1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính

131 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính
Tác giả Nguyễn Thị Thủy
Người hướng dẫn Tiến Sĩ Phạm Hồng Thái
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2001
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 70,55 MB

Nội dung

NHUNG VAN DE CHUNG VE THAM QUYEN XULY VI PHAM HANH CHINH Vi pham hanh chinh Khai niém vi pham hanh chinh Dac diém va cau thanh vi pham hanh chinh Xu ly vi pham hanh chinh Khái niệm xử lý

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THỦY THẤM QUYỀN XỬ LÝ VI PHAM HANH CHÍNH

CHUYEN NGANH : LY LUAN NHA NUOC VA PHAP LUAT

MA SO : 5.05.01

LUAN VAN THAC SY LUAT HOC

NGƯỜI HUONG DAN KHOA HOC: TIEN SĨ PHAM HONG THAI

Trang 2

Tôi xin chân thành cam ơn Tiến sĩ Pham Hồng Thái - Trưởng khoa Nha nước va Pháp luật - Học vién Hành chính quốc gia - người đã hướng dẫn tôi hoàn thành luận van nay.

Nguyễn Thị Thủy

Trang 3

NHUNG VAN DE CHUNG VE THAM QUYEN XU

LY VI PHAM HANH CHINH

Vi pham hanh chinh

Khai niém vi pham hanh chinh

Dac diém va cau thanh vi pham hanh chinh

Xu ly vi pham hanh chinh

Khái niệm xử lý vi phạm hành chính

Khái niệm xử phạt hành chính +

Tham quyền và thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính

Khái niệm thẩm quyền

Khái niệm thâm quyền xử lý vị phạm hành chính

Khái niệm thẩm quyền xử phạt hành chính

Khái quát về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính

CHƯƠNG 2

THẤM QUYỀN XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm

hành chính

Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt hành

chính

Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện

pháp ngăn chan và đảm bao xử lý vi phạm hành chính

Trang

_—_

6

ag17

» 18

a7

Trang 4

tàtod mm

t- tos wn

Nguyên tắc phân định thẩm quyền

Các quy định của pháp luật hiện hành về thẩm quyền xử

Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của cơ quan thuế

Tham quyền xử ly vi phạm hành chính của cơ quan

quản lý thị trường

Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của cơ quan

thanh tra chuyên ngành

Tham quyền xử lý vi phạm hành chính của tòa án nhân

dan và cơ quan thị hành án dân sự

Trang 5

Vướng mắc trong thẩm quyền xử phạt về mức phạt tiền

Vướng mác trong áp dụng các biện pháp ngăn chặn và

đam bao xử lý vi phạm hành chính

Một số kiến nghị

KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO

oe

10]

Trang 7

Tuy nhiên những kết quả đạt được trong xử lý vi phạm hành chính

trong những năm qua cũng cho thấy còn nhiều vấn đề hạn chế trong việc

quy định thâm quyền xử lý vi phạm hành chính Hiện tượng xử lý vi phạm hành chính sai thẩm quyền, xử lý vượt quá thẩm quyền v.v vẫn xảy ra

tương đối nhiều Hơn nữa còn nhiều ý kiến khác nhau của các nhà khoa học

pháp lý về việc quy định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính Có thể nói

đây là những can trở nhất định trong tiến trình đấu tranh phòng chống vi

phạm pháp luật hành chính Và điều này đòi hỏi cần phải nghiên cứu mộtcách công phu nhằm tìm ra những giải pháp khắc phục Hơn nữa hệ thống

pháp luật nước ta đang chuyển đổi cùng với tiến trình đổi mới của đất nước.

Vì vậy, việc loại bỏ những van bản pháp luật đã lõi thời, mâu thuần, chồngchéo nhau là cần thiết như việc ban hành văn bản pháp luật đảm bảo cả haiyêu cầu về tính hợp pháp, hợp lý Có như vậy mới đáp ứng thực tiễn xử lý vi

phạm hành chính

Từ những lý do trên chúng tôi cho rằng những khó khăn vướng mắc

trong việc thực hiện thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính cần phải được làm rõ nguyên nhân và đưa ra các đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính Với đề tài "Thẩm quyền xử

lý vi phạm hành chính" chúng tôi hy vọng sẽ góp phần vào việc giải quyết

vấn đề trên

2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Có thể nói "xử lý vi phạm hành chính" là một vấn đề được sự quan tâm

của rất nhiều nhà khoa học luật học Các tác giả đều xem xét vấn đề này

dưới góc độ riêng của mình Chẳng hạn như công trình khoa học: "Chế tài

hành chính - lý luận và thực tiễn" - Luận án tiến sĩ của tác giả Vũ Thư1995: Công trình "Hoàn thiện quy định pháp luật về các hình thức xử phạt

vị phạm hành chính" Luận án thạc sỹ của tác giả Nguyễn Trọng Bình năm2000; Dé tài "Xử phạt hành chính” (mã số 87 - 98 - 008) nam 1990 của

Viện nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ tư pháp; Một số vấn đề phạt hành

chính xuất bản năm 1986 của Phạm Dũng - Hoàng Sao; các chương về xử

Trang 8

lý vi phạm hành chính của các Trường đại học Luật Hà Nội, Khoa luật

-Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Học viện hành chính quốc gia

V.V„.

Nội dung của các công trình khoa học trên cũng đề cập đến thấm quyền

xử lý vị phạm hành chính, song còn mang tính chung và chưa hệ thống Vì

vậy, nghiên cứu thấm quyền xử lý vi phạm hành chính một cách có hệ

thống, chuyên sâu là việc làm cân thiết đáp ứng yêu cầu dat ra hiện nay.Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi tiếp thu có chọn lọc những thành tựu

của các công trình nghiên cứu nói trên

3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Với việc nghiên cứu, phân tích và minh họa các vấn dé về thám quyền

xử lý vị phạm hành chính, chúng tôi muốn làm sáng to những vấn đề lý

luận về "thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính" nghiên cứu một cách có hệ

thống thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, đồng thời đưa ra các kiến nghị

để khác phục những vướng mắc trong quá trình thực hiện thẩm quyền xử lý

vi phạm hành chính, kiến nghị hoàn thiện pháp luật quy định về thẩm quyền

xử lý vi pham hành chính

4 NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Với đề tài “Tham quyền xử lý vi phạm hành chính” chúng tôi giới hantrong việc nghiên cứu thẩm quyền xử phạt hành chính và thẩm quyền áp

dụng biện pháp ngăn chan và đảm bao xử lý vi phạm hành chính với nhữngnội dung cơ bản sau:

- Vị phạm hành chính - các khái niệm về thẩm quyền xử lý vi phạm

hành chính

- Khái quát thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính

- Nguyên tác phân định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính

- Tham quyền xử lý vi phạm hành chính của cơ quan nhà nước người

Trang 9

Nhằm dat được mục đích và nhiệm vụ của đề tài tác gia đã áp dụng

phương pháp luận nghiên cứu là: phương pháp duy vật biện chứng, phương

pháp duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật cácvăn kiện của Đảng đề cập đến vấn đề củng cố pháp chế đấu tranh phòngchống vi phạm pháp luật Bên cạnh đó còn sử dụng các phương pháp nghiên

cứu cụ thể đề giải quyết các vấn đề đặt ra trong luận văn như: phương pháp

phân tích, so sánh, lịch sử, thống kê

6 NHUNG DONG GOP CUA LUẬN VĂN

Về mat lý luận, đây là công trình nghiên cứu có hệ thống về “thấmquyền xu lý vi phạm hành chính”, với kết quả đạt được chúng tôi hy vọng

góp phần làm rõ thêm về mat lý luận thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính.nêu các kiến nghị nhằm góp phần vào việc hoàn thiện các quy định củapháp luật về thấm quyền xử lý vi phạm hành chính; hướng tới xây dựng một

hệ thống pháp luật hoàn chính trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội phù hop

với thực tiễn và yêu cầu doi hỏi của việc phòng chống vi phạm hành chính

trong quan lý hành chính nhà nước ở từng thời kỳ nhất định Luận văn có

thể dùng làm tài liệu tham khảo học tập, nghiên cứu cho sinh viên và các

đồng nghiệp quan tâm đến vấn đề này

7 CƠ CẤU LUẬN VĂN

Luận văn gồm: Lời nói đầu, 3 chương, kết luận và danh mục tài liệu

tham khảo

Trang 10

CHƯƠNG 1

NHUNG VAN ĐỀ CHUNG VE THẤM QUYỀN

XU LÝ VI PHAM HANH CHÍNH

Để nghiên cứu thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính không thể không

làm rõ những khái niệm có liên quan trực tiếp Vì vậy, trong chương này

chúng tôi tập trung phân tích các khái niệm: Vị phạm hành chính, xử lý viphạm hành chính xử phạt hành chính bên cạnh việc phân tích các khái niệm

thầm quyền thâm quyền xử lý vi phạm hành chính dat cơ sở nền tảng lý luận

cho việc nghiên cứu ở các chương sau

1.1 VI PHAM HANH CHÍNH

Ban chat của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn đượcxác định, đó là: “Nhà nước của nhân dan, do nhân dan, vì nhân dân” Dovậy pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn thểhiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động chiếm đại đa sốtrong xã hội Vì vậy, các quy định pháp luật luôn được đông đảo nhân dântôn trọng thực hiện Song, trên thực tế vẫn có những hiện tượng đi ngược lại,

phá vỡ trật tự quản lý nhà nước, xâm hại đến lợi ích của nhà nước, tập thể và

cá nhân Tat cả những hiện tượng trên được xác định là: Vi phạm pháp luật

Do vậy cần phải đưa ra khái niệm vị phạm pháp luật một cách khoa học, điều

đó không chỉ có ý nghĩa lý luận mà có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc Đây chính

là cơ sở, nền tang để xác định các hành vi vi phạm pháp luật cụ thể, cũng là

căn cứ quan trọng để nhà nước có thể truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với

cá nhân hay tổ chức Có nhiều quan điểm khác nhau về vi phạm pháp luật,

cé quan niệm cho rằng: “Vi phạm pháp luật là hành vi (hành động hoặc

không hành động) trái pháp luật và có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm

pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật xã hội chủnghĩa bảo vệ”[17; tr.483]

Như vậy, trong quan niệm này đã chỉ ra các dấu hiệu của vi phạm pháp

luật:

- Vị phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật;

- Có lỗi;

- Do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện;

- xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ

Trang 11

1.1.1 Khái niệm vi phạm hành chính

Các hành vi vị phạm pháp luật rất đa dạng Tất cả các hành vị xâm hai

đến các quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật bảo vệ đều có thể là vi

phạm pháp luật Do đó, tương ứng với từng ngành luật có các loại vi phạmpháp luật khác nhau, nhưng do tính chất, nội dung của chúng, do biện pháp

báo vệ của pháp luật nên thường được quy kết về bốn loại: Tội phạm viphạm pháp luật dân sự, vi phạm hành chính, vi phạm ky luật Như vậy viphạm hành chính trước hết là vi phạm pháp luật Day là dạng vi phạm pháp

luật xảy ra nhiều và rất dễ xảy ra Bởi lẽ, hành vi vị phạm hành chính là cólỗi song nhiều khi người vi phạm chỉ là do vô tình, sao nhãng, không quan

tam đến pháp luật, thậm chí vi phạm mà không biết là vi phạm Điều này chothay: Người vị phạm chưa xác định được thế nào là vi phạm hành chính

ngay cả cán bộ công chức có thẩm quyền cũng nhận thức về vi phạm hành

chính một cách chưa day đủ Vì vậy, việc xác định rõ khái niệm vi phạm

hành chính trong văn bản quy phạm pháp luật luôn có tính thời sự và cần

thiết nhàm để phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm và các vi phạm

pháp luật khác và cũng là để xác định một hành vi vi phạm pháp luật nào đó

là vi phạm hành chính Mac dù có khái niệm vi phạm hành chính mới chi là

ranh giới khái quát về vi phạm hành chính, song lại rất cần phải có và có ý

nghĩa rất lớn trong hoạt động áp dụng quy phạm pháp luật

Điều 1 Pháp lệnh xử phạt hành chính (1989) đã đưa ra khái niệm chung

về vi phạm hành chính: “Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân hay tổchức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến quy tắc quản lý nhànước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải

bị xứ phại hành chính”

Khái niệm trên phần nào đã chỉ ra được các dấu hiệu, yếu tố cấu thành vịphạm hành chính Xung quanh khái niệm này cũng có rất nhiều ý kiến đánhgiá khác nhau Có ý kiến cho rằng: “Việc xác định khách thể vi phạm hành

chính là các quy tắc quản lý nhà nước dẫn đến chỗ nó có thể được hiểu là

khách thể của các vi phạm kỷ luật và không bao gồm được các quan hệ xã

Trang 12

hội liền quan đến sở hữu nhà nước, các quyền tự do và lợi ích hợp pháp của

công đán {Š5: tr 138].

Ý kiến khác lại cho rằng: “Khách thé vi phạm hành chính (những quan

hệ bị xâm hại) không được nêu ra trong định nghĩa, tuy rằng điều này không

quan trọng Công thức “xâm phạm quy tắc quản lý nhà nước ” không phải là

khách thể vi phạm mà là tính trái pháp luật của hành v58; tr.305].

Thực ra khi phê phán quan niệm về vị phạm hành chính các tác giả đều

có lý của nó Điều đáng nói ở đây là cần phải làm rõ giới hạn “quy tac quan

lý nhà nước” Theo nghĩa đầy đủ nhất thì mọi văn bản quy phạm pháp luật

đều là quy tác quản lý nhà nước Theo chúng tôi, việc xác định khách thểcủa vi phạm hành chính là quy tác quản lý nhà nước là không thể chấp nhận

được Bởi lẽ như đã nói ban dau, khái niệm vi phạm hành chính mặc dù chỉ

mang ý nghĩa là ranh giới có tính khái quát song lại cần thiết để phân biệt vi

phạm hành chính với vi phạm pháp luật khác Ma đã là vi phạm pháp luật thì

đều xâm phạm quy tac quản lý nhà nước, chứ không riêng gi vi phạm hành

chính Thật ra hành vi vị phạm hành chính xâm phạm các quan hệ xã hội

được quy tắc quan lý nhà nước bảo vệ Lé dĩ nhiên để chỉ rõ khách thể vi

phạm hành chính thì phải chỉ rõ những quan hệ xã hội bị vi phạm hành chính

xâm phạm là các quan hệ xã hội được luật hành chính bảo vệ

Điều này cũng cho thấy rằng: Để đảm bảo pháp chế và hiệu lực của các

quy định trong Pháp lệnh thì bản thân Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chínhphải quy định rõ ràng về hành vi vị phạm và hình thức xử phạt đối với hành

vị đó (giống như Bộ luật hình sự) Hiện tại Pháp lệnh mới chỉ xác định vị

phạm hành chính chung chung, còn hành vi vi pham hanh chinh lai giao cho

Chính phủ quy định tại các Nghị định Thực chất, đây cũng chi là giải phápnhất thời, khi mà trong điều kiện hiện nay số lượng vi phạm hành chính connhiều và cũng để đảm bảo kịp thời hơn phục vụ cho hoạt động quản lý hành

chính nhà nước

+ Một điểm nữa trong khái niệm vi phạm hành chính mà Pháp lệnh xử

phạt vi phạm hành chính (1989) nêu ra cũng được nhiều nhà khoa học tranh

luận đó là ranh giới giữa vi phạm hành chính và tội phạm “Ma không phải là

tội phạm hình sự” Có quan điểm cho rằng: Nếu quan niệm như vậy rất délàm cho chủ thể có thẩm quyền hiểu nhầm đến chỗ tự cho mình đánh giá

Trang 13

nhẹ việc dựa vào các quy định của Bộ luật hình sự.

Theo chúng tôi quan điểm trên có phần hợp lý Bởi lẽ việc xác định

khong phái là tội phạm nếu đã đưa vào khái niệm thì cần phải đưa ra các quy

định của pháp luật về tội phạm Mà việc đưa ra các quy định của pháp luật

về tội phạm lại không thể nêu ra trong khái niệm

Hiện nay Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (1995) đang có hiệu lực

thi hành Song một điều đáng tiếc là Pháp lệnh lại không có một điều nao,

khoản nào xác định trực tiếp khái niệm vi phạm hành chính Mà tại Điều |khoan 2 Pháp lệnh xử lý vị phạm hành chính (1995) chỉ gián tiếp nêu nhưsau: "Xứ phạt vi phạm hành chính được áp dung đổi với cá nhân, tổ chức có

hành vi có Ý hoặc v6 ý xâm phạm quy tắc quản lý nhà nước mà chưa đến

mức bị truy cứu trách nhiệm pháp lý hình sự và theo quy định của pháp luậtphát bị xu phạt hành chính

Đây có thể được coi là một khiếm khuyết của Pháp lệnh xử lý vi phạm

hành chính (1995), ở góc độ này đã khiến cho Pháp lệnh xử lý vi phạm hành

chính (1995) thể hiện bước “thụt lùi” so với Pháp lệnh xử phat vi phạm hành

chính (1989)

Tuy nhiên, ngay khái niệm vi phạm hành chính trong Pháp lệnh xử phạt

vi phạm hành chính (1989) và Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (1995) sovới định nghĩa về tội phạm hình sự (trong Bộ luật hình sự) thì còn rất chung

chung và chưa nêu được cụ thể về các dấu hiệu và các yếu tố cấu thành vi

phạm hành chính Mac dù Điều 5 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và

Điều 6 có bổ sung một số ý về mật chủ quan, chủ thể của vi phạm hành

chính nhưng chưa hoàn toàn day đủ Theo chúng tôi đây là một hạn chế lớn

khi chưa đưa ra khái niệm vi phạm hành chính với đầy đủ các dấu hiệu và

yếu tố cấu thành vi phạm hành chính Vì vậy cần đưa ra một khái niệm viphạm hành chính có sự khôi phục lại khái niệm vi phạm hành chính trongPháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính (1989) và làm rõ thêm mat chủ quan.khách quan của vi phạm hành chính

_ Từ những vấn dé nêu trên có thể quan niệm về vi phạm hành chính như

sau: “Vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do cá nhân có

năng lực trách nhiệm pháp lý hành chính hoặc tổ chức thực hiện, xâm phạm

Trang 14

trật tự xã hội trật tự nhà nước, sở hữu tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của

cong dân mà theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm hành chính”

1.1.2 Đặc điểm và câu thành vi phạm hành chính

Việc dua ra khái niệm vị phạm hành chính không chi có ý nghĩa lý luận.

mà còn có ý nghĩa thực tiên sâu sac Bởi lẽ khái niệm vi phạm hành chính là

cơ sở đầu tiên tạo ra sự phân biệt giữa vi phạm hành chính với các loại vi

phạm pháp luật khác, cũng là cơ sở thống nhất cho việc xác định những vi

phạm hành chính cu thể Tuy nhiên chỉ có thể xác định đúng hành vi vi

phạm hành chính cụ thể đánh giá đúng được tính chất vi phạm và mức độxâm hai của hành vi khi chúng ta nhận thức đúng dan, thấu đáo về ban chất

đặc điểm của vị phạm hành chính Hơn nữa cũng thuận lợi hơn cho việc xác

định trách nhiệm pháp lý hành chính đối với các đối tượng vi phạm hànhchính Như vay, bên cạnh việc đưa ra khái niệm vị phạm hành chính thì việc

xem xét các đặc điểm và cấu thành của vi phạm hành chính cũng vô cùng

quan trọng Đây chính là cơ sở khoa học thống nhất cho việc xác định từng

loại vi phạm hành chính cụ thể vừa là cơ sở cho việc xem xét, áp dụng đúngđán những văn bản quy phạm pháp luật xác định hành vi vi phạm hành

chính

* Đặc điểm vi phạm hành chính:

Theo định nghĩa, vị phạm hành chính có những dấu hiệu sau:

- Vị phạm hành chính là hành vi có tính xâm hại các quan hệ xã hội

được quy phạm pháp luật hành chính bảo vệ

Có thê thấy ràng, bất kỳ một hành vi vi phạm pháp luật nào cũng có tính

Xâm hại các quan hệ xã hội Song, cần xem xét tính xâm hại các quan hệ xã

hội của vi phạm hành chính dưới góc độ là đặc điểm riêng của vi phạm hành

chính Nhu vậy, tính xâm hại các quan hệ xã hội của vị phạm hành chính

được hiểu là sự xâm hại các quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật hànhchính bảo vệ Tính xâm hai đó thể hiện ở tính chất và mức độ nguy hiểm củahành vi vi phạm hành chính là không đáng kể cho xã hội Cũng có nghĩa làđối với hành vi vi phạm hành chính thi tính chất và mức độ nguy hiểm của

hành vi thấp hơn so với tội phạm hình sự Điều này đã được nêu trong khái

niệm vi phạm hành chính và được quy định cụ thể tại Điều 53 Pháp lệnh xử

lý vi phạm hành chính (1995): “Khi xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tộiphạm thì người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan xử lý

Trang 15

hình su có thấm quyển giải quyét” Như vậy, hành vi vi phạm hành chính là

hành vị chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm pháp lý hình sự Ranh giới

này đòi hỏi cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền phải xem xét một cách

kỹ lưỡng dé xác định tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi Cũng là hành

vi xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng gây ra hậu qua

nghiêm trọng thì được xác định là tội phạm và nếu chưa gây ra hậu quả

nghiêm trọng thì được xác định là vị phạm hành chính Tiêu chí hậu quả

nghiêm trọng xảy ra trên thực tế là cơ sở đánh giá tính chất và mức độ xâm

hại Hoặc cũng là hành vị xâm hại quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ

nhưng nêu là hành vị đó lặp đi lap lại (tái vi phạm hành chính) hoàn toànkhác với vi phạm hành chính lần đầu Tình tiết tái vi phạm hành chính đã

[am cho tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi cao hơn cho xã hội v.v

Tóm lại: Tính xâm hại các quan hệ xã hội trong vi phạm hành chính

chính là mức độ tồn hại đến quan hệ xã hội được luật hành chính bảo vệ Đó

cũng chính là sự phá vỡ, sự đảo lộn các trật tự quản lý nhà nước, được duytrì, được xác định trong các văn bản quy phạm pháp luật hành chính Tính

xâm hại này mặc dù mức độ nguy hiểm là thấp cho xã hội (so với tội phạm)

nhưng lại xảy ra thường xuyên, mọi lúc mọi nơi tạo nên một trở lực to lớn

cho việc duy trì củng cố trật tự kỷ cương nhà nước, ảnh hưởng đến sự phát

triển chung của xã hội, tạo nên tâm lý lo ngại bất ổn trong nhân dan Dacđiểm tính xâm hại quan hệ xã hội của vi phạm hành chính phần nào thể hiện

rõ ý chí của nhà nước trong quan niệm về vi phạm hành chính tạo điều kiệnthuận lợi cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi vi phạm

hành chính

- Vị phạm hành chính là hành vi có lỗi

Lõi là dấu hiệu pháp lý bat buộc để xác định hành vi vi phạm pháp luật

Sẽ không có đủ cơ sở truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với đối tượng vi phạm

pháp luật khi đối tượng thực hiện hành vi vi phạm không có lỗi Lỗi là dauhiệu cơ bản trong mặt chủ quan của vi phạm hành chính Nghia là hành vi

xâm hại quan hệ xã hội do cá nhân, tổ chức thực hiện phải có lỗi Hành vi đó

phải là kết quả của sự lựa chọn tự quyết định của đối tượng vi phạm trong

khi có đây đủ điều kiện để quyết định cách xử sự theo đúng yêu cầu của

pháp luật Lỗi trong vi phạm hành chính là trạng thái tâm lý của người thực

hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội biểu hiện sự nhận thức, sự có thể lựa

Trang 16

chọn quyết định theo đúng yêu cầu của pháp luật Nhà nước sẽ chi thừanhận những hành vị xâm hại quan hệ xã hội có chứa đựng yếu tố lỗi mới

được coi là vi phạm hành chính

- Vị phạm hành chính là hành vị có tính trái pháp luật

Có nghĩa là hành vị do đối tượng vị phạm thực hiện trái với quy định củapháp luật hành chính Đó chính là những hành vi phá vỡ di trật tu quản lýnhà nước được xác định trong các quy phạm pháp luật hành chính Thực hiệnnhững hành vị mà pháp luật ngăn cam, không thực hiện những hành vi mà

pháp luật véu cầu hoac thực hiện những hành vi vượt quá giới hạn pháp luật

hành chính cho phép; déu là những hành vi trái pháp luật hành chính Điêunay cũng cho thấy răng, hành vi có xâm hại đến đâu, nhưng pháp luật không

cam khong bao vệ thì cũng không coi là hành vi trái pháp luật Tính trái

pháp luật chính là đạc điểm mang tính pháp lý, mà cơ quan nhà nước, người

có thâm quyền khi áp dụng các quy phạm pháp luật luôn phải chú ý Vấn đểnày đã được coi là nguyên tac khi xử lý vi phạm hành chính: “Cá nhân, 16

chức chỉ bi xứ phạt hành chính khi có hành vi vi phạm do pháp luật quyđịnh” (Điều 3 khoản 2 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 1995) Với đặc

điểm này đồi hỏi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hành vi viphạm hành chính cần phải dự liệu vi phạm hành chính một cách cụ thể nhất,

phù hợp với thực tiền xảy ra

- VỊ phạm hành chính là hành vị theo quy định của pháp luật phải bị xửphạt hành chính

Đây chính là đặc điểm mang tính quy kết đối với vi phạm hành chính

Như vậy, hành vị trái pháp luật phải là hành vị được quy định bị xử phạt

hành chính và ngược lại Điều này đòi hỏi các nhà lập quy bên cạnh việc dự

liệu các hành vi trái pháp luật phải dự liệu luôn hình thức xử phạt hànhchính Sẽ là vô lý nếu một hành vi trái pháp luật hành chính mà lại không cóhình thức xử phạt hành chính nào Sự mâu thuan này chính là hiện tượng vi_ phạm pháp chế trong quan lý Sẽ không có hành vi vi phạm hành chính nếu

chưa có van ban nào quy định xử phạt đối với hành vi đó cho dù hành vi đóxâm hai quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là có lỗi Song sẽ là rất bấthợp lý nếu tồn tại một hành vi vi phạm hành chính bị xử phạt mà không tráipháp luật và không có lỗi Do vậy, khi xem xét các đặc điểm này cũng nên

Trang 17

quát và biện chứng nhất.

“ Cau thành vi phạm hành chính:

Dé xác định một hành vi vi phạm hành chính cụ thể thì việc nghiên cứu

các dấu hiệu vi phạm hành chính chưa đủ, mà cân phải nghiên cứu kỹ lưỡng

vẻ cấu trúc của hành vị vị phạm VỊ phạm hành chính cũng có cấu trúc riêngcua nó Đây chính là các yếu tố cơ bản, có mối liên hệ chặt ché tao thành viphạm hành chính: cũng là các yếu tố làm tiêu chí phân biệt vi phạm hành

chính với vi phạm pháp luật khác Cũng cần phải khang định rang: Chi có

thẻ xem xét câu thành vi phạm hành chính chung ma không thé nghiên cứu

các cấu thành vị phạm hành chính cụ thể như tội phạm hình sự Nguyên nhân

chính là do su đa dạng, phong phú của vi phạm hành chính Cũng giống nhưcác v1 phạm pháp luật khác cấu thành vi phạm hành chính gôm 4 yếu tố: Mat

khách quan mặt chủ quan, chủ thể và khách thể

a Mặt khách quan của vi phạm hành chính

Là những biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của vi phạm hành

chính Thông thường các biểu hiện ra bên ngoài của hành vi vi phạm là: hành

vi, thời gian và địa điểm, công cụ phương tiện, mối quan hệ nhân quả

- Hành vi của vi phạm hành chính là những biểu hiện của con người hoặc

tô chức tác động vào thế giới khách quan dưới hình thức bên ngoài cụ thểgây tác hại đến sự phát triển bình thường của trật tự quản lý Những biểu

hiện này được kiểm soát và điều khiển bởi ý thức và ý chí của chủ thể vi

phạm hành chính Hanh vi là biểu hiện rõ nhất trong mặt khách quan của viphạm hành chính, chúng có ý nghĩa quyết định đến nội dung biểu hiện kháctrong mặt khách quan (hậu quả, công cụ phương tiện, thời gian, địa điểm).Đồng thời hành vi cũng là thể thống nhất giữa mặt khách quan và chủ quan

Cũng như các hành vi khác, hành vi khách quan của vi phạm hành chính có

thể là hành vi hành động hoặc không hành động song đều là biểu hiện của

con người ra thế giới khách quan được ý thức kiểm soát và ý chí điều khién.,

Sẽ không coi là hành vi vi phạm nếu nó không được ý thức kiểm soát hoặc

có kiểm soát nhưng không phải là kết quả hoạt động của ý thức Đây chính

là mặt khách quan của tính xâm hại các quan hệ xã hội của vi phạm hành

chính, chúng có ý nghĩa quyết định đến tính trái pháp luật của hành vi vi

phạm hành chính Điều này có nghĩa rang, bất kỳ vi phạm pháp luật nào

Trang 18

cũng biếu hiện bang hành vi nhưng hành vi vị phạm hành chính phải là hành

vị trái pháp luật hành chính hành vi có tính nguy hiểm thấp cho xã hội (so

với tội phạm) Như vậy, quan niệm vi phạm hành chính không gây nguy

hiểm cho xã hội là hoàn toàn sai lầm bởi vì, tính nguy hiểm cho xã hội của

hành vi vị phạm không chi xem xét trên cơ sở thiệt hại thực tế mà chính là

sự phá vỡ, đi ngược lại với trật tự quản lý đã được quy định trong các quyphạm pháp luạt hành chính Moi vi phạm hành chính phải thong qua hành vi

vị phạm Day là dâu hiệu tiên quyết, buộc phải có Nếu không có hành vi viphạm hành chính sẽ không có vị phạm hành chính

- Hau qua - mới quan hệ nhân qua

Một đạc điểm chung cho mọi loại, vị phạm hành chính là tính xâm hại

cua chúng chưa đến mức nguy hiểTHểno xã hội đều được coi là vi phạm hành

chính nên hau qua của chúng rất ít phụ thuộc vào thiệt hai do vi phạm hànhchính gay ra Thiệt hại do vị phạm hành chính gay ra chi có ý nghĩa trong

việc xác định hình thức xử phạt và mức phạt Với ý nghĩa như vậy thì:

+ Hậu qua của vi phạm hành chính: Chính là tính xâm hại khách quan

của vi phạm hành chính, được thể hiện ở chỗ vi phạm hành chính đã xâm hại

hoặc đe doa xâm hại cho các quan hệ xã hội được pháp luật quy định thành

các quy tác quản lý nhà nước Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp hậu quảcủa vi phạm hành chính biểu hiện ở các thiệt hai cụ thể về sức khỏe, nhânphẩm, danh dự, về tự do thân thể của cá nhân hoặc thiệt hại về tài sản của

nhà nước, của tập thể và của công dân.

+ Duong nhiên hậu quả vi phạm hành chính với tu cách là một hiệntượng xã hội nó không do tự nhiên sinh ra mà là kết qua của hành vi vi phani

hành chính do con người hoặc tổ chức thực hiện Có nghĩa là giữa hành vi vi

phạm hành chính và hậu quả của vị phạm hành chính có mối quan hệ hữu cơ,

trong đó hậu quả vi phạm hành chính có tiền đề xuất hiện của nó là hành vi

khách quan của vi phạm hành chính Sự tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa

hành vi vị phạm hành chính và hau qua của vi phạm hành chính dựa trên

những căn cứ sau:

Hành vi vi phạm xảy ra trước hậu quả xâm hại các quan hệ về mặt thời

lan:

Hành vi vị phạm phải chứa dung kha nang thực tế làm phát sinh hau

quả xâm hại các quan hệ xã hội;

Trang 19

Hau quả vi phạm đã xảy ra phải là su hiện thực hóa kha nang thực tế

làm phát sinh hau qua của hành vi vị phạm

Ngoài những biếu hiện trên đây về mat khách quan của vị phạm còn có

một số dấu hiệu khách quan khác như: Thời gian và địa điểm công cụ và

phương tiên Tuy nhiên những biểu hiện nay không mang tính biếu hiện

buộc phải có trong mọi hành vi vi phạm hành chính mà chi mang tính biểu

hiện và có ý nghĩa quyết định đối với một số vi phạm hành chính nhất định

Ví dụ J7: Điểm c khoản 3 Điều 9 Nghị định 49/CP ngày 1/8/1995 quy

định: " phạt tien 100.000 đốt với các hành vi gay tiếng động lớn tại khu

dong dan cu khi vép dỡ hàng hóa từ 22" đến 8" sáng”

Vi du 2: Điểm b khoản | Điều 1] Nghị định 49/CP ngày 1/8/1995: '**Xửphat người điền khiến xe máy, mó tô, xe máy lôi, xích lô vi phạm trật tt an

toàn giao thong ”[30]

bh Mặt chủ quan

Là những quan hệ tâm lý bên trong của cá nhân vi phạm hành chính

Dau hiệu tập trung cơ bản nhất của mặt chủ quan là yếu tố lỗi

Lõi chính là trạng thái tâm lý của người vi phạm, biểu hiện thái độ của

người đó đối với hành vi vi phạm của mình và hậu quả của hành vi đó Tuy

nhiên dưới góc độ của luật hành chính, nội dung lỗi có những nét đặc thù sovới lỗi của các ngành luật khác, chủ yếu là luật hình sự Hai ngành luật này,

về mat bảo vệ các quan hệ xã hội, chúng quan trọng tương đối gan nhau về

phạm vi khách thể bảo vệ

Yêu cầu về lỗi trong luật hành chính không cao như luật hình sự Trongnhiều trường hợp chỉ cần có lỗi, nghĩa là người vi phạm biết hoặc có thể biếttính chất sai trái của mình là đủ để xác định vi phạm hành chính xảy ra Còn

ở luật hình sự đòi hỏi phải chính xác hơn, không chỉ xác định có lỗi mà phải

xác định cho được hình thức và mức độ lỗi

Mặt khác lỗi thể hiện tính chống đối xã hội, chống đối pháp luật trong ýthức của người vi phạm Do vậy, mức độ chống đối trong lỗi vi phạm hànhchính cũng không cao bằng hình sự Đa số lỗi trong vi phạm hành chính do

thiếu thận trọng vô tình hay cùng lắm là coi nhẹ những nghĩa vụ pháp lý màthôi Song trong hình sự lỗi gắn liền với mục đích, động cơ của người vị

phạm.

Trang 20

hành chính mà việc xem xét lỗi sẽ thông qua việc truy cứu trách nhiệm kỷ

luạt Lỗi trong vi phạm hành chính thể hiện dưới hai hình thức: cố ý và vô ý.Lôi cố ý trong vị phạm hành chính là lỗi của một người thực hiện hành

vị trái pháp luật nhan thức được nghĩa vụ pháp lý bát buộc nhưng họ lại có ýthức xem thường mac dù họ hoàn toàn có khả nang xử sự theo đúng nghĩa vu

đó

Lỗi vô ý trong vị phạm hành chính là lỗi của một người thực hiện hành

vị trái pháp luật do vô tình thiếu thận trọng mà không nhận thức được nghĩa

vụ pháp lý bát buộc mặc dù họ hoàn toàn có khả năng xử sự theo đúng nghĩa

vụ pháp lý này

Ngoài ra, mục đích, động cơ cũng là những dấu hiệu về mặt chủ quancủa vi phạm hành chính Tuy nhiên, những dấu hiệu này không có ý nghĩa

quyết định như dấu hiệu lỗi, không được coi là dấu hiệu cơ bản, bat buộc

trong mọi cấu thành vi phạm hành chính nhưng trong một số trường hop, nếu

thiếu nó thì không thể xác định được là có vi phạm hành chính hay không?

c Chủ thể của vi phạm hành chính

Hoàn toàn khác với luật hình sự xác định chủ thể tội phạm chỉ có thể là

cá nhân, thì luật hành chính xác định chủ thể của vi phạm hành chính có thể

là cá nhân và tổ chức

* Cá nhân, tổ chức chỉ có thể trở thành chủ thể của vi phạm hành chính

khi có năng lực trách nhiệm pháp lý hành chính

Năng lực trách nhiệm pháp lý hành chính thể hiện khả năng nhận thức

của con người đối với hành vi vi phạm Vì vậy, hai yếu tố để xác định nanglực trách nhiệm pháp lý đối với cá nhân là: Đạt độ tuổi theo quy định của

pháp luật, không mác bệnh làm mất khả năng nhận thức hành vi

Cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính chỉ được coi là chủ thể vi

phạm hành chính khi có năng lực trách nhiệm pháp lý hành chính Ở đây

cũng cần phân biệt giữa chủ thể vi phạm hành chính với đối tượng vi phạm

Trang 21

hành chính Cá nhân chi can có nang lực trách nhiệm pháp lý hành chính

được xác định là chủ thể vi phạm hành chính Còn đối tượng vi phạm hành

chính ngoài năng lực trách nhiệm pháp lý hành chính, còn phải thực hiện

- Người 16 tuôi tro lên phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi hành vi

vị phạm do minh gay ra;

- Quân nhân tại ngũ, quân nhân dự bị trong thời kỳ tập trung huấn luyện

va những người thuộc lực lượng công an nhân dân nếu thực hiện vi phạm

hành chính thì bị xử lý như đối với công dân khác

Tại Điều 6 Pháp lệnh xử lý còn quy định:

- Người chưa thành niên vi phạm hành chính gây ra thiệt hại vat chất thì

phải bồi thường theo quy định của pháp luật

Trong trường hợp người chưa thành niên không có tiền nộp phạt thì cha

mẹ hoạc người giám hộ của người đó phải nộp phạt thay

Quy định cha mẹ (người chưa thành niên vị phạm) phải nộp thay không

có nghĩa là xử phạt cả những người không vi phạm Mà ở đây chúng tahướng tới trách nhiệm giáo dục ý thức pháp luật cho những người chưa thànhniên

- Cá nhân nước ngoài

* Tổ chức: Pháp luật hành chính coi tổ chức là chủ thể vi phạm hành

chính gồm: cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức nước

ngoai

Trong tội phạm chủ thé tội phạm chi có thé là cá nhân Tuy nhiên, trong

vi phạm hành chính không phải lúc nào người vi phạm cũng là cá nhân Ở trường hợp người vi phạm là người nhân danh tổ chức thực hiện vi phạm thì đương nhiên chủ thể vi phạm hành chính ở đây phải là tổ chức Song, khi xử phat hành chính đối với tổ chức, nếu là cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị

xã hội sẽ dan đến tình trạng tiền nhà nước chạy từ túi này sang túi khác, haycòn gọi là: “Đánh bùn sang ao”, nên tính giáo dục không cao Do đó cần

Trang 22

phải truy cứu người có lỗi trực tiếp vị phạm hành chính để tổ chức bị xử

phạt, hoặc cần phải suy xét người có lỗi để truy cứu trách nhiệm kỷ luậit

Điều này đã được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 54 Pháp lệnh xử lý vi

phạm hành chính (1995): “Tổ chức bị xử phạt phải chấp hành quyết định xử

phạt đồng thời tiến hành xác định lỗi của người thuộc tổ chức của mình trực

tiếp gây vi phạm hành chính trong khi thi hành công vụ được giao để truy

cứu trách nhiệm kỷ luật và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật

d Khách thể của vi phạm hành chính

Theo định nghĩa vị phạm hành chính khách thê vị phạm hành chính

được xác định là các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ Tuy nhiên, dưới

góc độ của vi phạm hành chính, trật tự quản lý nhà nước cũng chính là các

quan hệ xã hội được luật hành chính bảo vệ Có quan điểm cho rằng, khách

thê của vi phạm hành chính là trật tự quản lý nhà nước Theo chúng tôi, quan

niệm như vậy chưa chính xác, và càng không thể chính xác khi chúng ta dựa

vào yếu tố khách thể để phân biệt giữa vi phạm hành chính và tội phạm

Chúng tôi cho rằng, nếu xác định khách thể của vi phạm hành chính là trật tự

quản lý nhà nước thì khách thể của tội phạm cũng có thể là trật tự quản lý

nhà nước Hơn nữa, ngoài trật tự quản lý nhà nước thì khách thể của vi phạm

hành chính còn có thể là các quan hệ xã hội khác Cho nên khách thể của vi

phạm hành chính phải được hiểu là các quan hệ xã hội được quy phạm pháp

luật hành chính bảo vệ Còn khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội

được luật hình sự bảo vệ

1.3 XỬ LÝ VI PHAM HANH CHÍNH

Trước hiện tượng vi phạm hành chính diễn ra ngày càng phổ biến trong

đời sống xã hội, đòi hỏi cần phải có phản ứng lại trước những hiện tượng vi

phạm pháp luật Có nghĩa là nhà nước cần phải có những quy định pháp luật

cụ thể, rõ ràng để có thể xử lý đối với những hành vi vi phạm hành chính,

góp phần vào việc đấu tranh có hiệu quả chống vi phạm hành chính đảm bảo

pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý hành chính nhà nước

|: 4+@£-k/

Trang 23

chính lập lại trật tự kỷ cương trong xã hội Song, kể từ năm 1945 cho đến

nam 1995 ở nước ta không có văn bản pháp luật nào quy định về vi phạm

hành chính lại dé cập đến thuật ngữ “xử lý vi phạm hành chính” Cụ thể là:

Điều lệ xử phạt vi cảnh (ban hành kèm theo Nghị định số 143/CP ngày

27/5/1977 cua Hội đồng Chính phủ) Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chínhđược thông qua ngày 30/11/1989 Cả hai văn bản pháp lý này đều không đềcập đến thuật ngữ “xử lý vị phạm hành chính” Thực tế chỉ ra rằng, việc xửphat v1 phạm hành chính không phải là biện pháp duy nhất khi xử lý vi phạm

hành chính đương nhiên cũng không phải là biện pháp tối ưu nhằm xác lậplại trat tự quan lý bị vị phạm hành chính phá vỡ Chính vì vậy nếu chúng ta

quan niệm xu phạt hành chính là xử lý vi phạm hành chính và xử lý vi phan}

hành chính là xử phat hành chính thì chúng ta chưa thấy rõ vai trò của các, biện pháp cưỡng chế hành chính khac./Day cũng la nguyên nhân dẫn đến các

cơ quan nhà nước người có thẩm quyền khi áp dụng hai văn bản pháp lý nói

trên thường coi nhẹ các biện pháp cưỡng chế hành chính khác mà chi chútrọng biện pháp xử phạt hành chính Hoạt động áp dung này dan đến hậu qua

là khong dam bao được mục đích xử phạt hành chính Do vậy, ngày 6/7/1995

Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính nhằm sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu đấu tranh chống vi

phạm hành chính trong điều kiện kinh tế, xã hội ở giai đoạn mới, đảm bảo

được tính toàn diện về quy định pháp luật đối với vấn đề xử lý vi phạm hành

chính Nếu như các văn bản pháp lý trước kia đều nhấn mạnh “xử phạt hành

chính” thông qua tên gọi văn bản: Điều lệ xử phạt vi cảnh và Pháp lệnh xử

phạt hành chính (1989) thì lần này Pháp lệnh có tên là: Pháp lệnh xử lý viphạm hành chính Khoản 1 Điều | Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính(1995) quy định: “Xử lý vi phạm hành chính nói trong Pháp lệnh này baogồm cả xử phạt hành chính và các biện pháp xử lý hành chính khác” Tuy

nhiên, chúng tôi cho rằng: Các biện pháp xử lý hành chính khác là biện pháp

áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự antoàn xã hội mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm pháp lý hình sự Có nghĩa

là áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác đối với đối tượng vi phạmpháp luật chứ không phải với đối tượng vi phạm hành chính Do vậy, việcđưa các biện pháp xử lý hành chính khác vào Pháp lệnh xử lý vi phạm hành

chính không phải là lý do cơ bản để sửa đổi tên Pháp lệnh Theo chúng tôi,

Trang 24

xu lý vi phạm hành chính không chi là xử phạt hành chính nhưng phải là

hoạt động cưỡng chế áp dụng đối với cá nhân tổ chức vi phạm hành chính

Khoản | Điều | Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 1995) chi mang tínhquy ước chứ khong phải là khái niệm về xử lý vi phạm hành chính Căn cứ

vào nội dung Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (1995), cũng như căn cứ

vào khoán | Điều | Pháp lệnh xu lý vi phạm hành chính (1995) có thể địnhnghĩa như sau: “Xứ lý vi phạm hành chính là hoạt động cưỡng chế nhà nước

do các cơ quan nhà nước người có thẩm quyền tiến hành đối với cá nhân, tở

chức vị phạm hành chính”

Nhu vay xử lý vị phạm hành chính xác định trong luận van này là hoạtđộng áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước đối với cá nhân, tổ chức viphạm hành chính bao gồm các biện pháp: xử phạt hành chính: khác phụchau qua do vi phạm hành chính gay ra (khoản 3 Điều 1] Pháp lệnh xử lý viphạm hành chính): các biện pháp ngăn chan và đảm bao xử lý vị phạm hành

chính.

1.2.2 Khái niệm xử phạt hành chính

Xử phạt hành chính là một trong những biện pháp cưỡng chế hành chính

do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền áp dụng đối với cá nhân, tổ chức

vị phạm hành chính trong quá trình xử lý vi phạm hành chính Xử phạt hanh

chính được xác định là biện pháp thông dụng và phổ biến trong xử lý viphạm hành chính Nói cách khác vi phạm hành chính là cơ sở để truy cứu

trách nhiệm hành chính hoặc xử lý vi phạm hành chính, còn hành vi vi phạm

hành chính là cơ sở để xử phạt hành chính Như vậy, xử phạt hành chính chỉ

đặt ra khi có hành vi vi phạm hành chính Xét ở góc độ nào đó xử phạt hànhchính là việc áp dụng các biện pháp chế tài hành chính trong xử phạt hành

chính

Ở góc độ hẹp thì xử phạt hành chính cũng gần với trách nhiệm hành

chính Như vậy, trách nhiệm hành chính là trách nhiệm pháp lý cụ thể được

áp dụng với cá nhân, tổ chức bị xử phạt hành chính (cá nhân, tổ chức vi

phạm hành chính) Cũng có nghĩa là trách nhiệm hành chính được hiện thực

hóa thông qua hoạt động xử phạt hành chính

Tóm lại:

- Xử phạt hành chính luôn mang tính cưỡng chế nhà nước, tính quyền

lực nhà nước.

Trang 25

Chi những cơ quan nha nước, người có thẩm quyền mới được quyết định

ve xử phạt hành chính và có thẩm quyển xử phạt hành chính Cá nhân, tổ

chức bị xử phạt hành chính luôn phải gánh chịu hậu qua bất lợi ca về vật chất

cũng như tinh than do vi phạm hành chính của mình Việc Nhà nước tiếnhành lựa chon hình thức và mức độ xử phạt cho phù hợp với tính chất, mức

độ nguy hiểm của hành vi vi phạm hành chính là biểu hiện thái độ của Nhà

-nước trước cá nhân tổ chức vi phạm hành chính Phản ứng của Nhà -nước đối

với cá nhân tô chức vi phạm hành chính thể hiện rõ tính cưỡng chế nhà

nước tính quyền lực nhà nước

- Cơ sơ cua xu phạt hành chính là hành vị vi phạm hành chính

Có quan điểm cho rang, cơ sở của xử phạt hành chính là vi phạm hànhchính Theo chúng tôi là chưa chính xác Bởi lẽ, vị phạm hành chính hoàntoan khác với hành vi vi phạm hành chính Việc xác định thé nào là vi phạm

hành chính bao giờ cũng thuộc thẩm quyền của cơ quan nhà nước như Quốc hội Ủy ban thường vụ Quốc hội Nhưng hành vị cụ thể nào xảy ra trên thực

nhưng lại chưa có văn ban nào quy định là hành vi bị xử phạt hành chính Do

vậy cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền không xử phạt hành chính.Điều này cho thấy rằng, xử phạt hành chính chỉ được tiến hành khi có hành

vi vi phạm hành chính Dac điểm có tính nguyên tắc này đã được khẳng địnhtại khoản 2 điều 3 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính: “Cá nhân, tổ chứcche bị xứ phạt hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật

guy định” Do vậy đòi hỏi cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền khi xử

phạt hành chính phải xác định rõ: hành vi vi phạm xảy ra trên thực tế có phải

là hành vi vi phạm hành chính, hành vi đó do cá nhân hay tổ chức thực hiện,

tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi để có thể ra quyết định hình

thức xử phạt cho phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi do

cá nhân, tố chức thực hiện

- Xử phạt hành chính phải do cơ quan nha nước, người có thẩm quyền

tiến hành thông qua việc ra quyết định xử phạt hành chính

Trang 26

Đây là đặc điểm mang tính bát buộc của xử phạt hành chính Trên thực

tÊ người dan quan niệm khi vi phạm chi cần đưa một khoản tiền cho người

có tham quyên xử phạt thì coi như đã bị xử phạt hành chính Tuy nhiên trong

trường hợp này dưới góc độ pháp luật thì chưa có hoạt động xử phạt hành

chính Nguoi có thăm quyền ra quyết định xử phạt hành chính, còn việc thihành quyết dinh xu phạt (nếu là xử phạt tiền thì nộp phạt tại đâu) lại phải

tuân theo trình tự thủ tục mà pháp luật quy định

Qua phân tích trên chúng tôi có thể đưa ra khái niệm xử phạt hành chính

như sau: “Xi phạt hành chính là hoạt động cưỡng chế nhà nước do cơ quan

nhà HHỚC, ngHời có thám quyển tiến hành, áp dụng các biện pháp vứ phatdot với cá nhan, to chức thực hiện hành vì ví phạm hành chính, biểu hiện

thong qua việc áp dụng các hình thức xu phạt hành chính cho phà hợp với

tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm gáy thiệt hại về vật chấtcũng như tỉnh than cho cá nhân, tó chức vi phạm `

1.3 Tham quyền và thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính

Khoản | Điều 3 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (1995) quy định:

“Viéo xử ly ví phạm hành chính phải do người có thẩm quyền tiến hành theođúng quy định của pháp luật” Nguyên tắc này đã xác định co sở pháp lý củaphạm vi thầm quyền xử lý vi phạm hành chính Việc áp dụng các biện pháp

xử phạt hành chính các biện pháp hành chính khác, các biện pháp ngăn chan

và dam bao xu lý vị phạm hành chính phải do cơ quan nhà nước, người có

thẩm quyền theo quy định của pháp luật Điều này cho thấy vấn dé thẩm

quyền xử lý vi phạm hành chính mang ý nghĩa lý luận quan trọng đối với các

cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp

luật cũng như các nhà nghiên cứu khoa học pháp lý

1.3.1 Khai niệm thẩm quyền

Theo Từ điển tiếng Việt, “thẩm quyền” được hiểu là quyền để xem xét,

để kết luận và định đoạt một vấn đề theo quy định của pháp luật[56; tr.727] Còn dưới góc độ tổ chức bộ máy nhà nước, thuật ngữ thẩm quyền dùng để

chi phạm vi ranh giới của việc phán biệt chức năng, nhiệm vụ, quyền han của

cơ quan nhà nước Hay còn có thé hiểu là: Tham quyền chính là ranh giới

xác định phạm vi hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc thực thiquyền lực nhà nước ở các lĩnh vực khác nhau

Trang 27

người ta sẽ dùng thuật ngữ thẩm quyền để phân biệt mức độ quyền hạn củachủ thể này với chủ thể khác.

Tóm lại: Theo chúng tôi thẩm quyền được hiểu gồm quyền hạn và nghĩa

vụ (chứ không chi với thẩm quyền là quyền) của một chủ thể nhất định mà

theo quy định của pháp luật được thực hiện một công việc nhất định trong

một phạm vi nhat định.

Nhu vậy xét về ban chất thì thẩm quyền không chi là quyền mà còngồm cá nghĩa vụ Cơ quan nhà nước có quyền đồng thời có nghĩa vụ thựchiện quyên

Tuy nhiên cũng lưu ý rằng: Khái niệm thấm quyền và quyền cũng hoàntoàn khác nhau Một chủ thể có quyền không có nghĩa là một chủ thể cótham quyền Đương nhiên chủ thể có thẩm quyền phải là chủ thể có quyền

gì đó Như vậy, khái niệm quyền rộng hơn khái niệm thẩm quyền Cụ thểdưới góc độ của luật hành chính thẩm quyền được xác định như là phươngtiện để cơ quan công quyền, cán bộ - công chức nhà nước có thẩm quyềnthực hiện và duy trì nhiệm vụ của mình Nói theo nghĩa hẹp, thẩm quyền là

quyên hạn của cơ quan công quyền và công chức giữ chức vụ theo quy định

của pháp luật Việc nghiên cứu, xem xét thẩm quyền của bất kỳ chủ thể nàođều phải yêu cầu xem xét trên cơ sở từ địa vị pháp lý, cơ cấu tổ chức đếnphạm vi quyền năng nhất định

1.8.2 Khái niệm thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính

Theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (1995) chỉ

những cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền mới được xử lý vi phạm hànhchính (áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính) đối với cá nhân, tốchức vi phạm hành chính Điều này cat nghĩa rằng: Không phải cơ quan nhà

nước người có thẩm quyền xử phạt hành chính đương nhiên được quyền áp

dụng biện pháp ngăn chặn và đảm bảo xử lý vị phạm hành chính và ngược

lại Như vậy, quvền hạn của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong

xử lý vi phạm hành chính được pháp luật quy định cụ thể đối với từng biện

pháp cưỡng chế hành chính Cá nhân, tổ chức khi thực hiện hành vi vi phạm

hành chính sẽ bị xử lý vi phạm hành chính trên cơ sở cơ quan nhà nước,

người có thẩm quyền cân nhắc kỹ tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vitheo thẩm quyền Nghĩa là việc áp dụng các quy phạm pháp luật đốt với

Trang 28

th td

hành vi vị phạm hành chính được xác định bởi chủ thể có thầm quyền theoquy định của pháp luật Như vậy, thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính đượcxúc định cho nhiều cơ quan, cán bộ - công chức nhà nước có thẩm quyền

thâm quyền này được nhà nước quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành

chính Đây lì những người, cơ quan nhà nước được Nhà nước quy định là

những cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử

phạt hành chính các biện pháp hành chính khác, các biện pháp ngăn chặn và

dam bao xu lý vi phạm hành chính đối với cá nhân tổ chức vi phạm

Theo chúng toi khái niệm thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có thể

neu khái quát như sau: “Tham quyền vứ lý vi phạm hành chính là quyền han

va nghia vụ của các cán bộ, công chức cơ quan nhà nước có thẩm quyền

rien hành xu lÝ vì phạm hành chính theo những thủ tục nhất định, trongphạm vi nhất định theo quy định của Pháp luật"

1.3.3 Khái niệm thẩm quyền xử phạt hành chính

Khi tiến hành xu lý vi phạm hành chính, không giống như xét xử chỉ bởi

cơ quan tòa án mà có nhiều cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền thamgia| 12] Có những vụ việc xử lý vi phạm hành chính được chuyển từ cơ quannày sang cơ quan khác mà mỗi cơ quan thực hiện một hoạt động áp dụng

pháp luật Chẳng hạn có những cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền sau khi lập biên bản vi phạm hành chính lại thấy không thuộc thẩm quyền của mình nên phải chuyển sang cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền Tuy nhiên trong số các cơ quan áp dụng pháp luật để xử lý vi phạm hành chính chỉ có một chủ thể trực tiếp xem xét, ra quyết định xử phạt hành chính - cơ

quan nhà nước người có thẩm quyền đó là chủ thể có thấm quyền xử phạt

hành chính

Hoạt động xử phạt hành chính là hoạt động đặc biệt của cơ quan quản lýhành chính nên đồi hỏi phải xử phạt nhanh chóng Yêu cầu này dan đến cần

phải có một hệ thống cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt hành chính.

Đây là những cơ quan nhà nước được phép áp dụng các hình thức xử phạt

đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong các trường hợp cụ thể.

Đương nhiên khi xử phạt hành chính các cơ quan nhà nước, người có thấm

quyền xử phạt có thể áp dụng kèm hình thức xử phạt với các biện pháp hành

chính khác (đó là các biện pháp khác phục hậu quả do vi phạm hành chính

gây ra) theo quy định của pháp luật Như vậy, khái niệm thẩm quyền xử lý vi

Trang 29

quan nhà nước, người có thẩm quyền ấp dụng biện pháp xử phạt hành chính,

biện pháp hành chính khác biện pháp ngăn chan và dam bao xu lý vi pham hành chính.

Con Khái mềm tham quyền xử phạt hành chính xác định ranh piớt phan

ví thực hiện thăm quyền giữa các chủ thể khác nhau khí áp dung các hình

thức xử phat hành chính (đó Tà hình thức xử phạt cạnh cáo, hình thức xử phat

tiền, hình thức tước quyền sử dụng giây phép và tịch thu tang vật, phương

tiên vi phẩm, các bien pháp hành chính khác ).

Nhìn chung: Tham quyền xử phạt hành chính là quyển hạn và nghĩa vụ

xử phat hành chính của cơ quan nhà nước, người có thấm quyền tiến hành xử

phat hành chính theo thu tục xử phat và trong phạm vi nhật định theo qua định của pháp luàt,

"Dae diem thầm quyvéen vit phat:

Float dong xử phat hành chính là hoạt động dac biệt của co quan quan lý

hành chính Số lượng các cơ quan quản lý có thẩm quyền xử phạt tương đốirong lớn Hé thong cơ quan có thẩm quyền xử phạt được xây dựng trênnguyên tác lãnh thổ và chuyên ngành - để có thể bảo vệ được các quan hệ xã

hội trước các vi phạm hành chính trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia cũng như

dau tranh phòng chống các vi phạm hành chính trong lĩnh vực quan lý cụ thể

của nhà nước Các cơ quan có thẩm quyền xử phat theo lãnh thổ chính là Us

ban nhận dan các cap còn các cơ quan có thấm quyền xử phạt theo ngành láicúc cơ quan quan lý theo ngành do pháp luật quy định cụ the Nhìn chine

các cơ quan có thấm quyền xử phạt hành chính đều có những đặc điểm sau

day:

- Các co quan có thẩm quyền xử phat hành chính chủ yếu đều là các cơ

quan quan lý hành chính Hoạt động xử phạt hành chính không được xácđịnh mang tính chuyên trách của các cơ quan nay Bởi lẽ day chỉ là hoanđộng tài phan đặc biệt và cần thiết trong quan lý hành chính, nham duy trì và

lang cường hiệu qua cửa hoạt dong quan ly Hoạt dong này hoàn toàn khác hoạt dong xét xử cửa tòa an.

= Tham quyền xử phạt hành chính được xây dựng trên cơ sở phân cap

quan lý và hành ví ví phạm hành chính cu thé Đặc điểm này nhằm dam bao

Trang 30

<2 a)

cho việc xử lý vị phạm hành chính nhanh chóng va đấu tranh có hiệu quả đối

với mọi hành vị vị phạm pháp luật.

- Tham quyền xử phạt hành chính được trao cho hệ thống các cơ quan

rộng lớn Điều này thể hiện tính chất đa dạng, phức tạp và biến động của hệthống các cơ quan có thấm quyền xử phạt hành chính

- Tham quyền xử phạt hành chính kết hợp hai hòa giữa thấm quyền xửphạt với loại hành vị vị phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt với mức xửphat cụ thể

- Các cơ quan có thầm quyền xử phạt hành chính hoàn toàn độc lập

không phụ thuộc vào nhau

Những đặc điểm trên đây của thẩm quvcn xử phạt hành chính được thểhiện khá rõ nét trong các văn bản pháp luật quy định về xử lý vi phạm hànhchính từ trước tới nay Đặc biệt những van bản pháp luật về xử lý vi phạm

hành chính ban hành trong những năm gan đây thì quy định số lượng cơ

quan có thẩm quyền xử phạt nhiều hơn (Cu thể là Pháp lệnh xử lý vi phạm

hành chính được thông qua ngày 6/7/1995) Trong giai đoạn hiện nay, khi

mà nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của

nhà nước thì vi phạm hành chính ngày càng đa dạng và phức tap hơn nhiều

Điều này đòi hỏi phải có sự tham gia của nhiều cơ quan nhà nước có thẩm

quyền để xử lý vi phạm hành chính Vì vậy khi sửa đổi Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (1995) thì việc tăng thêm về số lượng các cơ quan có thẩm

chính Song, không phải văn bản pháp luật nào cũng quy định cụ thể về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính Ví dụ như Sac lệnh số 20 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời (ngày 8 tháng 9 năm 1945) chỉ quy định tại khoản 2 như sau: "Hạn trong một năm, toàn thể dân chúng Việt Nam trên 8 tuổi phải biết

doc, biết viết chữ quốc ngữ Quá han đó, một người dân Việt Nam nào đó

trên 8 tuổi không biết đọc biết viết chữ quốc ngữ sẽ bị phạt tiền" Và khoản 4

Trang 31

Sac lệnh này quy định: “Ông Bộ trưởng giáo dục thi hành Sắc lệnh này "

Như vậy ngay trong Sắc lệnh này đã không xác định thẩm quyền phạt tiền

thuộc về ai? Tai Sắc lệnh 003-SLT (ngày 18/6/1957) về quyền tự do xuất bảncủa Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, quy định thẩm quyền xử lý

vị phạm hành chính trong lĩnh vực này rất chung chung: "Nhà xuất ban hay

cá nhán xuất ban nào vi phạm Điều 6, 7, 8 hoặc Điều 14 thì cơ quan có

thảm quyển sé ty theo trường hop nặng nhẹ mà tịch thu bản phẩm, thu hồi

ram thời hay vĩnh viên giấy phép

Nha vuát ban hay là cá nhân nào vi phạm Điều 7, 8 hoặc Điều 9 thì cơquan có thám quyền sé tùy theo trường hợp nặng nhẹ mà phê bình, cảnh cáo,thu hồi tạm thời hay vĩnh viền giấy phép" {49]

Qua nghiên cứu các văn bản pháp luật đã ban hành thì chúng tôi chorang Nghị định 143/CP ngày 27/5/1977 của Hội đồng Chính phủ ban hànhkèm theo Điêu lệ xử phạt vi cảnh; Pháp lệnh xử phạt hành chính (1989);Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (1995) là những văn bản quy định thẩm

quyền xử lý vi phạm hành chính rõ ràng, cụ thé hon cả Vì vậy, nghiên cứu

về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có thể qua 3 giai đoạn:

-Giai đoạn 1: Trước Pháp lệnh xứ phạt hành chính (1989)

Trong những năm cuối của giai đoạn này (1977 - 1989) có một số văn

bản đã quy định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính như: Điều lệ xử phạt

vị cảnh ban hành kèm theo Nghị định 143/CP ngày 27/5/1977 của Hội đồngChính phủ; Thông tư 3984/LN/KL hướng dân phạt hành chính đối với viphạm luật lệ bảo vệ rừng ngày 15/10/1977 của Bộ lâm nghiệp

Qua nghiên cứu văn bản pháp luật ở giai đoạn này chúng tôi nhận thây

rang: Tham quyền xử lý cũng bat đầu được quy định cụ thé với từng loại vi

phạm hành chính và với mức xử phạt nhất định (ví dụ: Nghị định 46/HDBTngày 10/5/1983, Thông tư liên tịch số 01/TT/LB ngày 25/1/1984 cua Bộ tưpháp và Bộ tài chính hướng dan thi hành Nghị định 46/HDBT, Thông tư số

43-LN/KL hướng dan thi hành Nghị định 46/HĐBT v.v ) Cụ thể nhất là

Điều lệ xử phạt vi cảnh đã dành hẳn một chương để quy định về thẩm quyền

phat vi cảnh (chương TII){1 1]

Căn cứ Nghị định 46/HDBT ngày 10/5/1983 thì có thể xác định thẩmquyền xử lý vi phạm hành chính ở thời điểm này gồm:

Trang 32

+ Uy ban nhân dân các cấp.

+ Các cơ quan công an cơ quan hải quan, cơ quan kiểm lâm cơ quan tài

chính cơ quan ngân hàng, cơ quan giao thông đường bộ đường sắt, đường

biển các cơ quan kiểm tra hàng không, cơ quan kiểm định động thực vật, cơ

quan tRanh tra vệ sinh, cơ quan thanh tra an toàn và bảo hộ lao động cơ

quan kiểm tra tiêu chuẩn đo lường và chất lượng sản phẩm, các cơ quan quản

lý thị trường các cơ quan kiểm tra đê điều thủy nông

Nhìn chung những co quan có thầm quyền xử phạt trên đây là những cơ

quan có chức nang giám sát, xử lý đối với những vị phạm hành chính trong các lĩnh vực quan lý hoặc những vi phạm có liên quan tới lĩnh vực quan lý

của ngành mình và việc xử lý đối với những vụ vi phạm dược thực hiện do

người có chức vụ Cũng cho thấy, ở thời điểm này có xu hướng tập trung

quyền xử lý vi phạm hành chính cho ủy ban nhân dân Ủy ban nhân dan có

vị trí pháp lý phạm vi và tính chất của thẩm quyền cho phép xử lý vi phạm

hành chính có hiệu quả, có tác dụng giáo dục và cải tạo người vị phạm, đảm

bảo quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của nhân dân

Mac dù trong giai đoạn này Nghị định 143/CP ngày 27/5/1977 ban hành

kèm theo Điều lệ xử phạt vị cảnh thể hiện một bước phát triển của khoa học quản lý hành chính Song, nếu xem xét về chế định thẩm quyền thì chúng ta thấy có điểm hạn chế, đó là: Việc quy định thẩm quyền không tập trung

trong một van ban, không rõ ràng trừ lĩnh vực trật tự an toàn xã hội Nếu như

trước 1977 các văn ban còn sơ lược về nội dung và không chú trọng quy địnhthẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thì Nghị định 143/CP ngày 27/5/1977cũng chỉ xác định rõ ràng thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính ở một lĩnh

vực duy nhất mà thôi Sau 1977 đến trước 1989, một vài văn bản cũng quy

Trang 33

Đương nhiên Pháp lệnh xu phạt vi phạm hành chính ra đời chịu anh

hưởng rất nhiêu hoàn cảnh lịch sử của những năm trước đó Bởi lẽ, ở thời

điểm này đất nước ta đã chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang

nên kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Vì vậy, giai đoạn

này Dang và Nhà nước ta vẫn xác định tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà

nước với trong tâm là cai cách một bước nền hành chính nhà nước Với bước

chuyển biến này nền kinh tế đã phát triển đáng kể song cũng nảy sinh vàphát triển nhiều tệ nạn xã hội Vi phạm pháp luật nói chung va vi phạm hành

chính nói riêng có xu hướng gia tăng và ngày càng nghiêm trọng Một văn

bản pháp luật chung về xử lý vi phạm hành chính trong giai doan này là cần

thiết và tất yếu Qua nghiên cứu các văn bản pháp luật ở giai đoạn trước, cácvăn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính thường đơn hành và khôngđược quy định chung tại một văn bản Đây là khó khăn lớn nhất cho hoạtđộng áp dụng pháp luật, mà yêu cầu tang cường hiệu lực, hiệu quả quan lý,

bảo đảm pháp chế và bảo vệ quyền của cá nhân tổ chức luôn giữ vai trò quan

trọng và thiết yếu ở bất kỳ thời điểm nào Việc Pháp lệnh xử phạt vi phạm

hành chính được ban hành đã chứng minh thành tựu của khoa học luật hành

chính Việt Nam đạt được và thể hiện phần nào sự đóng góp của thực tiễn xây

dựng và áp dụng pháp luật

Dựa trên cơ sở Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính (1989) Hội đồng

Bộ trưởng đã ban hành hàng loạt các Nghị định để thi hành Pháp lệnh xử

phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực cu thể: Lĩnh vực an ninh trật tự.

lĩnh vực đo lường chất lượng hàng hóa, lĩnh vực y tế, lĩnh vực quản lý và bảo

vệ rừng, lĩnh vực xử phạt đối với người và phương tiện nước ngoài

Trang 34

Trên co sở Pháp lệnh xử phạt hành chính va các van ban cu thể hóa Pháplệnh xử phạt hành chính, thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính được quy

định như sau:

+ Cúc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt hành chính gồm:

Uy ban nhân dân các cấp:

Cơ quan cảnh sát, bộ đội biên phòng, hải quan, kiểm lâm, thuế vụ,

quan lý thị trường và những cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên

ngành:

- Tòa án nhân dân các cấp chi xử phạt với vi phạm hành chính can trở

hoạt động xét xử thi hành án.

+ Những cán bộ có thẩm quyền xử phạt hành chính gồm:

Chiến sĩ cảnh sát nhân dân, bộ đội biên phòng nhân viên hải quan,

Kiểm lam, thuế vụ:

Thủ trưởng trực tiếp của những người trên có quyền phạt cảnh cáo,phạt tiền đến 50.000đ

+ Chủ tịch uy ban nhân dân xã, phường, thi trấn, trưởng công an phườngđược phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 50.000đ

+ lhanh tra viên thực hiện chức năng thanh tra nhà nước chuyên ngành

đang thi hành công vụ được phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 100.000đ, tướcquyền sử dụng một số loại giấy phép và sử dụng các biện pháp hành chínhkhác trừ biện pháp bồi thường thiệt hại

+ Đội trưởng đội quản lý thị trường được phạt cảnh cáo, tước quyền sửdụng giấy phép kinh doanh, phạt tiền đến 500.000đ

+ Trưởng phòng thuế, trưởng và phó trưởng công an cấp huyện, trưởng

phòng nghiệp vụ của công an tỉnh, hạt trưởng hạt kiểm lâm, thủ trưởng đơn

vị cơ quan chi huy đơn vi bộ đội biên phòng

+ Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp

+ Tham phán chủ tọa phiên tòa

Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng: ở giai đoạn này đã thể hiện rõ

sự đa dang của các cơ quan có thẩm quyền áp dụng chế tài xử phạt vi phạmhành chính đòi hỏi sự phân định thẩm quyền xử phạt của mỗi cơ quan (người

có chức vụ) để tránh chồng chéo chức năng, đảm bảo pháp chế Cụ thể: Đội

trưởng đội quản lý thị trường được phạt cảnh cáo, tước giấy phép kinh doanh,

Trang 35

phạt trên đến 500.000đ đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh

doanh thương nghiệp Còn các cơ quan kiểm lâm được xử phạt hành chính

trong các trường hop chat phá rừng trái phép.

Vị phạm hành chính xảy ra nhiều, đa dạng trong tất cả mọi ngành, mọi

lĩnh vực mọi cấp quản lý do vậy việc quy định cho nhiều cơ quan có thấm

quyền xử phạt vi phạm hành chính là cần thiết Tuy nhiên Pháp lệnh xử phạt

vị phạm hành chính cũng có chỗ chưa hợp lý khi không trao cho thủ trưởngcác cơ quan chuyên môn cấp tính, cấp trung ương quyền xử phạt trong một

SO trường hợp đặc biệt cần thiết để tránh thực tiên "chuyển vi phạm xuống

dưới” dé xu lý Danh mục các cơ quan có thâm quyền xử phạt không thể mở

rộng không giới hạn vì sẽ gây rối loạn trong xử phạt, vi phạm quyên và lợi

ích hợp pháp của công dân Do vậy chỉ những cơ quan người có thấm quyền

xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật mới được xử phạt

Ngoài ra Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (1989) còn quy định

nguyên tắc phân định thẩm quyền xử phạt giữa các cơ quan, người có thẩm

quyền (Điều 18) Đáng lẽ trên cơ sở này, các Nghị định của Chính phủ phảiquy định rõ cơ quan nào có quyền xử phạt loại hành vi nào Nhưng Nghịđịnh 141/HDBT ngày 25/4/1991 chưa làm được điều đó, đây là một hạn chếrất đáng tiếc[28]

Theo chúng tôi, giai đoạn này chế định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính đã phát triển vượt bậc so với trước đây Mặc dù, qua nghiên cứu vẫn còn nhiều hạn chế nhưng về cơ bản thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính đã quy định rõ ràng cụ thể, có thể làm cơ sở cho việc xây dựng các nghị định

cũng như áp dụng pháp luật

- Giai đoạn từ 1995 đến nay

Qua hơn 5 năm thi hành Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính (1989)

cho thấy Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (1989) cần phải sửa đổi bổ

sung cho phù hợp với yêu cầu đấu tranh chống vi phạm hành chính trongđiều kiện kinh tế xã hội ở giai đoạn mới, bảo đảm tính toàn điện về quy địnhcủa pháp luật đối với thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính{4] Hơn nữatrong quá trình thực hiện, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính đã bộc lộ

những điểm hạn chế Do vậy, ngày 6/7/1995 Ủy ban thường vụ Quốc hội đã

Trang 36

thong qua Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (1995) thay thé Pháp lệnh xử

phạt vi phạm hành chính

Van đề thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính tại Pháp lệnh xử phạt vi

phạm hành chính (1989) chưa quy định hết lại không có sự phân định rõràng, do đó trong thực tế đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc xử phạt Việcban hành Pháp lệnh xử lý vị phạm hành chính (1995) là vô cùng cần thiết

chang những Pháp lệnh thể hiện rõ tinh thần ngăn chặn triệt để, xử lý

nghiêm minh các hành vi vi phạm hành chính mà còn xác định rất rõ trách

nhiệm của cơ quan có thấm quyền xử lý vi phạm hành chính Trên cơ sở

Pháp lệnh xư lý vị phạm hành chính (1995) Chính phủ đã ban hành hàng

loạt các nghị định quy định về xử phạt hành chính trong các lĩnh vực cụ thể:

Quan lý và sử dụng đất dai; môi trường; quan lý rừng bảo vệ rừng và quản lý

lâm san; bao vệ nguồn thủy sản; bao vệ và kiểm dịch thực vật: lao động:

thương mại; y tế; hải quan; văn hóa; thuế; ngân hang, vi phạm pháp luật, trật

tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, quốc pháp, an ninh trật tự

Về cơ bản thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính ở giai đoạn này khôngkhác 1am so với giai đoạn trước Tuy nhiên Pháp lệnh xử lý vi phạm hành

chính có mở rộng về thẩm quyền xử lý, tăng mức xử phạt vi phạm hành

chính, cũng như có sự phân định rõ ràng cụ thể

- Những cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt hành chính gồm:

+ Ủy ban nhân dân các cấp (cấp xã, huyện, tỉnh).

+ Cơ quan cảnh sát, cơ quan quản lý xuất cảnh nhập cảnh, bộ đội biên

phòng, cơ quan hải quan, cơ quan kiểm lâm, cơ quan thuế, cơ quan quản lý

thị trường, cơ quan thanh tra chuyên ngành

- Tòa án nhân dân các cấp

- Cơ quan thi hành án dan sự

So với Pháp lệnh xử phạt hành chính (1989) thì Pháp lệnh xử lý vi phạm

hành chính (1995) có một số điểm mới về thẩm quyền xử lý vi phạm hành

chính:

- Theo Pháp lệnh 1989 thì đội trưởng đội quản lý thị trường được quyền

xử phạt cảnh cáo, tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, phạt tiền đến

300.000đ đối với các hành vi vi phạm trong lực lượng kinh doanh thương

Trang 37

nghiệp Theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (1995) thì người có thẩmquyên xử lý vi phạm hành chính này được phạt cảnh cáo, phạt tiền đến

|.000.000d tịch thu tang vật, phương tiện sử đụng để vi phạm hành chính có

trị giá 20.000.000đ và tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người

văn hóa phẩm độc hại (khoản ˆ Điều 33)

- Nếu như khoản 3 Điều 19 Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính quy

định: "Thanh tra vién thực hiện chức năng thanh tra nhà nước chuyên ngànhdang thi hành công vụ dược phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 100.000đ, tước

quvéen xứ dụng giáy phép " thì tại Điều 34 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành

chính đã quy định rõ ràng cụ thể từng cấp thanh tra chuyên ngành Pháp lệnh

xử lý vi phạm hành chính đã phân hóa cụ thể thẩm quyền xử phạt của thanh

tra viên chuyên ngành, chánh thanh tra chuyên ngành, thủ trưởng thanh tracấp sở, cấp bộ

Nghiên cứu Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (1995) chúng tôi thấy

rang số lượng cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính đã tang Cụthể là trước đây cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, cơ quan thi hành án dan sự

không được xử lý vi phạm hành chính thì Pháp lệnh 1995 quy định: Day là 2

cơ quan có thầm quyền xử lý vi phạm hành chính Ngược lại Pháp lệnh 1995

cũng bỏ đi thấm quyền xử lý vi phạm hành chính của trọng tài kinh tế nhànước Vì giai đoạn này trọng tài kinh tế nhà nước đã giải thể mà chuyển

thành Tòa kinh tế thuộc tòa án nhân dân

Thực chất ở Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, ngoài 2 cơ quan nói

trên còn tăng nhiều hơn số cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hànhchính so với pháp lệnh 1989 nhằm khác phục chỗ chưa hợp lý của Pháp lệnh

xử phạt vi phạm hành chính Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 1995 còn

trao thẩm quyền cho một số thủ trưởng cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp

trung ương quyền xử phạt khi cần thiết để tránh thực tiễn: "Chuyển vi phạm

xuống dưới xử lý” làm trì trệ hoạt động đấu tranh chống vi phạm hành chính

Tóm lại: Chế định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong Pháp

lệnh xử lý vi phạm hành chính 1995 đã quy định thẩm quyền xử phạt cụ thể

hơn quy định nhiều điều hơn so với 3 điều của Pháp lệnh trước Đây sẽ là cơ

sở pháp lý để Chính phủ quy định thẩm quyền xử lý với loại hành vi vi phạm

cụ thể trong các Nghị định

Trang 38

Mac dù Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 1995 được ban hành trên cơ

sở tổng kết thực tiên thi hành Pháp lệnh xử phạt 1989, có tính đến những yêu

cầu mới về tăng cường đấu tranh phòng chống vi phạm hành chính trongđiều kiện phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Và

dé thi hành pháp lệnh, trong hơn 5 nam qua, tính đến ngày 30/10/2000 Chính

phủ đã ban hành 36 Nghị định có quy định cụ thể về thẩm quyền xử phạt vi

phạm hành chính trong hầu hết các lĩnh vực quản lý nhà nước và 5 quy chế

quy định chi tiết trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp xu lý hành chính nhờ đó

vẻ cơ bản đã khác phục được tình trạng thả nổi như trước đây khi nhiều viphạm hành chính không thể xử lý được vì thiếu cơ sở pháp lý cụ thể

Về tổng thể có thể nói ban hành Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính

nam 1995 là hết sức kip thời, phù hop với doi hỏi với tình hình thực tế, với

mong muốn và nguyện vọng của nhân dân ta Pháp lệnh và các văn ban của

Chính phủ ban hành trong lĩnh vực này đã góp phần từng bước tạo ra mộtkhung pháp lý tương đối hoàn chỉnh về vấn đề xử lý vị phạm hành chính.đóng góp tích cực vào việc lập lại trật tự, kỷ cương trong hoạt động quản lý

nhà nước, quan lý xã hội nang cao ý thức chấp hành pháp luật của công dân,

đề cao tinh thần trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc thi hành phápluạt va xử lý các hành vi vi phạm pháp luật

Tuy nhiên, qua hơn 5 năm thực hiện, trước sự phát triển của tình hìnhmới Pháp lệnh xử lý năm 1995 cũng đã bộc lộ những điểm hạn chế cần được

nghiên cứu, khác phục kịp thời Một số quy định của Pháp lệnh về thẩm

quyền đã dẫn tới tình trạng hồ sơ vụ việc vi phạm thường phải chuyển tới cơquan cấp trên để xử lý, làm phức tạp thêm thủ tục và kéo dài thêm thời gian

Xem xét, gây tâm lý chờ đợi bất bình của cá nhân tổ chức bị xử phạt[3] Tình trạng tương tự trên cũng tồn tại trong việc phân định thẩm quyền giữa cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành với cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung (ủy ban nhân dân các cấp) Ngoài ra Pháp lệnh cũng cần được bổ sung

một số cơ quan có thẩm quyền xử phạt đã được các đạo luật, pháp lệnh ban

hành gan đây quydinh và xem xét lại việc trao thâm quyền xử phạt hành

chính cho một số cơ quan có chức năng điều tra hình sự nhằm tránh lạm

dụng dẫn tới tình trạng hành chính hóa các quan hệ hình sự

Trang 39

Để khác phục những hạn chế, tồn tại nêu trên việc sửa đổi Pháp lệnh xử

lý vị phạm hành chính là cần thiết và đã được Quốc hôi khóa 10 quy định

đưa vào chương trình xây dựng luật pháp lệnh các năm 1998, 1999 và sau

đó được điều chỉnh sang chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2000

Dự thao lần thứ 11 pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính quy định cả thủtrưởng cơ quan quản lý nhà nước trung ương có quyền xử phạt hành chính

(ví dụ: Bộ trường Bộ công an)[ 14].

Quy định thẩm quyền của Bộ đội biên phòng thành một điều riêng, quyđịnh thêm thăm quyền của cảnh sát biển, giám đốc cảng vu hàng hải

Ngoài ra toàn bộ các điều về thấm quyền của Pháp lệnh xử lý vi phạm

hành chính đều có bố sung cho phù hợp với giai đoạn mới

Tóm lại qua nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển các quy định

pháp luật về thẩm quyền xử phạt hành chính chúng ta thấy rõ khoa học pháp

lý hành chính đã phát triển rất nhiều Sự phát triển này vừa thể hiện giá wiđích thực của quy trình lập quy vừa khẳng định thành quả mà chúng ta đạtđược là đáng kể Cũng qua đây góp phần giúp các nhà lập quy cũng như cán

bộ cơ quan nhà nươc có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có thể ban

hành ra những quy phạm pháp luật phù hợp, và áp dụng quy phạm pháp luật

đúng nội dung và mục đích của quy phạm pháp luật hành chính

Trang 40

CHƯƠNG 2

THÂM QUYỀN XU LÝ VI PHAM HANH CHÍNH

CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

2.1 CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẤM QUYỀN XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Về nguyên tác Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cóquyền quy định về vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý vi phạm hành

chính Theo cơ chế ủy quyền, Quốc hội trao cho Ủy ban thường vụ Quốc hội

ban hành Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, như vậy quyền quy định về viphạm hành chính và các biện pháp xử lý vi phạm hành chính cũng thuộc về

Uy ban thường vụ Quốc hội Song do vi phạm hành chính thường phát sinh

trong diện rộng, có nhiều loại, xâm hại đến nhiều quan hệ ở nhiều lĩnh vực

khác nhau do vậy để đảm bảo tính thực tiễn của các quy phạm pháp luật

-Uy ban thường vụ Quốc hội ủy quyền cho Chính phủ quy định hành vi vi

phạm

Như vậy, thẩm quyền quy định các chủ thể có thẩm quyền xử lý vi phạm

hành chính thuộc vẻ Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ.

Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính là quyền hạn, nghĩa vụ của các cơ

quan nhà nước có thẩm quyển tiến hành xử lý vi phạm hành chính theonhững thủ tục nhất định trong những khuôn khổ nhất định

Theo quy định của pháp luật hiện hành, không phải bất kỳ cơ quan quản

lý nhà nước nào cũng có quyền xử lý vi phạm hành chính Chỉ những cơquan nhà nước được pháp luật quy định mới được thực hiện quyền xử lý viphạm hành chính Và nếu như trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự

được áp dụng bởi tòa án thì thẩm quyền xử phạt hành chính được giao chủ

yếu cho các cơ quan quản lý nhà nước

Khi xem xét ở một nghĩa nào đó thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính

là quyền hạn và nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ápdụng pháp luật xử phạt hành chính (quy phạm xử phạt) bằng hành động xử

phạt hành chính.

Tuy nhiên dưới góc độ rộng thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính baogồm cả thẩm quyển của các cán bộ, công chức cơ quan nhà nước có thẩm

Ngày đăng: 28/05/2024, 23:54

w