1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Trắc nghiệm thực tập dược liệu 1 có đáp án

7 2 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trắc Nghiệm Thực Tập Dược Liệu 1 Có Đáp Án
Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 28,21 KB

Nội dung

Trắc nghiệm thực tập dược liệu 1 có đáp án ** Với đa số dược liệu, độ ẩm an toàn ở khoảng nào? Khoảng 13% ** Định lượng độ ẩm trong dược liệu là xác định gì? tỉ lệ phần trăm nước trong dược liệu đó nhằm kiểm tra xem dược liệu có đạt tiêu chuẩn về độ ẩm hay không. ** Có thể xác định độ ẩm trong dược liệu bằng những phương pháp nào? 2 phương pháp: phương pháp sấy và phương pháp chưng cất dung môi ** Xác định độ ẩm với dược liệu có hoạt chất dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như thế nào? Người ta có thể sấy ở nhiệt độ thấp hơn trong áp suất giảm hoặc dùng chất hút ẩm hoặc kết hợp cả 2 cách này ** Yêu cầu của việc sấy bình thủy tinh để xác định độ ẩm trong dược liệu bằng phương pháp dùng tủ sấy? sấy cho đến khi khối lượng bình thủy tinh không thay đổi ** Chất chiết được trong dược liệu là gì? chất chiết được không nhất thiết phải là hoạt chất của dược liệu, thông thường nó gồm tất cả các chất (hoạt chất và những chất khác) tan được trong dung môi sử dụng. ** Công thức tính độ ẩm trong dược liệu theo phương pháp sấy. X=(a-b)/a x 100% ** Công thức tính hàm lượng % chất chiết được trong dược liệu. X= bx20.000/(ax(100-h)) % ** Xác định độ ẩm trong dược liệu bằng phương pháp dùng tủ sấy: các số liệu cần có để tính toán kết quả như: khối lượng dược liệu khi chưa sấy, khối lượng dược liệu sau khi sấy đến khối lượng không đổi, . …. Bài 2: Xác định tro trong dược liệu ** Tro trong dược liệu là gì? là phần cắn vô cơ còn lại khi ta đốt cháy hoàn toàn một dược liệu ** Tro toàn phần là gì? là cắn còn lại khi ta đốt cháy hoàn toàn một dược liệu. Các ion trong tro toàn phần ở dưới dạng carbonat hay oxyd ** Tro không tan trong acid clohydric là gì? là lượng cắn không tan còn lại của tro toàn phần sau khi hòa tan tro toàn phần trong HCl ** Tro sunfat là gì? là lượng cắn còn lại khi đốt cháy hoàn toàn dược liệu sau khi đã cho dược liệu đó tác động với acid sulfuric đậm đặc ** Nếu một dược liệu có độ tro toàn phần bất thường phải nghĩ đến điều gì? giả mạo hoặc dược liệu lẫn nhiều tạp chất ** Nếu một dược liệu có độ tro không tan trong HCl cao bất thường so với qui định có thể là do nguyên nhân gì? do dược liệu bị lẫn nhiều đất cát ** Xác định độ tro toàn phần trong dược liệu: Kết thúc giai đoạn vô cơ hóa khi nào? Vô cơ hóa hoàn toàn tro không còn màu đen ** Công thức tính độ tro toàn phần. A= (a-b)x100/(c-(cxh))% ** CaCO3 thấy trong tro dược liệu thường là các chất vô cơ có nguồn gốc từ đâu? Chất tham gia vào quá trình sinh lý của cây hoặc là những chất được tích lũy lại trong cây như là chất cặn bã của quá trình sinh trưởng ** Xác định các chất chiết được trong dược liệu: các số liệu cần có để tính toán kết quả như: khối lượng dược liệu đem thử, độ ẩm của dược liệu, …

Trang 1

CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM NGHIỆM CHUNG Bài 1: Xác định độ ẩm và các chất chiết được trong dược liệu

** Với đa số dược liệu, độ ẩm an toàn ở khoảng nào? Khoảng 13%

** Định lượng độ ẩm trong dược liệu là xác định gì? tỉ lệ phần trăm nước trong dược liệu đó

nhằm kiểm tra xem dược liệu có đạt tiêu chuẩn về độ ẩm hay không

** Có thể xác định độ ẩm trong dược liệu bằng những phương pháp nào? 2 phương pháp:

phương pháp sấy và phương pháp chưng cất dung môi

** Xác định độ ẩm với dược liệu có hoạt chất dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như thế nào?

Người ta có thể sấy ở nhiệt độ thấp hơn trong áp suất giảm hoặc dùng chất hút ẩm hoặc kết hợp

cả 2 cách này

** Yêu cầu của việc sấy bình thủy tinh để xác định độ ẩm trong dược liệu bằng phương pháp dùng tủ sấy? sấy cho đến khi khối lượng bình thủy tinh không thay đổi

** Chất chiết được trong dược liệu là gì? chất chiết được không nhất thiết phải là hoạt chất

của dược liệu, thông thường nó gồm tất cả các chất (hoạt chất và những chất khác) tan được trong dung môi sử dụng

** Công thức tính độ ẩm trong dược liệu theo phương pháp sấy

X=a−b a x 100 %

** Công thức tính hàm lượng % chất chiết được trong dược liệu

X= ax (100−h) bx 20.000 %

** Xác định độ ẩm trong dược liệu bằng phương pháp dùng tủ sấy: các số liệu cần có để tính toán kết quả như: khối lượng dược liệu khi chưa sấy, khối lượng dược liệu sau khi sấy đến

khối lượng không đổi, …

Bài 2: Xác định tro trong dược liệu

** Tro trong dược liệu là gì? là phần cắn vô cơ còn lại khi ta đốt cháy hoàn toàn một dược liệu

** Tro toàn phần là gì? là cắn còn lại khi ta đốt cháy hoàn toàn một dược liệu Các ion trong

tro toàn phần ở dưới dạng carbonat hay oxyd

** Tro không tan trong acid clohydric là gì? là lượng cắn không tan còn lại của tro toàn phần

sau khi hòa tan tro toàn phần trong HCl

** Tro sunfat là gì? là lượng cắn còn lại khi đốt cháy hoàn toàn dược liệu sau khi đã cho dược

liệu đó tác động với acid sulfuric đậm đặc

** Nếu một dược liệu có độ tro toàn phần bất thường phải nghĩ đến điều gì? giả mạo hoặc

dược liệu lẫn nhiều tạp chất

** Nếu một dược liệu có độ tro không tan trong HCl cao bất thường so với qui định có thể

là do nguyên nhân gì? do dược liệu bị lẫn nhiều đất cát

** Xác định độ tro toàn phần trong dược liệu: Kết thúc giai đoạn vô cơ hóa khi nào? Vô

cơ hóa hoàn toàn tro không còn màu đen

1

Trang 2

** Công thức tính độ tro toàn phần

A= (a−b) x 100

c−(cxh) %

** CaCO 3 thấy trong tro dược liệu thường là các chất vô cơ có nguồn gốc từ đâu? Chất

tham gia vào quá trình sinh lý của cây hoặc là những chất được tích lũy lại trong cây như là chất cặn bã của quá trình sinh trưởng

** Xác định các chất chiết được trong dược liệu: các số liệu cần có để tính toán kết quả như: khối lượng dược liệu đem thử, độ ẩm của dược liệu, …

Bài 3: Nhận thức bột dược liệu bằng kính hiển vi

** Để nhận thức bột dược liệu bằng kính hiển vi, thứ tự dùng các vật kính như thế nào?

10x- 40x- 100x

** Khảo sát bột dược liệu bằng kính hiển vi phải đạt mục tiêu gì? tìm ra những đặc điểm vi

học đặc trưng của dược liệu

** Khảo sát bột dược liệu bằng kính hiển vi nhằm mục đích gì? giúp cho việc định danh, xác

định độ tinh khiết của dược liệu, phân biệt với các dược liệu dễ bị nhầm lẫn và phát hiện sự giả mạo nếu có

** Khảo sát bột dược liệu bằng kính hiển vi đối với các loại rễ củ, cần chú ý tới đặc điểm của thành phần nào? Chú ý tới đặc điểm cấu tạo của hạt tinh bột (hình dạng, kích thước, vân,

tễ…)

** Đặc điểm cảm quan và vi học của các bột dược liệu (lá, vỏ thân, cành, rễ củ, hoa,

…)

- Bột lá thường có màu xanh lục tới nâu

- Bột vỏ thân, vỏ rễ thường có màu vàng nâu tới nâu

- Bột hoa, quả, hạt có màu sắc thay đổi tùy theo dược liệu

- Đặc điểm vi học của hoa là hạt phấn

- Đặc điểm vi học của hạt là biểu bì, mô, phôi

Về các phương pháp kiểm nghiệm chung Các Bạn cần đọc thêm: Giá trị R f trong sắc ký lớp mỏng (Xem giáo trình, bài Saponin)

** Giá trị Rf trong sắc ký lớp mỏng: Ý nghĩa, quy định viết mấy số lẻ?

Rfa=la lo

Trong SKLM, Rf của chất A được định nghĩa là tỷ số giữa đoạn đường di chuyển của chất A (la)

và đoạn đường di chuyển của dung môi (lo) tính từ mức xuất phát của mẩu thử

Trị số Rf luôn luôn < 1,00 và chỉ lấy đúng hai số lẻ

2

Trang 3

KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU CHỨA CARBOHYDRAT

Bài 4: Dược liệu chứa carbohydrat

** Lấy 5 ml hồ tinh bột gạo cho vào ống nghiệm, pha loãng với 5 ml nước cất rồi thêm 1 giọt TT Lugol, sẽ xuất hiện màu gì? màu xanh dương

** Lấy 10 ml hồ loãng tinh bột gạo, thêm 1 giọt TT Lugol thấy có màu xanh dương đậm Nhúng ống nghiệm trong nước nóng, màu của dung dịch nhạt dần theo thời gian Tiếp đó nhúng ống nghiệm trong nước lạnh thì thấy gì? màu xanh dương đậm trở lại

** Hạt tinh bột Gạo có hình dạng gì? hạt đơn hình đa giác

** Hạt tinh bột Sắn dây có hình dạng gì? hình chỏm cầu hay hình chuông nhỏ

** Hạt tinh bột Ý dĩ có hình dạng gì? mép thường dợn sóng, tễ phân nhánh hình sao

** Hạt tinh bột Khoai tây có hình dạng gì? hình trứng

**Thành phần cấu tạo của Tinh bột? cấu tạo bởi 2 loại polysaccharid là amylose và

amylospectin

** Khi thủy phân tinh bột đến cùng (bằng enzym hay acid), màu cuối cùng của hồ tinh bột với iod là gì? không màu

** Dưới kính hiển vi, tinh bột của các loài thực vật khác nhau có thể được phân biệt bằng đặc điểm nào? Hình dạng hạt tinh bột

** Màu của amylose cho với Iod là gì? xanh dương đậm

** Màu của amylopectin cho với Iod là gì? tím đỏ

** Định nghĩa Chỉ số nở của một dược liệu là thể tích (ml) chiếm giữ của 1g dược liệu, sau khi

để trương nở hoàn toàn trong nước ( học một dung môi khác đã được quy định) thực hiện trong những điều kiện quy định

** Những loại carbohydrat nào có thể được đánh giá bằng Chỉ số nở gôm, pectin, chất nhầy

KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU CHỨA GLYCOSID

Bài 5: Dược liệu chứa glycosid tim

** Tác dụng đặc biệt trên tim theo qui tắc 3R của Potair là của nhóm hợp chất nào?

Glycosid tim

** Phản ứng Keller – Kiliani định tính glycoside tim dương tính khi ở mặt ngăn cách của

2 lớp thuốc thử xuất hiện một vòng có màu gì? Một vòng màu đỏ hoặc đỏ nâu và có màu

xanh lá khuếch tán dần lên lớp trên

** Phản ứng với thuốc thử xanthydrol để định tính glycoside tim dương tính khi dung dịch có màu như thế nào? Có màu đỏ mận lan dần từ trên xuống

** Phản ứng Liebermann- Burchard định tính glycoside tim dương tính khi giữa 2 lớp thuốc thử xuất hiện 1 vòng ngăn cách mà sát phía dưới vòng này có màu gì? Có màu hồng

hoặc tím

** Phản ứng Baljet để định tính glycoside tim dương tính khi dung dịch có màu gì? Có

màu đỏ cam đậm hơn so với ống chứng

** Phản ứng Legal để định tính glycoside tim dương tính khi dung dịch có màu gì? Màu

đỏ cam ( so sánh màu với ống chứng không có mẫu thử )

** Phản ứng Raymond- Marthoud để định tính glycoside tim dương tính khi dung dịch có màu gì? Có màu tím không bền chuyển dần sang xanh dương

3

Trang 4

** Cấu tạo chung của glycoside tim gồm mấy phần? Gồm 2 phần : Phần đường và phần

aglycon

** Trong định tính glycoside tim thường được chiết bằng dung môi gì? Dung môi Cồn

** Các phản ứng định tính glycoside tim chủ yếu được thực hiện nhắm vào phần nào trong cấu trúc của nó? Phần đường 2-desoxy và vòng lacton 5 cạnh

** Tên các phản ứng để định tính phần đường trong glycoside tim?

->Phản ứng Keller-Kaliani

->Phản ứng với thuốc thử xanthydrol

** Tên phản ứng để định tính khung steroid trong glycosid tim? Phản ứng

Liebermann-Burchard

** Tên các phản ứng để định tính vòng lacton 5 cạnh trong glycosid tim?

->Phản ứng Baljet

->Phản ứng Legal

->Phản ứng Raymond-Marthoud

** Phản ứng của thuốc thử với phần đường 2- desoxy và nhân steroid được tiến hành trong môi trường nào? Môi trường acid

** Phản ứng của thuốc thử với vòng lacton 5 cạnh được tiến hành trong môi trường nào?

Môi trường kiềm

Bài 6: Dược liệu chứa saponin

** Saponin là một nhóm glycosid có cấu trúc gì? Có cấu trúc Triterpen hoặc steroid

** Để định tính tạo bọt của 1 dược liệu chứa saponin, sau khi lắc ống nghiệm chứa dịch chiết, để yên, quan sát lớp bọt và đánh giá kết quả theo đặc điểm nào? Bọt bền trong 15’

(+), 30’ (++), 60’ (+++)

** Để định tính tạo bọt của 1 dược liệu chứa saponin, ta cho dich chiết cồn loãng dược liệu vào ống nghiệm, dùng ngón tay cái bịt miệng ống nghiệm và lắc mạnh theo chiều nào? Theo chiều dọc ống nghiệm

** Mẫu thử saponin dùng để chấm sắc ký lớp mỏng thường dùng dung môi là có tính phân cực như thế nào? Phân cực mạnh

** Những cách thường dùng để phát hiện saponin bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng?

+)Soi đèn UV 254nm và 365nm

+)Phun ( hoặc nhúng nhanh bản mỏng vào khay chứa thuốc thử )thuốc thử Vanilin-sulfuric Sau khi phun/ nhúng, để đứng bản mỏng trên khay cho đến khi thật khô thuốc thử rồi sấy nhẹ bản mỏng; sau đó mới tiếp tục hơ nóng bản mỏng ở 105 độ C ( trên khay kim loại nóng trong tủ hốt ) trong vài phút để hiện màu

** Đặc điểm chung của Saponin? Tạo bọt bền khi lắc với nước, làm vỡ hồng cầu ở các nồng

độ thấp, độc đối với cá, tạo phức với cholesterol

** Thử nghiệm hoặc thuốc thử thường dùng để nhận định Saponin? Thuốc thử

phản ứng Liebermann-burchard , thử nghiệm tạo bọt

** Tính tan của saponin?

- Dễ tan trong ethanol, methanol, butanol, nước và các hỗn hợp cồn nước

- Khó tan hoặc không tan trong dung môi kém phân cực

4

Trang 5

** Chỉ số bọt? là độ pha loãng cần thiết của 1 g dược liệu để tạo được một lớp bọt cao 1 cm

sau khi ngưng lắc 15 phút, tiến hành trong điều kiện quy định

** Chỉ số phá huyết? là số mililit dung dịch đệm cần thiết để hòa tan các saponin có trong 1 g

dược dược liệu gây ra sự phá huyết đầu tiên và hoàn toàn đối với một loại máu đã chọn, tiến hành trong điều kiện quy định

Bài 7: Dược liệu chứa anthranoid

** Lấy 0,5 g bột Đại hoàng cho vào 1 erlen, thêm dicloromethan (DCM) cho thấm đều và ngập mặt dược liệu, lắc, gạn và lọc dịch chiết DCM vào 1 bình lắng gạn Lấy 2ml dịch DCM cho vào bình lắng gạn, thêm 3 ml dung dịch NaOH 10%, lắc kỹ, sẽ xuất hiện gì?

Lớp kiềm xuất hiện màu đỏ

** Lấy 0,5 g bột Đại hoàng cho vào 1 erlen, thêm toluen cho thấm đều và ngập mặt dược liệu, lắc, gạn và lọc dịch chiết toluen vào 1 bình lắng gạn Lấy 2 ml dịch toluen cho vào bình lắng gạn, thêm 3 ml dung dịch NaOH 10%, lắc kỹ, sẽ xuất hiện gì? màu đỏ ở dưới

** Lấy 0,5 g bột Đại hoàng cho vào 1 erlen, thêm cloroform cho thấm đều và ngập mặt dược liệu, lắc, gạn và lọc dịch chiết cloroform vào 1 bình lắng gạn Lấy 2ml dịch cloroform cho vào bình lắng gạn, thêm 3 ml dung dịch NaOH 10%, lắc kỹ, lớp trên sẽ xuất hiện màu gì? màu đỏ

** Lấy 0,5 g bột Đại hoàng cho vào 1 erlen, thêm toluen cho thấm đều và ngập mặt dược liệu, lắc, gạn và lọc dịch chiết toluen vào 1 bình lắng gạn Lấy 2ml dịch toluen cho vào bình lắng gạn, thêm 3 ml dung dịch NaOH 10%, lắc kỹ, lớp dưới sẽ xuất hiện màu gì? màu

đỏ

** Lấy 0,5 g bột Đại hoàng cho vào 1 erlen, thêm dicloromethan (DCM) cho thấm đều và ngập mặt dược liệu, lắc, gạn và lọc dịch chiết DCM vào 1 bình lắng gạn Lấy 2ml dịch DCM cho vào bình lắng gạn, thêm 3 ml dung dịch NaOH 10%, lắc kỹ, lớp trên sẽ xuất hiện màu gì? màu đỏ

** Các hợp chất anthranoid phản ứng với kiềm tạo phenolat có màu gì? Màu đỏ, đỏ tím.

** Các anthranoid dạng glycoside dễ tan trong dung môi loại gì? Tan được trong các dung

môi phân cực

** Các anthranoid dạng aglycon dễ tan trong dung môi loại gì? Tan được trong các dung môi

kém phân cực : benzen, toluen, cloroform, ether ethylic )

** Thử nghiệm vi thăng hoa định tính anthranoid ở dạng nào? Dạng aglycon.

** Phản ứng Borntrager để định tính anthranoid ở dạng nào? Dạng oxy hóa.

** Phản ứng Bortrager chủ yếu để định tính dược liệu có anthranoid thuộc nhóm nào?

Nhóm nhuận tẩy

** Thử nghiệm vi thăng hoa để định tính hợp chất anthranoid trong dược liệu: Sau khi thực hiện vi thăng hoa xong, lấy phiến kính ra, để nguội, dùng 1 que bông nhỏ cho tiếp xúc vào mặt dưới phiến kính Que bông phải được làm ẩm trước với dung dịch gì? Dung

dịch NaOH 10%

** Thử nghiệm vi thăng hoa để định tính hợp chất anthranoid trong dược liệu: Sau khi thực hiện vi thăng hoa xong, lấy phiến kính ra, để nguội, dùng 1 que bông nhỏ đã làm ẩm trước với dung dịch NaOH 10% cho tiếp xúc tại mặt nào của phiến kính? Mặt dưới của

phiến kính

5

Trang 6

** Thử nghiệm vi thăng hoa để định tính hợp chất anthranoid trong dược liệu: Trên phiến kính cần đặt 1 miếng bông ẩm đã tẩm thứ gì? nước đá lạnh

Bài 8: Dược liệu chứa coumarin

** Coumarin là các hợp chất thuộc nhóm nào? phenylpropanoid

** Khung cơ bản của Coumarin? Benzo -∝ - pyron

** Cấu tạo của Coumarin có thể biểu diễn khái quát như thế nào? (C6 – C3 ) Có khung cơ

bản của Coumarin là Benzo -∝ - pyron Thường có nguyên tử oxy nối vào C7

** Coumarin thường tồn tại trong cây dưới dạng nào? Thường tồn tại dưới dạng aglycon

** Tác nhân đóng/ mở vòng lacton của coumarin? Mở là Kiềm, đóng là acid

** Lấy 1 g bột Bạch chỉ (có coumarin) cho vào bình nón, thêm 20 ml cồn 96%, đun sôi cách thủy 5 phút, lọc Nhỏ vài giọt dịch lọc lên 1 tờ giấy lọc thành 1 vòng tròn, chờ khô dung môi, nhỏ vào tâm vòng tròn 2 giọt dung dịch FeCl 3 1%, xuất hiện màu gì? Màu xanh.

** Lấy 1 g bột Bạch chỉ (có coumarin) cho vào bình nón, thêm 20 ml cồn 96%, đun sôi cách thủy 5 phút, lọc Cho 2 ml dịch lọc vào ống nghiệm, thêm 4 ml nước cất, dung dịch sẽ như thế nào? Đục

** Lấy 1 g bột Bạch chỉ (có coumarin) cho vào bình nón, thêm 20 ml cồn 96%, đun sôi cách thủy 5 phút, lọc Cho 2 ml dịch lọc vào ống nghiệm, thêm 0,5 ml dung dịch NaOH 10% Đun cách thủy 3 phút, dung dịch sẽ như thế nào? Dung dịch sẽ đục.

** Lấy 1 g bột Bạch chỉ (có coumarin) cho vào bình nón, thêm 20 ml cồn 96%, đun sôi cách thủy 5 phút, lọc Lấy 3 ml dịch chiết cho vào ống nghiệm, thêm 3 giọt dung dịch NaOH 5%, đun cách thủy 3 phút rồi nhỏ 1 giọt dịch chiết này lên 1 tờ giấy lọc, chờ khô dung môi và lập lại như trên 4 lần nữa Để khô Che nửa vết dịch chiết bằng 1 miếng kim loại rồi đem soi đèn UV 365 nm trong 2 phút Lấy miếng kim loại ra Quan sát, thấy gì?

Thấy nửa không bị che phát quang sáng hơn nửa bị che

** Dưới tác dụng của tia UV 365 nm, dẫn chất của coumarin có huỳnh quang mạnh hơn

là do cơ chế nào? Chất này sẽ chuyển thành dạng Trans ( muối của acid coumaric).

Bài 9: Dược liệu chứa flavonoid

** Flavonoid là những hợp chất có khung C 6 - C 3 - C 6 với C 6 có đặc điểm gì? Là vòng thơm

** Dung môi thường dùng trong chiết xuất hợp chất flavonoid để định tính có tính phân cực như thế nào? Phân cực vừa đến mạnh, cồn 96%

** Việc định tính flavonoid thường dựa vào các phản ứng của nhóm chức nào? OH phenol

** Chung cho các câu hỏi a/-b/-c/

Lấy 1g bột vỏ Bưởi (có flavonoid) cho vào bình nón, thêm 25 ml cồn 96%, đậy nút bông và đun cách thủy 5 phút Lọc nóng dịch chiết qua bông Nếu:

a/ Lấy 1 ml dịch chiết + 3 giọt dung dịch NaOH 1%, lắc đều, sau đó nhúng ống nghiệm vào nồi cách thủy 3 phút So với trước khi nhúng, màu của dung dịch trong ống nghiệm như thế nào? Màu đỏ cam, tạo tủa

b/ Lấy 1 ml dịch chiết + 3 giọt dung dịch FeCl 3 1%, lắc đều, dung dịch sẽ có màu gì? đen

nâu

6

Trang 7

c/ Lấy 1 ml dịch chiết + 3 giọt dung dịch Chì axetat trung tính, lắc đều, sẽ có hiện tượng gì? tủa màu trắng đục

d/ Lấy 1 ml dịch chiết cho vào ống nghiệm lớn đã có sẵn 1 ít bột Mg kim loại Thêm từ từ theo thành ống nghiệm 1 ml HCl đậm đặc Dung dịch sẽ có màu gì? màu đỏ cam

phản ứng Cyanidin khử hóa

Bài 10: Dược liệu chứa tanin

** Định nghĩa tanin Tannin (tanin, taninoid) là những hợp chất polyphenol phức tạp, có nguồn

gốc từ thực vật, có vị chát và có tính thuộc da

** Tính chất quan trọng để định tính tanin? Tannin tạo tủa với dung dịch nước của protein

** Dung môi thường dùng trong chiết xuất hợp chất tanin để định tính là gì? Nước

** Chung cho các câu a/-b/-c/-d/

Lấy 1g bột Ngũ bội tử (có tannin) cho vào bình nón, thêm 30 ml nước sôi, đun tiếp trên bếp cách thủy sôi 10 phút, lắc đều khi đun Lọc nóng lấy dịch lọc trong

Nếu: a/ Lấy vào ống nghiệm 1 ml dịch chiết, cho vào đó vài giọt thuốc thử gelatin muối, lắc nhẹ sẽ xuất hiện gì? Tủa

b/ Lấy vào ống nghiệm 2 ml dịch chiết, cho vào đó 1 giọt thuốc thử FeCl 3 1%, lắc nhẹ sẽ xuất hiện gì?

Tannin pyrogallic => xanh đen

Tannin pyrocatechic => xanh rêu

c/ Lấy vào ống nghiệm 2 ml dịch chiết, cho vào đó 1 ml thuốc thử Chì axetat 1%, lắc nhẹ

sẽ xuất hiện gì? Kết tủa trắng đục

d/ Lấy vào ống nghiệm 2 ml dịch chiết, cho vào đó 1 giọt thuốc thử Đồng acetat 1%, lắc nhẹ sẽ xuất hiện gì? Đục

** Phân biệt 2 loại tanin bằng phản ứng Styasny: Đầu tiên căn cứ vào hiện tượng gì?

Tannin pyrogallic => không tủa

Tannin pyrocatechic => tủa đỏ

7

Ngày đăng: 29/05/2024, 07:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w