Kinh Doanh - Tiếp Thị - Báo cáo khoa học, luận văn tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, nghiên cứu - Kinh tế TẠP CHÍ CÔNG THUŨNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM SAU ĐẠI DỊCH COVID-19: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ TRẦN THANH LONG TÓM TẮT: Mặc dù chịu tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19, Việt Nam vẫn đạt được các mục tiêu về kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, để tiếp tục phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, Việt Nam cần chú trọng tới lực lượng lao động sau khi trải quả đại dịch Covid-19 và phát triển thị trường lao động đáp ứng yêu cầu hội nhập toàn diện. Bài viết tập trung phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển thị trường lao động Việt Nam sau đại dịch Covid-19. Từ khóa: thị trường lao động, người lao động, Covid-19. Ánh hưởng tiêu cực đó thể hiện rất rõ ở thị trường lao động thời gian qua. Cụ thể: Lực lượng lao động quý III2021 là 49,1 triệu người, giảm 2 triệu người so với quý trước và giảm 2,2 triệu người so với cùng kỳ năm trước; số lượng lao động có việc làm quý III là 47,2 triệu người, giảm gần 2,6 triệu người so với quý trước và giảm 2,7 triệu người so với cùng kỳ năm 2020; Xu hướng chuyển dịch cơ cấu việc làm đảo chiều và có sự suy giảm việc làm không đồng đều ở các vùng lãnh thổ12. Kéo theo đó là vấn đề về tiền lương, thu nhập giảm, đời sông người lao động gặp nhiều khó khăn. Thu nhập bình quân của người lao động chỉ còn là 5,2 triệu đồngtháng (quý III2021), giảm 877 nghìn đồng so với quý trước và giảm 603 nghìn đồng so với cùng kỳ năm 2020; Có sự dịch chuyển lao động lớn từ thành thị về nông thôn, từ 1. Thực trạng thị trường lao động Việt Nam sau đại dịch Covid-19 Bắt đầu từ tháng 122019, Covid-19 đã trở thành đại dịch toàn cầu và ảnh hưởng tiêu cực tới hàng triệu lao động, cụ thể: quý 12021 đã có 9,1 triệu lao động bị ảnh hưởng; quý 112021 là 12,8 triệu lao động bị ảnh hưởng và quý III2021 đã có tới hơn 28,2 triệu lao động bị ảnh hưởng. Trong quý III2021, tình hình trở nên nghiêm trọng nhất: cả nước có 4,7 triệu lao động bị mất việc; 14,7 triệu lao động phải tạm nghỉtạm ngừng sản xuất - kinh doanh; 12 triệu lao động bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên và 18,9 triệu lao động bị giảm thu nhập. Hầu hết những lao động bị ảnh hưởng nằm trong độ tuổi lao động, từ 25 đến 54 tuổi chiếm 73,3‘. 192 SỐ 20-Tháng 82022 QUÁN TRỊ - QUÁN LÝ các trung tâm kinh tế lớn về các tỉnh kéo theo nguy cơ thiếu hụt lao động tạm thời và áp lực giải quyết việc làm tại chỗ. Sang đến năm 2022, dịch bệnh Covid-19 dần được khống chế. Trong khi đó, cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư đang làm thay đổi mạnh mẽ phương thức sản xuất và chế tạo, nhu cầu lao động có kỹ năng, trình độ cao tăng mạnh. Công nghệ mới thay thế nhiều việc làm cũ, đồng thời tạo nên nhiều việc làm mới. Người lao động trong nước, nhất là lao động có trình độ, tay nghề có điều kiện tiếp cận với thị trường lao động rộng lớn hơn. Tuy nhiên, lao động Việt Nam phải đô''''i mặt với các thách thức mới, như: quy mô việc làm thu hẹp, do tự động hóa robot sẽ thay thế nhiều công việc do con người vẫn làm. Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư với nền tảng công nghệ thông tin, sử dụng dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo tạo ra lực lượng người máy có khả năng thao tác các công việc đòi hỏi sự tinh vi, chính xác với chi phí rẻ hơn mà không cần chi phí đào tạo ban đầu, và đương nhiên không phải lo đến tình trạng chi trả lương, đình công, quan hệ lao động... như với lao động của con người. Hội nhập kinh tế quốc tế và những dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam làm thay đổi cơ cấu ngành nghề như mở rộng ngành dệt may, chê biến, lắp ráp, du lịch dịch vụ,... nhưng cũng đồng thời thu hẹp các ngành sử dụng lao động phổ thông. Những lao động có trình độ và tay nghề được hưởng lợi, nhát là những ngành nghề được mở rộng, trong khi những lao động khác thì thu nhập sẽ giảm và khoảng cách thu nhập sẽ tăng lên. Để khắc phục những tác động tiêu cực từ đại dịch và phát huy lợi thế của hội nhập quốc tế, cần có những giải pháp đồng bộ để phát triển thị trường lao động Việt Nam thích ứng với bôi cảnh bình thường mới. 2. Giải pháp phát triển thị trường lao động Việt Nam sau đại dịch Covid -19 Trong điều kiện một số quốc gia chưa hồi phục kinh tế sau đại dịch Covid-19, mà nguyên nhân chủ yếu do lực lượng lao động chưa thể quay lại làm việc đầy đủ, dẫn tới sự đình trệ trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, Việt Nam cần nhanh chóng thực hiện các giải pháp phát triển thị trường lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa. Các giải pháp phát triển thị trường lao động được đề xuất gồm: Thứ nhất, tiếp tục hỗ trợ trực tiếp người lao động và chủ doanh nghiệp bằng nhiều hình thức cụ thể, thiết thực hơn. Ngay trong đại dịch Covid-19, Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đã quan tâm để nhân dân, nhất là nhóm người lao động và các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sông. Nghị quyết sô'''' 68NQ-CP ngày 172021 và Nghị quyết số 116NQ-CP ngày 2492021 của Chính phủ đã kịp thời hỗ trợ cho cả người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn, góp phần phục hồi sản xuất - kinh doanh, giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch, chống đứt gãy chuỗi cung ứng lao động và thiếu hụt lao động, đảm bảọ việc làm và đời sông cho người lao động. Điều đó cần được phát huy hơn nữa bởi những ảnh hưởng sau đại dịch còn rất lớn, kéo dài, cần được các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân tiếp tục quan tâm, sẻ chia, hỗ trợ cho hộ gia đình và doanh nghiệp vẫn đang gặp khó khăn. Nhà nước cần chỉ đạo các ngành, các cấp nâng cao hiệu quả hoạt động vay vô''''n, giải quyết việc làm từ ngân sách triển khai có hiệu quả, chất lượng tín dụng ưu đãi trên địa bàn. Đồng thời tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm that nghiệp cho người lao động nhằm bảo đảm đời sông của người dân và duy trì sản xuất ổn định. Đa dạng hóa các gói dịch vụ an sinh xã hội cung cấp cho người lao động về hình thức, phương thức và mức đóng góp; đi kèm với đó là đơn giản hóa thủ tục hành chính và xây dựng cơ chế cung cấp các hỗ trợ hành chính và pháp lý cần thiết cho người lao động tham gia các chương trình an sinh tự nguyện. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và tăng cường chế tài xử lý đối với những hành vi vi phạm các quy định hiện hành, đặc biệt về ký kết hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội và các chế độ an sinh xã hội khác cho người lao động. Các tổ chức công đoàn, hội nghề nghiệp cần phát huy hơn nữa vai trò để phát triển thành viên nhằm kết nô''''i, chia sẻ, trao đổi thông tin giữa người SỐ 20-Tháng 82022 193 TẠP CHÍ CÔNG THƯƠNG lao động làm việc trong cùng lĩnh vực, từ đó nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ quyền lợi cho lao động phi chính thức cũng như góp phần thực hiện tôi hơn các chính sách phát triển nguồn nhân lực, góp phần đảm bảo lợi ích cho người lao động ổn định, lâu dài. Thứ hai, đào tạo bổi dưỡng, nâng cao chất lượng người lao động, cung cấp kịp thời cho doanh nghiệp ổn định sản xuất - kinh doanh. Đây là việc làm thường xuyên vì giáo dục, đào tạo luôn là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, đầu tư cho tương lai đất nước. Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Trong điều kiện bị xáo trộn lớn về cơ cấu lao động sau đại dịch Covid-19, cần tái câu trúc lại lao động trên phạm vi tổng thể quốc gia. Những sự lựa chọn việc làm “bất đắc dĩ” sau khi lao động của nhiều ngành bị suy giảm mạnh, kéo dài, dẫn đến thiếu hụt nguồn nhân lực sau đại dịch đã từng bước được khắc phục. Đây là cơ hội để điều chỉnh phân bổ lại lực lượng giữa các vùng và ngành kinh tế, góp phần nâng cao năng suất, thúc đẩy chuyển đổi kinh tế số, kinh tế xanh. Theo đó, đòi hỏi phải đẩy nhanh việc xây dựng các chương trình đào tạo, nhằm đáp ứng và phù hợp với tính chất đặc thù của từng đôi tượng, cho các khu vực địa lý, dân số, lao động đặc thù. Đây cũng là cơ hội, điều kiện để doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động tham gia nhiều hơn vào quá trình giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, để chương trình, nội dung đào tạo gắn với thực tiễn, đào tạo theo nhu cầu thị trường lao động. Thứ ba, hỗ trợ kết nối cung cầu lao động trên phạm vi cả nước. Hoạt động hỗ trợ kết nối cung cầu lao động không chỉ là việc làm quan trọng, thường xuyên, có hiệu quả thiết thực trong điều kiện phát triển thị trường lao động, mà còn để giải quyết những điểm nghẽn về lao động sau đại dịch Covid-19 do những biến động khách quan về dịch chuyển nghề nghiệp, nhằm thực ứng trước mắt với tình hình mới. Phải chủ động nguồn cung lao động, các địa phương có nhu cầu lớn về lao động, có nhiều khu công nghiệp tập trung cần liên hệ và phối hợp với các địa phương khác có nguồn cung lao động dồi dào để tổ chức kết nôi cung - cầu cho hiệu quả. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, đề án hỗ trợ tạo việc làm, tham gia thị trường lao động cho các nhóm lao động đặc thù (người khuyết tật, lao động khu vực nông thôn, lao động phi chính thức, lao động nữ, học sinh, sinh viên mới tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng,...). Tiếp tục phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động làm cơ sở cho việc kết nối cung - cầu lao động. Theo đó, cần chú trọng việc tổ chức thu thập, cập nhật, lưu trữ, tổng hợp dữ liệu về thông tin về thị trường lao động phục vụ xây dựng chính sách, quản trị thị trường lao động trên cơ sở tối ưu hóa việc kết nối, chia sẻ với dữ liệu đã có, nhất là dự báo cung - cầu lao động để làm cơ sở thực hiện phân tích, dự báo thị trường lao động theo vùng miền, theo từng lĩnh vực, ngành nghề. Thực hiện phân tích những biến động trong cung - cầu lao động, nhân tố ảnh hưởng ...
Trang 1TẠP CHÍ CÔNG THUŨNG
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM SAU ĐẠI DỊCH COVID-19:
• TRẦN THANH LONG
TÓM TẮT:
Mặc dù chịu tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19, Việt Nam vẫn đạt được các mục tiêu về kinh tế - xã hội Tuy nhiên, để tiếp tục phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, Việt Nam cần chú trọng tới lực lượng lao động sau khi trải quả đại dịch Covid-19 và phát triển thị trường lao động đáp ứng yêu cầu hội nhập toàn diện Bài viết tập trung phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển thị trường lao động Việt Nam sau đại dịch Covid-19
Từ khóa: thị trường lao động, người lao động, Covid-19
Ánh hưởng tiêu cực đó thể hiện rất rõ ở thị trường lao động thời gian qua Cụ thể: Lực lượng lao động quý III/2021 là 49,1 triệu người, giảm 2 triệu người so với quý trước và giảm 2,2 triệu người so với cùng kỳ năm trước; số lượng lao động có việc làm quý III là 47,2 triệu người, giảm gần 2,6 triệu người so với quý trước và giảm 2,7 triệu người so với cùng kỳ năm 2020; Xu hướng chuyển dịch cơ cấu việc làm đảo chiều và có sự suy giảm việc làm không đồng đều ở các vùng lãnh thổ1 2 Kéo theo đó là vấn đề về tiền lương, thu nhập giảm, đời sông người lao động gặp nhiều khó khăn Thu nhập bình quân của người lao động chỉ còn là 5,2 triệu đồng/tháng (quý III/2021), giảm 877 nghìn đồng so với quý trước và giảm 603 nghìn đồng so với cùng kỳ năm 2020; Có sự dịch chuyển lao động lớn từ thành thị về nông thôn, từ
1 Thực trạng thị trường lao động Việt Nam
sau đại dịch Covid-19
Bắt đầu từ tháng 12/2019, Covid-19 đã trở
thành đại dịch toàn cầu và ảnh hưởng tiêu cực tới
hàng triệu lao động, cụ thể: quý 1/2021 đã có 9,1
triệu lao động bị ảnh hưởng; quý 11/2021 là 12,8
triệu lao động bị ảnh hưởng và quý III/2021 đã
có tới hơn 28,2 triệu lao động bị ảnh hưởng
Trong quý III/2021, tình hình trở nên nghiêm
trọng nhất: cả nước có 4,7 triệu lao động bị mất
việc; 14,7 triệu lao động phải tạm nghỉ/tạm
ngừng sản xuất - kinh doanh; 12 triệu lao động bị
cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải nghỉ giãn việc,
nghỉ luân phiên và 18,9 triệu lao động bị giảm
thu nhập Hầu hết những lao động bị ảnh hưởng
nằm trong độ tuổi lao động, từ 25 đến 54 tuổi
chiếm 73,3%‘
192 SỐ 20-Tháng 8/2022
Trang 2các trung tâm kinh tế lớn về các tỉnh kéo theo
nguy cơ thiếu hụt lao động tạm thời và áp lực giải
quyết việc làm tại chỗ
Sang đến năm 2022, dịch bệnh Covid-19 dần
được khống chế Trong khi đó, cuộc Cách mạng
Công nghiệp lần thứ tư đang làm thay đổi mạnh
mẽ phương thức sản xuất và chế tạo, nhu cầu lao
động có kỹ năng, trình độ cao tăng mạnh Công
nghệ mới thay thế nhiều việc làm cũ, đồng thời
tạo nên nhiều việc làm mới Người lao động trong
nước, nhất là lao động có trình độ, tay nghề có
điều kiện tiếp cận với thị trường lao động rộng lớn
hơn Tuy nhiên, lao động Việt Nam phải đô'i mặt
với các thách thức mới, như: quy mô việc làm thu
hẹp, do tự động hóa robot sẽ thay thế nhiều công
việc do con người vẫn làm Cách mạng Công
nghiệp lần thứ tư với nền tảng công nghệ thông
tin, sử dụng dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo tạo ra
lực lượng người máy có khả năng thao tác các
công việc đòi hỏi sự tinh vi, chính xác với chi phí
rẻ hơn mà không cần chi phí đào tạo ban đầu, và
đương nhiên không phải lo đến tình trạng chi trả
lương, đình công, quan hệ lao động như với lao
động của con người
Hội nhập kinh tế quốc tế và những dòng vốn đầu
tư nước ngoài đổ vào Việt Nam làm thay đổi cơ cấu
ngành nghề như mở rộng ngành dệt may, chê biến,
lắp ráp, du lịch dịch vụ, nhưng cũng đồng thời thu
hẹp các ngành sử dụng lao động phổ thông Những
lao động có trình độ và tay nghề được hưởng lợi,
nhát là những ngành nghề được mở rộng, trong khi
những lao động khác thì thu nhập sẽ giảm và
khoảng cách thu nhập sẽ tăng lên Để khắc phục
những tác động tiêu cực từ đại dịch và phát huy lợi
thế của hội nhập quốc tế, cần có những giải pháp
đồng bộ để phát triển thị trường lao động Việt Nam
thích ứng với bôi cảnh bình thường mới
2 Giải pháp phát triển thị trường lao động
Việt Nam sau đại dịch Covid -19
Trong điều kiện một số quốc gia chưa hồi phục
kinh tế sau đại dịch Covid-19, mà nguyên nhân chủ
yếu do lực lượng lao động chưa thể quay lại làm
việc đầy đủ, dẫn tới sự đình trệ trong hoạt động sản
xuất - kinh doanh, Việt Nam cần nhanh chóng thực
hiện các giải pháp phát triển thị trường lao động,
nâng cao khả năng cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa Các giải pháp phát triển thị trường lao động được đề xuất gồm:
Thứ nhất, tiếp tục hỗ trợ trực tiếp người lao động
và chủ doanh nghiệp bằng nhiều hình thức cụ thể, thiết thực hơn.
Ngay trong đại dịch Covid-19, Đảng, Nhà nước
và toàn xã hội đã quan tâm để nhân dân, nhất là nhóm người lao động và các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sông Nghị quyết sô' 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 và Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 24/9/2021 của Chính phủ đã kịp thời hỗ trợ cho cả người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn, góp phần phục hồi sản xuất - kinh doanh, giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch, chống đứt gãy chuỗi cung ứng lao động và thiếu hụt lao động, đảm bảọ việc làm
và đời sông cho người lao động Điều đó cần được phát huy hơn nữa bởi những ảnh hưởng sau đại dịch còn rất lớn, kéo dài, cần được các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân tiếp tục quan tâm,
sẻ chia, hỗ trợ cho hộ gia đình và doanh nghiệp vẫn đang gặp khó khăn
Nhà nước cần chỉ đạo các ngành, các cấp nâng cao hiệu quả hoạt động vay vô'n, giải quyết việc làm từ ngân sách triển khai có hiệu quả, chất lượng tín dụng ưu đãi trên địa bàn Đồng thời tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm that nghiệp cho người lao động nhằm bảo đảm đời sông của người dân và duy trì sản xuất ổn định Đa dạng hóa các gói dịch
vụ an sinh xã hội cung cấp cho người lao động về hình thức, phương thức và mức đóng góp; đi kèm với đó là đơn giản hóa thủ tục hành chính và xây dựng cơ chế cung cấp các hỗ trợ hành chính và pháp lý cần thiết cho người lao động tham gia các chương trình an sinh tự nguyện Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và tăng cường chế tài xử lý đối với những hành vi vi phạm các quy định hiện hành, đặc biệt về ký kết hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội và các chế độ an sinh xã hội khác cho người lao động
Các tổ chức công đoàn, hội nghề nghiệp cần phát huy hơn nữa vai trò để phát triển thành viên nhằm kết nô'i, chia sẻ, trao đổi thông tin giữa người
SỐ 20-Tháng 8/2022 193
Trang 3TẠP CHÍ CÔNG THƯƠNG
lao động làm việc trong cùng lĩnh vực, từ đó nâng
cao hiệu quả công tác bảo vệ quyền lợi cho lao
động phi chính thức cũng như góp phần thực hiện
tôi hơn các chính sách phát triển nguồn nhân lực,
góp phần đảm bảo lợi ích cho người lao động ổn
định, lâu dài
Thứ hai, đào tạo bổi dưỡng, nâng cao chất lượng
người lao động, cung cấp kịp thời cho doanh nghiệp
ổn định sản xuất - kinh doanh.
Đây là việc làm thường xuyên vì giáo dục, đào
tạo luôn là quốc sách hàng đầu Phát triển giáo dục
và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài Đầu tư cho giáo dục là đầu tư
cho phát triển, đầu tư cho tương lai đất nước Phát
triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn
hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực
phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc
Trong điều kiện bị xáo trộn lớn về cơ cấu lao
động sau đại dịch Covid-19, cần tái câu trúc lại
lao động trên phạm vi tổng thể quốc gia Những sự
lựa chọn việc làm “bất đắc dĩ” sau khi lao động
của nhiều ngành bị suy giảm mạnh, kéo dài, dẫn
đến thiếu hụt nguồn nhân lực sau đại dịch đã từng
bước được khắc phục Đây là cơ hội để điều chỉnh
phân bổ lại lực lượng giữa các vùng và ngành kinh
tế, góp phần nâng cao năng suất, thúc đẩy chuyển
đổi kinh tế số, kinh tế xanh Theo đó, đòi hỏi phải
đẩy nhanh việc xây dựng các chương trình đào
tạo, nhằm đáp ứng và phù hợp với tính chất đặc
thù của từng đôi tượng, cho các khu vực địa lý,
dân số, lao động đặc thù Đây cũng là cơ hội, điều
kiện để doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động
tham gia nhiều hơn vào quá trình giáo dục đào
tạo, giáo dục nghề nghiệp, để chương trình, nội
dung đào tạo gắn với thực tiễn, đào tạo theo nhu
cầu thị trường lao động
Thứ ba, hỗ trợ kết nối cung cầu lao động trên
phạm vi cả nước.
Hoạt động hỗ trợ kết nối cung cầu lao động
không chỉ là việc làm quan trọng, thường xuyên, có
hiệu quả thiết thực trong điều kiện phát triển thị
trường lao động, mà còn để giải quyết những điểm
nghẽn về lao động sau đại dịch Covid-19 do những
biến động khách quan về dịch chuyển nghề nghiệp,
nhằm thực ứng trước mắt với tình hình mới Phải chủ động nguồn cung lao động, các địa phương có nhu cầu lớn về lao động, có nhiều khu công nghiệp tập trung cần liên hệ và phối hợp với các địa phương khác có nguồn cung lao động dồi dào để tổ chức kết nôi cung - cầu cho hiệu quả
Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình,
đề án hỗ trợ tạo việc làm, tham gia thị trường lao động cho các nhóm lao động đặc thù (người khuyết tật, lao động khu vực nông thôn, lao động phi chính thức, lao động nữ, học sinh, sinh viên mới tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, )
Tiếp tục phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động làm cơ sở cho việc kết nối cung - cầu lao động Theo đó, cần chú trọng việc tổ chức thu thập, cập nhật, lưu trữ, tổng hợp dữ liệu về thông tin về thị trường lao động phục vụ xây dựng chính sách, quản trị thị trường lao động trên cơ sở tối ưu hóa việc kết nối, chia sẻ với dữ liệu đã có, nhất là dự báo cung - cầu lao động để làm cơ sở thực hiện phân tích, dự báo thị trường lao động theo vùng miền, theo từng lĩnh vực, ngành nghề Thực hiện phân tích những biến động trong cung - cầu lao động, nhân tố ảnh hưởng đến cung và cầu lao động
từ các số liệu được thu thập để kịp thời cung cấp cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân
Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát huy hơn nữa vai trò của công nghệ thông tin trong việc phổ biến, thông tin thị trường lao động đến mọi tổ chức, cá nhân bằng nhiều hình thức để mọi người
có thể chủ động khai thác, cập nhật thông tin; phổ biến thông qua các phiên giao dịch việc làm, hội nghị định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên; thông qua các ấn phẩm về phân tích, dự báo thị trường lao động,
Quy hoạch phát triển mạng lưới các cơ sở dịch
vụ việc làm để làm căn cứ quản lý, điều chỉnh mạng lưới, phát triển các cơ sở phù hợp với sự phát triển của thị trường lao động của từng vùng, từng tỉnh, thực hiện các sản phẩm phân tích dự báo của vùng và kết nối các vùng với nhau
Thứ tư, phát triển thị trường lao động nhằm từng bước hoàn thiện thể chế thị trường lao động.
Cần tăng cường hệ thống các công cụ điều tiết thị trường lao động bằng cách hoàn thiện công cụ
194 Số 20-Tháng 8/2022
Trang 4pháp luật bảo vệ người lao động, như: về việc làm,
dịch chuyển lao động, đóng và hưởng bảo hiểm xã
hội, tăng cường công tác giáo dục pháp luật ; Áp
dụng mạnh mẽ các công cụ kinh tế thay cho biện
pháp hành chính trong điều chỉnh quan hệ giữa
người sử dụng lao động với người lao động
Phát triển và thực thi có hiệu quả các chính
sách phát triển thị trường lao động như hệ thống
dịch vụ giới thiệu việc làm; Hoàn thiện chính sách
đào tạo và đào tạo lại cho người lao động; Nghiên
cứu và phổ biến các hệ thông chứng nhận nghề,
kỹ năng theo tiêu chuẩn quô'c tế để hỗ trợ người
lao động được tham gia các thị trường lao động
trong vùng, thị trường các nước trong khu vực và
quốc tế; Xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển các
thị trường lao động đặc thù, nhát là phát triển thị
trường lao động khu vực nông thôn, thị trường lao
động trình độ cao; Hoàn thiện tổ chức bộ máy và
nhân sự quản lý nhà nước về việc làm và thị
trường lao động theo hướng quản lý thông nhất, rõ
ràng chức năng nhiệm vụ và cơ chế phôi hợp giữa
các cơ quan trong việc xây dựng và thực hiện
chính sách thị trường lao động; Tuyên truyền, phổ
biến, nâng cao nhận thức về pháp luật lao động và
về trách nhiệm, lợi ích của các đối tác xã hội trong
nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng suất và tính
cạnh tranh của nền kinh tế; Tăng cường công tác
thanh tra, kiểm tra và tăng cường chế tài xử lý đối
với những hành vi vi phạm các quy định hiện hành
về lao động, đặc biệt về ký kết hợp đồng lao
động, đóng bảo hiểm xã hội và các chế độ an sinh
xã hội khác cho người lao động
Thứ năm, tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác
về lĩnh vực thị trường lao động với các tổ chức quốc
tế, với các nước để trao đổi kinh nghiệm, đưa cán
bộ trẻ đi đào tạo, tham quan, học tập ở nuớc ngoài,
tham gia các lớp tập huấn, hội thảo quốc tế liên
quan đến lĩnh vực thị trường lao động, Đặc biệt,
lồng ghép, đưa nội dung nâng cao năng lực quản lý
nhà nuớc về thị trường lao động vào các chương
trình, tăng cường hoạt động xuất khẩu lao động
Thứ sáu, tiếp tục xây dựng quan hệ giữa người
lao động hài hòa, tiến bộ.
Xây dựng quan hệ giữa người lao động hài hòa,
tiến bộ được tạo bởi không chỉ hệ thống pháp luật
đầy đủ, chặt chẽ mà còn ở sự quan tâm giáo dục chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, ứng xử nhân văn giữa người sử dụng lao động với người lao động, tạo nên sức mạnh để vượt qua những khó khăn, thử thách Đây là sức mạnh mềm, sức mạnh văn hóa trong doanh nghiệp để đảm bảo sự phát triển bền vững đất nước
3 Một số kiến nghị về chính sách phát triển thị trường lao động sau đại dịch Covid-19.
Để có thể thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển thị trường lao động sau đại dịch Covid-19, Việt Nam cần hoàn thiện khung khổ pháp lý về lao động, cụ thể:
Thứ nhất, rà soát, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến thị trường lao động.
Đó là chính sách về cung - cầu lao động, kết nốì cung - cầu lao động và vai trò, trách nhiệm của công chức, viên chức và người lao động trong lĩnh vực lao động, việc làm phù hợp với quy luật của thị trường lao động, công ước, tiêu chuẩn quốc tế
đã được Việt Nam phê chuẩn và phù hợp với lợi ích chính đáng, hợp pháp của người lao động và doanh nghiệp
Thứ hai, tiếp tục ban hành các chính sầch nhằm tăng cường thu hút mọi nguồn lực của đất nước cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có thị trường lao động.
Tăng cường xây dựng và hoàn thiện cơ chế nhằm thu hút vốn đầu tư tư nhân trong và ngoài nước nhằm khai thác tốt mọi tiềm năng của đất nước cho sự phát triển Đồng thời, chú trọng cả việc tăng đầu tư công để tạo việc làm cho người lao động, để đầu tư khu vực công dẫn dắt đầu tư của các khu vực tư, khắc phục tình trạng giải ngân của đầu tư công hiện nay rất chậm gây lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng trực tiếp đến thu hút lực lượng lao động đã rất khó khăn trong tìm kiếm cơ hội việc làm hiện nay
Trong dài hạn, các địa phương khi thu hút đầu tư cần thay đổi tư duy, ưu tiên thu hút các lĩnh vực có giá tộ gia tăng cao và trong các lĩnh vực công nghệ cao bởi xu thế cạnh ưanh trên thế giới qua năng suất, chất lượng và hiệu quả Những lĩnh vực thu hút đầu tư đó sẽ đặt ra yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng tốt hơn
SÔ' 20 - Tháng 8/2022 195
Trang 5TẠP CHÍ CÔNG THƯƠNG
Thứ ba, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực
hiện chính sách từ trung ương tới địa phương về hạ
tầng xã hội cho người lao động.
Các dự án đầu tư cần tính toán lượng lao động,
yêu cầu về chất lượng lao động để địa phương cùng
doanh nghiệp chủ động chuẩn bị hạ tầng và phương
án thu hút lao động, nhất là hệ thống giao thông, hệ
thông y tế, giáo dục và các hoạt động vui chơi giải
trí, kể cả nhà ở phù hợp cho người lao động có thu
nhập thấp
Thứ tư, tiếp tục thực hiện chương trĩnh, kế hoạch
và kiểm soát tốt việc thực hiện Quyết định số
601/QĐ-TTg ngày 24/5/2012 phê duyệt Đề án "Xây
dựng hệ thống thông tin và dự báo nhu cầu nhân lực
quốc gia".
Theo đó, xây dựng hệ thống thông tin và dự báo
cung - cầu lao động ở cấp quốc gia, cũng như địa
phương theo ngành, nghề, trình độ để tăng cường
hiệu quả kết nối cung - cầu lao động, giúp thị
trường lao động được kết nối thông suốt Đồng thời,
khi kết nối cung - cầu đi vào nền nếp, nguồn nhân
lực mới có bước phát triển và cân bằng cả về số
lượng và chất lượng, phục vụ tốt cho đầu tư phát
triển, tránh được những lãng phí lớn về nguồn lực
xã hội
Phát triển đồng bộ hạ tầng số bao gồm hạ tầng
dữ liệu, hạ tầng kỹ thuật của các cơ quan quản lý
nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương,
địa phương và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Phát triển, nâng cấp và hoàn thiện hệ thông cơ sở
dữ liệu đồng bộ với hệ thông cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác góp phần hình thành cơ sở dữ liệu mở quốc gia Đó là những yếu tố quan trọng, thúc đẩy sự phát triển thị trường lao động lành mạnh, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế hiện nay
Thứ năm, hoàn thiện chính sách giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý 11/2022 là gần 1,1 triệu người, giảm 41,6 nghìn người so với quý trước và giảm 112,0 nghìn người so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý 11/2022 là 2,32%, giảm 0,14 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,30 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên độ tuổi từ 15 - 24 trong quý 11/2022 là 7,63%, giảm 0,30 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,16 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước3 Như vậy, cần tiếp tục triển khai các chính sách tài khóa hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp trong hoạt động tuyển dụng, đào tạo, đào tạo lại, chuyển dịch cơ cấu lao động để giảm thiểu tỷ lệ lao động thất nghiệp
Khi các chính sách và giải pháp về phát triển thị trường lao động được triển khai đồng bộ và nhịp nhàng sẽ tạo bước đà mạnh mẽ cho Việt Nam phát triển nguồn nhân lực đất nước, từ đó thúc đẩy kinh
tế - xã hội phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh trong trạng thái “bình thường mối” ■
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN:
12 Tổng cục Thống kê (2021) Báo cáo năm 2021.
’Tổng cục Thông kê (2022), Báo cáo 6 tháng đầu năm 2022.
TÃI LIỆU THAM KHẢO:
1 Tổng cục Thống kê (2021), Báo cáo kinh tế- xã hội năm 2021.
2 Tổng cục Thống kê (2022), Báo cáo kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm 2022.
3 Chính phủ (2021), Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 về một sô'chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
19Ó Số 20 - Tháng 8/2022
Trang 64 Chính phủ (2021), Nghị quyết 116/NQ-CP ngày 24/9/2021 về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.
5 Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định sô 601/QĐ-TTg ngày 24/5/2012 phê duyệt Đề án "Xây dựng hệ thống thông tin và dự báo nhu cầu nhân lực quốc gia".
Ngày nhận bài: 5/7/2022
Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 26/7/2022
Ngày chấp nhận đăng bài: 18/8/2022
Thông tin tác giả:
ThS TRẦN THANH LONG
Công ty Sơn tĩnh điện Việt Thái
DEVELOPING VIETNAM’S LABOUR MARKET
IN THE POST-COVID-19 ERA:
SOME SOLUTIONS AND RECOMMENDATIONS
• Master TRAN THANH LONG
Viet Thai Paint Coating Company
ABSTRACT:
In spite of severely COVID-19 impacts, Vietnam still achieved goals of recovering and stabilizing the national economy, and ensuring social security Howver, to keep improving the competitiveness of Vietnam in the international market, the country should pay more attention
to the workforce in the post-COVID-19 era and support the labour market better integrate into the global market This paper analyzes Vietnam’s labour market and proposes some development solutions for the country’s labour market in the post-COVID-19 era
Keywords: labor market, worker, Covid-19.
SỐ 20 -Tháng 8/2022 197