Ngoài ra bệnh nhân thường than phiền đau, khóchịu khi tham gia các hoạt động hằng ngày như chạy bộ, đi xe đạp, bơi lội vàviêm nhiễm phụ khoa vì khó vệ sinh.1,3-5 Bệnh nhân có chỉ định ph
TỔ NG QUAN
Phôi thai h ọ c
Sự phát triển của cơ quan sinh dục bao gồm các tuyến sinh dục, các cơ quan sinh dục bên trong và các cơ quan sinh dục bên ngoài ở cả nam và nữđều phải trải qua hai giai đoạn 2,14,15 Giai đoạn trung tính (giai đoạn chưa có giới tính, giai đoạn chưa biệt hoá) nhìn hình dáng bên ngoài hoặc ngay cả cấu tạo bên trong của các cơ quan cũng không thể phân biệt được giới tính là nam hay nữ. Giai đoạn có giới tính (giai đoạn biệt hoá) được đặc trưng bởi các cơ quan phát triển theo một trong hai hướng để có thể được xác định là nam hay nữ Nếu không xuất hiện các yếu tố quyết định phát triển theo hướng nam, trong mọi trường hợp cá thể sẽ phát triển theo hướng mặc nhiên là nữ.
Hình 1.1 S biệt hóa cơ quan sinh dục ngoài của nam và nữ
“Nguồn: Trần Công Toại, 2013” 14 Vào tuần thai thứ 5, xung quanh màng nhớp xuất hiện các cấu trúc được hình thành từ trung mô và được phủ bên ngoài bởi ngoại bì bao gồm nếp niệu dục, củ sinh dục và lồi môi-bìu Nếp niệu dục là nếp gấp kép nằm ngay bên cạnh màng nhớp Nếp này sẽ tạo ra niệu đạo xốp ở nam và môi bé ở nữ Củ sinh dục là cấu trúc đơn, nằm ở đường giữa và được tạo ra do hai nếp niệu sinh dục ở hai bên sát nhập vào nhau ở đường giữa, phía trước màng nhớp Củ sinh dục ngày càng phát triển ra hai bên, tạo ra một rãnh ở đường dọc giữa gọi là rãnh niệu-dục Củ sinh dục sẽ tạo ra dương vật ở nam và âm vật ở nữ Lồi môi-bìu là cấu trúc kép nằm ngoài nếp niệu sinh dục Sự phát triển của cơ quan sinh dục ngoài đến tuần thứ 8 vẫn giống nhau và không thể phân biệt được là nam hay nữ.
Sự biệt hóa cơ quan sinh dục ngoài của nữ được kích thích bởi nội tiết tố estrogen bắt đầu từ tuần thứ 11 và hoàn thành vào tuần thứ 20 của thai kì 16 Củ sinh dục phát triển kém hơn tạo thành âm vật Nếp niệu dục khác với nam giới, nếp niệu dục không sát nhập vào nhau và tạo ra môi bé Lồi môi-bìu phát triển mạnh và cũng không nhập vào nhau để tạo thành môi lớn (Hình 1.1).
Gi ả i ph ẫu cơ quan sinh dụ c ngoài c ủ a n ữ
Cơ quan sinh dục ngoài của nữ bao gồm âm hộ, âm vật và lỗ niệu đạo 17 Âm hộ gồm có gò mu, môi lớn, môi bé và tiền đình Gò mu là một mô nổi lên ở trước âm hộ, liên tiếp phía dưới với môi lớn, phía trên với thành bụng và hai bên với nếp bẹn Môi lớn là hai nếp da lớn, giới hạn hai bên âm hộ, dài khoảng
8 cm và rộng 2 cm ở người trưởng thành, ngăn cách với da đùi bởi một rãnh gọi là rãnh sinh dục đùi Môi bé là hai nếp nhỏ, dài khoảng 5 cm và rộng 0,5 cm nằm sau môi lớn và ngăn cách với môi lớn bởi rãnh gian môi Đầu trước tách ra thành nếp nhỏđể bao bọc lấy âm vật gọi là mũ âm vật, đầu sau dính với bên đối diện để thành nếp khác gọi là hãm môi âm hộ Tiền đình âm đạo là một lõm giới hạn hai bên bởi mặt trong môi bé, phía trước là âm vật và phía sau là hãm môi âm hộ Âm vật tương đương với dương vật ởnam nhưng kích thước nhỏ hơn nhiều và là một tạng cương nằm ngay ở đầu trước khe âm hộ dưới khớp mu.
Hình 1.2 Giải phẫu bộ phận sinh dục ngoài ở nữ
“Nguồn: Netter, 2019” 18 Động mạch của gò mu, môi lớn và môi bé là động mạch thẹn ngoài được tách ra từ động mạch đùi Động mạch của âm vật, hành tiền đình và tuyến tiền đình là các nhánh của động mạch đáy chậu nông, nhánh hang và nhánh mu âm vật tách ra từđộng mạch thẹn trong Tĩnh mạch đổvào các tĩnh mạch mu nông và mu sâu rồi vào các đám rối tĩnh mạch để về tĩnh mạch thẹn trong và thẹn ngoài Bạch mạch của bộ phận sinh dục ngoài đổ về các nhánh bẹn nông Riêng bạch mạch của âm vật thì đổ về các hạch bẹn sâu hoặc các hạch chậu.
Hình 1.3 Sơ đồđộng mạch cung cấp máu cho môi bé
Georgiou 19 đã cung cấp thêm cái nhìn chi tiết hơn về giải phẫu mạch máu của môi bé dựa trên nghiên cứu phân bố mạch máu tử thi được công bố năm
2015 Kết quả nghiên cứu cho thấy môi âm hộ được cung cấp máu bởi 1 động mạch trung tâm (động mạch C), 2 động mạch sau (P1 và P2) và 1 động mạch nhỏ phía trước (Hình 1.3) Có mối liên hệ giữa hệ thống phía trước của động mạch thẹn ngoài và hệ thống phía sau của động mạch thẹn trong Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng kĩ thuật cắt dọc rìa môi bé là an toàn nhất, đảm bảo cung cấp máu tốt nhất cho phần môi bé còn lại 19,20
Hình 1.4 Thần kinh của môi bé
Thần kinh thẹn chi phối toàn bộ cơ quan sinh dục ngoài của nữ (Hình 1.4).
Thần kinh thẹn tách ra thành 2 nhánh là thần kinh đáy chậu nông và sâu tại vị trí cơ ngang đáy chậu nông Nhánh nông trở thành thần kinh mu-môi âm hộ,còn nhánh sau trở thành thần kinh mu âm vật 20
Định nghĩa phì đạ i môi bé
Phi đại môi bé (PĐMB) là một dị tật bẩm sinh罕 gặp ở cơ quan sinh dục ngoài của nữ Tình trạng này biểu hiện bằng hiện tượng môi bé giãn rộng, mỏng và lồi ra khỏi môi lớn, có thể xảy ra ở một hoặc hai bên và có thể không cân xứng Định nghĩa PĐMB chưa đạt được sự thống nhất do chưa có sự đồng thuận giữa các chuyên gia trong lĩnh vực này Friedrich đã đề xuất chẩn đoán PĐMB khi chiều rộng môi bé lớn hơn 5 cm Tuy nhiên, gần đây có nhiều khuyến nghị đề xuất chẩn đoán khi chiều rộng môi bé từ 3 đến 4 cm.
Hình 1.5 Cách xác định kích thước môi bé
Chiều dài của môi bé được đo theo trục trước-sau từ hãm môi âm vật đến mép môi sau Chiều rộng của môi bé được đo theo trục gần-xa từ đường giữa đáy chậu đến cạnh xa nhất của môi bé 2
PĐMB có thể chỉ là một biến thể giải phẫu bình thường Sự bất đối xứng của cơ quan sinh dục ngoài ở nữ xuất hiện một cách tựnhiên, do đó phân biệt giữa giải phẫu bình thường và bất thường của môi bé là một thách thức 2
Nguyên nhân
Cơ chế bệnh sinh của PĐMBchưa được hiểu biết một cách rõ ràng Trong hầu hết các trường hợp, PĐMB không phải là bệnh mà nó là một biến thể giải phẫu bình thường và thường không có triệu chứng lâm sàng 2
PĐMB đã được mô tả trong các trường hợp như loạn sinh tủy, 2,25 u mạch bạch huyết, phù mạch bạch huyết, 26 kích ứng mạn tính do tiểu không kiểm soát trong hội chứng loạn sản tủy và liệt tứ chi, viêm nhiễm (bệnh Crohn, 27 lạc nội mạc tử cung 28,29 ), sử dụng nội tiết tố androgen ngoại sinh, 30-32 nhiễm trùng âm hộ trong thai kì 30 Trong báo cáo của Barrett cho thấy về mặt mô bệnh học thì tất cả các mẫu mô PĐMB trong nghiên cứu của tác giả đều thỏa các tiêu chí của phù bạch huyết mạn tính Đây là tình trạng bệnh lí được đặc trưng bởi sự tích tụ dịch kẽ giàu protein gây viêm, tạo mỡ và xơ hóa Quá trình này gây nên sự phát triển quá mức của mô hay còn gọi là phì đại Yếu tốtăng trưởng giống Insulin-1 (IGF-1) là cần thiết đối với sự phát triển của môi bé 26 Sự dư thừa estrogen cùng với nồng độ bình thường của IGF-1 gây ra PĐMB, trong khi đó sự thiếu hụt IGF-1 không gây ra tình trạng này mặc dù nồng độ estrogen trong máu cao và thụ thể estrogen phong phú ở môi bé 2,26,33
Martínez Pérez và Namulondo 34 đã ghi nhận tục lệ kéo dài môi bé nhân tạo ở người Bangada (Uganda) Những bé gái từ6 đến 9 tuổi bị bắt buộc thực hiện kéo dài môi bé, đây được xem là bước chuyển tiếp cần thiết giữa thời kì thơ ấu và thời kì phụ nữ và chỉ sau khi thực hiện tục lệ này các cô gái mới được kết hôn Quá trình kéo dãn môi bé được thực hiện cho đến khi môi bé đạt kích thước ít nhất 1,5 inch (khoảng 3,8 cm) Có giả thuyết cho rằng sự kéo dãn môi bé có thể kích thích lưu lượng máu cục bộ và viêm nhiễm, làm tăng nồng độ estrogen do đó làm lành vết thương trong thời gian ngắn và tăng trưởng môi bé về lâu dài 2,34,35 Kích thích cơ học vùng âm hộ và sự hiện diện của các yếu tố gây viêm có thể gây ra sự phát triển bất thường của môi bé 36
Phân độ
Felicio 37 đã công bố bảng phân loại PĐMB đầu tiên được đăng trên tạp chí
La Revue de Chirurgie Esthộtique de Langue Franỗaise của Phỏp năm 1992.
Bảng phân độ này dựa vào độ rộng của môi bé tính từđường giữa đáy chậu đến cạnh xa nhất của môi bé Độ 1: < 2 cm Độ 2: 2 – 4 cm Độ 3: 4 – 6 cm Độ 4: > 6 cm
Bảng phân độ này đơn giản và có thể được áp dụng một cách dễ dàng Tuy nhiên nó không đánh giá được phần môi bé nhô ra khỏi môi lớn vì đây là vấn đề than phiền chính của bệnh nhân Do đó việc so sánh và ước tính độphì đại ở những trường hợp khác nhau là khó vì kích thước môi bé nhô ra ngoài phụ thuộc vào kích thước môi lớn Ngoài ra phân độ này không đề cập đến sự phì đại của mũ âm vật thường đi kèm với PĐMB 37
1.5.2 Phân độ c ủ a Cunha năm 2011 Độ 1: Da thừa ởvùng sau/dưới tiếp giáp với lỗ âm đạo (Hình 1.6).
Hình 1.6 Phì đại môi bé độ 1 theo Cunha
“Nguồn: Cunha, 2011” 38 Độ 2: Da thừa kéo dài ra phía bên trên âm vật (Hình 1.7).
Hình 1.7 Phì đại môi bé độ 2 theo Cunha
− Độ 3: Da thừa toàn bộ, bao gồm cả mũ âm vật (Hình 1.8).
Hình 1.8 Phì đại môi bé độ 3 theo Cunha
Phân độ này đo khoảng cách phần nhô ra ngoài của môi bé, độ rộng của môi bé được đo từ môi lớn đến cạnh xa nhất của môi bé PĐMB không đối xứng hai bên thì thêm chữ “A”, phì đại cả mũ âm vật thì thêm chữ “C” 39 Độ 1: < 2cm Độ 2: 2 – 4 cm Độ 3: > 4 cm
Hình 1.9 Phân độphì đại môi bé theo Motakef
1.5.4 Phân lo ạ i theo Banwel năm 2 017
Phân loại theo Banwel được phát triển để giúp phân nhóm các biến thể giải phẫu chưa từng được quan sát trước đó, đồng thời đưa ra hướng điều trị phù hợp cho từng phân nhóm Vềcơ bản, phân loại này chia cơ quan sinh dục ngoài của nữ dựa trên vị trí giữa hãm âm vật, âm vật và môi bé 20
Hình thể ngoài môi bé tính theo độ nhô ra nhiều nhất của môi bé có thể nằm ở (Hình 1.10)
Hình 1.10 Hình thể ngoài của môi bé theo Banwel
Sự bất đối xứng là phổ biến, có thể xuất hiện trên cùng một biến thể giải phẫu hoặc giữa hai biến thể khác nhau (Hình 1.11).
Hình 1.11 Bất đối xứng của môi bé
“Nguồn: Banwel, 2017” 20 Tương quan môi âm hộvà đáy chậu cũng rất khác nhau ở mỗi cá thể Chúng được phân chia dựa trên độ bám thấp nhất của phần da thừa môi bé thành 3 nhóm là thấp, trung bình và cao Vị trí bám thấp đến mép môi sau sẽ là đối tượng lí tưởng cho kĩ thuật cắt hình chêm (Hình 1.12).
Hình 1.12 Tương quan môi âm hộvà đáy chậu
Phức hợp mũ âm vật-môi bé
Loại I là mũ âm vật chiếm ưu thế Hãm âm vật hợp nhất với môi âm hộ để tạo ra một nếp gấp đôi, mũ âm vật khó quan sát vì đã bị tách đôi (Hình 1.13).
Hình 1.13 Phức hợp mũ âm vật-môi bé loại I theo Banwel
Loại II là môi âm hộ chiếm ưu thế, mũ âm vật tách thành hai nếp đi sang hai bên (Hình 1.14).
Hình 1.14 Phức hợp mũ âm vật-môi bé loại II theo Banwel
1.5.5 Phân độ m ớ i theo De Freitas năm 2018
Bảng phân độ mới theo De Freitas được mô tảnăm 2018 cung cấp thông tin toàn diện về PĐMB, bao gồm kích thước và phần mô phì đại có thể được cắt bỏ bằng phẫu thuật tạo hình môi bé Do đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc lựa chọn các phương pháp phẫu thuật 37 Độ phì đại là độ rộng của môi bé được đo từ môi lớn đến cạnh xa nhất của môi bé. Độ 0: ≤ 1 cm Độ 1: > 1 cm và ≤ 3 cm Độ 2: > 3 cm và ≤ 5 cm Độ 3: > 5 cm
Phần môi bé phì đại
A: môi bé phía dưới âm vật
B: môi bé phía trên âm vật Hình 1.15 Phân độphì đại môi bé theo De Freitas
“Nguồn: De Freitas, 2018” 37 Độ 0: ≤ 1 cm
Trong trường hợp này không nên phẫu thuật tạo hình môi bé 39-42 Chúng ta cần xem xét thêm vấn đề môi lớn bị teo và thiểu sản làm cho môi bé bị nhô ra ngoài và phẫu thuật nên bao gồm sử dụng mảnh ghép mỡ hay vật liệu khác để lắp đầy môi lớn bị teo. Độ 1: > 1 cm và ≤ 3 cm
Mức độphì đại này cho phép cắt bỏ 2 cm môi bé Trong trường hợp này, kĩ thuật cắt bỏhình chêm không được khuyến cáo bởi hầu hết các tác giả 1,39 Thay vào đó kĩ thuật cắt dọc rìa và kĩ thuật loại bỏ biểu mô nên được chỉđịnh 41 Độ 2: > 3 cm và ≤ 5 cm
Ở mức độ phì đại này, kỹ thuật cắt hình nêm được chỉ định vì có thể cắt bỏ từ 2 cm đến 4 cm mô thừa trong khi vẫn bảo vệ mạng lưới mạch máu và thần kinh dày đặc Kỹ thuật cắt dọc rìa môi bé cũng được khuyến cáo, tuy nhiên không nên cắt bỏ biểu mô vì sẽ làm dày môi bé Độ 3: > 5 cm
Với mức độphì đại nghiêm trọng này, kĩ thuật cắt bỏ hình chêm và xoay vạt da nên được chỉ định Kĩ thuật cắt dọc rìa môi bé và kĩ thuật loại bỏ biểu mô không được chỉđịnh trong trường hợp này vì làm cho môi bé dài và dày.
Phì đại chỉảnh hưởng môi bé.
Phì đại ảnh hưởng môi bé và mũ âm vật Trong trường hợp này, việc cắt bỏ nên kéo dài đến mũ âm vật sẽ cho kết quả thẩm mỹ tốt hơn.
Sự bất đối xứng của môi bé là phổ biến và không nằm trong bảng phân loại này Trong trường hợp bất đối xứng lớn, mỗi bên môi bé nên được phân độ và điều trị khác nhau 37
Ch ỉ đị nh ph ẫ u thu ậ t
Phẫu thuật tạo hình môi bé có thể cần được thực hiện vì lí do chức năng, không thẩm mỹ hoặc cả hai Chỉđịnh liên quan đến chức năng bao gồm khó vệ sinh, khó chịu khi mặc quần bó, khó chịu trong các hoạt động hằng ngày hay tham gia các hoạt động thể thao, ngứa âm hộ do kích ứng và các vấn đề liên quan đến tình dục như giao hợp đau Nhiều bệnh nhân tìm đến phẫu thuật để cải thiện tính thẩm mỹ của môi bé Vì liên quan đến cả việc phục hồi chức năng và thẩm mỹ nên phẫu thuật này được coi là can thiệp điều trị lẫn phẫu thuật thẩm mỹ tùy thuộc vào nhu cầu Không có chống chỉđịnh tuyệt đối cho phẫu thuật này, tuy nhiên các chống chỉ định tương đối bao gồm bệnh nhiễm trùng phụ khoa đang hoạt động và bệnh ác tính 1,44-50
Nghiên cứu mới nhất của Feng Qin 12 được thực hiện trên trẻ vị thành niên, tác giảđã thiết kế“Thang điểm chỉđịnh phẫu thuật” đểđánh giá mức độ nghiêm trọng của các biểu hiện lâm sàng, sự hiểu biết của bệnh nhi và người giám hộ cũng như mong muốn phẫu thuật Bệnh nhi đạt ≥14 điểm và không có mục nào bị 0 điểm được coi là thích hợp cho phẫu thuật.
Bảng 1.1 Thang điểm chỉđịnh phẫu thuật
Triệu chứng nhẹ (khó chịu khi mặc quần bó)
Triệu chứng trung bình (khó chịu khi tham gia hoạt động thể thao)
Triệu chứng nặng (khó chịu với hoạt động thường ngày)
Thụ động (chủ yếu do tư vấn)
Ba mẹ và bệnh nhi
3 Sự hiểu biết về lợi ích và nguy cơ của phẫu thuật
Có thông tin một phần
Có thông tin Có toàn bộ thông tin
4 Chấp nhận biến chứng tiềm ẩn
Chấp nhận Chấp nhận hoàn toàn
5 Ý định phẫu thuật của bệnh nhân
Từ chối Do dự Tự nguyện Khao khát
6 Ý định phẫu thuật của người giám hộ
Từ chối Do dự Tự nguyện Khao khát
Một số phương pháp phẫu thuật
1.7.1 Kĩ thuậ t c ắ t d ọ c rìa môi bé
Hình 1.16 Kĩ thuật cắt dọc rìa môi bé
“Nguồn: Goldman , 2017” 51 Đây là kĩ thuật tạo hình môi bé được mô tả đầu tiên trong y văn và cũng là kĩ thuật được sử dụng nhiều nhất, đơn giản nhất vì chỉ cần cắt đi phần mô thừa dọc theo rìa của môi bé. Ưu điểm của kĩ thuật này là dễ thực hiện nhưng nhược điểm là không giải quyết được vấn đề ở mũ âm vật 52 Một nhược điểm nữa của kĩ thuật cắt dọc rìa là phần mép ngoài tự nhiên của môi bé bị loại bỏ và một mép mới được tạo thành làm cho kết quả không tự nhiên Đôi khi phần mép mới này không được đồng đều và bị lởm chởm như răng cưa khi lành lại 13,51
Kỹ thuật cắt viền môi bé chỉ giúp giảm bớt chiều rộng của môi bé mà không ảnh hưởng đến chiều dài của nó Do đó, nếu môi bé có tình trạng thừa chiều dài, phần môi bé vẫn nhô ra ngoài môi lớn sau khi phẫu thuật.
1.7.2 T ạ o hình môi bé c ắ t gi ả m t ổ ng h ợ p
Kĩ thuật cắt giảm tổng hợp được Gress thực hiện lần đầu tiên vào năm 2006 và được công bố vào năm 2013 10,13 Nghiên cứu được thực hiện ở 812 bệnh nhân và là nghiên cứu có số lượng bệnh nhân lớn nhất tính đến thời điểm hiện tại Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ hài lòng về mặt thẩm mỹ đạt điểm trung bình là 9,4 trên thang điểm 10 Các vấn đề về triệu chứng cơ năngđược giải quyết hoàn toàn trong 92,3% bệnh nhân, vấn đề tâm lí được cải thiện trong 89,7% bệnh nhân 10
Trong hầu hết các trường hợp, PĐMB liên quan với sự phì đại mũ âm vật.
Việc chỉ cắt giảm môi bé phía dưới âm vật làm cho phần da dư thừa phía trên âm vật lộra rõ hơn so với trước khi phẫu thuật dẫn đến kết quả thẩm mỹ không được như mong đợi Vì vậy, chúng ta cần đánh giá âm vật và mũ âm vật trước khi đưa ra lựa chọn phương pháp phẫu thuật hợp lí nhất 11
Hình 1.17 Tạo hình môi bé cắt giảm tổng hợp
Phần mô thừa cắt bỏ được đánh dấu màu cam như hình 1.17 Trong kĩ thuật này, ngoài phần môi bé được cắt bỏ dọc rìa ở hai bên thì phần mô thừa ở trên và dưới âm vật cũng được loại bỏ Khoảng cách từ âm vật đến lỗ niệu đạo khác nhau đáng kể giữa những người phụ nữ Việc chỉnh sửa độ nhô ra của âm vật bằng kĩ thuật này không được thực hiện nếu âm vật và lỗ niệu đạo quá gần nhau vì có thể làm tổn thương niệu đạo Vì vậy đểđảm bảo an toàn thì khoảng cách giữa âm vật và lỗ niệu đạo ít nhất là 1,5 cm.10,11,53-55
1.7.3 Kĩ thuậ t c ắ t hình chêm hay hình ch ữ V
Năm 1998, Alter 56 đã giới thiệu kĩ thuật cắt hình chêm hay hình chữ V Trong kĩ thuật này, một phần mô hình tam giác được loại bỏ khỏi môi bé Kĩ thuật tạo hình môi bé này có một sốưu điểm Thứ nhất là mép tự nhiên của môi bé được giữ nguyên Thứ hai là phần đỉnh của đường cắt chữ V ở mặt ngoài có thểđược kéo dài đến tận phần trên của mũ âm vật để loại bỏ mô thừa ở bên ngoài của âm vật Nếu chỉ đơn thuần cắt bỏ dọc theo phần rìa của môi bé thì phần mô thừa ởmũ âm vật sẽ không thểđược xử lí và kết quảlà để lại một vùng mô lùng nhùng, nhăn nheo và không đẹp mắt trùm bên trên âm vật Với kĩ thuật cắt hình chữ V thì mô thừa ở môi bé sẽ được loại bỏ theo cả chiều ngang và chiều dọc tạo nên kết quả thẩm mỹ cao và rất tự nhiên.1,13,51,57,58
Hình 1.18 Kĩ thuật cắt hình chêm
Kĩ thuật cắt hình chữ V có một vài nhược điểm Thứ nhất là màu sắc của phần bên trên và bên dưới vết khâu sẽ có sự chênh lệch nhưng vấn đề này sẽ giảm dần theo thời gian Thứ hai là nếu vết khâu bị hở thì có thể sẽ tạo một lỗ nhỏ ở giữa môi bé 57,59-61
1.7.4 Kĩ thuậ t lo ạ i b ỏ bi ể u mô
Choi và Kim 41 đã giới thiệu kĩ thuật loại bỏ biểu mô vào năm 2000 Nghiên cứu được thực hiện ở 6 bệnh nhân với kết quả tất cả bệnh nhân đều hài lòng sau khi phẫu thuật và không ghi nhận biến chứng đặc biệt Trong kĩ thuật loại bỏ biểu mô này, một vùng da hình bầu dục ở trung tâm và phía bờ ngoài của môi bé sẽ được đánh dấu và cắt bỏ Sau đó hai mép vết cắt sẽ được khâu lại với nhau.
Hình 1.19 Kĩ thuật loại bỏ biểu mô của Choi và Kim
“Nguồn: Choi và Kim, 2000” 41 Năm 2012, Cao 62 và các cộng sự đã mô tả kĩ thuật loại bỏ biểu mô cải biên. Nghiên cứu này được thực hiện ở 167 bệnh nhân từ20 đến 43 tuổi Tất cả các bệnh nhân đều được phẫu thuật thành công và không có tai biến xảy ra trong mổ Biến chứng chỉ gặp ở 1 bệnh nhân bị một vết hở nhỏ ở đường khâu vào ngày hậu phẫu thứ 12 và hồi phục hoàn toàn với điều trị bảo tồn sau một tháng,
2 bệnh nhân khác than phiền môi bé vẫn còn thừa nhiều, sau đó cả 2 bệnh nhân này đã được phẫu thuật lần thứ hai để cắt dọc rìa môi bé thừa Tất cả bệnh nhân còn lại đều hài lòng về mặt thẩm mỹ và không có bệnh nhân nào yêu cầu phẫu thuật chỉnh sửa thêm Ngoài ra các triệu chứng cơ năng đã được giải quyết ở tất cả bệnh nhân.
Hình 1.20 Kĩ thuật loại bỏ biểu mô của Cao.
Phần mô cắt bỏ được giới hạn bởi 2 đường thẳng AB và AC Đường thẳng
AB được vẽ song song và cách bờ tự do của môi bé 10 mm Đường thẳng AC được vẽ song song và cách tiền đình âm đạo 10 mm AB có độ dài bằng với
AC Sau đó hai mép của vết mổ sẽđược khâu lại với nhau (Hình 1.20).
Trong kĩ thuật này, hai đường chữ Z vuông góc với nhau được vẽ ở 1/3 trên của môi bé sẽ hội tụở ngang lỗ niệu đạo Sau đó, phần mô thừa giữa hai đường
Z sẽđược cắt bỏ và khâu hai mép vết mổ với nhau (Hình 1.21).
Hình 1.21 Kĩ thuật cắt hình chữ Z
Kĩ thuật cắt hình chữ Z là kĩ thuật đơn giản, dễ thực hiện và an toàn Việc khâu hai đường chữ Z lại với nhau làm giảm độ căng trên đường khâu do đó hạn chế nguy cơ hở vết mổ, ngoài ra kĩ thuật này không làm thay đổi hình thái, màu sắc và sẹo co rút của bờ tự do 51,63
Năm 2013, Gonzalez 64 và các cộng sự đã báo cáo kết quả của kĩ thuật cắt hình thang ở 50 bệnh nhân Trong số 27 bệnh nhân cung cấp thông tin theo dõi sau phẫu thuật có 25 bệnh nhân hài lòng với kết quả phẫu thuật và 2 bệnh nhân không hài lòng (một bệnh nhân cảm thấy phần mô bị cắt bỏ quá nhiều, một bệnh nhân cảm thấy phần mô bị cắt bỏkhông đủ).
Hình 1.22 Kĩ thuật cắt hình thang
Kĩ thuật tạo hình môi bé này phù hợp cho những trường hợp có nhiều mô thừa ởmôi bé và âm đạo hẹp (thường ở những phụ nữ chưa quan hệ tình dục). Nếu sử dụng kĩ thuật cắt hình chữ V trong trường hợp này thì sẽ cần loại bỏ đi một phần mô khá lớn ở mặt ngoài của môi bé và đểlàm được như vậy thì phải kéo dài đỉnh của đường cắt chữV vào sâu trong âm đạo Điều này sẽ khiến cho âm đạo càng bị thu hẹp lại đáng kểvà gây khó khăn khi quan hệ tình dục Tuy nhiên, kĩ thuật cắt hình thang sẽ không giải quyết được phần mô thừa trùm trên âm vật mà cần phải tạo thêm đường rạch riêng biệt để loại bỏ phần mô này 13,64
1.7.7 Kĩ thuậ t t ạo hình mũ âm vậ t
Hình 1.23 Kĩ thuật tạo hình mũ âm vật
Bi ế n ch ứ ng
Phẫu thuật tạo hình môi bé là một thủ thuật an toàn với tỷ lệ biến chứng thấp Một nghiên cứu vào năm 2015 với 38 bài báo từ năm 1971 đến 2014 đã tổng hợp dữ liệu từ 1.981 bệnh nhân từ 10 đến 67 tuổi Tỷ lệ hài lòng của bệnh nhân sau phẫu thuật là trên 90% và tỷ lệ biến chứng là 6,76% Đáng chú ý, không có báo cáo nào trong số đó chỉ ra biến chứng nghiêm trọng.
Hở vết mổ là biến chứng thường gặp nhất của kĩ thuật cắt hình chêm 61 Hở vết mổ hình thành do vết khâu sau phẫu thuật bị hở một phần nhỏ, thường do lỗi kĩ thuật khâu Khâu đóng vết mổ thành 3 lớp một cách cẩn thận bao gồm lớp giữa, lớp trong và lớp ngoài của môi bé sẽ giúp tránh biến chứng này 51
Chảy máu và tụ máu thường xảy ra trong tuần đầu tiên sau mổ do tổn thương các mạch máu Chảy máu từ động mạch phải được kiểm soát tích cực bằng đốt điện hay khâu cầm máu, trong khi đó chảy máu do tĩnh mạch có thể được xử trí bằng cách băng ép tại chỗ Khối máu tụ nhỏ có thể tự hấp thu, tuy nhiên khối máu tụ lớn và tăng kích thước có thể đòi hỏi phải được phẫu thuật để kiểm soát mạch máu đang chảy và dẫn lưu 11,51,67
Nhiễm trùng vết mổ thường ít gặp Theo nghiên cứu của Gress, không ghi nhận trường hợp nào bị nhiễm trùng sau mổ 10 Kháng sinh dựphòng nên được sử dụng trước mổ để hạn chếnguy cơ nhiễm trùng sau mổ 51
Cắt bỏ quá nhiều hoặc quá ít mô sẽ dẫn đến kết quả thẩm mỹ không như mong đợi Roman Rouzier đã báo 11/163 (7%) bệnh nhân trải qua cuộc phẫu thuật thứhai để tạo hình lại môi bé do phần mô còn lại quá nhiều 1
Chăm sóc sau mổ
Kháng sinh tại chỗ hoặc kháng sinh đường uống được khuyến cáo sử dụng từ 3 đến 5 ngày sau phẫu thuật Bệnh nhân được hướng dẫn giảm tối đa các hoạt động trong khoảng một tuần sau mổ, có thể chườm lạnh, sử dụng thuốc giảm đau để giảm tình trạng sưng và đau sau mổ Trong vài ngày đầu, vết mổ có thể rỉ dịch và cần dùng băng vệ sinh, nên chọn loại băng vệ sinh có bề mặt mềm mại để tránh bị đau Có thể đi vệ sinh bình thường sau phẫu thuật Tuy nhiên không nên tắm bồn tắm ít nhất 3 đến 4 tuần sau phẫu thuật Các hoạt động như chạy xe đạp có thể thực hiện sau 6 tuần Tình trạng sưng sau phẫu thuật đặc biệt là ở bờ của môi bé có thể kéo dài từ 3 đến 6 tháng 2,67
Tình hình nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam
Năm 2000, Roman Rouzier 1 đã thực hiện nghiên cứu ở 163 bệnh nhân được phẫu thuật cắt giảm môi bé từ 12 đến 67 tuổi trong thời gian 9 năm Nghiên cứu đã ghi nhận 87% trường hợp yêu cầu phẫu thuật vì lí do thẩm mỹ, 64% trường hợp thấy khó chịu khi mặc quần bó, 26% trường hợp thấy khó chịu khi tham gia hoạt động thể thao, 43% trường hợp bị đau khi giao hợp Kết quả nghiên cứu cho thấy 89% bệnh nhân hài lòng về kết quả thẩm mỹ, 93% bệnh nhân cải thiện các triệu chứng cơ năng và 7% bệnh nhân đã được phẫu thuật lần thứ hai vì hở vết mổ 1
Năm 2008, Alter 58 đã thực hiện nghiên cứu ở 407 bệnh nhân được phẫu thuật tạo hình môi bé và mũ âm vật bằng kĩ thuật cắt trung tâm hình chêm mở rộng.
Nghiên cứu được thực hiện từ ngày 1/1/2005 đến ngày 31/12/2006, độ tuổi từ
13 đến 63 năm, hầu hết bệnh nhân bịPĐMB hai bên, chỉ có 3% bệnh nhân bị một bên Có 166 bệnh nhân thực hiện bảng câu hỏi về sự hài lòng sau phẫu thuật với điểm số trung bình là 9,2 điểm trên thang điểm 10 Kết quả nghiên cứu cho thấy 95% bệnh nhân cải thiện về triệu chứng cơ năng, 71% bệnh nhân cải thiện đời sống tình dục, tỉ lệ các biến chứng là 4%, trong đó 2,9% bệnh nhân được phẫu thuật lần thứ hai 58
Từ năm 2009 - 2020, nhiều nghiên cứu đánh giá kết quả của các kỹ thuật phẫu thuật tạo hình môi bé khác nhau được thực hiện Trong đó, báo cáo của Cao (2012) với 167 trường hợp tạo hình môi bé bằng kỹ thuật cắt loại bỏ biểu mô cải biên; báo cáo của Gress (2013) với 812 trường hợp tạo hình môi bé bằng kỹ thuật cắt giảm tổng hợp là báo cáo có số lượng bệnh nhân lớn nhất tính đến thời điểm hiện tại.
Surroca 68 năm 2018 với 58 trường hợp trong thời gian 2 năm Hầu hết các nghiên cứu trong thời gian này đều thực hiện ở bệnh nhân lớn hơn 18 tuổi với kết quả tỉ lệ hài lòng của bệnh nhân cao và tỉ lệ biến chứng thấp.
Năm 2021, Jodoin 69 đã thực hiện nghiên cứu về tỉ lệ hài lòng và tỉ lệ biến chứng sau phẫu thuật tạo hình môi bé ở 44 trẻ em từ 12 đến 18 tuổi Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả những bệnh nhân được hỏi đều hài lòng một phần (53%) hay hoàn toàn (47%) về kết quả phẫu thuật Tỉ lệ biến chứng là 20,5% bao gồm 14% hở vết mổ, 9,3% chảy máu và 1 trường hợp nhiễm trùng vết mổ.
Có 14 bệnh nhân trả lời bảng câu hỏi “Chỉ số chức năng tình dục nữ” ghi nhận có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giảm chất bơi trơn (p = 0,0416) và tăng cực khoái (p = 0,0495) giữa nhóm bệnh nhân và nhóm chứng 69,70 Trong số 17 bệnh nhân hoàn thành bảng câu hỏi “Thang điểm tự nhận thức cơ quan sinh dục ngoài nữ” có điểm sốtrung bình là 21,65 điểm 69,71
Năm 2022, Zhou 11 báo cáo nghiên cứu ở 136 bệnh nhân từ 21 đến 53 tuổi.
Chỉđịnh phẫu thuật vì lí do thẩm mỹở 28,7% bệnh nhân, rối loạn chức năng ở
12,5% bệnh nhân và cả hai lí do trên là 58,8% Kết quả cho thấy 122 bệnh nhân (91%) đạt điểm số ≥21 điểm với “Thang điểm tự nhận thức cơ quan sinh dục ngoài nữ”, 107 bệnh nhân (91,5%) hài lòng về kết quả thẩm mỹ và 93 bệnh nhân (95,9%) hài lòng về cải thiện chức năng 11
Nghiên cứu mới nhất của Feng Quin 12 công bố vào tháng 2/2023 được thực hiện ở 12 bệnh nhi từ 9 – 17 tuổi, ghi nhận 83,3% bệnh nhi rất hài lòng và 16,7% bệnh nhi hài lòng về kết quả phẫu thuật Các triệu chứng trước mổđược cải thiện hoàn toàn trong 75% trường hợp và cải thiện đáng kể trong 25% trường hợp Biến chứng ghi nhận là tụ máu trong 16,7% và tất cả các trường hợp này được điều trị bằng phẫu thuật loại bỏ máu tụ và khâu lại vết mổ 12
1.10.2 T ạ i Vi ệ t Nam Đến thời điểm hiện tại, chúng tôi chưa ghi nhận đềtài nào trong nước nghiên cứu về kết quả điều trị PĐMB ở trẻ em mặc dù nhiều trung tâm đã triển khai phẫu thuật tạo hình môi bé từ nhiều năm Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này để khảo sát về đặc điểm lâm sàng cũng như kết quả điều trịPĐMB ở trẻ em.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨ U
T hiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả loạt trường hợp bệnh.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 9/2022 đến tháng 7/2023.
Thời gian thu thập dữ liệu: từ tháng 1/2023 đến tháng 6/2023. Địa điểm nghiên cứu: Khoa Ngoại Tổng Hợp và Ngoại Thận-Tiết Niệu, Bệnh viện Nhi Đồng 1.
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhi được chẩn đoán và phẫu thuật điều trị PĐMB.
Tất cả hồ sơ bệnh án có chẩn đoán khi ra viện là PĐMB và được điều trị phẫu thuật tại Khoa Ngoại Tổng Hợp và Khoa Ngoại Thận-Tiết Niệu Bệnh viện Nhi Đồng 1.
Tất cả hồ sơ bệnh nhi thỏa tiêu chuẩn sau:
• Chẩn đoán ra viện là PĐMB (mã ICD 10 là N90.6).
• Được phẫu thuật tại Khoa Phẫu thuật-Gây mê hồi sức, Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 1/2016 đến tháng 12/2022.
Các hồ sơ bệnh án thiếu ≥ 25% biến số nghiên cứu.
2.3.4 Cỡ mẫu và kĩ thuật chọn mẫu
Chọn tất cả hồsơ bệnh án thỏa tiêu chí chọn mẫu.
Nghiên cứu viên tìm thông tin bệnh nhi trên máy tính, lập danh sách bệnh nhi thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu Sau khi xác định được bệnh án của các bệnh nhi thỏa tiêu chí chọn vào, nghiên cứu viên tìm hồ sơ bệnh án của các bệnh nhi trên.
Phương pháp thu thập số liệu
Bước 1: Lập danh sách bệnh nhi được chẩn đoán PĐMB ở Bệnh viện Nhi Đồng 1 (mã ICD 10 là N90.6).
Bước 2: Liên hệphòng lưu trữ hồ sơ của Bệnh viện Nhi Đồng 1 đểmượn hồ sơ theo danh sách bệnh nhi có được.
Bước 3: Ghi nhận từ hồsơ bệnh án theo phiếu thu thập số liệu các thông tin về đặc điểm tiền căn, bệnh sử, triệu chứng lâm sàng, đặc điểm phẫu thuật và hậu phẫu.
Bước 4: Đánh giá sự hài lòng của bệnh nhi và gia đình bằng cách phỏng vấn qua điện thoại.
Bước 5: Nhập dữ liệu từ phiếu thu thập số liệu vào phần mềm Epidata, phân tích số liệu và thực hiện các mục tiêu nghiên cứu.
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ nghiên cứu.
Lập danh sách bệnh nhi có chẩn đoán PĐMB (N.90.6)
Hồsơ đầy đủ thông tin theo phụ lục 1 (N = 66)
Tiến hành mượn hồ sơ
Thu thập số liệu bằng bệnh án mẫu
Gọi điện thoại cho bệnh nhân để thu thập số liệu
Công c ụ thu th ậ p s ố li ệ u
Phiếu thu thập số liệu do người nghiên cứu trực tiếp thu thập (Phụ lục 1).
Thu thập các dữ liệu bao gồm đặc điểm bệnh nhi (tuổi, nơi cư trú, dân tộc, tiền căn), đặc điểm lâm sàng (triệu chứng cơ năng, kinh nguyệt, bên bịphì đại, BMI, đặc điểm sinh dục thứ phát, độ rộng môi bé), đặc điểm phẫu thuật (thời gian phẫu thuật, lượng máu mất, phương pháp phẫu thuật), đặc điểm hậu phẫu (thời gian nằm viện, thời gian sử dụng thuốc kháng sinh và giảm đau, biến chứng).
Dữ liệu về sự hài lòng của bệnh nhi và gia đình được người nghiên cứu gọi điện trực tiếp cho mẹ của bệnh nhi, thông tin ghi nhận bao gồm rất hài lòng, hài lòng và không hài lòng.
Quy trình ph ẫ u thu ậ t
Các thông tin ghi nhận khi thăm khám trước mổ bao gồm
− Tuổi xuất hiện triệu chứng đầu tiên
− Tiền căn bản thân và gia đình
− Khám toàn thân: chiều cao, cân nặng, đặc điểm sinh dục thứ phát
− Khám cơ quan sinh dục ngoài: đo chiều rộng của môi bé.
Cận lâm sàng trước mổ
Xét nghiệm tiền phẫu: công thức máu, đông máu toàn bộ, tổng phân tích nước tiểu, nhóm máu.
Chuẩn bị bệnh nhi trước mổ
Giải thích tình trạng bệnh, phương pháp phẫu thuật, tai biến trong mổ và biến chứng sau mổ.
Chuẩn bị bệnh nhi và vô cảm
− Bệnh nhi nằm ngửa, tư thế sản phụ khoa.
− Vô cảm bằng mê mask thanh quản.
− Vùng âm hộ được sát khuẩn bằng Povidine.
− Dụng cụ loại nhỏ gồm: kềm, nhíp, kiềm kẹp kim, kéo bóc tách, kéo cắt chỉ.
− Cầm máu: đốt điện, dung dịch Lidocaine 2% + Adrenaline 1/100.000.
− Kim chỉ khâu: PDS 6.0, PDS 7.0.
Hình 2.1 Các bước tiến hành phẫu thuật
1 Đo chiều rộng môi bé trước mổ theo trục gần-xa từ đường giữa đáy chậu đến cạnh xa nhất của môi bé.
2 Dùng bút đánh dấu đường rạch da bắt đầu từphía ngoài, ngay dưới hãm âm vật và mở rộng xuống dưới âm đạo Mặt trong của môi bé cũng được đánh dấu tương tự Nên cắt bỏ mặt trong nhiều hơn một chút và mặt ngoài rộng hơn một chút so với vịtrí đánh dấu để sau này sẹo có thể được giấu ở mặt trong môi bé.
Tạo hình mũ âm vật: một đường vẽ phía trong và một đường khác ở phía ngoài của mũ âm vật liên tục với đường vẽ ở môi bé, bảo tồn 6 – 8 mm da mũ âm vật ở giữa, điểm bắt đầu cách mép tự do của mũ âm vật khoảng 5 – 6mm Nếu bắt đầu ngay vị trí tiếp giáp với mũ âm vật thì khả năng phạm mạch máu và thần kinh rất cao Trong trường hợp da mũ âm vật dư thừa quá nhiều, có thể vẽ thêm hai đường rạch ngang hình chữ V ngược để thu gọm mũ âm vật hiệu quả hơn.
3 Tiêm thuốc tê Lidocain 2% + Adrenaline 1/100.000 theo đường vẽ và chờ khoảng 5 phút để thuốc có tác dụng giảm đau và cầm máu tại chỗ.
4 Rạch da theo đường vẽ bằng dao và cắt mô dưới da bằng đốt điện Cầm máu bằng đốt điện.
5 Khâu đóng vết mổ bằng chỉ PDS 6-0.
− Kháng sinh: Amoxicillin 40 – 45 mg/kg/ngày, chia 2 – 3 lần.
− Giảm đau: Paracetamol 15mg/kg × 3 cữ/ngày.
Các yếu tố ghi nhận
− Biến chứng sớm: chảy máu, tụ máu, nhiễm trùng vết mổ.
− Ghi nhận qua tái khám trực tiếp trong thời gian tối thiểu là một tháng hoặc liên hệqua điện thoại để hỏi cha mẹ bệnh nhi Thời gian thu thập thông tin từ tháng 1/2023 đến tháng 6/2023.
− Mức độ cải thiện các triệu trứng so với trước mổ.
− Biến chứng muộn: tái phát, hở vết mổ.
− Sự hài lòng của người nhà và bệnh nhi.
L iệt kê và định nghĩa các biến số
2.7.1 Liệt kê các biến số
Bảng 2.1 Bảng liệt kê các biến số trong nghiên cứu STT Tên biến số Loại biến số Thống kê
Giá trị/ Đơn vị Đặc điểm bệnh nhi
1 Tuổi lúc phẫu thuật Liên tục Trung bình Năm
2 Nơi cư trú Nhị giá Tỉ lệ TP.HCM
3 Dân tộc Nhị giá Tỉ lệ Kinh
4 Tiền căn Danh định Tỉ lệ Bản thân
Gia đình Đặc điểm lâm sàng
5 Lí do nhập viện Danh định Tỉ lệ
6 Khó chịu khi mặc quần bó Nhị giá Tỉ lệ Có
7 Khó chịu khi tham gia thể thao Nhị giá Tỉ lệ Có
8 Ngứa âm hộ Nhị giá Tỉ lệ Có
9 Khó vệ sinh Nhị giá Tỉ lệ Có
10 Không thẩm mỹ Nhị giá Tỉ lệ Có
11 Tuổi khởi phát triệu chứng đầu tiên Liên tục Trung bình Năm
12 Kinh nguyệt Nhị giá Tỉ lệ Có
13 Bên bịphì đại Danh định Tỉ lệ
14 Chỉ số khối cơ thế
(BMI) Định lượng Trung bình Kg/m 2
15 Đặc điểm sinh dục thứ phát Nhị giá Tỉ lệ
16 Độ rộng môi bé Định lượng Trung bình cm
17 Phân độ rộng môi bé theo Felicio Định tính Tỉ lệ Độ 1 Độ 2 Độ 3 Độ 4 Đặc điểm phẫu thuật và hậu phẫu
17 Thời gian phẫu thuật Định lượng Trung bình Phút
18 Lượng máu mất trong mổ Định lượng Trung bình ml
19 Phương pháp phẫu thuật Danh định Tỉ lệ
1 Kĩ thuật cắt dọc rìa
2 Kĩ thuật cắt dọc rìa + tạo hình mũ âm vật
20 Thời gian nằm viện sau mổ Định lượng Trung bình Ngày
21 Thời gian sử dụng kháng sinh Định lượng Trung bình Ngày
22 Thời gian sử giảm đau Định lượng Trung bình Ngày
23 Biến chứng Danh định Tỉ lệ
Hở vết mổ Tái phát Không
24 Triệu chứng cơ năng sau mổ Nhị giá Tỉ lệ
25 Thời gian theo dõi Liên tục Trung bình Tháng
Sự hài lòng của bệnh nhi và người nhà
Rất hài lòng Hài lòng Không hài lòng
2.7.2 Định nghĩa các biến số
Tuổi lúc phẫu thuật là tuổi của bệnh nhi được tính tại thời điểm phẫu thuật, tính theo năm.
Nơi cư trú là địa chỉthường trú của bệnh nhi, với hai giá trị là TP.HCM và ngoài TP.HCM
Dân tộc bao gồm hai giá trị là dân tộc Kinh và dân tộc khác.
Tiền căn là biến sốđịnh tính với hai giá trị là tiền căn bản thân và gia đình.
Lí do nhập viện là lí do chính khiến bệnh nhân đến khám và nhập viện để phẫu thuật Bao gồm 3 giá trị là có triệu chứng, không thẩm mỹ và cả hai lí do trên.
Khó chịu khi mặc quần bó là cảm giác khó chịu hay đau do cọ sát môi bé vào quần, cảm giác mất tự tin khi mặc quần bó vì môi bé dễ dàng lộ ra ngoài.
Khó chịu khi tham gia thể thao là cảm giác khó chịu hoặc đau khi trẻ tham gia các hoạt động thểthao như chạy bộ, bơi lội.
Ngứa âm hộ là hiện tượng ngứa vùng âm hộ làm cho bệnh nhi cảm thấy khó chịu, đây là biến số định tính với hai giá trị là có và không.
Khó vệ sinh là than phiền của người nhà và bệnh nhi về khó làm sạch cơ quan sinh dục ngoài Đây là biến số định tính với hai giá trị và có và không.
Không thẩm mỹ là than phiền vì môi bé to không đẹp Bao gồm hai giá trị là có và không.
Tuổi khởi phát triệu chứng là tuổi bắt đầu phát hiện môi bé phì đại hay tuổi xuất hiện các triệu chứng khó chịu đầu tiên Đây là biến sốđịnh lượng tính theo năm.
Kinh nguyệt là biến số định tính với hai giá trị là có xuất hiện ít nhất một chu kì kinh nguyệt tại thời điểm phẫu thuật và chưa xuất hiện kinh nguyệt.
Bên bị phì đại là biến số định tính với ba giá trị là bên trái, bên phải và cả hai bên.
Chỉ số khối cơ thể (BMI) được tính theo công thức cân nặng chia bình phương chiều cao, là biến sốđịnh lượng, tính theo đơn vị kg/m 2 Đặc điểm sinh dục thứ phát là biến số định tính với hai giá trị là vú phát triển và lông mu phát triển. Độ rộng của môi bé được đo từ đường giữa đáy chậu đến cạnh xa nhất của môi bé, là biến số định lượng, tính theo đơn vị cm.
Phân độ rộng môi bé theo Felicio được tính theo độ rộng của môi bé bao gồm 4 giá trị là Độ1: < 2 cm, Độ 2: 2 – 4 cm, Độ 3: 4 –6 cm, Độ 4: > 6 cm.
Thời gian phẫu thuật tính từ lúc bắt đầu đánh dấu đường rạch da đến lúc kết thúc phẫu thuật, là biến số định lượng, tính theo đơn vị phút.
Lượng máu mất trong mổ ghi nhận theo phiếu gây mê (1 miếng gạc nhỏ kích thước 10 x 10 mm thấm hết máu là 5 ml), là biến số định lượng, tính theo đơn vị ml.
Phương pháp phẫu thuật là biến sốđịnh tính với hai giá trịlà phương pháp cắt dọc rìa môi bé và cắt dọc rìa môi bé kèm tạo hình mũ âm vật.
Thời gian nằm viện sau mổ là thời gian từ sau đến khi xuất viện, tính theo đơn vị ngày.
Thời gian sử dụng thuốc kháng sinh và giảm đau là số ngày sử dụng thuốc kháng sinh và giảm đau sau mổ.
Biến chứng sau mổ bao gồm các biến chứng sớm tính từ sau mổ đến lúc xuất viện với các giá trị là chảy máu, tụ máu, nhiễm trùng vết mổ và biến chứng muộn bao gồm hở vết mổ và tái phát.
Triệu chứng sau mổ là các triệu chứng còn tồn tại sau mổở những bệnh nhi có triệu chứng trước mổ, là biến số định tính với hai giá trị còn và hết triệu chứng.
Mức độ hài lòng của bệnh nhi và gia đình về kết quả thẩm mỹ và triệu chứng sau phẫu thuật được đánh giá thông qua câu hỏi trực tiếp trong quá trình tái khám hoặc phỏng vấn qua điện thoại Đây là biến định tính với ba mức giá trị: rất hài lòng, hài lòng và không hài lòng.
P hương pháp quản lí và phân tích số liệu
Toàn bộ dữ liệu được nhập liệu bằng phần mềm EpiData 3.1, lưu trữ và phân tích bằng phần mềm thống kê SPSS 25 Biểu đồ được vẽ bằng chương trình Microsoft Excel 2019.
Các kết quả được trình bày qua bảng, biểu đồ.
− Các biến định lượng (tuổi lúc phẫu thuật, BMI, độ rộng môi bé, thời gian phẫu thuật, lượng máu mất, số ngày sử dụng kháng sinh và giảm đau, thời gian nằm viện) được trình bày bằng số trung bình ± độ lệch chuẩn.
Các biến định tính bao gồm nơi cư trú, dân tộc, tiền căn, lí do nhập viện, triệu chứng, phương pháp phẫu thuật, biến chứng và hài lòng Chúng được trình bày dưới hình thức tần số và tỉ lệ phần trăm để tóm tắt dữ liệu và giúp người đọc hiểu rõ hơn về đặc điểm của nhóm nghiên cứu.
Phép kiểm định Fisher để so sánh giữa phương pháp phẫu thuật và bên bị phì đại, giữa sự hài lòng và lí do nhập viện, phương pháp phẫu thuật.
Giá trị p < 0,05 được xem là sự khác biệt có ý nghĩa thống kê đối với tất cả các phân tích dữ liệu.
V ấn đề y đứ c và tính ứ ng d ụ ng
2.9.1 V ấn đề y đ c trong nghiên c u Đây là một nghiên cứu hồi cứu mô tả, người nghiên cứu chỉ thu thập và phân tích dữ liệu từ hồ sơ điều trị nội trú Chúng tôi không can thiệp vào diễn tiến bệnh hay quá trình bệnh của bệnh nhi Tên bệnh nhi sẽ được viết tắt và hồ sơ dữ liệu được mã hóa, thông tin của tất cả các đối tượng chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu và đều được bảo mật.
Hội đồng xét duyệt đềcương nghiên cứu Bệnh viện Nhi Đồng 1 đã đồng ý cho thực hiện nghiên cứu này, trong quyết định số 419/GCN-BVNĐ1, kí ngày 19/10/2022.
Nghiên cứu này được thực hiện với mong muốn:
− Đóng góp phần nào vào cái nhìn toàn diện hơn về PĐMB ở trẻ em.
− Tổng hợp những yếu tố liên quan về kế hoạch tiếp cận, thái độ xử trí và theo dõi đối với bệnh nhi PĐMB.
− Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật và những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trịPĐMB.
K Ế T QU Ả NGHIÊN C Ứ U
Đặc điể m b ệ nh nhi
3.1.1 Tu ổ i xu ấ t hi ệ n tri ệ u ch ng đầ u tiên và tu ổ i lúc ph ẫ u thu ậ t
Biểu đồ 3.1 Tuổi xuất hiện triệu chứng đầu tiên và tuổi lúc phẫu thuật.
Tuổi trung bình xuất hiện triệu chứng đầu tiên của PĐMB là 11,1 ± 1,4 năm, tuổi nhỏ nhất là 8 năm và lớn nhất là 14 năm Thường gặp nhất là 11 và 12 năm tuổi, chiếm 56,1%.
Độ tuổi trung bình của trẻ tiến hành phẫu thuật trong nghiên cứu là 11,9 ± 1,5 năm, trong đó trẻ nhỏ nhất 9 tuổi và lớn nhất 15 tuổi Nhóm tuổi phổ biến nhất là từ 11 đến 13 tuổi, chiếm tỷ lệ 72,8%.
Số tr ườ ng h ợp
Tuổi xuất hiện triệu chứng đầu tiên Tuổi lúc phẫu thuật
Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhi cư trú ngoài TP.HCM chiếm đa số với 69,7% (46/66 trường hợp), bệnh nhân cư trú tại TP.HCM chiếm 30,3% (20/66 trường hợp).
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận có 65/66 trường hợp (98,5%) là dân tộc Kinh và chỉ có duy nhất một trường hợp là người Campuchia, chiếm 1,5%.
Về tiền căn gia đình, chúng tôi ghi nhận có 2 trường hợp (3%) là chị em sinh đôi cùng bịPĐMB hai bên và được phẫu thuật cùng ngày.
Về tiền căn bản thân, có 1 trường hợp (1,5%) được chẩn đoán bế kinh/màng ngăn âm đạo đã được phẫu thuật tạo hình âm đạo và 2 trường hợp (3%) nhiễm trùng tiểu một lần đã được điều trị nội khoa trước nhập viện 2 tháng và 3 tháng.
Đặc điể m lâm sàng
Chúng tôi chia lí do chính nhập viện để phẫu thuật của bệnh nhi thành 3 nhóm là có triệu chứng, không thẩm mỹ và cả hai lí do trên.
Bảng 3.1 Lí do nhập viện
Lí do nhập viện Tần số (N = 66) Tỉ lệ (%)
Nhóm 1 là nhập viện chỉ vì có triệu chứng như khó chịu khi mặc quần bó, khi tham gia hoạt động thể thao, ngứa âm hộ và khó vệ sinh, chiếm 28/66 trường hợp (42,4%).
Nhóm 2 là than phiền về không thẩm mỹ mà không có bất kì triệu chứng nào khác, chiếm 17/66 trường hợp (27,3%).
Nhóm 3 là có triệu chứng và than phiền về thẩm mỹ, chiếm 20/66 trường hợp (30,3%).
Như vậy, các bệnh nhi đến khám chỉ vì lí do có triệu chứng lâm sàng chiếm đa số với 42,4% và các bệnh nhi đến khám chỉ vì lí do thẩm mỹ chiếm tỉ lệ thấp nhất với 27,3%.
3.2.2 Tri ệ u ch ng cơ năng
PĐMB ngoài vấn đề gây mất thẩm mỹ còn có thể gây nhiều triệu chứng khó chịu cho bệnh nhi.
Bảng 3.2 Triệu chứng cơ năng
Triệu chứng Tần số (N = 66) Tỉ lệ (%)
Khó chịu khi mặc quần bó 23 34,8
Khó chịu khi tham gia thể thao 11 16,7
Khó vệ sinh 8 12,1 Đa số các trường hợp đến khám đều có than phiền về vấn đề có triệu chứng gây khó chịu, chiếm tỉ lệ 72,7% (Bảng 3.1) Trong 48 trường hợp có triệu chứng thì 42 trường hợp (chiếm 87,5%) có 1 trong 4 triệu chứng là khó chịu khi mặc quần bó, khó chịu khi tham gia hoạt động thể thao, khó vệ sinh vùng âm hộ hoặc ngứa âm hộ Còn lại 6 trường hợp (chiếm 12,5%) có 2 trong 4 triệu chứng.
Triệu chứng được than phiền nhiều nhất là khó chịu khi mặc quần bó với tỉ lệ 34,8%, triệu chứng than phiền ít nhất là khó vệ sinh với tỉ lệ 12,1%.
Tại thời điểm phẫu thuật có 61/66 trường hợp (chiếm 92,4%) đã xuất hiện kinh nguyệt ít nhất một chu kì kinh và 5/66 trường hợp (chiếm 7,6%) chưa có kinh nguyệt.
Bên bịphì đại Tần số (N = 66) Tỉ lệ (%)
PĐMB hai bên chiếm đa số các trường hợp với tỉ lệ 74,2% (49/66 trường hợp), PĐMB một bên chiếm 25,8% (17/66 trường hợp).
1 L.N.H, 11 tuổi, SHS: 237631/22, PĐMB bên trái.
2 N.K.L, 14 tuổi, SHS: 313208/22, PĐMB bên phải.
3 D.B.T, 12 tuổi, SHS: 380046/20, PĐMB hai bên.
3.2.5 Ch ỉ s ố kh ối cơ thể (BMI)
Bảng 3.4 Chỉ số khối cơ thể (BMI)
BMI Số trường hợp (N = 66) Tỉ lệ (%)
Chỉ số BMI trung bình của nhóm bệnh nhi là 20,2 ± 3,2, trong đó chỉ số BMI thấp nhất là 14,8 kg/m2 và cao nhất là 27,5 kg/m2 Có 71,2% trẻ (47/66 trường hợp) có chỉ số BMI bình thường, 28,8% trẻ (19/66 trường hợp) thừa cân hoặc béo phì, và không có trẻ nào thiếu cân.
3.2.6 Đặc điể m sinh d c th phát
Bảng 3.5 Đặc điểm sinh dục thứ phát Đặc điểm Số trường hợp (N = 66) Tỉ lệ (%)
Tất cả các trường hợp trong nghiên cứu đều xuất hiện ít nhất một đặc điểm sinh dục thứ phát là vú phát triển Trong đó, có 4/66 trường hợp (chiếm 6,1%) chưa xuất hiện lông mu, còn lại 62/66 (chiếm 93,9%) đã có lông mu phát triển.
3.2.7 Độ r ộ ng môi bé và p hân độ r ộ ng môi bé theo Felicio
Biểu đồ 3.2 Độ rộng môi bé. Độ rộng trung bình của môi bé bị phì đại là 4,7 ± 1,1 cm, nhỏ nhất là 3 cm và lớn nhất là 7 cm, độ rộng là 5 cm chiếm tỉ lệ cao nhất (22,7%) Theo bảng phân loại Felicio thì các trường hợp trong nghiên cứu của chúng tôi có độ rộng môi bé từđộ 2 đến độ4 Trong đó, chiếm tỉ lệ nhiều nhất là độ 3 với 60,6% và thấp nhất là độ 4 với 15,2%.
Biểu đồ 3.3 Phân độ rộng môi bé theo Felicio.
Theo phân độFelicio, PĐMB độ 3 chiếm đa số các trường hợp với 60,6%.
3 cm 3,5 cm 4 cm 4,5 cm 5 cm 5,5 cm 6 cm 6,5 cm 7 cm
Số tr ườ ng h ợp
Số tr ườ ng h ợp
Bảng 3.6 Mối liên quan giữa độ rộng môi bé và lí do nhập viện
Lí do nhập viện Độ 2
Không có sự khác biệt giữa độ rộng của môi bé và lí do nhập viện của bệnh nhi(p > 0,05).
Đặc điể m ph ẫ u thu ậ t
Chúng tôi ghi nhận thời gian phẫu thuật thay đổi từ ngắn nhất là 30 phút đến dài nhất là 90 phút Thời gian phẫu thuật trung bình là 55,5 ± 15,6 phút.
Lượng máu mất trong mổ không đáng kể, trung bình là 7,5 ± 3,9 ml, lượng máu mất ít nhất là 2 ml và nhiều nhất là 20 ml Không có trường hợp nào cần truyền máu trước, trong và sau mổ.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tất cả các trường hợp đều tạo hình môi bé bằng phương pháp cắt dọc rìa môi bé, có thể kèm hay không kèm theo tạo hình mũ âm vật Trong đó, phương pháp cắt dọc rìa kèm tạo hình mũ âm vật chiếm đa số với 66,7% (44/66 trường hợp).
Hình 3.2 Phương pháp phẫu thuật
1 L.N.H, 11 tuổi, SHS: 237621/22, cắt dọc rìa kèm tạo hình mũ âm vật.
2 D.B.T, 12 tuổi, SHS: 380046/20, cắt dọc rìa môi bé.
3.3.4 Liên quan gi ữa phương pháp phẫ u thu ậ t và bên b ị phì đạ i
Bảng 3.7 Liên quan giữa phương pháp phẫu thuật và bên bị phì đại
Cắt dọc rìa + tạo hình mũ âm vật
1 2 Ở các trường hợp PĐMB một bên (phải hoặc trái), phương pháp cắt dọc rìa được sử dụng chủ yếu (bên trái có 60% trường hợp, bên phải có 71,4% trường hợp).
Riêng các trường hợp PĐMB hai bên, chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp cắt dọc rìa kết hợp tạo hình mũ âm vật (chiếm 77,6%).
Như vậy, chúng ta thấy rằng phương pháp cắt dọc rìa kèm tạo hình mũ âm vật được lựa chọn nhiều hơn trong PĐMB hai bên so với PĐMB một bên, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Đặc điểm hậu phẫu
Bảng 3.8 Thời gian nằm viện sau mổ
Số ngày nằm viện Tần số (N = 66) Tỉ lệ (%)
Thời gian nằm viện sau mổ trung bình là 1,9 ± 1 ngày, ngắn nhất là một ngày,chiếm đa số (48,5%) và dài nhất là 4 ngày, chiếm tỉ lệ ít nhất (9,1%).
3.4.2 Th ờ i gian s ử d ng thu ố c kháng sinh và gi ảm đau
Biểu đồ 3.4 Thời gian sử dụng thuốc kháng sinh và giảm đau.
Tất cả các bệnh nhi sau mổ đều được sử dụng kháng sinh đường uống là Amoxicillin và giảm đau bằng paracetamol, thời gian sử dụng kháng sinh và giảm đau trung bình 7,2 ± 0,9 ngày, ngắn nhất là 5 ngày và dài nhất là 9 ngày.
5 ngày 6 ngày 7 ngày 8 ngày 9 ngày
Biểu đồ 3.5 Biến chứng. Đa số các trường hợp sau mổ không ghi nhận biến chứng với 57/66 trường hợp (chiếm 89,4%).
Có 5 trường hợp (chiếm 7,6%) chảy máu và 1 trường hợp (chiếm 1,5%) tụ máu trong thời gian nằm viện được điều trị bằng băng ép vết mổ.
Có 1 trường hợp (chiếm 1,5%) tái phát sau mổ tạo hình môi bé Trường hợp này là bé gái 9 tuổi, nhập viện vì môi bé 2 bên to gây ngứa âm hộ và khó vệ sinh đặc biệt là khi bé có kinh nguyệt Bé được phẫu thuật tạo hình môi bé hai bên vào tháng 8/2022 Sau mổ một tháng, bé hết các triệu chứng Tuy nhiên, theo dõi sau mổ 10 tháng, mẹ bé phát hiện môi bé bên phải phì đại lại mà không kèm theo bất kì triệu chứng nào, bé được phẫu thuật lại để tạo hình môi bé bên phải.
Không biến chứng Chảy máu Tụ máu Tái phát
3.4.4 Liên quan gi ữ a bi ế n ch ng và các bi ế n s ố khác
Bảng 3.9 Liên quan giữa biến chứng và các biến số khác
Biến số Có biến chứng Không biến chứng p
Cả hai 1 (1,5%) 19 (28,8%) Độ rộng môi bé (N = 6) Độ 2 3 (4.5%) 13 (19,7%) Độ 3 3 (4,5) 37 (56,1%) 0,5* Độ 4 1 (1,5%) 9 (13,6%)
Cắt dọc rìa + tạo hình mũ âm vật 5 (7,6%) 37 (56,1%)
Nghiên cứu không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa biến chứng sau phẫu thuật với các yếu tố như lý do nhập viện, độ rộng môi bé, bên phẫu thuật, phương pháp phẫu thuật và thời gian nằm viện sau phẫu thuật (p > 0,05).
Có 49/66 trường hợp đến khám vì có các triệu chứng liên quan đến môi âm hộ Sau khi phẫu thuật, 40/49 trường hợp được theo dõi và tất cả đều cho biết các triệu chứng đã hết hoàn toàn trong thời gian từ 1 đến 3 tháng.
3.4.6 S ự hài lòng c ủ a b ệ nh nhi và ngườ i nhà
Biểu đồ 3.6 S hài lòng của bệnh nhi và người nhà.
Trong 50 trường hợp chúng tôi liên lạc được qua điện thoại hoặc đến tái khám, ngắn nhất là bệnh nhi sau mổ một tháng, dài nhất là bệnh nhi đã mổđược
7 năm, để hỏi về mức độ hài lòng của bệnh nhi và người nhà ghi nhận
Rất hài lòng Hài lòng Không hài lòng
Tỉ lệ hài lòng và rất hài lòng về kết quả thẩm mỹ cũng như cải thiện các triệu chứng trước mổ lần lượt là 84% và 12% Có 6 trường hợp (chiếm 12%) ba mẹ chỉđạt mức hài lòng vì kết quả thẩm mỹkhông được như mong muốn, môi bé sau khi mổ vẫn còn hơi to hoặc da mũ âm vật còn nhiều.
Có 2 trường hợp (chiếm 4%) ba mẹ không hài lòng vì bị tái phát và kết quả thẩm mỹ chưa được như mong muốn.
Tất cả các bệnh nhi này đều chưa lập gia đình, trong đó bệnh nhi lớn tuổi nhất được theo dõi đến 20 tuổi.
Hình 3.3 Hình sau phẫu thuật phì đại môi bé hai bên
1 N.A.A, 15 tuổi, SHS: 227650/22, sau mổ 1 tháng
2 N.T.Q.T, 13 tuổi, SHS: 296833/14, sau mổ 7 năm.
3.4.7 Liên quan gi ữ a s ự hài lòng và lí do nh ậ p vi ệ n
Bảng 3.10 Liên quan giữa s hài lòng và lí do nhập viện
Trong nhóm bệnh nhi được nhập viện vì có triệu chứng, có 22/23 trường hợp
(chiếm 95,7%) rất hài lòng và 1/23 trường hợp (chiếm 4,3%) hài lòng về kết quả phẫu thuật vì sau mổ tất cả các bệnh nhi đều hết triệu chứng lâm sàng.
Trong nhóm bệnh nhi được nhập viện vì lí do không thẩm mỹ có 5/10 trường hợp (chiếm 50%) rất hài lòng, 4/10 trường hợp (chiếm 40%) hài lòng và 1/10 trường hợp (chiếm 10%) không hài lòng bởi vì kết quả thẩm mỹ không được như mong đợi mặc dù không có bất kì triệu chứng cơ năng nào khác.
Về sự hài lòng của bệnh nhân, trong số 17 trường hợp nhập viện, có 15 trường hợp (88,2%) bày tỏ sự hài lòng cao, trong khi 1 trường hợp (5,9%) chỉ ở mức hài lòng Chỉ có 1 trường hợp (5,9%) không hài lòng do bệnh tái phát 10 tháng sau phẫu thuật.
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự hài lòng sau mổ và lí do nhập viện(p < 0,05) Ở nhóm bệnh nhi được nhập viện vì lí do có ít nhất 1 triệu chứng khó chịu, tỉ lệ hài lòng về kết quả sau phẫu thuật cao hơn có ý nghĩa so với nhóm bệnh nhi được nhập viện vì lí do thẩm mỹ.
3.4.8 Liên quan gi ữ a s ựhài lòng và phương pháp phẫ u thu ậ t
Bảng 3.11 Liên quan giữa s hài lòng và phương pháp phẫu thuật
Cắt dọc rìa + tạo hình mũ âm vật
Có 2 phương pháp phẫu thuật được sử dụng trong nghiên cứu của chúng tôi là phương pháp cắt dọc rìa và cắt dọc rìa kèm tạo hình mũ âm vật Trong đó, phương pháp cắt dọc rìa kèm tạo hình mũ âm vật chiếm đa số với 35/50 trường hợp (70%) Từ bảng 3.11 ta thấy sự hài lòng của bệnh nhi và gia đình khi được phẫu thuật bằng phương pháp cắt dọc rìa kèm tạo hình mũ âm vật cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhi được phẫu thuật bằng phương pháp cắt dọc rìa (p < 0,05).
3.4.9 Liên quan gi ữ a s ự hài lòng và các bi ế n s ố khác
Bảng 3.12 Liên quan giữa s hài lòng và các biến số khác
Biến số Rất hài lòng
N (%) p Độ rộng môi bé (N = 50) Độ 2 10 (20%) 1 (2%) 1 (2%) Độ 3 27 (54%) 5 (10%) 1 (2%) 0,8* Độ 4 5 (10%) 0 (0%) 0 (0%)
Chúng tôi không tìm thấy mối liên quan giữa sự hài lòng và các yếu tố khác như độ rộng môi bé, bên phẫu thuật, số ngày nằm viện sau mổ và biến chứng(p > 0,05).
BÀN LU Ậ N
Đặc điể m dân s ố nghiên c ứ u
4.1.1 Tu ổ i kh ở i phát tri ệ u ch ng đầ u tiên và tu ổ i lúc ph ẫ u thu ậ t
Tuổi khởi phát triệu chứng đầu tiên trong nghiên cứu của chúng tôi vào khoảng 11 – 12 tuổi, nằm trong giai đoạn dậy thì Tương tự với báo cáo của Gibert 72 , 81% các trường hợp PĐMB có triệu chứng khởi phát từ 6 tháng đến
12 tháng sau khi xuất hiện kinh nguyệt PĐMB có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, thường gặp nhất là ở tuổi dậy thì do chịu ảnh hưởng của sự tăng nồng độ estrogen 69,72 Môi bé có thể thay đổi tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển khác nhau của cơ thể Vào tuổi dậy thì, nồng độ estrogen tăng cao thúc đẩy sự phát triển của môi bé, có thể dẫn đến PĐMB Trong quá trình mang thai, lưu lượng máu đến môi bé tăng làm cho môi bé to hơn Vào giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, nồng độ estrogen giảm nên kích thước của môi bé cũng giảm 7,38
Bảng 4.1 So sánh tuổi lúc phẫu thuật
Tác giả Tuổi nhỏ nhất – lớn nhất (năm)
Tuổi phẫu thuật trung bình (năm)
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi phẫu thuật trung bình là 11,9 năm và độ tuổi 12 ̶ 13 năm chiếm tỉ lệ cao nhất, tương đương với các báo cáo của tác giả Jothilakshmi 73 , Feng Qin 12 và Gibert 72 Tuy nhiên tuổi phẫu thuật trung bình của chúng tôi còn thấp hơn so với báo cáo của tác giả Jodoin 69 và Rouzier 1 Điều này được giải thích là do bệnh viện chúng tôi chỉ tiếp nhận điều trị những bệnh nhi dưới 16 tuổi, trong khi đó tác giả Jodoin chọn những bệnh nhi đến 18 tuổi Tác giả Rouzier nghiên cứu cả bệnh nhân trẻ em và người lớn, tuổi lớn nhất trong nghiên cứu này là 67 năm nên tuổi phẫu thuật trung bình cũng cao nhất trong các tác giả (Bảng 4.1).
Phẫu thuật tạo hình môi bé có thể được thực hiện ở độ tuổi vị thành niên nhằm giải quyết các triệu chứng khó chịu về chức năng, tâm lý và thẩm mỹ ảnh hưởng đến cuộc sống Một số tác giả khuyến nghị phẫu thuật khi bệnh nhi đã phát triển đặc điểm sinh dục thứ phát và bắt đầu có kinh nguyệt từ 3 đến 4 năm, tương đương độ tuổi từ 15 đến 16 Tuy nhiên, tiêu chí quan trọng hơn để tiến hành phẫu thuật là sự hiện diện các triệu chứng khó chịu tác động tiêu cực đến cuộc sống của bệnh nhi, chứ không chỉ dựa trên độ tuổi.
4.1.2 Nơi cư trú và t ầ n su ấ t b ệ nh Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, điều kiện tiếp cận truyền thông và y tế ngày càng tốt hơn nên dị tật này đã được chú ý nhiều hơn, nhiều bệnh nhi được người thân đưa đi khám bệnh khi thấy bộ phận sinh dục ngoài có bất thường Nghiên cứu cho thấy các bệnh nhi ở TP.HCM chiếm 30,3%, số bệnh nhi ở các tỉnh còn lại chiếm 69,7% Điều này có thể giải thích được sự phân bố rải rác của các bệnh nhi ở các tỉnh thành và vì Bệnh viện Nhi Đồng 1 là một trong những trung tâm lớn của khu vực phía nam nên sẽ được chuyển từ tuyến dưới đến.
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận có 2 trường hợp là hai chị em song sinh cùng phát hiện PĐMB và được phẫu thuật cùng ngày Tất cả các bệnh nhi còn lại không trường hợp nào có người thân trong gia đình bị PĐMB Trong báo cáo năm 2018, tác giả Gibert 72 cũng đã ghi nhận một trường hợp (4,8%) có người thân trong gia đình bị PĐMB.
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận có một trường hợp bệnh nhi 15 tuổi, được phát hiện PĐMB hai bên từ năm 14 tuổi và không có triệu chứng khó chịu. Cách nhập viện 1,5 tháng, bé đau bụng và được chẩn đoán lần đầu tiên là màng trinh không thủng, được rạch thoát kinh tại địa phương Tuy nhiên, triệu chứng đau bụng của bé tái lại, do đó bé được chuyển lên Bệnh viện Nhi Đồng 1 Tại đây, chúng tôi chẩn đoán bé bị bếkinh/màng ngăn âm đạo kèm PĐMB hai bên và được phẫu thuật tạo hình âm đạo Sau phẫu thuật tạo hình âm đạo 2 tháng, bé được phẫu thuật tạo hình môi bé hai bên kèm tạo hình mũ âm vật.
Hình 4.1 Màng ngăn âm đạo kèm phì đại môi bé hai bên
Hai bệnh nhi (3%) bị nhiễm trùng tiểu dưới một lần và được điều trị nội khoa. Trong báo cáo năm 2008, Amiria Lynch 76 và các cộng sự đã mô tả một bệnh nhi 12 tuổi bị dị tật cột sống chẻ đôi và bàng quang thần kinh phải đặt thông tiểu ngắt quãng 76 Vì môi bé hai bên phì đại gây khó khăn khi đặt thông tiểu sạch làm cho bệnh nhi bị nhiễm trùng tiểu tái phát nhiều lần Sau phẫu thuật tạo hình môi bé hai bên, bệnh nhi được đặt thông tiểu dễ dàng hơn.
Đặc điểm lâm sàng
Bảng 4.2 So sánh lí do nhập viện
Hầu hết các tác giả chia lí do chính tìm đến phẫu thuật tạo hình môi bé thành
3 nhóm là vì không thẩm mỹ, có triệu chứng khó chịu và cả hai lí do trên Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với kết quả của tác giả Shuai Qiang 77 , Fengyong Li 8 và Zhou 11 So với tác giả Jodoin 69 và Giber 72 , lí do không thẩm mỹ trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn Đa số những bệnh nhi trong nghiên cứu của chúng tôi khi nhập viện đều có ít nhất 1 triệu chứng khó chịu(72,7%) và đó cũng là tiêu chí để chúng tôi chỉđịnh phẫu thuật. Động lực chính dẫn đến phẫu thuật ở bệnh nhân người lớn và trẻ em khác nhau Phụ nữtrưởng thành thường được thúc đẩy bởi các yếu tốnhư thẩm mỹ, có triệu chứng và tâm lí 11,78 Trong đó, sự lo ngại về ngoại hình của môi bé là động lực được báo cáo phổ biến nhất 11,60 Các nghiên cứu cho thấy tạo hình môi bé có hiệu quả trong việc cải thiện sự hài lòng về ngoại hình bộ phận sinh dục cũng như sức khỏe tâm lí 79,80 Đối với trẻ vị thành niên cũng có những vấn đề liên quan đến ngoại hình bộ phận sinh dục và triệu chứng tồn tại ở giai đoạn tuổi này Tuy nhiên, so với bệnh nhân người lớn thì trẻ vị thành niên ít chủđộng hơn trong việc đưa ra các yêu cầu về thẩm mỹ Động lực chính của trẻ vị thành niên là các triệu chứng khó chịu làm ảnh hưởng đến cuộc sống 12
4.2.2 Tri ệ u ch ng cơ năng
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận các triệu chứng như khó chịu khi mặc quần bó chiếm tỉ lệ cao nhất với 34,8%, khó chịu khi tham gia thể thao, ngứa âm hộ và khó vệ sinh tương tự như cáo của Shuai Qiang 77 và Rouzier 1 Ngoài những triệu chứng trên, các nghiên cứu được thực hiện ở người lớn còn cho thấy những than phiền về vấn đề tình dục như giao hợp đau 60,77,81 Tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi thực hiện ở trẻ dưới 16 tuổi, tất cả các trường hợp trong nghiên cứu đều chưa quan hệ tình dục nên không than phiền về vấn đề tình dục.
Các bệnh nhi mô tả về việc xuất hiện khối phồng khi mặc quần bó hay đồ bơi gây tâm lí lo lắng và đặc biệt là gây đau, khó chịu do cọ sát của môi bé. Điều này làm ảnh hưởng đến các hoạt động hằng ngày cũng như tham gia các hoạt động thể thao như chạy bộ, đạp xe, bơi lội Nhiều báo cáo ghi nhận tình trạng môi bé to gây khó khăn trong việc vệsinh đặc biệt là trong kì kinh nguyệt gây kích ứng vùng âm hộ dẫn tới ngứa âm hộ, nhiễm trùng âm hộ tái phát.12,60,69,82
Tác giả Có (%) Chưa (%) Cỡ mẫu (N)
Trong nghiên cứu của chúng tôi, đa số các trường hợp đều đã xuất hiện kinh nguyệt ít nhất một lần, chỉ có 5 trường hợp chưa có kinh nguyệt Trong đó, một trường hợp là bé gái 10 tuổi có vú phát triển, lông mu chưa phát triển, tuy nhiên bệnh nhi này thường xuyên bị khó chịu do cọ sát quần vào môi bé kèm ngứa âm hộ nên được chỉ định phẫu thuật Bốn trường hợp còn lại đều có vú và lông mu phát triển kèm theo có ít nhất 1 trong 4 triệu chứng nên được chỉ định phẫu thuật.
So với các nghiên cứu của Feng Qin 12 và Gibert 72 , nghiên cứu của chúng tôi có tỉ lệ bệnh nhi đã có kinh nguyệt cao hơn hẳn Chúng tôi lựa chọn phẫu thuật những bệnh nhi đã dậy thì vì sự phát triển của môi bé bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể Sau tuổi dậy thì, kích thước của môi bé gần giống với người trưởng thành nên hạn chế vấn đề môi bé to trở lại sau tạo hình.Tuy nhiên, đối với những bệnh nhi có triệu chứng khó chịu do môi bé to làm ảnh hưởng đến cuộc sống thì vẫn có chỉđịnh phẫu thuật 5,12
Tác giả Một bên (%) Hai bên (%) Cỡ mẫu (N)
Trong hầu hết các báo cáo, PĐMB xảy ra ở hai bên chiếm đa số các trường hợp và nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như vậy (Bảng 4.4) Tỉ lệ PĐMB một bên và hai bên của chúng tôi tương đương với nghiên cứu của Gibert 72, , Jodoin 69 và Hamori 83
4.2.5 Ch ỉ s ố kh ối cơ thể (BMI)
Bảng 4.5 Chỉ số khối cơ thể
Tác giả Trung bình Thấp nhất Cao nhất Cỡ mẫu (N)
Chỉ số BMI trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với các nghiên cứu trước đây, với 28,8% trường hợp thừa cân và béo phì Nghiên cứu của Barrett và Wendling ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân thừa cân và béo phì lần lượt là 47% và 60% Tuy nhiên, nghiên cứu của Propst chỉ ra rằng kích thước và hình dạng của môi bé không bị ảnh hưởng bởi chiều cao và cân nặng.
4.2.6 Đặc điể m sinh d c th phát
Bảng 4.6 Đặc điểm sinh dục thứ phát
Tác giả Vú phát triển
Có hai đặc điểm sinh dục thứ phát ở nữ mà chúng tôi quan tâm là vú phát triển và lông mu phát triển.
Tất cả bệnh nhi trong nghiên cứu đều đã phát triển ít nhất một đặc điểm sinh dục thứ phát So với báo cáo của Feng Qin 12 , tỉ lệ bệnh nhi có vú phát triển của chúng tôi cao hơn vì chúng tôi chỉđịnh phẫu thuật cho những bệnh nhi đã dậy thì Một số khuyến cáo đề nghị không nên thực hiện phẫu thuật tạo hình môi bé ở bệnh nhi chưa xuất hiện đặc điểm sinh dục thứ phát để tránh sự to trở lại của môi bé sau phẫu thuật 74
4.2.7 Độ r ộ ng c ủ a môi bé và phân độ r ộ ng theo Felicio
Bảng 4.7 Độ rộng của môi bé
Chúng tôi 4,7 ± 1,1 3 7 66 Độ rộng trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 4,7 ± 1,1 cm tương đương với nghiên cứu của Katie Propst 84 và Gibert 72 , cao hơn so với Warren 43
Theo nghiên cứu của tác giả, trong nhóm tuổi vị thành niên và người trường thành thì đặc điểm giải phẫu của PĐMB đều tương đồng, tỷ lệ PĐMB độ 3 chiếm 60,6%, hầu hết các trường hợp đến phẫu thuật đều mắc phải PĐMB nghiêm trọng Điều đáng chú ý là không có mối liên hệ giữa mức độ phì đại thấp hơn và tuổi nhỏ hơn.
Đặc điể m ph ẫ u thu ậ t
Bảng 4.8 Thời gian phẫu thuật
Thời gian phẫu thuật trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 55,5 ± 15,6 phút, tương đương với các nghiên cứu của Feng Qin 12 và ít hơn so với nghiên cứu của Fengyong Li 8 (Bảng 4.8) Thời gian phẫu thuật có thể phụ thuộc vào các yếu tố như số bên bị phì đại, phương pháp phẫu thuật, tai biến trong mổ, thao tác thành thạo của nhóm phẫu thuật viên Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng kĩ thuật cắt dọc rìa, đây là kĩ thuật khá đơn giản với số đường mổ ít và không ghi nhận tai biến trong lúc mổ nên thời gian phẫu thuật tương đối ngắn.
Bảng 4.9 Lượng máu mất trong mổ
Lượng máu mất trung bình trong mổ của nghiên cứu chúng tôi tương đương với báo cáo của tác giả Thuan H Le 86 và thấp hơn so với báo cáo của Fengyong
Li 8 (Bảng 4.9) Tất cả các trường hợp trong nghiên cứu của chúng tôi đều được sử dụng phương pháp cắt dọc rìa có thể kèm hoặc không kèm theo tạo hình mũ âm vật, tương tự trong báo cáo của tác giả Thuan H Le 86 có 12/14 trường hợp sử dụng phương pháp cắt dọc rìa và 2/14 trường hợp sử dụng phương pháp cắt hình chêm Theo như giải phẫu mạch máu của tác giả Georgiou 19 mô tả thì kĩ thuật cắt dọc rìa ít ảnh hưởng đến các mạch máu nuôi chính của môi bé nhất do đó lượng máu mất trong mổ không đáng kể Hơn nữa, trong quá trình phẫu thuật, chúng tôi sử dụng Lidocain kết hợp với Adrenalin tiêm vào đường rạch da vừa có tác dụng giảm đau vừa có tác dụng cầm máu nên lượng máu mất trong mổ ít Trong báo cáo của Fengyong Li 8 sử dụng kĩ thuật cắt hình chữ L bao gồm hai bước là tạo hình mũ âm vật và tạo hình môi bé với diện cắt hình chữ L nên các mạch máu chính của môi bé bị ảnh hưởng nhiều hơn, kết hợp với thời gian mổ lâu hơn trong nghiên cứu của chúng tôi nên lượng máu mất trong mổ nhiều hơn.
Hiện nay có nhiều phương pháp phẫu thuật được thực hiện để tạo hình môi bé, tuy nhiên chưa có phương pháp nào là tiêu chuẩn Tất cảtrường hợp trong nghiên cứu của chúng tôi đều được sử dụng phương pháp cắt dọc rìa kèm hoặc không kèm theo tạo hình mũ âm vật Đây là phương pháp được thực hiện đầu tiên, dễ thực hiện và an toàn Trong một cuộc khảo sát, phần lớn (52,7%) các bác sĩ phẫu thuật lựa chọn phương pháp phẫu thuật cắt dọc rìa, còn phương pháp cắt hình chêm chỉđứng thứ hai với 36,1% số trường hợp 87
Kĩ thuật cắt dọc rìa là kĩ thuật thuận tiện nhất đạt đến hình thể giải phẫu mà bệnh nhân mong muốn, ít xuất hiện những biến chứng liên quan đến vết mổ hơn nhưng có thể để lại vết sẹo dài ngay bờ tự do, đôi khi gây co kéo vết mổ.
Kĩ thuật cắt hình chêm cũng để lại vết sẹo tương tự nhưng nằm ngang thay vì nằm dọc và không thể giảm môi bé một cách toàn diện như kĩ thuật cắt dọc rìa. Tuy nhiên, sau 6 tháng thường hiếm khi thấy sẹo ở cả hai kĩ thuật này Hầu hết phụ nữđều muốn loại bỏ phần niêm mạc tăng sắc tốnhưng một số lại thích giữ lại phần niêm mạc này để thấy tự nhiên hơn và chỉ yêu cầu bác sĩ giảm phần môi bé dư thừa 43,45 Trong nghiên cứu của Millos và Moore 88 trên 550 phụ nữ có 97% muốn loại bỏ phần niêm mạc tăng sắc tố, chỉ giữ lại phần niêm mạc hồng và đặc biệt là sau khi cắt bỏ phần niêm mạc đó thì bờ viền còn lại cũng mềm mại hơn.
Phẫu thuật tạo hình mũ âm vật hiếm khi được thực hiện riêng biệt mà nó thường được thực hiện cùng phẫu thuật tạo hình môi bé Trong nghiên cứu của chúng tôi, đa sốcác trường hợp có kèm theo tạo hình mũ âm vật, chiếm 66,7%, tương tựnhư nghiên cứu của Feng Quin 12 (83,3%) và Zenan Xia 82 (64,8%). Năm 2008, Alter 9 đã mô tả chi tiết kĩ thuật mới của tác giả, trong đó đường cắt hình chêm ở mặt trong của môi bé được thiết kế theo chiều ngang và nằm ở 1/2 trên để cắt bỏ phần nhô ra nhiều nhất của môi bé Đường cắt ở mặt ngoài của môi bé sẽ hướng cong ra ngoài và ra trước để cắt bỏ phần da và mũ âm vật thừa ở mặt ngoài Kết quả cho thấy điểm số hài lòng của bệnh nhân sau phẫu thuật đạt 9,2/10 điểm và tỉ lệ biến chứng thấp chỉ với 4%.
Năm 2013, Gress 10 đã hoàn thiện hơn kĩ thuật bằng việc thực hiện thêm một đường cắt hình lưỡi liềm nằm ngang ngay dưới âm vật và trên lỗ niệu đạo kèm một đường cắt hình chữ V ngược của da phía trên âm vật vì vậy sẽ điều chỉnh được độ nhô ra của mũ âm vật Kết quảđiểm số hài lòng về thẩm mỹ sau phẫu thuật đạt 9,4/10 điểm Tuy nhiên, báo cáo của Felicio 37 , Zenan Xia 53 , Hamori 20 ,
Feng Quin 12 và Yu Zhou 11 thực hiện đường cắt hình thoi ở mỗi bên của mũ âm vật, song song với mũ nhằm mục đích giảm chiều rộng thay vì phần da thừa ở mặt lưng của âm vật Việc duy trì đường giữa mũ âm vật để đối xứng với môi lớn và môi bé tốt hơn, giảm biến dạng mũ âm vật sau phẫu thuật Nghiên cứu của chúng tôi cũng tạo hình mũ âm vật với kĩ thuật này.
Mũ âm vật và môi bé nên được phẫu thuật cùng lúc đểđạt kết quả thẩm mỹ và cải thiện chức năng tốt hơn 9,11,53,89 Rất ít nghiên cứu ở trẻ vị thành niên tập trung vào đặc điểm PĐMB và dư thừa mũ âm vật, hầu hết giới hạn trong việc cắt bỏ môi bé 69,73 Sự phì đại của mũ âm vật có thể được chia thành phì đại ở thành bên và trung tâm, luôn xảy ra cùng bên với bên môi bé phì đại Sự phì đại ở trung tâm có thể giúp bảo vệ âm vật, các tuyến ngoại tiết sinh dục, giữẩm cho các tuyến và rãnh tuyến này, điều này chủ yếu gây ra các vấn đề về nhạy cảm tình dục Đối với trẻ vị thành niên, các vấn đề về triệu chứng như cọ sát, khó chịu khi mặc quần bó hay khi tham gia hoạt động thể thao là điều được quan tâm nhiều hơn.Do đó nên thực hiện tạo hình mũ âm vật ở thành bên cùng với tạo hình môi bé và không nên thực hiện tạo hình mũ âm vật ở trung tâm 12
Bó mạch thần kinh chi phối cho âm vật và mũ âm vật nằm ở mặt lưng âm vật, đi qua đáy chậu một đoạn 2,4 – 3 cm tới cạnh lỗ niệu đạo Nó cũng đi qua đáy chậu, tới vị trí cách ngành chậu mu một đoạn 1,8 – 2,2 cm rồi chia ra mặt trước ngoài thân âm vật, vào sâu tới cân Buck một đoạn 2 –2,5 cm Do đó các bác sĩ phẫu thuật nên thận trọng khi phẫu thuật tới cân Buck và hạn chế can thiệp sâu tới vị trí rãnh gian môi gần lỗ niệu đạo 20,90,91
Hình 4.2 Môi bé trước và sau phẫu thuật
4.3.4 Liên quan gi ữ a phương pháp phẫ u thu ậ t và bên b ịphì đạ i
Chúng tôi thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa phương pháp phẫu thuật và bên bịphì đại (Bảng 3.7) Đa số các trường hợp PĐMB hai bên được phẫu thuật tạo hình môi bé kèm tạo hình mũ âm vật, đa số các trường hợp PĐMB một bên chỉđược tạo hình môi bé không kèm theo tạo hình mũ âm vật.
Về phương diện giải phẫu thì cấu trúc môi bé và mũ âm vật có liên quan mật thiết với nhau Đầu trước của môi bé tách ra thành nếp nhỏ để bao bọc lấy âm vật gọi là mũ âm vật, đầu sau dính với bên đối diện để thành nếp khác gọi là hãm môi âm hộ Hầu hết các bệnh nhân bịPĐMB đều kèm phì đại mũ âm vật ở những mức độ khác nhau, do đó có thể kết hợp giữa tạo hình môi bé và tạo hình mũ âm vật đểtăng kết quả thẩm mỹ của phẫu thuật 20
Đặc điể m h ậ u ph ẫ u
Đa số các nghiên cứu trên bệnh nhân trưởng thành cho thấy tạo hình môi bé là phẫu thuật ngoại trú, bệnh nhân được gây tê tại chỗ nên có thể ra viện trong ngày Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên bệnh nhi dưới 16 tuổi và tất cả các trường hợp đều được gây mê toàn thân, cần thời gian theo dõi sau phẫu thuật lâu hơn Thời gian nằm viện trung bình của chúng tôi là 1,9 ngày, tương tự báo cáo của Rodríguez là từ 1 đến 2 ngày.
3 ngày Chúng tôi ghi nhận có 6 trường hợp nằm viện lâu nhất là 4 ngày sau mổ vì bệnh nhi được phẫu thuật vào cuối tuần có biến chứng chảy máu, tụ máu cần theo dõi thêm Tuy nhiên, thời gian nằm viện sau mổ không khác biệt giữa hai nhóm bệnh nhi có biến chứng hay không biến chứng (Bảng 3.10).
4.4.2 Th ờ i gian s ử d ng kháng sinh
Thời gian sử dụng kháng sinh đường uống trung bình sau mổ trong nghiên cứu của chúng tôi là 7 ngày, tương tự như các nghiên cứu khác là từ 5 – 7 ngày 8,47,72 Kháng sinh đường uống được sử dụng sau mổ để ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng của vùng âm hộ vì nhiễm trùng làm tăng nguy cơ hở vết mổ và sẹo xấu 12,39
Bảng 4.10 So sánh các biến chứng
Tác giả Chảy máu và tụ máu (%)
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận hai nhóm biến chứng là chảy máu, tụ máu và tái phát Tỉ lệ biến chứng chảy máu và tụ máu trong nghiên cứu của chúng tôi là 9,1% và có một trường hợp tái phát (chiếm 1,5%) cần được phẫu thuật lại để tạo hình môi bé Các bệnh nhi trong nghiên cứu của chúng tôi được điều trị bằng băng ép, không có trường hợp nào phải phẫu thuật lại đểđiều trị chảy máu và tụ máu.
So với báo cáo của Feng Qin 12 và Fengyong Li 8 thì tỉ lệ biến chứng chảy máu và tụ máu của chúng tôi thấp hơn Tất cả các trường hợp chảy máu và tụ máu trong nghiên cứu của Feng Qin 12 đều cần được phẫu thuật lại trong vòng 24 giờ sau mổ để làm sạch khối máu tụ và khâu lại vết mổ Tình trạng tụmáu tăng có liên quan đến tình trạng phì đại nghiêm trọng của môi bé, sựtăng sinh các mạch máu nhiều và một lượng lớn mô bị cắt bỏ 12
Chúng tôi ghi nhận 1 trường hợp (chiếm 1,5%) bị tái phát sau mổ 10 tháng và cần được phẫu thuật lại Hiếm gặp tái phát sau mổ PĐMB như theo
Wendling 85 được thực hiện ở 37 trường hợp từ 7 – 17 tuổi, ghi nhận 5,8% trường hợp bị tái phát Nghiên cứu của Feng Quin 12 cũng ghi nhận 2 trường hợp môi bé to nhẹ trở lại sau mổ, tuy nhiên không có bất kì triệu chứng khó chịu nào khác và không cần phải phẫu thuật lại Tác giả cũng lưu ý rằng phẫu thuật lại có thểđược thực hiện cho PĐMB tái phát trong quá trình phát triển cơ thể.
Barrett 26 cho rằng kết quả mô bệnh học và lâm sàng không dự đoán được nguy cơ tái phát Tác giả nghiên cứu mô bệnh học của các mẫu PĐMB và thấy rằng phù bạch huyết khu trú ở âm hộ đóng vai trò bệnh nguyên trong PĐMB. Giống như tình trạng phù bạch huyết khu trú, hầu hết các trường hợp PĐMB được điều trị khỏi bằng phẫu thuật cắt bỏ, nhưng một số ít trường hợp PĐMB có thể tái phát chứng tỏ PĐMB là một quá trình động hơn là một biến thể giải phẫu bình thường 26,92,93 Năm 2011, Heller 92 đã báo cáo một trường hợp bệnh nhân 54 tuổi bị béo phì và đã mãn kinh xuất hiện PĐMB tái phát sau 2 năm phẫu thuật tạo hình môi bé Kết quả mô bệnh học của môi bé trong 2 lần phẫu thuật tương tự với mô bệnh học nhìn thấy trong polyp biểu mô sợi ở âm hộ, âm đạo và cổ tử cung Wani 94 đã báo cáo 1 trường hợp polyp biểu mô sợi xuất hiện ở môi lớn bên phải của trẻ sơ sinh do ảnh hưởng bởi hormone của mẹ khi bé còn trong mẹ 92,94 Polyp biểu mô sợi thường xuất hiện ở tuổi dậy thì và khi mang thai khi có sựgia tăng nội tiết tố 92,95
Trường hợp tái phát trong nghiên cứu của chúng tôi được phẫu thuật lần đầu tiên lúc 9 tuổi sau khi xuất hiện kinh nguyệt được 2 chu kì Vì vậy nồng độ estrogen trong giai đoạn dậy thì có thểtăng dẫn đến PĐMB tái phát Vì sự phát triển của môi bé có thể bịảnh hưởng bởi các yếu tố như nội tiết tố, mang thai, thay đổi biểu mô tế bào do cọ sát liên tục nên đôi khi không đảm bảo tính hiệu quả lâu dài của phẫu thuật và điều này cần được thảo luận với bệnh nhi và gia đình 74
Hình 4.3 Phì đại môi bé tái phát
A PĐMB tái phát bên phải sau mổ PĐMB hai bên
B Môi bé sau phẫu thuật lần thứ hai
Trong nhiều báo cáo, hở vết mổ là biến chứng thường gặp, đặc biệt khi thực hiện phương pháp cắt hình chêm ở bệnh nhân có hút thuốc lá và béo phì do tình trạng lưu thông tuần hoàn ở các vạt môi kém hơn ởnhóm đối tượng này.
Khi thực hiện cắt hình chêm phải chú ý không nên cắt vào bên trong quá sâu vì dễ làm tổn thương các mạch máu chính, gây thiếu máu nuôi dưỡng cho bờ tự do của vạt da.
Nhiễm trùng vết mổthường hiếm khi xảy ra Nghiên cứu của chúng tôi không ghi nhận trường hợp nào bị nhiễm trùng, tương tự như nghiên cứu của Feng
Quin, Gress và Marisa 10,12,68 Bệnh nhi được sử dụng kháng sinh đường tĩnh mạch trước rạch da 30 phút và được sử dụng kháng sinh đường uống trung bình
5 – 7 ngày sau mổ để làm hạn chế tình trạng nhiễm trùng vết mổ.
Theo nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ tái phẫu là 1,5%, thấp hơn các nghiên cứu trước đây (4,2 - 16,7%) Trong nghiên cứu của chúng tôi, chỉ có một trường hợp tái phẫu do môi bé bên phải phì đại trở lại sau 10 tháng phẫu thuật cắt môi bé hai bên Bệnh nhi không gặp triệu chứng khó chịu nào ngoài sự khác biệt rõ rệt về màu sắc giữa bên tái phẫu và bên còn lại, do đó, mẹ và bệnh nhi yêu cầu tái phẫu.
Li 8 và Marisa 68 ghi nhận tỉ lệ phẫu thuật lại lần lượt là 4,2% và 5,2% vì bệnh nhân cảm thấy môi bé hai bên không cân đối, có thể cắt bỏ quá nhiều hoặc quá ít Ngoài ra chỉđịnh phẫu thuật lại còn do vết mổ bị hở, tách mép vết mổ 8,10,68 Nghiên cứu của Feng Quin 12 ghi nhận tỉ lệ phẫu thuật lại khá cao là 16,7% vì tụ máu trong vòng 24 giờ sau mổđể loại bỏ khối máu tụ và khâu lại vết mổ
Nghiên cứu chúng tôi ghi nhận tất cảcác trường hợp có triệu chứng khó chịu trước mổ đều hết triệu chứng sau mổ trong thời gian theo dõi từ 1 tháng đến 3 tháng tương tựnhư báo cáo của Gibert 72 Đa số các bệnh nhân có cải thiện các triệu chứng rõ rệt sau mổ Báo cáo của Zenan Xia 53 ghi nhận 97,2% bệnh nhân hết hay cải thiện đáng kể các triệu chứng sau mổ 3 tháng Kết quả nghiên cứu của Mujde Ozer 96 cũng tương tự với 93% bệnh nhân cảm thấy hài lòng vì giảm hay hết triệu chứng khó chịu trước mổ
Bảng 4.11 S hài lòng của bệnh nhi và gia đình.
Tác giả Rất hài lòng
Tỉ lệ rất hài lòng và hài lòng về kết quả phẫu thuật trong nghiên cứu của chúng tôi lần lượt là 84% và 12%, tương tự như các nghiên cứu khác (Bảng
4.11) Trong hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy tỉ lệ hài lòng của bệnh nhân và gia đình sau mổ rất cao, từ 93 – 100% Tuy nhiên sự hài lòng thường không được đo lường bởi một thước đo tiêu chuẩn 96 Sự hài lòng của bệnh nhân được đánh giá về vấn đề thẩm mỹ và cải thiện triệu chứng