1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo tìm hiểu về đất nước nhật bản

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổng quan về Nhật Bản
Tác giả Nhóm Sinh Viên
Trường học Trường Đại học [Tên trường đại học cần được bổ sung]
Chuyên ngành [Tên chuyên ngành cần được bổ sung]
Thể loại Báo cáo tìm hiểu
Năm xuất bản [Năm cần được bổ sung]
Thành phố [Tên thành phố cần được bổ sung]
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,84 MB

Nội dung

Quốc gia này nằm bên rìa phía Đông của biển Nhật Bản và biểnHoa Đông, phía Đông giáp Thái Bình Dương, phía Tây giáp với biển Nhật Bản.Nhật Bản là một phần của vành đai lửa và trải dài tr

Trang 1

NỘI DUNG

I Tổng quan về Nhật Bản

1 Vị trí địa lý

Nhật Bản là một quốc gia và đảo quốc có chủ quyền nằm ở phía Đông khu vực Đông Á Quốc gia này nằm bên rìa phía Đông của biển Nhật Bản và biển Hoa Đông, phía Đông giáp Thái Bình Dương, phía Tây giáp với biển Nhật Bản Nhật Bản là một phần của vành đai lửa và trải dài trên một quần đảo bao gồm

6852 đảo nhỏ ( tổng diện tích 377.975km2) - trong đó gồm có 4 đảo lớn: Hokkaido, Honshu, Shikoku và Kyushu và nhiều đảo nhỏ khác Bờ biển chia cắt mạnh tạo nhiều vũng, vịnh kín thuân lợi cho tàu bè trú ngụ và xây dựng các hải cảng Với vị trí đó biển là nhân tố tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Nhật Bản và là con đường giao thông thuận lợi để giao lưu với các châu lục

2 Địa hình

Xét về địa hình của Nhật Bản, phần lớn 70-80% là núi-núi không cao lắm

Nhắc tới Nhật Bản người ta nghĩ ngay tới đỉnh núi Phú Sĩ với độ cao lên tới 3776m Đây là đỉnh núi cao nhất ở Nhật Ngoài ra, đan xen giữa các núi là các cao nguyên, bồn địa và hệ thống sông, suối, hồ, thác nước Mặc dù các con sông không lớn nhưng nhờ có sự ảnh hưởng từ các núi lửa ngầm đã tạo ra rất nhiều suối nước nóng có lợi cho con người Đây là một trong những nét nổi bật nhất ở Nhật Suối nước nóng thiên nhiên ban tặng không chỉ là nơi thư giãn, đồng thời

có công dụng chữa bệnh tuyệt vời

Theo các nhà địa chất, Nhật Bản nằm trên vùng mỏng của vỏ Trái Đất, là khu vực mà các hoạt động núi lửa đã xảy ra từ thời kỳ Tân sinh vẫn còn tiếp diễn cho đến nay , nên Nhật Bản thường bị động đất, sóng thần Ngoài ra người dân Nhật Bản còn bị đe dọa bởi các thiên tai khác như: bão, sóng thần, bão tuyết,… Nhật Bản có bờ biển dài 29.751 km Bờ biển phía Đông lồi lõm hơn bờ biển phía Tây do sự xâm thực dữ dội của sống biển và bão Tuy nhiên, vùng biển khúc khuỷu nhất nằm ở phía Tây của đảo Kyushu Trong vùng biển ở phía Đông Nhật Bản, có hai dòng biển là dòng biển nóng Kuro Shivo, xuất phát từ dòng biển nóng ở bắc xích đạo và dòng biển lạnh Oya Shivo xuất phát từ bắc băng dương chảy về từ nam Hai dòng biển này gặp nhau ở ngoài khơi đảo Honshu tạo nên môi trường thuận lợi do đó đã giúp ngành ngư nghiệp của Nhật Bản phát triển vượt bậc

3 Khí hậu

Lãnh thổ Nhật Bản nằm trên các vĩ độ từ 22 độ 25'-45 độ 33' Bắc (kể cả một

số đảo nhỏ) kéo dài theo hướng Bắc-Nam hơn 3800km Dọc theo ven biển phía

Trang 2

Đông có các dòng hải lưu nóng lạnh đi qua đã ảnh hưởng trực tiếp đến khí hậu làm cho khí hậu Nhật Bản chịu ảnh hưởng của gió mùa, hải dương, dòng biển Đặc điểm khí hậu nổi bật nhất ở bán đảo Nhật Bản là phạm vi thay đổi nhiệt độ hằng năm rất rộng và lượng mưa rất lớn Tuy nhiên vì tính chất phức tạp của cấu tạo đất nên đã có nhiều sự chênh lệch giữa các vùng trong các mùa , thay đổi từ Bắc xuống Nam (ôn đới và cận nhiệt)

Vào mùa đông gió mùa Tây Bắc xuất phát từ vùng áp cao Siberia châu Á có đặc tính lạnh, khô nhưng qua biển Nhật Bản đã trở nên ẩm, gặp các dãy núi theo hướng bắc nam ở trung tâm các đảo tạo nên mưa cho vùng bờ biển phía Tây Nhật Bản Vào mùa hè, gió mùa đông nam từ Thái Bình Dương thổi về vùng áp thấp ở Iran châu Á, nóng ẩm tạo mưa nhiều trên khắp quần đảo Nhật Bản

Do quần đảo Nhật Bản trải dài theo hướng bắc nam, nên khí hậu Nhật Bản thay đổi theo từng miền Miền Bắc có khí hậu ôn đới lạnh và miền nam có khí hậu ôn đới ấm (cận nhiệt đới) Dòng biển lạnh Oya Shivo làm cho mùa đông ở miền bắc Nhật Bản thêm lạnh lẽo, còn dòng biển nóng Kuro Shivo làm cho khí hậu miền nam ấm áp hơn Nhiệt độ trung bình hằng năm từ 5độ C ở Nemuro (đảo Hokkaido) đến 16độC ở Okinawa (miền nam Nhật Bản) Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất ( tháng 1): -10 C ở miền bắc, +18C ở miền nam, còn mùa hè: 17C – 27C Lượng mưa trung bình hằng năm từ 1000 – 2500mm, có nơi

3000 – 4000mm như ở Hokkaido (3800mm) Mưa thuyết có nhiều vùng ở miền bắc Nhật Bản, nhưng thình thoảng mới có ở Tokyo

4 Tài nguyên

Nhắc đến Nhật Bản ta lại nhớ ngay đến đất nước có hoa anh đào nổi tiếng, đất

nước biết đến với tên gọi “ Đất nước mặt trời mọc” Nơi có núi Phú Sĩ cao 3776m, với văn hóa đặc sắc đa dạng với con người thân thiện, hiếu khách, với khoa học tiên tiến Không chỉ dừng lại ở đó, tài nguyên thiên nhiên nơi đây cũng rất đa dạng, phong phú, li kì mà tạo hóa đã ban cho vùng đất này

Về sinh vật ở Nhật Bản mang đến một đa dạng sinh học động và thực vật phong phú, được ảnh hưởng bởi địa hình, khí hậu và văn hóa đặc biệt của quốc gia này

Đa dạng động vật nhỏ: Nhật Bản là quê hương của nhiều loài động vật nhỏ, như gấu nhỏ (tengu-guma), và nhiều loài loài động vật khác có kích thước nhỏ phù hợp với môi trường núi rừng và đồng cỏ

-Gấu Nhật Bản: Gấu xám Nhật Bản, còn được biết đến với tên gọi "Ursus thibetanus japonicus," là một loài gấu nhỏ và là một trong những biểu tượng quan trọng trong văn hóa và truyền thuyết Nhật Bản

Trang 3

-Linh Dương Shika: Linh dương sika, hay "Shika" trong tiếng Nhật, là một loài linh dương phổ biến ở Nhật Bản Chúng thường xuất hiện trong các khu vực núi rừng và thậm chí có thể thấy trong các thành phố lớn

-Vịt Mandarin Nhật Bản: Vịt Mandarin Nhật Bản (Aix galericulata), được biết đến trong tiếng Nhật là "Oshidori," là một loài vịt mang hình dáng đẹp mắt và

đa sắc màu, thường xuyên xuất hiện trong các khu vực nước ngọt

-Sinh Vật Biển Đông: Với hơn 29,000 km bờ biển, Nhật Bản có nhiều loài cá biển phong phú, bao gồm cá ngừ, cá hồi, cá mú và nhiều loài khác Cá ngừ là một trong những nguồn thực phẩm biển quan trọng của Nhật Bản

-Các Loài Cây Độc Đáo: Nhật Bản có nhiều loài cây độc đáo, như hoa anh đào (sakura), một biểu tượng nổi tiếng của quốc gia, và nhiều loại cây và thực vật khác như bonsai

-Sinh Vật Biển Đặc Hữu: Các hòn đảo và vùng biển xung quanh Nhật Bản là nơi sống của nhiều loài động vật biển đặc hữu, bao gồm cả cá voi và cá heo -Công Viên Quốc Gia và Khu Bảo Tồn: Có nhiều công viên quốc gia và khu bảo tồn được thiết lập để bảo vệ và duy trì sinh quyển tự nhiên, như Vườn quốc gia Shiretoko và Công viên quốc gia Fuji-Hakone-Izu

=> Tính đa dạng sinh học của Nhật Bản đã tạo nên một môi trường tự nhiên độc đáo và là nơi cư trú cho nhiều loài sinh vật đặc biệt

Nhật Bản quốc đảo với khoảng 70% diện tích là đồi núi vì vậy diện tích đồng bằng Nhật Bản khá nhỏ hẹp, chỉ bao gồm 1 phần diện tích nhỏ rìa lãnh thổ, ven các biển và đại dương Đất đai của Nhật Bản hạn chế về cả số lượng , chất lượng và diện tích Với sông ngòi ngắn, dốc đất phù sa của Nhật Bản nhiều cát không phù hợp để trồng lúa nước nhưng lại phù hợp trồng các cây công nghiệp lâu năm

Tiếp đến là đất đồi núi ( đất feralit ) của Nhật Bản chiếm diện tích lớn nhất gây khó khăn cho ngành nông nghiệp của quốc gia này, nhưng người Nhật Bản đã

sử dụng đất một cách vô cùng hợp lý bằng cách trồng rừng phát triển lâm nghiệp xem lẫn trồng cây ăn quả và trồng cây lâu năm

Với những khó khăn như vậy gần như tạo hóa đã quay mặt đi với Nhật Bản nhưng họ đã biết tận dụng và biến nó trở thành lợi thế Họ đã biến đất đồi núi trở thành các ruộng bật thang, dùng đất đồi núi trồng chè Bên cạnh đó họ còn biến những thửa ruộng truyền thống thành các danh lam thắng cảnh bằng cách tạo nên những điểm nhấn riêng biệt với bức tranh khổng lồ trên mặt lúa trang bị

Trang 4

thêm hệ thống đèn led trên những ruộng bậc thang tạo nên khung cảnh tuyệt vời

Hình: Cánh đồng lúa Shiroyone Senmaida.

Đất đai Nhật Bản tuy nghèo nàn nhưng cư dân ở đất nước mặt trời mọc đã biết biến các khó khăn trở thành thuận lợi và sự cố gắng của người Nhật đáng để chúng ta học hỏi và áp dụng vào nền nông nghiệp của Việt Nam với những thuận lợi mà tạo hóa đã ban cho

5 Sông ngòi

Trang 5

Về sông ngòi Nhât Bản được biết đến bởi sông ngắn, dốc nhưng có lưu lượng

lớn Đó là những đặc điểm đặc trưng của sông ngòi Nhật Bản Sông ngòi Nhật

Bản chủ yếu có giá trị về thủy điện Những nhà máy thủy điện nơi đây thường có quy mô vừa và nhỏ Bên cạnh

đó, nó còn có giá trị về tưới tiêu và du lịch Khi kể đến thuận lợi thì ta lại nhắc

đến những hạn chế khó khăn của những con sông đó là vào mùa hè thì những con sông nhỏ, ngắn dẫn đến tình trạng thiếu nước cung cấp cho sản xuất, sinh hoạt.Con sông đầu tiên phải nhắc đến Kurobe Sp9ông Shinano dài 367 km nhất nước Nhật Bản Nó bồi đắp cho đồng bằng Niigata màu mỡ và rất thích hợp trồng lúa Nó chạy qua thành phố Niigata, một phong cảnh nhìn trên cao tuyệt đẹp Ở đây, ta còn biết đến đó là nơi du thuyền nổi tiếng giúp cho sự phát triển mạnh về du lịch cũng như làm ăn kinh tế

Tiếp đến là sông Tone, sông

Ishikari, sông Teshio, sông

Kitakami, Đặc biệt sông Tone

có chiều dài thứ 2 và lưu vực rộng

lớn hàng thứ nhất Nhật Bản, đóng

Trang 6

vai trò quan trọng với hoạt động kinh tế của vùng thủ đô Tokyo – Tone là 1 trong những sông tiêu biểu của nước Nhật

Hình: Tone – River.

Nhắc đến Nhật Bản là nhắc đến các mạch suối nước nóng tự nhiên từ địa hình núi lửa của mình Đó cũng là lợi thế thu hút, hấp dẫn khách du lịch góp phần tăng trưởng về du lịch cũng như kinh tế Một số địa điểm suối nước nóng nổi tiếng và thu hút khách du lịch như: Yufuin Onsen, Hakone, Kusatsu, Kurokawa,

II Đặc điểm kinh tế-xã hội của Nhật Bản

1 Đặc điểm dân cư

Nhật Bản là một quốc gia đông dân, chiếm khoảng 1,68% dân số thế giới Nhật Bản đứng thuộc top 11 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước,

Trang 7

vùng lãnh thổ Năm 2021 dân số Nhật Bản khoảng 125 triệu người và là một trong những quốc gia có đô thị hóa và mật độ dân số cao nhất Mật độ dân số của Nhật Bản là 344 người/km2 trên tổng diện tích là 377.930km2, trong đó có đến 91,87% dân số sống ở thành thị, các dải đồng bằng ven biển chủ yếu ở phía

bờ Thái Bình Dương của các đảo Honshu và Shikoku (theo thống kê năm 2009)

Tỷ lệ dân thành thị cao ở Nhật Bản đã và đang trở thành một trong những vấn

đề quan trọng nhất đối với xứ sở Mặt Trời mọc này Tuy nhiên, sự tập trung dân

cư ở các đô thị lớn đã dẫn đến tình trạng quá tải dân số, gây ra nhiều áp lực lớn

về việc làm, nhà ở và giao thông ở những khu vực này

Như chúng ta đã biết, Nhật Bản đạt được tốc độ tăng trưởng dân số cao nhất vào những năm 1970, sau đó, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm mạnh và duy trì

ở mức dưới 1%/năm (có lúc chỉ còn 0,3%/năm) trong suốt những thập niên

1980, 1990 và đầu 2000 Năm 2008, Nhật Bản đạt đỉnh dân số với 128.080.000 người, sau đó dân số liên tục giảm cho đến nay, và dự báo đến 2050, dân số Nhật Bản chỉ còn khoảng 86.740.000 người, đến năm 2100 còn chưa đầy 50 triệu người Nhật Bản sẽ dần chuyển thành xã hội dân số thấp

Theo tính toán của Bộ Y tế Lao động Nhật Bản, từ năm 2010 đến 2060, Nhật Bản sẽ sụt giảm khoảng 1/3 dân số, tức là 41.320.000 người Quy mô giảm này còn lớn hơn toàn bộ dân số vùng Tokyo, Kanagawa, Osaka và tỉnh Aichi cộng lại Dự báo quy mô dân số Nhật Bản vào năm 2060 sẽ thu hẹp bằng quy mô dân

số năm 1950, tức là khoảng 85 triệu người, nhưng nhìn vào cơ cấu dân số lại thấy có sự khác biệt lớn. Cơ cấu dân số già với số lượng người ở nhóm tuổi 0-14t chiếm 13,1% dân số, trong khi đó số lượng người ở nhóm tuổi trên 65 chiếm 22,9% dân số Bên cạnh đó, tuổi thọ trung bình của người Nhật khá cao, nam :78 tuổi, nữ: 85 tuổi, gia tăng tự nhiên lại thấp nên số người già trong dân

cư ngày một tăng, Nhật Bản trở thành một nước thuộc loại dân số già Theo đó chỉ có 64% dân số nằm trong độ tuổi lao động, con số này được dự báo là sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới gây áp lực lớn đến nền kinh tế Nhật Bản dẫn đến việc thiếu hụt lao động…

Như vậy, tốc độ gia tăng dân số chậm ở Nhật Bản diễn ra vào những năm

1975, đặc biệt từ những năm 1990 đến hết thập niên 2000, và từ năm 2008 bắt đầu suy giảm do nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết phải kể đến nguyên nhân hàng đầu là do tỉ suất sinh thấp Bảng sau thể hiện số trẻ em ra đời/tỉ suất sinh thô, số người chết/tỉ suất chết thô và tỉ suất sinh đặc thù (số con trung bình/vòng đời người phụ nữ) ở Nhật Bản từ năm 2003 đến 2019

Trang 8

Qua bảng thống kế trên có thể thấy tỉ suất sinh thô ở Nhật Bản gần như liên tục giảm từ năm 2003 cho đến nay, còn tỉ suất sinh đặc thù cũng luôn ở mức thấp chỉ dưới 1,5 con/ vòng đời người phụ nữ Mặc dù từ những năm 60 xã hội Nhật Bản chuyển mô hình “sinh nhiều tử nhiều” sau chiến tranh sang mô hình

“sinh nhiều tử ít”, làm cho tỉ suất sinh đặc thù lúc này vào khoảng 2,1 con/ vòng đời người phụ nữ Nhưng vào những năm 1971 đến 1974, ở Nhật Bản đã xảy ra hiện tượng bùng nổ dân số lần thứ hai Năm 1974, cú sốc dầu lửa lần thứ nhất

đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Nhật Bản, đưa đến suy nghĩ cần phải

ổn định sự tăng trưởng dân số, không để dân số tăng quá nhanh, vì vậy từ năm

1975, tỉ lệ sinh đặc thù giảm thấp còn dưới 1,9

Trên thực tế, dân số đông là một lợi thế cho Nhật Bản khi tạo ra 1 thị trường tiêu thụ lớn Người dân Nhật Bản cần cù, làm việc tích cực với ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm rất cao, đầu tư cho giáo dục cũng là động lực cho phát triển kinh tế Tuy nhiên, việc dân số đông đồng thời già hóa là một thách thức: tình trạng già hóa dân số đã trở thành một trong những vấn đề mà Nhật Bản đang phải đối mặt Hiện tại số người từ 65t trở lên chiếm tỷ lệ khá cao ở Nhật, trong khi đó số người trong độ tuổi từ 14 tuổi trở xuống tiếp tục có xu hướng giảm mạnh Dân số già tạo áp lực lớn lên hệ thống phúc lợi xã hội và yêu cầu sự đầu tư đáng kể vào dịch vụ chăm sóc sức khỏe và phục vụ người cao tuổi cũng như gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn lao động trong tương lai Chính vì vậy, nhằm giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn lao động, Nhật Bản cần đẩy mạnh công tác tuyển dụng nguồn lao động nước ngoài sang Nhật làm việc từ lao động phổ thông đến lao động có trình độ chuyên môn cao

Trang 9

2 Đặc điểm về xã hội Nhật Bản

- Nền văn hóa truyền thống và hiện đại: Nhật Bản là một đất nước có nền văn hóa phong phú và đa dạng, kết hợp giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại Sự kính trọng về truyền thống, gia đình và đạo đức vẫn rất quan trọng, song cũng

có sự thú vị và sáng tạo từ các xu hướng và công nghệ mới Toàn cầu hóa sẽ tiếp tục là xu thế trong những năm tới, đặc biệt là văn hóa Nhật Bản Mặc dù người Nhật luôn có ý thức giữ gìn nền văn hóa truyền thống, giữ gìn sự “thuần chủng” của dân tộc Thế nhưng, xu thế quốc tế hóa vẫn là xu thế tất yếu đối với

sự phát triển của nước Nhật

-Hình thức sống: Với mật độ dân số cao, Nhật Bản có một môi trường sống đô thị phát triển và hiện đại Các thành phố lớn như Tokyo, Osaka và Kyoto là trung tâm của văn hóa, kinh tế và công nghiệp Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra các vấn đề về áp lực môi trường và không gian sống cho đất nước này Gia đình vẫn đóng vai trò quan trọng trong xã hội Nhật Bản, nhưng mô hình gia đình truyền thống đang thay đổi Sự gia tăng số lượng người già và giảm tỷ lệ sinh con có thể gây ra những thay đổi về cách thức chăm sóc người cao tuổi và cách

tổ chức gia đình Văn hóa làm việc chăm chỉ và tận tụy vẫn tồn tại ở Nhật Bản, nhưng có xu hướng thay đổi về cách làm việc linh hoạt và sự cân nhắc đến sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân

- Nền kinh tế phát triển: Nhật Bản là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới, với các ngành công nghiệp chính như ô tô, điện tử, và máy móc; với sự phát triển của robot, trí tuệ nhân tạo và các công nghệ mới như xe tự lái Tuy nhiên, nền kinh tế của họ đang phải đối mặt với thách thức từ suy thoái kinh tế

và cạnh tranh từ các nền kinh tế khác trong khu vực và toàn cầu

- Áp lực công việc và cạnh tranh cao: Công nhân thường làm việc cật lực và thường xuyên làm thêm giờ để chứng minh sự cam kết và nỗ lực của họ, đặc biệt là trong các công ty lớn Các vấn đề về làm việc quá sức và căng thẳng tinh thần đã trở thành vấn đề quan trọng, thậm chí là dẫn đến nhiều trường hợp trầm cảm, các vấn đề bệnh lý hay nhiều trường hợp tự tử xảy ra trong nhiều năm qua

Đã có nhiều nỗ lực để cải thiện điều này

-Hệ thống giáo dục đa dạng và chất lượng: Hệ thống giáo dục ở Nhật Bản được coi là một trong những hệ thống giáo dục hàng đầu thế giới Rất chú trọng đầu

tư cho giáo dục (tỉ lệ người biết chữ từ 15 tuổi trở lên đến 100%) Nhật Bản không chỉ chú trọng vào kiến thức mà còn vào việc nuôi dưỡng kỹ năng mềm và

ý thức đạo đức của con người

Trang 10

- Sự ảnh hưởng của công nghệ và xu hướng đổi mới: Là một trong những quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ và đổi mới Sự phát triển của công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo đã thay đổi cách mà xã hội hoạt động và tương tác Các công ty công nghệ như Sony, Toyota và Panasonic vẫn tiếp tục đóng góp vào sự phát triển của ngành công nghiệp công nghệ

- Thị trường lao động: Nhật Bản có một thị trường lao động đa dạng và phong phú, với nhiều cơ hội nghề nghiệp và lựa chọn cho người lao động Nhưng cũng phải đang đối mặt với vấn đề thiếu hụt lao động do dân số giảm Điều này tạo ra

áp lực đối với các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm và duy trì nhân sự Họ đã bắt đầu mở cửa cho việc nhập cư và tăng cường sự đa dạng trong lực lượng lao động

- Vấn đề xã hội như bất đẳng thức thu nhập và phân biệt đối xử: Tương tự như nhiều quốc gia phát triển khác, Nhật Bản cũng đối mặt với các vấn đề xã hội như bất đẳng thức thu nhập và phân biệt đối xử dựa trên giới tính, tuổi tác, và nguồn gốc dân tộc

3 Đặc điểm về kinh tế Nhật Bản

3.1.Tổng quan

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, nền kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng

hoảng nghiêm trọng: năng lượng thiếu, lạm phát nặng nề,…đất nước Nhật bị quân đội Mỹ chiếm đóng Ngay những năm đầu sau chiến tranh, dưới sự kiểm soát của Mỹ, một số cải cách lớn về xã hội của Nhật Bản được thực hiện, tuy nhiên trước năm 1948, tốc độ phát triển kinh tế của Nhật Bản còn chậm chạp và gặp nhiều khó khăn, một mặt vì nền kinh tế bị tàn phá nặng nề, thiếu vốn và nguyên liệu,…Song từ tháng 10-1948, người Mỹ đối với Nhật Bản đã được thay đổi đáng kể, Nhật được Mỹ nâng đỡ trở thành đồng minh đắc lực của Mỹ trong chính sách xâm lược Châu Á-Thái Bình Dương Kể từ tháng 10-1948 trở đi, công cuộc khôi phục của Nhật Bản ngày càng thuận lợi, đặc biệt là đối với đường lối kinh tế học thị trường Joshep Dodge, việc ký hiệp ước an ninh

Nhật-Mỹ, hiệp ước thương mại và đầu tư…

Ngày đăng: 31/05/2024, 14:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w