63 Vv 2.2 Sự thể hiện của nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở 16i trong việc quy định một số cấu thành tội phạm cu thể tại phan riêng BLHS Việt Nam HữM 151 ss netcacncas: serge semanas cs
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHAP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
LÊ THỊ THU THUỶ
NGUYEN TAC TRÁCH NHIEM TREN CƠ SỞ LOI
TRONG LUAT HINH SU VIET NAM
Chuyên ngành: LUAT HÌNH SU
Mã số: 60.38.40
THƯ VIỆNTRƯƠNG ĐẠI HỌC 1 UAT HA NPHÒNG GV _ 222
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TSKH Lê Cảm
HÀ NỘI - 2003
Trang 2Tôi xin chân thành cảm ơn tập thé các thây giáo, cô giáo dang
công tác và tham gia giảng day tai Khoa sau Dai học, Trường Đại học
Luật Hà Nội đã quan tâm, tạo điều kiện giúp đố tôi trong quá trìnhhọc tập và nghién ctu
Đặc biệt, tôi xin chân thành cam ơn Thay giáo - TSKH Lê Cam, người đã tận tình hướng dan và giúp dé tôi hoàn thành công trình khoahọc này
Xin cam ơn sự động viên, giúp đỡ nhiệt thành cua các bạn, các đồng nghiệp và gia đình.
Trang 3CHÚ THÍCH NHỮNG TỪ VIẾT TÁT TRONG LUẬN VĂN
Viện kiểm sát nhân dân
Trang 4PHAN MỞ ĐẦU -::-222222222111211121 1 22222 rrrroCHUONG I: Mot số vấn đề lý luận chung về nguyên tắc trách nhiệm
trên cơ sở lỗi trong luật hình sự Việt Nam - SàcSccecseeree 5
1.1 Nhận thức chung về lôi hình sự -. - 5 5:5: S22+£+£szvrrrerrrrerrrrrre 5
1.1.1 Khái niệm lỗi hình sự ¿2c 2c St 2212211211222 Hà he 51.1.2 Nội dung và các dấu hiệu của lỗi hình sự - -:c s-cccssxcerses 101.1.3 Các hình thức va các dang lỗi hình Su eee eee eeeeeeeeeeeeeeeeeeeneens 14
1.2 Nội dung cơ bản của nguyên tắc » trách nhiệm trên cơ sở lôi trong
irïT Himh sự TiIiệL THANH ee 21
1.3 Su hình thành va phat triển của các quy phạm về nguyên tắc trách
nhiệm trên cơ sở lỗi trong pháp luật hình sự Việt Nam trước pháp điển
hoá lần thứ hai (1999) ee cece v1 1E KHE KH vn 28CHUONG II Nguyên tac trách nhiệm trên cơ sở loi trong pháp luật
hình sự Việt Nam hiện hành -. - S2 SSnehHHhruerrkeoeo OD
2.1 Sự thể hiện của nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi trong các quy
định tai Phân chung BLHS Việt Nam 1999 275 2ccscseeeeeeeeeeev 22
2.1.1 Sự thể hiện của nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi trong các
quy định về tội phạm và phé@n loại tội phạm - 52525222 S<szzvsvcsesere © 322.1.2 Sự thể hiện của nguyên tac trách nhiệm trên cơ sở lỗi trong việc
quy định co sở và các điều kiện của trách nhiệm hình sự - 38
2.1.3 Sự thể hiện của nguyên tác trách nhiệm trên cơ sở lỗi trong việc
quy định các tình tiết loại trừ tính chất tội phạm của hành vi - 43
2.1.4 Sự thể hiện của nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi trong việc
quy định năng lực trách nhiệm hình sự trong tình trạng say do dùng rượu
hoặc các chất kích thích mạnh khác - -c 22 13222111393 112k hệ, 49
Trang 52.1.5 Sự thể hiện của nguyên tac trách nhiệm trên cơ sở lỗi trong việc
quy định các giai đoạn thực hiện tội phạm và đồng phạm -.- Ð2
2.1.6 Sự thể hiện của nguyên tác trách nhiệm trên cơ sở lỗi trong việc
quy định các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình su; tái phạm va
189i 1n8110108015 012177 1-1 63 Vv
2.2 Sự thể hiện của nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở 16i trong việc quy
định một số cấu thành tội phạm cu thể tại phan riêng BLHS Việt Nam
HữM 151 ss netcacncas: serge semanas cs eae A EE I I 68
CHUONG III: Van dé áp dung các quy phạm pháp luật hình sự Việt
Nam liên quan đến nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lôi trong thực
tiên định tội danh và quyết định hình phạt 2S cece 77
3.1 Những yêu cau của nguyên tắc trách nhiệm trên co sở lỗi trong việc
định tội danh và quyết định hình phạt ¿5-25 S2 Sccszsccseessesvsa 77
3.1.1 Yêu cầu của nguyên tac trách nhiệm trên cơ sở lỗi trong việc định
Oe rir3.1.2 Yêu cầu của nguyên tac trách nhiệm trên cơ sở lỗi trong việc quyết
0011008110000) 1010 6-4 S3
3.2 Thực tiên áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự liên quan đến
nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi trong việc định tội danh và quyết
định hình phạt ce - 112 v1 11 19H ng ng ngumm 90 3.2.1 Đánh giá không chính xác hình thức mức độ lỗi khi định tội danh
và quyết định hình phat - Ă 6 1221251 51121111 111 11 91kg nu 903.2.2 Tình trạng buộc tội khách quan (buộc tội không trên co sở lõi) 993.3 Một sô giải pháp nhằm dam bao thực hiện nguyên tac trách nhiệm
trên cơ sở lỗi trong việc hoàn thiện và áp dụng pháp luật hình sự ở Việt
a 1053.3.1 Những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy phạm pháp luật hình sự
hiện hành về nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi — 105
Trang 6CO) a 113
3.3.3 Những giải pháp liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của bị can, bi cáo trong tố tụng hình sự -+ + +: +22: czxxczvssscss2 115KET LUAN 017 Ố 118
DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO - 222222EE22222Et22EEEcEExxre 120
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay việc xây
dựng và áp dụng các qui phạm PLHS cần phải đảm bảo sự phù hợp với các nguyên
tac và qui phạm được thừa nhận chung của pháp luật quốc tế trong lĩnh vực tư pháp
hình sự, góp phần nang cao tinh than chủ động phòng ngừa và kiên quyết đâu tranhchống tội phạm, bảo vệ các quyền và tự do của công dân cũng như lợi ích của Nhànước và xã hội, đồng thời tăng cường pháp chế XHCN
Nguyên tac TNHS trên cơ sở lỗi là một trong các nguyên tac tiên bộ được
thừa nhận chung của khoa học luật hình sự trong Nhà nước pháp quyền cũng như
của luật hình sự Việt Nam Nội dung của nguyên tắc này là: một người chỉ phải chịu
trách nhiệm hình sự khi họ có lỗi Tính chất lỗi của hành vi nguy hiểm cho xã hội bị
luật hình sự cấm là dấu hiệu chủ quan của tội phạm và là một trong những điều kiện
không thể thiếu của TNHS, chỉ được phép buộc tội chủ quan mà không được phépbuộc tội khách quan - biểu hiện của tình trạng tuỳ tiện trong áp dụng PLHS, vi phạm
nghiêm trọng các quyền tự do dân chủ của công dân
Trong PLHS thực định, sự thể hiện và chi phối của nguyên tac trách nhiệmtrên cơ sở lỗi trong các qui phạm PLHS còn nhiều hạn chế chưa thực sự đầy đủ để
làm cơ sở pháp lý cho quá trình áp dụng và tuân thủ nguyên tác trên thực tế Ví du.chưa có một loạt các qui định chính thức về mat lập pháp liên quan đến nội dung cơbản của nguyên tác như: khái niệm lỗi hình sự, khái niệm người có lỗi trong tội
phạm, trường hợp hỗn hợp lỗi; chưa bổ sung hình thức lỗi với tính chất là dấu hiệubắt buộc của một số CTTP tang nặng v.v
Trong thực tiễn áp dụng PLHS, tình trạng buộc tội khách quan vi phạmnguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi trong điều tra, truy tố, xét xử còn khá pho
biến; việc quyết định hình phạt không dựa trên mức độ lỗi vẫn tồn tại Tình trangnày dẫn đến hậu quả: xử lý oan sai, bỏ lọt tội phạm gây dư luận bất bình trong quảnchúng nhân dân, ảnh hưởng đến quyền lợi ích hợp pháp của công dân cũng như ảnh
hưởng đến trật tự và ổn định xã hội
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả nhận thức được răng: việc nghiên
cứu một cách nghiêm túc để làm rõ cơ sở lý luận, nội dung, ý nghĩa của nguyên tác
Trang 8trách nhiệm trên co sở lỗi trong luật hình sự Việt Nam hiện nay là hết sức can thiết
cả về lý luận cũng như thực tiễn, đáp ứng được nhu cầu hoàn thiện các qui phamPLHS Việt Nam cũng như góp phần bảo đảm các quyền và tự do của con ngườitrong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
2 Tình hình nghiên cứu:
Ở nước ta hiện nay, việc nghiên cứu nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lôi
của luật hình sự để làm nổi bật tầm quan trọng của nó trong quá trình lập pháp hình
sự, cũng như áp dụng PLHS là cần thiết Mac dù lỗi và nguyên tắc trách nhiệm trên
cơ sở lỗi trong luật hình sự là những vấn đề khá phức tạp, song chúng vẫn thu hút
được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong giới khoa học luật hình sự với
nhiều quan điểm đánh giá khác nhau
Thực tế cho thấy: chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách toàn
diện và đầy đủ về nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi trong luật hình sự Việt Nam
Nội dung của nó mới chỉ được xem xét, đề cập đến một cách riêng lẻ ở những khíacạnh khác nhau thông qua một số bài viết, công trình nghiên cứu về lỗi hay venhững chế định khác trong BLHS Ví du: bài "Hoàn thiện chế định lỗi trong PLHSViệt Nam hiện hành: Mot số vấn đề lý luận và thực tiễn" của TSKH Lê Cảm (Tạpchí TAND số 12/1998 và số 1/1999); bài "Nhận thức đúng dan hơn nữa các nguyen
tắc về trách nhiệm cá nhân và lỗi trong việc xử lý TNHS" của TSKH Đào Trí Úc
(Tap chí Nhà nước và Pháp luật số 9/1999); "Tội phạm trong luật hình sự Việt Nam
"của PGS.TS Nguyễn Ngọc Hoà (NXB Công an nhân dân, Hà Nội 1991); "Vân đẻphân loại tội phạm” của PGS.TS Trần Văn Độ (Tạp chí Nha nước và Pháp luật số 4/1999) v.v
Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập riêng đến nguyen tactrách nhiệm trên cơ sở lỗi trong luật hình sự Việt Nam ở cấp độ một luận văn thạc
sỹ Vì vậy, việc nghiên cứu chuyên khảo nguyên tác này một cách cơ bản tương đối
có hệ thống và tương đối toàn diện từ góc độ lý luận và thực tiễn là hướng nghiêncứu thiết thực trong giai đoạn hiện nay
3 Mục đích nghiên cứu:
Việc nghiên cứu những vấn đề về nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi trongluận văn này nhằm dat được những mục đích sau:
Trang 9a) Đánh giá va lam sáng tỏ về mat lý luận su thé hiện nội dung ý nghĩa cua
nguyên tác trách nhiệm trên cơ sở lỗi trong PLHS Việt Nam hiện hành
b) Trên cơ sở phân tích, đánh giá các qui phạm PLHS hiện hành và thực tien
dp dụng nguyên tác trách nhiệm trên cơ sở lỗi trong định tội danh và quyết địnhhình phạt, dua ra các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện sự thể hiện của nguyentac này trong các qui định của BLHS Việt Nam năm 1999, cũng như sự tuân thu
nghiêm chỉnh nó trong áp dụng PLHS
4 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu nói trên, luận văn tập trung giải
quyết các vấn đề cụ thể sau:
a) Khái quát một số vấn đề lý luận chung về lỗi hình sự
b) Phân tích làm sáng td cơ sở lý luận, nội dung và ý nghĩa của nguyên tac
trách nhiệm hình sự trên cơ sở lỗi, cũng như sự cụ thể hoá nội dung của nguyên lac
trong BLHS Việt Nam năm 1999,
c) Xem xét, đánh giá sự thể hiện của nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗitrong thực tiễn áp dụng các qui phạm PLHS, cu thể là trong định tội danh và quyết
định hình phạt
5 Phạm vi nghiên cứu:
Những vấn đề về nguyên tác trách nhiệm trên cơ sở lỗi được đặt ra để nghiên
cứu nam trong phạm vi của luận văn này là:
a) Tập trung phân tích, đánh giá có chọn lọc các qui định cơ bản tại Phânchung và Phần các tội phạm của BLHS Việt Nam năm 1999 có liên quan ở các mức
độ khác nhau đến nội dung nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi
b) Đánh giá một cách khái quát thực tiễn hoạt động định tội danh và quyếtđịnh hình phạt (chủ yếu của Toà án) thể hiện sự tuân thủ nguyên tắc trách nhiệm
trên cơ sở lỗi
6 Cơ sở lý luận và phương pháp luận của việc nghiên cứu:
a) Cơ sở lý luận của luận văn này là những thành tựu của khoa học luật hình
sự, triết học và xã hội học, cũng như các luận điểm khoa học trong các công trìnhnghiên cứu của các nhà khoa học trong các lĩnh vực tương ứng đã nêu
b) Các phương pháp luận của việc nghiên cứu trong luận văn là: chủ nghĩaduy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử Ngoài ra trong luận văn còn sử dụngđồng bộ các phương pháp nghiên cứu đặc trưng của khoa học luật hình sự như: phản
Trang 10tích so sánh tổng hop, logic, thống kê Đồng thời có sự kết hợp với việc nghien
cứu các van bản PLHS, thực tiễn xét xử tham khảo các tài liệu trong nước và nướcngoài.
7 Điểm mới về mặt khoa học của luận văn:
a) Về lý luận: Đây là công trình nghiên cứu một cách tương đối hệ thông vàtương đối toàn diện ở cấp độ một luận văn thạc sỹ đề cập đến những vấn đề cơ ban
về nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi trong PLHS Việt Nam hiện hành Qua dótìm kiếm, phát hiện những điểm còn hạn chế, bất cập trong các qui phạm PLHSchứa dung nội dung của nguyên tac này, mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhamhoàn thiện các qui định của BLHS Việt Nam năm 1999 về nguyên tác trách nhiệmtrên cơ sở lỗi
b) Về thực tiễn: Thông qua việc nghiên cứu thực tiễn áp dung PLHS tác giả
phát hiện một số điểm còn hạn chế khi áp dụng nguyên tắc trách nhiệm do lỗi trong
định tội danh và quyết định hình phạt Trên cơ sở đó, đưa ra một số giai pháp nhamgóp phần thực hiện có hiệu quả nguyên tắc trách nhiệm do lỗi trong quá trình ápdụng PLHS.
§ Bố cục của luận văn:
Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu, ngoài Lời mo đầu.Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn này bao gồm ba chương:
Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở
lỗi trong luật hình sự Việt Nam
Chương II: Nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi trong pháp luật hình su Việt
Nam hiện hành.
Chương III: Vấn đề áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự Việt Nam liên
quan đến nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi trong thực tiễn định tội danh và
quyết định hình phạt
Trang 11Chuongl: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUYÊN TAC TRÁCH
NHIEM TREN CƠ SỞ LOI TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ LOI HINH SỰ.
Nguyên tác trách nhiệm trên cơ sở lỗi là một trong những nguyên tác đượcqui định trong nhiều ngành luật Trong luật hình sự Việt Nam nguyên tắc này đượccoi là một nguyên tac cơ bản Để nhận thức rõ về cơ sở lý luận nội dung, ý nghĩacủa nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi trong luật hình sự Việt Nam trước hết can
làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận chung về lỗi trong luật hình sự (gọi tat là lôi hìnhsự) Việc nghiên cứu những vấn đề: cơ sở lý luận của lỗi hình sự khái niệm loi hình
sự, dấu hiệu lỗi hình sự, nội dung lỗi hình sự và các hình thức lỗi hình sự sẽ tạo tiền
đề cho việc lý giải tại sao TNHS chỉ dat ra trên cơ sở lỗi và đối với người có lỏi
trong việc thực hiện tội phạm Đây chính là nội dung cơ bản của nguyên tác tráchnhiệm trên cơ sở lỗi (hay còn gọi là nguyên tắc trách nhiệm do lỗi hoặc nguyên taclỗi)
1.1.1 Khái niệm lỗi hình sự
Trong luật hình sự, lỗi là một đấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm là
cơ sở để buộc một người phải chịu trách nhiệm về hành vi nguy hiểm cho xã hội cua
minh và về hậu qua do hành vi đó gây ra Một người nếu không có lỗi sẽ không phaichịu TNHS cho dù hành vi mà họ thực hiện đã gây ra những hậu quả nguy hiểm cho
xã hội Theo qui định tại Điều 8 BLHS Việt Nam năm 1999 thì: một hành vi nguy
hiểm cho xã hội chỉ bị coi là tội phạm khi được thực hiện một cách có lỗi (cố ý hoạc
VÔ ý).
Vậy lỗi là gì? Khi nào hành vi của một người bị coi là có lỗi? Lỗi và van đề
trách nhiệm có mối quan hệ với nhau như thế nào? Để trả lời được những câu hỏi
này cần bát đầu từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận của lỗi nói chung, trong đó có lỗitrong luật hình sự nói riêng.
Khi quan niệm về lỗi và trách nhiệm trong khoa học luật hình sự cũng nhưtrong triết học và tâm lý học đã có những quan điểm khác nhau dựa trên những cơ sở
lý luận khác nhau Theo khái niệm lỗi về mặt thần học trong khoa học luật hình sựĐức từ những nam 70 của thế ky XVII thì người đã thực hiện tội phạm có dự mưu
phải chịu trách nhiệm về tội ác của mình Quan điểm chủ nghĩa duy tâm khách quan
Trang 12của Héghen thì cho rang: sự hiện diện của lý trí và ý chí chính là điều kiện chung
của sự buộc tội, lỗi là sự khang định rang, chủ thể là người biết suy nghĩ đã nhanthức và đã mong muốn Theo quan điểm của trường phái cổ điển trong khoa học luạt
hình sự thì lỗi và trách nhiệm hoàn toàn dua trên ý chí tự do tuyệt đối của con ngươi
mà trong những diều kiện như nhau họ có thé lựa chonbat kỳ quyết định nào khongtrái với mình Nhà hình sự học A.Phơbách ban đầu coi sự buộc tội không phụ thuộcvào tự do ý chí nhưng sau đó đã thừa nhận tự do ý chí là điều kiện của sự buộc tội dolỗi [Xem: 16, tr 89 - 90]
Tuy nhiên, những quan điểm nói trên chưa tìm đến gốc rễ của vấn đề: khi nào
một người bi coi là có lỗi? trên cơ sở nào ma Nhà nước có thể buộc một người phaichịu trách nhiệm về hành vi của họ? Dưới góc độ khoa học luật hình sự, những câuhỏi này chỉ được làm sáng tỏ khi chúng được lý giải dựa trên quan điểm của Chủnghĩa Mác- Lénin về con người và hoạt động của con người
Theo Ph.Angghen: “Tất cả thế giới ma chúng ta có thể nghiên cứu được là
một hệ thống, một tập hợp gồm các vật thể khang khít với nhau” [I tr 94] Nhuvậy, trong thế giới không có sự vật hiện tượng nào có tính độc lập tuyệt đối Nguyen
lý về mối liên hệ phổ biến của Chủ nghĩa Mác-Lênin cũng chi ra rang: các su vật và
hiện tượng trong thé giới khách quan không tồn tại một cách biệt lập chúng là mot
thể thống nhất, trong đó giữa các sự vật, hiện tượng có sự tác động lẫn nhau ràngbuộc nhau, qui định và chuyển hoá lẫn nhau Sự tồn tại, thay đổi và phát triển của
mọi sự vật, hiện tượng đều diễn ra dưới sự chi phối của những qui luật khách quan.Hoạt động của con người cũng là một hiện tượng của thực tại khách quan do vậy nócũng có tính qui định như mọi hiện tượng khác và cũng chịu sự chi phối của nhữngqui luật khách quan Nguyên nhân thúc đẩy con người hành động được hình thành
có qui luật, là kết quả của sự giao tiếp với mọi người xung quanh và là kết quả của
sự phát triển tâm lý của người đó Đồng thời, hoạt động của con người cũng bị ràng
buộc, bị qui định bởi những điều kiện sinh hoạt vật chất, môi trường kinh tế xã họinhất định Song hoạt động của con người trong xã hội là hoạt động có ý thức Quan
điểm của Chủ nghĩa Mác- Lênin không phủ nhận sự tự do ý chí của con người vàcho rang: moi xử sự của con người đều chịu sự chi phối của qui luật khách quan
nhưng con người nhờ vào hoạt động ý thức nên có kha năng nhận thức được qui luạt
và vận dụng chúng cho mục đích của mình Nhận thức được qui luật khách quan và
những điều kiện tác động của chúng là nhận thức được cái tất yếu con người có thẻ
Trang 13điều khiển hoạt động của mình theo qui luật một cách tự giác và có thé tự do trong
hoạt động của mình Như vậy, tự do không có nghĩa là tuỳ tiện bất chấp qui luật ma
tự do chính là nhận thức va làm theo cái tất yếu nhằm cai tạo tự nhiên cai tạo xã hot
để thoả mãn nhu cầu của mình Càng nhận thức được tính tất yếu thì hoạt động cuacon người càng được tự do Angghen đã viết: “Tự do không phải là ở sự độc lap
tưởng tượng đối với các qui luật của tự nhiên mà là ở sự nhận thức được những quiluật đó và ở cái khả năng- có được nhờ sự nhận thức này- bat buộc những qui luật dotác động một cách có kế hoạch nhằm những mục đích nhất định Như vậy tự do ý
chí chẳng qua chỉ là cái năng lực quyết định một cách hiểu biết” [2, tr 195 - 196]
Quan điểm trên đây cho ta thấy sự tác động từ môi trường để dẫn đến hành vi
của con người phải thông qua lăng kính chủ quan của chủ thể, tức là phải qua quá
trình nhận thức của con người Nhờ hoạt động có ý thức, con người có tự do đôi với
xử sự của mình, tức là có khả năng tự do lựa chọn tự do quyết định và tự do điều
khiển hành vi, nhưng việc lựa chọn, quyết định và thực hiện hành vi chỉ có thể là tự
do thực sự khi xử sự đó phù hợp với những qui luật tự nhiên và qui luật xã hội đãnhận thức được.
Xử sự của con người có tính qui định trước, nghĩa là được hình thành có quiluật nhưng những khả năng xử sự nào phù hợp với qui luật khách quan được thực
hiện bởi một cá nhân cụ thể, điều này còn phụ thuộc vào ý thức chủ quan của chính
cá nhân đó Xử sự của con người không được qui định một cách trực tiếp bởi điềukiện bên ngoài mà là kết quả trực tiếp của sự lựa chọn, quyết định, thực hiện của
chính chủ thể Điều này lý giải tại sao trong xã hội còn có nhiều người phạm tội
nhưng không phải ai ở vào hoàn cảnh như người phạm tội cũng đều phạm tội và bản
thân người phạm tội tuy có thể phạm tội một lần, nhiều lần nhưng không có nghĩa là
họ luôn luôn phạm tội Bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội Con
người trong những khả năng khách quan nhất định luôn mong muốn có được tự năng lực nhận thức được qui luật và hành động theo qui luật Trong điều kiện hoàncảnh lịch sử nhất định thì những qui luật khách quan đó chính là những chuẩn mực.những đòi hỏi chung của xã hội được đặt ra đối với mỗi cá nhân Việc thực hiệnnhững đòi hỏi đó cũng chính là thực hiện tự do Khi con người luôn biết vươn tớilàm chủ tự nhiên, xã hội và làm chủ bản thân tự điều chỉnh hành vi của mình phù
do-hợp với tiêu chuẩn chung của xã hội thì họ là người có tự do thực sự có trách nhiệm
với xã hội và với chính hành vi của mình Một người có đủ điều kiện (khách quan và
Trang 14chủ quan) dé lựa chọn xử su phù hop với đòi hỏi của xã hội nhưng lại lựa chọn xu sutrái với lợi ích của xã hội, tức là họ đã có lỗi Vì vậy, xã hội có quyền lên án và buoc
họ phải chịu trách nhiệm về cách xử sự có lỗi mà họ đã thực hiện
Từ sự phân tích trên cho thấy: tự do và trách nhiệm có mối quan hệ biệnchứng Tự do là cơ sở của trách nhiệm và trách nhiệm chỉ đặt ra đối với một người
khi họ có tự do Có thể lý giải điều này bằng sự suy diễn có tinh logic như sau: mọingười chỉ có thể có tự do nếu họ có năng lực nhận thức được đòi hỏi tất yếu của xã
hội và có năng lực điều khiển được xử sự của mình phù hợp với đòi hỏi đó đóngthời phải có đủ điều kiện khách quan cho phép chủ thể thực hiện được nang lực lựachọn xử sự Một người có tự do thì hoàn toàn có thể có lỗi khi thực hiện một xử sựgây thiệt hại cho xã hội, tức là họ đã tự tước bỏ tự do Một người khi có lôi phải gánh chịu những hậu quả bất lợi nhất định từ phía Nhà nước và xã hội, đó là hậu qua
do chính xử sự sai trái của họ đem lại.
Như vậy, con người có những xử sự trái với lợi ích của Nhà nước và của xãhội trong khi họ có tự do, điều này có nghĩa họ là người có lỗi Trách nhiệm mà họ
phải gánh chịu có thể là trách nhiệm về đạo đức hoặc trách nhiệm pháp lý Nếu hành
vị trái với lợi ích xã hội được PLHS bảo vệ thì người có hành vi đó được coi là có lôihình sự và phải chịu TNHS
Khi nghiên cứu để đưa ra khái niệm chung về lỗi hình sự, trên thế giới đã cónhiều trường phái, quan điểm lý luận khác nhau [Xem: 45, tr 33 - 34]
Theo trường phái dân chủ, Giáo sư - Tiến sỹ G.E.Sec- Giám đốc trung tàmluật hình sự quốc tế của Cộng hoà Liên bang Đức cho rằng: lỗi là sai lầm của ý chí
nhằm vào việc thực hiện hành vi trái pháp luật và thể hiện khía cạnh tâm lý Khía
cạnh tâm lý của lỗi chính là nội dung thái độ tâm lý của chủ thể với hành vi nguy
hiểm dưới hình thức cố ý và vô ý
Đại diện cho lý thuyết chủ quan về tội phạm, nhà luật học Ph.Nôvakôvxki
cho rằng: lỗi là yếu tố trong hoạt động tâm lý của chủ thể và là cơ sở để trách cứ
hành vi của người phạm tội Người có lỗi đã thực hiện những điều mà luật hình sựcấm hoặc không thực hiện hành vi mà luật hình sự đòi hỏi Trong trường hợp này
chủ thể đã có phản ứng xấu đối với những yêu cầu mà luật hình su đặt ra Do vay.lỗi là thói xấu của việc hình thành ý chí thể hiện qua việc chủ thể chưa có thái đọ
đúng mực đối với những giá trị được luật hình sự bảo vệ
Trang 15Những nhà luật học theo lý thuyết khách quan về tội phạm thi coi lôi là that
độ tâm lý của chủ thể đối với hành vi trái PLHS biểu hiện mat chủ quan của tọi
phạm
Tóm lại, trong khoa học luật hình sự về cơ bản tồn tại ba trường phát lý luàn
chủ yếu về lỗi dưới đây [Xem: 16 tr 9]]:
Lý luận lỗi về tình trạng nguy hiểm: lỗi được hiểu là tính nguy hiểm của nhân
thân người phạm tội, hành vi là sự biểu hiện của chính tinh trạng nguy hiểm ấy (các
tác giả theo trường phái xã hội học)
Lý luận về đánh giá lỗi: lỗi của chủ thể được xác định bằng sự phán xét có
tính chất đánh giá của riêng Toà án mà không tính đến thái độ tâm lý của chủ thẻ
khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm (N.Ð Durmanov
Lý luận lỗi về mat tâm lý: lỗi của một người được hiểu là thái độ tâm lý doivới hành vi nguy hiểm cho xã hội mà người đó thực hiện và hậu quả do hành vi đó
gây nên (V.A.Vladimirév, A.XNhikifôrôv ).
Theo quan điểm truyền thống trong khoa học luật hình sự Việt Nam thì lỗiđược hiểu là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hoi của
mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cô ý
hoặc vô ý.
Tuy nhiên, quan điểm trên đây mới chỉ cho ta thấy quan hệ tâm lý nhất định
giữa chủ thể với hành vi gây thiệt hại cho xã hội Đó là mặt hình thức của lỗi Xét về
cấu trúc tâm lý thì lý trí và ý chí là hai yếu tố tâm lý cần thiết của mọi hành động có
ý thức của con người Trong đó, lý trí thể hiện năng lực nhận thức thực tại kháchquan còn ý chí thể hiện năng lực điều khiển hành vi trên cơ sở của sự nhận thức
Hoạt động tâm lý của người phạm tội bao giờ cũng có sự tham gia của lý trí và ý chí
được thúc đẩy bằng những động cơ khác nhau và nhằm đạt được những mục đích
nhất định Các hình thức lỗi cố ý hay vô ý là sự kết hợp khác nhau giữa các yêu totrong hoạt động tâm lý của người phạm tội Nếu một xử sự gây thiệt hai cho xã hoiđược coi là có lỗi thì diễn biến tâm lý của lý trí và ý chí phải có những đặc điểmnhất định phan ánh được rang xử sự gây thiệt hai đó là kết quả của sự tự lựa chọn và
tự quyết định của chủ thể trong khi chủ thể có đủ điều kiện lựa chon, thực hiện xứ sư
khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội
Trang 16Việc nghiên cứu cơ sở lý luận của lõi đã cho thấy: Một người thực hiện hành
vị trái với lợi ích của Nhà nước của xã hội trong khi họ có tự do, tức là họ có lỗi Dovậy khái niệm lỗi hình sự về nội dung được thể hiện qua mối quan hệ giữa ý thứcchủ quan của cá nhân người phạm tội với trật tự xã hội cụ thể là đối với những đòihỏi của PLHS Từ mối quan hệ này cho thấy: lỗi thể hiện thái độ vô trách nhiệm của
người phạm tội đối với đòi hỏi của xã hội nói chung và của Nhà nước nói riêng Motngười được coi là có lõi hình sự khi người đó hành động một cách vô trách nhiệm.coi thường các giá trị xã hội được luật hình sự bảo vệ trong khi họ hoàn toàn có khanăng lựa chọn cách xử sự khác không trái PLHS
Như vậy, có thể đưa ra khái niệm lỗi hình sự về nội dung như sau: lỗi hình sự
là dấu hiệu thuộc mat chủ quan của tội phạm phan ánh chủ thể có đủ điều kien
(khách quan và chủ quan) lựa chọn, thực hiện hành vi không gây thiệt hại cho xã hộinhưng đã lựa chon, thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội mà luật hình su cam
Từ những phân tích trên, dưới góc độ khoa học luật hình sự có thể định nghĩa:Lỗi hình sự là thái độ tâm lý của người có năng lực TNHS, đủ tuổi chịu TNHS duoc
thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội bị lua
hình sự cấm mà người đó thực hiện và hậu qua do hành vi ấy gây nên trong khi có
đủ điều kiện để lựa chọn, thực hiện hành vi khác không gây nguy hại cho xã hoi và
không bị luật hình sự cấm
1.1.2 Nội dung và các dấu hiệu của lỗi hình sự
Chúng ta đang đề cập đến lỗi trong luật hình sự, tức là lỗi có liên quan đến
một hành vi phạm tội cụ thể Như trên đã phân tích, lỗi hình sự trước hết được hiểu
là quan hệ giữa cá nhân người phạm tội với xã hội Vậy nội dung của mối quan hệnày - còn gọi là nội dung của lỗi hình sự thực chất là sự phủ định các đòi hỏi của xã
hội trong ý thức của chính người phạm tội Những đòi hỏi của xã hội ở đây được thểhiện qua các đòi hỏi cụ thể của luật hình sự Hành vi gây thiệt hại cho xã hội là kétquả của sự tự lựa chọn và quyết định của chủ thể khi có đủ điều kiện để lựa chọn và
quyết định một xử sự đúng Như vậy, “sự phủ định chủ quan này tồn tại trên cơ so
và trong sự thống nhất với sự phủ định khách quan là sự gây thiệt hại cho các quan
hệ xã hội là khách thé được luật hình sự bảo vệ” [40 tr 100]
Nếu coi tội phạm là một sự phủ định thì tội phạm là một thể thống nhat giita
phủ định khách quan và phủ định chủ quan
Trang 17Phu định khách quan là phủ định đòi hoi cua xã hội trên thực tế tức la phar
có hành vi gây thiệt hại hoặc đe doa gây thiệt hại cho quan hệ xã hội được luật hình
sự bảo vệ.
Phủ định chủ quan là sự phủ định đòi hỏi của xã hội trong ý thức của chu thẻ
thể hiện ở sự tự lựa chọn, quyết định và thực hiện hành vi khách quan gây thiệt hai
cho xã hội và trái PLHS.
Phủ định khách quan là cái biểu hiện ra bên ngoài của phủ định chủ quan và
có thể tồn tại độc lập phủ định chủ quan là nguyên nhân của phủ định khách quan
và chỉ tồn tại khi có sự phủ định khách quan Điều đó có nghĩa là lỗi bao giờ cũng đi
liền với hành vi nguy hiểm cho xã hội
Như vậy, nếu khăng định bản chất của lỗi là sự phủ định chủ quan các đòi hoi
của xã hội từ phía chủ thể thì chưa đầy đủ vì thiếu phủ định khách quan thì khong colỗi Ban chất của lỗi hình sự hiểu một cách day đủ là sự phủ định chủ quan (thái dophủ định) của chủ thể đối với các lợi ích của xã hội, sự phủ định chủ quan này được
phản ánh qua việc thực hiện hành vi trái với các giá trị xã hội, các lợi ích của conngười, lợi ích của Nhà nước được PLHS bảo vệ, nói cách khác là gây thiệt hại chocác quan hệ xã hội được PLHS bảo vệ.
Thông qua việc nghiên cứu va làm sáng to cơ sở lý luận của lôi, khái niệm loi
hình sự, nội dung và bản chất của lỗi hình sự, có thể đưa ra các dấu hiệu của lỗi hình
sự, hay còn gọi là các điều kiện để xác định một người có lỗi trong tội phạm - co ýhoặc vô ý thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm
Xuất phát từ cơ sở lý luận của lỗi, chúng ta thấy rằng: một người có tự do
hoàn toàn có thể có lỗi khi họ tự tước bỏ tự do nhưng cũng có trường hợp một người
có tự do thực hiện hành vi trái với đòi hoi của xã hội nhưng lại không bị coi là cólỗi Lý giải điều này cần xem xét hai trường hợp sau day;
Trường hợp 1: chủ thể không có khả năng chủ quan (năng lực chủ thể) để tự
do hoặc tuy có khả nang chủ quan để tự do nhưng không có đủ điều kiện (điều kien
khách quan) cho phép họ thực hiện khả năng đó.
Trường hợp 2: chủ thể có khả năng chủ quan để tự do, có điều kiện (điều kien
khách quan) cho phép họ thực hiện khả năng đó nhưng đã lựa chọn một hành vi không phù hợp với đòi hỏi của xã hội (sự tự tước bỏ tự do).
Trang 18Nhu vay, xử su trong hai trường hợp trên đều là xử sự mất tự do nhưng Khác
nhau về bản chất Xử sự mất tự do này có thể là kết quả từ một trong những nguyen
nhân:
- Do chủ thể không có tự do: chủ thể không có năng lực tự do hoặc khóng có
điều kiện thực hiện năng lực tự do
- Do chủ thể tự từ bỏ tự do
Tuy nhiên, trong trường hợp | chủ thể không có lỗi, chỉ trong trường hợp 2
chủ thể mới là người có lỗi
Sự khác nhau này cho phép chúng ta rút ra các dấu hiệu đặc trưng của lỗi haynói cách khác là các điều kiện để có lỗi như sau:
- Một hành vi gây thiệt hại cho xã hội bị coi là có lỗi nếu chủ thể đã thực hiện
nó trong khi có đủ điều kiện lựa chọn một xử sự khác không gây thiệt hại cho xa
hội Điều này cho thấy, dấu hiệu đầu tiên của lỗi đó là: về khách quan trước chủ thêtồn tại nhiều cách xử sự khác nhau, trong đó có ít nhất một cách xử sự phù hợp vơi
lợi ích và yêu cầu của xã hội
- Chủ thể có đủ điều kiện để lựa chọn, quyết định và thực hiện xử sự khonggây thiệt hại cho xã hội Những điều kiện này gồm: có năng lực chủ thể, tức là cónăng lực nhận thức được đòi hỏi tất yếu của xã hội và có năng lực điều khiển được
xử sự của mình phù hợp với đòi hỏi đó; có đủ điều kiện khách quan (hoàn cảnhkhách quan) cho phép chủ thể lựa chọn những khả năng xử sự phù hợp với đòi hỏi
của xã hội
- Chủ thể đã tự lựa chọn, quyết định và thực hiện xử sự gây thiệt hại cho xã
hội.
Lỗi hình sự có những dấu hiệu của lỗi nói chung Trong đó, năng lực của chủ
thể được gọi là năng lực TNHS Người có năng lực TNHS là người khi thực hiệnhành vi nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho
xã hội của hành vi của mình và có khả năng điều khiển được hành vi ấy Khả nang
điều khiển được hành vi ở đây được hiểu là khả năng kìm chế không thực hiện hành
vi nguy hiểm cho xã hội và khả năng lựa chọn xử sự khác không nguy hiểm cho xahội Tuy nhiên, con người không phải bẩm sinh đã có năng lực TNHS Nang lực cuachủ thể nói chung và năng lực TNHS nói riêng là năng lực tự ý thức của mỗi chủ the
được hình thành trong quá trình phát triển của cá thể về mat tự nhiên và xã hội “Chi
trong tự ý thức, con người mới tách mình và độc lập mình với thế giới xung quanh
Trang 1913xác định vi trí của mình trong những quan hệ tự nhiên và xã hội Từ đó hình thanh
nên những cá nhân, những chủ thể có ý thức đầy đủ về hoạt động của mình chịu
trách nhiệm về hành vi của mình” [27 tr 92] Cùng với sự phát triển về thể chất va
trí tuệ, qua quá trình giáo duc và tích luỹ kinh nghiệm sống, năng lực TNHS chi
được hình thành khi con người đã đạt đến độ tuổi nhất định Nói chung khi đã đạt đọ
tuổi đó, mỗi con người bình thường đều có nang lực TNHS, nghĩa là có nang lực
hiểu biết những đòi hỏi của xã hội, năng lực đánh giá hành vi và nang lực kim che
việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, trừ trường hợp bất bình thường vẻ tâm
sinh lý - những trường hợp luật hình sự coi là trong tình trạng không có nang lực
TNHS Trên co sở mối liên quan giữa năng lực TNHS và độ tuổi của chủ thể, luật
hình sự Việt Nam không trực tiếp qui định thé nào là có năng lực TNHS mà chr qui
định tuổi chịu TNHS và tình trạng không có nang lực TNHS Với qui định này thimột người được coi là có năng lực TNHS nếu khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho
xã hội đã đạt tới độ tuổi chịu TNHS theo qui định của luật hình sự và không thuộc
những trường hợp không có nang lực TNHS - trường hop một người thực hiện hành
vi nguy hiểm cho xã hội ở trong trang thái không nhận thức được hoặc không điều
khiển được hành vi của mình do mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm rối loan
hoạt động tâm thần
Như vậy, lỗi hình sự bao gồm những dấu hiệu sau: Về mat chủ thể phải dambao hai yếu tố: 1.Yếu tố y học, phản ánh chủ thể phải có năng lực TNHS, tức là
không thuộc một trong các trường hợp không có nang lực TNHS; 2.Yếu tố tam ly
thể hiện chủ thể phải đạt đến một độ tuổi nhất định, cụ thể là tuổi chịu TNHS được
qui định trong BLHS Về mặt khách quan, phải tồn tại khách quan một hoac nhiềukhả năng xử sự khác không gây thiệt hại cho xã hội; có đủ điều kiện khách quan cho
phép chủ thể thực hiện khả năng lựa chọn xử sự hợp pháp Ngoài ra còn có một dâu
hiệu quan trọng khác giúp chúng ta phân biệt được lỗi hình sự với lỗi nói chung do
là dau hiệu trái PLHS Dấu hiệu này được hiểu như sau: chủ thể thực hiện hành vinguy hiểm cho xã hội trong khi có đủ điều kiện để lựa chọn hành vi hợp pháp Hành
vi nguy hiểm cho xã hội mà chủ thể đã lựa chọn thực hiện đó được qui định cu thể
trong BLHS - bị BLHS coi là tội phạm Vì vậy, lỗi trong luật hình sự luôn gan lien
với việc chủ thể thực hiện hành vi được qui định trong BLHS Trong cuộc sống hàngngày, có nhiều xử sự sai trái cũng được coi là có lỗi ví du: con cái có lỗi với cha me.học sinh có lỗi với thầy cô giáo bạn bè có lỗi với nhau Nhung đó là lỗi với nghĩa
Trang 20thông thường thuộc lĩnh vực đạo đức hay tôn giáo không phải loi với ý nghia là
một dấu hiệu của tội phạm Tuy theo từng trường hợp và hoàn cảnh khác nhau ma
những lỗi con người mắc phải trong cuộc sống có thé bị điều chỉnh bởi qui phạm
đạo đức hoặc qui phạm pháp luật Nếu hành vi trái với lợi ích xã hội mà chủ the dathực hiện một cách có lỗi được qui định trong các ngành luật khác nhau như: hành
chính dân sự hình sự thì lỗi của chủ thể đó sẽ chịu sự điều chỉnh của các ngành
luật tương ứng và gọi là lỗi hành chính, lỗi dân sự hay lỗi hình sự
Trên cơ sở các dấu hiệu của lỗi hình sự, có thể đưa ra định nghĩa khoa học vềngười có lỗi trong tội phạm như sau: Meười có lôi trong việc thực hiện toi phạm làngười có năng lực TNHS, đủ tuổi chịu TNHS, bằng hành động hoặc không hànhđộng đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm trong khi có duđiều kiện cho phép ho la chọn khả năng xử sự khác không bị luật hình sự coi là toiphạm Bằng khái niệm người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm sẽ bổ sung cho
nguyên tác hiến định đó là: khẳng định một cách thống nhất trong thực tiễn tư pháp
hình sự rằng: một người có thể bị coi là có tội và phải chịu hình phạt theo bản án kết
tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật nhất thiết phải là người có lỗi trong việc thựchiện hành vi được qui định trong BLHS.
Như vậy, một người chỉ phải chịu TNHS khi họ có đầy đủ các dấu hiệu củamột người bị coi là có lỗi hình sự
1.1.3 Các hình thức và các dạng lôi hình sự
Qua việc nghiên cứu khái niệm lỗi hình sự về nội dung và hình thức cũng nhưđưa ra các dấu hiệu của lỗi hình su, có thể thấy rằng trong mọi trường hợp có lỏihình sự nói chung, lý trí và ý chí của chủ thể đều có những đặc điểm chung sau dây:
Lý trí của chủ thể đối với xử sự đã lựa chọn, đã thực hiện phải thuộc mot
trong hai khả năng: hoặc là nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành
vi, hoặc là không nhận thức được nhưng có đủ điều kiện thực tế về chủ quan va
khách quan để nhận thức được Đồng thời chủ thể còn nhận thức được những kha
năng khách quan khác không gây thiệt hại cho xã hội hoặc không nhận thức được
nhưng có đủ điều kiện thực tế để nhận thức được
Ý chí của chủ thể không những đã điều khiển, quyết định, thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội đã lựa chọn mà còn có khả năng tự kìm chế hành vi đã thựchiện để điều khiển một hành vi khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội
Trang 21Can cứ vào đặc điểm cấu trúc tâm lý của các yếu tố lý trí và ý chí Wong
những trường hợp có lỗi, PLHS thực định, khoa học luật hình sự Việt Nam và thực
tiễn xét xử đã thừa nhận có hai hình thức lỗi: cố ý và vô ý Đồng thời hai dạng loi
cố ý là cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp hai dạng lỗi vô ý là vô ý do quá tự tin và vô ý
do cẩu thả mặc dù không được ghi nhận rõ và riêng biệt về mặt thuật ngữ nhưng
cũng được điều chỉnh về mặt lập pháp trong PLHS Việt Nam (Điều 9 Điều 10BLHS Việt Nam năm 1999).
Về lôi cô ý: Theo Điều 9 BLHS Việt Nam năm 1999 thì cố ý phạm tội là
phạm tội trong trường hợp nhận thức rõ hành vi của mình có tính chất nguy hiémcho xã hội, thấy trước hậu qủa của hành vi đó (hoặc thấy trước hậu quả của hành vi
đó có thể xảy ra) và mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra
Nếu tội phạm được hiểu là sự thống nhất giữa phủ định khách quan (gây thiệt
hại cho xã hội) và phủ định chủ quan (có lỗi) thì lỗi cố ý là sự lựa chọn có ý thức (cóchủ định) một phủ định khách quan
Về mặt lý trí, người phạm tội cố ý nhận thức rõ tính nguy hiểm cho xã họi
của hành vi tức là nhận thức được tính chất phạm tội của hành vi (nhận thức được
đầy đủ các yếu tố thực tế của hành vi khách quan gây thiệt hại cho xã hội được qui
định trong BLHS) Sự nhận thức những tình tiết khách quan thể hiện tính nguy hiémcho xã hội của hành vi phạm tội chính là nhận thức day đủ các tình tiết khách quan
được phản ánh trong CTTP cụ thé Tuy thuộc vào từng CTTP những tình tiết này cóthể là tính chất thực tế của hành vi, là đặc điểm của đối tượng tác động hoặc nhữngđiều kiện khách quan khác như công cụ, phương tiện, thủ đoạn, địa điểm thời gianphạm tội Trên cơ sở nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi.chủ thể hoàn toàn có thể thấy trước được kha năng xảy ra hậu quả do hành vi của
mình gây ra cho xã hội.
Về mặt ý chí: chủ thể phạm tội cố ý đã có ý thức lựa chọn một hành vi phạmtội cụ thể mặc dù có đủ điều kiện lựa chon một hành vi khác không phải là hành vi
phạm tội Nhu vậy, bản chất của lỗi cố ý thể hiện ở chỗ: suy nghĩ của chú thé vềhành vi khi lựa chọn phù hợp với hành vi thực tế đã xảy ra.
Trên cơ sở phân biệt lý trí và ý chí của người phạm tội trong các trường hợpkhác nhau, BLHS Việt Nam nam 1999 đã dé cap đến hai dang lỗi cố ý: cố ý trực tiêp
va cố ý gián tIếp.
Trang 22- Cố ý trực tiếp: là trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hành vi cua minh
là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hau qua
xảy ra (khoản | Điều 9 BLHS)
Xét về lý trí, người phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp nhận thức rõ hành vi cuamình là nguy hiểm cho xã hội, nghĩa là “không còn một nghi ngờ nào về tính nguy
hiểm của hành vi” [35, tr 87], ví dự: A chĩa thẳng súng vào đầu B bóp cò A phải
biết chac chan là nguy hiểm đến tính mang của B “Nếu còn mơ hồ hoặc nghi ngờ ve
tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi do mình thực hiện thì không phải là cố ý trựctiếp” [35, tr 87] Ngoài ra, chủ thể phạm tội do cố ý trực tiếp còn phải thấy trước
được hậu quả của hành vi do mình thực hiện Việc thấy trước hậu qua ở đây được
hiểu là người phạm tội dự kiến được hậu quả trước khi thực hiện hành vi nguy hiểm
cho xã hội, việc thấy trước hậu quả tất yếu xảy ra như là một mối quan hệ nhân qua.Nếu người phạm tội chỉ dự đoán hậu quả có thể xảy ra thì không phải là cố ý trựcLIẾp
Xét về ý chí, người phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp không chỉ nhận thức rõhành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó màcòn phải mong muốn hậu quả xảy ra Sự mong muốn này là ý chí chủ quan của
người phạm tội được hình thành trên cơ sở những động cơ và mục đích rõ ràng Theosuy luận logic, một người mong muốn hậu qua do hành vi phạm tội của mình gay rathì trước hết phải mong muốn thực hiện hành vi Do vậy, trong nhiều trường hợp cụ
thể muốn xác định chính xác mục đích của người phạm tội cần căn cứ vào các dau
hiệu khách quan, đánh giá tổng hợp tất cả các tình tiết của vụ án, trong đó các yếu to
liên quan đến hành vi phạm tội và những xử sự sau đó của chủ thể là những dấu hiệurất quan trọng.
Như vậy, về nội dung người phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp đã lựa chọn xử sự
phạm tội vì nó phù hợp với mục đích đã được định trước trong khi có đủ điều kiện
(chủ quan và khách quan) để lựa chọn xử sự hợp pháp
- Cố ý gián tiếp: là trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình
là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra tuy khôngmong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra (khoản 2 Điều 9
BLHS).
Về ly trí, cố ý gián tiếp cũng giống cố ý trực tiếp ở chỗ người phạm tội cũngnhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng khác với cố ý trực
Trang 23L7tiếp là chỉ thấy trước hậu quả của hành vi có thể xảy ra mà không chác chan hau quatất yếu xảy ra Ví du: T có mâu thuẫn với H, một lần do biết chác là H đi chơi về sẽ
qua cổng nhà mình nên T cầm mot đoạn tre dài Im có đường kính 3cm phục san
Khi H vừa đi qua, T bất thần xông ra vut từ trên xuống đầu H một cái roi bỏ chạy.Trường hợp này, khi vụt H, T nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm đếntính mạng của H nhưng không nhận thức được hậu quả chắc chắn xảy ra như thẻnào, không biết trước được H có chết hay không nghĩa là T cũng nhận thức được
hành vi của mình có thể làm cho H chết, cũng có thể không làm cho H chết
Về ý chí, khác với cố ý trực tiếp, người phạm tội với lỗi cố ý gián tiếp khongmong muốn mà có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra Hậu quả nguy hiểm cho xã
hội có xảy ra hay không, người phạm tội cũng đều chấp nhận Ở lỗi cố ý gián tiếp.hậu quả của hành vi chỉ là điều được chấp nhận để đạt được mục đích khác Nhưvay về ý thức chủ quan, người phạm tội đã hình dung ra cả hai khả nang: hậu qua
xảy ra hoặc không xảy ra và không loại trừ khả năng nao, trong đó có khả nang hành
=—-Ngoài hai dạng lỗi cố ý nói trên, khoa học luật hình sự và thực tiễn còn phân
chia lỗi cố ý thành các dạng lỗi khác nhau dựa trên những tiêu chí khác nhau:
- Can cứ vào sự tính toán, chuẩn bị trước khi thực hiện hành vi phạm tội loi
cố ý được chia thành: cố ý đột xuất và cố ý có dự mưu Trong đó, cố ý đột xuất làtrường hợp một người vừa nảy sinh ý định phạm tội đã thực hiện ngay ý định đó cỏ
ý có dự mưu là trường hợp người phạm tội đã suy nghĩ, tính toán cẩn thận trước khithực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
- Căn cứ vào mức độ xác định trong ý thức người phạm tội về hậu quả xảy ra.
có thể chia lỗi cố ý thành cố ý xác định và cố ý không xác định Trong đó cố ý xác
định là trường hợp trước khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội người phạmtội đã xác định được rõ ràng hậu quả; cố ý không xác định là trường hợp trước khithực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, người phạm tội không hình dung đượcchính xác hậu quả xảy ra như thế nào
Về lỗi vô ý: căn cứ vào qui định tại Điều 10 BLHS năm 1999 thì lỗi vo ýphạm tội được hiểu là lỗi của một người đã lựa chon, thực hiện hành vi khách quan
Trang 24gay thiệt hai cho xã hội do nhận thức không day đủ các tình tiết khách quan thé hiện
tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi trong khi có đủ điều kiện (về năng lực chủthể và hoàn cảnh khách quan) để nhận thức được
Từ định nghĩa chung này, có thể rút ra các dấu hiệu của lỗi vô ý như sau:
- Chủ thể không nhận thức được đầy đủ những tình tiết khách quan thê hiệntính nguy hiểm cho xã hội của hành vi (là những tình tiết khách quan được phản ánh
Bản chất của lỗi vô ý thể hiện ở chỗ: suy nghĩ của chủ thể về hành vi khi lựa
chọn không phù hợp với hành vi thực tế xảy ra Người phạm tội khi lựa chọn và thựchiện một xử sự phạm tội đã không nhận thức được đó là một sự phủ định khách quanđối với những đòi hỏi tất yếu của xã hội Chính vì vậy, những hành vi vô ý nóichung chỉ bị coi là hành vi phạm tội khi đã gây ra những hậu quả nguy hiểm nhat
định cho xã hội Những CT'TP có dấu hiệu lôi vô ý nói chung được xây dựng dưới
dạng CTTP vật chất, còn CTTP hình thức có dấu hiệu lỗi vô ý chỉ là những trường hợp cá biệt.
Căn cứ vào lý do khiến chủ thể không nhận thức được đầy đủ tính chất phạm
tội của hành vi (mặc dù có đủ điều kiện để nhận thức được), PLHS thực định phânbiệt hai dạng lỗi vô ý là: vô ý vì quá tự tin và vô ý vì quá cẩu thả
- Vô ý vì quá tự tin: là lỗi của một người tuy thấy trước được hành vi của
mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng tin rằng hậu quả đó sẽ
không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được, song hậu quả đó vẫn xảy ra (theo khoản |
Điều 10 BLHS)
Về lý trí, người phạm tội với lỗi vô ý vì quá tự tin trước khi lựa chọn hành vi
đã nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện dongthời cũng thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội có thể xảy ra theo hai khả nang:
hậu quả xảy ra hoặc không xảy ra Đây là dấu hiệu tương tự như dạng lỗi cố ý giántiếp nhưng sự khác nhau về lý trí giữa hai dạng lỗi này thể hiện như sau: khi lựachọn và thực hiện hành vi nếu ở lỗi cố ý gián tiếp chủ thể chấp nhận khả nang hau
Trang 25qua xảy ra thi ở lỗi vô ý vì quá tự tin chủ thé đã loại trừ khả nang đó cho rang (tinrang) khả năng đó không xảy ra Do vậy, với lỗi vô ý vì quá tự tin chỉ trước Khi lựa
chọn hành vi, chủ thể mới nhận thức được hành vi sẽ lựa chọn là hành vi phạm tỏi
còn sau khi đã lựa chọn, thực hiện hành vi đó thì chủ thể không nhận thức được hau
quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình đã lựa chọn do đã loại trừ khả nangnày Trong khi đó, đối với lỗi cố ý giản tiếp, cả trước và sau khi lựa chọn thực hiệnhành vi chủ thể đều thấy trước được hậu quả có thể xảy ra
Về ý chí, người phạm tội do vô ý vì quá tự tin không mong muốn hành vị của
mình gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, cũng không có ý thức để mac cho hau
quả xảy ra Họ không có ý thức lựa chọn hành vi phạm tội vì đã loại trừ kha nang
này Mặc dù người phạm tội cho rằng hậu quả không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa
được nhưng sự tu tin của ho lại thiếu những căn cứ chac chắn, nghĩa là sự tính toáncủa họ qua thực tế cho thấy họ đã sai lầm - thể hiện sự đánh giá sai sự việc về chủ
quan và khách quan của chủ thể
- Vo ý vì cầu thả: là lỗi của một người vì cẩu thả mà không thấy trước hành vi
của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có
thể thấy trước
Khác với vô ý vì quá tự tin và các dạng lỗi cố ý, người phạm tội do vô ý vì
cầu thả hoàn toàn không thấy trước được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội
đồng thời không thấy trước hành vi đó có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội.mặc dù họ có đủ điều kiện về chủ quan và khách quan để có thể thấy trước Lý dokhiến họ không thấy trước ở đây là do họ cẩu thả và không thận trọng khi xử sự
Trong trường hợp này chủ thể vẫn bị coi là có lỗi và phải chịu trách nhiệm về hành
vi của mình
Nghĩa vụ phải thấy trước và có thể thấy trước tính chất phạm tội của hành vi
ở chủ thể được xác định bởi hai yếu tố khách quan và chủ quan
Về khách quan, trong một điều kiện hoàn cảnh cụ thể một người bình thường
cũng có khả năng thấy trước và có thể thấy trước hành vi của mình sẽ gây ra hậu quả
nguy hiểm cho xã hội
Về chủ quan, chủ thể có nang lực nhận thức và đánh giá được các yéu caucủa xã hội phản ánh qua các qui tac an toàn chung của xã hội Nang lực này phụ
thuộc vào các đặc điểm về nhân thân của chủ thể như độ tuổi, trình độ văn hoá kinh
nghiệm nghề nghiệp, tri thức văn hoá - xã hội
Trang 26Trường hợp hôn hợp lôi: PLHS thực định nước ta không thừa nhận có hình
thức lỗi thứ ba đối với người phạm tội Tuy nhiên trong lý luận hình sự và thực tiền
xét xử đã xuất hiện và tồn tại quan điểm cho rang: những tội phạm có hai hình thứclỗi (cố ý và vô ý) trong một loại cấu thành được gọi là CTTP có hình thức hỗn hợplỗi Vấn đề này cho đến nay còn nhiều ý kiến tranh luận khác nhau
Tuy nhiên, căn cứ vào khái niệm lỗi hình sự về hình thức được qui định taiĐiều 9 và Điều 10 BLHS Việt Nam năm 1999 và su phân tích lỗi hình sự vẻ nội
dung nói trên, có thể thấy: nội dung của lỗi hình su không chỉ là quan hệ tâm lý cuachủ thể đối với hành vi, cũng không chỉ là quan hệ tâm lý của chủ thể đối với hậuquả mà luôn bao trùm cả quan hệ tâm lý đối với hành vi lẫn hậu quả của hành vi.Thái độ tâm ly của chủ thể được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý luôn là cố ý
hoặc vô ý đối với tất cả các tình tiết khách quan được phản ánh trong CTTP cơ bản.
Do vậy, không thể có những hình thức lỗi khác nhau trong cùng một CTTP cơ bản.Hon hợp lỗi chỉ tồn tại trong trường hợp được lý giải như sau:
Theo qui định tại BLHS thì dấu hiệu hậu quả trong mặt khách quan của mội
số tội phạm có hai mức độ khác nhau: một mức độ hậu quả gan liền với hành vikhách quan va do hành vi đó trực tiếp gây ra, được mô tả trong CTTP cơ bản, ví dị:tội cố ý gây thương tích qui định tại khoản | Điều 104 BLHS năm 1999: một mức
độ hau quả xảy ra có tính kéo theo, không có liên hệ trực tiếp với hành vi và đượcqui định là một dấu hiệu (mot tình tiết tang nang) trong CTTP tăng nặng w du: tội
cố ý gây thương tích qui định tại khoản 3 Điều 104 BLHS năm 1999
Trong những trường hợp tương tự, muốn xác định thái độ tâm lý của chủ thểđối với hành vi và hậu qủa theo hai mức độ nói trên, cần phân biệt hai trường hợpsau: đối với hành vi và hậu quả của hành vi được phản ánh trong CTTP co bản lôicủa người phạm tội là thống nhất, tức là chỉ thuộc một hình thức lỗi nhất định: đôivới hành vi và hậu quả kéo theo được phan ánh trong CTTP tăng nang, lỗi của ngườiphạm tội không thống nhất, tức là có hai hình thức lỗi khác nhau - hay còn gọi làtrường hợp hỗn hợp lỗi Ví du: lỗi của người phạm tội cố ý gây thương tích theokhoản 1 Điều 104 BLHS là lỗi cố ý còn đối với hậu quả chết người do hành vi co ýgay thương tích gây ra theo khoản 3 Điều 104 BLHS nam 1999 là lỗi vô ý
Từ sự phân tích trên có thể khẳng định: trường hợp tồn tại đồng thời hai loạilỗi (cố ý và vô ý) chỉ có thể xảy ra ở những CTTP tăng nặng của những tội phạm có
ý mà tình tiết tăng nặng là những hậu quả nguy hiểm nhất định cho xã hội và lỗi của
Trang 2721người phạm tội đối với hau quả đó là lỗi vô ý Nếu không xác định được chính xácquan hệ tâm lý của chủ thể với hậu quả có tính kéo theo thì việc giải quyết vấn déTNHS đối với người đã thực hiện hành vi gây ra hậu quả đó sẽ rơi vào sự qui tolkhách quan - vi phạm nguyên tác trách nhiệm trên cơ sở lỗi.
1.2 NỘI DUNG CƠ BAN CUA NGUYEN TAC TRÁCH NHIỆM TREN CƠ SỞ LOI
TRONG LUAT HINH SU VIET NAM
Nguyên tac của luật hình sự là một trong những nội dung quan trong của
PLHS Việt Nam Để hiểu được các nguyên tắc của luật hình sự, trước hết cần cónhững hiểu biết chung về nguyên tắc và nguyên tác của pháp luật
Theo cách hiểu phổ biến trong khoa học pháp lý thì nguyên tắc chính là tưtưởng xuất phát điểm, có tính chủ dao, định hướng, là qui tac cơ bản của hành động
Như mọi sự vật, hiện tượng khác, pháp luật cũng có những nguyên tac chi đạo riêngcủa nó Pháp luật là hệ thống các qui tắc xử sự do các cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền ban hành, thể hiện ý chí của Nhà nước và phản ánh những nhu câu xã hộikhách quan điển hình, phổ biến, đồng thời có tính công lý nhằm điều chỉnh các moi
quan hệ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Bản thân pháp luật luôn chứa trong
nó hai mặt khách quan va chủ quan C.Mác đã nói rằng: “ nha làm luật khong làm
ra luật, không sáng chế ra chúng mà chỉ hình thức hoá, thể hiện vào trong các đạo luật có ý thức những qui luật nội tại của các quan hệ xã hội” [13, tr 133] Như vậy.
pháp luật là sản phẩm của qui luật khách quan
Nhu cầu bảo vệ chế độ xã hội và Nhà nước luôn là một nhu cầu khách quan.tạo cơ sở cho sự hình thành và hoàn thiện pháp luật trong từng giai đoạn nhất định.Pháp luật trước tiên “phải dựa trên các cơ sở của xã hội, phải thể hiện được những lợi ích và nhu cầu chung phát sinh từ phương thức sản xuất vật chất hiện hữu để đốilập với sự tuỳ tiện của cá nhân riêng rế” [14, tr 259] Đây chính là đặc trưng mangtính khách quan của pháp luật Tuy nhiên, pháp luật phải thông qua nhận thức chủquan hoạt động tư duy và sáng tạo của con người mới được hình thành Hay nóicách khác, pháp luật còn là sản phẩm của hoạt động tư duy và trí tuệ của nhà làm
luật.
Sự kết hợp giữa yếu tố khách quan và chủ quan nói trên thể hiện ở chỗ: quaquá trình nghiên cứu và nhận thức thực tiễn, những lợi ích và nhu cầu mang tínhkhách quan của xã hội sẽ được cụ thể hod, được thể hiện trong các qui định của pháp
Trang 28luat Pháp luật khi đó sẽ trở thành những qui tac, xử sự chung mang tính bat buộcđối với toàn xã hội.
Như mọi sự vật, hiện tượng tôn tại trong thế giới khách quan pháp luậtkhông phải là một hiện tượng bất biến mà luôn vận động và phát triển Chịu sự tácđộng của các qui luật khách quan (các qui luật của sự phát triển kinh tế - xã hội) hethống pháp luật nói chung luôn luôn có xu hướng thay đổi nhằm phản ánh và điềuchính sát hơn các lĩnh vực quan hệ xã hội
Dé dam bảo cho các qui phạm pháp luật được xây dựng, thực thi một cáchđúng dan, đủ khả năng phản ánh va đáp ứng được các yêu cầu khách quan cua dời
sống kinh tế - xã hội, cần có những chỉ dẫn, định hướng như thế nào trong quá trìnhlập pháp va thi hành pháp luật Những chỉ dẫn, định hướng nay được gọi chung lànhững nguyên tắc Nguyên tắc hoạt động của mọi sự vật, hiện tượng nói chung cũngnhư nguyên tắc của việc xây dựng và thực thi pháp luật (nguyên tắc của pháp luật)nói riêng không tự nó sinh ra mà được hình thành và thừa nhận từ chính quá trình
vận động và phát triển lâu dài của sự vật, hiện tượng đó trong thực tại khách quan.Những vấn đề mang tính nguyên tác luôn là sản phẩm của ý chí con người qua quátrình nhận thức và đánh giá thực tiễn, thể hiện những định hướng mang tính qui luật
trong hoạt động của một sự vật, hiện tượng nhất định Như vậy, các nguyên tac củapháp luật được hình thành trên cơ sở sự phát triển nội tại của hệ thống pháp luật vừa
có tính khách quan vừa có tính chủ quan.
Trong khoa học pháp lý, nguyên tắc của pháp luật được hiểu là những tư
tưởng, quan điểm chính trị - pháp lý, chỉ đạo quá trình xây dựng và thi hành pháp
luật Với tính chất là những tư tưởng chỉ đạo và định hướng, các nguyên tác phápluật bao giờ cũng được thể hiện ở mức khái quát cao nhất: Đối với nha làm luật các
nguyên tắc của pháp luật phản ánh đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước là
cơ sở không thể thiếu khi ban hành, sửa đổi hoặc bổ sung pháp luật Đối với hoạt
động bảo vệ, thực thi pháp luật, việc nắm vững các nguyên tắc của pháp luật sẽ tạođiệu kiện giải quyết tốt các vấn đề cụ thể có liên quan Đối với các công dân các
nguyên tac của pháp luật chỉ ra cho họ thấy những yêu cầu khái quát nhất bao trùmtoàn bộ các qui định cụ thể Mỗi ngành luật đều có những nguyên tắc của pháp luật
nói chung và những nguyên tac riêng phụ thuộc vào đối tượng phương pháp dieuchỉnh, nhiệm vụ và chức năng của ngành luật đó
Trang 29Từ nhận thức chung về khái niệm nguyên tac của pháp luật chúng ta thayràng: luật hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật nói chung bao gom hethống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội liên quan đến tỏiphạm và hình phat Do vay, luật hình sự cũng có các nguyên tắc riêng của nó gọi là
các nguyên tac của luật hình sự
Trong luật hình sự, việc xây dung và hoàn thiện các qui phạm pháp luật nhamgiải quyết các vấn đề như: cơ sở của TNHS, cơ sở của việc quyết định hình phạt
chấp hành hình phạt, miễn TNHS và miễn hình phạt đều cần có những quan diémchỉ đạo chung (hay còn gọi là những nguyên tắc chỉ đạo chung) Các nguyên tác của
luật hình sự cần phải phan ánh được những nhu cầu khách quan và chủ quan của quatrình đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm của mỗi quốc gia trong từng giaiđoạn cu thể
Hiện nay, trong khoa học luật hình sự Việt Nam và nước ngoài khi bàn vềkhái niệm nguyên tác của luật hình sự, còn có nhiều ý kiến khác nhau:
Theo GS.TSKH Đào Trí Úc, các nguyên tắc của luật hình sự “là những tư
tưởng chỉ đạo và các định hướng đường lối cho toàn bộ quá trình qui định tội phạm
và hình phat, áp dụng PLHS trong thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử” [53, tr 7]
PGS.TS Kiều Dinh Thụ cho rang: “các nguyên tắc cơ bản của luật hình sự làcác tư tưởng chu đạo, nền tảng của việc xây dựng và thực hiện luật hình su, phan
ánh tính qui luật của cuộc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm” [46, tr 6]
Theo quan điểm của TSKH Lê Cảm thì “nguyên tắc của luật hình sự có thêđược hiểu là tư tưởng chủ đạo và là định hướng cơ bản được thể hiện trong PLHS
cũng như trong việc giải thích và trong thực tiễn áp dụng PLHS thông qua một hay
nhiều qui phạm hoặc chế định của nó” [17, tr 29]
Còn theo Giáo sư B.V.Zđravômưxlôv (LB Nga): nguyên tac của luật hình sự
là “những tư tưởng nền tang được ghi nhận trong các qui phạm pháp luật hình sự xác
định nội dung của nó nói chung hoặc của các chế định riêng biệt” [17, tr 29]
Từ những quan điểm trên đây, có thể đưa ra khái niệm chung như sau:Nguyên tắc của luật hình sự là tư tưởng chỉ đạo, là định hướng cơ bản cho toàn bộ
quá trình xây dựng, giải thích và áp dụng các qui phạm PLHS phục vụ cuộc dautranh phòng ngừa và chống tội phạm
Khi qui định số lượng các nguyên tac của luật hình sự, nhà làm luật can phat
xuất phát từ các chức năng, nhiệm vu của luật hình sự để nhận thức đúng nội dung
Trang 30cơ bản của chúng xác định cho được những nguyên tác phan ánh ban chat cua
PLHS Việt Nam.
Trên cơ sở những nguyên tác cơ bản của pháp luật XHCN đồng thời quanghiên cứu thực tiễn áp dụng PLHS của nước ta cũng như các qui định của BLHSViệt Nam năm 1999, chúng ta có thể xác định 7 nguyên tắc của luật hình sự gồm:
nguyên tắc pháp chế XHCN, nguyên tắc bình đảng trước pháp luật (trước luật hình
sự), nguyên tac công minh, nguyên tắc nhân đạo, nguyên tắc không tránh khỏi trách
nhiệm, nguyên tác trách nhiệm trên cơ sở lỗi (hay còn gọi là nguyên tác trách nhiệm
do lỗi hoặc nguyên tac lỗi), nguyên tac trách nhiệm cá nhân
Việc nghiên cứu cơ sở lý luận và dấu hiệu của lỗi hình sự đã cho thấy: TNHSchỉ đặt ra đối với một người khi họ có lỗi hình sự Xem xét PLHS của một số nướctrên thế giới thì lỗi với vấn đề trách nhiệm do lỗi cũng được ghi nhận ở các mức dokhác nhau (trực tiếp hoặc gián tiếp) trong các qui định về tội phạm và hình phạt
trong chế định lỗi hoặc trong những nguyên tắc cơ bản của luật hình sự
Tại Phần chung, BLHS Liên bang Nga (1996), các nguyên tác của luật hình
sự trong Nhà nước pháp quyền đã được điều chỉnh với tính chất là một chế địnhriêng biệt, trong đó nội dung nguyên tác chịu trách nhiệm theo lỗi đã chỉ rõ: mot
người phải chịu TNHS về hành động (hoặc không hành động) nguy hiểm cho xã hoi
và hậu quả nguy hại cho xã hội nếu chứng minh được người đó có lỗi: không cóTNHS đối với việc gây thiệt hại mà không có lỗi, đó là qui tội một cách khách quan
Điều 2 BLHS của Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (được thông qua tại kỳhọp thứ 2, Quốc hội khoá 2 ngày 23/10/1989) qui định về căn cứ để xác định TNHS
như sau: “một người chỉ phải chịu TNHS và chịu hình phạt về những hành vi cố ý
hoặc vô ý nguy hiểm cho xã hôi được qui định trong BLHS” và Điều 15 qui định:
“người phạm tôi là người có lỗi vì hành động hoặc không hành động bị coi là nguy
hiểm cho xã hội và có các yếu tố cấu thành tội phạm được qui định trong BLHS"
Khái niệm lỗi trong PLHS Vương quốc Anh được hiểu với nghĩa thuật ngữ la
tinh “ mens rea ” hay “ animus reus ” có nghĩa là tinh than tội lỗi Trong hệ thong
án lệ, nguyên tắc lỗi được thể hiện: hành vi không thé làm cho một người trở nên cólỗi nếu tinh thân không tội lỗi Tuy nhiên trong các đạo luật hình su, nguyên tac loi
thường bị bỏ qua, thay vào đó là nguyên tác “trách nhiệm tuyệt đối” Điều này cónghĩa là PLHS Vương quốc Anh vẫn còn thừa nhận sự buộc tội khách quan
Trang 31BLHS Cong hoà liên bang Đức da qui định các nguyên tác quyết định hình
phạt tại Điều 46 Theo diều luật này, khi quyết định hình phạt Toà án phải dựa trén
cơ sở lỗi của người phạm tội
Trong PLHS Việt Nam, cụ thể là trong BLHS Việt Nam năm 1999, cácnguyên tac của luật hình sự nói chung và nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lôi nói
riêng chưa được ghi nhận với tính chất là một chế định riêng biệt Tuy nhiên chúng
ta van có thể nhận thấy ở một chừng mực nhất định tinh thần của các nguyên tác đó
thông qua các qui phạm của BLHS.
Xét ở góc độ khoa học pháp lý, việc ghi nhận quan điểm: chỉ có thể buộc mọi
người chịu TNHS khi xác định được lỗi của họ như là một nguyên tác cơ bản của
luật hình sự là xuất phát từ quan điểm tiến bộ được thừa nhận chung của khoa học
luật hình sự trong Nhà nước pháp quyền Đây còn là nguyên tác cơ bản được thừanhận trong luật hình sự quốc tế nhằm loại trừ việc buộc tội khách quan - truy cứuTNHS một người thực hiện hành vi gây thiệt hai cho xã hội mà không xác định được
lỗi của họ khi họ thực hiện hành vi ấy Hơn nữa, việc thừa nhận nguyên tac tráchnhiệm trên cơ sở lỗi trong luật hình sự sẽ đáp ứng được nhu cầu xác định các vấn đẻmau chốt của tư pháp hình sự, đó là: Khi nào thì một người có thể phải chịu TNHS?Cần phải xác định biện pháp TNHS ở mức độ nào và đến giới hạn nào? Những van
đề này đều nằm trong khuôn khổ các chế định về tội phạm và hình phạt, thể hiện cácmối quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi người này thựchiện tội phạm, đây cũng chính là đối tượng điều chỉnh của luật hình sự Việt Nam
Do vậy, nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi khi đã được khẳng định trong luật
hình sự sẽ trở thành tư tưởng chỉ đạo, định hướng cho việc xây dựng những chê địnhquan trọng của luật hình sự như: Tội phạm và phân loại tội phạm hình phat, cơ sở vàđiều kiện của TNHS, các CTTP cụ thể tại Phần các tội phạm của BLHS
Dưới góc độ chính trị - xã hội, việc thừa nhận nguyên tác trách nhiệm trên cơ
sở lỗi trong luật hình sự Việt Nam chính là thừa nhận và tôn trọng các quyền và tự
do thực sự của con người Bởi lẽ, TNHS ngoài mục đích trừng trị người phạm tội còn
có mục đích giáo dục, cải tạo họ trở thành người có ích cho xã hội có ý thức tuântheo pháp luật và các qui tac của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới Nếu nhuTNHS dat ra với người không có lỗi, điều này đồng nghĩa với việc xâm phạm motcách vô căn cứ đến tự do của con người và đương nhiên biện pháp TNHS được apdụng đối với ho sẽ không có tác dung, không đạt được mục đích Nhu vậy mục dich
Trang 32của hình phạt chỉ đạt được khi hình phạt đó được áp dụng một cách công minh có căn cứ, đúng người đúng tội.
Với ý nghĩa về mặt pháp lý và chính trị - xã hội nêu trên, nguyên tac tráchnhiệm trên cơ sở lỗi đã được thừa nhận trong luật hình sự Việt Nam như là mot tatyếu khách quan, là kết qua được rút ra từ chính thực tiễn xây dựng và áp dung PLHS
trong từng thời kỳ phát triển của xã hội Nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi dat ra
những yêu cầu chủ yếu, nhằm định hướng cho quá trình xây dựng, giải thích và ápdụng PLHS cũng như cho việc thực hiện nhiệm vụ của luật hình sự Những yêu caunày (nói cách khác là những nội dung cơ bản của nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở
lỗi) được thể hiện cụ thể như sau:
- Một người phải chịu TNHS về hành vi nguy hiểm cho xã hội cũng như vẻ
việc gây nên thiệt hại hoặc đe doa gây ra thiệt hại cho các lợi ích được PLHS bảo vệchỉ khi họ có lỗi hình sự Tức là chỉ trong trường hợp một người có năng lực TNHS
đủ độ tuổi chịu TNHS theo luật định đã lựa chọn, thực hiện hành vi bị luật hình sự
cấm, thể hiện thái độ tâm lý dưới hình thức cố ý hoặc vô ý đối với hành vi và hau
quả do hành vi đó gây nên trong khi có đủ điều kiện về chủ quan và khách quan đểlựa chọn, thực hiện một hành vi hợp pháp thì họ mới phải chịu TNHS Như vậy lỗi
hình sự là yếu tố cần xác định dau tiên khi dat ra vấn dé TNHS đối với mot chủ thể
- Trường hợp một người được xác định là không có lỗi hình sự thì khong bịcoi là tội phạm và do vậy họ không phải chịu TNHS Với tính chất là dấu hiệu batbuộc của tội phạm và là điều kiện chủ quan của TNHS, việc xác định lỗi của chủ thể
trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm cho phép các
cơ quan tư pháp hình sự xác định được hành vi đó có phải là tội phạm hay khong?(tính chất tội phạm của hành vi), người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có
phải là chủ thể của tội phạm hay không? và cuối cùng họ có phải chịu TNHS haykhông? Nguyên tắc trách nhiệm do lỗi không cho phép truy cứu TNHS xuất phát từ
hành vi khách quan hoặc thậm chí truy cứu TNHS và quyết định hình phạt chi theomức độ lớn hay nhỏ, nhiều hay ít của hậu quả (mức thiệt hai) do hành vị gây ra
Điều đó có nghĩa là: trong mọi trường hợp, cơ quan áp dụng PLHS có thẩm quyền
chỉ được phép buộc tội chủ quan - truy cứu TNHS trên cơ sở lỗi Một hành vi và hauquả của nó dù có nguy hại cho xã hội đến đâu cũng không thể trở thành cơ sở củaTNHS nếu hành vi và hậu quả đó không do ý thức thái độ tâm lý của chủ thể quyetđịnh và được thực hiện một cách có lỗi (cố ý hoặc vô ý)
Trang 33- Việc chịu TNHS (hậu quả pháp lý hình su bất lợi từ phía Nha nước) theo
mức độ, giới hạn như thế nào là dựa trên cơ sở mức độ lỗi Luật hình sự Việt Namchưa qui định về mặt pháp lý những căn cứ để xác định mức độ lỗi nhưng khoa họcluật hình sự và thực tiễn áp dụng PLHS đã đề cập đến vấn đề này Để xác định mức
độ lỗi phải làm rõ mức độ chủ thể nhận thức tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi
(nhận thức day đủ hay không đầy đủ) và mức độ thấy trước khả nang xảy ra hoặc tát
yếu xảy ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội cũng như sự thể hiện thái độ chủ quan cuachủ thể đối với hậu quả đó
Việc đánh giá đúng mức độ lỗi của người phạm tội sẽ tạo cơ sở cho việc đánh
giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, tương ứng với nó là truy cứu TNHS
đối với người phạm tội được chính xác, đúng người, đúng tội đảm bảo sự bình dang
và công bảng trong xã hội
Xuất phát từ những nội dung cơ bản của nguyên tác lỗi, BLHS Việt Nam nam
1999 đã có thái độ pháp lý rất rõ ràng, coi lỗi cố ý nguy hiểm hơn lỗi vô ý (Điều3
Điều 9, Điều 10), thậm chí chỉ qui định là tội phạm những hành vi vô ý trong những
trường hợp hãn hữu, thường là có dấu hiệu gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đạcbiệt nghiêm trọng như: các tội xâm phạm an toàn công cộng tại chương 19, một sotội xâm phạm tính mạng, sức khoe và tài san
Nội dung của nguyên tac trách nhiệm trên cơ sở lỗi được thể hiện tại các qui
định của BLHS Việt Nam năm 1999 về: tội phạm, TNHS, các giai đoạn thực hiện 101
phạm, đồng phạm, các tình tiết loại trừ lỗi, các tình tiết tăng nặng - giảm nhẹ TNHS.tái phạm - tái phạm nguy hiểm và hàng loạt các CTTP cơ bản được xây dựng trên cơ
sở các hình thức lỗi tại Phần các tội phạm của BLHS Ngoài ra, việc tuân thú các yẻucầu của nguyên tác trách nhiệm trên cơ sở lỗi còn có ý nghĩa hết sức quan trọng
trong thực tiễn áp dụng các qui phạm PLHS, đặc biệt là trong hoạt động định tộidanh và quyết định hình phạt, góp phần thực hiện một loạt các nguyên tác tiến bộkhác của luật hình sự có liên quan đến nguyên tác này như: nguyên tác pháp chẻ
nguyên tắc công minh, nguyên tắc nhân đạo và nguyên tắc chịu trách nhiệm cá
nhân.
Trang 341.3 SU HINH THANH VA PHAT TRIEN CUA CAC QUI PHAM VE NGUYEN TAC TRÁCH NHIEM TREN CƠ SỞ LOI TRONG PLHS VIET NAM TRƯỚC PHAP DIEN
HOA LAN THU HAI (1999).
Lich sử phat triển của PLHS nước ta cho thấy một quá trình di từ những qui
định có tính chất tan mạn và rời rac đến các qui định ngày càng khái quát và tong
hợp hơn Sở di như vậy là do các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chính và bao
vệ của luật hình sự ngày càng phát triển rõ nét cùng với sự thay đổi và phát tricnngày càng đa dạng và hoàn thiện hơn của xã hội Sự hình thành và phát triển của các
qui phạm về nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi trong PLHS Việt Nam cũngkhông nằm ngoài quá trình này
PLHS Việt Nam ngay từ thời kỳ phong kiến đã đề cập đến yếu tố lỗi Nghiêncứu các qui định của Bộ luật Hồng Đức (1483) dưới triều Lê - công trình pháp điệnhoá lớn nhất của Việt Nam thời trung cổ cho thấy: không có những qui định kháiquát về cố ý và vô ý phạm tội cũng như về nguyên tắc trách nhiệm do lỗi Tuy nhiên.nhà làm luật có đề cập đến hai hình thức lỗi khi qui định sự khác nhau cúa tội cô ýhoặc vô ý, thể hiện thái độ phân hoá theo hướng giảm nhẹ đối với các tội vô ý vàtăng nặng đối với các tội cố ý Điều 47 Bộ luật Hồng Đức quy định: các quan xử án
cần lưu ý cần phân biệt các tội cố ý hay lam lỡ: "Tha người lầm lỡ không kê tội
nặng, tội người cố ý kể tội nhẹ”, theo đó việc xét xử hình án không chỉ phụ thuộc
vào tội nang hay tội nhẹ mà còn dựa trên căn cứ tội đó được thực hiện do cô ý hay
lâm lỡ Ngoài ra, dấu hiệu duy nhất bi nhà làm luật coi là thập ác — mười tội đạc biệtnghiêm trọng (Điều 2) đó là tính chất nguy hiểm cho xã hội không chỉ của hành vi
mà còn của ý định phạm tội Như vậy, ở một chừng mực nhất định, dấu hiệu chủquan của tội phạm (lỗi) và vai trò của nó trong việc xét tội cũng đã được Bộ luật
Hồng Đức đề cập đến Tuy nhiên, trong PLHS thời kỳ phong kiến nói chung và triều
Lê (1428 - 1788) nói riêng, nguyên tắc trách nhiệm do lỗi không được thừa nhận
một cách thực sự và triệt để, bởi trong các qui phạm PLHS vẫn còn tồn tại một loạichế tài hà khắc, đó là "chu di tam tộc, chu di cửu tộc”
Luật hình sự Việt nam thời kỳ Pháp thuộc cũng như luật hình sự của các quốcgia là thuộc địa của các nước tư bản phương Tây đều chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ
của luật hình sự chính quốc Nguyên tac pháp chế được thừa nhận đã chỉ rõ: dau
hiệu trái PLHS là dấu hiệu pháp lý duy nhất để một hành vi bị nhà làm luật coi là tội
phạm dấu hiệu này đã bao gồm hai dấu hiệu co bản khác của tội phạm: tính chat
Trang 35nguy hiểm cho xã hội của hành vi căn cứ khách quan và tinh chất lỗi của hành vi
-căn cứ chủ quan Nhu vậy, yếu tố lỗi cũng đã được xem là dấu hiệu của tội phạm.trên cơ sở đó vấn đề TNHS mới được đặt ra đối với người bị coi là tội phạm
PLHS Việt Nam giai đoạn từ sau cách mạng tháng 8/1945 đến trước pháp
điển hoá luật hình sự lần thứ nhất (1985), mặc dù chưa có định nghĩa pháp lý về các
hình thức lỗi và nguyên tac trách nhiệm trên co sở lỗi nhưng tinh than của nguyen
tac đã được ghi nhận va thể hiện trong các văn bản pháp luật riêng lẻ cũng như trongthực tiễn điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự
Xuất phát từ bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của dân do dân và vì dâncho nên pháp luật Việt Nam nói chung và luật hình sự Việt nam nói riêng là công cụ
để bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ các giá trị xã hội, quyền và lợi ích hợppháp của công dân Để phục vụ yêu cầu của cách mạng dân tộc, luật hình sự Vietnam thời kỳ này đã thể hiện rõ nguyên tắc nghiêm trị bọn chủ mưu, ngoan cố phạmtội có tổ chức, lợi dung chức vụ, quyền han để phạm tội khoan hồng, xử nhẹ hoặcmiễn hình phạt cho những kẻ bị lừa phinh, ép buộc, thật thà, hối cải Sự phân biệtgiữa các hình thức lỗi cố ý và vô ý ngày càng rõ nét hơn: bên cạnh các qui định về
các hành vi cố ý phạm tội (chiếm đa số), còn có các qui định về hành vi phạm tội do
vo ý trong một sô trường hợp như: sơ xuất để lộ bí mật quốc gia, không cẩn thận gây
tai nạn làm chết người hoặc vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản XHCN Khái
niệm về các hình thức lỗi và các dạng lỗi được giải thích thông qua các Bản tổng kếtthực tiễn xét xử của TAND tối cao Tại Bản tổng kết số 10 - NCPL ngày 8/1/1968
của TAND tối cao, hướng dẫn đường lối xử lý tội "thiếu tinh thần trách nhiệm vi
phạm qui tac an toàn lao động, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài san" có
hai trường hop: Trường hợp |, bi cáo đã thấy trước khả năng gây ra thiệt hại nghiệmtrọng nhưng vì chủ quan, thiếu thận trọng, tin vào những tình tiết, những biện phápphòng ngừa không đầy đủ, nên hậu quả tác hại đã xảy ra Đây là hình thức lỗi vô ý
vì quá tự tin; Trường hợp 2, bị cáo không thấy trước khả năng gây ra thiệt hại
nghiêm trọng, nhưng đáng lẽ phải thấy và có thể thấy trước khả năng đó hậu quả táchại xảy ra là do thiếu sự chú ý cần thiết Đây là hình thức lỗi vô ý vì cầu thả [Xem:
44, tr 11] Theo Bản tổng kết số 452- HS2 ngày 10/8/1970 của TAND tối cao vethực tiễn xét xử loại tội giết người thì tội giết người có hai hình thức cố ý: cố ý trực
tiếp khi can phạm thấy rõ hành động của mình sẽ làm người khác chết chính vìmong muốn cho hậu quả đó xảy ra nên đã có hành vi; cố ý gián tiếp trong trường
Trang 36hợp can phạm không mong muốn cho nạn nhân chết nhưng biết hành vi của mình co
nhiều khả nang làm nạn nhân chết Ý thức chủ quan của can phạm là mặc kệ khong
quan tâm gì đến việc nạn nhân sống hay chết [Xem: 44, tr 11]
Trên cơ sở sự phân biệt các hình thức lỗi, PLHS Việt Nam thời kỳ này đã
phần nào thể hiện được nội dung nguyên tác trách nhiệm trên cơ sở lỗi coi lôi cố ýnguy hiểm hơn lỗi vô ý và do vậy mức độ TNHS áp dụng đối với hai hình thúc loi
này cũng khác nhau Tuy nhiên, do hệ thống văn ban PLHS thời kỳ này còn thiếu
đồng bộ và thiếu tính thống nhất nên chưa thể hiện được đầy đủ, toàn diện chínhsách hình sự của Đảng và Nhà nước ta nói chung cũng như những yêu cầu mà
nguyên tắc trách nhiệm do lỗi đặt ra nói riêng
PLHS Việt Nam giai đoạn từ 1985 đến trước pháp điển hoá luật hình sự ViệtNam lần thứ hai (1999) được đánh dấu bang sự ra đời của BLHS Việt Nam nam
1985 Tiếp theo đó do yêu cầu của công tác đấu tranh với tình hình tội phạm trong
giai đoạn mới - giai đoạn đổi mới đất nước, Nha nước ta đã bốn lần ban hành cácLuật sửa đổi bổ sung một số điều của BLHS, được Quốc hội nước Cộng hoà XHCN
Việt Nam thông qua vào các ngày 28/12/1989, ngày 12/8/1990 ngày 22/2/1992 và ngày 10/5/1997.
Trong giai đoạn này, nội dung của nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi đã
được thể hiện thông qua các chế định, các qui phạm của Bộ luật Ví du: nguyên tác
xử lý qui định tại khoản 2 Điều 3 cho thấy người thực hiện hành vi phạm tội với lòi
cố ý luôn phải chịu hậu quả pháp lý về hình sự nghiêm khác hơn: Điều 2 khi qui
định về co sở của TNHS và khoản | Điều 8 khi đưa ra khái niệm về tôi phạm đã gián
tiếp khẳng định: Lỗi là dấu hiệu biểu hiện mặt chủ quan của tội phạm và là điều
kiện của TNHS Ngoài ra, nội dung của nguyên tắc trách nhiệm do lỗi còn thể hienqua các qui định về các giai đoạn thực hiện tội phạm (Điều 15), về đồng phạm (Điều17) và một số qui định khác tại Phần chung va Phần các tội phạm của Bộ luật
Trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN hiện nay việc pháp
điển hoá luật hình sự Việt Nam lần thứ hai với sự ra đời của BLHS nam 1999 đã gop
phan đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn xã hội nói chung và thực tiễn pháp lý nói
riêng, nhằm phù hợp với các nguyên tắc và qui phạm được thừa nhận chung củi
pháp luật quốc tế trong lĩnh vực tư pháp hình sự
BLHS Việt Nam năm 1999 có một số diém mới cơ bản như: phân hoá TNHStrên cơ sở phân loại tội phạm thành 4 loại: ít nghiêm trọng, nghiêm trọng rat
Trang 37nghiêm trong va đặc biệt nghiêm trong (khoản 2 Điều 8); tội phạm hoa một so hanh
vị được thực hiện do vô ý (Điều 99, Điều 109 BLHS năm 1999), phi tội phạm hoa
đối với một số hành vi mà trước đây BLHS nam 1985 coi là tội phạm (Điều 86 Dicu
98 Điều 183, Điều 184 BLHS nam 1985) Đặc biệt, việc phân loại tội phạm cu
thể, rõ ràng hơn so với BLHS năm 1985 sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cá thể hoá
TNHS trên cơ sở lỗi được chặt chẽ hon trong từng trường hợp cu thể Tuy nhiên xét
dưới góc độ khoa học luật hình sự, BLHS năm 1999 vẫn còn một số hạn chế trong
đó các quy định về tội phạm, lỗi, cơ sở và điều kiện của TNHS, các chế định khác
liên quan đến tội phạm van chưa phản ánh rõ nội dung nguyên tác trách nhiệm dolỗi và việc phân hoá TNHS tối da Hơn nữa, BLHS Việt Nam hiện hành chưa có motchế định riêng về các nguyên tắc của luật hình sự, trong đó nguyên tác trách nhiệm
do lỗi được ghi nhận là một nguyên tắc cơ bản Trong khi chúng ta không thé phủnhận được ý nghĩa quan trọng của nguyên tac trách nhiệm hình sự trên cơ sở lôi đối
với khoa học luật hình sự và xã hội thì đây là những hạn chế can được khác phục
trong những giai đoạn phát triển tiếp theo của PLHS Việt Nam
Trang 38Chương II: NGUYEN TAC TRÁCH NHIEM TREN CƠ SO LOI
TRONG PHAP LUAT HINH SU VIET NAM HIEN HANH
2.1 SU THE HIEN CUA NGUYEN TAC TRACH NHIEM TREN CO SO LOITRONG CAC QUI DINH TAI PHAN CHUNG BLHS VIET NAM NAM 1999,
2.1.1 Su thể hiện của nguyên tac trách nhiệm trên cơ sở lôi trong các quy
định về tội phạm và phân loại tội phạm
Lịch sử hình thành và phát triển của Nhà nước và pháp luật nói chung cũngnhư của luật hình sự nói riêng đã chứng minh có căn cứ luận điểm được thừa nhậnchung sau đây: Tội phạm là một hiện tượng xã hội - pháp lý gan liên với sự ra đờicủa Nhà nước và pháp luật, cũng như gán liền với sự xuất hiện của sở hữu tư nhàn và
sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng
Là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật, luật hình sự Việt Nam cónhiệm vụ " bảo vệ chế độ XHCN quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình
đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước quyền lợi ích hợp
pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật XHCN, chống mọi hành viphạm tội: đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòngngừa và chống tội phạm" (Điều 1 BLHS Việt Nam năm 1999) Dé thực hiện được
nhiệm vụ này, luật hình sự Việt Nam với phương pháp và đối tượng điều chỉnh riêng
cần xác định những hành vi gây nên hoặc đe dọa thực tế gây nên thiệt hại cho cáclợi ích chung của xã hội được luật hình sự bảo vệ bị Nhà nước coi là tội phạm (tínhvật chất hay tính xã hội của tội phạm) và quy định những hình phạt tương ứng ápdụng đối với những người có hành vi đó
Như vậy, tội phạm được coi là vấn đề cơ bản và quan trọng hàng đầu của luật
hình sự "Việc xác định tội phạm trong luật hình sự không những là cơ sở để quy
định hình phạt mà việc quy định hình phạt xét cho cùng cũng là một phần của việc xác định tội phạm” [27, tr 9] Khái niệm tội phạm vì thế cũng được coi là khái niệm
có tính chất nền tảng cho toàn bộ các quy định khác của luật hình sự Trên cơ sởkhái niệm tội phạm nhà làm luật xác định các tội danh cu thể trong Phần các toi
phạm của BLHS, qua đó xác định những khung hình phạt tương ứng Mat khác khai
niệm tội phạm còn là cơ sở cho việc xây dựng các chế định bổ sung của tội phạm
như: các giai đoạn thực hiện tội phạm, đồng phạm, cơ sở và điều kiện của TNHS
Trang 3933Nội dung của khái niệm tội phạm được coi như là các dấu hiệu cho phép chúng ta
phân biệt giữa tội phạm với hành vi vi phạm khác, giữa TNHS và những biện pháp
trách nhiệm pháp lý khác Đồng thời khái niệm về tội phạm cũng chính là những
quy định đầu tiên của BLHS thể hiện khá rõ nét những nguyên tac cơ ban của luật
hình sự Việt Nam, trong đó có nguyên tác trách nhiệm trên cơ sở lỗi
Với ý nghĩa như vậy, khái niệm tội phạm đã được đưa vào một trong nhữngđiều đầu tiên của BLHS Tại khoản 1 Điều 8 Chương tội phạm BLHS năm 1999.khái niệm tội phạm được định nghĩa như sau: "tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xãhội được quy định trong BLHS, do người có năng lực TNHS thực hiện một cách cỏ ýhoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn ven lãnh thổ Tổ quốc.xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa quốc phòng, an ninh trat
tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mang sứckhoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của côngdân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật XHCN"”.
Với định nghĩa này thì tội phạm theo luật hình sự Việt Nam trước hết phải là
hành vi của con người cụ thể C.Mác đã viết rằng: "ngoài hành vi của mình ra tỏi
hoàn toàn không tổn tai với pháp luật, hoàn toàn không là đối tượng của nó" [15 tr
19] Như vậy, theo nguyên tác hành vi thì những gì mới chỉ trong tư tưởng, chưa thê
hiện ra bên ngoài bằng hành vi thì chưa thể là tội phạm
Trong khoa học luật hình sự Việt Nam hiện nay, mặc dù đa số các nhà hình
sự học đều đồng nhất với quan điểm coi tội phạm là hành vi có bốn dấu hiệu: tính
nguy hiểm cho xã hội, tính có lỗi, tính trái pháp luật hình sự và tính chịu hình phạt
nhưng van có quan điểm cho rang: tính chịu hình phat không phải là dấu hiệu của
tội phạm mà thay vào đó là dấu hiệu "do người có năng lực TNHS thực hiện” - quan
điểm của PGS.TS Trần Văn Độ [23, tr 144], hoặc một quan điểm khác: ngoài bốn
dấu hiệu nói trên, dấu hiệu thứ năm của tội phạm là "tinh có nang lực TNHS" - quan
điểm của PGS.TS Kiều Đình Thụ [41, tr 6]
Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi, xuất phát từ nội dung của khoản |
Điều 8 BLHS Việt Nam năm 1999 có thể đưa ra định nghĩa khoa học về tội phạmnhư sau: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái PLHS, do người có nang
luc TNHS và đủ tuổi chịu TNHS thực hiện mot cách có lỗi (cố ý hoặc vô ý)” [I6 tr
251.
Trang 40Định nghĩa trên đây đã thể hiện được khái quát năm đặc điểm (năm dấu hiệu)
của tội phạm ở cả ba phương diện: Về khách quan, tội phạm là hành vi nguy hiệm
cho xã hội (hành vi khách quan của tội phạm) gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hai
đáng kể cho các quan hệ xã hội được luật hình su bảo vệ - dấu hiệu thứ nhất: Về mat
pháp lý (dấu hiệu hình thức) - dấu hiệu thứ 2 tội phạm là hành vi trái PLHS (hành vi
bị luật hình sự cấm, bị nhà làm luật coi là tội phạm); Về chủ quan tội phạm là hành
vi do người có năng lực TNHS - dấu hiệu thứ 3 và đủ tuổi chịu TNHS - dấu hiệu thứ
4, thực hiện một cách có lỗi (tính chất lỗi của hành vi) - dấu hiệu thứ 5.
Vậy khái niệm tội phạm chứa đựng trong nó những dấu hiệu của một hành vi
bị coi là tội phạm thể hiện yêu cầu của nguyên tác trách nhiệm trên cơ sở lỗi như thẻnào?
Định nghĩa về mat lập pháp khái niệm tội phạm trong BLHS nam 1999 dachính thức ghi nhận lỗi là dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm Tội phạm bao giờ cũng là hành vi khách quan bị luật hình sự cấm, là thể thống nhất giữa phú định khách quan và phủ định chủ quan, trong đó tính chất lỗi (lỗi hình su) của hành viđược coi là | dấu hiệu không thể thiếu của tội phạm (dấu hiệu thứ 5)
Trên cơ sở các dấu hiệu của lỗi hình sự và định nghĩa khoa học về người có
lỗi trong tội phạm (đã nghiên cứu tại phần 1.1.2), có thể thấy ràng tính chat lỗi (lôi
hình sự) của hành vi là dấu hiệu cơ bản, bao trùm lên tất cả các dấu hiệu khác củatội phạm Điều này được lý giải như sau: một hành vi của chủ thể khi đã được coi là
có tính chất lỗi hình sự thì trước hết hành vi đó phải được thực hiện bởi một người bịcoi là có lỗi trong tội phạm Điều này được khẳng định dựa trên các dấu hiệu: chủ
thể thực hiện hành vi đó buộc phải là người có năng lực TNHS, đủ tuổi chịu TNHS
-đã bao gồm dấu hiệu thứ 3 và dấu hiệu thứ 4 của tội phạm; chủ thể bằng hành donghoặc không hành động đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sựcấm trong khi có đủ điều kiện (khách quan và chủ quan) cho phép họ thực hiện hành
vi hợp pháp - bao gồm dấu hiệu thứ nhất, dấu hiệu thứ 2 và dấu hiệu thứ 5 của tộiphạm
Qua sự phân tích nêu trên, chúng ta có thể rút ra kết luận: mối quan hệ biênchứng về mặt triết học giữa tính chất lỗi hình sự của hành vi khách quan với toiphạm và tính chịu TNHS được diễn ra theo trình tự có tính logic như sau: một hành
vi khách quan khi đã được chứng minh là có tính chất lỗi hình sự - khi hành vi
khách quan nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm do người có năng lực TNHS