1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng thực hiện chương trình vệ sinh môi trường tại huyện nguyên bình tỉnh cao bằng và đề xuất giải pháp

120 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Hiện tại cấp nước và vệ sinh nông thôn vẫn còn những thách thức và tồn tại: vẫn còn hơn 30 triệu người dân nông thôn chưa được sử dụng nước đạt QCVN, hơn 16 triệu người dân nông thôn đan

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TẠI HUYỆN NGUYÊN BÌNH

TỈNH CAO BẰNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

Thái Nguyên - 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TẠI HUYỆN NGUYÊN BÌNH

TỈNH CAO BẰNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Chuyên ngành: Y tế công cộng Mã số: 62 72 76 01

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

Người hướng dẫn:

TS Hà Xuân Sơn

Thái Nguyên - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Hà Hải Vũ, học viên cao lớp chuyên khoa cấp II , Trường Đại học Y- Dược, Đại học Thái Nguyên, chuyên ngành Y tế công cộng, xin cam đoan:

1 Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Hà Xuân Sơn

2 Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam

3 Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này

Thái Nguyên, ngày 3 tháng 2 năm 2023

Học viên

Hà Hải Vũ

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc:

Tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo bộ phận sau đại học, các Thầy, Cô giáo Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng dạy và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc trung tâm y tế huyện Nguyên Bình; lãnh đạo Sở y tế Cao Bằng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, công tác, thu thập số liệu và hoàn thành luận văn này

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc TS Hà Xuân Sơn - người thầy đã trực tiếp giảng dạy, tận tình hướng dẫn, góp ý, sửa chữa giúp tôi hoàn thành luận văn

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các nhà khoa học trong Hội đồng bảo vệ đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để cho luận văn được hoàn thiện hơn

Xin cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè gần, xa đã luôn giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn

Với tình cảm thân thương nhất, tôi xin dành cho những người thương yêu trong toàn thể gia đình, nơi đã tạo điều kiện tốt nhất, là điểm tựa, nguồn động viên tinh thần giúp tôi thêm niềm tin và nghị lực trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này

Thái nguyên, năm 2023

Học viên

Hà Hải Vũ

Trang 5

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 TỔNG QUAN 3

1.1 Một số khái niệm 3

1.2 Thực trạng vệ sinh môi trường nông thôn 4

1.3 Tác động của ô nhiễm môi trường nông thôn 11

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng vệ sinh môi trường nông thôn 18Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37

2.1 Đối tượng nghiên cứu 37

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 37

2.3 Phương pháp nghiên cứu 37

2.4 Kỹ thuật thu thập thông tin và đánh giá một số biến số 40

2.5 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 41

2.6 Sai số và hạn chế sai số 42

2.7 Đạo đức trong nghiên cứu 42

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 43

3.1 Thực trạng thực hiện chương trình vệ sinh môi trường tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng 43

3.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng thực hiện chương trình vệ sinh môi trường và thực trạng vệ sinh môi trường 57

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3 1 Các hoạt động được triển khai theo nhiệm vụ 43

Bảng 3 2 Kết quả hoạt động giám sát chương trình vệ sinh môi trường 44

Bảng 3 3 Kết quả hoạt động kiểm tra chương trình vệ sinh môi trường 45

Bảng 3 4 Kết quả hoạt động tập huấn các nội dung vệ sinh môi trường 46

Bảng 3 5 Đánh giá công tác vệ sinh môi trường tại huyện Nguyên Bình 48

Bảng 3 6 Đánh giá thực trạng nguồn nước huyện Nguyên Bình 48

Bảng 3.7 Các loại nhà tiêu 50

Bảng 3 8 Tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh 51

Bảng 3 9 Vị trí chuồng trại 52

Bảng 3 10 Đặc điểm xử lý chất thải chăn nuôi 53

Bảng 3 11 Khoảng cách từ hố thu gom phân gia súc gia cầm tới khu vực nhà ở, nguồn nước 54

Bảng 3 12 Đặc điểm vệ sinh chuồng trại: thời gian vệ sinh chuồng trại 54

Bảng 3.13 Phân loại nguồn nước đang sử dụng 55

Bảng 3 14 Đặc điểm thu gom rác của các hộ gia đình 56

Bảng 3.15 Phân loại rác trước khi thu gom 56

Bảng 3.16 Khoảng cách từ vị trí thu gom rác thải đến nhà ở, nguồn nước 56

Bảng 3 17 Liên quan giữa giới, dân tộc, trình độ học vấn, điều kiện kinh tế, số người trong hộ gia đình với nguy cơ ô nhiễm nguồn nước 59

Bảng 3 18 Liên quan giữa giới, dân tộc, trình độ học vấn, điều kiện kinh tế, số người trong hộ gia đình với tình trạng vệ sinh nhà tiêu 61

Bảng 3 19 Liên quan giữa các nhóm tuổi với tình trạng vệ sinh nhà tiêu 62

Bảng 3 20 Liên quan giữa các nhóm tuổi với nguy cơ ô nhiễm nguồn nước 63 Bảng 3 21 Liên quan giữa phương tiện truyền thông và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước 63

Trang 8

Bảng 3 22 Liên quan giữa phương tiện truyền thông và tình trạng vệ sinh nhà tiêu 64

Trang 9

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HỘP

Biểu đồ 3 1 Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu 50

Biểu đồ 3 2 Khoảng cách từ nhà tiêu đến khu vực nhà ở, nguồn nước 51

Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ hộ gia đình có chăn nuôi 52

Biểu đồ 3 4 Đánh giá nguy cơ ô nhiễm nguồn nước 55

Hộp 3 1 Kết quả phỏng vấn sâu cán bộ làm công tác vệ sinh môi trường tại trung tâm y tế huyện 44

Hộp 3 2 Kết quả phỏng vấn sâu cán bộ làm công tác vệ sinh môi trường tại trung tâm y tế huyện về công tác giám sát 46

Hộp 3 3 Kết quả phỏng vấn sâu cán bộ làm công tác vệ sinh môi trường tại trung tâm y tế huyện về công tác giám sát 47

Hộp 3 4 Kết quả phỏng vấn sâu cán bộ làm công tác vệ sinh môi trường tuyến xã về công tác đánh giá nguồn nước hợp vệ sinh 49

Hộp 3 5 Kết quả phỏng vấn sâu cán bộ làm công tác vệ sinh môi trường tại trung tâm y tế huyện 57

Hộp 3 6 Kết quả phỏng vấn sâu cán bộ làm công tác vệ sinh môi trường tuyến huyện, xã, y tế thôn bản về công tác đánh giá nguồn nước hợp vệ sinh 58

Hộp 3 7 Kết quả phỏng vấn sâu người y tế thôn bản về các yếu tố liên quan, ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường 64

Hộp 3 8 Kết quả phỏng vấn sâu về đề xuất các giải pháp nâng cao kết quả chương trình vệ sinh môi trường 65

Trang 10

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tình trạng vệ sinh môi trường (VSMT) kém là nguyên nhân gây ra những hậu quả nặng nề về sức khỏe đối với người dân Vệ sinh môi trường là một vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn ở nhiều nước trên thế giới [48] Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng việc tiếp cận bền vững với nguồn nước sạch sẵn có, các công trình vệ sinh đầy đủ và vệ sinh cá nhân tốt là ba yếu tố chính góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng ở khu vực nông thôn ; là những biện pháp chính để hạn chế các bệnh lây truyền qua đường nước; Những tiện nghi cơ bản này rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển kinh tế xã hội bền vững [49]

Việc thiếu khả năng tiếp cận với nước sạch và vệ sinh cùng với các thực hành vệ sinh kém góp phần làm tăng cao tỷ lệ tiêu chảy, viêm phổi và nhiễm ký sinh trùng [44] Hiện tại cấp nước và vệ sinh nông thôn vẫn còn những thách thức và tồn tại: vẫn còn hơn 30 triệu người dân nông thôn chưa được sử dụng nước đạt QCVN, hơn 16 triệu người dân nông thôn đang sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh hoặc đang phóng uế bừa bãi, hơn 5 triệu học sinh phổ thông chưa được sử dụng công trình nước sạch và nhà vệ sinh trong trường học; đặc biệt ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều người dân tộc thiểu số, vùng khan hiếm nước, điều kiện được sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường an toàn còn gặp nhiều khó khăn [38] Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Liên Hương (2016) nhằm tìm hiểu thực trạng sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh trong cộng đồng dân cư được thực hiện trên cỡ mẫu 1.240 hộ gia đình tại một nhóm xã được hưởng và một nhóm xã không được hưởng can thiệp CLTS tại 5 tỉnh Điện Biên, Kon Tum, Ninh Thuận, An Giang, Đồng Tháp năm 2015 Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có 28,5% số hộ gia đình tham gia nghiên cứu được tiếp cận với nhà tiêu hợp vệ sinh; 40,8% có nhà tiêu nhưng không hợp vệ sinh và 30,7% không có nhà tiêu [19] Việc sử dụng nước ô nhiễm, quản lý và xử lý phân không hợp vệ sinh (HVS) chính là lý do

Trang 11

làm cho tỷ lệ dân cư nông thôn mắc các bệnh lây theo đường phân - nước - miệng cao, làm cho chi phí khám chữa các bệnh này lên tới hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến không chỉ sức khoẻ của nhân dân mà

còn có tác động tiêu cực đến sự phát triển bền vững của kinh tế - xã hội Để

giảm thiểu gánh nặng bệnh tật và làm trong sạch môi trường, sự tích cực trong thu gom, xử lý đúng kỹ thuật các chất thải nói chung và quản lý, xử lý phân người nói riêng là một mắt xích quan trọng ngăn chặn sự lây lan của nhiều mầm bệnh

Nguyên Bình là một huyện nằm ở phía tây của tỉnh Cao Bằng, gần 80% dân cư sống ở nông thôn, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, thu nhập bình quân đầu người thấp, còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu, nhiều thói quen vệ sinh môi trường còn thấp kém, rất cần được cải thiện Với mong muốn mô tả một bức tranh thực tế về việc thực hiện chương trình vệ sinh môi trường của vùng nông thôn ở huyện Nguyên Bình để các cấp, các ngành ở địa phương có thể làm căn cứ xây dựng kế hoạch cải thiện, chúng tôi thực hiện

nghiên cứu “Thực trạng thực hiện chương trình vệ sinh môi trường tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng và đề xuất giải pháp" với các mục tiêu

Trang 12

Môi trường là tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người có ảnh hưởng tới con người và tác động qua lại với các hoạt động sống của con người và các sinh vật như: không khí, nước, đất, sinh vật, xã hội loài người [13], [33] , [14]

Nhà tiêu hợp vệ sinh là nhà tiêu bảo đảm cô lập được phân người, ngăn

không cho phân chưa được xử lý tiếp xúc với động vật, côn trùng Có khả năng tiêu diệt được các mầm bệnh có trong phân, không gây mùi khó chịu và

làm ô nhiễm môi trường xung quanh [5]

Nước ăn uống là nước dùng cho các mục đích ăn uống, chế biến thực

phẩm do các cơ sở cung cấp nước cung cấp, bảo đảm chất lượng theo các quy

chuẩn kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành [7]

Nước sinh hoạt là nước sử dụng cho các mục đích sinh hoạt thông thường,

không sử dụng để ăn uống trực tiếp hoặc dùng cho chế biến thực phẩm do các cơ sở cung cấp nước cung cấp, bảo đảm chất lượng theo các quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành [7]

Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí hoặc ở dạng khác được thải ra từ

hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác [30]

Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt, sau đây viết tắt là

CTRSH) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người [2]

Trang 13

Giai đoạn 2006-2010: Nguồn lực đầu tư cho cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn có sự tăng trưởng đáng kể, bởi bên cạnh nguồn ngân sách nhà nước tăng 10%/năm còn có sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế…

Giai đoạn 2011-2019: Đây là giai đoạn cấp nước nông thôn đã trải qua hơn hai thập kỷ nên những xu hướng cấp nước theo kiểu tự phát hộ gia đình được chuyển nhanh sang nhu cầu sử dụng nước sạch đạt QCVN từ công trình cấp nước tập trung Đồng thời hình thành những công trình cấp nước tập trung theo quy mô lớn (có công suất >1.000m3/ngày.đêm) và công nghệ xử lý nước hiện đại, đảm bảo quy trình cung cấp nước đạt QCVN Sự thay đổi lớn này đã thúc đẩy nhu cầu sử dụng nước sạch trong cộng đồng và mức độ tiêu thụ nước sạch từ công trình cấp nước tập trung nông thôn tăng nhanh đáng kể Cung cấp nước sinh hoạt nông thôn được coi là một loại dịch vụ hàng hóa vừa đảm bảo về số lượng cấp nước (cấp nước liên tục) vừa đảm bảo về chất lượng nước cấp (chất lượng nước sạch đạt QCVN) [38]

Theo Chương trình Giám sát chung năm 2015, có tới 27% người dân nông thôn tại các khu vực Miền núi phía Bắc, Tây Nguyên không được tiếp cận nước sạch an toàn Thiếu tiếp cận các dịch vụ cơ bản và hành vi vệ sinh nghèo nàn dẫn tới tỷ lệ mắc tiêu chảy và nhiễm giun sán cao - nguyên nhân

Trang 14

Việc thực hiện hành vi rửa tay với xà phòng của người dân vào các thời điểm quan trọng như trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh còn thấp và chưa duy trì được thành thói quen thường xuyên Tỷ lệ rửa tay với xà phòng của người dân trước khi ăn là 54%, rửa tay với xà phòng sau khi đi đại tiện là 63,8% và rửa tay với xà phòng sau khi đi tiểu tiện là 11,8% [8]

Kết quả kiểm tra 1.371 cơ sở cấp nước trên 1.000m3/ngày đêm và 1.270 trạm cấp nước có công suất <1000m3/ngày đêm: Tỷ lệ các nhà máy đạt vệ sinh chung lần lượt là 81% và 79%; Tỷ lệ đạt chỉ tiêu lý hóa là 80% và 79.3%, tỷ lệ đạt chỉ tiêu vi sinh lần lượt là 92% và 84% Một số chỉ tiêu không đạt thường gặp như: Nhiễm vi sinh (chỉ tiêu E Coli, coliform) và chất hữu cơ (chỉ tiêu permanganate cao) liên quan đến ngập lụt như ở một số tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long; Chỉ tiêu Clo dư thấp hơn tiêu chuẩn cho phép do quy trình xử lý chưa đảm bảo các biện pháp duy trì hàm lượng Clo dư trong mạng lưới phân phối hoặc do đường ống bị rò rỉ Chỉ tiêu Nitrit, Nitrat cao hơn tiêu chuẩn cho phép có thể do chất lượng nguồn nước khai thác bị ô nhiễm hoặc quy trình xử lý nước không đảm bảo hay do mạng lưới bể chứa, đường ống rò rỉ Ngoài ra có một số chỉ tiêu cao hơn tiêu chuẩn cho phép như độ cứng, mangan, sắt ở các mức độ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe [38]

Hiện tại cấp nước và vệ sinh nông thôn vẫn còn những thách thức và tồn tại: vẫn còn hơn 30 triệu người dân nông thôn chưa được sử dụng nước đạt QCVN, hơn 16 triệu người dân nông thôn đang sử dụng nhà tiêu không

Trang 15

hợp vệ sinh hoặc đang phóng uế bừa bãi, hơn 5 triệu học sinh phổ thông chưa được sử dụng công trình nước sạch và nhà vệ sinh trong trường học; đặc biệt ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều người dân tộc thiểu số, vùng khan hiếm nước, điều kiện được sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường an toàn còn gặp nhiều khó khăn [38]

Tiếp cận bền vững với đủ nước uống an toàn, loại bỏ phân và vệ sinh cá nhân hợp vệ sinh là ba yếu tố chính góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng ở khu vực nông thôn Chất lượng và độ tin cậy của dịch vụ cấp nước đóng vai trò quan trọng đối với việc cải thiện sức khỏe của người dân Lý tưởng nhất là cả cộng đồng phải được phục vụ một cách hiệu quả và hiệu quả Tuy nhiên, dịch vụ cấp nước ở khu vực nông thôn thường có phạm vi bao phủ hạn chế hoặc tính liên tục không đáng tin cậy Điều này buộc mọi người phải sử dụng đến các nguồn nước khác hoặc tích trữ nước trong hộ gia đình để trang trải các nhu cầu cơ bản của họ Cả hai biện pháp này đều có thể làm suy giảm chất lượng nước và hậu quả là người tiêu dùng tiếp xúc với các mầm bệnh truyền qua nước

1.2.2 Nhà tiêu

Trong những năm vừa qua, việc thực hiện các Chương trình Mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã mang lại hiệu quả đáng kể, góp phần cải thiện đời sống của người dân Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh (HVS) đã tăng lên gần 24,2% trong vòng 10 năm (2006: 59,1% và 2017: 83,3%) Đến hết năm 2016, tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu HVS trong toàn quốc khoảng 83,3%, trong đó tỷ lệ hộ gia đình thành thị có nhà tiêu hợp vệ sinh 96,2%, và tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu HVS đạt 77% Tuy nhiên, tỷ lệ nhà tiêu HVS phân bố không đồng đều giữa các vùng sinh thái Khu vực Đồng bằng sông Hồng 97,8%, Đông Nam Bộ 97,1%, tiếp theo là các tỉnh Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung 84%, các tỉnh Trung du và Miền núi phía Bắc 67,6%, Đồng

Trang 16

Tính đến năm 2019, 75% số hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh Các công trình nhà tiêu hộ gia đình đã được hỗ trợ đầu tư xây dựng, kết hợp tuyên truyền vận động nhân dân tự đầu tư xây dựng và nâng cấp sửa chữa các công trình nhà tiêu hợp vệ sinh góp phần cải thiện môi trường tại các vùng nông thôn [38]

1.2.3 Xử lý rác thải, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi

Cùng với sự gia tăng dân số, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, CTRSH đang gia tăng cả về khối lượng và chủng loại Ở Việt Nam, công tác quản lý CTRSH còn nhiều bất cập như tỷ lệ thu gom CTRSH nông thôn còn chưa cao; CTRSH chưa được phân loại tại nguồn; tỷ lệ tái chế còn thấp; phương thức xử lý chủ yếu là chôn lấp không hợp vệ sinh… Những bất cập này đã trở thành vấn đề nổi cộm, bức xúc ở nhiều địa phương thời gian qua [3]

Tại khu vực nông thôn, chất thải rắn sinh hoạt trong cả nước khoảng 31.500 tấn/ngày Tỷ lệ thu gom trung bình chỉ đạt 40-50% Tại các thị trấn, thị tứ, các vùng ven đô tỷ lệ thu gom vận chuyển đạt khoảng 60-80% [8]

CTRSH của Việt Nam có đặc trưng là độ ẩm cao (dao động trong khoảng 65 - 95%), độ tro khoảng 25 - 30% (khối lượng khô), tổng hàm lượng chất rắn

Trang 17

bay hơi (TVS - Total Volatile Solid) dao động trong khoảng 70 - 75% (khối lượng khô), nhiệt lượng thấp (dao động trong khoảng 900 - 1.100 Kcal/kg khối lượng ướt) Thành phần chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học (thực phẩm thải) trong CTRSH của hộ gia đình chiếm tỷ lệ cao hơn các thành phần khác và thành phần này đang thay đổi theo chiều hướng giảm dần Từ năm 1995, thành phần chất thải thực phẩm chiếm tỷ lệ rất cao (80 - 96%) nhưng đến năm 2017 thành phần này giảm xuống còn khoảng 50 - 70%; điều này thể hiện sự thay đổi lối sống của cư dân đô thị là nhanh và tiện lợi (Nguyễn Trung Việt, 2012; CENTEMA, 2017)

Thành phần giấy và kim loại trong CTRSH thay đổi tùy thuộc vào nguồn phát sinh và có xu hướng tăng dần Nhiều thành phần khó xử lý và khó tái chế như vải, da, cao su có tỉ lệ thấp, tuy nhiên các thành phần này đang có chiều hướng tăng qua các năm

Ngoài ra sự gia tăng chất thải nhựa trong thành phần CTRSH là một trong những vấn nạn đối với xử lý CTRSH của Việt Nam [3]

CTRSH nông thôn phát sinh từ các hộ gia đình, chợ, nhà kho, trường học, bệnh viện, cơ quan hành chính CTRSH nông thôn chủ yếu bao gồm thành phân loại tại nguồn; vì vậy, tỷ lệ thu hồi chất thải có khả năng tái chế và tái sử dụng như giấy vụn, kim loại, nhựa còn thấp và chủ yếu là tự phát.Theo số liệu thống kê, khối lượng phát sinh CTRSH nông thôn hiện nay là 28.394 tấn/ngày (tương đương 10.363.868 tấn/năm) Vùng ĐBSH có lượng phát sinh CTRSH nông thôn lớn nhất với 2.784.494 tấn/ năm (chiếm 27%); tiếp đến là vùng Bắc Trung Bộ và DHMT với 2.690.517 tấn/năm (chiếm 26%); vùng ĐBSCL phát sinh 2.135.925 tấn/năm (chiếm 21%); vùng Tây Nguyên có lượng phát sinh nhỏ nhất, chỉ 526.586 tấn/năm (chiếm 5%) [3]

Trang 18

Khối lƣợng phát sinh (tấn/năm)

Qua kết quả điều tra nghiên cứu “Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn nông thôn và đề xuất khung chính sách quản lí cho giai đoạn 2020 - 2030, dưới góc độ của Khoa học xã hội và nhân văn” của nhóm các nhà khoa học do Tiến sĩ Trần Ngọc Ngoạn, Viện trưởng Viện Địa lý nhân văn - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam làm Chủ nhiệm cho thấy: Rác thải là các loại chất thải phế liệu sau khi sử dụng thải ra môi trường, trong đó chất thải rắn là các chất thải tồn tại ở dạng rắn, chúng được phân loại theo nguồn gốc phát sinh,

Trang 19

Vệ sinh chuồng trại chăn nuôi được quan tâm, tuyên truyền vận động người dân tự đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp

Chất thải chăn nuôi có những tác động đến môi trường đất, nước, không khí:

+ Chất thải trong chăn nuôi ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp (qua đất) đến chất lượng của nguồn nước (nước bề mặt và nước ngầm)

+ Chất thải trong chăn nuôi cũng là nguồn cung cấp một số lượng ớn về thành phần loài vốn không tồn tại thường xuyên trong đất (thường là các vi sinh vật gay bệnh và các nguyên tố kim loại nặng)

+ Chăn nuôi có tác động đến môi trường không khí như bụi do thức ăn, từ vật nuôi và hệ thống chường trại Việc thiết kế chuồng trại không hợp lý cũng như các biện pháp thu gom, xử lý và tái chế chất thải không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật sẽ làm thay đổi thành phần hóa học của không khí nói chung….[29]

Đến năm 2019 có 51,2% số trang trại có kế hoạch bảo vệ môi trường, 7,8% số trang trại được chứng nhận an toàn dịch bệnh, 2,2% số trang trại

Trang 20

được chứng nhận an toàn sinh học, 21,3% số trang trại được chứng nhận VietGAP và các hình thức khác và vẫn còn 3,2% số trang trại chưa áp dụng bất kỳ biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi

Đối với quy mô hộ gia đình: 53% trong khoảng 8,2 triệu hộ chăn nuôi áp dụng một trong các biện pháp xử lý chất thải và vẫn còn 47% số hộ chăn nuôi chưa áp dụng bất kỳ biện pháp xử lý chất thải

Công trình khí sinh học chủ yếu được áp dụng trong chăn nuôi lợn, quy mô hộ gia đình [38]

1.3 Tác động của ô nhiễm môi trường nông thôn

Vấn đề ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất, CTR… tại khu vực nông thôn đã và đang gây ra những tác động xấu, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe người dân, đời sống sinh vật, gây thiệt hại về KT-XH và làm gia tăng những xung đột môi trường

1.3.1 Ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt

Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của người

dân, làm xáo trộn cuộc sống thường ngày, gia tăng gánh nặng chi phí Hiện

nay, phần lớn người dân khu vực nông thôn đều sử dụng nguồn nước ngầm và nước sông để phục vụ sinh hoạt Khi nguồn nước này bị ô nhiễm, suy giảm hay cạn kiệt, cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người dân cũng bị ảnh hưởng Tại những khu vực có nguồn nước bị ô nhiễm, để có nước sử dụng, nhiều hộ dân phải đầu tư xây dựng bể lọc hay mua các thiết bị lọc nước Hay tại những khu vực bị thiếu nước, nhiều hộ gia đình phải đi xa nhiều km để chở nước sạch, nhiều hộ dân phải mua từng thùng nước để sinh hoạt Chi phí cho cuộc sống do vậy cũng gia tăng, khiến cho đời sống người dân thêm phần khó khăn Chính việc không đủ nước cho sinh hoạt, nhiều nơi người dân vẫn phải dùng nguồn nước bị ô nhiễm, gây ra các bệnh ngoài da, mẩn ngứa… ảnh

hưởng không nhỏ đến sức khỏe

Trang 21

Ô nhiễm không khí cũng tác động trực tiếp đến sinh hoạt thường ngày của người dân Tại không ít vùng nông thôn, mùi hôi thối phát sinh do nước thải, chất thải từ các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm; bụi bẩn và tiếng ồn từ các cơ sở sản xuất… len lỏi khắp các đường làng, ngõ xóm, khiến cuộc sống sinh hoạt của người dân bị đảo lộn [4]

1.3.2 Ảnh hưởng đến sức khỏe người dân

* Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe người dân

Người dân sống ở khu vực nông thôn đang phải đối mặt với các mối đe dọa sức khỏe gây ra bởi nguồn ô nhiễm không khí trong nhà do thói quen sử dụng nhiên liệu như than, củi trong đun nấu, sưởi ấm và ô nhiễm ngoài trời do việc phát sinh các nguồn ô nhiễm từ chính khu vực nông thôn và các vùng lân cận Hiện nay, nhiều hộ gia đình kinh tế khó khăn, đặc biệt là ở vùng nông thôn, vẫn chọn than là nguyên liệu để đun nấu thay vì gas hay dầu nhằm giảm chi phí sinh hoạt Theo Số liệu Thống kê môi trường Việt Nam 2013, giá trị than tiêu thụ của các hộ gia đình trong năm cho tiêu dùng và sản xuất tại khu vực nông thôn năm 2012 là khoảng 4,1 tỷ đồng, chiếm 6,8% giá trị tiêu thụ của các hộ gia đình trong cả nước (TCTK 2014) Mặc dù đã có nhiều tài liệu cảnh báo về tác hại của việc sử dụng than tổ ong đối với sức khỏe do việc phát thải khí độc hại nhưng đến nay vẫn chưa có quy định cấm sử dụng loại than này Đó là nguyên nhân chính khiến bếp than tổ ong vẫn tồn tại dù hiểm họa từ loại bếp này đã được cảnh báo Ô nhiễm không khí phát sinh từ các cơ sở sản xuất công nghiệp và làng nghề làm gia tăng tỷ lệ người mắc bệnh tại khu vực nông thôn, đặc biệt là trẻ em Một nghiên cứu tiến hành tại làng nghề dệt vải, với 142 hộ gia đình và 131 trẻ em tuổi từ 6-17 đã cho thấy nồng độ bụi bông và tiếng ồn lớn đã ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em Tại các hộ gia đình có xưởng dệt từ 3-12 máy, nồng độ bụi bông từ 1,12-1,91 mg/m3, cao hơn QCVN 1,1- 1,9 lần Trẻ em sống tại các gia đình làm nghề dệt đã có một số ảnh hưởng của bụi bông như đau họng (22,9%), ngạt mũi (19,1%), thở khò

Trang 22

khè (15,5%), ho kéo dài (9,9%), ngứa mắt (7,6%), mẩn ngứa, dị ứng mề đay (2,3-7,6%) Có 65,9% trẻ em có nhịp mạch cao hơn so với tiêu chuẩn theo lứa tuổi và 17,6% trẻ có huyết áp tối đa cao hơn tiêu chuẩn theo lứa tuổi Trẻ em tại đây cũng đã có những biểu hiện của ảnh hưởng tiếng ồn như ù tai (22,9%), đau tai (12,2%), nghe kém (9,2%) Tại các làng nghề tái chế kim loại, ô nhiễm không khí do sự phát thải khí độc, nguồn nhiệt cao và bụi kim loại từ các lò đúc, nấu kim loại… trong quá trình sản xuất đã gây ra các bệnh phổ biến như bệnh hô hấp, bụi phổi và bệnh về thần kinh Các bệnh có tỷ lệ mắc cao là bệnh phổi thông thường, bệnh tiêu hoá, bệnh về mắt, bệnh phụ khoa, lao phổi (0,4-0,6%) và ung thư phổi (0,35- 1%) Nghiên cứu tại làng nghề tái chế kim loại Châu Khê (Bắc Ninh) cho thấy, tỷ lệ người mắc các bệnh liên quan đến ô nhiễm rất cao Trên 60% dân cư trong vùng có các triệu chứng bệnh liên quan đến thần kinh, hô hấp, bệnh ngoài da, điếc Một điểm đáng lưu ý là tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm người tham gia sản xuất và không tham gia sản xuất là tương đương Nguyên nhân xuất phát từ đặc tính sản xuất của làng nghề là sản xuất tại gia đình, nơi tất cả các thành viên cùng ăn ở, sinh hoạt Do vậy, không có sự khác biệt về mức độ tác động của ô nhiễm không khí gây ra trong quá trình sản xuất đối với nhóm người tham gia sản xuất và nhóm người không tham gia sản xuất (người già, trẻ em)

Ô nhiễm không khí từ các khu vực sản xuất thủ công nghiệp, làng nghề…không chỉ ảnh hưởng đến người lao động mà còn ảnh hưởng tới cộng đồng dân cư sống ở các khu vực xung quanh Khảo sát các triệu chứng xuất hiện ở các hộ gia đình sống xung quanh cơ sở sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ dừa tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre cho thấy, có 29% số hộ gia đình được khảo sát có thành viên có biểu hiện đau đầu do tiếng ồn; 9% số hộ có biểu hiện khó thở, tức ngực do hít phải mùi khó chịu phát sinh trong quá trình sản xuất và 24% số hộ có người có biểu hiện thường xuyên ho hoặc hắt hơi Về tình hình bệnh tật của người dân sống gần khu vực cơ sở sản xuất, có

Trang 23

23,18% số hộ mắc bệnh về tai - mũi - họng; 16,82% số hộ mắc các bệnh về đường hô hấp; 10,91% bị mắc các bệnh ngoài da và 8,18% mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, ô nhiễm tiếng ồn dẫn đầu danh sách các dạng ô nhiễm không khí có hại cho sức khỏe con người Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, việc thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn, rung, bụi từ các loại máy móc thô sơ đã và đang gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe người dân như nguy cơ tăng huyết áp, rối loạn giấc ngủ, đau đầu, những trục trặc về tim và thậm chí là những vấn đề về sức khỏe tâm thần và hành vi

* Ảnh hưởng của ô nhiễm nguồn nước đến sức khỏe người dân

Tại các vùng nông thôn, do điều kiện kinh tế thấp, nhiều hộ gia đình vẫn sử dụng nước sông, ao hồ, kênh rạch để phục vụ sinh hoạt hàng ngày Kết quả điều tra VSMT nông thôn của Bộ Y tế năm 2007 cho thấy, cơ cấu nguồn nước ăn uống, sinh hoạt chính ở các hộ gia đình vùng nông thôn như sau: 33,1% giếng khoan, 31,2% giếng khơi, 1,8% nước mưa, 11,7% nước máy, 7,5% nước suối đầu nguồn, 11% nước sông ao hồ và 3,7% nguồn nước khác Có 11,6% đối tượng được phỏng vấn vẫn thường xuyên uống nước lã Thói quen uống nước lã sẽ đưa đến những hậu quả nghiêm trọng cho sức khoẻ cộng đồng do mắc phải những bệnh dịch lan truyền theo nước Theo Báo cáo đánh giá về nước sạch và vệ sinh ở Việt Nam năm 2011 của WHO, Unicef và Bộ Y tế, khoảng 90% dân cư Việt Nam, đặc biệt vùng nông thôn, bị nhiễm các loại giun, sán đường tiêu hóa Thói quen sử dụng cầu tiêu ao cá và nguồn nước trực tiếp không qua đun chín nấu sôi của người dân cũng mang lại những tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe Số liệu điều tra cho thấy, khoảng 60% người dân nông thôn vùng ĐBSCL sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh; 4 triệu người có hành vi phóng uế trực tiếp ra môi trường Đây chính là nguyên nhân khiến dịch tay chân miệng tái đi tái lại trong vùng, dịch tiêu

Trang 24

Nguồn nước bị nhiễm ký sinh trùng do việc quản lý không tốt các loại chất thải, phân gia súc, gia cầm; bị nhiễm độc do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đều là những tác nhân làm tăng tỷ lệ mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh ngoài da, bệnh phụ khoa…

Bảng 1 2 Các chỉ tiêu cơ bản về sức khỏe liên quan đến nước và vệ sinh ở Việt Nam

Tỷ lệ trẻ em tử vong trước 1 tuổi/1000 trẻ em sinh 24 DALYs* do các bệnh liên quan đến nước và vệ sinh(năm) 765.738 Tỷ lệ % DALYs* do các bệnh liên quan đến nước trong tổng

DALYs*

6%

Số tử vong do các bệnh liên quan đến nước và vệ sinh/năm 14.531 Tỷ lệ chết do các bệnh liên quan đến nước và vệ sinh 3%

Trang 25

Thiếu khả năng tiếp cận với nguồn nước và vệ sinh môi trường đã cải thiện cùng với thực hành vệ sinh kém dẫn tới làm tăng cao tỷ lệ tiêu chảy, viêm phổi và nhiễm ký sinh trùng; do đó ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế do giảm thiểu năng suất lao động và sụt giảm GDP Tiêu chảy và viêm phổi gây tử vong trẻ em dưới 5 tuổi với tỷ lệ tương ứng là 10% và 12% Một phần ba số trẻ em tử vong ở Việt Nam có nguyên nhân do suy dinh dưỡng, điều này liên quan chặt chẽ đến tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy, nhiễm giun đũa Một thách thức lớn tại Việt Nam là có hơn 1/4 trẻ em dưới năm tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi, có nguyên nhân xuất phát từ bệnh tiêu chảy, nhiễm giun đũa, bệnh lý đường ruột có liên quan tới yếu tố môi trường, cộng thêm thói quen nuôi dưỡng kém Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi vẫn còn cao ở nhóm trẻ em dân tộc thiểu số 9, với mức trên 30% Sự hạn chế về phát triển chiều cao này là không thể đảo ngược được trong suốt cuộc đời của một đứa trẻ và ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển nhận thức của các em; do đó ảnh hưởng lớn tới khả năng học tập, phát triển kỹ năng và năng suất lao động sau này [44]

Các bệnh liên quan đến nguồn nước và vệ sinh giảm chậm và vẫn là một vấn đề đáng lo ngại Năm 1990, tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy là 300 ca/100.000 dân, đến năm 2009 vẫn còn là 258 ca/100.000 dân 2 với mức độ bùng phát trên diện rộng tại 16 tỉnh thành trên cả nước Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có hơn 20.000 người Việt Nam chết mỗi năm do tình trạng thiếu nước sạch và vệ sinh môi trường Các bệnh liên quan tới nguồn nước bị ô nhiễm hoá chất cũng là một vấn đề đáng quan ngại Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện có tới 21% dân số sử dụng nguồn nước có nồng độ Asen cao hơn giới hạn cho phép Nghiên cứu của Viện Y học Lao động và Vệ sinh Môi trường cho thấy tại những gia đình sử dụng nguồn nước bị nhiễm Asen từ 3 năm trở lên, có 4,6% số người bị rối loạn sắc tố da, 32% bị rối loạn tim mạch, 32% có các biểu hiện bệnh lý thai sản; và 4% xuất hiện khối u [38]

* Ảnh hưởng của ô nhiễm đất, chất thải rắn đến sức khỏe người dân

Trang 26

Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đất đến sức khỏe con người thể hiện rõ nhất ở sự tích tụ dư lượng thuốc BVTV, phân bón trong môi trường đất Việc sử dụng không đúng cách hoặc quá nhiều các loại phân bón, thuốc BVTV khiến cho cây trồng không hấp thụ hết gây nên tình trạng tồn dư phân bón, thuốc BVTV trong đất, từ đó tích lũy vào nông sản thực phẩm, gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm và những tác động lâu dài, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người

Lượng phân bón hóa học từ môi trường đất tích lũy trong các nông sản, nhất là các loại rau quả tươi có hàm lượng Nitrat dư thừa có thể dẫn đến bệnh hiểm nghèo là hội chứng trẻ xanh (Methaemoglobinamia-tắc nghẽn vận chuyển ôxy trong cơ thể trẻ em), kìm hãm sự phát triển của trẻ dưới 1 tuổi, làm trẻ xanh xao, gầy yếu và ung thư dạ dày, vòm họng ở người lớn

Phân hữu cơ chưa được ủ và xử lý đúng kỹ thuật khi sử dụng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp là tác nhân gây hại cho môi trường đất do trong phân chứa nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng như giun sán, trứng giun, sâu bọ, vi trùng và các mầm bệnh khác Các loại vi khuẩn và ký sinh trùng này sẽ tiếp tục sinh sôi nảy nở trong đất, bám vào các cây trồng nông nghiệp và truyền vào cơ thể người, động vật, gây ra một số bệnh truyền nhiễm, bệnh đường ruột ở hầu hết người dân vùng nông thôn, đặc biệt là trẻ em

Hiện nay, một số vùng của Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng của các chất độc hóa học được sử dụng trong chiến tranh còn tồn lưu trong đất Kết quả là 34% diện tích đất trồng trọt và 44% diện tích rừng bị ảnh hưởng nghiêm trọng Các chất độc hóa học thông qua chuỗi thức ăn (tích lũy trong nguồn nước dưới đất, thực vật, thủy sản) đi vào cơ thể con người và gây ra các bệnh về tim mạch, thần kinh, xương khớp, hô hấp, ung thư

Các loại chất thải rắn độc hại như vỏ thuốc bảo vệ thực vật phát sinh từ hoạt động trồng trọt do người dân sau khi sử dụng vứt bỏ bừa bãi tại đồng ruộng; phế thải và chất thải từ hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm và sinh

Trang 27

hoạt… nếu không được thu gom, xử lý bảo đảm kỹ thuật và vệ sinh môi trường sẽ trở thành hiểm họa cho môi trường đất, nước, không khí gây ảnh hưởng tới sức khỏe người dân, làm gia tăng các bệnh về mắt, hô hấp, các bệnh ngoài da, thậm chí cả bệnh ung thư

Chất thải nông nghiệp, đặc biệt chất thải chăn nuôi đang là một trong những vấn đề bức xúc của người nông dân Có những vùng, chất thải chăn nuôi đã gây ô nhiễm cả không khí, nguồn nước, đất và tác động xấu đến sức khoẻ người dân ở nông thôn Trong một điều tra tại tỉnh Thái Nguyên đối với 113 hộ gia đình chăn nuôi từ 20 con lợn trở lên đã cho thấy gần 50% các hộ có nhà ở gần chuồng lợn từ 5-10m và giếng nước gần chuồng lợn thì tỷ lệ nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc và số trứng giun trung bình của người chăn nuôi cao gần gấp hai lần tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột của người không chăn nuôi; và có sự tương quan thuận chiều giữa tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột với ký sinh trùng trong đất ở các hộ chăn nuôi (Đại học Y khoa Thái Nguyên, 2008)

Một nghiên cứu tại Lạng Sơn đã điều tra hai xã chịu ảnh hưởng của bãi rác thải là xã Quảng Lạc và xã Hoàng Đồng (nhóm nghiên cứu) và hai xã không chịu ảnh hưởng của bãi rác là xã Hợp Thịnh và xã Mai Pha (nhóm đối chứng), nhận thấy nhóm nghiên cứu có tỷ lệ người ốm trong hai tuần cao hơn nhóm đối chứng (10,2% và 6,7%) Triệu chứng các bệnh da liễu, viêm phế quản, đau xương khớp của nhóm nghiên cứu có tỷ lệ cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng vệ sinh môi trường nông thôn

1.4.1 Kinh tế hộ gia đình

Kinh tế hộ gia đình là một trong các yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến thực hiện công tác vệ sinh môi trường tại các hộ gia đình Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Mậu Thái và cộng sự đã nhận định các địa phương trong những năm qua chỉ tập trung đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển

Trang 28

sản xuất nên nguồn lực đầu tư cho công tác môi trường chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế [32] Một số nơi kinh tế hộ gia đình còn kém, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao nên việc thực hiện các tiêu chí vệ sinh môi trường sẽ gặp trở ngại

1.4.2 Kiến thức, thực hành của người dân

Nhận thức của người dân sẽ quyết định đến chất lượng môi trường sống của chính họ cũng như của cộng đồng thông qua các hoạt động cụ thể của họ khi sử dụng các chất hóa học, thuốc trừ sâu trong trồng trọt, sử dụng túi nilon và thu gom, để rác đúng nơi quy định Đa số các hộ điều tra nhận thức được rằng môi trường sống của họ đang bị ô nhiễm, đặc biệt là nước và không khí ở các làng nghề Rác thải sinh hoạt của hộ điều tra chưa được phân loại để tái sử dụng, đặc biệt là việc sử dụng nilon để đựng rác thải làm tăng mức độ ô nhiễm ở địa phương Tỷ lệ không nhỏ các hộ được điều tra (22%) vẫn xả rác ra hệ thống sông, kênh mương cũng như bên đường giao thông với lý do làm thế tiện hơn [32]

Kiến thức, nhận thức thực hành về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn còn tồn tại khoảng cách rất lớn từ kiến thức tới thực hành, đặc biệt ở các nhóm đối tượng là người nghèo, người dân tộc thiểu số và người dân ở vùng nông thôn, miền núi, vùng kinh tế khó khăn Rửa tay với xà phòng chưa thành thói quen Thực hành vệ sinh tại hộ gia đình về xử lý rác còn nhiều hạn chế Nguyên nhân chủ yếu là do trình độ dân trí tại các khu vực này còn hạn chế, nhiều thói quen lạc hậu còn tồn tại, thiếu thốn về kinh tế và sự ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ [8]

Nhận thức của người dân nông thôn về việc cần thiết phải sử dụng nước sạch còn đơn giản Đại đa số chưa ưu tiên các chi phí gia đình cho việc chi trả tiền để có nước sạch sử dụng, nguyên nhân xuất phát từ nghèo đói, từ chưa hiểu biết đầy đủ giữa lợi ích kinh tế và lợi ích sức khoẻ, mối quan hệ của việc đảm bảo sức khoẻ sẽ giảm chi phí chữa bệnh Ngoài ra, nhận thức về trách

Trang 29

nhiệm bảo vệ tài sản xã hội của cộng đồng còn hạn chế Khi công trình hư hỏng chưa kịp sửa chữa, một số hộ dân đã phá dỡ lấy vật tư làm nguồn phế liệu phục vụ lợi ích cá nhân [38]

Nhận thức của đơn vị quản lý và tổ trực tiếp vận hành công trình cấp nước tập trung về trách nhiệm đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt cho các hộ gia đình trên địa bàn chưa đầy đủ Đồng thời chưa có những chế tài bắt buộc đối với chính quyền địa phương đã tiếp nhận bàn giao công trình, tài sản của nhà nước và lợi ích xã hội Vì vậy, chính quyền chưa quan tâm sâu sát tới việc duy trì bền vững công trình Một số người dân có tư tưởng “ỷ lại, trông chờ” hỗ trợ của nhà nước

Nhận thức của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chuyên môn trên địa bàn tỉnh về quản lý vận hành công trình cấp nước tập trung chưa đẩy đủ Một số bộ phận cho rằng quản lý vận hành công trình sau khi phân cấp thuộc trách nhiệm của người dân Với chủ trương xã hội hoá, nhà nước đã đầu tư xây dựng công trình thì người dân phải chi trả các hoạt động quản lý vận hành để duy trì hoạt động Ngân sách nhà nước không thể đầu tư cho vấn đề này [38]

Công tác truyền thông cải thiện hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch luôn được xác định là một giải pháp quan trọng cần thực hiện Tuy nhiên việc triển khai công tác truyền thông tại các vùng, miền, các địa phương cũng có sự khác biệt lớn, phần lớn chỉ tập trung ở các khu vực được Chương trình, dự án hỗ trợ Sự vào cuộc của các cấp chính quyền, ban ngành đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội tại địa phương trong công tác truyền thông về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch còn chưa thực sự quyết liệt; nhận thức, thực hành của người dân về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch còn rất khác nhau giữa các nhóm đối tượng và giữa các vùng miền; những điều kiện để phục vụ công tác truyền thông còn bị thiếu hoặc hạn chế; kinh phí cấp cho công tác truyền

Trang 30

thông còn thiếu so với nhu cầu, chỉ chiếm khoảng 4% so với tổng ngân sách Trung ương cấp cho toàn bộ Chương trình Mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường giai đoạn 2005-2015 [8]

1.4.3 Các yếu tố khác

Một số tác giả cũng cho rằng các yếu tố như điều kiện tự nhiên, điều kiện văn hóa xã hội, phong tục tập quán, dân tộc cũng có ảnh hưởng đến tỷ lệ hộ gia đình (HGĐ) sử dụng nhà tiêu HVS, sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh hay công tác xử lý rác thải…

1.5 Các nghiên cứu về tình hình thực hiện chương trình vệ sinh môi trường

1.5.1 Trên thế giới

* Các nghiên cứu về nguồn nước ăn uống

Theo nghiên cứu của Alua Omarova, Kamshat Tussupova, Peder Hjorth và cộng sự (2019) nhằm đánh giá khả năng tiếp cận nguồn nước ở khu vực nông thôn tại 4 ngôi làng ở miền trung Kazakhstan; kết quả cho thấy mặc dù dân làng đã được cung cấp nước máy, nhưng một số lượng đáng kể đã sử dụng các nguồn thay thế Có ba lý do dẫn đến tình trạng này: sự nghi ngờ của người dân về chất lượng nước máy; sử dụng các nguồn khác không theo thói quen; và sự sẵn có của các nguồn rẻ hơn hoặc miễn phí Một vấn đề khác liên quan đến khối lượng tiêu thụ nước giảm mạnh với chất lượng giảm hoặc sự bất tiện của các nguồn sử dụng cho các hộ gia đình Hơn nữa, người ta đã đưa ra một ước tính không tốt về chất lượng và độ tin cậy của nước giếng, nguồn lộ thiên và nước bể Bài báo gợi ý rằng việc phân cấp quản lý nước cũng như giám sát cả việc cung cấp nước và sử dụng nước là những biện pháp cần thiết Phải có một cách tiếp cận phù hợp với từng làng để đạt được Mục tiêu Phát triển Bền vững là cung cấp nước an toàn cho vùng nông thôn Kazakhstan [47]

Trang 31

Theo nghiên cứu của Khaiwal Ravindr, Suman Mor và Venkatamaha Lakshmi Pinnaka trên 300 hộ gia đình ở 12 làng của thành phố Chandigarh Kết quả nghiên cứu cho thấy: Mức sử dụng nước bình quân đầu người là 67 ± 13,4 lít Hầu hết (68,6%) những người tham gia nghiên cứu cho biết họ không xử lý nước trước khi uống và đựng trong chai nhựa hoặc xô (58%) Cuộc khảo sát cho thấy 97% hộ gia đình có nhà vệ sinh chức năng trong khuôn viên của họ, số còn lại cho biết thiếu tài chính và không gian để xây dựng là rào cản lớn Về vệ sinh cá nhân, 83% người được hỏi rửa tay bằng xà phòng, số còn lại chỉ dùng nước hoặc tro Các quan sát được thực hiện trong nghiên cứu cho thấy sự cần thiết phải nâng cao nhận thức về vai trò của thực hành nước và vệ sinh đối với sức khỏe bao gồm kiến thức về các chương trình khác nhau của chính phủ nhằm cải thiện chất lượng nước, vệ sinh và thực hành vệ sinh để có sức khỏe tốt hơn [49]

Theo nghiên cứu của tác giả Patrick Gwimbi, Maeti George và Motena Ramphalile (2019) tiến hành phân tích 30 nguồn nước uống ở khu vực nông thôn của Mohale Basin, Lesotho cho thấy số lượng E coli được tìm thấy trong tất cả các mẫu nước và dao động từ dưới 30 đơn vị hình thành khuẩn lạc (cfu) / 100 ml đến 4800 cfu / 100 ml ở các nguồn được bảo vệ đến 43.500.000 cfu / 100 ml ở các nguồn không được bảo vệ Mối liên quan đáng kể giữa số lượng E coli trong các mẫu nước uống và việc thiếu bảo vệ nguồn nước, tỷ lệ đại tiện lộ liễu cao (59%, n = 100), thực hành không hợp vệ sinh, phân gia súc và phát hiện nhà tiêu gần nguồn nước đã được tìm thấy trong nghiên cứu (P <0,05) [51]

Theo nghiên cứu của M K C Sridhar,1 O T Okareh và M Mustaph (2020) tiến hành điều tra trên 854 người, kết quả cho thấy nguồn nước sinh hoạt chủ yếu là nước mặt (52,5%) và giếng đào không được bảo vệ (44,8%); chỉ có 46,2% xử lý nước cấp và một số ít (16,6%) sử dụng phương pháp khử trùng bằng clo Nhà vệ sinh hố xí là phương tiện thải phân chính (76,5%), và

Trang 32

thói quen đại tiện lộ thiên đã phổ biến (41,4%) Mức độ hiểu biết về vệ sinh cá nhân và môi trường khá tốt ở tất cả các khu vực chính quyền địa phương, và 65,4% khẳng định sử dụng nước và xà phòng để rửa tay sau khi đi đại tiện [50]

Theo nghiên cứu của Shewayiref Geremew Gebremichael, Emebet Yismaw, Belete Dejen Tsegaw và cộng sự (2021) trên 418 hộ gia đình cho thấy có 78,95% hộ gia đình sử dụng nguồn nước sạch đã được cải thiện và 21,05% hộ gia đình sử dụng nguồn nước uống không được cải tiến Nguồn nước uống của hộ gia đình có mối liên hệ đáng kể với tuổi của người tham, trình độ học vấn, nguồn thu nhập, thu nhập hàng tháng, tính sẵn có của các phương tiện bổ sung, tình trạng sạch sẽ, khan hiếm nước và số lượng thành viên trong gia đình Phân tích hồi quy logistic cũng chỉ ra rằng các yếu tố đó quyết định đáng kể đến loại nguồn nước mà các hộ gia đình sử dụng Các yếu tố như sự sẵn có của nhà vệ sinh, loại thành viên hộ gia đình và giới tính của chủ hộ không liên quan đáng kể đến nguồn nước uống Như vậy, việc sử dụng nước uống từ các nguồn được cải thiện được xác định bởi các yếu tố khác nhau về nhân khẩu học, kinh tế xã hội, vệ sinh và các yếu tố liên quan đến vệ sinh Vì thế; chính quyền địa phương, khu vực và quốc gia và các tổ chức hỗ trợ khác sẽ cải thiện khả năng tiếp cận và sự đầy đủ của nước uống từ các nguồn được cải thiện trong khu vực [53]

* Các nghiên cứu về nhà tiêu

Ở một quốc gia có thu nhập thấp như Bangladesh, nơi có tỷ lệ nghèo ở nông thôn cao hơn so với thành thị, việc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh đồng bộ theo thời gian là một thách thức Để giải quyết vấn đề này, chương trình Nước sạch, Vệ sinh và Vệ sinh môi trường (WASH) của Ủy ban Tiến bộ Nông thôn Bangladesh (BRAC) đã được đưa ra nhằm cải thiện sức khỏe của người nghèo nông thôn thông qua các dịch vụ vệ sinh nâng cao, chẳng hạn như cung cấp các khoản vay hoặc giáo dục Việc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh ở các hộ

Trang 33

gia đình và những thay đổi theo thời gian đã được đánh giá trong nghiên cứu này Các kết quả cho thấy: Tỷ lệ sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh của các hộ gia đình tăng đáng kể từ điểm đánh giá ban đầu (31,7%) lên tuyến giữa (41,5%) và tuyến cuối (57,4%) Tỷ lệ nhà tiêu sạch đã được kiểm chứng thực tế tăng đáng kể từ 33,4% ở tuyến cơ sở lên 50,8% ở tuyến giữa và 53,3% ở tuyến cuối Phân tích những thay đổi trong việc sử dụng nhà tiêu cho thấy 73,3% số hộ gia đình sử dụng nhà tiêu ban đầu tiếp tục làm như vậy ở tuyến cuối, trong khi số còn lại chuyển sang thực hành không hợp vệ sinh Các hộ gia đình có điều kiện kinh tế xã hội tốt hơn có xu hướng sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh hơn Từ đó đưa đến nhận đình rằng việc sở hữu và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh của các hộ gia đình trong những năm qua tại các khu vực can thiệp WASH đã có những cải thiện Tuy nhiên, việc một số hộ gia đình chuyển từ nhà tiêu hợp vệ sinh sang nhà tiêu không hợp vệ sinh vẫn còn là vấn đề cần quan tâm về tính bền vững [56]

Theo nghiên cứu của Shyam Sundar Budhathoki, Gambhir Shrestha, Meika Bhattachan (2017) thực hiện một nghiên cứu cắt ngang từ tháng 3 năm 2015 đến tháng 9 năm 2015 trong số 625 hộ gia đình ở Làng Hattimuda, huyện Morang ở miền Đông Nepal bằng cách sử dụng bảng câu hỏi bán cấu trúc trước thử nghiệm với danh sách kiểm tra quan sát Có 473 hộ (76,9%) có nhà tiêu Đa số nhà tiêu (89,9%) còn hoạt động, tuy nhiên 32,3% cần được bảo trì Mức độ sử dụng hố xí của những hộ gia đình có hố xí tại nhà đạt yêu cầu (94,3%) [54]

* Nghiên cứu về xử lý rác thải sinh hoạt

Nghiên cứu của Ramatta Massa Yoada, Dennis Chirawurah & Philip Baba Adongo (2014) tiến hành trên 364 chủ hộ đã được phỏng vấn trong cuộc khảo sát và sáu người cung cấp thông tin chính được phỏng vấn bằng các cuộc phỏng vấn sâu Kết quả của cuộc nghiên cứu cho thấy 93,1% hộ gia đình

Trang 34

vứt bỏ mảnh vụn thức ăn làm chất thải và 77,8% xử lý vật liệu nhựa làm chất thải Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng 61,0% hộ gia đình đã xử lý rác thải của họ tại các thùng rác cộng đồng hoặc được các nhà thầu tư nhân thu gom rác thải tại nhà của họ 39,0% còn lại xử lý chất thải của họ trong rãnh nước, đường phố, hố và bụi cây gần đó Trong số những người đã trả tiền cho dịch vụ của các nhà thầu tư nhân, 62,9% không hài lòng với dịch vụ vì chi phí của họ và thu tiền không thường xuyên Khoảng 83% số người được hỏi nhận thức được rằng việc quản lý chất thải không đúng cách góp phần gây ra dịch bệnh; hầu hết những người được hỏi cho rằng việc quản lý chất thải không đúng cách có thể dẫn đến bệnh sốt rét và tiêu chảy Có một nhận thức chung rằng trẻ em phải có trách nhiệm vận chuyển rác thải từ các hộ gia đình đến các bãi rác [52]

Nghiên cứu của Simon Boateng, Prince Amoako, Divine Odame Appiah và cộng sự (2016) nhằm khảo sát tình hình chất thải rắn và tổ chức quản lý chất thải rắn ở cả đô thị và nông thôn từ góc độ hộ gia đình Nghiên cứu sử dụng khảo sát cắt ngang bao gồm cả các quận nông thôn và thành thị ở các Khu vực Ashanti và Greater Accra của Ghana Nghiên cứu đã lấy mẫu một cách hệ thống các ngôi nhà từ đó chọn ngẫu nhiên 400 hộ gia đình và người được hỏi Kết quả cho thấy vị trí ảnh hưởng đáng kể đến việc quản lý chất thải rắn ở Ghana Các cộng đồng thành thị có điểm trung bình thấp hơn các cộng đồng nông thôn về tình trạng chất thải rắn nghèo nàn trong nhà Tuy nhiên, các cộng đồng thành thị có điểm số trung bình cao hơn các cộng đồng nông thôn về tình trạng chất thải rắn kém ở các đường phố chính và các bãi rác Nghiên cứu khuyến nghị chính quyền địa phương thực hiện các chính sách rất toàn diện (kiểm tra vệ sinh, phát triển cơ sở hạ tầng và sự tham gia của cộng đồng) có tính đến nhu cầu quản lý chất thải rắn cụ thể của cả khu vực thành thị và nông thôn [55]

Trang 35

1.5.2 Ở Việt Nam

Theo nghiên cứu của tác giả Hạc Văn Vinh, Đàm Khải Hoàn và Đào Văn Dũng (2010) đã phỏng ấn 542 phụ nữ từ 15 đến 49 tuổi có con dưới 5 tuổi tại 02 xã (Tràng Xá, Liên Minh, Dân Tiến, Phương Giao) thuộc huyện Võ Nhai cho thấy tỷ lệ gia đình có nước sạch là 41,1%, có nhà tiêu hợp vệ sinh là 19,0%, và có 33,0% hộ gia đình không có nhà tiêu Về kiến thức nhà tiêu hợp vệ sinh: có 37,6% trả lời đúng nhà tiêu hai ngăn, các tiêu chí khác xa nhà, xa nguồn nước trên 10 m chỉ có 19,8% trả lời đúng, tỷ lệ trả lời không biết hoặc không trả lời là 23,6% [45]

Theo nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Thanh, Hoàng Văn Minh và Nguyễn Việt Hùng (2011) nhằm phân tích mối liên quan giữa tình hình ốm đau, bệnh tật tự khai báo của người dân với điều kiện nước sạch và vệ sinh môi trường; kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sử dụng nguồn nước ăn, nhà tiêu hợp vệ sinh tại hai xã là 98,2% và 46,8% Tỷ lệ mắc 1 trong các bệnh: nhiễm giun sán, tiêu chảy, bệnh phụ khoa, bệnh ngoài da, ngộ độc thực phẩm và bệnh đau mắt của các hộ gia đình là 19,10% Nguy cơ mắc 1 trong các bệnh trên tại các hộ gia đình sử dụng nguồn nước và nhà tiêu không hợp vệ sinh tương ứng gấp 5,0 lần) 95,0%CI: 1,4-17,6) và 1,7 lần (95,0% CI: 1,1-2,7) các hộ gia đình sử dụng nguồn nước ăn và nhà tiêu hợp vệ sinh Nghiên cứu cũng nhận định rằng sử dụng nguồn nước ăn và nhà tiêu không hợp vệ sinh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tật tại các hộ gia đình vì vậy khuyến cáo người dân nên sử dụng nguồn nước và nhà tiêu hợp vệ sinh để phòng tránh được các bệnh liên quan đến nguồn nước và nhà tiêu [36]

Theo nghiên cứu của Trần Hữu Trị (2011) nghiên cứu về thực trạng vệ sinh môi trường hộ gia đình tại một số xã tỉnh KON TUM cho thấy: Nguồn nước chủ yếu mà các HGĐ sử dụng là nước giếng khơi (78,7%) Nguồn nước thứ hai mà các hộ gia đình sử dụng là nước máng lần (13,1%), đây là nguồn nước được dẫn từ các mạch nước hoặc khe thấm tự nhiên từ hẻm núi

Trang 36

về nhà để sử dụng Vẫn còn những hộ gia đình sử dụng nguồn nước lấy trực tiếp từ sông, suối, ao, hồ làm nước ăn uống, sinh hoạt (4,7%) Theo đánh giá của chính những đối tượng được phỏng vấn kết hợp với quan sát của điều tra viên thì có đến 48,1% cho rằng nguồn nước họ dùng cho sinh hoạt là không hợp vệ sinh, vì nước không trong, vẫn có những mùi vị gây khó chịu trong ăn uống, sinh hoạt Ở nghiên cứu này, có đến 72% hộ gia đình không áp dụng các biện pháp xử lý nguồn nước trước khi đưa vào sử dụng Nước được múc lên từ các giếng hoặc bể chứa nước và sử dụng trực tiếp trong ăn uống, tắm giặt Về nhà tiêu: Trong tổng số 403 HGĐ được điều tra thì có đến 30,8% HGĐ không có nhà tiêu Trong 279 hộ gia đình có nhà tiêu, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh (22,6%) Trong số những hộ gia đình có nhà tiêu thì nhà tiêu hợp vệ sinh chiếm tỷ lệ rất thấp chỉ có 22,6%, trong khi đó nhà tiêu không hợp vệ sinh là nhà tiêu cầu, thùng, tro, đào chiếm tỷ lệ lớn 77,4% Những nhà tiêu này đều được xây dựng một cách sơ sài, sử dụng và bảo quản rất thiếu vệ sinh [39]

Theo nghiên cứu của Chu Văn Thăng, Lê Thị Thanh Xuân, Lê Thị Hoàn, Trần Thị Thoa (2012) trên 1800 hộ gia đình tại 6 tỉnh đại diện cho 6 vùng sinh thái tại Việt Nam năm 2011-2012 Kết quả nghiên cứu cho thấy 15,9% số người được phỏng vấn không kể được tên một tiêu chuẩn nào của nhà tiêu hợp vệ sinh Tiêu chuẩn được nhiều người biết đến là không làm ô nhiễm môi trường 43,7%, tiếp đến là diệt tác nhân gây bệnh (9,7%) và thấp nhất là cô lập phân người (7,2%) 14,3% số người được phỏng vấn không kể được tên một loại nhà tiêu HVS nào hoặc kể không đúng một loại nhà tiêu HVS nào trong 5 loại nhà tiêu thuộc loại HVS Loại nhà tiêu HVS được nhiều người biết đến là tự hoại (74,8%), tiếp đến là thấm dội nước (21,4%), hai ngăn (12,8%) 12,1% số người được phỏng vấn không kể được tên một bệnh nào do ô nhiễm phân người gây nên Cần ưu tiên can thiệp nâng cao kiến thức

Trang 37

Theo nghiên cứu của Trần Đỗ Hùng và Phạm Văn Tuyên (2013) trên 385 hộ gia đình cho thấy tỷ lệ sử dụng hố xí HVS tại các hộ gia đình (74,8%) Nhiều hộ gia đình không sử dụng hố xí không hợp vệ sinh (25,2%) Với trình độ học vấn của người dân còn thấp dưới bậc trung học phổ thông chiếm 92,7% Tỷ lệ người dân biết tên và phân biệt các loại hố xí hợp vệ sinh còn thấp (65,2%) cũng như nhận thức không đúng (57,4%) về sử dụng bảo quản hố xí hợp vệ sinh Tỷ lệ tình trạng bảo quản và vệ sinh hố xí kém còn cao (54,2%) [17]

Trang 38

Theo Bùi Thị Hồng Loan, Văn Thị Thùy Dương, Trần Ngọc Đăng và cộng sự tiến hành nghiên cứu cắt ngang mô tả, kết hợp xét nghiệm máu đo hoạt tính men cholinesterase trên tổng số 385 người nông dân trực tiếp phun thuốc tại xã Tân Mỹ-huyện Đức Hòa-tỉnh Long An nhằm đánh giá tình trạng sử dụng và ảnh hưởng của HCBVTV lên sức khỏe Kết quả cho thấy khi sử dụng HCBVTV người nông dân rất ít quan tâm đến tính an toàn cho sức khoẻ và môi trường (chỉ chiếm 15,8%) Có 93,5% người nông dân biết HCBVTV có hại cho sức khỏe, tuy nhiên kiến thức đúng về 3 đường xâm nhập của HCBVTV chưa cao, đạt 24,7% Việc sử dụng đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân chiếm tỷ lệ rất thấp 3,4%; các dấu hiệu, triệu chứng liên quan đến nhiễm độc HCBVTV trong lần phun gần nhất chiếm tỷ lệ cao 88,1%; 80 người được xét nghiệm có hoạt tính men cholinesterase ở mức bình thường Tóm lại việc sử dụng HCBVTV của người nông dân vẫn còn nhiều vấn đề đáng quan tâm [24]

Theo nghiên cứu của Nguyễn Mậu Thái, Tô Dũng Tiến và Nguyễn Mậu Dũng (2014) tại huyện Thạch Thất Hà Nội cho thấy toàn Huyện còn 23,06% hộ dân sử dụng nước chưa đạt tiêu chuẩn vệ sinh, chủ yếu từ nguồn nước giếng, 24,38% hộ gia đình sử dụng nhà tiêu không đạt tiêu chuẩn, tỷ lệ này ở các xã điều tra là 38,00% và mức độ ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhiễm chất thải rắn đang là những vấn đề địa phương cần phải quan tâm giải quyết Các yếu tố: cơ chế chính sách; nhận thức, ý thức của người dân; điều kiện kinh tế của địa phương, hộ gia đình và các hoạt động sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến môi trường địa phương Từ quá trình khảo sát, nghiên cứu cũng đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, cung cấp tốt hơn nguồn nước sạch và các công trình vệ sinh được đảm bảo góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân [32]

Theo nghiên cứu của Cao Thị Hòa, Doãn Ngọc Hải và cộng sự (2015) tiến hành một nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm đánh giá kiến thức của các

Trang 39

cán bộ y tế dự phòng tuyến tỉnh, huyện, xã đang làm công tác giám sát nhà tiêu hợp vệ sinh (Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng) Kết quả nghiên cứu thu được điểm trung bình của các giám sát viên là 6,2 ± 1,6 điểm và có 73,0% giám sát viên được đánh giá là đạt và 27,0% giám sát viên được đánh giá chưa đạt về kiến thức xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh [15]

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy Dung, Nguyễn Thanh Lâm, Phạm Trung Đức và cộng sự (2015) quan phân tích, đánh giá quy trình sản xuất chăn nuôi lợn của huyện Gia Lâm đã xác định được các nguồn thải phát sinh chính Trong đó, nguồn phân thải và nước thải là quan trọng nhất Đã có 9 nguyên nhân phát sinh dòng thải được chỉ ra trên từng công đoạn sản xuất Các trang trại sử dụng các biện pháp xử lý chất thải đa dạng, linh hoạt, phù hợp với điều kiện của trang trại Tuy nhiên chất thải chưa được xử lý triệt để, vẫn còn 13,64% các trang trại thải bỏ trực tiếp chất thải ra ngoài môi trường Đây là nguyên nhân chính dẫn tới hiện trạng ô nhiễm môi trường tại các trang trại lợn Nước mặt xung quanh các trang trại chăn nuôi lợn đang bị ô nhiễm nặng bởi các chất hữu cơ có nhiều thông số vượt quá ngưỡng cho phép của QCVN08:A2 cụ thể, TSS (Vượt 27 lần), COD (vượt 14 lần), NH4+

(vượt hơn 14 lần) và PO43- vượt gần 27 lần) Trong khi đó nước ngầm cũng bị ô nhiễm bởi hợp chất của nitơ khi nồng độ NH4+ thường xuyên vượt quá ngưỡng cho phép (12 lần) của QCVN09 [11]

Theo nghiên cứu của Lê Thị Thanh Hương, Trần Khánh Long, Phùng Xuân Sơn và cộng sự (2016) hực hiện tại 3 xã Long Phước, Phước Thái và Bình An thuộc huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai năm 2011-2012 Tổng cộng có 81 mẫu nước sông Thị Vải và 210 mẫu nước ăn uống và sinh hoạt của người dân tại 3 xã được thu thập và phân tích nhằm đánh giá thực trạng chất lượng nước sông Thị Vải và nước ăn uống, sinh hoạt của người dân sống trong lưu vực sống Các chỉ tiêu được phân tích bao gồm: chỉ tiêu vật lý, chỉ tiêu hóa học, chỉ tiêu vi sinh vật Kết quả nghiên cứu cho thấy, tất cả các mẫu

Trang 40

nước sông Thị Vải được xét nghiệm các chỉ tiêu hóa lý đều vượt quá mức quy định theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN 08:2008), trong đó nhiều điểm quan trắc có nồng độ COD, BOD, Cl- và NH4+ vượt quá mức cho phép rất nhiều lần Điểm quan trắc tại xã Long Phước và Phước Thái xuất hiện ô nhiễm Fecal Coliform Xét nghiệm 210 mẫu nước sinh hoạt của người dân tại 3 xã cho kết quả, phần lớn các mẫu xét nghiệm có chỉ số pH thấp (<6,0), tuy nhiên chỉ số sắt tổng số lại cao hơn mức cho phép nhiều lần Các mẫu nước ăn uống ở cả 3 xã Bình An, Long Phước và Phước Thái đều bị ô nhiễm Coliform và Fecal Coliform [20]

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Liên Hương (2016) nhằm tìm hiểu thực trạng sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh trong cộng đồng dân cư được thực hiện trên cỡ mẫu 1.240 hộ gia đình tại một nhóm xã được hưởng và một nhóm xã không được hưởng can thiệp CLTS tại 5 tỉnh Điện Biên, Kon Tum, Ninh Thuận, An Giang, Đồng Tháp năm 2015 Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có 28,5% số hộ gia đình tham gia nghiên cứu được tiếp cận với nhà tiêu hợp vệ sinh; 40,8% có nhà tiêu nhưng không hợp vệ sinh và 30,7% không có nhà tiêu Một số yếu tố liên quan tới thực trạng sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh được xác định trong nghiên cứu gồm sống tại xã được hưởng can thiệp vệ sinh tổng thể do cộng đồng làm chủ, nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu, tình trạng kinh tế hộ gia đình và tình trạng vệ sinh của nguồn nước ăn uống/sinh hoạt mà hộ gia đình dang sử dụng Nghiên cứu khuyến nghị tiếp tục duy trì, mở rộng các chương trình can thiệp nước sạch và vệ sinh nông thôn, chú trọng tới nhóm lao động tự do/thất nghiệp và nhóm người nghèo [19]

Nghiên cứu dịch tễ học mô tả của Lê Quang Minh (2017) có phân tích được thực hiện nhằm tìm hiểu thực trạng về điều kiện vệ sinh của 28 trạm cấp nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam năm 2016 và đánh giá chất lượng các mẫu nước sau khi xử lý để cung cấp cho nhân dân sử dụng trong mục

Ngày đăng: 01/06/2024, 15:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w