1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt: Nghiên cứu áp dụng kế toán tinh gọn tại các doanh nghiệp may Việt Nam

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu áp dụng kế toán tinh gọn tại các doanh nghiệp may Việt Nam
Tác giả Ncs
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại Luận án
Năm xuất bản 2022
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 538,63 KB

Nội dung

Nghiên cứu áp dụng kế toán tinh gọn tại các doanh nghiệp may Việt NamNghiên cứu áp dụng kế toán tinh gọn tại các doanh nghiệp may Việt NamNghiên cứu áp dụng kế toán tinh gọn tại các doanh nghiệp may Việt NamNghiên cứu áp dụng kế toán tinh gọn tại các doanh nghiệp may Việt NamNghiên cứu áp dụng kế toán tinh gọn tại các doanh nghiệp may Việt NamNghiên cứu áp dụng kế toán tinh gọn tại các doanh nghiệp may Việt NamNghiên cứu áp dụng kế toán tinh gọn tại các doanh nghiệp may Việt NamNghiên cứu áp dụng kế toán tinh gọn tại các doanh nghiệp may Việt NamNghiên cứu áp dụng kế toán tinh gọn tại các doanh nghiệp may Việt NamNghiên cứu áp dụng kế toán tinh gọn tại các doanh nghiệp may Việt NamNghiên cứu áp dụng kế toán tinh gọn tại các doanh nghiệp may Việt NamNghiên cứu áp dụng kế toán tinh gọn tại các doanh nghiệp may Việt NamNghiên cứu áp dụng kế toán tinh gọn tại các doanh nghiệp may Việt NamNghiên cứu áp dụng kế toán tinh gọn tại các doanh nghiệp may Việt NamNghiên cứu áp dụng kế toán tinh gọn tại các doanh nghiệp may Việt NamNghiên cứu áp dụng kế toán tinh gọn tại các doanh nghiệp may Việt NamNghiên cứu áp dụng kế toán tinh gọn tại các doanh nghiệp may Việt NamNghiên cứu áp dụng kế toán tinh gọn tại các doanh nghiệp may Việt NamNghiên cứu áp dụng kế toán tinh gọn tại các doanh nghiệp may Việt NamNghiên cứu áp dụng kế toán tinh gọn tại các doanh nghiệp may Việt NamNghiên cứu áp dụng kế toán tinh gọn tại các doanh nghiệp may Việt NamNghiên cứu áp dụng kế toán tinh gọn tại các doanh nghiệp may Việt NamNghiên cứu áp dụng kế toán tinh gọn tại các doanh nghiệp may Việt NamNghiên cứu áp dụng kế toán tinh gọn tại các doanh nghiệp may Việt NamNghiên cứu áp dụng kế toán tinh gọn tại các doanh nghiệp may Việt NamNghiên cứu áp dụng kế toán tinh gọn tại các doanh nghiệp may Việt NamNghiên cứu áp dụng kế toán tinh gọn tại các doanh nghiệp may Việt NamNghiên cứu áp dụng kế toán tinh gọn tại các doanh nghiệp may Việt NamNghiên cứu áp dụng kế toán tinh gọn tại các doanh nghiệp may Việt NamNghiên cứu áp dụng kế toán tinh gọn tại các doanh nghiệp may Việt NamNghiên cứu áp dụng kế toán tinh gọn tại các doanh nghiệp may Việt NamNghiên cứu áp dụng kế toán tinh gọn tại các doanh nghiệp may Việt NamNghiên cứu áp dụng kế toán tinh gọn tại các doanh nghiệp may Việt NamNghiên cứu áp dụng kế toán tinh gọn tại các doanh nghiệp may Việt NamNghiên cứu áp dụng kế toán tinh gọn tại các doanh nghiệp may Việt NamNghiên cứu áp dụng kế toán tinh gọn tại các doanh nghiệp may Việt NamNghiên cứu áp dụng kế toán tinh gọn tại các doanh nghiệp may Việt NamNghiên cứu áp dụng kế toán tinh gọn tại các doanh nghiệp may Việt Nam

Trang 1

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do lựa chọn đề tài

Do sự đa dạng hóa của nhu cầu khách hàng và sự cạnh tranh trong bối ảnh toàn

cầu hóa ngày càng gia tăng, sản xuất hàng loạt truyền thống đang được thay thế bằng

sản xuất tinh gọn (SXTG) - một hệ thống sản xuất bắt nguồn từ Hệ thống sản xuất

Toyota và là sự mở đầu cho việc áp dụng triết lý tinh gọn vào các tổ chức Sau khi ra

đời, rất nhanh chóng SXTG đã cho thấy nhiều lợi ích và triết lý tinh gọn cũng không

còn bó hẹp trong hoạt động sản xuất nữa mà có thể được áp dụng cho mọi hoạt động

của doanh nghiệp (DN) trong mọi tổ chức Lúc này SXTG được phát triển lên một

tầm cao mới – quản trị tinh gọn (QTTG)

Khi DN áp dụng QTTG, nhu cầu thông tin của các nhà quản trị cũng thay đổi

nên giữ nguyên hệ thống kế toán có thể sẽ đi ngược lại triết lí tinh gọn, không đáp

ứng được nhu cầu thông tin mới, từ đó làm giảm hiệu quả mà QTTG mang lại Xuất

phát từ nhu cầu này, một hệ thống kế toán mới đã ra đời – kế toán tinh gọn (KTTG)

KTTG được thiết kế cho những DN áp dụng QTTG KTTG đánh giá hiệu quả hoạt

động theo triết lí tinh gọn, tổng hợp một cách đơn giản chi phí trực tiếp theo các

dòng giá trị, sử dụng các báo cáo dễ hiểu,… Việc không áp dụng KTTG được coi là

rào cản đối với sự thành công của QTTG (Maskell và Kennedy, 2007; Rao và

Bargerstock, 2011; Ofileanu và Topor, 2014)

Ngành dệt may là một trong những ngành kinh tế rất quan trọng của Việt Nam

Trong khi triết lý tinh gọn, SXTG, QTTG đã được nhiều người biết đến và được áp

dụng vào ngành may từ khá lâu thì KTTG vẫn còn khá mới mẻ và hầu như chưa được

áp dụng tại các DN may Việt Nam Các công trình trong nước về KTTG có số lượng

khá khiêm tốn, chưa nghiên cứu sâu và đặc biệt chưa đưa ra được giải pháp cụ thể cho

việc áp dụng KTTG tại các DN may cũng như chưa nghiên cứu về các nhân tố tác động

đến việc áp dụng KTTG tại các DN này

Từ những lý do trên, NCS cho rằng“Nghiên cứu áp dụng kế toán tinh gọn tại

các doanh nghiệp may Việt Nam” là cần thiết, có ý nghĩa cả về lí luận và thực tiễn

1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung: Đánh giá thực trạng áp dụng KTTG và xác định các nhân tố ảnh

hưởng cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới việc áp dụng KTTG tại các DN

may Việt Nam Từ kết quả nghiên cứu này, luận án đề xuất một số giải pháp áp dụng

KTTG phù hợp với các DN may Việt Nam và khuyến nghị nhằm thúc đẩy việc áp dụng

KTTG tại các DN may Việt Nam

Mục tiêu cụ thể:

(1) Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến khả năng áp dụng KTTG tại các DN may Việt Nam;

(2) Đề xuất các giải pháp áp dụng KTTG phù hợp với trình độ áp dụng QTTG của các DN may Việt Nam;

(3) Đưa ra các khuyến nghị đối với các DN may cũng như các cơ quan, tổ chức liên quan nhằm góp phần thúc đẩy việc áp dụng KTTG tại các DN may Việt Nam

1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu

(1) Các nhân tố nào có ảnh hưởng đến khả năng áp dụng KTTG của các DN may Việt Nam?

(2) Ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng áp dụng KTTG của các DN may Việt Nam như thế nào?

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là các DN may Việt Nam

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: QTTG và KTTG còn tương đối mới và có thể được áp dụng

gắn với nhiều hoạt động của DN Để nghiên cứu đầy đủ những vấn đề này đòi hỏi thời gian nghiên cứu lâu dài nên luận án chỉ tập trung nghiên cứu khả năng áp dụng KTTG

và các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng KTTG của các DN may Việt Nam

- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại các DN may Việt Nam với

quy mô mẫu là 125 DN Do chưa có số liệu thống kê chính thức về các DN may, luận

án tìm kiếm các DN này thông qua danh sách thành viên của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Tập đoàn Dệt may Việt Nam và Trang vàng Việt Nam

- Phạm vi thời gian: Phỏng vấn chuyên gia được trong thời gian từ tháng 3/2022

đến tháng 5/2022 Nghiên cứu trường hợp điển hình và gửi phiếu khảo sát tới các DN may được thực hiện từ tháng 7/2022 đến tháng 10/2022

1.4 Định hướng nghiên cứu

Kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu đi trước, trước hết luận án xây dựng một khung lý thuyết về QTTG và KTTG Tiếp theo luận án sẽ đi đánh giá thực trạng áp dụng QTTG và KTTG tại các DN may Việt Nam Để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng KTTG và các thang đo, luận án dựa ba lý thuyết nền (lý thuyết bất định, lý thuyết lan tỏa đổi mới và lý thuyết phân tích chi phí - lợi ích) và kết quả từ tổng quan nghiên cứu Ngoài ra, luận án sử dụng phương pháp

Trang 2

phỏng vấn sâu để khám phá thêm các biến quan sát gắn với bối cảnh của các DN may

Việt Nam Luận án cũng sẽ tập trung vào thực hiện kiểm định các nhân tố và mức độ

ảnh hưởng của các nhân tố đã được xác định Các kết quả và kết luận nghiên cứu sẽ

tạo nên cơ sở vững chắc để luận án đưa ra giải pháp và khuyến nghị cho việc áp dụng

KTTG tại các DN may Việt Nam

1.5 Đóng góp của luận án

Đóng góp về lý luận

(1) Luận án cung cấp một hệ thống lý luận về QTTG và KTTG, góp phần bổ

sung cho nguồn tài liệu còn tương đối hạn chế về các nội dung này ở Việt Nam

(2) Luận án cũng đã vận dụng một số lý thuyết như: lý thuyết bất định, lý thuyết

lan tỏa sự đổi mới và lý thuyết phân tích chi phí - lợi ích để lựa chọn các nhân tố trong

mô hình nghiên cứu và giải thích ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng áp dụng

KTTG tại DN may Việt Nam

Đóng góp về thực tiễn

(1) Luận án đã cung cấp thông tin về thực trạng áp dụng QTTG, KTTG tại các

DN may Việt Nam tại thời điểm nghiên cứu

(2) Kết quả nghiên cứu của luận án đã xác định được 6 nhân tố với 22 biến quan sát cấu

thành ảnh hưởng tới khả năng áp dụng KTTG tại các DN may Việt Nam 6 nhân tố đó là: quy

mô DN, áp lực cạnh tranh, lãnh đạo, nhân viên kế toán, văn hóa DN và chi phí triển khai

(3) Luận án đã đề xuất được một số giải pháp để các DN may Việt Nam có thêm

cơ sở để đưa KTTG vào áp dụng trong thực tiễn và một số khuyến nghị có thể giúp các

DN may Việt Nam, Bộ Tài chính, Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán cũng như Hiệp hội

Dệt may Việt Nam có các giải pháp cụ thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp

dụng KTTG tại các DN may Việt Nam

1.6 Kết cấu của luận án

Luận án gồm 6 chương:

Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu

Chương 2: Tổng quan nghiên cứu

Chương 3: Lý thuyết kế toán tinh gọn trong các doanh nghiệp sản xuất

Chương 4: Phương pháp nghiên cứu

Chương 5: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Chương 6: Giải pháp và khuyến nghị áp dụng kế toán tinh gọn tại các doanh

nghiệp may Việt Nam

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1 Tổng quan nghiên cứu về quản trị tinh gọn

Các nghiên cứu trong và ngoài nước về áp dụng QTTG tại các DN đã cho thấy ngày nay QTTG là hệ thống quản trị xuất sắc (Taylorism và Fordism trong Atti (2019)

và là mô hình quản trị phù hợp với thực tiễn kinh tế ngày nay Nó có thể được áp dụng tại mọi DN hoạt động ở mọi lĩnh vực Lịch sử phát triển cho thấy có nhiều quan điểm

về QTTG Hiện nay, QTTG thường được nhìn nhận theo quan điểm “thích ứng”, có nghĩa là QTTG được xem như một phương tiện để tái tạo lại hoàn toàn tổ chức Tổ chức không tập trung vào các công cụ và thực hành của QTTG, mà dựa trên các nguyên tắc tinh gọn (Shingo, 2008) QTTG là một phương tiện để đạt được sự thay đổi văn hóa Để thực sự tinh gọn, tổ chức phải suy nghĩ lại về cách thức kinh doanh (Roth, 2006; Fine cộng sự, 2009) Trọng tâm không chỉ đơn giản là cải tiến liên tục mà còn là tiến hóa liên tục (Green và May, 2005) Một trong những thay đổi cơ bản phải diễn ra để

tổ chức là QTTG đó là sự chuyển hướng sang trọng tâm bên ngoài, dự đoán nhu cầu của khách hàng và liên tục điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu thay đổi của môi trường Các thành viên của tổ chức được khuyến khích liên tục thách thức hệ thống hiện tại để cải tiến nó và tạo ra giá trị cho khách hàng (Liker, 2004; Spear, 2004) Từ đó tổ chức tinh gọn trở thành

tổ chức học tập Tuy nhiên quá trình áp dụng QTTG đòi hỏi thời gian, sự kiên nhẫn, kế hoạch dài hạn, cam kết nhất quán, và nỗ lực ở tất cả các cấp và một sự thay đổi đáng kể trong tâm lý Nó chắc chắn đòi hỏi sự chú ý không ngừng vào quy trình và cải tiến tăng dần dần dần từng ngày Chắc chắn dễ dàng hơn để áp dụng nó ở các quốc gia nơi chủ nghĩa cá nhân ít bắt nguồn hơn Tuy nhiên, trong nền kinh tế toàn cầu, nó chắc chắn đại diện cho một lựa chọn cần thiết cho các DN khao khát thành công (Atti, 2019)

2.2 Tổng quan nghiên cứu về kế toán tinh gọn

KTTG không chỉ cần tinh gọn bản thân mà nó cũng tạo điều kiện cho tinh gọn (Maskell và cộng sự, 2011) Do đó, cần phải xem xét sự chuyển đổi từ kế toán truyền thống sang KTTG song song với sự chuyển đổi sang QTTG và các thay đổi tinh gọn khác Việc chuyển đổi phải diễn ra từng bước và hợp lý để nhân sự thích ứng và tổ chức xây dựng văn hóa phù hợp (McVay và cộng sự, 2013)

Theo Maskell và cộng sự (2011), việc chuyển đổi sang KTTG phải được thực hiện dần dần và tương ứng với 3 giai đoạn trên lộ trình áp dụng QTTG (thí điểm ô SXTG, SXTG phổ biến rộng rãi, tư duy tinh gọn được áp dụng trong toàn bộ tổ chức

và đối tác) Trong giai đoạn đầu của, DN cần tiếp tục phần lớn các báo cáo chi tiết theo yêu cầu của hệ thống kế toán, kiểm soát và đo lường truyền thống Các hệ thống này tiếp tục là phương pháp kiểm soát tài chính chủ yếu Tuy nhiên, có thể giảm lượng lãng phí liên quan đến việc báo cáo thông tin này Ở giai đoạn 2, một số thay đổi cơ bản của

Trang 3

KTTG có thể được thực hiện như: các phép đo hiệu suất ở cấp dòng giá trị và cấp nhà

máy hoặc công ty, các phép đo hiệu suất tổng hợp phản ánh chiến lược kinh doanh của

công ty, kế toán chi phí trực tiếp theo dòng giá trị thay thế cho việc tính chi phí tiêu

chuẩn, lập kế hoạch tài chính được tích hợp với lập kế hoạch bán hàng và hoạt động,…

Ở giai đoạn 3, chi phí mục tiêu là một phương pháp mạnh mẽ để đưa tư duy tinh gọn

vào mọi khía cạnh của công việc kinh doanh của công ty

Mặc dù KTTG vẫn đang trong quá trình hoàn thiện nhưng hiện đã có một khối

kiến thức tương đối thống nhất đang trở thành phương pháp tiếp cận tiêu chuẩn cho kế

toán, kiểm soát và đo lường Những nguyên tắc, thông lệ và công cụ của KTTG đã

được áp dụng ở nhiều DN ở các giai đoạn khác nhau trên hành trình chuyển đổi sang

QTTG Các phương pháp này có thể được điều chỉnh dễ dàng để đáp ứng nhu cầu cụ

thể của mỗi DN và chúng đảm bảo việc tuân thủ GAAP nghiêm ngặt cũng như các yêu

cầu và quy định về báo cáo bên ngoài

Ngoài ra, thông qua tổng quan nghiên cứu, luận án nhận thấy có nhiều nhân

tố có thể ảnh hưởng đến việc áp dụng KTTG tại các DN may Việt Nam, bao gồm cả

các nhân tố bên trong và bên ngoài DN, các nhân tố tích cực và tiêu cực Trong đó

nổi bật lên là các nhóm nhân tố thuộc về quy mô DN, áp lực cạnh tranh mà DN phải

chịu, nguồn lực của DN để phục vụ cho việc chuyển đổi sang KTTG, lãnh đạo DN,

bộ phận kế toán của DN, văn hóa DN, chi phí cho việc triển khai áp dụng KTTG và

các nhân tố thuộc giáo dục và đào tạo về KTTG

2.3 Khoảng trống nghiên cứu

Thứ nhất: Về mặt lý thuyết, các nghiên cứu được tìm thấy của Việt Nam vẫn

chưa nghiên cứu một cách đầy đủ về loại hình kế toán mới này Các nghiên cứu mới

chỉ đề cập đến một số nội dung hết sức cơ bản của KTTG

Thứ hai: Chưa có nghiên cứu nào về thực trạng áp dụng KTTG cũng như phương

hướng áp dụng KTTG tại các DN Việt Nam nói chung và DN may Việt Nam nói riêng

Thứ ba: Các nghiên cứu trong và ngoài nước cho đến nay chủ yếu xem xét đến

các nhân tố cản trở KTTG hay các rào cản của KTTG chứ chưa nghiên cứu các nhân

tố chung (gồm cả nhân tố có ảnh hưởng tích cực và nhân tố có ảnh hưởng tiêu cực)

Hơn nữa, chưa có nhiều nghiên cứu trong bối cảnh ngành may Mặc dù Rahman và

cộng sự (2021) đã nghiên cứu các rào cản đối với việc áp dụng KTTG tại các DN may

Pakistan nhưng mới dừng ở nghiên cứu định tính Do vậy, kết quả nghiên cứu chưa đủ

độ tin cậy để suy ra cho các DN may Việt Nam

Thứ tư: Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến KTTG chưa đề cập đến cơ sở

lý thuyết nền trong khi đây là căn cứ quan trọng để các định các nhân tố

CHƯƠNG 3

LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN TINH GỌN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 3.1 Những vấn đề cơ bản về quản trị tinh gọn

3.1.1 Khái niệm quản trị tinh gọn

Tinh gọn có thể được hiểu là một triết lý gồm các nguyên tắc và công cụ, kỹ thuật nhằm mang lại giá trị cao nhất cho khách hàng với phản ứng nhanh hơn, linh hoạt hơn, chất lượng cao hơn, ít lãng phí hơn và thực hiện theo lực kéo từ khách hàng SXTG là một hệ thống quản trị sản xuất dựa trên triết lý tinh gọn, tập trung vào việc cải tiến không ngừng hệ thống sản xuất nhằm tăng thêm giá trị cho khách hàng bằng cách loại bỏ lãng phí

QTTG là một hệ thống quản trị để điều hành các tổ chức ở nhiều lĩnh vực khác nhau theo triết lý tinh gọn nhằm tạo ra giá trị cho khách hàng thông qua giảm lãng phí, tối ưu hóa nguồn lực và sự tham gia của nhân viên

3.1.2 Các yếu tố của quản trị tinh gọn

(1) Giáo dục

Yếu tố đầu tiên của hệ thống QTTG là tập hợp một phương pháp giáo dục hiệu quả

Về cơ bản, để trở thành một tổ chức tinh gọn, DN phải là một tổ chức học hỏi nơi nhân viên

ở tất cả các cấp cố gắng học hỏi và tiếp tục hoàn thiện ý nghĩa của tinh gọn Giáo dục phải tập trung vào triết lý tinh gọn và khái niệm trước tiên, và sau đó là các công cụ và kỹ thuật Các chương trình tốt nhất gắn liền với giáo dục với các hoạt động ứng dụng

(2) Ứng dụng

Những người thực hành tinh gọn liên tục tìm cách áp dụng bất kỳ hình thức giáo dục mới nào thông qua các hoạt động cải tiến quy trình tập trung QTTG (với tư cách là một người thực hành) có nhiệm vụ phát triển bản thân đồng thời tạo ra một môi trường phát triển nhân viên Các chương trình ứng dụng có thể ở dạng các sự kiện Kaizen, các chương trình giảm hàng tồn kho, chương trình giảm lỗi và sử dụng không gian

(3) Truyền thông

Cuối cùng, khi tiến hành giáo dục và ứng dụng các khái niệm tinh gọn, DN cần truyền đạt hiệu quả kết quả của các hoạt động này tới cấp dưới, đồng nghiệp và người quản lý Một kế hoạch truyền thông toàn diện sẽ bao gồm toàn bộ chuỗi giá trị Một loạt các hoạt động truyền thông có thể được hoàn thành trong DN để đạt được mục tiêu này

3.1.3 Nguyên tắc quản trị tinh gọn (1) Giá trị Tinh gọn bắt đầu bằng việc xác định những gì tạo ra giá trị theo quan điểm của khách hàng về các tính năng và đặc điểm của sản phẩm hoặc dịch vụ Giá trị chỉ có thể được xác định bởi khách hàng cuối cùng

Trang 4

(2) Dòng giá trị Dòng giá trị là một chuỗi các quá trình mà qua đó sản phẩm

được chuyển từ nguyên vật liệu sang phân phối tại địa điểm của khách hàng

(3) Dòng chảy Khi giá trị đã được chỉ định chính xác, dòng giá trị cho một sản

phẩm được vẽ sơ đồ đầy đủ và các bước rõ ràng là lãng phí đã bị loại bỏ, đã đến lúc

cho bước tiếp theo trong tư duy tinh gọn: thực hiện các bước tạo giá trị còn lại và sắp xếp

chúng lại thành một dòng chảy chặt chẽ cho phép sản phẩm chảy về phía khách hàng

(4) Kéo Kéo có nghĩa là không ai trong quy trình ngược dòng nên sản xuất bất

kỳ cái gì cho đến khi quy trình xuôi dòng yêu cầu

(5) Sự hoàn hảo Càng nhiều chu trình được hoàn thành, càng có nhiều lớp lãng

phí được nhìn thấy và quá trình chuyển đổi tiếp tục hướng tới “sự hoàn hảo”, nơi mà

mọi tài sản và mọi hành động đều tạo ra giá trị cho khách hàng

3.1.4 Lợi ích của quản trị tinh gọn

- Lợi ích của QTTG đối với hoạt động sản xuất: Cải thiện đáng kể về khả năng

đáp ứng đối với khách hàng, hầu hết sự hỗn loạn trong nhà máy được loại bỏ, năng

suất lao động tăng, hệ thống kiểm soát sản xuất và hệ thống thông tin liên quan của

chúng được đơn giản hóa rất nhiều,…

- Lợi ích của QTTG đối với các hoạt động ngoài hoạt động sản xuất: “Tiếng nói

của khách hàng” trở thành động lực chính trong DN, thời gian phát triển sản phẩm

mới được giảm đáng kể, mối quan hệ với các nhà cung cấp đã được cách mạng hóa,…

3.1.5 Lãng phí theo quan điểm của tinh gọn

Lãng phí là các hoạt động không tạo ra giá trị hay khách hàng không chi trả Theo

Liker (2014), có tám loại lãng phí: sản xuất thừa, chờ đợi, vận chuyển hoặc di chuyển

không cần thiết, xử lý quá mức hoặc xử lý không chính xác, hàng tồn kho dư thừa, chuyển

động không cần thiết, khiếm khuyết, sự sáng tạo của nhân viên không được sử dụng

3.1.6 Công cụ quản trị tinh gọn

QTTG ứng dụng nhiều các công cụ nhằm giảm thiểu lãng phí và cải tiến năng

suất Các công cụ điển hình trong QTTG bao gồm: Quản lý trực quan, Sơ đồ dòng giá

trị (VSM), Kanban, Vừa đúng lúc (JIT), Kaizen, Quản lý chất lượng tổng thể (TQM),

6 sigma, Duy trì năng suất tổng thể (TPM), 5S, Dòng chảy một sản phẩm, Sản xuất

theo, Tiêu chuẩn hóa công việc Ngoài ra, QTTG còn sử dụng các công cụ khác như

nhịp sản xuất, Jikoda, Gemba, phân tích điểm tắc nghẽn,…

3.1.7 Lộ trình thực hiện quản trị tinh gọn

Theo Maskell và cộng sự (2011), hầu hết các DN bắt đầu lộ trình QTTG bằng

việc thực hiện thí điểm một số ô SXTG hoặc quy trình sản xuất Một khi các thí điểm

hoạt động tốt, SXTG được triển khai trên toàn bộ nhà máy và các khu vực khác của

DN Theo thời gian, DN học cách áp dụng triết lý tinh gọn đến mọi khía cạnh của hoạt

động kinh doanh khi nó trở thành một DN hoàn toàn tinh gọn Không có sự phân biệt

rõ ràng giữa ba loại mức độ áp dụng Thông thường một DN ở các mức độ áp dụng khác nhau ở các bộ phận khác nhau Mức độ áp dụng cũng thường khác nhau trong cùng một nhà máy sản xuất hoặc văn phòng Đây là cuộc hành trình lâu dài và có thể được các DN tiếp cận theo những cách khác nhau

3.2 Những vấn đề cơ bản về kế toán tinh gọn

3.2.1 Khái niệm kế toán tinh gọn

Theo luận án, KTTG là một hệ thống kế toán quản trị mới, hoạt động theo triết

lý tinh gọn và nhằm cung cấp thông tin cho QTTG

3.2.2 Vai trò của kế toán tinh gọn

KTTG lại cho thấy vai trò cực kỳ quan trọng đối với các DN áp dụng QTTG thể hiện thông qua việc KTTG cung cấp:

- Các thước đo hiệu suất tinh gọn, thay thế các thước đo truyền thống

- Phương pháp xác định tác động toàn diện của việc cải tiến SXTG

- Một cách tốt hơn để hiểu chi phí, giá thành sản phẩm và chi phí dòng giá trị

- Phương pháp loại bỏ lượng lớn lãng phí khỏi hệ thống kế toán, kiểm soát và đo lường

- Giải phóng thời gian để các chuyên gia tài chính làm việc để cải tiến tinh gọn

- Các cách mới để đưa ra quyết định quản lý liên quan đến giá cả, khả năng sinh lời, sản xuất /mua ngoài, hợp lý hóa sản phẩm/khách hàng,

- Một cách để tập trung kinh doanh vào giá trị được tạo ra cho khách hàng

Do đó, KTTG mang lại cho DN những lợi ích sau:

(1) Cung cấp thông tin phục vụ ra quyết định tốt hơn Những quyết định tốt hơn này sẽ cải thiện doanh thu và lợi nhuận của DN

(2) Giảm thời gian, chi phí và lãng phí của hoạt động kế toán bằng cách loại bỏ các giao dịch và các hệ thống lãng phí

(3) Xác định các lợi ích tài chính tiềm năng của các sáng kiến cải tiến tinh gọn

và tập trung vào các chiến lược cần thiết để thực hiện những lợi ích đó

(4) Tăng cường sự cải tiến tinh gọn dài hạn bằng cách cung cấp thông tin và thống kê tập trung vào phục vụ cho QTTG

(5) Thêm giá trị khách hàng trực tiếp bằng cách kết nối các thước đo hiệu suất với các nguồn tạo ra giá trị và thúc đẩy các thay đổi để tối đa hóa giá trị này

3.2.3 Đặc điểm của kế toán tinh gọn

Theo Maskell và cộng sự (2011), KTTG có những đặc điểm sau:

- KTTG tập trung quản lý kinh doanh xung quanh các dòng giá trị Tất cả các quyết định thu thập chi phí và tài chính được thực hiện tại cấp độ dòng giá trị

- Phương pháp KTTG được thiết kế để thúc đẩy sự cải tiến liên tục, không ngừng nghỉ, liên tục của dòng giá trị

Trang 5

- KTTG loại bỏ hầu hết các lãng phí từ hệ thống kiểm soát thông qua việc tích

hợp kiểm soát vào các quy trình hoạt động Việc loại bỏ sự cần thiết của các giao dịch,

báo cáo và cuộc họp lãng phí dẫn đến việc sử dụng các phương pháp báo cáo và chi

phí đơn giản và dễ hiểu

- KTTG áp dụng các nguyên tắc của QTTG cho chính các quy trình kế toán

3.2.4 Mục tiêu của kế toán tinh gọn

KTTG có hai mục tiêu chính:

1) Loại bỏ lãng phí trong sản xuất và kế toán, đồng thời giải phóng không gian

và làm cho quy trình trở nên đơn giản nhất có thể để tất cả mọi người trong DN hiểu

được chứ không chỉ các kế toán viên

2) Thay đổi cơ bản môi trường kế toán để cung cấp thông tin phù hợp cho khách

hàng cũng như nhân viên để hỗ trợ việc ra quyết định cho phép tất cả nhân viên ảnh

hưởng đến sự thay đổi tích cực trong DN

Từ các mục tiêu chính này, các mục tiêu cụ thể của KTTG đã được Maskell và

cộng sự (2011) xác định như sau:

- Cung cấp thông tin chính xác, kịp thời và dễ hiểu để thúc đẩy chuyển đổi tinh

gọn trong toàn tổ chức và đưa ra quyết định dẫn đến tăng giá trị khách hàng, tăng

trưởng, lợi nhuận và dòng tiền

- Hỗ trợ văn hóa tinh gọn bằng cách thúc đẩy đầu tư vào con người, cung cấp thông tin

phù hợp và có thể hành động và giúp trao quyền cải tiến liên tục ở mọi cấp độ của tổ chức

- Sử dụng các công cụ tinh gọn để loại bỏ lãng phí từ các quy trình kế toán trong

khi vẫn duy trì kiểm soát tài chính kỹ lưỡng;

- Tuân thủ các thông lệ kế toán được chấp nhận chung, các quy định báo cáo bên

ngoài và yêu cầu báo cáo nội bộ

3.2.5 Nguyên tắc của kế toán tinh gọn

Cũng theo Maskell và cộng sự (2011), các nguyên tắc của KTTG gồm:

- Kế toán DNTG và đơn giản

- Các quy trình kế toán hỗ trợ chuyển đổi tinh gọn

- Truyền đạt thông tin rõ ràng và kịp thời

- Lập kế hoạch và dự toán từ quan điểm tinh gọn

- Tăng cường kiểm soát kế toán nội bộ

3.2.6 Công cụ của kế toán tinh gọn

Mặc dù KTTG là một cách tiếp cận mới nhưng các công cụ của KTTG không

hoàn toàn mới Các công cụ của KTTG: Lập kế hoạch - Thực hiện - Kiểm tra - Điều

chỉnh (PDCA), Điểm hộp, Chi phí dòng giá trị, Chi phí mục tiêu, Báo cáo tài chính

bằng ngôn ngữ đơn giản, Triển khai chính sách của Hoshin, Lập kế hoạch bán hàng,

hoạt động và tài chính (SOFP), Ma trận loại bỏ giao dịch

3.2.7 Nội dung của kế toán tinh gọn

KTTG hoạt động theo triết lý tinh gọn tức là bản thân các quy trình của KTTG cần được tinh gọn, các nghiệp vụ không cần thiết hay lãng phí cần được loại bỏ Để phục vụ cho QTTG, các nội dung cơ bản của KTTG đã được xây dựng gồm:

3.2.7.1 Quản lý dòng giá trị 3.2.7.2 Tính giá thành cho từng sản phẩm cụ thể 3.2.7.3 Hỗ trợ ra quyết định tinh gọn

3.2.7.6 Lập dự toán và kế hoạch tinh gọn 3.2.7.7 Đánh giá hiệu quả hoạt động 3.2.7.8 Báo cáo tinh gọn

3.2.8 Lộ trình áp dụng kế toán tinh gọn

Việc chuyển đổi từ kế toán truyền thống sang KTTG phải được thực hiện dần dần và tương ứng với 3 giai đoạn trên lộ trình áp dụng QTTG là: Thí điểm ô SXTG, SXTG phổ biến rộng rãi, QTTG được áp dụng trong toàn bộ DN và đối tác

Giai đoạn 1 - Giai đoạn bắt đầu

Kế toán cần tiếp tục phần lớn các báo cáo chi tiết theo yêu cầu của hệ thống kế toán, kiểm soát và đo lường truyền thống Các hệ thống này tiếp tục là phương pháp kiểm soát tài chính Tuy nhiên, có thể giảm lượng lãng phí liên quan đến việc báo cáo thông tin này Các thước đo hiệu suất mới được yêu cầu trong các ô SXTG cũng như trong các bộ phận phi sản xuất hỗ trợ các ô

Giai đoạn 2 - Giai đoạn quản lý theo dòng giá trị

Một khi các dòng giá trị được xác định rõ ràng, các phép đo hiệu suất QTTG được giới thiệu đến các dòng giá trị Sự thay đổi lớn nhất vào thời điểm này là sự ra đời của phương pháp chi phí dòng giá trị, được sử dụng để loại bỏ hầu hết các giao dịch lãng phí liên quan đến kiểm soát sản xuất, vật liệu, và chi phí sản phẩm

Giai đoạn 3 - Giai đoạn DNTG

Giai đoạn 3 đề cập đến thế giới bên ngoài Hai nội dung chính của giai đoạn này

là tạo ra giá trị khách hàng và hợp tác với các đối tác bên thứ ba Chi phí mục tiêu là một phương pháp mạnh mẽ để đưa triết lý tinh gọn vào mọi khía cạnh của công việc kinh doanh của DN

3.3 Các lý thuyết nền cho nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng

áp dụng kế toán tinh gọn

3.3.1 Lý thuyết bất định (Contingency theory) 3.3.2 Lý thuyết lan tỏa đổi mới (Diffusion of innovations theory) 3.3.3 Lý thuyết phân tích chi phí - lợi ích (Cost-benefit analysis theory)

Trang 6

CHƯƠNG 4 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Thiết kế nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu của luận án được thực hiện theo 8 bước chính Các bước

này thể hiện ở sơ đồ 4.1, gồm:

Sơ đồ 4.1 Quy trình nghiên cứu 4.2 Nguồn dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu

Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp

4.3 Xây dựng mô hình nghiên cứu ban đầu

4.3.1 Xác định các biến quan sát

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đi trước và lý thuyết nền, NCS xác định các

nhân tố ảnh hưởng và biến quan sát cho các nhân tố này

4.3.2 Xây dựng mô hình nghiên cứu ban đầu

Trên cơ sở các nhân tố ảnh hưởng đã xác định ở trên, luận án xây dựng mô

hình nghiên cứu ban đầu bao gồm 08 biến độc lập và 01 biến phụ thuộc như sau:

Sơ đồ 4.2 Mô hình nghiên cứu ban đầu 4.4 Phương pháp nghiên cứu định tính

4.4.1 Phỏng vấn chuyên gia 4.4.2 Nghiên cứu trường hợp điển hình

NCS đã nghiên cứu điển hình tại hai DN may là Công ty TNHH May Đức Giang

và Công ty Cổ phần May Nam Định

4.5 Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu chính thức

Sau khi phỏng vấn sâu chuyên gia, luận án xác định được 6 giả thuyết nghiên cứu tương ứng với 6 nhân tố ảnh hưởng, bao gồm:

Giả thuyết H 1 - Quy mô DN có mối quan hệ thuận chiều với khả năng áp dụng KTTG

tại các DN may Việt Nam

Giả thuyết H 2 - Áp lực cạnh tranh có quan hệ thuận chiều với khả năng áp dụng KTTG

tại các DN may Việt Nam

Giả thuyết H 3 - Lãnh đạo có quan hệ thuận chiều với khả năng áp dụng KTTG tại các

DN may Việt Nam

Giả thuyết H 4 - Nhân viên kế toán có quan hệ thuận chiều với khả năng áp dụng KTTG

tại các DN may Việt Nam

Giả thuyết H 5 - Văn hóa DN có quan hệ thuận chiều với khả năng áp dụng KTTG tại

các DN may Việt Nam

Trang 7

Giả thuyết H 6 - Chi phí triển khai có quan hệ thuận chiều với khả năng áp dụng KTTG

tại các DN may Việt Nam

Trên cơ sở 6 giả thuyết nghiên cứu này, luận án xây dựng mô hình nghiên cứu

chính thức về nhân tố tác động đến áp dụng KTTG tại các DN may Việt Nam như sau:

Sơ đồ 4.3 Mô hình nghiên cứu chính thức 4.6 Phương pháp nghiên cứu định lượng

4.6.1 Thu thập dữ liệu

4.6.1.1 Thiết kế phiếu khảo sát

Các câu hỏi trong phiếu khảo sát được thiết kế nhằm đạt được mục tiêu nghiên

cứu Phiếu khảo sát được chia thành 4 phần: Thông tin chung, Thực trạng QTTG, Thực

trạng KTTG, Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng KTTG

4.6.1.2 Khảo sát sơ bộ

Nhằm đảm bảo tính dễ hiểu, đầy đủ và phù hợp của phiếu khảo sát, NCS sử dụng

phiếu khảo sát đã điều chỉnh theo ý kiến chuyên gia để khảo sát sơ bộ ở 10 DN may

4.6.1.3 Khảo sát chính thức

- Đối tượng khảo sát: Đối tượng khảo sát là các giám đốc, phó giám đốc tài

chính, kế toán trưởng, kế toán viên của DN của các DN may Việt Nam

Quy mô DN

Khả năng

áp dụng KTTG

Nhân viên kế toán

Chi phí triển khai

H1

H2 H3 H4 H5 H6

- Phương pháp thu thập dữ liệu: Phiếu khảo sát được gửi tới 300 DN may ở

cả ba miền Bắc, Trung và Nam, mỗi DN 05 phiếu, trong giai đoạn từ tháng 7/2022 đến tháng 10/2022 Dữ liệu được thu thập trực tiếp hoặc online

4.6.2 Phương trình hồi quy

Trên cơ sở các giả thuyết và các biến được trình bày ở phần trên, luận án đề xuất phương trình hồi quy dự kiến phản ánh mối tương quan giữa khả năng áp dụng KTTG

và các nhân tố tác động khả năng vận dụng KTTG tại các DN may Việt Nam theo phương trình hồi quy như sau:

KTTGi= α + β1QMi + β2CTi + β3LDi + β4 KTi + β5VHi + β6CPi + ε Trong đó:

- KTTG: Áp dụng KTTG của DN mẫu thứ i

- α: Hằng số (constant term)

- βi: Hệ số các biến giải thích

- εi: Phần dư (Residual) Các biến QMi, ALCTi, NLi, LDi, KTi, VHi, CPTKi lần lượt là các biến Quy mô

DN, Áp lực cạnh tranh, Nguồn lực, Lãnh đạo, Nhân viên kế toán, Văn hóa DN, Chi phí triển khai thứ i

4.6.3 Xử lý và phân tích dữ liệu

Sau khi dữ liệu được thu thập, luận án tiến hành làm sạch dữ liệu và phân tích dữ liệu theo các mục tiêu và các giả thuyết nghiên cứu đưa ra Luận án sử dụng phần mềm SPSS

26 phục vụ cho việc phân tích, thống kê, xử lý dữ liệu và chạy hồi quy tuyến tính bội

Trang 8

CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

5.1 Tổng quan về ngành may Việt Nam

5.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của ngành dệt may Việt Nam

Từ thế kỷ XII, nghề dệt đã được hình thành và phát triển ở các làng nghề truyền

thống của nông thôn Bắc Bộ Nhưng phải đến năm 1897, khi Nhà máy Sợi Nam Định

được thành lập, ngành công nghiệp dệt may Việt Nam mới chính thức ra đời Ngành

dệt may bao gồm hai lĩnh vực là dệt và may, trong đó may là chủ yếu Dệt bao gồm các

hoạt động kéo sợi, dệt thoi, nhuộm và hoàn tất May là hoạt động sử dụng nguyên liệu chính

là vải và một số phụ liệu khác như chỉ, ren, khuy… thông qua việc thiết kế, cắt và sử dụng

máy may để tạo ra sản phẩm cuối cùng Năm 1986 đánh dấu một bước ngoặt trong sự phát

triển của ngành, lần đầu tiên sản phẩm dệt may Việt Nam được xuất khẩu ra nước ngoài

theo hợp đồng xuất khẩu dưới hình thức hợp đồng phụ ký với Liên Xô cũ Một bước ngoặt

nữa của ngành là ngày 11/01/2007 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức

Thương mại Thế giới Bắt đầu từ đây, ngành dệt may không ngừng lớn mạnh, đặc biệt là

hoạt động xuất nhập khẩu và nhanh chóng trở thành ngành chủ lực của nền kinh tế đất nước

Trong những năm gần đây, ngành dệt may đã đạt được những thành tích rất đáng

tự hào, vừa đảm bảo tiêu dùng trong nước vừa là ngành xuất khẩu mũi nhọn Mặc dù

vậy ngành may Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: năng

suất lao động thấp, mặt hàng phổ thông, chưa đa dạng, năng lực tiếp thị hạn chế,…

5.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp may

Việt Nam

- Quy trình sản xuất khép kín bao gồm nhiều khâu nối tiếp nhau

- Sản xuất mang tính phức tạp cao

- Sử dụng số lượng lớn các chủng loại nguyên phụ liệu

- Nhu cầu tiêu thụ theo mùa, vòng đời sản xuất ngắn, tính biến động cao và khả

năng dự đoán thấp

- Chịu sự cạnh tranh gay gắt không chỉ trên thị trường quốc tế mà ngay cả ở thị

trường trong nước

- Thâm dụng lao động nhưng năng suất lao động thấp và đang phải đối mặt với

tình trạng khan hiếm lao động

- Số lượng DN dệt may nhiều nhưng DN vừa và nhỏ là chủ yếu

- Phương thức sản xuất: CMT, OEM/FOB, ODM và OBM

5.1.3 Chiến lược phát triển của ngành may

Theo quyết định số 1643/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 29

tháng 12 năm 2022, chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030 tầm nhìn đến

năm 2035 gồm các nội dung chính: Quan điểm phát triển, Mục tiêu phát triển, Định hướng chung

5.2 Thống kê mô tả về các doanh nghiệp may tham gia khảo sát

NCS đã gửi phiếu điều tra đến 300 DN may trên toàn quốc, mỗi DN 05 phiếu Kết quả thu được 251 phiếu Trong đó có 9 phiếu không hợp lệ (không trả lời hết các câu hỏi, lựa chọn nhiều hơn 1 đáp án,…) Sau khi loại trừ 9 phiếu này, còn lại 242 phiếu hợp lệ từ 125 DN (đảm bảo yêu cầu về quy mô mẫu)

Số liệu thống kê của các DN tham gia khảo sát cho thấy số lượng DN có quy

mô lớn chiếm tỷ trọng cao nhất, xếp thứ hai là DN có quy mô vừa, thứ ba là DN có quy

mô nhỏ và cuối cùng là DN có quy mô siêu nhỏ Hầu hết các DN tham gia khảo sát tổ chức bộ máy kế toán quản trị kết hợp với bộ máy kế toán tài chính và rất ít các DN tổ chức bộ máy kế toán quản trị tách biệt với bộ máy kế toán tài chính

5.3 Thực trạng áp dụng quản trị tinh gọn tại các doanh nghiệp may Việt Nam Kết quả khảo sát

Theo kết quả khảo sát, có 72,31% phiếu trả lời cho rằng DN của họ cần áp dụng QTTG và 27,69% cho rằng không cần áp dụng Số lượng DN đã từng áp dụng QTTG

là 54,4%, chưa từng áp dụng là 45,6% DN áp dụng QTTG sớm nhất là năm 2007, muộn nhất là năm 2020 Trong số các DN đã từng áp dụng QTTG, hiện nay có 48,53%

số DN đang áp dụng và 100% các DN đang ở giai đoạn thí điểm SXTG Các DN mới

áp dụng QTTG ở mức độ thí điểm, chưa có DN nào áp dụng rộng rãi QTTG hay trở thành DNTG Các công cụ tinh gọn chủ yếu được các DN sử dụng là sơ đồ dòng giá trị, 5S, Kanban, Kaizen, tiêu chuẩn hóa công việc, cân bằng sản xuất và hệ thống chống lỗi Lợi ích QTTG mang lại cho các DN là tăng năng suất, giảm sản phẩm lỗi, giảm hàng tồn kho trên chuyền, giảm chi phí sản xuất, giảm diện tích nhà xưởng và tăng thu nhập cho người lao động

Kết quả nghiên cứu điển hình

Nghiên cứu ở Công ty TNHH May Đức Giang và Công ty Cổ phần May Nam Định cho thấy mặc dù cả hai DN đều đang ở giai đoạn đầu của QTTG tức là thí điểm SXTG nhưng mức độ áp dụng khác nhau thể hiện ở các công cụ QTTG mà mỗi DN

áp dụng Các DN đều đã đạt được những lợi ích nhất định từ việc áp dụng SXTG

Đại diện cả hai DN đều cho rằng QTTG là cần thiết với các DN nói chung và

DN may nói riêng vì những lợi ích to lớn mà nó mang lại, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay Tuy nhiên, việc áp dụng thành công đã khó thì việc duy trì lâu dài được lại còn khó hơn

Trang 9

5.4 Thực trạng áp dụng kế toán tinh gọn tại các doanh nghiệp may Việt Nam

Kết quả khảo sát

Trong số 125 DN trả lời khảo sát không có DN nào áp dụng KTTG, 100% DN

áp dụng kế toán truyền thống bao gồm cả các DN đang áp dụng QTTG Lý do được

nêu gồm: DN không áp dụng QTTG, QTTG chỉ liên quan đến sản xuất chứ không liên

quan đến kế toán, không bắt buộc phải áp dụng,…Tuy nhiên, có 70,23% DN cho rằng

nếu DN áp dụng QTTG thì cần áp dụng KTTG

Kết quả nghiên cứu điển hình

Cả 2 DN vẫn đang áp dụng kế toán quản trị truyền thống và chưa đầy đủ Các

DN đều cho biết việc áp dụng KTTG tại các DN áp dụng QTTG là cần thiết, dễ hiểu

Tuy nhiên, hiện nay chưa có quy định bắt buộc, chưa có tài liệu hướng dẫn nên có thể

trong tương lai DN sẽ áp dụng

5.5 Kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng áp dụng kế

toán tinh gọn tại các doanh nghiệp may Việt Nam

5.5.1 Thống kê mô tả các biến

Kết quả nghiên cứu cho thấy, các biến quan sát của cả các biến độc lập và phụ

thuộc đều nhận được thang điểm trả lời từ 1 đến 5, trung bình của các biến quan sát trong

mỗi biến độc lập và phụ thuộc đều không giống nhau nhưng chênh lệch không nhiều

5.5.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Độ tin cậy của các thang đo trong nghiên cứu được đánh giá thông qua kiểm

định Cronbach’s Alpha Thang đo CP có biến quan sát CP4 nếu bị loại sẽ làm cho Hệ

số Cronbach Alpha tăng lên 0,770 Sau khi loại biến này, kết quả kiểm định cho thấy

tất cả các thang đo đều có hệ số Cronbach’s Alpha > 0,6 và ở mức khá cao, thấp

nhất là 0,770 và cao nhất là 0,941 Ngoài ra các hệ số tương quan biến tổng đều >

0,3 Do đó có thể khẳng định các thang đo của nghiên cứu đều đạt độ tin cậy và có

thể được dùng để phân tích nhân tố khám phá ở bước tiếp theo

5.5.3 Phân tích nhân tố khám phá

Phân tích EFA được thực hiện riêng cho các nhân tố độc lập và nhân tố phụ thuộc

* Phân tích EFA cho các biến độc lập

KMO = 0,846 > 0,5 nên phân tích nhân tố là phù hợp Sig (Bartlett’s Test) =

0,000 (sig.<0,05) chứng tỏ các biến quan sát tham gia vào phân tích EFA có tương

quan với nhau

Kết quả ma trận xoay cho thấy có 6 nhân tố được trích dựa vào tiêu chí

Eigenvalue 1,232 >1 hay 6 nhân tố này tóm tắt thông tin của 21 biến quan sát đưa vào

EFA một cách tốt nhất Tổng phương sai của các nhân tố này trích được là 69,642%

>50% Như vậy, 6 nhân tố được trích giải thích được 69,642% biến thiên dữ liệu của

21 biến quan sát tham gia vào EFA

Hệ số tải nhân tố Factor loading của các biến quan sát trong ma trận xoay đều > 0,5 hay các biến quan sát này đều có ý nghĩa đóng góp vào mô hình

* Phân tích EFA cho các biến phụ thuộc KMO = 0,937 > 0,5 nên phân tích nhân tố là phù hợp Sig (Bartlett’s Test) = 0,000 (sig.<0,05) chứng tỏ các biến quan sát tham gia vào phân tích EFA có tương quan với nhau

Hệ số Eigenvalue 6,128 >1 cho thấy có 1 nhân tố được trích Phương sai trích là 68,094% >50% Hệ số tải nhân tố Factor loading của các biến quan sát trong ma trận xoay đều > 0,5 hay các biến quan sát này đều có ý nghĩa đóng góp vào mô hình

Từ kết quả phân tích nhân tố khám phá của các biến độc và biến phụ thuộc, NCS

có được các nhân tố đại diện cho các biến sát như sau:

Nhân tố Quy mô DN - QM: QM1, QM2, QM3 Nhân tố Áp lực cạnh tranh - CT: CT1, CT2, CT3 Nhân tố Lãnh đạo - LD: LD1, LD2, LD3, LD4, LD5 Nhân tố Nhân viên kế toán - KT: KT1, KT2, KT3, KT4 Nhân tố Văn hóa DN- VH: VH1, VH2, VH3

Nhân tố Chi phí triển khai - CP: CP1, CP2, CP3 Nhân tố Khả năng áp dụng KTTG - KTTG: KTTG1, KTTG2, KTTG3, KTTG4, KTTG5, KTTG6, KTTG7, KTTG8, KTTG9

5.5.4 Phân tích tương quan

Phân tích tương quan Pearson được thực hiện nhằm kiểm tra mối tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa biến phụ thuộc (KTTG) với các biến độc lập (QM, CT, LD,

KT, VH và CP) và sớm nhận diện hiện tượng đa cộng tuyến khi các biến độc lập cũng

có tương quan mạnh với nhau

- Tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập

Bảng phân tích tương quan Pearson cho thấy các hệ số tương quan lần lượt là 1; 0,671; 0,544; 0,480; 0,463; 0,569; 0,514 hay cả 6 biến độc lập trong mô hình đề xuất đều

có tương quan khá mạnh với biến phụ thuộc (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

- Tương quan giữa các biến độc lập với nhau

Bảng phân tích tương quan Pearson cho thấy sig giữa các biến độc lập đều nhỏ hơn 0.05 Hệ số tương quan Pearson giữa các biến độc lập đều nhỏ hơn 0.5 Do đó, chưa đủ điều kiện kết luận giữa các biến có khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến

Trang 10

5.5.5 Phân tích hồi quy đa biến

Kết quả xử lý từ phần mềm SPSS thu được như sau:

Bảng 5.12 Tóm tắt mô hình

Model Summary b

Model R R Square Adjusted R Square Std Error of the Estimate Durbin-Watson

a Predictors: (Constant), CP, CT, QM, KT, VH, LD

b Dependent Variable: KTTG

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS 26

R = 0,859 cho biết mức độ tương quan cao R2 hiệu chỉnh = 0,732 cho biết các

biến độc lập đưa vào phân tích hồi quy giải thích được 73,2% sự biến thiên của biến

phụ thuộc, còn lại 26,8% là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên Kết quả

bảng này cũng cho biết giá trị thống kê của kiểm định Durbin-Watson = 2,22 ≈ 2 nên

kết quả không vi phạm giả định tự tương quan chuỗi bậc một (Field, 2009 )

Bảng 5.13 Phân tích ANOVA

ANOVA a

1

a Dependent Variable: KTTG

b Predictors: (Constant), CP, CT, QM, KT, VH, LD

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của NCS

Bảng hệ số tương quan cho thấy, giá trị sig của tất cả các biến đều < 0.05 hay

các biến này đều có ý nghĩa thống kê, đều tác động lên biến phụ thuộc Do đó, 6 giả

thuyết đều được chấp nhận Hệ số hồi quy (B và β) ở cả 8 biến độc lập đều dương,

nghĩa là cả 6 biến độc lập đều tác động thuận chiều lên biến phụ thuộc Ngoài ra, hệ số

phóng đại phương sai VIF của tất cả các biến độc lập trong mô hình đều < 2 cho thấy

dữ liệu không vi phạm giả định đa cộng tuyến hay không xảy ra hiện tượng đa cộng

tuyến giữa các biến độc lập (Hair và cộng sự, 2009)

5.5.6 Phân tích phần dư

5.5.6.1 Kiểm tra giả định phân phối chuẩn

Phần dư chuẩn hóa phân bố theo đường cong hình chuông, hình dạng của phân

phối chuẩn Giá trị trung bình là 1.37E-15 xấp xỉ = 0, và độ lệch chuẩn bằng 0.983

cũng xấp xỉ = 1 Ngoài ra biểu đồ Normal P-P Plot thể hiện các trị số quan sát và trị số

mong đợi đều nằm quanh đường chéo, không có sự sai lệch lớn khỏi đường chéo Điều

đó chứng tỏ phần dư chuẩn hóa xấp xỉ phân phối chuẩn hay giả thiết phân phối chuẩn

của phần dư không bị vi phạm

5.5.6.2 Kiểm tra giả định liên hệ tuyến tính và phương sai không đổi

Để kiểm tra các giả định này, luận án sử dụng biểu đồ phân tán Scatterplot Các điểm dữ liệu phân bố tập trung xung quanh tung độ 0 và có xu hướng tạo thành một đường thẳng Do đó giả định về liên hệ tuyến tính và phương sai không đổi của phần

dư không bị vi phạm

Như vậy, có thể kết luận rằng kết quả phân tích có ý nghĩa thống kê và các giả thuyết đều được chấp nhận

5.6 Thảo luận về kết quả nghiên cứu

- Về thực trạng áp dụng QTTG tại các DN may Việt Nam

Kết quả nghiên cứu cho thấy mặc dù nhu cầu áp dụng QTTG của các DN ở mức khá cao (72,31%), mức độ áp dụng QTTG chưa cao với 54,4% DN đã từng áp dụng Trong đó, tất cả các DN đều áp dụng QTTG ở giai đoạn 1 (thí điểm SXTG) Ngoài ra,

tỷ lệ DN đang áp dụng SXTG không cao (48,53%) Những số liệu này phù hợp với nhận định của các chuyên gia đại diện các DN nghiên cứu trường hợp điển hình cho rằng áp dụng QTTG không hề đơn giản

- Về thực trạng áp dụng KTTG tại các DN may Việt Nam

Số liệu thống kê cho thấy chưa DN may nào áp dụng KTTG Phải chăng đây là một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng khá nhiều DN may tham gia khảo sát áp dụng QTTG thất bại Kết quả này phù hợp với kết quả tổng quan nghiên cứu cho thấy KTTG chưa được quan tâm nghiên cứu ở Việt Nam

- Về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng KTTG

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy cả 6 nhân tố đại diện cho 22 biến quan sát đều

có ảnh hưởng thuận chiều đến khả năng áp dụng KTTG tại các DN may Việt Nam là: Quy mô DN, Áp lực cạnh tranh, Lãnh đạo, Nhân viên kế toán, Văn hóa DN và Chi phí triển khai

Kết quả nghiên cứu định lượng đã cho thấy các biến độc lập đều tác động đến biến phụ thuộc với mức giải thích khá cao 69,642% và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng KTTG tại các DN may Việt Nam là khác nhau

Thứ tự ảnh hưởng của các nhân tố từ cao đến thấp như sau: Lãnh đạo, Quy mô

DN, Nhân viên kế toán, Chi phí triển khai, Văn hóa DN, Áp lực cạnh tranh

5.6.1 Đối với nhân tố lãnh đạo 5.6.2 Đối với nhân tố quy mô doanh nghiệp 5.6.3 Đối với nhân tố nhân viên kế toán 5.6.4 Đối với nhân tố chi phí triển khai 5.6.5 Đối với nhân tố văn hóa doanh nghiệp 5.6.6 Đối với nhân tố áp lực cạnh tranh

Ngày đăng: 04/06/2024, 21:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w