1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận - THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - đề tài - Vụ kiện chống trợ cấp đối với Việt Nam do Liên minh Công nghiệp Tôm vùng Vịnh Mỹ khởi xướng

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vụ Kiện Chống Trợ Cấp Đối Với Việt Nam Do Liên Minh Công Nghiệp Tôm Vùng Vịnh Mỹ Khởi Xướng
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2013
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 160 KB

Nội dung

Trong nhiều năm gần đây, tôm nước ấm Việt Nam được nhập khẩu vào thị trường Mỹ dưới dạng tôm đông lạnh đã góp phần đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của người dân Mỹ; Đồng thời, thúc đẩy ngh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TÊN ĐỀ TÀI:

Vụ kiện chống trợ cấp đối với Việt Nam do Liên minh Công nghiệp Tôm vùng Vịnh Mỹ khởi xướng

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4

1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI TÔM THẾ GIỚI 9 THÁNG NĂM 2013 5

2 GIỚI THIỆU VỤ KIỆN VÀ DIỄN BIẾN 8

3 NGUYÊN NHÂN VỤ KIỆN 10

4 NHỮNG TÁC ĐỘNG TỪ VỤ KIỆN LÊN CÁC BÊN BỊ ĐƠN VÀ NGUYÊN ĐƠN 11

4.1 Đối với Việt Nam –Bị đơn 11

4.2 Đối với Mỹ-Nguyên đơn 13

5 KHUYẾN NGHỊ PHƯƠNG ÁN HÀNH ĐỘNG 14

5.1 Khuyến nghị chung 14

5.2 Khuyến nghị cụ thể 15

LỜI KẾT 18

DANH MỤC NGUỒN TRÍCH DẪN VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Mỹ là một thị trường rộng lớn, có tiềm năng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào loại bậc nhất trên toàn thế giới, đồng thời cũng là đối tác quan trọng có khả năng giúp Việt Nam đạt được mục tiêu hội nhập kinh tế thế giới của mình Đặc biệt là, sau khi Hiệp định thương mại song phương được ký kết đã mở ra một viễn cảnh tươi sáng cho nền thương mại của cả hai nước Trong nhiều năm gần đây, tôm nước ấm Việt Nam được nhập khẩu vào thị trường Mỹ dưới dạng tôm đông lạnh đã góp phần đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của người dân Mỹ; Đồng thời, thúc đẩy nghề nuôi tôm ở Việt Nam, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động Phát triển buôn bán tôm nước ấm giữa Việt Nam và Mỹ là nhằm mang lại lợi ích song phương

Thương trường Mỹ mở ra những cơ hội đầy triển vọng nhưng lại được điều chỉnh bằng một hệ thống luật pháp và các rào cản thương mại cực kỳ chặt chẽ Luật thuế Chống trợ cấp (thuế đối kháng) hiện đang là một trong những công cụ hữu hiệu được sử dụng phổ biến trên thị trường này nhằm bảo hộ nền công nghiệp nước Mỹ trước cơn lũ hàng nhập khẩu từ các quốc gia đang phát triển

Vụ kiện tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam vào thị trường Mỹ đã cho thấy những rào cản mà các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp phải khi tiếp cận thị trường này Bắt đầu từ ngày 17 tháng 1 năm 2013, Bộ Thương Mại Mỹ (DOC) chính thức khởi xướng điều tra chống trợ cấp đối với mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh từ Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Ecuador Nhưng không vì thế, mà các doanh nghiệp Việt Nam tỏ ra bi quan Việt Nam đã tích cực hầu kiện và rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu Ngày 20 tháng 9 năm 2013 Việt Nam chính thức thoát khỏi vụ kiện chống trợ cấp bất công

và vô lý từ phía Mỹ

Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề, nhóm chúng tôi xin được phép chọn

“Vụ kiện chống trợ cấp đối với Việt Nam do Liên minh Công nghiệp Tôm vùng Vịnh Mỹ khởi xướng” làm đề tài nghiên cứu với mong muốn tìm hiểu một cách sâu sắc hơn về diễn biến vụ kiện cũng như đề xuất một số các giải pháp nhằm góp

Trang 4

phần hạn chế ảnh hưởng của Luật thuế Chống trợ cấp của Mỹ đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này trong thời gian tới

1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI TÔM THẾ GIỚI 9 THÁNG NĂM 2013

Giá tôm trên thị trường thế giới tăng, sản lượng tôm tại các nước châu Á chưa có dấu hiệu phục hồi do hội chứng tôm chết sớm (EMS), sự suy yếu của đồng Yên Nhật

và mức thuế áp cho mặt hàng tôm ở thị trường Mỹ là những nét nổi bật của thị trường tôm thế giới trong 9 tháng vừa qua

Tình hình sản xuất

Nguồn cung tôm trên thị trường thế giới giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch bệnh EMS lan truyền ở các nước Đông Nam Á

Thái Lan là nước sản xuất tôm lớn nhất trên thế giới, chiếm 30% lượng cung tôm

ở Mỹ và châu Âu Tuy nhiên, do bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh EMS từ cuối năm ngoái nên sản lượng tôm ở Thái Lan giảm đáng kể Mặc dù hiện nay dịch bệnh

đã được kiểm soát, nhiều người nuôi đã giảm mật độ thả nuôi trong các ao nuôi để tránh dịch bệnh Trong quý I năm 2013, sản lượng tôm giảm từ mức trung bình là 100 nghìn tấn xuống còn 60 nghìn tấn Xu hướng này vẫn tiếp tục trong suốt quý II Theo các cơ quan chức năng, sản lượng tôm năm nay của Thái Lan khó có thể vượt mức

300 nghìn tấn so với mức 500 nghìn tấn năm ngoái

Tại Việt Nam, có gần 80% số hộ nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được thống kê bị ảnh hưởng hội chứng EMS Sản lượng tôm sú giảm 20-30%, do nhiều người nuôi tôm ở ĐBSCL đã chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng

Xu hướng này cũng đang xảy ra ở Ấn Độ, nước xuất khẩu tôm nuôi lớn thứ hai trên thế giới, sau Thái Lan Malaysia và Trung Quốc cũng là những quốc gia chịu tác động mạnh của EMS khiến sản lượng tôm nuôi giảm

Thương mại

Trang 5

Thiếu nguồn cung vào mùa cao điểm ở châu Á, khủng hoảng kinh tế kéo dài ở châu Âu, đồng Yên Nhật yếu và các loại thuế áp cho mặt hàng tôm ở Mỹ là các nguyên nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến thương mại tôm trên thị trường thế giới Thị trường Mỹ - nhập khẩu tôm giảm

Trong ba tháng vừa qua, hai sự kiện nổi bật trên thị trường tôm Mỹ là quyết định của Hải quan Mỹ về việc áp thuế lên mặt hàng tôm đông lạnh từ 7 nước nhập khẩu như: Ecuador, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ và Malaysia và hội chứng chết sớm trên tôm (EMS) ở một số nước châu Á, đã ảnh hưởng đến tình hình nhập khẩu tôm vào thị trường này, đặc biệt là Thái Lan, nhà xuất khẩu tôm hàng đầu tại thị trường Mỹ

Trong tháng 3/2013, tổng lượng nhập khẩu tôm vào thị trường Mỹ giảm gần 2.000 tấn so với cùng kỳ năm trước, giảm 8,3% do nguồn cung tôm từ Thái Lan, Indonesia, Việt Nam và Trung Quốc Ấn Độ, với sản lượng tôm thẻ chân trắng nuôi tăng mạnh và không chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh EMS, đã nhanh chóng trở thành nguồn cung thay thế tại thị trường này Nhập khẩu tôm của Ấn Độ vào Mỹ trong 7 tháng đầu năm 2013 tăng 70%, từ 26.247 tấn của cùng kỳ năm ngoái lên 44.417 tấn Bên cạnh đó, sản lượng tôm ở các nước Mỹ la tinh, đặc biệt là Mexio cũng bị ảnh hưởng nặng nề do bệnh đốm trắng, cũng góp phần đáng kể vào việc giảm nguồn cung cho thị trường Mỹ

Bên cạnh đó, giá tôm trên thị trường Mỹ tăng cũng ảnh hưởng các hoạt động thương mại tôm trên thị trường này Từ tháng 5/2013 đến nay, giá bán buôn tôm các loại trên thị trường Mỹ đồng loạt tăng, khiến lượng nhập khẩu vào Mỹ bắt đầu giảm Đây là lý do khiến các nhà thu mua tôm không sẵn lòng mua tôm với số lượng lớn Các nhà nhập khẩu Mỹ đang chờ đợi các nước xuất khẩu giảm giá

Thị trường Nhật - nguồn cung giảm, giá tăng

Thị trường EU- nhu cầu tiêu thụ tiếp tục giảm

Thị trường châu Á

Mặc dù kinh tế tăng trưởng chậm, nhu cầu về tôm tại Trung Quốc vẫn tăng mạnh Trong quý I/2013, nhập khẩu tôm đông lạnh vào nước này tăng hơn 45%

Trang 6

Canada là nhà cung cấp tôm đông lạnh lớn nhất của Trung Quốc, tăng 38%, tiếp theo

là Thái Lan, tăng 57% và Ecuador tăng 150% Người mua Trung Quốc đang giao dịch với các nhà cung cấp tôm Ấn Độ và lượng tôm nhập khẩu vào Trung Quốc từ thị trường này tăng gấp đôi

Tại Ấn Độ, theo Cơ quan Phát triển Xuất khẩu Thủy sản của nước này, trong năm tài khóa 2012-2013, xuất khẩu tôm thẻ chân trắng tăng đáng kể, đạt 730 triệu đô

la Mỹ so với mức 385 triệu đô la Mỹ trong năm tài khóa trước Về khối lượng, xuất khẩu tôm thẻ chân trắng của nước này cũng đạt 91 nghìn tấn so với mức 40,7 nghìn tấn năm trước

Tại Thái Lan, sản lượng thu hoạch giảm, cùng với chi phí lao động tăng cao và đồng Bạt đang mạnh lên là những thách thức đối với ngành tôm của Thái Lan Theo

Bộ Thương Mại Thái Lan, giá trị tôm xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2013 của nước này đạt 643 triệu đô la Mỹ, giảm 19,3% so với cùng kỳ năm trước

Xu hướng thị trường

Sự suy thoái của nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới đã làm thay đổi xu hướng và thói quen tiêu dùng của người tiêu dùng Xu hướng này được thể hiện rõ rệt nhất trên thị trường Nhật Bản và Mỹ

Tại thị trường Nhật, năm 2012, hàng loạt báo cáo thị trường tôm Nhật Bản cho thấy người tiêu dùng nước này đã chuyển sang sử dụng tôm thẻ chân trắng thay cho tôm sú trong các món ăn truyền thống của họ và tiếp tục duy trì xu thế này trong năm 2013

Tại thị trường Mỹ và EU, nhu cầu trên giảm do suy thoái kinh tế kéo dài ở châu

Âu và thuế áp cho mặt hàng tôm tại Mỹ Trong khi đó, ở Đông Nam Á, nhu cầu tiêu dùng ổn định, đẩy giá tôm tươi tăng cao so với các sản phẩm tôm đông lạnh xuất khẩu Tại Ấn Độ, nhu cầu đối với tôm chân trắng tươi các loại ở thị trường trong nước hiện vẫn ở mức cao

Dự báo

Tại châu Á, sản lượng tôm ở Thái Lan tiếp tục giảm còn 40-50%, tương đương

200 nghìn tấn trong năm 2013 Trong khi đó, nguồn cung tôm chân trắng ở Ấn Độ và

Trang 7

Indonesia được dự đoán sẽ cao hơn năm trước, do vậy sẽ đáp ứng được phần nào về nhu cầu tôm đang tăng cao, đặc biệt tại thị trường Mỹ Năm 2012, sản lượng tôm của Indonesia đạt 457 nghìn tấn và được dự báo sẽ tăng thêm 200 nghìn tấn vào năm 2014

Tại các thị trường khác, do nhu cầu tôm chưa ở mức cao nên nguồn cung sẽ đủ đáp ứng, do vậy giá tôm được dự đoán sẽ tương đối ổn định Tuy nhiên, các thị trường này, do nhu cầu về tôm sú tăng nên nguồn cung được dự báo sẽ thiếu và giá cả tôm sú

sẽ tăng hơn so với tôm chân trắng

Tại Nhật, nhu cầu tôm đông lạnh vẫn ở mức cao Theo xu hướng thị trường hiện nay thì nhu cầu về nhập khẩu tôm giá trị gia tăng ở thị trường này có thể sẽ còn cao hơn nữa

Thị trường tôm EU sẽ tiếp tục ảm đạm trong các tháng tới đây do nguồn cung nguyên liệu tôm bị thiếu, dẫn đến giá tôm tăng cao

2 GIỚI THIỆU VỤ KIỆN VÀ DIỄN BIẾN

Ngày 28/12/2012, Liên minh Các nhà chế biến tôm của Mỹ (nguyên đơn) đã đệ đơn kiện lên Bộ Thương Mại Mỹ DOC yêu cầu điều tra áp thuế chống trợ cấp, đệ đơn lên Ủy Ban Thương Mại Quốc Tế Hoa Kỳ USITC yêu cầu điều tra thiệt hại liên quan đến mặt hàng “tôm nước ấm đông lạnh” nhập khẩu từ 7 nước gồm Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Ecuador

Ngày 2/1/2013, USITC ban hành bảng câu hỏi dành cho các nhà xuất khẩu của các nước bị đơn, trong đó có Việt Nam

Ngày 18/1/2013, sau khi xem xét đơn kiện và lập luận của các bên liên quan, DOC đã chính thức thông báo khởi xướng và tiến hành điều tra vụ kiện chống trợ cấp đối với mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ một số quốc gia, trong đó có Việt Nam Theo đó, DOC sẽ tiến hành lựa chọn các bị đơn bắt buộc của Việt Nam căn

cứ vào các số liệu thống kê của Hải quan Mỹ và sẽ cho công bố trong thời gian tới

Trang 8

Cục Quản lý Cạnh tranh cho biết pháp luật chống trợ cấp của Mỹ quy định DOC

và USITC điều tra vụ việc với vai trò khác nhau DOC điều tra xác định sự tồn tại của trợ cấp và biên độ trợ cấp, USITC điều tra xác định thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa Nếu một trong hai cơ quan ra kết luận phủ định về trợ cấp hoặc thiệt hại, cuộc điều tra sẽ được hủy bỏ

Ngay sau đó, ngày 19/1/2013, VASEP cũng đã có Thông cáo báo chí phản đối việc DOC chấp nhận đơn kiện của COGSI và tiến hành điều tra vụ kiện với những cáo buộc không hợp lý, thiếu cơ sở, gây ảnh hưởng đến các nhà sản xuất và xuất khẩu tôm Việt Nam, các nhà nhập khẩu Mỹ và người tiêu dùng Mỹ, tác động tiêu cực đến quan

hệ thương mại song phương Việt – Mỹ

Ngày 11/2/2013, DOC lựa chọn hai bị đơn bắt buộc là Công ty Thủy sản Minh Quý và Công ty Thủy sản Nha Trang, đồng thời thêm bốn nội dung điều tra mới

Ngày 29/5/2013, DOC đã ra quyết định sơ bộ về mức thuế chống trợ cấp đối với tôm nhập khẩu từ 7 nước Theo đó, Malaysia có mức thuế cao nhất với 62,74%, Ấn

Độ 5,91%, Trung Quốc 5,76%, Thái Lan 2,09% và Việt Nam 6,07% Indonesia và Ecuador được cho là không có trợ cấp từ Chính Phủ cho ngành tôm của họ

(Trong các ngày từ 10 đến 13-6-2013, đoàn công tác của Bộ Thương mại Hoa

Kỳ tiến hành thẩm tra tại chỗ vụ kiến chống trợ cấp tôm tại Việt Nam Đoàn công tác của DOC thực hiện thẩm tra tại 2 tỉnh Khánh Hòa và Cà Mau)

Ngày 12/8/2013, Bộ Thương mại Hoa Kỳ ra quyết định cuối cùng, cáo buộc tôm xuất khẩu của Việt Nam được hưởng trợ giá làm tổn hại tới các nhà đánh bắt và chế biến tôm của Hoa Kỳ Theo đó, mức thuế suất chống trợ cấp mà Hoa Kỳ áp dụng với các DN xuất khẩu tôm của Việt Nam là từ 1,15% đến 7,88% (tăng so với 5,08% sơ bộ) Mức thuế chung đối với các DN tôm khác của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ là 4,52% Đây là một quyết định không công bằng đối với ngành tôm Việt Nam

Vào ngày 20/9/2013 của Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) đã họp và

đi đến quyết định cuối cùng: ngành công nghiệp tôm của Mỹ không hề bị ảnh hưởng

gì về vật chất và cũng không hề bị đe dọa ảnh hưởng về vật chất do việc trợ cấp của

Trang 9

Chính phủ các nước XK tôm nước ấm đông lạnh từ Trung Quốc, Ecuador, Ấn độ, Malaysia và Việt Nam vào Mỹ

Như vậy, theo kết quả bỏ phiếu thông qua này của ITC, quyết định cuối cùng vụ kiện chống trợ cấp tôm nước ấm từ Việt Nam và 4 nước khác của Bộ Thương mại Hoa

Kỳ (DOC) ra ngày 12/8/2013 đã bị phủ quyết và hoàn toàn không có giá trị pháp lý để tiến hành thực thi

Do ITC quyết định rằng các DN Hoa Kỳ không bị thiệt hại về vật chất hoặc bị đe dọa thiệt hại về vật chất, vụ kiện này đã được chấm dứt hoàn toàn và toàn bộ các khoản tiền ký quỹ đã thu hoặc dự định sẽ phải thu của DN XK tôm Việt Nam phải được hoàn trả hoặc bãi bỏ

3 NGUYÊN NHÂN VỤ KIỆN

Mỹ nghi ngờ ngành tôm của các nước bên bị đơn nhận được các khoản trợ cấp không chính đáng từ Chính Phủ; Mặc dù có hơn 120 nước xuất khẩu tôm và sản phẩm tôm sang thị trường Mỹ, nhưng nguyên đơn chỉ kiện 7 nước, vì theo tính toán của họ, trong năm 2011, 7 nước này đã xuất khẩu tôm vào Mỹ với giá trị 4,3 tỷ USD, chiếm 85% tổng thị phần Nếu các nước này buộc phải tăng giá hoặc giảm xuất khẩu do bị áp thuế chống trợ giá thì ngành tôm nội địa Mỹ sẽ được hưởng lợi vì các nước còn lại cũng phải tăng giá theo;

Các nước chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường (Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, tính đến năm 2012, có 28 quốc gia công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường);

Khi khởi kiện chống phá giá, các nguyên đơn có xu hướng khởi kiện chống trợ cấp vì có thể tận dụng các cáo buộc liên quan đến trợ cấp từng được điều tra Vụ con tôm là một ví dụ cụ thể, với việc thắng kiện trong vụ chống bán phá giá tôm trước đó đối với Việt Nam, Mỹ tiếp tục khởi kiện chống trợ cấp Các nhà sản xuất của Mỹ cho rằng họ có thể dễ dàng thắng được nếu tiếp tục khởi kiện một vụ kiện tương tự Trong khi doanh nghiệpViệt Nam lại quá yếu về mặt kinh nghiệm khi có vụ kiện mang tính quốc tế xảy ra với ngành hàng xuất khẩu;

Trang 10

Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm, ít hiểu biết về pháp luật chống trợ cấp quốc tế Trình độ quản lý của doanh nhân còn khá hạn chế, các cơ hội phát triển quốc tế phần lớn do định hướng, hợp tác của Nhà nước Bên cạnh đó, Việt Nam thiếu hẳn một đội ngũ chuyên gia pháp lý, luật sư am hiểu tận tường về kinh

tế quốc tế nói chung và pháp luật cạnh tranh quốc tế nói riêng

4 NHỮNG TÁC ĐỘNG TỪ VỤ KIỆN LÊN CÁC BÊN BỊ ĐƠN VÀ NGUYÊN ĐƠN

4.1 Đối với Việt Nam –Bị đơn

Vụ kiện làm cho các doanh nghiệp Việt Nam hết sức bất ngờ bởi họ chưa từng bán phá giá hay được trợ cấp Họ vẫn kinh doanh bình thường, không vi phạm pháp luật thương mại nước sở tại Nhiều vụ kiện xuất phát từ những yếu tố chủ quan của bên đi kiện, ví dụ họ đang gặp khó khăn trong cạnh tranh hoặc có chiến lược sử dụng các công cụ kiện này để ngăn chặn hàng nhập khẩu chứ không liên quan đến việc hàng hóa nước ngoài cạnh tranh không lành mạnh Đây là một xu thế nguy hiểm khi nhiều nước sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại một cách “thái quá” với quan điểm “đánh chặn”;

Cách thức sử dụng biện pháp phòng vệ của các nước nhập khẩu cho thấy, đang

có một số xu hướng kiện chùm (kiện đồng thời nhiều nước), kiện chống lẩn tránh thuế (kiện một nước để ngăn chặn khả năng lẩn tránh một biện pháp thuế đã áp cho nước khác), kiện domino (nước này kiện được thì nước khác cũng theo đó đi kiện) Trong thời gian qua, Việt Nam, chủ yếu bị kiện chống bán phá giá và biện pháp tự vệ, nhưng theo các chuyên gia, Việt Nam đã bắt đầu phải đối mặt với công cụ cuối cùng của nhóm các biện pháp phòng vệ thương mại đó là kiện chống trợ cấp, đặc biệt trong bối cảnh còn nhiều quốc gia chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường Các vụ kiện chống trợ cấp, với đặc thù là không chỉ doanh nghiệp mà cả Chính phủ cũng là một bên của vụ kiện và phải tham gia các thủ tục tố tụng liên quan, nên tầm ảnh hưởng và hậu quả để lại nếu thua kiện là rất lớn;

Ngày đăng: 03/06/2024, 19:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w