1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Kế toán: Kiểm soát nội bộ doanh thu và nợ phải thu tại Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng - Điện lực Cẩm lệ

129 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kiểm Soát Nội Bộ Doanh Thu Và Nợ Phải Thu Tại Công Ty TNHH MTV Điện Lực Đà Nẵng - Điện Lực Cẩm Lệ
Tác giả Nguyễn Thị Minh Hồng
Người hướng dẫn PGS. TS. Đoàn Ngọc Phi Anh
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 23,05 MB

Cấu trúc

  • 1.1.3. Các yếu tố cầu thành kiểm soát nội bộ (0)
  • 1.1.4. Vai trò của kiểm soát nội bộ trong quản lý (24)
  • 1.2. KHÁI QUÁT CHU TRÌNH BAN HÀNG VA NO PHAI THU TRONG Pỉ 5061000023225 (26)
    • 1.2.1. Đặc điểm khái quát của chu trình bán hàng và thu tiền (26)
    • 1.2.2. Nguyên tắc ghi nhận và đo lường doanh thu bán hàng ................ 16 1.2.3. Các chức năng chính của chu trình bán hàng thu tiền và ghi nhận (27)
    • 1.3.4. Quy trình kiểm soát nội bộ đối với doanh thu và nợ phải thu (37)
  • CHUONG 2. THUC TRANG KIEM SOAT NOI BO DOANH THU VA (0)
    • 2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển của Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng - Điện lực Cẩm Lệ (45)
    • 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng - Điện lực Cẩm LỆ...........................--2¿2£©++++2E+++2EEExttEExxeerrxrrrrrxrrrrrercer 35 2.1.3. Tổ chức quản lý tại Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng - (46)
    • 2.2. THỰC TRẠNG KIÊM SOÁT NỘI BỘ DOANH THU VÀ NỢ PHẢI THU TẠI CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN LUC ĐÀ NẴNG— ĐIỆN LỰC CẢM LỆ (0)
      • 2.2.1. Khái quát công tác xác nhận doanh thu và nợ phải thu tại Điện lực e0. ...........ẻ. 39 2.2.2. Mục tiêu kiểm soát nội bộ doanh thu và nợ phải thu tại Điện lực (0)

Nội dung

Vai trò của kiểm soát nội bộ trong quản lý

thống KSNB vững mạnh sẽ mang lại cho đơn vị nhiều ích lợi như: hạn chế rủi ro gian lận hoặc trộm cắp đối với đơn vị do các đối thủ cạnh tranh hoặc nhân viên của đơn vị gây ra, đảm bảo tính tin cậy của số liệu kế toán và báo cáo tài chính, hạn chế rủi ro sai sót không cô ý của nhân viên mà có thé gây tốn hại cho doanh nghiệp, giảm bớt rủi ro không tuân thủ chính sách và quy định, quy trình kinh doanh của công ty Khi đó, việc không tuân thủ chính sách và quy trình kinh doanh của đơn vị cũng được giảm thiểu đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong toàn đơn vị Sử dụng tối ưu các nguồn lực đề đạt được mục tiêu đề ra, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, cổ đông và gây dựng lòng tin đối với họ.

Mặt khác, thường khi doanh nghiệp phát triển dần lên thì lợi ích của hệ thống KSNB cũng trở nên cần thiết hơn, vì người chủ đơn vị nếu chỉ quản lý, giám sát đơn vị và kiểm soát rủi ro khi chỉ dựa vào kinh nghiệm sẽ gặp nhiều khó khăn, bắt lợi.

Tóm lại, một hệ thống KSNB hiệu quả sẽ giúp cho nhà quản lý điều hành tốt mọi hoạt động trong doanh nghiệp mình Ngược lại, một hệ thống KSNB yếu kém sẽ khiến cho công tác quản lý gặp nhiều khó khăn, người điều hành sẽ không thể kiểm soát được các hoạt động diễn ra trong đơn vị, và dĩ nhiên điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động SXKD của đơn vị Chính vì vậy, hệ thống KSNB tại đơn vị giữ một vị trí rất quan trọng, mang ý nghĩa sống còn đối với công tác quản lý doanh nghiệp.

Với vai trò và vị trí như vậy, hệ thống KSNB ngày càng được các nhà điều hành doanh nghiệp quan tâm, đầu tư Trong đơn vị, hệ thống KSNB được xây dựng một cách khoa học, hợp lý sẽ là chìa khóa mang đến thành công trong quản lý doanh nghiệp Một khi qui mô doanh nghiệp được mở rộng, đối tượng quản lý ngày càng phức tạp hơn thì hệ thống KSNB càng chắc chắn được sự cần thiết của nó Từ đây sẽ dẫn đến những thay đổi chất lượng hơn trong công tác quan lý điều hành bởi vai trò, chỗ đứng của hệ thống KSNB đã được công nhận và xác định.

KHÁI QUÁT CHU TRÌNH BAN HÀNG VA NO PHAI THU TRONG Pỉ 5061000023225

Đặc điểm khái quát của chu trình bán hàng và thu tiền

tranh của công ty trên thị trường”.

Bán hàng thu tiền (tiêu thụ) là quá trình chuyển quyền sở hữu của hàng hóa qua quá trình trao đổi hàng — tiền giữa khách thể kiểm toán với khách hàng Quá trình bán hàng thu tiền gồm nhiều khâu, nhiều giai đoạn, bắt đầu từ yêu cầu mua của khách hàng (đơn đặt hàng, hợp đồng mua hàng ) và kết thúc việc thu tiền hoặc khách hàng cam kết chấp nhận thanh toán.

Bán hàng có nhiều hình thức khác nhau (trực tiếp bán lẻ, bán buôn, bán hàng qua đại lý, gửi hàng chờ chấp nhận ), thanh toán theo nhiều phương thức khác nhau (thu tiền ngay bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, bán chịu, trả góp ).

Với hình thức bán hàng và thanh toán phong phú, đa dạng nên việc tổ chức công tác kế toán cho chu trình này rất đa dạng Có thể nói, chu trình bán hàng - thu tiền là một giai đoạn quan trọng của chu trình sản xuất kinh doanh Chu trình bán hàng thu tiền liên quan đến nhiều khoản mục, đặc biệt là các khoản mục phản ánh trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Nguyên tắc ghi nhận và đo lường doanh thu bán hàng 16 1.2.3 Các chức năng chính của chu trình bán hàng thu tiền và ghi nhận

Như vậy, doanh thu là phần lợi ích kinh tế mà đơn vị thu được từ các hoạt động kinh tế của don vị, góp phan làm gia tăng vốn chủ sở hữu của don vị.

Doanh thu từ các giao dịch mua bán giữa hai bên đã được thỏa thuận Là khoản thu được sau khi đã trừ hết các khoản chiết khâu thương mại, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thỏa thuận giữa bên bán với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản.

Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại.

Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm điều kiện sau: Doanh nghiệp đã chuyền giao đa số rủi ro và lợi ích gắn với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua; Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa; Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn; Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;

Xác định được chỉ phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

Doanh thu và chỉ phí liên quan một giao dịch phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp.

Chỉ ghi nhận doanh thu trong kỳ kế toán khi đã đáp ứng đồng thời các điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu tiền lãi, doanh thu tiền bản quyền, tiền cổ tức và lợi nhuận được chia theo quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.

Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi dé lấy hàng hóa hoặc dịch vụ khác tương ứng về bản chất và giá trị thì việc giao dịch đó không tính là một giao dịch tạo ra doanh thu và không tính là doanh thu.

Doanh thu (kế cả doanh thu nội bộ) phải được kiểm soát riêng biệt theo từng loại doanh thu: doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, tiền cỗ tức và lợi nhuận được chia Trong từng loại doanh nghiệp, doanh thu lại được cụ thé theo từng loại doanh thu để phục vụ cho việc ghi nhận đúng nhất kết quả doanh thu theo mục đích quản lý hoạt động sản xuất kinh đoanh và lập báo cáo kết quả kinh doanh của đơn vị.

Nếu trong kỳ kế toán phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại thì phải được hạch toán tách biệt Các khoản giảm trừ doanh thu được tính trừ vào doanh thu ghi nhận ban đầu để ghi nhận doanh thu thuần làm căn cứ xác định kết quả kinh doanh của kỳ kế toán.

Về nguyên tắc, cuối kỳ kế toán, doanh nghiệp phái ghi nhận kết quả hoạt động SXKD Toàn bộ doanh thu thực hiện trong kỳ kế toán được kết chuyền để ghi nhận kết quả hoạt động kinh doanh.

1.2.3 Các chức năng chính của chu trình bán hàng thu tiền và ghi nhận doanh thu

Thông thường, với một số đơn vị, những thể hiện rõ nhất của mỗi chức năng và bộ phận đảm nhận các chức năng khác nhau, từ đó, chu trình bán hàng và thu tiền đều bao gồm các chức năng cụ thể như sau: Xử lý đơn đặt hàng của người mua, xét duyệt bán chịu, chuyền giao hàng hóa, lập hóa đơn bán hàng, xử lý và ghi số các khoản về doanh thu và về thu tiền, xóa số các khoản phải thu không thu được, lập dự phòng nợ khó đòi.

Xử lý đơn đặt hàng của người mua: Đơn đặt hàng của khách hàng là điểm đầu tiên của tat cả chu trình Đó là đề xuất mua hang từ khách hàng hiện tại hoặc tương lai Đơn đặt hàng của khách hàng có nhiều hình thức như: đơn đặt hàng, phiếu yêu cầu mua hàng, yêu cầu qua thư, fax, điện thoại Dựa vào đơn đặt hàng, đơn vị bán có thể nghiên cứu dé đưa ra quyết định bán qua phiếu tiêu thụ và lập hóa đơn bán hàng.

Kiểm tra tín dụng và xét duyệt bán chịu: Việc bán nợ sẽ giúp DN gia tăng doanh số bán hàng nhưng sẽ gặp nhiều rủi ro trong như người mua không có khả năng thanh toán Vì thế, việc bán nợ cần được kiểm tra, xem xét thật kỹ lưỡng Trước khi đi đến kết luận có bán nợ cho người mua đó hay không thì cần phải xem xét từng đối tượng khách hàng cụ thể, khả năng thu nợ tối đa của từng khách hàng dé từ đó đi đến quyết định bán nợ một phần hay toàn bộ lô hàng Tuy nhiên, quyết định này cần được cân nhắc trên sự xem xét lợi ích của cả 2 bên theo hướng khuyến khích khách hàng trả tiền nhanh qua chính sách ưu đãi về giá cả và thời hạn thanh toán.

Chuyển giao hàng hóa: Khi đã có quyết định về phương thức bán hàng, bộ phận xuất hàng sẽ lập lệnh xuất kho và chứng từ vận chuyên dựa trên các thông số trên mẫu đơn đặt hàng, sau đó thực hiện việc xuất kho và chuyển hàng đến khách hàng.

Lập hóa đơn bán hàng, đông thời ghi số nghiệp vụ: Hóa đơn bán hàng là chứng từ thể hiện đầy đủ thông tin về hàng hóa (mẫu mã, quy cách, số lượng ) và giá cả thanh toán Tổng sé tiền thanh toán bao gồm giá hang bán, chi phí vận chuyền, bảo hiểm và các yêu cầu khác theo luật thuế giá trị gia tăng Hóa đơn sẽ được chia thành 3 liên: liên 2 giao cho khách hàng, 2 liên còn lại sẽ lưu lại ghi số và theo dõi việc thu tiền Hóa đơn bán hàng vừa là phương tiện thé hiện cho người mua biết rõ về số tiền và thời gian phải thanh toán; vừa là chứng từ ghi số nhật ký bán hàng và theo đõi các khoản phải thu.

Nhật ký bán hàng là số ghi chép thé hiện nghiệp vụ phát sinh, nhật ký ghi rõ doanh thu gộp của nhiều mặt hàng và phân loại theo các khoản tương ứng.

Quy trình kiểm soát nội bộ đối với doanh thu và nợ phải thu

- Kiểm tra tiếp nhận và xử lý đơn hàng

+ Yêu cầu về hàng hóa của khách hàng là điểm bắt đầu của chu trình bán hàng Việc yêu cầu của người mua thể hiện qua đơn đặt hàng hoặc phiếu mua hàng và cuối cùng là hợp đồng về mua bán hàng hóa, dịch vụ Từ đơn đặt hàng, bộ phận liên quan sẽ tiếp nhận và tiếp tục công việc xử lý đơn đặt hàng.

Trên cơ sở này, người bán hàng có thé xem xét về số lượng, quy cách dé xác nhận khả năng cung ứng của doanh nghiệp và từ đó xét duyệt quyết định bán hàng Về mặt pháp lý, đơn đặt hàng là chứng nhận thể hiện quyết định mua hàng hóa theo những điều kiện nhất định, và đây chính là điểm đầu tiên của toàn bộ chu trình bán hàng Dựa trên cơ sở pháp lý này, người cân nhắc quyết định bán hàng qua phiếu tiêu thụ đó là trưởng bộ phận bán hàng và lập hóa đơn bán hàng Phiếu tiêu thụ là một quyết định bán của đơn vị biểu hiện một số lượng đặc trưng, của hàng hóa Phiếu tiêu thụ cũng chính là bằng chứng đề bộ phận tín dụng xem xét duyệt bán chịu cho khách hàng.

+ Toàn bộ các chứng từ đặt hàng trong nghiệp vụ bán hàng cần được phê duyệt và ghi số đầy đủ Các quy định kiểm soát yêu cầu sử dụng việc đánh số trước đối với các đơn đặt hàng, chữ ký hợp pháp của người bán hàng và khách hàng, sự phê duyệt về chế độ bán hàng, mô tả nghiệp vụ bán, giá bán và các điều khoản đã giao hàng đã đặt trước cũng như địa chỉ lập hóa đơn hợp pháp trước khi chuyền hàng.

+ Thường thì đơn vị sẽ lập bản danh sách chỉ tiết những đơn đặt hàng trở lại để chuẩn bị sẵn sàng cho các nhu cầu của người mua và cần phải dự trữ cho tương lai lượng hàng nhất định.

- Phê chuẩn phương thức bán chịu + Do bán hàng gắn liền với thu tiền nên sau khi có quyết định bán hàng doanh nghiệp cần thu nhập các thông tin tài chính của khách hàng cũng như khả năng của đơn vị đề từ đó ra quyết định bán chịu một phần hay toàn bộ lô hàng và trong thời gian bao lâu Quyết định này thể hiện trên hợp đồng kinh tế như một điều kiện đã được thỏa thuận trong giao ước mua bán trong hợp đồng.

+ Tại đơn vị, việc ghi nhận bán nợ xảy ra sau khi có phiếu tiêu thụ và chữ ký của trưởng bộ phận bán hàng, thì bộ phận tín dụng sẽ có bắt buộc xem xét quyền mua nợ của khách hàng và đưa ra quyết định xét duyệt bán nợ một phan hay toàn bộ 16 hàng Việc chấp thuận có thé được nghiên cứu trên cơ sở lợi ích của cả 2 bên hướng khuyến khích người mua trả tiền nhanh qua tỷ lệ khuyến mãi giá khác nhau theo thời hạn thanh toán.

+ Các nghiệp vụ bán hàng đều phải được phê duyệt bán nợ và xác nhận chính xác nhằm tránh gây tổn thất cho đơn vị Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều doanh nghiệp đã bỏ qua chức năng này và gây ra nợ khó đòi và có thể mat khả năng thu được do khách hàng không có khả năng thanh toán hoặc cố ý không thanh toán do có sơ hở trong thỏa thuận lúc đầu Vì thế, một số doanh nghiệp đề xuất phải kiểm tra đơn vị đặt hàng và chỉ thực hiện việc giao hàng khi đảm bảo các thông tin đã được kiểm tra rõ ràng chắc chắn cho việc thanh toán.

+ Căn cứ vào phiếu xuất kho của thủ kho, bộ phận chuyên hàng sẽ lập vận đơn và gửi hàng cho người mua, bên cạnh các vận đơn được ghi số gửi hàng trước khi chuyền sang cho bộ phận lập hóa don bán hàng Tại các doanh nghiệp lớn, các nghiệp vụ bán hàng xảy ra liên tục thì thường lập số vận chuyền dé cập nhật các chứng từ vận chuyền Hóa don vận chuyển phải đúng pháp lý quy định trách nhiệm của người chuyền giao hàng hóa.

+ Bộ phận giao hàng khẳng định về hoạt động giao hàng là chính xác bằng cách lưu trữ các chứng từ khẳng định hàng hóa xuất kho chuyển đến người mua là có thật và đã được sự cho phép, phê duyệt đúng đắn Và theo quy định của cơ quan thuế thì khi chuyển hàng hóa phải kèm theo hóa đơn bán hàng Vì vậy, hóa đơn bán hàng thường được lập cùng lúc với vận đơn, là chứng từ vận chuyền và được chuyền đến cho người mua.

- Lập hóa đơn bán hàng

+ Khi có thông báo quyết định hàng hóa được chuyền giao cho người mua thì hóa đơn sẽ được chuẩn bị Hóa đơn bán hàng là chứng từ chỉ rõ mẫu mã, số lượng, giá cả hàng hóa và là một chứng từ xác thực thông tin cho người mua nội dung số tiền mà họ phải trả, vì thế cần được lập chính xác và đúng hạn.

+ Hóa đơn thường được lập ra ở bộ phận khác với phòng Kế toán và bộ phận bán hàng Bộ phận lập hóa đơn phải có trách nhiệm: đánh số chứng từ gửi hàng; so sánh lệnh bán hàng với chứng từ gửi hàng, đơn đặt hàng; giá ghi trên hóa đơn phải ghi đúng theo giá quy định của doanh nghiệp; tính tiền chi tiết cho từng loại hàng hóa và cả hóa đơn.

+ Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế chấp thuận được thé hiện dữ liệu dưới dạng điện tử Hóa đơn chính là chứng từ chỉ rõ số tiền thanh toán từng hợp đồng, là căn cứ dé ghi số nghiệp vụ bán hàng và theo dõi công nợ khách hàng Tại thời điểm phát hành hóa đơn kế toán phải ghi nhận doanh thu và các khoản có liên quan đến nghiệp vụ bán hàng lên các tài khoản chỉ tiết.

Số liệu trên hóa đơn phải trùng khớp với đơn hàng khi các các điều khoản giữa người bán và người mua đã được thỏa thuận.

+ Đồng thời, doanh nghiệp phải thực hiện những thủ tục kiểm soát để đảm bảo các hóa đơn chỉ được chuyển đến cho người mua khi có xác thực về chuyển giao hàng hóa là có thực.

- Xứ lý và ghi số nghiệp vụ và theo dõi thanh toán + Khi hóa đơn đã lập va hàng được chuyển đi sẽ xảy ra hai trường hợp nếu bán hàng thu tiền liền thì việc theo dõi thanh toán sẽ kết thúc, néu bán nợ thì kế toán phải tiếp tục theo dõi các khoản nợ phải thu.

+ Tại thời gian hóa đơn phát hành buộc kế toán phải kịp thời ghi nhận doanh thu và các khoản có liên quan đến nghiệp vụ bán hàng Doanh thu ghi số là nghiệp vụ đã phát sinh, được diễn đạt đầy đủ, chính xác và đúng lúc. Đồng thời, kế toán phải phản ánh vốn hàng phải được chứng minh bằng bộ chứng từ bán hàng Sau khi kiểm tra chính xác với các nội dung trên hóa đơn bán hàng và lệnh xuất hàng thì kế toán mới tiến hành ghi số nghiệp vụ Phải kiểm tra đối chiếu nội bộ về trình tự lập chứng từ và ghi số theo thời gian, hạn chế sự chậm trễ nhất là nghiệp vụ bán hàng xảy ra vào cuối kỳ kế toán vì nó sẽ ảnh hưởng đến các thông tin cung cấp cho nhà lãnh đạo trong việc đưa ra quyết định.

THUC TRANG KIEM SOAT NOI BO DOANH THU VA

Quá trình hình thành, phát triển của Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng - Điện lực Cẩm Lệ

Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng trước đây là Sở quản lý và phân phối điện Quảng Nam - Đà Nẵng thành lập theo Quyết định số

515/DT/DMT.3 của Công ty Điện lực Miền Trung ký ngày 11/01/1977, tại địa chỉ 35 Phan Đình Phùng với lĩnh vực sản xuất, quản lý và kinh doanh điện năng Đến năm 1986 đổi tên thành Sở Điện lực Quảng Nam - Đà Nẵng, văn phòng đặt tại 179 Nguyễn Chí Thanh - Đà Nẵng Ngày 8/3/1996, Tổng giám đốc Công ty Điện lực Việt Nam ban hành Quyết định số 257/DVN đổi tên Sở Điện lực Quảng Nam - Đà Nẵng thành Điện lực Quảng Nam - Đà Nẵng.

Ngày 14/3/1997, Tổng giám đốc Công ty Điện lực Việt Nam ban hành Quyết định số 255 DVN/TCCB-LD tách Điện lực Quảng Nam - Đà Nẵng thành Điện lực Quảng Nam và Điện lực Đà Nẵng trực thuộc Công ty Điện lực 3.

Năm 2006, Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng (viết tắt là Công ty Điện lực Đà Nẵng hay DNP) đã được thành lập theo Quyết định số

140/2006/QĐ-TTg ngày 16/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ, là đơn vị thành viên trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Theo Quyết định số 739/QĐ-BCT ngày 05/02/2010 của Bộ Công

Thương, Tổng Công ty Điện lực Miền Trung (EVNCPC) được thành lập là

Công ty TNHH MTV do Tập đoàn Điện lực Việt Nam sở hữu 100% vốn điều lệ, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

Theo quyết định số 3899/QĐ-EVNCPC ngày 12/10/2010 của Chủ tịch Tổng Công ty Điện lực Miền Trung về việc xét duyệt Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng chính thức là thành viên trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Miền Trung.

Hiện nay, Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng có 06 đơn vị trực thuộc là: Điện lực Hải Châu, Điện lực Thanh Khê, Điện lực Sơn Trà, Điện lực Cẩm lệ, Điện lực Liên Chiểu và Điện lực Hòa Vang Các điện lực trực thuộc này thực hiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ giống nhau theo sự phân công của Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng. Điện lực Cẩm Lệ được thành lập theo QD số 2473/QĐ-ĐĐN của Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng ngày 29/05/2009 trên cơ sở nâng cấp từChi nhánh Điện Khu vực 4 trực thuộc Công ty kể từ ngày 01/06/2009 Địa bàn quản lý gồm các Phường của Quận Câm Lệ và 03 xã của Huyện HòaVang (Hòa Châu, Hòa Tiến, Hòa Phước) Trải qua 14 năm thành lập và phát triển Điện lực Cẩm Lệ đã không ngừng ổn định vị thế về mọi mặt Đến nay,Điện lực Cẩm Lệ đã đạt được sản lượng điện thương phẩm 354,506trKWh/năm, số lượng hợp đồng lên đến 62.070 hộ, trong đó khách hàng sinh hoạt chiếm tỷ lệ 90% Doanh thu chua VAT năm 2022 thực hiện 853,084 tỷ đồng, tính đến T04/2023 doanh thu đạt 232,509 tỷ đồng.

Chức năng, nhiệm vụ của Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng - Điện lực Cẩm LỆ 2¿2£©++++2E+++2EEExttEExxeerrxrrrrrxrrrrrercer 35 2.1.3 Tổ chức quản lý tại Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng -

Nẵng - Điện lực Cẩm Lệ

Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng là doanh nghiệp có 100% vốnNhà nước trực thuộc Tổng công ty Điện lực Miền Trung Công ty hoạt động theo Luật doanh nghiệp, theo sự phân công phân nhiệm của Tổng Công ty Điện lực Miền Trung. Điện lực Cẩm Lệ là một trong 06 chỉ nhánh trực thuộc Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng Là đơn vị hạch toán phụ thuộc, chịu sự quản lý, điều tiết trực tiếp từ Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng với chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh chính:

- Cung cấp điện cho các hoạt động Kinh tế — Xã hội, An ninh — Quốc phòng của thành phố Da Nẵng trên khu vực Quận Cam Lệ.

- Bảo toàn, phát triển vốn đầu tư của Tập đoàn Điện lực, Tổng Công ty Điện Lực Miền Trung, Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng đã giao, sử dụng thích hợp các điểm mạnh von có dé thúc day lợi nhuận, tích lũy đầu tư phát triển Công ty.

Lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh:

- Sản xuất kinh doanh điện năng.

- Giữ gìn, bảo vệ, cải tạo lưới điện đến cấp điện áp 110 kV; Giữ gìn, trùng tu thiết bị điện và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị điện đến cấp điện áp 110 kV.

- Hướng dẫn đầu tư, xây dựng công trình lưới điện đến cấp điện áp

- Đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn định cho các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng khu vực Quận Cẩm Lệ, sản xuất kinh doanh có lãi, giữ gìn và phát triển vốn đầu tư, sử dụng hợp lý các điểm mạnh để tối đa hóa lợi nhuận.

- Phan dau đạt và vượt các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh mà Công ty giao nhiệm vụ hàng tháng, quý, năm.

- Phối hợp với các phòng chức năng Công ty thực hiện các quyết định quản trị của Công ty giao Kiến nghị, đề xuất với Công ty các biện pháp, giải pháp hợp lý để nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành trong thực hiện nhiệm vụ được giao

2.1.3 Tổ chức quản lý tại Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng - Điện lực Cam Lệ

- Ban lãnh đạo Điện lực luôn chịu khó tìm tòi vạch ra kế hoạch, hướng đi đúng đắn và tốt nhất nhất để kinh doanh đạt hiệu quả, cạnh tranh lành mạnh, sử dụng tốt tất cả các nguồn lực của Công ty giao, phục vụ tốt các nhu cầu người tiêu dùng về sản lượng cũng như chất lượng, với phương châm tiết kiệm tối đa chi phí, bắt kịp công nghệ bao đảm kinh doanh đúng pháp luật, nâng cao đời sống CBCNV đơn vi Các báo cáo tài chính, báo cáo kinh doanh của doanh nghiệp luôn phản ánh trung trực, xác thực về tình hình tài chính.

Với khả năng lãnh đạo, điều hành linh hoạt, nhạy bén của Ban Giám đốc, đơn vị luôn đứng vị thứ cao trong kết quả kinh doanh hàng tháng so với 05 đơn vị điện lực còn lại.

- Trong điện lực, Giám đốc là người có vai trò cao nhất, chịu trách nhiệm lớn nhất về mọi mặt hoạt động sản xuất cũng như công tác Đảng, công tác chính trị tại đơn vị Giám đốc có trách nhiệm cùng với các thành viên trong ban giám đốc giám sát các hoạt động của điện lực, đề xuất các kế hoạch, vạch ra chiến lượt phát triển để đơn vị thực hiện Trong công tác chuyên môn, dưới Giám đốc là phó giám đốc kinh doanh và phó giám đốc kỹ thuật có trách nhiệm hỗ trợ tham mưu cho giám đốc trong việc điều hành và báo cáo tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động của Điện lực Quan điểm, phương thức hoạt động của lãnh đạo đơn vị được biểu hiện rõ nét từ các quy chế, quy định và từ đó sẽ tạo ra môi trường quản lý thuận lợi, chuyên nghiệp cho các bộ phận và cá nhân liên quan nhận thức đúng din và chấp hành nghiêm túc các quy định, đem lại hiệu quả SXKD.

- Bộ máy quản lý của Điện lực Cẩm Lệ theo mô hình trực tuyến chức năng, gồm: 01 Giám đốc, 02 Phó Giám đốc, 01 Kế toán trưởng, 05 phòng ban chức năng, 08 tổ sản xuất trực thuộc phòng ban Tổng số cán bộ công nhân viên tính đến 30/04/2023 là 82 người phản ánh trong Sơ đồ 2.1.

PGP KY THUAT PGD KINH DOANH

PHÒNG KH-KT| | ĐỘIQLVH DZ&TBA PHONG TONG HỢP | |PHONG KE TOAN| PHONG KINH DOANH

TÔ TRỰC XỨ LÝ sỰ cô| |TOLAIXE] | BẢO vệ Tô QLKH | |T6TNen]} |roorep| |roco| [rô kreswep

Sơ dé 2.1 Bộ máy tổ chức của Điện lực Cẩm Lệ

(Nguôn: Điện lực Cẩm Lệ) Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh:

- Điện lực Cẩm Lệ tiếp nhận nguồn từ điện lưới quốc gia và các nhà máy thủy điện, các địa điểm cung ứng năng lượng mặt trời trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng để kinh doanh bán điện phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng trên địa bàn rộng, trải khắp Quận Cảm Lệ và 03 huyện Hòa Vang, Hòa Phước, Hòa Châu Như vậy, sản phẩm chủ yếu, duy nhất của Điện lực Cẩm Lệ là điện năng, đó là một dạng hàng hóa vô cùng đặc biệt Sở dĩ điện năng là một loại hàng hóa đặc biệt bởi vì:

+ Một là, đây là mặt hàng cần thiết mà tất cả mọi người dân, mọi doanh nghiệp trong khu vực đều có nhu cau tiêu dùng và phải tiêu dung Bởi vì tính chất đặc biệt như vậy nên giá của loại hàng hóa này không được xác định theo quy luật cung cầu, mà giá do Nhà nước, cụ thé là Bộ Công thương (Quy định mới nhất về giá điện ké từ ngày 04/05/2023 của Bộ Công thương theo quyết định số 1062/QĐ-BCT) dựa trên nhiều yếu tố khác nhau Đây là mặt hàngNhà nước không khuyến khích dùng nhiều, do đó dùng càng nhiều giá càng cao (do thiếu hụt nguồn điện trong nước).

+ Hai là, đối với các loại hàng hóa thông dụng khác, sau khâu sản xuất ra thành phẩm thì mới chuyền sang giai đoạn tiêu thụ, còn đối với điện năng thì việc sản xuất và tiêu thụ diễn ra đồng thời Toàn bộ chuỗi giá trị liên kết xảy ra đồng thời từ công đoạn sản xuất đến bước cuối cùng là tiêu thụ sản phẩm mà không phải qua bất kỳ một khâu trung gian nào.

+ Ba là, điện là ngành có vai trò vô cùng quan trọng, điện quyết định tốc độ phát triển kinh tế xã hội, nhất là trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội qua các thời kỳ đều xác định: điện phải đi trước một bước.

2.2 THUC TRANG KIEM SOÁT NỘI BỘ DOANH THU VA NO PHAI THU TAI CONG TY TNHH MTV ĐIỆN LUC ĐÀ NANG - ĐIỆN LUC

2.2.1 Khái quát công tác xác nhận doanh thu va nợ phải thu tại Điện lực Cẩm Lệ

Công tác xác nhận doanh thu tiền điện, bán hàng, thu tiền và tổng hợp doanh thu bao gồm: kiểm soát hợp đồng mua bán điện đầu vào, tránh áp giá sai ảnh hưởng doanh thu, ghi chỉ số, lập và phát hành hóa đơn tiền điện, thu tiền điện, thu nợ các khoản thu quá hạn, nợ khó đòi, truy thu các trường hợp vi phạm giá, ăn trộm điện Vì thế công tác KSNB doanh thu và nợ phải thu phải có hiệu quả, kiểm soát các ngân hàng và tổ chức trung gian thu hộ nộp tiền thu về đầy đủ, đúng thời hạn hay không, và thực hiện việc quyết toán có chính xác không, Như vậy mới có thể bảo đảm được tình hình hoạt động kinh doanh có kết quả tốt, đạt và vượt kế hoạch Công ty giao hàng tháng Qua đó, phải xây dựng một hệ thống KSNB chặt chẽ và trong quá trình thực hiện các thủ tục phải đảm bảo tuân thủ đúng các nguyên tắc kiểm soát.

2.2.2 Mục tiêu kiểm soát nội bộ doanh thu và nợ phải thu tại Điện lực Cẩm Lệ

Công ty đã xây dựng các thủ tục KSNB doanh thu và nợ phải thu nhằm đảm bảo tính hiệu quả và tuân theo các quy định của Nhà nước, của Tập đoàn và của Tổng công ty Cụ thể như sau:

- Về mục tiêu hoạt động:

Ngày đăng: 28/05/2024, 11:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.3. Trình tự tuân chuyén chứng từ trên may tinh - Luận văn thạc sĩ Kế toán: Kiểm soát nội bộ doanh thu và nợ phải thu tại Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng - Điện lực Cẩm lệ
Sơ đồ 2.3. Trình tự tuân chuyén chứng từ trên may tinh (Trang 58)
Hình 2.1. Chứng từ ghi sé - Luận văn thạc sĩ Kế toán: Kiểm soát nội bộ doanh thu và nợ phải thu tại Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng - Điện lực Cẩm lệ
Hình 2.1. Chứng từ ghi sé (Trang 60)
Hình 2.2. Số chỉ tiết thu và số dự các khoản phải thu (Biểu 10 BCKD) (Nguồn: Điện lực Cẩm Lệ) 2.2.6 - Luận văn thạc sĩ Kế toán: Kiểm soát nội bộ doanh thu và nợ phải thu tại Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng - Điện lực Cẩm lệ
Hình 2.2. Số chỉ tiết thu và số dự các khoản phải thu (Biểu 10 BCKD) (Nguồn: Điện lực Cẩm Lệ) 2.2.6 (Trang 61)
Sơ đồ 2.6. Lưu đồ thực hiện phúc tra ghi chỉ số - Luận văn thạc sĩ Kế toán: Kiểm soát nội bộ doanh thu và nợ phải thu tại Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng - Điện lực Cẩm lệ
Sơ đồ 2.6. Lưu đồ thực hiện phúc tra ghi chỉ số (Trang 69)
Hình 2.3. S6 kiểm soát chỉ tiết theo đối ứng tài khoản phải thu (từ MMIS) (Nguồn -Điện lực Cẩm Lệ) - Luận văn thạc sĩ Kế toán: Kiểm soát nội bộ doanh thu và nợ phải thu tại Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng - Điện lực Cẩm lệ
Hình 2.3. S6 kiểm soát chỉ tiết theo đối ứng tài khoản phải thu (từ MMIS) (Nguồn -Điện lực Cẩm Lệ) (Trang 76)
Hình 2.4. Số tiền gửi ngân hang - Luận văn thạc sĩ Kế toán: Kiểm soát nội bộ doanh thu và nợ phải thu tại Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng - Điện lực Cẩm lệ
Hình 2.4. Số tiền gửi ngân hang (Trang 79)
Bảng 3.1. Báo cáo tong hợp thu tiền điện theo lộ trình - Luận văn thạc sĩ Kế toán: Kiểm soát nội bộ doanh thu và nợ phải thu tại Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng - Điện lực Cẩm lệ
Bảng 3.1. Báo cáo tong hợp thu tiền điện theo lộ trình (Trang 103)
Bảng 3.3. Báo cáo doanh thu của các đơn vị trực thuộc Điện lực . - Luận văn thạc sĩ Kế toán: Kiểm soát nội bộ doanh thu và nợ phải thu tại Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng - Điện lực Cẩm lệ
Bảng 3.3. Báo cáo doanh thu của các đơn vị trực thuộc Điện lực (Trang 104)
Bảng 3.2. Báo cáo tổng hợp khách hang thu qua ngân hàng, TCTG - Luận văn thạc sĩ Kế toán: Kiểm soát nội bộ doanh thu và nợ phải thu tại Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng - Điện lực Cẩm lệ
Bảng 3.2. Báo cáo tổng hợp khách hang thu qua ngân hàng, TCTG (Trang 104)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN