hết pháp luật phải điều chỉnh quan hệ này

1.3 Phương pháp điều chỉnh của Luật thi hành án dân sự Việt Nam

Phương pháp điều chỉnh của Luật thi hành án dân sự Việt Nam là tổng thể những cách thức mà luật thi hành án dân sự tác động lên các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của nó

Luật thi hành án dân sự Việt Nam điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình thi hành án dân sự bằng hai phương pháp là mệnh lệnh và định đoạt

- Phương pháp mệnh lệnh: Nó quy định địa vị pháp lý cho các cơ quan thi hành án dân sự hoàn toàn khác với địa vị pháp lý của các chủ thể khác Các chủ thể khác phải phục tùng cơ quan thi hành án dân sự Quyết định của cơ quan thi hành án dân sự đưa ra trong quá trình thi hành án buộc các chủ thể phải thực hiện hoặc bị cưỡng chế thực hiện Nếu không có sự can thiệp của cơ quan thi hành án thì nhiều trường hợp việc thi hành án dân sự không thể thực hiện được

Ngoài ra để các cơ quan thi hành án dân sự thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình thì các cơ quan này phải có những quyền lực pháp lý nhất định với các chủ thể khác, từ đó họ mới có nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức thi hành án

- Phương pháp định đoạt: Trong quá trình thi hành án dân sự các đương sự vẫn được quyền tự quyết định quyền, lợi ích hợp pháp của họ và việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ

Khi bản án, quyết định dân sự được thi hành, các đương sự có quyền tự quyết định việc thi hành án dân sự như yêu cầu đương sự bên kia hoặc cơ quan thi hành án thi hành

Trong quá trình thi hành án dân sự, các đương sự vẫn có thể thương lượng, thoả thuận việc thi hành án, tự thi hành án hoặc không yêu cầu thi hành án nữa

1.4 Nguồn của Luật thi hành án dân sự Việt Nam

Nguồn của Luật thi hành án dân sự Việt Nam bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành có chứa đựng các

Trang 9

quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ giữa cơ quan thi hành án dân sự, toà án, viện kiểm sát, các đương sự và những người tham gia vào quá trình thi hành án dân sự

Các văn bản quy phạm pháp luật là nguồn của luật thi hành án dân sự Việt Nam hiện nay bao gồm:

- Hiến pháp: Hiện nay, hiến pháp 1992 là nguồn quan trọng của Luật thi hành án dân sự Việt Nam Nó có các quy định về nguyên tắc thi hành án dân sự như quy định về hiệu lực của bản án, quyết định (điều 136), quy định về kiểm sát các hoạt động thi hành án dân sự (điều 137)… Trên cơ sở các quy định này, các văn bản pháp luật thi hành án dân sự quy định cụ thể về thời hiệu, thẩm quyền, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong thi hành án dân sự và trình tự, thủ tục thi hành án dân sự

- BLTTDS: từ điều 275 đến điều 283 quy định các vấn đề về thi hành án dân sự như các bản án, quyết định được thi hành, căn cứ thi hành án dân sự, quyền yêu cầu thi hành án dân sự, trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức đối với việc thi hành án dân sự, việc cấp, chuyển giao bản án, quyết định, thời hiệu thi hành án dân sự… Đây là các quy định mang tính chất chung, nguyên tắc về thi hành án dân sự Vì thế, BLTTDS là một nguồn quan trọng của Luật thi hành án dân sự

- LTCTAND, LTCVKSND: có một số quy định mang tính nguyên tắc về thi hành án dân sự như quy định về hiệu lực của bản án, quyết định (điều 12 LTCTAND), quy định về kiểm sát các hoạt động thi hành án dân sự (điều 23, điều 24 LTCVKSND)

- LTHADS: là văn bản quy định trực tiếp và hệ thống tất cả các vấn đề liên quan đến thi hành án dân sự nhưu đối tượng điều chỉnh, nguyên tắc thi hành án dân sự, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm cyar các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thi hành án dân sự, thời hiệu thi hành án dân sự, thẩm quyền thi hành án dân sự, thủ tục thi hành án dân sự… Vì thế, đây là nguồn quan trọng và cơ bản nhất của luật thi hành án dân sự Việt Nam

- Nghị quyết của quốc hội, nghị định của chính phủ, quyết định của thủ tướng, thông tư của các bộ cũng là nguồn của luật thi hành án dân sự Việt Nam Nó là những văn bản hướng dẫn thi hành LTHADS

2 Vai trò, nhiệm vụ và sự phát triển của luật thi hành án dân sự Việt Nam (tự học)

3 Quan hệ pháp luật thi hành án dân sự và xã hội hoá thi hành án dân sự

3.1 Quan hệ pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam

3.1.1 Khái niệm, đặc điểm của quan hệ pháp luật thi hành án dân sự a Khái niệm:

Quá trình thi hành án dân sự có sự tham gia của nhiều chủ thể Để đảm bảo được việc thi hành án dân sự nhanh chóng, đúng đắn, Nhà nước phải đặt ra các quy phạm pháp luật quy định quyền, nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào các quan hệ phát sinh trong quá trình thi hành án dân sự Từ đó, các quan hệ này trở thành các quan hệ pháp luật thi hành án dân sự

Trang 10

các đương sự, người đại diện của đương sự, tổ chức liên quan đến việc thi hành án dân sự, phát sinh trong quá trình thi hành án dân sự và được các quy phạm pháp luật thi hành án dân sự điều chỉnh

Tuy nhiên, trên thực tế có một số quan hệ phát sinh trong quá trình thi hành án dân sự nhưng không thuộc đối tượng điều chỉnh của LTHADS mà thuộc đối tượng điều chỉnh của luật hành chính nên không phải là quan hệ pháp luật thi hành án dân sự điều chỉnh, ví dụ quan hệ giữa các đương sự với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc công chứng, chứng thực việc uỷ quyền, bản sao giấy tờ liên quan đến việc thi hành án…

- Việc tham gia quan hệ thi hành án của nhiều chủ thể mang tính thụ động, bắt buộc Trong một số trường hợp không phải chủ thể nào cũng tự nguyện tham gia vào quá trình thi hành án Vì thế để quá trình thi hành án được diễn ra một cách hiệu quả thì pháp luật thi hành án quy đnhj một số chủ thê bắt buộc phải tham gia quá trình thi hành án Vì thế một số chủ thể tham gia vào quá trình thi hành án mang tính thụ động và bắt buộc

- Cơ quan thi hành án dân sự thường là một bên của quan hệ pháp luật thi hành án dân sự

- Trong quan hệ pháp luật thi hành án dân sự các chủ thể khác đều phải phục tùng cơ quan thi hành án dân sự Cơ quan thi hành án dân sự là chủ thể pháp luật quy định được thực hiện quyền lực của Nhà nước để tổ chức thi hành án dân sự nêu trong thi hành án dân sự, các chủ thể khác đều phải phục tùng và chấp hành quyết định của cơ quan thi hành án dân sự

3.1.2 Thành phần của quan hệ pháp luật thi hành án dân sự

- Chủ thể của quan hệ pháp luật thi hành án dân sự

Bao gồm: cơ quan thi hành án dân sự, toà án, trọng tài, hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, viện kiểm sát, các đương sự, người đại diện của đương sự, tổ chức liên quan đến việc thi hành án dân sự Có thể chia thành ba nhóm;

+ Nhóm các chủ thể có nhiệm vụ, quyền hạn trong việc tổ chức, kiểm sát thi hành án dân sự như cơ quan thi hành án dân sự, toà án, trọng tài, hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, viện kiểm sát

+ Nhóm các chủ thể tham gia thi hành án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác như đương sự, người đại diện của đương sự

Ngày đăng: 05/06/2024, 15:39