Bài giảng kinh tế vĩ mô eg14 Đại học mở hà nội

98 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Bài giảng kinh tế vĩ mô   eg14   Đại học mở hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀI 1: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ HỌC VĨ MÔ & HỆ THỐNG KINH TẾ VĨ MÔ I. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ HỌC VĨ MÔ 1. Khái lược về kinh tế học 1.1. Khái niệm Kinh tế học là khoa học nghiên cứu cách thức lựa chọn của con người và xã hội trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên có giới hạn, để sản xuất ra những hàng hóa, dịch vụ cần thiết và phân phối chúng cho các thành viên trong xã hội. 1.2. Cách thức giải quyết những vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế a. Ba vấn đề cơ bản của mọi nền kinh tế Mọi nền kinh tế, dù là ở trình độ phát triển, hay đang phát triển và thậm chí ngay cả đối với những nước kém phát triển, thì tất cả mọi quốc gia đều phải đối mặt và giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản đó là: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất để cho ai? b. Các phương thức giải quyết 3 vấn đề kinh tế cơ bản - Mô hình nền kinh tế truyền thống. - Mô hình kinh tế chỉ huy mệnh lệnh hay kinh tế kế hoạch hóa tập trung. - Nền kinh tế thị trường tự do. - Nền kinh tế thị trường hỗn hợp c. Quy luật khan hiếm và vấn đề lựa chọn công nghệ sản xuất Chính vì tài nguyên để sản xuất ra hàng hóa là khan hiếm nên buộc xã hội phải lựa chọn công nghệ sản xuất sao cho việc sử dụng tài nguyên có hiệu quả nhất. Đường giới hạn khả năng sản xuất mô tả các mức sản lượng tối đa có thể sản xuất được với các nguồn lực hiện có trong điều kiện công nghệ nhất định.

Trang 1

BÀI 1: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ HỌC VĨ MÔ & HỆ THỐNG KINH TẾ VĨ MÔ

I ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ HỌC VĨ MÔ 1 Khái lược về kinh tế học

1.1 Khái niệm

Kinh tế học là khoa học nghiên cứu cách thức lựa chọn của con người và xã hội trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên có giới hạn, để sản xuất ra những hàng hóa, dịch vụ cần thiết và phân phối chúng cho các thành viên trong xã hội

1.2 Cách thức giải quyết những vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế

a Ba vấn đề cơ bản của mọi nền kinh tế

Mọi nền kinh tế, dù là ở trình độ phát triển, hay đang phát triển và thậm chí ngay cả đối với những nước kém phát triển, thì tất cả mọi quốc gia đều phải đối mặt và giải quyết

ba vấn đề kinh tế cơ bản đó là: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất để cho ai?

b Các phương thức giải quyết 3 vấn đề kinh tế cơ bản - Mô hình nền kinh tế truyền thống

- Mô hình kinh tế chỉ huy mệnh lệnh hay kinh tế kế hoạch hóa tập trung - Nền kinh tế thị trường tự do

- Nền kinh tế thị trường hỗn hợp

c Quy luật khan hiếm và vấn đề lựa chọn công nghệ sản xuất

Chính vì tài nguyên để sản xuất ra hàng hóa là khan hiếm nên buộc xã hội phải lựa chọn công nghệ sản xuất sao cho việc sử dụng tài nguyên có hiệu quả nhất

Đường giới hạn khả năng sản xuất mô tả các mức sản lượng tối đa có thể sản xuất được với các nguồn lực hiện có trong điều kiện công nghệ nhất định

Trang 2

Hình 1.1: Đường giới hạn khả năng sản xuất

- Các điểm nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất như điểm A, B, C, D, E minh họa khả năng sản xuất cao nhất của một nền kinh tế Không thể sản xuất nhiều hơn các mức đó được Các điểm này được coi là đạt hiệu quả về mặt kỹ thuật hay sản xuất

- Các điểm nằm bên ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất như điểm K là những điểm không khả thi, không thể đạt được

- Các điểm nằm trong đường giới hạn khả năng sản xuất như điểm H cho thấy việc sản xuất chưa hiệu quả - chưa hết khả năng

1.3 Phân loại trong kinh tế học

 Thứ nhất, dựa theo cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu, kinh tế học gồm:

+ Kinh tế học thực chứng, là việc mô tả và phân tích các sự kiện, những mối quan

hệ trong nền kinh tế một cách khách quan Mục tiêu của kinh tế học thực chứng là giải thích việc xã hội quyết định như thế nào về việc sản xuất, trao đổi và tiêu thụ các sản phẩm Cách khảo sát như vậy là làm rõ về các nguyên nhân vì sao nền kinh tế lại hoạt động như thế với những thay đổi của từng hoàn cảnh đặt ra

+ Kinh tế học chuẩn tắc, lại đưa ra những chỉ dẫn hoặc các khuyến nghị dựa trên

những đánh giá theo tiêu chuẩn của cá nhân Đó là những vấn đề liên quan đến những giá trị ăn sâu vào con người hoặc những đánh giá về đạo lý của con người và nó mang tính

chủ quan

D C

B

E A

5 10 15 20 25

Vải Ngô

H

K

Trang 3

 Thứ hai, nếu đứng trên giác độ phạm vi và mục đích nghiên cứu thì kinh tế học

được chia thành hai bộ phận gồm: kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô

+ Kinh tế học vi mô, là khoa học nghiên cứu sự hoạt động của các tế bào trong nền

kinh tế như doanh nghiệp, hộ gia đình trong việc lựa chọn cách thức giải quyết các vấn đề về tiêu dùng cá nhân, cung - cầu sản phẩm, sản xuất, chi phí, giá cả thị trường, lợi nhuận, cạnh tranh đối với hoạt động của từng doanh nghiệp; nghiên cứu sự tương tác giữa họ trên các thị trường cụ thể

+ Kinh tế học vĩ mô, nghiên cứu tổng thể những vấn đề rộng lớn của một nền kinh tế

quốc dân, quan tâm đến mục tiêu kinh tế của một quốc gia trước những vấn đề cơ bản như: Tình hình tăng trưởng kinh tế; sự biến động của giá cả và việc làm của một quốc gia; cán cân thanh toán và tỷ giá hối đoái; tình trạng thất nghiệp và mức độ lạm phát của nền kinh tế.v.v

2 Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và mục tiêu của kinh tế vĩ mô 2.1 Đối tượng của kinh tế học vĩ mô

Kinh tế vĩ mô là một phân ngành của kinh tế học Nó nghiên cứu sự vận động và những mối quan hệ kinh tế chủ yếu của một đất nước trên bình diện toàn bộ nền kinh tế quốc dân

Đối tượng của kinh tế vĩ mô là nghiên cứu sự lựa chọn của mỗi quốc gia trước những vấn đề kinh tế và xã hội cơ bản như: tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, xuất nhập khẩu hàng hóa và tư bản, sự phân phối nguồn lực và phân phối thu nhập giữa các thành viên trong xã hội

2.2 Phương pháp nghiên cứu của kinh tế vĩ mô

- Phương pháp phân tích cân bằng tổng quát: kinh tế học vĩ mô xem xét sự cân

bằng đồng thời của tất cả các thị trường sản phẩm hàng hoá và thị trường các nhân tố sản xuất, xem xét đồng thời khả năng cung cấp và sản lượng của toàn bộ nền kinh tế; trên cơ sở đó xác định đồng thời giá cả và sản lượng cân bằng - những yếu tố quyết định tính

hiệu quả của toàn bộ hệ thống kinh tế

Trang 4

nhân tố không định nghiên cứu ra khỏi quá trình nghiên cứu, để tập trung xem xét các mối quan hệ kinh tế giữa những biến số cơ bản

Ngoài ra, kinh tế vĩ mô còn sử dụng những phương pháp nghiên cứu phổ biến khác như: phân tích thống kê số lớn; mô hình hoá kinh tế Đặc biệt trong những năm gần đây, các mô hình kinh tế lượng đã và đang được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu kinh tế vĩ mô

2.3 Mục tiêu và công cụ của kinh tế vĩ mô

a Các mục tiêu kinh tế vĩ mô

Thứ nhất, mục tiêu về sản lượng: Tạo ra được mức sản lượng thực tế cao, tương

ứng với mức sản lượng tiềm năng của đất nước Để đo lường sản lượng nền kinh tế, người ta dùng chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hay chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

Thứ hai, mục tiêu công ăn việc làm:Đạt được tỷ lệ người có công ăn việc làm ngày

càng cao hoặc tỷ lệ thất nghiệp ngày càng giảm thấp

Thứ ba, mục tiêu ổn định giá cả: Ổn định giá cả nghĩa là làm sao cho giá cả không

tăng cũng không giảm quá nhanh, là tỷ lệ lạm phát được đo bằng mức độ thay đổi giữa giá cả thời kỳ sau so với thời kỳ trước gần như bằng không

Thứ tư, mục tiêu kinh tế đối ngoại: Để đạt được thành tựu to lớn trong quan hệ kinh

tế đối ngoại thì mọi quốc gia đều phải phấn đấu nhằm đạt các mục tiêu:

- Ổn định tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền nội tệ với các đồng ngoại tệ của các quốc

Trang 5

gia là đối tác kinh tế của mình

- Phấn đấu cân bằng cán cân thanh toán quốc tế, thông qua việc cân bằng trong cán cân thương mại quốc tế và quan hệ tín dụng quốc tế

b Các công cụ kinh tế vĩ mô + Chính sách tài khóa

Chính sách tài khóa là chính sách kinh tế vĩ mô lớn đầu tiên, nó được sử dụng nhằm điều chỉnh thu nhập và chi tiêu của chính phủ để hướng nền kinh tế vào một mức sản lượng và việc làm mong muốn

Chính sách tài khóa có hai công cụ chủ yếu là thuế khóa và chi tiêu của chính phủ Chi tiêu của chính phủ có ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô của chi tiêu công cộng, do đó có thể trực tiếp tác động đến tổng cầu và sản lượng

+ Chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ là một công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước về tiền tệ do ngân hàng trung ương chịu trách nhiệm khởi thảo và thực thi Chính sách tiền tệ chủ yếu nhằm theo đuổi các mục tiêu cơ bản là ổn định tiền tệ, bảo vệ giá trị đối ngoại của đồng tiền trên cơ sở kiểm soát được giá cả, cân bằng hối đoái Thúc đẩy đầu tư, hướng nền kinh tế của đất nước vào mức sản lượng và việc làm mong muốn

Chính sách tiền tệ sử dụng hai công cụ chủ yếu là:

- Kiểm soát lượng tiền cung ứng, bao gồm cả việc điều chỉnh khối lượng tiền tệ cung ứng thêm và khối lượng tiền tệ có sẵn trong lưu thông

- Sử dụng công cụ lãi suất Khi ngân hàng Trung ương thay đổi lượng cung tiền thì sẽ làm thay đổi mức lãi suất thực tế qua đó mà tác động đến đầu tư của tư nhân và ảnh hưởng đến tổng mức cầu và sản lượng của nền kinh tế

Chính sách tiền tệ có tác động quan trọng đến tổng sản phẩm quốc dân tiềm năng về mặt dài hạn

+ Chính sách thu nhập

Trang 6

tác động trực tiếp đến tiền công, giá cả để kiềm chế lạm phát và thiết lập sự công bằng trong xã hội Chính sách thu nhập sử dụng nhiều loại công cụ, có tính chất cứng rắn như hệ thống giá, tiền lương, những chỉ dẫn chung để ấn định tiền công và giá cả, những quy tắc pháp lý ràng buộc sự thay đổi giá cả và tiền lương đến những công cụ mềm dẻo hơn như việc hướng dẫn, khuyến khích bằng thu nhập

+ Chính sách kinh tế đối ngoại

Chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng nhằm ổn định tỉ giá hối đoái và giữ cho cán cân thanh toán quốc tế thâm hụt ở mức có thể chấp nhận được

Chính sách này sử dụng nhiều loại công cụ và biện pháp nhằm giữ cho thị trường hối đoái cân bằng như: áp đặt chính sách kiểm soát ngoại thương, sử dụng hàng rào thuế quan bảo hộ mậu dịch, các biện pháp tài chính tiền tệ để tác động vào hoạt động xuất nhập khẩu

Các mục tiêu và công cụ chính sách kinh tế vĩ mô chủ yếu qua bảng sau:

Bảng 1.1 Khái quát các mục tiêu và công cụ kinh tế vĩ mô Mục tiêu Công cụ

a Mục tiêu sản lượng: a Chính sách tài khóa:

- Đạt được sản lượng thực tế cao, tương ứng với mức sản lượng tiềm năng

- Thuế khoá và lệ phí - Chỉ tiêu chính phủ

b Mục tiêu ổn định giá cả:

- Hạ thấp và kiểm soát được lạm phát trong điều kiện thị trường tự do

Trang 7

- ổn định tỉ giá hối đoái - Cân bằng cán cân thanh toán

- Giữ cho thị trường hối đoái cân bằng - Quy định hàng rào thuế quan bảo hộ mậu dịch

- Phát triển hoạt động thương mại quốc tế

II HỆ THỐNG KINH TẾ VĨ MÔ 1 Mô tả hệ thống kinh tế vĩ mô

Có nhiều cách mô tả hoạt động của nển kinh tế Theo cách tiếp cận hệ thống, nền kinh tế được xem như một hệ thống gọi là hệ thống kinh tế vĩ mô Hệ thống này theo P.A Samuelson mô tả được đặc trưng bởi ba yếu tố: đầu vào, đầu ra và hộp đen kinh tế vĩ mô

 Các yếu tố đầu vào bao gồm:

- Những tác động từ bên ngoài gồm: chủ yếu các biến số phi kinh tế như thời tiết, dân số, chiến tranh

- Những tác động của yếu tố sản xuất gồm: lao động, vốn, đất đai, tài nguyên, kỹ thuật

- Những tác động chính sách bao gồm: các công cụ nhà nước nhằm điều chỉnh hộp đen kinh tế vĩ mô hướng tới các mục tiêu đã định trước

 Các yếu tố đầu ra bao gồm:

- Sản lượng, việc làm, giá cả, xuất nhập khẩu

 Hộp đen kinh tế vĩ mô là yếu tố trung tâm của hệ thống

Hoạt động của hộp đen như thế nào sẽ quyết định chất lượng của các biến đầu ra Hai lực lượng quyết định sự hoạt động của hộp đen kinh tế vĩ mô là tổng cung và tổng cầu

Khi phân tích kinh tế vĩ mô thì tổng cung và tổng cầu là các phạm trù cơ bản nhất, quan trọng nhất Phân định ranh giới giữa chúng là tiền đề để nghiên cứu quan hệ giữa chúng

Trang 8

2 Tổng cung 2.1 Khái niệm

Tổng cung là tổng khối lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ cuối cùng mà các hãng kinh doanh sản xuất và bán ra tương ứng với mức giá, chi phí sản xuất và khả năng sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm)

Tổng cung được ký hiệu là AS

Tổng cung khi xét trong một thời gian dài, tiền công điều chỉnh linh hoạt thị trường lao động luôn luôn ở trạng thái cân bằng, không có thất nghiệp không tự nguyện, nền kinh tế ở trạng thái toàn dụng nhân công gọi là tổng cung dài hạn

Tổng cung xét trong một thời gian ngắn Khi đó giá cả và tiền công không hoàn toàn linh hoạt nguồn lao động chưa được sử dụng hết được gọi là tổng cung ngắn hạn

Trường hợp cực đoan khi giá cả và tiền công danh nghĩa là cứng nhắc, không thay đổi Tiền công thực tế do vậy cũng không thay đổi, thị trường lao động luôn trong tình trạng có thất nghiệp Đó là tổng cung theo quan niệm của trường phái Keynes

2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tổng cung

a Giá cả (P)

Giá cả càng cao thì mức tổng cung sẽ càng lớn Giá cả chỉ ảnh hưởng đến tổng cung

ngắn hạn mà không ảnh hưởng đến tổng cung dài hạn

b Khả năng sản xuất

- Lao động: Trong các nhân tố nguồn lực ảnh hưởng đến tổng cung thì lao động

là nhân tố quan trọng và có ý nghĩa quyết định nhất Tổng cung tăng lên hoặc giảm xuống là do sự thay đổi về số lượng và chất lượng của lực lượng lao động

- Vốn: Bao gồm cả vốn vật chất, vốn nhân lực và tiền tệ Để đơn giản, vốn mà

chúng ta đề cập ở đây chỉ là vốn vật chất Các thành quả nghiên cứu cho thấy tốc độ hình thành vốn là nhân tố cơ bản thúc đẩy hoặc hạn chế tăng tổng cung

- Tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên thiên nhiên càng phong phú, khoáng sản có

trữ lượng cao, điều kiện tự nhiên thuận lợi thì mức tăng tổng cung càng dễ dàng

Trang 9

- Công nghệ: Sự tiến bộ của kỹ thuật công nghệ là nhân tố khách quan ảnh hưởng

rất lớn đến mức tăng tổng cung Khả năng sản xuất ảnh hưởng đến cả tổng cung ngắn hạn và tổng cung dài hạn

c Chi phí sản xuất

Nếu chi phí sản xuất cao các hãng kinh doanh có thể sản xuất ít hơn sản lượng tiềm năng và ngược lại chi phí sản xuất thấp các hãng kinh doanh sẽ sản xuất nhiều hơn Như vậy chi phí sản xuất càng thấp thì mức tổng cung càng lớn bởi vì chi phí sản xuất liên quan đến mức doanh lợi của các hãng sản xuất

Chi phí sản xuất bao gồm: chi phí tiền lương trả cho người sản xuất, chi phí mua nguyên vật liệu, nhiên liệu, chi phí nộp thuế đánh vào sản xuất Chi phí sản xuất chỉ ảnh hưởng đến tổng cung ngắn hạn

không tự nguyện Đường tổng cung theo quan niệm cua trường phái cổ điển là đường thẳng cắt trục hoành ở mức sản lượng tiềm năng (Hình 1.2)

Mô hình cổ điển mô tả hành vi của nền kinh tế trong dài hạn Vì vậy đường tổng cung dài hạn chính là đường

P

Y Y*

AS

Hình 1.2 Đường tổng cung dài hạn

Trang 10

tổng cung theo quan niệm của trường phái cổ điển

Khi giá cả thay đổi thì mức tổng cung không thay đổi, đường AS không dịch chuyển

Khi khả năng sản xuất tăng lên làm cho sản lượng tiềm năng tăng thì đường AS dịch sang phải và ngược lại

* Đường tổng cung thực tế ngắn hạn

Trường phái tân cổ điển cho rằng trong thực tế giá cả và tiền công không hoàn toàn linh hoạt và cũng không hoàn toàn cứng nhắc Đường tổng cung phù hợp với thực tế luôn là đường có độ dốc nhất định Đường tổng cung thực tế ngắn hạn được xây dựng trên cở sở kết hợp 3 mối quan hệ trong thời kỳ ngắn

- Mối quan hệ giữa việc làm và sản lượng - Mối quan hệ giữa sản lượng và tiền lương - Mối quan hệ giữa tiền lương và giá cả

Biểu thức của đường tổng cung giản đơn (tuyến tính) của một nền kinh tế mà giá cả không hoàn toàn linh hoạt, giá cả tăng cùng với sản lượng có dạng:

P

Y AS

Hình 1.3: Đường tổng cung ngắn hạn theo Keynes

P*

Trang 11

PP  YY

Trong đó : P là giá cả

P-1 là giá cả của thời kỳ trước: P-1 = a(1+f)w-1

a là số giờ công để sản xuất một đơn vị sản lượng f là tỷ suất lợi nhuận (lợi nhuận/chi phí)

w-1 là tiền công của thời kỳ trước

là hệ số cho biết độ dốc của đường tổng cung Y là sản lượng thực tế

Y* là sản lượng tiềm năng

- Đường tổng cung thực tế ngắn hạn có các tính chất sau:

+ Độ dốc của đường AS phụ thuộc vào hệ số 

+ Vị trí của đường AS phụ thuộc vào mức giá tiêu biểu trong thời kỳ trước Nó đi

qua mức sản lượng tiềm năng tại mức giá P-1

+ Nếu không có những yếu tố tác động bên ngoài làm dịch chuyển đường tổng cung o

Hình 1.4: Đường tổng cung thực tế ngắn hạn

Trang 12

thực tế ngắn hạn thì đường này vẫn tự dịch chuyển theo thời gian Khi sản lượng cao hơn sản lượng tiềm năng thì sau một thời gian đường tổng cung thực tế ngắn hạn sẽ dịch chuyển lên phía trên về bên trái Ngược lại khi sản lượng thấp hơn sản lượng tiềm năng AS sẽ dịch chuyển xuống dưới về bên phải

3 Tổng cầu 3.1 Khái niệm

Tổng cầu là tổng khối lượng hàng hoá và dịch vụ cuối cùng mà các tác nhân trong nền kinh tế có nhu cầu sử dụng và có khả năng thanh toán tương ứng với mỗi mức giá, mức thu nhập và các biến số kinh tế vĩ mô khác

Hàm tổng cầu có dạng: AD = C + I + G

- Trong nền kinh tế mở có buôn bán với nước ngoài, nghĩa là có xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ thì tổng cầu bao gồm cả xuất khẩu ròng NX

Hàm tổng cầu có dạng: AD = C + I + G + NX

2 Các nhân tố quyết định tổng cầu

Cầu tiêu dùng và cầu đầu tư là những nhân tố quyết định đến tổng cầu

a Tiêu dùng của các hộ gia đình (C)

Tiêu dùng của các hộ gia định tăng lên thì tổng cầu tăng lên và ngược lại

Tiêu dùng phụ thuộc vào thu nhập có khả năng sử dụng của người tiêu dùng (YD) Thu nhập có khả năng sử dụng mà tăng thì người tiêu dùng sẽ tăng tiêu dùng

Trang 13

Thu nhập có khả năng sử dụng chịu ảnh hưởng của mức tổng cung, tỷ lệ giá trị sản xuất cuối cùng trong xã hội dành cho tích luỹ và tiêu dùng

Tiêu dùng của dân cư còn phụ thuộc vào tài sản của họ, những yếu tố xã hội: tâm lý, tập quán, thói quen chi tiêu và kỳ vọng về thu nhập trong tương lai

b Đầu tư (I)

Cầu đầu tư biểu hiện ở tổng quy mô đầu tư Cầu đầu tư tăng thì tổng cầu sẽ tăng và ngược lại Đầu tư phụ thuộc vào các yếu tố sau:

- Lòng tin của các nhà đầu tư vào triển vọng chính trị và kinh tế trong tương lai - Lợi nhuận sẽ thu được do đầu tư đem lại nghĩa là hiệu quả của tích luỹ

- Chi phí đầu tư: lãi suất là chi phí của đầu tư, nó quyết định đến đầu tư trong nền kinh tế Thuế cũng là chi phí của đầu tư Nếu thuế đánh vào lợi tức mà cao sẽ hạn chế số lượng và quy mô của các dự án đầu tư

- Nhu cầu về sản phẩm do đầu tư tạo ra: nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm do đầu tư tạo ra có ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư Nếu nhu cầu càng tăng thì đầu tư sẽ tăng lên và ngược lại

- Thu nhập quốc dân và tỷ lệ giá trị dành cho tích luỹ và tiêu dùng Thu nhập quốc dân càng cao thì sản lượng thu nhập quốc dân dành cho đầu tư càng nhiều, quy mô đầu tư càng lớn

Quy mô đầu tư không chỉ do lượng giá trị sản xuất cuối cùng và mức tăng trưởng của nó quyết định mà còn do tỷ lệ giá trị sản xuất dành cho tích luỹ và tiêu dùng quyết định

- Cơ chế kinh tế: có ảnh hưởng đến điều tiết và rõ ràng buộc quy mô đầu tư khi vai trò các đòn bẩy chưa được chuẩn mực, cơ chế điều tiết và ràng buộc quy mô đầu tư chưa hoàn thiện thì rất khó giải quyết hợp lý vấn đề quy mô đầu tư

c Chi tiêu của chính phủ (G)

Bao gồm chi tiêu tiền lương mà chính phủ trả cho các công chức làm việc cho chính phủ, chi tiêu xây dựng đường xá, bệnh viện, chi tiêu cho quốc phòng Chi tiêu ở đây

Trang 14

AD P

Hình 1.5: Đường tổng cầu

không kể đến các khoản có tính chất chuyển khoản như trợ cấp của chính phủ do thiên tai, trả lãi cho nước ngoài từ các khoản nợ trước Chi tiêu của chính phủ tăng lên thì tổng cầu tăng lên

d Xuất khẩu ròng (NX)

Xuất khẩu ròng bao gồm xuất khẩu trừ đi nhập khẩu: NX = X - IM

Xuất khẩu ròng tăng lên thì tổng cầu tăng lên và ngược lại

Đường tổng cầu có độ nghiêng dốc xuống

Điều này hàm ý khi mức giá chung giảm đi thì mức tổng cầu tăng lên và ngược lại Nguyên nhân dẫn đến điều đó là do khi

giá cả giảm thu nhập thực tế của mọi người tăng lên, tiêu dùng thực tế sẽ cao hơn do đó mức tổng cầu tăng lên (Hình 1.5)

Sự dịch chuyển đường tổng cầu sang trái hoặc sang phải phụ thuộc vào tác động của các biến số khác chủ yếu là các tác động

AD P

Hình 1.6: Hướng dịch chuyển của đường AD

S+Td+IM+

Trang 15

của các biến chính sách kinh tế như thuế, chi tiêu của chính phủ, chính sách tiền tệ Những chính sách này tác động làm cho tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu chính phủ, xuất khẩu, mức cung tiền mà tăng lên thì đường tổng cầu sẽ dịch chuyển sang bên phải và ngược lại Những chính sách này mà làm cho tiết kiệm, thuế trực thu, nhập khẩu tăng lên thì sẽ làm cho đường tổng cầu dịch chuyển sang bên trái và ngược lại

b Đường tổng chi tiêu

Tổng chi tiêu về hàng hoá dịch vụ trong nền kinh tế bao gồm chi tiêu của các hộ gia đình, đầu tư của các doanh nghiệp, chi tiêu của chính phủ và xuất khẩu ròng

Chi tiêu của các hộ gia đình thể hiện qua hàm tiêu dùng:

C CMPC Yd

Trong đó: C là chi tiêu độc lập không phụ thuộc vào thu nhập,

MPC là xu hướng tiêu dùng cận biên Nó là phần tăng thêm của tiêu dùng khi thu nhập có khả năng sử dụng tăng thêm 1 đơn vị

Yd là thu nhập có khả năng sử dụng Yd phụ thuộc vào thu nhập, thuế và trợ cấp

Để đơn giản ta coi đầu tư (I) chi tiêu của chính phủ (G) và xuất khẩu (X) là các biến độc lập không phụ thuộc Nhập khẩu (IM) thì phụ thuộc vào xu hướng nhập khẩu cận biên (MPM) và thu nhập quốc dân Y

IM = MPM.Y

Ký hiệu AE là hàm tổng chi tiêu

Hàm tổng chi tiêu của nền kinh tế đầy đủ (nền kinh tế mở) có dạng:

 

AE   CIGXMPC TMPC  tMPM YChi tiêu độc lập C có trong hàm tiêu dùng

Để đơn giản ta coi đầu tư, chi tiêu chính phủ và xuất khẩu là độc lập nên: II;

GG; XX

Trang 16

T là thuế ròng, được xác định bằng hiệu của thuế độc lập (T-TR); t là thuế suất T và t có trong hàm thuế: Tax = T + tY

Hàm tổng chi tiêu có mối quan hệ tuyến tính với thu nhập vì vậy đường biểu diễn hàm tổng chi tiêu có dạng hình 1.7

Nền kinh tế đóng là nền kinh tế chưa có quan hệ buôn bán với nước ngoài thì hàm tổng chi tiêu sẽ là: AE   CIGMPC T.MPC1t Y

Trong nền kinh tế giản đơn là nền kinh tế chỉ có các hộ gia đình và các doanh nghiệp, chưa có chính phủ thì hàm tổng chi tiêu có dạng: AE  CIMPCY

4 Mô hình AD-AS

Nền kinh tế sẽ đạt được sự cân bằng trên thị trường sản phẩm hàng hoá và dịch vụ khi đường tổng cầu AD và đường tổng cung AS cắt nhau

Trong mô hình AD - AS trục tung chỉ mức giá chung trục hoành chỉ sản lượng hàng hoá và dịch vụ được đo bằng GDP thực tế

Đường AD là đường tổng cầu

Đường AS là đường tổng cung thực tế ngắn hạn

Điểm E là điểm cân bằng Po là mức giá cân bằng và Yo là sản lượng cân bằng

Điểm cân bằng E có thể nằm bên trái có thể nằm bên phải có thể nằm trên đường AE

Thu nhập Tổng

chi tiêu

Hình 1.7: Đường tổng chi tiêu

Trang 17

sản lượng tiềm năng Khi nền kinh tế đạt được điểm cân bằng nằm trên đường sản lượng tiềm năng thì mục tiêu của kinh tế vĩ mô mới đạt được

Khi điểm cân bằng nằm ở trị trí bên phải đường sản lượng tiềm năng thì sản lượng cân bằng sẽ lớn hơn sản lượng tiềm năng và gây ra lạm phát với mức giá cân bằng rất cao

Khi điểm cân bằng nằm ở vị trí bên trái đường sản lượng tiềm năng thì sản lượng cân bằng nhỏ hơn sản lượng tiềm năng, sản lượng đạt được thấp gây ra lãng phí

5 Xác định sản lượng cân bằng trên mô hình qua hệ tổng chi tiêu và thu nhập

Sản lượng cân bằng là sản lượng tại đó tổng cung bằng tổng cầu

Trong mô hình đường tổng chi tiêu, hàm tổng chi tiêu có mối quan hệ tuyến tính với thu nhập Đường tổng chi tiêu có dạng hình 1.9 Nếu ta kẻ đường phân giác của góc thứ nhất (đường 450)

Đường này cắt đường tổng chi tiêu ở điểm E Tại điểm E có tổng chi tiêu bằng thu nhập E được gọi là điểm cân bằng và Yo là sản lượng cân bằng Như vậy muốn xác định sản lượng cân bằng Yo, ta có: AE =Y

5.1 Xác định sản lượng cân bằng của nền kinh tế giản đơn

Nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng khi AE = Y

Thu nhập 450

Yo

Hình 1.9: Xác định sản lượng cân bằng

Trang 18

1 MPC là số nhân chi tiêu ký hiệu m; CI là các chi tiêu độc lập

5.2 Xác định sản lượng cân bằng của nền kinh tế đóng

Khi AE = Y thì nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng: 

C  IGMPC TMPCt YY

-> 0

1MPC(1t) là số nhân chi tiêu của nền kinh tế đóng ký hiệu m'

a Trường hợp thuế là một đại lượng độc lập cho trước, độc lập với thu nhập thì:

 là số nhân thuế ký hiệu mt

Ta nhận xét rằng m và mt ngược chiều nhau và m > mt

b Trường hợp thuế là một đại lượng phụ thuộc vào thu nhập thì:

1MPC(1 t) MPM là số nhân chi tiêu của nền kinh tế mở ký hiệu m"

Trường hợp chỉ có thuế độc lập, không có thuế phụ thuộc vào thu nhập thì sản

lượng cân bằng Yo được xác định bằng công thức:

C IMPC YY

Trang 20

BÀI 2: MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ VĨ MÔ CƠ BẢN

I TỔNG SẢN PHẨM QUỐC DÂN VÀ TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI 1 Tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Product- GNP)

a) Khái niệm tổng sản phẩm quốc dân (GNP)

Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là chỉ tiêu đo lường tổng giá trị bằng tiền của các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng mà một quốc gia sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm) bằng các yếu tố sản xuất của mình (Kể cả sản phẩm cuối cùng được sản xuất ra ở nước ngoài mà công dân của nước đó kiếm được nhưng không bao gồm thu nhập của người nước ngoài kiếm được trong nước đó)

Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là tổng thu nhập bằng tiền mà tất cả người dân của một nước kiếm được trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm

b) Tổng sản phẩm quốc dân danh nghĩa (GNPn ) và tổng sản phẩm quốc dân thực tế (GNPr )

- GNP danh nghĩa (ký hiệu: GNPn) đo lường tổng sản phẩm quốc dân sản xuất ra

trong một thời kỳ, theo giá cả hiện hành, tức giá cả trung bình của thời kỳ đó Như vậy,

GNPn nó chứa đựng sự sai lệch bởi mức biến động giá cả trên thị trường Công thức: n n 1

GNP : là tổng sản phẩm quốc dân danh nghĩa của năm t Pt: mức giá hiện thời

Qt: sản lượng trong năm t t: năm tính toán

i: Biểu thị mặt hàng cuối cung thứ i = 1, 2, , n

- GNP thực tế (ký hiệu: GNPr) đo lường tổng sản phẩm quốc dân sản xuất ra trong

một thời kỳ, theo giá cả cố định (giá ở thời kỳ được chọn làm gốc) GNPr loại trừ được mức

Trang 21

GNP : là tổng sản phẩm quốc dân thực tế của năm t P0: mức giá của 1 năm chọn làm gốc

Qt: sản lượng trong năm t t: năm tính toán

2 Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestric Product - GDP)

a) Khái niệm

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng giá trị bằng tiền của các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm

b) Mối quan hệ giữa GDP và GNP

Ở mỗi quốc gia, các chủ thể kinh tế nước ngoài hàng năm thường trích gửi một phần lợi nhuận thu được về nước họ, và ngược lại công dân của quốc gia đó hoạt động kinh tế ở nước ngoài cũng gửi một phần lợi nhuận thu được về nước Do đó, khi hạch

toán tài khoản quốc dân, người ta dùng thước đo "thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài"

Trang 22

để tính phần chênh lệch giữa khoản lợi nhuận mà người nước ngoài gửi đi với phần lợi nhuận của công dân nước đó gửi về:

GNP = GDP + Thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài 3 Ý nghĩa của GNP và GDP trong phân tích kinh tế vĩ mô

- GNP và GDP là thước đo tốt để đánh giá hoạt động kinh tế của một quốc gia ở tầm vĩ mô Các nhà kinh tế và các tổ chức kinh tế quốc tế như: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) thường sử dụng GNP, GDP để so sánh quy mô kinh tế, mức tăng trưởng kinh tế của một quốc gia qua các thời kỳ hay so sánh giữa các quốc gia khác nhau sau khi quy đồng bản tệ của quốc gia đó ra đồng tiền quốc tế dựa trên tỷ giá hối đoái chính thức

- Chỉ tiêu GNP và GDP dùng để hoạch định các kế hoạch, chương trình, đề án kinh tế và dùng nó để đánh giá hiệu quả hoạt động của các kế hoạch, chương trình trên Thường khi tính tốc độ tăng trưởng kinh tế hay xác định hiệu quả của một chương trình kinh tế lớn của nhà nước, người ta dùng GNPr để loại trừ sự biến động của giá cả qua thời gian

- Khi phân tích mức sống của dân cư, người ta cũng sử dụng GNP hoặc GDP bình quân đầu người dựa trên cơ sở lấy GNP hoặc GDP chia cho dân số

II MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ VĨ MÔ KHÁC

1 Sản phẩm quốc dân ròng (Net National Product - NNP)

Sản phẩm quốc dân ròng (NNP) là phần còn lại sau khi lấy GNP trừ đi phần giá trị khấu hao khối lượng tài sản, máy móc, thiết bị, nhà xưởng đã bị hao mòn đi trong sản xuất của toàn bộ nền kinh tế, trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm)

NNP = GNP - Khấu hao trong toàn bộ nền kinh tế

Khấu hao được gọi là lượng tiêu hao tư bản cố định Tuy nhiên, việc xác định tổng mức khấu hao trong nền kinh tế đòi hỏi phải có nhiều thời gian và rất phức tạp Về lượng nó xấp xỉ bằng 10% GNP Vì khấu hao là chi phí để sản xuất ra sản phẩm cho toàn bộ nền kinh tế Do đó, thước đo NNP phản ánh khá chính xác phúc lợi của toàn bộ nền kinh tế

Trang 23

2 Thu nhập quốc dân (National Income – NI; NI hoặc Y)

Chỉ tiêu thu nhập quốc dân, phản ánh tổng số thu nhập từ các yếu tố sản xuất như: lao động, vốn, đất đai, tài nguyên, khả năng quản lý của một nền kinh tế hay thu nhập của tất cả các hộ gia đình (các cá nhân) trong nền kinh tế

Để tính chỉ tiêu NI, bằng cách lấy NNP trừ đi các loại thuế gián thu (Tc), chẳng hạn thuế tiêu thụ Như vậy, công thức tính NI là:

NI = NNP - Te NI còn có ký hiệu là Y

Về lượng các loại thuế gián thu cũng chiếm khoảng 10% NNP Nó là khoản chênh lệch giữa giá cả người tiêu dùng trả cho hàng hóa mà anh ta mua trên thị trường và giá cả mà doanh nghiệp nhận được Đây là chỉ tiêu cho biết rất rõ: dân cư trong toàn bộ nền kinh tế kiếm được bao nhiêu thu nhập từ những hoạt động kinh tế của họ

3 Thu nhập có thể sử dụng (Yd)

Thu nhập quốc dân (Y) là chỉ tiêu phản ánh thu nhập từ tất cả các yếu tố của nền kinh tế, do vậy nó phản ánh mức sống của dân cư Để dự đoán được khả năng tiêu dùng và tích luỹ của dân cư, của nhà nước cần phải dựa vào các chỉ tiêu trực tiếp hơn, tác động đến tiêu dùng và tích luỹ Đó là thu nhập có thể sử dụng (Yd)

Thu nhập có thể sử dụng là phần thu nhập quốc dân còn lại sau khi các hộ gia đình nộp các loại thuế trực thu và nhận được các khoản trợ cấp của Chính phủ hay doanh nghiệp

Trang 24

GNP

Thu nhập ròng từ tài sản

ở nước ngoài

Thu nhập ròng từ tài sản ở nước

ngoài

Khấu hao

NX

GDP G

NNP

Tc I

NI

Td TR C

Hình 2.1: Mối quan hệ giữa các bộ phận trong GNP

4 Phúc lợi kinh tế ròng (Net Economic Welfare - New)

Phúc lợi kinh tế ròng (NEW) được tính một cách tương đối bằng cách cộng thêm vào GNP những lợi ích như: giá trị những sản phẩm tự sản xuất để tự tiêu dùng của toàn bộ dân cư, hay ích lợi do nghỉ ngơi, giải trí, du lịch mang lại và trừ đi những thiệt hại bởi các hoạt động kinh tế phi pháp như khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và gây ô nhiễm môi trường sống v.v do hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp và hành vi tiêu dùng không khoa học của dân cư gây ra đối với nền kinh tế

Trong thực tế, chỉ tiêu NEW tăng chậm hơn GNP, điều đó cho thấy mặt trái của nền kinh tế thị trường

III CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GDP 1 Dòng luân chuyển kinh tế vĩ mô

Trong một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh thường tồn tại 4 tác nhân kinh tế cùng hoạt động Đó là các hộ gia đình, các hãng kinh doanh, các cơ quan quản lý kinh tế của nhà nước với các nghiệp vụ kinh tế tương ứng và khu vực kinh tế đối ngoại Để có phương pháp luận xác định GDP, người ta giả định như sau:

Thứ nhất, các hộ gia đình sở hữu các yếu tố đầu vào như: vốn, đất đai, sức lao

động Họ cung cấp các yếu tố đó và những dịch vụ tương ứng cho các hãng, nhờ đó mà có thu nhập

Yd

Trang 25

Thứ hai, các hãng mua các yếu tố đầu vào và các dịch vụ thích hợp, để tổ chức quá

trình sản xuất ra hàng hóa dịch vụ và cung cấp trở lại cho các hộ gia đình tiêu dùng, nhờ đó mà có thu nhập

Thứ ba, toàn bộ thu nhập của các hộ gia đình phải được chi tiêu hết vào hàng hóa

tiêu dùng và các hãng cũng phải tiêu thụ hết hàng hóa dịch vụ sản xuất ra để có thể tiếp tục quá trình sản xuất tiếp theo

Sự giao dịch giữa các hộ gia đình và các hãng tạo nên một dòng luân chuyển kinh tế vĩ mô, có thể sơ đồ hóa như hình sau:

Hình 2.2: Dòng luân chuyển kinh tế vĩ mô giản đơn

- Cung trên của sơ đồ cho biết tổng hiện vật và giá trị đầu ra của nền kinh tế

Cung dịch vụ yếu tố sản xuất Cung dịch vụ và hàng hóa tiêu dùng

Thu nhập từ dịch vụ và yếu tố sản xuất Thu nhập từ việc cung dịch vụ hàng hóa tiêu dùng

Trang 26

- Cung dưới cho biết tổng hiện vật và giá trị đầu vào của nền kinh tế

Như vậy, với những giả định như đã trình bày, ta có thể tính GDP theo các phương

pháp sau:

- Phương pháp tính GDP theo luồng sản phẩm: dựa vào cung trên của dòng luân chuyển kinh tế vĩ mô, ta tính được tổng giá trị hàng hóa dịch vụ được sản xuất ra của nền kinh tế

- Phương pháp tính GDP theo thu nhập hoặc chi phí: dựa vào cung dưới của dòng luân chuyển kinh tế vĩ mô

- Ngoài ra, còn có phương pháp tính GDP theo giá trị gia tăng (VA) tức là phương pháp cộng thêm giá trị mới vào các khâu của quá trình tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh

2 Phương pháp xác định GDP theo luồng sản phẩm

Theo phương pháp này, GDP bao gồm toàn bộ giá trị thị trường của các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng mà các hộ gia đình, các hãng kinh doanh, chính phủ mua và khoản xuất khẩu ròng được thực hiện trong một khoảng thời gian xác định, thường là một năm

GDP = C + I + G + NX

a) Tiêu dùng của các hộ gia đình (C):

Bao gồm tổng giá trị bằng tiền của các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng mà các hộ gia đình mua trên thị trường về để tiêu dùng Với cách tính này sẽ bỏ sót toàn bộ các sản phẩm tự sản xuất, tự tiêu thụ của các hộ gia đình Ước lượng giá trị của các sản phẩm và dịch vụ này chiếm khoảng 30 - 40% GDP của một quốc gia

b) Đầu tư (I):

Bao gồm toàn bộ các hàng hóa và dịch vụ mà các hãng kinh doanh mua sắm trên thị trường để đưa vào tiêu dùng cho quá trình sản xuất tiếp theo Chúng bao gồm các tài sản cố định như: trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng, văn phòng mới xây dựng và hàng hóa tồn kho của các hãng

Đầu tư theo quy định được tính vào GDP đó là các khoản tiền mua sắm các tư liệu lao động mới như máy móc, nhà xưởng mới , nó không bao gồm tiền vốn dùng để mua

Trang 27

cổ phần, cổ phiếu, gửi tiết kiệm vì việc mua bán những chứng chỉ có giá khác nhau đó chỉ là hành vi dịch chuyển tư bản đang hoạt động, những tài sản này chỉ làm thay đổi lượng tích sản và dịch chuyển từ tác nhân kinh tế này sang những tác nhân kinh tế khác mà thôi Hành vi đó không làm cho tổng tư bản cố định của quốc gia tăng thêm

Trong tính toán các cấu thành của GDP cần lưu ý những khác biệt giữa những khái niệm sau:

Thứ nhất, tổng đầu tư và đầu tư ròng

Tổng đầu tư là toàn bộ giá trị các tư bản cố định chưa khấu hao những phần đã hao mòn trong quá trình sản xuất Còn đầu tư ròng là phần giá trị các tài sản cố định còn lại sau khi đã trừ đi khấu hao, tức là trừ đi phần tiêu dùng cơ bản

Đầu tư ròng = Tổng đầu tư - Hao mòn tài sản cố định

Người ta tính tổng đầu tư vào GDP

Thứ hai, khoản chênh lệch về hàng tồn kho

Hàng tồn kho hay còn gọi là hàng hóa dự trữ là những hàng hóa được lưu lại kho để tiếp tục sản xuất và tiêu thụ sau thời kỳ xác định trong thời hạn tính GDP Chúng là những tài sản lưu động bao gồm các yếu tố vật chất đầu vào của sản xuất được sử dụng trong chu kỳ sản xuất tới các thành phần chờ để tiếp tục bán ra trong chu kỳ sản xuất sau Tất cả chúng được xếp vào hàng hóa đầu tư và được tính vào GDP

Đầu tư là hành vi giảm tiêu dùng hiện tại để tăng tiêu dùng trong tương lai, là kết quả của quá trình tích luỹ trong khu vực tư nhân và nhà nước có tác dụng mở rộng sản xuất, và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

c) Chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ của chính phủ (G):

Hàng năm, các khoản chi tiêu của chính phủ cho khu vực hành chính sự nghiệp của mình, chi tiêu cho xây dựng các kết cấu hạ tầng vật chất cho nền kinh tế, xã hội và chi tiêu cho sự nghiệp phúc lợi xã hội rất lớn Phần lớn các khoản chi tiêu này của chính phủ đều được tính vào GDP, ký hiệu là G Trong việc tính toán các khoản chi tiêu của chính phủ, cần chú ý:

Trang 28

- Những khoản thanh toán chuyển nhượng xã hội, ký hiệu là (TR) bao gồm: bảo

hiểm xã hội, trợ cấp cho những người già cô đơn, người tàn tật, trẻ em không nơi nương tựa, những người thuộc diện trợ cấp thất nghiệp, người có công không đóng góp gì vào GDP, nên không được tính

- Chi tiêu của nhà nước được tạo nguồn từ thuế (Tax), gồm chủ yếu 2 loại: thuế gián

thu (Tc) và thuế trực thu (Td), song khi tính GDP theo cung trên, tức là theo phương pháp luồng sản phẩm chưa cần điều chỉnh gì về thuế vì trên thị trường những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đã được tính thuế vào giá cả dưới hình thức thuế gián thu đánh vào hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng

=> xuất khẩu ròng (NX) được tính bằng công thức: NX = X - IM

Như vậy, hàng hóa xuất khẩu làm tăng GDP; còn hàng hóa nhập khẩu không nằm

trong sản lượng do các doanh nghiệp trong nước tạo ra, do phải bỏ tiền để mua, nên làm giảm GDP Nếu các hộ gia đình, các hãng sản xuất, chính phủ nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ để tiêu dùng thì phải trừ khối lượng đó đi trong GDP

=> GDP tính theo luồng sản phẩm là: GDP = C + I + G + NX

Công thức trên, nếu tính theo giá trị thị trường thì cần điều chỉnh thuế gián thu (Tc)

3 Phương pháp xác định GDP theo thu nhập hoặc chi phí

Tính GDP theo chi phí các yếu tố đầu vào của nền kinh tế bao gồm các khoản: tiền công, tiền trả lãi suất cho các khoản vốn vay, tiền thuê đất, nhà và lợi nhuận được coi như một khoản dôi ra ngoài tiền công do tiêu dùng sức lao động của toàn xã hội mà có Nó là một bộ phận của giá trị mới do toàn bộ người lao động tham gia vào quá trình sản xuất trực tiếp của xã hội tạo ra, cho nên nó được tính vào GDP

Trang 29

Chi phí cho các yếu tố sản xuất gồm:

- Chi phí cho tiền công (kể cả tiền thưởng do năng suất cao hoặc làm thêm giờ )

được ký hiệu là w

- Chi phí cho quyền được sử dụng vốn gọi là lãi suất và ký hiệu là (i) - Chi phí cho việc sử dụng đất, nhà ký hiệu là (r)

- Lợi nhuận, ký hiệu là 

=> GDP tính theo chi phí cho các yếu tố sản xuất là: GDP = w + i + r +

Công thức trên, cần phải tính thêm các yếu tố khấu hao và khi mở rộng cách tính này ra toàn bộ nền kinh tế có đầy đủ 4 tác nhân kinh tế là chính phủ và khu vực kinh tế đối ngoại thì còn phải tiếp tục điều chỉnh:

Thứ nhất, chưa tính đến khoản thuế mà chính phủ đánh vào hàng hóa tiêu dùng thu

qua doanh nghiệp (Te)

Thứ hai, chưa tính hao mòn tài sản cố định, vì nó không tương ứng với khoản thu

nhập nào của các hộ gia đình Khi phát sinh hao mòn buộc các hãng phải bù đắp một bộ phận hoặc toàn bộ tài sản cố định để nó tiếp tục hoạt động

Có thể so sánh giữa 2 phương pháp tính GDP qua bảng sau:

Bảng 2.1 Bảng so sánh hai phương pháp tính GDP

Phương pháp tính theo luồng sản phẩm

Phương pháp tính theo thu nhập hoặc chi phí

- Chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ của chính phủ (G)

- Tiền thuê đất, nhà (r) - Lợi nhuận ()

- Xuất khẩu ròng (NX) - Khấu hao

- Cộng thuế gián thu (Tc) GDP theo giá thị trường GDP theo giá thị trường

Chú ý:

Trang 30

+ Nếu GDP tính theo giá thị trường, tức là trong cấu thành của các yếu tố mua bán

trên thị trường đã có Tc Nếu mức Tc cao sẽ làm tăng GDP trong khi khối lượng hiện vật

của chúng lại không đổi Do đó, khi tính cần phải có các điều chỉnh cho phù hợp

+ Trong (i) không được tính lãi về công trái của chính phủ vì thực chất nó chỉ là

khoản chuyển nhượng từ chính phủ sang dân cư Và khi tính theo luồng sản phẩm cũng

không thể coi lãi công trái là một khoản chi tiêu của chính phủ trong (G)

+ Lợi nhuận () được tính như phần còn lại của công ty sau khi đã trừ đi tất cả các khoản chi phí khỏi tổng doanh số bán ra

4 Phương pháp tính theo giá trị gia tăng (Value Added - VA)

Hàng hóa và dịch vụ từ sản xuất đến tiêu dùng phải trải qua nhiều công đoạn Ở mỗi công đoạn, các hãng chuyên môn hóa góp một phần giá trị mới vào sản phẩm Do đó khi tính toán theo phương pháp luồng sản phẩm hay phương pháp thu nhập hoặc chi phí rất dễ tính trùng Thực chất GDP là giá trị gia tăng của toàn bộ nền kinh tế, cho nên về nguyên tắc nó phải loại bỏ các chi phí trung gian

Giá trị gia tăng là khoản chênh lệch giữa giá trị sản lượng của một doanh nghiệp với khoản mua vào về vật liệu và dịch vụ từ các doanh nghiệp khác, mà đã được sử dụng hết trong việc sản xuất ra sản lượng đó GDP được tính bằng cách cộng toàn bộ giá trị gia tăng của các doanh nghiệp trong nền kinh tế trong thời kỳ xác định thường là một năm

IV CÁC ĐỒNG NHẤT THỨC KINH TẾ VĨ MÔ CƠ BẢN 1 Đồng nhất thức trong nền kinh tế giản đơn

Trong sơ đồ dòng luân chuyển kinh tế vĩ mô, ta giả định thu nhập của hộ gia đình đem chi tiêu hết vào hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng

Trong nền kinh tế giản đơn chỉ có 2 tác nhân kinh tế là các hộ gia đình và các hãng, ta thường có các đồng nhất thức sau:

YD  Y, và Y C + S => S Y - C Y C + I nếu S I

Trang 31

2 Đồng nhất thức trong nền kinh tế hoàn chỉnh (4 tác nhân)

a) Dòng luân chuyển kinh tế vĩ mô hoàn chỉnh

Hình 2.3: Khu vực nhà nước và kinh tế đối ngoại trong dòng luân chuyển kinh tế vĩ mô hoàn chỉnh

Chú thích: Nhập khẩu: IM; Thuế ròng: T; Tiết kiệm: S;

Ngân hàng: NH; Chính phủ: CP; Nước ngoài: NN; Đầu tư: I; Chi tiêu chính phủ: G; Xuất khẩu: X

Ở cung dưới, rò rỉ khỏi dòng luân chuyển kinh tế vĩ mô theo 3 nguồn:

Thứ nhất, là tiết kiệm (S) của dân cư Tiết kiệm này chủ yếu chảy vào ngân hàng, và

ngân hàng bằng nghiệp vụ của mình cung cấp tín dụng cho đầu tư (I) là chủ yếu Đầu tư

lại mua sắm các yếu tố cho sản xuất và cuối cùng lại trở lại vòng luân chuyển kinh tế vĩ mô

Thứ hai, thu nhập của dân cư còn phải đóng thuế cho nhà nước (Tax) và được nhận

lại trợ cấp (TR) còn lại thuế ròng (T) T = Tax - TR

T chảy vào ngân quỹ của nhà nước và từ đó tài trợ cho chi tiêu của nhà nước (G) CÁC HÃNG

KINH DOANH

CÁC HỘ GIA ĐÌNH

Thu nhập (chi phí) Hàng hóa và dịch vụ

Trang 32

Thứ ba, thu nhập của dân cư còn chi vào các hàng hóa nhập khẩu (IM) Dòng chi

tiêu này vào túi người nước ngoài và nó được trở lại dòng luân chuyển kinh tế vĩ mô dưới

hình thức các khoản thu từ xuất khẩu (X)

Thứ nhất: Nếu khu vực kinh tế đối ngoại cân đối (X = IM) Trong trường hợp thâm

hụt ngân sách nhà nước (G > T), thì ở khu vực tư nhân sẽ xuất hiện hiện tượng tiết kiệm lớn hơn đầu tư (S >I)

Thứ hai: Nếu khu vực tư nhân cân đối (S = I), trong khi mất cân đối khu vực kinh tế

đối ngoại (IM >X), thì ngân sách chính phủ có xu hướng bị thâm hụt (G >T) Đây là trạng thái thậm hụt kép

Như vậy: Sự phản ứng của các khu vực trong nền kinh tế luôn có xu hướng đi đến

cân bằng, từ đó các nhà hoạch định và thực thi chính sách kinh tế vĩ mô qua sự biến động về lượng của các khu vực trong nền kinh tế có thể dự đoán xu thế vận động của nền kinh tế trong tương lai

Chúc Anh/ Chị học tập tốt!

Trang 33

BÀI 3:

THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

I TIỀN TỆ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 1 Tiền tệ và các chức năng của tiền

1.2 Các chức năng của tiền tệ

Một là, tiền tệ làm phương tiện trao đổi Làm chức năng này, tiền dùng trong giao

dịch, mua bán hàng hóa Nó tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, thúc đẩy phân công lao động và chuyên môn hóa sản xuất Sự vận động của hệ thống lưu thông tiền tệ là sự vận động của hệ thống thần kinh của nền kinh tế thị trường

Hai là, tiền tệ làm phương tiện dự trữ giá trị Tiền từ thu nhập của quá khứ để chi

tiêu hiện tại hoặc tiền hiện tại để chi tiêu trong tương lai

Ba là, tiền là đơn vị thanh toán Làm chức năng này, tiền cung cấp một đơn vị tiêu

chuẩn của giá trị, dùng để đo lường giá trị của các hàng hóa khác nhau Trong hoạt động kinh tế, người ta dùng tiền để so sánh lợi ích và chi phí của các phương án kinh tế Tiền còn là cơ sở để hạch toán mọi hoạt động kinh tế từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng

Trang 34

2 Cung ứng tiền tệ và hoạt động của hệ thống ngân hàng

2.1 Các chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền tệ

Khối lượng tiền tệ phản ánh tổng khối lượng tài sản được sử dụng làm phương tiện trao đổi Do mọi người có thể sử dụng những tài sản khác nhau để giao dịch, nên có nhiều chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền tệ như M0, M1, M2, M3, M4 Hai chỉ tiêu được sử dụng rộng rãi nhất để nghiên cứu tác động của tiền đối với nền kinh tế là tiền giao dịch (M1) và tiền rộng (M2)

Cung ứng tiền tệ bao gồm cả tiền mặt trong tay công chúng và tiền gửi ở các ngân hàng mà hộ gia đình có thể sử dụng cho nhu cầu giao dịch, chẳng hạn tài khoản viết séc

MS: là mức cung ứng tiền tệ, U: là tiền mặt

D: là tiền gửi không kỳ hạn

=> Cung ứng tiền tệ = Tiền mặt + Tiền gửi không kỳ hạn MS = U + D

2.2 Hoạt động của các NHTM trong tác động tới các nhân tố cung ứng tiền tệ a Sự tạo ra tiền gửi ngân hàng từ các khoản tiền gửi của khách hàng

NHTM là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, một tổ chức môi giới tài chính Chức năng của NHTM là kinh doanh tiền tệ với 3 nghiệp vụ cơ bản: nợ, có và trung gian

Quá trình tạo ra tiền là sự mở rộng nhiều lần số tiền gửi và được thực hiện bởi hệ thống các NHTM

Mỗi NHTM khi nhận được một khoản tiền gửi bắt buộc phải để lại dự trữ theo một tỷ lệ % nào đó do NHTW quy định Số tiền dự trữ này chủ yếu dùng để bảo đảm khả năng ổn định cho việc chi trả thường xuyên của NHTM và yêu cầu quản lý tiền tệ của NHTW Tuỳ theo loại tiền gửi và quy mô của chúng cũng như mục tiêu điều tiết tiền tệ mà NHTW quy định những tỷ lệ dự trữ bắt buộc khác nhau Một phần tiền dự trữ được giữ tại NHTM dưới

Trang 35

dạng tiền mặt, còn một phần gửi vào tài khoản của mình tại NHTW Tỷ lệ dự trữ bắt buộc ký hiệu là: rb = Rb/D

Trong đó: rb: tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Rb: dự trữ (tiền) bắt buộc D: tiền gửi

Một khoản tiền gửi mới đưa vào hệ thống ngân hàng sẽ tạo thêm một khoản dự trữ mới (R) và cho phép tạo ra một lượng tối đa khoản cho vay mới Những khoản cho vay

mới được đưa trở lại hệ thống ngân hàng và lại trở thành những khoản tiền gửi mới (D) = (1/rb).R với điều kiện: rb = ra (là tỷ lệ dự trữ thực tế ra = Ra/D), thì 1/rb gọi là số

nhân tiền (mM) và lượng tiền gửi tăng thêm tính theo công thức sau:

D= (1/rb).R

Phải thấy rằng, mặc dù hệ thống NHTM tạo ra tiền, nhưng nó không tạo ra của cải Khi ngân hàng cho vay một phần dự trữ của mình, nó trao cho người vay khả năng tiến hành các giao dịch, và bởi vậy, làm tăng cung ứng tiền tệ Song người vay cũng có trách nhiệm trả nợ cho ngân hàng, cho nên khoản cho vay đó không làm cho họ giàu có hơn Nói cách khác, quá trình tạo tiền của hệ thống ngân hàng làm tăng khả năng thanh toán của nền kinh tế, nhưng không làm tăng của cải trực tiếp cho nền kinh tế

Chú ý:

1) Các NHTM có khả năng tạo ra tiền gửi mới song đó không phải là các đồng tiền mặt đưa vào lưu thông mà là tăng thêm khả năng thanh toán cho các đồng tiền gửi mới

nhận được lên số nhân (mM) lần

2) Quá trình tạo tiền không chỉ diễn ra ở ngân hàng nhận được tiền gửi mà là trong toàn

bộ hệ thống các NHTM cho đến khi đạt cực đại bằng mM lần

b Mô hình về cung ứng tiền tệ

+ Gọi H: là tiền cơ sở, hay còn gọi là cơ số tiền hoặc quỹ tiền mạnh Lượng tiền này do NHTW độc quyền phát hành, chủ yếu là tiền mặt Trong quá trình lưu thông, một phần của lượng tiền này do các tác nhân kinh tế nắm giữ để chi tiêu hàng ngày, phần còn lại nằm trong két các ngân hàng dưới dạng tiền dự trữ

Trang 36

Công thức Lượng tiền cơ sở như sau: H = U + Ra

Trong đó:

H = tiền cơ sở

U = tiền mặt lưu thông

Ra = tiền mặt dự trữ thực tế trong các ngân hàng

+ Gọi ra: là tỉ lệ dự trữ thực tế, là tỷ số giữa lượng tiền dự trữ thực tế (Ra) với lượng

tiền gửi kỳ hạn (D)

ra = Ra/D

Tỷ lệ dự trữ thực tế càng nhỏ, số nhân tiền tệ sẽ càng lớn, tỷ lệ dự trữ thực tế phụ thuộc vào các nhân tố:

là tỷ lệ tiền mặt (U) so với tiền gửi (D) Tỷ lệ này càng nhỏ, thì mM

càng lớn Nó phụ thuộc vào thói quen thanh toán của xã hội, vào tốc độ tăng của tiêu dùng và còn phụ thuộc vào khả năng sẵn sàng đáp ứng tiền mặt của NHTM

- Trường hợp S rất nhỏ hoặc bằng 0 (không) và ra = rb thì:

mM = 1/rb (số nhân tiền)

- Trường hợp S > 0, ta có

MS = U + D (*)

H = U + Ra (** Chia (*) cho (**), ta có:

 (***)

Trang 37

Chia cả tử số và mẫu số của vế phải (***) cho D:

a //

 H

Gọi mM = (s+1)/(s+ra) => MS = mM H

Mỗi ĐVTT của cơ số tiền tạo ra mM ĐVTT Vì cơ số tiền có tác dụng khuyếch đại

đối với cung ứng tiền tệ, cho nên đôi khi cơ số tiền được gọi là lượng tiền mạnh

Như vậy, mức cung tiền lớn hơn nhiều so với lượng tiền cơ sở bởi hoạt động "tạo ra tiền" của các NHTM

Hình 3.1

VD: Giả sử cơ số tiền H là 300 ĐVTT, Tỷ lệ dự trữ tiền gửi thực tế ra là 0,1 và tỉ lệ tiền mặt/ tiền gửi S là 0,4 Trong trường hợp này, số nhân tiền là:

mM = 0, 4 1 2,80, 4 0,1

Hành (U)

Dự trữ tiền mặt của các ngân hàng (R)

(R)

Các khoản tiền gửi không kỳ hạn ở các ngân hàng thương mại

(D) Tiền cơ sở (H)

Mức cung tiền (MS)

Trang 38

Chú ý:

1 Cung ứng tiền tệ tỷ lệ thuận với cơ số tiền

2 Tỷ lệ dự trữ/tiền gửi càng thấp, thì ngân hàng càng cho vay nhiều và ngân hàng càng tạo thêm nhiều tiền từ mỗi VNĐ dự trữ và càng tạo ra được nhiều tiền

3 Tỷ lệ tiền mặt/tiền gửi càng thấp thì công chúng càng giữ ít VNĐ, các NHTM giữ nhiều VNĐ càng có khả năng tạo ra nhiều tiền Do đó, cắt giảm tỷ lệ tiền mặt/tiền gửi, thì

mM và MS đều tăng

Mức cung ứng tiền có tác động mạnh mẽ đến trạng thái hoạt động của nền kinh tế Vì tiền tệ có chức năng là phương tiện trao đổi nên khi hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra nhiều hơn thì cũng cần thiết phải thay đổi cung tiền Mối quan hệ này được xác định trong phương trình trao đổi về lượng của tiền tệ

- Là ngân hàng của chính phủ: NHTW giữ các tài khoản cho chính phủ, nhận tiền gửi và cho vay đối với kho bạc nhà nước, hỗ trợ chính sách tài khóa của chính phủ bằng việc mua tín phiếu của chính phủ

Trang 39

- Là người kiểm soát mức cung tiền để thực hiện chính sách tiền tệ nhằm ổn định và phát triển nền kinh tế

- Hỗ trợ, giám sát và điều tiết hoạt động của các thị trường tài chính

b Thực thi chính sách tiền tệ

NHTW điều chỉnh mức cung tiền và tỉ lệ lãi suất bằng nhiều công cụ khác nhau

nhằm tác động vào lượng tiền mạnh (H) và số nhân tiền (mM) Ngoài ra NHTW có thể trực tiếp kiểm soát có lựa chọn một số khoản tín dụng cũng như một vài biện pháp khác

Các công cụ quản lý tiền tệ thường dùng của NHTW là:

Thứ nhất, nghiệp vụ thị trường mở, là hoạt động mua và bán trái phiếu Chính phủ của

NHTW Khi NHTW mua trái phiếu của chính phủ, số tiền mà nó trả cho trái phiếu làm tăng cơ số tiền và qua đó làm tăng cung ứng tiền tệ và ngược lại

Thứ hai, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, là biện pháp điều chỉnh mà NHTW áp dụng nhằm

buộc các NHTM phải giữ một tỷ lệ dự trữ/tiền gửi tối thiểu Biện pháp tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tăng tỷ lệ dự trữ tiền gửi, bởi vậy làm giảm số nhân tiền và cung ứng tiền tệ

Thứ ba, tỷ lệ chiết khấu là lãi suất mà NHTW quy định khi nó cho các NHTM vay

tiền Các NHTM vay tiền của NHTW khi tiền của họ chưa đáp ứng yêu cầu dự trữ bắt buộc Tỷ lệ chiết khấu càng thấp, tiền vay để dự trữ càng rẻ và các NHTM càng vay nhiều tại quầy chiết khấu của NHTW Bởi vậy, biện pháp cắt giảm tỷ lệ chiết khấu làm tăng cơ số tiền và cung ứng tiền tệ

Ngoài 3 công cụ chủ yếu trên nhằm điều tiết gián tiếp đối với thị trường tiền tệ NHTW còn có những công cụ khác như: kiểm soát tín dụng có lựa chọn, quy định trực tiếp đối với lãi suất (tiền gửi, tiền tiết kiệm, cho vay )

3 Cầu tiền (MD) và cầu tài sản

3.1 Cầu tiền (MD)

Khái niệm

Khối lượng tiền tệ mà dân cư muốn nắm giữ trong tay được gọi là mức cầu tiền (MD) MD xuất phát từ 3 động cơ: giao dịch, đầu cơ và dự phòng Nhu cầu tiền tệ là nhu

Trang 40

cầu về các khoản tiền tệ thực tế, chịu tác động bởi 2 nhân tố: giá cả (P) và lãi suất (i), tỷ lệ nghịch với i, do đó hàm cầu tiền là hàm số của lãi suất

MD = kY - hi

Trong đó: MD: Nhu cầu về tiền thực tế

k, h > 0: Những hệ số phản ánh sự nhạy cảm của cầu tiền với thu nhập và lãi suất

Theo đồ thị hình 3.2, i tăng thì MD giảm

MD0 là nhu cầu tiền tệ ở Y0 Khi Y0 tăng lên Y1 => thì MD0 dịch chuyển tới MD1, tức với i = const khi Y0 tới Y1 thì M0 tới M1 (M1 > M0)

Hình 3.2 Đường cầu về tiền tệ

3.2 Cầu tài sản và quan hệ cầu tiền và cầu trái phiếu a) Các loại tài sản

Hầu hết các tác nhân kinh tế đều giữ của cải dưới 2 dạng cơ bản: tài khoản giao dịch (thanh khoản), nó dễ dàng thanh toán nhưng không tạo ra thu nhập và tài sản chính như: tín phiếu, cổ phiếu, tiết kiệm không dùng mua hàng hóa trực tiếp nhưng tạo ra thu nhập

Mức cầu tài sản tài chính có sinh lời dưới dạng trái phiếu (loại này có sinh lời ng rủi ro lớn vì giá cả của nó do thị trường quy định) còn tiền không tạo ra lãi suất nhưng ít rủi ro, trừ lạm phát Do đó, các tác nhân kinh tế chống rủi ro bằng cách đa dạng hóa tài sản, họ giữ một phần tiền mặt và một phần trái phiếu, nên giữa tiền mặt và trái phiếu có

như-i

0

M M1

MD1

Ngày đăng: 02/06/2024, 16:34

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan