KỸ THUẬT NHUỘM GRAM Phương pháp: Bước 1: Dùng bút lông ghi tên mẫu, vẽ vòng tròn để giới hạn vùng lame kính phết vi khuẩn Bước 2: Nhỏ một giọt nước muối sinh lý vô trùng vào giữa vòng tròn đã vẽ, sau đó dùng que cấy đã khử trùng lấy một phần khuẩn lạc và dàn mỏng với nước muối sinh lý. Bước 3: Cố định tiêu bản trên phiến kính bằng cách hơ nhẹ qua ngọn lửa đèn cồn, thu được lame phết vi khuẩn Bước 4: Nhuộm với tím gentian trong 30s đến 1’, rửa bằng nước Bước 5: Cố định màu bằng lugol trong 1’ Bước 6: Tẩy bằng cồn trong vòng 8 – 10s, rửa bằng nước Bước 7: Nhuộm lại bằng Safranine hoặc fuchsin trong vòng 30s đến 1’, rửa lại bằng nước Bước 8: Để khô tự nhiên hoặc thấm trên giấy thấm Bước 9: Nhỏ một giọt dầu soi kính lên phết nhuộm và quan sát dưới kính hiển vi. KIỂM TRA MỨC ĐỘ VÔ TRÙNG VÀ NHIỄM KHUẨN TRONG DƯỢC PHẨM Phương pháp: Bước 1: Chuẩn bị môi trường PCA, DG18 Bước 2: Pha loãng mẫu ở các nồng độ 10-1,10-2,10-3, 10-4,10-5 (sử dụng pipet riêng cho từng độ pha loãng) Bước 3: Lấy 0,1ml nước ở mỗi độ pha loãng cho vào hộp Petri (mỗi độ pha loãng 2 hộp) Bước 4: Tiệt khuẩn (hơ trên đèn cồn và làm nguội) que cấy trải, dùng que cấy trải vô trùng láng đều trên bề mặt thạch PCA, DG18 và để khô Bước 5: Ủ ở 37oC/24 - 48 giờ đối với môi trường PCA và 25 – 30oC/ 5- 7 ngày đối với môi trường DG18.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC YERSIN
KHOA DƯỢC- ĐIỀU DƯỠNG
BÁO CÁO KẾT QUẢ
THỰC TẬP VI SINH
Giảng viên hướng dẫn :
Người thực hiện :
Lâm Đồng, ngày 20 tháng 10 năm 2022
Trang 2KỸ THUẬT NHUỘM GRAM
Phương pháp:
Bước 1: Dùng bút lông ghi tên mẫu, vẽ vòng tròn để giới hạn vùng lame kính phết vi
khuẩn
Bước 2: Nhỏ một giọt nước muối sinh lý vô trùng vào giữa vòng tròn đã vẽ, sau đó
dùng que cấy đã khử trùng lấy một phần khuẩn lạc và dàn mỏng với nước muối sinh lý
Bước 3: Cố định tiêu bản trên phiến kính bằng cách hơ nhẹ qua ngọn lửa đèn cồn, thu
được lame phết vi khuẩn
Bước 4: Nhuộm với tím gentian trong 30s đến 1’, rửa bằng nước
Bước 5: Cố định màu bằng lugol trong 1’
Bước 6: Tẩy bằng cồn trong vòng 8 – 10s, rửa bằng nước
Bước 7: Nhuộm lại bằng Safranine hoặc fuchsin trong vòng 30s đến 1’, rửa lại bằng
nước
Bước 8: Để khô tự nhiên hoặc thấm trên giấy thấm
Bước 9: Nhỏ một giọt dầu soi kính lên phết nhuộm và quan sát dưới kính hiển vi.
Kết quả:
Hình 1 Cầu khuẩn staphylococcus Hình 2 Trực khuẩn Pseudomonas
Chú thích
Hình 1: Sau khi nhuộm gram vi khuẩn có màu tím => Vi khuẩn gram dương
Hình 2: Sau khi nhuộm gram vi khuẩn có màu hồng => Vi khuẩn gram âm
Trang 3KỸ THUẬT THỬ NGHIỆM SINH HÓA ĐỊNH DANH CẦU KHUẨN
*THỬ NGHIỆM CATALASE
Phương pháp:
Bước 1: Nhỏ một giọt H2O2 (3%) lên trên lame kính sạch
Bước 2: Dùng que cấy lấy một ít vi khuẩn mọc trên thạch cho vào giọt H2O2
Bước 3: Đọc kết quả
Kết quả:
Hình 3 Kết quả thử nghiệm catalase của cầu khuẩn Staphylococci
Chú thích
Hình 3: Có hiện tượng sủi bọt xảy ra ngay lập tức sau khi H2O2 tiếp xúc với vi khuẩn
=> Catalase dương tính
CÁC THỬ NGHIỆM SINH HÓA ĐỊNH DANH TRỰC KHUẨN
Trang 4ĐƯỜNG RUỘT
*THỬ NGHIỆM OXIDASE
Phương pháp:
Bước 1: Dùng que cấy nhựa, lấy một ít vi khuẩn, trải lên đĩa giấy oxidase (đĩa giấy có
tẩm chất dimethyl-p-phenylenediamine dihydrochloride 1%)
Bước 2: Đọc kết quả
Kết quả:
Chú thích:
Hình 4: Đĩa giấy có màu xanh đậm đến tím đen trong
vòng 10-20s => Dương tính
Hình 4 Kết quả thử nghiệm oxidase của vi khuẩn Pseudomonas
*THỬ NGHIỆM INDOLE
Phương pháp:
Bước 1: Dùng que cấy thẳng lấy vi khuẩn thử nghiệm cấy vào môi trường canh thang
EC
Bước 2: Ủ 37oC/ 24 giờ
Bước 4: Hết thời gian ủ, nhỏ 4 giọt thuốc thử Kovac’s lên bề mặt môi trường canh
thang EC, lắc nhẹ
Bước 2: Đọc kết quả
Kết quả:
Chú thích:
Hình 5: Có vòng nhẫn màu đỏ trong vài phút => Dương tính
Hình 5 Kết quả thử nghiệm indole của vi khuẩn Pseudomonas
Trang 5KỸ THUẬT KHÁNG SINH ĐỒ
Phương pháp:
Bước 1: Chuẩn bị môi trường PCA
Bước 2: Dùng que bông vô trùng thấm huyền trọc vi khuẩn, xoay nhẹ que trên thành
ống để ép cho ráo nước, cấy trải trên mặt thạch thật đều và kín hết toàn bộ mặt thạch
Bước 3: Chờ khô mặt thạch
Bước 4: Đặt kháng sinh: dùng kẹp được tiệt khuẩn (hơ nhẹ trên đèn cồn và làm nguội)
gắp các khoanh giấy đặt lên mặt thạch Các đĩa kháng sinh đặt cách nhau tối thiểu 2,5 đến 3,5cm, và cách thành hộp 2 đến 2,5 cm
Bước 5: Không xe dịch đĩa trong vòng 15 phút và úp nược hộp thạch ủ ở 37oC/24 giờ
Kết quả:
Hình 6 Kết quả kháng sinh đồ của vi khuẩn Pseudomonas trong môi trường PCA
Chú thích
1 Kháng sinh fO, đường kính 25mm => nhạy cảm với kháng sinh, Dạng S
2 Kháng sinh Sm, đường kính 20mm => nhạy cảm với kháng sinh, Dạng S
3 Kháng sinh Cl, đường kính 0mm => đề kháng với kháng sinh, Dạng R
1
2 3
Trang 6KIỂM TRA MỨC ĐỘ VÔ TRÙNG VÀ NHIỄM KHUẨN
TRONG DƯỢC PHẨM
Phương pháp:
Bước 1: Chuẩn bị môi trường PCA, DG18
Bước 2: Pha loãng mẫu ở các nồng độ 10-1,10-2,10-3, 10-4,10-5 (sử dụng pipet riêng cho từng độ pha loãng)
Bước 3: Lấy 0,1ml nước ở mỗi độ pha loãng cho vào hộp Petri (mỗi độ pha loãng 2
hộp)
Bước 4: Tiệt khuẩn (hơ trên đèn cồn và làm nguội) que cấy trải, dùng que cấy trải vô
trùng láng đều trên bề mặt thạch PCA, DG18 và để khô
Bước 5: Ủ ở 37oC/24 - 48 giờ đối với môi trường PCA và 25 – 30oC/ 5- 7 ngày đối với môi trường DG18
Kết quả:
Hình 7 Nồng độ 10 5 , môi trường PCA Hình 8 Nồng độ 10 5 , môi trường DG18