Y Tế - Sức Khỏe - Báo cáo khoa học, luận văn tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, nghiên cứu - Kinh tế BÁO CÁO Công tác bảo vệ môi trường năm 2022 I. Bối cảnh chung kinh tế - xã hội và các tác động chính đến môi trường 1.1. Vị trí địa lý Huyện Lấp Vò nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Đồng Tháp, có diện tích tự nhiên 247 km2, chiếm 7,3 tổng diện tích của tỉnh, với địa giới hành chính được xác định như sau: Phía Bắc giáp Thành phố Cao Lãnh; Phía Đông giáp Thành phố Sa Đéc; Phía Tây giáp huyện Chợ Mới - An Giang; Phía Nam giáp huyện Lai Vung và Quận Thốt Nốt – Cần Thơ. Ngoài ra, huyện Lấp Vò nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, và cách trung tâm Thành phố Long Xuyên khoảng 15 km, cách trung tâm Thành phố Cao Lãnh 27 km, cách thị trấn Lai Vung 18 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 180km đường bộ và 200 km đường thủy, Lấp Vò có nhiều điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế – xã hội – đô thị. Hình: Bản đồ hành chính huyện Lấp Vò – tỉnh Đồng Tháp Toàn huyện có 13 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 01 thị trấn và 12 xã: Thị trấn Lấp Vò, các xã Bình Thành, Định An, Định Yên, Long Hưng A, Long Hưng B, Tân Khánh Trung, Vĩnh Thạnh, Tân Mỹ, Mỹ An Hưng A, Mỹ An Hưng B, Hội An Đông và Bình Thạnh Trung. Với vị trí địa lý kinh tế, tiềm năng về tự nhiên, huyện Lấp Vò có một số lợi thế nhất định như sau: - Huyện là nơi hội tụ của các đầu mối giao thông quốc gia quan trọng, đóng vai trò cửa ngỏ nối liền vùng tứ giác Long Xuyên, nên có nhiều điều kiện ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HUYỆN LẤP VÒ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: BC-UBND Lấp Vò, ngày tháng 01 năm 2023 2 thuận lợi trong việc thu hút đầu tư từ bên ngoài để hình thành các khu và cụm công nghiệp, phát triển mạnh dịch vụ - thương mại. - Nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, huyện thừa hưởng vùng đất màu mỡ nhiều phù sa, rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng vật nuôi. Ngoài ra, huyện nằm trên trục đường thủy quốc tế quan trọng kết nối vùng đồng bằng sông Cửu Long với các quốc gia khác trong khu vực nên có điều kiện thuận lợi trong việc xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp (lúa gạo, thủy sản,…) sang các nước khác. Bên cạnh những thuận lợi có được, vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đã và sẽ mang lại cho Lấp Vò không ít khó khăn trong quá trình phát triển như: Sức ép tăng thu nhập đối với sản xuất nông nghiệp, yêu cầu bảo vệ môi trường ngày càng nghiêm ngặt hơn đã ảnh hưởng đến quy mô phát triển các khu vực sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, các hoạt động chăn nuôi, sản xuất nông ngiệp, công nghiệp ở các địa phương trên thượng nguồn sông Tiền và sông Hậu đã tác động xấu đến chất lượng nguồn nước và dẫn đến suy giảm năng suất trong sản xuất nông nghiệp và chất lượng cuộc sống của người dân. 1.2. Các tác động chính đến môi trường - Nước thải và công tác xử lý từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề do nằm xen kẽ trong khu dân cư đang ngày càng trở nên bức xúc, lượng nước thải phát sinh tuy được xử lý nhưng đa phần chưa triệt để, nên nguy cơ ô nhiễm tại các khu vực này khá cao. - Sự phát triển kinh tế, mức sống người dân được nâng cao, nhu cầu về ăn mặc, tiêu dùng ngày càng nhiều hơn, kéo theo sự gia tăng khối lượng chất thải rắn. - Các cơ sở nuôi trồng thủy sản trên địa bàn Huyện chưa thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường vùng nuôi, còn nhiều hộ nuôi thủy sản chưa dành diện tích đất cho công tác xử lý nước thải trước khi đưa ra môi trường theo quy định và có hộ chưa có nơi chứa bùn thải. - Ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư có nhiều tiến bộ , tuy nhiên vẫn còn một bộ phận người dân có ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường chưa tốt, còn những biểu hiện và hành vi gây ô nhiễm môi trường, vứt rác bừa bãi không đúng nơi quy định, vứt rác xuống sông, rạch. - Hiện tượng ô nhiễm môi trường cục bộ, mang tính tức thời vẫn còn diễn ra tại một số nhà máy, cơ sở sản xuất do công trình xử lý môi trường gặp sự cố; một số cơ sở sản xuất chưa thực hiện đúng và đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường đã đăng ký và các quy định của Luật bảo vệ môi trường quy định... II. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường 1. Hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường - Hiện trạng và chất lượng môi trường đất: 3 Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2021, tổng diện tích đất tự nhiện toàn huyện là 24.758 ha, chiếm 7,3 diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, gồm 13 đơn vị hành chính, trong đó xã có diện tích tự nhiên lớn nhất là xã Bình Thạnh Trung (3.120,8 ha), thị trấn Lấp Vò có diện tích tự nhiên nhỏ nhất (452,4 ha). Hiện nay vấn đề quan trắc môi trường đất chỉ mới được quan tâm chú trọng trong công tác bảo vệ môi trường. Theo kết quả phân tích chất lượng đất trong năm 2021 cho thấy, tất cả các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 03-MT:2015BTNMT. - Hiện trạng chất lượng nguồn nước mặt: Địa bàn huyện Lấp Vò được sử dụng nguồn nước ngọt dồi dào từ hai con sông chính là sông Tiền và sông Hậu chạy gần như song song từ Tây Bắc xuống Đông Nam dài trên 31 km trên địa bàn huyện (sông Tiền dài 20km, sông hậu dài 11km), cùng với hệ thống các sông rạch tự nhiên (sông Xáng Lấp Vò, rạch Đất Sét,…) và các kênh trục chính (kênh Thầy Lâm, kênh 11, kênh Mương Trâu,…). Tuy nhiên, do ảnh hưởng của chế độ thủy văn trong vùng nên lượng nước mặt phân bổ không đều cả về lưu lượng và chất lượng nước giữa các mùa (mùa kiệt, mùa lũ) trong năm. Toàn huyện có 06 trạm cấp nước mặt với quy mô vừa và nhỏ lấy nước từ các sông lớn, các trạm thực hiện đăng ký khai thác nguồn nước và đều thực hiện định kỳ quan trắc chất lượng nước theo quy định. Nguồn nước mặt ở Lấp Vò bị tác động bởi rất nhiều nguồn gây ô nhiễm như: Khai thác khoáng sản, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản trên sông, kênh rạch. Một tác động khác là sự hình thành các cụm công nghiệp. Mặc dù các cụm công nghiệp ở Lấp Vò đang trong giai đoạn phát triển, các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất vẫn còn phân tán chưa được tập trung nên chất thải chưa qua xử lý hay xử lý không triệt để là nguyên nhân tác động lớn đến chất lượng nguồn nước mặt. Bên cạnh đó, hệ thống thoát nước sinh hoạt từ nông thôn đến đô thị chưa được quy hoạch và định hướng xử lý. Rác thải, xác súc vật chết thải trực tiếp ra các sông, kênh rạch làm cho nguồn nước mặt trên một số sông, kênh rạch bị nhiễm bẩn. Ngoài ra, việc sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật quá mức trong sản xuất nông nghiệp cũng là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng nguồn nước bị suy giảm. Nhằm đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt tại huyện Lấp Vò, Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo ngành chuyên môn thực hiện lấy mẫu và phân tích chất lượng nước mặt trên sông Tiền, sông Hậu và một số kênh rạch trên địa bàn huyện. Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt cho thấy chất lượng nguồn nước tại một số vị trí quan trắc đã có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ thông qua hàm lượng COD và BOD5 có trong nước mặt (kết quả có 1616 điểm quan trắc có hàm lượng COD và 1616 điểm có hàm lượng BOD5 vượt giới hạn cho phép so với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08-MT:2015BTNMT nhiều lần). Bên cạnh đó, chất lượng nguồn nước bị ô nhiễm còn được thể hiện qua thông số tổng dầu mỡ, Coliform, Ecoli đều vượt so với giới hạn cho phép. Tuy nhiên mức độ vượt quy chuẩn môi trường không có nhiều biến động so với năm 2021. 4 - Hiện trạng chất lượng nguồn nước ngầm. Hiện nay, nguồn nước ngầm ở Lấp Vò chưa được khai thác nhiều ở quy mô công nghiệp. Rãi rác ở các khu vực nông thôn, người dân sử dụng các giếng khoan để khai nước dưới đất phục vụ cho cấp nước sinh hoạt. Theo đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước ngầm tại các giếng khoan trên địa bàn huyện thì chất lượng nước ngầm (giếng khoan tầng nông) tại 08 vị trí cho thấy không ổn định và đang bị ô nhiễm. Ở một số điểm quan trắc, kết quả cho thấy các thông số Cl, Coliform, Sắt, Amoni đều vượt gấp nhiều lần so với giới hạn cho phép của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm QCVN 09- MT:2015BTNMT. Đối với các giếng khoan thuộc các trạm cung cấp nước sạch nông thôn hoặc các giếng khoan tầng sâu thì chất lượng nước tại các vị trí này còn rất tốt, đảm bảo đáp ứng đủ điều kiện để khai thác và cung cấp nước sạch cho người dân sử dụng. Tuy nhiên, về lâu dài theo Kế hoạch của UBND Tỉnh sẽ chuyển đổi khai thác từ nguồn nước ngầm sang nguồn nước mặt. - Hiện trạng chất lượng môi trường không khí. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Trên địa bàn huyện Lấp Vò, có các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí sau: Nguồn thải ô nhiễm không khí do hoạt động công nghiệp; ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông vận tải; ô nhiễm không khí do các hoạt động xây dựng; ô nhiễm không khí do hoạt động sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Qua kết quả quan trắc tại 25 điểm quan trắc cho thấy chất lượng môi trường không khí trên địa bàn huyện còn khá tốt, hầu hết các thông số quan trắc như CO, NO2, SO2 , bụi lơ lửng đều nằm trong giới hạn cho phép của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường không khí xung quanh. Trên địa bàn huyện không có khu bảo tồn, di sản thiên nhiên, các loại nguy cấp, quý hiếm và loại đặc hữu theo quy định cần được bảo tồn. 2. Tình hình và kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường 2.1. Ban hành các văn bản hướng dẫn, quy chế, quy ước, hương ước về bảo vệ môi trường. Ngay từ đầu năm 2022, Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành các Chương trình, Kế hoạch và các văn bản về bảo vệ môi trường gồm Kế hoạch thực hiện công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước và bảo vệ môi trường; Kế hoạch hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 56 gắn với lễ phát động ra quân chiến dịch tình nguyện hè năm 2022. Ngoài ra, về phía ngành chuyên môn cũng đã ban hành nhiều văn bản thuộc lĩnh vực chuyên môn để điều hành, quản lý trong lĩnh vực môi trường. 2.2. Tổ chức thực hiện các quy định pháp luật, kết quả thanh tra, kiểm tra, thủ tục hành chính về bảo vệ môi trường. a. Thanh tra, kiểm tra môi trường, tài nguyên nước, khoáng sản: Triển khai thực hiện Kế hoạch số 58KH-UBND ngày 01 tháng 3 năm 2022 của Ủy 5 ban nhân dân huyện Lấp Vò thực hiện công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước, bảo vệ môi trường và khoáng sản năm 2022 trên địa bàn huyện Lấp Vò. Phòng chuyên môn đã xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra tài nguyên nước, môi trường, khoáng sản trên địa bàn huyện. Qua đó, đã tổ chức kiểm tra tổng số 78 cơ sở (trong đó, kiểm tra môi trường: 63 cơ sở; tài nguyên nước 12 cơ sở; khoáng sản: 03 cơ sở). b. Thủ tục tục hành chính về bảo vệ môi trường: tính đến ngày 30122022, UBND Huyện đã xác nhận được 03 Kế hoạch bảo vệ môi trường và cấp 08 Giấy phép môi trường, tổng số cơ sở được đăng ký thủ tục môi trường là 762 cơ sở, doanh nghiệp, đạt tỷ lệ 100. 2.3. Tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường luôn được thực hiện thường xuyên. Trong năm 2022 , Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường tổ chức triển khai các văn bản lĩnh vực tài nguyên và môi trường đến các Ban, Ngành huyện và Ủy ban nhân dân xã, thị trấn. Phối hợp cùng Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức tập huấn công tác chuyên môn về môi trường cho cán bộ, công chức phụ trách lĩnh vực môi trường. Phối hợp cùng Hội Liên Hiệp phụ nữ huyện tuyên truyền về phòng, chống tác hại nhựa cho Hội viên phụ nữ toàn huyện. Ngoài ra, lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường định kỳ còn tham gia các chương trình do Đài Truyền thanh huyện tổ chức như: Đồng hành cùng nhân dân, đối thoại cùng chính quyền; chương trình tam nông; Tư vấn pháp luật…. Bên cạnh đó, chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan trong thực hiện tuyên truyền vận động thực hiện công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Hàng năm đều tổ chức hưởng ứng các ngày lễ, kỷ niệm về môi trường (Ngày Môi trường thế giới 56, Tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường 294 – 065, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn (Tuần thứ 3 tháng 9 hằng năm), Tết trồng cây 195, Ngày Nước Thế giới 223, Giờ Trái đất…) các Ban, Ngành, đoàn thể, địa phương đồng loạt triển khai các hoạt động như: Mitting, diễu hành, ra quân làm tổng vệ sinh, trồng cây, thả cá, tăng cường các buổi tọa đàm, tuyên truyền, tổ chức hội thi… thu hút sự quan tâm, tham gia của các cấp, tầng lớp dân cư, cộng đồng trong xã hội. 2.4. Kiểm soát nguồn ô nhiễm Tình hình ô nhiễm môi trường diễn biến ngày càng phức tạp và có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, hầu hết nguồn phát sinh ô nhiễm chủ yếu tập trung vào các cơ sở chế biến thủy sản, chế biến phụ phẩm thủy sản,… chất thải, nước thải chưa có biện pháp thu gom và xử lý triệt để hoặc không xử lý mà thải trực tiếp vào nguồn nước mặt; các cơ sở nhà máy xay xát, lò sấy lúa chưa được bao che kín làm phát sinh khói, bụi gây ô nhiễm môi trường gây bức xúc trong nhân dân…. Năm 2022, tình hình ô nhiễm môi trường tuy đã được kiểm soát nhưng từng lúc từng nơi còn diễn biến phức tạp, hầu hết nguồn phát sinh ô nhiễm trên địa bàn huyện chủ yếu tập trung vào các cơ sở chế biến thủy sản, chế biến phụ 6 phẩm thủy sản, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản… chất thải, nước thải chưa có biện pháp thu gom và xử lý triệt để hoặc không xử lý mà thải trực tiếp vào nguồn nước mặt; các cơ sở nhà máy xay xát chưa được bao che kín làm phát sinh khói, bụi gây ô nhiễm môi trường. Những nguồn gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là: - Nước thải sinh hoạt: Hầu hết nước thải sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân đều chưa qua xử lý, phần lớn là được xử lý qua các bể tự hoại, sau đó thải trực tiếp ra ao hồ rồi ra sông rạch. Tuy nhiên đáng quan tâm là nước thải của các cụm tuyến dân cư và khu trung tâm xã, các chợ do nguồn vốn có hạn, quá trình đầu tư các khu dân cư chưa đầu tư hệ thống thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt riêng biệt cũng như chưa được đầu tư hệ thống xử lý nước thải, chỉ thải trực tiếp qua các cống thoát nước sau đó thoát ra các sông, kênh, rạch trên địa bàn huyện. Một số sông, rạch đang bị ô nhiễm cao từ hoạt động này là rạch Cái Dâu, sông Định Yên,…. (chất lượng môi trường không có nhiều thay đổi so với kết quả quan trắc môi trường năm 2021). - Một nguồn khác là nước thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp thải trực tiếp ra kênh rạch. Đây là nguồn ô nhiễm mang tính nguy hiểm do mang nhiều chất độc hại từ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các tàn dư trong nông nghiệp để lại. Không những là gây ô nhiễm nguồn nước mà nó còn tiềm ẩn gây ô nhiễm, thoái hóa đất sản xuất rất cao. - Nguồn nước thải từ hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản: Đa số các hộ chăn nuôi với quy mô vừa, nhỏ đều có đầu tư hệ thống xử lý chất thải, tuy nhiên vẫn còn một số hộ chưa đầu tư hệ t...
Trang 1BÁO CÁO Công tác bảo vệ môi trường năm 2022
I Bối cảnh chung kinh tế - xã hội và các tác động chính đến môi trường 1.1 Vị trí địa lý
Huyện Lấp Vò nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Đồng Tháp, có diện tích tự nhiên 247 km2, chiếm 7,3% tổng diện tích của tỉnh, với địa giới hành chính được xác định như sau: Phía Bắc giáp Thành phố Cao Lãnh; Phía Đông giáp Thành phố Sa Đéc; Phía Tây giáp huyện Chợ Mới - An Giang; Phía Nam giáp huyện Lai Vung và Quận Thốt Nốt – Cần Thơ Ngoài ra, huyện Lấp Vò nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, và cách trung tâm Thành phố Long Xuyên khoảng 15 km, cách trung tâm Thành phố Cao Lãnh 27 km, cách thị trấn Lai Vung 18 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 180km đường bộ và 200 km đường thủy, Lấp Vò có nhiều điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế – xã hội – đô thị
Hình: Bản đồ hành chính huyện Lấp Vò – tỉnh Đồng Tháp
Toàn huyện có 13 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 01 thị trấn và 12 xã: Thị trấn Lấp Vò, các xã Bình Thành, Định An, Định Yên, Long Hưng A, Long Hưng B, Tân Khánh Trung, Vĩnh Thạnh, Tân Mỹ, Mỹ An Hưng A, Mỹ An Hưng B, Hội An Đông và Bình Thạnh Trung
Với vị trí địa lý kinh tế, tiềm năng về tự nhiên, huyện Lấp Vò có một số lợi thế nhất định như sau:
- Huyện là nơi hội tụ của các đầu mối giao thông quốc gia quan trọng, đóng vai trò cửa ngỏ nối liền vùng tứ giác Long Xuyên, nên có nhiều điều kiện
Số: /BC-UBND 16 Lấp Vò, ngày tháng 01 năm 2023 19
Trang 2thuận lợi trong việc thu hút đầu tư từ bên ngoài để hình thành các khu và cụm công nghiệp, phát triển mạnh dịch vụ - thương mại
- Nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, huyện thừa hưởng vùng đất màu mỡ nhiều phù sa, rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng vật nuôi Ngoài ra, huyện nằm trên trục đường thủy quốc tế quan trọng kết nối vùng đồng bằng sông Cửu Long với các quốc gia khác trong khu vực nên có
điều kiện thuận lợi trong việc xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp (lúa gạo,
thủy sản,…) sang các nước khác
Bên cạnh những thuận lợi có được, vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đã và
sẽ mang lại cho Lấp Vò không ít khó khăn trong quá trình phát triển như:
Sức ép tăng thu nhập đối với sản xuất nông nghiệp, yêu cầu bảo vệ môi trường ngày càng nghiêm ngặt hơn đã ảnh hưởng đến quy mô phát triển các khu vực sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản
Ngoài ra, các hoạt động chăn nuôi, sản xuất nông ngiệp, công nghiệp ở các địa phương trên thượng nguồn sông Tiền và sông Hậu đã tác động xấu đến chất lượng nguồn nước và dẫn đến suy giảm năng suất trong sản xuất nông nghiệp và chất lượng cuộc sống của người dân
1.2 Các tác động chính đến môi trường
- Nước thải và công tác xử lý từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề do nằm xen kẽ trong khu dân cư đang ngày càng trở nên bức xúc, lượng nước thải phát sinh tuy được xử lý nhưng đa phần chưa triệt để, nên nguy cơ ô nhiễm tại các khu vực này khá cao
- Sự phát triển kinh tế, mức sống người dân được nâng cao, nhu cầu về ăn mặc, tiêu dùng ngày càng nhiều hơn, kéo theo sự gia tăng khối lượng chất thải rắn
- Các cơ sở nuôi trồng thủy sản trên địa bàn Huyện chưa thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường vùng nuôi, còn nhiều hộ nuôi thủy sản chưa dành diện tích đất cho công tác xử lý nước thải trước khi đưa ra môi trường theo quy định
và có hộ chưa có nơi chứa bùn thải
- Ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư có nhiều tiến bộ, tuy nhiên vẫn còn một bộ phận người dân có ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường chưa tốt, còn những biểu hiện và hành vi gây ô nhiễm môi trường, vứt rác bừa bãi không đúng nơi quy định, vứt rác xuống sông, rạch
- Hiện tượng ô nhiễm môi trường cục bộ, mang tính tức thời vẫn còn diễn
ra tại một số nhà máy, cơ sở sản xuất do công trình xử lý môi trường gặp sự cố; một số cơ sở sản xuất chưa thực hiện đúng và đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường đã đăng ký và các quy định của Luật bảo vệ môi trường quy định
II Báo cáo công tác bảo vệ môi trường
1 Hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường
- Hiện trạng và chất lượng môi trường đất:
Trang 3Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2021, tổng diện tích đất tự nhiện toàn huyện là 24.758 ha, chiếm 7,3% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, gồm 13 đơn vị hành chính, trong đó xã có diện tích tự nhiên lớn nhất là xã Bình Thạnh Trung
(3.120,8 ha), thị trấn Lấp Vò có diện tích tự nhiên nhỏ nhất (452,4 ha)
Hiện nay vấn đề quan trắc môi trường đất chỉ mới được quan tâm chú trọng trong công tác bảo vệ môi trường Theo kết quả phân tích chất lượng đất trong năm 2021 cho thấy, tất cả các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 03-MT:2015/BTNMT
- Hiện trạng chất lượng nguồn nước mặt:
Địa bàn huyện Lấp Vò được sử dụng nguồn nước ngọt dồi dào từ hai con sông chính là sông Tiền và sông Hậu chạy gần như song song từ Tây Bắc xuống
Đông Nam dài trên 31 km trên địa bàn huyện (sông Tiền dài 20km, sông hậu dài
11km), cùng với hệ thống các sông rạch tự nhiên (sông Xáng Lấp Vò, rạch Đất Sét,…) và các kênh trục chính (kênh Thầy Lâm, kênh 11, kênh Mương Trâu,…)
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của chế độ thủy văn trong vùng nên lượng nước mặt
phân bổ không đều cả về lưu lượng và chất lượng nước giữa các mùa (mùa kiệt,
mùa lũ) trong năm Toàn huyện có 06 trạm cấp nước mặt với quy mô vừa và nhỏ
lấy nước từ các sông lớn, các trạm thực hiện đăng ký khai thác nguồn nước và đều thực hiện định kỳ quan trắc chất lượng nước theo quy định
Nguồn nước mặt ở Lấp Vò bị tác động bởi rất nhiều nguồn gây ô nhiễm như: Khai thác khoáng sản, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản trên sông, kênh rạch Một tác động khác là sự hình thành các cụm công nghiệp Mặc dù các cụm công nghiệp ở Lấp Vò đang trong giai đoạn phát triển, các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất vẫn còn phân tán chưa được tập trung nên chất thải chưa qua xử lý hay xử lý không triệt để là nguyên nhân tác động lớn đến chất lượng nguồn nước mặt Bên cạnh đó, hệ thống thoát nước sinh hoạt từ nông thôn đến
đô thị chưa được quy hoạch và định hướng xử lý Rác thải, xác súc vật chết thải trực tiếp ra các sông, kênh rạch làm cho nguồn nước mặt trên một số sông, kênh rạch bị nhiễm bẩn Ngoài ra, việc sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật quá mức trong sản xuất nông nghiệp cũng là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng nguồn nước bị suy giảm
Nhằm đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt tại huyện Lấp
Vò, Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo ngành chuyên môn thực hiện lấy mẫu và phân tích chất lượng nước mặt trên sông Tiền, sông Hậu và một số kênh rạch trên địa bàn huyện Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt cho thấy chất lượng nguồn nước tại một số vị trí quan trắc đã có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ thông qua hàm lượng COD và BOD5 có trong nước mặt (kết quả có 16/16 điểm quan trắc có hàm
lượng COD và 16/16 điểm có hàm lượng BOD5 vượt giới hạn cho phép so với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08-MT:2015/BTNMT nhiều lần) Bên cạnh đó, chất lượng nguồn nước bị ô nhiễm còn được thể hiện
qua thông số tổng dầu mỡ, Coliform, Ecoli đều vượt so với giới hạn cho phép Tuy nhiên mức độ vượt quy chuẩn môi trường không có nhiều biến động so với năm 2021
Trang 4- Hiện trạng chất lượng nguồn nước ngầm
Hiện nay, nguồn nước ngầm ở Lấp Vò chưa được khai thác nhiều ở quy
mô công nghiệp Rãi rác ở các khu vực nông thôn, người dân sử dụng các giếng khoan để khai nước dưới đất phục vụ cho cấp nước sinh hoạt Theo đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước ngầm tại các giếng khoan trên địa bàn
huyện thì chất lượng nước ngầm (giếng khoan tầng nông) tại 08 vị trí cho thấy
không ổn định và đang bị ô nhiễm Ở một số điểm quan trắc, kết quả cho thấy các thông số Cl, Coliform, Sắt, Amoni đều vượt gấp nhiều lần so với giới hạn cho phép của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm QCVN 09-MT:2015/BTNMT Đối với các giếng khoan thuộc các trạm cung cấp nước sạch nông thôn hoặc các giếng khoan tầng sâu thì chất lượng nước tại các vị trí này còn rất tốt, đảm bảo đáp ứng đủ điều kiện để khai thác và cung cấp nước sạch cho người dân sử dụng Tuy nhiên, về lâu dài theo Kế hoạch của UBND Tỉnh sẽ chuyển đổi khai thác từ nguồn nước ngầm sang nguồn nước mặt
- Hiện trạng chất lượng môi trường không khí
Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật Trên địa bàn huyện Lấp Vò, có các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí sau: Nguồn thải ô nhiễm không khí do hoạt động công nghiệp; ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông vận tải; ô nhiễm không khí do các hoạt động xây dựng; ô nhiễm không khí do hoạt động sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp
Qua kết quả quan trắc tại 25 điểm quan trắc cho thấy chất lượng môi trường không khí trên địa bàn huyện còn khá tốt, hầu hết các thông số quan trắc như CO, NO2, SO2, bụi lơ lửng đều nằm trong giới hạn cho phép của Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về môi trường không khí xung quanh
Trên địa bàn huyện không có khu bảo tồn, di sản thiên nhiên, các loại nguy cấp, quý hiếm và loại đặc hữu theo quy định cần được bảo tồn
2 Tình hình và kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường
2.1 Ban hành các văn bản hướng dẫn, quy chế, quy ước, hương ước về bảo vệ môi trường
Ngay từ đầu năm 2022, Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành các Chương trình, Kế hoạch và các văn bản về bảo vệ môi trường gồm Kế hoạch thực hiện công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước và bảo vệ môi trường; Kế hoạch hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6 gắn với lễ phát động ra quân chiến dịch tình nguyện hè năm 2022 Ngoài ra, về phía ngành chuyên môn cũng đã ban hành nhiều văn bản thuộc lĩnh vực chuyên môn để điều hành, quản lý trong lĩnh vực môi trường
2.2 Tổ chức thực hiện các quy định pháp luật, kết quả thanh tra, kiểm tra, thủ tục hành chính về bảo vệ môi trường
a Thanh tra, kiểm tra môi trường, tài nguyên nước, khoáng sản: Triển
khai thực hiện Kế hoạch số 58/KH-UBND ngày 01 tháng 3 năm 2022 của Ủy
Trang 5ban nhân dân huyện Lấp Vò thực hiện công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước, bảo vệ môi trường và khoáng sản năm 2022 trên địa bàn huyện Lấp Vò Phòng chuyên môn đã xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra tài nguyên nước, môi trường, khoáng sản trên địa bàn huyện Qua đó, đã tổ chức kiểm tra tổng số 78 cơ
sở (trong đó, kiểm tra môi trường: 63 cơ sở; tài nguyên nước 12 cơ sở; khoáng sản:
03 cơ sở)
b Thủ tục tục hành chính về bảo vệ môi trường: tính đến ngày 30/12/2022, UBND Huyện đã xác nhận được 03 Kế hoạch bảo vệ môi trường và cấp 08 Giấy phép môi trường, tổng số cơ sở được đăng ký thủ tục môi trường là 762 cơ sở, doanh nghiệp, đạt tỷ lệ 100%
2.3 Tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường
Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường luôn được thực hiện thường xuyên Trong năm 2022, Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường tổ chức triển khai các văn bản lĩnh vực tài nguyên và môi trường đến các Ban, Ngành huyện và Ủy ban nhân dân xã, thị trấn Phối hợp cùng Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức tập huấn công tác chuyên môn về môi trường cho cán bộ, công chức phụ trách lĩnh vực môi trường Phối hợp cùng Hội Liên Hiệp phụ nữ huyện tuyên truyền về phòng, chống tác hại nhựa cho Hội viên phụ nữ toàn huyện Ngoài ra, lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường định kỳ còn tham gia các chương trình do Đài Truyền thanh huyện tổ chức như: Đồng hành cùng nhân dân, đối thoại cùng chính quyền; chương trình tam nông; Tư vấn pháp luật…
Bên cạnh đó, chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan trong thực hiện tuyên truyền vận động thực hiện công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu Hàng năm đều tổ chức hưởng ứng các ngày lễ, kỷ niệm về môi trường
(Ngày Môi trường thế giới 5/6, Tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường 29/4 – 06/5, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn (Tuần thứ 3 tháng 9 hằng năm), Tết trồng cây 19/5, Ngày Nước Thế giới 22/3, Giờ Trái đất…) các Ban, Ngành, đoàn
thể, địa phương đồng loạt triển khai các hoạt động như: Mitting, diễu hành, ra quân làm tổng vệ sinh, trồng cây, thả cá, tăng cường các buổi tọa đàm, tuyên truyền, tổ chức hội thi… thu hút sự quan tâm, tham gia của các cấp, tầng lớp dân cư, cộng đồng trong xã hội
2.4 Kiểm soát nguồn ô nhiễm
Tình hình ô nhiễm môi trường diễn biến ngày càng phức tạp và có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, hầu hết nguồn phát sinh ô nhiễm chủ yếu tập trung vào các cơ
sở chế biến thủy sản, chế biến phụ phẩm thủy sản,… chất thải, nước thải chưa có biện pháp thu gom và xử lý triệt để hoặc không xử lý mà thải trực tiếp vào nguồn nước mặt; các cơ sở nhà máy xay xát, lò sấy lúa chưa được bao che kín làm phát sinh khói, bụi gây ô nhiễm môi trường gây bức xúc trong nhân dân…
Năm 2022, tình hình ô nhiễm môi trường tuy đã được kiểm soát nhưng từng lúc từng nơi còn diễn biến phức tạp, hầu hết nguồn phát sinh ô nhiễm trên địa bàn huyện chủ yếu tập trung vào các cơ sở chế biến thủy sản, chế biến phụ
Trang 6phẩm thủy sản, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản… chất thải, nước thải chưa
có biện pháp thu gom và xử lý triệt để hoặc không xử lý mà thải trực tiếp vào nguồn nước mặt; các cơ sở nhà máy xay xát chưa được bao che kín làm phát sinh khói, bụi gây ô nhiễm môi trường Những nguồn gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là:
- Nước thải sinh hoạt: Hầu hết nước thải sinh hoạt của hộ gia đình, cá
nhân đều chưa qua xử lý, phần lớn là được xử lý qua các bể tự hoại, sau đó thải trực tiếp ra ao hồ rồi ra sông rạch Tuy nhiên đáng quan tâm là nước thải của các cụm tuyến dân cư và khu trung tâm xã, các chợ do nguồn vốn có hạn, quá trình đầu tư các khu dân cư chưa đầu tư hệ thống thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt riêng biệt cũng như chưa được đầu tư hệ thống xử lý nước thải, chỉ thải trực tiếp qua các cống thoát nước sau đó thoát ra các sông, kênh, rạch trên địa bàn huyện Một số sông, rạch đang bị ô nhiễm cao từ hoạt động này là rạch Cái Dâu, sông Định Yên,… (chất lượng môi trường không có nhiều thay đổi so với kết quả quan trắc môi trường năm 2021)
- Một nguồn khác là nước thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp thải trực tiếp ra kênh rạch Đây là nguồn ô nhiễm mang tính nguy hiểm do mang nhiều chất độc hại từ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các tàn dư trong nông nghiệp
để lại Không những là gây ô nhiễm nguồn nước mà nó còn tiềm ẩn gây ô nhiễm, thoái hóa đất sản xuất rất cao
- Nguồn nước thải từ hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản: Đa số các hộ chăn nuôi với quy mô vừa, nhỏ đều có đầu tư hệ thống xử lý chất thải, tuy nhiên vẫn còn một số hộ chưa đầu tư hệ thống xử lý, nhất là các hộ chăn nuôi dạng nhỏ lẻ Đáng chú ý là các hộ chăn nuôi vịt đàn với quy mô lớn chưa đầu tư chuồng trại đúng quy cách và thường xuyên chạy đồng, các hộ chăn nuôi trồng thủy sản dạng xen canh không đầu tư khu vực xử lý nước thải mà thải trực tiếp ra kênh rạch trong quá trình xử lý nước và sau khi thu hoạch Đây cũng là nguồn góp phần không nhỏ gây ô nhiểm môi trường cục bộ tại một thời điểm nhất định
- Nguồn gây ô nhiễm từ chất thải rắn: Trên địa bàn huyện hiện nay đã thực hiện tốt công tác xã hội hóa thu gom rác thải nên không còn tình trạng ứ đọng rác nơi công cộng Tuy nhiên, việc thu gom rác thải tại các khu vực đô thị, khu vực chợ và dọc theo các tuyến đường xe thu gom rác chuyên dụng có thể đi lại được, tỷ lệ thu gom những khu vực này đạt khá cao Riêng các khu vực nông thôn, tỷ lệ thu gom tính theo hộ dân có tăng nhưng mức độ chưa cao (đạt trên 60%, tăng so với năm 2020), đa phần rác thải được người dân tự xử lý bằng nhiều cách khác nhau như: chôn lấp khu đất trống hay tự đốt rác
- Ngoài các nguồn gây ô nhiễm trên địa bàn huyện còn có các nguồn gây
ô nhiễm khác như: Ô nhiểm tiếng ồn và không khí do hoạt động từ các phương tiện lưu thông của xe cơ giới qua tuyến Quốc lộ và Tỉnh lộ, hoạt động của các doanh nghiệp vật liệu xây dựng, nhà máy xay xát, lò sấy và quá trình phát triển
đô thị làm gia tăng chất thải rắn và nước thải sinh hoạt Hiện tại các nguồn này không lớn, nhưng về lâu dài các nguồn này sẽ có xu hướng gia tăng
Trang 7- Công tác bảo vệ môi trường tại làng nghề:
Trên địa bàn huyện có 12 làng nghề được công nhận, bao gồm Làng nghề dệt chiếu tập trung ở các xã Định Yên và Định An, Làng nghề sản xuất chổi lông gà ở xã Bình Thành, Làng nghề đan bội, đan lưới xã Long Hưng
B, Làng nghề đan thúng, rỗ ấp Vĩnh Lợi xã Vĩnh Thạnh Tổng số hộ tham gia là 1.597 hộ gồm: làng nghề chổi lông gà – xã Bình Thành (136 hộ); làng nghề đan lưới – Long Hưng B (46 hộ); làng nghề đan bội - xã Long Hưng B (138 hộ); làng nghề dệt chiếu - xã Định Yên (654 hộ); làng nghề diệt chiếu –
xã Định An (588 hộ); làng nghề dan thúng, rỗ - xã Vĩnh Thạnh (35 hộ) Các Làng nghề này đều được phê duyệt Phương án bảo vệ môi trường theo quy định, bao gồm: Quyết định số 1365/QĐ-UBND.HC ngày 18/12/2018 phê duyệt phương án bảo vệ môi trường làng nghề đan bội; Quyết định số 1366/QĐ-UBND.HC ngày 18/12/2018 phê duyệt phương án bảo vệ môi trường làng nghề đan lưới; Quyết định số 1403/QĐ-UBND.HC ngày 27/12/2018 phê duyệt phương án bảo vệ môi trường làng nghề dệt chiếu xã Định An; Quyết định số 852/QĐ-UBND.HC ngày 19/10/2020 phê duyệt phương án bảo vệ môi trường làng nghề sản xuất chổi lông gà; Quyết định số 941/QĐ-UBND.HC ngày 13/11/2020 phê duyệt phương án bảo vệ môi trường làng nghề dệt chiếu xã Định Yên; Quyết định số 1030/QĐ-UBND.HC ngày 16/12/2020 phê duyệt phương án bảo vệ môi trường làng nghề đan thúng, rỗ ấp Vĩnh Lợi – xã Vĩnh Thạnh
Công tác xử lý chất thải (chất thải rắn và nước thải) đã triển khai thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường như: làng nghề chiếu tái
sử dụng phần loại bỏ để làm nguyên liệu chất đốt nồi nhuộm, nấu ăn sinh hoạt gia đình; chổi lông gà: chất thải được tái sử dụng để uốn thẳng cán chổi; làng nghề thớt chất thải thu gom làm nguyên liệu chất đốt… Qua đó, các làng nghề đã triển khai thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động; giảm thiểu mức độ tác động đến môi trường xung quanh Thời gian tới, tiếp tục tuyên truyền vận động các hộ gia đình tham gia thực hiện thu gom rác thải sản xuất, rác thải sinh hoạt đối với khu vực làng nghề
- Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh có trạm quan trắc tự động, liên tục truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định: trên địa bàn Huyện không có cơ sở thực hiện quan trắc môi trường tự động
(Kèm theo số liệu các nguồn ô nhiễm chi tiết tại Phụ lục I)
2.5 Quản lý chất thải và phế liệu
a) Quản lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH)
Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện trung bình khoảng 109 tấn/ngày, trong đó chất thải rắn sinh hoạt là 98,5 tấn/ngày; rác thải công cộng là 10,84 tấn/ngày; tính theo khu vực đô thị và
Trang 8nông thôn khối lượng rác thải khu vực đô thị khoảng 36 tấn/ngày, rác thải nông thôn là khoảng 73 tấn/ngày
Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý khoảng 77
tấn/ngày (đạt tỷ lệ 70%) Đối với các hộ gia đình tại vùng nông thôn, vùng
sâu, vùng xa chưa có xe thu gom rác đến để thu gom thì thực hiện xử lý chất thải sinh hoạt theo hướng dẫn của chính quyền địa phương bằng cách phân loại, đào hố chôn lấp, ủ phân hữu cơ (hình thức hố rác di động) trong khuôn viên đất tại hộ gia đình với khoảng 25.341 người, xử lý khối lượng ước khoảng 13,81 tấn/ngày Nâng tổng lượng rác thải sinh hoạt được thu gom,
xử lý khoảng 90,81 tấn/ngày, đạt tỷ lệ 83,31% Mạng lưới thu gom các tuyến đường 12/12 xã, thị trấn trên địa bàn huyện
Trên địa bàn Huyện có 01 đơn vị dịch vụ hoạt động trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển rác Công ty Cổ phần Cấp nước và Môi trường đô thị Đồng Tháp thực hiện, 03 phương tiện vận chuyển rác chuyên dụng thu gom (02 xe
10 tấn; 01 xe 05 tấn) Các xã chủ động triển khai thực hiện mô hình thu gom rác thải sinh hoạt vùng nông thôn sau đó tập kết ra điểm cố định và chuyển giao rác thải cho đơn vị thu gom rác của huyện để vận chuyển về khu xử lý rác Hoà Thành, huyện Lai Vung để xử lý chôn lấp hợp vệ sinh
- Các khu xử lý chất thải rắn tập trung: Không có
b) Quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường (CTRCNTT)
Trên địa bàn huyện có 02 cụm công nghiệp: cụm công nghiệp Vàm Cống (18,66ha), cụm Công nghiệp Bắc Sông Xáng (15,38ha), với tổng diện tích 34,04ha Khối lượng rác phát sinh tại các cụm công nghiệp khoảng 25 tấn/năm Đối với khối lượng chất thải rắn từ các cụm công nghiệp, được các Công ty, doanh nghiệp, cơ sở thực hiện thu gom, quản lý và ký kết hợp đồng với đơn vị có chức năng để xử lý theo đúng quy định
c) Quản lý chất thải nguy hại (CTNH)
Chất thải nguy hại phát sinh trên địa bàn chủ yếu như bình ắc quy, bóng đèn điện quang hư hỏng, nhớt thải,… đa số phát sinh nhỏ lẻ tại các hộ gia đình
và được tập trung thu gom tại các cơ sở thu mua phế liệu
Toàn huyện có tổng số 225 giường bệnh, trong đó Trung tâm y tế huyện Lấp
Vò có 160 giường bệnh và 13 trạm y tế với 65 giường bệnh Về chất thải y tế nguy hại, lượng rác thải y tế nguy hại phát sinh toàn huyện khoảng 60 kg/ngày, trong đó chất thải y tế phát sinh từ Trung tâm y tế, Trạm y tế và các phòng khám bệnh tư nhận được thu gom, vận chuyển về Trung tâm y tế huyện để xử lý bằng lò đốt đạt chuẩn
Bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng: Khối lượng bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng phát sinh 206 tấn/năm Qua đó, đã lắp đặt
bể, lu, hố thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng, với tổng
số 530 hố thu gom và 02 kho lưu chứa Tổ chức thu gom, vận chuyển bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng với tầng suất 02 lần/năm và chuyển
Trang 9đến nhà máy xử lý theo quy định Bên cạnh đó, các hộ nông dân thực hiện thu gom, quản lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng và tham gia các chương trình đổi quà do Công ty kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện
d) Quản lý phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất
Trên địa bàn Huyện không có cơ sở nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
(kèm theo số liệu Phụ lục II)
2.6 Xử lý ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường
Xây dựng kế hoạch kiểm kê, kiểm soát bảo vệ chất lượng nước; phục hồi cảnh quan, cải tạo hệ sinh thái các nguồn nước mặt trên địa bàn huyện giai đoạn 2022 –
2025 Qua đó, Tổ chức tuyên truyền khai thác, sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước nước mặt; thống kê, đánh giá giảm thiểu và xử lý nước thải xả vào môi trường nước mặt; Quan trắc, đánh giá chất lượng nước, trầm tích, môi trường thủy sản của nguồn nước mặt ; Công khai thông tin phục vụ quản lý, khai thác và sử dụng nước mặt đối với những khu vực có nguy cơ ô nhiễm môi trường; Xử lý ô nhiễm, cải tạo phục hồi và cải thiện môi trường nước mặt bị ô nhiễm trên địa bàn huyện
Đối với xử lý nước thải khu dân cư tập trung, nước thải sinh hoạt của
hộ gia đình tiếp tục phối hợp Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tổ chức nạo vét, khai thông cống rãnh đối với các khu chợ, dân cư trên địa bàn huyện Đồng thời, tuyên truyền vận động các hộ gia đình thực hiện sử dụng tài nguyên nước tiết kiệm, hiệu quả giảm thiểu phát sinh nguồn nước thải sinh hoạt; bên cạnh đó, thực hiện lồng ghép các dự án hỗ trợ vay vốn xây dựng nhà vệ sinh xử lý nước thải sinh hoạt đảm bảo tiêu chuẩn môi trường trước khi thải vào nguồn tiếp nhận Huyện đang đầu tư xây dựng công trình thu gom và xử lý nước thải tập trung Thị Trấn Lấp Vò, với quy mô công xuất
200 m3/ngày đêm
(Kèm theo số liệu về tình hình phát sinh, thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt trên địa bàn tại Phụ lục III)
2.7 Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
Trong năm 2022, UBND huyện tiếp nhận phản ánh, kiến nghị các vấn đề môi trường 13 đơn phản ảnh, ý kiến kiến nghị Qua đó, đã chỉ đạo các Phòng, ban ngành huyện và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn có liên quan trực tiếp kiểm tra, giải quyết theo quy định của pháp luật, đồng thời có văn bản trả lời đến công dân phản ảnh để biết và giám sát
2.8 Bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên, đa dạng sinh học
Kèm theo số liệu về bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên, đa dạng sinh học tại Phụ lục IV
3 Điều kiện và nguồn lực về bảo vệ môi trường
Trang 10a Nguồn nhân lực: Năm 2022, bộ phận quản lý môi trường của huyện gồm
01 phó trưởng phòng và 01 chuyên viên phụ trách môi trường Đối với cấp xã, có
bố trí 01 cán bộ phụ trách về quản lý môi trường, tuy nhiên hoạt động này chỉ mang
tính chất kiêm nhiệm cùng với các lĩnh vực khác (địa chính, xây dựng, nông
nghiệp) do đó nhiệm vụ bảo vệ môi trường ở cấp xã từng lúc, từng nơi chưa đảm
bảo theo yêu cầu về số lượng và chất lượng
b Nguồn lực tài chính chi cho hoạt động bảo vệ môi trường năm 2022 là
05 tỷ đồng, trong đó, chi các hoạt động như: thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt 4,5 tỷ đồng; còn lại sử dụng kiểm tra xử phạt hành chính môi trường, tài nguyên nước, khoáng sản; thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật; các hoạt động khác
4 Đánh giá chung
Nhìn chung, ý thức bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và người dân trên địa bàn huyện từng bước được nâng lên Công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từng bước đi vào chiều sâu Tuy nhiên, quá trình thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện vẫn còn một số tồn tại, khó khăn như:
Công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường còn lồng ghép cùng với nhiều chương trình khác dẫn đến nội dung tuyên truyền chưa đi vào chiều sâu; Tập quán sinh hoạt, thói quen sản xuất của một bộ phận người dân còn hạn chế cần phải tác động thường xuyên, lâu dài mới có thể thay đổi nhận thức, hành vi về bảo vệ môi trường;
Tình trạng đổ, vứt chất thải trong sản xuất nông nghiệp (nuôi trồng thủy
sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm) ở các hộ gia đình cá nhân, cơ sở sản xuất nhỏ
lẻ, mặc dù được tuyên truyền, vận động nhưng ý thức của một bộ phận người dân vẫn còn thờ ơ, lén xả thải gây ô nhiễm môi trường ra nguồn tiếp nhận; Công tác quản lý, giám sát các nguồn thải phát sinh từ các doanh nghiệp chưa được quản lý chặt chẽ, từng lúc từng nơi vẫn còn xảy ra tình trạng doanh nghiệp lén xả chất thải, khí thải, nước thải chưa qua xử lý ra môi trường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường sống xung quanh
5 Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp bảo vệ môi trường trong thời gian tới 5.1 Phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm về bảo vệ môi trường
- Đẩy mạnh tuyên truyền công tác bảo vệ môi trường bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó đặc biệt quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường tại khu vực nông thôn, nhất là công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt và nước thải từ hoạt động nuôi trồng thủy sản Theo dõi, quản lý chặt chẽ hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải tại bãi rác tập trung của huyện tránh gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh;
- Duy trì việc hướng dẫn lập thủ tục bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đạt 100 % cơ sở; Tiếp tục thực hiện mô hình thu gom, xử lý vỏ chai, bao bì thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp để
xử lý đúng quy định về quản lý chất thải nguy hại;