1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu đề xuất giải pháp ứng dụng GIS trong xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai (thực nghiệm tại phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định)

81 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 18,8 MB

Nội dung

- Về cầu trúc, CSDL đất đai gồm 2 thành phần + Dữ liệu không gian: là đữ liệu bản đồ thể hiện tính không gian địa lý củatừng thửa đất, mô tả các đối tượng bang tọa độ trong một hệ toa độ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

TRAN THỊ THUY

NGHIEN CUU DE XUAT GIAI PHAP UNG DUNG GIS

TRONG XAY DUNG CO SO DU LIEU DAT DAI

(THUC NGHIEM TAI PHUONG LOC VUONG,THÀNH PHO NAM ĐỊNH, TỈNH NAM ĐỊNH)

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

HÀ NỘI - 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

TRÀN THỊ THÚY

NGHIÊN CỨU ĐÈ XUẤT GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG GIS

TRONG XÂY DUNG CƠ SO DU LIEU DAT DAI

(THUC NGHIEM TẠI PHUONG LỘC VƯỢNG,THÀNH PHO NAM ĐỊNH, TÍNH NAM ĐỊNH)

Chuyên ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 60850103

LUẬN VĂN THAC SY KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC: PGS.TS TRAN QUOC BÌNH

HÀ NỘI - 2015

Trang 3

LỜI CÁM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô tham gia giảng dạy trong chươngtrình đào tạo sau đại học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia HàNội, những người đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích

về quản lý đất đai làm cơ sở cho tôi thực hiện luận văn này

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc của mình tới PGS.TS TrầnQuốc Bình đã tận tình hướng dẫn cho tôi trong thời gian thực hiện luận văn

Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bẻ đã luôn tao điều kiện tốtnhất và ủng hộ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

Học viên

Trần Thị Thúy

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu vàkết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bat kỳ

công trình nào khác.

Tác giả

Trần Thị Thúy

Trang 5

Tài nguyên và môi trường

Ủy ban nhân dân

Trang 6

MỤC LỤC

CHUONG I: TONG QUAN VE VAN DE XAY DUNG CO SO DU LIEU DAT

DAI VA KHẢ NANG UNG DUNG CUA GIS oeecsssesssessesssesssesssesssessesssecssesseesseesses 41.1 Khái niệm, vai trò của cơ sở dit liệu đất dai cece cccceccsecsescssesesseeestesesteeteeeeeeseees 4

1.1.1 Khái niệm về cơ sở dữ liệu đất đai 2-©5¿©5222z+zxczxczxesresree 41.1.2 Vai trò của cơ sở đữ liệu đất đai đối với công tác quản lý và sử dụng tài

0 10à/95085)/151ã0012 1 4

1.2 Các quy định hiện hành về van đề xây dựng cơ sở dit liệu đất đai 6

1.2.1 Nội dung thông tin của CSDL đất đai - 5-5c522c+2czEzxcred 61.2.2 Yêu cầu đối với cơ sở dit liệu đất đai -2-©72©72cccccxczrsrsrree 81.2.3 Quy trình xây dung CSDL đất đai -2-©7252c2ccccczzsresree 91.3 Kha nang ứng dụng của GIS trong xây dựng co sở dữ liệu đất đai 11

1.3.1 Khai quat ca 111.3.2 Đánh gia khả năng ứng dụng của GIS trong xây dựng CSDL đất dai 121.3.3 Tình hình ứng dụng GIS trong quản lý thông tin đất đai 15CHƯƠNG II: UNG DỤNG GIS TRONG CHUAN HOA DU LIEU PHỤC VU

XAY DUNG CSDL DAT DAI PHUONG LOC VUGNG, THANH PHO NAM

ĐỊNH, TINH NAM ĐỊNH ou ccceccsscsscessessesssessessessecsvsssessessessnessessessessnsssessessessseeseess 192.1 Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu -¿-©2¿2++22++2x++zxerxrsrxerrree 19

2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội . -2- -¿52c++zs+czzze 192.1.2 Thực trạng công tác quản lý đất đai 5c sccsccc+czezeres 212.1.3 Đánh giá thực trạng hệ thống đữ liệu về đất dai ở địa ban nghiên cứu 212.2 Phân tích van đề và đề xuất giải pháp ứng dụng GIS dé chuẩn hóa dữ liệu 22

2.2.1 Các van đề về phân lớp đối tượng : -¿-2 z+c++z++cszzex 232.2.2 Các van đề về tính đồng bộ của dit liệu không gian và thuộc tính 292.2.3 Các vấn đề về quan hệ không gian của các đối tượng 322.2.4 Các van đề về tính đầy đủ của thông tin - secse¿ 35

Trang 7

CHUONG III: THIẾT KE HE THONG WEBGIS ĐỀ PHÔ BIEN THONG TIN

DAT DAI VA THU NHAN PHAN HOI TỪ NGƯỜI DAN 38

3.1 Web GIS và khả nang ứng dụng của WebGIS sài 38

3.1.1 Khái niệm về WebGIS -:-©5¿222+2ESEEEEE2EE2E1EEECEErrrrrrrei 38

3.1.2 Khả năng ứng dụng của Web@GIS Ăn 38

3.2 Thiết kế hệ thống WebGIS - 2 2+SE+EE2E2E12E12712112E1211 21211 xe 40

3.2.1 Phân tích hệ thong - 2-52 2 +E‡EESEEEEE2E12E121121717111211 1110 403.2.2 Thiết kế kỹ thuật - + ©k 2k2 2121 111211211211211 111111 xe 493.2.3 Triển khai hệ thống 2-22 2¿22++2EE2EE22EE2EECEEEeEkrrkrrrree 593.3 Thử nghiệm hệ thống tại phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định 60

3.3.1 Thiết lập hệ thống 2-22 2¿22E+2EE2EE22EEC2EECEEerkzrkrrrree 603.3.2 Kết quả thử nghiệm - 2 s+2x+2E2EE2EEEEE2E12E12E1 2171 2E.eEkcrk, 63KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ - 2© 2+2E22EEt2EEE2E12211271221211271.221 21 Lee 68TÀI LIEU THAM KHẢO - - St St SE SEEEEEEEE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEESEEEEEESEEErrrrre 70

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Quy trình xây dung CSDL đất đai ¿52-5252 EEEeEEEEEEeEerrrrrei 9Hình 1.2: Minh họa tạo vùng cho lớp đối tượng dang đường - 14Hinh1.4: Ví dụ minh họa chức năng chồng X€p 2:2 5¿22++2zz+zxzzex 15

Hình 2.1: VỊ trí địa lý phường Lộc Vượng .- + sssseirssrrereres 19

Hình 2.2: Mô hình cấu trúc của GeoDatabase -¿ 2- +2s2c+zz+zxcrez 28Hình 2.3: Các lớp dit liệu sau khi chuyển đổi sang ArcGIS - 29Hình 2.4: Dữ liệu không gian được liên kết với dữ liệu thuộc tính - 31Hình 2.5: Lớp nhà (màu xanh) trên nền lớp thửa đất -5- 2 + s+s+2 +2 32Hình 2.6: Các lỗi phát hiện khi kiểm tra Topology -2 ¿sz+ss+2szze: 33Hình 2.7 Lỗi thửa đất chưa được khép kín_ -¿ + x+txezxe+rszrxeres 34Hình 2.8 Sửa lỗi thửa đất bị chồng đè . ¿5c s2 2 2112121111111 xeC 34Hình 2.9: Kết nối với PostgreSQL - - 2-5251 2E EE2EE2E2EEEEEEEEEEEEEErrrrree 36Hình 3.1: Sơ đồ hoạt động của WebGIS ¿ 2¿2+22xc2xvrxerkrsrxerrree 38Hình 3.2: Sơ đồ ca sử dụng của hệ thong -¿- 2 s+EE2Et2EEEEEEEEEEEEEEErrrree 42Hình 3.3: Sơ đồ hoạt động đăng ký/ đăng nhập -2 2¿++++zz+cxzze 44Hình 3.4: Sơ đồ hoạt động truy vấn thông tin 2-©52+5z2cxerEerEezrserxeree 45Hình 3.5: Hoạt động gửi phản hồi - 2-5: 5S E9EE2EE2EE2EE2EEEEEEEEEEEEErrkrrerree 46Hình 3.6: Hoạt động quản lý phản hồi 2: 2-52 52S£+E££E££E£EEzEzEzEezxee 41Hình 3.7: Hoạt động đăng ký ban đầu/ đăng ký biến động . 48Hình 3.8: Hoạt động quản trị hệ thống " 49Hình 3.9: Sơ đồ lớp của CSDL đất đai 52-55c2c2222EEeEEerErrrerreree 53Hình 3.10: Mô ta các lớp thông tin bản 6 oes css cesessessesseessessesseesesssessesseees 59Hình 3.11: Thiết kế hiện thị nội dung bản đồ . - 2-52 555s22+2£++£z£zzse2 59

Hình 3.12: Cập nhật dữ liệu vào CSIDL, - -.- c2 Sc*+sseserrrrrrrrske 61

Hình 3.13: Doan mã truy van thông tin của một lớp bản đồ - 61Hình 3.14: Xây dung chức năng tìm kiếm theo các tiêu Chi - 62

Hình 3.15: Việt hóa giao dig - c2 112111 1112111111111 111111111111 E1 rke 63

Hình 3.16: Giao diện chính của hệ thống 2-2 2 ©E22E£2EE+EEvEEzEzrxerxrree 63

Trang 9

Hình 3.17: Các chức năng tương tác trên hệ thong 2: 2 2+5z+s+zxecxeẻ 64Hình 3.18: Chức năng tìm kiếm . 2-2 2S SE‡EEÉEE2EE2EE2EE2E2EE7EEE12E12E12Ee xe 65Hình 3.19: Giao diện chức năng phản hồi thông tin - 2222222222 65Hình 3.20: Giao diện chức năng đăng ký sử dụng đất - z+czse2 66Hình 3.21: Giao diện chức năng đăng ký biến động sử dụng đất 66Hình 3.22: Chức năng quản lý phản hồi o eeceeccescescessesseessessessessesssessessesseesessesseees 67

Trang 10

DANH MỤC BANG

Bảng 3.1: Các thành phần trong sơ đồ hoạt động của hệ thống " 43Bảng 3.2: Các thành phan trong sơ đồ lớp - 2 +++£+£++£x+rxezxezrssrxeres 52Bang 3.3: Cấu trúc lớp Thửa đất ©5- 5c c2 2 2122121111121 54Bảng 3.4: Cấu trúc lớp Người sử dụng - 55-55 SE E2 54Bang 3.5: Cấu trúc lớp Nhà — CTXT 5S 2kEE2E12112112121111121121121 xe 55Bảng 3.6: Cau trúc lớp Đăng ký sử dụng đất 555cc Scccccccererrrrrrrrrrei 55Bảng 3.7: Cau trúc lớp Biến động sử dụng đất -©22©5zccccccczecsrsreeree 56Bang 3.8: Cấu trúc lớp Thành viên -2-©5-252 E222 EEEEEEErrrerrres 56Bang 3.9: Cấu trúc lớp Phản hồi 5-5252 522 SE EE21121121212111 112112121 xe 57Bang 3.10: Cấu trúc lớp Huyen 5-5252 SE EEE22112112111 211211112112 57Bảng 3.11: Cau trúc lớp XG ¿ 2:22-22222E22E1221221122112712112211211 21121 cre 58

Trang 11

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Công tác quản lý đất đai của các cấp đơn vị hành chính có nhiệm vụ là lập vàquản lý hồ sơ địa chính, đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thống kêkiểm kê đất đai, Trên thực tế, các tài liệu bản đồ, số sách phục vụ cho công tácquan lý chưa được thống nhất, lưu trữ cồng kénh, việc tra cứu thông tin khó khăn

Bên cạnh đó, tình hình sử dụng đất ngày càng đa dạng, phức tạp, tốc độ đô thị hóadiễn ra nhanh chóng thì yêu cầu về xây dựng các cơ sở đữ liệu đất đai nhằm phục

vụ công tác quản lý của Nhà nước thống nhất từ Trung ương đến địa phương, đồngthời cung cấp những thông tin về đất đai phục vụ cho nhu cầu của người dân, lạicàng trở nên cap bách Việc áp dụng khoa học công nghệ dé xây dựng một cơ sở ditliệu đất đai hoàn chỉnh, đồng bộ và chặt chẽ sẽ giúp cho các cơ quan Nhà nước quản

lý một cách có hệ thống và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đặc biệt này Tuynhiên, việc xây dựng một cơ sở dữ liệu đất dai rất phức tạp, vi dir liệu phải đảm bảotính đầy đủ, chính xác và khả năng thé hiện mối liên kết chặt chẽ giữa dữ liệu thuộctính và dữ liệu không gian, giảm sự trùng lặp thông tin xuống mức thấp nhất, từ đóđảm bảo tính nhất quán và toàn vẹn của đữ liệu, đồng thời phải đảm bảo tính pháp

2 Mục tiêu nghiên cứu

Ứng dụng GIS hỗ trợ công tác xây dựng cơ sở đữ liệu đất đai, với trọng tâm

là hợp phan cơ sở dữ liệu địa chính, nhằm phục vụ cho công tác quan lý dat dai

Trang 12

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu tông quan các quy định pháp lý về xây dựng cơ sở dit liệu đất đai

- Nghiên cứu về khả năng ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) trongchuẩn hóa đữ liệu và phân phối dữ liệu đất đai

- Nghiên cứu xây dựng quy trình chuẩn hóa dit liệu phục vụ cho việc xâydựng cơ sở dữ liệu đất đai

- Thiết kế hệ thống WebGIS dé cung cấp dữ liệu đất đai và tao khả năng

tương tác với người dân.

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra thực địa: được dùng dé thu thập các tài liệu, số liệu

về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các số liệu liên quan đến quản lý đất đai

- Phương pháp phân tích dữ liệu bằng GIS: dùng dé chuẩn hóa dữ liệu trướckhi cập nhật vào cơ sở đữ liệu đất đai

- Phương pháp thiết kế có cấu trúc: dé thiết kế hệ thống WebGIS cung cấp

6 Kết quả đạt được

- Giải pháp ứng dụng GIS đề chuẩn hóa dữ liệu phục vụ xây dựng CSDL đất đai

- Hệ thống WebGIS dé phô biến thông tin từ CSDL đất dai

7.Ý nghĩa khoa học, thực tiễn

- Ý nghĩa khoa học của luận văn là đề xuất một số giải pháp ứng dụng GIStrong chuẩn hóa đữ liệu phục vụ công tác xây dựng CSDL đất đai làm tăng hiệu quả

của công tác này.

- Ý nghĩa thực tiễn là đã xây dựng được một hệ thống WebGIS cho phườngLộc Vượng nhằm phô biến thông tin từ CSDL đất đai và thu nhận phản hồi từ ngườidân, góp phần làm minh bạch hóa hệ thống quản lý đất đai ở địa phương

Trang 13

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương

- Chương 1: Tổng quan về van đề xây dựng CSDL đất đai và khả năng ứng

Trang 14

CHƯƠNG I

TONG QUAN VE VAN ĐÈ XÂY DỰNG CƠ SỞ DU LIEU

DAT DAI VA KHA NANG UNG DUNG CUA GIS

1.1 Khái niệm, vai trò của cơ sở dữ liệu đất dai

1.1.1 Khái niệm về cơ sở dữ liệu đất đai

Cơ sở dit liệu (CSDL) dat đai là tập hợp thông tin có cau trúc của dữ liệu địachính, đữ liệu quy hoạch sử dụng dat, dir liệu giá đất, dữ liệu thống kê, kiểm kê đấtđai được sắp xếp, tô chức dé truy cập, khai thác, quan ly và cập nhật thường xuyênbang phương tiện điện tử [3]

- Về nội dung, CSDL đất đai gồm các thông tin: thông tin văn bản quy phạmpháp luật về đất đai; thông tin địa chính; thông tin điều tra cơ bản về đất đai; thôngtin quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thông tin giá đất; thông tin thống kê, kiểm kêđất đai; thông tin về thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo vềđất đai và thông tin khác liên quan đến đất đai

- Về cầu trúc, CSDL đất đai gồm 2 thành phần

+ Dữ liệu không gian: là đữ liệu bản đồ thể hiện tính không gian địa lý củatừng thửa đất, mô tả các đối tượng bang tọa độ trong một hệ toa độ xác định

+ Dữ liệu thuộc tính : mô tả đặc điểm của từng thửa đất , đóng vai trò chú

thích, mô tả các thông tin định lượng cho dữ liệu không gian Dữ liệu thuộc tính bao

gồm tat cả các thông tin liên quan đến dat đai được thu thập từ các loại số sách, tàiliệu, hồ sơ, các văn bản pháp luật, thông tin thị trường

1.1.2 Vai trò của cơ sở dữ liệu đất đai đối với công tác quản lý và sử dụng tàinguyên đất

Quản lý đất đai là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước Quátrình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra mạnh mẽ, kéo theo các quan hệ đất đai ngàycàng trở nên đa dạng và phức tạp, hệ thống quản lý truyền thống không đáp ứngđược yêu cầu của thực tế Do đó, việc xây dựng CSDL đất đai sẽ đóng vai trò quantrọng trong công tác quản lý vì nó đáp ứng được các yêu cầu trong việc quản lý đấtđai hiện nay CSDL đất đai không những là công cụ phục vụ cho công tác quản lý

Trang 15

Nhà nước về đất đai, nó còn có thể cung cấp thông tin cho người dân, đảm bảo tínhminh bạch về đất đai Một CSDL đất đai có thé đảm nhận các vai trò sau:

- Là công cụ phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai — đến từngthửa dat, quản lý thong nhất dữ liệu hỗ sơ địa chính

CSDL đất đai được thiết kế để lưu trữ các thuộc tính và đối tượng của thếgiới thực, các dữ liệu này liên quan với nhau một cách logic và có tính nhất quancao, hỗ trợ Nha nước quản lý đất dai thống nhất từ Trung ương đến địa phương,giúp Nhà nước nắm rõ tình hình sử dụng đất; kiểm tra, giám sát quá trình quản lý và

sử dụng đất, hoạch định các chính sách đất đai, phân phối quỹ đất, điều tiết các

nguôn lợi từ dat.

- La công cụ phục vụ cho việc đánh giá tình hình sử dụng đất, lập bản đô

hiện trạng sử dụng dat

Dữ liệu bản đồ trong CSDL đất dai là cơ sở dé xây dựng ban đồ hiện trang sửdụng đất của năm lập quy hoạch Ngoài ra, ta có thể khai thác được điểm mạnh củaGIS là phân tích không gian dé đánh giá biến động sử dụng đất, bằng cách chồngxếp các lớp bản đồ ở những thời điểm khác nhau cho ra bản đồ biến động sử dụngđất trong một giai đoạn nhất định Trên cơ sở đó, chúng ta có thể định hướng pháttriển các loại hình sử dụng đất

- Là công cụ phục vụ cho công tác quy hoạch, các quyết định về quy hoạch,

kế hoạch sử dụng đất hợp lý và hiệu quả cho các mục tiêu quy hoạch và phát triểnkinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng

CSDL đất đai cung cấp thông tin cần thiết dé ra các quyết định về đất đai,nhất là các quyết định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Từ những dữ liệu đất đai

và các yếu tố liên quan, ta sử dụng phép phân tích không gian của GIS kết hợp vớiphương pháp đa chỉ tiêu để giải bài toán tìm vị trí tối ưu cho các đối tượng quyhoạch Và ngược lại, từ phương án quy hoạch sử dụng đất, chúng ta đánh giá đượcmức độ phù hợp và ảnh hưởng của các phương án đến kinh tế, xã hội, môi trường

- Cung cấp thông tin về dat dai cho thị trường quyên sử dụng đất, thị trườngbat động sản

CSDL đất đai cung cấp thông tin về thửa đất một cách day đủ và thống nhất,đặc biệt là thông tin liên quan đến giá đất, giúp cho người có nhu cầu hay các nhà

Trang 16

đầu tư tiếp cận thông tin bất động sản một cách nhanh chóng và chính xác.

- Phục vụ cho tổ chức, cá nhân tham gia sử dụng dat tiép cận thông tinnhanh chóng, dễ dàng, tăng cường tính mình bạch về đất đai

CSDL dat đai cho phép các tổ chức, người dân tra cứu thông tin từ các bản

đồ chuyên đề một cách nhanh chóng, các thông tin đáng tin cậy, việc công khaithông tin đất đai là một trong những nhiệm vụ nhằm nâng cao tính minh bach trongquản ly đất đai Mặt khác, xây dựng CSDL đất đai cho phép người dân còn có thétham gia phản hồi, đóng góp ý kiến về tình hình sử dụng đất, quy hoạch sử dụngđất Dựa trên những ý kiến đó, nhà quản lý sẽ đưa ra các quyết định nhằm sử dụngtài nguyên đất đai có hiệu quả và bền vững

1.2 Các quy định hiện hành về vấn đề xây dựng cơ sớ dữ liệu đất đai

1.2.1 Nội dung thông tin của CSDL dat dai

CSDL đất đai được xây dựng tập trung, thống nhất từ trung ương đến địaphương Don vị hành chính cấp xã là đơn vị cơ bản dé thành lập CSDL đất đai Cơ

sở đữ liệu đất đai cấp huyện là tập hợp dữ liệu đất đai của các xã thuộc huyện Cơ

sở đữ liệu đất đai cấp tỉnh tập hợp từ CSDL đất đai của các huyện thuộc tỉnh CSDLdat đai cấp Trung ương là tong hop CSDL của tất cả các tỉnh trên phạm vi cả nước

Việc xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng, cập nhật sử dụng dữ liệu đất đai

phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, khách quan, kịp thời và thực hiện theo quy

định hiện hành về thành lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụngđất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác găn liền với đất Nội dung CSDL đấtđai gồm:

- CSDL địa chính;

- CSDL quy hoạch sử dụng đất;

- CSDL giá đất;

- CSDL thống kê, kiểm kê đất đai

Trong đó, CSDL địa chính là thành phần cơ bản của CSDL đất đai, là cơ sở

để xây dựng và định vị không gian cho các CSDL thành phần khác [3] Vì vậy,CSDL địa chính là đối tượng nghiên cứu chính của luận văn này

Trang 17

Nội dung, cấu trúc thông tin của CSDL địa chính được thực hiện theo quyđịnh tại Điều 4 của Thông tư số 17/2010/TT-BTNMT ngày 04/10/2010 của Bộ Tàinguyên và Môi trường quy định kỹ thuật về chuẩn đữ liệu địa chính.

CSDL địa chính là tập hợp thông tin có cấu trúc của dit liệu địa chính Dữliệu địa chính bao gồm các nhóm đữ liệu sau đây [6]:

- Nhóm dữ liệu về người: gồm dữ liệu người quản lý đất đai, nhà ở và tài sảnkhác gắn liền với đất, người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liềnvới đất, người có liên quan đến các giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắnliền với đất;

- Nhóm dữ liệu về thửa đất: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tínhcủa thửa đất;

- Nhóm dit liệu về tài sản gắn liền với đất: gồm dữ liệu không gian va dit liệuthuộc tính của nhà ở và tài sản khác gan liền với đất;

- Nhóm dữ liệu về quyền: gồm dữ liệu thuộc tính về tình trạng sử dụng của

thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; hạn chế quyền và nghĩa vụ trong sửdụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; giao dịch về đất đai, nhà ở

và tài sản khác gắn liền với đất;

- Nhóm đữ liệu về thủy hệ: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về

hệ thống thủy văn và hệ thống thủy lợi;

- Nhóm dữ liệu về giao thông: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính

về hệ thống đường giao thông;

- Nhóm đữ liệu về biên giới, địa giới: gồm dữ liệu không gian và đữ liệuthuộc tính về mốc và đường biên giới quốc gia, mốc và đường địa giới hành chínhcác cấp;

- Nhóm đữ liệu về địa danh và ghi chú: gồm dữ liệu không gian và dit liệuthuộc tính về vị trí, tên của các đối tượng địa danh sơn văn, thuỷ văn, dân cư, biển

đảo và các ghi chú khác;

- Nhóm dữ liệu về điểm khống chế tọa độ và độ cao: gồm dữ liệu không gian

và dữ liệu thuộc tính về điểm khống chế tọa độ và độ cao trên thực địa phục vụ đo

vẽ lập ban đồ địa chính;

Trang 18

- Nhóm đữ liệu về quy hoạch: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính

về đường chỉ giới và mốc giới quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy

hoạch giao thông và các loại quy hoạch khác; chỉ giới hành lang an toàn bảo vệ công trình.

1.2.2 Yêu cầu đối với cơ sở dữ liệu đất đai

Việc xây dựng CSDL đất đai phải phù hợp với Chuẩn thông tin địa lý cơ sởQuốc gia đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quá trình xây dựng, cậpnhật dữ liệu đất đai phải đảm bảo tính chính xác, tính đầy đủ, khoa học Việc đánh

giá chất lượng dữ liệu địa chính được thực hiện theo quy định tại Thông tư

09/2007/TT-BTNMT hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính [7]

Theo đó, CSDL địa chính phải đảm bảo:

- Được cập nhật, chỉnh lý đầy đủ theo đúng yêu cầu đối với các nội dungthông tin của bản đồ địa chính và dữ liệu thuộc tính địa chính;

- Từ cơ sở dữ liệu địa chính in ra được: GCN QSDĐ; bản đồ địa chính; sốmục kê đất đai và số địa chính; biểu thống kê, kiểm kê đất đai, các biểu tổng hợpkết quả cấp giấy chứng nhận và đăng ký biến động về đất đai; trích lục bản đồ địachính, trích sao hồ sơ địa chính của thửa đất hoặc một khu đất (gồm nhiều thửa đấtliền kề nhau);

- Từ CSDL có thê truy vấn các thông tin như:

+ Thông tin về thửa đất khi biết thông tin về người sử dụng đất;

+ Thông tin về người sử dụng đất khi biết thông tin về thửa đất;

+ Thông tin về thửa đất và thông tin về người sử dụng đất trong dir liệuthuộc tính địa chính khi biết vị trí thửa đất trên bản đồ địa chính;

+ Vị trí thửa đất trên bản đồ địa chính khi biết thông tin về thửa đất, người

sử dụng đất trong dữ liệu thuộc tính địa chính;

+ Tìm được các thửa đất, người sử dụng đất theo các tiêu chí hoặc nhómcác tiêu chí về tên, địa chỉ của người sử dụng đất, đối tượng sử dụng đất; vị trí, kíchthước, hình thé, số hiệu, diện tích, hình thức sử dụng, mục đích sử dụng, nguồn gốc

sử dụng, thời hạn sử dụng của thửa đất; giá đắt, tài sản gan liền với dat, những hạn

chê vê quyên của người su dụng dat, nghĩa vụ tai chính của người sử dung dat;

Trang 19

những biến động về sử dụng đất của thửa đất; số phát hành và số vào Số cấp giấy

chứng nhận;

- Dữ liệu trong cơ sở đữ liệu địa chính được lập theo đúng chuẩn dữ liệu đất

đai do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định.

1.2.3 Quy trình xây dựng CSDL đất đai

Quy trình xây dựng co sở dit liệu đất đai được quy định tại chương II —Thông tư số 04/2013/TT-BTNMT của Bộ TN&MT quy định về xây dựng cơ sở dữliệu đất đai

Bước 1: Công tác chuẩn bịLập kế hoạch, chuẩn bị nhân lực và trang thiết bị để xây dựng CSDL

Công tác chuẩn bị

Thu thập tài liệu

Phân loại thửa đất và hoàn thiện hồ sơ địa chính

Xây dựng dữ liệu Xây dựng dữ liệu không gian địa chính thuộc tính địa chính Quét (chụp) GCN

Hoàn thiện dữ liệu địa chính

” 2

Xây dựng dữ liệu đặc ta - metadata

Thử nghiệm quản lý, khai thác, cập nhật CSDL

Kiểm tra, đánh giá chất lượng CSDL địa chính

Đóng gói, giao nộp sản phẩm

Hình 1.1 Quy trình xây dựng CSDL dat dai [3]

Bước 2: Thu thập tài liệu Thu thập dit liệu, tài liệu

- Tài liệu dé xây dựng đữ liệu không gian địa chính là ban đồ địa chính

9

Trang 20

- Tài liệu xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính: số địa chính, số mục kê,

số đăng kí biến động, bản lưu GCN, số cấp GCN

Bước 3: Phân loại thửa đất và hoàn thiện hồ sơ địa chính hiện cóLập danh sách thửa đất theo từng tờ bản đồ và phân loại theo quy định hiệnhành Từ đó b6 sung hoàn thiện hồ sơ địa chính, để phục vụ cho việc xây dựng

CSDL không gian và CSDL thuộc tính.

Bước 4: Xây dựng đữ liệu không gian địa chính

Chuan hóa các lớp đối tượng không gian địa chính theo chuẩn dit liệu địachính từ nội dung bản đồ địa chính số, tong hợp dữ liệu không gian địa chính theođơn vị hành chính cấp xã

Bước 5: Xây dung dt liệu thuộc tính địa chính

Trên cơ sở danh sách phân loại thửa đất và kết quả chỉnh lý hoàn thiện hồ sơđịa chính, chuẩn hóa dữ liệu thuộc tính về kiểu dit liệu và gia tri

Bước 6: Quét (chụp) giấy tờ pháp lý về quyền sử dung dat

- Quét (chụp) giấy tờ pháp lý về quyền sử dung đất: Giấy GCN, giấy tờ pháp

lý về nguồn gốc thửa đất

- Quét bản đồ, sơ đồ, bản trích đo địa chính được sử dụng dé cap GCN

Bước 7: Hoàn thiện đữ liệu địa chính

Dữ liệu không gian và dữ liệu địa chính sau khi được nhập vào CSDL cầnphải đươc đối soát, hoàn thiện lần cuối Mỗi thửa đất phải đảm bảo đồng bộ vớithông tin trong hồ so GCN dang sé, hồ sơ đăng kí dat đai

Bước 8: Xây dung dtr liệu đặc tả - metadata

Thu nhận các thông tin cần thiết về dữ liệu địa chính dé xây dựng dit liệu đặc

tả địa chính theo quy định tại Thông tư số 17/2010/TT-BTNMT của Bộ TN&MT

Bước 9: Thử nghiệm quản lý, khai thác, cập nhật cơ sở dữ liệu

Sau khi hoàn thiện CSDL, sản phâm được tích hợp vào hệ thông đề vận hànhthử nghiệm nhằm phát hiện lỗi dé xử lý và khắc phục sai sót

Bước 10: Kiểm tra, đánh giá chất lượng cơ sở dit liệu địa chính

- Tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng cơ sở dit liệu địa chính theo quy

định.

Bước 11: Dong gói, giao nộp sản phẩm cơ sở dit liệu địa chính

10

Trang 21

CSDL địa chính được kiểm tra, đánh giá sẽ được đưa giao nộp, bàn giao cho

đơn vi dé vận hành hệ thống.

1.3 Khả năng ứng dụng GIS trong xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai

1.3.1 Khái quát về GIS

GIS (Geographic Information System) - hệ thống thông tin địa lý là mộtcông cụ phần mềm được sử dụng dé lưu trữ quản lý, phân tích và hiển thị thông tinđịa lý Một hệ thống thông tin địa lý cho phép chúng ta xem, hiểu, trả lời câu hỏi,giải thích, và hiện thị thế giới chúng ta theo những quan hệ, mô hình và xu hướng,

nó hỗ trợ cho việc ra quyết định, thực hiện và quản lý sử dụng đất đai cũng như cácnguồn tài nguyên khác một cách nhanh chong, dé dang, đáng tin cậy [9, 12]

Cấu trúc của GIS gồm: phần cứng, phần mềm, con người, và cơ sở dữ liệu:

+ Phần cứng gồm có các máy tính điện tử có thể làm việc trong môitrường mang; các thiết bị nhập dữ liệu như máy số hóa, máy quét; máy in dùng dé

in bản đồ; hệ thong lưu trữ như 6 cứng, đĩa mềm

+ Phần mềm cung cấp chức năng và những công cụ cần thiết để nhập, lưutrữ, hiển thị, phân tích dữ liệu

+ Cơ sở dit liệu bao gồm các dit liệu về vị trí địa lý, thông tin thuộc tinh,

môi liên hệ không gian và thời gian của các đôi tượng.

+ Con người là nhân tố thực hiện điều hành hoạt động của GIS, bao gồmcác chuyên gia kỹ thuật, người thiết kế và duy trì hệ thống, người sử dụng

Mỗi hợp phần trên đều có vai trò nhất định và có mối quan hệ chặt chẽ vớinhau, trong đó cơ sở đữ liệu là hợp phần đóng vai trò quan trọng nhất

Các hợp phần của GIS có nhiệm vụ thực thi các chức năng cơ bản của hệthống là: thu thập dữ liệu; xử lý dữ liệu; quản ly cơ sở dữ liệu; tìm kiếm và phântích không gian; hiển thị đồ họa và tương tác

Hiện nay có rất nhiều phần mềm GIS như Microstation, MapInfo, ArcGIS, Trong đó thì phan mềm ArcGIS được đánh giá cao vì nó được tô chức dưới dạng

CSDL, quản lý cả thông tin thuộc tính và không gian, có khả năng quản lý các

thông tin về topology, có thể chuyền đổi dé dang sang các định dạng khác, đặc biệt

là chức năng tìm kiếm và phân tích không gian rất mạnh làm tăng khả năng khaithác dữ liệu AreGIS gồm các ứng dụng chính sau [1]:

11

Trang 22

+ ArcCatalog: có chức năng quan lý, theo dõi các dữ liệu đã có hoặc tạo mới

và mô tả các dữ liệu mới ArcCatalog giúp người dùng tổ chức và quản lý tất cả các

thông tin địa lý như các tập tin dữ liệu, geodatabase, các hộp công cụ và dịch vụ

GIS, người sử dụng có thé sử dụng để tìm kiếm và xây dựng geodatabase.ArcCatalog giúp ta xuất — nhập dữ liệu sang các định dạng khác như MapInfo,

Microstation.

+ ArcMap là ứng dụng chính trong ArcGIS được sử dụng dé thành lập ban

đồ, chỉnh sửa cũng như các lệnh truy van và phân tích không gian tạo ra bản đồ toàn

diện.

+ ArcToolbox là nền tảng của ArcGIS cung cấp các công cụ dé xử ly dit liệu,được sử dụng để tự động hóa công việc và phân tích không gian Cũng nhưArcCatalog, ArcToolbox cũng giúp ta xuất — nhập dit liệu từ ArcView sang các

định dạng khác như MapInfo, Microstation, CAD.

Ngoài các phần mềm nêu trên, AreGIS còn có phần mở rộng (Extension)

như: 3D Analyst, Spatial Analyst, trợ giúp cho việc phân tích, xử lý dữ liệu

không gian hiệu quả.

1.3.2 Đánh giá khả năng ứng dụng của GIS trong xây dựng CSDL đất đai

GIS được hình thành vào những năm 1960 và phát triển mạnh mẽ trongnhững năm gan đây Ngày nay, GIS là công cụ trợ giúp đắc lực cho việc đưa raquyết định về phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của nhiều quốc giathông qua chức năng thu thập, quản lý, truy vấn, phân tích và tích hợp các thông tin

được gắn với nền hình học (bản dé) nhat quán trên cơ sở tọa độ của các dữ liệu đầu

vào.

Ở nước ta, công tác quản lý đất đai hiện nay gặp nhiều vướng mắc cần đượcgiải quyết Nguyên nhân là do sự biến động không ngừng của đất đai Các số liệuliên quan đến tài nguyên đất chưa được thống nhất, lưu trữ cồng kénh, tra cứu thôngtin khó khăn, người dân không được cập nhật thông tin, do đó tranh chấp quyền

sử dụng đất thường xuyên xảy ra Với những thế mạnh của GIS, việc ứng dụng vàohoạt động quản lý đất đai để nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước là rất cần

thiết.

Có thể nêu ra một số ưu điểm của GIS trong công tác quản lý đất đai:

12

Trang 23

- GIS có thé liên kết dữ liệu không gian va dif liệu thuộc tính của từng thửa

đất, giúp cho công việc quản lý được thực hiện một cách dễ dàng, chặt chẽ và khoa

học.

- Tra cứu thông tin nhanh, chính xác với độ tin cậy cao, GIS làm giảm các

hoạt động thừa, tiết kiệm thời gian, tiền bạc

- Dễ dàng cập nhật dữ liệu mới.

- Tăng khả năng lưu trữ và xử lý số liệu

Ngoài ra, với khả năng phân tích không gian, GIS còn có một số ứng dụngkhác như lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, cung cấp thông tin về nghĩa vụ tàichính liên quan đến thửa đất; tính giá đất đề thành lập vùng giá trị đất đai, lập bản

đồ quy hoạch sử dụng đất; hỗ trợ tính toán bồi thường và giải phóng mặt bang; giảicác bài toán về quy hoạch một cách nhanh chóng với độ tin cậy cao như tìm kiếm vịtrí và thiết kế tuyến đường tối ưu để tìm ra vị trí phù hợp cho các mục đích xác

định.

Như vậy, một hệ thống GIS có khả năng cho chúng ta thấy vị trí các thửa đấttrên bề mặt Trái đất và các đặc tính của thửa đất đó GIS cung cấp đầy đủ các chứcnăng dé xây dựng một CSDL, vi thế việc ứng dung GIS dé xây dựng CSDL đất đai

là một lựa chọn phù hợp Một số chức năng của GIS có thé đáp ứng dé xây dựng

CSDL [9]:

- Chức năng thu thập dir liệu: GIS có khả năng thu nhận dữ liệu từ nhiềunguồn khác nhau Mức độ đơn giản nhất là chuyên đổi dit liệu từ định dạng có sẵn.Đối với ảnh hang không, ảnh vệ tinh, bản đồ giấy dé có thé sử dụng được dữ liệuphải tiến hành số hóa Trước khi số hóa ta phải tiến hành chuyên đổi tọa độ của các

đối tượng trên bản đồ với tọa độ của máy tính, thực chất của công việc này chính là

nan ảnh quét

- Chức năng xử lý dit liệu: GIS cung cấp nhiều công cụ cho việc xử lý dữliệu, loại bỏ các đữ liệu dư thừa và xác định mối quan hệ không gian giữa các đốitượng bản đồ Dữ liệu không gian được mô tả bằng một dãy các cặp tọa độ, mộtđường bắt đầu và kết thúc bởi điểm nút Topology xác định một cách rõ ràng mốiquan hệ nối liền hoặc các tính năng liền kề trong đữ liệu địa lý Quan hệ không gianđược mô tả qua cấu trúc cung — nút Tập hợp các đường nối nhau theo vòng khép

13

Trang 24

kín xác định đường bao của vùng, đối với 2 vùng kề nhau, các đường tạo nên đườngbao của vùng sẽ được sử dụng chung Quan hệ không gian của các đối tượng đảmbảo tính duy nhất của đối tượng, giảm dư thừa dữ liệu, quan hệ không gian còn tạođiều kiện cho chức năng phân tích trở nên đơn giản hơn.

- Chức năng quản lý cơ sở quản lý đữ liệu: có tác dụng giúp cho việc lưu trữ,

tổ chức và quản lý dữ liệu một cách hiệu quả CSDL trong GIS có thé tổ hợp dữ liệuvectơ hoặc đữ liệu raster, dữ liệu thuộc tính để xác định đối tượng tham chiếu

không gian Thông thường dữ liệu thuộc tính của GIS được lưu trong bảng, chúng

chứa chỉ danh duy nhất, tương ứng với đối tượng không gian Khi xây dựng CSDLcần liên kết giữa dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian tương ứng Quá trình liênkết không gian và bảng thuộc tinh có thé là tao vùng cho đối tượng với thuộc tínhcho trước, hay liên kết các bảng dữ liệu với nhau

+ Tạo vùng với một thuộc tính cho trước: một lớp đối tượng dạng polygonđược tạo ra từ các đối tượng dạng đường với một thuộc tính cho trước Lớp bản đồmới sẽ chứa dữ liệu không gian va dit liệu thuộc tinh của đối tượng (hình 1.2)

+ Liên kết dit liệu không gian dạng vùng với một bảng thuộc tính: chức

năng Joins and Relates cho phép liên kết đữ liệu ở một bảng với lớp dữ liệu khônggian dựa trên giá trị của một trường liên kết Lớp đối tượng dạng vùng sẽ chứa cácthông tin thuộc tính có trong bảng mà nó liên kết Để liên kết được hai bảng thuộctính phải đảm bảo trường giá trị liên kết phải được nhìn thấy ở cả hai bảng

LINE INPUT OUTPUT

7D |

=>

| >—

Hình 1.2 Minh họa tạo vùng cho lớp đổi tượng dạng đường [15]

- Tìm kiếm và phân tích không gian: đây được coi là một thế mạnh của GIS.Phép phân tích không gian thích hợp để xây dựng CSDL là chồng xếp bản đồ làchồng xếp bản đồ chức năng này cho phép tích hợp đữ liệu từ hai lớp bản đồ khácnhau dé tạo ra một lớp bản đồ mới chứa thông tin của cả hai lớp đó Việc chồng xếp

14

Trang 25

phải đảm bảo các lớp bản đồ phải thống nhất về hệ quy chiếu, tỷ lệ bản đồ và đượctiến hành qua 2 bước:

+ Xác định tọa độ các giao điểm và tiến hành chồng xếp hai lớp bản đồ tạigiao điểm này

+ Kết hợp đữ liệu không gian, thuộc tính của hai lớp bản đồ

Các phép toán chồng xếp hay được sử dụng bao gồm: phép hợp (Union),

phép giao (Intersect).

+ Intersect two layers: là phép toán giao nhau giữa các đối tượng trên hai lớp

khác nhau tạo thành đối tượng mới có thuộc tính của 2 lớp Đối với phép toán này

INPUT OUTPUT

OUTPUT

=>

a) Intersect two layer b) Union two layer

Hình 1.3 Vi dụ minh họa chức năng chong xếp các lớp dit liệu trong GIS [15]

+ Union two layers: cũng giống như phép giao intersect two layers, đây là

phép giao giữa các đối tượng trên 2 lớp khác nhau tạo thành nhiều đối tượng cóthuộc tính của cả 2 lớp Khác với phép toán intersect, phép toán union không cắt các

đối tượng theo miền giao nhau của 2 lớp Các thuộc tính đầu ra sẽ được xác định từ

thuộc tính các lớp đầu vào mà nó chồng phủ

- Chức năng hiển thị đồ họa và tương tac: Các dữ liệu sẽ được hiển thị dướidang bản đồ GIS cung cấp các chức năng dé trình bày bản đồ như xác định mau,kiểu mẫu của điểm, đường, vùng, trang trí bản đồ với bảng chú giải với các thuộc

tính hướng vẽ, cỡ chữ, font chữ.

1.3.3 Tình hình ứng dụng GIS trong quản lý thông tin đất đai

a Trên thế giớiTrên thế giới,GIS được hình thành vào những năm 1960, được xây dựng trênnền tảng khoa học về địa lý,cho đến nay công nghệ GIS đang được ứng dụng ngày

15

Trang 26

càng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực như quản lý tài nguyên môi trường, quản lý cácdịch vụ xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý thông tin đất đai Một số ứng dụngGIS trong công tác quy hoạch, quan lý sử dụng đất như: thành phố Brno, Cộng hoaCzech, đã dùng công nghệ GIS dé phát triển quy hoạch tổng thé của thành phố vàhién thị thong tin theo cơ sở dit liệu GIS địa chính của thành phố Những dir liệu vềhiện trạng sử dụng đất được thu thập từ những quan trắc không gian được xử lýtrong hệ GIS, lập bản đồ hiện trạng, kèm đó là những số liệu phân tích Dựa vào đócác nhà quy hoạch có thể dễ dàng quản lý và phát triển các kế hoạch sử dụng đất

hợp lý [30].

Tại Hàn Quốc, hệ thống thông tin quản lý đất đai (LMIS) đã được thiết lậpvào năm 1998 Mục đích của LMIS là cung cấp thông tin đất đai, tăng hiệu quả choquản lý đất công, và hỗ trợ thiết lập các chính sách quy hoạch đất đai của Chínhphủ Cơ sở đữ liệu này bao gồm một khối lượng lớn các dữ liệu không gian như địahình, địa chính và hiện trạng sử dụng đất cấp huyện

Hiện nay, mỗi chính quyền địa phương đang vận hành máy chủ dữ liệu riêngcủa mình Tại hệ thống thông tin quản lý đất đai, công nghệ thông tin mở đã đượcgiới thiệu để cho phép truy cập miễn phí các chương trình ứng dụng khác nhau làmviệc với các ngôn ngữ khác nhau từ các nền tảng khác nhau và phân tán thông tingiữa máy chủ dữ liệu và các máy tính dé ban thông qua Internet, các co quan côngquyền có thể truy cập cơ sở dữ liệu thông tin đất đai thông qua một mạng lưới thôngtin của chính phủ quản lý, và công chúng có thể truy cập một cách dé dang [19]

Sở Phát triển Nhà và Đô thị Adelaide tại Australia sử dụng GIS để phân tích

xu hướng xây dựng của thành phó, từ đó chỉ ra sự mở rộng của thành phố và ảnhhưởng của nó đối với cơ sở hạ tầng và bất động sản [30]

Như vậy, với việc ứng dụng rộng rãi trong mọi ngành, mọi lĩnh vực đời sống

của con người, GIS được các nhà quản lý ưu tiên lựa chọn với vai trò như một công

cụ hỗ trợ cho việc quản lý cũng như lập kế hoạch hoạt động Hiện nay, với những

ưu điểm vượt trội của mình, GIS không chỉ dừng lại ở một quốc gia đơn lẻ mà cònmang tính toàn cầu hóa

b Tại Việt Nam

Ở nước ta, ứng dụng GIS đã được nghiên cứu vào những năm 1980 Các đềtài nghiên cứu ứng dụng GIS ở nhiều lĩnh vực khác nhau chủ yếu là trong quy

16

Trang 27

hoạch, quản lý tài nguyên, đánh giá tác động môi trường quản lý sử dụng đất Một

số phần mềm lớn của GIS: Microstation, Mapping Office, MapInfo, Arclnfo, được sử dung dé biên tập và quản lý ban đồ địa hình, bản đồ địa chính, bản đồ hiệntrạng sử dụng đất

Trong lĩnh vực lập quy hoạch, GIS đã được áp dụng trực tiếp vào một số dự

án điển hình do Bộ Xây dựng chủ trì như tập bản đồ quy hoạch các đô thị Việt Nam

thời kỳ 1996 — 2020, Atlas quy hoạch các khu công nghiệp Việt Nam (1997 — 1999)

quy hoạch xây dụng Vùng thủ đô (2005 —2008), chiến lược phát triển đô thi (2006 —

chính của Dự án bao gồm: Cơ sở dữ liệu về hệ thống bản đồ nền địa hình tỷ lệ

1/5000 trong hệ tọa độ quốc gia VN2000, với các lớp thông tin (cơ sở toán học,

thủy văn, giao thông, dân cư, thực phủ và địa giới hành chính), cơ sở dữ liệu bình

đồ ảnh số ty lệ 1/5.000, cơ sở dữ liệu về mô hình số độ cao (DEM) độ chính xác 0,2 mđối với khu vực có nguy cơ ngập lụt và độ chính xác 0,4 m đối với khu vực còn lại,

cơ sở đữ liệu về mạng lưới độ cao hang II được bình sai trong hệ thống độ cao mới.Các công cụ quản tri va hỗ trợ khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu, bao gồm hệ thongphan mềm quan trị; hệ thống phân tích, xử lý và mô hình hóa dữ liệu phục vụ giảicác bài toán về quy hoạch và phòng chống lũ lụt; phần mềm dự báo, cảnh báo ngậplụt ; hệ thống tra cứu, tổng hợp thông tin và phân phối dit liệu trên mạng diện rộng

Intranet/Internet [26] Tuy nhiên, các ứng dụng này chỉ thực hiện với mục đích thử nghiệm trên quy mô nhỏ lẻ, chưa thật sự mang lại hiệu quả.

Trong lĩnh vực quan lý đất đai, GIS cũng đã được ứng dụng dé hỗ trợ công

tác quản lý ở các địa phương Tuy nhiên, việc ứng dụng chưa thực sự mang lại hiệu

quả cao do thiếu thông tin, đữ liệu không được cập nhật thường xuyên dẫn đến khó

17

Trang 28

khăn trong việc xây dựng CSDL Ngoài ra, việc ứng dụng GIS chỉ áp dụng ở cấptỉnh, còn cấp huyện và cấp xã chưa thực sự được quan tâm.

Hiện nay, hệ thống quản lý thông tin đất dai ở nước ta còn cồng kénh, kémhiệu quả Vì vậy, việc tiếp cận và áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ vàocông tác quản lý được xem là một biện pháp hữu hiệu Việc xây dựng CSDL đất đaithống nhất toàn quốc đã và đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai vớimục tiêu đưa tin học hóa vào ứng dụng phát triển ngành Tuy nhiên, việc áp dụngcông nghệ trong việc xây dựng CSDL ở các địa phương chưa đồng bộ và thích hợp

do không có hệ thống cập nhật thường xuyên, không được duy trì lâu dài bởi không

có điều kiện dé nâng cấp hệ thống Do đó, dé xây dựng được hệ thông thông tin đấtđai đáp ứng được nhu cầu tra cứu, sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau thì yêucầu đặt ra là chúng ta phải xây dựng hệ thống thông tin đất đai theo chuẩn thống

nhất, phải được cập nhật thường xuyên theo thực trạng, hệ thống thông tin đất đai

phải phù hợp với đặc thù quản lý đất đai ở nước ta dé chúng ta có thê khai thác, sử

dụng và bảo vệ nguôn tài nguyên đặc biệt này.

18

Trang 29

CHƯƠNG II

UNG DUNG GIS TRONG CHUAN HÓA DU LIEUPHUC VU XÂY DUNG CSDL DAT DAI PHUONG LỘC VƯỢNG,

THANH PHO NAM DINH, TINH NAM DINH

2.1 Giới thiệu về địa ban nghiên cứu

2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

LỘC HữA UANG TRUNG © }

Điện Bis, eentên Soy VỊ 2027 xế,

- Phía Bắc giáp xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc

- Phía Nam giáp phường Bà Triệu và phường Cửa Bắc

- Phía Đông giáp phường Thống Nhat

- Phía Tây giáp xã Lộc Hòa.

19

Trang 30

Trên địa bàn phường có Quốc lộ 10 chạy từ Quảng Ninh đi Ninh Bình, hệthống giao thông trong phường dày đặc, thuận tiện cho sản xuất và thương mại.

b) Đặc điểm khí hậuPhường Lộc Vượng nằm trong khu vực trung tâm của vùng Đồng bằng Bắc

Bộ nên mang đầy đủ tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm từ23°C dén24°C Tháng lạnh nhất là tháng 12 và tháng 1, nhiệt độ trung bình từ 16°C đến17°C Tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ khoảng trên 30°C Khí hậu một nămchia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10; mùa khô kéo dai từ tháng

11 đến tháng 4 năm sau

c) Đặc điểm địa hình

Là một phường nằm phía trong đê sông Hồng nên đất ở đây là phù sa lâu đời

bị biến đổi mạnh, trong quá trình sử dụng đất nội bộ có sự biến động, nên khi mưa

lớn thường xảy ra ngập cục bộ.

Lộc Vượng là một phường (xã) trong vùng Đồng bằng Bắc Bộ nhưng đất ởđây không đồng đều cho nên phải có biện pháp thủy lợi tốt dé tưới nước cho vùngcao, tiêu nước cho vùng thấp

đ) Thuy van

Phường Lộc Vượng có sông Van Giang chạy doc theo dia giới hành chính,

cùng với hệ thống thủy lợi, ao hồ rải rác, là nơi điều tiết nước và cung cấp nước chophần lớn diện tích đất sản xuất nông nghiệp

e) Đặc điểm kinh tế xã hội

Là một xã được chuyền đổi thành phường từ năm 2004, kinh tế của phường

có những bước chuyền biến tích cực với tốc độ tăng trưởng hang năm khá lớn Tốc

độ tăng trưởng kinh tế năm sau tăng so với năm trước, các chỉ tiêu kế hoạch đặt racho các ngành kinh tế đều vượt chỉ tiêu Đời sống nhân dân được cải thiện, thu nhậpbình quân đầu người tăng rõ rệt Kinh tế phát triển theo hướng thương mại dịch vụ,

và các ngành công nghiệp nhẹ như may mặc, sản xuất vật liệu xây dựng [13]

Về dân số, đến cuối năm 2010, phường có 8500 người (chiếm 3,4% dân sốtoàn thành phố) Mật độ dân số của là 2047 người/km” Các hộ sống băng nghềbuôn bán và thủ công nghiệp, kinh tế tương đối ôn định

20

Trang 31

Trên địa bàn phường có Khu di tích đền Trần và chùa Phố Minh được côngnhận là DI tích quốc gia đặc biệt, hàng năm thu hút rất nhiều du khách đến thăm

quan.

2.1.2 Thực trạng công tác quản lý đất đai

Sau khi Luật Đất đai năm 2013 được Quốc hội thông qua, để đảm bảo việctriển khai và đi vào thực hiện đạt được kết quả, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã triển khaithi hành Luật đất đai năm 2013 Thành phố Nam Định đã hoàn thành quán triệt,triển khai Luật, Nghị định thi hành luật tới cán bộ chủ chốt, cán bộ chuyên môn cáccấp xã, phường, các ngành có liên quan Đặc biệt, đã xây dựng chương trình và duytrì thường xuyên việc tuyên truyền phổ biến rộng rãi trên dai phát thanh của thànhphố và đài truyền thanh của các xã, phường

Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tổ cáo trong những năm qua đượcthực hiện khá tốt, xử lý nghiêm khắc, kịp thời, đứt điểm những trường hợp vi phạm

Luật Đất đai như sử dụng đất không đúng mục đích, lấn chiếm đất, tranh chấp đất đai, góp phần ôn định tình hình chính trị - xã hội trên địa bàn thành phó.

Cùng với các công tác trên, những công tác khác có liên quan đến đất đainam trong 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai (quy định trong Luật dat đai2003) cũng được UBND thành phó quan tâm như: việc quản lý tài chính về đất dai;quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản;quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; quản lýcác hoạt động dịch vụ công về đất đai cũng đã và đang được triển khai thực hiệntheo quy định của Luật đất đai

2.1.3 Đánh giá thực trạng hệ thống dữ liệu về đất đai ở địa bàn nghiên cứu

Tính đến thời điểm tháng 12 năm 2013, phường Lộc Vượng có bản đồ địa

chính được thành lập năm 2009-2010 ở tỷ lệ đo vẽ 1/500 - 1/1000 theo hệ toạ độ

VN 2000, mã loại đất ký hiệu trên bản đồ tuân thủ theo theo Quy phạm đo vẽ bản

đồ địa chính ban hành năm 2008

Công tác cấp GCN và lập hồ sơ địa chính được thực hiện theo đúng Luật đấtđai năm 2003 (gần đây là Luật đất đai 2013) và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tàinguyên và Môi trường UBND thành phố Nam Định đã ra Quyết định số 4879/QD-UBND ngày 08/08/2008 về việc ban hành quy trình cấp GCN theo cơ chế “một

21

Trang 32

cửa” (đối với trường hợp đủ điều kiện theo Khoản 1, 2 Điều 50 Luật đất dai năm2003); Quyết định số 4880/QĐ-UBND ngày 08/08/2008 về việc ban hành quy trìnhcấp GCN theo cơ chế “một cửa” (đối với trường hợp không đủ điều kiện theoKhoản 1, 2 Điều 50 Luật đất đai năm 2003).

Hiện nay hệ thống thông tin dữ liệu về đất đai trên địa bàn Phường chủ yếuquản lý dưới dạng giấy, các thông tin chủ yếu được hình thành từ các thời kỳ trước,việc theo dõi, quản lý biến động đất đai không liên tục nên số liệu, tài liệu đất đaichưa phản ánh đúng với thực té sir dụng Can bộ dia chính xã chu yếu làm chuyênmôn theo cách thủ công, lưu trữ dữ liệu dưới dang tài liệu giấy, hạ tang mang bướcđầu đã được đầu tư nối với cấp Thành phố qua mạng riêng ảo (VPN) nhưng chưađược khai thác triệt đề

2.2 Phân tích van đề và đề xuất giải pháp ứng dụng GIS để chuẩn hóa dữ liệu

Trong công tác quản lý đất đai, thửa đất là đối tượng quan trọng nhất cho lưutrữ, tra cứu, xử lý, và bản đồ được sử dụng dé quản lý vi trí không gian của thửa đất,

do đó dữ liệu ban đồ là thành phần cơ bản trong cơ sở dữ liệu đất đai Thực trạnghiện nay cho thấy các bản đồ lưu ở dạng số hiện nay còn có nhiều định dạng như:dgn, dxf, dwg, chưa có định dang thong nhất Dữ liệu số được xây dựng từ nhiềunguồn khác nhau như: can vẽ, số hóa lại từ bản giấy hoặc đo vẽ trực tiếp bằng công

nghệ số Vì vậy, nội dung bản đồ chưa được chuẩn hóa theo một chuẩn thống nhất

theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường Yêu cầu của việc xây dựng CSDLđất đai là nhằm thống nhất trên toàn quốc dé thuận tiện cho việc khai thác, chia sẻ

dữ liệu, hiện chỉnh đữ liệu từ nhiều nguồn Mặt khác, người sử dụng CSDL rất đadạng từ cán bộ địa chính, các cơ quan quản lý Nhà nước, các Bộ, Ngành, các tổchức trong và ngoài nước, và những người dân có nhu cầu Dé đáp ứng yêu cầutrên, đữ liệu bản đồ cần được thống nhất và đồng bộ, tức là dữ liệu phải được chuẩnhóa theo một quy chuẩn của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Nội dung của chuẩn hóa dữ liệu bao gồm nhiều phần và phải giải quyết cácvan dé: Tính day đủ của thông tin, phân lớp các đối tượng, quan hệ không gian củacác đối tượng, tính đồng bộ của dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính

2.2.1 Các vấn đề về phân lớp đối twong

Một trong những bước quan trọng khi xây dựng CSDL đất đai là phải phân

22

Trang 33

loại các lớp thông tin, việc phân loại các lớp thông tin sẽ giúp ích trong quản lý,

sắp xếp dữ liệu, tránh việc bị mat hay dư thừa dữ liệu Cơ sở dữ liệu GIS lưu trữ cácđối tượng địa lý theo các lớp thông tin, quản lý các đối tượng địa lý theo một chủ đề

cụ thé Lớp đối tượng là một tập hợp các đối tượng bản dé, thể hiện và quản lý các

đối tượng dia ly theo một nội dung cu thể, ví dụ như lớp giao thông chỉ chứa các đối

tượng là giao thông Mỗi lớp thông tin chứa một dạng đối tượng cùng loại: point —điểm thê hiện vị trí cụ thé của đối tượng dia lý, line — đường thé hiện các đối tượngkhông gian dạng tuyến, polygon — vùng thé hiện các đối tượng khép kín hình họcbao phủ một vùng diện tích, annotation — chữ viết thể hiện các đối tượng khônggian mang tính mô tả của bản đồ, các đối tượng có chung tinh chất, đặc điểm giống

nhau được nhóm vào một lớp đối tượng Phân lớp thông tin được thực hiện dựa vào

bảng phân loại các đối tượng bản đồ trên bản đồ địa chính theo quy định của BộTN&MT ban hành Cách phân lớp thông tin sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính hiệu quả,khả năng xử lý và sử dung lâu dai của cơ sở dữ liệu không gian Đề tài đã tiến hànhkiểm tra phân lớp, tách các lớp thông tin về không gian, cũng như thuộc tính củacác đối tượng

Dữ liệu bản đồ địa chính phường Lộc Vượng gồm 91 mảnh bản đồ định dạng

* den tỷ lệ 1:500, được xây dựng trên hệ tọa độ VN2000, hệ thống ký hiệu đã theoquy định hiện hành Các mảnh bản đồ được ghép lại thành một tờ duy nhất bằngcông cụ Merge Into Master của Microstation Qua khảo sát các đối tượng trong cáclớp, đề tài nhận thay có các van dé tồn tại sau:

- Dữ liệu vẫn chưa thống nhất, ví dụ đối tượng thủy hệ nằm trong 3 lớp khác

nhau.

- Một số đối tượng như thửa đất, các đối tượng giao thông, thủy văn có

đường ranh giới chưa khép kín.

- Các lớp bị lẫn đối tượng, các đối tượng không nam trong đúng lớp theo quy

định của Bộ TN&MT.

- Đối tượng bị sai thuộc tính đồ họa

a) Đưa thuộc tính đồ họa của các đối tượng về đúng quy định của Bộ Tài

nguyên Môi trưởng

Các đối tượng trên bản đồ phường Lộc Vượng còn bị lẫn vào các lớp khác,

23

Trang 34

một số đối tượng có ở lớp này nhưng lại không có ở lớp kia Ví dụ lớp trong lớpranh thửa có các đường vừa là giới hạn giao thông đồng thời là ranh giới thửa, haycác đường vừa là giới hạn hệ thống thủy văn vừa là ranh giới thửa Tuy nhiên, khikiểm tra thì thay ở lớp ranh thửa nằm ở level 10 có nhiều đối tượng bi chồng đè lênnhau, nhưng khi hiển thị các lớp như lớp giao thông hay thủy hệ thì thấy giới hạnđường giao thông và giới hạn hệ thống thủy văn không được khép kín màu sắc

và kí hiệu của các đối tượng cũng chưa được đúng quy định như ranh giới thửa đất

phải nằm ở level 10, màu 10 Ta phải biên tập lại, bổ sung đữ liệu còn thiếu.

Giải pháp:

- Sao chép các đối tượng còn thiếu dé bổ sung vào các lớp, sử dụng công cụCopy trong Microstation dé thêm đối tượng vào lớp thông tin

- Đưa các đối tượng bị sai thuộc tính đồ họa về đúng quy định, sử dụng công

cụ Change Element Attributes dé đưa các đối tượng sai về level, màu sắc, lực nét về

đúng quy định.

Thực hiện:

- Đối với những lớp ranh giới thửa đất, lớp giao thông, lớp thủy hệ bị thiếuđối tượng dạng đường, đề tài sử dụng công cụ Copy của Microstastion để sao chépcác đường nét thành hai đường trùng khít nhau về tọa độ, bổ sung vào lớp thông tincòn thiếu đối tượng Các đối tượng phải đảm bảo tất cả ranh giới thửa đất (nằm ởlevel 10) phải được khép kín, các đối tượng là đường giới hạn giao thông hay các

đường giới hạn thủy hệ ở lớp thủy hệ phải được kép kín.

- Những đối tượng chưa đúng lớp, hay chưa đúng thuộc tính đồ họa theo quyđịnh ta sử dụng công cụ Select By Attributes để chọn các đối tượng theo các tiêuchí về level, màu sắc Sau đó sử dụng công cụ Change Element Attributes củaMicrostation để đưa các đối tượng đó về đúng lớp đối tượng, màu sắc dựa theo quyđịnh của Bộ Tài nguyên và Môi trường, như ranh giới thửa đất nằm ở level 10, màu10; nhà nằm level 14, màu 4; giao thông ở level 23, thủy lợi ở level 31, nhãn thửanăm ở level 13,

Kết quả: Các lớp đối tượng trên bản đồ phường Lộc Vượng đã được bổ sung

đủ thông tin, các đối tượng được đưa về đúng lớp và màu sắc theo quy định Việcđưa các đối tượng bản đồ về đúng theo quy định sẽ giúp cho đữ liệu được thống

24

Trang 35

nhất, giup việc chuyền đôi di liệu vào CSDL được dễ dàng và thuận tiện hơn, việc

quản lý dữ liệu trong CSDL cũng được rõ ràng hơn.

Sau khi đưa về đúng quy định, các lớp này sẽ được tách thành file riêng đểchuyền đổi vào ArcGIS

b) Phân lớp đối tượng

Đề tài lựa chọn ArcGIS dé xây dựng mô hình CSDL đất đai Trong ArcGIS,mỗi một shapfile hay feature class chỉ có thể chứa các đối tượng một loại (điểm,đường, vùng), trong khi đó một file của Microstation có thể chứa nhiều loại đốitượng cùng một lúc Do đó, khi chuyển file này sang ArcGIS, ta phải tách các lớpthông tin của phường Lộc Vượng trong Microstation thành các file riêng biệt đểchuyên lần lượt từng loại đối tượng vào riêng từng shapefile hay feature class

- Đối với dữ liệu không gian:

Giải pháp: Sử dụng công cu Select by Attributes trong Microstation theo tiêu

chí về lớp dé bóc tách các lớp đối tượng riêng biệt và loại bỏ những lớp không liên

quan.

Thực hiện:

+ Đối với các lớp ranh giới thửa đất, lớp giao thông, thủy hệ thì ta tiến hành

tach file bang cách giữ lại 1 lớp thông tin và xóa bỏ các lớp khác Vi dụ, ta muốntách lớp ranh giới thửa đất nằm ở level 10, ta sử dụng công cụ Select by Attributeschọn những lớp không phải ở level 10 và dùng lệnh Delete xóa bỏ những đối tượng

đã được chọn, sẽ được file ranh giới thửa đất dạng đường Làm tượng tự với các lớp

giao thông và thủy hệ, ta sẽ được các file giao thông, thủy hệ ở dạng đường.

+ Đối với lớp nhà, trên bản đồ phường Lộc Vượng cạnh của nhà trùng với

ranh giới thửa đất thì chỉ vẽ ranh giới thửa đất, vì vậy nếu chỉ giữ lại lớp nhà nằm ởlevel 14 thì nhiều nhà sẽ không có ranh giới khép kín, việc này sẽ gây khó khăn khitạo vùng cho lớp nhà ở những bước tiếp theo, nên đối với file nhà ngoài level 14 ta

sẽ giữ lại cả level 10.

Kết quả: Từ bản đồ địa chính phường Lộc Vượng, ta tách được 4 file dt liệu

chứa thông tin về không gian:

+ ranhthua: dạng đường, chứa ranh giới thửa đất;

+ giaothong: dạng đường, chứa ranh giới khép kín giao thông;

25

Trang 36

+ thuyhe: dạng đường, chứa ranh giới khép kín sông, ao, hồ, các công trình

thủy lợi;

+ thua_nha: dạng đường, chứa ranh giới của nhà.

- Đối với dữ liệu thuộc tính:

Trong bản đồ địa chính phường Lộc Vượng, các thông tin về loại đất, 36 hiéu

thửa, diện tích thi năm chung ở level 13 được gọi là nhãn thửa Nếu giữ nguyên lớpnhãn thửa này để đưa vào CSDL sẽ dẫn đến khó khăn cho việc gán thuộc tính chotừng thửa đất sau khi chuyền đổi, vì các phần tử này sẽ bị lẫn vào nhau và khôngphân biệt được đâu là số hiệu thửa, đâu là diện tích, và đâu là loại đất Do đó, để

việc gán dữ liệu thuộc tính được đúng, đảm bảo cho CSDL có độ chính xác cao,

chúng ta phải tách các phần tử này ra thành các lớp riêng biệt chỉ chứa một thôngtin loại đất hoặc số hiệu thửa hoặc diện tích

Giải pháp: Trong Microstation, lựa chọn những phan tử của nhãn theo thuộc

tính riêng của nó, sử dung chức năng Select By Attributes/Set Select by from

Element dé chọn những đối tượng từ nhãn theo từng thuộc tính của chúng như loạiđất là chữ không phải là số, số hiệu thửa là một số nguyên, diện tích là một sé thapphân (chứa dau cham “.”) Sau khi loc được các phan tử đó, ta sẽ xuất chúng ra từng

lớp riêng biét.

Thực hiện: Nhãn thửa là một khối thông tin thống nhất bao gồm mục đích sửdụng, số hiệu thửa, diện tích, để tách được từng thông tin này thì đầu tiên ta phảiphân rã nhãn thửa bằng công cụ Drop Element, sau đó sử dụng chức nang Select ByAttributes/Set Select by from Element trong Microstation dé tách riêng các phan tửnay Dé tách thông tin về diện tích pháp lý từ nhãn thửa, ta thấy diện tích thửa dat là

một số thập phân chứa một số sau dấu phẩy, vậy ta sẽ tìm những đối tượng mà có

chứa dấu “.”, chúng ta sẽ có được tất cả các thông tin về diện tích pháp lý của thửađất, sau khi đã chọn được phần tử điện tích ta sẽ xuất chúng sang một lớp mới là

“đientich”, làm tương tự đối với loại đất tách lọc những ký tự là chữ không phải là

số và phần tử còn lại sẽ chứa thông tin về số hiệu thửa đất

Các thông tin thuộc tính về chủ sử dụng, địa chỉ, địa danh, tên đường, tênsông, nằm riêng ở các lớp khác nhau, ta sẽ tiễn hành phân tách các đối tượng nàytương tự như phân tách các đối tượng ở đữ liệu không gian

26

Trang 37

Kết quả: Tw bản đồ địa chính phường Lộc Vượng ban đầu, sau khi phân lớp

và bóc tách thành các file riêng biệt, ta sẽ có các file chứa thông tin thuộc tính ở

định dang DGN:

+ loaidat: dang annotation, chứa thuộc tinh vé loai dat;

+ dientich: dang annotation, chứa thuộc tinh về diện tích pháp lý của thửa đất;+ sohieuthua: dang annotation, chứa thuộc tính về số hiệu thửa;

+ chusudung: dạng annotation, chứa thuộc tính về chủ sử dụng;

+ diachi: dang annotation, chứa thuộc tinh về số địa chỉ thửa dat;

+ diadanh: dang annotation, chứa thuộc tính về các địa danh;

+ ketcau: dạng annotation, chứa thuộc tinh về kết cau nhà;

+ tenduong: dang annotation, chứa thuộc tính về các tên đường;

+ tensong: dang annotation, chứa thuộc tính về tên sông

c) Chuyển đổi sang định dạng CSDL

Từ các file định dạng DGN trên, dé tài chuyển sang định dạng GeoDatabase

cua ArcGIS Shapefile và GeoDatabase là 2 định dang dữ liệu cơ bản của ArcGIS,

cả 2 định dạng này đều lưu trữ dit liệu không gian và thuộc tính, Shapefile đơn giảnhơn GeoDatabase, chức năng hạn chế nên thường chỉ dùng dé trao đối dữ liệu, cònGeoDatabase cho phép lưu trữ topology của các đối tượng Trong geodatabase cómột hoặc nhiều Feature Dataset, Feature Dataset là một nhóm các đối tượng cóchung hệ quy chiếu và hệ tọa độ Một Feature Dataset có thể chứa một hay nhiều

Feature Class, mỗi một Feature Class chứa một dạng đối tượng không gian (điểm,

đường, vùng, chữ viết) kèm theo bảng thuộc tính (hình 2.2)

Trong dé tai nay, tac gia sử dụng định dạng GeoDatabase lưu trữ dữ liệu diachính dé sử dụng cho các ứng dụng thuộc chuyên ngành như cập nhật bản đồ và xử

lý biến động Dinh dạng Shapefile sẽ được xuất ra từ GeoDatabase sử dụng cho cácứng dụng về tra cứu thông tin và phân phối thông tin trên mạng Internet

27

Trang 38

Giải pháp: Từ các file đã được phân lớp, sử dụng công cụ chuyên đổi dữ liệucủa ArcGIS là Import Feature Class, chuyên các file thành các lớp dữ liệu trongGeoDatabase Trong quá trình chuyền đổi, giữ lại trường thuộc tính cần thiết và xóa

bỏ những trường không liên quan.

Hình 2.2 Mô hình cấu trúc của GeoDatabase

Thực hiện: Trong ArcGIS ta tạo một GeoDatabase có tên LOC_VUONG,

trong đó có một Feature Dataset có tên Vn2000 chứa các thông số về hệ tọa độ và

hệ quy chiếu: hệ tọa độ VN2000, lưới chiếu UTM, Ellipsoid WGS84

Dé chuyền các file chứa dữ liệu phường Lộc Vượng từ Microstation sangArcGIS, dé tai đã sử dụng chức năng Import Feature Class của ArcCatalog chuyển

các file đã được phân tách ở trên vào các feature class riêng biệt, ArcCatalog cho

phép loại bỏ những trường thuộc tính không cần thiết, chỉ giữ lại trường có liên

quan (level, color, text, ).

Kết quả: sau khi chuyên đổi các, trong GeoDatabase có 13 lớp dit liệu gồm

cả dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian (hình 2.3).

d) Sửa lỗi phông chữ

Do các lớp chu sử dụng, địa danh, dia chỉ ở dạng chữ (annotation) khi

chuyên từ Microstation sang ArcGIS năm trong bảng mã TCVN3(ABC), trong khifont chữ hiển thị mặc định sau khi chuyên sang ArcGIS là Arial nên các tên chủ sửdụng, hay địa danh tiếng Việt hiển thị không đúng Cần phải sửa các lỗi phông chữ

này.

28

Trang 39

Giải pháp: Trong ArcGIS, mỗi một đối tượng dang annotation được xác địnhmột thông số font chữ như là một trường trong bảng thuộc tinh Dé thay đổi fontchữ ta chỉ cần đôi tên font thành “vnArial”.

Thực hiện: Trong một lớp bản đồ, font chữ được xác định chung cho toàn bộlớp Đề tài dùng công cụ Field Calculator trong ArcGIS dé đổi tên font từ “Arial”

Ej EAhoc tap\BG LIS\Bai_giz Nome Type s

© & F\chuan_hoa Cchusd Personal Geodatabase Feature Class bị

© & FA\chuan_hoa\dulieuvaoz (C3diadanh Personal Geodatabase Feature Class

© El] FAchuan_hoa\dulieuvaoz | | (5°]dientich Personal Geodatabase Feature Class

FAthu nghiem (SJ giacthong Personal Geodatabase Feature Class

| E] bando_locvuong ketcau Personal Geodatabase Feature Class

= [*|loaidat Personal Geodatabase Feature Class

a iv &Jnha P | Geodatabase Feature Cla:

5 pours ni ersonal e Feature Class

2 El shapfile locvuong =| | @)ranhthua Personal Geodatabase Feature Class

& LÄ locvuong ©) | E2sethua Personal Geodatabase Feature Class

#i CB locvuong - sua_to [*]tenduong Personal Geodatabase Feature Class

#i LÄ locvuong -taovun [S°]tensong Personal Geodatabase Feature Class

E Gi ok lhuyhe Personal Geodatabase Feature Class

không gian, quản lý dữ liệu hiệu quả Do đó, dữ liệu thuộc tinh và dtr liệu không

gian cần được tích hợp với nhau dé tạo được một CSDL hoàn chỉnh chứa day đủthông tin, tức là dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính phải được đồng bộ Tínhđồng bộ của dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính được thé hiện bang su lién két,kết nối giữa chúng, đảm bao cho mỗi đối tượng ban đồ đều được gan các thông tin

29

Trang 40

thuộc tính, phản ánh đúng hiện trạng và các điểm riêng biệt của đối tượng, qua đó

người sử dụng có thé dé dang tra cứu, tim kiếm, chon lọc các đối tượng theo yêu cầu.

a) Tạo vùng cho các lớp ranh thửa, giao thông, thủy hệ

Dữ liệu phường Lộc Vượng được chuyền vào ArcGIS là các đối tượng dạngđường, không phải là các đữ liệu dạng vùng, dé tích hợp thông tin thuộc tính với ditliệu không gian, ta tạo vùng cho các đối tượng này

Giải pháp: ArcGIS cung cấp công cụ tạo vùng Feature to Polygon, nó chophép tạo từ đường gắn với một thuộc tính cho trước Với chức năng này, các lớpgiao thông, thủy hệ, ranh thửa sẽ được gán thuộc tính của điểm gần với đường ranhgiới của vùng đó nhất Tuy nhiên, chức năng này chỉ cho phép tạo vùng với một vàchỉ một trường thuộc tính, vậy muốn tạo vùng có đầy đủ các thông tin ta sử dụngcông cụ Union two layers, cho phép tạo ra lớp ban đồ mới chứa mọi thuộc tính củacác lớp đầu vào

Thực hiện:

- Đối với thửa đất:

Tiến hành tạo vùng cho lớp ranh thửa với các thuộc tính về loại đất, số hiệu,diện tích, chủ sử dụng, địa chỉ bằng công cụ Feature to Polygon Ta sẽ có cácFeature Class dang vùng tương ứng với với mỗi thuộc tính được chọn ở thông số đầuvào Mỗi Feature class chỉ chứa 1 thông tin thuộc tính của thửa đất: loaidat_polygon,

sohieu_polygon, dientich_polygon, chusudungpolygon, diachi polygon

Từ dữ liệu không gian là lớp ranh thửa, ta chỉ tạo vùng với một thuộc tính

cho trước, vậy ta sẽ có 5 lớp mà có thông tin về không gian trùng nhau, cùng xácđịnh một thửa đất, thông tin về thuộc tính khác nhau, điều này sẽ làm cho CSDLhao tốn tài nguyên lưu trữ và tra cứu khó khăn Một ưu điểm của CSDL đất đai làgiảm sự trùng lặp thông tin ở mức thấp nhất, đảm bảo tính nhất quán của đữ liệu.Vậy dé giảm sự trùng lặp của những thông tin này, ta sẽ gộp các lớp vừa tạo vùngthành một lớp duy nhất là thửa đất có đầy đủ thông tin thuộc tinh của 5 lớp trên Délớp thửa đất chứa đầy đủ thông tin về diện tích, loại đất, số hiệu thửa, chủ sử dụng,địa chỉ, ta tiến hành chồng xếp các lớp ban đồ vừa tao bằng công cu Union twolayers Việc chồng xếp các lớp bản đồ sẽ tạo ra lớp đối tượng chứa tat cả thuộc tính

30

Ngày đăng: 05/06/2024, 14:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w