1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quản trị hàng tồn kho tại công ty cổ phần sữa việt nam

94 21 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản trị hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam
Tác giả Nguyễn Hồng Minh Ngọc
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thu Trang
Trường học Trường Đại học Thăng Long
Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 4,38 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Quản trị (13)
    • 1.1.1. Khái niệm quản trị (13)
    • 1.1.2. Chức năng quản trị (13)
  • 1.2. Khái niệm, phân loại và tầm quan trọng của hàng tồn kho (14)
    • 1.2.1. Khái niệm hàng tồn kho (14)
    • 1.2.2. Phân loại hàng tồn kho (15)
      • 1.2.2.1. Phân loại hàng tồn kho theo mục đích sử dụng và công dụng (15)
      • 1.2.2.2. Phân loại hàng tồn kho theo nguồn hình thành (16)
      • 1.2.2.3. Phân loại hàng tồn kho theo yêu cầu sử dụng (16)
      • 1.2.2.4. Phân loại hàng tồn kho theo địa điểm bảo quản (16)
      • 1.2.2.5. Phân loại hàng tồn kho theo Chuẩn mực số 02 (17)
      • 1.2.2.6. Phân loại hàng tồn kho theo kĩ thuật phân tích ABC và XYZ (17)
    • 1.2.3. Lý do của việc lưu trữ hàng tồn kho (20)
    • 1.2.4. Lợi ích và chi phí việc lưu trữ hàng tồn kho (20)
  • 1.3. Khái niệm quản trị hàng tồn kho (22)
    • 1.3.1. Vai trò ý nghĩa của công tác quản trị hàng tồn kho (22)
    • 1.3.2. Quy trình quản trị hàng tồn kho (23)
    • 1.3.3. Quản trị hàng tồn kho đối với hoạt động sản xuất kinh doanh (24)
    • 1.3.4. Các chỉ tiêu phản ánh quản trị hàng tồn kho (25)
      • 1.3.4.1. Các chỉ tiêu về tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho (25)
      • 1.3.4.2. Chu kỳ vận động của tiền mặt (26)
      • 1.3.4.3. Chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng hàng tồn kho (26)
      • 1.3.4.4. Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của hàng tồn kho (27)
  • 1.4. Các mô hình quản trị hàng tồn kho (27)
    • 1.4.1. Mô hình lượng đặt hàng kinh tế cơ bản (EOQ – Economic Ordering Quanlity) (28)
    • 1.4.2. Mô hình lượng đặt hàng theo lô sản xuất (POQ – Production Order Quanlity) (30)
    • 1.4.3. Mô hình khấu trừ theo số lượng (QDM – Quantily Discount Model) (32)
  • 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị hàng tồn kho (33)
    • 1.5.1. Nhân tố trong doanh nghiệp (33)
    • 1.5.2. Nhân tố ngoài doanh nghiệp (35)
  • 2.1. Tổng quan về công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (37)
    • 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển (37)
    • 2.1.2. Tầm nhìn, sức mệnh và giá trị cốt lõi (39)
    • 2.1.3. Cơ cấu tổ chức công ty (39)
    • 2.1.4. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận (40)
    • 2.1.5. Khái quát về ngành nghề kinh doanh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (42)
    • 2.1.6. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam giai đoạn (43)
  • 2.2. Thực trạng quản trị hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (46)
    • 2.2.1. Thực trạng hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (46)
      • 2.2.1.1. Khát quát về hàng tồn kho của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (46)
      • 2.2.1.2. Phân tích thực trạng hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (49)
    • 2.2.2. Thực trạng công tác quản trị hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (56)
      • 2.2.2.1. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam 44 2.2.2.2. . Quy trình quản trị hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (56)
    • 2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động quản trị hàng tồn kho của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (60)
      • 2.2.3.1. Tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho (60)
      • 2.2.3.2. Chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng hàng tồn kho (64)
  • 2.3. Đánh giá về hiệu quả hoạt động quản trị hàng tồn kho (68)
    • 2.3.1. Ưu điểm (68)
    • 2.3.2. Hạn chế còn tồn tại (69)
    • 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế trong công tác quản trị hàng tồn kho (70)
  • PHẦN 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ HÀNG TỒN (12)
    • 3.1. Quan điểm, định hướng và chiến lược phát triển của Công ty Cổ phần Sữa Việt (73)
    • 3.2. Một số biện pháp khắc phục tồn tại trong công tác quản trị hàng tồn kho của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (74)
      • 3.2.1. Xác định số lượng đặt nguyên vật liệu lý tưởng (74)
      • 3.2.2. Xây dựng quy trình nhập – xuất hàng tồn kho hiệu quả (74)
      • 3.2.3. Nâng cao kỹ thuật dự báo nhu cầu sản xuất (75)
      • 3.2.4. Tăng cường doanh thu và quản trị chi phí hiệu quả (76)

Nội dung

Khái niệm hàng tồn kho Hàng tồn kho là các tài sản ngắn hạn tồn tại dưới hình thái vật chất có thể cân đo, đong, đếm được như: nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đã mua nhưng chưa đưa vào

Quản trị

Khái niệm quản trị

Thuật ngữ “quản trị” được định nghĩa là tiến trình làm việc với và thông qua người khác để đạt các mục tiêu của tổ chức với kết quả và hiệu quả cao trong một môi trường biến động Phương thức này bao gồm những chức năng hay hoạt động cơ bản mà nhà quản trị sử dụng, đó là hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm soát

Hiện nay, đang có khá nhiều khái niệm quản trị được sử dụng và dưới đây là một số khái niệm thông dụng:

Theo Mary Parker Follet (1868 - 1933): “Quản trị là nghệ thuật khiến công việc được thực hiện thông qua người khác” Khái niệm này nói lên rằng những nhà quản trị đạt được các mục tiêu của tổ chức bằng cách sắp xếp, giao việc cho những người khác thực hiện chứ không phải hoàn thành công việc bằng chính mình

Theo cuốn “Những vấn đề cốt yếu của quản lý” (1992) của hai tiến sĩ người Mỹ Koontz và O’Donnell: “Có lẽ không có lĩnh vực hoạt động nào của con người quan trọng hơn là công việc quản lý, bởi vì mọi nhà quản trị ở mọi cấp độ và trong mọi cơ sở đều có một nhiệm vụ cơ bản là thiết kế và duy trì một môi trường mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu đã định.”

Theo Giáo trình Quản trị học đại cương của TS Vương Thị Thanh Trì, trường Đại học Thăng Long (2021): “Quản trị là tiến trình làm việc với và thông qua người khác để đạt các mục tiêu của tổ chức với kết quả và hiệu quả cao trong một môi trường biến động.”

Những định nghĩa về quản trị nêu trên mặc dù được diễn đạt khác nhau, với các góc độ tiếp cận tiếng song có thể thấy chúng có những điểm chung sau:

− Quản trị là một hoạt động làm việc với và thông qua người khác

− Quản trị là hoạt động có mục tiêu xác định

− Quản trị sử dụng có hiệu quả nguồn lực để đạt được mục tiêu và hiệu quả

− Hoạt động quản trị chịu sự tác động của môi trường luôn biến động

Từ những điểm chung này ta có thể khái quát quản trị là sự tác động của chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị để phối hợp nguồn lực, nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong những điều kiện biến động của môi trường.

Chức năng quản trị

Theo James Stoner và Stephen Robbins (2010) chức năng quản trị bao gồm 4 chức năng chính sau:

Hoạch định: Đây là chức năng đầu tiên trong tiến trình quản trị, bao gồm việc xác định mục tiêu hoạt động, xây dựng chiến lược tổng thể mục tiêu, và thiết lập một hệ thống các kế hoạch để phối hợp các hoạt động

Hoạch định liên quan đến dự báo và tiên liệu tương lai, những mục tiêu cần đạt được và những phương thức để đạt được mục tiêu đó Nếu không lập kế hoạch thận trọng và đúng đắn thì dễ dẫn đến thất bại trong quản trị Có nhiều công ty không hoạt động được hay chỉ hoạt động với một phần công suất do không có hoạch định hoặc hoạch định kém

Tổ chức: Là chức năng quản trị có mục đích phân công nhiệm vụ, tạo dựng một cơ cấu, thiết lập thẩm quyền và phân phối ngân sách cần thiết để thực hiện kế hoạch Chức năng này xác định xem ai sẽ hoàn thành nhiệm vụ nào, ở đâu và khi nào thì xong Công việc tổ chức thực hiện đúng đắn sẽ tạo nên môi trường nội bộ thuận lợi thúc đẩy hoạt động đạt mục tiêu, tổ chức kém thì công ty sẽ thất bại cho dù hoạch định tốt

Tổ chức là một trong những chức năng chung của quản trị liên quan đến hoạt động thành lập ra các bộ phận trong tổ chức bao gồm các khâu và các cấp, tức là quan hệ hàng ngang và hàng dọc để đảm nhận những hoạt động cần thiết, xác lập các mối quan hệ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm giữa các bộ phận đó

Lãnh đạo: Là chức năng quản trị nhằm gây ảnh hưởng, thúc đẩy, hướng dẫn nguồn nhân lực thực hiện mục tiêu của tổ chức Chức năng lãnh đạo liên quan đến hoạt động thúc đẩy quan hệ cá nhân và nhóm trong mối quan hệ quản trị nhằm xây dựng một bản sắc văn hóa cho tổ chức Cuối cùng là quá trình thông tin và truyền thông trong tổ chức Lãnh đạo xuất sắc có khả năng đưa tổ chức đến thành công dù kế hoạch và tổ chức chưa thật tốt, nhưng chắc chắn sẽ thất bại nếu lãnh đạo kém

Kiểm tra: Là chức năng quản trị thúc đẩy thành tích của doanh nghiệp hướng về hoàn thành mục tiêu Kiểm tra để lường trước rủi ro, đánh giá hoạt động và đo lường kết quả hoạt động… tìm ra các nguyên nhân gây ra sai lệch và các giải pháp điều chỉnh thích hợp Chính chức năng kiểm tra là chức năng khép kín cho một chu kỳ quản trị, mở ra một chu kỳ quản trị mới, tạo ra sự liên tục cho quá trình quản trị và nó là chức năng giúp nhà quản trị biết khi nào phải điều chỉnh hoạt động, khi nào cần có hoạch định mới.

Khái niệm, phân loại và tầm quan trọng của hàng tồn kho

Khái niệm hàng tồn kho

Hàng tồn kho là các tài sản ngắn hạn tồn tại dưới hình thái vật chất có thể cân đo, đong, đếm được như: nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đã mua nhưng chưa đưa vào sử dụng, thành phẩm sản xuất xong nhưng chưa bán, hàng hóa thu mua nhưng còn tồn kho, hàng hóa đang trong quá trình sản xuất dở dang…

Nhìn chung, hàng tồn kho trong doanh nghiệp có những đặc điểm sau:

Thư viện ĐH Thăng Long

Hàng tồn kho là một bộ phận của tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp và chiếm một vị trí quan trọng trong tài sản lưu động của hầu hết các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh

Hàng tồn kho trong doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, với chi phí cấu thành nên giá gốc hàng tồn kho khác nhau Theo chuẩn mực kế toán VAS

02, hàng tồn kho được tính theo giá gốc, trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được Giá gốc hàng tồn kho gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại

Hàng tồn kho tham gia toàn bộ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó có các nghiệp vụ xảy ra thường xuyên với tần suất lớn, qua đó hàng tồn kho luôn biến đổi về mặt hình thái hiện vật và chuyển hóa thành những tài sản ngắn hạn khác (tiền mặt, sản phẩm dở dang, thành phẩm…)

Hàng tồn kho trong doanh nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau với những đặc điểm về tính chất thương phẩm và điều kiện bảo quản khác nhau Do vậy, hàng tồn kho thường được bảo quản, cất trữ ở nhiều địa điểm có điều kiện tự nhiên hoặc điều kiện nhân tạo không đồng nhất với nhiều người quản lý

Việc xác định chất lượng, tình trạng và giá trị hàng tồn kho luôn khó khăn, phức tạp Có nhiều loại hàng tồn kho khó phân loại và xác định giá trị như các tác phẩm nghệ thuật, linh kiện điện tử, đồ cổ,…

Phân loại hàng tồn kho

Hàng tồn kho trong doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, đa dạng về chủng loại, khác nhau về đặc điểm, tính chất thương phẩm, điều kiện bảo quản, nguồn hình thành có vai trò công dụng khác nhau trong quá tình sản xuất kinh doanh Để quản lý tốt hàng tồn kho, tính đúng và tính đủ giá gốc hàng tồn kho cần phân lọa và sắp xếp hàng tồn kho theo những tiêu thức nhất định

1.2.2.1 Phân loại hàng tồn kho theo mục đích sử dụng và công dụng

Theo tiêu thức phân loại này, những hàng tồn kho có cùng mục đích sử dụng và công dụng được xếp vào cùng một nhóm, không phân biệt chúng được hình thành từ nguồn nào, quy cách, phẩm chất,… Theo đó, hàng tồn kho trong doanh nghiệp được chia thành:

Hàng tồn kho dự trữ cho sản xuất: là toàn bộ hàng tồn kho được dự trữ để phục vụ trực tiếp hoặc giáp tiếp cho hoạt động sản xuất như nguyên vật liệu, bán thành phẩm, công cụ dụng cụ, giá trị sản phẩm dở dang

Hàng tồn kho dự trữ cho tiêu thụ: phản ánh toàn bộ hàng tồn kho được dự trữ phục vụ cho mục đích bán ra của doanh nghiệp như hàng hóa, thành phẩm,…

Cách phân loại này giúp cho việc sử dụng hàng tồn kho đúng mục đích, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho nhà quản trị trong quá trình xây dựng kế hoạch, dự toán thu

4 mua, bảo quản và dự trữ hàng tồn kho, đảm bảo hàng tồn kho cung ứng kịp thời cho sản xuất, tiêu thụ với chi phí thu mua, bảo quản thấp nhất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.2.2 Phân loại hàng tồn kho theo nguồn hình thành

Theo tiêu thức này, những hàng tồn kho có cùng nguồn gốc hình thành được xếp chung vào một nhóm, không phân biệt chúng dùng vào việc gì, quy cách, phẩm chất Theo đó, hàng tồn kho trong doanh nghiệp được chia thành:

Hàng tồn kho được mua vào: bao gồm

− Hàng mua từ bên ngoài: là toàn bộ hàng tồn kho được doanh nghiệp mua từ các nhà cung cấp ngoài hệ thống tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp

− Hàng mua nội bộ: là toàn bộ hàng tồn kho được doanh nghiệp mua từ các nhà cung cấp thuộc hệ thống tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp như mua hàng giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một công ty,…

Hàng tồn kho tự gia công: là toàn bộ hàng tồn kho được doanh nghiệp sản xuất, gia công tạo thành

Hàng tồn kho được nhập từ các nguồn khác như: hàng tồn kho được nhập từ công ty liên doanh, liên kết; hàng tồn kho được biếu tặng;…

Cách phân loại này giúp cho việc xác định các yếu tố cấu thành trong giá gốc hàng tồn kho, nhằm tính đúng, tính đủ giá gốc hàng tồn kho theo từng nguồn hình thành Qua đó, giúp doanh nghiệp đánh giá được mức độ ổn định của nguồn hàng trong quá trình xây dựng kế hoạch, dự toán về hàng tồn kho Đồng thời, việc phân loại chi tiết hàng tồn kho được mua từ bên ngoài hay hàng tồn kho mua nội bộ giúp xác định chính xác giá trị của hàng tồn kho khi lập bác cáo tài chính hợp nhất

1.2.2.3 Phân loại hàng tồn kho theo yêu cầu sử dụng

Theo tiêu thức này, hàng tồn kho được chia thành:

Hàng tồn kho sử dụng cho sản xuất kinh doanh: phản ánh giá trị hàng tồn kho được dự trữ hợp lý đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường

Hàng tồn kho chưa cần sử dụng: phản ánh giá trị hàng tồn kho được dự trữ cao hơn mức dự trữ hợp lý

Hàng tồn kho không cần sử dụng: phản ánh giá trị hàng tồn kho kém hoặc mất phẩm chất không được doanh nghiệp sử dụng cho mục đích sản xuất

Cách phân loại này giúp đánh giá mức độ hợp lý của hàng tồn kho, xác định đối tượng cần lập dự phòng và mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần lập

1.2.2.4 Phân loại hàng tồn kho theo địa điểm bảo quản

Theo tiêu thức này, hàng tồn kho được chia thành:

Thư viện ĐH Thăng Long

Hàng tồn kho trong doanh nghiệp: phản ánh toàn bộ hàng tồn kho đang được bảo quản tại doanh nghiệp như hàng trong kho, trong quầy, công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu trong kho và đang sử dụng…

Hàng tồn kho bên ngoài doanh nghiệp: phản ánh toàn bộ hàng tồn kho đang được bảo quản tại các đơn vị, tổ chức, cá nhân ngoài doanh nghiệp như hàng gửi bán, hàng đang đi đường,…

Lý do của việc lưu trữ hàng tồn kho

Doanh nghiệp sẽ duy trì hàng tồn kho để tránh tắc nghẽn trong quá trình sản xuất và bán hàng Bằng việc duy trì hàng tồn kho, các doanh nghiệp đảm bảo được việc sản xuất không bị gián đoạn do thiếu nguyên liệu thô Mặt khác, việc bán hàng cũng không bị ảnh hưởng do không có sẵn hàng hóa thành phẩm

Việc giữ lại hàng tồn kho với mục đích dự phòng là một tấm đệm cho những tình huống kinh doanh xấu nằm ngoài dự đoán của doanh nghiệp Tuy nhiên, cũng sẽ những bức phá bất ngờ về nhu cầu thành phẩm vào một thời điểm nào đó Ở cả hai trường hợp này, doanh nghiệp chắc chắn sẽ luôn có phương án dự phòng để đương đầu với những sự thay đổi khôn lường Đầu cơ chờ giá Đầu cơ là hành vi của chủ thể, tận dụng cơ hội thị trường đi xuống để tích lũy sản phẩm, hàng hóa và thu lợi sau khi thị trường ổn định lại Hoạt động đầu cơ chủ yếu là trong ngắn hạn và thu lợi nhờ chênh lệch giá

Hàng hóa công ty đầu cơ có thể là sản phẩm công ty sản xuất ra hoặc thu mua từ thị trường Hành động này làm lượng cung hàng hóa đó trên thị trường giảm đi trong khi lượng cầu không thay đổi, dẫn tới cầu tăng tương đối so với cung, làm tăng mức giá khách hàng chấp nhận chịu để có được hàng hóa đó.

Lợi ích và chi phí việc lưu trữ hàng tồn kho

Hàng tồn kho thường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản lưu động của doanh nghiệp và rất dễ bị xảy ra các sai sót hoặc gian lận trong hoạt động quản lí Mỗi một doanh nghiệp tùy theo điều kiện và tình hình hoạt động của mình sẽ lựa chọn các phương pháp khác nhau để định giá hàng tồn kho cũng như các mô hình dự trữ phù hợp Giá trị

Thư viện ĐH Thăng Long

9 hàng tồn kho ảnh hưởng trực tiếp tới giá vốn hàng bán và do vậy có ảnh hưởng trọng yếu tới lợi nhuận thuần trong năm tài chính Việc duy trì một lượng vốn về hàng tồn kho thích hợp sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích

Cải thiện mức độ phục vụ

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, đôi khi doanh nghiệp bị trả lại hàng đã bán do hàng hóa kém chất lượng, có sai sót kĩ thuật… Doanh nghiệp có thể lấy hàng tồn trong kho để xuất bù lại cho khách hàng trực tiếp chọn hàng theo nhu cầu, việc này giúp nâng cao mức độ phục vụ khách hàng của doanh nghiệp, giữ mối làm ăn lâu dài mà vẫn đảm bảo thu nhập cho công ty

Bán mặt hàng có tính mùa vụ trong cả năm

Mặt hàng có tính mùa vụ là những hàng hóa, thành phẩm có thời gian sử dụng ngắn (dưới 3 tháng) như: lương thực, thực phẩm, chế phẩm từ động vật (như sữa, mỡ động vật,…) Tại một khoảng thời gian nhất định trong năm, doanh nghiệp thu về số lượng lớn hàng có tính mùa vụ, chưa tìm được điểm tiêu thụ và áp lực từ thời gian sử dụng ngắn của sản phẩm đòi hỏi doanh nghiệp cần có cách xử lý tạm thời

Lưu trữ hàng hóa, thành phẩm có tính mùa vụ sau khi đã sơ chế giúp sản phẩm lâu hỏng hơn, đồng nghĩa với tăng tính tiêu thụ của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng trong thời gian dài hơn

Giải quyết thiếu hụt trong hệ thống

Thông thường, trong quy trình sản xuất kinh doanh, công ty trích ra một số lượng nhỏ thành phẩm, hàng hóa chuyển vào dùng trong các phòng ban hoặc biếu, tăng cán bộ công nhân viên, khách hàng…

Trong trường hợp thiếu hụt, doanh nghiệp có thể lấy từ kho, đảm bảo sự vận hành, lưu thông của hệ thống sản xuất, bán hàng hoặc quản lý doanh nghiệp

Giảm tổng chi phí logistic

Chi phí logistic là các khoản chi phí phát sinh trong quá trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát sự lưu thông, tích trữ một cách hiệu quả các loại hàng hóa, nguyên vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm, dịch vụ, thông tin đi kèm từ điểm khởi đầu và điểm kết thúc nhằm thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng

Các khoản chi phí này có thể được giảm rất nhiều nếu doanh nghiệp đặt những đơn hàng lớn hơn là vài đơn hàng nhỏ lẻ Đáp ứng các đơn hàng đột xuất

Hàng hóa được công ty sản xuất hoặc nhận bán được bán ngay cho khách hàng tại các cửa hàng của công ty hoặc các đại lý phân phối nếu số lượng hàng nhỏ hoặc đã đặt trước Tuy nhiên, doanh nghiệp đôi khi sẽ phải tiếp nhận một vài đơn hàng đột xuất, số lượng đặt mua lớn mà công ty không thể sản xuất trong thời gian ngắn

Hàng tồn kho giúp doanh nghiệp giải quyết được vấn đề về các đơn hàng đột xuất này, giữ được mối quan hệ làm ăn với khách hàng, đồng thời đảm bảo nguồn thu của công ty

Tuy nhiên, việc lưu trữ hàng tồn kho không phải lúc nào cũng tốt Có thể nói rằng việc thu mua tràn lan chứa nhiều rủi ro và việc gặp phải những rủi ro không lường trước được sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp Việc lưu trữ hàng tồn kho quá nhiều, không có kế hoạch, sẽ chiến những khoản chi phí nhất định Do vậy, rất cần thiết cho việc một công ty lập kế hoạch cụ thể về hàng tồn kho Quản trị hàng tồn kho đối với hoạt động sản xuất kinh doanh

Khái niệm quản trị hàng tồn kho

Vai trò ý nghĩa của công tác quản trị hàng tồn kho

Ba vấn đề cơ bản của quản lý tài chính doanh nghiệp bao gồm: dự toán vốn đầu tư dài hạn, cơ cấu vốn và quản lý tài sản lưu động Trong đó, quản lý tài sản lưu động liên quan đến hoạt động tài chính hàng ngày cũng như các quyết định tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp Vì vậy công tác quản lý hàng lưu động đóng vai trò quan trọng trong quản lý tài sản nói chúng

Quản lý hàng tồn kho – một bộ phận của tài sản lưu động - có ý nghĩa kinh tế quan trọng do hàng tồn kho là một trong những tài sản lưu động nói riêng và tài sản nói chung có giá trị lớn của doanh nghiệp

Vì vậy, vai trò của công tác quản trị hàng tồn kho bao gồm: Đảm bảo cho hàng hóa có đủ số lượng và cơ cấu, không làm cho quá trình bán ra bị gián đoạn, góp phần nâng cao chất lượng kinh doanh và tránh bị ứ đọng hàng hóa Đảm bảo giữ gìn hàng hóa về mặt giá trị và giá trị sử dụng, góp phần làm giảm hư hỏng, mất mát hàng hóa gây tổn thất về tài sản cho doanh nghiệp Đảm bảo cho lượng vốn của doanh nghiệp tồn tại dưới hình thái vật chất ở mức độ tối ưu nhằm tăng hiệu quả vốn hàng hóa và góp phần làm giảm chi phí bảo quản hàng hóa

Với những vai trò quan trọng như vậy, công tác quản trị hàng tồn kho mang ý nghĩa:

Thư viện ĐH Thăng Long

Công tác quản trị hàng tồn kho có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Muốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành đều đặn, liên tục phải thường xuyên đảm bảo các loại vật tư, năng lượng đủ về số lượng và kịp về thời gian Đồng thời, các loại vật tư, năng lượng này cùng phải đúng về quy cách phẩm chất, chất lượng

Doanh nghiệp thương mại cần phải có hàng hóa thì mới tồn tại được, chính vì vậy cần phải đảm bảo có đủ hàng hóa để cung ứng cho thị trường

Doanh nghiệp sản xuất cần phải có vật tư, năng lượng mới có thể tồn tại được Vì vậy, việc đảm bảo nguồn vật tư năng lượng cho sản xuất là một điều kiện chung của nền sản xuất xã hội.

Quy trình quản trị hàng tồn kho

Quy trình quản trị hàng tồn kho được xác định bắt đầu từ thời điểm nhà cung cấp giao nguyên vật liệu đến kho của công ty cho đến thời điểm thành phẩm được xuất ra khỏi kho thành hàng hóa

Sơ đồ 1.3 Quy trình quản trị hàng tồn kho

Dự báo nhu cầu là giai đoạn đầu tiên trong quy trình quản trị hàng tồn kho Dựa trên dữ liệu lịch sử và xu hướng mua hàng hiện tại, các doanh nghiệp có thể tính toán lượng hàng tồn kho cần thiết trong tương lai Bằng cách dự đoán nhu cầu, các doanh nghiệp có thể giảm thiểu tình trạng thiếu hàng tồn kho

Thiết lập điểm đặt hàng lại

Dựa trên dữ liệu lịch sử, công ty có thể quyết định mức tồn kho tối thiểu luôn được duy trì để đáp ứng nhu cầu của khách hàng Đây được gọi là điểm đặt hàng lại Việc thiết lập điểm đặt hàng lại đảm bảo bổ sung hàng tồn kho kịp thời, ngăn ngừa tình trạng hết hàng

Theo dõi hàng tồn kho Điều này đòi hỏi phải theo dõi mức tồn kho trong thời gian thực bằng cách sử dụng các kỹ thuật theo dõi mã vạch, RFID hoặc thủ công Các doanh nghiệp cần theo dõi chính xác để có bức tranh rõ ràng về mức tồn kho của mình và có thể quyết định thời điểm đặt hàng mới

Thiết điểm lập hàng lại đặt

Theo dõi hàng tồn kho

Sắp xếp lại và bổ sung hàng

Lưu trữ hàng tồn kho

Sắp xếp lại và bổ sung hàng

Khi mức tồn kho đạt đến điểm đặt hàng lại, doanh nghiệp phải đặt hàng mới và bổ sung thêm hàng tồn kho Đơn đặt hàng phải được đặt với nhà cung cấp và phải thực hiện các thỏa thuận giao hàng hoặc nhận hàng Chìa khóa để đảm bảo hàng tồn kho được bổ sung đúng tiến độ là thông qua việc liên hệ hiệu quả với các nhà cung cấp

Hàng tồn kho phải trải qua quá trình kiểm tra kiểm soát chất lượng trước khi được đưa vào kho hoặc sẵn sàng để mua Bằng cách này, người ta đảm bảo rằng hàng tồn kho đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, không bị hư hỏng và không có khuyết tật

Lưu trữ hàng tồn kho

Sau khi nhận và kiểm tra, hàng tồn kho được lưu giữ ở một vị trí cụ thể Lập kế hoạch phù hợp phải đưa vào kho lưu trữ hàng tồn kho để đảm bảo rằng hàng tồn kho có thể truy cập, sắp xếp và lưu trữ theo cách giảm thiểu thiệt hại

Phân tích hàng tồn kho là giai đoạn cuối cùng trong quy trình quản lý hàng tồn kho Hệ thống Quản lý hàng tồn kho có thể cung cấp số liệu thống kê và báo cáo như báo cáo Danh mục, tính sẵn có của hàng tồn kho theo báo cáo vị trí, v.v để giúp các công ty xác định các khu vực có thể tăng cường quản lý hàng tồn kho Điều này giúp nâng cao lợi nhuận cho các công ty bằng cách cho phép họ tối ưu hóa mức tồn kho và cắt giảm lãng phí

Khi nhận được yêu cầu xuất kho từ phòng Kinh doanh, tiến hành chuẩn bị xuất kho hàng hóa Hàng hóa được kiểm tra về số lượng và chất lượng trước khi xuất kho Xuất đủ số lượng và chỉ xuất các hàng hóa đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng đã thỏa thuận với khách hàng Sau khi tiến hành xuất kho hàng hóa theo đúng yêu cầu, cần kiểm kê lại số lượng hàng hóa còn lại trong kho công ty.

Quản trị hàng tồn kho đối với hoạt động sản xuất kinh doanh

Hoạch định hàng tồn kho đối với hoạt động sản xuất kinh doanh

Hoạch định hàng tồn kho đối với hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua việc ban hành các chính sách hàng tồn kho cụ thể thông qua các Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông/ Hội đồng quản trị/ Hội đồng thành viên, chủ trương, chính sách của Chủ tịch HĐQT và Ban Tổng giám đốc làm cơ sở hoạch định xây dựng các chính sách bán hàng, các chính sách về hàng tồn kho (tuổi hàng tồn kho, chính sách bán hàng, chính sách bán hàng tồn kho lâu năm, hoạch định vòng quay hàng tồn kho theo từng thời điểm (theo mùa vụ), các chính sách thưởng/phạt về hàng tồn kho)

Quy định chính sách và quy trình nhập xuất hàng hóa để đảm bảo tối ưu trong quá trình lưu kho, giao hàng

Thư viện ĐH Thăng Long

Tổ chức thực hiện chính sách hàng tồn kho đối với hoạt động sản xuất kinh doanh Đây là quá trình áp dụng chính sách hàng tồn kho đối với hoạt động sản xuất kinh doanh vào thực tế Quá trình thực hiện quản lý hàng tồn kho bắt đầu từ thời điểm đặt hàng nguyên vật liệu, tiếp nhận đơn hàng và sản xuất thành phẩm, nhập kho, xuất kho, bán hàng trong bao gồm các công tác triển khai sản xuất hàng tồn kho; thực hiện đặt mã thành phẩm, thực hiện nhập kho và lưu kho; thực hiện sắp xếp và quản lý kho trên cơ sở sơ đồ nhà xưởng; thực hiện xuất kho và giao nhận; thực hiện giao hàng hóa thành phẩm; đánh giá hàng tồn kho định kỳ hàng tháng; tính toán thưởng phạt hàng tồn khi định kỳ; tăng cường xử lý hàng tồn kho lâu năm và triển khai kiểm kê định kỳ

Kiểm tra đánh giá thực hiện chính sách tồn kho đối với hoạt động sản xuất kinh doanh

Kiểm soát quá trình triển khai thực hiện các chính sách được hoạch định về hàng tồn kho, trên cơ sở kết quả kiểm soát để tiếp tục phát huy những điểm phù hợp và hoạch định lại những điểm chưa phù hợp để đảm bảo công tác quản trị hàng tồn kho được hiệu quả

Nhận xét: Quản trị hàng tồn kho hiệu quả trong doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc quản lý tài chính, tăng tính linh hoạt, tối ưu hóa quy trình sản xuất và tạo ra lợi nhuận, giá trị cho doanh nghiệp.

Các chỉ tiêu phản ánh quản trị hàng tồn kho

1.3.4.1 Các chỉ tiêu về tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho Đây là nhóm chỉ tiêu quan trọng khi phân tích tài chính để đánh giá được hiệu quả hoạt động quản lý hàng tồn kho tại doanh nghiệp cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó

Vòng quay hàng tồn kho

Công thức 1.1 Vòng quay hàng tồn kho

𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị ℎà𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho đánh giá hiệu quả quản trị hàng tồn kho hiệu quả như thế nào và cho biết hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng trong kỳ phân tích Chỉ tiêu này càng cao cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp

Tuy nhiên, chỉ tiêu này quá cao cũng không tốt vì như thế có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì doanh nghiệp sẽ không kịp đáp ứng dẫn tới mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần Thêm nữa, dự trữ nguyên vật liệu đầu vào cho khâu sản xuất không đủ có thể khiến cho dây

14 chuyền bị đứt gãy Vì vậy, chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất đáp ứng được nhu cầu của khách hàng

Nếu chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho quá thấp cho thấy doanh nghiệp không xoay vòng hàng tồn kho một cách hiệu quả, hay hàng tồn kho được lưu trữ trong thời gian dài Điều này gây ra ràng buộc vốn của doanh nghiệp và giảm khả năng tận dụng tài sản ngắn hạn để đầu tư vào các hoạt động kinh doanh khác Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn bị giảm khi tài sản bị “đóng băng” trong lưu kho và không được sử dụng hiệu quả để tạo ra lợi nhuận

Công thức 1.2 Thời gian lưu kho

𝑉ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 ℎà𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 Thời gian lưu kho cho biết một vòng quay của hàng tồn kho mất bao nhiêu ngày hay số ngày để hàng tồn kho được bán đi, mang về doanh thu cho doanh nghiệp Chỉ tiêu này giúp nhà quản trị đanh giá được chi phí hàng tồn kho bao gồm chi phí lưu trữ, bảo dưỡng, bảo hiểm, mất mát của hàng hóa, chi phí lưu kho bãi, bảo quản hàng hóa

1.3.4.2 Chu kỳ vận động của tiền mặt

Chu kỳ vận động của tiền mặt vừa là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của quá trình quản lý tài sản lưu động vừa là căn cứ để phân loại tài sản lưu động Hàng tồn kho là một bộ phận quan trọng của tài sản lưu động vì thế ra có thể dựa vào chỉ tiêu này để đánh giá thực tiễn hoạt động quản lý hàng tồn kho tại doanh nghiệp

Chu kỳ vận động của tiền mặt có thể được tính như sau:

Hình 1.1 Chu kỳ vận động của tiền mặt

Mục tiêu của các doanh nghiệp là rút ngắn chu kỳ hoạt động của tiền mặt càng nhiều càng tốt và không có hại cho sản xuất Nếu doanh nghiệp duy trì chu kỳ vận động tiền mặt càng dài, có nghĩa là nhu cầu tài trợ từ bên ngoài sẽ càng lớn Nguồn tài trợ này sẽ phát sinh chi phí làm giảm lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1.3.4.3 Chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng hàng tồn kho

Công thức 1.3 Hiệu suất sử dụng hàng tồn kho

𝐻à𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 Chỉ tiêu này cho biết một đồng đầu tư cho hàng tồn kho tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần, từ đó biết được mức độ doanh nghiệp đầu tư vào hàng tồn kho Hiệu

Thư viện ĐH Thăng Long

15 suất sử dụng hàng tồn kho phản ánh được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp Chỉ số càng cao thì kế hoạch sử dụng hàng tồn kho của doanh nghiệp càng hiệu quả, lượng hàng hóa còn tồn đọng ít và giảm thiểu rủi ro liên quan đến quản lý hàng tồn kho Tuy nhiên, nếu chỉ số này quá cao cũng sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp do không thể đáp ứng nhanh nhu cầu mà khách hàng cần Chỉ số càng thấp cho thấy doanh nghiệp sử dụng hàng tồn kho chưa thực sự hiệu quả

Công thức 1.4 Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn

𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn phản ánh giá trị của đơn vị doanh thu thuần được tạo ra từ một đơn vị giá trị tài sản ngắn hạn Dựa vào chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn, doanh nghiệp có thể đánh giá một cách khái quát nhất về quá trình hoạt động và phát triển của công ty mình Chỉ tiêu này càng cao nghĩa là tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn càng cao, nó phản ánh trình độ sử dụng tài sản ngắn hàng càng tốt

1.3.4.4 Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của hàng tồn kho

Khả năng sinh lời của hàng tồn kho

Công thức 1.5 Khả năng sinh lời của hàng tồn kho

𝐻à𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 Chỉ tiêu này giúp nhà quản trị xác định một đồng hàng tồn kho sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Doanh nghiệp cần so sánh chỉ tiêu này giữa các kỳ kinh doanh để theo dõi, đánh giá sự biến động mức độ sinh lời của hàng tồn kho Từ chỉ tiêu này, doanh nghiệp có thể lập và so sánh tỷ trọng sinh lời của từng khoản mục hàng tồn kho (thành phẩm, hàng hóa, hàng gửi đi bán) giữa các kỳ để tìm hiểu sự biến động Chỉ tiêu khả năng sinh lời cao có thể cho thấy hàng tồn kho được sử dụng hiệu quả và doanh nghiệp đạt được lợi nhuận tốt từ hoạt động kinh doanh Điều này thương là một hệ số tích cực và có thể tạo động lực cho doanh nghiệp trong hoạt động quản trị hàng tồn kho và đạt được sự tăng trưởng bền vững trong lĩnh vực kinh doanh của mình Ngược lại, chỉ tiêu khả năng sinh lời của hàng tồn kho thấy có tác động xấu đến doanh nghiệp Chỉ tiêu này thấp cho thấy khả năng sử dụng hàng tồn kho của doanh nghiệp còn kém, gây nên sự lãng phí nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang lớn, hiệu suất sản xuất thấp hay quy trình sản xuất chưa tối ưu.

Các mô hình quản trị hàng tồn kho

Mô hình lượng đặt hàng kinh tế cơ bản (EOQ – Economic Ordering Quanlity)

Mô hình EOQ là một mô hình quản trị tồn kho mang tính định lượng, dùng để tìm mức tồn kho tối ưu cho doanh nghiệp Khi sử dụng mô hình EOQ cần tuân theo các giả định:

− Nhu cầu trong một năm ổn định, có thể dự đoán trước;

− Thời gian chờ hàng không thay đổi, phải được xác định trước;

− Sự thiếu hụt dự trữ không xảy ra nếu đơn hàng được thực hiện;

− Toàn bộ số hàng đặt mua được doanh nghiệp tiếp nhận cùng một lúc;

− Doanh nghiệp không thực hiện chiết khấu thương mại

Mục tiêu của mô hình EOQ là tối thiểu hóa chi phí đặt hàng và chi phí bảo quản, nhằm tối thiểu hóa chi phí phải trả

Từ hình 1.2, ta có thể thấy: chi phí tồn kho tỷ lệ thuận với mức đặt hàng; chi phí đặt hàng tỷ lệ nghịch với mức đặt hàng Tổng chi phí được tính theo công thức:

Tổng chi phí (TC) = Chi phí đặt hàng + Chi phí tồn kho

− D: nhu cầu về hàng dự trữ trong một giai đoạn nhất định (thường là một năm);

− Q: lượng hàng trong một đơn đặt hàng;

− P: chi phí đặt một đơn hàng;

− H: chi phí lưu kho một đơn vị dự trữ trong giai đoạn tương ứng với giai đoạn xác định D; H được thể hiện bằng công thức: H = C × V, với C là chi phí quản lý 1 đơn vị hàng lưu kho và V là giá trị trung bình của 1 đơn vị hàng hóa dự trữ

Thư viện ĐH Thăng Long

(Nguồn: Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp, trường Đại học Thăng Long)

Theo công thức trên, tổng chi phí TC là hàm phụ thuộc vào biến lượng đặt hàng

Ta có lượng đặt hàng tối ưu (Q*) khi tổng chi phí nhỏ nhất Điều này xảy ra khi và chỉ khi d(TC)/d(Q) = 0, tương đương với:

Công thức 1.6 Lượng đặt hàng tối ưu theo mô hình EOQ

𝐻 = 𝑄 ∗ = 𝐸𝑂𝑄 Theo giả định của mô hình EOQ, khi số lượng đặt hàng trong kho giảm xuống 0 khi doanh nghiệp mới tiến hành đặt hàng và nhận được hàng ngay lập tức Tuy nhiên, trong thực tế, nhà quản trị cần xác định một thời điểm đặt hàng phù hợp sao cho hàng mới mua về thì hàng tồn kho vừa hết

Công thức 1.7 Công thức xác định điểm đặt hàng lại

− ROP: điểm đặt hàng được xác định lại;

− tROP: thời điểm đặt hàng;

− d: nhu cầu tiêu dùng hàng ngày về hàng dự trữ;

− D: nhu cầu tiêu dùng trong năm về hàng dự trữ;

− L: thời gian từ khi đặt hàng đến khi nhận được hàng

Hình 1.1 Xác định Điểm đặt hàng lại ROP

(Nguồn: Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp, trường Đại học Thăng Long) Ưu điểm: Đây là mô hình đơn giản, dễ áp dụng rộng rãi trong mọi phân xưởng

Ngoài ra, nhờ có mô hình này, doanh nghiệp có thể kiểm soát chặt chẽ các loại chi phí như đặt hàng hay hàng hóa lưu kho Từ đó nâng cao hiệu quả quản lý hàng tồn kho trong doanh nghiệp Hơn nữa, áp dụng mô hình EOQ cho phép doanh nghiệp duy trì một mức hàng tồn kho ổn định và đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ Điều này giúp tránh tình trạng thiếu hàng hoặc quá tồn kho

Nhược điểm: Giả định đầu vào là không thực tế: Các yếu tố đầu vào cho mô hình

EOQ yêu cầu giả định rằng nhu cầu của người tiêu dùng là không đổi trong ít nhất một năm Việc này là rất khó vì quy luật cung – cầu trên thị trường luôn biến động

Gây khó khăn trong tính toán: việc giả định các chi phí mua hàng và chi phí lưu trữ hàng hóa không đổi khiến việc tính toán tồn kho trong môi trường kinh doanh luôn biến động sẽ trở nên khó khăn Do công ty có chính sách mở rộng kho hàng để gia tăng doanh thu nên giải định của mô hình này không phù hợp Nhưng mô hình này lại phù hợp để áp dụng cho bột sữa nguyên liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất dòng sản phẩm sữa bột cho trẻ từ 1 – 2 tuổi – dòng sản phẩm có doanh thu ổn định.

Mô hình lượng đặt hàng theo lô sản xuất (POQ – Production Order Quanlity)

Trong mô hình EOQ, chúng ta giả định toàn bộ lượng hàng của một đơn hàng được nhận ngay trong một chuyến hàng Tuy nhiên có những trường hợp doanh nghiệp nhận

Thư viện ĐH Thăng Long

19 hàng dần dần trong một thời gian nhất định Trong trường hợp như thế chúng ta phải tìm kiếm một mô hình đặt hàng khác với EOQ

Một biến thể của mô hình EOQ cơ bản là mô hình lượng đặt hàng theo lô sản xuất (POQ) Mô hình lượng đặt hàng theo lô sản xuất được áp dụng trong trường hợp lượng hàng được đưa đến một cách liên tục, hàng được tích lũy dần cho đến khi lượng đặt hàng được tập kết hết Mô hình này cũng được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp vừa sản xuất vừa bán hoặc doanh nghiệp tự sản xuất lấy vật liệu để dùng Trong những trường hợp này cần phải quan tâm đến mức sản xuất hàng ngày của nhà sản xuất hoặc mức cung ứng của nhà cung ứng

Trong mô hình POQ, cơ bản giống như mô hình EOQ, điểm khác biệt duy nhất là hàng được đưa đến nhiều chuyến Vì vậy, bằng phương pháp giống như EOQ ta có thể tính được lượng hàng tối ưu Q*

Tổng chi phí dự trữ sẽ là:

Công thức 1.8 Công thức tính tổng chi phí dự trữ theo mô hình POQ

− p: mức sản xuất (mức cung ứng) hàng ngày

− d: nhu cầu sử dụng hàng ngày (d < p)

− t: thời gian sản xuất để có đủ số lượng cho 1 đơn hàng (hoặc thời gian cung ứng)

− Q: sản lượng của đơn hàng

− H: chi phí dự trữ cho 1 đơn vị mỗi năm

Như vậy, quy mô đơn hàng tối ưu:

Công thức 1.9 Lượng đặt hàng tối ưu theo công thức POQ

𝑝) Ưu điểm: Đây là mô hình tương tự mô hình EOQ, do đó sẽ có những ưu điểm tương tự mô hình EOQ như: đơn giản, dễ áp dụng rộng rãi trong mọi phân xưởng; kiểm soát chặt chẽ các loại chi phí như đặt hàng hay hàng hóa lưu kho

Nhược điểm: Tuy nhiên, trong POQ, hàng được đưa đến nhiều lần và nhu cầu sử dụng hàng ngày phải nhỏ hơn mức cung ứng để tránh hiện tượng thiếu hụt Do đó, nhược điểm của phương pháp này là phức tạp và phải lập kế hoạch liên tục Bên cạnh đó, mô hình POQ có thể dẫn đến tình trạng không đáp ứng được nhu cầu cao trong một khoảng thời gian nếu nhu cầu vượt quá mức POQ trong chu kỳ quản lý

Mô hình khấu trừ theo số lượng (QDM – Quantily Discount Model)

Để tăng doanh số bán hàng, nhiều công ty thường đưa ra chính sách giảm giá khi số lượng mua tăng lên cao Chính sách bán hàng như vậy được gọi là bán hàng khấu trừ theo lượng mua

Nếu khách hàng mua với số lượng lớn sẽ được hưởng giá thấp Do đó, lượng dự trữ tăng lên, kéo tho chi phí lưu kho tăng Tuy nhiên, lượng đặt hàng tăng đồng nghĩa với chi phí đặt hàng giảm đi Mục tiêu đặt ra là chọn mức đặt hàng sao cho tổng chi phí cho quản lý hàng tồn kho năm là nhỏ nhất Trường hợp này ta áp dụng mô hình khấu trừ theo số lượng QDM

Tổng chi phí cho hàng tồn kho được tính như sau:

Công thức 1.10 Công thức tính tổng chi phí theo mô hình QDM

− Vr×D: là chi phí mua hàng Để xác định lượng hàng tối ưu trong một đơn hàng, ta tiến hành bốn bước:

Bước 1: Xác định lượng đặt hàng tối ưu Q*ở từng mức giá i theo công thức:

− C: tỉ trọng chi phí lưu kho tính theo giá mua;

− Vri: giá mua một đơn vị hàng mức i;

Bước 2: Xác định lượng đặt hàng điều chỉnh Q*theo mỗi mức khấu trừ khác nhau Ở mỗi mức khấu trừ, nếu lượng đặt hàng đã tính ở bước 1 thấp không đủ điều kiện để hưởng mức giá khấu trừ, ta điều chỉnh lượng đặt hàng lên đến mức tối thiểu để hưởng giá khấu trừ Ngược lại, nếu lượng đặt hàng cao hơn thì điều chỉnh xuống bằng mức tối đa

Bước 3: Sử dụng công thức tính tổng chi phí về hàng dự trữ nêu trên để tính tổng chi phí cho các lượng đặt hàng đã xác định ở bước 2

Bước 4: Chọn Q** có tổng chi phí về hàng dự trữ thấp nhất đã xác định ở bước 3 Đó chính là lượng đặt hàng tối ưu của đơn hàng Ưu điểm: Việc sử dụng số liệu và phân tích dữ liệu giúp các quyết định quản lý hàng tồn kho được đưa ra một cách chính xác và tối ưu nhất, giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao trong việc kiểm soát hàng tồn kho, giảm thiểu chi phí và tăng cường sự linh hoạt trong quá trình quản lý Ngoài ra, mô hình QDM sử dụng các công cụ và

Thư viện ĐH Thăng Long

21 kỹ thuật dự đoán dựa trên số liệu để xác định nhu cầu tiêu thụ hàng hóa trong tương lai Điều này giúp doanh nghiệp có thể dự báo và lập kế hoạch cho việc cung ứng hàng hóa một cách chính xác và đáp ứng nhu cầu khách hàng

Nhược điểm: Song song với những ưu điểm trên, mô hình QDM đòi hỏi sự đầu tư vào công nghệ và nguồn lực để thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu Doanh nghiệp cần có hệ thống thông tin phù hợp và nguồn nhân lực có kỹ năng để áp dụng các công cụ và phương pháp QDM Điều này có thể là một thách thức đối với các doanh nghiệp nhỏ hoặc không có khả năng đầu tư lớn Không chỉ vậy, việc áp dụng phương pháp QDM đòi hỏi kiến thức và kỹ năng về phân tích dữ liệu và các công cụ Nhân viên quản lý hàng tồn kho cần phải có trình độ chuyên môn và kiến thức chuyên sâu để có thể hiểu các kết quả, thông tin từ mô hình QDM và sử dụng chúng hiệu quả

Nhận xét: Mô hình EOQ là sự lựa chọn tối ưu cho công tác quản trị hàng tồn kho nguyên vật liệu bột sữa nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Mô hình này có vai trò thiết yết trong hoạt động quản lý vận hành của công ty khi xử lý khối lượng hàng tồn kho bột sữa lớn Bên cạnh đó, với tính chất dựa trên các giả định rõ ràng về nhu cầu khi ổn định, mô hình EOQ phù hợp với mô hình công ty có quy trình sản xuất lặp đi lặp lại trong thời gian dài, nhu cầu trữ hàng tồn kho ổn định.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị hàng tồn kho

Nhân tố trong doanh nghiệp

Hoạt động quản trị hàng tồn kho trong doanh nghiệp luôn chịu tác động của nhiều nhân tố bao gồm các nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan Trong đó, các nhân tố chủ quan xuất phát từ nội bộ doanh nghiệp

Quy trình sản xuất của doanh nghiệp

Quy trình sản xuất là một quá trình được thực hiện dựa trên một trình tự nhất định để tạo ra thành phẩm có giá trị trên thị trường Việc lựa chọn mô hình quy trình quản lý phù hợp giúp doanh nghiệp xác định được số lượng nguyên vật liệu đầu vào cùng với số lượng sản phẩm cần sản xuất Sản phẩm của mỗi doanh nghiệp là khác nhau do vậy mà có những doanh nghiệp có quy trình sản xuất đơn giản nhưng những doanh nghiệp khác lại chọn quy trình sản xuất phức tạp, điều đó ảnh hưởng đến việc quyết định của doanh nghiệp trong việc sử dụng hàng tồn kho Để đi vào sản xuất thì doanh nghiệp cần định mức nguyên liệu cần thiết, mức dữ trữ dành cho các chu kỳ tiếp theo như thế nào,

… Đối với các doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp thì thời gian thu hồi vốn càng lâu, nên các doanh nghiệp luôn tìm cách làm quy trình sản xuất tinh gọn như vậy vòng quay hàng tồn kho nhanh hơn Vòng quay hàng tồn kho tăng tức là việc tiêu thụ hàng hóa tăng lên và như vậy doanh thu cũng tăng lên, làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng

Chi phí dự trữ hàng tồn kho

Chi phí tồn kho là chi phí liên quan đến việc mua sắm, lưu trữ và quản lý hàng tồn kho Nó bao gồm các chi phí như chi phí đặt hàng, chi phí vận chuyển và chi phí dự trữ hàng tồn kho Cụ thể:

Chi phí đặt hàng (C dh ): là toàn bộ các chi phí liên quan đến việc thiết lập các đơn hàng, bao gồm các chi phí tìm kiếm nguồn hàng, thực hiện quy trình đặt hàng (giao dịch, đàm phán, kí kết hợp đồng, thông báo qua lại) Chi phí đặt hàng được tính theo công thức:

Chi phí lưu kho: là những chi phí phát sinh trong việc thực hiện hoạt động tồn kho Chi phí này được tính theo công thức: Đây là nhân tố hết sức quan trọng trong hoạt động quản trị hàng tồn kho, bởi việc xác định chính xác chi phí dự trữ hàng tồn kho không chỉ giúp doanh nghiệp xác định được số lượng nguyên vật liệu đầu vào mà còn giúp doanh nghiệp cắt giảm bớt những khoản chi phí không cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Đặc điểm, tính chất thương phẩm của hàng hóa

Mỗi loại hàng hóa có đặc điểm, tính chất thương phẩm khác nhau, yêu cầu về việc bảo quản khác nhau, do đó ảnh hưởng đến số lượng hàng tồn và thời gian tồn kho Đối với các mức tồn kho dự trữ nguyên vật liệu, nhiên liệu thường phụ thuộc vào:

− Quy mô sản xuất và nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất của doanh nghiệp Nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu của doanh nghiệp thường bao gồm 3 loại: dự trữ thường xuyên, dự trữ bảo hiểm, dự trữ thời vụ (đối với các doanh nghiệp sản xuất có tính thời vụ)

− Khả năng sẵn sàng cung ứng của thị trường

− Chu kỳ giao hàng quy định trong hợp đồng giữa đơn vị cung ứng nguyên vật liệu với doanh nghiệp

− Giá cả của các loại nguyên vật liệu Đối với mức tồn kho dự trữ bán thành phẩm, sản phẩm dở dang, các nhân tố ảnh hưởng bao gồm:

− Đặc điểm và các yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ trong quá trình chế tạo sản phẩm

− Độ dài thời gian chu kỳ sản xuất sản phẩm

− Trình độ tổ chức quá trình sản xuất của doanh nghiệp Đối với mức tồn kho dự trữ sản phẩm thành phẩm thường chịu ảnh hưởng của các yếu tố:

− Sự phối hợp giữa khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

− Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp và khách hàng

Thư viện ĐH Thăng Long

− Khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

Quy mô kinh doanh, khả năng về vốn, điều kiện dự trữ của doanh nghiệp

Quy mô kinh doanh của doanh nghiệp lớn hay nhỏ, mạng lưới kinh doanh rộng hay hẹp, khả năng bán ra thị trường nhiều hay ít, khả năng về vốn mạnh hay hạn chế, điều kiện về diện tích kho cũng như trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo quản tốt hay không tốt… tất cả đều ảnh hưởng đến hàng tồn kho

Khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

Khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chiến lược tiêu thụ, nguồn lực tài chính, trình độ của cán bộ, vị trí địa lý, danh tiếng của doanh nghiệp, mức độ ứng dụng khoa học công nghệ vào kinh doanh Nếu khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường lớn thì lượng sản phẩm hàng hóa tồn kho cần được dự báo chính xác để đảm bảo kịp thời cho hoạt động tiêu thụ trên thị trường Ngược lại, nếu khả năng này thấp thì phải xác định mức tồn kho hợp lý, tránh tình trạng hàng hóa ứ đọng do không khai thác được nhu cầu thị trường.

Nhân tố ngoài doanh nghiệp

Môi trường vĩ mô Đối với các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh quốc tế thì sự không ổn định của tỷ giá hối đoái là một rủi ro lớn trong công tác quản trị hàng tồn kho vì nó tác động đến giá cả hàng hóa khi tiến hành xuất nhập khẩu Sự thay đổi đột ngột của tỷ giá và sự trở ngại trong công tác dự báo chính xác tỷ giá là những kho khăn then chốt

Sự quản lý của nhà nước

Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều phải tuân theo pháp luật của nhà nước đưa ra Nhà nước ban hành các luật lệ, chính sách nhằm mục đích tránh sự gian lận, đảm bảo công bằng và an toàn trong xã hội Sự thắt chặt hay nới lỏng các chính sách quản lý kinh tế đều có ảnh hưởng tới hoạt động quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp

Khoa học và công nghệ

Khoa học và công nghệ là một trong những nhân tố quyết định tới năng suất lao động và trình độ sản xuất của nền kinh tế cũng như từng doanh nghiệp Sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, giảm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh Tuy nhiên, sự hiện đại trong khoa học công nghệ ngày càng cao thì giá trị tài sản, vật tư càng trở nên mất giá, lạc hậu nhanh hơn Vì vậy, nếu doanh nghiệp không bắt kịp công nghệ tiên tiến để điều chỉnh giá cả thì sản phẩm sẽ thiếu tính cạnh tranh

Nguồn cung ứng là một trong những nhân tố cần được tính đến khi xác định nhu cầu tồn kho Nếu trên thị trường có nhiều nhà cung cấp, các nhà cung cấp có khả năng cung ứng đều đặn, kịp thời theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì không cần đến tồn kho nhiều Ngược lại, sự gián đoạn về nguồn cung ứng có thể xảy ra đối với các sản phẩm mang tính chất thời vụ hoặc nhập khẩu từ nước ngoài

Khách hàng cũng là một nhân tố rất quan trọng khi nhân tố này quyết định về mức độ kinh doanh của doanh nghiệp và tất nhiên đây là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hàng tồn kho của doanh nghiệp

Trong thời buổi kinh tế năng động như hiện nay thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là một yếu tố tất yếu Do đó, đối thủ cạnh tranh cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp và hoạt động quản trị hàng tồn kho Cạnh tranh trong ngành sản xuất yêu cầu doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến và tăng cường hiệu quả hoạt động để đáp ứng nhu cầu thị trường và đối đầu với các đối thủ Sự xuất hiện ngày càng nhiều của đối thủ cạnh tranh mặc dù làm cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh trở nên khó khăn hơn nhưng nó cũng thúc đẩy doanh nghiệp tạo ra động lực phát triển và tiến bộ

Chương 1 trình bày một số khái niệm về quản trị và trình bày các chức năng cơ bản của quản trị: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra Nội dung quan trọng nhất của chương là trình bày về hàng tồn kho, những khái niệm, phân loại hàng tồn kho, tầm quan trọng của hàng tồn kho, lợi ích và chi phí của việc lưu trữ hàng tồn kho, vai trò và ý nghĩa của hoạt động quản trị hàng tồn kho đối với hoạt động sản xuất kinh doanh,… để trên cơ sở đó làm rõ vai trò của hàng tồn kho trong hoạt động sản xuất kinh doanh Làm cơ sở để phân tích thực trạng quản trị hàng tồn kho ở chương 2

Thư viện ĐH Thăng Long

PHẦN 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ

Tổng quan về công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

Lịch sử hình thành và phát triển

Tên: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk

Tên quốc tế: Vinamilk Dairy Products Joint Stock Company

Tên viết tắt: Vinamilk Địa chỉ: Số 10, Đường Tân Trào, phường Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

Mã số thuế: 0300588569 Điện thoại: (84.28) 5415 5555

Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần

Ngày hoạt động: 20 tháng 8 năm 1976

Lĩnh vực kinh doanh: chế biến, sản xuất và mua bán sữa tươi, sữa đóng hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa chua, sữa đặc, sữa đậu nành, thức uống giải khát và các sản phẩm từ sữa khác

Vốn điều lệ tính đến ngày 31/12/2022: 20.899,5 tỉ đồng

Hình 2.1 Logo của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

(Nguồn: Website công ty) b) Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (tên gọi tắt là Vinamilk – Vietnam Dairy Products Joint Stock Compnay) là một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa cùng như thiết bị, máy móc liên quan tại Việt Nam Năm 1976, công ty có tên là Công ty Sữa – Cà Phê Miền Nam, trực thuộc Tổng cục Thực phẩm, sau khi chính phủ quốc hữu hóa ba xí nghiệp tư nhân tại miền nam Việt Nam bao gồm: Nhà máy sữa Thống Nhất (tiền thân là nhà máy Foremost), Nhà máy sữa Trường Thọ (tiền thân là nhà máy Cosuvina) và Nhà máy sữa Bột Dielac (tiền thân là nhà máy sữa bội Nestle’s của Thụy Sĩ)

Trong giai đoạn 1990s, công ty chính thức đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) – trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ, chuyên sản xuất, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa Năm 1994, công ty đã xây dựng thêm một nhà máy sữa ở Hà Nội để hát triển thị trường tại miền Bắc, nâng tổng số nhà máy trực thuộc lên 4 nhà máy Việc xây

26 dựng nhà máy nằm trong chiến lược mở rộng, phát triển và đáp ứng nhu cầu thị trường Miền Bắc Việt Nam Đến năm 1996, công ty liên doanh với công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập Xí nghiệp Liên Doanh Sữa Bình Định Việc liên doanh này đã tạo điều kiện cho công ty thâm nhập thành công vào thị trường miền Trung Đồng hành cùng quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, trong giai đoạn 2000s, Vinamilk đã có những bước đột phá Năm 2003, công ty chính thức đổi thành công ty cổ phần và đổi tên thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam cho phù hợp với hình thức hoạt động của công ty Năm 2005, Vinamilk liên doanh với SABmiller Asia B.V để thành lập công ty TNHH Liên Doanh SABMiller Việt Nam và cho ra mắt sản phẩm mang thương hiệu Zorok vào giữa năm 2007 Trong năm 2006, Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, khi đó vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước có tỷ lệ nắm giữ là 50.01% vốn điều lệ của công ty Cũng trong năm 2006, công ty khởi động chương trình trang trại bò sữa bắt đầu từ việc mua thâu tóm trang trại Bò sữa Tuyên Quang, một trang trại nhỏ với đàn bò sữa khoảng 1.400 con

Tại giai đoạn 2010s, Vinamilk tiếp tục vươn ra thế giới bằng việc liên doanh với công ty chuyên sản xuất bột sữa nguyên kem tại New Zealand dây chuyền công suất 32,000 tấn/năm Ngoài ra, Vinamilk còn đầu tư sang Mỹ và mở thêm nhà máy tại nhiều quốc gia, kim ngạch xuất khẩu chiếm 15% doanh thu Đồng thời, Vinamilk áp dụng công nghệ mới, lắp đặt máy móc thiết bị hiện đại cho tất cả nhà máy sữa Bên cạnh đó, Vinamil cũng thành lập các trung tâm tư vấn dinh dưỡng sức khỏe trên cả nước và cho ra đời trên 30 sản phẩm mới

Giai đoạn 2020s, Vinamilk đã có một thập kỷ đầy tự hào với những thành tựu nổi bật như tại năm 2012, Vinamilk khánh thành nhà máy sữa Đà Nẵng, nhà máy sữa Lam Sơn, Nhà máy nước giải khát Việt Nam với nhiều dây chuyền sản xuất hiện đại xuất xứ từ Mỹ, Đan Mạch, Đức, Ý, Hà Lan Thương hiệu Vinamilk đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng trong và ngoài nước sau 38 năm không ngừng đổi mới và phát triển Vinamilk đã khẳng định mình với tinh thần luôn cải tiến, sáng tạo, tìm hướng đi mới để công ty ngày càng lớn mạnh

Công ty là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, hiện chiếm lĩnh 75% thị phần sữa tại Việt Nam Ngoài việc phân phối mạnh trong nước với mạng lưới 183 nhà phân phối và gần 94.000 điểm bán hàng phủ đều 64 tỉnh thành, sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang nhiều nước Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, khu vực Trung Đông, Đông Nam Á,… Sau hơn 30 năm ra mắt người tiêu dùng, đến năy Vinamilk đã xây dựng được 8 nhà máy, 1 xí nghiệp và đang xây dựng thêm 3 nhà máy mới, với sự đa dạng về sản phẩm, Vinamilk hiện đang có trên 200 mặt hàng sữa tiệt trùng, thanh trùng và các sản phẩm được làm từ sữa

Thư viện ĐH Thăng Long

Tầm nhìn, sức mệnh và giá trị cốt lõi

Tầm nhìn của Vinamilk là: “Trở thành biểu tượng niềm tin số 1 Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cho cuộc sống con người”

Vinamilk liên tục hoàn thiện mình, tìm tòi phát triển sản phẩm mới và đầu tư máy móc thiết bị công nghệ để chuẩn bị cho sự tăng trưởng mạnh trên thị trường Tinh thần

“vươn lên” luôn luôn được ban Giám đốc Vinamilk truyền cảm hứng cho toàn đội ngũ và trở thành phương châm để Vinamilk không ngừng đổi mới, sáng tạo Với chính sự vươn lên, đổi mới, Vinamilk sẽ mang tới những sản phẩm sữa, chế phẩm từ sữa có chất lượng tốt nhất cho khách hàng của mình

Vinamilk mang trong mình sứ mệnh: “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm của mình với cuộc sống con người và xã hội”

Vinamilk đề ra 5 giá trị cốt lõi quan trọng được xem là yếu tố xây dựng bộ văn hóa doanh nghiệp, thúc đẩy mỗi thành viên làm việc trách nhiệm, đảm bảo chất lượng đầu ra Mặc khác, chúng cũng giúp tăng khả năng nhận diện, tạo ấn tượng sâu sắc cho người tiêu dùng về thương hiệu sữa hàng đầu

− Chính trực: Liêm chính, trung thực trong ứng cử và trong tất cả các giao dịch

− Tôn trọng: Tôn trọng bản thân, tôn trọng đồng nghiệp, tôn trọng công ty, tôn trọng đối tác, hợp tác trọng sự tôn trọng

− Tuân thủ: Tuân thủ pháp luật, bộ Quy tắc ứng xử và các quy chế, chính sách, quy định của công ty

− Đạo đức: Tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một cách đạo đức.

Cơ cấu tổ chức công ty

Sơ đồ tổ chức của Vinamilk được thể hiện một cách chuyên nghiệp và phân bổ phòng ban một cách khoa học và hợp lý, phân cấp cụ thể trách nhiệm của mỗi thành viên và phòng ban của công ty Sơ đồ tổ chức giúp công ty hoạt động một cách hiệu quả nhất, giúp các phòng ban phối hợp nhau chặt chẽ để cùng tạo nên một Vinamilk vững mạnh

Hình 2.2 Cơ cấu tổ chức công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận

Vinamilk có đội ngũ lãnh đọa chuyên nghiệp, với đội ngũ lao động trên 5.000 người với nhiều trình độ chuyên mô khác nhau Đại Hội đồng cổ đông

Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng của Công ty theo Luật doanh nghiệp và Điều lệ Công ty Đại Hội đồng cổ đông là cơ quan thông qua chủ trường chính sách đầu tư dài hạn trong việc phát triển Công ty quyết định cơ cấu vốn, bầu ra ban quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty

Một số quyền hạn khác của Hội đồng cổ đông là bầu hoặc miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát hay quyết định giải thể, tổ chức lại công ty

Số thành viên Hội đồng quản trị của Công ty gồm 6 thành viên Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty, trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông mà không được ủy quyền, định hướng các chính sách tồn tại và phát triển để thực hiện các quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc hoạch định chính sách, ra nghị quyết hành động cho từng thời điểm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty

Thư viện ĐH Thăng Long

Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra gồm 4 thành viên, thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty Ban kiểm soát có chức năng và nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý, tính trung thực, mức độ cẩn trọng trong quá trình quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh Các hoạt động kiểm tra, giám sát bao gồm công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính nhằm đảm bảo lợi ích của các cổ đông một cách hợp pháp Đơn vị này hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc

Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, bãi nhiệm, là người đại diện theo pháp luật của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, quyết định tất cả những vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty Vị trí này sẽ do Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm bổ nhiệm một người trong Hội đồng hoặc tuyển dụng nhân sự mới

Ban giám đốc đại diện cho tổ chức, thực hiện ký kết các hợp đồng, quan hệ pháp luật trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp Đồng thời giúp Hội đồng quản trị thực hiện hóa mọi định hướng, tầm nhìn Trong đó, một số phòng ban có vai trò, chức năng quan trọng trong công tác quản trị hàng tồn kho tại công ty như:

Giám đốc điều hành phát triển vùng nguyên liệu

Khối Phát triển Vùng nguyên liệu có chức năng và nhiệm vụ xây dựng vùng sữa tươi nguyên liệu đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt của Việt Nam cũng như Quốc tế, cung cấp nguồn sữa tươi thuần khiết cho nhu cầu sản xuất tại các Nhà máy sữa của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

Giám đốc điều hành chuỗi cung ứng

Khối Chuỗi Cung ứng thực hiện chức năng cung ứng, điều phối vận chuyển hàng hóa – nguyên vật liệu, đáp ứng nhu cầu kinh doanh đón đầu các xu hướng tiêu dùng Về hoạt động mua hàng, Khối Chuỗi Cung ứng phải đáp ứng đầy đủ và kịp thời nguyên vật liệu, vật tư phụ tùng cho sản xuất, giá trị hàng tồn kho ở mức hợp lý Hoàn tất công tác chào thầu và ký kết hợp đồng nguyên vật liệu cho năm tới Trong công tác điều phối hàng hóa, khối Chuỗi Cung ứng phải cung ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu kinh doanh giữa các miền, nhà máy Đáp ứng tốt sản phẩm cho các chương trình tung, tái tung sản phẩm

Giám đốc điều hành sản xuất

Giám đốc điều hành sản xuất có nhiệm vụ lãnh đạo, giám sát các vị trí then chốt trong sản xuất sản phẩm như quản lý sản phẩm, trưởng phòng phân tích, giám đốc tiếp thị… đảm bảo những vị trí này triển khai công việc một cách hiệu quả và năng suất; cải thiện chất lượng của bộ phận quản lý sản xuất Đồng thời, họ cũng đóng vai trò cố vấn,

30 hướng dẫn cho các nhân viên chủ chốt trong sản xuất nâng cao kỹ năng và có mặt hỗ trợ khi họ cần Giám đốc sản xuất đứng đầu trong việc triển khai các ý tưởng thành kế hoạch sản xuất, một dự án có khả năng thực thi

Nhận xét: Cơ cấu tổ chức của công ty Vinamilk thuộc kiểu cơ cấu hỗn hợp, cụ thể là trực tuyến và chức năng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra các công việc hàng ngày chặt chẽ, liên tục hơn Từ đó, đội ngũ cán bộ nhân viên của công ty sẽ phát huy đầy đủ ưu thế chuyên môn hóa ngành nghề theo từng chức năng, vị trí đảm nhiệm; làm cho tổ chức nhanh nhạy linh hoạt với sự thay đổi của môi trường và có chi phí quản lý doanh nghiệp thấp.

Khái quát về ngành nghề kinh doanh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

Vinamilk có thể nói là công ty hoàn thiện nhất về danh mục sản phẩm, với hơn

250 chủng loại mặt hàng thuộc gần 20 nhóm ngành hàng Không chỉ gồm đầy đủ và đa dạng từ sữa tươi, sữa chua ăn/ uống, sữa hạt, nước giải khát, kem, mà trong những ngành lớn như sữa bột thì thương hiệu Vinamilk cũng đã bao phủ đủ các nhu cầu cho trẻ em, mẹ bầu, người lớn, dòng đặc trị,…

Các sản phẩm mới liên tiếp được Vinamilk giới thiệu với nhiều cải tiến độc đáo và phủ đều tất cả các phân khúc từ trung đến cao cấp Có thể kể đến những sản phẩm nổi bật như: Sữa tươi 100%, Sữa tươi Organic, Sữa tươi tiệt trùng có chứa Tổ yến hay mới đây là Sữa tươi Vinamilk Green Farm

Năm 2021, Công ty đã giới thiệu thành công các sản phẩm mới như sữa tươi trang trại sinh thái & sữa chua ăn Green Farm; sữa chua ăn Love Yogurt Trân Châu Đường Đen, sữa đặc Ông Thọ tuýp; sữa chua uống Susu (tái tung); bao bì túi Ecolean 110ml cho Susu; hương vị mới và hộp 180ml cho sữa trái cây Hero, sữa bột và sữa bột pha sẵn Colos Gold, Dielac Grow Plus bổ sung sữa non, góp phần vào tăng trưởng chung của từng ngành hàng

Bên cạnh ra mắt thêm các sản phẩm mới, Vinamilk cho thấy sự tập trung để củng cố các dòng sản phẩm thế mạnh, mang tính “thương hiệu” như Sữa tươi Vinamilk 100% bằng việc đổi mới bao bì, đa dạng hương vị, ra mắt các dòng ít đường, tách béo… phù hợp với xu hướng, thị hiếu của thị trường

Theo Nielsen, Vinamilk là nhà sản xuất đang dẫn đầu trong ngành hàng sữa nước, sữa đặc có đường, sữa chua uống về sản lượng và doanh số bán ra, và dẫn đầu ngành hàng sữa bột trẻ em về sản lượng

Năm 2022, công ty đã đã nghiên cứu 15 sản phẩm mới, 40 sản phẩm cải tiến, 16 sản phẩm xuất khẩu, khẳng định năng lực sản xuất tiên tiến của mình Đồng thời, Vinamilk luôn nỗ lực luôn bắt nhịp các tiêu chuẩn cao nhất của thế giới, và thể hiện rõ tính bền bỉ với triết lý không thỏa hiệp về chất lượng dựa trên việc cập nhật liên tục và áp dụng tiêu chuẩn hiện hành cho các nguyên vật liệu và sản phẩm theo hoạch định, phù

Thư viện ĐH Thăng Long

31 hợp với luật pháp Việt Nam và quốc tế Cụ thể, sản phẩm từ nhãn hiệu Vinamilk Optimum Gold đã đạt giải thưởng Purity Award 2022 - giải thưởng khắt khe nhất từ CLP về sự tinh khiết khi được áp dụng cho các sản phẩm dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt chú trọng kiểm tra các vấn đề có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển trong những năm đầu đời như kim loại nặng, siêu vi nhựa, các chất hóa học có hại khác trong sản phẩm Bên cạnh Purity Award, sản phẩm sữa tươi tiệt trùng Vinamilk Green Farm và Vinamilk 100% Organic cũng là các sản phẩm sữa tươi đầu tiên trên thế giới đạt được chứng nhận về Clean Label cho các thương hiệu không chỉ có sự minh bạch về sản phẩm từ nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm, mà còn trong việc ghi nhãn sản phẩm.

Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam giai đoạn

Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán Thông qua các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể kiểm tra, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán chi phí sản xuất, giá vốn, doanh thu sản phẩm vật tư hàng hóa đã tiêu thụ, tình hình chi phí, kết quả kinh doanh sau một kỳ kế toán Sau đây là báo cáo kết quả kinh doanh năm 2020 - 2022 của công ty:

Sơ đồ 2.1 Kết quả sản xuất kinh doanh của Vinamilk giai đoạn 2020 – 2022

(Nguồn: Báo cáo tài chính Hợp nhất Kiểm toán giai đoạn 2020 – 2022)

Qua báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2020 – 2022 ta thấy:

Về tình hình doanh thu của công ty

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ:

Tăng trưởng doanh thu của Vinamilk có xu hướng giảm dần từ mức 2,15% (2021) xuống -1,58% (2022) do đứt chuỗi cung ứng toàn cầu và nhu cầu tích trữ hàng hóa tăng

32 mạnh tại một số quốc gia, giá nguyên vật liệu, giá thức ăn chăn nuôi, cước phí vận chuyển đều tăng cao và làm giảm hiệu quả kinh doanh của Vinamilk

Trong năm 2021, quy mô doanh thu thuần của công ty mang xu hướng tăng 1,282,878,620,599 đồng tương đương với tăng 2,15% so với năm 2020 Doanh thu thuần nội địa đạt 51.202 tỷ đồng tương đương tăng 0,7% so với năm 2020 nhờ hệ thống phân phối hoạt động hiệu quả và sức mua dần phục hồi sau khi các biện pháp giãn cách xã hội được dỡ bỏ Bên cạnh đó, doanh thu thuần của hoạt động kinh doanh quốc tế đạt 9.717 tỷ đồng, tăng trưởng 10,15% so với cùng kỳ Các thị trường trọng điểm tại Trung Đông, Hoa Kỳ và Campuchia tiếp tục đóng vai trò chủ chốt và duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ nhờ nhu cầu đối với sản phẩm sữa vẫn phục hồi và công tác phát triển thị trường đạt hiệu quả cao

Sang đến năm 2022, quy mô doanh thu thuần của Vinamilk lại có xu hướng giảm xuống 962,917,648,728 đồng tương ứng với giảm 1,58% so với năm 2021 Doanh thu thuần nội địa ghi nhận kết quả 50.704 tỷ đồng nhờ những nỗ lực của công ty Dù vậy, những cố gắng ổn định doanh số và kiểm soát chi phí vận hành không đủ để bù đắp cho tác động cộng hưởng của lạm phát giá nguyên vật liệu đầu vào, chi phí vận chuyển tăng cao và biến động tỷ giá Trái ngược lại với thị trường nội địa, thị trường nước ngoài lại ghi nhận những kết quả đáng ghi nhận Doanh thu thuần của thị trường nước ngoài ghi nhận 9.252 tỷ đồng, trong đó doanh thu ghi nhận mức tăng trưởng trên 30% đối với Driftwood nhờ đã dạng hóa kênh phân phối để bù đắp cho lênh chủ lực trường học Đối với Angkormilk, doanh thu ghi nhận mức tăng trưởng trên 10% nhờ phát triển thêm sản phẩm mới và tăng cường hoạt động phân phối Đối với xuất khẩu, Vinamilk đã chủ động cung cấp các giải pháp hỗ trợ kinh hoạt các khách hàng hiện hữu và đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại với điểm nhấn là 10 khách hàng mới Đồng thời công ty cũng đón bắt các cơ hội gia công xuất khẩu tại các hội chợ chuyên ngành gia công, tiếp cận các cải tiến về bao bì, về sản phẩm từ các thị trường cao cấp hơn

Doanh thu hoạt động tài chính:

Trong năm 2021, doanh thu từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp là 1,214,683,819,394 đồng giảm so với năm 2020 là 366,408,835,923 đồng tương đương với mức giảm 23,17% Nguyên nhân của sự suy giảm này là do trong năm 2021, mọi hoạt động kinh doanh đều bị đình trệ do ảnh hưởng của đại dịch dẫn đến việc chứng khoán của công ty bị giảm sút cùng với việc đầu tư vào bất động sản bị đóng băng do suy thoát của nền kinh tế

Trái ngược với chỉ tiêu doanh thu thuần, doanh thu hoạt động tài chính của Vinamilk mang xu hướng tăng trưởng trong giai đoạn 2021 – 2022, khi tốc độ tăng của chỉ tiêu này trong năm 2022 đạt 13,60% Nguyên nhân của sự gia tăng này do khoản tiền lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái và thu nhập từ cổ tức trong năm 2022 của Vinamilk

Thư viện ĐH Thăng Long

33 đều có tốc độ tăng trưởng ấn tượng Khoản tiền lãi chênh lệch tỷ giá trong tăng gấp 2.2 lần so với năm 2021 do môi trường lãi suất tiền gửi thuận lợi hơn, thu nhập từ cổ tức cũng tăng gấp 1477.15 lần Việc cơ bản khống chế được dịch COVID19 đưa thị trường trở lại bình thường, cùng với đó là các hoạt động đầu tư chứng khoán cũng như bất động sản có dấu hiệu hồi phục tạo ra nguồn doanh thu cho công ty

Về tình hình chi phí của công ty

Giá vốn hàng bán: Chi phí giá vốn hàng bán của Vinamilk trong giai đoạn 2020

– 2022 đều mang xu hướng tăng do chi phí vận chuyển tăng đến từ áp lực của giá xăng dầu tăng cao, tuy nhiên tốc độ tăng của năm 2022 thấp hơn so với tốc độ tăng của năm

2021 Cụ thể năm 2021 tăng 2,673,200,516,000 đồng tương đương với mức tăng 8,63% so với năm 2021; năm 2022 tăng 1,418,152,336,872 đồng tương đương với mức tăng 4,09% so với năm 2021 Tốc độ tăng của giá vốn hàng bán giảm qua các năm là do công ty đã tự chủ được nguồn nguyên liệu sữa tươi đầu vào Tuy nhiên giá thức ăn chăn nuôi tăng 30-40% trong năm 2021 và chưa có dấu hiệu giảm trong năm 2022 Giá thức ăn chăn nuôi nhập khẩu tăng kéo theo giá thức ăn chăn nuôi trong nước tăng, trong đó nguồn thức ăn thô xanh phải cạnh tranh quyết liệt về giá và nguồn cung Ngoài ra, cước phí vận chuyển trong nước tăng khoảng 20%, quốc tế tăng khoảng 500% đã góp phần đẩy chi phí sản xuất sữa tươi nguyên liệu tăng cao

Chi phí quản lý kinh doanh: khoản chi phí này bao gồm chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng Trong giai đoạn 2020 – 2022, chi phí bán hàng mang xu hướng giảm nhẹ cho thấy nỗ lực trong các hoạt động tối ưu hóa chi phí vận hành của công ty Việc tối ưu hóa quy trình bán hàng, cùng với việc áp dụng công nghệ tiên tiến trong quá trình tiếp cận khách hàng, xử lý đơn hàng, giao hàng và hỗ trợ sau bán hàng đã góp phần làm giảm các khoản chi phí không cần thiết

Còn chi phí quản lý doanh nghiệp trong giai đoạn này có sự xu hướng biến động không đều qua các năm do sự gia tăng của chi phí vận chuyển cùng với khoản dự phòng phải thu khó đòi và dự phòng trợ cấp thôi việc do nền kinh tế suy yếu Trong năm 2021, công ty đã cải tiến quy trình làm việc bằng cách áp dụng công nghệ vào quản lý doanh nghiệp giúp giảm chi phí quản lý Đến năm 2022, công ty mở rộng quy mô hoạt động với nhiều điểm phân phối và cửa hàng trên toàn quốc dẫn đến sự gia tăng của chi phí quản lý doanh nghiệp

Sự biến đổi của chi phí quản lý kinh doanh có chiều hướng ngược lại với sự biến đổi của doanh thu qua các năm trong giai đoạn 2020 – 2022 tạo nên tác động tiêu cực đến lợi nhuận Vì vậy, công ty cần xem xét lại các chính sách quản lý doanh nghiệp, chính sách bán hàng để tối thiểu chi phí, gia tăng lợi nhuận cho công ty

Về tình hình lợi nhuận của công ty

Lợi nhuận sau thuế TNDN: Sau khi thực hiện nghĩa vụ đóng thuế cho Nhà nước đầy đủ, loại trừ đi các khoản chi phí phát sinh, lợi nhuận sau thuế của công ty trong giai đoạn 2020 – 2022 có xu hướng giảm dần qua các năm

Trong giai đoạn 2020 – 2021, nguyên nhân của sự suy giảm này là do tốc độ gia tăng của doanh thu thuần kém hơn tốc đọ gia tăng của chi phí Thực trạng giá nguyên vật liệu tăng mạnh kể từ khi đại dịch bắt đầu và tiếp tục neo ở mức cao là bài toán khó không chỉ của riêng Vinamilk mà còn của rất nhiều các doanh nghiệp sản xuất khác Công ty đã và đang theo dõi sâu sát diễn biến giá nguyên liệu để lên kế hoạch mua hàng hiệu quả nhất Thêm vào đó, tập thể Vinamilk đã quán triệt tinh thần tối ưu hóa chi phí vận hành bộ máy để cải thiện lợi nhuận, song vẫn dành ngân sách cho các hoạt động CSR, phát triển bền vững, đặc biệt là chung tay cùng với Chính phủ và cộng đồng vượt qua đại dịch vì mục tiêu dài hạn và nhân văn Theo đó, lợi nhuận sau thuế của Công ty trong năm 2021 đã đạt 10.633 tỷ đồng và hoàn thành 94,6% kế hoạch đề ra

Năm 2022, lợi nhuận sau thuế giảm 2,054,960,652,770 đồng tương đương với giảm 19,33% so với năm 2021 Sự biến động của tỷ giá hối đoái cũng như các khoản chi phí liên tục tăng khiến cho lợi nhuận sau thuế của Vinamilk giảm mạnh Hơn nữa, ảnh hưởng của dịch bệnh và sự suy thoái của nền kinh tế cũng gây ra ảnh hưởng tiêu cực cho lợi nhuận sau thuế

Thực trạng quản trị hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

Thực trạng hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

2.2.1.1 Khát quát về hàng tồn kho của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

Thư viện ĐH Thăng Long

Sữa nước là phân khúc đóng góp giá trị lớn nhất trong ngành sữa, bao gồm các thương hiệu phổ biến như Vinamilk, Mộc Châu Milk, TH True Milk, Dutch Lady, Nutifood Trong đó, Vinamilk hiện đang chiếm thị phần lớn nhất Cùng với Mộc Châu Milk, thị phần Vinamilk chiếm trên 45% thị phần ngành sữa nước Theo Euromonitor, tốc độ tăng trưởng kép của sản lượng tiêu thụ sữa nước cho giai đoạn 2020-2024F là 10%/năm

Sữa bột: Số liệu mới nhất của Nielsen IQ về thị phần của các nhà sản xuất sữa bột trẻ em tại Việt Nam 2021 cho thấy, Vinamilk dẫn đầu với thị phần 22.3% Không như thị trường sữa nước, thị trường sữa bột có tính cạnh tranh cao hơn trước nhiều đối thủ ngoại có nhiều lợi thế về năng lực quảng cáo, nghiên cứu và phát triển sản phẩm Để cạnh tranh với các doanh nghiệp sữa khác trên thị trường, VNM chú trọng phát triển sản phẩm ở tất cả các phân khúc từ bình dân, trung cấp đến cao cấp và liên tục cho ra mắt các sản phẩm mới Theo Euromonitor, tốc độ tăng trưởng kép của sản lượng tiêu thụ sữa bột cho giai đoạn 2020-2024F là 3.0%/năm, thấp hơn mức 6.3% của giai đoạn 2015-

Sữa đặc: Sữa đặc là một trong những sản phẩm truyền thống của Vinamilk với 02 thương hiệu là “Ông Thọ” và “Ngôi Sao Phương Nam” Vinamilk hiện đang chiếm thị phần trên 80% trong ngành hàng này và giữ vị trí dẫn đầu tuyệt đối Đây cũng là sản phẩm thế mạnh của Vinamilk được xuất khẩu tới nhiều quốc gia như Trung Đông, Campuchia, Trung Quốc… Theo Euromonitor, tiêu thụ sữa đặc có đường tại nước ta sẽ đạt 161.3 nghìn tấn vào năm 2024 với tốc độ tăng trưởng kép CAGR là 1.7%/năm trong giai đoạn 2020-2024

Sữa chua: Sữa chua là ngành hàng có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong thị trường sữa và các sản phẩm từ sữa do nhận thức của người tiêu dùng về sử dụng các sản phẩm tăng hệ miễn dịch gia tăng Vinamilk hiện cũng đang đứng đầu thị trường về ngành hàng này, với thị phần trên 66% Theo Euromonitor, ngành hàng sữa chua sẽ có tốc độ tăng trưởng kép CAGR đạt 12%/năm trong giai đoạn 2020-2024F, cao hơn mức 10.5% của giai đoạn trước đó

Hình 2.3 Thị phần sữa đặc và thị phần sữa chua của Vinamilk

(Nguồn: Euromonitor, CSI tổng hợp)

Trong năm 2020 nhiều thách thức do dịch bệnh Covid-19 và sức mua giảm, Vinamilk tập trung củng cố các dòng sản phẩm thiết yếu, bám sát với thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng trong tình hình cần thắt chặt chi tiêu, tung mới thành công sản phẩm Sữa Trái Cây Hero ở phân khúc trẻ em, Sữa tươi tiết trùng chứa tổ yến, Sản phẩm dinh dưỡng Dielac Grow Plus (có tổ yến), Sữa chua hữu cơ ít đường, Sữa chua cốm, Sữa chua uống men sống Probi Gold gừng và mật ong,… Hoạt động tung mới gần 20 sản phẩm đã góp phần đa dạng hóa danh mục sản phẩm của Vinamilk, mang đến cho người tiêu dùng nhiều trải nghiệm phong phú và tiện lợi

Cùng với mức sống ngày càng được cải thiện hơn trong năm 2021, Vinamilk liên tục nghiên cứu và cải tiến để mang những sản phẩm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tốt nhất đến người tiêu dùng Trong năm 2021, Vinamilk tung ra thị trường 21 sản phẩm mới, trải rộng các nhóm mặt hàng chủ lực từ sữa bột, sữa nước đến các nhóm sữa chua uống bao gồm: Sữa bột pha sẵn ColosGold, Sữa chua ăn trân châu đường đen, Cam yến mạch, Thực phẩm dinh dưỡng y học – Kenko Haru,… Việc đưa hơn 20 sản phẩm mới ra thị trường đã làm khối lượng nguyên vật liệu của công ty tăng lên trong giai đoạn

2020 – 2021 Để đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu và cho ra mắt những sản phẩm mới, công ty nhập thêm nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp trong và ngoài nước Chỉ tiêu nguyên vật liệu trong năm 2021 tăng 44,57% so với năm 2020 Đến năm 2022, Vinamilk lại phải nhiều thách thức mới, đặc biệt là giá cả hàng hóa dịch vụ tăng cao làm cho sức mua giảm Tuy nhiên, các sản phẩm mới như Sữa bột Pedia Kenji, Sữa hạt Super Nut, Sữa ADM ngũ cốc bước đầu tạo nền để cho Vinamilk khai thác cơ hội ở các phân khúc thị trường tiềm năng

Thư viện ĐH Thăng Long

2.2.1.2 Phân tích thực trạng hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

Bảng 2.1 Thực trạng hàng tồn kho của Vinamilk giai đoạn 2020 - 2022 Đơn vị tính: Triệu đồng

Chênh lệch tuyệt đối Chênh lệch tương đối

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất giai đoạn 2020 - 2022) Bảng 2.2 Tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng tài sản ngắn hạn của Vinamilk trong giai đoạn 2020 - 2022 Đơn vị tính: %

CHỈ TIÊU Năm 2022 Năm 2021 Năm 2020 Chênh lệch

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất giai đoạn 2020 - 2022)

Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của Vinamilk, chỉ tiêu hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn thứ hai, chỉ xếp sau chỉ tiêu các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Dựa vào bảng 2.1, bảng 2.2 cùng với số liệu trong bảng cân đối kế toán, ta có thể thấy quy mô hàng tồn kho của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam qua thời điểm các năm trong giai đoạn 2020 –

2022 có xu hướng biến động không đều, tăng lên tại thời điểm cuối năm 2021 và giảm xuống tại thời điểm cuối năm 2022, cụ thể:

Tại thời điểm cuối năm 2021, quy mô hàng tồn kho của công ty có xu hướng tăng lên thành 6.773 triệu đồng cụ thể tăng 1.868 triệu đồng tương ứng với mức tăng 38,08% so với thời điểm đầu năm 2021 Tỷ trọng của chỉ tiêu này trong tổng tài sản ngắn hạn cũng tăng lên mức 18,75%, tương ứng tăng 2,22% so với năm 2020

Sang đến thời điểm cuối năm 2022, quy mô hàng tồn kho của công ty lại có xu hướng giảm xuống còn 5.538 triệu đồng cụ thể giảm 1.135 triệu đồng tương ứng với mức giảm 16,75% so với thời điểm đầu năm 2022 Tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng tài sản ngắn hạn tại năm này cũng giảm xuống còn 17,54% tương ứng với mức giảm 1,21% so với năm 2021

Quy mô hàng tồn kho của công ty qua thời điểm cuối các năm luôn ở mức khá cao, chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong cơ cấu tổng tài sản ngắn hạn cho thấy mức độ chú trọng đầu tư vào hàng tồn kho cao

38 Để có những đánh giá đầy đủ và chính xác về thực trạng hàng tồn kho của công ty, chúng ta cần đi sâu phân tích các nhân tố hình thành lên hàng tồn kho của công ty Việc phân tích này sẽ giúp ta hiểu rõ hơn tác động của từng yếu tố đến hiệu quả chung, đồng thời là cơ sở đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị hàng tồn kho thông qua điều chỉnh cơ cấu đầu tư

Dưới đây, tác giả sẽ lập bảng phân tích tỷ trọng và tính toán biến động của từng khoản mục bên trong hàng tồn kho qua thời điểm các năm trong giai đoạn 2020 – 2022 Vinamilk phân loại hàng tồn kho theo Chuẩn mực số 02 là một trong 26 chuẩn mực kế toán được ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

Bảng 2.3 Tỷ trọng các khoản mục trong chỉ tiêu hàng tồn kho Đơn vị tính: %

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất giai đoạn 2020 - 2022)

CHỈ TIÊU Năm 2022 Năm 2021 Năm 2020

Hàng mua đang đi trên đường 14,62 15,76 10,17

Công cụ và dụng cụ 1,69 0,96 1,18

Thư viện ĐH Thăng Long

Bảng 2.4 Thực trạng các khoản mục trong chỉ tiêu hàng tồn kho của Vinamilk giai đoạn 2020 - 2022

(Đơn vị tính: triệu đồng)

Năm 2022 Năm 2021 Năm 2020 Chênh lệch tuyệt đối

Giá trị ghi sổ Dự phòng

Giá trị ghi sổ Dự phòng Giá trị ghi sổ Dự phòng Năm

Hàng mua đang đi trên đường

Nguyên vật liệu 3.365.992 (20.772) 4.226.624 (16.060) 2.923.632 (12.307) (860.632) 1.302.992 (20,36) 44,57 Công cụ và dụng cụ

(Nguồn:Báo cáo tài chính hợp nhất giai đoạn 2020 - 2022)

Dựa vào bảng 2.3 và bảng 2.4, ta có thể thấy được tình hình biến động của các khoản mục trong chỉ tiêu hàng tồn kho như sau:

Hàng mua đang đi đường Đây là khoản mục phản ánh trị giá của các loại hàng hóa, vật tư mua ngoài đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp còn đang trên đường vận chuyển, ở bến cảng, bến bãi, kho ngoại quan hoặc đã về đến doanh nghiệp nhưng đang chờ kiểm nhận nhập kho Trong giai đoạn 2020 – 2022, chỉ tiêu hàng tồn kho có sự biến đổi không đồng đều, tăng mạnh trong giai đoạn 2020 – 2021 và giảm nhẹ tại giai đoạn 2021 – 2022 Cụ thể tại năm 2021, khoản mục hàng mua đang đi trên đường tăng 570.752 triệu đồng, tương ứng với tăng 5,59% trong tỷ trọng của hàng tồn kho; tuy nhiên đến năm 2022, khoản mục này lại giảm 261.705 đồng, tương ứng giảm 1,14% trong tỷ trong hàng tồn kho

Trong giai đoạn 2020 – 2021, công ty nhập thêm nguyên vật liệu của nhà cung cấp để phục vụ cho hoạt động sản xuất – bán hàng của mình Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh dẫn đến đứt gãy chuỗi cung ứng, gây nên sự gia tăng khoản mục hàng mua đang đi đường của công ty

Thực trạng công tác quản trị hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

2.2.2.1 Phương pháp hạch toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty lựa chọn và phương pháp hạch toán hàng tồn kho (theo nguyên tắc năm tài chính): phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX)

Phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX) là phương pháp sử dụng các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm kê vật tư, hàng hóa để hạch toán sự biến động của hàng tồn kho Nội dung của phương pháp như sau:

− Theo dõi thường xuyên, liên tục, có hệ thống;

− Phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn đầu kỳ và cuối kỳ của hàng hóa;

− Công thức tính tổng giá trị hàng tồn kho cuối kỳ:

Tổng giá trị hàng = Giá trị hàng tồn + Giá trị hàng nhập – Giá trị hàng xuất tồn kho cuối kỳ kho đầu kỳ kho trong kỳ kho cuối

Nhận xét: Phương pháp kê khai thường xuyên trong hạch toán hàng tồn kho cho phép xác định và đánh giá số lượng và giá trị hàng tồn kho tại mỗi thời điểm trong quá trình kinh doanh Điều này giúp doanh nghiệp liên tục nắm bắt

Thư viện ĐH Thăng Long

45 và quản lý hàng tồn kho, từ đó điều chỉnh nhanh chóng và kịp thời tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh Áp dụng phương pháp này cũng giúp giảm thiểu tình trạng sai sót trong việc ghi chép và quản lý hàng tồn kho Quá trình theo dõi thường xuyên và phản ánh hàng tồn kho trên sổ kế toán đảm bảo tính chính xác và đồng nhất trong quá trình ghi chép và quản lý hàng tồn kho

2.2.2.2 Quy trình quản trị hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

Công tác quản trị hàng tồn kho tại Vinamilk có 2 quy trình chính là quy trình nhập khẩu nguyên vật liệu, quy trình chuyển giao nguyên vật liệu nội bộ và quy trình xuất thành sản phẩm Đối với mỗi quy trình sẽ có sự tham gia của các phòng ban khác nhau

Quy trình nhập khẩu nguyên vật liệu sữa bột và bột sữa chưa tách béo, bao bì sản phẩm

Sơ đồ 2.2 Quy trình nhập khẩu nguyên vật liệu

(Nguồn: Website công ty Vinamilk)

Việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh sẽ do bộ phận kế hoạch sản xuất và ban giám đốc đưa ra theo yêu cầu va mục tiêu của từng năm Dựa trên kế hoạch sản xuất của từng năm, bộ phận kế hoạch sản xuất sẽ phân bố chỉ tiêu xuống các nhà máy Việc hoạch định lịch trình sản xuất phù hợp với các yếu tố sản xuất đã có sẵn, duy trì thường xuyên và điều chỉnh kịp thời theo biến động trên thị trường như nhu cầu, cung ứng, tình hình kinh tế, giá cả,…

Việc lập kế hoạch mua hàng nguyên vật liệu sẽ phụ thuộc vào bộ phận mua hàng

Bộ phận mua hàng sẽ căn cứ trên các đơn hàng của khách hàng do bộ phận kinh doanh tiếp nhận, báo cáo do thống kê kho cung cấp hàng ngày để xem xét mặt hàng nguyên vật liệu nào đang ở dưới mức tồn kho an toàn, kết hợp với khả năng tiếp nhận hàng tôn kho của kho hàng và mức độ ưu tiên của các mặt hàng tồn kho: hàng nào cần nhập về để phục vụ khuyến mãi bán hàng trong thời gian đến để đưa ra kế hoạch cho tồn kho nguyên vật liệu Hiện tại, công ty áp dụng mô hình đặt hàng EOQ đối với công tác quản trị hàng tồn kho nguyên vật liệu Tuy nhiên, do đặc điểm của mỗi loại nguyên liệu là

Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh

Lập kế hoạch mua hàng nguyên vật liệu

Nhận hàng từ nhà cung cấp

Nhập kho hàng hóa và nhập dữ liệu vào hệ thống

46 khác nhau cũng như phương thức đóng gói của nhà sản xuất, nhà cung ứng, chu trình đặt hàng, thời gian chờ từ khi đặt hàng đến khi giao hàng,… nên lượng đặt hàng tối ưu này không thể hoàn toàn tuân thủ theo mô hình EOQ mà còn theo kinh nghiệm của các nhân viên tại bộ phận kế hoạch sản xuất Trong một số trường hợp, khối lượng đặt hàng còn phụ thuộc một phần vào yêu cầu của nhà quản lý khâu sản xuất khi có những tình huống thiếu nguyên vật liệu xảy ra trong quá trình sản xuất cũng như phụ thuộc vào các chương trình khuyến mãi ưu đãi của công ty

Sau đó, kế hoạch nhập kho nguyên vật liệu này sẽ được chuyển đến bộ phận điều phối (cụ thể là điều phối nguyên vật liệu) để bộ phận này có thể điều phối xe của Vinamilk đi lấy nguyên vật liệu hoặc sắp xếp thời gian để xe giao hàng của nhà cung cấp có thể đến giao hàng mà không bị tình trạng ùn tắc trong kho

Khi hàng từ các nhà cung cấp được giao đến nhà máy, bảo vệ sẽ kiểm tra số lượng sơ lược ban đầu Sau đó, nguyên vật liệu sẽ đưa qua bộ phận quản lý chất lượng để kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào dựa trên các tiêu chuẩn được thiết lập sẵn Khi các tiêu chuẩn được đáp ứng, nguyên vật liệu sẽ được nhập vào kho hàng, thủ kho và các nhân viên kho sẽ kiểm tra lại số lượng, sắp xếp vào vị trí quy định của từng loại nguyên vật liệu Các mặt hàng nguyên vật liệu đa số được bảo quản tại nơi thoáng mát có nhiệt độ thông thường và để bảo đảm được chất lượng nguyên vật liệu của mình, công ty thực hiện theo nguyên tắc FIFO (First In First Out) Cụ thể là đối với từng chủng loại nguyên vật liệu, nguyên vật liệu nào được nhập vào kho sớm nhất sẽ được sử dụng trong quá trình sản xuất đầu tiên, Nguyên vật liệu được bảo quản trên hệ thống kệ lớn 4 – 6 tầng phụ thuộc vào cấu trúc của kho nguyên vật liệu Các mặc hàng nguyên liệu có trọng lượng lớn sẽ được để phía dưới, các mặt hàng nguyên liệu có trọng lượng nhẹ để ở phía trên Trong mỗi ô kệ hàng có ghi rõ số thứ tự kệ, số thứ tự ô, tên và mã nguyên vật liệu và các thứ tự này cũng được lưu vào hệ thống sơ đồ quản lý kho Đồng thời cũng sẽ nhập dữ liệu thông tin nhập kho nguyên vật liệu vào hệ thống máy tính để thuận tiện cho công tác kiểm tra thông tin

Các mặt hàng tồn kho khác sẽ được quản lý dựa trên mô hình ERP Trên hệ thống ERP, tương ứng với mỗi mã hàng và vị trí thực tế trong kho sẽ có vị trí tương ứng trên hệ thống ERP tại Line hàng bao nhiêu, Lot hàng nào, kệ số bao nhiêu và thứ tự kệ Việc quản lý hàng tồn kho của Vinamilk rất chính xác và nhanh chóng nhờ phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP Hơn nữa, sử dụng hệ thống ERP giúp cải thiện giao tiếp giữa các nhà máy, trung tâm phân phối và đối tác, mang lại lợi thế trong các trường hợp khẩn cấp

Quy trình nhập kho nguyên vật liệu do công ty sản xuất tại 3 trang trại

Thư viện ĐH Thăng Long

Sơ đồ 2.3 Quy trình nhập kho nguyên vật liệu sữa tươi

(Nguồn: Website công ty Vinamilk)

Các nguyên vật liệu chính của Vinamilk là sữa tươi nguyên liệu và các loại hương liệu Sữa được thu gom và chở đến nơi tiếp nhận đã được kiểm tra chất lượng qua các máy đó được điều khiển bởi nhân viên có trình độ cao, tách cặn, sau đó phân vào bồn chứ 150m 3 / bồn để trữ cho các bước xử lý tiếp theo

Hệ thống vận hành dựa trên giải pháp tự động hóa Tetra Plant Master, cho phép kết nối và tích hợp toàn bộ nhà máy từ nguyên liệu đầu vào cho đến thành phẩm Nhờ đó nhà máy có thể điều khiển mọi hoạt động diễn ra trong nhà máy, theo dõi và kiểm soát chất lượng một cách liên tục Ngoài ra, hê thống quản lý kho Wamas tích hợp hệ thống quản lý ERP và giải pháp tự động hóa Tetra Pant Master mang đến sự liền mạch thông suốt trong hoạt động của nhà máy với các hoạt động từ lập kế hoạch sản xuất, nhập nguyên liệu đến xuất kho thành phẩm của toàn công ty

Quy trình xuất kho thành phẩm

Thông thường, đối với những mặt hàng như sữa bột, sữa tươi tiệt trùng, sữa chưa uống,… sau khi sản xuất tại nhà máy sẽ được chuyển đến trung tâm phân phối trung chuyển của Vinamilk Sau khi thành phẩm sản xuất xong sẽ được bộ phận kho tại nhà máy thống kê số lượng, làm các thủ tục đưa hàng ra khỏi nhà máy cũng như nhập dữ liệu xuất hàng ra khỏi nhà máy trên hệ thống Để quản lý hiệu quả hàng tồn kho thành phẩm hiệu quả hơn, hệ thống Solomon tự động tính toán lượng hàng trong kho được cài đặt tại hệ thống nhà phân phối Nếu thấp hơn mức an toàn thì sẽ gửi yêu cầu mua hàng về cho dịch vụ khách hàng Đồng thời, tại các hệ thống siêu thị có rất nhiều giám sát bán hàng và PG, những người này cũng sẽ đặt hàng theo tình hình bán hàng hằng ngày của siêu thị thông qua việc gửi mail về bộ phận Dịch vụ khách hàng Bộ phận điều phối của những mặt hàng này sẽ sắp xếp xe tải tùy thuộc vào khối lượng hàng, quy trình lấy hàng tại các nhà máy để đưa về trung tâm phân phối trung chuyển

Tại trung tâm phân phối trung chuyển, thủ kho và nhân viên kho sẽ kiểm tra số lượng, đưa hàng hóa vào từng dãy, kệ hàng được phân theo dòng sản phẩm và đặc tính của hàng hóa và nhập thông tin dữ liệu hàng hóa tại trung tâm phân phối trung chuyển

Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh chuyển sữa Vận tươi đến nhà máy Đưa sữa tươi qua hệ thống lọc sữa tự động và hệ thống làm lạnh

Bảo quản tại bồn chứa lạnh trong nhà máy

Nhập dữ liệu vào hệ thống

Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động quản trị hàng tồn kho của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

Trong giai đoạn 2020 – 2022, hiệu quả hoạt động quản trị hàng tồn kho ở Công ty

Cổ phần Sữa Việt Nam được thể hiện qua các chỉ tiêu sau

2.2.3.1 Tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho

Kiểm tra số lượng cần sản xuất từ nhà máy

Xuất kho thành phẩm, nhập dữ liệu xuất hàng từ nhà máy

Giao hàng đến trung tâm phân phối trung chuyển

Kiểm tra số lượng thành phẩm

Nhập thành phẩm vào trung tâm phân phối trung chuyển

Nhận đơn đặt hàng từ khách hàng

Lên kế hoạch giao hàng

Kiểm tra số lượng giao hàng cho khách hàng

Xuất thành phẩm từ trung tâm phân phối, nhập dữ liệu xuất hàng từ trung tâm phân phối trung chuyển

Thư viện ĐH Thăng Long

Bảng 2.5 Chỉ tiêu tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho

Chênh lệch 2021-2020 Vòng quay hàng tồn kho Vòng 5,86 5,93 6,47 (0,07) (0,54)

Thời gian lưu kho Ngày 62,31 61,52 56,45 0,79 5,07

Thời gian lưu kho của nguyên vật liệu

Thời gian lưu kho của thành phẩm

(Nguồn: Báo cáo tình hình tài chính hợp nhất giai đoạn 2020 – 2022)

Vòng quay hàng tồn kho: Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ Năm 2021, chỉ số này là 5,93; giảm 0,54 vòng so với năm 2020 Sang đến năm 2022, chỉ số vòng quay hàng tồn kho của công ty giảm xuống còn 5,68 vòng, tương ứng giảm 0,07 vòng so với năm 2021 Nguyên nhân chủ yếu khiến vòng quay hàng tồn kho của công ty có xu hướng giảm liên tục qua các năm là do tốc độ tăng của chỉ tiêu giá vốn hàng bán ở mức thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của chỉ tiêu hàng tồn kho bình quân, hay công ty đang dự trữ hàng tồn kho vượt quá khả năng tiêu thụ

Trong giai đoạn 2020 – 2022, công ty IDP có bước lột xác ngoại mục với kết quả kinh doanh tăng trưởng hai con số Cụ thể, trong năm 2021, công ty đạt 4.827 tỷ đồng doanh thu thuần và tiếp tục tăng trong năm 2022 lên tới 6.086 tỷ đồng Biên lãi gộp cũng được nới rộng từ 41% lên 43,2% - ngang ngửa với Vinamilk dù không có lợi thế về quy mô như doanh nghiệp đầu ngành này Bên cạnh đó, chỉ tiêu hàng tồn kho cũng chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong khoảng từ 15% tới 22% tổng tài sản ngắn hạn Với sự tương đồng như vậy, ta có thể so sánh tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của hai công ty để thấy được hiệu quả công tác quản trị hàng tồn kho

Ta có thể thấy hệ số lưu kho của Công ty mang xu hướng giảm xuống trong giai đoạn này và ở mức thấp hơn công ty Cổ phần Sữa Quốc tế (IDP) cho thấy tình hình lưu thông hàng hóa không được tốt, lượng hàng tồn kho còn nhiều, hàng hóa bị ứ đọng dẫn đến tình trạng vốn quay vòng chậm, lợi nhuận thu được từ hàng tồn kho thấp Việc này cho thấy chính sách quản trị hàng tồn kho tại Công ty chưa được hiệu quả Trong thời gian tới, công ty cần tiến hành các biện pháp quản trị hàng tồn kho hiệu quả hơn, công ty cần có kế hoạch dự trữ hàng tồn kho phù hợp với khả năng tiêu thụ của doanh nghiệp và nhu cầu tiêu dùng của thị trường

Thời gian lưu kho: Thời gian lưu kho cho biết một vòng quay của hàng tồn kho mất bao nhiêu ngày hay số ngày để hàng tồn kho được bán đi, mang về doanh thu cho công ty Thời gian lưu kho tăng lên liên tục qua các năm trong giai đoạn 2020 – 2022 do sự suy giảm của vòng quay hàng tồn kho Trong năm 2021, thời gian lưu kho của công ty tăng lên đến 61,52 ngày, tương ứng với tăng 5,07 ngày so với năm 2020, thời gian này tương đối dài nên vốn có thể bị ứ đọng tại hàng tồn kho Đến năm 2022, tốc độ tăng của thời gian lưu kho giảm nhẹ hơn khi chỉ tăng 0,79 ngày so với năm 2021 Sự gia tăng của chỉ tiêu thời gian lưu kho cùng với việc chỉ tiêu này luôn ở mức cao hơn so với công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi cho thấy hiệu quả sử dụng hàng tồn kho kém, làm giảm tốc độ luân chuyển hàng tồn kho và thời gian luân chuyển kho bị kéo dài thêm

Mà nguyên nhân chính đến từ nhu cầu thị trường giảm bởi ảnh hưởng tiêu cực từ nền kinh tế suy thoái, dịch bệnh và khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty chưa được hiệu quả Để nâng cao hiệu quả sử dụng hàng tồn kho công ty cần quan tâm hơn đến việc bảo quản và luân chuyển hàng tồn kho Để đánh giá khách quan về chỉ tiêu thời gian lưu kho, chúng ta có thể phân tích sâu hơn về thời gian lưu kho của các khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong hàng tồn kho

Thời gian lưu kho của nguyên vật liệu: Thời gian lưu kho là số ngày cần thiết để nguyên vật liệu luân chuyển một vòng Năm 2020, chỉ tiêu này là 31,44 tức là để nguyên vật liệu luân chuyển hết một vòng thì cần 31,44 ngày Đến năm 2021, thời gian lưu kho nguyên vật liệu trung bình là 37,14 ngày, điều này có nghĩa là cần 37,14 ngày để luân chuyển xong một vòng nguyên vật liệu trong năm 2021, tăng 5,7 ngày so với năm 2020

Do chỉ tiêu thời gian lưu kho trung bình tỷ lệ nghịch với hệ số vòng quay hàng tồn kho nên trong năm 2021, hệ số vòng quay hàng tồn kho giảm xuống bởi năng suất sản xuất vượt chỉ tiêu từ hệ thống trang trại của Vinamilk khiến thời gian lưu kho trung bình tăng lên so với năm 2020 Năm 2022, thời gian lưu kho là 37,89 ngày, tức là công ty phải mất 37,89 ngày mới có thể luân chuyển xong một vòng nguyên vật liệu Tốc độ gia tăng của chỉ tiêu này có phần chững lại do khối lượng sản xuất nguyên vật liệu tại các trang trại của Vinamilk có sự giảm nhẹ so với năm 2021 Đồng thời giá vốn hàng bán trong năm 2022 có sự gia tăng do ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế Sự gia tăng của chỉ tiêu thời gian lưu kho nguyên vật liệu cho thấy quy trình sản xuất của công ty đang bị kéo dài hơn, khiến vốn bị ứ đọng tại nguyên vật liệu, lợi nhuận của công ty giảm xuống

Thời gian lưu kho của thành phẩm: Ngược lại với chỉ tiêu thời gian lưu kho của nguyên vật liệu, chỉ tiêu thời gian lưu kho của thành phẩm có sự suy giảm qua các năm trong giai đoạn 2020 – 2022 Tại năm 2020, chỉ tiêu này đạt 14,21 ngày, tương ứng để thành phẩm quay được một vòng thì phải mất trung bình 14,21 ngày Sang năm 2021, thời gian lưu kho của thành phẩm có sự suy giảm khi chỉ đạt 11,99 ngày, tương ứng

Thư viện ĐH Thăng Long

51 giảm 2,22 ngày so với năm 2020 Nguyên nhân chính của sự suy giảm này là do giá trị tồn kho bình quân của khoản mục thành phẩm giảm bởi các chính sách bán hàng, tiêu thụ hoạt động hiệu quả cùng với hoạt động phát triển bền vững của Vinamilk khiến lượng thành phẩm trung bình giảm 108 triệu đồng so với năm 2020 Năm 2022, chỉ tiêu này tiếp tục mang xu hướng giảm xuống còn 10,72 ngày, tương ứng giảm 1,27 ngày so với năm 2021 Trong năm 2022, Vinamilk tiếp tục thực hiện tốt các chính sách bán hàng cùng hoạt động phát triển bền vững khiến thời gian lưu kho của thành phẩm giảm xuống

Sự suy giảm của chỉ tiêu thời gian lưu kho cho thấy thời gian tiêu thụ của thành phẩm nhanh hơn, doanh nghiệp cũng sớm thu hồi vốn hơn

Chu kỳ vận động của tiền mặt

Bảng 2.6 Chỉ tiêu chu kỳ vận động của tiền mặt

Chỉ tiêu Đơn vị Năm

Thời gian lưu kho Ngày 62,31 61,52 56,45 0,79 5,07

Hệ số thu nợ Vòng 13,32 14,26 15,6 (0,94) (1,34)

Thời gian thu nợ Ngày 23,4 25,59 27,4 (2,19) (1,81)

Hệ số trả nợ Vòng 9,34 9,35 8,49 (0,01) (0,86)

Thời gian trả nợ Ngày 43,01 39,05 39,09 3,96 (0,04)

Chu kỳ vận động tiền mặt

(Nguồn: Báo cáo tình hình tài chính hợp nhất giai đoạn 2020 – 2022)

Chỉ tiêu chu kỳ vận động của tiền mặt của công ty mang xu hướng tăng trong giai đoạn 2020 – 2022, cụ thể: năm 2021, chỉ tiêu này tăng lên đến 48,06 vòng, tương ứng tăng 3,3 vòng so với năm 2022; đến năm 2022, tốc độ tăng của chỉ tiêu này giảm xuống 42,7 vòng, tương ứng giản 5,36 vòng so với năm 2021

Nguyên nhân của sự gia tăng trong giai đoạn 2020 – 2021 là do tốc độ tăng của thời gian lưu kho và thời gian thu nợ lớn hơn so với tốc độ tăng của thời gian trả nợ Sự gia tăng của chỉ số này cho thấy hoạt động quản trị hàng tồn kho của công ty vẫn chưa thực sự hiệu quả Công ty cần chú trọng điều tiết thời gian thu tiền, quay vòng hàng tồn kho để gia tăng hiệu quả sử dụng vốn Chỉ tiêu thời gian thu nợ và thời gian lưu kho cần

52 được giảm cũng như tăng thời gian trả nở để thời gian quay vòng tiền được lớn hơn, tăng uy tín của công ty đối với nhà cung cấp Đến năm 2021 – 2022, chu kỳ vận động của tiền mặt xảy ra sự suy giảm do chỉ tiêu thời gian trả nợ của công ty mang xu hướng tăng trong khi chỉ tiêu thời gian thu nợ mang xu hướng giảm và chỉ tiêu thời gian lưu kho tăng với tốc độ tăng rất thấp Sự suy giảm của chỉ tiêu này là dấu hiệu tích cực cho thấy uy tín của công ty đối với đối với các nhà cung cấp Tuy nhiên sự suy giảm của thời gian thu nợ của công ty trong giai đoạn này sẽ gia tăng áp lực huy động vốn để công ty đầu tư, gia tăng rủi ro về các khoản nợ khó đòi Thế nên, trong thời gian tới, công ty cần xem xét chính sách nới lỏng tín dụng thương mại, xây dựng các chiến lược hợp lý để quản lý tốt các khoản phải thu để vừa hạn chế tối đa bị chiếm dụng vốn, vừa kích thích đối tác trả tiền

2.2.3.2 Chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng hàng tồn kho

Bảng 2.7 Chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng hàng tồn kho Đơn vị tính: %

(Nguồn: Báo cáo tình hình tài chính hợp nhất giai đoạn 2020 – 2022)

Hiệu suất sử dụng hàng tồn kho: Chỉ tiêu này cho biết một đồng đầu tư cho hàng tồn kho sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần, từ đó cho thấy được mức độ doanh nghiệp đầu tư vào hàng tồn kho Trong giai đoạn 2020 – 2022, chỉ tiêu hiệu suất sử dụng hàng tồn kho có xu hướng giảm liên tục qua các năm, cụ thể:

Trong năm 2020, hiệu suất sử dụng hàng tồn kho đạt 23,65%, có nghĩa là cứ 1 đồng vốn đầu tư cho hàng tồn kho thì tạo ra được 23,65 đồng doanh thu thuần Đây là năm có hiệu suất sử dụng hàng tồn kho cao nhất trong 3 năm do chỉ tiêu doanh thu thuần ghi nhận sự tăng trưởng đạt 59.723 tỷ đồng, tương ứng tăng 6% so với đầu năm 2020 Lượng hàng tồn kho cũng mang xu hướng giảm do sự suy giảm của khoản mục thành phẩm và hàng mua đang đi đường

Sang năm 2021, chỉ tiêu hiệu suất sử dụng hàng tồn kho giảm xuống còn 10,42%, tương ứng với giảm 13,23% so với năm 2020 Nguyên nhân chính của sự suy giảm hiệu suất sử dụng hàng tồn kho tại năng 2021 là do năng suất sản xuất nguyên vật liệu vượt kế hoạch từ hệ thống trang trại của Vinamilk khiến lượng hàng tồn kho bình quân tăng

Thư viện ĐH Thăng Long

Đánh giá về hiệu quả hoạt động quản trị hàng tồn kho

Ưu điểm

Thông qua quá trình phân tích hoạt động quản trị hàng tồn kho của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam trong giai đoạn 2022 – 2022, ta có thể thấy công ty đã có những nỗ lực đạt hiệu quả nhất định trong việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng hàng tồn kho trong giai đoạn nền kinh tế đầy bất ổn và khó khăn

Hoạt động quản trị hàng tồn kho của Vinamilk có sự phối hợp chặt chẽ và linh động của các phòng ban Các phòng ban có liên quan đến hoạt động quản trị hàng tồn kho như phòng kế hoạch sản xuất, bộ phận kinh doanh, bộ phận dịch vụ khách hàng, bộ phận mua hàng, bộ phận kho bãi và bộ phận điều phối có sự phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng với nhau trong các quy trình xuất nhập hàng tồn kho cũng như có khả năng ứng biến linh động trong giải quyết sự cố

Bên cạnh đó, công ty đang đánh giá giá trị thực tế của hàng tồn kho một cách chính xác hơn thông qua sự suy giảm của khoản mục dự phòng giảm giá hàng tồn kho Điều này không chỉ giúp cho công ty xác định được chính xác lượng đặt hàng tồn kho tối ưu mà còn làm tăng giá trị tài sản ngắn hạn của công ty

Việc quản trị hàng tồn kho tại Vinamilk sử dụng linh hoạt kết hợp giữa mô hình đặt hàng tối ưu EOQ và những kinh nghiệm của nhân viên Cụ thể, đối với mặt hàng tồn kho nguyên vật liệu, áp dụng mô hình EOQ có điều chỉnh theo các yếu tố ảnh hưởng khác như môi trường kinh doanh, chi phí đặt hàng… để tối ưu chi phí và thời gian Đối với hàng tồn kho thành phẩm có sự linh động giải quyết khi hàng trong kho không đủ đáp ứng nhu cầu và yêu cầu các đối tác tạo nên sự công bằng giữa các đối tác với nhau Ngoài ra, Vinamilk thực hiện công tác mã hóa, lưu trữ và vận chuyển hàng tồn kho nguyên liệu và thành phẩm rất hiệu quả Những công tác về lưu trữ, mã hóa vfa vận tải hàng tồn kho giúp Vinamilk thuận tiện trong việc soạn hàng hóa để giao cho khách hàng cũng như hạn chế những sai sót trong kiểm tra hàng hóa Hơn nữa, việc lưu trữ và vận

Thư viện ĐH Thăng Long

57 chuyển hàng hóa được thực hiện phù hợp với đặc điểm tính chất hàng hóa nên có thể bảo đảm được chất lượng của sản phẩm khi giao đến tay khách hàng

Nguồn sữa tươi của công ty chủ yếu được lấy từ các trang trại bò sữa của mình và thu mua từ những người nông dân, nông trại và được kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng sữa trước khi đưa vào sản xuất Điều này giúp Vinamilk có thể chủ động về nguồn nguyên vật liệu cũng như kiểm soát tốt hơn về chất lượng nguyên vật liệu, đồng thời giảm chi phí thu mua.

Hạn chế còn tồn tại

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong hoạt động quản trị hàng tồn kho, Vinamilk còn gặp phải một số hạn chế cần được khắc phục:

Việc phân loại hàng hóa của Vinamilk chưa tối ưu hóa hiệu quả Công ty chỉ đơn thuần phân loại hàng hóa theo chuỗi cung ứng như nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm mà chưa phân loại trong nguyên vật liệu và thành phẩm những loại nào chiếm tỷ trọng cao nhất, tỷ trọng trung bình hoặc tỷ trọng thấp nhất Do đó dẫn đến những thiếu sót trong việc phân bổ nguồn lực đầu tư vào hàng tồn kho như những mặt hàng có giá trị cao, hay những mặt hàng có số lượng lớn mà lợi nhuận đem lại không cao

Công tác dự báo của Vinamilk cũng chưa đem lại hiệu quả tối ưu Một trong những công tác quan trọng nhất của việc quản trị hàng tồn kho là công tác dự báo nếu công tác dự báo càng kém chính xác thì sẽ gây ra tình trạng thiếu hàng tốn kho để bán hàng và sản xuất hoặc lượng tồn kho quá lớn gây ra chi phí đáng kể cho doanh nghiệp

Giá vốn hàng bán tăng lên liên tục trong giai đoạn 2020 – 2022 cho thấy chính sách quản trị bán hàng và quản trị chi phí giá vốn chưa được diễn ra hiệu quả làm gây ứ đọng hàng hóa, tạo ra một lượng lớn hàng tồn kho cho doanh nghiệp

Về hệ số vòng quay hàng tồn kho: Chỉ tiêu này của công ty ở mức thấp chứng tỏ tốc độ luân chuyển hàng tồn kho chậm do công ty dự trữ hàng tồn kho vượt quá nhu cầu sử dụng thực tế Điều này còn cho thấy vốn đang bị ứ đọng ở hàng tồn kho, ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh doanh của công ty, đồng thời cho thấy sự yếu kém trong công tác quản lý hàng tồn kho

Về thời gian lưu kho trung bình: Sự biến động của chỉ tiêu thời gian lưu kho trung bình tỷ lệ nghịch với sự thay đổi của hệ số vòng quay hàng tồn kho, do đó thời gian lưu kho liên tục tăng qua các năm trong giai đoạn 2020 – 2022 Điều này cho thấy công ty thu hồi vốn chậm hơn và lợi nhuận của công ty bị giảm xuống

Về hiệu suất sử dụng hàng tồn kho: Chỉ tiêu này có sự suy giảm qua các năm trong giai đoạn 2020 – 2022 Tại năm 2021 dù doanh thu có tăng nhờ thực hiện tốt công tác quản trị hàng tồn kho những do lượng đặt hàng chưa tối ưu, dẫn đến lượng nguyên vật liệu đầu vào quá lớn, vượt quá nhu cầu sử dụng thực tế gây áp lực đến chi phí của công

58 ty, việc đầu tư vào hàng tồn kho cũng trở nên kém hiệu quả hơn Tại năm 2022, chỉ tiêu này tiếp tục giảm cho thấy sự yếu kém trong chính sách quản trị hàng tồn kho

Về khả năng sinh lời của hàng tồn kho: Chỉ tiêu này giảm dần qua các năm, chứng tỏ hiệu quả của việc sử dụng hàng tồn kho ngày càng giảm xuống Chỉ tiêu này cho thấy rõ nhất công tác quản trị hàng tồn kho của công ty chưa hiệu quả, cũng như sự cần thiết phải đưa ra biện pháp để cải thiện khả năng sinh lời của hàng tồn kho.

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ HÀNG TỒN

Quan điểm, định hướng và chiến lược phát triển của Công ty Cổ phần Sữa Việt

Tình hình kinh tế các quốc gia trên thế giới rơi vào lạm phát trong những tháng đầu năm 2022 đã ảnh hưởng đến chế biến và sản xuất các sản phẩm sữa và các sản phẩm liên quan đến sữa Để tồn tại và phát triển, công ty cần phải giải quyết những vấn đề tồn tại trước mắt và xác định mục tiêu phát triển trong tương lai, xây dựng chiến lược để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường Chiến lược phát triển của công ty tập trung vào những nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, phát triển sản phẩm và trải nghiệm ưu việt cho người tiêu dùng, tiếp tục củng cố vị thế dẫn đầu thị trường Danh mục sản phẩm của công ty liên tục được tái cấu trúc dựa trên cấu trực thương hiệu cho dài hạn Đồng thời, công ty cũng cải thiện cơ cấu giá, quy cách bao theo từng kênh và từng vùng miền nhằm tối ưu hóa cấu trúc sản phẩm dựa trên nhu cầu thị trường và khả năng tăng trưởng trong tương lai Hoạt động rà soát chất lượng sản phẩn và tối ưu quy trình tung sản phẩm mới cùng được thực hiện thường xuyên Bên cạnh đó, công ty còn xây dựng danh mục sản phẩm mới chuẩn bị cho việc mở rộng danh mục trong giai đoạn 5 năm tiếp theo

Thứ hai, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp bền vững, từ đó xây dựng nền tảng năng lực làm chủ công nghệ, chuẩn bị cho các dự án tối ưu hóa hoạt động kinh doanh bằng tự động hóa và phân tích dữ liệu; bắt đầu với hoạt động bán hàng & tiếp thị kỹ thuật số Việc tái cơ cấu tổ chức mô hình kinh doanh, trong đó tập trung điều chỉnh yêu cầu chức năng, năng lực và đánh giá hiệu quả hoạt động của đội ngũ bán hàng cũng là một trong những hoạt động mà công ty chú trọng thực hiện Ngoài ra, công ty còn thực hiện tái cơ cấu tổ chức phân phối, trong đó tập trung điều chỉnh vai trò và hoạt động của nhà phân phối trong chuỗi cung ứng của Vinamilk

Thứ ba, khởi tạo cơ hội kinh doanh mới thông qua các hoạt động đầu tư liên doanh, M&A, JV hoặc đầu tư mạo hiểm Không chỉ vậy, Vinamilk còn hỗ trợ và đầu tư các dự án start-up khởi nghiệp phù hợp với chiến lược tăng trưởng của công ty Công ty tiếp tục củng cố các thị trường xuất khẩu truyền thống và tìm kiếm cơ hội chuyển dịch đầu tư sản xuất tại chỗ; tối ưu hóa năng lực vận hành và mở rộng dịch vụ phân phối đa kênh trực tiếp đến người tiêu dùng; tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại để tìm kiếm khách hàng xuất khẩu mới; đẩy mạnh công tác hỗ trợ khách hàng để cùng khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn, duy trì nhập khẩu và kinh doanh sản phẩm của Vinamilk Cuối cùng, Vinamilk xây dựng giá trị thương hiệu và chuẩn bị nền tảng tái cơ cấu tổ chức, trong đó có đánh giá lại yêu cầu năng lực của các vị trí quản lý, xây dựng cơ

62 chế lập kế hoạch kinh doanh và đánh giá hiệu quả hoạt động để trở thành đích đến của nhân tài.

Một số biện pháp khắc phục tồn tại trong công tác quản trị hàng tồn kho của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác quản trị hàng tồn kho cũng như những ưu điểm, hạn chế của công tác này tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam, em xin trình bày một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao khả năng quản lý hàng tồn kho tại Vinamilk như sau:

3.2.1 Xác định số lượng đặt nguyên vật liệu lý tưởng

Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố đầu vào không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào Thực hiện tốt công tác quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu là biện pháp hữu hiệu góp phần giảm thiểu chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường Trong giai đoạn 2020 – 2022, sự biến động của khoản mục nguyên vật liệu là nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi theo chiều hướng tiêu cực của chỉ tiêu hàng tồn kho Do vậy, trong giai đoạn tới công ty cần xây dựng hệ thống thông tin về hoạch định nhu cầu và tổ chức nguyên vật liệu, ứng dụng các phần mềm hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu trong công ty Công ty có thể sử dụng phần mềm Lioness để phân tích các bước trong quá trình hoạch định, với việc xây dựng lịch trình sản xuất, xác định kết cấu sản phẩm một cách cụ thể, chi tiết và từ đó xác định nhu cầu đặt hàng

Công ty cũng nên xây dựng hệ thống định mức và hạn mức cho khoản mục nguyên vật liệu Hệ thống định mức và hạn mức là căn cứ để lãnh đạo thực hiện kế hoạch sản xuất tính toán khả năng xây dựng giá thành sản phẩm Nó tạo điều kiện để sử dụng nguyên vật liệu có hiệu quả trong quá trình sản xuất sản phẩm, từ đó công ty có thể so sánh với thực tế để có thể xem xét toàn diện tình hình sửa dụng hàng tồn kho

Bên cạnh đó, công ty cần có các kỹ thuật để đảm bảo tính thích ứng của phần mềm đối với những thay đổi trong môi trường kinh doanh như: hạch toán theo chu kỳ, cập nhập thông tin mới liên tục và thiết lập khoảng thời gian bảo vệ

3.2.2 Xây dựng quy trình nhập – xuất hàng tồn kho hiệu quả

Một trong những nguyên nhân khiến chỉ tiêu hàng tồn kho mang xu hướng tăng qua các năm trong giai đoạn 2020 – 2022 là do quy trình nhập - xuất hàng tồn kho của công ty chưa hiệu quả Vì vậy, trong thời gian tới công ty cần thực hiện biện pháp để xây dựng quy trình nhập – xuất hàng tồn kho chung đồng nhất, chi tiết, rõ ràng cho việc quản lý hàng tồn kho, đảm bảo hoạt động trơn tru từ những điều đơn giản nhất Ở quy trình nhập kho

Công ty cần xem xét mức dự trữ hợp lý để giảm tới mức thấp nhất chi phí dự trữ hàng tồn kho Vật tư mua về trước khi nhập kho cần phải được kiểm nghiệm để xác định chính xác số lượng, chất lượng và đúng quy cách nguyên vật liệu Bên cạnh đó, công ty

Thư viện ĐH Thăng Long

63 cần phải thành lập đội ngũ chuyên chở, vận chuyển nguyên vật liệu hợp lý để tiết kiệm nhân lực và chi phí vận chuyển nguyên vật liệu Công tác bảo quản nguyên vật liệu cũng cần được tăng cường

Không chỉ vậy, hàng hóa của Vinamilk cũng nên được phân loại lại dựa theo kỹ thuật phân tích ABC – XYZ Việc phân loại theo kỹ thuật này không chỉ cân bằng được số hàng hóa bán chạy để dự trữ, mà còn kiểm soát được mức độ biến thiên của kênh tiêu thụ để hạn chế những mặt hàng khó bán Hơn nữa, công ty còn có thể nâng cao tỷ lệ các mặt hàng có mức độ lợi nhuận mà không vi phạm các nguyên tắc trong chính sách quản lý danh điểm hàng hóa; tìm ra các loại hàng hóa chủ đạo, đồng thời dễ dàng tìm ra nguyên nhân khiến hàng hóa tồn kho lâu Việc phân loại theo kỹ thuật phân tích ABC – XYZ còn giúp phân bổ lại chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của nhân viên phù hợp chuyên môn và kinh nghiệm sẵn có Để công tác quản trị hàng tồn kho đạt được hiệu quả cao thì hệ thống sổ sách lưu trữ cũng góp phần quan trọng Yêu cầu đối với việc ghi chép dữ liệu liên quan đến việc nhập hàng hóa phải rõ ràng, chính xác, kịp thời Theo định kỳ hàng ngày, 3 tháng hay kết thúc năm tài chính, hoặc yêu cầu đột xuất của ban lãnh đạo có báo cáo tình hình hàng tồn kho cho bán giám đốc kiểm tra để từ đó đưa ra các quyết định chính sách phù hợp trong việc dự trữ nguyên vật liệu, hàng hóa cho công ty Từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Ở quy trình xuất kho

Công ty có thể sử dụng hệ thống DRP xác định nhu cầu tồn kho tại các trạm phân phối và thống nhất chắc chắn về thông tin nhu cầu để cung cấp sản phẩm, hàng hóa cho các kho hoặc mạng lưới bán lẻ Hệ thống DRP có thể cải thiện được dịch vụ khách hàng do giảm thiểu tình trạng thiếu dự trữ, giảm toàn bộ dự trữ sản phẩm cuối cùng, giảm chi phí vận tải, cải tiến hoạt động tại các trung tâm phân phối Hệ thống DRP giúp tối thiểu hóa dự trữ thành phẩm đầu ra nên có thể sử dụng kết hợp với ERP để tối ưu hóa cả dòng dự trữ xuyên suốt trong công ty, bao gồm cả lịch trình vận chuyển hàng hóa

3.2.3 Nâng cao kỹ thuật dự báo nhu cầu sản xuất Để giữ vị thế trên thương trường, nhà sản xuất phải nhanh chóng thích ứng với thị trường biến động cũng như liên tục đem đến những sản phẩm chất lượng và dịch vụ đột phá đến khách hàng Vì vậy, kỹ thuật dự báo nhu cầu sản là một nhân tố vô cùng quan trọng Trong thời gian tới, Vinamilk cần có những biện pháp hoàn thiện kỹ thuật dự báo nhu cầu sản xuất hơn

Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện chính sách về công tác dự báo Cần nâng cao nhận thức về cai trò của công tác dự báo trong công tác quản trị hàng tồn kho, đưa dự báo thành một khâu bắt buộc trong quá trình sản xuất Xây dựng và hoàn thiện cơ chế

64 phối hợp trong công tác dự báo, kết nối giữa phòng ban thực hiện công tác dự báo với các phòng ban khác

Thứ hai, thu thập dữ liệu đầy đủ và chính xác Điều quan trọng nhất trong quy trình dự báo là đầu vào dữ liệu Dữ liệu được thu thập cần đảm bảo đầy đủ và chính xác liên quan đến nhu cầu thị trường Đồng thời, các dữ liệu này phải bám sát thực tế thị trường, nhu cầu của khách hàng để các nhà quản trị có thể đưa ra được quyết định chính xác về lượng hàng tồn kho tối ưu

Thứ ba, xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu và phương pháp dự báo phù hợp Với sự phát triển không ngừng của khoa học - công nghệ, dạng thức số liệu cũng như phương pháp sử dụng số liệu là yếu tố quan trọng, bảo đảm yêu cầu dự báo kịp thời trước các biến động ngày một nhanh chóng và khó lường của đời sống kinh tế - xã hội Công nghệ và phần mềm hỗ trợ dự báo có thể giúp tăng tính chính xác và độ chính xác của dự báo Việc sử dụng các công cụ này còn giúp giảm thiểu sai sót và tối ưu hóa quy trình dự báo

Thứ tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho công tác dự báo Thực tế cho thấy, khả năng, năng lực dự báo của một bộ phận nhân viên vẫn còn hạn chế về trình độ, thiếu sự nhạy bén, vì thế khả năng nắm bắt được những quy luật khách quan và thích ứng với tình hình còn yếu, dẫn đến hệ quả là có lúc chưa đánh giá hết các yếu tố khách quan, chủ quan; do vậy, trong một số trường hợp không sâu sát, thiếu tính khả thi, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn phong phú, sinh động Thêm vào đó, trước những biến động không ngừng của xã hội, đội ngũ cán bộ làm dự báo cần liên tục nâng cao trình độ, nhằm cập nhật kiến thức, phương pháp dự báo mới để có thể đưa ra được kết quả dự báo tốt nhất phục vụ công tác điều hành

3.2.4 Tăng cường doanh thu và quản trị chi phí hiệu quả

Nguyên nhân khiến vòng quay hàng tồn kho và khả năng sinh lời hàng tồn kho của công ty có xu hướng giảm xuống qua các năm trong giai đoạn 2020 – 2022 là do sự suy giảm quy mô lợi nhuận sau thuế và hoạt động quản trị chi phí chưa hiệu quả Lợi nhuận sau thuế giảm là do ảnh hưởng từ sự suy giảm của doanh thu thuần và chi phí, vì vậy công ty cần có những biện pháp tăng cường doanh thu và quản trị chi phí hiệu quả hơn

Giải pháp tăng cường doanh thu

Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm

Ngày đăng: 31/05/2024, 12:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nguyễn Hải Sản (2007), Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp
Tác giả: Nguyễn Hải Sản
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 2007
3. Trương Đoàn Thể (2007), Giáo trình quản trị sản xuất và tác nghiệp, Nhà xuất Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản trị sản xuất và tác nghiệp
Tác giả: Trương Đoàn Thể
Năm: 2007
4. Th.S Chu Thị Thu Thủy (2017), Bài giảng Quản lý tài chính doanh nghiệp 1, Đại học Thăng Long, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Quản lý tài chính doanh nghiệp 1
Tác giả: Th.S Chu Thị Thu Thủy
Năm: 2017
5. Định Thị Thanh Bình (2017), Giáo trình Quản trị kho và hàng tồn kho, Đại học Giao thông Vận Tải, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị kho và hàng tồn kho
Tác giả: Định Thị Thanh Bình
Năm: 2017
6. Lưu Thị Hương (2019), Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp, Đại học Thăng Long, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp
Tác giả: Lưu Thị Hương
Năm: 2019
1. Bộ tài chính Việt Nam (2001), Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, Chuẩn mực số 02, Quyết định số 149/QĐ – BTC Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1. Phân loại hàng tồn kho theo kỹ thuật ABC - quản trị hàng tồn kho tại công ty cổ phần sữa việt nam
Sơ đồ 1.1. Phân loại hàng tồn kho theo kỹ thuật ABC (Trang 18)
Sơ đồ 1.2. Phân loại hàng tồn kho theo kĩ thuật ABC-XYZ - quản trị hàng tồn kho tại công ty cổ phần sữa việt nam
Sơ đồ 1.2. Phân loại hàng tồn kho theo kĩ thuật ABC-XYZ (Trang 19)
Hình 1.2. Đồ thị EOQ - quản trị hàng tồn kho tại công ty cổ phần sữa việt nam
Hình 1.2. Đồ thị EOQ (Trang 29)
Hình 1.1. Xác định Điểm đặt hàng lại ROP - quản trị hàng tồn kho tại công ty cổ phần sữa việt nam
Hình 1.1. Xác định Điểm đặt hàng lại ROP (Trang 30)
Hình 2.2. Cơ cấu tổ chức công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - quản trị hàng tồn kho tại công ty cổ phần sữa việt nam
Hình 2.2. Cơ cấu tổ chức công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Trang 40)
Hình 2.3. Thị phần sữa đặc và thị phần sữa chua của Vinamilk - quản trị hàng tồn kho tại công ty cổ phần sữa việt nam
Hình 2.3. Thị phần sữa đặc và thị phần sữa chua của Vinamilk (Trang 48)
Bảng 2.1. Thực trạng hàng tồn kho của Vinamilk giai đoạn 2020 - 2022 - quản trị hàng tồn kho tại công ty cổ phần sữa việt nam
Bảng 2.1. Thực trạng hàng tồn kho của Vinamilk giai đoạn 2020 - 2022 (Trang 49)
Bảng 2.3. Tỷ trọng các khoản mục trong chỉ tiêu hàng tồn kho - quản trị hàng tồn kho tại công ty cổ phần sữa việt nam
Bảng 2.3. Tỷ trọng các khoản mục trong chỉ tiêu hàng tồn kho (Trang 50)
Bảng 2.4. Thực trạng các khoản mục trong chỉ tiêu hàng tồn kho của Vinamilk giai đoạn 2020 - 2022 - quản trị hàng tồn kho tại công ty cổ phần sữa việt nam
Bảng 2.4. Thực trạng các khoản mục trong chỉ tiêu hàng tồn kho của Vinamilk giai đoạn 2020 - 2022 (Trang 51)
Sơ đồ 2.3. Quy trình nhập kho nguyên vật liệu sữa tươi - quản trị hàng tồn kho tại công ty cổ phần sữa việt nam
Sơ đồ 2.3. Quy trình nhập kho nguyên vật liệu sữa tươi (Trang 59)
Sơ đồ 2.4. Quy trình xuất kho thành phẩm thông thường - quản trị hàng tồn kho tại công ty cổ phần sữa việt nam
Sơ đồ 2.4. Quy trình xuất kho thành phẩm thông thường (Trang 60)
Bảng 2.5. Chỉ tiêu tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho - quản trị hàng tồn kho tại công ty cổ phần sữa việt nam
Bảng 2.5. Chỉ tiêu tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho (Trang 61)
Bảng 2.6. Chỉ tiêu chu kỳ vận động của tiền mặt - quản trị hàng tồn kho tại công ty cổ phần sữa việt nam
Bảng 2.6. Chỉ tiêu chu kỳ vận động của tiền mặt (Trang 63)
Bảng 2.7. Chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng hàng tồn kho - quản trị hàng tồn kho tại công ty cổ phần sữa việt nam
Bảng 2.7. Chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng hàng tồn kho (Trang 64)
Bảng 2.8. Chỉ tiêu khả năng sinh lời của hàng tồn kho - quản trị hàng tồn kho tại công ty cổ phần sữa việt nam
Bảng 2.8. Chỉ tiêu khả năng sinh lời của hàng tồn kho (Trang 66)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w