1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Bài giảng kinh tế vi mô eg13 Đại học mở hà nội

76 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

BÀI 1 TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC VI MÔ I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC 1. Các khái niệm cơ bản Sự khan hiếm là việc xã hội với các nguồn lực hữu hạn không thể thoả mãn tất cả mọi nhu cầu ngày càng tăng của con người. Tất cả mọi nền kinh tế đều tìm cách sử dụng các nguồn tài nguyên khan hiếm một cách có hiệu quả nhất để thỏa mãn nhu cầu của con người Kinh tế học là môn khoa học giúp cho con người hiểu về cách thức vận hành của nền kinh tế nói chung và cách thức ứng xử của từng thành viên tham gia vào nền kinh tế nói riêng. Các thành viên nền kinh tế gồm có: - Các hộ gia đình. - Các doanh nghiệp. - Chính phủ. Hộ gia đình là một đơn vị ra quyết định. Tùy thuộc vào thị trường mà các hộ gia đình đóng các vai khác nhau: - Trong thị trường sản phẩm hộ gia đình là người tiêu dùng. Các hộ gia đình quyết định mua bao nhiêu hàng hoá hoặc dịch vụ mỗi loại thông qua cầu của họ biểu hiện ở mức giá mà họ sẵn sàng chi trả. - Trong thị trường các yếu tố hộ gia đình là người chủ của các nguồn lực. Họ quyết định cung cấp bao nhiêu các nguồn lực đó cho các doanh nghiệp. Có ba nguồn lực cơ bản là lao động, vốn và đất đai.

Trang 1

BÀI 1

TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC VI MÔ I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

1 Các khái niệm cơ bản

Sự khan hiếm là việc xã hội với các nguồn lực hữu hạn không thể thoả mãn tất cả mọi nhu cầu ngày càng tăng của con người Tất cả mọi nền kinh tế đều tìm cách sử dụng các nguồn tài nguyên khan hiếm một cách có hiệu quả nhất để thỏa mãn nhu cầu của con người

Kinh tế học là môn khoa học giúp cho con người hiểu về cách thức vận hành của nền kinh tế nói chung và cách thức ứng xử của từng thành viên tham gia vào nền kinh tế nói riêng

Các thành viên nền kinh tế gồm có:

- Các hộ gia đình - Các doanh nghiệp - Chính phủ

Hộ gia đình là một đơn vị ra quyết định Tùy thuộc vào thị trường mà các hộ gia

đình đóng các vai khác nhau:

- Trong thị trường sản phẩm hộ gia đình là người tiêu dùng Các hộ gia đình quyết định mua bao nhiêu hàng hoá hoặc dịch vụ mỗi loại thông qua cầu của họ biểu hiện ở mức giá mà họ sẵn sàng chi trả

- Trong thị trường các yếu tố hộ gia đình là người chủ của các nguồn lực Họ quyết định cung cấp bao nhiêu các nguồn lực đó cho các doanh nghiệp Có ba nguồn lực cơ bản là lao động, vốn và đất đai

Doanh nghiệp là tổ chức mua hoặc thuê các yếu tố sản xuất và tổ chức các yếu tố

Trang 2

Chính phủ tham gia vào nền kinh tế với tư cách là nhà cung cấp các hàng hoá và dịch

vụ và điều tiết phân phối lại thu nhập Thông thường các chính phủ cung cấp hệ thống pháp luật, hạ tầng cơ sở quốc phòng chính phủ giới hạn sự lựa chọn của người tiêu dùng, chính phủ điều tiết sản xuất và phân phối lại thu nhập

Sơ đề nền kinh tế được thể hiện như sau:

Hình 1.1: Mô hình nền kinh tế

Cơ chế phối hợp: là cơ chế phối hợp sự lựa chọn của các thành viên kinh tế với

nhau Chúng ta biết tới các loại cơ chế cơ bản là:

- Cơ chế mệnh lệnh - Cơ chế thị trường - Cơ chế hỗn hợp

Trong cơ chế mệnh lệnh (cơ chế kế hoạch hoá tập trung) ba vấn đề kinh tế cơ bản do Nhà nước quyết định Còn trong cơ chế thị trường, các vấn đề kinh tế cơ bản do thị trường (cung-cầu) xác định Trong cơ chế hỗn hợp, cả chính phủ và thị trường đều tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản Hiện nay các nước đều áp dụng cơ chế hỗn hợp để giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản Tuy nhiên việc giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản đó khác nhau ở các nước khác nhau

Doanh nghiệp Hộ gia đình Chính phủ

Thị trường yếu tố Thị trường sản phẩm

Thuế Thuế Tiền

(Chi tiêu)

Hàng hoá, dịch vụ Hàng hoá,

dịch vụ

Tiền (Doanh thu)

Tiền

(Thu nhập) Tiền (Chi phí) Yếu tố

sản xuất

Yếu tố sản xuất Trợ cấp

Trợ cấp

Trang 3

2 Các bộ phận của kinh tế học

Tuỳ thuộc vào đối tượng và phạm vi nghiên cứu, kinh tế học được chia thành hai bộ

phận cơ bản là kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô

a Kinh tế học vi mô

Kinh tế học vi mô là một bộ phận của kinh tế học Kinh tế học vi mô nghiên cứu hành vi của các thành viên kinh tế đó là các hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ Kinh tế vi mô nghiên cứu cách thức ra quyết định của mỗi thành viên Kinh tế học vi mô nghiên cứu các vấn đề sau:

- Mục tiêu của các thành viên kinh tế;

- Các giới hạn của các thành viên kinh tế; và

- Phương pháp đạt được mục tiêu của các thành viên kinh tế

Kinh tế học thực chứng liên quan đến cách lý giải khoa học, các vấn đề mang tính nhân quả và thường liên quan đến các câu hỏi như là đó là gì? Tại sao lại như vậy?

Kinh tế học chuẩn tắc liên quan đến việc đánh giá chủ quan của các cá nhân Nó liên quan đến các câu hỏi như điều gì nên xảy ra, cần phải như thế nào

II CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN VÀ CÁC CƠ CHẾ KINH TẾ 1 Những vấn đề kinh tế cơ bản

Mọi nền kinh tế đều phải giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản, đó là: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? và sản xuất cho ai? Việc lựa chọn để quyết định tối ưu ba vấn đề ấy

Trang 4

Tóm lại việc lựa chọn tối ưu ba vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp phụ thuộc vào cơ chế kinh tế

Ba vấn đề kinh tế cơ bản được hiểu như sau:

a Quyết định sản xuất cái gì

Bao gồm một số vấn đề cụ thể như sản xuất hàng hoá, dịch vụ nào, số lượng mỗi loại là bao nhiêu, chất lượng như thế nào và thời gian cụ thể nào sẽ sản xuất

b Quyết định sản xuất như thế nào

Bao gồm các vấn đề như lựa chọn công nghệ sản xuất nào, lựa chọn các yếu tố đầu vào nào và phương pháp tổ chức sản xuất nào

c Quyết định sản xuất cho ai

Bao gồm việc xác định rõ ai sẽ được hưởng và được lợi từ những hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra Vấn đề mấu chốt ở đây là việc phân phối có tác dụng vừa kích thích sản xuất vừa đảm bảo công bằng xã hội Vấn đề này liên quan trực tiếp đến việc phân phối thu nhập và các chính sách của Nhà nước đối với vấn đề đó

2 Ảnh hưởng của cơ chế kinh tế với việc lựa chọn các vấn đề kinh tế cơ bản

Cơ chế quản lý kinh tế có ảnh hưởng quyết định đến việc giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản

a Cơ chế mệnh lệnh (kế hoạch hoá tập trung):

Trong một nền kinh tế được quản lý theo cơ chế này, các vấn đề kinh tế cơ bản của nền kinh tế được giải quyết tập trung Nhà nước xác định toàn bộ kế hoạch sản xuất, tiêu thụ cho các doanh nghiệp Ngoài ra, Nhà nước còn quyết định cả việc tiêu dùng của mọi thành viên kinh tế Trong cơ chế này các doanh nghiệp rất thụ động và hoạt động kém hiệu quả Người tiêu dùng lại không được lựa chọn theo ý muốn của mình Cơ chế mệnh lệnh không kích thích sản xuất phát triển, phân phối mang tính bình quân, kém hiệu quả và thiếu năng động

Trang 5

b Cơ chế thị trường:

Trong nền kinh tế thị trường các vấn đề kinh tế cơ bản phải giải quyết thông qua hoạt động của quan hệ cung cầu, cạnh tranh trên thị trường Các doanh nghiệp chủ động điều tra nhu cầu của thị trường, nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng và tổ chức sản xuất nhằm đạt được lợi nhuận tối đa Cơ chế thị trường có ưu điểm nổi bật trong việc đáp ứng các nhu cầu ngày càng phong phú và đa dạng của người tiêu dùng Cơ chế thị trường khuyến khích cạnh tranh và đổi mới công nghệ kỹ thuật Cơ chế này khuyến khích việc sử dụng các nguồn tài nguyên của xã hội một cách có hiệu quả nhất

c Cơ chế hỗn hợp:

Trong nền kinh tế thị trường, trong một số lĩnh vực thị trường không đem lại hiệu quả tối ưu đối với xã hội Chính phủ phải trực tiếp tham gia vào việc giải quyết các vấn đề cơ bản để khắc phục các thất bại của thị trường Chính phủ thường cung cấp hàng hoá công cộng, an ninh quốc phòng Ngoài ra chính phủ còn điều tiết thu nhập thông qua việc đánh thuế thu nhập để đảm bảo công bằng cho xã hội

III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 Nội dung của kinh tế vi mô

Nội dung chủ yếu của những vấn đề của kinh tế học vi mô theo các nội dung chủ yếu sau đây:

- Tổng quan về kinh tế học vi mô - Cung & cầu

- Lý thuyết hành vi người tiêu dùng - Lý thuyết doanh nghiệp

- Cấu trúc thị trường

- Thị trường yếu tố sản xuất & Vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường

2 Phương pháp nghiên cứu kinh tế học vi mô

Trang 6

a Phương pháp mô hình hoá

Để nghiên cứu kinh tế học, các giả thuyết kinh tế được thành lập và được kiểm chứng bằng thực nghiệm Nếu các phép thử được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần đều cho kết quả thực nghiệm đúng như giả thuyết thì giả thuyết kinh tế được coi là lý thuyết kinh tế Một vài giả thuyết và lý thuyết kinh tế được công nhận một cách rộng rãi thì được gọi là qui luật kinh tế

Các bước tuần tự trong phương pháp nghiên cứu kinh tế học

b Phương pháp so sánh tĩnh

Giả định các yếu tố khác không thay đổi: Các giả thuyết kinh tế về mối quan hệ giữa các biến luôn phải đi kèm với giả định Ceteris Paribus trong mô hình Ceteris Paribus là một thuật ngữ Latinh được sử dụng thường xuyên trong kinh tế học có nghĩa là các yếu tố khác không thay đổi

Trang 7

c Quan hệ nhân quả

Các giả thuyết kinh tế thường mô tả mối quan hệ giữa các biến số mà sự thay đổi của biến số này là nguyên nhân khiến một (hoặc) các biến khác thay đổi theo Biến chịu sự tác động được gọi là biến phụ thuộc còn biến thay đổi tác động đến các biến khác được gọi là biến độc lập Biến độc lập ảnh huởng đến biến phụ thuộc nhưng bản thân thì chịu sự tác động của các biến số khác ngoài mô hình

IV LÝ THUYẾT LỰA CHỌN KINH TẾ 1 Chi phí cơ hội

Chi phí cơ hội là cơ hội tốt nhất bị bỏ qua khi đưa ra một sự lựa chọn về kinh tế

Ngoài ra chúng ta thường gặp một khái niệm khác về chi phí cơ hội: Chi phí cơ hội là những hàng hoá và dịch vụ cần thiết nhất bị bỏ qua để thu được những hàng hoá và dịch vụ khác Như vậy khi đưa ra bất cứ sự lựa chọn kinh tế nào chúng ta cũng phải cân nhắc so sánh các phương án với nhau để xem phương án lựa chọn nào là tốt nhất Đó chính là việc tính toán chi phí cơ hội của sự lựa chọn

2 Quy luật chi phí cơ hội tăng dần

Quy luật này cho thấy rằng để thu thêm được một số lượng hàng hoá bằng nhau, xã hội ngày càng phải hy sinh ngày càng nhiều hàng hoá khác Quy luật chi phí cơ hội tăng dần thường được minh hoạ qua đường giới hạn năng lực sản xuất Hãy xem xét quy luật này thông qua một ví dụ cụ thể sau đây:

Một nền kinh tế giản đơn có 2 ngành sản xuất là trồng ngô và dệt vải Giả định rằng các nguồn lực được sử dụng một cách tối ưu Các khả năng có thể đạt được của nền kinh tế đó được cho ở bảng 1.1 dưới đây:

Bảng 1.1: Các khả năng sản xuất của một nền kinh tế

Các khả năng Sản lượng ngô (tấn) Sản lượng vải (nghìn m)

Trang 8

D E

9 0

9 10

Nếu chúng ta biễu diễn các khả năng sản xuất đó trên đồ thị ta sẽ có đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) sau đây

Đường giới hạn khả năng sản xuất mô tả các mức sản lượng tối đa có thể sản xuất được với các nguồn lực hiện có trong điều kiện công nghệ nhất định

Hình 1.3: Đường giới hạn khả năng sản xuất

- Các điểm nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất như điểm A, B, C, D, E minh họa khả năng sản xuất cao nhất của một nền kinh tế Không thể sản xuất nhiều hơn các mức đó được Các điểm này được coi là đạt hiệu quả về mặt kỹ thuật hay sản xuất

- Các điểm nằm bên ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất như điểm K là những điểm không khả thi, không thể đạt được

D C

B

E A

5 10 15 20 25

Vải Ngô

H

K

Trang 9

- Các điểm nằm trong đường giới hạn khả năng sản xuất như điểm H cho thấy việc sản xuất chưa hiệu quả - chưa hết khả năng

Chi phí cơ hội của việc sản xuất vải của nền kinh tế này thông qua bảng 1.2 sau đây:

Bảng 1.2: Chi phí cơ hội của việc sản xuất vải

Chi phí cơ hội của 1 nghìn m vải (tấn ngô)

4 nghìn m vải đầu tiên đòi hỏi

3 nghìn m vải tiếp theo đòi hỏi

2 nghìn m vải tiếp theo đòi hỏi

1 nghìn m vải cuối cùng đòi

Kết luận: để thu thêm được cùng một số lượng vải (1 nghìn mét) số lượng ngô bị

mất ngày càng tăng Điều đó minh họa quy luật chi phí cơ hội tăng dần

3 Phân tích cận biên (Marginal analysis)- phương pháp lựa chọn tối ưu:

Phân tích cận biên sẽ giúp chúng ta hiểu được cách thức lựa chọn của các thành viên kinh tế Bất cứ sự lựa chọn kinh tế nào cũng liên quan đến hai vấn đề cơ bản là: chi phí và lợi ích của sự lựa chọn Mọi thành viên kinh tế đều mong muốn tối đa hoá lợi ích ròng (hiệu số giữa lợi ích và chi phí)

LỢI ÍCH RÒNG = TỔNG LỢI ÍCH - TỔNG CHI PHÍ

Hàm tổng lợi ích là TB = f(Q), Hàm tổng chi phí là TC = g(Q)

=> Lợi ích ròng là NB = TB - TC = f(Q) - g(Q)

Trang 10

(NB)’(Q) = TB’(Q) - TC’(Q) = 0 => MB - MC = 0

Khi MB = MC thì lợi ích ròng đạt giá trị tối đa

Bản chất của phương pháp phân tích cận biên được hiểu như sau:

- Nếu MB > MC thì mở rộng quy mô hoạt động sẽ làm tăng lợi ích; - Nếu MB = MC quy mô hoạt động là tối ưu;

- Nếu MB < MC thì thu hẹp quy mô hoạt động sẽ làm tăng lợi ích

Như vậy, khi đưa ra các quyết định về sự lựa chọn kinh tế các thành viên kinh tế luôn phải so sánh giữa phần tăng thêm về lợi ích và phần tăng thêm về chi phí nhằm mục đích xác định một mức sản lượng tối ưu

Chúc Anh/Chị học tập tốt!

MB = MC

Trang 11

BÀI 2 CUNG - CẦU I CẦU (DEMAND)

15 25 10

7

D

Trang 12

Phản ứng của lượng cầu đối với sự thay đổi của giá được minh hoạ trên đường cầu

D được gọi là sự vận động dọc theo đường cầu

3 Các nhân tố khác của cầu

Có rất nhiều nhân tố khác ngoài giá bản thân hàng hoá tác động đến cầu đó là thu nhập, thị hiếu, giá của các hàng hoá liên quan, thông tin, số lượng người tiêu dùng, quy định của chính phủ, lãi suất, tín dụng, quảng cáo… Trong phạm vi chương này chúng ta chỉ xem xét các nhân tố cơ bản sau đây:

- Đối với một số hàng hoá và dịch vụ, khi thu nhập tăng lên người tiêu dùng mua ít đi và ngược lại Các hàng hoá đó có tên gọi là hàng hoá cấp thấp

b Thị hiếu

Thị hiếu là ý thích của con người Thị hiếu xác định chủng loại hàng hoá mà người tiêu dùng muốn mua Thị hiếu thường rất khó quan sát và các nhà kinh tế thường giả định là thị hiếu không phụ thuộc vào giá của hàng hoá và thu nhập của người tiêu dùng Thị hiếu phụ thuộc vào các nhân tố như tập quán tiêu dùng, tâm lý lứa tuổi, giới tính, tôn giáo Thị hiếu cũng có thể thay đổi theo thời gian và chịu ảnh hưởng lớn của quảng cáo

c Giá của hàng hoá liên quan

Khi mua sắm hàng hóa người tiêu dùng còn rất quan tâm đến giá của các hàng hóa

liên quan Hàng hoá liên quan là hàng hoá thay thế và hàng hoá bổ sung

Hàng hoá thay thế là những hàng hoá giống hàng hoá đang xem xét hoặc có cùng giá trị sử dụng hay thoả mãn cùng nhu cầu

Hàng hoá bổ sung là các hàng hoá được sử dụng cùng nhau

Trang 13

d Số lượng người tiêu dùng

Số lượng người tiêu dùng hay quy mô thị trường là một trong những nhân tố quan trọng xác định lượng tiêu dùng tiềm năng Thị trường càng nhiều người tiêu dùng thì cầu tiềm năng sẽ càng lớn

e Các kỳ vọng

Các kỳ vọng cũng chi phối rất nhiều quyết định mua sắm của họ Ví dụ, nếu bạn kỳ vọng rằng giá hàng hóa bạn định mua sẽ giảm mạnh trong thời gian tới, tất nhiên bạn sẽ cân nhắc việc dừng mua tại thời điểm hiện tại – có nghĩa là cầu giảm Hoặc nếu bạn kỳ vọng rằng thu nhập của bạn sẽ tăng cao trong thời gian tới (do ký được hợp đồng, do được thăng tiến ) bạn có thể tiêu dùng nhiều hơn trong hiện tại – cầu của bạn tăng

Kết luận: sự thay đổi của bất cứ yếu tố nào khác giá bản thân hàng hoá sẽ gây ra sự

dịch chuyển của đường cầu

- Khi đường cầu dịch chuyển sang bên phải => cầu tăng (D2)

- Khi đường cầu dịch chuyển sang bên trái => cầu giảm (D1)

Hình 2.2: sự dịch chuyển của đường cầu

II CUNG (SUPPLY) 1 Khái niệm

Cung là số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà người sản xuất muốn bán và có khả năng bán ở các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định, ceteris paribus

Q D1

D2P

Trang 14

Hình 2.3: Đường cung

2 Luật cung

Khi giá tăng lên, các hãng cung nhiều hơn, ceteris paribus Sự thay đổi của giá gây

ra sự vận động dọc theo đường cung

Đường cung thị trường có thể là đường dốc lên, thẳng đứng, nằm ngang hay dốc xuống

3 Các nhân tố khác của cung

a Công nghệ sản xuất

Công nghệ có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng hàng hoá được sản xuất ra Công

nghệ tiên tiến sẽ làm tăng năng suất và do đó nhiều hàng hoá hơn được sản xuất ra

b Số lượng người sản xuất

Càng nhiều người sản xuất thì lượng hàng hoá càng nhiều, đường cung dịch chuyển sang bên phải Ngược lại, nếu ít người sản xuất đường cung dịch chuyển sang bên trái

c Giá của các yếu tố đầu vào

Giá của các yếu tố đầu vào giảm, chi phí sản xuất sẽ giảm, lợi nhuận sẽ lớn và do đó hãng sẽ muốn cung nhiều hàng hóa hơn và ngược lại

Q S1

2 3

4 5

Trang 15

Kết luận:

Sự thay đổi giá của một hàng hóa gây ra sự vận động dọc theo đường cung đối với hàng hóa đó, còn sự thay đổi của bất cứ yếu tố nào ngoài giá của hàng hoá đó như công nghệ, chi phí, chính sách thuế sẽ gây ra sự dịch chuyển của đường cung

- Khi đường cung dịch chuyển sang bên phải => cung tăng (S2)

- Khi đường cung dịch chuyển sang bên trái => cung giảm (S1)

Hình 2.4: Sự dịch chuyển của đường cung

III CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG 1 Khái niệm

P

Q O

S1

Trang 16

Qe Q P

Pe

D1E

Tác động qua lại giữa cung và cầu xác định giá và sản lượng hàng hoá, dịch vụ được mua và bán trên thị trường

Mức giá mà người mua muốn mua và người bán muốn bán theo ý của họ được gọi

là mức giá cân bằng Sản lượng được mua và bán tại mức giá cân bằng gọi là lượng cân bằng

Hình 2.5: Cân bằng thị trường

2 Sự điều chỉnh của thị trường

Thị trường có khả năng tự điều chỉnh để đạt được trạng thái cân bằng Nếu giá khác với mức giá cân bằng thì người tiêu dùng và hãng sẽ có động cơ để thay đổi hành vi của họ để đưa giá quay trở lại trạng thái cân bằng

- P1> Pe: dư cung => Nếu lúc đầu giá cao hơn mức cân bằng thì người bán sẽ muốn bán nhiều hơn lượng người tiêu dùng muốn mua Hiện tượng này gọi là dư thừa hàng hoá

- P2<Pe: dư cầu => Nếu giá ban đầu thấp hơn giá cân bằng, người tiêu dùng sẽ muốn mua nhiều hơn lượng mà người bán muốn bán Hiện tượng này gọi là thiếu hụt hàng hoá

Trang 17

Hình 2.6: Điều chỉnh của thị trường

3 Thay đổi trạng thái cân bằng

a Tác động của sự dịch chuyển của cầu

Sự tăng cầu làm giá và sản lượng cân bằng đều tăng và ngược lại

Hình 2.7 : Tác động của sự dịch chuyển đường cầu b Tác động của sự dịch chuyển của đường cung

Sự tăng của cung làm giảm giá cân bằng, tăng lượng cân bằng và ngược lại S1

P

Pe

D1 Q P1

Q1 Qe

D2P

Pe

D1

Q P2

P1

Q2 Qe

Trang 18

Hình 2.8 : Tác động của sự dịch chuyển đường cung

QD = f(P, I, PR, T, N, E)

Trong đó: - P: giá của hàng hóa

- I: Thu nhập của người tiêu dùng - PR: giá của các hàng hóa có liên quan - T: Thị hiếu của người tiêu dùng

- N: Số lượng người mua trên thị trường - E: Kỳ vọng

Theo định nghĩa vừa đưa ra về hệ số co giãn, chúng ta có thể hiểu như sau:

: là % thay đổi của lượng cầu hàng hóa %

P1

Q2 Qe

Trang 19

: là % thay đổi của biến ảnh hưởng X (một trong các biến ảnh hưởng đến lượng cầu như P, I, PR, N, T, E

1.2 Co giãn của cầu theo giá

a Sự thay đổi của lượng cầu theo giá

Độ co giãn của cầu theo giá là thước đo không đơn vị đo độ phản ứng của lượng

cầu hàng hoá với sự thay đổi của giá cả, với điều kiện các yếu tố khác giữ nguyên Độ co giãn này được tính theo công thức sau:

Độ co giãn của cầu theo giá =

Thay đổi phần trăm của lượng cầu Thay đổi phần trăm của giá

Dấu và độ co giãn âm Đường cầu dốc xuống nên khi giá của hàng hoá tăng thì

lượng cầu giảm Vì giá cả tăng dẫn đến lượng cầu giảm nên độ co giãn của cầu theo giá là số âm Tuy nhiên, độ lớn hay giá trị tuyệt đối của độ co giãn của cầu theo giá mới cho

biết mức độ phản ứng - co giãn như thế nào - của cầu

Để so sánh độ phản ứng, chúng ta dùng độ lớn của độ co giãn của cầu và bỏ qua dấu âm

Trang 20

Thay đổi phần trăm của lượng cầu Thay đổi phần trăm của giá

=

=

S2

S1

Da 40

30

20

10

10 20 23 30 40 50 TR giảm

TR tăng

Lượng (bánh ngọt/ngày) Giá

(1000Đ/ 1 bánh ngọt)

(a) Tổng doanh thu tăng do giá tăng

(b) Tổng doanh thu giảm do giá tăng S2

S1

Db 40

30

20

10

10 15 20 30 40 50 TR giảm

TR tăng

Lượng (bánh ngọt/ngày) Giá

(1000Đ/ 1 bánh ngọt)

Trang 21

() ký hiệu cho “sự thay đổi”

% ký hiệu cho “sự thay đổi phần trăm”

Các giá trị của độ co giãn:

- Cầu hoàn toàn không co giãn: lượng cầu không đổi khi giá thay đổi; độ co giãn

của cầu là bằng 0

- Cầu không co giãn: mức thay đổi phần trăm trong lượng cầu ít hơn mức thay đổi

phần trăm của giá; độ lớn của độ co giãn của cầu nằm trong khoảng từ 0 đến 1

- Cầu co giãn: mức thay đổi phần trăm của lượng cầu vượt quá mức thay đổi phần

trăm của giá; độ lớn của độ co giãn lớn hơn 1

- Cầu co giãn đơn vị: mức thay đổi phần trăm của lượng cầu bằng mức thay đổi

phần trăm của giá; độ co giãn của cầu là 1

- Cầu hoàn toàn co giãn: Nếu lượng cầu phản ứng vô hạn với sự thay đổi của giá

thì độ lớn của độ co giãn của cầu là vô cùng

Hình 2.10: Cầu co giãn và không co giãn

Các nhân tố ảnh hưởng đến độ co giãn của cầu:

 Sự sẵn có của hàng hoá thay thế  Tỷ lệ thu nhập chi tiêu cho hàng hoá  Khoảng thời gian khi giá thay đổi P

Độ co giãn = 0

Độ co giãn = 1 Độ co giãn = 

D2 D1

D3 P

P

(a) Hoàn toàn không co giãn (b) Co giãn đơn vị (c) Hoàn toàn co giãn

Trang 22

1.3 Độ co giãn chéo

Lượng của bất kỳ hàng hoá nào mà người tiêu dùng định mua phụ thuộc vào giá hàng hoá thay thế và hàng hoá bổ sung của nó Đo lường những nhân tố này bằng cách dùng khái niệm độ co giãn chéo của cầu Độ co giãn chéo của cầu là thước đo độ phản ứng của cầu hàng hoá với sự thay đổi giá của hàng hóa khác (hàng hoá thay thế và hàng hoá bổ sung), với điều kiện các nhân tố khác không đổi Độ co giãn được tính bằng cách sử dụng công thức sau:

Độ co giãn chéo

Sự thay đổi phần trăm lượng cầu

Sự thay đổi phần trăm giá hàng hóa thay thế hay bổ sung

Độ co giãn chéo của cầu là dương đối với hàng hoá thay thế và âm đối với hàng hoá bổ sung

1.4 Độ co giãn của cầu theo thu nhập

Độ co giãn của cầu theo thu nhập là thước đo độ phản ứng của cầu với sự thay đổi của thu nhập, với điều kiện các nhân tố khác không đổi Độ co giãn này được tính bằng cách dùng công thức sau:

Độ co giãn của cầu theo

- Lớn hơn 1 (hàng hoá xa xỉ, co giãn theo thu nhập)

- Giữa 0 và 1 (hàng hoá thiết yếu, không co giãn theo thu nhập) - Nhỏ hơn 0 (hàng hoá thứ cấp)

2 Độ co giãn của cung theo giá

Độ co giãn của cung đo độ phản ứng của lượng cung hàng hoá với sự thay đổi giá cả hàng hoá Độ co giãn được tính bằng công thức sau:

Trang 23

Độ co giãn của cung =

Thay đổi phần trăm của lượng cung Thay đổi phần trăm của giá

Cũng như đối với cầu, nếu 1% giá tăng gây ra hơn 1% của lượng cung, chúng ta gọi là cung co giãn Nếu 1% giá tăng gây ra ít hơn 1% của lượng cung, chúng ta gọi là cung ít co giãn Có hai trường hợp thú vị về độ co giãn của cung Nếu lượng cung được cố định bất kể giá cả, đường cung thẳng đứng và độ co giãn của cung bằng 0 Cung hoàn toàn không co giãn Nếu giá mà nhà cung cấp sẵn sàng bán tại bất kỳ lượng cầu nào, đường cung nằm ngang và độ co giãn của cung là vô cùng Cung hoàn toàn co giãn

Độ lớn của độ co giãn cung phụ thuộc vào

 Khả năng thay thế của các yếu tố sản xuất

 Khoảng thời gian cho quyết định cung cấp

Chúc Anh/Chị học tập tốt!

Trang 24

- Lợi ích của hàng hóa có thể đo được Cách tiếp cận số lượng này giả thiết rằng

người tiêu dùng có thể gán cho mỗi hàng hoá hoặc mỗi kết hợp hàng hoá một con số đo độ lớn của lợi ích tương ứng Cách đo lợi ích bằng số lượng cũng giống như trọng lượng hay kích thước vật lý của các vật

- Tổng ích lợi phụ thuộc vào số lượng hàng hóa mỗi loại mà người tiêu dùng sử dụng

- Lợi ích cận biên không đổi của tiền: Đơn vị để đo lợi ích có thể là tiền Đó là lượng tiền mà người tiêu dùng sẵn sàng chi trả để mua hàng hóa; Vì vậy giả định này rất cần thiết khi chúng ta sử dụng tiền làm thước đo lợi ích;

2 Lợi ích, Tổng lợi ích và Lợi ích cận biên

Lợi ích (U) được hiểu là sự thoả mãn và hài lòng do tiêu dùng hàng hoá mang lại Tổng lợi ích (TU) là toàn bộ sự thoả mãn và hài lòng từ việc tiêu dùng một số lượng

nhất định hàng hoá

Lợi ích cận biên (MU) của một hàng hoá là sự thay đổi của tổng lợi ích do tiêu dùng

thêm một đơn vị hàng hoá đó với điều kiện giữ nguyên mức tiêu dùng các hàng hoá khác, tức là mức độ thoả mãn và hài lòng do tiêu dùng một đơn vị sau cùng của hàng hoá đó mang lại

Trang 25

Thay đổi trong tổng lợi ích Lợi ích cận biên = - Thay đổi về lượng hàng hoá

Về ý nghĩa toán học thì lợi ích cận biên của hàng hoá chính là đạo hàm của hàm

Ví dụ về tiêu dùng nước cam của cá nhân A ở Biểu 3.1 sau:

Bảng 3.1 Tổng lợi ích và lợi ích cận biên khi tiêu dùng hàng hóa (nước cam)

Lượng tiêu dùng (Q)

Tổng lợi ích (TU)

Lợi ích cận biên (MU)

MU > 0; tăng tiêu dùng Q thì TU tăng

Trang 26

3 Quy luật lợi ích cận biên giảm dần

Quy luật lợi ích cận biên giảm dần được phát biểu là lợi ích cận biên của một hàng hoá có xu hướng giảm xuống ở một điểm nào đó khi hàng hoá đó được tiêu dùng nhiều hơn trong một thời gian nhất định với điều kiện giữ nguyên mức tiêu dùng các hàng hoá khác Hay nói cách khác mỗi đơn vị hàng hoá kế tiếp được tiêu dùng sẽ mang lại lợi ích bổ sung (lợi ích cận biên) ít hơn đơn vị hàng hoá tiêu dùng trước đó Sở dĩ lợi ích cận biên ngày càng giảm là do giảm sự hài lòng hay thoả mãn của người tiêu dùng đối với một mặt hàng khi tiêu dùng thêm hàng hoá đó

Quy luật lợi ích cận biên giảm dần cho biết khi tiêu dùng ngày càng nhiều hơn một mặt hàng nào đó thì tổng lợi ích sẽ tăng tuy nhiên với tốc độ chậm dần Việc tăng chậm này là do lợi ích cận biên (lợi ích tăng thêm do tiêu dùng đơn vị sau cùng của một hàng hoá) giảm đi khi ta tiêu dùng thêm hàng hoá đó

Quy luật lợi ích cận biên được minh hoạ bằng hình vẽ sau:

Hình 3.1: Tổng lợi ích và lợi ích cận biên

Lợi ích cận biên

0

6 5 4 3 2

nước cam

b)

Tổng lợi ích

Trang 27

Hình 3.1a thể hiện tổng lợi ích quan hệ với mức tiêu dùng Lợi ích tiếp tục tăng lên khi tiêu dùng năm cốc nước cam đầu tiên Nhưng tổng lợi ích tăng với mức gia tăng ngày càng nhỏ Mỗi mức gia tăng tiếp theo của đường tổng lợi ích trong hình 3.1a lại nhỏ đi một ít Chiều cao của mỗi bước gia tăng của đường tổng lợi ích trong hình 3.1a đại diện cho lợi ích cận biên giảm dần Tổng lợi ích sẽ còn tăng khi nào lợi ích cận biên còn là số dương

Lợi ích cận biên cũng được minh hoạ ở hình 3.1b Khi uống đến cốc nước cam thứ sáu, cảm giác mát ngon hoàn toàn biến mất, thay vào đó là cảm giác đầy bụng và khó chịu (phản lợi ích) Khi lợi ích cận biên âm thì tổng lợi ích giảm xuống Tổng lợi ích lớn nhất khi lợi ích cận biên bằng không Tuy nhiên trên thực tế không phải việc tiêu dùng mọi hàng hoá đều dẫn đến lợi ích cận biên âm

Quy luật lợi ích cận biên giảm dần được hầu hết các nhà kinh tế thừa nhận, nhưng đó chỉ là quy luật trừu tượng Trong tiêu dùng chúng ta thừa nhận có quy luật lợi ích cận biên giảm dần nhưng đó chỉ là cảm nhận định tính vì sự thoả mãn hay sự hài lòng rất khó đo lường Ngoài ra yếu tố thời gian cũng có ý nghĩa quan trọng đối với quy luật này Nói một cách khác quy luật lợi ích cận biên giảm dần chỉ thích hợp trong thời hạn ngắn

4 Lợi ích cận biên và đường cầu

Vận dụng khái niệm lợi ích, lợi ích cận biên và quy luật lợi ích cận biên giảm dần để giải thích vì sao đường cầu lại nghiêng xuống dưới về phía phải Khi số lượng của một hàng hoá được tiêu dùng tăng lên (các yếu tố khác không đổi), lợi ích cận biên ứng với việc tiêu dùng thêm những đơn vị hàng hoá sau cùng sẽ giảm xuống

4000

D = MU 2000

B

E

CS Lợi ích cận

biên

C

Giá hàng hoá

Trang 28

Lợi ích cận biên của hàng hoá tiêu dùng càng lớn thì người tiêu dùng sẽ sẵn sàng trả giá cao hơn, còn lợi ích cận biên giảm thì sự sẵn sàng chi trả của người tiêu dùng cũng giảm đi Như vậy, có thể dùng giá để đo lợi ích cận biên của việc tiêu dùng một hàng hoá nào đó, và chúng ta cũng đã nhận thấy dạng đường cầu cũng giống như dạng của đường lợi ích cận biên Nói một cách khác đằng sau đường cầu chứa đựng lợi cận biên của người tiêu dùng về các hàng hoá và chính do quy luật lợi ích cận biên giảm dần, đường cầu nghiêng xuống dưới về phía phải

Về mặt hình học, lợi ích cận biên của hàng hóa là độ dốc của tổng lợi ích Như vậy,

lợi ích cận biên của các đơn vị hàng hóa có thể là số dương, bằng không và là số âm Khi

lợi ích cận biên của hàng hóa đo bằng giá, thì đường cầu giống như phần dương của đường lợi ích cận biên một đường có độ dốc âm Đường cầu thị trường là tổng cộng

theo chiều ngang của các đường cầu cá nhân

II PHÂN TÍCH BÀNG QUAN - NGÂN SÁCH 1 Các giả định

- Tính hợp lý: người tiêu dùng có mục tiêu là đạt được mức thoả mãn định tính cao nhất với hạn chế ngân sách của mình;

- Lợi ích có thể so sánh được: người tiêu dùng có khả năng xếp hạng các kết hợp hàng hóa căn cứ vào sự thỏa mãn mà mỗi kết hợp hàng hóa đó mang lại cho họ (Sở thích của người tiêu dùng là hoàn chỉnh);

- Lợi ích cận biên giảm dần: khi tiêu dùng thêm các đơn vị hàng hóa, lợi ích bổ sung mà người tiêu dùng thu được từ chúng giảm xuống;

- Sự nhất quán và tính bắc cầu của sự lựa chọn Thứ nhất là kết hợp hàng hoá bất kỳ phải được sắp xếp theo một trình tự không thể đảo ngược, nói cách khác nếu A được ưu thích hơn B thì trong mọi trường hợp B không bao giờ được ưu thích hơn A Điều kiện thứ hai chính là tính chất bắc cầu, nghĩa là nếu kết hợp hàng hoá A được ưa thích hơn kết hợp hàng hoá B và B được ưa thích hơn C thì A phải được ưa thích hơn C

Trang 29

2 Đường bàng quan

cùng một mức lợi ích cho người tiêu dùng Người ta còn gọi các đường bàng quan là đường đồng mức lợi ích hay đường đồng mức thoả mãn Ký hiệu: IC

- Các đường bàng quan lồi so với gốc tọa độ là do người tiêu dùng đạt được sự thoả mãn tăng thêm ngày càng ít hơn từ mỗi đơn vị tiêu dùng bổ sung của một hàng hoá

- Các điểm trên một đường bàng quan là các tập hợp hàng hóa khác nhau mang lại cùng một mức thoả mãn cho người tiêu dùng

- Đường bàng quan nằm ngoài biểu diễn mức thoả mãn lớn hơn, hay các đường bàng quan càng xa gốc toạ độ sẽ có mức thoả mãn càng cao

- Các đường bàng quan không thể cắt nhau

X Y

Trang 30

Hình 3.4 : Bản đồ đường bàng quan

c Tỷ lệ thay thế cận biên giữa 2 hàng hoá

Đường bàng quan dốc xuống và lồi về phía gốc toạ độ thể hiện giả thuyết cơ bản của lý thuyết lợi ích về tỷ lệ thay thế cận biên giảm dần Tỷ lệ thay thế cận biên (MRS) là số đơn vị hàng hoá X cần mua thêm khi giảm đi một đơn vị hàng hoá Y để vẫn đạt được mức ích lợi đã cho và được xác định bằng công thức:

MRS /  = - ΔY/ΔX (= độ dốc của đường bàng quan)

MRS là tỷ lệ thay thế giữa 2 hàng hóa mà vẫn bảo đảm lợi ích không thay đổi đối với người tiêu dùng (vẫn nằm trên đường bàng quan ban đầu)

Khi vận động dọc theo đường bàng quan từ trái qua phải, để giữ nguyên mức lợi ích thì khi tăng hàng hoá X phải giảm lượng tiêu dùng hàng hoá Y do đó lợi ích cận biên của hàng X sẽ giảm xuống theo quy luật lợi ích cận biên giảm dần còn lợi ích cận biên của hàng hoá Y lại tăng lên vì vậy MRS sẽ giảm xuống

X Y

Trang 31

Các trường hợp đặc biệt của đường bàng quan

- Trường hợp 1: Khi các hàng hoá có thể hoàn toàn thay thế nhau trong tiêu dùng Trong trường hợp này, các đường bàng quan là các đường thẳng và MRS là một hằng số (hình a)

- Trường hợp 2: Các hàng hoá được tiêu dùng cùng với nhau theo những tỷ lệ cố định Ở trường hợp này, các đường bàng quan có dạng chữ "L” (hình b)

Thay thế hoàn hảo Bổ sung hoàn hảo

Hình 3.6: Các đường bàng quan đặc biệt

3 Đường ngân sách

dùng có thể mua được bằng cả thu nhập của mình Ký hiệu: BL

Y

IC1 IC2

Y

IC1IC2 IC3 A

B C

b) ΔX

Y

X Y2

Y1

I1 I2

Hình 3.5 : Tỉ lệ thay thế cận biên MRS

Trang 32

Mỗi người tiêu dùng có một mức thu nhập nhất định và đó chính là giới hạn của người tiêu dùng Các kết hợp hàng hoá mà người tiêu dùng có thể mua được phụ thuộc vào thu nhập của họ và giá của các hàng hoá và được biểu thị bằng đường ngân sách

Giả sử chúng ta xem xét trường hợp hai hàng hóa, phương trình giới hạn ngân sách được biểu diễn như sau

I = Px.X+ Py.Y

Trong đó: - I là thu nhập của người tiêu dùng

- Px là giá hàng hoá X - Py là giá hàng hoá Y - X là số lượng hàng hoá X - Y là số lượng hàng hoá Y

Phương trình trên có thể biến đổi lại như sau:

Y = I/ Py - P

X

Độ dốc của đường ngân sách = - P

A

B

Trang 33

4 Quyết định tiêu dùng tối ưu

Đường ngân sách mô tả những tập hợp hàng hoá có thể mua được với thu nhập hiện có của người tiêu dùng (giả định toàn bộ số thu nhập đó được chi tiêu không có tiết kiệm) và giá của các hàng hoá do thị trường xác định và vì vậy người tiêu dùng không thể tác động đến chúng được

Các đường bàng quan cho thấy sở thích của người tiêu dùng

=> Vậy, người tiêu dùng lựa chọn như thế nào để mua mỗi hàng hoá với số lượng là bao nhiêu

Kết hợp hàng hoá tối ưu cho người tiêu dùng phải thoả mãn hai điều kiện sau: - Phải nằm trên đường ngân sách

- Phải nằm ở đường bàng quan cao nhất có thể

Với bản đồ đường bàng quan và đường ngân sách trên hình 3.8, trạng thái cân bằng là điểm E (là tiếp điểm của đường ngân sách và đường bàng quan cao nhất có thể)

Người tiêu dùng sẽ sử dụng một lượng X* hàng hoá X và Y* hàng hoá Y để tối đa hoá lợi ích của mình

Tại điểm cân bằng E độ dốc của đường ngân sách bằng độ dốc của đường bàng quan Như vậy, mức độ thoả mãn sẽ được cực đại hoá ở điểm mà một đường bàng quan tiếp xúc với đường ngân sách Ở vị trí đó, độ dốc của đường bàng quan (tức là tỷ lệ thay thế cận biên các loại hàng hoá X và Y với nhau theo sở thích của người tiêu dùng) sẽ bằng với độ dốc của đường ngân sách (tỷ lệ thay thế cận biên trên thị trường)

Chúng ta đã có công thức tỷ lệ thay thế cận biên hàng hoá Y lấy hàng hoá X:

MRS x/y = - 

x = MU

Độ dốc của đường bàng quan = MRS x/y

Vậy điều kiện tối ưu của người tiêu dùng là: MUx = Px

Trang 34

Hay là MU

= MU

Hình 3.8 : Trạng thái cân bằng của người tiêu dùng

Kết luận này hoàn toàn giống với kết luận đã thu được ở mục trước Tương tự ta có thể mở rộng điều kiện tối ưu của người tiêu dùng cho trường hợp tổng quát

= MU

= MU

X* Y*

Trang 35

Để xây dựng mô hình sản xuất, cần có hai giả định đơn giản hoá nữa Thứ nhất, giả định rằng tất cả những người lao động đều cung cấp những dịch vụ lao động giống nhau Thứ hai, khi phân tích hành vi của người sản xuất chúng ta đã ngầm giả định rằng các doanh nghiệp có hành vi là tối đa hoá lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường

b Công nghệ

Công nghệ được hiểu là các cách thức hoặc các phương pháp (các kỹ thuật) kết hợp

các đầu vào để tạo ra đầu ra Trong định nghĩa hàm sản xuất nêu trên, chúng ta giả định

quá trình sản xuất được thực hiện với một trình độ công nghệ nhất định hàm ý công nghệ

được coi là không đổi trong quá trình sản xuất xem xét Như vậy khi xây dựng lý thuyết sản xuất và chi phí, công nghệ được coi là một tham số cho trước

c Doanh nghiệp/Hãng

Doanh nghiệp hay Hãng được hiểu là tổ chức kinh tế thuê, mua các yếu tố sản xuất (đầu vào) sản xuất ra các hàng hoá, dịch vụ (đầu ra) để bán nhằm mục đích sinh lời

Trang 36

d Ngắn hạn và Dài hạn

Ngắn hạn (SR) là khoảng thời gian trong đó có ít nhất một đầu vào của doanh nghiệp là cố định (không thể thay đổi được trong quá trình sản xuất đang xem xét hoặc thay đổi được nhưng với chi phí rất cao)

Dài hạn (LR) được định nghĩa là khoảng thời gian trong đó doanh nghiệp có thể

thay đổi tất cả các đầu vào sử dụng trong quá trình sản xuất 2 Hàm sản xuất

mà doanh nghiệp có thể sản xuất được từ các tập hợp khác nhau của các yếu tố đầu vào (lao động, vốn ) với một trình độ công nghệ nhất định

Dạng tổng quát của hàm sản xuất là Q = f(x1, x2 xn), trong đó: Q là sản lượng (đầu ra), x1, x2, xn là các yếu tố sản xuất (đầu vào)

Khi doanh nghiệp chỉ sản xuất với 2 đầu vào cơ bản là lao động (L) và tư bản/vốn

(K), thì hàm sản xuất có dạng: Q = f(K,L)

Hàm sản xuất phổ biến và hữu dụng nhất là hàm Cobb - Douglas với dạng: Q = f(K,L) = a.K.L

là những hệ số cho biết về tầm quan trọng tương đối của lao động và vốn trong quá trình sản xuất Hoặc:  và  là độ co dãn của sản lượng Q theo K và L

b Hiệu suất của quy mô

Hiệu suất của quy mô (tính kinh tế theo quy mô) đề cập tới sự thay đổi của sản

lượng đầu ra khi tất cả các đầu vào có thể tăng theo cùng tỷ lệ trong dài hạn

Gọi t là hằng số (t>1)

+ Nếu f(tK, tL) > tf (K, L): hiệu suất tăng theo qui mô + Nếu f(tK, tL) < tf (K, L): hiệu suất giảm theo qui mô + Nếu f(tK, tL) = tf (K, L): hiệu suất không đổi theo qui mô

Trang 37

Đối với hàm sản xuất Cobb-Douglas:

+ Nếu  +  > 1: hiệu suất tăng theo quy mô + Nếu  +  < 1: hiệu suất giảm theo quy mô + Nếu  +  = 1: hiệu suất không đổi theo quy mô

3 Sản xuất với một đầu vào biến đổi

Chúng ta hãy lấy một ví dụ về hàm sản xuất trong điều kiện sản xuất ngắn hạn của một doanh nghiệp may quần áo, có nghĩa là cố định ít nhất một yếu tố đầu vào Để vấn đề được đơn giản ở đây ta chỉ xét 2 yếu tố đầu vào: Lao động và máy khâu

Số máy khâu cố định: K = 1 Số lao động sử dụng mỗi ngày L Số bộ quần áo mỗi ngày Q

Bảng 4.1: Hàm sản xuất ngắn hạn

Số lượng lao động (L) Số bộ quần áo (Q) 0

1 2 3 4 5 6 7

0 15 34 44 48 50 51 47

Khi nghiên cứu hàm sản xuất ngắn hạn chúng ta sẽ giả định rằng chỉ có lượng đầu vào lao động sử dụng trong sản xuất là có thể thay đổi được còn lượng tư bản sử dụng là cố định ở K Do đó hàm sản xuất là hàm một biến số theo L được biểu thị là: Q = f (K,L)

3.1 Năng suất bình quân

Sản phẩm bình quân hay năng suất bình quân - AP (Average Product) của một yếu tố đầu vào phản ánh số sản phẩm mà một đơn vị đầu vào đó tạo ra và được tính bằng công thức sau đây:

Trang 38

Sản phẩm bình quân (AP) =

Tổng sản lượng Số lượng đầu vào

Năng suất bình quân hay sản phẩm bình quân của lao động (APL) là lượng sản phẩm tính theo một đơn vị đầu vào lao động Năng suất bình quân của lao động được xác định bằng cách lấy sản lượng đầu ra chia cho số lao động mà doanh nghiệp đã sử dụng để sản xuất

Sản phẩm bình quân của lao động (APL) =

Tổng sản lượng Số lao động APL = Q/ L

Sản phẩm bình quân của lao động (APK) =

Tổng sản lượng Số tư bản APK = Q/ K

Trong đó: - Q : Số lượng sản phẩm (đầu ra)

- L : Số lao động (đầu vào) - K : Số tư bản (đầu vào)

3.2 Năng suất cận biên

Sản phẩm cận biên hay năng suất cận biên - MP (Marginal Product) phản ánh số sản phẩm tăng thêm do một đơn vị đầu vào bổ sung mang lại và được tính theo công thức sau:

Thay đổi của tổng sản lượng Thay đổi số lượng lao động MPL = Q/L

Sản phẩm cận biên của tư bản (MPK) =

Thay đổi của tổng sản lượng Thay đổi số lượng tư bản

Ngày đăng: 02/06/2024, 21:55