1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo hệ thống điện điện tử ôtô đề tài hệ thống chiếu sáng trên ôtô

20 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Đèn ngày thường được đặt ở phía trước xe và có thể là đèn halogen hoặc LED.Đảm bảo hệ thống chiếu sáng trên xe ô tô hoạt động tốt rất quan trọng để đảm bảo an toàn khi lái xe.. Đèn DRL D

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA CƠ ĐIỆN ĐIỆN TỬ

- -

BÁO CÁO

HỆ THỐNG ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ÔTÔ ĐỀ TÀI:

HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TRÊN ÔTÔ Sinh viên thực hiện: Nguyễn Minh Tiến

Lê Hồ Minh Khôi Bùi Tiến Đạt

Nguyễn Thanh Lợi

Giảng viên hướng dẫn: THẦY ĐỖ CAO NGUYÊN

Đồng Nai Ngày 30/5/2024

Trang 2

Mục Lục:

Chương 1: Giới Thiệu các loại đèn trên xe Ôtô Hệ thống chiếu sáng trên xe gồm những gì?

Trang 3

Chương 1: Giới Thiệu các loại đèn trên xe ÔTô

Đèn chiếu sáng trên ô tô bao gồm hệ thống đèn pha, đèn led trên xe kết nối với nhau giúp người lái quan sát tầm nhìn hạn định khi đi đường Và các đèn chiếu sáng được điều khiển bởi 1 hệ thống điều khiển trung tâm, cho phép người dùng điều khiển ánh sáng theo nhu cầu.Vậy sơ đồ mạch điện hệ thống

chiếu sáng trên ô tô gồm:

Hệ thống chiếu sáng trên xe ô tô là một phần quan trọng để đảm bảo an toàn khi lái xe, đặc biệt là trong điều kiện ánh sáng yếu hoặc ban đêm Dưới đây là một số thông tin về hệ thống chiếu sáng trên xe ô tô:

ĐÈN ĐẦU XE

Đèn pha:

Đèn pha được sử dụng để chiếu sáng phía trước và tạo ra ánh sáng xa hơn để tăng khả năng nhìn thấy và được nhìn thấy Có hai loại đèn pha: đèn pha halogen và đèn pha LED/Xenon Đèn pha halogen phổ biến trên các xe ô tô thông thường, trong khi đèn pha LED/Xenon thường được sử dụng trên các xe cao cấp Đèn pha có thể có chế độ chiếu xa và chiếu gần, và điều chỉnh độ cao của ánh sáng để tránh ánh sáng chói người đi ngược chiều

Trang 4

Đèn hậu:

Đèn hậu được sử dụng để chiếu sáng phía sau xe và thông báo vị trí và hướng di chuyển của xe Đèn hậu bao gồm đèn phanh, đèn xi-nhan, đèn lùi và đèn hỗ trợ đỗ xe Đèn phanh chiếu sáng mạnh khi bạn đạp phanh, đèn xi-nhan báo hiệu khi bạn đổi hướng, đèn lùi giúp bạn nhìn thấy phía sau khi lùi và đèn hỗ trợ đỗ xe giúp bạn nhìn thấy các vật cản phía sau khi đỗ xe

Đèn sương mù:

Đèn sương mù được sử dụng khi điều kiện thời tiết xấu hoặc sương mù dày đặc Đèn sương mù chiếu sáng gần mặt đất và giúp tăng khả năng nhìn thấy và được nhìn thấy trong điều kiện sương mù

Trang 5

Đèn Ngày:

Đèn ngày là các đèn nhỏ được bật tự động khi xe chạy và giúp xe trở nên dễ nhìn thấy trong điều kiện ánh sáng yếu Đèn ngày thường được đặt ở phía trước xe và có thể là đèn halogen hoặc LED.

Đảm bảo hệ thống chiếu sáng trên xe ô tô hoạt động tốt rất quan trọng để đảm bảo an toàn khi lái xe Hãy kiểm tra và bảo dưỡng đèn thường xuyên, thay thế bóng đèn hỏngvà đảm bảo rằng ánh sáng phát ra từ đèn không gây chói hoặc gây mất tập trung cho người đi ngược chiều

Đèn DRL (Daytime Running Light):

Đèn LED hoạt động vào ban ngày, hay còn gọi là DRL, được thiết kế để gắn ở phía trước của xe, có thể nằm trong hệ thống đèn pha hoặc đặt gần đèn sương mù.Chức năng chính của chúng không phải là chiếu sáng đường đi cho lái xe mà là để tăng khả năng nhận diện xe hơi từ xa cho người đi bộ và các phương tiện khác.Trong khi đèn pha chỉ được yêu cầu bật vào buổi tối hoặc trong điều kiện ánh sáng yếu theo quy định của nhiều quốc gia, đèn DRL lại được lập trình để tự động sáng lên khi khởi động xe vào ban ngày, nhằm đảm bảo an toàn giao thông

Trang 6

ĐÈN HẬU XEĐèn phanh:

Khi người lái xe thực hiện hành động phanh, đèn cảnh báo màu đỏ ở phía sau xe sẽ sáng lên để thông báo cho các xe khác biết rằng xe đang giảm tốc độ và có thể sẽ dừng lại

Đèn này phải tuân thủ theo tiêu chuẩn quốc tế do Liên Hợp Quốc đề ra, có độ sáng nằm trong khoảng từ 60 đến 185 candela

Trang 7

Đèn biển số:

Hiện nay, có khá nhiều dòng xe trên thị trường có tích hợp đèn chiếu sáng cho biển số xe.Loại đèn này có công dụng giúp những người đi đường nhìn thấy rõ ràng biển số xe kể cả trong điều kiện thiếu sáng, từ đó hỗ trợ cho các phương tiện giao thông khác và nhân viên an ninh có thể nhận diện biển số một cách thuận lợi

ĐÈN CẢNH BÁO

Đèn xi nhan:

Đèn tín hiệu, thường được biết đến với tên gọi đèn xi-nhan, là thiết bị an toàn được lắp đặt ở phía trước và phía sau của xe hơi Chúng phát ra tín hiệu nhấp nháy để thông báo cho các lái xe khác biết về ý định thay đổi hướng đi hoặc cảnh báo về tình huống nguy hiểm tiềm ẩn.Loại đèn này thường sử dụng màu vàng như một màu sắc đặc trưng Tuy nhiên cũng có

nhiều dòng xe đặc biệt dùng màu đỏ để thay thế

Trang 8

Hệ thống chiếu sáng trên ô tô – Bên trong xe: Đèn cabin:

Trong không gian nội thất của xe, đèn cabin được bố trí tại vị trí trung tâm của trần xe hoặc liền kề với gương chiếu hậu.Loại đèn này được thiết kế với ba tùy chọn chế độ chiếu sáng: chế độ chiếu sáng liên tục (on), chế độ không chiếu sáng (off), và chế độ tự động chiếu sáng khi cửa xe được mở (door)

Đèn taplo:

Chức năng chính là chiếu sáng khu vực điều khiển, bao gồm cả đồng hồ và các đèn báo, được kích hoạt khi ta đưa công tắc điều chỉnh đèn pha vào vị trí thứ nhất

Điều này giúp người lái dễ dàng quan sát các thông tin hiển thị trên bảng điều khiển, đặc biệt là trong điều kiện ánh sáng yếu hoặc vào ban đêm

Trang 9

Chương 2:

Nguyên lý hoạt động hệ thống chiếu sáng trên ô tô

Hệ thống chiếu sáng trên ô tô hoạt động dựa trên nguyên lý sử dụng nguồn điện để tạo ra ánh sáng Dưới đây là nguyên lý hoạt động của một số phần quan trọng trong hệ thống chiếu sáng trên ô tô:

Đèn pha:Đèn pha halogen: Đèn pha halogen hoạt động bằng cách sử dụng một

bóng đèn halogen điện trở Khi nguồn điện được cấp vào bóng đèn, dây tóc tungsten bên trong bóng đèn trở nên nóng chảy và tạo ra ánh sáng Đèn pha halogen có chế độ chiếu xa và chiếu gần, và việc chuyển đổi giữa hai chế độ này được điều khiển bởi công tắc đèn pha

Trang 10

Đèn pha LED/Xenon:Đèn pha LED và xenon sử dụng công nghệ khác nhau Đèn pha LED sử dụng các chip LED nhỏ để tạo ra ánh sáng Đèn pha xenon sử dụng một bóng đèn xenon và một cuộn biến áp để tạo ra một điện cực cao để kích hoạt bóng đèn xenon Cả hai loại đèn này đều tạo ra ánh sáng sáng hơn và tiết kiệm năng lượng hơn so với đèn halogen

Đèn xi-nhan:Đèn xi-nhan sử dụng nguồn điện để kích hoạt một bóng đèn nhỏ, tạo ra ánh sáng nhấp nháy để báo hiệu chuyển đổi hướng của xe Khi bạn bật công tắc đèn xi-nhan, nguồn điện sẽ được cấp vào đèn xi-nhan, làm cho bóng đèn nhấp nháy.

Đèn phanh:Đèn phanh hoạt động dựa trên nguyên lý khi bạn đạp phanh, công tắc phanh sẽ kích hoạt nguồn điện và cấp năng lượng cho đèn phanh Đèn phanh sẽ sáng mạnh để báo hiệu cho người đi sau biết rằng bạn đang phanh

Trang 11

Đèn hậu:Đèn hậu trên ô tô hoạt động tương tự như đèn phanh Khi công tắc đèn hậu được bật, nguồn điện sẽ được cấp vào đèn hậu, làm cho đèn phát sáng Đèn hậu bao gồm đèn lùi, đèn phanh, đèn xi-nhan và các chức năng khác

Đèn sương mù:Đèn sương mù được kích hoạt thông qua công tắc đèn sương mù Khi công tắc được bật, nguồn điện sẽ được cấp vào đèn sương mù, tạo ra ánh sáng sương mù gần mặtđất để tăng khả năng nhìn thấy trong điều kiện thời tiết xấu.Hệ thống chiếu sáng trên ô tô được điều khiển bởi công tắc và nguồn điện chính của xe Khi các công tắc được bật, nguồn điện sẽ được cấp vào đèn tương ứng, tạo ra ánh sáng phục vụ mục đích chiếu sáng và báo hiệu

Trang 12

Chương 3:

Sơ đồ mạch điện hệ thống chiếu sáng trên ô tô

Nguồn điện: Đại diện cho nguồn cung cấp năng lượng, thường là pin hoặc bình

ắc quy của ô tô

Công tắc chính: Điều khiển nguồn điện vào hệ thống chiếu sáng Thông qua

công tắc này, người lái có thể bật hoặc tắt ánh sáng

Bộ chuyển đổi: Chuyển từ dòng điện DC (Direct Current) từ nguồn vào thành

dòng AC (Alternating Current) để cung cấp cho các thiết bị chiếu sáng như đèn pha và đèn xi-nhan

Đèn pha: Cung cấp ánh sáng chính để chiếu rọi xa và rộng hơn trong ban đêm

hoặc trong điều kiện thiếu ánh sáng

Tham khảo sơ đồ đèn pha

Trang 13

Đèn xi-nhan: Sử dụng để chỉ ra hướng di chuyển của xe thông qua việc kí hiệu

rẽ trái hoặc rẽ phải

Tham khảo sơ đồ mạch điện đèn xi nhan

Đèn hậu: Đèn này có nhiệm vụ chiếu sáng phía sau xe, bao gồm đèn phanh, đèn

hậu chính và đèn xi-nhan

Tham khảo sơ đồ đèn hậu

Trang 14

Đèn Lùi: * cách 1: với trường hợp đèn HTL có công suất tiêu thụ thấp thì ta dùng chung nguồn với đèn lùi theo xe Lắp thêm một con rơ le 4 chân để làm tín hiệu đóng mở khi bật đèn pha thì đèn HTL mới sáng Cách đấu: dây đèn pha nối với chân cuộn hút, chân cuộn hút còn lại nối mát Một chân tiếp điểm rơ le nối với nguồn đèn lùi, chân tiếp điểm còn lại nối chân 1 bóng đèn HTL, chân bóng còn lại nối mát Xong rồi giờ vào số lùi, bật đèn pha là cả đèn lùi và đèn HTL đều sáng Tắt pha đèn HTL tắt theo

* Cách 2: với đèn HTL công suất tiêu thụ cao thì ta phải dùng riêng nguồn với đèn lùi theo xe Để đơn giản cụ dùng 2 con rơ le 4 chân nối hai chân tiếp điểm của 2 rơ le với nhau chân còn lại rơ le 1 nối cọc + ắc quy, chân tiếp điểm còn lại nối với bóng đèn, chân còn lại nối mát Hai chân cuộn hút của rơ le 1 nối song song với bóng đèn lùi; hai chân cuộn hút rơ le 2 nối song song với bóng đèn pha Giờ vào số lùi và bật đèn pha bóng HTL sáng, tắt pha hoặc ngắt số lùi đèn HTL tắt.

Tham khảo sơ đồ đèn Lùi

Trang 15

Chương 4 : Các Ưu điểm Nhược điểm Các loại đèn Đèn Halogen

Đèn Halogen là loại đèn pha phổ biến nhất trong ngành sản xuất phụ kiện ô tô Được thiết kế đơn giản bởi một lớp vỏ thủy tinh chịu được nhiệt độ cao, một loại khí thường và 1 dây tóc vonfram

• Khả năng chiếu sáng của đèn Halogen được đánh giá là thấp nhất trong 4 loại đèn xe ô tô

Đèn Xenon

Đèn Xenon, hay còn gọi là đèn HID là một loại đèn pha phóng điện cường độ cao Trong bóng đèn chứa đầy khí Xenon nên phát ra ánh sáng trắng mạnh tự nhiên

Trang 16

Đèn LED

Đèn LED là viết tắt của Light-Emitting Diode, hoạt động dựa trên công nghệ bán dẫn, trong đó bức xạ ánh sáng được sinh ra bởi các chip bán dẫn

Ưu điểm:

• Tuổi thọ cao, khoảng 15.000 giờ

• Đèn LED cần rất ít năng lượng để kích hoạt, tiêu thụ năng lượng ít gấp 10 lần so với đèn Halogen

• Ánh sáng đèn LED ấm hơn của đèn Xenon, có khả năng xuyên sương tốt

• Đèn pha LED có thể tùy chỉnh độ sáng, không gây chói, lóa cho người đối diện

• Nhiệt lượng tỏa ra nhiều hơn đèn LED nên cần hệ thống làm mát đi kèm

• Không thể cùng lúc thực hiện chức năng chiếu xa và chiếu gần nếu không có sự hỗ trợ của đèn LED hoặc đèn Xenon

Hiện nay, đèn LED đang là loại đèn được ưa chuộng, có xu hướng được chọn nhiều nhất vì ưu điểm vượt trội hơn đèn Halogen và đèn Xenon nhưng có chi phí hợp lý, phù hợp với túi tiền của nhiều chủ xe

Trang 17

Lỗi hệ thống chiếu sáng ô tô có thể do bóng đèn bị hư

Một bên đèn ô tô không sáng

Dưới đây là một số hiện tượng khi hệ thống đèn chiếu sáng bị lỗi rất dễ gặp phải: Các loại đèn ô tô được làm bằng thủy tinh có độ tỏa nhiệt kém nên nhiệt lượng tích tụ trên bề mặt bóng gây cháy dây tóc bóng đèn khiến đèn không sáng; Nếu gặp phải hiện tượng đèn ánh đèn nhấp nháy do đui đèn thì có thể do cổ công tắc bị lỏng, chỗ nối dây bị chập mạch;

Tình trạng đèn xe ô tô bị mờ do bóng đèn bị bám bẩn hoặc kính khuếch tán phản chiếu;

Hiện tượng bật đèn pha nhưng đèn cốt cũng sáng, nguyên nhân là do công tắc bị chập dây hoặc công tắc chuyển đổi bị hỏng

Trang 18

2.Nguyên nhân dẫn đến lỗi hệ thống đèn chiếu

sáng trên ô tô:

Để có thể đưa ra được cách xử lý phù hợp với từng lỗi đèn chiếu sáng, trước tiên bạn cần biết được đâu là nguyên nhân khiến đèn chiếu sáng không hoạt động Nắm rõ những thông tin bên dưới đây sẽ giúp ích đến bạn rất nhiều trong quá trình sử dụng xe

Cháy cầu chì khiến đèn pha ô tô không sáng

Bóng đèn bị hư hỏng: Trong trường hợp nhận thấy bóng đèn không sáng bạn nên kiểm tra xem đèn pha ô tô bị nứt thì tài xế cần kiểm tra bóng đèn có bị hư hỏng hay không;

Cháy cầu chì: Thông thường, cầu chì chính là thiết bị giúp bảo vệ mạch điện, chúng rất dễ bị cháy khi hệ thống đèn pha hoạt động quá nhiều Vậy nên khi cầu chì bị chập mạch thì đèn sẽ không thể sáng;

Công tắc rơle bị lỗi: Nếu đèn pha bị lỗi nhưng đèn cốt vẫn hoạt động bình thường thì chứng tỏ vấn đề là do công tắc rơle bị lỗi;

Dây điện bị lỗi hoặc bị hỏng: Thực tế, trong quá trình sử dụng rất khó tránh khỏi việc hệ thống dây điện trong xe ô tô có thể hư hỏng, chập cháy hay bị côn trùng cắn đứt Điều này sẽ khiến việc truyền năng lượng đến hệ thống đèn chiếu sáng bị gián đoạn nên đèn không thể sáng

Những nguyên nhân khác: rơle đèn pha ô tô gặp vấn đề, máy phát điện không hoạt động, công tắc bóng đèn bị hỏng, sử dụng đèn không đúng chủng loại hoặc do không vệ sinh tay sạch sẽ khi lắp đặt bóng đèn pha,

Trang 19

3.Cách khắc phục lỗi hệ thống đèn chiếu sáng trên ô tô

Bên trên là các lỗi hệ thống đèn chiếu sáng trên ô tô thường gặp Tùy vào từng nguyên nhân, sẽ có cách khắc phục tương ứng Để bộ phận đèn pha có thể

hoạt động bình thường trở nên bạn có thể tiến hành theo những cách sau:

Công tắc rơ le đèn pha ô tô bị lỗi

Tháo và thay bóng đèn mới

✅Bóng đèn bị hỏng: Như được biết, trung bình bóng đèn có tuổi thọ khoảng từ 500 – 2.000 giờ lái xe ban đêm, do đó khi chúng không thể sử dụng được nữa thì chứng tỏ đã đến lúc bạn nên thay mới;

✅Cháy cầu chì: Nhìn chung, cầu chì là thiết bị tương đối rẻ tiền Vậy nên khi gặp phải tình trạng này bạn hãy nhanh chóng tiến hành thay mới Nếu ngay cả khi đã thay thế cả cầu chì lẫn bóng đèn pha nhưng đèn vẫn không sáng thì có lẽ chiếc xe của bạn đã gặp sự cố khác;

✅Công tắc rơle bị lỗi: Việc thay thế rơle tương đối phức tạp, vậy nên bạn cần chủ động mang xe đến những trung tâm uy tín để được hỗ trợ;

nhanh chóng nhờ cậy đến sự can thiệp của chuyên gia, chỉ như vậy mới dễ dàng xác định được nguồn dây điện bị lỗi và xử lý chính xác;

Trang 20

Chương 6 Kết Luận:

Hiểu rõ về cấu tạo đèn pha ô tô và cách bảo dưỡng đèn pha sẽ giúp bạn không chỉ duy trì an toàn khi lái xe mà còn kéo dài tuổi thọ của đèn biết được đèn hỏng

Bạn nên nhớ rằng, cho dù gặp phải bất cứ một lỗi nào đối với hệ thống chiếu sáng trên ô tô như trên đều cần phải nhanh chóng tìm cách khắc phục Việc giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, kịp thời sẽ giúp bạn ngăn chặn được những vấn đề xấu hơn về sau Từ đó mang tới những phương án giải quyết hợp lý, giúp quá trình di chuyển trên đường đảm bảo được an toàn.

Ngày đăng: 04/06/2024, 21:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w