1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

khảo sát sự thay đổi nhiệt độ bề mặt da vùng cổ gáy khi châm huyệt hậu khê trên người tình nguyện khỏe mạnh

107 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo Sát Sự Thay Đổi Nhiệt Độ Bề Mặt Da Vùng Cổ Gáy Khi Châm Huyệt Hậu Khê Trên Người Tình Nguyện Khỏe Mạnh
Tác giả Võ Chí Thiện
Người hướng dẫn PGS.TS.BS. Trịnh Thị Diệu Thường
Trường học Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Y Học Cổ Truyền
Thể loại Luận Văn Bác Sĩ Nội Trú
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 2,12 MB

Nội dung

Ví dụ, Litscher dùng camera hồng ngoại để ghi nhận sự gia tăngsử dụng IRT chứng minh sự khác biệt về thay đổi nhiệt độ da tại huyệt Túc tam lýứng dụng IRT hiện nay chủ yếu tập trung vào

Trang 1

-oOo -THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023

VÕ CHÍ THIỆN

KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI NHIỆT ĐỘ BỀ MẶT DA

VÙNG CỔ GÁY KHI CHÂM HUYỆT HẬU KHÊ TRÊN NGƯỜI TÌNH NGUYỆN KHỎE MẠNH

LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, dưới sựhướng dẫn của PGS.TS.BS Trịnh Thị Diệu Thường Các số liệu và kết quả trongnghiên cứu là trung thực, khách quan và chưa từng được ai công bố trong bất kỳcông trình nghiên cứu nào khác

Tác giả luận văn

VÕ CHÍ THIỆN

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT i

DANH MỤC BẢNG iii

DANH MỤC SƠ ĐỒ iv

DANH MỤC BIỂU ĐỒ iv

DANH MỤC HÌNH v

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 3

1.1 Kinh lạc và huyệt vị 3

1.2 Thân nhiệt và sinh lý điều nhiệt 8

1.3 Đo nhiệt độ bằng camera hồng ngoại 11

1.4 Các công trình nghiên cứu liên quan 13

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

2.1 Thiết kế nghiên cứu 19

2.2 Đối tượng nghiên cứu 19

2.3 Thời gian và địa diểm nghiên cứu 19

2.4 Cỡ mẫu nghiên cứu 19

2.5 Định nghĩa các biến số độc lập và phụ thuộc 22

2.6 Phương pháp và công cụ đo lường, thu thập số liệu 23

2.7 Quy trình nghiên cứu 30

2.8 Phương pháp phân tích dữ liệu 32

2.9 Đạo đức trong nghiên cứu 32

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ 34

3.1 Đặc điểm chung người tham gia nghiên cứu 34

3.2 So sánh nhiệt độ vùng cổ gáy giữa giai đoạn chứng và giai đoạn nghiên cứu 39

3.3 So sánh nhiệt độ vùng cổ gáy giữa 2 nhóm A và B trong giai đoạn nghiên cứu 43 3.4 So sánh nhiệt độ hai bên vùng cổ gáy trong giai đoạn nghiên cứu 44

3.5 Biến cố không mong muốn 46

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 47

4.1 Bàn luận về đặc điểm chung mẫu nghiên cứu 47

4.2 Bàn luận về thiết kế nghiên cứu 51

4.3 Bàn luận về sự thay đổi nhiệt độ bề mặt da vùng cổ gáy 56

Trang 5

4.4 Bàn luận về ứng dụng huyệt Hậu khê cùng bên, đối bên 64

4.5 Tính an toàn của châm cứu 66

4.6 Điểm mới, điểm hạn chế, tính ứng dụng và triển vọng của đề tài 67

KẾT LUẬN 70

KIẾN NGHỊ 70

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT TỪ TIẾNG ANH TỪ TIẾNG VIỆT

disease activity score

Thang điểm mức độ hoạt độngbệnh viêm cột sống dính khớp

functional index

Chỉ số đánh giá chức năng ởbệnh nhân viêm cột sống dính

khớp

and Stress Scale

Thang đo lo âu, trầm cảm và

căng thẳng

Trang 7

VAS Visual analog scale Thang điểm dạng nhìn

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Các biến số nền 22

Bảng 2.2 Các biến số kết cục 23

Bảng 2.3 Các thông số kỹ thuật cơ bản của máy FLIR C5 24

Bảng 3.1 Đặc điểm về giới tính, tuổi và BMI của người tham gia nghiên cứu 34

Bảng 3.2 Đặc điểm về mạch, huyết áp và thân nhiệt trong nhóm A 35

Bảng 3.3 Đặc điểm về mạch, huyết áp và thân nhiệt trong nhóm B 37

Bảng 3.4 So sánh nhiệt độ vùng cổ gáy từng thời điểm trong nhóm A khi châm huyệt chứng và huyệt nghiên cứu 40

Bảng 3.5 Nhiệt độ vùng cổ gáy từng thời điểm trong nhóm B khi châm huyệt chứng và huyệt nghiên cứu 42

Bảng 3.6 Nhiệt độ vùng cổ gáy ở 2 nhóm khi châm huyệt Hậu khê 43

Bảng 3.7 Nhiệt độ hai bên cổ gáy khi châm huyệt Hậu khê trái 44

Bảng 3.8 So sánh nhiệt độ hai bên cổ gáy khi châm huyệt Hậu khê phải 45

Bảng 3.9 Các biến cố không mong muốn trong quá trình châm 46

Trang 9

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1 Sơ lược quá trình nghiên cứu 30

Sơ đồ 2.2 Các bước can thiệp trên NTGNC 31

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Sự thay đổi nhiệt độ vùng cổ gáy trong nhóm A khi châm huyệtchứng và huyệt nghiên cứu 39Biểu đồ 3.2 So sánh sự thay đổi nhiệt độ vùng cổ gáy trong nhóm B khi châmhuyệt chứng và huyệt nghiên cứu 41Biểu đồ 3.3 So sánh nhiệt độ vùng cổ gáy giữa 2 nhóm khi châm huyệt Hậu khê 43Biểu đồ 3.4 So sánh sự thay đổi nhiệt độ hai bên cổ gáy khi châm huyệt Hậu khêtrái 44Biểu đồ 3.5 So sánh sự thay đổi nhiệt độ hai bên cổ gáy khi châm huyệt Hậu khêphải 45

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Đường kinh thủ Thái dương Tiểu trường 4

Hình 1.2 Vị trí huyệt Hậu khê 6

Hình 1.3 Cấu trúc giải phẫu vùng huyệt Hậu Khê 7

Hình 1.4 Các cơ chế thải nhiệt của cơ thể 9

Hình 2.1 Camera đo nhiệt độ hồng ngoại FLIR C5 24

Hình 2.2 Vị trí huyệt Ngư tế 27

Hình 2.3 Vị trí khảo sát nhiệt độ 28

Hình 2.4 Bố trí đo nhiệt độ 29

Hình 4.1 Sự thay đổi nhiệt độ bề mặt da vùng cổ gáy khi châm huyệt Ngư tế 57

Hình 4.2 Sự thay đổi nhiệt độ bề mặt da khi châm huyệt Hậu khê 60

Trang 11

MỞ ĐẦU

Châm cứu là một thành phần quan trọng của nền Y học cổ truyền, đã được áp

Năm 2002, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công nhận vai trò của châm cứu trong

đã được các nhà khoa học công nhận, nhưng cấu trúc-chức năng-tác dụng đặc hiệucủa huyệt vị vẫn còn rất nhiều tranh cãi Do đó, vấn đề bằng chứng hóa bản chất vànhững tác dụng của huyệt vị bằng những nghiên cứu khoa học là điều rất cần thiết.Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhiều thiết bị hiện đại đãđược ứng dụng trong nghiên cứu chứng minh cấu trúc-chức năng-tác dụng đặc hiệu

được sử dụng rộng rãi để đánh giá tác động của châm cứu và hỗ trợ chẩn đoán một

pháp an toàn, chi phí thấp, không xâm lấn và đã có nhiều công trình nhiều nghiêncứu ứng dụng Ví dụ, Litscher dùng camera hồng ngoại để ghi nhận sự gia tăng

sử dụng IRT chứng minh sự khác biệt về thay đổi nhiệt độ da tại huyệt Túc tam lý

ứng dụng IRT hiện nay chủ yếu tập trung vào chứng minh sự khác biệt giữa vị trí làhuyệt và không phải huyệt, sự thay đổi nhiệt độ tại huyệt khi châm cứu,…mà ítnghiên cứu nào khảo sát về sự thay đổi nhiệt độ tại vị trí tác động tương ứng của cáchuyệt đặc hiệu – nhóm huyệt thường được lựa chọn trong điều trị các trình trạngđau trên lâm sàng

Hiện nay, đau cổ gáy là một tình trạng về cơ xương khớp phổ biến, đã trở thànhmột vấn đề sức khỏe quan trọng do tỷ lệ mắc cao và gánh nặng kinh tế mà nó mang

nhiều khó khăn vì căn nguyên phức tạp, các triệu chứng rất dễ tái phát và cácphương pháp điều trị như uống thuốc, tiêm thuốc hoặc phẫu thuật mặc dù có hiệu

Trang 12

quả10,11 nhưng có thể dẫn đến một số tác dụng phụ nghiêm trọng Chính vì lý donày, nhiều người bệnh tìm đến các phương pháp y học bổ sung và thay thế (CAM)

để điều trị hiệu quả và an toàn hơn Trong đó, liệu pháp châm cứu là một trongnhững liệu pháp CAM phổ biến nhất trên thế giới và được sử dụng rộng rãi để kiểm

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh châm cứu có

Trong

số đó, huyệt Hậu khê là huyệt đặc hiệu thường được lựa chọn kết hợp với các huyệt

được ghi nhận trong nhiều y văn về tác dụng điều trị đau cổ gáy Tuy nhiên, vẫnchưa có nghiên cứu khách quan nào chứng minh mối quan hệ tương ứng của riênghuyệt Hậu khê và vùng cổ gáy khi thể châm

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, trong nghiên cứu này chúng tôi muốn làmsáng tỏ phần nào sự tương quan giữa huyệt Hậu khê và vùng cổ gáy qua phươngpháp khảo sát sự thay đổi nhiệt độ bề mặt da vùng cổ gáy bằng camera hồng ngoạikhi châm huyệt Hậu khê trên người tình nguyện khỏe mạnh

Câu hỏi nghiên cứu

Khi châm huyệt Hậu khê trên người tình nguyện khỏe mạnh có làm thay đổinhiệt độ bề mặt da tại vùng cổ gáy hay không?

Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu tổng quát: Khảo sát sự thay đổi nhiệt độ bề mặt da vùng cổ gáy khichâm huyệt Hậu khê trên người tình nguyện khỏe mạnh

Trang 13

Lộ trình kinh chìm: từ huyệt Khuyết bồn ở hố trên đòn, đi sâu vào Tâm, dọc theo

Trang 14

b) Các huyệt trên đường kinh Tiểu trường

Có tất cả 19 huyệt trên đường kinh Tiểu trường: Thiếu trạch, Tiền cốc, Hậu khê,Uyển cốt, Dương cốc, Dưỡng lão, Chi chính, Tiểu hải, Kiên trinh, Nhu du, Thiêntông, Bỉnh phong, Khúc viên, Kiên ngoại du, Kiên trung du, Thiên song, Thiên

Hình 1.1 Đường kinh thủ Thái dương Tiểu trường.

Nguồn: Giovanni Maciocia CA The Foundations of Chinese Medicine: A Comprehensive Text 20

1.1.1.3 Mạch Đốc

Mạch Đốc thuộc Kỳ kinh bát mạch – có nhiệm vụ liên lạc và điều hòa sự thịnhsuy của khí huyết trong 12 kinh để đảm bảo sự cân bằng của cơ thể Chữ ―Đốc‖ cónghĩa là giám sát, chỉ huy, cai quản Mạch Đốc có lộ trình chạy theo đường giữa sauthân và quản lý tất cả các kinh dương của cơ thể, vì thế còn gọi là ―Dương mạch chi

Mạch Đốc nhận tất cả kinh khí từ các đường kinh dương của cơ thể (bể của cáckinh dương) Mạch Đốc cùng với tất cả những kinh dương hòa hợp với nhau và tạothành dương của cơ thể Mạch Đốc có tác dụng: điều chỉnh và phấn chấn dương khí

Trang 15

1.1.2 Huyệt vị

1.1.2.1 Khái niệm theo Y học cổ tuyền

Huyệt là nơi khí của tạng phủ, của kinh lạc, của cân cơ xương khớp tụ lại, tỏa ra

ở phần ngoài cơ thể Theo thiên Cửu châm thập nhị nguyên, sách Linh khu: ―Huyệt

là nơi thần khí hoạt động vào-ra; nó được phân bố khắp phần ngoài cơ thể‖ Việckích thích tại những huyệt vị này có thể làm những vị trí khác hay bộ phận của mộtnội tạng nào đó có sự phản ứng nhằm đạt được kết quả điều trị mong muốn Huyệt

có quan hệ chặt chẽ với các hoạt động sinh lý và các biểu hiện bệnh lý của cơ thể

1.1.2.2 Quan điểm theo Y học hiện đại

Huyệt là gì? Dưới góc nhìn của Y học hiện đại, câu hỏi này vẫn chưa thật sự cócâu trả lời rõ ràng Để tìm ra đáp án chính xác nhất cho câu hỏi này, nhiều nghiêncứu đã được tiến hành để xem xét cấu trúc, đặc điểm riêng biệt của vùng huyệt có gìkhác với các mô hoặc cấu trúc xung quanh Cho đến nay, mặc dù vẫn chưa pháthiện ra những cấu trúc độc đáo nào tương ứng với huyệt đạo, kết quả của nhữngnghiên cứu ấy đã nêu được một số đặc điểm cụ thể liên quan đến vị trí huyệt:

- Về cấu trúc giải phẫu tại vùng huyệt: ghi nhận có sự tập trung nhiều vi mạchcũng như là các đầu tận thần kinh, thụ thể thần kinh, các sợi dẫn truyền thần kinh A

và C tại vùng huyệt Ngoài ra, các nghiên cứu còn chỉ ra sự phân bố của các tế bào

- Về điện sinh học tại vùng huyệt: kết quả của các nghiên cứu trên người khỏemạnh cho thấy rằng, tại các vùng được xác định là huyệt có điện trở thấp hơn đáng

Từ đó có thể thấy huyệt là một điểm phản xạ quan trọng của các tổn thương trên cơthể và dựa vào phân tích điện trở của vùng huyệt có thể hỗ trợ phần nào cho mục

- Về phân tử sinh học tại vùng huyệt: khi kích thích vào huyệt, tại chỗ của huyệt

có thể giải phóng các phân tử sinh học để phát huy vai trò giảm đau hoặc điều hòa

Trang 16

thần kinh Nghiên cứu sơ bộ cho thấy rằng Adenosine là các phân tử sinh học được

rằng có nồng độ cao của Nitrit oxit, Guanosine monophosphate, Norepinephrine tại

1.1.3 Huyệt Hậu khê và mối liên quan vùng cổ gáy

1.1.3.1 Tổng quan về huyệt Hậu khê

Xuất xứ từ Thiên ―Bản du‖ (Linh khu), huyệt nằm ở cuối đường chỉ tâm đạo bàn

Huyệt thứ 3 của đường kinh Tiểu trường, là Du huyệt và là huyệt giao hội với

Vị trí ở mu bàn tay, trong chỗ lõm phía trên bờ trụ của khớp bàn ngón tay thứ 5,

Hình 1.2 Vị trí huyệt Hậu khê

Nguồn: WHO, WHO Standard acupuncture point locations in the Western Pacific region, 2008 1

Công năng chính của huyệt Hậu khê là Thanh thần trí, củng cố Biểu phận, thôngĐốc mạch, thư cân Tác dụng tại chỗ và theo đường kinh thường là đề cập đến tác

Trang 17

dụng điều trị ngón tay út co duỗi khó khăn, đau cứng cổ gáy, đau đầu, ù tai Ngoài

ra, huyệt Hậu khê cũng có một số tác dụng toàn thân như điều trị động kinh, sốt rét,

1.1.3.2 Giải phẫu – thần kinh tại huyệt

Dưới huyệt là cơ dạng ngón út, bờ trong cơ gấp ngắn ngón tay, cơ ngón út, bờtrong đầu dưới xương bàn tay số 5 Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây

Nguồn: Acupuncture anatomy: regional micro-anatomy and systemic acupuncture networks 31

1.1.3.3 Mối liên quan giữa Hậu khê và vùng cổ gáy theo YHCT

Huyệt Hậu khê là huyệt thứ 3 của đường kinh thủ Thái dương Tiểu trường Sựtuần hành của đường kinh thủ Thái dương Tiểu trường có nhánh nối với kinh TúcThái dương Bàng quang và tất cả các kinh dương đều hội tại huyệt Đại chùy tạivùng cổ gáy Do đó, huyệt Hậu khê dựa theo tác dụng đường kinh mà cũng có mốiliên hệ đến vùng cổ gáy Đồng thời, huyệt Hậu khê cũng là một trong bát mạch giaohội huyệt, thông với Đốc mạch, mà nhánh chính Đốc mạch lại tuần hành dọc theocột sống qua vùng cổ gáy Chính sự liên hệ này đã tạo nên những tác dụng đặc hiệucủa huyệt Trong nhiều y văn đã ghi nhận về tính hiệu quả của huyệt Hậu khê và sựphối hợp giữa huyệt Hậu khê với các huyệt khác đề điều trị các bệnh vùng cổ gáy.Trong ―Châm cứu đại thành‖ quyển thứ 6 ghi: ―Hậu khê chủ về sốt rét, mắt đỏ sinh

ế, chảy máu cam, điếc, đầy tức ngực, cứng cổ gáy, co rút cánh tay, khuỷu tay‖ Hay

Hình 1.3 Cấu trúc giải phẫu vùng huyệt Hậu Khê

Trang 18

trong ―Giáp ất kinh‖ quyển 7 viết: ― lạnh, sốt lạnh, vai cánh tay khủy tay đau, cứnggáy không xoay trở được…dùng Hậu khê làm chủ‖ Thêm vào đó, trong ―Thườngdụng du huyệt lâm sàng phát huy‖ có viết: ―Hậu khê và Thân mạch làm thông Đốcmạch và Dương kiểu mạch, làm thông vùng mắt, bên đầu, gáy, tai, sau vai, tiềutrường, bàng quang Hai huyệt phối hợp, trị bệnh ở đầu gáy, tai, mắt, sau vai, lưng

1.2.2 Quá trình thải nhiệt trong cơ thể

1.2.2.1 Quá trình thải nhiệt

Phần lớn nhiệt năng được tạo ra từ những cơ quan ở sâu trong cơ thể như gan,tim, não, cơ Sau đó nhiệt năng phải được truyền từ trong cơ thể ra mặt ngoài da, để

Ở da có hệ thống mạch máu đặc biệt và sự truyền nhiệt từ trong sâu qua lớp cáchnhiệt dưới da (mô mỡ của mô dưới da) để ra ngoài mặt da được thực hiện nhờ hệthống mạch máu này, trong đó đặc biệt quan trọng là mạng tĩnh mạch ở dưới da.Khi lưu lượng máu qua mạng tĩnh mạch cao, thì nhiệt được đem từ trong sâu ra da,ngược lại khi lưu lượng máu qua mạng tĩnh mạch thấp, thì nhiệt được giữ sâu bêntrong cơ thể Hệ thần kinh giao cảm chi phối độ co mạch của các tiểu động mạch và

hệ thống nối trực tiếp động mạch, tĩnh mạch để cung cấp máu cho mạng tĩnh mạch

Trang 19

Nhiệt năng từ mặt da được thải ra khỏi cơ thể bằng hai cách: truyền nhiệt và sự

Hình 1.4 Các cơ chế thải nhiệt của cơ thể

Nguồn: Hall JE, Guyton and Hall textbook of medical physiology, 2020 34

a) Thải nhiệt bằng truyền nhiệt

Truyền nhiệt bức xạ:

- Là sự truyền nhiệt giữa các vật không tiếp xúc với nhau Nhiệt được truyềndưới dạng tia hồng ngoại (là một loại sóng điện từ) Tất cả những vật có nhiệt độlớn hơn 0° tuyệt đối đều có thể bức xạ được, tuy nhiên nếu nhiệt độ của da lớn hơnnhiệt độ của môi trường xung quanh, thì lượng nhiệt bức xạ từ cơ thể ra ngoài sẽnhiều hơn lượng nhiệt bức xạ từ tường và các vật khác tới cơ thể

Truyền nhiệt trực tiếp

- Là sự truyền nhiệt giữa các vật tiếp xúc với nhau Nhiệt được truyền từ vật cónhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn qua bề mặt tiếp xúc giữa hai vật Truyềnnhiệt trực tiếp tỷ lệ thuận với diện tích tiếp xúc, mức chênh lệch nhiệt và thời giantiếp xúc giữa hai vật Quá trình này chấm dứt khi nhiệt độ của vật nhận nhiệt bằngnhiệt độ của vật truyền nhiệt

Trang 20

Truyền nhiệt đối lưu

- Nhiệt được truyền cho lớp không khí tiếp xúc bề mặt cơ thể Sự truyền nhiệt từ

cơ thể tới không khí xung quanh sẽ dừng lại, khi nhiệt độ không khí ở gần da bằngvới nhiệt độ da, trừ khi không khí được đổi mới nhờ sự chuyển động của không khí

cũ ra nơi khác Như vậy nếu môi trường xung quanh cơ thể có chuyển động đối lưucàng nhiều thì cơ thể càng thải ra nhiều nhiệt

Một điều kiện chung để cơ thể có thể thải nhiệt bằng phương thức truyền nhiệt lànhiệt độ của da phải cao hơn nhiệt độ của không khí và những vật xung quanh.Trong trường hợp ngược lại, cơ thể không thải nhiệt được mà còn có nguy cơ bị

b) Thải nhiệt bằng sự bốc hơi nước

Sự bốc hơi nước qua da và đường hô hấp: một gram nước bốc hơi sẽ lấy đi của

cơ thể 0,58 kCal Sự bốc hơi nước qua da và đường hô hấp thường xuyên xảy ra,bình thường khoảng 600ml trong một ngày, thải ra được từ 12 tới 16 kCal mỗi giờ,đây là lượng nước mất không cảm thấy, không thay đổi theo nhiệt độ của cơ thể vànhiệt độ không khí Khi cơ thể vận động, hoặc ở trong môi trường nóng, thì ngoàilượng nước mất không cảm thấy bốc hơi qua da và đường hô hấp, còn có sự tiết mồhôi từ các tuyến mồ hôi ở da, và mồ hôi chỉ giúp thải nhiệt khi bốc hơi trên da.Lượng mồ hôi bốc hơi trên da tùy vào ẩm độ của môi trường, do đó vào một ngày

Sự tiết mồ hôi: cấu trúc của tuyến mồ hôi gồm 2 phần: phần cuộn có nhiệm vụtiết mồ hôi sơ khai, phần ống có nhiệm vụ dẫn mồ hôi ra ngoài và tái hấp thụ lại

sợi giao cảm cholinergic tới các tế bào thượng bì của phần cuộn tuyến mồ hôi vàkhi bị kích thích thì gây tiết mồ hôi sơ khai Khi cơ thể vận động, tủy thượng thận

Trang 21

c) Sự bốc hơi nước bằng cách thở cạn và bốc hơi qua miệng

Nhiều động vật có ít khả năng thải nhiệt từ mặt ngoài của cơ thể vì 2 lý do: cólông làm giảm sự thải nhiệt bằng cách truyền nhiệt, hơn nữa da của chúng không có

Do đó sinh vật sẽ thở nhanh và thở cạn, lè lưỡi ra, như vậy sẽ đem được nhiềukhông khí mới từ bên ngoài vào tiếp xúc với niêm mạc của đường hô hấp trên vàgiúp cho sự bốc hơi nước qua niêm mạc đường hô hấp, và sự bốc hơi nước bọt ởlưỡi được dễ dàng hơn, cách này không làm thay đổi nhiều thành phần khí trongphế nang Cách thải nhiệt của cơ thể thay đổi tùy theo nhiệt độ của môi trường Khinhiệt độ môi trường càng cao, thì sự truyền nhiệt càng kém và sự bốc hơi nước càngtăng32,33

1.3 Đo nhiệt độ bằng camera hồng ngoại

1.3.1 Đại cương

Đo nhiệt bức xạ hồng ngoại (IRT) là một ngành khoa học cho việc thu nhận và

xử lý thông tin nhiệt từ các thiết bị đo lường không tiếp xúc Nó dựa trên bức xạhồng ngoại, một dạng bức xạ điện từ có bước sóng dài hơn bước sóng của ánh sángnhìn thấy Bất kỳ vật thể nào ở nhiệt độ trên độ 0 tuyệt đối đều phát ra bức xạ hồng

ngoại thu nhận bức xạ hồng ngoại do một vật thể phát ra và biến đổi nó thành tínhiệu điện tử Hầu hết các thiết bị tiên tiến đều bao gồm một loạt các cảm biến để tạo

ra hình ảnh hồng ngoại chi tiết của đối tượng Hình ảnh thu được bằng camera hồngngoại được chuyển đổi thành hình ảnh nhìn thấy được bằng cách gán màu cho mỗimức năng lượng hồng ngoại Kết quả là tạo ra một hình ảnh giả màu sắc được gọi làbiểu đồ nhiệt

Trang 22

dụng nhiệt độ trong chẩn đoán bằng cách bôi bùn lên cơ thể người bệnh và cho rằngnhững khu vực khô nhanh là nơi có bệnh, nhiệt độ đã là một lĩnh vực quan trọngđược quan tâm trong y học Thiết bị đo nhiệt độ hồng ngoại tiếp nhận ánh sánghồng ngoại do cơ thể phát ra để hình dung những thay đổi về thân nhiệt do sự bấtthường trong lưu lượng máu bề mặt của vùng bị bệnh IRT không phải là mộtphương pháp cho thấy những bất thường về mặt giải phẫu, mà là một phương phápcho thấy những thay đổi về mặt sinh lý, giúp hình dung một cách khách quan các

Sự thay đổi nhiệt độ bất thường có thể dễ dàng nhận biết bằng IRT, nên nhữnghình ảnh nhiệt này có thể giúp chẩn đoán sớm các trình trạng bệnh lý Tuy nhiên, kỹthuật này không đặc hiệu và dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh, nên cầnđược kết hợp với tình trạng lâm sàng để có thể chẩn đoán chính xác Dù thế, cũng

có một số lý do khiến IRT được cộng đồng y tế chấp nhận rộng rãi; trước hết, IRT

là một phương pháp đánh giá không tiếp xúc và không xâm lấn, có thể tiến hànhnhanh chóng và đồng thời giám sát khu vực rộng Quan sát, giải thích từ biểu đồnhiệt được gán màu sẽ dễ dàng hơn và nhanh hơn Hơn nữa, kỹ thuật này chỉ ghi lạibức xạ tự nhiên phát ra từ bề mặt da và không có tác động bức xạ có hại Vì vậy, nóthích hợp để sử dụng kéo dài và lặp đi lặp lại Cuối cùng, IRT là một kỹ thuật thờigian thực, cho phép theo dõi các biến đổi động học của nhiệt độ Do những ưu điểm

IRT đã được sử dụng rộng rãi cho chẩn đoán trong các bệnh lý: biến chứng thần

khoa và da liễu, phẫu thuật tim,…IRT còn là một công cụ hữu ích để sàng lọc vàchẩn đoán bổ sung các bệnh lý cột sống với độ nhạy và độ tin cậy cao hơn Nó cũng

Nền tảng lý thuyết quan trọng nhất của IRT trong chẩn đoán là sự phân bố nhiệtlượng đối xứng trong cơ thể bình thường Do đó, tính đối xứng của thân nhiệt đượccoi là yếu tố quan trọng nhất khi giải thích hình ảnh IRT Máy ảnh hồng ngoại được

sử dụng để đo ánh sáng hồng ngoại phát ra từ cơ thể và hiển thị ánh sáng này trênmàn hình bằng việc gán các màu sắc tương ứng trên hình ảnh hồng ngoại thu được

Trang 23

để tạo điều kiện cho việc giải thích trực quan41 Do đó, khi so sánh sự phân bố nhiệt

ở cả hai bên của cơ thể, ―vùng quan tâm‖ (ROI) được đặt ở kích thước bằng nhautrên mỗi bên của hình ảnh giả màu thu được và nhiệt độ trung bình trong mỗi ROIđược tính toán để tìm ra sự khác biệt Có hai phương pháp để so sánh sự chênh lệchnhiệt độ trong ROI giữa 2 bên: bệnh và không bệnh Phương pháp đầu tiên là xácđịnh sự khác biệt có ý nghĩa, chẳng hạn như sự bất đối xứng của nhiệt độ lệch khỏi

độ lệch chuẩn của ROI bên không bệnh và thứ hai là xác định sự khác biệt về nhiệt

độ trung bình của cả hai ROI và so với ―chênh lệch nhiệt độ tham chiếu‖ Phươngpháp sau chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực lâm sàng Chênh lệch nhiệt độ trungbình hai bên (giữa bên trái và bên phải) đối với một số bộ phận cơ thể ở nhữngngười bình thường đã được biết là 0,15°C ở cổ (sau), 0,25°C ở thắt lưng (sau),0,13°C ở cánh tay (bắp tay ), 0,23°C trên lòng bàn tay (giữa), 0,11°C trên đùi (phíatrước), 0,15°C trên đùi (phía sau), 0,30°C trên bàn chân (lưng), 0,38°C trên đầu

1.4 Các công trình nghiên cứu liên quan

1.4.1 Khảo sát nhiệt độ trong y khoa bằng thiết bị FLIR C5

bằng camera hồng ngoại vào chẩn đoán hội chứng tăng tiết mồ hôi cục bộ nguyênphát ở lòng bàn tay Trong nghiên cứu này đã sử dụng camera hồng ngoại FLIR C5làm thiết bị khảo sát sự khác biệt về nhiệt độ lòng bàn tay của nhóm bệnh và nhómchứng Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng, với độ nhạy và độ đặc hiệu là 98,2%

và 97,3% hình ảnh nhiệt là một công cụ đơn giản, không xâm lấn và khách quan đểchẩn đoán và theo dõi điều trị hội chứng tăng tiết mồ hôi cục bộ nguyên phát ở lòngbàn tay

mồ hôi chân nguyên phát bằng phương pháp phẫu thuật nội soi cắt thần kinh giaocảm lưng Trong nghiên cứu này, ngoài đánh giá kết quả điều trị bằng thang điểmQoL thì còn đánh giá sự thay đổi nhiệt độ bàn chân bằng camera hồng ngoại FLIRC5 Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, sau khi tiến hành phẫu thuật nội soi thì điểm

Trang 24

chất lượng cuộc sống QoL của người bệnh có cải thiện đáng kể và nhiệt độ lòng bànchân tăng lên có ý nghĩa thống kê Qua đó, nghiên cứu kết luận rằng phẫu thuật nộisoi cắt thần kinh giao cảm lưng là một phương pháp điều trị phẫu thuật an toàn vàhiệu quả đối với tăng mồ hôi chân nguyên phát Đồng thời, cũng gián tiếp chứngminh các thiết bị đo nhiệt độ hồng ngoại nói chung, camera hồng ngoại FLIR C5nói riêng, có thể là một công cụ hữu hiệu trong việc theo dõi kết quả điều trị.

1.4.2 Đánh giá nhiệt độ sau châm cứu

1.4.2.1 Nghiên cứu về hình ảnh nhiệt độ hồng ngoại trên khuôn mặt khi châm huyệt Quang minh (GB 37) và Hợp cốc (LI 4) - Xiao-jing Song, Dong Zhang (2010) 44

Tác giả tiến hành nghiên cứu để quan sát mối quan hệ giữa các huyệt Quangminh, Hợp cốc với các vùng trên khuôn mặt Nghiên cứu gồm 54 người bệnh liệtmặt ngoại biên, phân bố ngẫu nhiên vào 2 nhóm: nhóm châm cứu huyệt Quangminh và nhóm châm cứu huyệt Hợp cốc, với các thao tác kích thích tiến lui và vêkim trong 20s và kim được lưu lại trong 30 phút sau khi đắc khí Kết quả nghiêncứu cho thấy sau khi châm huyệt Quang minh nhiệt độ tăng cao nhất ở vùng mắtbên liệt, sau khi châm huyệt Hợp cốc nhiệt độ tăng cao nhất ở vùng miệng bên liệt

và chỉ ra rằng có sự liên quan chặt chẽ giữa huyệt Quang minh và vùng mắt cũngnhư huyệt Hợp cốc và vùng miệng, từ đó chứng minh tính đặc hiệu của huyệt

1.4.2.2 Khảo sát sự thay đổi nhiệt độ bề mặt da khi châm tả huyệt Liệt khuyết,

Uỷ trung – Vũ Thanh Liêm (2019) 45,46

Nghiên cứu được thực hiện để khảo sát sự thay đổi bề mặt da khi châm tả huyệtLiệt khuyết, Ủy trung thuộc nhóm Lục tổng huyệt Nghiên cứu gồm 120 đối tượng,phân ngẫu nhiên thành 4 nhóm châm lần lượt từng huyệt Ủy trung hoặc Liệt khuyếttừng bên bằng phương pháp châm tả Phòng thực nghiệm được duy trì ở nhiệt độ

trực tiếp hoặc nguồn bức xạ bất thường Kết quả chính của nghiên cứu cho thấy saukhi châm huyệt tả Uỷ trung sẽ làm tăng nhiệt độ vùng lưng, châm tả huyệt Liệt

Trang 25

khuyết sẽ làm tăng nhiệt độ vùng cổ và nhiệt độ tại vùng tác dụng đặc hiệu 2 bêntrái phải không khác nhau.

1.4.2.3 Sự khác biệt về hiệu ứng nhiệt trên các vùng mặt khi cứu các huyệt Túc tam lý và Hợp cốc của người tình nguyện khỏe mạnh - Yiling Yang, Laixi Ji, Gaobo Li, Xiufang Deng, Peisi Cai, Ling Guan (2012) 47

Nghiên cứu tiến hành để khảo sát thay đổi nhiệt độ của các vùng mặt khác nhaukhi cứu tại huyệt Túc tam lý (ST 36) hoặc Hợp cốc (LI 4) Nghiên cứu gồm 30 đốitượng, phân ngẫu nhiên thành 2 nhóm: nhóm cứu huyệt Túc tam lý, nhóm cứu huyệtHợp cốc Quá trình cứu và đo nhiệt độ thực hiện trong phòng kín không có đối lưukhông khí, không có ánh nắng trực tiếp và không có nguồn bức xạ bất thường vớinhiệt độ duy trì 24-26°C, độ ẩm khoảng 60% Đối tượng nghiên cứu được tiếp xúcvới môi trường thí nghiệm trong 15 phút sau đó cứu bằng điếu cứu trong 20 phút và

đo nhiệt độ vùng mặt mỗi 2 phút trong quá trình Kết quả nghiên cứu cho thấy,trước khi tiến hành cứu, nhiệt độ sinh lý ở mặt hiển thị theo hình chữ T tương ứngvới phân bố mạch máu; sau cứu nhiệt độ tăng lên đáng kể tại ―vùng chữ T‖, nhưngghi nhận thêm nhiệt độ tăng lên đáng kể ở quanh miệng và môi sau cứu ở Hợp cốc.Thời gian để đạt được nhiệt độ đỉnh ở vùng mặt là khoảng 10 phút ở cả 2 nhóm

1.4.2.4 Phương pháp đo nhiệt độ bằng hồng ngoại ở người bệnh liệt của Bell được điều trị bằng phương pháp cứu tại huyệt Hợp cốc (LI4) - Ling Guan, Gaobo Li, Yiling Yang, Xiufang Deng, và Peisi Cai (2012) 48

Nghiên cứu được tiến hành để đánh giá vai trò của cứu huyệt Hợp cốc trên ngườibệnh liệt Bell bằng phương pháp đo nhiệt độ hồng ngoại trên mặt Tổng cộng có 60NTGNC được xếp vào 2 nhóm: nhóm liệt Bell và nhóm chứng Phòng nghiên cứuthiết kế không có đối lưu không khí, không có ánh sáng mặt trời trực tiếp hoặcnguồn bức xạ bất thường, nhiệt độ được duy trì ở 24–26°C và độ ẩm 60% CácNTGNC trong cả 2 nhóm được ngồi nghỉ ngơi trong 15 phút sau đó được cứu tạihuyệt Hợp cốc cả 2 bên tay trong 20 phút và đo nhiệt độ được thực hiện trước khicứu, mỗi 2 phút trong quá trình cứu và sau khi ngừng cứu Kết quả đo nhiệt độtrước cứu cho thấy trong nhóm chứng, nhiệt độ sinh lý thể hiện vùng nóng ―hình

Trang 26

chữ T‖ trên mặt đối xứng tốt còn nhóm bệnh thì 2 bên không đối xứng (cao hơnhoặc thấp hơn) so với bên lành Sau cứu, nhiệt độ tăng lên đáng kể vùng chữ T ởnhóm chứng; còn ở nhóm bệnh, nhiệt độ ở bên thấp hơn sẽ tăng lên để đạt được sựđối xứng của nhiệt độ 2 bên Nhiệt độ xung quanh môi sau khi cứu, ở nhóm chứngđạt cao nhất sau 12–20 phút, ở nhóm bệnh sau 6–16 phút sau khi cứu Thời gian đếnnhiệt độ tối đa ở nhóm bệnh ngắn hơn đáng kể so với nhóm chứng.

1.4.3 Các phương pháp thiết kế nhóm chứng

Để chứng minh tác động của châm cứu, nghiên cứu cần phải có thiết kế chặt chẽ,bao gồm 1 nhóm đối chứng thích hợp, phương thức làm ―mù‖ tốt Nhóm chứngđược thiết kế tốt không chỉ làm tăng độ tin cậy của nghiên cứu mà còn giúp cảithiện ―mù‖, tác động nhiều đến kết quả nghiên cứu Bất kể một sai lầm nào trong

- Thiết kế phải được chấp nhận bởi người tham gia nghiên cứu

- Tác dụng điều trị nhỏ và không phát sinh tác dụng đặc biệt ảnh hưởng đến kếtquả

- Tất cả các điều kiện được sử dụng trong nhóm chứng phải tương tự như trongnhóm thử nghiệm (ngoại trừ can thiệp cần đánh giá)

Trong các nghiên cứu RCTs trong châm cứu gần đây, có thể phân thành 3 loại

- Nhóm không châm kim (không điều trị): trong nhóm này, người tham gia sẽđược trải qua các tác động tương tự như trong nhóm thử nghiệm nhưng không châmkim, chỉ ngồi chờ hoặc chăm sóc thông thường

- Nhóm châm huyệt không đặc hiệu: trong thiết kế này, huyệt đặc hiệu là huyệtđược lựa chọn trong nhóm nghiên cứu; huyệt không đặc hiệu trong nhóm chứng, làhuyệt không có tác dụng điều trị được tìm thấy trong những nghiên cứu trước hoặcđược ghi nhận trong y văn Những huyệt này thường là các huyệt được chọn lệchkhỏi huyệt đặc hiệu trên 0,5 thốn và không nằm trên đường kinh, không trùng vị trí

Trang 27

huyệt nào khác đã biết hoặc là một huyệt được xem như không có tác dụng điều trịliên quan Tuy nhiên, khoảng cách tối ưu để chọn thì còn rất nhiều tranh cãi Huyệtkhông đặc hiệu là huyệt không có hoặc có tác dụng điều trị nhưng rất nhỏ, được tìmthấy trong những nghiên cứu trước.

- Nhóm giả châm (châm kim với độ sâu khác): trong nhóm này, độ sâu của kimđược phân thành châm bề mặt, châm nông và châm sâu Châm bề mặt khi kimkhông xuyên qua lớp thượng bì; châm nông thì kim được châm vào với độ sâu

<4mm và không tạo cảm giác đắc khí; châm sâu thì kim sẽ đi sâu >5mm, thường từ10-20mm và tạo cảm giác đắc khí Trong châm bề mặt có thể sử dụng các công cụ

Việc lựa chọn nhóm chứng trong RCT phụ thuộc vào loại hình nghiên cứu vàhiệu quả điều trị của phương pháp châm cứu được kiểm tra Thiết kế nghiên cứunên xem xét hiệu ứng giả dược, thiết kế mù, lựa chọn đối tượng, các phép đo đượcchọn và bất kỳ sự tương phản nào giữa nhóm điều trị và nhóm giả dược Thiết kếnhư vậy sẽ phản ánh chính xác kết quả mà không đánh giá thấp tác dụng của châmcứu

1.4.4 Tiểu kết

Qua các nghiên cứu cho thấy việc sử dụng camera hồng ngoại trong nghiên cứuchâm cứu là khả thi và tất cả đều đã chứng minh được mối liên quan giữa vị trí tácdụng đặc hiệu của huyệt và huyệt bằng phương pháp khảo sát sự thay đổi nhiệt độbức xạ hồng ngoại Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu còn tập trung vào các huyệtthuộc nhóm Lục tổng huyệt như Liệt khuyết, Túc tam lý, Hợp cốc, Uỷ trung,… màchưa có nhiều nghiên cứu về các huyệt đặc hiệu khác Thiết kế các nghiên cứu nàytương đối hợp lý, có nhiều điểm chung với nhau và khá tương đồng với các khuyếncáo hiện tại trong việc thiết kế nghiên cứu đo nhiệt độ bằng camera hồng ngoại:phòng phải được che chắn kín, không có đối lưu không khí, không có ánh nắng trựctiếp và không có nguồn bức xạ bất thường khác; nhiệt độ phải được duy trì ở một

Trang 28

quen môi trường trước khi tiến hành Đồng thời, qua các nghiên cứu này cũng ghinhận được thời gian đạt được nhiệt độ tối đa ở vùng đặc hiệu sau châm cứu từkhoảng 10-20 phút.

Tuy nhiên, các nghiên cứu khảo sát đo nhiệt độ trên tồn tại một số nhược điểm:

- Thiếu nhóm đối chứng khi thực hiện đánh giá khả năng làm thay đổi nhiệt độ

bề mặt da khi châm cứu tại huyệt và các thủ thuật tác động trên huyệt

- Thiếu đánh giá ảnh hưởng của các biến số nền như mạch, huyết áp, tuổi,… đến

sự thay đổi nhiệt độ bề mặt da

- Thiếu sự so sánh tác động của các huyệt bên trái với các huyệt bên phải lên sựthay đổi nhiệt độ bề mặt da

Vì vậy, để cải thiện một số nhược điểm trên, chúng tôi sẽ thiết lập nhóm chứngbằng phương pháp châm tại huyệt không đặc hiệu, để so sánh với nhóm châm huyệtHậu khê Bên cạnh đó, trong nghiên cứu cũng sẽ tiến hành thu thập các biến số nền

và so sánh kết quả của nhóm châm huyệt bên trái-bên phải để đánh giá tác động củachúng với sự thay đổi nhiệt độ bề mặt da

Trang 29

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên có nhóm chứng, mù đơn

2.2 Đối tượng nghiên cứu

Dân số mục tiêu: người tình nguyện khỏe mạnh

Dân số nghiên cứu: những người tình nguyện khỏe mạnh sinh sống tại thành phố

Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ tháng 09/2022 đến tháng 04/2023, độ tuổi

từ đủ 18 - 30 tuổi, đáp ứng đủ điều kiện và tình nguyện tham gia nghiên cứu

2.3 Thời gian và địa diểm nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu: Phòng Nghiên cứu Châm cứu thực nghiệm – Khoa Y học

cổ truyền – Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh (221B Hoàng Văn Thụ, phường 8,quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh)

Thời gian nghiên cứu: Tháng 09/2022 – 04/2023

2.4 Cỡ mẫu nghiên cứu

Trong đó:

luật phân phối chuẩn dựa trên sai lầm loại I và loại II

Trang 30

Theo nghiên cứu của Vũ Thanh Liêm (2017)46, nhiệt độ trung bình và độ lệch

độ lòng bàn tay khi laser châm huyệt Nội quan bên phải với giả laser châm Kết

Dự trù mất mẫu khoảng 10%, vậy cỡ mẫu dự kiến là 30 người cho mỗi nhóm

2.4.1 Tiêu chuẩn chọn mẫu

- Nam, nữ khỏe mạnh, tuổi từ đủ 18 – 30 tuổi

- Tự nguyện đồng ý tham gia nghiên cứu bằng cách ký tên vào phiếu chấp thuậntham gia nghiên cứu sau khi được đọc, giải thích tường tận về nghiên cứu

- Tinh thần tỉnh táo, tiếp xúc tốt, hợp tác với thầy thuốc

- Không có các vấn đề về tâm lý (lo âu, trầm cảm, stress) trong thời gian nghiêncứu: đánh giá bằng thang điểm DASS 21 (với điểm stress < 15 điểm)

- Dấu hiệu sinh tồn trong giới hạn bình thường:

Trang 31

+ Mạch: từ 60 đến 100 lần/phút.

+ Huyết áp tâm thu: từ 90 đến 139 mmHg

+ Huyết áp tâm trương: từ 60 đến 89 mmHg

- Không mắc các bệnh hoặc đang sử dụng các thuốc gây thay đổi thân nhiệt

- Hiện không đang tham gia các nghiên cứu can thiệp khác

- Không có kiến thức về vị trí, tác dụng của huyệt

2.4.2 Tiêu chuẩn loại trừ

- Hút thuốc lá; uống rượu bia, cà phê, nước tăng lực trong vòng 24 giờ trước khi

- Đang trong tình trạng đau cổ gáy hoặc có bệnh ảnh hưởng đến nhiệt độ toàn thân

- Sử dụng vật lý trị liệu, TENS, điều trị bằng sóng siêu âm, đèn hồng ngoại, châmcứu, giác hơi, nắn chỉnh cột sống, sử dụng túi chườm nóng hoặc lạnh trong 24 giờ

Trang 32

2.4.3 Tiêu chuẩn dừng nghiên cứu

- Kỹ thuật châm không tạo được cảm giác đắc khí trên tình nguyện viên (thông quahỏi cảm giác trong quá trình châm)

- Trong quá trình châm xuất hiện các triệu chứng khó chịu hoặc các biến chứng bấtlợi trong bất kỳ giai đoạn nào của nghiên cứu

- Người tham gia không muốn tiếp tục tham gia nghiên cứu ở bất kỳ giai đoạn nàocủa quá trình nghiên cứu

2.5 Định nghĩa các biến số độc lập và phụ thuộc

(Căn cước công dân)

Trang 33

Huyết áp tâm thu mmHg Định lượng áp cánh tay

2.5.3 Biến số kết cục

Bảng 2.2 Các biến số kết cục Tên biến Giá trị Loại biến Cách xác định

2 giá trị:

Buồn nôn, nôn

Nhợt nhạt, vã mồ hôi

NgấtĐau không chịu được

Chảy máu

2.6 Phương pháp và công cụ đo lường, thu thập số liệu

2.6.1 Phương tiện nghiên cứu

2.6.1.1 Thiết bị đo nhiệt độ

Camera nhiệt hồng ngoại FLIR model C5 với các thông số kỹ thuật cơ bản được

mô tả trong bảng 2.3 Thiết bị này đã được ứng dụng trong các nghiên cứu trong

Trang 34

Bảng 2.3 Các thông số kỹ thuật cơ bản của máy FLIR C5 Dải nhiệt độ -20 đến 400°C

Trang 35

- Cân Tanita HA-552, Model HA-552, sản xuất bởi Công ty Tanita Coporation,Trung Quốc, phạm vi cân 0 kg đến 120 kg, phân độ nhỏ nhất 1 kg, kích thước 240

mm x 280 mm x 65 mm

- Nhiệt ẩm kế M&MPRO, model AMT109, sản xuất tại Hoa Kỳ, giới hạn đo nhiệt

độ phòng -10℃ đến 50℃, sai số ± 1℃; giới hạn đo độ ẩm 20 – 99% RH, sai số ±5% RH

- Bông gòn y tế, thành phần 100% bông tự nhiên, sản xuất theo tiêu chuẩn Dược

OPC, thành phần Ethanol, sản xuất tại ViệtNam

- Thước đo chiều cao không kéo dãn, phạm vi đo từ 0 cm đến 200 cm

- Kim châm cứu vô trùng dùng 1 lần hiệu Khánh Phong, kích thước 0,3 x 13 mm

- Các dụng cụ khác: kẹp Kelly, khay dụng cụ, bình hủy kim

- Phương tiện cấp cứu (khi xảy ra tai biến): Hộp dụng cụ chống sốc

2.6.2 Phương pháp nghiên cứu

2.6.2.1 Chuẩn bị phòng nghiên cứu

Các điều kiện của phòng tiến hành nghiên cứu được thiết lập theo hướng dẫn của

- Nhiệt độ phòng nên giữ sao cho người bệnh không bị run hoặc đổ mồ hôi, tốt

C trong suốt quá trình nghiên cứu Độ ẩm dao động trong khoảng

Trang 36

50-60% Từ đó, phòng thử nghiệm trong nghiên cứu này sẽ được đặt ở nhiệt độ 250C

và độ ẩm 50 – 60%

- Nhận diện và loại bỏ hết các nguồn phát hồng ngoại khác trong phòng; phòngđược che chắn kín để ngăn bức xạ từ bên ngoài; không sử dụng đèn sợi đốt mà sửdụng đèn huỳnh quang trong phòng nghiên cứu

- Không có gió lùa, không có ánh sáng mặt trời trực tiếp lọt vào

2.6.2.2 Phương pháp thiết kế nhóm chứng trong nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, mục tiêu chính là chứng minh được vị trí tác dụng đặchiệu của huyệt Hậu khê là vùng cổ gáy, phương pháp lựa chọn trong giai đoạnchứng phải thể hiện được: với thao tác châm tương tự như trong giai đoạn nghiêncứu thì vị trí châm trong giai đoạn chứng không làm thay đổi nhiệt độ bề mặt davùng cổ gáy có nghĩa thống kê Vì vậy, để nghiên cứu có giá trị, phương pháp đượclựa chọn để tiến hành ở giai đoạn chứng là thể châm với kim xuyên qua da vào mộthuyệt không cùng tiết đoạn thần kinh với huyệt nghiên cứu và chưa từng ghi được

của Molsberger và cộng sự về vị trí và kích thước của 23 huyệt vị thường dùng trênlâm sàng, việc lựa chọn vị trí điểm giả châm trong giai đoạn chứng nên cách tối

Để thỏa mãn các yêu cầu trên, nghiên cứu này quyết định chọn huyệt Ngư tế đểlàm huyệt giả châm vì huyệt đáp ứng được các yêu cầu:

- Không ghi nhận trong y văn về mối liên hệ đến vùng cổ gáy hoặc được lựa

- Không cùng tiết đoạn thần kinh với huyệt Hậu khê

- Cách huyệt Hậu khê ít nhất 6cm

Trang 37

Vị trí huyệt Ngư tế: điểm giữa xương bàn ngón tay thứ nhất, nơi tiếp giáp giữa da

Nguồn: WHO, WHO Standard acupuncture point locations in the Western Pacific region, 2008 1

2.6.2.3 Phương pháp phân nhóm

Chọn 60 NTGNC, cho bốc thăm ngẫu nhiên với thùng phiếu gồm 2 loại phiếu A,

B, mỗi loại có 30 phiếu – tổng cộng 60 phiếu Tùy vào kết quả bốc thăm màNTGNC sẽ được phân ngẫu nhiên vào 2 nhóm tương ứng với chữ cái ghi trên phiếu

- Nhóm A: châm huyệt Ngư tế bên (T), sau 07 ngày châm huyệt Hậu Khê bên (T)

- Nhóm B: châm huyệt Ngư tế bên (P), sau 07 ngày châm huyệt Hậu Khê bên (P)

2.6.2.4 Phương pháp châm cứu

Ở cả 2 nhóm A và B, NTGNC được đặt ở tư thế ngồi thẳng lưng, hai tay đặt trênmặt bàn, phần cổ gáy được bộc lộ rõ và hạn chế cử động trong suốt quá trình tiến

hay béo, cơ dày hay mỏng Thời gian lưu kim 10 phút, gây đắc khí bằng phươngpháp vê kim, tiến hành 3 lần tại 3 thời điểm: ngay sau châm, sau châm 5 phút, sauchâm 10 phút

Hình 2.2 Vị trí huyệt Ngư tế

Trang 38

Kỹ thuật kích thích huyệt: vê kim thuận và ngược chiều kim đồng hồ (1800-2700)

2.6.2.5 Phương pháp đo huyết áp, mạch, thân nhiệt và nhiệt độ vùng cổ gáy

Huyết áp và mạch sẽ được đánh giá bằng máy đo huyết áp cánh tay Omron trướckhi châm kim 5 phút và sau khi rút kim 5 phút Thân nhiệt được đo bằng nhiệt kếhồng ngoại đo trán vào 2 thời điểm tương tự

Nhiệt độ bề mặt da vùng cổ gáy được đo bằng Camera hồng ngoại FLIR C5, kếtnối với laptop qua ứng dụng Flir Thermal Studio để phân tích

Vị trí đo nhiệt độ: vùng cổ gáy - giới hạn trên là bờ dưới xương chũm ở bên trong

và chân tóc gáy ở bên ngoài, giới hạn dưới là đường thẳng vuông góc với cột sống

Hình 2.3 Vị trí khảo sát nhiệt độ

cầu bộc lộ vùng cần khảo sát nhiệt và nghỉ ngơi trong 10 phút để ổn định mạch,huyết áp và nhiệt độ trước khi tiến hành đánh giá

NTGNC được đo ở tư thế ngồi, vị trí đo ở vùng cổ gáy, camera được đặt ở vị trícách vùng cần đo 0,5m và vuông góc với vùng da cần khảo sát

Trang 39

2.6.2.6 Người thực hiện nghiên cứu

Người thực hiện các kỹ thuật châm là Bác sĩ Y học cổ truyền đã có chứng chỉhành nghề

Người thu thập số liệu là nghiên cứu viên

Hình 2.4 Bố trí đo nhiệt độ

Trang 40

2.7 Quy trình nghiên cứu

2.7.1 Các bước tiến hành nghiên cứu

Các bước tiến hành nghiên cứu được tóm tắt trong sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1 Sơ lược quá trình nghiên cứu

Ngày đăng: 03/06/2024, 15:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. World Health Organization, Regional Office for the Western Pacific. WHO standard acupuncture point locations in the Western Pacific Region.World Health Organization; 2008:30, 89 Sách, tạp chí
Tiêu đề: WHOstandard acupuncture point locations in the Western Pacific Region
3. Intriago V, Reina MA, Boezaart AP, et al. Microscopy of structures surrounding typical acupoints used in clinical practice and electron microscopic evaluation of acupuncture needles. Clinical Anatomy.2022;35(3):392-403 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Clinical Anatomy
4. Wei J, Mao H, Zhou Y, Wang L, Liu S, Shen X. Research on nonlinear feature of electrical resistance of acupuncture points. Evidence-Based Complementary Alternative Medicine. 2012;doi:10.1155/2012/179657 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Evidence-BasedComplementary Alternative Medicine
5. Litscher G. Ten years evidence-based high-tech acupuncture—a short review of peripherally measured effects. Evidence-Based Complementary Alternative Medicine. 2009;6(2):153-158 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Evidence-Based ComplementaryAlternative Medicine
6. Litscher G, Wang L, Huang T, Zhang W. Violet laser acupuncture—part 3:pilot study of potential effects on temperature distribution. Journal of Acupuncture Meridian Studies. 2011;4(3):164-167 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal ofAcupuncture Meridian Studies
7. Huang T, Huang X, Zhang W, Jia S, Cheng X, Litscher G. The influence of different acupuncture manipulations on the skin temperature of an acupoint. Evidence-Based Complementary Alternative Medicine.2013;doi:10.1155/2013/905852 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Evidence-Based Complementary Alternative Medicine
9. Fejer R, Kyvik KO, Hartvigsen J. The prevalence of neck pain in the world population: a systematic critical review of the literature. European spine journal. 2006;15(6):834-848. doi:10.1007/s00586-004-0864-4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: European spinejournal
10. Peng B, DePalma MJ. Cervical disc degeneration and neck pain. Journal of pain research. 2018;11:2853. doi: 10.2147/JPR.S180018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal ofpain research
11. Van Halm-Lutterodt N. Clinical effectiveness of interlaminar epidural injections of local anesthetic with or without steroids for managing chronic neck pain: a systematic review and meta-analysis. Pain Physician. 2020;23:335-348 Sách, tạp chí
Tiêu đề: PainPhysician
12. Fu L-M, Li J-T, Wu W-S. Randomized controlled trials of acupuncture for neck pain: systematic review and meta-analysis. The Journal of Alternative Complementary Medicine. 2009;15(2):133-145.doi:10.1089/acm.2008.0135 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Journal ofAlternative Complementary Medicine
13. Farag AM, Malacarne A, Pagni SE, Maloney GE. The effectiveness of acupuncture in the management of persistent regional myofascial head and neck pain: A systematic review and meta-analysis. ComplementaryTherapies in Medicine. 2020;49:102297.doi:10.1016/j.ctim.2019.102297 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Complementary"Therapies in Medicine
14. Han D-g, Koh W, Shin J-S, et al. Cervical surgery rate in neck pain patients with and without acupuncture treatment: a retrospective cohort study.Acupuncture in Medicine. 2019;37(5):268-276 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Acupuncture in Medicine
15. Park J-Y, Yun K-J, Choi Y-J, et al. Comparative study of treatment effect between near acupuncture point needling and near acupuncture with remote acupuncture point needling on treatment of posterior neck pain.Journal of Acupuncture Research. 2011;28(1):85-92 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Acupuncture Research
17. Mo MJ, Hwang DR, Lee JH, et al. Analysis on the Acupuncture Contents of the Domestic Neck Pain and HIVD-Cervical Spine Clinical Studies: a literature review. Journal of Acupuncture Research. 2017;34(2):113-125 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Acupuncture Research
18. Trịnh Thị Diệu Thường. Châm cứu học 1. Nhà xuất bản Y học; 2018:9-23, 33- 44, 59-71,115-133 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Châm cứu học 1
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học; 2018:9-23
19. Focks C. Atlas de acupuntura. Elsevier Health Sciences; 2022:2-4, 217-221, 495-498, 665-685 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Atlas de acupuntura
20. Giovanni Maciocia CA. The Foundations of Chinese Medicine: A Comprehensive Text. Elsevier Health Sciences; 2015:957 - 958 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Foundations of Chinese Medicine: AComprehensive Text
21. Zhang D, Ding G, Shen X, et al. Role of mast cells in acupuncture effect: a pilot study. Explore. 2008;4(3):170-177 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Explore
22. Ahn AC, Colbert AP, Anderson BJ, et al. Electrical properties of acupuncture points and meridians: a systematic review. Journal of the Bioelectromagnetics Society. 2008;29(4):245-256 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of theBioelectromagnetics Society
23. Ngai SP, Jones AY, Cheng EK. Lung meridian acupuncture point skin impedance in asthma and description of a mathematical relationship with FEV1. Respiratory physiology neurobiology. 2011;179(2-3):187-191 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Respiratory physiology neurobiology

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1 Đường kinh thủ Thái dương Tiểu trường. - khảo sát sự thay đổi nhiệt độ bề mặt da vùng cổ gáy khi châm huyệt hậu khê trên người tình nguyện khỏe mạnh
Hình 1.1 Đường kinh thủ Thái dương Tiểu trường (Trang 14)
Hình 1.2 Vị trí huyệt Hậu khê - khảo sát sự thay đổi nhiệt độ bề mặt da vùng cổ gáy khi châm huyệt hậu khê trên người tình nguyện khỏe mạnh
Hình 1.2 Vị trí huyệt Hậu khê (Trang 16)
Hình 1.3 Cấu trúc giải phẫu vùng huyệt Hậu Khê - khảo sát sự thay đổi nhiệt độ bề mặt da vùng cổ gáy khi châm huyệt hậu khê trên người tình nguyện khỏe mạnh
Hình 1.3 Cấu trúc giải phẫu vùng huyệt Hậu Khê (Trang 17)
Hình 1.4 Các cơ chế thải nhiệt của cơ thể - khảo sát sự thay đổi nhiệt độ bề mặt da vùng cổ gáy khi châm huyệt hậu khê trên người tình nguyện khỏe mạnh
Hình 1.4 Các cơ chế thải nhiệt của cơ thể (Trang 19)
Bảng 2.1 Các biến số nền Tên biến  Giá trị   Loại biến  Cách xác định - khảo sát sự thay đổi nhiệt độ bề mặt da vùng cổ gáy khi châm huyệt hậu khê trên người tình nguyện khỏe mạnh
Bảng 2.1 Các biến số nền Tên biến Giá trị Loại biến Cách xác định (Trang 32)
Bảng 2.2 Các biến số kết cục - khảo sát sự thay đổi nhiệt độ bề mặt da vùng cổ gáy khi châm huyệt hậu khê trên người tình nguyện khỏe mạnh
Bảng 2.2 Các biến số kết cục (Trang 33)
Hình 2.3 Vị trí khảo sát nhiệt độ - khảo sát sự thay đổi nhiệt độ bề mặt da vùng cổ gáy khi châm huyệt hậu khê trên người tình nguyện khỏe mạnh
Hình 2.3 Vị trí khảo sát nhiệt độ (Trang 38)
Hình 2.4 Bố trí đo nhiệt độ - khảo sát sự thay đổi nhiệt độ bề mặt da vùng cổ gáy khi châm huyệt hậu khê trên người tình nguyện khỏe mạnh
Hình 2.4 Bố trí đo nhiệt độ (Trang 39)
Sơ đồ 2.1 Sơ lƣợc quá trình nghiên cứu - khảo sát sự thay đổi nhiệt độ bề mặt da vùng cổ gáy khi châm huyệt hậu khê trên người tình nguyện khỏe mạnh
Sơ đồ 2.1 Sơ lƣợc quá trình nghiên cứu (Trang 40)
Sơ đồ 2.2 Các bước can thiệp trên NTGNC - khảo sát sự thay đổi nhiệt độ bề mặt da vùng cổ gáy khi châm huyệt hậu khê trên người tình nguyện khỏe mạnh
Sơ đồ 2.2 Các bước can thiệp trên NTGNC (Trang 41)
Bảng 3.1 Đặc điểm về giới tính, tuổi và BMI của người tham gia nghiên cứu - khảo sát sự thay đổi nhiệt độ bề mặt da vùng cổ gáy khi châm huyệt hậu khê trên người tình nguyện khỏe mạnh
Bảng 3.1 Đặc điểm về giới tính, tuổi và BMI của người tham gia nghiên cứu (Trang 44)
Bảng 3.2 Đặc điểm về mạch, huyết áp và thân nhiệt trong nhóm A - khảo sát sự thay đổi nhiệt độ bề mặt da vùng cổ gáy khi châm huyệt hậu khê trên người tình nguyện khỏe mạnh
Bảng 3.2 Đặc điểm về mạch, huyết áp và thân nhiệt trong nhóm A (Trang 45)
Bảng 3.4 So sánh nhiệt độ vùng cổ gáy từng thời điểm trong nhóm A khi châm - khảo sát sự thay đổi nhiệt độ bề mặt da vùng cổ gáy khi châm huyệt hậu khê trên người tình nguyện khỏe mạnh
Bảng 3.4 So sánh nhiệt độ vùng cổ gáy từng thời điểm trong nhóm A khi châm (Trang 50)
Bảng 3.5 Nhiệt độ vùng cổ gáy từng thời điểm trong nhóm B khi châm huyệt - khảo sát sự thay đổi nhiệt độ bề mặt da vùng cổ gáy khi châm huyệt hậu khê trên người tình nguyện khỏe mạnh
Bảng 3.5 Nhiệt độ vùng cổ gáy từng thời điểm trong nhóm B khi châm huyệt (Trang 52)
Bảng 3.6 Nhiệt độ vùng cổ gáy ở 2 nhóm khi châm huyệt Hậu khê - khảo sát sự thay đổi nhiệt độ bề mặt da vùng cổ gáy khi châm huyệt hậu khê trên người tình nguyện khỏe mạnh
Bảng 3.6 Nhiệt độ vùng cổ gáy ở 2 nhóm khi châm huyệt Hậu khê (Trang 53)
Bảng 3.7. Nhiệt độ hai bên cổ gáy khi châm huyệt Hậu khê trái - khảo sát sự thay đổi nhiệt độ bề mặt da vùng cổ gáy khi châm huyệt hậu khê trên người tình nguyện khỏe mạnh
Bảng 3.7. Nhiệt độ hai bên cổ gáy khi châm huyệt Hậu khê trái (Trang 54)
Bảng 3.8. So sánh nhiệt độ hai bên cổ gáy khi châm huyệt Hậu khê phải - khảo sát sự thay đổi nhiệt độ bề mặt da vùng cổ gáy khi châm huyệt hậu khê trên người tình nguyện khỏe mạnh
Bảng 3.8. So sánh nhiệt độ hai bên cổ gáy khi châm huyệt Hậu khê phải (Trang 55)
Hình 4.1 Sự thay đổi nhiệt độ bề mặt da vùng cổ gáy khi châm huyệt Ngƣ tế - khảo sát sự thay đổi nhiệt độ bề mặt da vùng cổ gáy khi châm huyệt hậu khê trên người tình nguyện khỏe mạnh
Hình 4.1 Sự thay đổi nhiệt độ bề mặt da vùng cổ gáy khi châm huyệt Ngƣ tế (Trang 67)
Hình 4.2 Sự thay đổi nhiệt độ bề mặt da khi châm huyệt Hậu khê - khảo sát sự thay đổi nhiệt độ bề mặt da vùng cổ gáy khi châm huyệt hậu khê trên người tình nguyện khỏe mạnh
Hình 4.2 Sự thay đổi nhiệt độ bề mặt da khi châm huyệt Hậu khê (Trang 70)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w