1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân Tích Mức Độ Cộng Tác Giữa Các Thành Viên Trong Chuỗi Cung Ứng Của Tesla Và Một Số Ứng Dụng CNTT Được Sử Dụng Trong Chuỗi

26 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 4 I, CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5 1.1.Khái niệm, vai trò và các mức độ trong cộng tác trong SCM 5 1.1.1.Khái niệm của cộng tác 5 1.1.2.Vai trò của cộng tác 5 1.1.3. Các cấp độ trong cộng tác 6 1.2. Một số ứng dụng CNTT trong chuỗi cung ứng 8 1.2.1. Công nghệ nhận dạng tự động bằng tần số sóng vô tuyến (RFID) 8 1.2.2. Phần mềm quản lý quan hệ NCC (SRM) và quan hệ khách hàng (CRM) 9 1.2.3. Dữ liệu lớn (Big Data) 10 1.2.4. Internet vạn vật (IoT) 10 II, MỨC ĐỘ CỘNG TÁC GIỮA CÁC THÀNH VIÊN TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA TESLA 12 2.1. Tổng quan về Tesla 12 2.2. Chuỗi cung ứng và các thành viên trong chuỗi cung ứng của Tesla 12 2.2.1. Chuỗi cung ứng Tesla 12 2.2.2. Vai trò của các thành viên trong chuỗi 12 2.3. Mức độ cộng tác của thành viên trong chuỗi cung ứng của Tesla 16 2.3.1. Nhà cung cấp 16 2.3.2. Nhà máy sản xuất của Tesla 17 2.3.3. Nhà cung cấp khung xe 19 2.3.4. Nhà phân phối 19 2.4. Ứng dụng CNTT trong chuỗi và lợi ích 20 2.4.1. Một số ứng dụng CNTT 20 2.4.2. Lợi ích và hạn chế 21 III, MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỘNG TÁC GIỮA CÁC THÀNH VIÊN VÀ ĐỀ XUẤT ỨNG DỤNG CNTT 22 3.1 Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cộng tác giữa các thành viên 22 3.2. Các đề xuất ứng dụng công nghệ thông tin 23 KẾT LUẬN 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO 26 LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp hiện nay thì chuỗi cung ứng ngày càng đóng vai trò quan trọng, không chỉ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế toàn cầu nói chung. Trong thời buổi công nghệ hiện đại phát triển mạnh mẽ như ngày nay thì việc phát triển chuỗi cung ứng theo hướng truyền thống, đơn thuần thôi là chưa đủ mà cần phải vận dụng được các ứng dụng công nghệ thông tin vào để phát triển các hoạt động của chuỗi để có thể cạnh tranh và phát triển trong môi trường kinh doanh ngày càng gay gắt. Hiểu được tầm quan trọng của việc nghiên cứu và tìm hiểu hoạt động quản trị chuỗi ung ứng trong các doanh nghiệp nhóm chúng em chọn đề tài “Phân tích mức độ cộng tác giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng của tesla và một số ứng dụng cntt được sử dụng trong chuỗi”. Đề tài này không chỉ nghiêm cứu đơn thuần về chuỗi cung ứng và các ứng dụng công nghệ thông tin trong chuỗi của Tesla mà đông thời giúp người đọc hiểu hơn về hoạt động cộng tác cũng như các mức độ cônmg tác của thành viên trong chuỗi cung ứng cuat Tesla. Thông qua đề tài này nhóm chúng em hy vọng sẽ đem lại cái nhìn toàn diện về về những vấn đề liên quan đên chuỗi cung ứng của Tesla và giúp nhận định được tầm quan trọng của chuỗi cung ứng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

- -BÀI THẢO LUẬN

HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

ĐỀ TÀI

“Phân Tích Mức Độ Cộng Tác Giữa Các ThànhViên Trong Chuỗi Cung Ứng Của Tesla Và Một Số

Ứng Dụng CNTT Được Sử Dụng Trong Chuỗi”

Giảng viên : Phạm Thu Trang Nhóm : 02

Lớp học phần : 232_BLOG2011_03Hà Nội, 2024

Trang 2

BẢNG DANH SÁCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN NHÓM 2

1 Nguyễn Thị Kim Chi Cơ sở lý thuyết phần 2.Lời mở đầu, kết luận Tổng hợp word 2 Lư Hoa Cương Tổng quan về Tesla.

3 Nguyễn Ngọc Diệp Thuyết trình.

4 Nguyễn Đức Du Cơ sở lý thuyết phần 1.Sơ đồ chuỗi cung ứng của Tesla

5 Nguyễn Hữu Duy Ứng dụng CNTT trong chuỗi và lợi ích.

6 Hoàng Thạch Minh Dũng

Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cộng tác và các đề xuất ứng dụng CNTT

7 Nguyễn Quý Đạt Vai trò và mức độ cộng tác của thành viên trong chuỗi cung ứng Tesla 8 Phạm Tiết Đạt Powerpoint

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4

I, CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5

1.1.Khái niệm, vai trò và các mức độ trong cộng tác trong SCM 5

1.1.1.Khái niệm của cộng tác 5

1.1.2.Vai trò của cộng tác 5

1.1.3 Các cấp độ trong cộng tác 6

1.2 Một số ứng dụng CNTT trong chuỗi cung ứng 8

1.2.1 Công nghệ nhận dạng tự động bằng tần số sóng vô tuyến (RFID) 8

1.2.2 Phần mềm quản lý quan hệ NCC (SRM) và quan hệ khách hàng (CRM) 9

1.2.3 Dữ liệu lớn (Big Data) 10

1.2.4 Internet vạn vật (IoT) 10

II, MỨC ĐỘ CỘNG TÁC GIỮA CÁC THÀNH VIÊN TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA TESLA 12

2.1 Tổng quan về Tesla 12

2.2 Chuỗi cung ứng và các thành viên trong chuỗi cung ứng của Tesla 12

2.2.1 Chuỗi cung ứng Tesla 12

2.2.2 Vai trò của các thành viên trong chuỗi 12

2.3 Mức độ cộng tác của thành viên trong chuỗi cung ứng của Tesla 16

2.3.1 Nhà cung cấp 16

2.3.2 Nhà máy sản xuất của Tesla 17

2.3.3 Nhà cung cấp khung xe 19

3.1 Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cộng tác giữa các thành viên 22

3.2 Các đề xuất ứng dụng công nghệ thông tin 23

KẾT LUẬN 25

TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong quá trình tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp hiện nay thì chuỗicung ứng ngày càng đóng vai trò quan trọng, không chỉ trong hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế toàn cầu nói chung.Trong thời buổi công nghệ hiện đại phát triển mạnh mẽ như ngày nay thì việc pháttriển chuỗi cung ứng theo hướng truyền thống, đơn thuần thôi là chưa đủ mà cần phảivận dụng được các ứng dụng công nghệ thông tin vào để phát triển các hoạt động củachuỗi để có thể cạnh tranh và phát triển trong môi trường kinh doanh ngày càng gaygắt Hiểu được tầm quan trọng của việc nghiên cứu và tìm hiểu hoạt động quản trị

chuỗi ung ứng trong các doanh nghiệp nhóm chúng em chọn đề tài “Phân tích mức

độ cộng tác giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng của tesla và một số ứngdụng cntt được sử dụng trong chuỗi” Đề tài này không chỉ nghiêm cứu đơn thuần về

chuỗi cung ứng và các ứng dụng công nghệ thông tin trong chuỗi của Tesla mà đôngthời giúp người đọc hiểu hơn về hoạt động cộng tác cũng như các mức độ cônmg táccủa thành viên trong chuỗi cung ứng cuat Tesla Thông qua đề tài này nhóm chúng emhy vọng sẽ đem lại cái nhìn toàn diện về về những vấn đề liên quan đên chuỗi cungứng của Tesla và giúp nhận định được tầm quan trọng của chuỗi cung ứng trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiêp

Trang 5

I, CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1.Khái niệm, vai trò và các mức độ trong cộng tác trong SCM

1.1.1.Khái niệm của cộng tác

Cộng tác trong chuỗi cung ứng được định nghĩa là hai hoặc nhiều doanh nghiệpchia sẻ trách nhiệm trao đổi thông tin về lập kế hoạch, quản lý, thực hiện và đo lườnghiệu suất chung.

1.1.2.Vai trò của cộng tác

Giúp tiếp cận các nguồn lực bên ngoài Một doanh nghiệp có khả năng nghiêncứu và phát triển sản phẩm, hiện đang có trong tay một bằng sáng chế mới, nhưngkhông có năng lực sản xuất thì có thể cộng tác với các đối tác chuyên sản xuất cácnguyên vật liệu chuyên dụng cho sản phẩm mới đó Để giải pháp thực sự hiệu quả,đơn vị phải sẵn sàng chia sẻ bí quyết công nghệ độc quyền và đối tác cộng tác cũngphải sẵn sàng đầu tư vào phát triển mở rộng năng lực cần có để thực hiện sản xuất Sựcộng tác trong khâu thiết kế sản phẩm và hoạch định sản xuất như vậy có thể giúpdoanh nghiệp có khả năng đáp ứng thị trường nhanh hơn, đồng thời tăng chất lượnghoạt động của đối tác.

Tận dụng nguồn lực của đối tác chiến lược mà doanh nghiệp không thể tự đầutư vì chi phí quá lớn Cộng tác với một đối tác chuyên sản xuất các nguyên liệuchuyên dụng tương tự như thành phần chính mà doanh nghiệp cần sẽ giúp loại bỏ cácchi phí cố định Nhưng điều này dẫn đến biến phí tăng lên Để giải quyết vấn đề nàythực sự hiệu quả, doanh nghiệp cần sẵn sàng chia sẻ bí quyết công nghệ để sản xuất rasản phẩm đó, đối tác cũng sẵn sàng đầu tư và phát triển mở rộng năng lực cần có đểthực hiện sản xuất các thành phần này Như vậy, việc tận dụng nguồn lực của cả haibên sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cho các bên cộng tác.

Giảm chi phí và các điều kiện môi trường kinh doanh không thuận lợi (rào cảnthương mại, luật pháp): Môi trường kinh doanh luôn có sự biến động, cộng tác giúpgiảm các chỉ phí hoặc loại bỏ các điều kiện cạnh tranh không minh bạch Sự cộng tácgiữa các thành viên trong chuỗi giúp xóa bỏ rào cản thương mại, luật pháp, tạo môitrường kinh doanh thuận lợi.

Tăng kỹ năng quản lý và khả năng tiếp cận thông tin với thị trường: Cộng táctrong chuỗi cung ứng là cơ hội để doanh nghiệp gián tiếp học hỏi các kinh nghiệm vàkhả năng quản lý từ phía đối tác Nhờ cộng tác giữa các thành viên trong chuỗi, thôngtin thị trường sẽ được chia sẻ nhanh nhất từ phía các nhà bán lẻ, đây là nguồn thôngtin hữu ích giúp các doanh nghiệp cộng tác thích nghi và tiếp cận tốt hơn với thịtrường.

Trang 6

1.1.3 Các cấp độ trong cộng tác

Các mối quan hệ cộng tác theo mức độ trong chuỗi cung ứng

a, Cộng tác giao dịch

Là mối quan hệ nhắm tới việc thực thi giao dịch giữa các đối tác sao cho cóhiệu quả cao nhất Ít chú trọng vào việc giảm chi phí SCM hay tăng doanh thu, chỉ tậptrung vào tăng cường sự thuận lợi cho các giao dịch, như giảm thường xuyên phảithương lượng lại Các bên có xu hướng chú trọng vào các giao dịch hàng ngày hơn làphát triển mối quan hệ lâu dài.

Được xác định trong trường hợp quy mô thị trường không lớn, không ổn định.Các NCC chỉ thuần túy bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ mà ít tham gia vào hệ thốngcung ứng của khách hàng NCC được coi như là cánh tay nối dài của DN Không đòihỏi hệ thống thông tin phức tạp, nhiều giao dịch được thực hiện thủ công.

b, Cộng tác hợp tác

Là mối quan hệ được xác định cụ thể, rõ ràng theo hợp đồng và phụ thuộc vàosự thích nghi giữa NCC với các mục tiêu đã định trước của DN Đây là mối quan hệ ởmức độ trung hạn, đòi hỏi sự liên kết tương đối chặt chẽ giữa các bên Có mức độ chiasẻ thông tin cao hơn, các bên tự nguyện đưa ra các xác nhận và cam kết, cùng chia sẻthông tin dự báo, tình trạng dự trữ, đơn đặt hàng, tình trạng đặt và giao hàng.

Trong mối quan hệ cộng tác hợp tác, loại hình và định dạng dữ liệu chia sẻ chonhau thường được chuẩn hóa Chuyển giao dữ liệu điện tử EDI trên nền tảng công

Trang 7

nghệ hiện đại là phương pháp chủ yếu dùng để trao đổi thông tin Với những công tykhông có khả năng kết nối EDI, thì một cổng thông tin tương tác với nhà cung cấptrên nền tảng Internet là sự thay thế tốt Hầu hết các công cụ này cho phép quản lý nộidung và chứng từ, cũng như các lưu đồ công việc để tự động hóa dòng chảy chứng từ,bảng biểu, dữ liệu và công việc nhất định.

c, Cộng tác phối hợp

Chỉ mức quan hệ dài hạn, có kế hoạch, trong đó mỗi bên đều có khả năng đápứng nhu cầu của bên kia Cả hai bên sẽ chia sẻ giá trị, mục tiêu và các chiến lược tíchhợp cho lợi ích chung Mối quan hệ này đòi hỏi các bên phải điều chỉnh mục tiêu vàcác quy trình tác nghiệp để có sự tương thích nhịp nhàng và liên tục.

Trong mối quan hệ cộng tác phối hợp, các đối tác chuỗi cung ứng làm việc gầngũi và phụ thuộc nhiều hơn vào năng lực của đối phương Vì vậy, đòi hỏi luồng thôngtin hai chiều giữa các đối tác và các quy trình thực hiện, hoạch định thống nhất Do cơsở hạ tầng và các quy trình cần thiết để hỗ trợ chia sẻ thông tin phức tạp hơn nên kiểucộng tác này thường dành cho các đối tác chiến lược.

Cộng tác phối hợp đòi hỏi mức độ thỏa hiệp và thương lượng cao hơn kiểucộng tác hợp tác và giao dịch Do tính chiến lược cao hơn và mức độ chia sẻ thông tinnhiều hơn nên cần một hệ thống riêng biệt để trao đổi thông tin Sự phức tạp này đòihỏi các bên phải thực hiện các cam kết lâu dài và nghiêm túc Xây dựng quy trình vàcông cụ hỗ trợ tốn kém nhiều thời gian và tiền bạc, nên hai bên đều kỳ vọng sẽ thuđược lợi nhuận khi xúc tiến mối quan hệ này.

Các chương trình quản lý VMI là mô hình cộng tác phối hợp phổ biến, trong đónhà cung cấp chịu trách nhiệm đảm bảo dự trữ cho khách hàng Hầu hết các chươngtrình VMI hiện nay đều được tự động hóa Nhà cung cấp có thể quản lý từ xa hàng dựtrữ tại nhà máy hoặc kho hàng của khách hàng dựa trên các dự báo và tỷ lệ sử dụng.Việc trao đổi thông tin là chìa khóa để mô hình cộng tác phối hợp VMI thành công.

d, Cộng tác đồng bộ

Mức độ cao nhất thể hiện phạm vi cộng tác mở rộng nhất với số quan hệ ít nhấtlà quan hệ cộng tác đồng bộ còn gọi là các liên minh chiến lược Mối quan hệ cộng tácnày vượt ra khỏi phạm vi các hoạt động tác nghiệp thông thường Các bên có thể đầutư chung vào các dự án nghiên cứu, phát triển nhà cung cấp và tăng cường quyền sởhữu trí tuệ Sự chia sẻ bao gồm cả về tài sản trí tuệ, tài sản vật chất và nhân sự Trongmối quan hệ đồng bộ, thông tin được các bên cùng phát triển chung thay vì chỉ traođổi hoặc truyền tải cho nhau Tập trung vào tầm nhìn chiến lược trong tương lai hơn làvào việc thực thi các chiến thuật và kế hoạch ngắn hạn

Cam kết hợp tác kinh doanh lâu dài Một liên minh chiến lược chuỗi cung ứngphải được xây dựng dựa trên sự tin tưởng, sự chia sẻ thông tin và sự hiệp lực của các

Trang 8

thành viên Lợi ích tiềm năng của liên minh chiến lược là nâng cao khả năng đáp ứngnhu cầu khách hàng và giảm tổng chi phí chuỗi cung ứng.

1.2 Một số ứng dụng CNTT trong chuỗi cung ứng

1.2.1 Công nghệ nhận dạng tự động bằng tần số sóng vô tuyến (RFID)

Nhận dạng tần số vô tuyến (Radio Frequency Identification - RFID) là thuậtngữ chung nhằm mô tả công nghệ nhận dạng tự động các vật thể bằng sóng vô tuyến.RFID có thể hoạt động trong điều kiện môi trường khắc nghiệt, có khả năng đọc dữliệu từ xa, đảm bảo tính chính xác của dữ liệu; bộ nhớ chứa nhiều thông tin hơn, thôngtin có thể sửa đổi và cập nhật một cách nhanh chóng và hơn nữa có thể nhận dạngcùng lúc nhiều dữ liệu khác nhau.

Trong chuỗi cung ứng, tùy theo khu vực và đối tượng cần được giám sát màcông nghệ RFID được ứng dụng theo các phương thức khác nhau, cụ thể như sau:

Nhận hàng: Các container, thùng, pallet hàng,… trước khi về kho sẽ được đính

thẻ RFID chữa mã ID riêng biệt của hàng để về đến cổng có gắn đầu đọc sẽ nhận diệnvà xác nhận.

Xếp dỡ hàng/đưa vào sản xuất: Sau khi vào nhà máy/tho các thùng hàng được

gỡ, phân loại và xếp vào vị trí đã định trong kho theo hướng dẫn của hệ thống RFIDvà đưa vào sản xuất theo đúng lịch trình đã định.

Truy xuất quy trình sản xuất: Các mặt hàng, linh kiện sẽ tiếp tục được theo dõi

trong toàn bộ quy trình sản xuất.

Thành phẩm: Sau khi thành phẩm hệ thống RFID tiếp tục cập nhật và thông

báo các thông tin quan trọng về sản phẩm đáp ứng cho việc phân phối/giao hàng.

Phân phối/giao hàng: Trong suốt quá trình vận chuyển hàng đi, thông qua hệ

thống GPS, đầu đọc RFID trên các xe chở hàng liên tục “báo cáo” trực tiếp tình hìnhvận chuyển hàng đến máy chủ của nhà máy/doanh nghiệp.

Quản lý tài sản: Việc sử dụng công nghệ giúp tự động hóa hoàn toàn quá trình

kiểm tra tài sản

Việc ứng dụng công nghệ RFID trong hoạt động quản lý chuỗi cung ứng sẽmang lại những lợi ích sau:

Tính thông suốt: Công nghệ này cho phép người sản xuất cũng như các bên

tham gia vào chuỗi cung ứng có thể biết rõ nguồn gốc và hành trình của sản phẩm từnguồn nguyên liệu đầu vào đến khâu sản xuất, phân phối và tới tay người tiêu dùng.

Lập kế hoạch chuỗi cung ứng: Nhờ dung lượng bộ nhớ cao, thẻ RFID cung cấp

đầy đủ thông tin về sản phẩm, những thông tin đó được mã hóa và chuyển về máy chủxử lý, nhà quản trị có thể dễ dàng lập kế hoạch tiếp theo cho sản phẩm trong dâychuyền cung ứng của mình.

Trang 9

Hạn chế hàng giả/hàng nhái: Với các thùng hàng có gắn thẻ RFID thì khả năng

cháo hàng sẽ rất thấp bởi các đầu đọc gắn trên xe chỉ nhận diện các thẻ RFID “chínhthống” gắn trên hàng.

Giải quyết các lo ngại của khách hàng: Thẻ RFID có thể nhận ra ngay lập tức

sản phẩm quá hạn, sản phẩm hỏng bằng cách gửi cảnh báo qua email, tin nhắn thậmchí thông tin trên thẻ còn đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu nguồn gốc xuất xứ của sảnphẩm từ phía khách hàng.

Giảm chi phí quản lý chuỗi cung ứng: Chi phí chuỗi cung ứng chiếm 30-40 %

giá bán của các sản phẩm Do vậy, việc ứng dụng công nghệ này trong quản lý chuỗicung ứng sẽ góp phần giảm chi phí hoạt động của doanh nghiệp

Từ những phân tích trên, có thể khẳng định rằng RFID là một công cụ đắc lựccho các nhà quản trị trong việc tạo ra một hệ thống quản lý, kiểm soát chuỗi cung ứnghiệu quả và thông minh hơn.

1.2.2 Phần mềm quản lý quan hệ NCC (SRM) và quan hệ khách hàng (CRM)

Phần mềm SRM/CRM là công cụ giúp doanh nghiệp tự động hóa hoạt độngquản lý quan hệ với nhà cung cấp/khách hàng và các cơ hội mua bán hàng hóa Phầnmềm này hỗ trợ các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thực hiện các chức năng cơbản sau đây:

Tự động mua bán hàng hóa: Là một chức năng quan trọng của SRM/CRM, cho

phép theo dõi và ghi lại mọi diễn biến trong quá trình mua bán hàng hóa với mỗi nhàcung cấp và khách hàng tiềm năng, từ giai đoạn tiếp xúc ban đầu đến khi kết thúcthương vụ; qua đó, nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ bán hàng.

Dịch vụ khách hàng: Phần mềm CRM cho phép ghi nhận thông tin của khách

hàng; theo dõi và quản lý các yêu cầu dịch vụ của khách hàng; từ đó hỗ trợ kháchhàng kịp thời và giúp doanh nghiệp cải thiện khả năng phục vụ khách hàng.

Hỗ trợ hoạt động marketing: Phần mềm CRM cung cấp các công cụ đặc biệt

hữu dụng cho các yêu cầu đa dạng của marketing, tự quản lý chiến dịch marketing,email marketing, thu thập đầu cuối trực tuyến từ website, xây dựng cơ sở dữ liệumarketing cho đến các chiến dịch marketing theo định hướng chiến lược của doanhnghiệp Phần mềm này cũng cho phép quản lý và đo lường hiệu quả của các chiếndịch marketing qua email, thư tín và marketing trực tiếp, … quản lý danh sách kháchhàng tiềm năng và các nguồn lực marketing nội bộ

Tóm lại, phần mềm SRM/CRM là một công cụ hỗ trợ các doanh nghiệp trong

chuỗi cung ứng trong công tác quản lý, chăm sóc và xây dựng mối quan hệ giữadoanh nghiệp với nhà cung cấp và khách hàng.

Trang 10

1.2.3 Dữ liệu lớn (Big Data)

Dữ liệu lớn (Big Data) được hình thành từ các nguồn chủ yếu sau: (1) Dữ liệuhành chính; (2) Dữ liệu từ hoạt động thương mại; (3) Dữ liệu từ các thiết bị cảm biến;(4) Dữ liệu từ các thiết bị theo dõi; (5) Dữ liệu từ các hành vi như tìm kiếm trực tuyếnvề một sản phẩm, một dịch vụ hay bất kỳ loại thông tin khác, trang xem trực tuyến;(6) Dữ liệu từ các thông tin ý kiến trên các phương tiện thông tin xã hội

Dữ liệu lớn có nhiều ưu thế so với dữ liệu truyền thống ở những điểm cơ bản

sau đây: Lưu trữ khối lượng dữ liệu rất lớn (Volume); Dữ liệu đa dạng hơn (Variety);Truy vấn dữ liệu nhanh hơn (Velocity); Độ chính xác cao hơn (Veracity)

Bằng cách ứng dụng Big Data, có thể mang lại những lợi ích sau đây đối vớicác doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng:

Giảm chi phí: Một trong những động lực chính của việc thu thập và phân tích

Big Data cho các công ty ngày nay là giảm chi phí Việc truy cập dễ dàng vào dữ liệutrong chuỗi cung ứng có thể giúp doanh nghiệp thiết lập điểm chuẩn, tối ưu hóa quytrình và tìm kiếm các cơ hội để giảm thiểu chi phí Dữ liệu thu thập được cung cấpcho công ty một bức tranh toàn cảnh về chuỗi cung ứng hiện tại để giúp đưa ra cácquyết định chiến lược phù hợp hơn và xây dựng một chuỗi cung ứng hiệu quả hơn vềchi phí.

Sự hài lòng của khách hàng: Big Data có thể giúp doanh nghiệp tăng sự hài

lòng của khách hàng một cách đáng kể, vì nó cung cấp đủ thông tin cho các giám sátviên đưa ra lựa chọn các phương thức vận chuyển lý tưởng nhất, sử dụng các hãng vậntải tốt nhất, giảm khả năng thiệt hại và giảm thiểu sự chậm trễ, nhờ đó dịch vụ đượccải thiện.

Truy xuất nguồn gốc: Truy xuất nguồn gốc là một hoạt động nặng nề về mặt xử

lý dữ liệu Bằng cách tận dụng Big Data, doanh nghiệp có thể cải thiện hiệu suất truyxuất nguồn gốc của hệ thống, cũng như giảm thiểu thời gian thực hiện các công việcliên quan đến việc truy cập, tích hợp và quản lý cơ sở dữ liệu của những sản phẩm đãđược đánh dấu “thu hồi” hoặc “sửa chữa”.

Big Data ngày càng trở thành chìa khóa để có chuỗi cung ứng hiệu quả và giảmchi phí Trên thực tế, giờ đây Big Data đã trở thành một tiêu chuẩn để thu thập vàphân tích lượng thông tin khổng lồ để giúp tăng doanh thu Ngoài ra, tiềm năng chothấy Big Data không chỉ mang lại lợi nhuận đáng kể mà còn là cơ sở cho việc pháttriển vận hành hiệu quả.

1.2.4 Internet vạn vật (IoT)

Internet vạn vật (Internet of Things) là sự kết nối các thiết bị và các đối tượngvật lý có gắn cảm biến, cho phép ghi lại liên tục các thông tin về trạng thái của nhữngđối tượng này như địa điểm, nhiệt độ, chuyển động, tác động bất kể ở vị trí và thờigian nào.

Trang 11

Việc ứng dụng IoT sẽ mang lại những lợi ích cơ bản sau đây cho các doanhnghiệp trong chuỗi cung ứng:

Theo dõi thời gian thực các đối tượng vật chất trong chuỗi cung ứng: Với IoT,

các thành viên trong chuỗi cung ứng có thể theo dõi vật liệu, sản phẩm, thiết bị,phương tiện… nhanh hơn và chính xác hơn Các thiết bị và cảm biến được kết nối cóthể giúp theo dõi số lượng, chất lượng, nhiệt độ cũng như vị trí của hàng hóa.

Tạo tính liền mạch cho các quy trình trong chuỗi cung ứng (SeamlessWorkflow): IoT cho phép giám sát các luồng di chuyển xuyên suốt chuỗi cung ứng

một cách thường xuyên, liên tục; nhờ đó duy trì một quy trình làm việc liền mạch vớihiệu quả tối đa.

Tăng khả năng mở rộng chuỗi: Doanh nghiệp có thể tích hợp hệ thống hạ tầng,

thiết bị của mình với hệ thống hạ tầng thiết bị của các thành viên khác trong chuỗicung ứng dựa trên IoT

Cải thiện độ chính xác cho dự báo: IoT có mối liên hệ mật thiết với Big Data

chứa khối lượng thông tin khổng lồ, nhờ đó cung cấp các khối lượng dữ liệu lớn,chính xác theo thời gian thực để phục vụ cho hoạt động dự báo.

Không những thế, lợi ích của IoT còn được thể hiện khác nhau đối với mỗikhâu, mỗi hoạt động của chuỗi cung ứng, chẳng hạn như: Đối với sản xuất; Đối vớivận chuyển; Đối với quản lý dự trữ và hoạt động kho hàng; Đối với dịch vụ kháchhàng

II, MỨC ĐỘ CỘNG TÁC GIỮA CÁC THÀNH VIÊN TRONG CHUỖICUNG ỨNG CỦA TESLA

2.1 Tổng quan về Tesla

a, Lịch sử hình thành và phát triển Tesla

Tesla được thành lập vào năm 2003 bởi một nhóm các doanh nhân gồm Martin Eberhard, Marc Tarpenning, Ian Wright, JB Straubel và Elon Musktại San Carlos, California, Hoa Kỳ Ban đầu, công ty được đặt tên là Tesla Motors, nhằm tạo ra các sản phẩm ô tô điện để thay thế các phương tiện giao thông chạy bằng nhiên liệu hóa thạch Năm 2005, với tư cách là một nhà đầu tư, đam mê về công nghệ, khát khao thayđổi mọi thứ tốt hơn, Elon Musk gia nhập Tesla với tư cách là nhà đầu tư số một và trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Năm 2006, công ty đã trình làng chiếc xe thể thao điện đầu tiên của mình, Tesla Roadster Đây là một trong những chiếc xe điện đầu tiên trên thị trường mà có khả năng chạy được hơn 300 dặm (khoảng 483 km) trên một lần sạc đầy Trong giai

Trang 12

đoạn đầu, Tesla tập trung vào việc phát triển công nghệ pin lithium-ion và hệ thống lưu trữ năng lượng.

Năm 2008, Tesla ra mắt mẫu sedan Model S, và nó đã trở thành một trong những chiếc xe điện phổ biến nhất trên thị trường Model S nhận được nhiều đánh giá tích cực về hiệu suất và khả năng lái, và đã đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy sự chấp nhận của công chúng đối với xe điện Tiếp theo đó, Tesla giới thiệu Model X, một mẫu SUV điện với cánh cửa sau kiểu chim ưng độc đáo Model X mang đến không gian rộng rãi và tính năng tiện ích đa dạng, cùng với khả năng vận hành hiệu quả trên một lượng lớn khách hàng.

Năm 2017, Tesla ra mắt mẫu sedan giá rẻ hơn, Model 3 Mẫu xe này được thiếtkế nhằm phổ biến hóa xe điện cho mọi người và thu hút được sự quan tâm lớn từ người tiêu dùng Model 3 đã trở thành một trong những mẫu xe bán chạy nhất của Tesla và đã giúp công ty mở rộng thị phần của mình trong ngành ô tô điện Ngoài ra, Tesla đã tiếp tục phát triển và ra mắt Model Y, một mẫu SUV nhỏ hơn dựa trên nền tảng của Model 3 Model Y được thiết kế để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về xe SUV và dự kiến sẽ tiếp tục mang lại thành công cho Tesla.

Vào ngày 2/7/2020 vốn hoá của Tesla đã đạt 207 tỷ USD, vượt qua Toyota (205 tỷ USD) để trở thành thương hiệu xe hơi giá trị số một thế giới Đến năm 2021, Tesla vươn lên trở thành hãng sản xuất xe hàng đầu thế giới với chỉ số cổ phiếu đạt đỉnh điểm mọi thời đại hơn 1.200 tỷ USD và Tesla trở thành công ty thứ 6 của Mỹ chạm cột mốc này Đến quý 1 năm 2024 vốn hóa thị trường tesla ở mức 550 tỷ USD Hiện nay, Tesla là một trong những công ty ô tô có giá trị nhất trên thế giới và tiếp tụcdẫn đầu trong lĩnh vực phát triển và sản xuất xe điện.

b, Chiến lược kinh doanh và mô hình kinh doanh

Để tạo ra chỗ đứng của riêng mình trên thị trường, Tesla có một cách tiếp cận độc đáo Thay vì cố gắng tạo ra một chiến xe hợp túi tiền của công ty để sau đó có thể sản xuất hàng loạt và tung ra thị trường, họ lại tập trung vào việc tạo ra một chiếc xe có sức hấp dẫn rồi từ đó tạo ra nhu cầu về xe điện Họ cung cấp cho người tiêu dùng các sản phẩm chạy bằng điện và thâm nhập thị trường xe hơi với dòng xe cao cấp nhắm đến những người mua giàu có Sau khi sản phẩm dần hoàn thiện, Tesla sẽ tham gia vào thị trường bình dân Cụ thể hơn, sau khi Tesla thành lập thương hiệu, sản xuất và đưa những chiếc xe đầu tiên của mình ra thị trường, thì công ty cũng đã củng cố lạimô hình kinh doanh của mình

Mô hình kinh doanh của Tesla tập trung vào ba mũi nhọn chính là bán, bảo dưỡng và sạc xe điện Khách hàng của Tesla là những người sẵn sàng chi trả cho một chiếc xe, có thu nhập ổn định và đặc biệt quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường bằngviệc sử dụng những nguyên liệu thân thiện với môi trường

Trang 13

2.2 Chuỗi cung ứng và các thành viên trong chuỗi cung ứng của Tesla2.2.1 Chuỗi cung ứng Tesla

Sơ đồ chuỗi cung ứng của Tesla

2.2.2 Vai trò của các thành viên trong chuỗi

Panasonic có kinh nghiệm lâu năm trong việc sản xuất pin và là một trongnhững nhà sản xuất pin hàng đầu thế giới Sự kết hợp giữa kinh nghiệm và độ tin cậyđã giúp Panasonic xây dựng một danh tiếng vững chắc trong ngành công nghiệp ô tôđiện Họ đã đầu tư lớn vào việc mở rộng năng lực sản xuất pin để đáp ứng nhu cầu củaTesla Sự cam kết này của Panasonic đảm bảo rằng Tesla có nguồn cung cấp pin ổnđịnh và đáng tin cậy.

 LG Chem

LG Chem là một nhà cung cấp pin hàng đầu và đã hợp tác với nhiều hãng xeđiện trên thế giới Họ cũng là một trong những nhà cung cấp pin cho Tesla, đặc biệt là

Ngày đăng: 29/05/2024, 16:07

Xem thêm:

w