1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế và sự vận dụng của Đảng ta trong quan hệ quốc tế hiện nay

26 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế và sự vận dụng của Đảng ta trong quan hệ quốc tế hiện nay
Tác giả Phạm Thị Ngân Hạnh
Trường học Học viện báo chí và tuyên truyền
Chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 46,5 KB

Nội dung

Giai đoạn nàyđánh dấu sự phát triển vượt bậc thế giới quan Hồ Chí Minh từ giác ngộ chủnghĩa dân tộc đến giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lênin, từ người yêu nước trở thànhngười cộng sản, lựa chọ

Trang 1

KHOA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN MÔN: Tư tưởng Hồ Chí Minh

Đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế và sự vận dụng của

Đảng ta trong quan hệ quốc tế hiện nay

Học viên: Phạm Thị Ngân Hạnh

Mã sinh viên: 2156110024 Lớp: QHCT&TTQT K41

HÀ NỘI - 2021

Trang 2

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1

4 Phương pháp nghiên cứu 1

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 1

6 Kết cấu của tiểu luận 2

NỘI DUNG 3

1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ 3

1.1 Truyền thống đoàn kết của dân tộc việt nam và tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin về đoàn kết quốc tế 3

1.2 Đoàn kết quốc tế trong hoạt động của Hồ Chí Minh 4

2 MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ 10

2.1 Sự cần thiết phải đoàn kết quốc tế 10

2.2 Lực lượng và hình thức đoàn kết quốc tế 12

2.3 Nguyên tắc đoàn kết quốc tế 15

3 VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ TRONG QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG TA HIỆN NAY 16 3.1 Vận dụng trong sự nghiệp đổi mới hiện nay 16 3.2 Phát huy bài học đoàn kết quốc tế trong giai đoạn hiện nay 17

Trang 3

KẾT LUẬN 20 Danh mục tham khảo 21

Trang 4

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Lí giải cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.

- Tìm hiểu về sự cần thiết; lực lượng và hình thức; nguyên tắc của đoàn kết

quốc tế theo Tư tưởng Hồ Chí Minh

- Đưa ra đề xuất để áp dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế vào

quan hệ quốc tế của Đảng ta trong quá trình đổi mới hiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Tiểu luận này nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế và sự

vận dụng của Đảng ta trong quan hệ quốc tế hiện nay

- Phạm vi nghiên cứu trong thời gian từ 1/12/2021 đến 1/1/2022, nghiên cứu

trong nước (Việt Nam) Trong tiểu luận này, em tập trung nghiên cứu cơ sởhình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế cũng như nội dungcủa đoàn kết quốc tế, cũng như những thành tựu của việc áp dụng đoàn kếtquốc tế trong thời gian dịch bệnh gần đây

4 Phương pháp nghiên cứu

- Thu thập thông tin các bài báo, bài nghiên cứu trên internet, giáo tình môn

học

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Trang 5

Thông qua nghiên cứu, chúng ta hiểu rõ hơn về Tư tưởng Hồ Chí Minh vềđoàn kết quốc tế Từ đây biết cách phân tích, đánh giá sự vận dụng của Đảng

ta trong quan hệ quốc tế những năm gần đây

6 Kết cấu của tiểu luận

Tiểu luận gồm 3 phần chính:

- Phần 1: Cơ sở hình thành tư tưởng hồ chí minh về đoàn kết quốc tế

- Phần 2: Một số nội dung cơ bản của tư tưởng hồ chí minh về đoàn kết quốc

tế

- Phần 3: Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đoàn kết quốc tế trong quan hệ

đối ngoại của đảng ta hiện nay

Trang 6

NỘI DUNG

1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ

1.1 Truyền thống đoàn kết của dân tộc việt nam và tư tưởng của chủ

nghĩa Mác - Lênin về đoàn kết quốc tế

1.1.1 Truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam

Dân gian ta có câu:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gươngNgười trong một nước phải thương nhau cùng.”

Hay lại có câu rằng:

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại lên hòn núi cao.”

Chúng ta biết rõ một điều, những tác phẩm dân gian truyền miệng trên phần nàophản ánh tinh thần của đại đa số trong một dân tộc, mà ở đây, thấy rõ là tinhthần đoàn kết Có thể thấy rằng, tinh thần đoàn kết vẫn luôn là sợi chỉ đỏ xuyênsuốt chiều dài lịch sử dân tộc nước ta, trở thành sức mạnh khổng lồ giúp nước tachống lại sự xâm phạm của các thế lực ngoại bang Từ trận chiến của NgôQuyền trên sông Bạch Đằng chấm dứt 1000 năm đô hộ của phương Bắc, đếntiếng hô “Đánh” vang lên rung chuyển cả Điện Diên Hồng trước cuộc khángchiến chống quân xâm lược Mông Nguyên của vua tôi nhà Trần Và trong hơntrăm năm trở lại đây, lại bằng tinh thần đoàn kết ấy mà chúng ta chiến thắngnhững cường quốc để dành lại thống nhất, độc lập, tự do về tay mình

1.1.2 Tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin về đoàn kết quốc tế

Trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” Ph Ăngghen đã cùng vớiMác bàn về vấn đề nhà nước vô sản với các dân tộc; xem xét vấn đề dân tộcdưới góc độ cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống giai cấp tư sản để tiếntới thực hiện quyền bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc: “Giai cấp vô sản mỗinước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dântộc, phải tự mình trở thành dân tộc, tuy hoàn toàn không phải theo cái nghĩanhư giai cấp tư sản hiểu”1 Để có sự bình đẳng, đoàn kết thật sự, chặt chẽ và lâu

1 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.623-624, 624.

Trang 7

dài giữa các dân tộc, theo Ph Ăngghen, phải xóa bỏ nguồn gốc sinh ra bất bìnhđẳng, áp bức dân tộc, đó là: “Hãy xóa bỏ nạn người bóc lột người, thì nạn dântộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xóa bỏ”2 Sự đối kháng giữa các giai cấptrong nội bộ quốc gia, dân tộc không còn nữa thì sự thù địch giữa các dân tộccũng đồng thời mất theo Tất nhiên, để thực hiện sứ mệnh lịch sử đó, giai cấpcông nhân phải được tập hợp, đoàn kết xung quanh bộ tham mưu chiến đấu củamình là Đảng Cộng sản – nơi tập trung những đại biểu kiên trung nhất, cáchmạng nhất và ưu tú nhất của giai cấp công nhân Những tư tưởng, quan điểmtrên đây của Ph.Ăngghen và C Mác đã đặt nền móng cho việc nhận thức vàgiải quyết cơ bản vấn đề bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc trong cách mạng

xã hội chủ nghĩa một cách rõ ràng, phù hợp với thực tiễn

V I Lênin là người đầu tiên vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủnghĩa Mác về vấn đề dân tộc vào thực tiễn cách mạng nước Nga và phát triểnvấn đề dân tộc của chủ nghĩa Mác trong thời kỳ đế quốc chủ nghĩa, trong đó,vấn đề dân tộc luôn gắn liền với vấn đề thuộc địa - Chính là vấn đề dân tộcthuộc địa Lênin coi phong trào giải phóng dân tộc là một bộ phận của cáchmạng vô sản thế giới Khẩu hiệu của C.Mác và Ph Ăngghen nêu ra:“Vô sảntoàn thế giới liên hiệp lại!” đã được V.I Lênin phát triển thành: “Vô sản toànthế giới và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại!” Cương lĩnh nổi tiếng về vấn đềdân tộc của Lênin là kim chỉ nam cho các dân tộc bị áp bức trên thế giới đấutranh tự giải phóng mình khỏi áp bức dân tộc

1.2 Đoàn kết quốc tế trong hoạt động của Hồ Chí Minh

1.2.1 Hoạt động đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh trên đất Pháp

Ngày 5/6/1911, người thanh niên Văn Ba lên đường sang các nước phương Tâytìm đường cứu nước Người thanh niên ấy đã làm qua nhiều nghề từ phụ bếp,cào tuyết, đốt lò,…; đi qua nhiều nơi, nhiều châu lục Năm 1919, Nguyễn ÁiQuốc ra nhập Đảng xã hội Pháp Cũng trong năm này, Người gửi Bản yêu sáchcủa nhân dân An Nam đến Hội nghị Versailles Bản yêu sách đòi những quyềndân chủ cho nhân dân Đông Dương, đã thể hiện bước đầu những suy nghĩ của

Hồ Chí Minh về quyền dân chủ, quyền tự quyết, quyền bình đẳng trong đoànkết quốc tế Tuy Bản yêu sách không được chấp nhận, nhưng đã gây tiếng vanglớn trên trường quốc tế, là cơ sở dẫn dắt Người ngày càng đi sâu vào cho quyềnđộc lập dân tộc Việt Nam và độc lập của các dân tộc khác Điều đó đã gợi cho

2 C.Mác và Ph Ăng-ghen Sđd, tr.565

Trang 8

Hồ Chí Minh suy nghĩ tìm tòi về con đường đấu tranh giành độc lập dân tộcmình, các dân tộc bị áp bức và sự đoàn kết quốc tế cần phải có Đây cũng là cơ

sở quan trọng để khi Nguyễn Ái Quốc đã đọc Sơ thảo lần thứ nhất những Luậncương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin (7 - 1920), Người đã mauchóng tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, vì Người đã tìm thấy ở chủ nghĩa Lênincon đường cứu nước đúng đắn về đoàn kết quốc tế trên thế giới, đó là theo quanđiểm của chủ nghĩa quốc tế vô sản

Người tham dự Đại hội lần thứ 18 của Đảng xã hội Pháp tại Tours với tư cách

là đại biểu Đông Dương, bỏ phiếu tán thành thành lập Đảng Cộng sản Pháp, trởthành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp Giai đoạn nàyđánh dấu sự phát triển vượt bậc thế giới quan Hồ Chí Minh từ giác ngộ chủnghĩa dân tộc đến giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lênin, từ người yêu nước trở thànhngười cộng sản, lựa chọn con đường cứu nước là con đường cách mạng vô sản,hình thành tư tưởng gắn độc lập dân tộc với Chủ nghĩa xã hội, tạo cơ sở nềntảng cho quan điểm về đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh sau này

Năm 1921, Người cùng một số nước của các thuộc địa Pháp lập ra Hội LiênHiệp Thuộc địa Mục đích của Hội là tập hợp và hướng dẫn cho mọi người dâncác sứ thuộc địa sống trên đất Pháp để: soi sáng cho những người dân thuộc địa

về tình hình mọi mặt ở nước Pháp nhằm mục đích đoàn kết họ; thảo luận vànghiên cứu tất cả những vấn đề kinh tế và chính trị của thuộc địa Họ sẵn sànggiúp đỡ và cứu trợ cho hội viên của các nhóm đã gia nhập Hội

Trong Lời kêu gọi của Ban nghiên cứu Đảng Cộng sản Pháp, Bác nói: “Chúngtôi là số đông và đang đấu tranh chống lại chúng vì chúng tôi cũng như các bạn

là nạn nhân sự tàn bạo của chúng Các anh em người bản xứ thấy rõ chúng tôicùng anh em có chung một kẻ thù là bọn chủ của chúng tôi.”3 Bác đã kêu gọi:

“Chúng tôi yêu cầu các bạn giúp đỡ chúng tôi, chúng ta cùng chung lợi ích.Chúng tôi yêu cầu các bạn coi chúng tôi như bạn và anh em của các bạn”, “mốiliên hệ giữa tôi với các bạn sẽ là mối quan hệ đoàn kết và liên minh”

Trong Bản truyền đơn bằng tiếng việt của Ban nghiên cứu thuộc địa của ĐảngCộng sản Pháp, Người viết “Vì nền hoà bình thế giới, vì tự do và ấm no, nhữngngười bị bóc lột thuộc mọi chủng tộc cần đoàn kết lại và chống bọn áp bức”

3 Thư gửi nhân dân cấc nước thuộc địa

Trang 9

Năm 1922, Hồ Chí Minh cùng một số nhà cách mạng thuộc địa ra báo Le Paria(Người cùng khổ) Tại Lời kêu gọi tham gia hợp tác xuất bản báo Le Paria đãviết “Báo kêu gọi họ đoàn kết lại, đấu tranh cho tiến bộ về vật chất và tinh thầncủa chính họ Báo kêu gọi, tổ chức họ, nhằm mục đích giải phóng những người

bị áp bức khỏi các lực lượng thống trị, thực hiện tình yêu thương và bác ái”4 Với những hoạt động đó, Người đã từng bước gắn cuộc đấu tranh giành độc lậpcủa nhân dân ta với nhân dân thế giới, tư tưởng về đoàn kết quốc tế của ViệtNam với các nước đã hình thành ngày càng rõ nét Có thể nói trong thời giansống trên đất Pháp, Người đã vừa trải nghiệm cuộc sống, vừa tham gia tích cựcvào các hoạt động nhằm kêu gọi tình đoàn kết của các dân tộc thuộc địa và sựủng hộ, giúp đỡ của nhân dân yêu hoà bình trên thế giới Người ngày càng nhậnthức rõ ràng sự gắn kết giữa nước ta với các nước trên thế giới, giữa các dântộc, nhất là các dân tộc thuộc địa

1.2.2 Hoạt động đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh trong quốc tế cộng sản

Trên cơ sở nhận thức chủ nghĩa thực dân, Chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù chungcủa các dân tộc và các giai cấp bị áp bức, bóc lột, ngay từ rất sớm Người đãluôn chăm lo xây dựng khối đoàn kết chiến đấu của vô sản ở chính quốc, Bác làngười Việt Nam đầu tiên đã cụ thể hoá khẩu hiệu của Lênin: “Vô sản tất cả cácnước và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại!” và đưa khẩu hiệu này vào thực tiễncách mạng Trong tác phẩm Đoàn kết giai cấp (1924), Nguyễn Ái Quốc đã viết:

“Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóclột và giống người bị bóc lột, và cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi

Đó là tình hữu ái vô sản”5 Trong Tuyên ngôn của Hội Liên Hiệp thuộc địa, báoNgười cùng khổ, Đại hội Nông dân quốc tế, Hội nghị Liên đoàn chống đếquốc,trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, Đường kách mệnh…Nguyễn Ái Quốc luôn nhấn mạnh quan điểm chiến lược là cách mạng dựa vàosức mình là chính, đoàn kết quốc tế, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ quốc tế,tập hợp lực lượng rộng rãi thành liên minh chiến đấu quốc tế giữa cách mạnggiải phóng dân tộc với cách mạng vô sản và cách mạng Xã hội chủ nghĩa nóichung cũng như cách mạng giải phóng dân tộc nói riêng Người đã vạch rarằng: “Đứng trước Chủ nghĩa tư bản và Chủ nghĩa đế quốc, quyền lợi của chúng

ta là thống nhất, các bạn hãy nhớ lời kêu gọi của Mác “vô sản tất cả các nước

4 Nguyễn Ái Quốc (1-4-1922 ) “Lời kêu gọi”, Tờ Người cùng khổ (Le Paria)

5 Nguyễn Ái Quốc (5/1924), “Đoàn kết giai cấp”, Tờ Le Paria

Trang 10

đoàn kết lại”6 Trong tác phẩm Đường kách mệnh, Nguyễn Ái Quốc khẳngđịnh: “Muốn người ta giúp cho, thì trước hết phải tự giúp lấy mình đã”7, “muốncách mạng thắng lợi phải biết cách làm, biết đồng tâm hiệp lực mà làm thì chắcchắn được”8 Đặc biệt, Người nhấn mạnh cách mạng muốn thắng lợi phải biếtđoàn kết quốc tế Trong Quốc tế III, Người kiên quyết đấu tranh chống tư tưởngdân tộc hẹp hòi, yêu cầu Quốc tế III cần có những biện pháp cụ thể đẩy mạnhhoạt động giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc Nguyễn Ái Quốc đã thành lậpHội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông (1924), ra báo Người cùng khổ đểđoàn kết, tập hợp lực lượng thành liên minh chiến đấu quốc tế chống kẻ thùchung Tất cả những điều được nêu ở trên cho thấy từ rất sớm, chủ tịch Hồ ChíMinh không chỉ là nhà yêu nước vĩ đại mà còn là quốc tế chủ nghĩa trong sáng,hiện thân của kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại Việc Người luônthúc đẩy tăng cường đoàn kết giúp đỡ và phối hợp nhịp nhàng cuộc đấu tranhcủa vô sản ở chính quốc với vô sản ở thuộc địa thể hiện luận đểm ví hai cuộccách mạng như hai cái cánh của con chim Tư tưởng muốn người ta giúp mìnhthì phải tự giúp mình và giúp bạn là tự giúp mình là biểu hiện sinh động, là nềntảng của tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng Vì vậy, bản thân Hồ Chí Minh

từ rất sớm đã là biểu tượng của tinh thần “bốn phương vô sản đều là anh em”

1.2.3 Hoạt động đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh cho việc thành lập Đảng

Hoài bão trở về Tổ quốc tổ chức, lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Namthành một bộ phận của cách mạng thế giới nung nấu tâm trí của Hồ Chí Minh.Vào giữa những năm 20 của thế kỷ XX, Quốc tế Cộng sản tăng cường hơn việctuyên truyền, giúp đỡ phong trào cách mạng các nước thuộc địa Tình hình cáchmạng Trung Quốc đang chuyển biến có lợi cho cách mạng thế giới và ảnhhưởng tốt tới các nước xung quanh, nhất là đẩy mạnh Cộng hợp tác Đây là điềukiện khách quan thuận lợi để Nguyễn Ái Quốc thực hiện hoài bão bấy lâu nay làtrở về Tổ quốc tổ chức ra Đảng Cộng sản để tổ chức, lãnh đạo nhân dân đấutranh giành độc lập, tự do Giữa năm 1924, Người đề nghị Quốc tế Cộng sản cửNgười xuống phía Nam Trung Quốc hoạt động Tháng 9 - 1924, Quốc tế Cộngsản chấp nhận đế nghị đó và cử Người với tư cách là Uỷ viên Ban PhươngĐông của Quốc tế Cộng sản với nhiệm vụ là chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và

6 C.Mác và Ph.Ăngghen (1848), Tuyên ngôn Đảng Cộng sản

7 Nguyễn Ái Quốc (1927), Đường Kách mệnh

8 Nguyễn Ái Quốc (1927), Đường Kách mệnh

Trang 11

tổ chức tiến tới xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam và giúp đỡ phong trào cáchmạng các nước Đông

Nam Á

Ngày 11 - 11 - 1924, Người đến Quảng Châu bắt đầu thời kỳ mới trong cuộcđời hoạt động của Người Ngoài việc liên hệ với cách mạng Việt Nam để tổchức, đào tạo cán bộ chuẩn bị cho viêc thành lập Đảng Cộng sản Việt NamNgười còn tích cực hoạt động góp phần làm cho phong trào giải phóng dân tộctrên dải đất đông dân cư này đoàn kết lại thành một lực lượng to lớn của cáchmạng vô sản

thế giới

Hoạt động quan trọng của Nguyễn Ái Quốc đối với phong trào cách mạng cácnước thuộc địa châu Á là việc thành lập Hội Liên Hiệp các dân tộc bị áp bức ởchâu Á (1925), để tăng cường tình đoàn kết các dân tộc bị áp bức ở châu Á.Đầu năm 1925, Người thông qua Trương Thái Lôi, lúc này đang trong đoàn cốvấn Bôrôđin, đề nghị ĐCS Trung Quốc giúp đỡ cho việc thành lập hội Ngườicòn trao đổi với các nhà yêu nước Mianma, Inđônêxia, …và tranh thủ cả LiêuTrọng Khải, nhân sĩ tiến bộ, đại diện cho Quốc dân Đảng Trung Hoa, sau mộtthời gian chuẩn bị, ngày 9 - 7 - 1925, Đại hội thành lập Hội được tổ chức Đây

là tổ chức đoàn kết quốc tế của những người yêu nước Việt Nam, Trung Quốc,

Ấn Độ, Triều Tiên, Mianma, Inđônêxia,…Đại hội thông qua Tôn chỉ của Hộinêu rõ: “Liên lạc với các dân tộc bị áp bức cùng làm cách mạng nhằm đánh đổ

đế quốc” Tuyên ngôn của Hội nhấn mạnh: “Con đường thoát duy nhất để xoá

bỏ sự áp bức chỉ có thể đoàn kết các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản toànthế giới” Sau khi tiếp xúc, tìm hiểu những người Việt Nam yêu nước ở QuảngChâu, Người mở một lớp huấn luyện về công tác tổ chức và tuyên truyền.Trong số đó chọn được 9 người tích cực nhất lập ra nhóm bí mật làm hạt nhâncho tổ chức rộng lớn sau đó, đó là Cộng sản Đoàn (2 - 1925) Từ hoạt động củanhóm đầu tiên đó, tháng 6 - 1925, Người lập ra tổ chức Hội Việt Nam Cáchmạng Thanh niên, một tổ chức cách mạng theo chủ nghĩa Mác - Lênin Hộicông bố Chương trình và Điều lệ, nói rõ mục đích làm cách mạng dân tộc, sau

đó làm cách mạng thế giới Về đối nội, thành lập chính phủ nhân dân, áp dụngchính sách kinh tế mới để phát triển đất nước, mưu cầu hạnh phúc cho nhândân Về đối ngoại, đoàn kết với giai cấp vô sản tất cả các nước Đây là bước

Trang 12

chuẩn bị cho một Đảng Cộng sản tương lai Thành lập Hội Việt Nam Cáchmạng Thanh niên, Người không quên đặt nó trong mối quan hệ với phong tràocách mạng thế giới, trước hết là các nước châu Á Sau khi Hội Liên Hiệp cácdân tộc bị áp bức được thành lập, thì Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên trởthành một chi hội và hoạt động tích cực, có hiệu quả cho tổ chức này.

Đầu năm 1927, cuốn Đường kách mệnh được xuất bản, tác phẩm là nội dungcác bài giảng của Người ở Trường huấn luyện chính trị của Tổng bộ Hội ViệtNam Cách mạnh Thanh niên Những vấn đề then chốt trong tác phẩm có tácdụng lớn không chỉ với Việt Nam, mà còn đối với cuộc đấu tranh giải phóngdân tộc của nhân dân các nước thuộc địa phương Đông Trong đó có vấn đềquan trọng đó là: “Cách mạng muốn thành công thì phải có Đảng Cộng sản lãnhđạo; phải có đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn; cách mạng giảiphóng dân tộc phải liên hệ chặt chẽ với cách mạng vô sản thế giới”9 Trong tácphẩm, Người còn nêu lên luận điểm cực kỳ quan trọng: Cách mạng muốn thànhcông trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động tổ chức dânchúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản mọi nơi.Người rút ra kết luận: “Cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít củacách mạng thế giới Ai làm cách mạng trong thế giới đều là đồng chí của dân

An Nam”10 Có thể coi đây chính là điểm khởi phát của tư tưởng hội nhập vàđoàn kết quốc tế, bao hàm hai điều mới: một là, tầm nhìn không chỉ thu hẹp ởphương Đông mà mở rộng ra toàn thế giới; hai là, quan điểm đoàn kết đặt vàotất cả những ai làm cách mạng, không bị ràng buộc bởi châu Á hay châu Âu,bởi da vàng hay da trắng Nghĩa là, Hồ Chí Minh đã phát hiện một trong nhữngnhân tố dẫn đến thành công của sự nghiệp cứu nước phải là hội nhập với thếgiới, đoàn kết với phong trào cách mạng trên thế giới Chính từ đây, Người đãđưa cách mạng Việt Nam đi vào quỹ đạo quốc tế và trở thành một bộ phận củaphong trào cách mạng quốc tế Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin,Nguyễn Ái Quốc đã tham gia phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, gắnkết công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc với phong trào cách mạng vô sản.Người đào tạo ra lực lượng cách mạng nòng cốt đầu tiên cho phong trào cáchmạng nước ta, xây dựng tổ chức tiền thân của Đảng Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn

bị đầy đủ về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc ra đời Đảng Cộng sản ViệtNam vào mùa xuân năm 1930, đưa phong trào cách mạng Việt Nam đi vào con

9 Nguyễn Ái Quốc (1927), Đường Kách mệnh

10 Nguyễn Ái Quốc (1927), Đường Kách mệnh

Trang 13

đường cách mạng vô sản Sự ra đời của Đảng Cộng sảnViệt Nam đã đánh dấumột bước ngoặt trong lịch sử cách mạng Việt Nam và cũng là sợi dây nối bềnchặt giữa cách mạng Việt Nam với phong trào vô sản quốc tế Như vậy, Hồ ChíMinh đã kế thừa những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, cùng vớinhững hoạt động phong phú trong quãng thời gian ở nước ngoài trên khắp cácchâu lục Đặc biệt là những hoạt động của Người trên đất nước Pháp, ở Liên

Xô, hoạt động cho Quốc tế Cộng sản và chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộngsản Việt Nam, là cơ sở hình thành tư tưởng của Người về đoàn kết quốc tế.Thuở sinh thời, Người đã bôn ba khắp năm châu bốn biển, đến đâu, ở đâu, vớitất cả đồng chí và bạn bè gần xa, Người luôn thể hiện tình đoàn kết quốc tế caođẹp Từ sự lòng yêu nước thương nòi và cảm thông vô hạn với những ngườicùng khổ, Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, Người đã sớm nhậnthức được muốn giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người,thì giai cấp cần lao toàn thế giới phải đoàn kết lại, đánh đổ giai cấp bóc lột

2 MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ

2.1 Sự cần thiết phải đoàn kết quốc tế

2.1.1 Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh

thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng

Thực hiện đoàn kết quốc tế để tập hợp lực lượng bên ngoài, tranh thủ sự đồngtình giúp đỡ của bạn bè quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh củacác trào lưu cách mạng thời đại, tào thành sức mạnh tổng hợp chiến thắng kẻthù

Sức mạnh dân tộc là sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, ý thức tự lực tự cườngdân tộc, của tinh thần đoàn kết, ý chí đấu tranh anh dũng, bất khuất cho độc lập,

tự do Sức mạnh đó đã giúp cho dân tộc Việt Nam vượt qua mọi thử thách, khókhăn trong dựng nước và giữ nước

Khi tìm thấy con đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã sớm xác định cách mạngViệt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới và chỉ có thể thành công khithực hiện đoàn kết chặt chẽ với phong trào cách mạng thế giới Cùng với quátrình phát triển thắng lợi của cách mạng Việt Nam, tư tưởng đoàn kết với phongtrào cách mạng thế giới đã được Hồ Chi Minh phát triển ngày càng đầy đủ, rõràng và cụ thể hơn

Ngày đăng: 04/06/2024, 09:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w