Kinh Doanh - Tiếp Thị - Công Nghệ Thông Tin, it, phầm mềm, website, web, mobile app, trí tuệ nhân tạo, blockchain, AI, machine learning - Con Người - People TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA: NGỮ VĂN CTXH ---------- HUỲNH THỊ DIỄM THÂN PHẬN CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT “MIỀN HOANG” CỦA SƯƠNG NGUYỆT MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Quảng Nam, tháng 5 năm 2016 LỜI CẢM ƠN Trước hết, em xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại học Quảng Nam, đặc biệt là những thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn CTXH đã tận tình dạy bảo em suốt thời gian học tập tại trường và tạo nhiều điều kiện tốt để em có thể hoàn thành chương trình đại học. Em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy giáo, Th.s Trịnh Minh Hương, người đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp đỡ em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp. Đồng thời, em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn Tam Kỳ, tháng 05 năm 2016 Sinh viên thực hiện Huỳnh Thị Diễm MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................... 2 2.1. Nhiều bài giới thiệu về Sương Nguyệt Minh và tác phẩm Miền hoang ............. 2 2.2. Một số bài nghiên cứu thân phận con người trong tiểu thuyết Miền hoang .......... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 4 4. Mục đích cứu ...................................................................................................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 5 6. Đóng góp của khóa luận ..................................................................................... 5 7. Cấu trúc của khóa luận ....................................................................................... 5 B. NỘI DUNG ....................................................................................................... 6 CHƠNG 1. THÂN PHẬN CON NGỜI TRONG TIỂU THUYẾT ........... 6 MIỀN HOANG CỦA SƠNG NGUYỆT MINH ............................................ 6 1.1. Sương Nguyệt Minh và tiểu thuyết “Miền hoang” ......................................... 6 1.1.1. Nhà văn Sương Nguyệt Minh ...................................................................... 6 1.1.2. Tiểu thuyết “Miền hoang” ............................................................................ 6 1.2. Hiện thực đời sống chiến trường trong tiểu thuyết “Miền hoang” ................. 7 1.2.1. Cuộc chiến đấu ác liệt .................................................................................. 7 1.2.2. Cảnh chết chóc tang thương ......................................................................... 9 1.2.3. Cuộc sống gian khổ, thiếu thốn .................................................................. 10 1.3. Thân phận con người được khắc họa rõ nét, đầy đau đớn. .......................... 13 1.3.1. Thân phận lạc loài ...................................................................................... 13 1.3.2. Thân phận bị chà đạp thể xác lẫn tâm hồn ................................................. 16 1.3.3. Thân phận bị xô đẩy ................................................................................... 18 1.3.4. Thân phận kẻ biến thái .............................................................................. 22 CHƠNG 2. KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT LÀM NỔI BẬT THÂN PHẬN CON NGỜI TRONG TIỂU THUYẾT MIỀN HOANG CỦA SƠNG NGUYỆT MINH ....................................................... 30 2.1. Không gian nghệ thuật .................................................................................. 30 2.1.1 Không gian tích hợp .................................................................................... 30 2.1.2. Không gian hiểm trở .................................................................................. 33 2.1.3. Không gian yên bình .................................................................................. 36 2.2. Thời gian nghệ thuật ..................................................................................... 40 2.2.1. Thời gian tuyến tính ................................................................................... 40 2.2.2 Thời gian hồi tưởng ..................................................................................... 43 2.2.3. Thời gian tâm lí .......................................................................................... 46 C. KẾT LUẬN .................................................................................................... 51 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO: ........................................................................... 54 LỜI CẢM ƠN Trước hết, em xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại học Quảng Nam, đặc biệt là những thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn CTXH đã tận tình dạy bảo em suốt thời gian học tập tại trường và tạo nhiều điều kiện tốt để em có thể hoàn thành chương trình đại học. Em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy giáo, Th.s Trịnh Minh Hương, người đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp đỡ em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp. Đồng thời, em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn Tam Kỳ, tháng 05 năm 2016 Sinh viên thực hiện Huỳnh Thị Diễm 1 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chiến tranh - nỗi đau xác thịt và linh hồn, đã lùi vào dĩ vãng nhưng vẫn ám ảnh những người lính thời bình và thế hệ mai sau. Đây cũng chính là điều trăn trở của các nhà văn thời hậu chiến. Và, đề tài về con người trong chiến tranh đã được các nhà văn dành nhiều ưu ái cho các sáng tác của mình. Các nhà văn đã dồn hết bút lực của mình để dựng lại cho thế hệ mai sau thấy được bối cảnh hiện thực cuộc sống của xã hội trong những năm tháng chiến tranh cũng như nỗi thống khổ của con người thời chiến. Cuộc đời và số phận của con người được soi chiếu dưới nhiều góc nhìn đa dạng với những cung bậc cảm xúc mới mẻ, chân thật. Sương Nguyệt Minh là một trong những nhà văn thời hậu chiến có đa số tác phẩm viết về đề tài chiến tranh và con người. Ông cùng lớp tác giả trẻ vừa là người lính cầm súng, vừa làm thơ, viết văn ở mặt trận như: Lê Minh Quốc, Đoàn Minh Tuấn, Nguyễn Thành Nhân, Phạm Sỹ Sáu, Bùi Thanh Minh, Nguyễn Quốc Trung, … Ông đến với văn chương khá muộn. Tuy nhiên, bằng tài năng của mình ông đã khẳng định được vị trí của mình trong đội ngũ các nhà văn giai đoạn đổi mới. Nhắc đến Sương Nguyệt Minh, bạn đọc nghĩ ngay đến tác phẩm “ Người về bến sông Châu” (truyện ngắn, 1997) đã được chuyển thể thành phim “Người trở về ”. Bên cạnh thể loại truyện ngắn ông còn viết bút kí, tùy bút và tiểu thuyết... Cuốn tiểu thuyết “Miền hoang” (2014) là cuốn tiểu thuyết đầu tay của ông, nó đã đem lại cho nhà văn người Ninh Bình “GIẢI THƯỞNG SÁCH HAY – 2015 ” ở hạng mục sách Văn học. Đây là giải thưởng thường niên về sách do Viện IRED và Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh tổ chức vào ngày 27092015 tại thành phố Hồ Chí Minh. Với đề tài chiến tranh và người lính, Miền hoang của Sương Nguyệt Minh đã tái hiện lại toàn cảnh cuộc chiến của quân tình nguyện Việt Nam với quân Pol pot, cũng như cuộc sống gian khổ, thiếu thốn nơi chiến trường biên giới Campuchia năm 1979. Cụ thể đó là cánh đồng Miên hoang dã với thú dữ đang rình rập, là cái nắng cháy da cháy thịt, là cảnh chết chóc tang thương…. Ở đó, bốn con người, vừa địch, vừa ta sống sót sau một cuộc càn quét, bị lạc đường rồi 2 trơ trọi trong hành tr ình tìm ra con đường về nhà nhưng để cuối cùng khi thoát ra được khu rừng ấy họ lại rơi vào trạng thái lạc loài giữa cuộc sống hiện tại của đồng loại. Bốn con người đại diện của mỗi tầng lớp khác nhau mang trên mình những thân phận khác nhau, qua đó người đọc sẽ hình dung ra được bộ mặt của xã hội Campuchia lúc bấy giờ khi bị bọn diệt chủng Khmer Đỏ nắm quyền. Bằng tài năng cũng như phong cách riêng của mình, nhà văn Sương Nguyệt Minh đã cho người đọc những cảm nhận thực tế như đang tham gia vào hành trình ấy của bốn con người lưu lạc để hồi hộp, sợ hãi, hoang mang đến vui sướng vỡ òa rồi lại thất vọng tràn trề. Với ngôn ngữ sắc bén, nghệ thuật miêu tả nhân vật qua dòng kí ức cũng như dòng tâm lí nhân vật trong không gian, thời gian nghệ thuật đã làm nổi bật lên thân phận con người bị lôi kéo vào vòng xoáy của chiến tranh. Từ đó, làm sáng lên cái tứ của tác phẩm mà tác giả muốn người đọc tìm ra. Như chính tác giả đã nói: “ Xét đến cùng, văn chương là thân phận con người” trong phần giới thiệu tiểu sử của tác giả đầu cuốn tiểu thuyết Miền hoang. Chính nhà văn đã một lần nữa khẳng định điều đó trong tác phẩm của mình để thấy rõ cái được gọi là “thân phận con người” mà họ phải gánh chịu trong chiến tranh. Những hình ảnh, những thân phận đó đã ám ảnh tôi khi đọc tác phẩm để tôi phải trăn trở không nguôi. Đây chính là lí do, là động lực khiến tôi lựa chọn đề tài: Thân phận con người trong tiểu thuyết “Miền hoang” của Sương Nguyệt Minh làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp. Hi vọng khóa luận sẽ đem lại cho bạn đọc nhận thức mới, rõ ràng, đa chiều hơn về cuộc sống của những người lính trong chiến tranh biên giới Tây Nam - Campuchia . 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Nhiều bài giới thiệu về Sƣơng Nguyệt Minh và tác phẩm Miền hoang Tiểu thuyết “Miền hoang ” của nhà văn quân đội Sương Nguyệt Minh được in vào tháng 10 năm 2014 do nhà xuất bản Trẻ ấn hành. Trong thời gian gần đây, tác phẩm đã đạt được giải thưởng “Sách Hay - 2015” ở hạng mục sách Văn học. Giải Thưởng Sách Hay (Good Books Award) là giải thưởng thường niên về sách do Viện IRED và Qũy Văn hóa Phan Châu Trinh tổ chức vào ngày 27092015 3 tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, tiểu thuyết Miền hoang là một trong những cái tên được nhắc đến khá nhiều lần trong giới các nhà nghiên cứu, phê bình văn học hiện nay. Đã có nhiều bài đánh giá, nhận xét về giá trị của tác phẩm Miền hoang sau khi nó chính thức được nhận giải thưởng “Sách Hay - 2015”: “Miền hoang của Sương Nguyệt Minh nhận giải thưởng Sách Hay - 2015” của Thoại Hà trên báo điện tử VNExpress số đăng ngày 28.9.2015, “Tiểu thuyết “Miền hoang” của Sương Nguyệt Minh đoạt GIẢI THƯỞNG SÁCH HAY - 2015” trên trang Tôn vinh văn hóa đọc, hoặc “Miền hoang đoạt giải thưởng Sách hay 2015: Nỗi ám ảnh từ những mất mát chiến tranh” của Phạm Hoa Quỳnh trên báo Thể thao Văn hóa đăng ngày 29.9.2015 và còn nhiều bài đánh giá khá nhưng tất cả đều hướng đến nội dung là tôn vinh tác phẩm Miền hoang của nhà văn quân đội Sương Nguyệt Minh và một phần nhỏ khái quát sơ lượt về tác phẩm Miền hoang. “Nhà văn Sương Nguyệt Minh: Tiểu thuyết từ ám ảnh của “người lính lạc rừng” của Việt Quỳnh trên báo Thể thao và Văn hóa, số đăng ngày 17.12.2014. Trong bài này, tác giả đã giới thiệu khá nhiều về tiểu sử của nhà văn Sương Nguyệt Minh. Từ cái bút danh Sương Nguyệt Minh ra đời như thế nào cho đến nghề nghiệp của nhà văn sau những trang viết. Từ những thể loại chính mà nhà văn đang theo đuổi đến cái duyên với tiểu thuyết và xoáy vào tác phẩm Miền hoang của ông. Ở tác phẩm Miền hoang tác giả đã nói khái quát về tác phẩm và cảm hứng để viết nên cuốn tiểu thuyết dày hơn 600 trang. Bài viết chỉ thiên về cảm nhận tác phẩm chứ chưa thật sự đi sâu vào phân tích nhân vật. “Vẫn còn “Miền hoang” dù đã qua chiến tranh” của Nam Điền trên trang lamdien.wordpress.com . Đây là một bài phỏng vấn nhưng nó đã xoáy ngay vào cảm hứng chính của nhà văn khi viết nên tiểu thuyết. Nó được viết bằng chính cái hiện thực, cái ám ảnh mà nhà văn đã từng trải qua trong những năm tháng chiến đấu tại chiến trường K. 2.2. Một số bài nghiên cứu thân phận con ngƣời trong tiểu thuyết Miền hoang “Tôi đọc Miền hoang của Sương Nguyệt Minh ” của nhà nghiên cứu và dịch thuật Lã Nguyên. Trong công trình nghiên cứu này, Lã Nguyên đã đi sâu vào 4 nghiên cứu nghệ thuật chuyển đổi điểm nhìn trần thuật mà Sương Nguyệt Minh đã xây dựng để tạo nên một cốt truyện lí thú, thu hút người đọc. Ở công trình trình, tác giả đã đi sâu nghiên cứu nghệ thuật chuyển đổi điểm nhìn trần thuật và một phần nhỏ đề cập đến nội dung của tác phẩm, đó là thân phận con người. Thân phận con người trong đề tài này chưa thật sự được nhìn nhận rõ. “Miền hoang”- thắp sáng niềm tin lẽ sống, khát vọng của con người của Ngọc Hiên trên báo Đất Việt chuyên mục “Góc nhìn văn hóa”, số đăng ngày 17.12.2014. Trong bài viết này tác giả đã cho người đọc thấy được bối cảnh chung của nền văn học Việt Nam sau năm 1975 và đi vào nghiên cứu tác phẩm. Tác phẩm được soi rọi dưới góc độ khác nhau, từ nội dung cho đến nghệ thuật. Những thân phận con người lần lượt được hiện lên qua phân tích về tính cách, số phận, nhưng bài viết vẫn chỉ ở tầm khái quát, chưa đi sâu nghiên cứu cặn kẽ từng vấn đề để làm nổi bật lên thân phận con người. Qua những bài giới thiệu cũng như nghiên cứu, khảo luận về tác phẩm, tôi t hật sự chưa thấy bài nào tập trung nghiên cứu vào vấn đề thân phận của con người trong tiểu thuyết “Miền hoang” của Sương Nguyệt Minh . 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối với đề tài này, người viết tập trung đi sâu vào phân tích cuộc đời, tính cách và tâm lí của các nhân vật trong tác phẩm để làm nổi rõ thân phận của từng kiểu con người trong tác phẩm. Từ đó có thể nhận ra được mỗi nhân vật đại diện cho một thân phận khác nhau và thông điệp tác giả muốn gửi đến với bạn đọc về khát vọng, lẽ sống của con người. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Để phục vụ cho việc nghiên cứu chính của đề tài, người viết xin giới hạn phạm vi nghiên cứu trong tiểu thuyết “Miền hoang” của nhà văn Sương Nguyệt Minh. 4. Mục đích cứu Qua công trình nghiên cứu, mục đích của người viết là khắc họa, phân tích nhân vật để đi đến làm rõ từng thân phận con người trong tác phẩm. Đồng thời góp phần cung cấp một cái nhìn khá toàn diện về những giá trị hay thông điệp mà 5 chính tác giả muốn gửi gắm đến bạn đọc. Đặc biệt, người viết muốn khẳng định những đặc sắc nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm, góp phần làm phong phú thêm phong cách của nhà văn Sương Nguyệt Minh. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này, người viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: - Phương pháp phân tích - Phương pháp tổng hợp - Phương pháp so sánh 6. Đóng góp của khóa luận Khóa luận sau khi hoàn thành sẽ giúp người đọc có cái nhìn mới mẻ, đa chiều, sâu sắc về thân phận của những con người trong chiến tranh. Dù địch hay ta đều chung số phận bị lạc loài trong chiến tranh cũng như hòa bình. Qua đó giúp người đọc thêm hứng thú với những tác phẩm viết về đề tài chiến tranh và người lính, hiểu rõ hơn về sự tàn khốc của chiến tranh biên giới Tây Nam - Campuchia và yêu hơn những người lính trong thời bình. Bài viết còn muốn đóng góp một phần nhỏ vào công trình nghiên cứu tác phẩm Miền hoang của nhà văn quân đội Sương Nguyệt Minh. Đó là thân phận con người trong chiến tranh khi về với đời thường. 7. Cấu trúc của khóa luận Ngoài các phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung của khóa luận được chia làm hai chương: Chương 1: Thân phận con người trong tiểu thuyết Miền hoang của Sương Nguyệt Minh Chương 2: Không gian và thời gian nghệ thuật làm nổi bật thân phận con người trong tiểu thuyết Miền hoang của Sương Nguyệt Minh 6 B. NỘI DUNG CHƠNG 1. THÂN PHẬN CON NGỜI TRONG TIỂU THUYẾT MIỀN HOANG CỦA SƠNG NGUYỆT MINH 1.1. Sương Nguyệt Minh và tiểu thuyết “Miền hoang” 1.1.1. Nhà văn Sương Nguyệt Minh Nhà văn Sương Nguyệt Minh tên thật là Nguyễn Ngọc Sơn, sinh ngày 15.9.1958, tại Ninh Bình. Trước đây, Sương Nguyệt Minh từng tham gia chiến đấu ở chiến trường biên giới Tây Nam và Campuchia. Tháng 1.1998, Sương Nguyệt Minh chuyển về làm biên tập viên tại tạp chí Văn nghệ Quân đội. Ông đã xuất bản 7 tập truyện ngắn và 1 bút ký. Sương Nguyệt Minh bắt đầu nghiệp viết văn từ những năm cuối cùng của thời kì bao cấp. Từ sự siêng năng, cần cù cày trên giấy, ông đã đoạt các giải thưởng: Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn Văn nghệ Quân đội 1996 với tác phẩm Bản kháng án bằng văn; Giải thưởng cuộc thi tập truyện ngắn của Nhà xuất bản Thanh niên 2004 với tập truyện ngắn Đi qua đồng chiều; Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ 2003- 2004 với tác phẩm Mười ba bến nước. Và cuốn tiểu thuyết Miền hoang vinh dự được nhận giải thưởng “Sách Hay - 2015” ở hạng mục sách Văn học. Ngoài ra ông còn đạt được nhiều giải thưởng văn chương và báo chí khác. Về sự nghiệp văn chương, ông đã có các tác phẩm đã xuất bản: Đêm làng Trọng Nhân (Tập truyện ngắn, 1998); Người ở bến sông Châu (Truyện ngắn) , Trong cơn đại hồng thủy (Tập bút ký, 2003); Đi qua đồng chiều (Tập truyện ngắn, 2004); Mười ba bến nước (Tập truyện ngắn, 2005, 2006); Truyện ngắn Sương Nguyệt Minh (Tập truyện ngắn 2006); Giếng cạn (Tập truyện ngắn, 2007); Miền hoang (Tiểu thuyết, 2014)... 1.1.2. Tiểu thuyết “Miền hoang” Được nhà xuất bản Trẻ ấn hành vào tháng 10.2014, cuốn tiểu thuyết đầu tay Miền hoang của nhà văn Sương Nguyệt Minh đã đến với đông đảo bạn đọc. Đây là cuốn tiểu thuyết viết về cuộc chiến đấu của quân tình nguyện Việt Nam trên chiến trường K năm 1979 7 Sương Nguyệt Minh từng tâm sự: trước và trong khi viết tiểu thuyết Miền hoang, ông không muốn quay lại nơi ngày xưa từng là chiến trường, bởi “tôi sợ không gian, con người, hình ảnh bây giờ đã đổi khác sẽ “giết” chết kỉ niệm, cảm xúc, và sức tưởng tượng sẽ không còn bay bổng nữa”. Thế nhưng cuốn tiểu thuyết Miền hoang vẫn cứ ngồn ngộn chi tiết ám ảnh người đọc, tạo ra sợi dây liên kết giữa tác phẩm – tác giả - công chúng như một chất keo dính vô hình nhưng bền chặt. Miền hoang có khoảng 88 cái phụ đề (đề từ) đặt trên đầu 88 chương, chủ yếu trích từ báo, tạp chí và của các hãng thông tấn trong nước và nước ngoài về tấn bi kịch diệt chủng, về cuộc chiến khốc liệt ở Campuchia. Cuốn tiểu thuyết vừa đoạt giải thưởng “SÁCH HAY” ở hạng mục sách Văn học do Viện IRED và Qũy Văn hóa Phan Châu Trinh tổ chức vào ngày 27092015 tại thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung chính của tác phẩm xoay quanh cuộc hành trình của nhóm “lữ hành” kỳ quái trong vùng rừng núi miền Tây Bắc Campuchia. Nhóm “lữ hành” gồm bốn người: Lục Thum- viên chỉ huy quân Polpot; Rô - tên áo đen bặm trợn ; Saly- y tá câm của quân Polpot, và Tùng - chiến sĩ tình nguyện Việt Nam. Sau cuộc chiến đấu, cả địch và ta chỉ còn bốn người. Mất bản đồ,la bàn, họ bị lạc giữa rừng sâu, lâu đến mức mất cả ý niệm về thời gian. Những nguy hiểm từ phía khu rừng như “thiên la địa võng” vây lấy họ. Sống trong cảnh thiếu thốn về mọi mặt, họ dần trở về cách sống của người nguyên thủy. Khi thoát ra khỏi khu rừng, chỉ còn lại ba người “dã nhân” với hình thù kỳ quái sống giữa những con người hiện đại. 1.2. Hiện thực đời sống chiến trường trong tiểu thuyết “Miền hoang” 1.2.1. Cuộc chiến đấu ác liệt Tình huống truyện kể: một cuộc chiến tranh du kích giằng co, tưởng không có hồi kết “Quân tình nguyện Việt Nam tác chiến ở chiến trường K tựa hồ như cuộc chiến trên cái đầm lầy khổng lồ miền nhiệt đới.Càng về cuối chiến tranh, hình thái tác chiến càng thay đổi, các đại quân dần dần rút về nước (…) chiến tranh du kích nhùng nhằng, nhỏ lẻ, cò cưa dai dẳng, quân số hai bên cứ 8 hao hụt dần, để rồi lại bổ sung lính, lại chết … lại bổ sung” 15; 6. Đó là những hình ảnh đầu tiên của cuộc chiến để tiếp cho những cuộc chiến ác liệt phía sau: “Lựu đạn chày Trung Quốc nổ chát chúa. Cối tép chóc chóc. Đạn AK47”, “trận địa mìn KP2, và 65-A2” 15;10. Cuộc chiến càng lúc càng gây cấn, ác liệt: “Bọn tàn quân Pol pot bắn rát quá. Một nhúm lính bọn tôi sống sót vẫn cò cưa chống cự, vừa bắn vừa rút sâu” 15;12. Nơi diễn ra trận chiến ác liệt nhất là khu đền tháp đổ nát. Nó vừa là vật cản, vừa là công sự cho cả hai bên chiến đấu. Tại nơi giao chiến này, khi kết thúc hai bên chỉ còn có bốn con người vừa địch, vừa ta. Cuộc chiến ác liệt đã cướp đi biết bao nhiêu sinh mệnh để lại bốn con người lưu lạc kia. Và chiến tranh chưa bao giờ bỏ sót bất cứ người nào. Nó lôi kéo không chỉ là thanh niên trai trẻ mà những cô gái mười lăm, mười bảy và cả những người phụ nữ già cũng bị kéo vào: “Chiến tranh hao người tốn của, quân lính cứ hụt dần. Tiếp tế khó khăn. Lính Khmer Đỏ phải bắt cả các cô gái mười lăm tuổi đi làm dân binh. Mụ Dên chồng chết, con chết mà vẫn bị sung vào đội đánh xe bò kéo làm nhiệm vụ chở súng đạn, mìn, gạo, nhu yếu phẩm…”15;300. Không cần phải trải qua trường lớp, không cần huấn luyện kĩ càng, chỉ cần biết dùng súng là có thể ra chiến trường: “Tập tành chỉ vài tuần biết bò toài, đâm lê, biết ngắm mục tiêu qua khe đầu ruồi, biết bóp cò là lại tống bọn này đi đánh nhau. Gần mười năm quân Khmer Đỏ quần với bọn Duol và quân đội cách mạng CPC, lính cũ chết gần hết, đứa nào sống sót thì cũng thành Ông Lớn, thành cán bộ” 15;396. Và cái hậu quả của những cuộc chiến mang lại là sự chết sống, là kẻ mạnh giành mạng sống với kẻ yếu, là đồng loại giẫm lên nhau mà sống, tồn tại. Cuộc chiến cũng tạo ra những quy luật nghịch đời nhưng tại thời điểm đó, người nào nắm quyền, họ có thể đưa ra chân lí mới, dù phi lí: “Lục Thum bảo: Quy luật của chiến tranh là mạnh được yếu thua. Đôi khi man rợ, bạo tàn thắng văn minh, nhân ái. Chân lý bao giờ cũng thuộc vào kẻ mạnh” 15; 315. Theo như viên chỉ huy nói thì chiến tranh không tạo ra những con người văn minh, mà những con người văn minh sẽ trở thành những kẻ đớn hèn. Và văn minh, nhân ái chưa bao giờ thắng được cái lừa lọc, tàn bạo trong chiến tranh. Trong chiến tranh 9 thì những điều phi lý đều trở thành có lý, bởi sức mạnh nằm trong tay người nào thì người đó có quyền lực nhất. Mọi lời nói, hành động đều trở thành chân lý, đúng đắn. 1.2.2. Cảnh chết chóc tang thương Chiến tranh chưa bao giờ mang lại những điều tốt đẹp cho bất kỳ ai. Nó chỉ mang đến những nỗi đau thương, mất mác cho con người. Tính mạng con người có thể bị cướp đi bất cứ lúc nào: “Lại thêm một âm thanh khô lạnh vang lên. Sợi dây trói treo bị chém đứt. Cô y tá câm rơi thẳng đứng. Hai mông chạm sát đất. Cọc hóp đá phạt chéo sắc ngọt đã kịp xuyên qua cửa mình cô ngập đến tận … cuống họng” 215. Đó chỉ là sự tưởng tượng của Tùng trong giấc mơ nhưng nó chân thật như cuộc sống khắc nghiệt tại cánh đồng Miên. Những cái chết rất ghê rợn của con người nhưng chính họ cũng không có cách nào lí giải được. Chỉ có sự im lặng sau những cảnh tượng ấy. Chẳng có ai có thể thốt lên lời khi chứng khiến cảnh đồng đội mình chết: “Mặt cô y tá câm bợt bạt. Miệng vẫn câm. Cả khối người… câm lặng. Rừng Miên cũng câm lặng” 15;215 . Như thấu hiểu được nỗi đau của con người, khu rừng cũng câm lặng, thay lời chia buồn cùng người đã mất. Chiến tranh không chỉ gây mất mác, đau thương lên con người mà nó còn trực tiếp giáng lên thiên nhiên những vết thương không bao giờ lành. Những con người cứ thay phiên nhau nằm lại chốn rừng hoang, thây người này chất lên thây người khác, ruồi bâu đen khi chưa kịp đưa về chôn cất: “ Ban ngày ruồi bâu đen trên những xác chết, những mẫu thịt xương của lính Pol Pot chưa kịp chôn cất, hoặc của lính ta chưa kịp đưa về phía sau.”15;237 . Chiến tranh là thế Nó đi liền với mất mác và thương đau. Những con người nằm lại nơi chiến trường có mấy ai được nguyên vẹn, được đồng đội đưa về an nghỉ. Bởi có quá nhiều người hi sinh. Những thây người cứ chồng chất lên nhau tại chiến trường. Đem được một người đi thì sẽ còn nhiều người nằm lại. Họ sẽ bị thời gian vùi trong dáng hình đất nước. “Tỉnh lại. Tao ngạc nhiên nhận ra mình đang ngồi dưới đáy hố sâu. Hố để chôn người tập thể mà chưa kịp hành hình: Không chỉ ở những nơi có dân mới có hố chôn tập thể mà trong rừng hoang cũng có. Chính quyền Khmer Đỏ đã xây 10 dựng biết bao nhà tị nạn và cả các hố chôn người tập thể nhằm trấn áp quân phản động. Không may tên Rô lại rơi chính c ái hố ấy. Điều đó cho thấy sự man rợn, dã man của chế độ diệt chủng lên chính đồng bào mình. Ở thời điểm này, sống quá nhỏ bé. Ở những nơi con người ta nghĩ sẽ lẫn tránh được cái chết đeo bám, nhưng ai ngờ nơi đó lại là nơi sự sống khó tồn tại nhất. Dần dần thì những thảm cảnh mà chế độ diệt chủng Khmer đã gây ra hiện lên: “ Còn một bộ xương khô trong bộ quần áo đen mủn nát, nằm dài trên bàn inox”, hay “Biển Hồ chứa bao nhiêu xác người trôi lập lờ rồi chìm hẳn xuống đáy sâu, xương cốt rục xuống bùn, biệt tích những kiếp người nhỏ bé lầm than. Bọn Tùng thả lưới,kéo lên cả sọ dừa trắng đen lốc nhốc, xương dài xương ngắn lẫn cá tươi vảy trắng lấp lánh… Lính trận mạc ngủ bên xác đồng đội, ăn nhầm thịt người cứ tưởng thịt lợn rừng thì có gì đáng sợ”15;410 . Những cảnh ấy trở nên bình thường trong hoàn cảnh chiến tranh xảy ra. Con người đng sống trong giây phút này, một lát sau có thể chết không rõ một lí do. Cũng chẳng ai có thời gian đi hỏi lí do tại sao người thân mình mất. Đơn giản trong suy nghĩ của họ nghĩ một từ “chiến tranh”. Không có nơi nào có thể tồn tại sự sống trong thời điểm lúc bấy giờ. “Tôi vục mũ cối sâu xuống, múc lên một cái sọ trẻ con… Ngó kĩ vào trng chum lại thấy thêm một sọ người lớn, và tóc đen chìm dưới đáy”. Sự sống nó hiếm hoi quá mà cái chết cứ bủa vây. Người đọc được tác giả đưa từ những khung cảnh hãi hùng này đến tang thương và nhận ra sự ác liệt của cuộc chiến chống quân Khmer Đỏ lúc bấy giờ. Qua những khung cảnh ấy, tác giả cũng đồng cảm với nhân dân Campuchia, đồng thời lên án, tố cáo tội ác của bọn diệt chủng Khmer Đỏ. 1.2.3. Cuộc sống gian khổ, thiếu thốn Thời bình hay thời chiến cũng có sự gian khổ, thiếu thốn nhưng để khắc họa rõ hơn về sự gian khổ của người lính trong chiến tranh, tác giả đã vẽ nên một bức tranh về cuộc sống cũng như hành trình của bốn con người lưu lạc trong rừng Miên. “Chẳng có cái gì để ăn. Nước không có để uống, nên tôi chẳng buồn đi tiểu.”: đây là lời than trách của Tùng sau khi chạy trốn khỏi đám tàn quân Pôn Pốt. Cuộc sống nơi chiến trường là cuộc sống cam go bởi thiếu thốn trăm bề. Không chỉ trong Miền hoang mà ta còn thấy trong hầu hết các tác phẩm về đề tài 11 chiến tranh và người lính. Cuộc sống ấy không ngoại lệ cho bất cứ ai, cả những phụ nữ cũng phải chịu chung hoàn cảnh ấy: “ Viên chỉ huy bị thương được chất lên đôi vai gầy của cô gái câm… đi trước. Như con nhái bén cõng con ễnh ương. Thân mảnh mai gồng lên cõng cái bị thịt đang đến ngày thối hoắc”. Sa Ly là nạn nhân được tác giả khắc họa thành hình tượng tiêu biểu cho những thân phận chung của những người phụ nữ trong cuộc chiến. “Kinh nghiệm cánh lính cựu cho tôi biết rằng lạc đường mà đụng phải rừng chuối thì coi như sống”: Đó chỉ là kinh nghiệm thực tế trong rừng Miên hoang dã, nắng suốt một mùa. Các loài cây có nước cũng không có “quanh đây không một bóng dáng thứ cây có bẹ mềm thân toàn nước ấy”. Thực tế hoàn toàn khác xa với suy nghĩ, và kinh nghiệm được học của những người lính. Rừng Miên hoang dã đã tạo ra cơ hội cho con người phải tôi luyện bản năng sống còn. Có thể nói, bốn con người kia phải cố gắng vượt qua chính mình, vượt qua cái đói, cái khát để duy tryì sự sống tại nơi quái ác. Và trong hoàn cảnh ngặt nghèo, tìm được thức ăn là điều quan trọng giúp con người chiến thắng cái đói đang hành hạ . Để có được miếng ăn, họ phải giành giật với thú rừng: “Chó cắn áo rách. Miếng ăn đến miệng còn mất. Đói cồn cào. Đói toát mồ hôi”15;225. Nhưng cuối cùng con người mệt lả, không có một chút sức lực làm sao có thể thắng nổi sự hung dữ của bầy sói. Đành nhường miếng thịt khó khăn kiếm được cho thú rừng. H ọ phải tìm trái ngọt để duy trì sự sống. Nhưng ở cái đất cao Miên nắng như thiu như đốt, trái dại còn khó kiếm lấy ra đâu quả ngọt: “Gắng nuốt trôi qua cổ họng mà nước mắt nước mũi chảy tràn ra. Cha mẹ ơi Sao con cực thân thế này” 15;227. Đói khát quá, cứ quơ đại mà ăn chẳng biết trái đó ăn được không, và hậu quả là: “ Chỉ ít phút sau thì bụng đau dữ dội. Ruột non ruột già lềnh lên. Co cứng. Sờ ta cảm nhận được cả từng đoạn ruột rắn đanh trồi trụt”. Cơn đau đến quá bất ngờ đến lúc này Tùng mới biết mình đã ăn phải trái độc. Trong những hoàn cảnh con người thiếu thốn, bị dồn đến cái chết thì những hành động nào có thể cứu họ sống sót. Họ đều thử. Dù nó có thể nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng họ bất chấp tất cả để được sống, dù cơ hội sống rất ít. Đó là hy vọng mong manh cuối cùng có thể cứu họ. Đó là hy vọng đưa họ trở về nhà. Họ 12 phải làm. Họ không có sự lựa chọn khác. Chiến tranh đã bắt con người phải chọn con đường ấy. Cuộc sống mà họ trải qua còn phải đối diện với những thử thách khác. Không chỉ thiếu cái ăn, cái uống mà họ còn sống trong nỗi lo nơm nớp: “Ban đêm, muỗi như trấu vãi, vừa gác vừa đạp muỗi, sáng ra nhìn bàn tay đỏ máu cứ nghĩ là bị thương(...) Đêm đêm, chuột lần mò vào cắn cả chân lính ta đang ngủ” 15;237. Con người trong hoàn cảnh như thế phải quay về cuộc sống của ông cha ta thời tiền sử: “Mớ giẻ te tua quấn, khoác trên người rồi cũng mục nát. Lá cây, hoặc vỏ cây sẽ thay quần áo. Có khi chẳng cần cả vỏ cây, để truồng nồng nỗng thì đã sao?”15;325 . Ở chiến trường, ba lô người lính chỉ là mớ lương khô, ít nước và đạn dược, không có chỗ cho quần áo. Quần áo mặc đến lúc không còn chỗ nào để vá, buộc họ phải lấy vỏ cây làm thứ che thân. Cuộc sống này ch ẳng khác cuộc sống thời tiền sử. Dụng cụ y tế cũng không có khi cái chân của viên chỉ huy bị hoại tử, mùi hôi thối bốc ra không chịu nổi. Giòi đã chui ra nhung nhúc từ vết thương, bò lên tận háng, tận ngực ông. Không còn cách nào khác buộc phải cưa chân ông. Không có giường để mổ, bắt buộc phải mổ dưới nền đất trong cảnh rừng khô khốc không có một chút nước, dụng cụ y tế chỉ có: “Cô y tá câm móc dao mổ, phanh, kéo… Còn cái cưa sắt cùn gỉ sét đã được lau chùi qua loa nữa”. Bây giờ khi phải đem sự sống con người mà cụ thể là tính mạng Lục Thum lên bàn mổ, mọi vật chất về sơ cứu cũng không có. Với chiếc cưa sắt cùn gỉ sét được lau chùi bằng lá cây rừng qua loa, liệu rằng tính mạng của ông có được giữ hay không? Đến khi khớp gối cũng bị ngoại tử, bắt buộc phải tháo khớp háng. Thiếu dụng cụ, không có thuốc men, ông phải chịu cơn đau giày vò không có thuốc gây mê. Lúc này con người phải dựa vào thiên nhiên: “Kĩ thuật tối quan trọng là cầm máu và chống nhiễm trùng bằng việc đắp cỏ mực, lá cà kheo và thuốc dấu đã được giã nhuyễn vào đầu khớp gối vừa bị tháo, rồi băng chặt lại”. Và đúng là “Chỉ có nơi hoang dã mới có chuyện phẫu thuật, cứu thương rị mọ, quái đản thế này”. Sống trong hoàn cảnh như thế buộc họ phải tìm cách sống chung với nó. Con người phải hòa mình vào thiên nhiên mà sống. 13 1.3. Thân phận con người được khắc họa rõ nét, đầy đau đớn. 1.3.1. Thân phận lạc loài Kết thúc trận đánh, bốn kẻ sống sót bị lạc đường, cả “địch” lẫn “ta” đều “Mệt dỉu dả. Các khuôn mặt hốc hác. Thân hình tàn tạ. Bước thấp bước cao thất thểu” 15;5. Lạc đường và hành trình tìm đường một cách vô vọng của những kẻ thân tàn ma dại giữa “Miền hoang”, rừng rậm, đầm lầy, giữa đói khát và cái chết rình rập trên từng bước đi:“Chả lẽ tao cũng là con cọp bị chính đồng loại đánh bẫy Rô ơi là Rô”15;251 Đây là lời than trách của Rô sau khi đi tìm tên tù nhân Tùng nhưng không gặp. Hắn vô tình lại rơi xuống cái hố chôn người “kh‟la”. Rô không nghĩ mình sẽ rơi chính cái bẫy của đồng loại, cái bẫy chôn người tập thể do chính đồng loại của mình đào và đã chôn biết bao tánh mạng đồng loại khác không chút thương tiếc, chua xót. Bằng giọng cười hả hê, những con người phía trên miệng hố, trong đó có cả Rô, trước kia đã đứng nhìn biết bao sự , sống đến miệng tử thần không chút xao lòng. Con người không phải dã thú, sao có thể sát hại chính đồng loại của mình một cách dã man như thế. Đến một lúc nào đó, như Rô bây giờ, lại rơi vào chính cái bẫy mà mình giăng ra, mới thấu hiểu cảm giác bị đồng loại đánh bẫy, bị đồng loại cắt đi cái dây sự sống. Chính vì cái dây sự sống có thể bị cắt đứt bất cứ lúc nào nên bốn con người lạc đường phải biết dựa vào nhau mà sống: “Định mệnh đã đẩy chúng ta và tên tù binh Duol vào một tình huống rất trớ trêu và khốn nạn. Tồn tại hay không tồn tại sẽ phụ thuộc vào sự liên kết của bốn con người khốn khổ ở đây, bứt ra riêng lẻ thì không sống nổi hai ngày đâu”15;324. Một bài học dành cho những con người bị lạc đường là phải dựa nhau mà sống. Bởi trong khu rừng quái ác này, biết bao nguy hiểm đang rình rập. Nếu tách ra, họ phải chết. Dù địch hay ta buộc phải gắn bó lại với nhau mà duy trì sự sống. Và bốn con người, ba nam, một nữ sẽ sống như thế nào trong khu rừng hoang dã này:“Ôi Lạy thần Shiva Hãy thương xót chúng con. Năm tháng trôi đi, chúng tui già yếu, con cái lớn lên sẽ buộc lấy nhau để duy trì nòi giống. Thời gian mãi miết trôi, hai cá thể đực cái từ cái hang động này sinh sôi ra một bộ tộc mới chỉ biết lấy lá cây làm quần áo, săn bẫy chim thú và hái lượm củ quả để sinh sống”15;327. Khi con người ta sống lâu trong rừng, cuộc 14 sống của một con người trước kia dần mất đi và hình thành nên một nếp sống mới. Nếp sống lúc này họ chọn là nếp sống của những con người tiền sử. Những hình ảnh về cuộc sống, về cách duy trì nòi giống dần hiện lên trong suy nghĩ của bốn người bọn họ. Từ nếp suy nghĩ ấy, dần đưa họ rời xa cuộc sống của một người hiện đại và trở thành một người lạc loài giữa đồng loại. Lạc trong rừng quá lâu sẽ làm cho họ vô thức về thời gian: “...cả bọn đã đi lạc lung tung ở trong rừng bao nhiêu ngày. Gã bảo chịu không nhớ. Hỏi cô y tá câm, cô cũng lắc đầu. Tùng ang áng chừng đời mình bị cột với kẻ thù như hình với bóng khoảng ngày thứ hai mươi, hoặc ba mươi là cùng”. Từ đó kéo theo những thứ khác cũng dần mất đi sự tự ý thức: “Chẳng ai dám chắc họ đã bị cách ly thế giới loài người bao lâu, chỉ ang áng khi bất ngờ nhận ra thằng nào cũng râu tóc dài ra rũ rượi. Một khi chẳng nhớ đến ngày đêm nữa, và cũng chẳng biết đang ở chỗ nào thì đầu óc đã bấn loạn, u u minh minh lẫn lộn rồi”. Đó là sự mất ý thức về suy nghĩ. Đầu óc bấn loạn, không còn nhớ được gì và sự nhận biết về thế giới quan cũng dần dần mất đi. Để cuối cùng nhận định một câu: “Hóa ra, cả lũ đang mất dần ý thức về thời gian”. Từ sự mất ý thức về thời gian, bốn con người dần dần mất bản năng của một con người. Họ đều thốt lên: “Thật kỳ lạ Nếu như cả bọn ăn lông ở lỗ trong rừng đã sáu tháng, một năm thì còn nhầm lẫn thời gian, chứ đằng này quần nhau chí mạng, chết chóc và vết thương còn tươi nguyên, mà không nhớ đã bao nhiêu ngày lạc rừng”. Chính vì cơn đói, cơn khát, sự rình rập của thú hoang, nguy hiểm vây tứ bề khiến cả bốn con người đều sống trong nỗi lo sợ không biết khi nào mình chết. Li ệu rằng mình có tìm được đường về để thoát khỏi khu rừng Miên quái ác này không, đã làm cho họ quên bén đi mình đã lạc trong khu rừng này bao nhiêu ngày. Cuộc sống của bốn con người dường như đã thay đổi hoàn toàn. Từ những con người hiện đại họ dần trở về cuộc sống của người tiền sử với nếp sống ăn lông ở lỗ qua cuộc hành trình mà họ trải qua: “Chả lẽ, rừng Miên hoang dã đã đánh bại liệt cảm xúc và ý chí đám người khốn khổ. Nhìn thấy đồ dùng văn minh mà dửng dưng không cần thiết thì có lẽ cả bọn đã trở thành người rừng man rợ rồi”, “Không còn cảm giác xấu hổ, ý tứ, đàn ông đàn bà lẫn lộn, hở mông hở đùi, va quệt cứ như cùng một giới, 15 cứ như người nguyên thủy”15;485. Khi con người ta sống lâu trong một môi trường biệt lập, họ sẽ quên hết những gì mình đã sống trước kia để hòa nhập với môi trường mới. Và tại môi trường mới này, họ sẽ thay đổi toàn bộ nếp sống của họ. Từ việc mặc quần áo, ăn uống và cả cảm xúc sẽ bị chai lì như bốn con người bị lưu lạc trong rừng kia. Sống quá lâu với nó sẽ bị nó chi phối, giống như bốn con người ấy bị lạc trong rừng quá lâu, họ đã mất ý thức về thời gian, bản năng thú trong người họ được đánh thức. Những cảnh chết chóc, mới đầu họ thấy sợ hãi, kinh tởm nhưng cứ thấy mãi, nó trở thành điều bình thường và kết quả là bốn con người bị trơ cảm xúc, không còn biết đồng cảm, sẻ chia: “Cô y tá câm vẫn chưa có động thái biểu cảm gì, cứ trơ trơ như kẻ bị trút hết hồn vía. Tên lính áo đen cứ lì lợm, cơ mặt không động đậy, không biểu cảm… Có điều lạ kì là cái cười không dứt của gã Người rừng?” Bị mất bản đồ, mất la bàn trong khu rừng hoang miền nhiệt đới thì khó có thể phân biệt được hướng bằng mặt trời. Họ lạc đường và càng lạc đường hơn. Họ cứ đi lòng vòng mãi, cứ hết dãy núi này sang dãy núi khác, rồi một vài cái Phum bỏ hoang, chạm phải con đường. Tưởng chừng việc họ chạm phải con đường mòn là được trở về nhà. Không ai trong bốn người bọn họ biết mình sắp lại chỗ cũ: Ôi Sau bao nhiêu ngày đêm không nhớ nữa, cả bọn lính bên thắng cuộc và cả bên thua cuộc loanh quanh trong rừng lại quay về chỗ đánh nhau cũ”. Cái hành trình đi tìm sự sống của họ gian nan như thế, bây giờ lại quay về điểm bắt đầu. Họ dần dần bị mất niềm tin cho hành trình này vì đói khát, vì quay lại điểm ban đầu nhưng họ vẫn cố gắng, cứ đi, đi mãi. Và cuối cùng bốn con người kia cũng thoát khỏi khu rừng Miên hoang dã, đầy rẫy những hiểm nguy, chết chóc. Bốn con người trong hành trình chung ấy giờ lại chỉ còn ba: “Một người rừng nữa? Một dã nhân nữa? Một người rừng nữa”. Và ra khỏi rừng những tưởng sẽ về với cuộc sống hiện tại của đồng loại mình nhưng họ lại mang dáng vóc của người rừng, của những con người nguyên thủy: “...tóc đã dài quá vai, râu ria lồm xồm, mặt mũi đần độn lơ ngơ, im lìm không nói”, và cả nếp sống của họ bây giờ đã đổi khác, không còn là nếp sống của một con người hiện đại. Vậy là, mặc dù sống sót trở về nhưng bọn họ đã quá rời xa cuộc sống hiện tại. Họ 16 chỉ là những con người mang dáng vóc và nếp sống của người nguyên thủy trong cuộc sống hiện đại. Và họ trở thành những con người bị lạc loài trong chính đồng loại của mình. Kết thúc, nút “mở”, nhân vật trung tâm tìm được lối về với thế giới của con người, nhưng vừa thoát khỏi “lạc rừng”, anh liền nhận ra, mình đã trở thành kẻ “lạc loài” rồi bị bỏ “rơi”, bỏ “quên” giữa đồng loại. Cái “tứ” lớn của tiểu thuyết mà tác giả muốn hướng người đọc tìm đó chính là nói về thân phận bi hài của con người hiện đại. 1.3.2. Thân phận bị chà đạp thể xác lẫn tâm hồn Là cô gái duy nhất nhưng cũng là người hứng chịu đau thương nhiều nhất làm cho Sa Ly luôn sống trong nỗi ám ảnh mất mát người thân và cả ám ảnh của thân phận người phụ nữ: “ còn nỗi khốn khổ bị ném vào giữa đám đàn ông như một bầy lang sói đói khát là nỗi đau bẽ bàng, ê chề”15;45. N ỗi ám ảnh một năm trước khi bị bầy lang sói hãm hiếp cứ ám ảnh cô. Cái thân hình nhỏ bé kia lại chịu bao nhiêu tủi nhục mà không thể kêu cứu, để cuối cùng phải thất thanh, không nói được. Nỗi đau bị hành hạ thân xác không chỉ một lần mà nhiều lần trong một lúc: “Cái đau sinh ra từ động từ đâm, sau đó là cái buốt giá của động từ xé”, “thêm một cú thúc vào cửa mình nữa. Thêm một lần đau ran ran… lan tỏa. Thêm một cú thúc nữa” 15; 46. Sa Ly đã bị ba tên lính hiếp dâm tập thể nhưng cô không thể lên tiếng, không thể chạy trốn hay than trách được nên đành câm lặng bị giày vò thể xác. Sa Ly thấy mình biến thành con thỏ bị vặt trụi lông, thịt da trần truồng, không mảnh vải che thân giữa cái nắng trưa. Không những thế, cô còn bị kéo lê tấm thân trần trên nền đất cứng nóng. Đau từ thể xác đến linh hồn, cô cứ ám ảnh chuyện này mãi: “Chỉ muốn quên đi ký ức đau đớn, bẽ bàng nhưng nỗi ám ảnh kinh hoàng cứ theo đuổi bám rít lấy tui” 15; 113. Nhưng mà sau khi làm chuyện “mây mưa” với tên Rô cô chợt nghĩ: “Cái thân gái đã nát rồi, có giày vò thêm cũng chẳng nát tan hơn”. Chính vì thể thể xác bị giày vò nhiều lần đã khiến cô không còn bận tâm nhiều về việc mình có bị làm nhục thêm nữa, nó có quan trọng hay không? Đối với cô, điều đó cũng không còn ý nghĩa gì. Bởi con người khi đối diện với nỗi đau nhiều lần, họ sẽ chai lì cảm 17 xúc, tình cảm. Không chỉ có ba tên lính áo đen hãm hiếp cô, chà đạp cô mà lần lượt những ba người đàn ông đi cùng hành trình với cô cũng chà đạp lên thân xác cô: “Chả lẽ trên lưng cô gái câm, mà Ông Lớn còn thò tay khua khoắng vần vò cào cấu cặp vú người con gái đang cõng mình?” 15;222 . Đây là lời suy ngẫm của Rô sau khi thấy gương mặt cô gái câm nhăn nhó, đau đớn và hành động : “Cô trật áo ra, hở cả mảng lưng và ngực trần. Cô xoa tay lên đôi vai nóng và tím bầm. Cô xoa tay lên hai vú còn in hằn đỏ vết các ngón tay người…” 15;221. Đối với một cô gái như Sa Ly, khi bị làm nhục, bị hãm hiếp thì cũng không thể làm gì khác được. Bởi cô đã bị hành hạ thân xác đến nỗi bị câm, không thể cất thành lời. Những lời nói cô có thể hét lên được chỉ đến những lúc nguy hiểm nhất. Bất chợt vang một tiếng rồi tắt câm. Không nói được nữa. Khi xây dựng hình tượng nhân vật Sa Ly, tác giả đã cố tình xây dựng hình tượng Sa Ly vừa nhẫn nhục, vừa chịu đựng và lớn hơn nữa là bị câm. Bởi tính cách của một người phụ nữ là nhẫn nhịn, chịu đựng nhưng đến một lúc nào đó, nếu họ không thể chịu đựng được nữa họ có thể la lên để nói lên tiếng nói của mình. Đằng này, tác giả lại xây dựng nên hình tượng cô gái câm để người đọc nhận ra sự đớn hèn, đau khổ của người phụ nữ trong hoàn cảnh chiến tranh đành phải bất lực, phó mặt tất cả:“Thì đây. Tấm thân trần đây”15;312 . Bởi người phụ nữ trong hoàn cảnh ấy họ không còn sự lựa chọn nào khác. Một tiếng nói đối với họ lúc này cũng không được thực hiện. Chính việc bị làm nhục quá nhiều, khiến cô không còn cảm giác e thẹn hay xấu hổ trước mắt kẻ khác giới: “Cũng chẳng ý tứ ra khuất sau lùm cây trút bỏ mớ giẻ rách đang khoác trên người, rồi mặc quần áo mới, cô cứ điềm nhiên thay đồ trước mặt ba con đực dặt dẹo”15;485. Còn gì đâu mà xấu hổ, ý tứ khi cái cao quý nhất của đời con gái đã bị cướp mất bởi chính những con người ấy. Cảm xúc chai lì, không ân hận, không trách móc cũng chẳng xấu hổ là cảm xúc của sa Ly trong trường hợp này. Chiến tranh đã lấy đi của cô gái trẻ kia người thân, tuổi thơ tươi đẹp, ước mơ trở thành bác sĩ và cả giọng nói ngọt ngào kia cũng bị chiến tranh đánh cắp. Nhưng có một thứ quý giá nhất bị đánh mất đó là trinh tiết để rồi cái hình hài cuối cùng sau khi thoát khỏi khu rừng Miên mà Sa Ly phải mang đó là : “người 18 đàn bà giống như Ma Lai bụng to kềnh kệch”. Không quyền lợi, không danh phận, người con gái đành bất lực trước số phận. Cái giá của những năm tháng nơi chiến trường, cái giá của của chiến tranh gây ra mà người phụ nữ như sa Ly phải gánh trên vai đó là cái bụng to kềnh kệch. Không biết bố đứa trẻ là ai trong ba người đàn ông đi chung hành trình với cô. Qua hình ảnh cô gái Sa Ly mang cái bụng tô kềnh kệch bước ra từ con đường mòn xe bò đi, làm cho bạn đọc không khỏi hoang mang, tò mò. Đánh động đến tâm lí người đọc về một hình ảnh nh ững cô gái tham gia chiến đấu tại các chiến trường trở về với cuộc sống thường nhật với dáng người to bụng kềnh kệch như nhân vật Sa Ly. Để làm được điều đó, tác giả đã thể hiện khá thành công ý đồ nghệ thuật của mình: khám phá, khai thác những đam mê, khát vọng được sống, từ đó làm nổi rõ bi kịch thân phận người phụ nữ bị chà đạp về thể xác lẫn tâm hồn trong chiến tranh. Nghĩa là, tác giả không khai thác yếu tố tình dục trong tác phẩm vì mục đích câu khách rẻ tiền mà trên tất cả là sự thể hiện sự đồng cảm, nỗi niềm xót thương trước bi kịch thân phận người phụ nữ trong chiến tranh. 1.3.3. Thân phận bị xô đẩy Tùng nhìn tất cả những gì đang diễn ra, đang chứng kiến bằng tâm trạng bất an, hoang man, hốt hoảng và đôi mắt ngơ ngác: “Trong con mắt anh chàng tân binh người Hà Nội như tôi, ở Campuchia cái gì cũng xa lạ. Đất nước xa lạ. Đường đi xa lạ”15;229 Hai chữ “xa lạ” được lặp đi lặp lại trong một đoạn ngắn diễn tả sự bỡ ngỡ của một người Việt khi đến với đất nước Campuchia. Và trong con mắt của anh tân bình này nhiều lần hiện lên câu hỏi: “Rất nhiều lần tôi tự vấn: Vì sao mình lại phải có mặt ở cái đất nước xa xôi man rợ tối tăm này? Hỏi rồi trả lời. Trả lời rồi lại hỏi. Chưa khi nào tôi có lời đáp thỏa mãn” 15;229. Việc đến một đất nước xa lạ, cầm súng chiến đấu để rồi lại lưu lạc tại một khu rừng hoang mà không biết liệu mình có sống sót để trở về quê hương hay không? Tùng cứ hỏi, rồi tự trả lời nhưng trong suy nghĩ của một chàng sinh viên tuổi đôi mươi, nó quá mơ hồ. Những câu hỏi liên tiếp được đưa ra nhằm giải thích những thắc mắc đang dằn xé bản ngã của Tùng, nhưng càng hỏi Tùng lại mơ hồ, càng cố tìm lối thoát Tùng càng bị xô ngược lại:“Đại khái, tôi cũng hiểu 19 phần nào tôi và đồng đội đang làm việc đại nghĩa cứu cả dân tộc Khmer thoát khỏi nạn diệt chủng của đồng bọn Pol Pot - Ieng Sary. Nhưng, tại sao lại là Quân tình nguyện Việt Nam, chứ không phải là Quân đội Thái Lan, hay Quân đội Liên Xô chẳng hạn…, có mặt tại vùng đất chùa tháp này để quét sạch bọn diệt chủng đồng bào mình?” 15;230. Chính chiến tranh, chính hoàn cảnh hiện tại xô đẩy người thanh niên đang trên ghế giảng đường phải vào trận mạc, không giải thích cho anh ta hiểu lí do tại sao mình phải làm như thế. Tùng cứ đi và cứ lưu lạc mãi trong cái thế giới mà anh tạo ra. Có lẽ cho đến bây giờ, vẫn còn nhiều người mơ hồ, hoài nghi về sự có mặt của Quân đội Việt Nam ở đất nước chùa Tháp suốt 10 năm (1979 – 1989). Nhà văn Nguyễn Trí Huân đã viết hẳn chương - Chứng tích - chương đầu tiên của tiểu thuyết “Dòng sông của Xô Nét” kể về tội ác tàn bạo của tập đoàn Pol Pot để lý giải câu hỏi này. Qua “Dòng sông của Xô Nét” ta thấy: Dân tộc Khmer đang chịu thảm họa diệt chủng Pol Pot gây ra; lính tình nguyện Việt Nam bất đắc dĩ mới phải vượt biên giới sang Campuchia, nếu chậm ngày nào thì ngày ấy người Khmer còn đầu rơi máu chảy. Vì thế, hình tượng người lính quân tình nguyện Việt Nam được tác giả xây dựng thông qua nhân vật Tùng. Đến câu chuyện giữa Tùng và anh Du - người đội trưởng: “Cũng chẳng phải Tại anh mày. Xét đến cùng là do chiến tranh. Chú mày tính, anh từ chiến trường K ra Bắc, học đằng đẵng 3 năm sĩ quan, rồi lại quay trở lại. Anh không muốn người ta làm đàn bà góa bụa” 15;230. Cuối cùng các nhân vật cũng biết chẳng phải tại ai cả mà chỉ tại chiến tranh. Chiến tranh đã kéo họ đến nơi “khỉ ho, cò gáy” này. Chiến tranh, nó đã cướp đi của người cha, người mẹ đứa con; vợ mất chồng và cả những người yêu thương cũng không kịp đến với nhau. Anh Du cũng vậy. Và Tùng cũng còn một người con gái Hà thành chờ đợi anh ngày trở về. Liệu rằng, cô ấy có đủ sức đợi anh về hay không? Hay lại vội đi lấy chồng như vợ sắp cưới của anh Du. Những mong muốn nhỏ nhoi là được sống trong bầu trời hòa bình để nhận tình thương, hạnh phúc của mỗi con người bây giờ nó quá khó khăn. Những số phận xui rủi, họ lại bị cướp đi cái quyền bình thường nhưng linh thiêng ấy. Chính chiến tranh đã xô đẩy họ xa những điều giản dị ấy, 20 để nhận lấy thương đau, mất mác. “Nghĩ cũng tội: Chẳng lẽ anh mày xin về nước, rồi tất cả mọi người lính Việt Nam ai cũng muốn trở về nhà thì bọn Pol Pot quay trở lại Phnom Pênh ngay. Người Khmer sẽ sống ra sao với bọn man rợ ấy”15;231: Chiến tranh đã lôi kéo không ít người vào trận chiến sinh tử, trong đó có Tùng, anh Du, đồng đội của Tùng và cả những người tham gia trong cuộc chiến này, họ phải chiến đấu cùng quân đội Campuchia bởi vì người Việt Nam và người Campuchia là anh em. Nếu một trong hai đất nước gặp khó khăn thì đồng nghĩa bên kia phải giúp đỡ, không thể bỏ mặc. Đó là đạo lí. Dù khác màu da, khác sắc tộc, khác tôn giáo và khác cả tiếng nói nhưng đã kết nghĩa anh em, nghĩa là chung một dòng thì phải tương trợ lẫn nhau. Vì thế biết bao lớp thanh niên Việt Nam đã sang nước bạn vì nghĩa cử cao đẹp ấy. Là một người bị chiến tranh xô đẩy đến con đường này, trở thành một kẻ lạc đường rồi lạc loài. Những ngày tháng sống trong môi trường quân đội đã tôi luyện anh sinh viên tay cầm bút, suy nghĩ mơ mộng mà giờ phải lăn lộn nơi chiến trường K đầy khắc nghiệt để sự sống bị treo ngược. Đến khi bị bắt làm tù binh: “Tôi đã là một tên tù binh thực thụ” , bị hành hạ thể xác một cách kiệt quệ thì có đôi lần Tùng yếu lòng, sợ sệt trước họng súng của kẻ thù. Mọi hành động, suy nghĩ của Tùng đều bị khống chế. Mọi việc anh đều phải nghe, kể cả khi viên chỉ huy đến bên bờ vực giữa sự sống và cái chết thì anh vẫn phải chịu cảnh một tên tù binh, phải nghe, phải tuân lệnh mọi điều ông ta đưa ra: “Ta dặn thêm: Con Sa Ly cầm dao mổ lên tay thì thằng Duol phải đàn hát ngay. Đặc biệt là lúc cưa xương ấy, cứ rống lên, càng to càng át tiếng kêu la của ta càng tốt” . Thế là với tâm trạng lo lắng, sợ hãi, Tùng làm theo: “Tôi lóng ngóng, chưa nghĩ ra sẽ đàn bài gì”, “Cuống quýt chẳng nhớ đếch bài hát nào, bổng loáng thoáng bài thơ “Những liệt sĩ trinh tiết” của Lê Minh Quốc trong đầu:Bạn trẻ quá tuổi 18 đầu đội ba lô chân lội bùn non trên vai vác nắng hoàng hôn ……….. bạn ơi, tuổi 18 trang nghiêm trong binh phục xin cúi đầu chào thế hệ của tôi quá khứ bừng lên như chiếc gương soi lấp lánh nụ cười những người chết trẻ” . Bài thơ như âm vang vọng về của nỗi niềm xót thương đồng đội của mình đã hi sinh tại chiến trường K khi tuổi đời chưa tròn đôi mươi. Khi các anh, có người chưa một lần 21 được yêu, các anh vẫn còn cái trinh của người con trai, chưa một lần được làm người đàn ông thực sự. Thế mà, chiến tranh xô đẩy các anh đến với chiến trường K khắc nghiệt này, để rồi phải nằm lại nơi này mãi mãi trong niềm tiếc nuối. Khi đọc bài này lên Tùng cũng mang tâm trạng đồng cảm, xót thương cho các anh nhưng cũng thương xót cho chính bản thân mình. Cuối cùng, hành trình dài của Tùng, của anh lính binh nhì đã qua nước bạn chiến đấu để rồi bị bắt làm tù binh cho bọn Pol pot, bị hành hạ thể xác, tinh thần kiệt quệ. Có đôi lần anh nao núng về điều mình đang làm để anh phải thốt lên câu: “Sự thực, tôi không có phẩm chất của người tráng sĩ, có những lúc tôi buông lơi số phận. Tình cảnh tró trêu đẩy tôi vào tay bọn tàn quân Pol pot ở trong rừng Miên hoang dã mịt mùng, khó có thể tìm về cố hương”. Sang một đất nước xa lạ để chiến đấu, bị lạc đồng đội, bị rơi vào tay quân thù và sống trong hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn như thế làm sao không khỏi những lúc anh buông lơi tất cả. Nhưng đó cũng chỉ là một lúc yếu mền, không tìm được chỗ dựa, không đồng tiếng nói. Anh thấy mình lạc lõng, bị bỏ rơi. Có những lúc anh đã nghĩ đến cái chết: “Làm sao các bạn bi
NỘI DUNG
MIỀN HOANG CỦA SƯƠNG NGUYỆT MINH
1.1 Sương Nguyệt Minh và tiểu thuyết “Miền hoang”
1.1.1 Nhà văn Sương Nguyệt Minh
Nhà văn Sương Nguyệt Minh tên thật là Nguyễn Ngọc Sơn, sinh ngày 15.9.1958, tại Ninh Bình Trước đây, Sương Nguyệt Minh từng tham gia chiến đấu ở chiến trường biên giới Tây Nam và Campuchia Tháng 1.1998, Sương Nguyệt Minh chuyển về làm biên tập viên tại tạp chí Văn nghệ Quân đội Ông đã xuất bản 7 tập truyện ngắn và 1 bút ký
Sương Nguyệt Minh bắt đầu nghiệp viết văn từ những năm cuối cùng của thời kì bao cấp Từ sự siêng năng, cần cù cày trên giấy, ông đã đoạt các giải thưởng: Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn Văn nghệ Quân đội 1996 với tác phẩm Bản kháng án bằng văn; Giải thưởng cuộc thi tập truyện ngắn của Nhà xuất bản Thanh niên 2004 với tập truyện ngắn Đi qua đồng chiều; Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ 2003-2004 với tác phẩm Mười ba bến nước Và cuốn tiểu thuyết Miền hoang vinh dự được nhận giải thưởng “Sách Hay - 2015” ở hạng mục sách Văn học Ngoài ra ông còn đạt được nhiều giải thưởng văn chương và báo chí khác
Về sự nghiệp văn chương, ông đã có các tác phẩm đã xuất bản: Đêm làng Trọng Nhân (Tập truyện ngắn, 1998); Người ở bến sông Châu (Truyện ngắn) ,
Trong cơn đại hồng thủy (Tập bút ký, 2003); Đi qua đồng chiều (Tập truyện ngắn, 2004); Mười ba bến nước (Tập truyện ngắn, 2005, 2006); Truyện ngắn Sương Nguyệt Minh (Tập truyện ngắn 2006); Giếng cạn (Tập truyện ngắn, 2007); Miền hoang (Tiểu thuyết, 2014)
1.1.2 Tiểu thuyết “Miền hoang” Được nhà xuất bản Trẻ ấn hành vào tháng 10.2014, cuốn tiểu thuyết đầu tay Miền hoang của nhà văn Sương Nguyệt Minh đã đến với đông đảo bạn đọc Đây là cuốn tiểu thuyết viết về cuộc chiến đấu của quân tình nguyện Việt Nam trên chiến trường K năm 1979
THÂN PHẬN CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT
Sương Nguyệt Minh và tiểu thuyết “Miền hoang”
1.1.1 Nhà văn Sương Nguyệt Minh
Nhà văn Sương Nguyệt Minh tên thật là Nguyễn Ngọc Sơn, sinh ngày 15.9.1958, tại Ninh Bình Trước đây, Sương Nguyệt Minh từng tham gia chiến đấu ở chiến trường biên giới Tây Nam và Campuchia Tháng 1.1998, Sương Nguyệt Minh chuyển về làm biên tập viên tại tạp chí Văn nghệ Quân đội Ông đã xuất bản 7 tập truyện ngắn và 1 bút ký
Sương Nguyệt Minh bắt đầu nghiệp viết văn từ những năm cuối cùng của thời kì bao cấp Từ sự siêng năng, cần cù cày trên giấy, ông đã đoạt các giải thưởng: Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn Văn nghệ Quân đội 1996 với tác phẩm Bản kháng án bằng văn; Giải thưởng cuộc thi tập truyện ngắn của Nhà xuất bản Thanh niên 2004 với tập truyện ngắn Đi qua đồng chiều; Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ 2003-2004 với tác phẩm Mười ba bến nước Và cuốn tiểu thuyết Miền hoang vinh dự được nhận giải thưởng “Sách Hay - 2015” ở hạng mục sách Văn học Ngoài ra ông còn đạt được nhiều giải thưởng văn chương và báo chí khác
Về sự nghiệp văn chương, ông đã có các tác phẩm đã xuất bản: Đêm làng Trọng Nhân (Tập truyện ngắn, 1998); Người ở bến sông Châu (Truyện ngắn) ,
Trong cơn đại hồng thủy (Tập bút ký, 2003); Đi qua đồng chiều (Tập truyện ngắn, 2004); Mười ba bến nước (Tập truyện ngắn, 2005, 2006); Truyện ngắn Sương Nguyệt Minh (Tập truyện ngắn 2006); Giếng cạn (Tập truyện ngắn, 2007); Miền hoang (Tiểu thuyết, 2014)
1.1.2 Tiểu thuyết “Miền hoang” Được nhà xuất bản Trẻ ấn hành vào tháng 10.2014, cuốn tiểu thuyết đầu tay Miền hoang của nhà văn Sương Nguyệt Minh đã đến với đông đảo bạn đọc Đây là cuốn tiểu thuyết viết về cuộc chiến đấu của quân tình nguyện Việt Nam trên chiến trường K năm 1979
Sương Nguyệt Minh từng tâm sự: trước và trong khi viết tiểu thuyết Miền hoang, ông không muốn quay lại nơi ngày xưa từng là chiến trường, bởi “tôi sợ không gian, con người, hình ảnh bây giờ đã đổi khác sẽ “giết” chết kỉ niệm, cảm xúc, và sức tưởng tượng sẽ không còn bay bổng nữa” Thế nhưng cuốn tiểu thuyết Miền hoang vẫn cứ ngồn ngộn chi tiết ám ảnh người đọc, tạo ra sợi dây liên kết giữa tác phẩm – tác giả - công chúng như một chất keo dính vô hình nhưng bền chặt
Miền hoang có khoảng 88 cái phụ đề (đề từ) đặt trên đầu 88 chương, chủ yếu trích từ báo, tạp chí và của các hãng thông tấn trong nước và nước ngoài về tấn bi kịch diệt chủng, về cuộc chiến khốc liệt ở Campuchia Cuốn tiểu thuyết vừa đoạt giải thưởng “SÁCH HAY” ở hạng mục sách Văn học do Viện IRED và Qũy Văn hóa Phan Châu Trinh tổ chức vào ngày 27/09/2015 tại thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung chính của tác phẩm xoay quanh cuộc hành trình của nhóm “lữ hành” kỳ quái trong vùng rừng núi miền Tây Bắc Campuchia Nhóm “lữ hành” gồm bốn người: Lục Thum- viên chỉ huy quân Polpot; Rô - tên áo đen bặm trợn ; Saly- y tá câm của quân Polpot, và Tùng - chiến sĩ tình nguyện Việt Nam Sau cuộc chiến đấu, cả địch và ta chỉ còn bốn người Mất bản đồ,la bàn, họ bị lạc giữa rừng sâu, lâu đến mức mất cả ý niệm về thời gian Những nguy hiểm từ phía khu rừng như “thiên la địa võng” vây lấy họ Sống trong cảnh thiếu thốn về mọi mặt, họ dần trở về cách sống của người nguyên thủy Khi thoát ra khỏi khu rừng, chỉ còn lại ba người “dã nhân” với hình thù kỳ quái sống giữa những con người hiện đại.
Hiện thực đời sống chiến trường trong tiểu thuyết “Miền hoang”
Tình huống truyện kể: một cuộc chiến tranh du kích giằng co, tưởng không có hồi kết “Quân tình nguyện Việt Nam tác chiến ở chiến trường K tựa hồ như cuộc chiến trên cái đầm lầy khổng lồ miền nhiệt đới.Càng về cuối chiến tranh, hình thái tác chiến càng thay đổi, các đại quân dần dần rút về nước (…) chiến tranh du kích nhùng nhằng, nhỏ lẻ, cò cưa dai dẳng, quân số hai bên cứ hao hụt dần, để rồi lại bổ sung lính, lại chết … lại bổ sung” [15; 6] Đó là những hình ảnh đầu tiên của cuộc chiến để tiếp cho những cuộc chiến ác liệt phía sau:
“Lựu đạn chày Trung Quốc nổ chát chúa Cối tép chóc chóc Đạn AK47”, “trận địa mìn KP2, và 65-A2” [15;10] Cuộc chiến càng lúc càng gây cấn, ác liệt:
“Bọn tàn quân Pol pot bắn rát quá Một nhúm lính bọn tôi sống sót vẫn cò cưa chống cự, vừa bắn vừa rút sâu” [15;12] Nơi diễn ra trận chiến ác liệt nhất là khu đền tháp đổ nát Nó vừa là vật cản, vừa là công sự cho cả hai bên chiến đấu Tại nơi giao chiến này, khi kết thúc hai bên chỉ còn có bốn con người vừa địch, vừa ta Cuộc chiến ác liệt đã cướp đi biết bao nhiêu sinh mệnh để lại bốn con người lưu lạc kia Và chiến tranh chưa bao giờ bỏ sót bất cứ người nào Nó lôi kéo không chỉ là thanh niên trai trẻ mà những cô gái mười lăm, mười bảy và cả những người phụ nữ già cũng bị kéo vào: “ Chiến tranh hao người tốn của, quân lính cứ hụt dần Tiếp tế khó khăn Lính Khmer Đỏ phải bắt cả các cô gái mười lăm tuổi đi làm dân binh Mụ Dên chồng chết, con chết mà vẫn bị sung vào đội đánh xe bò kéo làm nhiệm vụ chở súng đạn, mìn, gạo, nhu yếu phẩm…”[15;300]
Không cần phải trải qua trường lớp, không cần huấn luyện kĩ càng, chỉ cần biết dùng súng là có thể ra chiến trường: “Tập tành chỉ vài tuần biết bò toài, đâm lê, biết ngắm mục tiêu qua khe đầu ruồi, biết bóp cò là lại tống bọn này đi đánh nhau Gần mười năm quân Khmer Đỏ quần với bọn Duol và quân đội cách mạng CPC, lính cũ chết gần hết, đứa nào sống sót thì cũng thành Ông Lớn, thành cán bộ” [15;396] Và cái hậu quả của những cuộc chiến mang lại là sự chết sống, là kẻ mạnh giành mạng sống với kẻ yếu, là đồng loại giẫm lên nhau mà sống, tồn tại
Cuộc chiến cũng tạo ra những quy luật nghịch đời nhưng tại thời điểm đó, người nào nắm quyền, họ có thể đưa ra chân lí mới, dù phi lí: “Lục Thum bảo: Quy luật của chiến tranh là mạnh được yếu thua Đôi khi man rợ, bạo tàn thắng văn minh, nhân ái Chân lý bao giờ cũng thuộc vào kẻ mạnh” [15; 315] Theo như viên chỉ huy nói thì chiến tranh không tạo ra những con người văn minh, mà những con người văn minh sẽ trở thành những kẻ đớn hèn Và văn minh, nhân ái chưa bao giờ thắng được cái lừa lọc, tàn bạo trong chiến tranh Trong chiến tranh thì những điều phi lý đều trở thành có lý, bởi sức mạnh nằm trong tay người nào thì người đó có quyền lực nhất Mọi lời nói, hành động đều trở thành chân lý, đúng đắn
1.2.2 Cảnh chết chóc tang thương
Chiến tranh chưa bao giờ mang lại những điều tốt đẹp cho bất kỳ ai Nó chỉ mang đến những nỗi đau thương, mất mác cho con người Tính mạng con người có thể bị cướp đi bất cứ lúc nào:“Lại thêm một âm thanh khô lạnh vang lên Sợi dây trói treo bị chém đứt Cô y tá câm rơi thẳng đứng Hai mông chạm sát đất Cọc hóp đá phạt chéo sắc ngọt đã kịp xuyên qua cửa mình cô ngập đến tận … cuống họng” [215] Đó chỉ là sự tưởng tượng của Tùng trong giấc mơ nhưng nó chân thật như cuộc sống khắc nghiệt tại cánh đồng Miên Những cái chết rất ghê rợn của con người nhưng chính họ cũng không có cách nào lí giải được Chỉ có sự im lặng sau những cảnh tượng ấy Chẳng có ai có thể thốt lên lời khi chứng khiến cảnh đồng đội mình chết: “Mặt cô y tá câm bợt bạt Miệng vẫn câm Cả khối người… câm lặng Rừng Miên cũng câm lặng” [15;215] Như thấu hiểu được nỗi đau của con người, khu rừng cũng câm lặng, thay lời chia buồn cùng người đã mất Chiến tranh không chỉ gây mất mác, đau thương lên con người mà nó còn trực tiếp giáng lên thiên nhiên những vết thương không bao giờ lành Những con người cứ thay phiên nhau nằm lại chốn rừng hoang, thây người này chất lên thây người khác, ruồi bâu đen khi chưa kịp đưa về chôn cất: “ Ban ngày ruồi bâu đen trên những xác chết, những mẫu thịt xương của lính Pol Pot chưa kịp chôn cất, hoặc của lính ta chưa kịp đưa về phía sau.”[15;237] Chiến tranh là thế! Nó đi liền với mất mác và thương đau Những con người nằm lại nơi chiến trường có mấy ai được nguyên vẹn, được đồng đội đưa về an nghỉ Bởi có quá nhiều người hi sinh Những thây người cứ chồng chất lên nhau tại chiến trường Đem được một người đi thì sẽ còn nhiều người nằm lại Họ sẽ bị thời gian vùi trong dáng hình đất nước
“Tỉnh lại Tao ngạc nhiên nhận ra mình đang ngồi dưới đáy hố sâu Hố để chôn người tập thể mà chưa kịp hành hình: Không chỉ ở những nơi có dân mới có hố chôn tập thể mà trong rừng hoang cũng có Chính quyền Khmer Đỏ đã xây dựng biết bao nhà tị nạn và cả các hố chôn người tập thể nhằm trấn áp quân phản động Không may tên Rô lại rơi chính cái hố ấy Điều đó cho thấy sự man rợn, dã man của chế độ diệt chủng lên chính đồng bào mình Ở thời điểm này, sống quá nhỏ bé Ở những nơi con người ta nghĩ sẽ lẫn tránh được cái chết đeo bám, nhưng ai ngờ nơi đó lại là nơi sự sống khó tồn tại nhất Dần dần thì những thảm cảnh mà chế độ diệt chủng Khmer đã gây ra hiện lên: “Còn một bộ xương khô trong bộ quần áo đen mủn nát, nằm dài trên bàn inox”, hay “Biển Hồ chứa bao nhiêu xác người trôi lập lờ rồi chìm hẳn xuống đáy sâu, xương cốt rục xuống bùn, biệt tích những kiếp người nhỏ bé lầm than Bọn Tùng thả lưới,kéo lên cả sọ dừa trắng đen lốc nhốc, xương dài xương ngắn lẫn cá tươi vảy trắng lấp lánh… Lính trận mạc ngủ bên xác đồng đội, ăn nhầm thịt người cứ tưởng thịt lợn rừng thì có gì đáng sợ”[15;410] Những cảnh ấy trở nên bình thường trong hoàn cảnh chiến tranh xảy ra Con người đng sống trong giây phút này, một lát sau có thể chết không rõ một lí do Cũng chẳng ai có thời gian đi hỏi lí do tại sao người thân mình mất Đơn giản trong suy nghĩ của họ nghĩ một từ “chiến tranh”
Không có nơi nào có thể tồn tại sự sống trong thời điểm lúc bấy giờ “Tôi vục mũ cối sâu xuống, múc lên một cái sọ trẻ con… Ngó kĩ vào trng chum lại thấy thêm một sọ người lớn, và tóc đen chìm dưới đáy” Sự sống nó hiếm hoi quá mà cái chết cứ bủa vây Người đọc được tác giả đưa từ những khung cảnh hãi hùng này đến tang thương và nhận ra sự ác liệt của cuộc chiến chống quân Khmer Đỏ lúc bấy giờ Qua những khung cảnh ấy, tác giả cũng đồng cảm với nhân dân Campuchia, đồng thời lên án, tố cáo tội ác của bọn diệt chủng Khmer Đỏ
1.2.3 Cuộc sống gian khổ, thiếu thốn
Thời bình hay thời chiến cũng có sự gian khổ, thiếu thốn nhưng để khắc họa rõ hơn về sự gian khổ của người lính trong chiến tranh, tác giả đã vẽ nên một bức tranh về cuộc sống cũng như hành trình của bốn con người lưu lạc trong rừng Miên “Chẳng có cái gì để ăn Nước không có để uống, nên tôi chẳng buồn đi tiểu.”: đây là lời than trách của Tùng sau khi chạy trốn khỏi đám tàn quân Pôn
Pốt Cuộc sống nơi chiến trường là cuộc sống cam go bởi thiếu thốn trăm bề Không chỉ trong Miền hoang mà ta còn thấy trong hầu hết các tác phẩm về đề tài chiến tranh và người lính Cuộc sống ấy không ngoại lệ cho bất cứ ai, cả những phụ nữ cũng phải chịu chung hoàn cảnh ấy: “Viên chỉ huy bị thương được chất lên đôi vai gầy của cô gái câm… đi trước Như con nhái bén cõng con ễnh ương Thân mảnh mai gồng lên cõng cái bị thịt đang đến ngày thối hoắc” Sa Ly là nạn nhân được tác giả khắc họa thành hình tượng tiêu biểu cho những thân phận chung của những người phụ nữ trong cuộc chiến
“Kinh nghiệm cánh lính cựu cho tôi biết rằng lạc đường mà đụng phải rừng chuối thì coi như sống”: Đó chỉ là kinh nghiệm thực tế trong rừng Miên hoang dã, nắng suốt một mùa Các loài cây có nước cũng không có “quanh đây không một bóng dáng thứ cây có bẹ mềm thân toàn nước ấy” Thực tế hoàn toàn khác xa với suy nghĩ, và kinh nghiệm được học của những người lính Rừng Miên hoang dã đã tạo ra cơ hội cho con người phải tôi luyện bản năng sống còn
Có thể nói, bốn con người kia phải cố gắng vượt qua chính mình, vượt qua cái đói, cái khát để duy tryì sự sống tại nơi quái ác Và trong hoàn cảnh ngặt nghèo, tìm được thức ăn là điều quan trọng giúp con người chiến thắng cái đói đang hành hạ Để có được miếng ăn, họ phải giành giật với thú rừng: “Chó cắn áo rách Miếng ăn đến miệng còn mất Đói cồn cào Đói toát mồ hôi”[15;225]
Nhưng cuối cùng con người mệt lả, không có một chút sức lực làm sao có thể thắng nổi sự hung dữ của bầy sói Đành nhường miếng thịt khó khăn kiếm được cho thú rừng Họ phải tìm trái ngọt để duy trì sự sống Nhưng ở cái đất cao Miên nắng như thiu như đốt, trái dại còn khó kiếm lấy ra đâu quả ngọt:“Gắng nuốt trôi qua cổ họng mà nước mắt nước mũi chảy tràn ra Cha mẹ ơi! Sao con cực thân thế này!” [15;227] Đói khát quá, cứ quơ đại mà ăn chẳng biết trái đó ăn được không, và hậu quả là: “ Chỉ ít phút sau thì bụng đau dữ dội Ruột non ruột già lềnh lên Co cứng Sờ ta cảm nhận được cả từng đoạn ruột rắn đanh trồi trụt”
Cơn đau đến quá bất ngờ đến lúc này Tùng mới biết mình đã ăn phải trái độc Trong những hoàn cảnh con người thiếu thốn, bị dồn đến cái chết thì những hành động nào có thể cứu họ sống sót Họ đều thử Dù nó có thể nguy hiểm đến tính mạng Nhưng họ bất chấp tất cả để được sống, dù cơ hội sống rất ít Đó là hy vọng mong manh cuối cùng có thể cứu họ Đó là hy vọng đưa họ trở về nhà Họ phải làm Họ không có sự lựa chọn khác Chiến tranh đã bắt con người phải chọn con đường ấy
Cuộc sống mà họ trải qua còn phải đối diện với những thử thách khác Không chỉ thiếu cái ăn, cái uống mà họ còn sống trong nỗi lo nơm nớp: “Ban đêm, muỗi như trấu vãi, vừa gác vừa đạp muỗi, sáng ra nhìn bàn tay đỏ máu cứ nghĩ là bị thương( ) Đêm đêm, chuột lần mò vào cắn cả chân lính ta đang ngủ” [15;237] Con người trong hoàn cảnh như thế phải quay về cuộc sống của ông cha ta thời tiền sử: “Mớ giẻ te tua quấn, khoác trên người rồi cũng mục nát Lá cây, hoặc vỏ cây sẽ thay quần áo Có khi chẳng cần cả vỏ cây, để truồng nồng nỗng thì đã sao?”[15;325] Ở chiến trường, ba lô người lính chỉ là mớ lương khô, ít nước và đạn dược, không có chỗ cho quần áo Quần áo mặc đến lúc không còn chỗ nào để vá, buộc họ phải lấy vỏ cây làm thứ che thân Cuộc sống này chẳng khác cuộc sống thời tiền sử Dụng cụ y tế cũng không có khi cái chân của viên chỉ huy bị hoại tử, mùi hôi thối bốc ra không chịu nổi Giòi đã chui ra nhung nhúc từ vết thương, bò lên tận háng, tận ngực ông Không còn cách nào khác buộc phải cưa chân ông Không có giường để mổ, bắt buộc phải mổ dưới nền đất trong cảnh rừng khô khốc không có một chút nước, dụng cụ y tế chỉ có: “Cô y tá câm móc dao mổ, phanh, kéo… Còn cái cưa sắt cùn gỉ sét đã được lau chùi qua loa nữa” Bây giờ khi phải đem sự sống con người mà cụ thể là tính mạng Lục
Thum lên bàn mổ, mọi vật chất về sơ cứu cũng không có Với chiếc cưa sắt cùn gỉ sét được lau chùi bằng lá cây rừng qua loa, liệu rằng tính mạng của ông có được giữ hay không? Đến khi khớp gối cũng bị ngoại tử, bắt buộc phải tháo khớp háng Thiếu dụng cụ, không có thuốc men, ông phải chịu cơn đau giày vò không có thuốc gây mê Lúc này con người phải dựa vào thiên nhiên: “Kĩ thuật tối quan trọng là cầm máu và chống nhiễm trùng bằng việc đắp cỏ mực, lá cà kheo và thuốc dấu đã được giã nhuyễn vào đầu khớp gối vừa bị tháo, rồi băng chặt lại” Và đúng là “Chỉ có nơi hoang dã mới có chuyện phẫu thuật, cứu thương rị mọ, quái đản thế này” Sống trong hoàn cảnh như thế buộc họ phải tìm cách sống chung với nó Con người phải hòa mình vào thiên nhiên mà sống.
Thân phận con người được khắc họa rõ nét, đầy đau đớn
Kết thúc trận đánh, bốn kẻ sống sót bị lạc đường, cả “địch” lẫn “ta” đều
“Mệt dỉu dả Các khuôn mặt hốc hác Thân hình tàn tạ Bước thấp bước cao thất thểu” [15;5] Lạc đường và hành trình tìm đường một cách vô vọng của những kẻ thân tàn ma dại giữa “Miền hoang”, rừng rậm, đầm lầy, giữa đói khát và cái chết rình rập trên từng bước đi:“Chả lẽ tao cũng là con cọp bị chính đồng loại đánh bẫy! Rô ơi là Rô!”[15;251] Đây là lời than trách của Rô sau khi đi tìm tên tù nhân Tùng nhưng không gặp Hắn vô tình lại rơi xuống cái hố chôn người
“kh‟la” Rô không nghĩ mình sẽ rơi chính cái bẫy của đồng loại, cái bẫy chôn người tập thể do chính đồng loại của mình đào và đã chôn biết bao tánh mạng đồng loại khác không chút thương tiếc, chua xót Bằng giọng cười hả hê, những con người phía trên miệng hố, trong đó có cả Rô, trước kia đã đứng nhìn biết bao sự , sống đến miệng tử thần không chút xao lòng Con người không phải dã thú, sao có thể sát hại chính đồng loại của mình một cách dã man như thế Đến một lúc nào đó, như Rô bây giờ, lại rơi vào chính cái bẫy mà mình giăng ra, mới thấu hiểu cảm giác bị đồng loại đánh bẫy, bị đồng loại cắt đi cái dây sự sống Chính vì cái dây sự sống có thể bị cắt đứt bất cứ lúc nào nên bốn con người lạc đường phải biết dựa vào nhau mà sống: “Định mệnh đã đẩy chúng ta và tên tù binh Duol vào một tình huống rất trớ trêu và khốn nạn Tồn tại hay không tồn tại sẽ phụ thuộc vào sự liên kết của bốn con người khốn khổ ở đây, bứt ra riêng lẻ thì không sống nổi hai ngày đâu”[15;324] Một bài học dành cho những con người bị lạc đường là phải dựa nhau mà sống Bởi trong khu rừng quái ác này, biết bao nguy hiểm đang rình rập Nếu tách ra, họ phải chết Dù địch hay ta buộc phải gắn bó lại với nhau mà duy trì sự sống Và bốn con người, ba nam, một nữ sẽ sống như thế nào trong khu rừng hoang dã này:“Ôi! Lạy thần Shiva! Hãy thương xót chúng con
Năm tháng trôi đi, chúng tui già yếu, con cái lớn lên sẽ buộc lấy nhau để duy trì nòi giống Thời gian mãi miết trôi, hai cá thể đực cái từ cái hang động này sinh sôi ra một bộ tộc mới chỉ biết lấy lá cây làm quần áo, săn bẫy chim thú và hái lượm củ quả để sinh sống”[15;327] Khi con người ta sống lâu trong rừng, cuộc sống của một con người trước kia dần mất đi và hình thành nên một nếp sống mới Nếp sống lúc này họ chọn là nếp sống của những con người tiền sử Những hình ảnh về cuộc sống, về cách duy trì nòi giống dần hiện lên trong suy nghĩ của bốn người bọn họ Từ nếp suy nghĩ ấy, dần đưa họ rời xa cuộc sống của một người hiện đại và trở thành một người lạc loài giữa đồng loại
Lạc trong rừng quá lâu sẽ làm cho họ vô thức về thời gian: “ cả bọn đã đi lạc lung tung ở trong rừng bao nhiêu ngày Gã bảo chịu không nhớ Hỏi cô y tá câm, cô cũng lắc đầu Tùng ang áng chừng đời mình bị cột với kẻ thù như hình với bóng khoảng ngày thứ hai mươi, hoặc ba mươi là cùng” Từ đó kéo theo những thứ khác cũng dần mất đi sự tự ý thức: “Chẳng ai dám chắc họ đã bị cách ly thế giới loài người bao lâu, chỉ ang áng khi bất ngờ nhận ra thằng nào cũng râu tóc dài ra rũ rượi Một khi chẳng nhớ đến ngày đêm nữa, và cũng chẳng biết đang ở chỗ nào thì đầu óc đã bấn loạn, u u minh minh lẫn lộn rồi” Đó là sự mất ý thức về suy nghĩ Đầu óc bấn loạn, không còn nhớ được gì và sự nhận biết về thế giới quan cũng dần dần mất đi Để cuối cùng nhận định một câu:
“Hóa ra, cả lũ đang mất dần ý thức về thời gian” Từ sự mất ý thức về thời gian, bốn con người dần dần mất bản năng của một con người Họ đều thốt lên: “Thật kỳ lạ! Nếu như cả bọn ăn lông ở lỗ trong rừng đã sáu tháng, một năm thì còn nhầm lẫn thời gian, chứ đằng này quần nhau chí mạng, chết chóc và vết thương còn tươi nguyên, mà không nhớ đã bao nhiêu ngày lạc rừng” Chính vì cơn đói, cơn khát, sự rình rập của thú hoang, nguy hiểm vây tứ bề khiến cả bốn con người đều sống trong nỗi lo sợ không biết khi nào mình chết Liệu rằng mình có tìm được đường về để thoát khỏi khu rừng Miên quái ác này không, đã làm cho họ quên bén đi mình đã lạc trong khu rừng này bao nhiêu ngày Cuộc sống của bốn con người dường như đã thay đổi hoàn toàn Từ những con người hiện đại họ dần trở về cuộc sống của người tiền sử với nếp sống ăn lông ở lỗ qua cuộc hành trình mà họ trải qua: “Chả lẽ, rừng Miên hoang dã đã đánh bại liệt cảm xúc và ý chí đám người khốn khổ Nhìn thấy đồ dùng văn minh mà dửng dưng không cần thiết thì có lẽ cả bọn đã trở thành người rừng man rợ rồi”, “Không còn cảm giác xấu hổ, ý tứ, đàn ông đàn bà lẫn lộn, hở mông hở đùi, va quệt cứ như cùng một giới, cứ như người nguyên thủy”[15;485] Khi con người ta sống lâu trong một môi trường biệt lập, họ sẽ quên hết những gì mình đã sống trước kia để hòa nhập với môi trường mới Và tại môi trường mới này, họ sẽ thay đổi toàn bộ nếp sống của họ Từ việc mặc quần áo, ăn uống và cả cảm xúc sẽ bị chai lì như bốn con người bị lưu lạc trong rừng kia Sống quá lâu với nó sẽ bị nó chi phối, giống như bốn con người ấy bị lạc trong rừng quá lâu, họ đã mất ý thức về thời gian, bản năng thú trong người họ được đánh thức Những cảnh chết chóc, mới đầu họ thấy sợ hãi, kinh tởm nhưng cứ thấy mãi, nó trở thành điều bình thường và kết quả là bốn con người bị trơ cảm xúc, không còn biết đồng cảm, sẻ chia: “Cô y tá câm vẫn chưa có động thái biểu cảm gì, cứ trơ trơ như kẻ bị trút hết hồn vía Tên lính áo đen cứ lì lợm, cơ mặt không động đậy, không biểu cảm… Có điều lạ kì là cái cười không dứt của gã Người rừng?”
Bị mất bản đồ, mất la bàn trong khu rừng hoang miền nhiệt đới thì khó có thể phân biệt được hướng bằng mặt trời Họ lạc đường và càng lạc đường hơn
Họ cứ đi lòng vòng mãi, cứ hết dãy núi này sang dãy núi khác, rồi một vài cái Phum bỏ hoang, chạm phải con đường Tưởng chừng việc họ chạm phải con đường mòn là được trở về nhà Không ai trong bốn người bọn họ biết mình sắp lại chỗ cũ: Ôi! Sau bao nhiêu ngày đêm không nhớ nữa, cả bọn lính bên thắng cuộc và cả bên thua cuộc loanh quanh trong rừng lại quay về chỗ đánh nhau cũ” Cái hành trình đi tìm sự sống của họ gian nan như thế, bây giờ lại quay về điểm bắt đầu Họ dần dần bị mất niềm tin cho hành trình này vì đói khát, vì quay lại điểm ban đầu nhưng họ vẫn cố gắng, cứ đi, đi mãi Và cuối cùng bốn con người kia cũng thoát khỏi khu rừng Miên hoang dã, đầy rẫy những hiểm nguy, chết chóc Bốn con người trong hành trình chung ấy giờ lại chỉ còn ba: “Một người rừng nữa!? Một dã nhân nữa!? Một người rừng nữa!” Và ra khỏi rừng những tưởng sẽ về với cuộc sống hiện tại của đồng loại mình nhưng họ lại mang dáng vóc của người rừng, của những con người nguyên thủy: “ tóc đã dài quá vai, râu ria lồm xồm, mặt mũi đần độn lơ ngơ, im lìm không nói”, và cả nếp sống của họ bây giờ đã đổi khác, không còn là nếp sống của một con người hiện đại Vậy là, mặc dù sống sót trở về nhưng bọn họ đã quá rời xa cuộc sống hiện tại Họ chỉ là những con người mang dáng vóc và nếp sống của người nguyên thủy trong cuộc sống hiện đại Và họ trở thành những con người bị lạc loài trong chính đồng loại của mình
Kết thúc, nút “mở”, nhân vật trung tâm tìm được lối về với thế giới của con người, nhưng vừa thoát khỏi “lạc rừng”, anh liền nhận ra, mình đã trở thành kẻ “lạc loài” rồi bị bỏ “rơi”, bỏ “quên” giữa đồng loại Cái “tứ” lớn của tiểu thuyết mà tác giả muốn hướng người đọc tìm đó chính là nói về thân phận bi hài của con người hiện đại
1.3.2 Thân phận bị chà đạp thể xác lẫn tâm hồn
Là cô gái duy nhất nhưng cũng là người hứng chịu đau thương nhiều nhất làm cho Sa Ly luôn sống trong nỗi ám ảnh mất mát người thân và cả ám ảnh của thân phận người phụ nữ: “còn nỗi khốn khổ bị ném vào giữa đám đàn ông như một bầy lang sói đói khát là nỗi đau bẽ bàng, ê chề”[15;45] Nỗi ám ảnh một năm trước khi bị bầy lang sói hãm hiếp cứ ám ảnh cô Cái thân hình nhỏ bé kia lại chịu bao nhiêu tủi nhục mà không thể kêu cứu, để cuối cùng phải thất thanh, không nói được Nỗi đau bị hành hạ thân xác không chỉ một lần mà nhiều lần trong một lúc: “Cái đau sinh ra từ động từ đâm, sau đó là cái buốt giá của động từ xé”, “thêm một cú thúc vào cửa mình nữa Thêm một lần đau ran ran… lan tỏa Thêm một cú thúc nữa” [15; 46] Sa Ly đã bị ba tên lính hiếp dâm tập thể nhưng cô không thể lên tiếng, không thể chạy trốn hay than trách được nên đành câm lặng bị giày vò thể xác Sa Ly thấy mình biến thành con thỏ bị vặt trụi lông, thịt da trần truồng, không mảnh vải che thân giữa cái nắng trưa Không những thế, cô còn bị kéo lê tấm thân trần trên nền đất cứng nóng Đau từ thể xác đến linh hồn, cô cứ ám ảnh chuyện này mãi: “Chỉ muốn quên đi ký ức đau đớn, bẽ bàng nhưng nỗi ám ảnh kinh hoàng cứ theo đuổi bám rít lấy tui” [15; 113]
Nhưng mà sau khi làm chuyện “mây mưa” với tên Rô cô chợt nghĩ: “Cái thân gái đã nát rồi, có giày vò thêm cũng chẳng nát tan hơn” Chính vì thể thể xác bị giày vò nhiều lần đã khiến cô không còn bận tâm nhiều về việc mình có bị làm nhục thêm nữa, nó có quan trọng hay không? Đối với cô, điều đó cũng không còn ý nghĩa gì Bởi con người khi đối diện với nỗi đau nhiều lần, họ sẽ chai lì cảm xúc, tình cảm Không chỉ có ba tên lính áo đen hãm hiếp cô, chà đạp cô mà lần lượt những ba người đàn ông đi cùng hành trình với cô cũng chà đạp lên thân xác cô: “Chả lẽ trên lưng cô gái câm, mà Ông Lớn còn thò tay khua khoắng vần vò cào cấu cặp vú người con gái đang cõng mình?” [15;222] Đây là lời suy ngẫm của Rô sau khi thấy gương mặt cô gái câm nhăn nhó, đau đớn và hành động :“Cô trật áo ra, hở cả mảng lưng và ngực trần Cô xoa tay lên đôi vai nóng và tím bầm Cô xoa tay lên hai vú còn in hằn đỏ vết các ngón tay người…” [15;221] Đối với một cô gái như Sa Ly, khi bị làm nhục, bị hãm hiếp thì cũng không thể làm gì khác được Bởi cô đã bị hành hạ thân xác đến nỗi bị câm, không thể cất thành lời Những lời nói cô có thể hét lên được chỉ đến những lúc nguy hiểm nhất Bất chợt vang một tiếng rồi tắt câm Không nói được nữa Khi xây dựng hình tượng nhân vật Sa Ly, tác giả đã cố tình xây dựng hình tượng Sa Ly vừa nhẫn nhục, vừa chịu đựng và lớn hơn nữa là bị câm Bởi tính cách của một người phụ nữ là nhẫn nhịn, chịu đựng nhưng đến một lúc nào đó, nếu họ không thể chịu đựng được nữa họ có thể la lên để nói lên tiếng nói của mình Đằng này, tác giả lại xây dựng nên hình tượng cô gái câm để người đọc nhận ra sự đớn hèn, đau khổ của người phụ nữ trong hoàn cảnh chiến tranh đành phải bất lực, phó mặt tất cả:“Thì đây Tấm thân trần đây”[15;312] Bởi người phụ nữ trong hoàn cảnh ấy họ không còn sự lựa chọn nào khác Một tiếng nói đối với họ lúc này cũng không được thực hiện Chính việc bị làm nhục quá nhiều, khiến cô không còn cảm giác e thẹn hay xấu hổ trước mắt kẻ khác giới:“Cũng chẳng ý tứ ra khuất sau lùm cây trút bỏ mớ giẻ rách đang khoác trên người, rồi mặc quần áo mới, cô cứ điềm nhiên thay đồ trước mặt ba con đực dặt dẹo”[15;485] Còn gì đâu mà xấu hổ, ý tứ khi cái cao quý nhất của đời con gái đã bị cướp mất bởi chính những con người ấy Cảm xúc chai lì, không ân hận, không trách móc cũng chẳng xấu hổ là cảm xúc của sa Ly trong trường hợp này
Chiến tranh đã lấy đi của cô gái trẻ kia người thân, tuổi thơ tươi đẹp, ước mơ trở thành bác sĩ và cả giọng nói ngọt ngào kia cũng bị chiến tranh đánh cắp Nhưng có một thứ quý giá nhất bị đánh mất đó là trinh tiết để rồi cái hình hài cuối cùng sau khi thoát khỏi khu rừng Miên mà Sa Ly phải mang đó là : “người đàn bà giống như Ma Lai bụng to kềnh kệch” Không quyền lợi, không danh phận, người con gái đành bất lực trước số phận Cái giá của những năm tháng nơi chiến trường, cái giá của của chiến tranh gây ra mà người phụ nữ như sa Ly phải gánh trên vai đó là cái bụng to kềnh kệch Không biết bố đứa trẻ là ai trong ba người đàn ông đi chung hành trình với cô Qua hình ảnh cô gái Sa Ly mang cái bụng tô kềnh kệch bước ra từ con đường mòn xe bò đi, làm cho bạn đọc không khỏi hoang mang, tò mò Đánh động đến tâm lí người đọc về một hình ảnh những cô gái tham gia chiến đấu tại các chiến trường trở về với cuộc sống thường nhật với dáng người to bụng kềnh kệch như nhân vật Sa Ly Để làm được điều đó, tác giả đã thể hiện khá thành công ý đồ nghệ thuật của mình: khám phá, khai thác những đam mê, khát vọng được sống, từ đó làm nổi rõ bi kịch thân phận người phụ nữ bị chà đạp về thể xác lẫn tâm hồn trong chiến tranh Nghĩa là, tác giả không khai thác yếu tố tình dục trong tác phẩm vì mục đích câu khách rẻ tiền mà trên tất cả là sự thể hiện sự đồng cảm, nỗi niềm xót thương trước bi kịch thân phận người phụ nữ trong chiến tranh
1.3.3 Thân phận bị xô đẩy
Tùng nhìn tất cả những gì đang diễn ra, đang chứng kiến bằng tâm trạng bất an, hoang man, hốt hoảng và đôi mắt ngơ ngác: “Trong con mắt anh chàng tân binh người Hà Nội như tôi, ở Campuchia cái gì cũng xa lạ Đất nước xa lạ Đường đi xa lạ”[15;229] Hai chữ “xa lạ” được lặp đi lặp lại trong một đoạn ngắn diễn tả sự bỡ ngỡ của một người Việt khi đến với đất nước Campuchia Và trong con mắt của anh tân bình này nhiều lần hiện lên câu hỏi: “Rất nhiều lần tôi tự vấn: Vì sao mình lại phải có mặt ở cái đất nước xa xôi man rợ tối tăm này? Hỏi rồi trả lời Trả lời rồi lại hỏi Chưa khi nào tôi có lời đáp thỏa mãn” [15;229] Việc đến một đất nước xa lạ, cầm súng chiến đấu để rồi lại lưu lạc tại một khu rừng hoang mà không biết liệu mình có sống sót để trở về quê hương hay không? Tùng cứ hỏi, rồi tự trả lời nhưng trong suy nghĩ của một chàng sinh viên tuổi đôi mươi, nó quá mơ hồ Những câu hỏi liên tiếp được đưa ra nhằm giải thích những thắc mắc đang dằn xé bản ngã của Tùng, nhưng càng hỏi Tùng lại mơ hồ, càng cố tìm lối thoát Tùng càng bị xô ngược lại:“Đại khái, tôi cũng hiểu phần nào tôi và đồng đội đang làm việc đại nghĩa cứu cả dân tộc Khmer thoát khỏi nạn diệt chủng của đồng bọn Pol Pot - Ieng Sary Nhưng, tại sao lại là Quân tình nguyện Việt Nam, chứ không phải là Quân đội Thái Lan, hay Quân đội Liên Xô chẳng hạn…, có mặt tại vùng đất chùa tháp này để quét sạch bọn diệt chủng đồng bào mình?” [15;230] Chính chiến tranh, chính hoàn cảnh hiện tại xô đẩy người thanh niên đang trên ghế giảng đường phải vào trận mạc, không giải thích cho anh ta hiểu lí do tại sao mình phải làm như thế Tùng cứ đi và cứ lưu lạc mãi trong cái thế giới mà anh tạo ra Có lẽ cho đến bây giờ, vẫn còn nhiều người mơ hồ, hoài nghi về sự có mặt của Quân đội Việt Nam ở đất nước chùa Tháp suốt 10 năm (1979 – 1989) Nhà văn Nguyễn Trí Huân đã viết hẳn chương
- Chứng tích - chương đầu tiên của tiểu thuyết “Dòng sông của Xô Nét” kể về tội ác tàn bạo của tập đoàn Pol Pot để lý giải câu hỏi này Qua “Dòng sông của
Xô Nét”ta thấy: Dân tộc Khmer đang chịu thảm họa diệt chủng Pol Pot gây ra; lính tình nguyện Việt Nam bất đắc dĩ mới phải vượt biên giới sang Campuchia, nếu chậm ngày nào thì ngày ấy người Khmer còn đầu rơi máu chảy Vì thế, hình tượng người lính quân tình nguyện Việt Nam được tác giả xây dựng thông qua nhân vật Tùng Đến câu chuyện giữa Tùng và anh Du - người đội trưởng:“Cũng chẳng phải! Tại anh mày Xét đến cùng là do chiến tranh Chú mày tính, anh từ chiến trường K ra Bắc, học đằng đẵng 3 năm sĩ quan, rồi lại quay trở lại Anh không muốn người ta làm đàn bà góa bụa” [15;230] Cuối cùng các nhân vật cũng biết chẳng phải tại ai cả mà chỉ tại chiến tranh Chiến tranh đã kéo họ đến nơi “khỉ ho, cò gáy” này Chiến tranh, nó đã cướp đi của người cha, người mẹ đứa con; vợ mất chồng và cả những người yêu thương cũng không kịp đến với nhau Anh Du cũng vậy Và Tùng cũng còn một người con gái Hà thành chờ đợi anh ngày trở về Liệu rằng, cô ấy có đủ sức đợi anh về hay không? Hay lại vội đi lấy chồng như vợ sắp cưới của anh Du Những mong muốn nhỏ nhoi là được sống trong bầu trời hòa bình để nhận tình thương, hạnh phúc của mỗi con người bây giờ nó quá khó khăn Những số phận xui rủi, họ lại bị cướp đi cái quyền bình thường nhưng linh thiêng ấy Chính chiến tranh đã xô đẩy họ xa những điều giản dị ấy, để nhận lấy thương đau, mất mác “Nghĩ cũng tội: Chẳng lẽ anh mày xin về nước, rồi tất cả mọi người lính Việt Nam ai cũng muốn trở về nhà thì bọn Pol Pot quay trở lại Phnom Pênh ngay Người Khmer sẽ sống ra sao với bọn man rợ ấy”[15;231]: Chiến tranh đã lôi kéo không ít người vào trận chiến sinh tử, trong đó có Tùng, anh Du, đồng đội của Tùng và cả những người tham gia trong cuộc chiến này, họ phải chiến đấu cùng quân đội Campuchia bởi vì người Việt Nam và người Campuchia là anh em Nếu một trong hai đất nước gặp khó khăn thì đồng nghĩa bên kia phải giúp đỡ, không thể bỏ mặc Đó là đạo lí Dù khác màu da, khác sắc tộc, khác tôn giáo và khác cả tiếng nói nhưng đã kết nghĩa anh em, nghĩa là chung một dòng thì phải tương trợ lẫn nhau Vì thế biết bao lớp thanh niên Việt Nam đã sang nước bạn vì nghĩa cử cao đẹp ấy
Là một người bị chiến tranh xô đẩy đến con đường này, trở thành một kẻ lạc đường rồi lạc loài Những ngày tháng sống trong môi trường quân đội đã tôi luyện anh sinh viên tay cầm bút, suy nghĩ mơ mộng mà giờ phải lăn lộn nơi chiến trường K đầy khắc nghiệt để sự sống bị treo ngược Đến khi bị bắt làm tù binh: “Tôi đã là một tên tù binh thực thụ”, bị hành hạ thể xác một cách kiệt quệ thì có đôi lần Tùng yếu lòng, sợ sệt trước họng súng của kẻ thù Mọi hành động, suy nghĩ của Tùng đều bị khống chế Mọi việc anh đều phải nghe, kể cả khi viên chỉ huy đến bên bờ vực giữa sự sống và cái chết thì anh vẫn phải chịu cảnh một tên tù binh, phải nghe, phải tuân lệnh mọi điều ông ta đưa ra: “Ta dặn thêm: Con
Không gian nghệ thuật
Miền hoang có khoảng 88 cái phụ đề (đề từ) đặt trên đầu 88 chương, chủ yếu trích từ báo, tạp chí và của các hãng thông tấn trong và ngoài nước về tấn bi kịch diệt chủng, về cuộc chiến khốc liệt ở Campuchia Với cách bài trí sáng tạo này của tác giả đã giúp bạn đọc hình dung một cách chân thật, nóng hổi về bức tranh rộng lớn của đất nước, con người Campuchia và chiến trường K một thời Bạn đọc trẻ chưa qua chiến tranh, chưa hiểu nhiều về nạn diệt chủng, ít biết về cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam thì có thể chỉ đọc các lời đề từ này cũng hình dung ra bối cảnh cuộc chiến làm nền cho các tuyến truyện trong tác phẩm Đó là không gian cư ngụ của một loại hình văn bản Mở đầu mỗi chương là một thông tin ngắn gọn Các chỉ dẫn về nguồn thông tin, kiểu như “Đài phát thanh Băng cốc, 8-1-1979” [15;5], “Thông tấn xã Pathet lào, 9-1-1979”[15; 8], “Báo Quân đội nhân dân, 9-1-1979, “Thời báo New York” [15; 611], chứng tỏ đây là không gian của văn bản “thông tấn” Văn bản chính yếu của tiểu thuyết chiếm giữ khu vực không gian trung tâm, nằm bên dưới không gian của văn bản thông tấn Mỗi loại văn bản có một câu chuyện riêng, thể hiện cái nhìn riêng đối với cuộc chiến ở Campuchia Văn bản chính của tiểu thuyết kể câu chuyện về sự tự trải nghiệm chiến tranh của nhiều nhân vật khác nhau Nó kể theo quan điểm tự bạch, bằng cái nhìn của người trong cuộc Văn bản “thông tấn” kể chuyện về chiến tranh bằng cái nhìn của người ngoài cuộc Nó kể chuyện bằng giọng quyền uy, chuyện nào của nó cũng có tham vọng vắt kiệt nghĩa đối tượng bằng một phát ngôn duy nhất Miền hoang của Sương Nguyệt Minh gợi nhớ kĩ thuật ghép mảnh của nghệ thuật đương đại “Chương” nào, “phần” nào của cuốn tiểu thuyết cũng là sự lắp ghép, sự chuyển đổi của hai mảnh không gian văn bản, điểm nhìn của
“mảnh” này như giễu nhại, chọi lại cái nhìn của “mảnh” kia Ngoài ra còn có không gian của văn bản báo chí được lồng trong không gian thực của tác phẩm:“Đây là tờ báo Tiếng Anh “The Christian Science Monitor” (Người hướng dẫn khoa học đạo Cơ đốc) của nước Mỹ số ra ngày 30.12 in bài bình luận về Campuchia” Trong không gian văn bản báo chí này thì một không gian lớn khác lại mở ra, đó là không gian về đất nước Campuchia trong bối cảnh bị Khmer Đỏ lập ách thống trị Hàng triệu người phải chết vì nạn diệt chủng Khmer Đỏ mà kẻ đứng đầu là đội quân do Pol pot cầm đầu: “Bọn Pol pot đã xua đuổi toàn bộ dân chúng ra khỏi các thành phố và đưa họ đến các trại giam ở trong rừng để hành quyết” Vì thế mà trong khu rừng Miên hoang dã lại đầy rẫy xác người chết chen lẫn với xác thú Không chỉ có vậy, một vài tờ báo khác như: Báo “Dân tộc” của
Thái Lan số ra ngày 22.12.1988, tờ báo “The Epoch Times” (Thời đại) số ra ngày 7.1, báo “Bưu điện Băng Cốc” số ra ngày 17.2, báo “Thế giới” của Cộng hòa liên bang Đức số ra ngày 18.2, tạp chí “Tài chính” của Ôt - xtray - li - a số ra ngày 16.2 cũng vạch trần những tội ác của bọn diệt chủng Khmer Đỏ lên đất nước và con người Campuchia, Thái Lan “Tờ báo tiếng Thái này dẫn lại bài viết của Pi - tơ - Eng hãng AP tường thuật nỗi cơ cực của các trại tị nạn ở Thái Lan dưới sự kiểm soát của Khmer Đỏ”, “ Khmer Đỏ đã buộc các cô gái từ 15 tuổi trở lên phải lao động cực nhọc cả ngày Họ phải thường xuyên kéo xe bò chở gạo, súng đạn, Trong mỗi chuyến đi dài cả tháng đã có nhiều phụ nữ bị cụt chân bởi mìn nổ Bất kể người nào chống đối đều bị bỏ đói, hoặc bị giam trong hầm sâu”, “Gần đây, … 7.000 người tị nạn đã bị di chuyển khỏi trại Tà Luân đến một vùng biên giới có ổ sốt rét…”[15;338-339] Qua những đoạn báo chí này ta sẽ thấy rõ sự man rợ dã man của chế độ Khmer Đỏ đè lên những con người vô tội Những con người vô tội bị lôi kéo vào vòng xoáy tranh giành quyền lực để rồi họ phải nhận lấy những đau thương, mất mác nhất của chế độ Khmer Đỏ Không chỉ có 7.000 người tị nạn bị đưa đến vùng biên giới hẻo lánh đầy sự chết chóc mà thực tế nó còn gấp nhiều lần như thế Và bốn con người đang đọc những mẫu thông tin trên cũng đang bị lôi kéo vào vòng xoáy ấy và đang tìm cách thoát ra Qua không gian văn bản báo chí trên ta cũng thấy không chỉ có bốn con người bị lưu lạc trong rừng Miên mới có những thân phận éo le, bị hài mà cả dân tộc, cả đất nước Campuchia đang phải chịu chung hoàn cảnh ấy Vấn đề ở đây là tác giả mượn bốn nhân vật này để lên án chế độ diệt chủng Khmer Đỏ tàn bạo đã gây ra thảm cảnh trên Để cuối cùng chưa rõ bên nào sẽ giành thắng lợi nhưng hậu quả mà nó gây ra là rất lớn, sẽ ám ảnh đến tận thế hệ mai sau
Ngay nhan đề Miền hoang đã mở ra cho người đọc một không gian, đó là không gian tồn tại của nhóm lữ khách kỳ quặc Nó không mang một không gian của lí tưởng chính trị nào mà chủ yếu mang ý nghĩa của không gian tồn tại Nhan đề Miền hoang mà tác giả đặt đưa người đọc vào một không gian thực của tác phẩm Tại không gian này là cuộc hành trình đi tìm sự sống của bốn nhân vật Trong Miền hoang của Sương Nguyệt Minh, thực tại là một không gian tàn khốc Đó là không gian mông muội, hoang dã, man rợ, người hóa thành mãnh thú lăn xả vào nhau mà đâm chém, bắn giết, “đứa sống sẽ phải ăn thịt đứa chết mà tồn tại” Đó cũng là không gian của rừng rậm, đầm lầy, nắng thiêu đốt, hổ sói rình rập, cái chết hiện diện ở khắp nơi, có hàng trăm hàng nghìn kiểu chết, có những cái chết “ngớ ngẩn” mà bi thảm, kên kên bay từng đàn chờ người chết để ăn thịt, xương người và xương thú đầy đường… Không gian ấy được tái hiện bằng muôn vàn chi tiết tả chân thực đến trần trụi Hãy nghe thằng Rô kể lại cái chết của người bị cọp tha mà hắn được chứng kiến: “Trước mắt bọn tao là gốc cây dầu, cỏ bị quần nát, hai đoạn xương ống bị róc hết thịt như chui ra từ đôi giầy vải bộ đội Việt Nam ở trong có hai cái bàn chân Chung quanh là các dóng xương vương vãi và vết chân con kh’ la quần tanh bành rập nát cả một vùng cỏ cây.”
[15;148-149] Trong Miền hoang của Sương Nguyệt Minh, nếu không gian thực tại lúc nào cũng có nắng trời thiêu đốt, thì không gian truyền kì lại phủ đầy bóng đêm Nó là sự đan xen của không gian huyền thoại và không gian giấc mơ Từ huyền thoại, Ma Lai hiện về phủ bóng đen lên nhiều trang tiểu thuyết Lục Thum vì đau đớn, nhiều lần thiếp đi trong mộng mị, mê sảng Sa Ly mơ ngay cả khi thức Mơ nhiều nhất vẫn là Tùng Trong mơ, Tùng toàn gặp ác mộng Mà ác mộng chẳng qua là sự thực dữ dội từng trải nghiệm ban ngày, đêm đến lại hiện về trong giấc mơ Cho nên, ở đây, không gian truyền kì và không gian thực tại hầu như không có sự đối lập Chuyển điểm nhìn trần thuật từ không gian thực tại sang không gian truyền kì, Miền hoang vẽ ra một bức tranh thế giới tàn khốc trong nỗi ám ảnh kinh hoàng của những người trực tiếp thể nghiệm chiến tranh
Sự chuyển hóa của không gian là một quy luật tất yếu, tuy nhiên không gian nghệ thuật không hẳn chuyển hóa theo quy luật của tự nhiên mà chủ yếu chuyển hóa theo quy luật tư duy nghệ thuật và cảm xúc của chủ thể sáng tạo Quá khứ, hiện tại, tương lai đan cài nhau khiến không gian chuyển hóa liên tục Không gian nghệ thuật nổi bật trong Miền hoang là khung cảnh rừng Miên hùng vĩ, tráng lệ, hoang dã với muôn ngàn cảnh sắc thiên nhiên khác nhau, góp phần khơi dậy cảm xúc trong tâm hồn người lính, dù địch hay ta Không chỉ có con người tham gia cản trở việc đi tìm sự sống mà chính thiên nhiên cũng là nhân tố cản trở:“Ngước mặt nhìn lên, tao chỉ thấy trời mờ mờ sáng qua khoảng trống kẽ lá cây và dây leo um tùm ở miệng hố Thành hố chi chít các vết chém xẻ dọc như dấu vết móng vuốt cọp cào cấu tìm cách để lên mặt đất” Thiên nhiên hoang dã không làm gì cả nhưng với bản chất của một khu rừng hoang thì cũng đủ làm cho người ta chùn bước Rô bị rơi chính cái hố đồng loại giăng sẵn nhưng chẳng có ai giúp hắn Thứ mà hắn có thể bám víu vào lúc này là sự giúp đỡ của khu rừng già nhưng nó lại từ chối Rô chỉ biết ngước mặt lên nhìn trời trong cái hố chôn người tập thể đầy xác đồng loại Lá cây và dây leo um tùm ở miệng hố nên khi nhìn lên chẳng thấy mặt trời đang ở hướng nào Chỉ thấy trời mờ mờ sáng, không biết đó là mặt trăng hay mặt trời Trong cái hố kh‟la ấy chi chít các vết cào xé của móng vuốt cọp Có lẽ vài con cọp đã rơi xuống hố và cố tìm cách nhảy lên hay đó là dấu vết của những bàn tay con người cào cấu, cố ngoi lên khỏi miệng hố Chính cái hố kh‟la đã lấy đi biết bao tính mạng đồng loại của Rô khi họ cố tìm chút sự sống nhỏ bé phía trên Và lúc này chính Rô cũng đang đối diện với hoàn cảnh ấy Để khi không thể cố gắng nữa Rô phải thốt lên: “Tao bất lực Tao tuyệt vọng Rồi cũng chết nghẻo ở cái âm ti địa ngục này mất thôi!”[15;252] Không gian rừng núi bịt bùng như thách thức con người, thiên nhiên khắc nghiệt buộc con người sống trong không gian đó phải có dũng khí, giàu nghị lực để khống chế, hòa nhập vào không gian hiểm trở Con người đã không còn là một cá thể độc lập mà đã trở thành một phần tử không thể thiếu trong không gian đó Con người phải tương tác với môi trường tự nhiên từ mọi phía, mọi chiều hướng Nếu tách khỏi môi trường con người sẽ rơi vào trạng thái cô đơn, lạc lõng Thiên nhiên hoang dã của rừng Miên sẽ tôi luyện cho họ lòng kiên định, ý chí sắt đã để tìm ra con đường về nhà Cả không gian lẫn thời gian đều cộng hưởng với nhau, gây nên sức ép về hành động, tâm lí, tính cách của các nhân vật Con đường mà các nhân vật đang trải qua là một hành trình tìm kiếm dài Đó là thách thức lớn nhất đối với họ lúc này vì đây là con đường đầy nguy hiểm Và không gian họ đang đối diện là một “không gian cản trở”, bao gồm rất nhiều hình ảnh thiên nhiên dữ dội để thử thách trí thông minh, lòng cam đảm trong tâm hồn của người lính:
“ xa xa lửa bập bùng Cháy rừng! Cháy rừng thật! … Trùng điệp lửa! Khói đen nhồi đến cuồn cuộn, trùm lên cả căn cứ hoang, bao phủ kín bầu trời Tiếng thú chạy rình rịch Tiếng chim kêu táo tác.”[15;331] Để rồi cả bốn con người phải rối lên tìm đường vào hang núi, lửa ở phía sau theo chiều gió đuổi bốn con người chạy dáo dác, dưới chân bom mìn gài đầy nhẫy, sơ chân một cái là cả bọn chết Trong hoàn cảnh bốn bề lửa đỏ: “Khói và tàn than cũng bay theo sau lưng những kẻ khốn khổ chạy nạn”, dưới đất bom mìn chực chờ: “có tiếng nổ của mìn hoặc lựu đạn vọng vào vách đá âm âm” nhanh cũng chết mà châm cũng chết Chính vì hoàn cảnh ngặt nghèo bắt buộc bốn con người dù lành lặn hay không đều phải thận trọng để giữ tính mạng: “Khi cả bọn chạy vô trong hang thì ngọn lửa đã rần rật ở bên ngoài, táp hơi vào nóng ran ran”
Tác giả tạo ra nhiều không gian mới gây tâm lí hoang mang, sợ hãi cho các nhân vật cũng như người đọc Trong khu rừng Miên hoang dã kia là Kền Kền, Sói và cả Ma Lai đang rình rập, có thể lấy đi tính mạng họ bất cứ lúc nào họ không hay biết: “Tiếng chó sói vọng đến lúc xa lúc gần”, “Kẻ thù không mong đợi đang đến Tiếng sói tru thảm thiết dội vào tai” , “Cùng lúc, con kên kên trên đầu ta đạp chân vào cành cây, bay tung lên rồi lại đáp xuống” [15;269 - 270],
“Đột nhiên, có con gấu nhảy ra chặn đường”, “ từ phía rừng chưa cháy, con hổ mép trắng phóng vút một cái”, “Lúc nhúc một đám chim lạ trước mặt Lông thâm đen Mỏ khoằm nhọn sắc”, “Quạ đen túa lên bay rợp trời và kêu inh ỏi, cứ y như chửi mắng những kẻ lạ phá đám”.Và cả câu chuyện về Người Rắn ở Biển
Hồ khiến cho đêm đêm không anh lính nào dám ra đánh cá: “Người Rắn mặt con gái xinh xắn, tóc dài ướt lập lờ vai Vú căng mẩy Khe ngực sâu Đôi tay trần dài thon thả trắng nõn Eo hông thắt… Mông to mẩy phồn thực Từ đùi trở xuống là đuôi rắn dài mấy mét” Hay hình ảnh tên dã nhân man rợ : “Trước mắt tên lính áo đen là hình ảnh nửa người nửa ngợm đậm chất rừng rú hoang dại Đúng hơn là một dã nhân Đầu tóc rũ rượi” Chính những không gian ấy gây ra cho tâm lí nhân vật sự hoang mang, lo lắng, làm cho họ không muốn bước tiếp hành trình
Không chỉ là những hình ảnh thật về một không gian khu rừng Miên đầy hiểm nguy, chết chóc mà trong giấc mơ của Tùng ta cũng thấy hiện lên khung cảnh hoang tàn, tiêu điều, ghê rợn của khu đền tháp đổ mà Tùng và đồng đội mình từng chiến đấu với đội quân Pol pot Điều đó chứng tỏ những hình ảnh chết chóc tang tóc đã ám ảnh anh rất nhiều, khiến nỗi sợ hãi của anh dâng cao, buộc nỗi sợ vào trong những giấc mơ: “Rợp trời kên kên bay đến, liệng, rồi sà xuống khu phế tích đền tháp cổ Cây cối, đền tháp, lúc mờ lúc ảo trong khói sương quyện vào nhau bay lập lờ Rào rào tiếng ma ăn cỗ Không ! Là tiếng kên kên làu bàu, vừa mổ xác chết vừa cãi cọ”[15;381] Còn có thêm đội quân thời tiết làm cho không gian trở nên khắc nghiệt hơn khi cả năm không lấy được một ngày mưa: “Mặt trời ong ong đổ lửa Không một gợn mây Nắng như nung người”[15;152] Tất cả đều khô khốc, trần trụi dưới bầu trời rừng Miên Không một con suối nào có nước: “Cả bọn lặc lè đến một con suối cạn”, không một cơn gió mát, chỉ có nắng cháy da, cháy thịt: “nắng mùa khô Cao Miên sấy mày thành con cá mắm” Một màu hoang tàn phủ lên tất cả các màu sắc mang sự sống lại cho khu rừng Trời và đất kết hợp với nhau tạo một lưới “thiên la địa võng”, vây lấy và tiêu diệt con người trong mọi ngóc ngách của khu rừng: “Đầm lầy như một cái quan tài khổng lồ đậy nắp chôn gã không thương tiếc Chẳng hề có dấu tích của một vụ chôn sống người mà thủ phạm là thiên nhiên” Không chỉ có động vật mà thực vật cũng tham gia cản trở con người: “Các sợi dây quăn quăn nhỏ dài vừa lìa khỏi dây leo bay dịu dàng uyển chuyển như sợi tóc ( ) Đậu đòn gánh mà Tùng cứ nghĩ là ruột non ruột già Ma Lai”[15;130] Nhưng những chướng ngại vật trên mặt đất vẫn chưa đủ mạnh để tiêu diệt bốn con người có ý chí sắt đá muốn tìm ra lối về khi mất la bàn và cả bản đồ Họ vẫn cố vượt qua, không lùi bước dù nhiều lúc họ rất sợ nhưng họ vẫn tiếp tục hành trình tìm đường sống của mình Để có được hình ảnh thiên nhiên sống động, là tác nhân gây hại cho con người đến mức khốn cùng, Sương Nguyệt Minh đã sử dụng rất nhiều các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa, phóng đại… Có lẽ, trong văn xuôi Việt nam đương thời đã có nhiều tác giả sử dụng các biện pháp tu từ này nhưng để đạt đến sự hoàn chỉnh trong không gian của môi trường chiến tranh thì chính ông là người đã miêu tả “không gian cản trở” bất trắc, hiểm trở đã ngăn cản liên tiếp cuộc hành trình của bốn con người thuộc hai phía địch - ta đang nương tựa lẫn nhau
Cũng như thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật Không có hình tượng nghệ thuật nào mà không có không gian nghệ thuật, không có nhân vật nào mà không có nền cảnh của nó Bản thân người kể chuyện hay nhà thơ, nhà văn cũng nhìn sự vật trong một khoảng cách, một góc nhìn nhất định Không gian nghệ thuật biểu hiện quan niệm về trật tự thế giới và sự lựa chọn của con người.Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Miền hoang được chuyển hóa liên tục, bối cảnh đa dạng và mới lạ, nhân vật được đặt trong nhiều tình huống ngặt nghèo phải vượt qua để đi đến cái đích là con đường đi Siêm Riệp
Bên cạnh không gian cản trở để thách thức sự thông minh, lòng kiên nhẫn, ý chí của con người là không gian yên bình: “Rừng hoang rùng rùng sức sống Ánh nắng ban mai chiếu xiên xiên qua kẽ lá ( )tiếng chim chích chòe cãi nhau, tiếng công gù gù đâu đó xa gần Bình minh đẹp lạ lùng”[15;130] Là không gian mới để con người có những phút giây an yên, không sợ hãi Những phút giây hồi tưởng lại những điều tốt đẹp trong quá khứ mà vẽ nên niềm hy vọng cho ngày mai tươi sáng: “Càng đi, rừng càng sáng và thưa hơn Không trung mở ra trước mắt, nhìn thấy cả chân trời”[15;275] Đấy là con đường mà Sa Ly và Tùng đang đi Có lẽ một chân trời mới, tươi sáng đang đợi họ ở phía trước Để chống chọi lại cái đói khát giữa rừng đang mùa khô thì thiên nhiên lại cứu rỗi họ:“Cơn mưa mát lành thần kì giữa mùa khô đến nhanh bao nhiêu thì tạnh cũng chóng vánh bấy nhiêu Mưa đang đổ như trút nước, rồi nhẹ hạt, rồi lắc rắc, rồi ngừng hẳn
Trời quang Mây tạnh.”[15;282] Cứ tưởng rừng Miên chỉ cho mặt trời đổ lửa xuống cánh rừng, nhưng ở những phút giây sự sống bị kiệt quệ thì nó lại ban phát một cơn mưa mát lành để cứu rỗi mảnh đất khô khốc này cũng như cứu rỗi những linh hồn nhỏ bé đang chết dần chết mòn:“Nước trong leo lẻo loang sóng rồi tĩnh lặng, nhìn thấy vài con cá lớn cá bé lượn lờ ở các độ sâu nông khác nhau”[15;404] Sự sống đến với họ những lúc họ tuyệt vọng nhất để đem lại niềm tin mới cho hành trình dang dở của bốn con người lưu lạc: “Rừng Miên hoang vắng Chim chóc vắng bóng, vắng tiếng kêu, cứ như là chúng rủ nhau bay vượt qua đường xích đạo đi lánh nạn hết về phía nam bán cầu Chỉ có hai người, một cô gái, một chàng trai, hai quốc gia, hai quốc tịch, hai sắc tộc và một rừng hoang”[15;264] Có những lúc rừng Miên như con thú nuốt chửng bốn con người còn sót lại, nhưng có đôi lần rừng Miên lại khoác lên mình sự bình yên lạ thường Không còn tiếng súng đạn nổ rân trời, không còn tiếng hú rợm người của thú dữ và chim cũng vắng tiếng hót, chỉ còn lại sự hoang vắng của rừng Tất cả như làm nền cho hai người kia, một trai, một gái Đôi lúc cần một chút bình yên để con người ta được yêu thương lẫn nhau, để họ biết họ cần nhau và để rừng hoang dã trở nên dịu dàng Khu rừng già không chỉ có nước uống mà những lúc đói cồn cào rách ruột nó lại ban tặng trái ngọt:“Bọn tui dừng chân nghỉ ngơi bên khe suối cạn Mừng rơn, như buồn ngủ gặp chiếu manh, như đói lòng ăn trái sung xanh” “Lủng nhủng những quả vả mật rơi xuống gốc cây u sần, lổn nhổn trên mặt đất” “Vả chín màu đỏ sẫm to như cái bát con, cầm nặng tay”[15;292] Thiên nhiên có thể giết chết con người thì cũng đem lại sự sống cho họ Lúc này, thiên nhiên đã ban tặng tất cả những gì quý giá trong thời điểm sự sống lụi tắt bằng một cơn mưa mát lành về trên khe suối cạn, những trái vả chín mọng rơi dưới gốc Thiên nhiên không chỉ cản trở hành trình của bốn con người lưu lạc mà thiên nhiên còn đem lại cho họ một không gian yên bình, hiếm có trong khu rừng Miên hoang dã tại thời điểm chiến đấu ác liệt Niềm vui và cả sự hi vọng về mầm sống dần dần được khơi lại trong tâm hồn những kẻ lưu lạc: “Những quả vả mật làm cho bọn tui khỏe ra, tỉnh táo và sảng khoái sau những ngày đói khát, chật vật, khốn khổ kiếm từ thứ lá cây, củ, quả bỏ vào miệng” Như được tiếp thêm sức mạnh, được bồi dưỡng lại thể xác, những con người lưu lạc kia lại có thêm niềm tin vào một ngày mai mình sẽ thoát khỏi khu rừng hoang dã, được về nhà, được ngồi bên mân cơm gia đình Hy vọng về một ngày mai tươi sáng lại bừng sáng trên gương mặt khô khốc kia bởi thiên nhiên đã ban tặng cho họ
Dần dần không gian của rừng núi hoang vu không có sứ sống được chuyển qua không gian mới Sau cuộc ẩu đã giành miếng mồi ngon với bầy sói đã làm cho cả bốn con người kia mệt lã, bất lực, tuyệt vọng và thiếp đi lúc nào không hay Trong mê man, Tùng lại chìm trong giấc mơ được ở nhà Lần này giấc mơ của anh là đêm trước ngày nhập ngũ với người thân Và không gian gia đình đem lại cảm giác bình yên cho nhân vật: “Nhà rộn rã tiếng người thân, và bà con hàng phố đến chia tay một chàng trai phố vào bộ đội” Rồi tiếng cười nói của mọi người cứ vọng về trong tâm trí Tùng Hình ảnh người yêu anh, “Cái Thùy đứng lấp ló ngoài gốc cây sấu” sợ sệt, e thẹn không dám vào lại òa về trong giấc chiêm bao “Ánh đèn đường vàng ệch Cây sấu già vặn mình Lá vàng tươi chao chác rơi”: đã xóa tan đi cái không gian lạnh lẽo, đầy mùi hôi thối của bầy chó sói trong hang, xóa tan đi cơn đói khát đang hành hạ thân xác anh và xóa cả đi những gì chiến tranh đã gây ra cho anh, đưa anh về với quá khứ, về với gia đình, người thân, về với những ngày tháng sống bình yên ở Hà Nội Hình ảnh
Thời gian nghệ thuật
Tháng 10 năm 2014 chính là mốc thời gian tiểu thuyết Miền hoang đến với bạn đọc, nhưng thời gian diễn ra câu chuyện lại là những tháng năm 1979 Vậy, thời gian sự kiện đã lùi lại khoảng 35 năm từ khi tiểu thuyết ra đời Chính khoảng thời gian dài 35 năm đã ám ảnh tác giả; những mảng kí ức về cuộc chiến, về đồng đội và chính bản thân trong cuộc chiến nơi chiến trường vẫn còn ám ảnh ông trong thời bình
Những nhân vật bị đẩy vào một khoảng thời gian nhất định: “Rừng Miên đang mùa khô” Dựa vào văn bản thông tin đầu tiên của tác phẩm “Đài phát thanh Băng Cốc, 8.1.1979” nói về cuộc chiến của Quân đội Tình nguyện Việt
Nam tấn công vào sào huyệt Khmer Đỏ ngày 7.1.1979 Có lẽ chính thời điểm đó, bốn con người vừa địch vừa ta bị lạc, và cũng chính là thời gian bốn con người bắt đầu hành trình của mình Đây chính là thời gian tuyến tính của câu chuyện Thời gian cuộc hành trình được ghi chép tỉ mĩ trong mỗi chương Trong 88 chương thì chương nào cũng có một mốc thời gian để người đọc không bị nhầm lẫn thời gian nhờ vào các thông cáo báo chí Nhờ chính nó mà những nhân vật trong câu chuyện cũng như người đọc không bị quên lãng
Dòng thời gian thiên nhiên cũng là một trong số dòng thời gian giúp nhân vật ý thức được sự tồn tại của bản thân cũng như sự trôi chảy của thời gian Để diễn tả sự trôi chảy của thời gian, tác giả đã sử dụng hình thức giãn thời gian theo điểm nhìn của từng nhân vật Đầu chương 36 là hình ảnh ánh trăng: “Trăng suông Con kên kên trụi lông đầu lại xuất hiện từ chập tối” theo dòng thời gian của nhân vật Lục Thum Ở mỗi chương tác giả lại cho nhân vật của mình tự kể chuyện theo ngôi kể thứ nhất nên thời gian của các nhân vật dù giống nhau vì họ đang trong một cuộc hành trình nhưng khác nhau hoặc được lặp lại nhiều lần Với việc chia nhỏ thời gian theo từng điểm nhìn của nhân vật sẽ làm cho người đọc sẽ rất khó phân biệt được thời gian xảy ra câu chuyện vì nó đã bị đổi theo từng nhân vật Điều này gây ra cho người đọc cảm giác như chính họ cũng bị mất phương hướng, không tìm được lối ra và cũng không nhận biết được nhân vật của mình đã trải qua bao nhiêu ngày chống chọi lại cái đói, cái khát, cái hiểm nguy đang rình rập để được sống Để khắc phục sự ý thức thời gian vật lí, Sương Nguyệt Minh đã cố xây dựng các tình huống mà nhân vật đối diện trong một thời điểm chưa được xác định rõ Nhưng thông qua đó, thời gian đến với người đọc làm cho họ không bị mất về ý thức thời gian như các nhân vật mà tác giả cố tình xây dựng “Hình như đã sang chiều từ lâu Không, đã sắp tối Tùng chẳng biết mình đã thiếp đi qua bao nhiêu thời gian Một đêm một ngày, hay hai đêm hai ngày?”[15;242]
Chính sự dầm sương phơi nắng, cái đói khát đã đánh gục anh khiến anh không còn nhận ra mình đang ở đâu và ở khoảng thời gian nào Chỉ biết có ánh nắng là ban ngày còn lại là ban đêm Tùng quên cả thời gian mình đã bị bắt làm tù binh cho bọn Pol pot là bao lâu và khoảng thời gian mình chạy trốn là mấy ngày Cái đói khát, sự sợ hãi và cả sự đớn đau của thể xác đã khiến anh quên bén đi mất về khái niệm thời gian Chính sự lạc đường vì mất la bàn, mất bản đồ đã làm cho những bốn con người cả địch lẫn ta bị mất ý thức thời gian Từ đó đưa bốn con người ấy từ trạng thái lạc đường sang lạc loài
Thời gian đang trôi chảy hướng đến sự tiêu điều của thiên nhiên: “Đang cuối mùa khô, lòng suối rộng cạn trơ không có nước” cũng như con người đang phải đối diện với thời gian nghiệt ngã của chiến tranh Chính sự vô thức về thời gian của các nhân vật: “ cả bọn đã đi lạc lung tung ở trong rừng bao nhiêu ngày Gã bảo chịu không nhớ Hỏi cô y tá câm, cô cũng lắc đầu Tùng ang áng chừng đời mình bị cột với kẻ thù như hình với bóng khoảng ngày thứ hai mươi, hoặc ba mươi là cùng” đã kéo theo những thứ tồn tại khác cũng dần mất đi sự tự ý thức thời gian: “Chẳng ai dám chắc họ đã bị cách ly thế giới loài người bao lâu, chỉ ang áng khi bất ngờ nhận ra thằng nào cũng râu tóc dài ra rũ rượi Một khi chẳng nhớ đến ngày đêm nữa, và cũng chẳng biết đang ở chỗ nào thì đầu óc đã bấn loạn, u u minh minh lẫn lộn rồi” Để cuối cùng nhận định một câu: “Hóa ra, cả lũ đang mất dần ý thức về thời gian”
Cái hay của thời gian nghệ thuật còn thể hiện ở cách đo thời gian của nhân vật Mỗi nhân vật có một cách đo thời gian khác nhau Đối với tên Rô thời gian được đo bằng những thú vui trụy lạc, dã man, biến thái “Chẳng biết nửa ngày, hai phần ba ngày hay trọn một ngày giam chân ở cái hố chó chết này” Nhưng khi bị dồn vào chỗ sống dở chết dở, thời gian được Rô cảm nhận gắn liền với cái đói, cái khát: “Trời đã sang chiều, chẳng biết đi đâu về đâu, mà cả bọn đang đói lả” Vậy là thêm một ngày cả bọn, bốn con người bị giam chân tại chân dãy núi Đăngrếck trong khu rừng Miên rộng lớn Thời gian cũng được đo bằng các hoạt động hữu ích Nhân vật Tùng đã tính tuổi mình từ những năm tháng còn ngồi trên ghế giảng đường đại học cho đến những năm tháng tham gia chiến đấu tại chiến trường K để rơi vào hoàn cảnh oái ăm như ngày hôm nay “Tùng ang áng chừng đời mình bị cột với kẻ thù như hình với bóng khoảng ngày thứ hai mươi, hoặc ba mươi là cùng”, “Tùng thiếp đi từ nữa khuya, hay gần sáng cũng chẳng biết”[15;381] Tùng nhớ lại những ngày khiêng Lục Thum: “Tôi nhớ lại: Ngày thứ tư, Ngày thứ năm, Ngày thư sáu, Ngày thứ bẩy, Ngày thứ…” Cái đói khát đã làm anh quên đi mình đã ở trong khu rừng này bao nhiêu ngày Thời gian được kéo dài hay ngắn còn tùy thuộc vào sự xây dựng nhân vật và những tình huống bắt buộc phải trải qua dành cho các nhân vật Và nó còn tùy thuộc vào thái độ của nhân vật đối với chiến tranh, đó là “thời gian tâm lý”: “Chẳng ai bảo ai nữa, mỗi người lại đeo đuổi một y nghĩ riêng vừa lo sợ, cừa bất an trong màn đêm tuyệt vọng”[15,381] Cả địch và ta đều không muốn mình rơi vào cảnh chiến này nhưng trớ trêu thây tất cả họ đều bị lôi vào vòng xoáy ấy nên họ cảm thấy thời gian trôi qua quá chậm trong khi thời gian để đến cái chết thì quá cận kề, chỉ trong tích tắc: “Trời đã sang chiều, chẳng biết đi đâu về đâu, mà cả bọn đang đói lả”, “Trời xâm xẩm tối”, “Một đêm nữa đến”, “Nữa đêm về sáng”, “Sáng”
Thời gian bị chậm lại bởi những đoạn suy tư, hồi tưởng quá khứ của Tùng và Sa Ly Tác giả đã sử dụng loại thời gian đối sánh - quy kết với hai nhân vật này Nhờ hiểu rõ về quá khứ và nội tâm hai nhân vật, người đọc sẽ dễ dàng thông cảm, trân trọng những nhân vật Mỗi chương là sự thay phiên đổi ngôi của các nhân vật Tác giả đã phân công vai trò, vị trí của mỗi nhân vật là ngang hàng nhau nhưng trong mỗi chương không phải nhân vật nào cũng được tác giả cho bộc lộ thời gian hồi tưởng của mình Trong bốn nhân vật, quá khứ được gọi về ít nhất qua hai nhân vật tàn quân Pot Pol, đó là Rô và Lục Thum; để thời gian hồi cố được mời gọi, Sương Nguyệt Minh đã dành ưu ái hơn cho hai nhân vật chính diện: Tùng, Sa Ly - cô y tá câm Nhưng sự phân chia thời gian hồi tường cũng có sự phân cấp Ở nhân vật Tùng, do là một thanh niên trẻ mới hai mươi tuổi xuân xanh, phải bỏ dở chuyện học hành, gia đình, bạn bè và cả người thương để vào chiến trường chiến đấu khi tay vẫn quen cầm bút hơn súng, vẫn quen hít thở bầu không khí yên tĩnh của Hà Nội không tiếng súng, đạn gầm thét, không tiếng thú dữ hú rợn người Trong cảnh đói khát, miếng ăn đưa tới miệng mà còn bị giật thì không chịu được nữa Tùng lại mê man trong giấc mơ: “Trong mê man, Tùng mơ thấy đang ở nhà mình trong đêm trước ngày nhập ngũ… Nhà rộn rã tiếng người thân, và bà con hàng phố đến chia tay một chàng trai phố vào bộ đội” Tùng nhớ lại cái ngày mà mình còn ở nhà, được nghe thấy tiếng gọi thân thương của người thân, được ôm người con gái mình yêu vào lòng trước ngày nhập ngũ và bị lũ bạn trêu chọc khi thấy cảnh hai người hôn nhau Lật lại kí ức, Tùng thấy mình đang ở quê hương Việt Nam, được đứng trên chính mảnh đất thủ đô Hà Nội vào mùa thu lá vàng rơi Những kí ức đẹp chợt về trong giấc chiêm bao của Tùng sau cơn đói và mệt lả người Rồi giấc mơ đẹp về cảnh gia đình được sum họp bị đứt đoạn, thay vào đó là những hình ảnh khác: “Giấc mơ đứt đoạn, những hình ảnh mới xuất hiện trong cơn mê man của Tùng” Giấc mơ lại đưa Tùng lại căn nhà, lúc này là thời điểm cả bọn bạn học của Tùng kéo vào ngồi nghe anh rể Thà kể chuyện đánh nhau ở chiến trường K, kể chuyện quân Pol pot sát hại lính tình nguyện Việt Nam như thế nào Trong đoạn thời gian hồi tưởng này, sự tàn bạo của chế độ diệt chủng Khmer Đỏ mà đặc biệt là sự dã man của đội quân Pol pot:
“Bọn chó đen tàn độc ấy căng người thằng Hanh ra đóng năm cái cọc: hai cọc đóng vào hai bàn chân Hai cọc đóng vào hai bàn tay Một cọc đóng vào miệng xiên xuống đất” Những số phận con người vô tội bị kéo vào thảm cảnh mà đến khi chết cũng không được lành lặn như thằng Hanh Đó cũng là một trong nhiều cách mà bọn diệt chủng Khmer đỏ hành hình những đồng loại của mình Rồi kế tiếp những giấc mơ lần lượt đến:“Giấc ngủ trôi đi và giấc mơ chợt đến Tùng trôi vào không gian khu đền tháp đổ nát hoang tàn”,“Ta ngất lịm đi lúc nào chẳng biết Ngất rồi trôi vào mộng mị Khó hình dung nổi mình đang ở đâu?”.Cái đói khát và cả nỗi sợ hãi từ cuộc hành trình đưa anh từ thực tại về những giấc mơ Tùng lại bị hành hạ, lần này tên Rô mặt bợm đã đẩy anh xuống con nước sâu và không cho anh lên Vì thế anh lại bị sốt: “Tôi nằm thiêm thiếp, thân nhiệt hơi tăng Trong mê man, tôi thấy mình đang đá bóng trên bãi cát sông Hồng mùa cạn” Lần này, trong kí ức của Tùng, người đọc lại được về với con sông quê hương, dòng sông Hồng che chở bao con người mưu sinh và tuổi thơ của biết bao đứa trẻ gắn bó với con sông Hồng, trong đó có Tùng Rồi trong giấc mơ của Tùng, người đọc như đi cùng hành trình cùng với nhân vật Tùng đã dẫn dắt người đọc đi từ trạng thái mừng vui, hân hoan khi được về nhà sang trạng thái lo lắng, sợ hãi khi đối diện với mọi hiểm nguy của chiến trường Lúc này, trong cơn sốt Tùng dẫn chúng ta về miền kí ức với người chỉ huy tên Du: “Bổng nhiên tôi cảm thấy luồng gió lạnh thổi luồn qua hông… Tôi lờ mờ thấy bóng anh Du nhẹ nhàng như con báo bò luồn đến gần mình” Để cuối cùng của giấc mơ, anh về với thực tại mơ hồ: “Cái bóng mờ đen vẫn im lặng bò đến gần Và bổng nhiên, tôi rơi thõm vào vùng say giấc, không hề biết gì nữa… Thời gian không xác định” Nhận vật lại trở về trạng thái hoang mang như nhân vật và cũng không biết nhân vật của mình đang ở thời gian nào của cuộc hành trình Mơ hồ, không xác định được phương hướng và cả thời gian Thời gian, trật tự cứ bị xáo trộn theo dòng kí ức của nhân vật, đan xen giữa hiện tại, quá khứ và tương lai trong nhân vật Tùng Đối với Sa Ly - cô gái câm thì kí ức là tài sản quý giá nhưng cũng đầy ắp sự đau buồn luôn chực chờ và hành hạ cô mỗi lúc: “Trong lòng tui gia sản kí ức đau buồn thức dậy và hành hạ tui khủng khiếp: Đòn roi Lưỡi xẻng Cán cuốc Bàn mai… tới tấp bổ xuống đầu kẻ yếu ớt vác đất không lê nổi bước” Trong những kí ức đau buồn cũng có ít lắm những lúc khi cô nghĩ về gia đình Có lẽ những lúc con người ta trải qua một điều gì đó khủng khiếp thì thứ đầu tiên được gọi về trong tâm thức họ chính là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn - gia đình Và Sa
Ly cũng giống như biết bao nhiêu người khác cũng có một gia đình, một kí ức tuổi thơ, có thể vui hoặc buồn Đối với Sa Ly, người đọc được về với tuổi thơ của cô qua những đoạn hồi tưởng về một tuổi thơ vừa có vui vừa thấm đẫm những nỗi buồn không bao giờ xóa nhòa: “Tui còn nhớ cái biệt thự ở ngoại ô Phnom Pênh, cách nhà hơn cây số là đến khu trường đại học” Trong kí ức về ngôi nhà, bao điều tốt đẹp lại về với cô Nào là ước mong của Mẹ sau này: “Con lớn lên sẽ học thành bác sĩ như mẹ học ở đó” Cái ước mong của của mẹ từ cái thuở cô còn là đứa bé ở cái tuổi lên sáu đến bây giờ cô vẫn còn ghi nhớ Hiện tại không làm bác sĩ nhưng cô đã là cô y tá trong chiến trường Vậy là cái ước nguyện đó của mẹ cũng xem là cô đã thực hiện được nhưng thực hiện trong cái hoàn cảnh bị bắt buộc của chiến tranh Cứ như thế những hồi ức về những năm tháng sống vui vẻ, êm đềm, tươi đẹp bên ba mẹ lại trở về trong cô: “Mẹ đi làm bệnh viện, đôi khi trực đêm, tui chui vào lòng cô bảo mẫu ngủ… chiều thứ bẩy, cha từ cảng Sihanoukville về nghỉ, chủ nhật sum vầy” Nhưng cái hạnh phúc nhỏ của cô liệu có trọn vẹn không? “Nhưng rồi, cái hạnh phúc bình dị ấy bổng một ngày tan nát Quân lính áo đen Khmer Đỏ tràn về thành phố”: Vậy là kí ức hạnh phúc, vui vẻ đến đây bị cắt một cái bụp Chỉ còn lại những đoạn kí ức đau buồn kéo mãi về sau cho đến hiện tại: “Ôi trời ơi! Cha lĩnh trọn một băng đạn từ trong phòng bắn ra Cha gục xuống ngay cửa nhà mình… Mẹ nhào ra ôm lấy cha Tui chạy nhào ra ốm lấy cả mẹ và cha Máu đỏ đẫm sàn nhà” Có nỗi đau nào đau bằng nỗi đau mất người thân Có cảnh nào đớn hèn bằng cảnh chứng kiến người thân mình rời khỏi vòng tay mình, trước mặt mình, mà không thể làm được gì Trong cái thế giới này thì biết bao nhiêu cảnh đớn hèn đã bủa vay lên tâm hồn những thân phận con người vô tội Chợt những hình ảnh ấy lại đưa cô về với thực tại: “Lúc này, cánh đồng chết lại hiện ra trước mắt tui” Những dòng kí ức chợt đến rồi vội đi trong những lúc Sa Ly trải qua một điều gì đó ở hiện tại
Trong truyện các nhân vật không xác định rõ được thời gian Nếu không nhờ các bảng thông cáo, báo chí mỗi chương thì các nhân vật mãi bị lưu lạc trong miền kí ức hoang dã này Do vậy, thời gian tâm lí trở nên mâu thuẫn hàn toàn với thời gian vật lí Để diễn tả sự trôi chảy của thời gian, tác giả đã sử dụng nhiều hình thức để kéo dài cái thời gian xảy ra câu chuyện để nhân vật có điều kiện bộc lô cái thời gian tâm lí của mình hơn
Sự dằn xé bản thể con người giữa một bên là tâm hồn còn một bên là lí trí Tâm thì bảo làm nhưng lí trí lại không cho phép hành động như vậy Đó là sự dằn xé bản ngã của Tùng trong cuộc chiến này “Lạnh cả gáy, tôi muốn kêu lên: “Ta đây! Mày chém ta đi, không được nhục hình cô ấy”, nhưng tôi không kêu được.”
[15;213].Sau một cuộc chạy trốn dài cùng với nỗi sợ hãi vốn dĩ đã tồn tại bên trong con người Tùng, giờ lại thêm đuối sức Nỗi sợ ấy lại lây lan chiếm ngự cả linh hồn anh lính tình nguyện trẻ và kết quả là sự tưởng tượng, là cảm giác có lỗi với cô y tá câm khi Tùng đã bỏ lại cô y tá một mình với hai tên lính áo đen mặt bợm, biến thái để tháo chạy, tìm đường sống, nhưng càng chạy trốn thì Tùng càng không tìm ra lối ra và lại một lần nữa bị lạc loài và thấy cô đơn Lúc bị bắt làm tù binh trong người Tùng chỉ có cảm giác sợ nhưng chưa nhận ra rõ cảm giác lạc loài như bây giờ.Những viễn cảnh về cuộc hành hạ xác thịt đồng đội hay cô gái câm cứ thế đến trong giấc chiêm bao của anh một cách từ từ, tự nhiên như vốn dĩ nó đang diễn ra ngoài đời thật Có lẽ cuộc sống đời thực đã ám ảnh con người trẻ này để đến trong giấc ngủ cũng không được yên bình mà phải quằn quại Những cảm xúc, những hình ảnh rất chân thật “Tôi chỉ kịp nhìn thấy những giẻ xương sườn cô gái trắng ởn chìa ra Tên lính áo đen vứt bịch cái vú xuống đất Không hề chảy máu Cái vú bị cắt nhảy tưng tưng giống hệt cái vú cao su rồi đứng im như chiếc phễu bất động” [15;214] Sau một đêm chạy trốn với nỗi sợ hãi và khát khao được sống, phải sống để về với mẹ sống dậy trong Tùng, nhưng anh chợt nghĩ:“Nhưng rồi lại một ý nghĩ khác chèn trong đầu anh:Còn cô gái câm?” Cô gái câm đó chính là Sa Ly người đã ra sức giúp đỡ anh trước những đòn roi, mũi súng của tên Rô, người nữa đêm đã bất chấp tất cả sự hành hạ thể xác để cắt dây trói cho anh chạy trốn Tùng cứ suy nghĩ, vấn vương cô gái câm bởi trách nhiệm của một người con trai không thể bỏ người con gái mình quan tâm, trách nhiệm của một con người không thể bỏ rơi đồng loại của mình Chính những suy nghĩ ấy cứ giày vò tâm can Tùng, khiến anh không thể đi được Rồi một suy nghĩ khác dần hiện lên trong anh: “Nhưng rồi, anh lại tự nhủ: Làm thằng lính chiến không nên ủy mị, yếu đuối, nửa vời Chiến tranh là mạnh được yếu thua Phải biết trân trọng từng giọt sống, nhưng cũng phải biết tận dụng mọi cơ hội sống”[15;241] Lúc này Tùng hoang mang trong mối suy nghĩ như tơ vò, càng gở càng rối Nhưng có lẽ ý thức được sống nó lớn và chế ngự cả ý định muốn cứu cô gái câm trong Tùng Cơ hội sống mà Sa Ly trao cho Tùng, anh phải biết tận dụng, không được phụ dù lòng anh cũng không muốn làm như thế Là một người lính, lại là lính tình nguyện Tùng không cho phép mình ủy mị, yếu đuối Như thế là hèn nhát Chiến tranh là phải mạnh mẽ, phải dũng cảm và đôi khi phải từ bỏ những thứ không cần thiết để sống: “Đôi khi trong chiến trường con người phải ác để tồn tại, thì cái thiện ở chiến trường có đất sống không?”
Sự dằn xé của bản ngã khiến một người thanh niên tuổi đôi mươi phải nhọc tâm, đắn đo, suy toán để làm sao cho vẹn trọn nhưng không được, thực tế chiến trường không cho phép và chưa từng có sự vẹn trọn ấy Để cuối cùng Tùng lựa chọn cách tồn tại cho bản thân mình trước rồi mới tính chuyện nhân nghĩa Có lẽ trong khoảng không gian của khu rừng hoang dã với sự nguy hiểm đang rình rập thì việc có thể sống là lẽ phải làm Và càng suy nghĩ Tùng lại càng hoang mang Với nhân vật Lục Thum, sau khi bị đồng loại bỏ lại, đêm hôm ấy: “Trăng suông” “Nhìn trăng thì lạnh lẽo…” Lục Thum đã có thời gian ngồi suy nghĩ, nhìn thấy trăng lạnh lẽo cũng có nghĩa là ông cũng nhận ra mình cô đơn giữa chốn núi rừng hoang vu này khi bên mình không còn một ai: “Chỉ còn mình ta
Vậy là tan, là rã đám Ta nghĩ đến hoàn cảnh thê thảm này thế nào cũng xảy ra Nhưng, ta không ngờ nó lại đến quá sớm”[15;267] Tâm trạng Lục Thum dường như thay đổi hẳn, từ một ông lớn của đội quân Pot pol hùng mạnh không bao giờ nao lòng hay sợ sệt bất kể điều gì, dù là thẳng tay bóp cò giết đồng đội của mình Nhưng lúc này, khi mọi thứ thay đổi, ông cũng thay đổi suy nghĩ Sự cô đơn trong khu rừng hoang rộng lớn, sự bỏ rơi của đồng loại khiến ông tuyệt vọng và chưa bao giờ ông suy nghĩ nhiều như bây giờ Đã có mười điều có thể xảy đến với ông đang nhảy ra trong đầu, đó là: “cơ may đụng phải phum người Khmer thì chắc sống trăm phần trăm” hay “mỗi đứa chết gục ở một xó rừng khác nhau” hoặc “đứa sống sẽ buộc phải ăn thịt đứa chết để tồn tại” Lục Thum rơi vào trạng thái hoang mang, lo sợ và cả tuyệt vọng, ông đã nghĩ đến nhiều cảnh tượng về cái chết của mình qua sự lặp lại của khẩu ngữ “Thà rằng” ở mỗi câu: “Thà rằng, đánh nhau tanh bành chết mẹ nó đi còn nhẹ nợ Thà rằng, tự nguyện cột chân vào súng 12ly7, chết oanh liệt… Thà rằng, … bị xử bắn… Thà rằng, nằm trên bụng gái đẹp bị phạm phòng chết ngắc…” Rồi để cuối cùng ông phải thốt lên một câu: “Đằng này, ta chẳng khác gì con thú hoang bị trúng tên, sống không xong chết chẳng nổi”[15;269]
KẾT LUẬN
Miền hoang, cuốn tiểu thuyết về người lính Việt Nam trên chiến trường
Campuchia, năm 1979 Tiểu thuyết Miền hoang kể về chuyến lang thang vô định không xác định phương hướng vì mất la bàn và bản đồ trong khu rừng Miên vào mùa khô khắc nghiệt của một nhóm “lữ hành” kỳ quặc Nhóm “lữ hành” gồm bốn nhân vật vừa đich vừa ta Bốn con người ấy là nhân vật chính của câu chuyện cũng là bốn người duy nhất trong chuyến hành trình tìm sự sống mà Sương Nguyệt Minh đã xây dựng Chuyến hành trình bắt nguồn từ trận phục kích quân Pol pot với bộ đội Quân tình nguyện Việt Nam, cuối cùng chỉ còn bốn người sống sót Sự nghiệt ngã của chiến tranh đã gắn kết bốn kẻ xa lạ lại với nhau Mỗi nhân vật lại mang trên vai mỗi thân phận khác nhau, đại diện cho mỗi lớp người khác nhau Lục Thum và tên mặt bợm Rô là hai nhân vật thuộc kiểu thân phận biến thái, đại diện cho chế độ diệt chủng Khmer Đỏ man rợ, dã man
Cô gái duy nhất trong đoàn, Sa Ly, cô y tá bị câm Cô đại diện cho những người phụ nữ Khmer chịu ảnh hưởng nặng nề của chế độ diệt chủng Cô mang thân phận của người phụ nữ bị bóc lột, bị chà đạp thể xác lẫn tâm hồn Nhưng cả ba con người đều cùng tiếng nói, cùng màu da, chỉ có Tùng, anh thanh niên tình nguyện Việt Nam là sắc tộc khác, tiếng nói khác Tùng đại diện cho những người lính tình nguyện Việt Nam tham gia trên chiến trường K mang thân phận của người bị chiến tranh xô đẩy Mất bản đồ và la bàn, họ lạc giữa rừng sâu, mất ý thức thời gian Nhưng tiểu thuyết vẫn giữ tính thời gian đó cho người đọc bằng các thủ pháp tư liệu, những đoạn trích báo chí đương thời ở đầu mỗi chương Thời gian thì gắn liền với không gian Một không gian rộng lớn của khu rừng Miên được mở ra trước mắt người đọc với không gian huyền ảo của Ma Lai, người Rắn Hay không gian hiện thực khắc nghiệt của rừng Miên mùa khô với những nguy hiểm mà nhân vật hoạt động, thấy được nhân vật đã trải qua những thách thức gì của chiến tranh và thiên nhiên Sự khốc liệt, dữ dội và nỗi ám ảnh về cuộc chiến mà tác phẩm Miền hoang đã lột tả thành công, đủ để người đọc cảm nhận được những trang tiểu thuyết này gần như được viết bằng máu của đồng đội và của chính tác giả Qua đó, người đọc sẽ nhận ra được sự gian khổ, thiếu thốn của những người lính tình nguyện Việt Nam trên đất bạn Những thảm họa mà nạn diệt chủng Khmer Đỏ đã gây ra cho nhân dân Campuchia mà nỗi đau vẫn âm ỉ đến tận hôm nay Trên hết, bạn đọc sẽ thấy được hành trình gian nan mà bốn nhân vật đã trải qua trong hành trình tìm sự sống; hành trình đi từ trạng thái lạc đường, lạc phương hướng sang lạc loài trong thế giới hiện đại Để thấy được sự thấu hiểu, đồng cảm của tác giả với chính nhân vật cũng như đối với những người lính đã tham gia chiến đấu tại chiến trường K Điều đặc biệt trong tiểu thuyết: nỗi ám ảnh của người lính về những ngày kháng chiến trên chiến trường Campuchia, ám ảnh về những người lính lạc rừng hay nói khác là ám ảnh về sự lạc loài Lạc ngay trong mảnh đất họ đang sống, bởi họ luôn ám ảnh về cuộc sống nơi chiến trường ác liệt
Mượn hình ảnh của những thân phận con người tham gia chiến đấu ở chiến trường K để vẽ lên được bức tranh chiến tranh nơi hoang dã mà người lính phải trải qua, nhưng xét đến cùng, nó vẫn là “vỏ ngoài” biểu tượng cho cuộc chiến sinh tồn luôn giáp ranh giữa sự sống chết của con người Bao thây người bỏ lại chiến trường, chất hàng đống trên những cánh đồng, trên những con đường Những thây lính, cả lính tình nguyện Việt Nam lẫn quân Polpot nằm ngỗn ngang, đó là miếng mồi ngon cho lũ Kên Kên, sói,… Thế nhưng, điều nghiệt ngã, đau đớn nhất là con người lại ăn chính đồng loại Họ có thể sẵn sàng moi ruột gan, phanh thây đồng đội để duy trì sự sống và chống chọi với hiểm nguy đang rình rập xung quanh Họ có thể sẵn sàng lăn xả vào một người phụ nữ, cướp đi cái quý giá nhất của người con gái như một bầy trâu điên để thỏa dục vọng thấp hèn của mình mà không một chút hối hận, đến nỗi cô gái ấy phải bị câm Nhưng rốt cuộc đến những trang cuối cùng của tiểu thuyết, các nhân vật cũng “mò ra được cái „bến‟ mà không bị đầm lầy nuốt chửng” , thoát được ma trận rừng xanh để tìm được
“một đường nhựa đi Siêm Riệp, Biển Hồ” Nhưng liệu rằng con đường ấy có phải là con đường đưa họ đến với cuộc sống mới không hay để rồi họ lại lạc loài giữa cuộc sống thời bình với nỗi ám ảnh về chiến tranh
Tác giả Sương Nguyệt Minh đã tạo ra một nét riêng trong phong cách hành văn của ông Không đi theo đề tài quen thuộc của các nhà văn khác, ông chọn riêng cho mình cách viết khác, không chung nhưng lại chung Đọc văn
Miền hoang Sương Nguyệt Minh, ta thấy rõ cái “ý” nói về bản năng sống của con người và sự trớ trêu, trái khoáy của cuộc đời Chính sự trớ trêu của cuộc đời đã biến những con người tràn trề một bản năng sống thành những thân phận bi hài Với Miền hoang, tác giả muốn đưa ra thông điệp về bài ca sức sống mãnh liệt của con người, về niềm tin yêu con người và khát vọng sống trong an lành, hòa bình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trần Thị An (1990), Về một phương diện nghệ thuật của thơ ca tình yêu, Tạp chí Văn học số 6
[2] Phan Đệ Cự (2007), Truyện ngắn Việt Nam: Lịch sử - Thi pháp - Chân dung, NXB Giáo dục Hà Nội
[3] Nam Cao (2014), Chí Phèo, NXB Văn học
[4] Hà Minh Đức (chủ biên) (2000), Văn học, NXB Giáo dục
[5] Lê Bá Hán (chủ biên) (1997), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB ĐHQG
[6] Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, NXB Hội Nhà Văn
[7] Trịnh Minh Hương (2012), Bài giảng văn học Việt Nam sau 1975,
Khoa Ngữ văn & CTXH, Trường ĐH Quảng Nam
[8] Nguyễn Trí Huân (1980), Dòng sông của Xô Nét, NXB Quân đội nhân dân [9] Lê Khâm (2007), Bên kia biên giới, NXB Hội Nhà Văn
[10] Lê Khâm (2007), Trước giờ nổ súng, NXB Văn học
[11] Phong Lê (2003), Văn học Việt nam hiện đại, Lịch sử và lí luận, NXB KHXH
[12] Nguyễn Văn Long (2007), Văn học Việt Nam thời kì đổi mới, NXB
[13] Lê Lựu (2008), Truyện ngắn Lê Lựu, NXB Văn học
[14] Sương Nguyệt Minh (2001), Người ở bến sông Châu, NXB Hội Nhà Văn
[15] Sương Nguyệt Minh (2014), Miền hoang, NXB Trẻ
[16] Sương Nguyệt Minh (1998), Đêm làng Trọng Nhân, NXB Quân đội nhân dân
[17] Sương Nguyệt Minh (2009), Dị hương, NXN Hội Nhà Văn
[18] Sương Nguyệt Minh (2005), Mười ba bến nước, NXB Thanh Niên [19] Bùi Thanh Minh (2012), Bên dòng sông Mê,NXB Quân đội nhân dân [20] Nguyễn Thành Nhân (2014), Mùa xa nhà, NXB Trẻ