1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

kinh tế chính trị mác lênin nhóm 4

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Thu Hà, Bùi Nguyễn Hải, Nguyễn Hùng Hải, Trần Minh Hằng, Nguyễn Thị Hiền, Vũ Thị Kim Huế, Trịnh Thu Huệ, Hoàng Tuấn Hùng, Nguyễn Đức Hưng
Người hướng dẫn Giảng Viên Vũ Văn Hùng, Giảng Viên Tống Thế Sơn
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Đề tài thảo luận học phần
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 2,59 MB

Nội dung

Nghị quyết Ðại hội lần thứ XIII của Ðảng đề ra ba đột phá chiến lược phù hợp vớigiai đoạn mới, trong đó đột phá chiến lược thứ nhất là: “Hoàn thiện đồng bộ thể chế pháttriển, trước hết l

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA QUN TR KINH DOANH

Nhóm: 4

Lớp học phần: 2202RLCP1211

Người hướng dẫn: GiEng viên Vũ Văn Hùng, Tống Thế Sơn

Hà Nội, tháng 4 năm 2022.

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 4

ST

T

1 Nguyễn Thị Thu Hà Nhóm trưởng Thuyết trình +

Hoàn thiện bản word

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ GII PHÁP HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ TH TRƯỜNG ĐNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM 2

1.1 Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam 2

1.1.1 Khái niệm 2

1.1.2 Tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 2

1.1.3 Đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 3

1.2 Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam 5

1.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.5 1.2.2 Nội dung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam 6

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VIỆC HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ TH TRƯỜNG ĐNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 7

2.1 Thực trạng 7

2.1.1 Về cơ chế vận hành nền kinh tế thị trường: 7

2.1.2 Về hệ thống pháp luật: 8

2.1.3 Về các chủ thế kinh tế 9

2.1.4 Về hệ thống các thị trường 10

2.1.5 Nhận thức của Đảng 11

2.2 Đánh giá 12

2.2.1 Thành tựu đạt được: 12

2.2.2 Một số hạn chế bất cập và nguyên nhân 14

2.2.2.1.Về cơ chế vận hành nền kinh tế thị trường: 14

2.2.2.2.Về hệ thống pháp luật: 14

2.2.2.3.Về chủ thể kinh tế: 15

2.2.2.4.Về hệ thống các thị trường: 15

CHƯƠNG 3: GII PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ TH TRƯỜNG ĐNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 15

PHẦN KẾT LUẬN 18

TÀI LIỆU THAM KHO 19

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Nền kinh tế thế giới đang ngày càng mở rộng và phát triển mạnh mẽ, nó hìnhthành lên mối liên kết chặt chẽ không chỉ giữa các thành phố hay tỉnh lẻ trên quy mô cảnước mà đó là giữa các quốc gia trên quy mô toàn cầu Đứng trước sự phát triển khôngngừng đó, mỗi quốc gia cần phải quan tâm hơn nữa đất nước của mình Trong đó, hoànthiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) luônđược Ðảng ta quan tâm đặc biệt Kể từ Ðại hội IX của Ðảng tháng 4-2001, Ðảng ta đãkhẳng định: Kinh tế thị trường định hướng XHCN là mô hình kinh tế tổng quát trong suốtthời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta và kể từ đó đến nay vấn đề hoàn thiện thểchế kinh tế thị trường định hướng XHCN được đặt ra cấp bách trong các Ðại hội X, XI,XII, XIII của Ðảng

Nghị quyết Ðại hội lần thứ XIII của Ðảng đề ra ba đột phá chiến lược phù hợp vớigiai đoạn mới, trong đó đột phá chiến lược thứ nhất là: “Hoàn thiện đồng bộ thể chế pháttriển, trước hết là thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”

Ðó là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theocác quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa, do Ðảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa vìmục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” phù hợp với từng giaiđoạn phát triển của đất nước Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ViệtNam có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó: kinh tế nhà nước giữvai trò chủ đạo; kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác không ngừng được củng cố, phát triển;kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đượckhuyến khích phát triển phù hợp với chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế– xã hội

Đối với những vấn đề quan trọng mang tầm ảnh hưởng quốc gia, cần phải cóphương pháp đúng đắn, phù hợp Để nhận thức và hiểu rõ điều này, nhóm chúng em cùngthảo luận đưa ra đề tài: “GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊTRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM”

Trang 5

CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ GII PHÁP HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ TH TRƯỜNG ĐNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM

1.1 Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam

1.1.1 Khái niệm

Kinh tế thị trường là sản phẩm của văn minh nhân loại, là kết quả phát triển lâu dàicủa lực lượng sản xuất và xã hội hóa các quan hệ kinh tế, trải qua các giai đoạn kinh tế thịtrường sơ khai, kinh tế thị trường tự do và kinh tế thị trường hiện đại

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vận hành theo cácquy luật của thị trường đồng thời góp phần hướng tới từng bước xác lập một xã hội mà ở

đó dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, có sự điều tiết của Nhà nước doĐảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo

1.1.2 Tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa ở Việt Nam

Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là đường lối chiến lượcnhất quán, là mô hình kinh tế tổng quát trong suốt thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ởViệt Nam Sự tất yếu đó xuất phát từ những lý do cơ bản sau đây:

Một là, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phù hợp vớiquy luật phát triển khách quan của Việt Nam trong bối cảnh thế giới hiện nay

Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hóa, ở Việt Namnhững điều kiện cho sự hình thành và phát triển của kinh tế hàng hóa không mất đi màcòn phát triển mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu, sự phát triển kinh tế hàng hóa tất yếuhình thành kinh tế thị trường Mong muốn dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dânchủ, văn minh là mong muốn chung của các quốc gia trên thế giới Do đó, việc địnhhướng tới xác lập những giá trị đó trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam là phù hợp vàtất yếu trong phát triển

Trang 6

Hai là, kinh tế thị trường có rất nhiều ưu việt, là động lực quan trọng thúc đẩy sựphát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Kinh tế thị trường là một thành tựu phát triển văn minh của nhân loại trong sảnxuất và trao đổi sản phẩm, là phương thức phân bổ nguồn lực hiệu quả loài người đã đạtđược, là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh và hiệu quả cao Dưới tácđộng của các quy luật thị trường nền kinh tế luôn phát triển theo hướng năng động, kíchthích tiến bộ kỹ thuật – công nghệ, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và

hạ giá thành sản phẩm Do vậy, Việt Nam cần phải phát triển kinh tế thị trường để thúcđẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh và có hiệu quả, thực hiện mục tiêu của chủ nghĩa

xã hội là “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”

Ba là, mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp vớinguyện vọng của nhân dân mong muốn một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, côngbằng, văn minh của người dân Việt Nam

Trên thế giới có nhiều mô hình kinh tế thị trường, nhưng nếu việc phát triển màdẫn tới tình trạng dân không giàu, nước không mạnh, thiếu dân chủ, kém văn minh thìkhông quốc gia nào mong muốn Cho nên, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh,dân chủ, công bằng, văn minh là khát vọng của nhân dân Việt Nam Để hiện thực hóakhát vọng đó, thực hiện kinh tế thị trường, trong đó hướng tới những giá trị mới, do đó, làtất yếu khách quan Sự tồn tại của kinh tế thị trường ở nước ta tạo ra một động lực quantrọng cho sự phát triển của lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủnghĩa xã hội Với đặc điểm lịch sử của dân tộc, Việt Nam không thể lựa chọn mô hìnhkinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, chỉ có lựa chọn mô hình kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa mới phù hợp với ý chí và nguyện vọng của đông đảo nhân dân vềmột xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

1.1.3 Đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt NamThứ nhất, về mục tiêu của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam

Trang 7

Kinh tế thị trường định hướng XHCN là hướng tới phát triển lực lượng sản xuất,xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội; nâng cao đời sống nhân dân,thực hiện “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Đây là sự khác biệt vềmục tiêu giữa kinh tế thị trường định hướng XHCN với kinh tế thị trường tư bản chủnghĩa Mục tiêu đó bắt nguồn từ cơ sở kinh tế - xã hội của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa

xã hội và là sự phản ánh mục tiêu chính trị - xã hội mà nhân dân ta đang phấn đấu dưới

sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Mặt khác, đi đôi với việc phát triển lực lượngsản xuất hiện đại, quá trình phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam còn gắn với xây dựngquan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp nhằm ngày càng hoàn thiện cơ sở kinh tế - xã hội củachủ nghĩa xã hội

Thứ hai, về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế:

Sở hữu là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xãhội trên cơ sở chiếm hữu nguồn lực của quá trình sản xuất và kết quả lao động tương ứngcủa quá trình sản xuất hay tái sản xuất ấy trong một điều kiện lịch sử nhất định Sở hữuhàm ý trong đó bao gồm có chủ thể sở hữu, đối tượng sở hữu, lợi ích từ đối tượng sở hữu.Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tồn tại nhiều hình thức sở hữuvới nhiều thành phần kinh tế khác nhau Đó là bốn thành phần kinh tế gồm: thành phầnkinh tế nhà nước, thành phần kinh tế tập thể, thành phần kinh tế tư nhân và thành phầnkinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Các thành phần kinh tế độc lập với nhau bình đẳng vớinhau trước pháp luật Nhà nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển

Thứ ba, về hoạt động quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa:

Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam có đặc trưng riêng đólà: Nhà nước quản lý và thực hành cơ chế quản lý là nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, sựlàm chủ và giám sát của nhân dân với mục tiêu dùng kinh tế thị trường để xây dựng cơ sởvật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, vì “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, vănminh” Nhà nước quản lý nền kinh tế thông qua pháp luật, các chiến lược, kế hoạch, cơchế chính sách và các công cụ kinh tế trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc của thị trường, khắc

Trang 8

phục những khuyết tật của kinh tế thị trường và phù hợp với yêu cầu xây dựng CNXH ởViệt Nam.

Thứ tư, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện đa dạng hóa

các hình thức phân phối

Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam thực hiện phân phối công bằngcác yếu tố sản xuất, tiếp cận và sử dụng các cơ hội và điều kiện phát triển của mọi chủ thểkinh tế để tiến tới xây dựng xã hội mọi người đều giàu có Quan hệ phân phối bị chi phối

và quyết định bởi quan hệ sở hữu về TLSX Nền kinh tế thị trường với sự đa dạng cáchình thức sở hữu do vậy thích ứng với nó sẽ có các lại hình phân phối khác nhau: phânphối theo kết quả làm ra chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, theo mức đónggóp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội

Thứ năm, về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời với bảo đảm công bằng xã

hội nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam phải thực hiện gắntăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội; phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa –

xã hội; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng chính sách, chiến lược, quyhoạch, kế hoạch và từng giai đoạn phát triển của kinh tế thị trường Đây là một trongnhững mục tiêu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thể hiện sự khácbiệt so với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa về việc phân cực giàu nghèo, phân hóa xãhội Ngoài ra đây còn là nền kinh tế độc lập, tự chủ đi đôi với chủ động hội nhập quốc tế,kết hợp nội lực với ngoại lực thành nguồn lực tổng hợp để phát triển đất nước

1.2 Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam

1.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện thể chế kinh tế chính trị định hướng XHCN ở Việt Nam

Trước tiên, do thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN còn chưa đồng bộ Domới được hình thành và phát triển nên việc tiếp tục hoàn thiện thể chế là yêu cầu mangtính khách quan Nhà nước quản lý, điều tiết nền kinh tế thị trường bằng pháp luật, chiếnlược, quy hoạch, kế hoạch và các công cụ khác nhằm giảm thiểu các thất bại của thị

Trang 9

trường, thực hiện công bằng xã hội Do đó, cần phải xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh

tế thị trường để phát huy mặt tích cực, khắc phục mặt tiêu cực và khuyết tật của nó.Bên cạnh đó, hệ thống thể chế chưa đầy đủ Năng lực xây dựng thể chế còn hạnchế; chất lượng luật pháp và chính sách trên một số lĩnh vực còn thấp Môi trường đầu tưkinh doanh chưa thật sự thông thoáng, minh bạch Chưa tạo được đột phá trong huy động,phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực phát triển Thể chế phát triển, điều phối kinh

tế vùng chưa được quan tâm và chậm được cụ thể hóa bằng pháp luật, nên liên kết vùngcòn lỏng lẻo Với bản chất là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân do vậythể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam phải là thể chế phục vụ lợi ích, vì lợi ích của nhândân Trình độ và năng lực tổ chức và quản lý nền kinh tế thị trường của Nhà nước thểhiện chủ yếu ở năng lực xây dựng và thực thi thể chế Do vậy, Nhà nước phải xây dựng

và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường để thực hiện mục tiêu của nền kinh tế

Quan trọng hơn, hệ thống thể chế còn kém hiệu lực, hiệu quả, thiếu các yếu tố thịtrường và các loại thị trường Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt Nam cònnhiều khiếm khuyết, hệ thống thể chế vừa chưa đủ mạnh, vừa hiệu quả thực thi chưa cao.Các yếu tố thị trường, các loại hình thị trường mới ở trình độ sơ khai Do đó, tiếp tụchoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là yêu cầu khách quan.Như vậy, để khắc phục những vấn đề nêu trên thì việc hoàn thiện thể chế kinh tếchính trị định hướng XHCN ở Việt Nam là thực sự cần thiết

1.2.2 Nội dung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam

• Hoàn thiện thể chế về sở hữu và phát triển các thành phần kinh tế

Bảo đảm công khai, minh bạch về nghĩa vụ, trách nhiệm trong thủ tục hành chính

để quyền tài sản được giao dịch thông suốt Nâng cao năng lực của các thiết chế và hoànthiện cơ chế giải quyết tranh chấp dân sự, kinh tế trong bảo vệ quyền tài sản Thực hiệnnhất quán một chế độ pháp lý kinh doanh cho các doanh nghiệp, không phân biệt hìnhthức sở hữu, thành phần kinh tế Mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều hoạt

Trang 10

động theo cơ chế thị trường, bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh theo pháp luật Hoànthiện thể chế để phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường.

• Hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thịtrường

Đồng nhất cơ chế giá thị trường; hoàn thiện pháp luật về phí và lệ phí Hoàn thiệnthể chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoàn thiện pháp luật về phá sản doanh nghiệptheo cơ chế thị trường, thể chế bảo vệ nhà đầu tư Đẩy mạnh phát triển thị trường hànghóa - dịch vụ; phát triển cân bằng, đồng bộ thị trường tài chính; đổi mới phát triển mạnh

mẽ thị trường khoa học, công nghệ; hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách để pháttriển; hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển đồng bộ, liên thông thị trường lao động

cả về quy mô, chất lượng lao động và cơ cấu ngành nghề

• Hoàn thiện thể chế để đảm bảo gắn kết tăng trưởng kinh tế với bảo đảm tiến bộ

và công bằng xã hội

Xây dựng hệ thống thể chế để có thể kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế nhanh vàbền vững với phát triển xã hội bền vững, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, tạo cơ hộicho mọi thành viên trong xã hội tham gia bình đẳng và thụ hưởng công bằng thành quả từquá trình phát triển Tiếp tục rà soát, bổ sung, điều chỉnh hệ thống pháp luật và các thểchế liên quan đáp ứng yêu cầu thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam Thực hiệnnhất quán chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa trong hợp tác kinh tế quốc tế, không để

bị lệ thuộc vào một số ít thị trường

• Hoàn thiện thể chế thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung hệ thống pháp luật và các thiết chế, cơ chế liên quanđáp ứng yêu cầu thực hiện các cam kết quốc tế Đổi mới công tác xúc tiến thương mại,đầu tư, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiêp phát triển thị trường, nhất là thị trườngxuất khẩu Hoàn thiện pháp luật về tương trợ tư pháp phù hợp với pháp luật quốc tế Thựchiện nhất quán chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa trong hợp tác kinh tế quốc tế,không để lệ thuộc vào một số ít thị trường Xây dựng và thực hiện các cơ chế phù hợp vớithông lệ quốc tế để phản ứng nhanh nhạy trước các diễn biến bất lợi trên thị trường thếgiới, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, giữ vững ổn định chính trị - xã hội

Trang 11

• Hoàn thiện thể chế nâng cao năng lực hệ thống chính trị.

Xây dựng hệ thống thể chế đồng bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, vaitrò xây dựng và thực hiện thể chế kinh tế của nhà nước, phát huy vai trò làm chủ củanhân dân trong hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VIỆC HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ TH TRƯỜNG ĐNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM.

2.1 Thực trạng

2.1.1 Về cơ chế vận hành nền kinh tế thị trường:

Trải qua 35 năm đổi mới, mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN ở ViệtNam ngày càng hoàn thiện, trở thành đóng góp lý luận cơ bản và sâu sắc của Đảng Cộngsản Việt Nam Tại Đại hội XIII, Đảng ta nhận định: “Nhận thức về nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng đầy đủ hơn Cơ chế, chính sách tiếp tục đượchoàn thiện phù hợp với yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhậpquốc tế Các yếu tố và các loại thị trường từng bước phát triển đồng bộ, gắn với thịtrường khu vực và thế giới” “Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN đang dầnđược hoàn thiện theo hướng hiện đại, đồng bộ và hội nhập” Nhờ đường lối đổi mới phùhợp chúng ta đã giành được những thành tựu to lớn, đất nước thoát khỏi khủng hoảng, trởthành nước có thu nhập trung bình; hội nhập mạnh mẽ vào kinh tế khu vực và thế giới,tạo thế và lực cho nền kinh tế

Việt Nam từ một trong những nước nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thunhập trung bình thấp Nếu như trong giai đoạn đầu đổi mới (1986 - 1990), mức tăngtrưởng GDP bình quân hằng năm chỉ đạt 4,4%, thì giai đoạn 1991 - 1995, tăng trưởngGDP bình quân đã đạt 8,2%/năm Các giai đoạn sau đó đều có mức tăng trưởng khá cao,riêng giai đoạn 2016 - 2019 đạt mức bình quân 6,8 Đặc biệt, trong năm 2020, trong khiphần lớn các nước có mức tăng trưởng âm hoặc đi vào trạng thái suy thoái do tác độngcủa đại dịch COVID-19, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng 2,91%, góp phần làm choGDP trong 5 năm (2016 - 2020) tăng trung bình 5,9%/năm, thuộc nhóm nước có tốc độtăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới Quy mô nền kinh tế được nâng lên, nếu như

Ngày đăng: 30/05/2024, 14:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w