Luận văn, báo cáo, luận án, đồ án, tiểu luận, đề tài khoa học, đề tài nghiên cứu, đề tài báo cáo - Công Nghệ Thông Tin, it, phầm mềm, website, web, mobile app, trí tuệ nhân tạo, blockchain, AI, machine learning - Khoa học xã hội UBND TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA NGỮ VĂN CTXH ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tên đề tài: GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN TRONG TIỂU THUYẾT PHIÊN BẢN CỦA NGUYỄN ĐÌNH TÚ Sinh viên thực hiện NGUYỄN THỊ LIN MSSV: 2113010321 CHUYÊN NGÀNH: SƯ PHẠM NGỮ VĂN KHÓA: 2013 – 2017 Cán bộ hướng dẫn Th.S: TRỊNH MINH HƯƠNG MSCB: T34-15110-14092 Quảng Nam, tháng 5 năm 2017 LỜI CẢM ƠN Trước hết, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trường Đại học Quảng Nam, đặc biệt là quý thầy cô trong khoa Ngữ văn CTXH đã nhiệt tình giảng dạy, tạo mọi điều kiện tốt nhất để em hoàn thành chương trình đại học tại trường. Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo, ThS. Trịnh Minh Hương đã dành nhiều thời gian, tâm huyết hướng dẫn và tạo thêm động lực để em hoàn thành khóa luận. Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn quan tâm, động viên em trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn thành khóa luận. Có thể nói, khóa luận là cả quá trình tìm hiểu, nghiên cứu một cách tâm huyết của bản thân em nên đôi chỗ không tránh khỏi những sai sót nhất định. Vì thế, em mong rằng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý thầy cô để khóa luận sẽ được hoàn chỉnh hơn. Cuối cùng, em xin gửi đến quý thầy cô lời chúc sức khỏe, chúc quý thầy cô luôn vững bước và thành công trên con đường sự nghiệp trồng người cao quý. Em xin chân thành cảm ơn Quảng Nam, tháng 5 năm 2017 Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Lin LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, những gì được viết trong khóa luận này là công trình nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của thầy giáo ThS. Trịnh Minh Hương và sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô trong khoa Ngữ văn CTXH. MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Lí do chọn đề tài...................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................... 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................. 3 4. Lịch sử vấn đề ......................................................................................................... 3 4.1. Những công trình nghiên cứu chung về Nguyễn Đình Tú................................... 3 4.2. Một số công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Phiên bản ...................................... 5 5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 5 6. Đóng góp của khóa luận.......................................................................................... 6 7. Cấu trúc khóa luận .................................................................................................. 6 B. NỘI DUNG ............................................................................................................ 7 CHƯƠNG 1. NHÀ VĂN NGUYỄN ĐÌNH TÚ VÀ TIỂU THUYẾT PHIÊN BẢN . 7 1.1. Nguyễn Đình Tú - nhà văn trẻ với một bút lực sung mãn và mới lạ ................... 7 1.2. Tiểu thuyết Phiên bản – điểm sáng trong quá trình sáng tác của Nguyễn Đình Tú .............................................................................................................................. 10 CHƯƠNG 2. GIÁ TRỊ HIỆN THỰC VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN TRONG TIỂU THUYẾT PHIÊN BẢN CỦA NGUYỄN ĐÌNH TÚ ...................................... 12 2.1. Giá trị hiện thực trong tiểu thuyết Phiên bản của Nguyễn Đình Tú .................. 12 2.1.1. Nền kinh tế thị trường và việc con người phải đánh đổi mọi thứ để tồn tại ... 12 2.1.2. Sự hoành hành của thế giới tội phạm .............................................................. 16 2.1.3. Con người bị ám ảnh bởi nỗi đau trong quá khứ ............................................ 22 2.2. Phương thức biểu hiện giá trị hiện thực trong tiểu thuyết Phiên bản của Nguyễn Đình Tú ..................................................................................................................... 27 2.2.1. Không gian hiện thực – một góc khuất của xã hội ......................................... 27 2.2.2. Thời gian sự kiện - vạch trần những tội ác ..................................................... 31 2.2.3. Con giao long – một hình tượng nghệ thuật mang tính chất hiện thực........... 33 2.2.4. Giọng điệu trần thuật lạnh lùng, vô cảm ......................................................... 35 2.2.5. Ngôn ngữ nhân vật – bộc lộ bản chất xấu xa của con người ......................... 39 CHƯƠNG 3. GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN TRONG TIỂU THUYẾT PHIÊN BẢN CỦA NGUYỄN ĐÌNH TÚ ...................................... 43 3.1. Giá trị nhân đạo trong tiểu thuyết Phiên bản của Nguyễn Đình Tú .................. 43 3.1.1. Khẳng định quyền sống, được hưởng hạnh phúc của con người .................... 43 3.1.2. Vẻ đẹp tình người giữa chốn giang hồ ............................................................ 47 3.1.3. Tôn giáo – điểm tựa tinh thần trong đời sống nhiều góc khuất của con người ................................................................................................................................... 49 3.2. Phương thức biểu hiện giá trị nhân đạo trong tiểu thuyết Phiên bản của Nguyễn Đình Tú ..................................................................................................................... 52 3.2.1. Không gian nghệ thuật .................................................................................... 52 3.2.1.1. Không gian tâm linh ..................................................................................... 52 3.2.1.2. Không gian tình yêu ..................................................................................... 55 3.2.2. Thời gian theo dòng tâm trạng ........................................................................ 57 3.2.3. Hình tượng nghệ thuật .................................................................................... 58 3.2.3.1. Bóng trăng ................................................................................................... 58 3.2.3.2. Thằng chín “tháng” ...................................................................................... 59 3.2.4. Giọng điệu trần thuật mang sự suy tư, hoài niệm ........................................... 61 3.2.5. Thủ pháp huyền ảo .......................................................................................... 63 C. KẾT LUẬN .......................................................................................................... 66 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 68 1 A. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Tác phẩm văn học là một bức tranh thu nhỏ của cuộc sống hiện thực. Văn học không chỉ phản ánh hiện thực mà còn góp phần kiến tạo hiện thực. Và con người chính là trung tâm trong bức tranh đa sắc màu đó. Bởi vậy dù có nói gì đi nữa thì người nghệ sĩ cũng chỉ xoay quanh cuộc sống, nói về con người. Có thể nói để tạo nên sự khác biệt đó đòi hỏi mỗi nhà văn không chỉ phản ánh được hiện thực cuộc đời mà họ đang sống mà cái cốt yếu là tác phẩm đó chứa đựng giá trị nhân văn như thế nào và khuyến khích con người phải sống tích cực ra sao. Do đó, nhiệm vụ của văn học không chỉ dừng lại ở việc phản ánh thực tại mà còn thể hiện ở giá trị nhân đạo ẩn sâu bên trong tác phẩm văn học. Chính vì thế, cái biệt tài của nhà văn là viết gì đi chăng nữa thì cuối cùng cũng phải đúc kết được giá trị nhân đạo mà mình muốn hướng đến. Trong những năm trở lại đây, văn học đương đại Việt Nam ngoài sự thành công về mảng truyện ngắn thì tiểu thuyết cũng đã có những bước chuyển mình tích cực nhất định. Các nhà văn đã dần biết đổi mới và trau chuốt hơn về cách viết của mình qua từng tác phẩm. Ở giai đoạn này các nhà văn trẻ thế hệ 7x đã có những bước đột phá nhất định trong việc sáng tạo tác phẩm văn chương. Có thể nói, tiểu thuyết Việt Nam được đánh giá cao qua các thế hệ nhà văn như: Bảo Ninh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Việt Hà, Tạ Duy Anh… Và trong số đó, Nguyễn Đình Tú được biết đến như một hiện tượng văn học đặc biệt. Với tiểu thuyết đầu tay Hồ sơ một tử tù đã gây nên tiếng vang lớn trong lòng người đọc nói chung và các thế hệ nhà văn nói riêng. Nhưng đó chỉ là điểm đánh dấu sự khởi đầu trong sự nghiệp sáng tác của anh. Bởi với mong muốn không ngừng sáng tạo và cống hiến, nhà văn trẻ của chúng ta đã tiếp tục cho ra đời các tiểu thuyết với tựa đề vô cùng đặc biệt: Nháp (2008), Phiên bản (2009), Kín (2010), Hoang tâm (2013) và gần đây nhất là Xác phàm (2014). Tất cả như đang khẳng định một bút lực rất mạnh mẽ và sung mãn với một quan điểm sáng tác vô cùng mới lạ. Với lối viết phá phách và táo bạo trong mảng đề tài nhạy cảm (tội phạm học) qua sự trải nghiệm của mình, 2 Nguyễn Đình Tú đã chạm đến những góc khuất mà bấy lâu nay những nhà văn khác còn hơi e dè, ngần ngại. Thế giới tội phạm, một thế giới với nhiều sự phức tạp và nguy hiểm đang vây lấy bất kì ai trong xã hội này. Có thể nói, trong tất cả những tiểu thuyết của mình thì Phiên bản là một đại diện tiêu biểu trong việc khắc họa toàn diện về một thế giới ngầm được thu nhỏ qua tài năng của Nguyễn Đình Tú. Trong Phiên bản nhiều mảng màu hiện thực đa diện, nhiều chiều đã được khám phá một cách tường tận, tỉ mỉ với một thái độ và tinh thần phê phán, tố cáo cao độ. Tác giả đã không che đậy bất cứ điều gì. Những gì anh nhìn thấy và đã trải qua điều được phơi bày dưới ngòi bút sắc sảo của mình. Nhưng đó không hẳn gọi là quá phũ phàng, bởi ẩn sâu trong những hạn chế của xã hội có những con người mang nhãn mác là tội phạm thì đâu đó vẫn le lói một luồng sáng của tình người, tình đồng loại. Là tác phẩm nghiên cứu về những con người được xem là đối tượng cần loại bỏ của xã hội, nhưng đằng sau đó là cả một tấm lòng của nhà văn khi nhận ra được những khao khát rất người của họ. Đâu đó niềm tin vào con người, vào cuộc sống, vào một tương lai tươi sáng vẫn được nhà văn nhen nhóm lên qua từng trang viết. Sau bốn năm là sinh viên đã được học tập, rèn luyện dưới môi trường đại học, bản thân luôn muốn thử sức mình qua một đề tài thuộc chuyên ngành mà mình đam mê. Với tất cả những lí do đó, bản thân đã chọn đề tài “Giá trị tư tưở ng và phương thức biểu hiện trong tiểu thuyết “Phiên bản” của Nguyễn Đình Tú” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Qua công trình nghiên cứu này, người viết muốn mang đến một cái nhìn đa chiều về bức tranh hiện thực của những con người mang nhãn mác tội phạm. Từ đó, chúng ta thấy được giá trị nhân nhân văn sâu sắc được tác giả đào sâu khắc họa trong tác phẩm. Và cũng qua đó, con người sẽ có những cách xử lí kiểu gạn đục khơi trong đối với những mảng đen trong xã hội hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối với đề tài này, người viết tập trung đi sâu và phân tích trong tác phẩm 3 Phiên bản của Nguyễn Đình Tú. Bên cạnh đó có thể so sánh một vài tác phẩm trong các tiểu thuyết khác của nhà văn đề làm rõ hơn nội dung sâu sắc của Phiên bản. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Trong đề tài khóa luận này, người viết chỉ tập trung nghiên cứu các mảng sau: Giá trị hiện thực và nhân đạo, phương thức biểu hiện giá trị hiện thực và nhân đạo trong tiểu thuyết Phiên bản của nhà văn Nguyễn Đình Tú. 4. Lịch sử vấn đề 4.1. Những công trình nghiên cứu chung về Nguyễn Đình Tú Nguyễn Đình Tú, một cái tên xuất hiện khá muộn trong làng văn học Việt Nam nhưng tên tuổi của anh lại gắn liền với những tác phẩm vô cùng nặng kí. Chính vì thế, các công trình nghiên cứu về Nguyễn Đình Tú cũng như các tác phẩm của anh dần xuất hiện với tần suất tương đối lớn. Đánh dấu tên tuổi ở tiểu thuyết đầu tay Hồ sơ một tử tù , Nguyễn Đình Tú đã mang đến cho người đọc nhiều cái nhìn hơn về góc độ tội phạm hiện nay. Một tác phẩm nghiên cứu rất kĩ về quá trình tha hóa của nhân vật chính là chàng sinh viên tên Bạch Đàn. Ở đây, nhà văn Khuất Quang Thụy với công trình “Một khái niệ m mới về tiểu thuyết từ Hồ sơ một tử tù”, đã khẳng định rằng: “Đọc xong cuốn tiể u thuyết đầu tay của Nguyễn Đình Tú, tôi nghĩ đến một khái niệm còn khá mới mẻ vớ i nền văn học nước ta, đó là loại tiểu thuyết tội phạm học.” 12. Trong bài viết này, Khuất Quang Thụy đã nhìn nhận, đánh giá tác phẩm dưới nhiều góc độ. Và đặc biệt, ông đã khám phá nhiều thành công về nghệ thuật thông qua ngôn ngữ và hệ thống hình tượng nhân vật vô cùng đặc sắc được Nguyễn Đình Tú sử dụng trong tác phẩm. Với ông, Nguyễn Đình Tú không chỉ dừng lại ở việc một nhà nghiên cứu về tội phạm học mà còn là một nhà văn thực thụ trong việc đi tìm nguyên nhân sâu xa và nhân đạo nhất về sự tha hóa của một con người. Còn ở một góc độ khác về tiểu thuyết “Bên dòng sầu diện” của Nguyễn Đình Tú, nhà văn Nguyễn Đức Thiện nhận định rằng: “Là nhà văn quân đội, cũ ng viết về chiến tranh, nhưng anh không sa đà vào chuyện thắng thua mà dùng chiế n tranh để đẩy đưa số phận nhân vật của mình. Chính vì vậy mà càng đọc thì càng 4 thấy thấm. Những trang đầu không mấy ấn tượng, nhưng càng về cuối tiểu thuyế t “Bên dòng sầu diện”càng đằm thắm và xúc động.” 11. Những nhận định đó quả không sai đối với văn chương Nguyễn Đình Tú. Anh đã đi vào khám phá và nhặt nhạnh những gì còn sót lại của một thời đại văn chương với bao điều cần phải trăn trở. Và ngay lúc này đây, tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú như một cơn mưa giữa những ngày hè oi bứt, gội rửa tất cả những gì đen tối nhất trong sâu thẳm tâm hồn con người. Công trình luận văn thạc sĩ của Phạm Anh Hào (Đại học Vinh) với tên gọi “Hiện thực đương đại trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú” 1 đã đưa ra một cách nhìn khác về các tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú. Bài nghiên cứu đã chỉ rõ các yếu tố làm nên sức sống mãnh liệt và hấp dẫn của tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú. Các nét hiện thực đương đại được xác lập qua bảng giá trị đạo đức. Từ đó, cho thấy sự suy đồi giá trị đạo đức trong giai đoạn hiện nay mà nhà văn muốn nói tới. Không dừng lại ở đó, tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú lại được đào sâu hơn qua bài nghiên cứu “Hình tượng giới trẻ trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú” của Nguyễn Kim Toại (Đại học Vinh).13. Bài nghiên cứu là sự tìm tòi và lí giải về nguyên nhân tha hóa của những người trẻ và khát vọng vươn lên tìm thấy bản ngã của mình giữa chốn hoang lạc và mộng mị. Tiếp theo đó, có thể kể đến bài viết của Trần Đình Sử về tiểu thuyết “Xác phàm”, tác phẩm gần đây nhất của Nguyễn Đình Tú qua nhan đề“Tiểu thuyế t Xác phàm của Nguyễn Đình Tú – nén hương thơm tưởng nhớ các liệt sĩ”. 9 Bài nghiên cứu đã ghi nhận công lao to lớn của Nguyễn Đình Tú trong việc mạnh dạn viết về đề tài này với một sự tri ân đến những vị anh hùng đã có những cống hiến thầm lặng cho Tổ quốc. Một điều đặc biệt ở đây là tác phẩm xuất bản ngay thời điểm Trung Quốc đặt giàn khoan 981 vào vùng biển Việt Nam. Điều đó ngầm chỉ rằng, tác phẩm như một bản tuyên án tố cáo tội ác của Trung Quốc trước động thái vô cùng ngang ngược ấy. Từ đó càng làm cho mối đoàn kết dân tộc trong việc chống lại kẻ thù xâm lăng ngày một mạnh mẽ và quyết liệt hơn. Qua đó ta thấy rằng, Nguyễn Đình Tú đã có những đóng góp nhất định cho nền tiểu thuyết đương đại Việt Nam nói riêng và nền văn học nước nhà nói chung. 5 4.2. Một số công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Phiên bản Phiên bản, một trong những tác phẩm gây nên hiện tượng văn học Nguyễn Đình Tú. Sự thành công đó đã được đánh dấu bởi dự án phim Hương ga được chuyển thể từ tiểu thuyết Phiên bản của đạo diễn Cường Ngô. Phiên bản đã cho độc giả nhiều cái nhìn đa dạng nhiều chiều về một thế giới ngầm cụ thể của nhiều thế giới ngầm na ná trong xã hội hiện nay. Cho nên, xoay quanh tác phẩm đã có nhiều bài viết tỏ rõ thái độ của bản thân về nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm. Do sự muôn hình vạn trạng của thế giới ngầm này mà nhà văn Ma Văn Kháng đã băn khoăn: “Phiên bản tính thiện và tính ác” 4. Bài viết của ông dấy lên một suy nghĩ chung về sự phức tạp của tâm hồn con người xen lẫn vào đó là bao ngang trái cuộc đời cứ vây lấy khiến con người không tìm được lói giải thoát cho riêng mình. Hay bài viết của Hoa Tử Huyền với tên “Nhà văn Nguyễn Đình Tú và tiể u thuyết Phiên bản” 3. Tác giả đã đưa ra những nhận định về tác phẩm trên cương vị là một độc giả. Bài viết nêu ra những giá trị tích cực mà tác phẩm mang lại từ đó tạo nên những thành công nhất định trên con đường sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Đình Tú. Đa số các công trình nghiên cứu chỉ làm rõ và giới thuyết mang tính chất chung chung về những vấn đề xoay quanh tác phẩm cũng như tác giả Nguyễn Đình Tú. Như thế có thể nói, cho tới nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách chi tiết và đào sâu trong một tác phẩm cụ thể để thấy hết được những nét đặc sắc trong tác phẩm của nhà văn Nguyễn Đình Tú. Vì vậy việc tìm hiểu và làm rõ giá trị hiện thực và nhân đạo trong tiểu thuyết Phiên bản càng thôi thúc bản thân tôi hơn trong việc tìm hiểu những giá trị mà Phiên bản mang lại. 5. Phương pháp nghiên cứu Để làm rõ được đề tài, bài nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: - Phương pháp phân tích: Người viết sẽ chia tách đối tượng riêng lẻ để nghiên cứu sâu hơn về từng đối tượng. 6 - Phương pháp tổng hợp: Dựa vào những tư liệu, nghiên cứu có từ trước và kiến thức của bản thân, người viết sẽ chọn lọc và đưa ra những kết luận có tính khái quát. - Phương pháp so sánh – đối chiếu: Phương pháp này dùng để phân biệt sự giống và khác nhau giữa giá trị hiện thực và nhân đạo trong tác phẩm Phiên bản với các tác phẩm khác của Nguyễn Đình Tú. - Phương pháp hệ thống: Người viết sẽ dùng phương pháp này trong việc lựa chọn và sắp xếp, hệ thống hóa các nội dung kiến thức sao cho hợp lí và khoa học nhất. Ngoài ra, người nghiên cứu còn sử dụng các phương pháp: lịch sử, xã hội học văn học, …để làm rõ mục đích nghiên cứu của đề tài. 6. Đóng góp của khóa luận Khóa luận sau khi hoàn thành sẽ đem đến cho người đọc một cái nhìn đa diện, nhiều chiều về giá trị hiện thực và nhân đạo qua tác phẩm Phiên bản . Đó là một thế giới tội phạm đầy rẫy những mưu mô, thủ đoạn nhưng đâu đó trong thẳm sâu ở mỗi người vẫn toát lên những khao khát rất người. Qua đây, tác phẩm còn giúp người đọc nâng cao được nhận thức và có thái độ cảm thông trước những con người bị đẩy vào ngõ cụt của cuộc đời. Bên cạnh đó, việc hoàn thành khóa luận này sẽ nâng cao được kĩ năng nghiên cứu khoa học trong sinh viên. 7. Cấu trúc khóa luận Ngoài ba phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của bài nghiên cứu được trình bày dưới ba chương: Chương 1. Nhà văn Nguyễn Đình Tú và tiểu thuyết Phiên bản. Chương 2. Giá trị hiện thực và phương thức biểu hiện trong tiểu thuyết Phiên bản của Nguyễn Đình Tú. Chương 3. Giá trị nhân đạo và phương thức biểu hiện trong tiểu thuyết Phiên bản của Nguyễn Đình Tú. 7 B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. NHÀ VĂN NGUYỄN ĐÌNH TÚ VÀ TIỂU THUYẾT PHIÊN BẢN 1.1. Nguyễn Đình Tú - nhà văn trẻ với một bút lực sung mãn và mới lạ Có thể nói, cái tên Nguyễn Đình Tú đã không còn xa lạ trong giới văn học hiện nay. Là một cây bút thuộc thế hệ trẻ với một lối văn vô cùng đặc biệt anh đã và đang mang đến nhiều tranh cãi trong giới phê bình văn học. Anh sinh ngày 07 tháng 07 năm 1974 tại vùng đất Kiến An thuộc TP Hải Phòng. Một vùng đất với nhiều mảng màu sáng tối của cuộc sống đã khơi nguồn sáng tạo cho tài năng văn chương Nguyễn Đình Tú. Tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội (1996). Tu nghiệp sĩ quan tại Trường Quân chính Quân khu 3 (1996 - 1997). Từ năm 1997 đến 2001 công tác tại Viện Kiểm sát quân sự Quân khu 3. Từ năm 2001 công tác tại tạp chí Văn nghệ quân đội. Hiện là Trưởng Ban Văn xuôi tạp chí Văn nghệ quân đội. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (2005). Xuất thân là một luật sư nhưng anh đã sớm mang nặng nghiệp văn chương. Bởi với anh ngoài việc tìm ra những nguyên nhân sa ngã của con người thì việc đi tìm và lí giải những nguyên nhân đó dường như là cần thiết hơn. Chỉ ra cái sai của con người với anh là chưa đủ mà phải biết nhìn nhận những cái sai trái đó để soi chiếu bản thân con người mới là điều quan trọng. Tất cả những điều đó đã được minh chứng qua từng tác phẩm văn chương của anh. So với các cây bút thuộc thế hệ trẻ hiện nay, Nguyễn Đình Tú là nhà văn sớm có ý thức đi theo con đường chuyên nghiệp. Trong khi một số nhà thơ, những cây bút đình đám cùng thời vì lí do cá nhân nào đó đã tạm biệt văn đàn để chinh phục lĩnh vực khác rồi trở lại ồn ào thì Nguyễn Đình Tú vẫn lặng lẽ kiên trì như con ong ngày ngày chăm chỉ chắc lọc những mật hoa tinh khôi của đời. Anh rất cần mẫn, tỉ mỉ trong từng câu chữ từ đó cho thấy sự nghiêm túc trong cách làm việc của nhà văn. Độc giả vẫn còn nhớ như in những tháng ngày khi Nguyễn Đình Tú vừa mới chân ướt chân ráo vào nghề. Anh mang đến những trang văn vô cùng nhẹ nhàng và có chút ngây thơ qua những mảng truyện ngắn hết sức vô tư và có một chút rụt rè như Nỗi buồn trong suốt. Rồi những năm sau đó, tài năng văn chương 8 ấy bắt đầu bắt nhịp được với guồng quay của văn học và cho ra đời các tác phẩm có hồn và văn phong trở nên già dặn hơn qua truyện ngắn Vũ điệu thị dân. Và dần dần về sau, Nguyễn Đình Tú đã khẳng định được năng lực viết lách của mình qua hàng loạt tác phẩm được độc giả đón nhận nhiệt tình. Ở đây có thể kể đến ba truyện ngắn được Nguyễn Đình Tú viết và in liền trong ba năm: "Bên bờ những dòng chả y" (2001); "Không thể nào khác được" ( 2002); "Nỗi ám ảnh khôn nguôi" (2003) đã mang đến cho anh nhiều phản hồi tích cực. Thành công ở mảng truyện ngắn như thế nhưng với Nguyễn Đình Tú thì chưa bao giờ là đủ. Truyện ngắn đương nhiên sẽ có điểm mạnh riêng của nó tuy nhiên sức lan tỏa và độ sâu chưa phải là lớn. Và chính tiểu thuyết mới là hình thức nghệ thuật hữu hiệu nhất để khái quát hóa nghệ thuật đời sống. Cho nên anh đã hướng ngòi bút của mình sang một trang mới đó là viết tiểu thuyết. Đánh dấu tên tuổi của anh ở mảng tiểu thuyết đó là việc trình làng cuốn tiểu thuyết đầu tay Hồ sơ một tử tù (tên được đặt ban đầu là Bên kia là cát bụi). Tác phẩm này đã được độc giả đón nhận nhiệt tình. Góp thêm thành công cho Nguyễn Đình Tú lúc đó là khi tác phẩm đạt Giải thưởng tiểu thuyết NXB Công an nhân dân và Hội Nhà văn Việt Nam năm 2002. Bên cạnh đó, tiểu thuyết còn được chuyển thể thành phim truyền hình với tên Lời sám hối muộn màng , khá thu hút và hấp dẫn người xem. Bút lực ấy ngày càng trở nên sung mãn hơn khi trong một thời gian ngắn, Nguyễn Đình Tú cho ra đời nhiều tiểu thuyết mang tính thời sự cao gây nhiều ý kiến cả về giới phê bình lẫn độc giả. Cho đến nay anh đã có trong tay hơn 10 truyện ngắn và bảy tiểu thuyết: Hồ sơ một tử tù, Bên dòng sầu diện, Nháp, Phiên bản, Kín, Hoang tâm, Xác phàm. Nói như thế không phải vì anh chạy đua với lối văn phong mang tính thị trường, kiểu như mì ăn liền. Bởi vì qua mỗi tác phẩm của mình, chúng ta nhận thấy rằng anh đã mang đến nhiều thông điệp tích cực cho con người trong cuộc sống. Ở Nguyễn Đình Tú có một điều đặc biệt nữa là, anh không đi sâu nghiên cứu về những cái tốt, điều thiện hay các đề tài gây nhiều sự chú ý như: sex, đồng tính… mà lại khai thác các mảng tối, cái ác, cái xấu trong xã hội. Từ đó, anh luôn tìm kiếm một lời giải thích cho những hành động sai trái của con người mà chính cái nghề luật sư cũng chưa có đáp án nào thỏa mãn cho anh. Chính tất cả những điều đó đã 9 tạo nên một nhà văn vô cùng đặc biệt. Tuy các tác phẩm cách nhau không lâu nhưng mỗi tác phẩm là một cách nhìn nhận về cuộc sống hiện thực qua những mảng màu đa sắc, phản ánh một cách chân thực nhất về cuộc sống hiện thực mà mỗi người chúng ta thường xuyên phải đối mặt. Việc đọc các tác phẩm của Nguyễn Đình Tú cũng là cách mà chúng ta thanh lọc lại tâm hồn và nhận thức cần phải sống tích cực, ý nghĩa hơn. Sự xuất hiện của Nguyễn Đình Tú trên văn đàn văn học Việt Nam đã hứa hẹn một sự đổi mới trong cách viết cũng như việc khai thác đề tài trong tác phẩm. Điều này đã được minh chứng qua nhiều nhận định tích cực trong giới văn chương. Nói về Nguyễn Đình Tú nhà văn Chu Lai đã từng nhận định: "Viế t thành công nhiều cảnh đời, viết thành công về nhiều nhân vật, đó cũng là yếu tố cấ u thành năng lực tiểu thuyết, ở Tú, qua một vài truyện đã le lói hơi thở của tiểu thuyết cụ cựa bên trong. Tú hoàn toàn có đủ năng lực đi dài hơi vào những mảng số ng nóng nhất với một bút pháp trần trụi nhất ngoài những tứ văn huyền ảo, cổ xưa nhuố m màu phonclore đã đạt được những khoái cảm thẩm mĩ nhất định". 10. Một nhà văn bậc đàn anh như Phương Lựu cũng đã dành những lời khen có cánh như thế này cho Nguyễn Đình Tú: “Còn rất trẻ nhưng văn Nguyễn Đình Tú đã già như một ngườ i từng trải, thạo nghề, rất chỉn chu từ ý tưởng, cốt truyện đến cung cách nói nă ng, hành động của nhân vật, ở anh rất khó bắt bẻ, không thấy sự chông chênh, không thấy độ rung quá nhịp của một trái tim hồi hộp, phấp phỏng. Cái gì cũng đến độ vừa đủ là dừng.” 10. Qua đó, ta mới thấy được sự thành công không chỉ về nội dung mà cả phong cách nghệ thuật đặc sắc mà Nguyễn Đình Tú được thể hiện rất rõ trong các tác phẩm của mình. Thực sự cái tên Nguyễn Đình Tú đã mang một làn gió mới, làn gió của sự cách tân về quan niệm sáng tác cho thế giới của những ngôn từ. Bên cạnh đó tài năng văn chương ấy còn được khẳng định qua rất nhiều giải thưởng văn học: Giải thưởng truyện ngắn Tạp chí Văn nghệ quân đội, 1999, Giải thưởng tiểu thuyết NXB Công an nhân dân phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam, 2002, Giải thưởng văn học 10 năm Bộ Công an, Giải thưởng văn học 5 năm Bộ Quốc phòng. 10 1.2. Tiểu thuyết Phiên bản – điểm sáng trong quá trình sáng tác của Nguyễn Đình Tú Mới bắt đầu tiếp cận với văn chương Nguyễn Đình Tú, dường như chúng ta nhận thấy anh khai thác rất nhiều đề tài nhưng điều đó không có nghĩa là anh chạy đua với lối viết nhàm chán, rẻ tiền. Bởi qua những tác phẩm ấy chúng ta đã dần dần thay đổi hoàn toàn cả cách nhìn, cách nghĩ về một cá nhân trong xã hội. Thay vì ghét bỏ thì người đọc lại càng thương cảm, chia sẻ cho những lầm lạc mà họ mắc phải. Sau mỗi tác phẩm là một bài học về tình đời, tình người và tình nhân loại. Thực sự tác phẩm của Nguyễn Đình Tú đã đạt tới cái ngưỡng của lòng bao dung, vị tha. Phiên bản của Nguyễn Đình Tú là một trong những tác phẩm như thế. Ngoài việc nó đã mang đến cho anh nhiều thành công ngoài mong đợi thì sự đón nhận và phản hồi tích cực của giới chuyên môn, độc giả là một nguồn cổ vũ lớn lao tiếp thêm sức mạnh cho anh trên con đường sáng tạo văn chương. Tác phẩm nói về cuộc sống tha phương cầu thực của những con người tự nguyện rời bỏ quê hương lên thuyền vượt biên sang một nước mới với mong muốn tìm được một cuộc sống mới đầy đủ, sung túc hơn. Tác phẩm xoay quanh nhân vật chính là Diệu một cô bé may mắn thoát khỏi vụ cướp trên chuyến tàu vượt biên năm xưa. Nỗi ám ảnh về vụ thảm họa đã ăn sâu và dày vò cô từ khi sống cho đến lúc chết đi. Từ một cô bé bán hương ngoài chợ với bao ước mơ giản dị nhưng vô cùng tươi đẹp, Diệu đã trở thành một nữ tặc khét tiếng để rồi chết đi vẫn còn ray rứt vì con đường mình đã chọn. Quá trình tha hóa ấy của Diệu đã được lột tả qua ba mươi mốt chương với ba ngôi kể khác nhau: ta, em, thị. Cùng với đó là sự xuất hiện của một nhân vật đặc biệt đó là “bóng trăng” giải mã tất cả những nguyên nhân dẫn đến một Hương Ga (Diệu) – một đàn chị có máu mặt trong giới giang hồ. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã sử dụng rất nhiều thủ pháp nghệ thuật cũng như các phương thức thể hiện chủ đề, nội dung của tác phẩm. Thủ pháp được sử dụng thành công nhất là thủ pháp kì ảo qua những giấc mơ đã làm rõ được ý đồ nghệ thuật của tác giả. Để có được những thành công của tác phẩm đó là cả một hành trình dài của Nguyễn Đình Tú khi anh đã hòa mình, lặn ngụp vào từng nhân vật và có thể nói là sống, trăn trở cùng nhân vật tìm kiếm một đời sống, một lối giải thoát mới cho nhân vật nói riêng và con người nói chung. 11 Đánh dấu thêm thành công cho Phiên bản là việc tác phẩm đã chuyển thể thành phim lấy tên là “Hương ga” của đạo diễn Cường Ngô. Bộ phim đã tạo nên một tiếng vang lớn cho sự nghiệp của Nguyễn Đình Tú. Bởi chưa bấm máy nhưng tất cả những người đã từng đọc Phiên bản và kể cả những người chưa từng đọc cũng đã để lại nhiều ý kiến tích cực. Đó là một nguồn động viên lớn lao để anh có thể tiếp tục cống hiến những tác phẩm hay, những lối sống đẹp trong thời đại mà các giá trị đã dần dần bị đổi thay. 12 CHƯƠNG 2. GIÁ TRỊ HIỆN THỰC VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN TRONG TIỂU THUYẾT PHIÊN BẢN CỦA NGUYỄN ĐÌNH TÚ 2.1. Giá trị hiện thực trong tiểu thuyết Phiên bản của Nguyễn Đình Tú 2.1.1. Nền kinh tế thị trường và việc con người phải đánh đổi mọi thứ để tồn tại Có thể nói xã hội ngày càng phát triển đã mang đến nhiều mặt tích cực cho xã hội loài người. Nhưng bên cạnh cũng kéo theo biết bao hệ lụy tiêu cực. Một trong số đó là việc con người luôn đấu tranh với cuộc chiến mưu sinh để chạy theo những lợi ích trước mắt, cho dù phải trả bằng bất cứ giá nào. Đó là số phận của những người dân nghèo nơi ngã ba đường tàu, trong đó có gia đình Diệu. Họ đã sống trên mảnh đất với bao nhiêu là khắc nghiệt. Ngoài những tệ nạn và rủi ro thì họ chẳng tìm kiếm được niềm tin nào vào cuộc đời nếu cứ tiếp tục sống cảnh hằng ngày phải nơm nớp nỗi lo cơm áo gạo tiền. Và rồi họ đi đến quyết định từ bỏ nơi họ đã gắn bó hơn một nửa cuộc đời để tìm kiếm một lối thoát cho riêng mình. Cũng chính vì những giá trị vật chất đã che mờ lí trí, để rồi họ dấn thân trên con tàu định mệnh kết thúc cuộc đời của từng thành viên trong phút chốc. Con tàu mang tên định mệnh ấy ra đi tới miền đất hứa, đưa một trăm ba mươi sáu sinh mạng rời khỏi nơi đã từng một thời gắn bó. Dẫu biết rằng chuyến đi này sẽ đem đến nhiều nguy hiểm nhưng những con người ấy vẫn dấn thân vào con đường gian nan với mong muốn được đổi đời, thoát khỏi những nghèo đói, túng quẫn hiện tại. Đây không phải là một việc làm bộc phát mà là một dự định đã được họ tính toán, sắp xếp từ trước và họ sẵn sàng nhận về tất cả những rủi ro, những mối đe dọa. “ Để có thể đi được cả ba người như thế này, bố mẹ em đã phải bán tất cả những gì có thể bán được trong nhà. Tính đổ đầu một người là chín chỉ vàng. Cả nhà em phải chuẩn bị hai cây bảy vàng. Tiền ấy được nộp hai phần ba trước đó nử a năm. Những người tổ chức chuyến đi dùng tiền ấy để thuê đóng tàu. Khi tàu đ óng xong thì mọi người nộp nốt một phần ba còn lại. Số tiền này dùng để thuê tài công, mua xăng dầu, lương thực thực phẩm dự trữ.” 19;35. Dù đã chuẩn bị rất chu đáo và dự đoán được những điều sẽ gặp trên biển “Con tàu được tính toán là sẽ chạ y trên biển bảy ngày. Nếu quá bảy ngày tất cả sẽ lâm nguy, sẽ rơi vào một trong 13 những hiểm họa sau: Thứ nhất là đói; Thứ hai là dạt vào hải phận của một nướ c mà mình không muốn vào, sẽ bị trao trả về nước; Thứ ba là nhầm đường, lệ ch hướng, lại quay trở về nơi xuất phát, án “vượt biên trái phép” sẽ lập tứ c choàng vào cổ mọi người; Thứ tư là gặp cướp biển; Thứ năm là gặp bão lớn, sóng gió sẽ nuốt chửng con tàu; Thứ sáu là bị hỏng hóc, trục trặc, phải ăn dầm nằm dề trên biển…Nhất định những hiểm họa ấy sẽ xảy ra nếu sau bả y ngày mà con tàu không cập đất Hông Kông.” 19 ; 35. Và cuối cùng, một trong những dự đoán đã xảy ra, con tàu đã gặp một bọn cướp biển hung hãn. Kết quả sau nhiều giờ đồng hồ từ chống trả đến van xin nhưng cuối cùng những con người ấy vẫn chết. Tất cả xảy ra quá bất ngờ cho đến khi mọi chuyện đã là quá khứ thì Diệu, ông Trượt và cậu bé chín tháng, những con người đã may mắn thoát nạn năm xưa vẫn chưa khỏi bàng hoàng, ngỡ như chuyện mới vừa xảy ra ngày hôm qua. Họ đã chứng kiến cái chết thương tâm của những người cùng đi trên một chuyến tàu, đau đớn hơn là sự bất lực của một cô bé mới lớn khi đứng trước cái chết vật vã của người thân. Vì muốn bảo vệ con mình mà bố cô bé đã chết như chưa từng tồn tại, “Thứ tiếng sắ t thép va chạm vào thành tàu chính là từ con dao của bố em. Ông từ dưới hầ m tàu lao lên, tay cầm thanh mã tấu, lăn xả vào một con giao long đang nằm trên ngườ i em. Nhưng ngay sau đó tiếng súng vang lên. Bố em lảo đảo rồi ngã xuống, thanh mã tấu đổ ập theo ông,…Một con giao long đầu người tiến đến bên bố em, lôi ông ra phía thành tàu rồi quẳng ông xuống biển” 19; 62. Mẹ cũng chết vô cùng đau đớn ngay trước mặt cô kèm theo đó là một lời xin lỗi mà chính cô không bao giờ muốn nghe. “Nhưng bây giờ thì mẹ hối hận vì đã đưa con vào cuộc hành trình khủng khiế p này. Vết rạch từ giữa ngực xuống tới bụng không làm mẹ đau bằng nhìn con chết đi số ng lại như thế kia. Nếu con còn sống thì con tha lỗi cho mẹ. Mẹ đã cho con một kiế p sống đọa đày. Mẹ đã hại con. Mẹ đã giết dần giết mòn mà chỉ đến khi mẹ chết mớ i nhận ra được điều ấy…Ngực và bụng mẹ vỡ ra, máu bắn tung khắp đuôi tàu” 19; 68 – 69. Cái chết với mẹ lúc này đã không còn gì là ghê gớm, đáng sợ nhưng với cô nó đã quá giới hạn chịu đựng và cô đã ngất lịm đi, chìm vào thế giới của sự vô thức. Giá như họ không lên con tàu đó, giá như không gặp bọn cướp biển, giá như… Và hàng nghìn cái giá như lúc này vẫn không thể cứu vãn được tình hình, họ 14 đã mãi mãi nằm sâu dưới đáy đại dương xa xôi kia. Điều gì đã làm họ bất chấp mọi sự nguy hiểm quyết rời bỏ mảnh đất đã từng gắn bó một thời để ra đi tìm cuộc sống mới. Đó chính là khát vọng đổi đời, được hưởng cuộc sống mà một trăm ba mươi sáu người đã tự vẽ ra trước khi bước lên con tàu định mệnh ấy. Họ đã không chịu đựng được cuộc sống nghèo nàn, cùng quẫn của cái mảnh đất “Ngã ba sông” đường tàu này. Suy cho cùng đó cũng là ước ao chung của bao con người trên trái đất này. Ai không muốn sung sướng, ai không muốn con cái mình sau này đỡ vất vả. Nhưng cái khác nhau ở đây đó là con đường mà họ chọn để tìm đến bến bờ của sự hạnh phúc, sung túc về sau. Và vượt biên sang nước khác đó cũng là một xu thế chung của rất nhiều người ở thời đại lúc bấy giờ. Đó là con đường nhanh nhất có thể mang đến cho họ những gì họ muốn. Vì thế mà họ sẵn sàng đánh đổi tất cả, kể cả mạng sống của mình để đổi lấy những tia hy vọng le lói ấy. Cuộc đời Diệu sau này cũng như thế, đằng sau những ước mơ giản đơn về một cuộc sống yên bình với gia đình nhỏ cùng chồng, con với những người yêu thương thì đó là một khát vọng được đổi đời, được mọi người tôn trọng, kính nể. Do đó mà cuộc đời Diệu đã mắc rất nhiều sai lầm, sai lầm này nối tiếp những sai lầm khác. Sai lầm thứ nhất là yêu lầm. Đó là mối tình với Hưng “mã”, một thằng đã hai lần mắc tiền án và giờ quay lại hành nghề tiêu thụ hàng trộm cướp. Cô đã phải nhận mọi tội lỗi và đi tù thay cho Hưng nhưng cô có ngờ đâu chính Hưng “mã” đã lợi dụng cô để trốn tội. Cô vừa yêu Hưng vừa mang ơn hắn nên cho dù thế nào cô vẫn không trách cứ anh ta một lời nào. Bởi khi nghe những lời nói đểu giả thoát ra từ miệng hắn cô đều tin tưởng một cách tuyệt đối không một chút nghi ngờ. Và chính cô cũng thừa nhận rằng “Đấy, mồm miệng của Hưng “mã” như thế đấ y. Làm sao em không chết vì cái lưỡi dẻo quẹo ấy được cơ chứ. Em cũng chỉ có một đôi lỗ tai thường tình như bao cô gái khác thôi. Hưng cứ dùng những lời lẽ kia mà khoan vào thì có mà bê tông cũng đổ chứ nói gì cái con người đang hừng hực sức yêu, sứ c sống như em.” 19 ; 151. Đến khi vào tù, cho dù Hưng chưa một lần ghé thăm hay hỏi han thì cô vẫn một mực chung thủy với hắn. Mặc cho người khác có nói về Hưng như thế nào hay Hưng có ra sao thì với Diệu, Hưng vẫn là người mà cô luôn muốn gắn bó. Và vì thế, trước Hưng cô bỗng trở nên vô cùng yếu đuối và có chút 15 khờ dại của người con gái lúc mới yêu. “Người em lại mềm ra trong tay Hưng. Đúng là Hưng yêu em thật. Em vừa nhìn thấy mình trong gương, xấu xí chết đi được. Thế mà Hưng vẫn xán vào em, vẫn vồ vập yêu thương em, vẫn nói rằng em đẹp vô cùng.” 19 ; 219. Sau bao nhiêu ngày xa cách, bao nhiêu nhớ nhung, đợi chờ với Diệu lúc này dường như đã được Hưng cởi bỏ. Cô lại lao vào vòng xoáy tình cùng với Hưng một lần nữa và đâu ngờ được những việc mà Hưng sẽ tiếp tục lợi dụng mình. Đó là một đêm vô cùng nhục nhã với Diệu khi chính Hưng “mã” sử dụng cô như vật lót đường trong việc làm ăn của hắn. Chính cô cùng không ngờ, người mà cô đặt hết niềm tin và cả mạng sống của mình để yêu thương, bảo vệ lại mang thể xác của người phụ nữ mình yêu ra làm vật trao đổi. Vì yêu thương Hưng mà cô đã chịu đựng tất cả, kể cả việc làm bán rẻ thể xác của mình. Nhưng rồi sau bao suy nghĩ cô đành phó thác đời mình cho số phận định đoạt: “Em nhìn tấ m thân trần của nó, thoáng chút e ngại. Em ngồi bần thần ở góc giường, chả biết phải xử trí như thế nào. Em nhắm mắt lại. Thôi thì mặc kệ đời.” 19 ; 228. Cuối cùng vì không chịu đựng được sự dày vò về thể xác lẫn tinh thần mà cô đã giết chết Tuấn “chợ”. Sau cái chết của Tuấn “chợ” cô cũng chấm dứt mối tình với Hưng “mã”. Tưởng như sau vụ việc ấy cô sẽ trở về với cuộc sống yên bình bên bà của mình nhưng không phải như vậy, cô đã chọn một con đường khác mà từ đây đời cô đã chính thức bước sang một trang mới. Cô đã lấy Tùng, một đàn anh có tiếng trong giới giang hồ cùng với mong muốn thoát khỏi cuộc sống tạm bợ nơi nhà ga, bến tàu. Cũng kể từ đó, Diệu đã dần dần trở thành một người hoàn toàn khác hẳn. Cô bắt đầu lao vào những cuộc thôn tính lẫn nhau, làm những việc vi phạm pháp luật và có khi là chống lại pháp luật. Đó là vụ cướp tù để cứu Tùng thoát khỏi án tử nhưng không thành. Từ khi về làm vợ Tùng tuy được hưởng sung sướng nhưng không lúc nào cô được thanh thản, tâm trạng lúc nào cũng nơm nớp lo sợ. Cuối cùng nỗi lo lớn nhất cũng đã xảy ra với cô. Tùng chết, chỗ dựa tinh thần duy nhất ngay lúc này dường như bị sụp đổ hoàn toàn. Những mối đe dọa đang ngày càng rình rập và cái suy nghĩ là cô sẽ bị những kẻ thù của Tùng nuốt chửng bất kì lúc nào cứ hiện hữu, dằng xé trong cô. Từ đó, thị ra sức bảo vệ thế lực của mình bằng cách thu nhập thêm nhiều đàn em có máu mặt. Bên cạnh đó thị còn mở rộng thêm nhiều 16 vụ làm ăn lớn với nhiều đối tượng trong đó có Đinh, một cảnh sát nhưng bị tha hóa bởi tiền tài, địa vị. Cùng với đó là việc mở rộng địa bàn làm ăn, đó là vụ làm ăn với Ông Trùm, một tên chuyên làm ăn, cờ bạc gian dối trong thành phố Lớn (miền Nam). Xuất phát từ lòng tham mù quáng của mình nên cuối cùng Diệu đã chết tức tưởi không kịp phản ứng dưới phát súng của Nam thái tử (con trai của Ông Trùm). Nhân vật Đàn trong Hồ sơ một tử tù hay Quỳnh trong Kín cũng chỉ thế. Vì đua đòi theo lối sống của những người bạn nơi thành phố hoa lệ kia mà du nhập vào mình những thứ không mấy tốt đẹp nên cuộc đời của họ là sự tổng hòa của những chuổi ngày sai lầm, sa ngã. Qua những số phận của mỗi con người được thể hiện trong tác phẩm, ta chợt nhận ra rằng, cuộc đời luôn đặt ra những khó khăn, gian khó để thử thách sự nhẫn nại cũng như đánh thức bản tính lương thiện trong mỗi con người. Xã hội đang thay da đổi thịt từng ngày mang đến cho loài người nhiều kết quả tích cực nhưng kéo theo vô số những hậu quả khôn lường. Đó là việc văn hóa bị hòa tan, con người trở nên vô cảm, sống theo bản năng, không có lý tưởng, sa vào những tệ nạn xã hội… Dường như tất cả đều được Nguyễn Đình Tú gom cả vào tác phẩm của mình. Và Phiên bản như một lời tiên đoán về số phận của những con người trong một xã hội đang trên đà phát triển, hội nhập. 2.1.2. Sự hoành hành của thế giới tội phạm Một trong những thứ đáng sợ nhất trong thế giới tội phạm ngoài đồng tiền thì còn có sự hắc ám của quyền lực. Vì muốn có được quyền lực con người ta đã phải dùng mọi thủ đoạn bạo ác để khẳng định và duy trì thế lực cho riêng mình. Những ảo vọng đã làm họ rơi vào vô số những việc làm sai lầm kể cả việc gây đau khổ cho người khác. Đối với những con người như thế không có gì quan trọng bằng việc được khẳng định sức mạnh và uy lực của bản thân. Tranh giành quyền lực bằng những hành động khát máu, đó là những gì họ muốn có được. Vì quyền lực mà tình người, tình đồng loại dần bị coi rẻ và có khi còn biến mất giữa bao nhiêu cám dỗ đời thường và đầy bản năng. Đó là những cuộc tranh chấp địa bàn làm ăn của các thế lực trong giới giang hồ. Chúng sẵn sàng chém giết lẫn nhau để giành lấy một mối làm ăn hay chỉ để duy trì và bảo vệ danh tiếng của mình. Bắt đầu của tác phẩm là cuộc ẩu đả giữa Tuấn “chợ”, Hương “ga” và Mỹ “chột”. Vì muốn bảo vệ quyền 17 lợi và danh tiếng của mình mà Tuấn “chợ” thẳng thừng ra tay kể cả với đàn bà, phụ nữ. “Thằng thanh niên kia không nói không rằng, nhảy đến túm tóc con Mỹ , lôi nó ra khỏi em rồi giơ chân lên đạp mạnh một cái vào bụng…Em hét lên lao vào giằ ng cái gậy của thằng thanh niên ra. Nó đạp em một cái vào ngực. Trời ạ. Lồng ngự c em như vỡ ra.” 19 ; 136. Thấy chuyện bất bình như vậy nhưng chẳng ai dám can ngăn, kể cả những người đại diện cho công lý, cho pháp luật vẫn đứng nhìn mà ngao ngán. “Thế mà ở một góc nhỏ của cõi nhân gian kia anh đang đứ ng nhìn em. Cả chợ dồn về dãy hàng này để nhìn em. Bảo vệ chợ và công an cũng có mặt.” 19 ; 137. Thế giới giang hồ không chỉ dừng lại ở những cuộc ẩu đả xay xát nhẹ như thế mà có khi, đó còn là những trận đọ dao, kiếm và cả đọ súng nữa. Máu, những vết thương, kể cả mạng người là những gì bọn chúng muốn giành được sau trận chiến. Bên trong sâu xa của sự khát máu ấy là ước muốn gầy dựng thế lực, muốn xưng tôn, xưng bá mà bất kì ai bước vào thế giới này đều muốn chiếm hữu. Tạo dựng thế lực đã khó, mà giữ vững được nó lại càng khó gấp trăm ngàn lần. Bởi thế giới của bọn nằm ngoài sự quản lý của pháp luật kia thật sự rất đáng sợ. Mỗi khu vực đều có phe phái và cả những luật định mà chúng tự tạo ra cốt yếu nhằm giữ vững thế lực cho phe phái của mình. “Thành phố Ngã ba sông từ lâu đã mực định một thế giới ngầ m với ba vùng lãnh địa đen mà giới giang hồ không ai không biết. Vùng thứ nhấ t do Tùng “hê rô” cai quản, chủ yếu khai thác các sòng bài và bảo kê bến bãi, vùng thứ hai thuộc về Lân “sói” chủ yếu chăn các động gái và bả o kê các nhà hàng, vùng thứ ba của Cộc “ba tai” chủ yếu buôn lậu, bán lẻ ma túy và mở tiệm cầm đồ tiêu thụ hàng trộm cướp. Tuy nhiên mỗi băng nhóm có thể hợp tác với nhau trong từ ng phi vụ cụ thể, hoặc lúc mạnh, lúc yếu, lúc phình to. Lúc thu hẹp địa bàn hay lĩ nh vực hoạt động, nhưng căn bản được chia ra như vậy. Giang hồ có thẻ hay không có thẻ, số má nhiều hay ít đều ngầm hiểu sự phân định này mà dễ bề hành xử vớ i nhau.” 19 ; 72. Cho dù không ai nói gì thì trong giới giang hồ bọn chúng đã tự phân định ranh giới trong việc làm ăn của mình. Nhưng điều đó không có nghĩa là sự phân chia đó sẽ mãi mãi được định hình như vậy. Một khi bên nào yếu thế hơn là các bên còn lại lăm le độc chiếm địa bàn bất kì lúc nào. Nội bộ bên trong của nó vì thế mà luôn luôn xảy ra những cuộc tranh chấp thừa sống, thiếu chết. Không ai bảo 18 ai nhưng một khi đã gia nhập thế giới của giang hồ, thế giới của bọn tội phạm thì đồng nghĩa với việc phải chịu những quy định mà chúng thường truyền tai nhau gọi là luật rừng. Sẽ chẳng có một ai tránh khỏi những va chạm ấy nếu đã dấn thân vào con đường lưu manh, bụi đời kia cả. Đánh dấu sự hoành hành của thế giới tội phạm trong thành phố Ngã ba sông là hàng loạt cái chết hết sức vô lí. Đầu tiên là cái chết của Tùng “hê rô”, chỉ vì muốn thể hiện bản lĩnh đàn anh trong việc cướp sòng bài mà anh ta đã đoạt lấy mạng sống của chủ sòng bài, cuối cùng phải lĩnh án dựa cột, lúc thi hành án cũng chẳng ai biết anh ta chết khi nào. Việc giết người trong thế giới ngầm này chẳng có ai giải thích được cả. Bởi với những người như bọn chúng việc giải quyết bằng lời nói là không thỏa đáng mà cần phải giải quyết bằng những trận đấu vô cùng khốc liệt, ai mạnh thì sống, yếu thì chết thế thôi. Việc hành nghề trong giới với bọn chúng cũng được phân ra làm nhiều loại: “Giang hồ có nhiều loại. Thứ nhất là loại đao búa côn đồ, gặp người là đánh, thấy của là cướp, đó là loại hạ đẳng. Thứ hai là loại thách thức chính quyền, coi thường công an, chống lại người thi hành công vụ, đó là loại tự sát. Thứ ba là loại chuyên dùng thuốc kích thích để gia cường “bả n lĩnh” chém giết, đó là loại ma xui quỷ khiến.” 19 ; 146. Dường như một khi đã gia nhập các băng nhóm giang hồ là đồng nghĩa với việc coi rẻ tất cả mọi thứ, không màn sống chết, một lòng hi sinh vì tổ chức, vì những điều chính họ cũng không định nghĩa được. Những người như Tính “dao mổ” đàn em của Tùng “hê rô” hay Hoàng “lợn” đàn em của Lân “sói”, và cả Vĩnh “con” đàn em của Cộc “ba tai” đều là những con người ngông cuồng, khát máu, muốn thể hiện oai lực của mình và đều có những kết cục thê thảm. Tính “dao mổ” chỉ vì vết thương quá sâu, khiến máu ra nhiều mà chết. Còn Hoàng “lợn” chết dưới tay của người thầy dạy võ của mình là Tân. Đáng nói hơn cả là Vĩnh “con”, tuy là một đứa trẻ chỉ mới mười lăm tuổi nhưng do sớm nghiện ngập mà nó đã tha hóa, biến chất và có những động thái vô cùng ngang ngược khi được đào tạo dưới thế lực của Cộc “ba tai”: “Vĩnh khật khừ đói thuốc, gọi thêm gần hai chục thằng nữa đi “cứu người của chú Cộc”. Cộ c yêu cầu cả đàn bà con gái, người nhà của những tên đàn em kia, cũng giả đến kiệ n chính quyền để đòi người. Cả bọn hùng hổ tràn vào công an phường. Trực chỉ huy 19 hôm ấy là một ông Phó trưởng phòng công an. Trong khi vị này đang đứng ra giả i thích thì Vĩnh lẻn xuống phía sau nhà, đạp khóa cửa, lôi tên bị bắt ra. Trước sứ c người áp đảo của bọn Cộc, mấy vị công an phường hôm ấy phải chịu để chúng đưa đồng bọn đi. Riêng Cộc còn đe dọa sẽ tạt axít vào mặt Phó phường nếu “không biế t nể mặt thằng này”. Cộc tuyên bố: “Công an thành phố cũng chả là cái gì chứ đừ ng nói đến bọn phường, quận tép riu.” 19 ; 145. Như thế ta mới thấy rằng, bọn chúng vô cùng manh động và không sợ bất kì thế lực nào cả. Ngay cả việc chống trả người thi hành công vụ mà chúng còn làm được thì việc gì mà có thể làm chúng chùn chân. Không những không sợ mà chúng còn ngang nhiên tuyên bố đối đầu với những cơ quan cấp cao. Và việc làm ngơ trước những hành động đó của một số người có chức trách, ở đây đó là công an cấp phường cũng đồng nghĩa với việc tiếp tay cho bọn chúng hoành hành, chống đối. Vẫn biết rằng thế lực lúc này của Cộc “ba tai” là rất lớn nhưng không có nghĩa là ta phải nhún nhường trước hắn mà ngay lúc này đây các cơ quan có thẩm quyền cần can thiệp và giải quyết một cách triệt để nhằm răn đe những băng nhóm, loạn đảng khác. Hành động “Trước sức người áp đảo của bọn Cộc, mấy vị công an phường hôm ấy phải chịu để chúng đưa đồng bọn đi.” 19 ; 145 thực sự đã làm người đọc vô cùng thất vọng. Chẳng lẽ cả một thành phố Ngã ba sông rộng lớn kia mà không có lấy một cơ quan đại diện pháp luật nào đứng ra giải quyết những phi vụ lùm xùm nhỏ nhoi này hay sao. Phải chăng vì thế mà số tội phạm của vùng đất này chưa bao giờ giảm xuống mà thay vào đó là không ngừng tăng lên. Chúng không bao giờ suy nghĩ hay thương cảm cho bất kì ai trước khi ra tay sát hại. Kể cả đó là đàn bà, phụ nữ hay cả những người đã từng một thời gắn bó, cùng chung lí tưởng. Đó là cảnh giết người không gớm tay của bọn đàn anh đàn chị trong thế giới ngầm ấy. Khi biết Tân giết hại đệ tử của mình là Hoàng “lợn”, Lân “sói” đã tìm đến nhà Tân nhằm thôn tính hắn nhưng khi vào nhà không gặp được Tân, hắn đã ra tay sát hại vợ Tân không một chút thương tiếc, hay đó còn là hành động của Hiếu “cu” khi biết Tuyết là người yêu của mình đã đầu quân làm gái cho nhóm của Lân “sói”, hắn ta đã ra tay cắt hết các gân chân của cô và quẳng ra bãi rác. Hay cái chết của Đạo, một sinh viên trẻ tuổi gây ra bởi Hoàng “lợn”, cho dù hai người đã từng là đồng môn. Còn cái chết không biết nguyên cớ, hung thủ là 20 ai của Châu “điên” sau khi giúp Ông Trùm xử lí được Lẫm “sáu ngón”, một tên chuyên cản trở việc làm ăn của Ông Trùm. Và hàng loạt cái chết không nguyên do, và có khi là không tên tuổi, thời gian đã xảy ra nơi này. Ở cái thế giới ngầm nhiều gian mãnh này, ai mà đoán được điều gì sẽ xảy ra. Bởi con người đối đãi với nhau ngoài sự lọc lừa và nói chuyện bằng gươm đao thì chẳng có gì gọi là tình người. Giang hồ đa dạng như vậy nên nó cũng nhào nặn ra những tội phạm cũng vô cùng phức tạp. Nó ẩn mình dưới nhiều vỏ bọc mà khi nhận ra thì đã quá muộn. Đó là Tân, một đệ tử trung thành của Hương “ga” là một sát thủ khét tiếng và ra tay sát hại rất tàn độc. Trước khi về dưới trướng của Hương “ga”, hắn ta đã giết rất nhiều người nhưng trong suy nghĩ của hắn, những việc làm đó hoàn toàn là đúng đắn, là thay trời hành đạo chứ không nhằm một động cơ cá nhân nào. Về làm cho Hương “ga”, hắn đã giết chết Hoàng “lợn”, một đệ tử từng học võ của mình. Với một lí do rằng, Hoàng đã giết Đạo, một đệ tử Tân luôn yêu thương và kì vọng. Xét cho cùng, tuy Hoàng là người có tội nhưng việc định đoạt số phận của Hoàng cũng chưa đến lượt Tân, đó là nhiệm vụ của pháp luật, rồi mọi chuyện sẽ được phơi bày dưới ánh sáng của công lí, của sự thật. Nhưng Tân là một người không bao giờ chờ đợi và có lòng tin vào pháp luật. Vì với anh ta, giết người thì phải đền mạng, không có lý lẽ nào khác hơn. Do đó, Tân cứ chém giết bất kì người nào có tội mà pháp luật chưa xử lí. Tân là một tên tội phạm đặc biệt nguy hiểm, bởi hắn rất am hiểu và tỏ tường về pháp luật. Ta thấy rõ điều đó qua cách anh ta thay Hương “ga” xử lí mọi việc rất gọn ghẽ. Tân không nóng nảy như Tính “dao mổ” đệ tử của Tùng “hê rô”, hay hống hách như Hoàng “lợn” đàn em của Lân “sói” và càng không phải điên cuồng như Vĩnh “con” thuộc hạ của Cộc “ba tai”. Mà hắn là một con người rất điềm tĩnh, tính toán vô cùng mưu mô, chi ly và có một chút ma mãnh. Hắn là đệ tử của Hương “ga” nhưng lúc nào cô ta cũng tìm sự giúp đỡ từ hắn. Bởi hơn ai hết, hắn luôn đoán và nắm bắt tình hình vô cùng nhạy bén và chính xác hoàn toàn. Vì vậy, có Tân bên cạnh, Hương “ga” như chim mọc thêm cánh, thế lực càng được củng cố. Có thể nói Hương “ga” có được cơ đồ và thoát được nhiều kiếp nạn, một phần cũng nhờ vào tài năng của Tân
Trang 1UBND TỈNH QUẢNG NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM
KHOA NGỮ VĂN & CTXH
- -
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG VÀ PHƯƠNG THỨC
BIỂU HIỆN TRONG TIỂU THUYẾT PHIÊN
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trường Đại học Quảng Nam, đặc biệt là quý thầy cô trong khoa Ngữ văn & CTXH đã nhiệt tình giảng dạy, tạo mọi điều kiện tốt nhất để em hoàn thành chương trình đại học tại trường
Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo, ThS Trịnh Minh Hương đã dành nhiều thời gian, tâm huyết hướng dẫn và tạo thêm động lực để em hoàn thành khóa luận
Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn quan tâm, động viên em trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn thành khóa luận
Có thể nói, khóa luận là cả quá trình tìm hiểu, nghiên cứu một cách tâm huyết của bản thân em nên đôi chỗ không tránh khỏi những sai sót nhất định Vì thế,
em mong rằng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý thầy cô để khóa luận sẽ được hoàn chỉnh hơn
Cuối cùng, em xin gửi đến quý thầy cô lời chúc sức khỏe, chúc quý thầy cô luôn vững bước và thành công trên con đường sự nghiệp trồng người cao quý
Em xin chân thành cảm ơn!
Quảng Nam, tháng 5 năm 2017
Tác giả khóa luận
Nguyễn Thị Lin
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, những gì được viết trong khóa luận này là công trình nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của thầy giáo ThS Trịnh Minh Hương và sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô trong khoa Ngữ văn & CTXH
Trang 4MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
4 Lịch sử vấn đề 3
4.1 Những công trình nghiên cứu chung về Nguyễn Đình Tú 3
4.2 Một số công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Phiên bản 5
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Đóng góp của khóa luận 6
7 Cấu trúc khóa luận 6
B NỘI DUNG 7
CHƯƠNG 1 NHÀ VĂN NGUYỄN ĐÌNH TÚ VÀ TIỂU THUYẾT PHIÊN BẢN 7 1.1 Nguyễn Đình Tú - nhà văn trẻ với một bút lực sung mãn và mới lạ 7
1.2 Tiểu thuyết Phiên bản – điểm sáng trong quá trình sáng tác của Nguyễn Đình Tú 10
CHƯƠNG 2 GIÁ TRỊ HIỆN THỰC VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN TRONG TIỂU THUYẾT PHIÊN BẢN CỦA NGUYỄN ĐÌNH TÚ 12
2.1 Giá trị hiện thực trong tiểu thuyết Phiên bản của Nguyễn Đình Tú 12
2.1.1 Nền kinh tế thị trường và việc con người phải đánh đổi mọi thứ để tồn tại 12
2.1.2 Sự hoành hành của thế giới tội phạm 16
2.1.3 Con người bị ám ảnh bởi nỗi đau trong quá khứ 22
2.2 Phương thức biểu hiện giá trị hiện thực trong tiểu thuyết Phiên bản của Nguyễn Đình Tú 27
2.2.1 Không gian hiện thực – một góc khuất của xã hội 27
2.2.2 Thời gian sự kiện - vạch trần những tội ác 31
2.2.3 Con giao long – một hình tượng nghệ thuật mang tính chất hiện thực 33
2.2.4 Giọng điệu trần thuật lạnh lùng, vô cảm 35
Trang 52.2.5 Ngôn ngữ nhân vật – bộc lộ bản chất xấu xa của con người 39
CHƯƠNG 3 GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN TRONG TIỂU THUYẾT PHIÊN BẢN CỦA NGUYỄN ĐÌNH TÚ 43
3.1 Giá trị nhân đạo trong tiểu thuyết Phiên bản của Nguyễn Đình Tú 43
3.1.1 Khẳng định quyền sống, được hưởng hạnh phúc của con người 43
3.1.2 Vẻ đẹp tình người giữa chốn giang hồ 47
3.1.3 Tôn giáo – điểm tựa tinh thần trong đời sống nhiều góc khuất của con người 49
3.2 Phương thức biểu hiện giá trị nhân đạo trong tiểu thuyết Phiên bản của Nguyễn Đình Tú 52
3.2.1 Không gian nghệ thuật 52
3.2.1.1 Không gian tâm linh 52
3.2.1.2 Không gian tình yêu 55
3.2.2 Thời gian theo dòng tâm trạng 57
3.2.3 Hình tượng nghệ thuật 58
3.2.3.1 Bóng trăng 58
3.2.3.2 Thằng chín “tháng” 59
3.2.4 Giọng điệu trần thuật mang sự suy tư, hoài niệm 61
3.2.5 Thủ pháp huyền ảo 63
C KẾT LUẬN 66
D TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
Trang 6A MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Tác phẩm văn học là một bức tranh thu nhỏ của cuộc sống hiện thực Văn học không chỉ phản ánh hiện thực mà còn góp phần kiến tạo hiện thực Và con người chính là trung tâm trong bức tranh đa sắc màu đó Bởi vậy dù có nói gì đi nữa thì người nghệ sĩ cũng chỉ xoay quanh cuộc sống, nói về con người Có thể nói để tạo nên sự khác biệt đó đòi hỏi mỗi nhà văn không chỉ phản ánh được hiện thực cuộc đời mà họ đang sống mà cái cốt yếu là tác phẩm đó chứa đựng giá trị nhân văn như thế nào và khuyến khích con người phải sống tích cực ra sao Do đó, nhiệm vụ của văn học không chỉ dừng lại ở việc phản ánh thực tại mà còn thể hiện ở giá trị nhân đạo ẩn sâu bên trong tác phẩm văn học Chính vì thế, cái biệt tài của nhà văn
là viết gì đi chăng nữa thì cuối cùng cũng phải đúc kết được giá trị nhân đạo mà mình muốn hướng đến
Trong những năm trở lại đây, văn học đương đại Việt Nam ngoài sự thành công về mảng truyện ngắn thì tiểu thuyết cũng đã có những bước chuyển mình tích cực nhất định Các nhà văn đã dần biết đổi mới và trau chuốt hơn về cách viết của mình qua từng tác phẩm Ở giai đoạn này các nhà văn trẻ thế hệ 7x đã có những bước đột phá nhất định trong việc sáng tạo tác phẩm văn chương Có thể nói, tiểu thuyết Việt Nam được đánh giá cao qua các thế hệ nhà văn như: Bảo Ninh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Việt Hà, Tạ Duy Anh… Và trong số đó, Nguyễn Đình Tú được biết đến như một hiện tượng văn học đặc biệt Với tiểu
thuyết đầu tay Hồ sơ một tử tù đã gây nên tiếng vang lớn trong lòng người đọc nói
chung và các thế hệ nhà văn nói riêng Nhưng đó chỉ là điểm đánh dấu sự khởi đầu trong sự nghiệp sáng tác của anh Bởi với mong muốn không ngừng sáng tạo và cống hiến, nhà văn trẻ của chúng ta đã tiếp tục cho ra đời các tiểu thuyết với tựa đề
vô cùng đặc biệt: Nháp (2008), Phiên bản (2009), Kín (2010), Hoang tâm (2013) và gần đây nhất là Xác phàm (2014) Tất cả như đang khẳng định một bút lực rất mạnh
mẽ và sung mãn với một quan điểm sáng tác vô cùng mới lạ Với lối viết phá phách
và táo bạo trong mảng đề tài nhạy cảm (tội phạm học) qua sự trải nghiệm của mình,
Trang 7Nguyễn Đình Tú đã chạm đến những góc khuất mà bấy lâu nay những nhà văn khác còn hơi e dè, ngần ngại
Thế giới tội phạm, một thế giới với nhiều sự phức tạp và nguy hiểm đang vây lấy bất kì ai trong xã hội này Có thể nói, trong tất cả những tiểu thuyết của mình thì
Phiên bản là một đại diện tiêu biểu trong việc khắc họa toàn diện về một thế giới ngầm được thu nhỏ qua tài năng của Nguyễn Đình Tú Trong Phiên bản nhiều mảng
màu hiện thực đa diện, nhiều chiều đã được khám phá một cách tường tận, tỉ mỉ với một thái độ và tinh thần phê phán, tố cáo cao độ Tác giả đã không che đậy bất cứ điều gì Những gì anh nhìn thấy và đã trải qua điều được phơi bày dưới ngòi bút sắc sảo của mình Nhưng đó không hẳn gọi là quá phũ phàng, bởi ẩn sâu trong những hạn chế của xã hội có những con người mang nhãn mác là tội phạm thì đâu đó vẫn
le lói một luồng sáng của tình người, tình đồng loại Là tác phẩm nghiên cứu về những con người được xem là đối tượng cần loại bỏ của xã hội, nhưng đằng sau đó
là cả một tấm lòng của nhà văn khi nhận ra được những khao khát rất người của họ Đâu đó niềm tin vào con người, vào cuộc sống, vào một tương lai tươi sáng vẫn được nhà văn nhen nhóm lên qua từng trang viết
Sau bốn năm là sinh viên đã được học tập, rèn luyện dưới môi trường đại học, bản thân luôn muốn thử sức mình qua một đề tài thuộc chuyên ngành mà mình
đam mê Với tất cả những lí do đó, bản thân đã chọn đề tài “Giá trị tư tưởng và
phương thức biểu hiện trong tiểu thuyết “Phiên bản” của Nguyễn Đình Tú” làm
đề tài nghiên cứu của mình
2 Mục đích nghiên cứu
Qua công trình nghiên cứu này, người viết muốn mang đến một cái nhìn đa chiều về bức tranh hiện thực của những con người mang nhãn mác tội phạm Từ đó, chúng ta thấy được giá trị nhân nhân văn sâu sắc được tác giả đào sâu khắc họa trong tác phẩm Và cũng qua đó, con người sẽ có những cách xử lí kiểu gạn đục khơi trong đối với những mảng đen trong xã hội hiện nay
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối với đề tài này, người viết tập trung đi sâu và phân tích trong tác phẩm
Trang 8Phiên bản của Nguyễn Đình Tú Bên cạnh đó có thể so sánh một vài tác phẩm trong các tiểu thuyết khác của nhà văn đề làm rõ hơn nội dung sâu sắc của Phiên
4.1 Những công trình nghiên cứu chung về Nguyễn Đình Tú
Nguyễn Đình Tú, một cái tên xuất hiện khá muộn trong làng văn học Việt Nam nhưng tên tuổi của anh lại gắn liền với những tác phẩm vô cùng nặng kí Chính vì thế, các công trình nghiên cứu về Nguyễn Đình Tú cũng như các tác phẩm của anh dần xuất hiện với tần suất tương đối lớn
Đánh dấu tên tuổi ở tiểu thuyết đầu tay Hồ sơ một tử tù, Nguyễn Đình Tú đã
mang đến cho người đọc nhiều cái nhìn hơn về góc độ tội phạm hiện nay Một tác phẩm nghiên cứu rất kĩ về quá trình tha hóa của nhân vật chính là chàng sinh viên
tên Bạch Đàn Ở đây, nhà văn Khuất Quang Thụy với công trình “Một khái niệm mới về tiểu thuyết từ Hồ sơ một tử tù”, đã khẳng định rằng: “Đọc xong cuốn tiểu thuyết đầu tay của Nguyễn Đình Tú, tôi nghĩ đến một khái niệm còn khá mới mẻ với nền văn học nước ta, đó là loại tiểu thuyết tội phạm học.”[12] Trong bài viết này,
Khuất Quang Thụy đã nhìn nhận, đánh giá tác phẩm dưới nhiều góc độ Và đặc biệt, ông đã khám phá nhiều thành công về nghệ thuật thông qua ngôn ngữ và hệ thống hình tượng nhân vật vô cùng đặc sắc được Nguyễn Đình Tú sử dụng trong tác phẩm Với ông, Nguyễn Đình Tú không chỉ dừng lại ở việc một nhà nghiên cứu về tội phạm học mà còn là một nhà văn thực thụ trong việc đi tìm nguyên nhân sâu xa
và nhân đạo nhất về sự tha hóa của một con người
Còn ở một góc độ khác về tiểu thuyết “Bên dòng sầu diện” của Nguyễn Đình Tú, nhà văn Nguyễn Đức Thiện nhận định rằng: “Là nhà văn quân đội, cũng viết về chiến tranh, nhưng anh không sa đà vào chuyện thắng thua mà dùng chiến tranh để đẩy đưa số phận nhân vật của mình Chính vì vậy mà càng đọc thì càng
Trang 9thấy thấm Những trang đầu không mấy ấn tượng, nhưng càng về cuối tiểu thuyết
“Bên dòng sầu diện”càng đằm thắm và xúc động.”[11] Những nhận định đó quả
không sai đối với văn chương Nguyễn Đình Tú Anh đã đi vào khám phá và nhặt nhạnh những gì còn sót lại của một thời đại văn chương với bao điều cần phải trăn trở Và ngay lúc này đây, tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú như một cơn mưa giữa những ngày hè oi bứt, gội rửa tất cả những gì đen tối nhất trong sâu thẳm tâm hồn con người
Công trình luận văn thạc sĩ của Phạm Anh Hào (Đại học Vinh) với tên gọi
“Hiện thực đương đại trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú” [1] đã đưa ra một
cách nhìn khác về các tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú Bài nghiên cứu đã chỉ rõ các yếu tố làm nên sức sống mãnh liệt và hấp dẫn của tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú Các nét hiện thực đương đại được xác lập qua bảng giá trị đạo đức Từ đó, cho thấy
sự suy đồi giá trị đạo đức trong giai đoạn hiện nay mà nhà văn muốn nói tới
Không dừng lại ở đó, tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú lại được đào sâu hơn
qua bài nghiên cứu “Hình tượng giới trẻ trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú”
của Nguyễn Kim Toại (Đại học Vinh).[13] Bài nghiên cứu là sự tìm tòi và lí giải về nguyên nhân tha hóa của những người trẻ và khát vọng vươn lên tìm thấy bản ngã của mình giữa chốn hoang lạc và mộng mị
Tiếp theo đó, có thể kể đến bài viết của Trần Đình Sử về tiểu thuyết “Xác phàm”, tác phẩm gần đây nhất của Nguyễn Đình Tú qua nhan đề“Tiểu thuyết Xác phàm của Nguyễn Đình Tú – nén hương thơm tưởng nhớ các liệt sĩ”.[9] Bài nghiên
cứu đã ghi nhận công lao to lớn của Nguyễn Đình Tú trong việc mạnh dạn viết về
đề tài này với một sự tri ân đến những vị anh hùng đã có những cống hiến thầm lặng cho Tổ quốc Một điều đặc biệt ở đây là tác phẩm xuất bản ngay thời điểm Trung Quốc đặt giàn khoan 981 vào vùng biển Việt Nam Điều đó ngầm chỉ rằng, tác phẩm như một bản tuyên án tố cáo tội ác của Trung Quốc trước động thái vô cùng ngang ngược ấy Từ đó càng làm cho mối đoàn kết dân tộc trong việc chống lại kẻ thù xâm lăng ngày một mạnh mẽ và quyết liệt hơn Qua đó ta thấy rằng, Nguyễn Đình Tú đã có những đóng góp nhất định cho nền tiểu thuyết đương đại Việt Nam
nói riêng và nền văn học nước nhà nói chung
Trang 104.2 Một số công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Phiên bản
Phiên bản, một trong những tác phẩm gây nên hiện tượng văn học Nguyễn Đình Tú Sự thành công đó đã được đánh dấu bởi dự án phim Hương ga được chuyển thể từ tiểu thuyết Phiên bản của đạo diễn Cường Ngô Phiên bản đã cho độc
giả nhiều cái nhìn đa dạng nhiều chiều về một thế giới ngầm cụ thể của nhiều thế giới ngầm na ná trong xã hội hiện nay Cho nên, xoay quanh tác phẩm đã có nhiều bài viết tỏ rõ thái độ của bản thân về nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm
Do sự muôn hình vạn trạng của thế giới ngầm này mà nhà văn Ma Văn Kháng đã
băn khoăn: “Phiên bản tính thiện và tính ác”[4] Bài viết của ông dấy lên một suy
nghĩ chung về sự phức tạp của tâm hồn con người xen lẫn vào đó là bao ngang trái cuộc đời cứ vây lấy khiến con người không tìm được lói giải thoát cho riêng mình
Hay bài viết của Hoa Tử Huyền với tên “Nhà văn Nguyễn Đình Tú và tiểu thuyết Phiên bản”[3] Tác giả đã đưa ra những nhận định về tác phẩm trên cương vị
là một độc giả Bài viết nêu ra những giá trị tích cực mà tác phẩm mang lại từ đó tạo nên những thành công nhất định trên con đường sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Đình Tú
Đa số các công trình nghiên cứu chỉ làm rõ và giới thuyết mang tính chất chung chung về những vấn đề xoay quanh tác phẩm cũng như tác giả Nguyễn Đình
Tú Như thế có thể nói, cho tới nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách chi tiết và đào sâu trong một tác phẩm cụ thể để thấy hết được những nét đặc sắc trong tác phẩm của nhà văn Nguyễn Đình Tú Vì vậy việc tìm hiểu và làm rõ giá
trị hiện thực và nhân đạo trong tiểu thuyết Phiên bản càng thôi thúc bản thân tôi hơn trong việc tìm hiểu những giá trị mà Phiên bản mang lại
5 Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ được đề tài, bài nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Phương pháp phân tích: Người viết sẽ chia tách đối tượng riêng lẻ để nghiên cứu sâu hơn về từng đối tượng
Trang 11- Phương pháp tổng hợp: Dựa vào những tư liệu, nghiên cứu có từ trước và kiến thức của bản thân, người viết sẽ chọn lọc và đưa ra những kết luận có tính khái quát
- Phương pháp so sánh – đối chiếu: Phương pháp này dùng để phân biệt sự
giống và khác nhau giữa giá trị hiện thực và nhân đạo trong tác phẩm Phiên bản với
các tác phẩm khác của Nguyễn Đình Tú
- Phương pháp hệ thống: Người viết sẽ dùng phương pháp này trong việc lựa chọn và sắp xếp, hệ thống hóa các nội dung kiến thức sao cho hợp lí và khoa học nhất
Ngoài ra, người nghiên cứu còn sử dụng các phương pháp: lịch sử, xã hội học văn học, …để làm rõ mục đích nghiên cứu của đề tài
6 Đóng góp của khóa luận
Khóa luận sau khi hoàn thành sẽ đem đến cho người đọc một cái nhìn đa
diện, nhiều chiều về giá trị hiện thực và nhân đạo qua tác phẩm Phiên bản Đó là
một thế giới tội phạm đầy rẫy những mưu mô, thủ đoạn nhưng đâu đó trong thẳm sâu ở mỗi người vẫn toát lên những khao khát rất người Qua đây, tác phẩm còn giúp người đọc nâng cao được nhận thức và có thái độ cảm thông trước những con người bị đẩy vào ngõ cụt của cuộc đời Bên cạnh đó, việc hoàn thành khóa luận này
sẽ nâng cao được kĩ năng nghiên cứu khoa học trong sinh viên
7 Cấu trúc khóa luận
Ngoài ba phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của bài nghiên cứu được trình bày dưới ba chương:
Chương 1 Nhà văn Nguyễn Đình Tú và tiểu thuyết Phiên bản
Chương 2 Giá trị hiện thực và phương thức biểu hiện trong tiểu thuyết
Phiên bản của Nguyễn Đình Tú
Chương 3 Giá trị nhân đạo và phương thức biểu hiện trong tiểu thuyết Phiên bản của Nguyễn Đình Tú
Trang 12B NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NHÀ VĂN NGUYỄN ĐÌNH TÚ VÀ TIỂU THUYẾT
PHIÊN BẢN
1.1 Nguyễn Đình Tú - nhà văn trẻ với một bút lực sung mãn và mới lạ
Có thể nói, cái tên Nguyễn Đình Tú đã không còn xa lạ trong giới văn học hiện nay Là một cây bút thuộc thế hệ trẻ với một lối văn vô cùng đặc biệt anh đã và đang mang đến nhiều tranh cãi trong giới phê bình văn học Anh sinh ngày 07 tháng
07 năm 1974 tại vùng đất Kiến An thuộc TP Hải Phòng Một vùng đất với nhiều mảng màu sáng tối của cuộc sống đã khơi nguồn sáng tạo cho tài năng văn chương Nguyễn Đình Tú Tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội (1996) Tu nghiệp sĩ quan tại Trường Quân chính Quân khu 3 (1996 - 1997) Từ năm 1997 đến 2001 công tác tại Viện Kiểm sát quân sự Quân khu 3 Từ năm 2001 công tác tại tạp chí Văn nghệ quân đội Hiện là Trưởng Ban Văn xuôi tạp chí Văn nghệ quân đội Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (2005)
Xuất thân là một luật sư nhưng anh đã sớm mang nặng nghiệp văn chương Bởi với anh ngoài việc tìm ra những nguyên nhân sa ngã của con người thì việc đi tìm và lí giải những nguyên nhân đó dường như là cần thiết hơn Chỉ ra cái sai của con người với anh là chưa đủ mà phải biết nhìn nhận những cái sai trái đó để soi chiếu bản thân con người mới là điều quan trọng Tất cả những điều đó đã được minh chứng qua từng tác phẩm văn chương của anh
So với các cây bút thuộc thế hệ trẻ hiện nay, Nguyễn Đình Tú là nhà văn sớm có ý thức đi theo con đường chuyên nghiệp Trong khi một số nhà thơ, những cây bút đình đám cùng thời vì lí do cá nhân nào đó đã tạm biệt văn đàn để chinh phục lĩnh vực khác rồi trở lại ồn ào thì Nguyễn Đình Tú vẫn lặng lẽ kiên trì như con ong ngày ngày chăm chỉ chắc lọc những mật hoa tinh khôi của đời Anh rất cần mẫn, tỉ mỉ trong từng câu chữ từ đó cho thấy sự nghiêm túc trong cách làm việc của nhà văn Độc giả vẫn còn nhớ như in những tháng ngày khi Nguyễn Đình Tú vừa mới chân ướt chân ráo vào nghề Anh mang đến những trang văn vô cùng nhẹ nhàng và có chút ngây thơ qua những mảng truyện ngắn hết sức vô tư và có một
chút rụt rè như Nỗi buồn trong suốt Rồi những năm sau đó, tài năng văn chương
Trang 13ấy bắt đầu bắt nhịp được với guồng quay của văn học và cho ra đời các tác phẩm có
hồn và văn phong trở nên già dặn hơn qua truyện ngắn Vũ điệu thị dân Và dần dần
về sau, Nguyễn Đình Tú đã khẳng định được năng lực viết lách của mình qua hàng loạt tác phẩm được độc giả đón nhận nhiệt tình Ở đây có thể kể đến ba truyện ngắn
được Nguyễn Đình Tú viết và in liền trong ba năm: "Bên bờ những dòng chảy" (2001); "Không thể nào khác được" ( 2002); "Nỗi ám ảnh khôn nguôi" (2003) đã
mang đến cho anh nhiều phản hồi tích cực
Thành công ở mảng truyện ngắn như thế nhưng với Nguyễn Đình Tú thì chưa bao giờ là đủ Truyện ngắn đương nhiên sẽ có điểm mạnh riêng của nó tuy nhiên sức lan tỏa và độ sâu chưa phải là lớn Và chính tiểu thuyết mới là hình thức nghệ thuật hữu hiệu nhất để khái quát hóa nghệ thuật đời sống Cho nên anh đã hướng ngòi bút của mình sang một trang mới đó là viết tiểu thuyết Đánh dấu tên
tuổi của anh ở mảng tiểu thuyết đó là việc trình làng cuốn tiểu thuyết đầu tay Hồ sơ một tử tù (tên được đặt ban đầu là Bên kia là cát bụi) Tác phẩm này đã được độc
giả đón nhận nhiệt tình Góp thêm thành công cho Nguyễn Đình Tú lúc đó là khi tác phẩm đạt Giải thưởng tiểu thuyết NXB Công an nhân dân và Hội Nhà văn Việt Nam năm 2002 Bên cạnh đó, tiểu thuyết còn được chuyển thể thành phim truyền
hình với tên Lời sám hối muộn màng, khá thu hút và hấp dẫn người xem Bút lực ấy
ngày càng trở nên sung mãn hơn khi trong một thời gian ngắn, Nguyễn Đình Tú cho
ra đời nhiều tiểu thuyết mang tính thời sự cao gây nhiều ý kiến cả về giới phê bình lẫn độc giả Cho đến nay anh đã có trong tay hơn 10 truyện ngắn và bảy tiểu thuyết:
Hồ sơ một tử tù, Bên dòng sầu diện, Nháp, Phiên bản, Kín, Hoang tâm, Xác phàm
Nói như thế không phải vì anh chạy đua với lối văn phong mang tính thị trường, kiểu như mì ăn liền Bởi vì qua mỗi tác phẩm của mình, chúng ta nhận thấy rằng anh đã mang đến nhiều thông điệp tích cực cho con người trong cuộc sống Ở Nguyễn Đình Tú có một điều đặc biệt nữa là, anh không đi sâu nghiên cứu về những cái tốt, điều thiện hay các đề tài gây nhiều sự chú ý như: sex, đồng tính… mà lại khai thác các mảng tối, cái ác, cái xấu trong xã hội Từ đó, anh luôn tìm kiếm một lời giải thích cho những hành động sai trái của con người mà chính cái nghề luật sư cũng chưa có đáp án nào thỏa mãn cho anh Chính tất cả những điều đó đã
Trang 14tạo nên một nhà văn vô cùng đặc biệt Tuy các tác phẩm cách nhau không lâu nhưng mỗi tác phẩm là một cách nhìn nhận về cuộc sống hiện thực qua những mảng màu đa sắc, phản ánh một cách chân thực nhất về cuộc sống hiện thực mà mỗi người chúng ta thường xuyên phải đối mặt Việc đọc các tác phẩm của Nguyễn Đình Tú cũng là cách mà chúng ta thanh lọc lại tâm hồn và nhận thức cần phải sống tích cực, ý nghĩa hơn
Sự xuất hiện của Nguyễn Đình Tú trên văn đàn văn học Việt Nam đã hứa hẹn một sự đổi mới trong cách viết cũng như việc khai thác đề tài trong tác phẩm Điều này đã được minh chứng qua nhiều nhận định tích cực trong giới văn chương
Nói về Nguyễn Đình Tú nhà văn Chu Lai đã từng nhận định: "Viết thành công nhiều cảnh đời, viết thành công về nhiều nhân vật, đó cũng là yếu tố cấu thành năng lực tiểu thuyết, ở Tú, qua một vài truyện đã le lói hơi thở của tiểu thuyết cụ cựa bên trong Tú hoàn toàn có đủ năng lực đi dài hơi vào những mảng sống nóng nhất với một bút pháp trần trụi nhất ngoài những tứ văn huyền ảo, cổ xưa nhuốm màu phonclore đã đạt được những khoái cảm thẩm mĩ nhất định".[10] Một nhà văn
bậc đàn anh như Phương Lựu cũng đã dành những lời khen có cánh như thế này cho
Nguyễn Đình Tú: “Còn rất trẻ nhưng văn Nguyễn Đình Tú đã già như một người từng trải, thạo nghề, rất chỉn chu từ ý tưởng, cốt truyện đến cung cách nói năng, hành động của nhân vật, ở anh rất khó bắt bẻ, không thấy sự chông chênh, không thấy độ rung quá nhịp của một trái tim hồi hộp, phấp phỏng Cái gì cũng đến độ vừa đủ là dừng.”[10] Qua đó, ta mới thấy được sự thành công không chỉ về nội
dung mà cả phong cách nghệ thuật đặc sắc mà Nguyễn Đình Tú được thể hiện rất rõ trong các tác phẩm của mình Thực sự cái tên Nguyễn Đình Tú đã mang một làn gió mới, làn gió của sự cách tân về quan niệm sáng tác cho thế giới của những ngôn từ
Bên cạnh đó tài năng văn chương ấy còn được khẳng định qua rất nhiều giải thưởng văn học: Giải thưởng truyện ngắn Tạp chí Văn nghệ quân đội, 1999, Giải thưởng tiểu thuyết NXB Công an nhân dân phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam,
2002, Giải thưởng văn học 10 năm Bộ Công an, Giải thưởng văn học 5 năm Bộ Quốc phòng
Trang 151.2 Tiểu thuyết Phiên bản – điểm sáng trong quá trình sáng tác của
Nguyễn Đình Tú
Mới bắt đầu tiếp cận với văn chương Nguyễn Đình Tú, dường như chúng ta nhận thấy anh khai thác rất nhiều đề tài nhưng điều đó không có nghĩa là anh chạy đua với lối viết nhàm chán, rẻ tiền Bởi qua những tác phẩm ấy chúng ta đã dần dần thay đổi hoàn toàn cả cách nhìn, cách nghĩ về một cá nhân trong xã hội Thay vì ghét bỏ thì người đọc lại càng thương cảm, chia sẻ cho những lầm lạc mà họ mắc phải Sau mỗi tác phẩm là một bài học về tình đời, tình người và tình nhân loại Thực sự tác phẩm của Nguyễn Đình Tú đã đạt tới cái ngưỡng của lòng bao dung, vị
tha Phiên bản của Nguyễn Đình Tú là một trong những tác phẩm như thế Ngoài
việc nó đã mang đến cho anh nhiều thành công ngoài mong đợi thì sự đón nhận và phản hồi tích cực của giới chuyên môn, độc giả là một nguồn cổ vũ lớn lao tiếp thêm sức mạnh cho anh trên con đường sáng tạo văn chương Tác phẩm nói về cuộc sống tha phương cầu thực của những con người tự nguyện rời bỏ quê hương lên thuyền vượt biên sang một nước mới với mong muốn tìm được một cuộc sống mới đầy đủ, sung túc hơn Tác phẩm xoay quanh nhân vật chính là Diệu một cô bé may mắn thoát khỏi vụ cướp trên chuyến tàu vượt biên năm xưa Nỗi ám ảnh về vụ thảm họa đã ăn sâu và dày vò cô từ khi sống cho đến lúc chết đi Từ một cô bé bán hương ngoài chợ với bao ước mơ giản dị nhưng vô cùng tươi đẹp, Diệu đã trở thành một
nữ tặc khét tiếng để rồi chết đi vẫn còn ray rứt vì con đường mình đã chọn Quá trình tha hóa ấy của Diệu đã được lột tả qua ba mươi mốt chương với ba ngôi kể khác nhau: ta, em, thị Cùng với đó là sự xuất hiện của một nhân vật đặc biệt đó là
“bóng trăng” giải mã tất cả những nguyên nhân dẫn đến một Hương Ga (Diệu) – một đàn chị có máu mặt trong giới giang hồ Bên cạnh đó, tác giả cũng đã sử dụng rất nhiều thủ pháp nghệ thuật cũng như các phương thức thể hiện chủ đề, nội dung của tác phẩm Thủ pháp được sử dụng thành công nhất là thủ pháp kì ảo qua những giấc mơ đã làm rõ được ý đồ nghệ thuật của tác giả Để có được những thành công của tác phẩm đó là cả một hành trình dài của Nguyễn Đình Tú khi anh đã hòa mình, lặn ngụp vào từng nhân vật và có thể nói là sống, trăn trở cùng nhân vật tìm kiếm một đời sống, một lối giải thoát mới cho nhân vật nói riêng và con người nói chung
Trang 16Đánh dấu thêm thành công cho Phiên bản là việc tác phẩm đã chuyển thể
thành phim lấy tên là “Hương ga” của đạo diễn Cường Ngô Bộ phim đã tạo nên một tiếng vang lớn cho sự nghiệp của Nguyễn Đình Tú Bởi chưa bấm máy nhưng
tất cả những người đã từng đọc Phiên bản và kể cả những người chưa từng đọc
cũng đã để lại nhiều ý kiến tích cực Đó là một nguồn động viên lớn lao để anh có thể tiếp tục cống hiến những tác phẩm hay, những lối sống đẹp trong thời đại mà các giá trị đã dần dần bị đổi thay
Trang 17CHƯƠNG 2 GIÁ TRỊ HIỆN THỰC VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN
TRONG TIỂU THUYẾT PHIÊN BẢN CỦA NGUYỄN ĐÌNH TÚ 2.1 Giá trị hiện thực trong tiểu thuyết Phiên bản của Nguyễn Đình Tú
2.1.1 Nền kinh tế thị trường và việc con người phải đánh đổi mọi thứ để tồn tại
Có thể nói xã hội ngày càng phát triển đã mang đến nhiều mặt tích cực cho
xã hội loài người Nhưng bên cạnh cũng kéo theo biết bao hệ lụy tiêu cực Một trong số đó là việc con người luôn đấu tranh với cuộc chiến mưu sinh để chạy theo những lợi ích trước mắt, cho dù phải trả bằng bất cứ giá nào Đó là số phận của những người dân nghèo nơi ngã ba đường tàu, trong đó có gia đình Diệu Họ đã sống trên mảnh đất với bao nhiêu là khắc nghiệt Ngoài những tệ nạn và rủi ro thì
họ chẳng tìm kiếm được niềm tin nào vào cuộc đời nếu cứ tiếp tục sống cảnh hằng ngày phải nơm nớp nỗi lo cơm áo gạo tiền Và rồi họ đi đến quyết định từ bỏ nơi họ
đã gắn bó hơn một nửa cuộc đời để tìm kiếm một lối thoát cho riêng mình Cũng chính vì những giá trị vật chất đã che mờ lí trí, để rồi họ dấn thân trên con tàu định mệnh kết thúc cuộc đời của từng thành viên trong phút chốc
Con tàu mang tên định mệnh ấy ra đi tới miền đất hứa, đưa một trăm ba mươi sáu sinh mạng rời khỏi nơi đã từng một thời gắn bó Dẫu biết rằng chuyến đi này sẽ đem đến nhiều nguy hiểm nhưng những con người ấy vẫn dấn thân vào con đường gian nan với mong muốn được đổi đời, thoát khỏi những nghèo đói, túng quẫn hiện tại Đây không phải là một việc làm bộc phát mà là một dự định đã được
họ tính toán, sắp xếp từ trước và họ sẵn sàng nhận về tất cả những rủi ro, những mối
đe dọa “ Để có thể đi được cả ba người như thế này, bố mẹ em đã phải bán tất cả những gì có thể bán được trong nhà Tính đổ đầu một người là chín chỉ vàng Cả nhà em phải chuẩn bị hai cây bảy vàng Tiền ấy được nộp hai phần ba trước đó nửa năm Những người tổ chức chuyến đi dùng tiền ấy để thuê đóng tàu Khi tàu đóng xong thì mọi người nộp nốt một phần ba còn lại Số tiền này dùng để thuê tài công, mua xăng dầu, lương thực thực phẩm dự trữ.”[19;35] Dù đã chuẩn bị rất chu đáo
và dự đoán được những điều sẽ gặp trên biển “Con tàu được tính toán là sẽ chạy trên biển bảy ngày Nếu quá bảy ngày tất cả sẽ lâm nguy, sẽ rơi vào một trong
Trang 18những hiểm họa sau: Thứ nhất là đói; Thứ hai là dạt vào hải phận của một nước
mà mình không muốn vào, sẽ bị trao trả về nước; Thứ ba là nhầm đường, lệch hướng, lại quay trở về nơi xuất phát, án “vượt biên trái phép” sẽ lập tức choàng vào cổ mọi người; Thứ tư là gặp cướp biển; Thứ năm là gặp bão lớn, sóng gió sẽ nuốt chửng con tàu; Thứ sáu là bị hỏng hóc, trục trặc, phải ăn dầm nằm dề trên biển…Nhất định những hiểm họa ấy sẽ xảy ra nếu sau bảy ngày mà con tàu không cập đất Hông Kông.”[19 ; 35] Và cuối cùng, một trong những dự đoán đã xảy ra,
con tàu đã gặp một bọn cướp biển hung hãn Kết quả sau nhiều giờ đồng hồ từ chống trả đến van xin nhưng cuối cùng những con người ấy vẫn chết Tất cả xảy ra quá bất ngờ cho đến khi mọi chuyện đã là quá khứ thì Diệu, ông Trượt và cậu bé chín tháng, những con người đã may mắn thoát nạn năm xưa vẫn chưa khỏi bàng hoàng, ngỡ như chuyện mới vừa xảy ra ngày hôm qua Họ đã chứng kiến cái chết thương tâm của những người cùng đi trên một chuyến tàu, đau đớn hơn là sự bất lực của một cô bé mới lớn khi đứng trước cái chết vật vã của người thân Vì muốn bảo
vệ con mình mà bố cô bé đã chết như chưa từng tồn tại, “Thứ tiếng sắt thép va chạm vào thành tàu chính là từ con dao của bố em Ông từ dưới hầm tàu lao lên, tay cầm thanh mã tấu, lăn xả vào một con giao long đang nằm trên người em Nhưng ngay sau đó tiếng súng vang lên Bố em lảo đảo rồi ngã xuống, thanh mã tấu
đổ ập theo ông,…Một con giao long đầu người tiến đến bên bố em, lôi ông ra phía thành tàu rồi quẳng ông xuống biển” [19; 62] Mẹ cũng chết vô cùng đau đớn ngay
trước mặt cô kèm theo đó là một lời xin lỗi mà chính cô không bao giờ muốn nghe
“Nhưng bây giờ thì mẹ hối hận vì đã đưa con vào cuộc hành trình khủng khiếp này Vết rạch từ giữa ngực xuống tới bụng không làm mẹ đau bằng nhìn con chết đi sống lại như thế kia Nếu con còn sống thì con tha lỗi cho mẹ Mẹ đã cho con một kiếp sống đọa đày Mẹ đã hại con Mẹ đã giết dần giết mòn mà chỉ đến khi mẹ chết mới nhận ra được điều ấy…Ngực và bụng mẹ vỡ ra, máu bắn tung khắp đuôi tàu”[19;
68 – 69] Cái chết với mẹ lúc này đã không còn gì là ghê gớm, đáng sợ nhưng với
cô nó đã quá giới hạn chịu đựng và cô đã ngất lịm đi, chìm vào thế giới của sự vô thức Giá như họ không lên con tàu đó, giá như không gặp bọn cướp biển, giá như… Và hàng nghìn cái giá như lúc này vẫn không thể cứu vãn được tình hình, họ
Trang 19đã mãi mãi nằm sâu dưới đáy đại dương xa xôi kia Điều gì đã làm họ bất chấp mọi
sự nguy hiểm quyết rời bỏ mảnh đất đã từng gắn bó một thời để ra đi tìm cuộc sống mới Đó chính là khát vọng đổi đời, được hưởng cuộc sống mà một trăm ba mươi sáu người đã tự vẽ ra trước khi bước lên con tàu định mệnh ấy Họ đã không chịu đựng được cuộc sống nghèo nàn, cùng quẫn của cái mảnh đất “Ngã ba sông” đường tàu này Suy cho cùng đó cũng là ước ao chung của bao con người trên trái đất này
Ai không muốn sung sướng, ai không muốn con cái mình sau này đỡ vất vả Nhưng cái khác nhau ở đây đó là con đường mà họ chọn để tìm đến bến bờ của sự hạnh phúc, sung túc về sau Và vượt biên sang nước khác đó cũng là một xu thế chung của rất nhiều người ở thời đại lúc bấy giờ Đó là con đường nhanh nhất có thể mang đến cho họ những gì họ muốn Vì thế mà họ sẵn sàng đánh đổi tất cả, kể cả mạng sống của mình để đổi lấy những tia hy vọng le lói ấy
Cuộc đời Diệu sau này cũng như thế, đằng sau những ước mơ giản đơn về một cuộc sống yên bình với gia đình nhỏ cùng chồng, con với những người yêu thương thì đó là một khát vọng được đổi đời, được mọi người tôn trọng, kính nể Do
đó mà cuộc đời Diệu đã mắc rất nhiều sai lầm, sai lầm này nối tiếp những sai lầm khác Sai lầm thứ nhất là yêu lầm Đó là mối tình với Hưng “mã”, một thằng đã hai lần mắc tiền án và giờ quay lại hành nghề tiêu thụ hàng trộm cướp Cô đã phải nhận mọi tội lỗi và đi tù thay cho Hưng nhưng cô có ngờ đâu chính Hưng “mã” đã lợi dụng cô để trốn tội Cô vừa yêu Hưng vừa mang ơn hắn nên cho dù thế nào cô vẫn không trách cứ anh ta một lời nào Bởi khi nghe những lời nói đểu giả thoát ra từ miệng hắn cô đều tin tưởng một cách tuyệt đối không một chút nghi ngờ Và chính
cô cũng thừa nhận rằng “Đấy, mồm miệng của Hưng “mã” như thế đấy Làm sao
em không chết vì cái lưỡi dẻo quẹo ấy được cơ chứ Em cũng chỉ có một đôi lỗ tai thường tình như bao cô gái khác thôi Hưng cứ dùng những lời lẽ kia mà khoan vào thì có mà bê tông cũng đổ chứ nói gì cái con người đang hừng hực sức yêu, sức sống như em.”[19 ; 151] Đến khi vào tù, cho dù Hưng chưa một lần ghé thăm hay
hỏi han thì cô vẫn một mực chung thủy với hắn Mặc cho người khác có nói về Hưng như thế nào hay Hưng có ra sao thì với Diệu, Hưng vẫn là người mà cô luôn muốn gắn bó Và vì thế, trước Hưng cô bỗng trở nên vô cùng yếu đuối và có chút
Trang 20khờ dại của người con gái lúc mới yêu “Người em lại mềm ra trong tay Hưng Đúng là Hưng yêu em thật Em vừa nhìn thấy mình trong gương, xấu xí chết đi được Thế mà Hưng vẫn xán vào em, vẫn vồ vập yêu thương em, vẫn nói rằng em đẹp vô cùng.”[19 ; 219] Sau bao nhiêu ngày xa cách, bao nhiêu nhớ nhung, đợi chờ
với Diệu lúc này dường như đã được Hưng cởi bỏ Cô lại lao vào vòng xoáy tình cùng với Hưng một lần nữa và đâu ngờ được những việc mà Hưng sẽ tiếp tục lợi dụng mình Đó là một đêm vô cùng nhục nhã với Diệu khi chính Hưng “mã” sử dụng cô như vật lót đường trong việc làm ăn của hắn Chính cô cùng không ngờ, người mà cô đặt hết niềm tin và cả mạng sống của mình để yêu thương, bảo vệ lại mang thể xác của người phụ nữ mình yêu ra làm vật trao đổi Vì yêu thương Hưng
mà cô đã chịu đựng tất cả, kể cả việc làm bán rẻ thể xác của mình Nhưng rồi sau
bao suy nghĩ cô đành phó thác đời mình cho số phận định đoạt: “Em nhìn tấm thân trần của nó, thoáng chút e ngại Em ngồi bần thần ở góc giường, chả biết phải xử trí như thế nào Em nhắm mắt lại Thôi thì mặc kệ đời.” [19 ; 228] Cuối cùng vì
không chịu đựng được sự dày vò về thể xác lẫn tinh thần mà cô đã giết chết Tuấn
“chợ” Sau cái chết của Tuấn “chợ” cô cũng chấm dứt mối tình với Hưng “mã” Tưởng như sau vụ việc ấy cô sẽ trở về với cuộc sống yên bình bên bà của mình nhưng không phải như vậy, cô đã chọn một con đường khác mà từ đây đời cô đã chính thức bước sang một trang mới Cô đã lấy Tùng, một đàn anh có tiếng trong giới giang hồ cùng với mong muốn thoát khỏi cuộc sống tạm bợ nơi nhà ga, bến tàu Cũng kể từ đó, Diệu đã dần dần trở thành một người hoàn toàn khác hẳn Cô bắt đầu lao vào những cuộc thôn tính lẫn nhau, làm những việc vi phạm pháp luật
và có khi là chống lại pháp luật Đó là vụ cướp tù để cứu Tùng thoát khỏi án tử nhưng không thành Từ khi về làm vợ Tùng tuy được hưởng sung sướng nhưng không lúc nào cô được thanh thản, tâm trạng lúc nào cũng nơm nớp lo sợ Cuối cùng nỗi lo lớn nhất cũng đã xảy ra với cô Tùng chết, chỗ dựa tinh thần duy nhất ngay lúc này dường như bị sụp đổ hoàn toàn Những mối đe dọa đang ngày càng rình rập và cái suy nghĩ là cô sẽ bị những kẻ thù của Tùng nuốt chửng bất kì lúc nào
cứ hiện hữu, dằng xé trong cô Từ đó, thị ra sức bảo vệ thế lực của mình bằng cách thu nhập thêm nhiều đàn em có máu mặt Bên cạnh đó thị còn mở rộng thêm nhiều
Trang 21vụ làm ăn lớn với nhiều đối tượng trong đó có Đinh, một cảnh sát nhưng bị tha hóa bởi tiền tài, địa vị Cùng với đó là việc mở rộng địa bàn làm ăn, đó là vụ làm ăn với Ông Trùm, một tên chuyên làm ăn, cờ bạc gian dối trong thành phố Lớn (miền Nam) Xuất phát từ lòng tham mù quáng của mình nên cuối cùng Diệu đã chết tức tưởi không kịp phản ứng dưới phát súng của Nam thái tử (con trai của Ông Trùm)
Nhân vật Đàn trong Hồ sơ một tử tù hay Quỳnh trong Kín cũng chỉ thế Vì đua đòi
theo lối sống của những người bạn nơi thành phố hoa lệ kia mà du nhập vào mình những thứ không mấy tốt đẹp nên cuộc đời của họ là sự tổng hòa của những chuổi ngày sai lầm, sa ngã Qua những số phận của mỗi con người được thể hiện trong tác phẩm, ta chợt nhận ra rằng, cuộc đời luôn đặt ra những khó khăn, gian khó để thử thách sự nhẫn nại cũng như đánh thức bản tính lương thiện trong mỗi con người Xã hội đang thay da đổi thịt từng ngày mang đến cho loài người nhiều kết quả tích cực nhưng kéo theo vô số những hậu quả khôn lường Đó là việc văn hóa bị hòa tan, con người trở nên vô cảm, sống theo bản năng, không có lý tưởng, sa vào những tệ nạn
xã hội… Dường như tất cả đều được Nguyễn Đình Tú gom cả vào tác phẩm của
mình Và Phiên bản như một lời tiên đoán về số phận của những con người trong
một xã hội đang trên đà phát triển, hội nhập
2.1.2 Sự hoành hành của thế giới tội phạm
Một trong những thứ đáng sợ nhất trong thế giới tội phạm ngoài đồng tiền thì còn có sự hắc ám của quyền lực Vì muốn có được quyền lực con người ta đã phải dùng mọi thủ đoạn bạo ác để khẳng định và duy trì thế lực cho riêng mình Những
ảo vọng đã làm họ rơi vào vô số những việc làm sai lầm kể cả việc gây đau khổ cho người khác Đối với những con người như thế không có gì quan trọng bằng việc được khẳng định sức mạnh và uy lực của bản thân Tranh giành quyền lực bằng những hành động khát máu, đó là những gì họ muốn có được Vì quyền lực mà tình người, tình đồng loại dần bị coi rẻ và có khi còn biến mất giữa bao nhiêu cám dỗ đời thường và đầy bản năng Đó là những cuộc tranh chấp địa bàn làm ăn của các thế lực trong giới giang hồ Chúng sẵn sàng chém giết lẫn nhau để giành lấy một mối làm ăn hay chỉ để duy trì và bảo vệ danh tiếng của mình Bắt đầu của tác phẩm
là cuộc ẩu đả giữa Tuấn “chợ”, Hương “ga” và Mỹ “chột” Vì muốn bảo vệ quyền
Trang 22lợi và danh tiếng của mình mà Tuấn “chợ” thẳng thừng ra tay kể cả với đàn bà, phụ
nữ “Thằng thanh niên kia không nói không rằng, nhảy đến túm tóc con Mỹ, lôi nó
ra khỏi em rồi giơ chân lên đạp mạnh một cái vào bụng…Em hét lên lao vào giằng cái gậy của thằng thanh niên ra Nó đạp em một cái vào ngực Trời ạ Lồng ngực
em như vỡ ra.” [19 ; 136] Thấy chuyện bất bình như vậy nhưng chẳng ai dám can
ngăn, kể cả những người đại diện cho công lý, cho pháp luật vẫn đứng nhìn mà
ngao ngán “Thế mà ở một góc nhỏ của cõi nhân gian kia anh đang đứng nhìn em
Cả chợ dồn về dãy hàng này để nhìn em Bảo vệ chợ và công an cũng có mặt.” [19 ;
137] Thế giới giang hồ không chỉ dừng lại ở những cuộc ẩu đả xay xát nhẹ như thế
mà có khi, đó còn là những trận đọ dao, kiếm và cả đọ súng nữa Máu, những vết thương, kể cả mạng người là những gì bọn chúng muốn giành được sau trận chiến Bên trong sâu xa của sự khát máu ấy là ước muốn gầy dựng thế lực, muốn xưng tôn, xưng bá mà bất kì ai bước vào thế giới này đều muốn chiếm hữu Tạo dựng thế lực
đã khó, mà giữ vững được nó lại càng khó gấp trăm ngàn lần Bởi thế giới của bọn nằm ngoài sự quản lý của pháp luật kia thật sự rất đáng sợ Mỗi khu vực đều có phe phái và cả những luật định mà chúng tự tạo ra cốt yếu nhằm giữ vững thế lực cho
phe phái của mình “Thành phố Ngã ba sông từ lâu đã mực định một thế giới ngầm với ba vùng lãnh địa đen mà giới giang hồ không ai không biết Vùng thứ nhất do Tùng “hê rô” cai quản, chủ yếu khai thác các sòng bài và bảo kê bến bãi, vùng thứ hai thuộc về Lân “sói” chủ yếu chăn các động gái và bảo kê các nhà hàng, vùng thứ ba của Cộc “ba tai” chủ yếu buôn lậu, bán lẻ ma túy và mở tiệm cầm đồ tiêu thụ hàng trộm cướp Tuy nhiên mỗi băng nhóm có thể hợp tác với nhau trong từng phi vụ cụ thể, hoặc lúc mạnh, lúc yếu, lúc phình to Lúc thu hẹp địa bàn hay lĩnh vực hoạt động, nhưng căn bản được chia ra như vậy Giang hồ có thẻ hay không có thẻ, số má nhiều hay ít đều ngầm hiểu sự phân định này mà dễ bề hành xử với nhau.” [19 ; 72] Cho dù không ai nói gì thì trong giới giang hồ bọn chúng đã tự
phân định ranh giới trong việc làm ăn của mình Nhưng điều đó không có nghĩa là
sự phân chia đó sẽ mãi mãi được định hình như vậy Một khi bên nào yếu thế hơn là các bên còn lại lăm le độc chiếm địa bàn bất kì lúc nào Nội bộ bên trong của nó vì thế mà luôn luôn xảy ra những cuộc tranh chấp thừa sống, thiếu chết Không ai bảo
Trang 23ai nhưng một khi đã gia nhập thế giới của giang hồ, thế giới của bọn tội phạm thì đồng nghĩa với việc phải chịu những quy định mà chúng thường truyền tai nhau gọi
là luật rừng Sẽ chẳng có một ai tránh khỏi những va chạm ấy nếu đã dấn thân vào con đường lưu manh, bụi đời kia cả
Đánh dấu sự hoành hành của thế giới tội phạm trong thành phố Ngã ba sông
là hàng loạt cái chết hết sức vô lí Đầu tiên là cái chết của Tùng “hê rô”, chỉ vì muốn thể hiện bản lĩnh đàn anh trong việc cướp sòng bài mà anh ta đã đoạt lấy mạng sống của chủ sòng bài, cuối cùng phải lĩnh án dựa cột, lúc thi hành án cũng chẳng ai biết anh ta chết khi nào Việc giết người trong thế giới ngầm này chẳng có
ai giải thích được cả Bởi với những người như bọn chúng việc giải quyết bằng lời nói là không thỏa đáng mà cần phải giải quyết bằng những trận đấu vô cùng khốc liệt, ai mạnh thì sống, yếu thì chết thế thôi Việc hành nghề trong giới với bọn
chúng cũng được phân ra làm nhiều loại: “Giang hồ có nhiều loại Thứ nhất là loại đao búa côn đồ, gặp người là đánh, thấy của là cướp, đó là loại hạ đẳng Thứ hai là loại thách thức chính quyền, coi thường công an, chống lại người thi hành công vụ,
đó là loại tự sát Thứ ba là loại chuyên dùng thuốc kích thích để gia cường “bản lĩnh” chém giết, đó là loại ma xui quỷ khiến.” [19 ; 146] Dường như một khi đã gia
nhập các băng nhóm giang hồ là đồng nghĩa với việc coi rẻ tất cả mọi thứ, không màn sống chết, một lòng hi sinh vì tổ chức, vì những điều chính họ cũng không định nghĩa được Những người như Tính “dao mổ” đàn em của Tùng “hê rô” hay Hoàng
“lợn” đàn em của Lân “sói”, và cả Vĩnh “con” đàn em của Cộc “ba tai” đều là những con người ngông cuồng, khát máu, muốn thể hiện oai lực của mình và đều có những kết cục thê thảm Tính “dao mổ” chỉ vì vết thương quá sâu, khiến máu ra nhiều mà chết Còn Hoàng “lợn” chết dưới tay của người thầy dạy võ của mình là Tân Đáng nói hơn cả là Vĩnh “con”, tuy là một đứa trẻ chỉ mới mười lăm tuổi nhưng do sớm nghiện ngập mà nó đã tha hóa, biến chất và có những động thái vô
cùng ngang ngược khi được đào tạo dưới thế lực của Cộc “ba tai”: “Vĩnh khật khừ đói thuốc, gọi thêm gần hai chục thằng nữa đi “cứu người của chú Cộc” Cộc yêu cầu cả đàn bà con gái, người nhà của những tên đàn em kia, cũng giả đến kiện chính quyền để đòi người Cả bọn hùng hổ tràn vào công an phường Trực chỉ huy
Trang 24hôm ấy là một ông Phó trưởng phòng công an Trong khi vị này đang đứng ra giải thích thì Vĩnh lẻn xuống phía sau nhà, đạp khóa cửa, lôi tên bị bắt ra Trước sức người áp đảo của bọn Cộc, mấy vị công an phường hôm ấy phải chịu để chúng đưa đồng bọn đi Riêng Cộc còn đe dọa sẽ tạt axít vào mặt Phó phường nếu “không biết
nể mặt thằng này” Cộc tuyên bố: “Công an thành phố cũng chả là cái gì chứ đừng nói đến bọn phường, quận tép riu.”[19 ; 145] Như thế ta mới thấy rằng, bọn chúng
vô cùng manh động và không sợ bất kì thế lực nào cả Ngay cả việc chống trả người thi hành công vụ mà chúng còn làm được thì việc gì mà có thể làm chúng chùn chân Không những không sợ mà chúng còn ngang nhiên tuyên bố đối đầu với những cơ quan cấp cao Và việc làm ngơ trước những hành động đó của một số người có chức trách, ở đây đó là công an cấp phường cũng đồng nghĩa với việc tiếp tay cho bọn chúng hoành hành, chống đối Vẫn biết rằng thế lực lúc này của Cộc
“ba tai” là rất lớn nhưng không có nghĩa là ta phải nhún nhường trước hắn mà ngay lúc này đây các cơ quan có thẩm quyền cần can thiệp và giải quyết một cách triệt để
nhằm răn đe những băng nhóm, loạn đảng khác Hành động “Trước sức người áp đảo của bọn Cộc, mấy vị công an phường hôm ấy phải chịu để chúng đưa đồng bọn đi.”[19 ; 145] thực sự đã làm người đọc vô cùng thất vọng Chẳng lẽ cả một thành
phố Ngã ba sông rộng lớn kia mà không có lấy một cơ quan đại diện pháp luật nào đứng ra giải quyết những phi vụ lùm xùm nhỏ nhoi này hay sao Phải chăng vì thế
mà số tội phạm của vùng đất này chưa bao giờ giảm xuống mà thay vào đó là không ngừng tăng lên Chúng không bao giờ suy nghĩ hay thương cảm cho bất kì ai trước khi ra tay sát hại Kể cả đó là đàn bà, phụ nữ hay cả những người đã từng một thời gắn bó, cùng chung lí tưởng Đó là cảnh giết người không gớm tay của bọn đàn anh đàn chị trong thế giới ngầm ấy Khi biết Tân giết hại đệ tử của mình là Hoàng
“lợn”, Lân “sói” đã tìm đến nhà Tân nhằm thôn tính hắn nhưng khi vào nhà không gặp được Tân, hắn đã ra tay sát hại vợ Tân không một chút thương tiếc, hay đó còn
là hành động của Hiếu “cu” khi biết Tuyết là người yêu của mình đã đầu quân làm gái cho nhóm của Lân “sói”, hắn ta đã ra tay cắt hết các gân chân của cô và quẳng
ra bãi rác Hay cái chết của Đạo, một sinh viên trẻ tuổi gây ra bởi Hoàng “lợn”, cho
dù hai người đã từng là đồng môn Còn cái chết không biết nguyên cớ, hung thủ là
Trang 25ai của Châu “điên” sau khi giúp Ông Trùm xử lí được Lẫm “sáu ngón”, một tên chuyên cản trở việc làm ăn của Ông Trùm Và hàng loạt cái chết không nguyên do,
và có khi là không tên tuổi, thời gian đã xảy ra nơi này
Ở cái thế giới ngầm nhiều gian mãnh này, ai mà đoán được điều gì sẽ xảy ra Bởi con người đối đãi với nhau ngoài sự lọc lừa và nói chuyện bằng gươm đao thì chẳng có gì gọi là tình người Giang hồ đa dạng như vậy nên nó cũng nhào nặn ra những tội phạm cũng vô cùng phức tạp Nó ẩn mình dưới nhiều vỏ bọc mà khi nhận
ra thì đã quá muộn Đó là Tân, một đệ tử trung thành của Hương “ga” là một sát thủ khét tiếng và ra tay sát hại rất tàn độc Trước khi về dưới trướng của Hương “ga”, hắn ta đã giết rất nhiều người nhưng trong suy nghĩ của hắn, những việc làm đó hoàn toàn là đúng đắn, là thay trời hành đạo chứ không nhằm một động cơ cá nhân nào Về làm cho Hương “ga”, hắn đã giết chết Hoàng “lợn”, một đệ tử từng học võ của mình Với một lí do rằng, Hoàng đã giết Đạo, một đệ tử Tân luôn yêu thương và
kì vọng Xét cho cùng, tuy Hoàng là người có tội nhưng việc định đoạt số phận của Hoàng cũng chưa đến lượt Tân, đó là nhiệm vụ của pháp luật, rồi mọi chuyện sẽ được phơi bày dưới ánh sáng của công lí, của sự thật Nhưng Tân là một người không bao giờ chờ đợi và có lòng tin vào pháp luật Vì với anh ta, giết người thì phải đền mạng, không có lý lẽ nào khác hơn Do đó, Tân cứ chém giết bất kì người nào có tội mà pháp luật chưa xử lí Tân là một tên tội phạm đặc biệt nguy hiểm, bởi hắn rất am hiểu và tỏ tường về pháp luật Ta thấy rõ điều đó qua cách anh ta thay Hương “ga” xử lí mọi việc rất gọn ghẽ Tân không nóng nảy như Tính “dao mổ” đệ
tử của Tùng “hê rô”, hay hống hách như Hoàng “lợn” đàn em của Lân “sói” và càng không phải điên cuồng như Vĩnh “con” thuộc hạ của Cộc “ba tai” Mà hắn là một con người rất điềm tĩnh, tính toán vô cùng mưu mô, chi ly và có một chút ma mãnh Hắn là đệ tử của Hương “ga” nhưng lúc nào cô ta cũng tìm sự giúp đỡ từ hắn Bởi hơn ai hết, hắn luôn đoán và nắm bắt tình hình vô cùng nhạy bén và chính xác hoàn toàn Vì vậy, có Tân bên cạnh, Hương “ga” như chim mọc thêm cánh, thế lực càng được củng cố Có thể nói Hương “ga” có được cơ đồ và thoát được nhiều kiếp nạn, một phần cũng nhờ vào tài năng của Tân Do đó, tuy là một người được xem là kín tiếng nhất nhưng Tân là một ẩn số mà chúng ta khó có thể giải mã được
Trang 26Bên cạnh đó còn là những mối làm ăn ngầm của các băng đảng với những quy mô ngày càng được mở rộng, cách hoạt động ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn
Ở thành phố Ngã ba sông, Hương “ga” chỉ dừng lại ở những vụ như bảo kê sòng bài, tổ chức hành nghề gái mại dâm, các quán bia ôm, karaoke trá hình Nhưng khi vào thành phố Lớn, cô bắt đầu tập làm ăn với một Ông Trùm có thế lực rất lớn trong
ấy Ngoài việc kinh doanh những mặt hàng cấm, ông ta còn là một trong những
người mà Đinh nhận xét là rất có máu mặt: “Ông Trùm là một trường hợp đặc biệt, đến cả Chính phủ và Quốc hội cũng phải lưu tâm đến con người này , nếu ông ta thoát khỏi bàn tay pháp luật lần này thì chứng tỏ ông ta thuộc về một thế lực rất lớn.” [19 ; 242] Dưới sự bảo kê của Ông Trùm, công việc làm ăn của Hương “ga”
dường như được thuận lợi hơn cả Cô học được nhiều trò lừa bịp, gian lận hơn trong cách làm ăn và thủ đoạn làm ăn ngày càng tinh vi đến mức hoàn hảo Ngoài ra còn
có các hình thức khác mà cô chưa bao giờ thấy ngoài Bắc: cá độ (gà, bóng đá), bảo
kê vũ trường, cho vay nặng lãi Cứ nhìn tiền của cứ rơi vào túi Ông Trùm hàng ngày
mà máu liều của thị lại muốn dâng lên Ông Trùm ngày một giàu lên bằng nhiều hình thức vi phạm pháp luật nghiêm trọng nhưng chưa có cơ quan pháp luật nào dám sờ gáy ông ta Đôi khi thị cũng thầm nghĩ và tìm hiểu nguyên nhân Cuối cùng, thị đã có lời giải đáp từ Đinh, một người trong ngành nhưng lại sớm có ý đồ làm giàu trái phép Từ một người cảnh sát mang trong mình một trọng trách cao cả nhưng anh ta không bao giờ trung thành với con đường mình đã chọn Mà trái lại đi làm những chuyện phạm pháp, từ việc tiêu thụ hàng cấm, hàng lậu, rồi chuyển sang kinh doanh lừa bịp và cuối cùng là hàng trắng Nhưng anh ta vẫn không bao giờ hối hận về những việc mình đã làm, chính anh ta là nguyên nhân khiến Diệu đi vào những vũng lầy mà anh ta từng sa vào Là một người trong ngành nên việc nắm rõ nhiều lai lịch về các tên có máu mặt trong giới giang hồ với anh ta là chuyện bình
thường: “Ông Trùm khẳng định được vị trí số một ở thành phố Lớn này một phần nhờ vào đao búa Nhưng còn phải nhờ vào các thủ đoạn thâm hiểm, vào cách quan
hệ với chính quyền, với báo chí và phải biết tỉnh táo lách luật nữa.” [19 ; 284]
Những liên minh làm ăn trong thế giới ngầm dần dần hình thành với muôn hình vạn trạng mà không ai hay biết Nó thai nghén từ đâu, trưởng thành như thế nào chẳng
Trang 27ai quan tâm Chỉ biết rằng nó vẫn đang bào mòn từng thế hệ, từng giai tầng của xã hội này trong khi chúng ta vẫn bình chân như vại Ai cũng nghĩ rằng đó là do bọn chúng muốn thế, vì chán đời, hay vì bất kì một lí do cá nhân nào đó nên mới tạo ra nhiều loại tội phạm Nhưng có ai từng nghĩ rằng, chính chúng ta, những người có thẩm quyền, các cơ quan có chức năng đã không làm tròn trách nhiệm của mình trong việc xử lí triệt để những mầm mống ban đầu để giờ mầm mống ấy đã trở thành những mầm họa cho tương lai Mỗi câu nói của Đinh về Ông Trùm như gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh về sự phức tạp của thế giới tội phạm ngày nay là do chính chúng ta đã tạo nên Vì những lợi ích trước mắt mà đã làm mờ dần đi những
gì tốt dẹp nhất trong mỗi con người
2.1.3 Con người bị ám ảnh bởi nỗi đau trong quá khứ
Mỗi con người trong cuộc sống không bao giờ lãng quên quá khứ và nhất là quá khứ nhiều đau khổ, tủi nhục Như đã nói ở đầu, Diệu là cô bé mới học lớp chín nhưng đã sớm nghỉ học để cùng ba mẹ vượt biên tìm kiếm một cuộc sống mới
Chuyến đi hứa hẹn biết bao điều mà ai cũng một lần ao ước “Nếu cả nhà đi thoát thì sau này sẽ gửi đô về tha hồ cho bà tiêu Rồi bố mẹ em sẽ thành kiều, sẽ thường xuyên về thăm bà Khi khá giả, có điều kiện hơn nữa thì sẽ bảo lãnh cho bà đi luôn
Sẽ không phải trải qua bao sóng bể trùng dương nữa Máy bay bay vèo một cái là
bà được đặt chân đến một đất nước khác.” [19 ; 34] Nhưng ai biết được chữ ngờ,
những người đi trên con tàu ấy đã lần lượt trút hơi thở cuối cùng nơi đại dương trùng khơi kia, vĩnh viễn nằm sâu dưới lòng biển Với ba người còn sống đó là một
kì tích, họ đã trải qua rất nhiều cảm xúc khi chứng kiến những cái chết khủng khiếp
và kinh hoảng tột độ Những cái chết mà đến cả mơ họ cũng không dám chạm đến
“Thứ tiếng sắt thép va chạm vào thành tàu chính là từ con dao của bố em Ông từ dưới hầm tàu lao lên, tay cầm thanh mã tấu, lăn xả vào một con giao long đang nằm trên người em Nhưng ngay sau đó tiếng súng vang lên Bố em lảo đảo rồi ngã xuống, thanh mã tấu đổ ập theo ông,…Một con giao long đầu người tiến đến bên bố
em, lôi ông ra phía thành tàu rồi quẳng ông xuống biển” [19 ; 62] Đó còn là cái chết quằn quại như không chịu khuất phục của bác tài công “Móc sắt của mỏ neo
đã ngập sâu vào cơ thể bác, từ đó dòng máu phụt ra, tìm đường ngoi lên mặt nước,
Trang 28như một dải lụa hồng Bác tài vẫn có vặn vẹo người Mỗ khi như thế máu lại càng rỉ ra… Đám bụi máu ấy vẫn đang tỏa ra, thành một đám mây đỏ, bao quanh bác tài công” [19 ; 65] Và khốc liệt nhất vẫn là cái chết của mẹ, “Ngực và bụng mẹ vỡ ra, máu bắn tung khắp đuôi tàu”[ 19 ; 69] Đứng trước cảnh tượng ấy, Diệu đã im lặng
và tỏ ra bất lực, bởi chính cô cũng là một nạn nhân, hơn ai hết trong lúc này cô muốn chết đi hơn là sống Bởi sống làm gì với thân thể của một cô gái mới lớn đã bị nhơ nhuốc dưới bàn tay của bọn khát máu người kia Làm sao mà xoa dịu được nỗi đau ấy khi một cô bé mới vừa chập chững bước vào ngưỡng cửa của cuộc đời lại chịu một cú sốc quá lớn như thế Giữa lúc cô bé ấy đang nuôi dưỡng biết bao hoài vọng lớn lao, hứa hẹn một tương lai ngời sáng không xa thì đùng một cái mồ côi cha mẹ, cơ thể nhỏ nhoi bị vấy bẩn toàn máu và nước mắt Lúc này, Diệu đã không khóc được, bởi cảm xúc đã bị xơ cứng, nước mắt cũng khô cạn Biết khóc cho ai bây giờ khi chính bản thân mình cũng đã chịu những tổn thương quá giới hạn của một con người như thế Những nỗi đau không lời kia dần dần gặm nhấm cả thể xác lẫn linh hồn cô Và đó là thứ cảm giác mà cô cũng không định hình được ngay lúc
này là cái gì nữa “Cái đau này lần đầu tiên em nếm trải Không phải đòn roi của cha mẹ, không phải đòn thù của người đời, không phải đòn phản trắc của bạn bè, không phải đòn hoạn nạn của số kiếp, không phải đòn bội tín của tình yêu…Mà sao đau đớn lắm.” [19 ; 64] Chính vì tuổi thơ sớm trải qua những nỗi đau và mất mát
ấy mà Diệu khi trở về cuộc sống thường ngày luôn cảm thấy thiếu đi niềm tin, lạc quan vào cuộc đời và bị hoàn cảnh đưa đẩy đến những điều không mong muốn Do
cứ nghĩ bản thân mình không còn trong sạch mà Diệu đã tự mình tách khỏi những người đã từng yêu thương và giúp đỡ mình, trong đó có Nhân Bởi không tự tin nên
cô đã giao phó cuộc đời mình cho một người không đáng tin như Hưng “mã” Rồi nhận lấy không biết bao nhiêu lần đau khổ về mình
Không dừng lại ở đó những kí ức về một quá khứ không mấy tươi đẹp cứ bám lấy mà dày vò, hành hạ làm cô khi rơi vào trường hợp tương tự thì không nhận
ra đâu là hư, đâu là thật Đó là lúc mà cô đê mê trong nhục dục bản năng và không
xác định được người kề cận mình là ai “Em chỉ có thể ngủ với hai người em yêu thôi Hưng “mã”, Tùng “hê rô” là hai người đàn ông có thể đêm lại cho em chút
Trang 29hưng phấn đàn bà Chỉ hai người đó mà thôi Chỉ hai người đó không làm em liên tưởng đến những con giao long gớm ghiếc Chỉ hai người đó không biến em thành
kẻ sát nhân khi càn quét da thịt em [19; 313] Cũng vì lí do đó mà Diệu đã giết
Tuấn “chợ”, đó là lúc Hưng “mã” đã giao cô cho Tuấn “chợ” với mục đích không
để anh ta quấy rầy công việc làm ăn của hắn Diệu đã cố gắng chấp nhận tất cả để mọi chuyện diễn ra êm xuôi nhưng nào ngờ chính Tuấn “chợ”đã gợi lên trong cô về
sự việc kinh hoàng năm ấy Một lần nữa cô rơi vào trạng thái “ Em thấy mình như đang dập dềnh trên sóng nước.Cơ thể em đang nằm dưới một con giao long gớm ghiếc Những cẳng tay cẳng chân đầy lông lá của nó đang nghều ngoào quắp lấy
em Con giao long ấy đang tìm cách xé rách em Da thịt em căng ra như mặt trống Móng vuốt của giao long không ngừng cào lên bề mặt căng nhứt ấy, tạo những rung vang đau đớn khắp người em Con giao long vẫn đang mê mải tìm cách xé rách em từ phía dưới Vết rách ấy sẽ làm em chết mất.” [19 ; 228] Trong cơn mộng tưởng cô như khẳng định: “Cảm giác này em đã trải qua một lần rồi, ở đâu thì em không nhớ, nhưng đó là điều mà em khiếp đảm nhất.”[19 ; 228 - 229] Và để kết
thúc cho quá trình chịu đựng đau đớn ấy là một hành động chống trả quyết liệt của
cô: “Và trong ánh nhìn lờ mờ, em thoáng thấy có chiếc rìu đang để ngay tầm tay với của em Em cầm chiếc rìu đó lên, bổ thật mạnh vào người con giao long Không một tiếng hét hay sự quẫy đạp khủng khiếp nào diễn ra Con giao long đổ gục xuống, tuột khỏi em, nằm lù lù như một đống thịt trên mặt đất.” [19 ; 229] Khi mọi
ảo ảnh tan biến, Diệu mới chợt nhận ra cô đã giết người“Và thực tại đang dần hiện
ra trước mắt em Tuấn “chợ” trần truồng nằm quay đơ dưới chân giường.” [ 19 ;
229] Nhưng điều đó có thể chấp nhận đươc, bởi Tuấn “chợ” đã từng hành hạ, đánh đập cô rất nhiều lần nhưng cô đã âm thầm chịu đựng nên lần này hành động giết hắn
ta cũng là một động cơ có mục đích rõ ràng, hợp lí
Và cứ thế, nỗi ám ấy vẫn còn đeo bám cô đến cả cuộc đời này Chính cô đã từng nói rằng chỉ có hai người đàn ông là Hưng “mã” và Tùng “hê rô” làm cô thấy mình trở thành một người đàn bà thực sự nhưng lí trí đã không chiến thắng quá khứ đầy ắp những tổn thương Trong một lần ân ái, chính tay cô đã giết Hưng “mã”, một người cô từng yêu đến chết đi sống lại Cô vẫn còn nhớ như in những lần còn mặn
Trang 30nồng bên Hưng và bây giờ gặp lại, dường như bao nỗi khát khao yêu đương ngày ấy
vẫn hiện về nguyên vẹn: “ Em chờ đợi những cảm giác xa vắng Em hồi nhớ những
đê mê cuồng loạn Em hi vọng sự trở lại của những thèm khát xưa cũ Và bức họa bì
ấy đang mê mải vần mò em.”[19 ; 313] Nhưng cuối cùng thì “Những thập thò khủng khiếp đã lại bám lấy vỏ não em Những cánh tay trần lông lá Những thân người nhão nhoét, lạnh giá, tanh tưởi…em ưỡn người dậy để gạt phắt Hưng xuống Nhưng Hưng ôm ghì lấy em…Ánh sáng bừng lên trong đầu em chỉ một tích tắc ngắn ngủi, đủ để em nhìn thấy con giao long có màu sắc lạ lùng, ghê tởm đang trườn trên người em Bàn tay em nắm gọn khẩu súng đã mở sẵn khóa nòng Em kê mũi súng vào đầu con giao long và bóp cò…Thân thể em được giải phóng Em nhìn thấy Hưng nằm gục ngay bên cạnh em Đầu Hưng đã không còn nguyên vẹn Máu đang xối ra, ướt đẫm.” [19 ; 314] Cho dù trải qua nhiều biến cố nhưng nỗi ám ảnh ngày
ấy vẫn không buông tha cho cô Cô đã luôn cố gắng loại bỏ những ý nghĩ không hay trong đầu nhưng lí trí cô đã không còn minh mẫn, không còn chút tỉnh táo nào để cứu lấy những hành động vô thức tàn bạo ấy Khi cô đã tìm lại được chính mình thì mọi chuyện dường như đã đi quá giới hạn của nó rồi Lúc này, trong cô là một mớ hỗn độn rối rắm như tơ vò mà không còn cách giải thoát nào khác Hưng “mã” chết,
đó là điều Diệu không hề mong muốn, cho dù trước đó anh ta đã từng bội tín với cô nhưng điều đó cũng không làm cô ghét anh đến mức phải đoạt lấy mạng sống của
anh ta Bởi sau cái chết của Hưng “mã”, cô đã nhận ra rằng: “Em đã thành kẻ sát nhân lần nữa rồi Em rùng mình khiếp đảm chính em…” [19 ; 314] Và rồi cô tự trấn an mình bằng những câu hỏi mà chính cô cùng không tự trả lời được “Liệu em
có khác thường đến thế không hả anh? Tại sao em lại giết Hưng “mã”? Rõ ràng em không bắn anh ta Em chỉ bắn vào tiềm thức của mình thôi Tại sao Hưng lại là hiện thân của một thứ tiềm thức khủng khiếp đến thế?” [19; 315] Thật sự, dù là một đàn
chị có số má trong giới giang hồ nhưng chưa một lần nào Diệu giết hại bất kì ai cả Thừa hưởng cơ nghiệp của Tùng để lại nhưng cô không muốn giải quyết các mối quan hệ bằng gươm đao, súng má Nhưng chính những ảo ảnh về một quá khứ tàn khốc đã khiến cô sống không bằng chết, cô sẵn sàng ra tay với ai dám xâm phạm cơ thể của cô khi chưa được sự đồng ý Chính vì thế mà cô đã không trải lòng mình với
Trang 31Tân, Đinh dù nỗi khát khao của một người đàn bà trong cô vẫn luôn trỗi dậy Cô muốn được vỗ về, được yêu thương, chiều chuộng nhưng ý thức được những kết cục xấu sẽ xảy đến với họ nên cô đã kiềm lòng để rồi tự làm mình tổn thương, tự nhốt mình trong cung cấm của sự cô đơn Đó là những lúc mà cô tự vấn bản thân để tìm lối giải thoát cho mình nhưng cuối cùng mọi chuyện vẫn không đi đến đâu cả, thực tại đen tối vẫn vây lấy, xâm chiếm linh hồn, tâm can cô mà giày xéo, dẫm đạp
“Tại sao em lại không thể là một người đàn bà bình thường khi làm chuyện ấy với những người đàn ông khác hả anh?” [19 ; 315]
Đó cũng là một quá khứ từng làm cho Đại (Nháp) sống trong sự ghẻ lạnh,
khinh khi của người đời Đôi mắt màu nâu là nỗi ám ảnh lớn nhất trong cả cuộc đời anh về bóng hình của một người con gái anh yêu trong quá khứ Chính vì nó mà anh
bị mọi người xung quanh xa lánh và cho mình mắc bệnh tâm thần Hình ảnh ấy cứ xuất hiện chập chờn, thoáng qua nhưng đã gây ra rất nhiều phiền toái và góp phần trong việc làm thay đổi cuộc đời anh Hay đó là quá khứ về quãng thời gian gắn bó với những tháng ngày lang thang dưới nắng gió giang hồ của những đứa trẻ bụi đời
nơi toa tàu cũ trong đó có nhân vật Quỳnh (Kín) Nó đã khiến cô từ bỏ tất cả để tìm
lại quá khứ đen đúa kia, để rồi rơi vào tình trạng vô định, không lối thoát trước sự xuất hiện mờ nhạt của hình ảnh quá khứ
Vì vậy, quá khứ dù là những chuyện đã qua nhưng ta không thể phủ nhận sức ảnh hưởng lớn lao của nó đối với đời sống con người Có những người đã từng trải qua quá khứ thật kinh hoàng nhưng rồi lại tự đứng lên bằng tất cả nghị lực của bản thân Để rồi khi nhìn về quá khứ họ lại thầm cảm ơn nó vì chính nó đã tạo nên một con người với đầy đủ sự tự tin và mạnh mẽ như bây giờ Nhưng cũng có những người khi đi qua một quá khứ không mấy tốt đẹp, từ đó họ trở nên yếu đuối, dễ vỡ hơn Và có khi còn sa lầy vào tội lỗi do cái quá khứ ấy mang lại Trong tác phẩm này, Diệu đã không vượt qua được quá khứ ám ảnh cuộc đời cô, nói đúng hơn là cô
đã không vượt qua được những rào cản do chính bản thân mình tạo ra Cô đã thất bại hoàn toàn trước con người cá nhân với cái tôi khiêm nhường và đầy tủi hận Chính cô đã tước đi mạng sống của người khác chỉ vì không vượt qua được những rào cản vô hình ấy
Trang 322.2 Phương thức biểu hiện giá trị hiện thực trong tiểu thuyết Phiên bản
của Nguyễn Đình Tú
2.2.1 Không gian hiện thực – một góc khuất của xã hội
Trong Phiên bản, Nguyễn Đình Tú đã đặt nhân vật Diệu vào một không gian
được xem là ám ảnh người đọc, đó là vùng đất “Ngã ba sông”, nơi sản sinh ra rất nhiều loại tội phạm Trước sự tha hóa của hai đứa cháu của mình người bà đã không buồn, không khóc vì biết rằng: Những ai được sinh ra trên vùng đất này đều phải gánh chịu cái mà bà gọi là “đất nghịch” Bà còn giải thích nguồn cơn về vùng đất
nhiều phản nghịch này “Đất này dữ, trai hay gái đều thành nghịch tặc cả.” [19;68]
Và đó không chỉ là một lời nói suông mà là cả một sự tích riêng về vùng đất
mà bà từng kể cho Diệu nghe ngày nào “Đất này ngày xưa là vùng bãi bồi ven biển, xa đất kinh kỳ, cách biệt các châu huyện… Trước tiên là những vạn chài bám lấy các cửa sông Rồi đến những đoàn dân binh chống lại quan châu, quan huyện, vùng lên một lần cho bõ sự giày xéo rồi cũng tìm về đây mà trốn lẩn Rồi những đám cướp dọc ngang vùng biên ải bên kia, bị tầm nã gắt gao quá cũng xuôi bè mảng ra biển tìm đường sống, đến đây thì dừng lại, dạt vào bãi bồi mà tá túc…”
[19 ; 133] Vùng đất này không chỉ chứa những người ngoại đạo mà còn là một thế
đất rất hiểm trở, khiến cho việc sinh sống càng thêm khắc nghiệt “Trải qua bao dâu
bể, biển mỗi lúc một lùi ra ngoài xa, các bãi bồi lấn sông mà liền lại, hình thành nên thế đất hiểm.” [19 ; 133]
Không những thế, đây còn là mảnh đất chứa chấp những kẻ phản nghịch
“Tóm lại đây là đất của những kẻ chống đối Mà kẻ chống đối ở đây rất đa dạng, rất nhiều thành phần, từ bậc thức giả đến lũ lưu manh, từ đám vong lưu bên Tàu, bên Xiêm la, bên Chiêm Thành đến những phần tử dị bang ngoài biển dạt vào.” [19
; 134] Và cho đến thời Pháp thuộc, thời Tây thì Ngã ba sông đã trở nên thế này đây
“ Ăn trộm, ăn cướp, đĩ điếm, đâm chém, giết người… năm nào cũng có, thời đoạn nào cũng có, đời ông nào lãnh đạo cũng có, mà nữ còn ghê gớm hơn nam, nữ dí súng vào đầu người khác, bắn chết tươi đành đạch là chuyện không hiếm thấy ở đất này…” [19 ; 134] Chính vì không chịu đựng được cuộc sống vất vả trước những xô
bồ ấy mà gia đình Diệu và những người từng sống ở đây đã quyết tâm ra đi với
Trang 33mong muốn thoát khỏi tình cảnh hiện tại ngày ngày đang bám lấy họ mà dày vò, hành hạ Để rời xa được mảnh đất nhiều hiểm họa, lắm tai ương đó họ đã bất chấp mọi nguy hiểm, rủi ro và sẵn sàng đặt cược cả tính mạng của mình Sự ra đi đó như một thái độ bất lực trước cuộc đời nhưng đó cũng là cuộc chạy đua chống đối lại số phận Bởi hơn ai hết, họ hiểu được cái môi trường họ đang sống sẽ giết dần đi những phần thánh thiện nhất trong con người Và cuộc chạy đua này không chỉ để giải thoát cho chính họ mà cho cả thế hệ sau này Đó là những Diệu, anh trai Diệu
và những đứa trẻ xóm đường tàu nghèo khổ này Nhưng đã nói là số phận thì làm sao mà tránh khỏi Những đứa trẻ ấy vẫn cứ lớn lên trong sự bảo bọc của nắng gió giang hồ, được sự nuôi nấng, bảo ban bởi những luật lệ của thế giới đầy rẫy tệ nạn Tất cả như muốn nói rằng, chính cái môi trường, cái không gian mà anh trai Diệu, Diệu và những ai đang sinh sống và trưởng thành đều sẽ trở thành những kẻ lưu manh, giang hồ Không gian thành phố “Ngã ba sông” mà ở đây là xóm đường tàu
đã trở nên vô cùng đặc biệt khi chứa chấp những con người có những hoàn cảnh khác nhau: kẻ mồ côi, kẻ ăn chơi đua đòi, kẻ sinh ra đã là bụi đời… với chung một mục tiêu là bá chủ, xưng vương, tranh bá ngang dọc trên giang hồ Có thể nói, nghèo khổ, tệ nạn luôn là những gì bọn chúng có được Cuộc đời khốn khổ là thế nhưng chẳng bao giờ bọn chúng suy nghĩ và làm ăn lương thiện, bởi vì sống trong một không gian như đường tàu, một ổ tệ nạn mà cơ quan chức năng còn ngán ngẫm thì làm sao mà tránh khỏi kiếp đời đen bạc Một không gian với đầy rẫy những thứ xấu xa và ác liệt hơn khi chúng đã biến những con người muốn được lương thiện như Diệu trở thành những kẻ lưu manh, tha hóa Từ đây cuộc đời của những con người trong không gian u tối đó đã chuyển sang một trang mới, trang riêng của những con người muốn thay đổi cuộc đời theo hướng tiêu cực
Ở đây ta lại liên tưởng đến cuộc đời của những con người lưu manh, bụi đời
trong tác phẩm Bỉ võ của nhà văn Nguyên Hồng Tác giả đã khắc họa được không
gian vô cùng đặc sắc, thể hiện rõ được tính cách cũng như bản chất xấu xa của họ Một vùng đất cảng Hải Phòng hiện lên với vô số những con người: đàn ông thì có lối sống phiêu bạt giang hồ, đàn bà táo bạo, tự do luyến ái và hôn nhân, phá vỡ các
lễ giáo phong kiến Xuất thân là dân tứ chiếng gặp nhau, họ hầu hết không có cha
Trang 34mẹ, không anh em, thề nguyền vào sinh ra tử với nhau, với đồng đội Cuộc sống tha
phương cầu thực là cách mà họ tự chọn cho cuộc đời mình Phiên bản của Nguyễn
Đình Tú cũng vậy, hình ảnh của những đàn anh, đàn chị giang hồ một lần nữa lại hiện lên Những con người lê lếch ở chợ ga, bến tàu,… nay đã trở thành những tên tuổi có tiếng trong giới bụi đời, giang hồ Trong tác phẩm, người đọc đã thực sự ám ảnh qua không gian của những phi vụ “thu hồ”, bảo kê hay chỉ đơn giản là để thể hiện bản thân cũng đã làm chết vô số người vô tội Không gian xảy ra những chuyện rỡm đời này có thể là chợ trời, quán cà phê, sòng bài, tại nhà riêng và còn có thể là trụ cở công an, Điều đó cho thấy những bọn này từ lâu đã xem thường pháp luật Chúng sẵn sàng chém giết bất cứ ai bằng những luật lệ vô lý của giới giang
hồ Những chuyện như thế xảy ra khi đàn em hoặc Hương “ga” đi thu hồ ở những sòng bài được tổ chức bí mật Chuyện thu hồ sẽ dễ dàng khi đôi bên chịu hợp tác còn nếu không, ở đó sẽ xảy ra một cuộc chiến đẫm máu Cũng chính vì thế mà Tính
“dao mổ”, tên chủ sòng bài đã bị giết chết và Tùng “hê rô” thì bị kết án tử hình Ngoài ra, nhà hàng Sóng biển của Hương “ga” cũng là một trong những nơi tiếp tay
cho cái xấu, cái ác hoành hành: “ Chuông báo động có ba nút bấm Một nút ở ngoài cổng Một nút trong gara, nơi Tân vẫn dùng làm chỗ ngả lưng Một nút ở dưới quầy
lễ tân, là nơi vợ chồng Châu thường đứng đón khách Từ các nút này, dây được nối lên tầng hai, nơi có hai nhân viên bảo vệ trực, và nối vào tận phòng ngủ của thị ở tầng ba Khi tầng hai nhận được chuông thì bảo vệ sẽ báo cho các phòng dừng hoạt động, gái được sơ tán đi ngay lập tức, còn báo lên phòng ngủ của thị thì thị sẽ tùy tình hình mà xử lý.” [19 ; 197] Nhà hàng Sóng biển của thị thực sự đã trở thành
một mặt nạ rất an toàn cho những hoạt động kinh doanh trá hình vi phạm pháp luật Một góc khuất khác của xã hội cũng được phơi bày dưới ngòi bút của Nguyễn Đình
Tú khi hình ảnh người nhà, đàn em của Cộc “ba tai” đến quấy rối trụ sở công an phường Xã hội sẽ như thế nào nếu tồn tại những kẻ coi trời bằng vung như thế này:
“Riêng Cộc còn đe dọa sẽ tạt axít vào mặt Phó phường nếu “không biết nể mặt thằng này” Cộc tuyên bố: “Công an thành phố cũng chả là cái gì chứ đừng nói đến bọn phường, quận tép riu.”[19 ; 145] Không những thế, không gian diễn ra
những hành vi đen tối, phạm pháp kia cũng được mở rộng dần và dường như tinh vi
Trang 35hơn ở cái nơi gọi là thành phố Lớn Những cuộc làm ăn bí ẩn đều được sắp đặt rất chu đáo và thận trọng qua bàn tay của Ông Trùm Trái với suy đoán của mọi người
là đa số các phi vụ làm ăn ngầm đó phải diễn ra ở những nơi ít ai biết và quan tâm đến Nhưng ngược lại mọi việc đều giải quyết ở một quán cà phê nhiều người thường xuyên qua lại Điều đó, chứng tỏ ở một khía cạnh nào đó, những hoạt động phạm pháp diễn ra rất bình thường và có sự coi thường pháp luật Chính vì vậy mà trong thời gian ngắn dưới sự dẫn dắt, che chở của Ông Trùm những phi vụ làm ăn với Hương “ga” được diễn ra vô cùng suông sẻ Núp bóng Ông Trùm một thời gian cùng với sự chỉ dẫn vô cùng xảo quyệt của Đinh và Tân, Hương “ga” đã trở thành một siêu giang hồ thực thụ trong thành phố Lớn Cũng vì tham vọng của mình
cô đã gián tiếp giết Lẫm “sáu ngón” và hại chết Châu “điên” đàn em thân tín và trung thành của mình
Trong văn chương Nguyễn Đình Tú không gian hiện thực được tác giả sử dụng như một vùng đất màu mỡ để khai thác tất cả những hiện thực của đời sống
nhân vật Không riêng gì Phiên bản mà các tác phẩm khác của Nguyễn Đình Tú vẫn xuất hiên những không gian vô cùng đặc sắc Đó là bãi vàng Lũng Sơn(Hồ sơ một
tử tù) nơi chứa chấp rất nhiều người với mong muốn làm giàu, cuộc sống của họ
được ghi dấu bằng những chuỗi ngày chui rúc dưới hầm tối để tìm kiếm cơ may lên
hương, đổi đời Hay đó là cuộc chiến mưu sinh trong Kín của những đứa trẻ như
Quỳnh, Kiên, Hoàn, Phương xảy ra tại toa tàu cũ của một nhà ga ở vùng đất Hải thành xa xôi kia
Không gian hiện thực được khắc họa rất rõ nét qua những nơi mà bọn giang
hồ hoạt động Có thể nói, bên cạnh những cái tốt đẹp vẫn còn đâu đấy những mảng xấu xa của xã hội Giống như câu nói của Diệu, “có đời thì ắt hẳn phải có bụi đời” Ngày ngày những hành vi phạm pháp dần lan rộng ra trên một quy mô rộng lớn mà con người chúng ta chẳng làm được gì ngoài ánh mắt bất lực và sợ hãi Những con
người ấy trong xã hội của Phiên bản đã dần mất đi bản chất tốt đẹp và bị lôi kéo
vào con đường của những tệ nạn, xấu xa Điều đó cũng phản ánh một mảng nhất định trong xã hội hiện nay khi những giá trị đạo đức dần bị băng hoại, gạt bỏ bởi những tham vọng tầm thường
Trang 362.2.2 Thời gian sự kiện - vạch trần những tội ác
Có thể nói, thời gian nghệ thuật được tác giả sử dụng để khai thác một cách
triệt để tính hiện thực trong Phiên bản là thời gian sự kiện Hàng loạt các sự kiện
với những mốc thời gian khác nhau đã lột tả được hiện thực nghiệt ngã của con người trong xã hội mà Nguyễn Đình Tú nhắc đến Sự kiện đầu tiên và cũng là sự kiện đau lòng nhất mà người đọc cảm nhận đó là vụ vượt biên của một trăm ba mươi sáu người của thành phố Ngã ba sông Một chuyến đi hứa hẹn rất nhiều hoài bão, ước mơ thoát khỏi đói nghèo, tệ nạn để được lên hương, đổi đời Nhưng nào ngờ đó cũng là chuyến đi xa cuối cùng của cuộc đời họ Thực sự quá xót xa cho những ước mơ, hoài bão lớn lao còn dang dở và đau đớn cho những con người đã vĩnh viễn bỏ mạng nơi đại dương rộng lớn kia Chính những đòi hỏi quá lớn của cuộc sống đã khiến họ phải đầm mình xuống mà tìm lối giải thoát cho bản thân, gia đình Sự ra đi của họ để lại sự thương tiếc vô bờ cho những người còn lại và phải chăng nó còn như là một lời cảnh cáo cho những ai muốn rời bỏ quê hương Bởi vậy, một số người quyết định suốt đời bám mình trên mảnh đất này đã chọn cho mình một lối sống tiêu cực, thay vì làm ăn lương thiện, đoàn kết cưu mang nhau thì
họ lại ra sức mà ra oai, tác quái để chứng tỏ bản lĩnh của mình, gây nhiều phiền nhiễu cho người khác, bất chấp cả luật pháp Đó là những khoảng thời gian được xây dựng với vô số những sự kiện liên quan đến những chuyện bạc ác của bọn đàn anh, đàn chị trong giới giang hồ Vụ việc gây chấn động và thể hiện sự liều lĩnh của Hương “ga” đó là lúc cô quyết định tổ chức một vụ cướp tù khi Tùng “hê rô” bị bắt
và phải lĩnh án dựa cột “Vào ngày mùng tám tháng tư sẽ là ngày người ta mang lệnh trích xuất vào trại giam đưa Tùng đi.” [19; 33] và đó là lúc mà Hương “ga” sẽ
thực hiện phi vụ cướp tù để giải thoát cho chồng Nếu Tùng chỉ đi tù thì chẳng có chuyện gì xảy ra nhưng Tùng phải lãnh án tử hình thì việc cướp tù là phương án duy
nhất mà thị nghĩ đến Nghĩ rồi làm ngay, thị bắt đầu thực hiện kế hoạch, “Và kế hoạch của thị cùng đám đàn em được vạch ra hết sức cụ thể, tỉ mỉ Trước hết là thị tìm cách gửi vào cho Tùng quả lựu đạn hơi cay.” [19 ; 26] Sự kiện đó “là một bất ngờ lớn, đủ sức gây cho thế giới trại giam phải bàng hoàng, sửng sốt.” [19;26] Từ
đó, cho thấy sự liều lĩnh và ngạo mạn của một nữ nhi chân yếu tay mềm khi đứng
Trang 37trước thế giới ngầm đầy rẫy nguy hiểm kia Sự mạo hiểm và liều lĩnh ấy của Hương
“ga’ không chỉ dừng lại ở đấy khi ta bắt đầu chứng kiến việc thị giải quyết các vụ việc trong giới giang hồ sau khi Tùng mất đi Sau cái chết của Tùng là sự lên ngôi của một nữ bạo chúa giang hồ với gương mặt hội tụ đầy sự nham hiểm, thâm độc Hình ảnh người phụ nữ với chiếc dao bầu đi thu hồ đã ám ảnh người đọc trong suốt quá trình theo dõi tác phẩm Để khẳng định được uy lực của mình, thị đã gây nên một vụ việc làm cho những kẻ muốn tạo phản phải khiếp đảm, lo sợ Đó là vụ xử lí thằng chủ sòng bài khi nó tỏ thái độ chống đối trước thế lực của thị Cô đã cắt một ngón tay của hắn và cho dung dịch hóa học vào để ngăn cản quá trình phân hủy của ngón tay Hành động đó của thị như một lời cảnh cáo cho những ai muốn quay lưng lại với ả Dường như từ khi lấy Tùng cô chẳng biết sợ là gì, ngay đến cái chết với cô cũng chẳng có gì quan trọng Cô đã sống như thế, giao phó đời mình cho cuộc đời đưa đẩy, làm những việc mà với một người bình thường cũng không dám nghĩ đến Nhiều khi cũng muốn sống khác đi, lương thiện hơn nhưng sóng gió giang hồ đã không cho phép cô thay đổi, và cứ như thế cô lao vào vòng xoáy của tiền, tình, tù, tội Quá áp lực của cuộc sống hiện tại, nhiều khi cô lặng người để tìm kiếm sự yên
bình trong tâm hồn nhưng rồi cô nhận ra rằng: “Giang hồ rộng lớn là vậy mà sao thị cảm thấy lẻ loi và cô đơn thế?” [19 ; 307] Và chính sự cô đớn đó của thị đã gián
tiếp giết đi người mà cô từng yêu thương Lúc cô cô đơn nhất cũng là lúc Hưng
“mã” từ Bắc tìm vào gặp thị, từ đó bao yêu thương xưa kia trong cô ùa về ôm lấy và bóp nghẹt cảm xúc của cô Và rồi sự việc đau lòng đã xảy ra, Hương “ga” đã giết chết Hưng “mã’ trong khi hai người đang ân ái Dù quá khứ đã lùi xa nhưng những
kí ức của nó vẫn có một sức ám ảnh rất lớn đến cuộc đời cô Nhìn thấy xác Hưng
“mã” nằm sấp trên giường với một cảnh tượng “Máu đang xối ra, ướt đẫm.”[19;314], cô không thể tin nổi điều đó là sự thật Cũng chính vì quá khứ đau
lòng đó và mối thù từ trước, nên cô đã giết chết Tuấn “chợ” rồi dàn dựng một cái chết vì tai nạn vô cùng khốc liệt Anh ta chết với một tư thế vắt ngang đường ray và
bị tàu hỏa cán nát nửa người trong một đêm khuya thanh vắng đến đáng sợ Quả thật người đọc không thể nào tưởng tượng nổi khi sự trả thù quá tàn độc và hiểm ác được gây ra bởi một cô gái tưởng rằng chân yếu tay mềm Vì thế, Hương “ga” đã
Trang 38đưa người đọc hết từ bất ngờ này đến bất ngờ khác về những gì cô đáp trả lại cuộc đời Những tưởng việc giết Tuấn “chợ” là một tai nạn nhưng khi biết được cô đã tạo hiện trường giả của cái chết thì người đọc mới bàng hoàng, khiếp sợ Bất ngờ và đáng sợ hơn nữa là cái chết đột ngột của Hương “ga” khi đang đi ăn với thằng Chín
“tháng” Sự việc xảy ra đột ngột đến nỗi cả độc giả lẫn chính nhân vật cũng cảm thấy khó hiểu Rõ ràng, lúc này Hương “ga” là một người đã có một vị trí rất an toàn trong giới làm ăn và có sự bảo vệ gắt gao, nghiêm ngặt của bọn đàn em nhưng
cô vẫn bị sát hại Sự ra đi của cô xảy ra một cách chóng vánh và không thể lường trước được Qua đó ta có thể thấy rằng, thời gian diễn ra các vụ việc trong tác phẩm không có sự định trước, nó xảy ra dưới sự phản ứng tức thời của con người Dường như tất cả hành động đều do cảm xúc của con người chi phối, do đó không ai đoán trước được những sự việc xảy ra tiếp theo Do đó, thời gian xảy ra các sự việc luôn đan xen, chồng chéo lên nhau tạo nên nhiều ngỡ ngàng cho người đọc khi chứng kiến những cảnh đau lòng như thế
2.2.3 Con giao long – một hình tượng nghệ thuật mang tính chất hiện thực
Con giao long được nhắc đến trong tác phẩm gắn liền với một câu chuyện cổ tích nhưng kết thúc không có hậu khiến cho người đọc cảm thấy hụt hẫng Bởi vì giúp đỡ con mà bà mẹ đã đâm nhầm chính con mình khiến cho con giao long màu trắng chết ngay lập tức Hai con giao long trắng và đen tranh đấu với nhau giống như hai chiến tuyến của thiện và ác Con giao long trắng tượng trưng cho sự lương thiện, còn con giao long đen tượng trưng cho tội ác, cho cái xấu xa Kết quả cuối cùng là con giao long trắng chết trong khi con giao long đen vẫn còn sống Điều đó như nói lên rằng cái ác vẫn sẽ luôn tồn tại dưới bất kì hình thức nào, nó có thể ẩn náu dưới một cơ thể cường tráng hay yếu ớt, ở một con người hiền lành hay cả những đứa bé tuổi còn ngây dại Nó sẽ biến tướng thành muôn hình vạn trạng mà nếu sai lầm thì con người sẽ tự mình nhận lấy Muôn đời vẫn vậy, thiện ác luôn hiện hữu ở bất kì nơi đâu Dù muốn hay không cái ác vẫn tồn tại, vẫn được nuôi dưỡng từng ngày qua thái độ và ý nghĩ không tốt của con người Có người nói rằng, trong mỗi con người đều tồn tại cả hai đức tính thiện và ác Đúng vậy, thiện và ác luôn song hành ở mỗi con người, nếu một trong hai chiến thắng nó sẽ tạo nên bản chất