Chiến thắng này góp phầnquyết định đập tan hoàn toàn dã tâm xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, buộcchúng phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, kết thúc chiến tranh ở Đông Dương, mở ra mộ
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÁO CÁO TIỂU LUẬN KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ-1954
Tên học phần : Lịch sử Đảng
Long
Nhóm thực hiện : N02
Trang 2Huế, tháng 3 năm 2023
Danh sách nhóm : Nguyễn Cao Tài
: Nguyễn Thị Hà Giang : Dương Minh Phương : Nguyễn Thị Quỳnh Nhi : Lê Thị Phương Uyên : Hoàng Công Tiến Đạt : Văn Đình Toàn
: Trần Viết Bảo Lộc : Hồ Phú Thành
: Võ Văn Quốc Hưng
Trang 3MỤC LỤC
TÓM TẮT
MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
NỘI DUNG 1
1 LỊCH SỬ CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ 1
1.1 Bối cảnh lịch sử 1
1.1.1 Về phía địch 1
1.1.2 Về phía ta 1
1.2 Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh 2
1.3 Diễn biến 3
1.4 Kết quả 6
2 PHÂN TÍCH CHIẾN DỊCH 6
2.1 Lực lượng quân sự, tình hình chiến tranh 6
2.2 Chiến thuật và chiến lược của ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ 7
2.2.1 Chiến thuật 7
2.2.2 Chiến lược 8
2.3 Đánh giá sức mạnh và điểm yếu của 2 bên trong chiến dịch Điện Biên Phủ 10
2.4 Tác động của chiến dịch Điện Biên Phủ 11
2.5 Hậu quả và bài học rút ra 14
2.5.1 Hậu quả 14
2.5.2 Bài học rút ra 14
3 ĐƯỜNG LỐI CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG 16
3.1 Nhận rõ âm mưu và thủ đoạn của đối phương 16
3.2 Xác định đúng phương châm chiến lược 18
3.3 Chỉ đạo quyết đánh và quyết thắng 19
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 4Giai đoạn 2: Từ ngày 30-3 đến 30-4-1954, quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phíaĐông phân khu trung tâm; thắt chặt vòng vây, chia cắt, kiểm soát sân bay Mường Thanh, hạnchế tiếp viện của địch cho Tập đoàn cứ điểm.
Đây là đợt tấn công dai dẳng, dài ngày nhất, quyết liệt nhất, gay go nhất, ta và địch giànhgiật nhau từng tấc đất, từng đoạn giao thông hào Đặc biệt, tại đồi C1, ta và địch giằng conhau tới 20 ngày và đồi A1 giằng co tới 30 ngày Sau đợt tấn công thứ 2, khu trung tâm ĐiệnBiên Phủ đã nằm trong tầm bắn các loại súng của ta, quân địch rơi vào tình trạng bị động, mấttinh thần cao độ
Giai đoạn 3: Từ ngày 1 đến 7-5-1954, ta đánh dứt điểm dãy đồi phía Đông và tổng tiếncông tiêu diệt các vị trí còn lại, bắt sống Tướng De Castries, kết thúc chiến dịch
Sau 55 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, quân và dân ta đã đập tan toàn bộTập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên, bắn rơi 62 máy bay, thu 64
ô tô và toàn bộ vũ khí, đạn dược, quân trang quân dụng của địch
Too long to read on your phone? Save
to read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân1953-1954 là chiến công lớn nhất, chói lọi nhất của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trongcuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) Chiến thắng này góp phầnquyết định đập tan hoàn toàn dã tâm xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, buộcchúng phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, kết thúc chiến tranh ở Đông Dương, mở ra một thời kỳmới cho cách mạng Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia, góp phần quan trọng đối với phong tràogiải phóng dân tộc, mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới
"Đó là thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta mà cũng là thắng lợi chung của tất cả các dân tộc bị
3 nước Đông Dương và sự đoàn kết, giúp đỡ, ủng hộ của các nước anh em và bạn bè quốc tế.Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến 9 năm chốngthực dân Pháp và can thiệp Mỹ; Chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng chung của cácnước trên bán đảo Đông Dương, chiến thắng của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế,của phong trào đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ xã hội trên toàn thế giới
Chiến thắng Điện Biên Phủ của dân tộc ta đã chứng minh một chân lý của thời đại: Cácdân tộc bị áp bức, bị xâm lược nếu có ý chí kiên cường và đường lối đúng đắn, sáng tạo, biếtđoàn kết đấu tranh vì độc lập tự do thì dân tộc đó nhất định thắng lợi chủ động tạo nên sựchuyển hóa căn bản về thế và lực, làm cho sức ta càng đánh càng mạnh và đẩy quân địch vàotình thế ngày càng khốn đốn, phải đầu hàng vô điều kiện
Chiến thắng của Chiến dịch Điện Biên Phủ còn bắt nguồn từ tình đoàn kết trong sáng, thủychung của nhân dân và quân đội 3 nước Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia trên một chiến hàochống kẻ thù chung và sự ủng hộ chí tình, to lớn, có hiệu quả về vật chất và tinh thần của cácnước xã hội chủ nghĩa anh em cùng với sự cổ vũ, động viên của các nước bạn bè, các đảng
Trang 6cùng chí hướng, của nhân loại tiến bộ dành cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, đều lànhững nhân tố đặc biệt quan trọng góp phần làm nên chiến thắng lẫy lừng Điện Biên Phủ.
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu lịch sử phát triển của chiến dịch Điện Biên Phủ, bao gồm: bối cảnh lịch sử, các sự kiện quan trọng và các nhân vật chủ chốt liên quan đến chiến dịch
-Nghiên cứu về lực lượng quân sự và tình hình chiến tranh của các bên tham gia cuộc chiến, bao gồm Việt Minh và các quân đội Pháp và đồng minh của họ
- Phân tích chiến thuật và chiến lược của ta trong cuộc chiến, bao gồm các chiến dịch tiến công, phòng thủ, cứu hộ và hỗ trợ
- Đánh giá sức mạnh và yếu điểm của các bên tham gia cuộc chiến, bao gồm các yếu tố như
kỹ năng quân sự, trang bị vũ khí, tinh thần chiến đấu, đào tạo và sự lãnh đạo
- Phân tích tác động của chiến dịch Điện Biên Phủ đến chính trị, kinh tế và văn hóa, xã hội của Việt Nam và các quốc gia khu vực Đông Nam Á khác
- Tìm hiểu về những hậu quả và bài học được rút ra từ chiến dịch Điện Biên Phủ của nhân dânViệt Nam
- Cuối cùng, đưa ra những suy nghĩ và đánh giá của mình về ý nghĩa của chiến dịch Điện BiênPhủ đối với Việt Nam và thế giới
3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Bối cảnh lịch sử của nước ta giai đoạn trước trận chiến
- Nguyên nhân dẫn đến trận chiến
- Diễn biến cuộc chiến giữa ta và địch
- Kết quả
- Phân tích chiến dịch Điện Biên Phủ
- Bài học kinh nghiệm
- Đường lối chỉ đạo của Đảng
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Từ nguồn tài liệu, các sách báo tham khảo, hình ảnh, video clip kí sự liên quan, nhóm đã viếtlại bằng sự hiểu biết của mình những thông tin của trận chiến, song vì có những thông tin đòi
Trang 7hỏi sự chính xác cao nên có những phần nội dung nhóm xin phép trích dẫn toàn bộ nguyênvăn từ các nguồn.
Trang 8Nhân vật chủ chốt của Pháp:
- Tướng Christian de Castries: Ông là chỉ huy của lực lượng Pháp tại Điện Biên Phủ Ông đưa
ra chiến lược bảo vệ thành trì và phát triển các cuộc tấn công
- Đại tướng Henri Navarre: Ông là chỉ huy tối cao của lực lượng Pháp ở Đông Dương Ông đãquyết định triển khai lực lượng tại Điện Biên Phủ và tin rằng nó sẽ giải quyết được vấn đềViệt Nam
- Thiếu tướng Marcel Bigeard: Ông là một trong những chỉ huy quân đội của Pháp tại ĐiệnBiên Phủ Ông được biết đến là một chiến binh tài ba và có khả năng lãnh đạo tốt
- Thiếu tướng Jean Gilles: Ông là người đứng đầu chiến dịch Điện Biên Phủ từ phía Pháp.Ông đã đưa ra một số chiến lược và kế hoạch để tấn công lực lượng Việt Nam
- Tướng René Cogny: Ông là một chỉ huy quân đội của Pháp và có trách nhiệm giám sát toàn
bộ chiến dịch Điện Biên Phủ
1.1.2 Về phía ta
Từ tháng 11-1953 đến tháng 2- 1954, bộ đội ta liên tục mở các cuộc tiến công ở Tây Bắc,Trung Lào, Bắc Tây Nguyên, Thượng Lào và các chiến trường phối hợp khác Chiến thắng đó
đã làm cho kế hoạch Na-va của địch đứng trước nguy cơ bị phá sản
Đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ, vùng giải phóng đã mở rộng,hậu phương đã lớn mạnh, quân đội ta đã trưởng thành, có đủ tinh thần và lực lượng đảm bảocho việc giành thắng lợi ở Điện Biên Phủ
Trang 9Đầu tháng 12-1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng mở chiến dịch Điện Biên Phủ, nhằm tiêudiệt lực lượng địch ở đây, giải phóng Tây Bắc tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranhngoại giao để kết thúc chiến tranh.
Ta đã huy động đại bộ phận lực lượng chủ lực tham gia chiến dịch gồm 4 đại đoàn bộ binh( 308, 312, 316, 304), một đại đoàn pháo binh, nhiều tiểu đoàn công binh, thông tin, vận tải,quân y,…thành lập Hội đồng cung cấp mặt trận Trung ương và các cấp để đảm bảo chi việncho tiền tuyến, trong một thời gian ngắn có khoảng 55 nghìn quân, hàng chục tấn vũ khí, đạndược, 27 nghìn tấn gạo… được đưa ra mặt trận Như vậy, Điện Biên Phủ trở thành điểm quyếtchiến chiến lược của quân dân Việt Nam
Nhân vật chủ chốt của quân ta:
- Hồ Chí Minh: đang nắm giữ chức vị Chủ tịch nước khi tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ Người là người chủ trì cuộc họp của Bộ Chính trị vào ngày 6/12/1953 để quyết định mở chiếndịch Người cũng là người chỉ đạo, theo dõi và động viên quân và dân ta trong suốt chiến dịch
- Võ Nguyên Giáp: Ông là tư lệnh quân đội Việt Minh và là người lên kế hoạch và chỉ huytrực tiếp trong chiến dịch Điện Biên Phủ Ông đã chọn vùng Điện Biên Phủ làm nơi tiến hànhchiến dịch và đã triển khai chiến lược vây bắt và đánh bại quân Pháp
- Hoàng Văn Thái: Là tư lệnh lực lượng pháo binh của Việt Minh, ông đã có vai trò quantrọng trong tấn công vào các đồn điền của quân Pháp ở Điện Biên Phủ
- Phạm Văn Đồng: Là Thủ tướng chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Ông đã có mặt tạiĐiện Biên Phủ để trực tiếp chỉ đạo các hoạt động quân sự
1.2 Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh
- Âm mưu của địch:
+ Sử dụng lực lượng nhiều hơn: Pháp đã triển khai một lực lượng quân sự lớn tới chiếntrường Điện Biên Phủ Họ kỳ vọng rằng việc sử dụng nhiều quân lính hơn sẽ giúp họ đánh bạilực lượng Việt Minh
+ Tập trung vào các vị trí chủ chốt: Pháp đã tập trung tấn công vào các vị trí chủ chốt của lựclượng Việt Minh, bao gồm các đường hầm, các cứ điểm phòng thủ và các vị trí quan trọngkhác Tuy nhiên, lực lượng Việt Minh đã đối phó bằng cách chuyển đổi các vị trí phòng thủ vàdùng chiến lược tập trung chống lại các cuộc tấn công của Pháp
2
Trang 10+ Phá hoại nguồn cung cấp của lực lượng Việt Minh: Pháp đã tiến hành phá hoại các nguồncung cấp của lực lượng Việt Minh bằng cách tiêu diệt các đường dây liên lạc, đường đi củangười dân và vận chuyển vật tư của Việt Minh.
+ Sử dụng các kỹ thuật quân sự mới: Pháp đã sử dụng các kỹ thuật quân sự mới để tiêu diệtlực lượng Việt Minh Họ sử dụng quả pháo chiến lược để tấn công các vị trí của Việt Minh,trộn các loại đạn để tạo ra hiệu ứng tối đa và sử dụng máy bay trinh sát để giám sát và xácđịnh vị trí của lực lượng Việt Minh
+ Phân định đối tượng, tạo sự chia rẽ: Pháp đã cố gắng tìm cách phân định và tạo sự chia rẽgiữa các nhóm Việt Minh bằng cách tiến hành tuyên truyền, tạo ra các nhóm thù địch bêntrong tổ chức Việt Minh
- Về phía Pháp: Sau gần 9 năm kháng chiến Pháp bị tổn thất lớn và sa lầy ở Đông Dương,Quân đội VNDCCH đã chiếm phần lớn miền núi phía Bắc, Liên khu 3, Liên khu 5 và phầnlớn ĐBSCL Điện Biên Phủ là một cứ điểm chiến lược án ngữ cửa ngõ Tây Bắc đồng bằngBắc bộ, Thượng Lào
Được Mĩ giúp sức pháp tập trung xây dựng Điện Biên Phủ thành một “Pháo đài bất khảxâm phạm” gồm hơn 16 tiểu đoàn lính Âu-Phi lúc cao nhất tới 16200 quân, dài 10km rộng5km trang bị hiện đại gồm súng phun lửa, súng đại liên nhiều nòng có thiết bị quan sát và bắnvào ban đêm Pháp và Mĩ còn tuyên bố rằng nếu tấn công vào Điện Biên Phủ chủ lực ViệtMinh sẽ bị nghiền nát
- Về phía Việt Nam: Kể từ sau năm 1950 do nối thông biên giới với Trung Quốc, lại được
sự viện trợ quân sự to lớn của Trung Quốc và Liên Xô, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã lớnmạnh rất nhiều, với các sư đoàn (đại đoàn) bộ binh và các trung đoàn pháo binh, công binh đã
có kinh nghiệm đánh tiêu diệt cấp tiểu đoàn của quân Pháp trong phòng ngự kiên cố.Trong khi đó quân đội ta đã trưởng thành có cơ sở kinh nghiêm và sở trường đánh địch ởvùng rừng núi , hậu phương của ta đã vững mạnh , có thể đảm bảo viện binh cho chiến trường
Do vậy , sau sự so sánh tương quan lực lượng thì tháng 3-1954 chúng ta bắt đầu chiến dịchĐiên Biên Phủ và dành được thắng lợi to lớn Đây là trận quyết chiến chiến lược củaQĐNDVN
1.3 Diễn biến
– Diễn biến chiến dịch chia làm 3 đợt:
Trang 11Đợt 1: ( từ 13-3 đến 17-3-1954): tiến công địch ở phân khu Bắc, tiêu diệt cứ điểm HimLam, Độc Lập, buộc địch ở Bản Kéo phải ra hàng.
– Ngày 13-3-1954: Lúc 17 giờ 5 phút , Đại tướng Võ Nguyên Giáp hạ lệnh mở màn chiếndịch Điện Biên Phủ Mục tiêu của trận đầu tiên là Him Lam Vào 20 giờ 30 phút, Đại đoàn
312 báo cáo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
– Ngày 15-3-1954:3 giờ 30 phút, trận tiến công đồi Độc Lập bắt đầu (trễ khoảng 10 tiếngđồng hồ, do trời mưa lớn cản trở việc chuyển pháo) Vào 6 giờ 30 phút, cờ Quyết ChiếnQuyết Thắng bay trên đỉnh đồi
– Ngày 17-3-1954: vào buổi sáng, quân địch bỏ chạy khỏi đồi Bản Kéo Quân địch mấtHim Lam, đồi Độc Lập, đồi Bản Kéo, phân khu bắc của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủkhông còn tồn tại Đợt 1 chiến dịch kết thúc Ta bố trí lực lượng cắt lìa Hồng Cúm ra khỏiphân khu trung tâm và bắt đầu xây trận địa chiến hào tiến công khu trung tâm
Đợt 2: ( từ 30-3 đến 26-4-1954): liên tiếp mở nhiều cuộc tiến công đánh vào các vị tríphòng thủ phía Đông phân khu trung tâm cứ điểm , gồm hệ thống phòng thủ trên các dãy đồiA1, D1, C1,E1, Mỹ phải tăng cường viện trợ khẩn cấp cho Pháp ở Đông Dương
– Ngày 30-3-1954: đúng 18 giờ, đợt tiến công thứ hai vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủbắt đầu
– Ngày 31-3-1954: Địch phản kích hòng chiếm lại C1, D1, E1, nhưng hoàn toàn thất bại Ởđồi A1, trung đoàn 102 của Đại đoàn 308 tới thay 174 của binh đoàn 316, khoảng 18 giờ tiếnđánh đỉnh đồi, đánh suốt đêm, không thành công
– Ngày 1-4-1954: 5 giờ sáng ngày 1-4, quân tăng viện địch tới đồi A1, cùng lực lượng đồntrú còn lại trên đỉnh đồi bắt đầu phản kích Quân ta giữ vững Đến đêm ta lại đánh lên đỉnhđồi, vẫn không thành công
– Ngày 2-4-1954: Địch tiếp tục phản kích ở đồi A1 Ta vẫn giữ được phần đồi đã chiếm,nhưng tạm ngưng tiến công lên đỉnh để bảo toàn lực lượng Cũng ngày này, ở cứ điểm 311phần lớn quân địch đầu hàng, một số bỏ chạy, ta chiếm mà không phải đánh
– Ngày 6-4-1954:Hội nghị sơ kết đợt 2 quyết định ta sẽ tiếp tục đánh tiêu diệt các điểm caophía đông, siết chặt vòng vây, tiến hành đánh chiếm sân bay trung tâm để vừa tiêu hao sinhlực địch vừa khủng bố tinh thần chúng
4
Trang 12– Ngày 10-4-1954: Vào khoảng 6 giờ sáng, địch mở một cuộc tiến công với chi viện hỏalực rất lớn nhằm chiếm lại đồi C1.
– Ngày 11-4-1954: Vào khoảng 2 giờ sáng, sau gần một ngày một đêm giao tranh cực kỳ
ác liệt, quân ta tiến xuống sườn phía đông của đồi C1, tổ chức phòng ngự
– Ngày 12-4-1954: 11 giờ 40 phút, pháo bắn rơi chiếc máy bay thứ 50 Đó là chiếc B24chở đầy bom chưa kịp thả Lượng thuốc nổ chiến lợi phẩm lớn này dự định được đưa vào cuốiđường hầm đang đào trên đồi A1
– Ngày 15 đến ngày 18-4-1954: Căn cứ điểm 105 bảo vệ phía bắc sân bay Mường Thanh
bị quân ta uy hiếp Địch huy động ba tiểu đoàn để cố giải tỏa áp lực, nhưng thất bại Đêm 18,trung đoàn 165 xóa sổ cứ điểm này
– Ngày 19 đến ngày 22-4-1954: vào buổi sáng, trung đoàn 36 tiến công cứ điểm 206 bảo
vệ phía tây sân bay Mường Thanh Ngày 23-4, Đờ Cát cho bộ binh theo xe tăng tới phá chiếnhào của ta, nhưng bị chống cự kịch liệt, phải rút lui
– Ngày 23-4-1954: vào buổi trưa, địch dùng 12 máy bay chiến đấu ném bom và 4 máy bayB26 chuyên ném bom bắt đầu đánh phá khu vực cứ điểm 206
– Ngày 27-4-1954: Pháp tiến hành Chim kền kền cổ khoang, đưa quân từ Lào sang giảivây cho Điện Biên Phủ Quân viện địch mới tới gần Mường Khoa đã bị bộ đội phục kích đánhtan, hốt hoảng tháo chạy về Lào
– Ngày 29-4-1954: với khoảng một tháng trời cân nhắc, cơ bản do không thuyết phục đượcđồng minh, Tổng thống Mỹ Ai-xen-hao-ơ quyết định ngừng kế hoạch Chim kền kền thả bomnguyên tử xuống quân ta ở Điện Biên Phủ
– Cuối tháng 4-1954: Chủ tịch Hồ Chí Minh nói với một nhà báo người Úc về quân Pháp ởchiến dịch Điện Biên Phủ: Họ không thể thoát
Đợt 3: (từ 1-5 đến 7-5-1954): đồng loạt tiến công tiêu diệt các điểm dễ kháng của địch.Chiều 7-5-1954 , quân ta đánh vào sở chỉ huy của địch, 17 giờ 30 phút ngày 7-5-1954 tướngĐờcátxtơri cùng toàn bộ ban tham mưu của địch bị bắt
– Ngày 1-5-1954: 17 giờ, đợt tiến công thứ ba vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bắtđầu
Trang 13– Ngày 2-5-1954: 2 giờ sáng, trung đoàn 209 (Đại đoàn 312) tiêu diệt hoàn toàn hai cứđiểm 505 và 505A ở phía đông sông Nậm Rốm Cũng sáng ngày 2, ở Hồng Cúm, trung đoàn
57 ( Đại đoàn 304) ép địch phải rút chạy khỏi khu C
– Ngày 4-5-1954: Đờ Cát họp các sĩ quan cao cấp dưới quyền mình, phổ biến kế hoạch
“Hải âu lớn Đêm ngày 4, ở phía tây trung đoàn 36 (Đại đoàn 308) tiêu diệt căn cứ điểm311B
– Ngày 6-5-1954: 20 giờ, pháo ta bắn vào A1, C2 ở phía đông, 506 phía bắc, 310 phía tây
Ở phía tây, trung đoàn 102 (Đại đoàn 308) tiêu diệt căn cứ điểm 310
– Ngày 7-5-1954:Trước khi trời sáng, trung đoàn 174 ( 316 ) làm chủ hoàn toàn đồi A1.9giờ 30 sáng, trung đoàn 98 (316) chiếm đồi C2 Bộ chỉ huy khu đông và rất nhiều sĩ quan bịbắt sống.Vào 14 giờ, trung đoàn 209 (312) lại bắt đầu tiến công cứ điểm 507 Lần này quânđịch nhanh chóng tan rã và phân tán Trung đoàn 209 thừa thắng đánh tiếp qua 508, rồi509.Vào 15 giờ, Bộ chỉ huy chiến dịch ra lệnh tổng công kích vào Mường Thanh.Vào 17 giờ
30, Đại đoàn 312 báo cáo toàn bộ quân địch tại khu trung tâm đã đầu hàng, các chiến sĩ đạiđội 360 tiểu đoàn 130 đã bắt được tướng Đờ Cát, cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi
1.4 Kết quả
Trong Đông – Xuân năm 1953-1954, loại khỏi vòng chiến đấu 128.200 quân địch, thu19.000 súng, bắn rơi và phá hủy 162 máy bay, giải phóng nhiều vùng rộng lớn trong cả nước.Riêng tại mặt trận Điện Biên Phủ, loại khỏi vòng chiến đấu 16.200 địch, bắn rơi và phá hủy
62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí và đồ dùng quân sự
Thắng lợi của cuộc tiến công Đông – Xuân năm 1953-1954, và chiến dịch Điện Biên Phủ
đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava của Pháp,Pháp bị giáng đòn nặng nề không dám xâmlược Việt Nam lần nữa, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo cơ sở thực lực về quân sự,chính trị cho cuộc đấu tranh ngoại giao tại Hội nghị Giơnevơ, kết thúc cuộc kháng chiến
Là đỉnh cao của truyền thống bất khuất, ý chí quyết tâm “ thà hy sinh tất cả chứ khôngchịu khuất phục mất nước, không chiu làm nô lệ” của chủ nghĩa anh hùng cách mạng ViệtNam
Chiến thắng Điện Biên Phủ không phải là thắng lợi của nhân dân Việt Nam mà nó là thắnglợi của các dân tộc trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa Đế quốc, chủ nghĩa thực dân, cổ vũtinh thần đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa châu Á, châu Phi và Mỹ la tinh chốngchủ nghĩa thực dân Đế quốc
6
Trang 142 PHÂN TÍCH CHIẾN DỊCH
2.1 Lực lượng quân sự, tình hình chiến tranh
- Về phía địch: Với sự góp mặt của những chỉ huy đã từng tham chiến các cuộc chiến lớnmang tầm thế giới như thế chiến 2, Chiến dịch Ý, Chiến tranh Algeria bao gồm Chuẩn tướngChristian de Castries , Trung tá Jules Gauchert, trung tá Charles Pirot từng có kinh nghiệm vàtầm nhìn đã đưa quân Pháp lẫn Đồng minh tiến đến Điện Biên Phủ, không một chút khinhsuất đã đưa hơn 16 tiểu đoàn bộ binh, 7 đại đội bộ binh, pháo binh, 1 đại đội xe tăng, 1 phi độimáy bay Quân số 10.814 người, sau tăng viện 4.291 người Cao điểm lên tới khoảng 16.200người 3.000 PIM (culi) vận tải hậu cần, 30.000 quân nhân kỹ thuật chuyên vận hành lựclượng không quân Pháp đóng ở các sân bay quân sự tại vùng đồng bằng Bắc Bộ (như sân bayGia Lâm, sân bay Cát Bi, sân bay Đồ Sơn, ) Khoảng 420 máy bay các loại yểm trợ, thả tổngcộng 7.000 tấn hàng và 5.000 tấn bom Pháo binh bắn yểm trợ hơn 110.000 viên đạn pháo cỡ105mm trở lên 10 xe tăng và 37 phi công Mỹ
- Về phía Việt Nam: Về phía ta dưới sự lãnh đạo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đạitướng Hoàng Văn Thái, Và Thường vụ Ban Chấp hành Trung ương Đảng dưới sự chủ trì củaChủ tịch Hồ Chí Minh đã họp bàn nhiệm vụ quân sự Đông - Xuân 1953 – 1954 Qua phântích kỹ lưỡng Kế hoạch của địch và tình hình thực tiễn chiến trường cả nước và xác định chủtrương tác chiến Với lực lượng 10 trung đoàn bộ binh, 1 đại đoàn công binh và pháo binh.Quân số 53.800, sau tăng viện thêm khoảng 8.000 người 261.451 dân công vận tải hậu cần.Pháo binh bắn yểm trợ tổng cộng khoảng 17.500 viên đạn pháo cỡ 105mm
2.2 Chiến thuật và chiến lược của ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ
so sánh tương quan lực lượng địch, ta trên chiến trường, Đảng ta đã cân nhắc và rất khó khănmới đưa ra quyết định chuyển từ phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc,tiến chắc”, trong khi các lực lượng của chiến dịch đã cơ bản làm công tác chuẩn bị theophương châm “đánh nhanh, thắng nhanh” Vì sau khi xem xét kỹ, Đảng ta nhận thấy, phương
Trang 15các đơn vị chủ lực của ta tuy đã trang bị mạnh nhưng xét về tương quan lực lượng giữa ta vàđịch thì trong một thời gian ngắn khó có thể tiêu diệt lực lượng hơn chục tiểu đoàn địchphòng ngự ở 49 cứ điểm, có binh lực, hỏa lực mạnh hơn và hệ thống vật cản dày đặc của bênđịch
Thứ hai, địch phòng ngự thành tập đoàn cứ điểm có công sự trận địa vững chắc, khả năngphản kích, ứng cứu giải tỏa cho nhau rất thuận lợi trong khi bên ta tác chiến hiệp đồng giữa bộbinh và pháo binh ở quy mô lớn lần đầu tiên không tránh khỏi những thiếu sót rất dễ phải trảgiá rất đắt bằng xương máu của bộ đội ta Từ đó rút ra vấn đề đặt ra công tác hiệp đồng, bảođảm công sự trận địa, đạn dược, cơ động triển khai và phát triển xung phong đánh chiếm toàn
bộ tập đoàn cứ điểm là rất khó khăn
Thứ ba, hỏa lực trên không, mặt đất của địch rất mạnh, có thể khống chế cả ngày lẫn đêm,ngăn chặn, chế áp hỏa lực của ta từ xa; trong khi đó, ta chỉ quen tác chiến ban đêm, đánh gần
ở địa hình dễ ẩn náu Đặt ra vấn đề tập trung lực lượng, bảo đảm vật chất ở địa bàn hiểm trở
và liên tục chiến đấu trong thời gian ngắn, khó tránh khỏi thương vong, khó hoàn thành nhiệm
vụ Chính vì vậy, ngày 26-01-1954 Đảng ta đã quyết định chuyển từ phương châm “đánhnhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”, để có điều kiện tập trung ưu thế tuyệt đối vềbinh lực, hỏa lực trên từng hướng, trong từng trận đánh và một thời gian nhất định, bảo đảmchắc thắng cho từng đợt và toàn chiến dịch Bằng quyết định đó, ta đã cho địch hoàn toàn bấtngờ về cách đánh của ta Đây chính là nét đặc sắc về tư duy quân sự sáng tạo của Đảng tanhằm hạn chế mặt mạnh, khoét sâu chỗ yếu của địch, phát huy sức mạnh tổng hợp giànhthắng lợi chiến dịch
8