"Criminology" đã làm sáng tỏ tình hình tội phạm nói chung, nguyên nhân và cácgiải pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm, trong đó có tội phạm giết người...Tuy nhiên, trong các công trình
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VA ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong luận án
là trung thực và chưa từng được ai công bố trongbất kỳ công trình nào khác Những nội dung
trong luận án có sử dụng tài liệu tham khảo đều
được trích dẫn nguồn một cách đầy đủ và chính
xác
TÁC GIÁ LUẬN ÁN
Đô Đức Hồng Hà
Trang 3DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
HDNDHSPTHSSTNxb
PGS
TAND
TANDTC
TNHSTr
Ts
TTDKUBNDVKSNDVKSNDTCXHCN
Bộ luật Gia Long
Bộ luật Hồng Đức
Bộ luật Hình sự
Bộ luật Tố tụng Hình sựGido su
Hội đồng nhân dân
Hình sự phúc thẩm Hình sự sơ thẩm
Nhà xuất bản
Phó giáo sưToa án nhân dan
Toà án nhân dân tối cao
Trách nhiệm hình sựTrang
Tiên sĩTình tiết dinh khung
Uy ban nhân dan
Viện Kiểm sát nhân dân
Viện Kiểm sát nhân đân tối cao
Xã hội chủ nghĩa
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương l TOL GIẾT NGƯỜI TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ
TINH HÌNH TOI PHAM GIẾT NGƯỜI Ở VIỆT NAM TRONG GIAI DOAN
1996 - 2005
1.1 Tội giết người trong Luật hình sự Việt Nam
1.2 Tình hình tội phạm giết người ở Việt Nam trong giai đoạn
1996 - 2005
Chương 2 NGUYEN NHÂN CUA TỘI PHAM GIẾT NGƯỜI VA TINH
HÌNH ĐẤU TRANH PHONG, CHONG TOI PHAM GIẾT NGƯỜI Ở VIỆT
NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1996 - 2005
2.1 Nguyên nhân của tội phạm giết người ở Việt Nam
2.2 Tình hình dấu tranh phòng, chống tội phạm giết người ở Việt
Nam trong giat đoạn 1996 - 2005
Chương 3 DỰ BÁO TÌNH HÌNH TỘI PHAM GIẾT NGƯỜI VÀ CÁC GIẢI
PHAP NANG CAO HIỆU QUA ĐẤU TRANH PHONG, CHONG TỘI PHAM
GIẾT NGƯỜI Ở VIET NAM TRONG GIAI DOAN HIỆN NAY
3.1 Dự báo tình hình tội phạm giết người
3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu qua đấu tranh phòng, chống tội
phạm giết người
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIÁ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang
|
43
1573
83
137Loy
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Theo thống kê xét xử sơ thẩm hình sự của TANDTC về lội phạm giết người:
nam 2000 có 1.169 vụ, 1.721 bị cáo; năm 2001 có 1.009 vụ, 1.471 bị cáo; nam
2002 có 1.021 vu, 1.394 bị cáo; năm 2003 có 1.183 vụ, 1.843 bị cáo; năm 2004 có1.351 vụ, 2.425 bị cáo; năm 2005 có 1.271 vụ, 2.174 bị cáo [52] Trước tình hìnhtội phạm nói chung và tội phạm giết người nói riêng diễn biến phức tạp, ngày 31-7-1998, theo đề nghị của lãnh đạo Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), Chính phủ đãthông qua Nghị quyết về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tìnhhình mới và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm nhằm phát huy tráchnhiệm của mỗi cấp, mỗi ngành và huy động sức mạnh của toàn xã hội trong cuộc-đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm; hướng dư luận xã hội vào việc phan đốicác hành vi phạm tội; tập trung mọi nỗ lực giải quyết những vấn đề nổi cộm vềtình hình trật tự, an toàn xã hội, nhất là hành vi giết người
Hành vi giết người, từ đông, tây, kim, cổ, đều bị coi là hành vi dã man, tan
ác, nó không những gây đau thương tang tóc cho gia đình nạn nhân, phá vỡ tế bào
của xã hội mà còn gây mất trật tự trị an ở địa phương, tạo tâm lí hoang mang, lo sợ
trong quần chúng nhân dân Bảo vệ cuộc sống bình yên cho mỗi người và chăm locho hạnh phúc của con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta [2], tr
5] vì con người vừa là động lực vừa là mục tiêu chính của sự phát triển, con người
đã sáng tạo ra xã hội và là giá trị xã hội cao quí nhất "Trai qua mấy cuộc trườngchỉnh đánh giặc dung nước, giữ nHóc, với bao hi sinh, mắt mát, môi người ViệtNam hiểu rõ hơn ai hết các giá tri của tự do và quyền làm người Vì vậy, với chúng
ta, quyền con người thật sự thiêng liêng" [63, tr 41] Dé bảo vệ quyền thiêng liêng
đó, pháp luật hình sự về tội giết người đã được hình thành sớm nhất trong hệ thốngpháp luật Việt Nam và cũng chính từ mục đích này mà pháp luật về tội giết ngườicũng như nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm giết người luôn dược quantâm hàng đầu Do đó, việc nghiên cứu thường xuyên, đầy đủ và sâu sắc tội giếtngười cả trên phương diện Luật hình sự lẫn trên phương diện Tội phạm học để đưa
ra những Kiến nghị có cơ sở lí luận và thực tiễn, góp phần hoàn thiện pháp luật vànâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này là rất cần thiết Đó
+ `
Trang 6cũng chính là lí do để tác giả chon đề tài "Tội giết người trong Luật hình sự Việt
Nam và dau tranh phòng, chống loại tội phạm nay" làm Luan án tiến sĩ luật học
xã hội chủ nghĩa Việt Nam" của Dang Quang Phương, Luận án Tiến sĩ Luật học,
Taskent, nam 1990; 2) "Thời điểm bat đầu và kết thúc sự sống của con người nhìn
từ øóc độ luật học" của Tiến sĩ Luật học Trần Hữu Ứng, Cục Cảnh sát điều tra, Bộ
Nội vụ, Tạp chí Tòa an nhân dân, số 10, năm 1993; 3) "Tội giết người theo Luathình sự Việt Nam và đấu tranh phòng, chống tội giết người" của Hoàng CôngHuấn, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Hà Nội, năm 1997; 4) "Điều tra các vụ án giếtngười chưa rõ thủ phạm ở Việt Nam hiện nay” của Tiến sĩ Luật học Triệu Quốc
Kế, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, năm 1998; 5) "Cac tội xâm phạm tinh mang,
sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người" của Tiến sĩ Luật học Tran Văn
Luyén, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, nam 2000; 6) "Những đặc điểm tâm lí
của bọn phạm tội giết người - cướp tài sản trong tình hình hiện nay và một số giải
pháp phòng ngừa, đấu tranh", Bộ Công an - Vụ Quan lí Khoa học và Công nghệ,Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2000
Trên thế giới cũng có nhiều công trình nghiên cứu về tội giết người của các
nhà khoa học như: /) John Lindow (1997), trong cuốn "Murder and vengeance
among the gods" đã đi sâu phân tích những phương pháp, thủ đoạn phạm tội giết
người 2) Bruce L Berg and John J Horgan (1998), trong cuốn “Criminal
Investigation" đã dé cập đến các phương pháp điều tra tội phạm, trong đó có tội
phạm giết người 3) Stanley Yeo (1998), trong cuốn "Unrestrained Killings and the
Law" đã đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm đấu tranh phòng, chống tội
phạm giết người 4) Kenneth Polk (1999), trong cuốn "When men kill” đã phân
tích tính nguy hiểm của tội giết người, phương pháp, thủ đoạn phạm tội giết người
và các biện pháp đấu tranh phòng, chống 5) Michael Doherty (2002), trong cuốn
Trang 7"Criminology" đã làm sáng tỏ tình hình tội phạm nói chung, nguyên nhân và cácgiải pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm, trong đó có tội phạm giết người
Tuy nhiên, trong các công trình trên, tội giết người mới chỉ được đề cập đến
một số khía cạnh cụ thể dưới góc độ Luật hình sự, Điều tra tội phạm hoặc Tội
phạm học, trên cơ sở quan điểm cá nhân hoặc đặc thù của mỗi nước Vì vay, VIỆCnghiên cứu một cách day đủ, toàn diện và có hệ thống tội giết người ở Việt Nam ca
trên phương diện Luật hình sự và Tội phạm học là rất cần thiết.
3 Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu của Luận án
- Mục đích nghiên cứu: Trước tình hình nghiên cứu như đã được trình bày
trên đây và trước yêu cầu của cuộc dấu tranh phòng, chống tội phạm giết người ởnước ta trong giai đoạn hiện nay, mục đích của Luận án là làm sáng tỏ một cách có
hệ thống và toàn diện tất cả những vấn đề có liên quan đến tội giết người dưới góc
độ Luật hình sự và Tội phạm học, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng caohiệu quả đấu tranh phòng, chống loại tội phạm nguy hiểm này
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Với mục đích trên, tác giả Luận án đã dat ra chomình những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
Về mặt lí luận: 1) Nghiên cứu pháp luật hình sự về tội giết người ở Việt Nam
qua các thời kì phát triển trong sự đối chiếu, so sánh với BLHS hiện hành để làmnổi bật những điểm kế thừa và phát triển trong các qui định về tội giết người từ
ngày thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến nay 2) Làm sáng tỏđịnh nghĩa và các dấu hiệu pháp lí của tội giết người; phân biệt tội giết người vớicác tội phạm khác cũng gây ra hậu quả chết người 3) Phân tích bản chất, nộidung, cơ sở lí luận và thực tiễn của một số TTDK tang nặng trong tội giết người 4)
Lam rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước trong đấu tranh phòng, chống tội phạm;nội dung, chủ thể và các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm giết người
Về mặt thực tién: 1) Tổng kết những giá trị của pháp luật hình sự về tội giết
người ở Việt Nam từ ngày thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến
nay, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong hoạt động lập pháp 2) Nghiên
cứu, đánh giá việc định tội danh, định khung hình phat và quyết định hình phạttrong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử tội phạm giết người; phân tích về mặt líluận và dé xuất những giải pháp có tính khả thi 3) Lam sáng tỏ tình hình tội phạm
Trang 8và tình hình đấu tranh phòng, chống tội phạm giết người ở Việt Nam trong giai
đoạn 1996 - 2005; các nguyên nhân của tội phạm giết người cũng như các nguyên
nhân của những ton tại trong đấu tranh phòng, chống tội phạm giết người, trên cơ
sở đó đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống
- Đôi tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của Luận án bao gồm: 7) Tộigiết người trong Luật hình sự Việt Nam mà cụ thể là các vấn đề như: pháp luậthình sự về tội giết người từ ngày thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
đến nay; định nghĩa tội giết người; các dấu hiệu pháp lí của tội giết người; phân
biệt tội giết người với các tội phạm khác cũng gây ra hậu quả chết người; nội dung,
cơ sở lí luận và thực tiễn của một số TTDK tang nặng trong tội giết người; TNHSđối với tor giết người 2) Tình hình tội phạm và tình hình đấu tranh phòng, chống
tội phạm giết người ở Việt Nam trong giai đoạn 1996 - 2005; các nguyên nhân của
tội phạm giết người và của những tồn tại trong đấu tranh phòng, chống tội phạmgiết người 3) Các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống loại tộiphạm này ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
- Pham vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu các vấn đề nêu trên của tội giếtngười theo qui định tại Điều 93 BLHS Việt Nam năm 1999 dưới góc độ Luật hình
sự và Tội phạm học (giai đoạn 1996 - 2005), đúng như tên gọi của nó Tuy nhiên,trong phạm vi giới hạn của Luận ấn, tác giả không có điều kiện đi sâu hết tất cảcác khía cạnh Tội phạm học của đề tài mà chỉ tập trung phân tích tình hình tộiphạm giết người ở các đối tượng trong độ tuổi chịu TNHS (từ đủ 14 tuổi trở lên)
4 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu của Luận án
Cơ sở lí luận của Luận án là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh; đường lối, chính sách của Dang Cộng sản Việt Nam về Nhà nước vàpháp luật, về tội phạm và hình phạt; những thành tựu của các ngành khoa học như:Triết học, Luật hình sự, Tội phạm học, Điều tra hình sự Trên cơ sở phương phápluận của chủ nghia duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, Luận an đặc
biệt coi trọng các phương pháp hệ thống, lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh,
thống kê kết hợp với phương pháp điều tra xã hội học để chọn lọc tri thức khoahọc và những kinh nghiệm thực tiễn từ trước đến nay ở trong và ngoài nước
Trang 95 Những dong góp mới của Luận án
Đây là công trình chuyên khảo đầu tiên trong khoa học Luật hình sự ViệtNam ở bậc tiến sĩ nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống tất cả các vấn đề
có liên quan đến tội giết người dưới góc độ Luật hình sự và Tội phạm học; cụ thể
nghiệm.
- Cúc cách định nghĩa khác nhau về tội giết người được phân tích một cáchthấu đáo, qua đó tác giả đưa ra một định nghĩa mới khoa học và đầy đủ hơn
- Những tồn tại, vướng mắc trong việc định tội danh; những tồn tại, vướng
mac trong việc áp dụng TTĐK tang nặng của tội giết người cũng như những tồntai, vướng mac trong việc quyết định hình phạt đối với tội giết người và nguyênnhân của những tồn tại, vướng mắc đó được tổng hợp một cách đầy đủ với nhữngphương án khắc phục có tính khả thi cao
- Quan điểm của Đảng và Nhà nước trong đấu tranh phòng, chống tội phạm;nội dung, chủ thể và các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm giết ngườidược phân tích một cách cụ thể và thấu đáo
- Tinh hình tội phạm và tình hình đấu tranh phòng, chống tội phạm giết người
ở Việt Nam trong giai đoạn 1996 - 2005 được đánh giá một cách sâu sắc và chínhxác (bao gồm những kết qua đã đạt được và những vấn đề còn tồn tai)
- Các nguyên nhân của tội phạm giết người cũng như các nguyên nhân củanhững tổn tat trong đấu tranh phòng, chống tội phạm giết người; dự báo tình hìnhtội phạm và tình hình đấu tranh phòng, chống tội phạm giết người ở Việt Namtrong 5-10 năm tới được phân tích, xác định một cách khoa học, toàn diện là cơ sở
dé đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống loại tội phạmnguy hiểm này ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (bao gồm các giải pháp khác
Trang 10phục nguyên nhân của tội phạm giết người và các giải pháp khắc phục nguyên
nhân của những tồn tại trong đấu tranh phòng, chống tội phạm giết người)
6 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của Luận án
Những kết quả nghiên cứu của Luận án có ý nghĩa lí luận và thực tiễn quantrọng dưới đây:
- Về li luận: Luận án là công trình nghiên cứu lí luận đầu tiên làm sáng tỏ: 7)Các qui định về tội giết người cũng như chính sách hình sự và TNHS đối với tộigiết người trong Luật hình sự Việt Nam từ ngày thành lập Nhà nước Việt Nam dânchủ cộng hòa đến nay; 2) Các đặc điểm tội phạm học của tội phạm giết người ở
Việt Nam trong giai đoạn 1996 - 2005; 3) Nhận thúc chung về đấu tranh phòng,
chống tội phạm giết người
- Về thực tiên: Luận án đã chỉ rõ: 7) Những tồn tại, vướng mắc trong việc
định tội danh, 4p dụng TTDK tang nặng và quyết định hình phạt đối với tội giết
người, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp khác phục; 2) Nguyên nhân của tội phạmgiết người cũng như nguyên nhân của những tồn tại trong đấu tranh phòng, chốngtội phạm giết người ở Việt Nam trong giai đoạn 1996 - 2005; 3) Tình hình tộiphạm và tình hình đấu tranh phòng, chống tội phạm giết người ở Việt Nam tronggiai đoạn 1996 - 2005 và những năm tiếp theo; 4) Các giải pháp nâng cao hiệu quađấu tranh phòng, chống tội phạm giết người ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Trang 11Chương |
TOL GIẾT NGƯỜI TRONG LUẬT HÌNH SU VIỆT NAM
VÀ TINH HÌNH TOI PHAM GIẾT NGƯỜI Ở VIỆT NAM
TRONG GIAI DOAN 1996 - 2005
1.1 TỘI GIẾT NGƯỜI TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Hành vi giết người, từ đông, tây, kim, cổ, đều bị coi là hành vi đã man, tàn ác
vì nó xâm phạm dén quyền tự nhiên, thiêng liêng và cao quí nhất của con người
-quyền được sống Nếu -quyền này bị xâm phạm thì tất cả các -quyền khác cũng
không thể tồn tại và không thể được thực hiện trên thực tế Chính vì lí do đó mà
mục tiêu bảo vệ quyền sống của con người luôn được đặt lên hàng đầu đối với mọidân tộc, mọi quốc gia, mọi thời kì và mọi chế độ
Ở Việt Nam, để bảo vệ quyền sống của con người, pháp luật hình sự về tội
giết người đã được hình thành sớm nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam và
cũng chính từ mục dích này mà pháp luật về tội giết người cũng như nhiệm vụ đấutranh phòng, chống tội giết người luôn được quan tâm hàng đầu Nghiên cứu qui
định về tội giết người trong pháp luật hình sự từ ngày thành lập Nhà nước ViệtNam dân chủ cộng hòa đến nay sẽ góp phần làm sáng to những nhận định trên
1.1.1 Tội giết người theo qui định của pháp luật hình sự từ ngày thànhlập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến trước ngày Bộ luật Hình sự
năm 1999 có hiệu lực
1.1.1.1 Tội giết người theo qui định của pháp luật hình sự từ ngày thành
lập Nhà nuoc Việt Nam dân chủ công hòa đến trưóc ngày thống nhát đất nước(1975)
Năm 1945, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời Để kịp thời bảo vệ
các quan hệ xã hội mới, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, trong
đó có: Sac lệnh số 27/SL ngày 28-02-1946 trừng trị các tội bat cóc, tống tiền và ám
sát; Sac lệnh số 151/SL ngày 12-4-1953 trừng trị địa chủ chống pháp luật; Thông
tư số 442/TTg ngày 19-01-1955 tổng kết án lệ về một số tội phạm thông thường
Trang 12[49] Nghiên cứu các văn bản trên, chúng tôi thấy, không có văn bản nào qui địnhriêng về tội giết người mà tội giết người chỉ được điểm đến trong các văn bản quidịnh về một nhóm lội cần tập trung trấn áp để bảo vệ chính quyền, công sản vàmột số đối tượng đặc biệt nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phản đế, phản phong.
Ví dụ: Điều 6 Sac lệnh số 151/SL ngày 12-4-1953 trừng trị địa chủ chống phápluật qui định: "Dia chủ nào phạm một trong những tội sau đây: 1) Cấu kết với đếquốc, ngụy quyền giết nông dân, cán bộ và nhân viên thì sẽ bị phạt tà từ mườinăm dén chung thân hoặc xử tử hình" Trong giai đoạn này, hành vi phạm tội giếtngười được qui định dưới nhiều hình thức khác nhau như ám sát, giết, cố ý giếtngười Ví dụ: Điều | Sac lệnh số 27/SL ngày 28-02-1946 trừng trị các tội bat cóc,tong tiền và ám sát qui định: " Vhững người phạm tội ám sát sẽ bị phạt từ hai
năm đến mười năm tù và có thể bị xử tử"; điểm 3 của Thông tư số 442/TTg ngày
19-01-1955 qui định: " Cố y giết người: phạt tà từ năm năm đến hai mươi
nam "
Qui định về đường lối xử lí đối với người phạm tội giết người thé hiện rõnguyên tac: nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, người hoạt động đắc lực, gây hậuquả nghiêm trọng; khoan hồng đối với những người bị cưỡng bức, lừa gạt Vi du:Điều 4 Mục 2 Sác lệnh số 133/SL ngày 20-01-1953 trừng trị những tội xâm phạm
an ninh đối nội và an toàn đối ngoại của Nhà nước qui định: "Kể nào giết cán
bộ và nhân dân , sẽ tuy tội nặng nhẹ mà xử phạt như sau: a) Bọn chủ num, tổ
chức, cht huy sẽ bị xứ tử hình ; c) Những kể phạm các tội trên mà tội trạng tươngđối nhẹ, sẽ bị phạt tù từ muoi năm trở xuống"
Đường lối xử lí người phạm tội cũng có một số điểm mới khác đáng chú ý: /)Khung hình phạt của tội giết người đã được mở rộng hơn với nhiều loại và mức
hình phạt có tính chất nghiêm khắc khác nhau Ví dụ: tại Điểm 3 của Thông tư số
442/TT ngày 19-01-1955 qui định: "Cố ý giết người: phạt tà từ năm năm đến haimươi năm, nếu có trường hop nhẹ thì có thể hạ xuống đến một năm, giết người có
du mu có thể phạt đến tử hình"; 2) Lần đầu tiên hình phạt bổ sung được qui định
và áp dụng đối với người phạm tội giết người nhằm hỗ trợ cho hình phạt chính và
mở thêm khả năng pháp lí cho Tòa án có thể lựa chọn hình phạt phù hợp với tinh
Trang 13chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội Ví dụ: Điều 6 Sac lệnh
số ISI/SL ngày 12-4-1953 trừng trị địa chủ chống pháp luật qui định: "Dia chứnào giết nông dân, cán bộ và nhân viên thì sẽ bị phạt tà từ mười năm đếnchung thân hoặc xu tit hình , bị tịch thu một phần hay tất cả tài sẵn"
Sau tháng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, để thực hiện đường
lối của Dang trong giai doan cách mạng mới, từ năm 1955 đến năm 1976, Chínhphủ và TANDTC đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn đường lối xử lí tội giếtngười như: Chỉ thị số 1025/TATC ngày 15-6-1960 của TANDTC về đường lối xử
lí tội giết người vì mê tín; Bản chuyên đề tổng kết thực tiễn xét xử loại tội giết
người ban hành kèm theo Công văn số 452/HS2 ngày 10-8-1970 của TANDTC về
thực tiến xét xử tội phạm giết người; Sac luật số 03/SL ngày 15-3-1976 của Hộiđồng Chính phủ cách mạng lâm thời và Thông tư số 03/SL-BTP-TT ngày 15-4-
1976 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Sac luật số 03 nói trên qui định các tội
phạm và hình phạt trong đó có tội giết người với nội dung: "Pham tội cố ý giết
người thì bị phạt tà từ mười lam năm đến tà chung thân hoặc bị xử tử hình Trường
hợp có tình tiết giảm nhẹ thì mức hình phạt có thể thấp hơn" Nghiên cứu qui định
về tội giết người trong các văn bản nói trên [49] [50] chúng tôi thấy, trong giai
đoạn này Luật hình sự đã bổ sung vào tội giết người nhiều tình tiết tăng nặng,
giảm nhẹ như: giết người vì động cơ đê hèn hoặc có tính chất côn đồ; giê' phụ nữ
mà biết là có mang; giết người trong tình trạng bị nạn nhân ngược đãi hoặc áp bức
tan tỆ
Lần đầu tiên đường lối xử lí người phạm tội giết người được qui định một
cách rõ ràng như: khi nào thì có thể và nên áp dụng hình phạt tử hình; khi nào thì
có thể áp dụng án treo; cần xét xử như thế nào khi vừa có tình tiết tăng nặng lại
vừa có tình tiết giảm nhẹ đặc biệt Cụ thể là: 7) Áp dụng hình phạt tử hình đối với
người phạm tội giết người trong trường hợp tập trung nhiều tình tiết tăng nặng đặcbiệt hoặc chỉ một tình tiết tăng nặng đặc biệt, nhưng rất nghiêm trọng, nhân thâncan phạm xấu, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc không có tình tiết giảm nhẹ đáng
kể 2) Ap dụng an treo trong trường hợp cộng phạm nhẹ hoặc nạn nhân là người
hủi, người điên, người tần tật với động cơ chủ yếu là muốn tránh khổ sở cho nạn
Trang 14nhân 3) Khi vừa có tình tiết tăng nang, vừa có tình tiết giảm nhẹ đặc biệt cần đánh
giá đúng dan tính chất và mức độ nguy hiểm của mỗi tình tiết tăng nặng và giảmnhẹ; so sánh, đối chiếu để thấy được ảnh hưởng qua lại giữa các tình tiết đó với
nhau; trên cơ sở đó mà ấn định mức án cho thích hợp [49, tr 354-355]
Mặc dù còn một số hạn chế, nhưng pháp luật hình sự nói chung và qui định
về tội giết người nói riêng giai đoạn này cũng đã có những bước tiến đáng kể, thực
sự là công cụ hữu hiệu trong dau tranh phòng, chống tội phạm
1.1.1.2 Tôi giết người theo qui định của pháp luật hình sự từ ngày thốngnhất dat nước (1975) đến trước ngày Bộ luật Hình sự năm 1999 có hiệu lucNam 1975, đất nước thống nhất, Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam rađời Vì phải tập trung sức người, sức của để khác phục hậu quả chiến tranh, xâydựng đất nước và ổn định cuộc sống cho nhân dân hai miền Nam - Bắc, chưa cóđiều kiện xây dựng hệ thống pháp luật mới nên từ năm 1976 đến trước khi cóBLHS năm 1985, Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam vẫn áp dụng một số van
bản thời kì trước để trừng trị tội giết người; đó là: Thông tư 442/TTg ngày
19-01-1955 của Thủ tướng Chính phủ, Sắc luật số 03/SL ngày 15-3-1976 của Hội đồng
Chính phủ cách mạng lâm thời và Thông tư số 03/SL-BTP-TT ngày 15-4-1976 của
Bộ Tư pháp Theo đó, "pham tội cố ý giết người thì bị phạt tà từ mười lăm năm đến
tà chung thân hoặc bi xứ tứ hình Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ thì mức hình
phạt có thể thấp hơn" Cách qui định trên vừa thiếu cụ thể lại không rõ ràng Vìvậy, việc ban hành BLHS là một tất yếu khách quan Để đáp ứng yêu cầu này,
ngày 27-6-1985, Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã thông qua BLHS(gọi tat là BLHS năm 1985) - Bộ luật đầu tiên của Nhà nước Cộng hoà XHCN ViệtNam, với 12 chương và 280 điều [8]
Trong BLHS năm 1985 tội giết người được qui định tại một điều luật (Điều
I1), với các loại cấu thành tội phạm khác nhau: cấu thành cơ bản, cấu thành tang
nặng và cấu thành giảm nhẹ Đặc biệt, trong Bộ luật này một số TTDK tang nặng
được qui định hệ thống và đầy đủ hơn cả, thậm chí có một số tình tiết lần đầu tiên
dược qui định trong tội giết người; đó là: giết người bằng cách lợi dụng nghềnghiệp (doan 2 điểm b); vì lí do công vụ của nạn nhân (đoạn 2 điểm c); tái phạm
Trang 15nguy hiểm (doan 2 điểm g) Ngoài ra, Điều 101 còn qui định một loạt một số
TTDK giảm nhẹ tại khoản 3 "trong tinh trạng bị kích động mạnh " và khoản 4
"người mẹ giết con mới để do ảnh hưởng nặng nề của tu tưởng lạc hậu "
Trong BLHS nam 1985 tội giết người được qui định với 4 khung hình phạt: khung | có mức phạt tù từ mười hai nam đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử
hình; khung 2 có mức phạt tù từ năm năm đến hai mươi năm; khung 3 có mức phạt
tù từ sáu tháng đến năm năm; khung 4 có mức phạt tù từ ba tháng đến hai năm; cụ
thể là:
- Giết người kèm theo một trong một số TTDK tăng nặng sau đây thì bị phạt
tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình (khoản 1): vì
động cơ đê hèn (đoạn | điểm a); để thực hiện tội phạm khác (đoạn 2 điểm a); đểche giấu tội phạm khác (đoạn 3 điểm a); thực hiện tội phạm một cách man rợ
(đoạn 1 điểm b); bằng cách lợi dụng nghề nghiệp (đoạn 2 điểm b); bằng phương
pháp có khả năng chết nhiều người (doạn 3 điểm b); giết người đang thi hành công
vụ (đoạn 1 điểm c); giết người vì lí do công vụ của nạn nhân (đoạn 2 điểm c); giếtnhiều người (đoạn 1 điểm d); giết phụ nữ mà biết là có thai (đoạn 2 điểm d); có tổ
chức (điểm đ); giết người mà liền trước đó lại phạm một tội nghiêm trọng khác
(đoạn | điểm e); giết người mà ngay sau đó lại phạm một tội nghiêm trọng khác(đoạn 2 điểm e); có tính chất côn đồ (đoạn | điểm g); tái phạm nguy hiểm (đoạn 2diém g)
- Giết người kèm theo một trong một số TTDK giảm nhẹ sau day: a) Trongtình trạng bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhânđốt với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người đó thì bị phạt tù từsáu tháng đến năm năm (khoản 3); b) Người mẹ giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ conmới đẻ do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh kháchquan đặc biệt dẫn đến hậu qua đứa trẻ chết thì bị phạt cai tạo Không giam giữ đếnmột năm hoặc bị phat tù từ ba tháng đến hai năm (Khoản 4)
- Giết người không có TTDK tăng nang và giảm nhẹ thì bị phạt tù từ nămnăm đến hai mươi năm (khoản 2)
Trang 16Lần đầu tiên các hình phạt bổ sung đối với tội giết người được qui định tạiĐiều 118: người phạm tội giết người có thể bị cấm đảm nhiệm những chức vụ, làmnhững nghề hoặc công việc nhất định từ hai năm đến năm năm; phạt quản chếhoặc cấm cư trú từ một nam đến năm năm.
Mặc dù đã xây dựng được các loại cấu thành khác nhau của tội giết người(cấu thành cơ bản, cấu thành tăng nặng và cấu thành giảm nhẹ), với một hệ thốngtương đối đầy đủ một số TTDK (tăng nặng và giảm nhẹ), nhưng BLHS năm 1985vẫn còn một số hạn chế; đó là: 7) Khung hình phạt qui định tại khoản 2 Điều 101quá rộng (từ năm nam tù đến hai mươi năm tù); 2) Trong cùng một điều luật (Điều101) lại qui định đến mười tám trường hợp phạm tội có tính chất và mức độ nguyhiểm cho xã hội khác nhau quá xa (nếu ở khoản | người phạm tội giết người có thể
bị phạt tới tử hình thì ở khoản 4 người phạm tội chỉ bị phạt tối đa hai năm tù hoặc
thậm chí họ có thể chỉ bị phạt cải tạo không giam giữ, nhưng về tội danh, họ đều bịkết án về tội giết người) Cách qui định này không những không thể hiện rõ
nguyên tắc phân hóa TNHS mà còn gây ra tâm lí không có lợi cho những người
tham dự phiên toà, nhất là đối với gia đình của người bị hại [10, tr 46] Để khác
phục những hạn chế như đã nêu trên, ngày 21-12-1999 Quốc hội Khoá X nước
Cộng hòa XHCN Việt Nam đã thông qua BLHS mới (gọi tắt là BLHS năm 1999),
Bộ luật này ra đời đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lịch sử lập pháp Việt
Nam, tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói
chung và tội giết người nói riêng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay [2, tr 40]
1.1.2 Tội giết người theo qui định của Bộ luật Hình sự năm 1999
Tội giết người theo qui định của BLHS năm 1985 và các văn bản pháp luật
hình sự trước BLHS năm 1999 bao gồm tất ca các trường hợp giết người được Luật
hình sự qui định Vì vậy, nghiên cứu tội giết người trong các văn bản đó cũng đồng
thời là nghiên cứu tội giết người nói chung Tuy nhiên, tội giết người mà chúng tôinghiên cứu trong phạm vị Luận án này chỉ là trường hợp giết người được qui địnhtại Điều 93 BLHS năm 1999, Những trường hợp giết người khác như giết con mới
đẻ, giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và giết người do vượtquá giới hạn phòng vệ chính đáng được qui định tại các Điều 94, 95 và 96 BLHS
Trang 17nam 1999 chi được nghiên cứu ở từng khía cạnh nhất định để so sánh với tội giếtngười tại Điều 93.
1.1.2.1 Dinh nghĩa tôi giét người
Hiện nay, các nước trên thế giới có hai xu hướng: Mot là, định nghĩa tội giếtngười ngay trong BLHS như Thái Lan, Liên bang Nga, Trung Quốc, Thụy Điển Hai la, không định nghĩa tội giết người trong BLHS như Việt Nam, Nhật Bản Các nước theo xu hướng thứ nhất tuy định nghĩa tội giết người trong BLHS củamình, nhưng mỗi nước lại có một cách định nghĩa khác nhau Trong BLHS Liênbang Nga năm 1996, tại Điều 106, tội giết người được định nghĩa ” là cố ý làmchết người khác” [11, tr 78] Trong BLHS Trung Quốc nam 1997, tại Điều 232, tộigiết người được định nghĩa " là hành vi cố ý giết người khác" [87, tr 43] TrongBLHS Bang California - Mi năm 1998, tại Điều 187, tội giết người được định
nghĩa " là hành vi cố ý giết người khác hoặc giết bào thai một cách hiểm độc và
bát hợp pháp” |92, tr 6] Việt Nam tuy theo xu hướng thứ hai (không địnhnghĩa tội giết người trong BLHS), nhưng trong khoa học pháp lí hình sự cũng có
nhiều cách định nghĩa khác nhau Cách định nghĩa thứ nhất cho rằng: "Tội giết
người là hành vi cố § tước đoạt trái pháp luật tính mạng người khác" [49, tr 327]
Cách dịnh nghĩa thứ hai cho rằng: "Tôi giết người là hành vi trái pháp luật của
người đủ năng lực TNHS cố ý tước bỏ quyền sống của người khác" [7§, tr S1].
Cách định nghĩa thứ ba cho rằng: "Tội giết người là hành vi làm chết người khác
một cách cố ý và trái pháp luật" [7L, tr 7]
Phan tích các cách định nghĩa trên, chúng tôi thấy: Thứ nhất, về nội dung,
các cách định nghĩa này không đề cập đến dấu hiệu năng lực TNHS và dấu hiệu độ
tuổi của chủ thể (cách thứ nhất va cách thứ ba) hoặc chi dé cập đến dấu hiệu nang
lực TNHS mà không dé cập đến dấu hiệu độ tuổi (cách thứ hai) Thứ hai, về hình
thức, việc sử dụng thuật ngữ giết người là hành vi "cố ý tước đoạt tính mạng” của
người khác một cách trái pháp luật (cách thứ nhất) là chưa chính xác và không
dúng nghĩa tiếng Việt vì "tước đoạt tính mang", theo cuốn Đại từ điển Tiếng Việt,
là "tước và chiếm lấy sự sống của con người” và vì "tước đoạt” đã bao hầm sự cố ý
Trang 18nên không cần thiết phải qui định “giết người là hành vi cố ý tước đoạt tinhmang " [6, tr 1652 và 17671
Trên cơ sở khoa học và cơ sở pháp lí qui định tại khoản 1 Điều 8 BLHS nam
1999 "Tôi phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được qui định trong BLHS, do
người có năng luc TNHS thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm tinhmạng của (con người) " (46, tr 4] cũng như trên cơ sở phân tích các cách địnhnghĩa khác nhau về tội giết người, chúng tôi đưa ra định nghĩa tội giết người mớinhư sau: tội giết người là hành vi cố ý gây ra cái chết cho người khác một cách trái
pháp luật, do người có nang lực TNHS thực hiện, trong đó phải đủ tuổi chịu TNHS
do BLHS qui định (từ đủ 14 tuổi trở lên)
1.1.2.2 Các dau hiệu pháp lí của tội giết người
.* Khách thể của toi giết người
Theo các ý kiến thống nhất hiện nay, tội giết người xâm phạm quyền sốngcủa con người Trong số các quyền nhân thân, quyền sống của con người là quyền
tự nhiên, thiêng liêng và cao quí nhất, không một quyền nào có thể so sánh được Bởi lẽ, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển Khi quyền
sông của con người bị xâm phạm thì mục tiêu phấn dau của loài người sẽ trở nên
vô nghĩa; động lực phát triển của xã hội sẽ bị triệt tiêu Thêm vào đó, con ngườicòn là chủ thể của quan hệ xã hội Nếu quyền sống của con người bị xâm phạm thì
các quan hệ xã hội sẽ bị phá vỡ Chính vì những lí do trên mà mục tiêu bảo vệ
quyền sống của con người luôn được đặt lên hàng đầu đối với mọi dân tộc, mọiquốc gia, mọi thời ki và mọi chế độ Cũng vì ý nghĩa đặc biệt quan trọng của
quyền sống của con người mà trong BLHS nam 1999, ngay sau các tội xâm phạm
an ninh quốc gia, nhà làm luật đã qui định các tội xâm phạm nhân thân Trong số
các tội xâm phạm nhân thân thì tội giết người được qui định đầu tiên và là một
trong ba tội có hình phạt nghiêm khắc nhất - tử hình Điều này càng khẳng định,
quyền sống của con người thật sự thiêng liêng, cao quí, cần được bảo vệ một cáchtuyệt đối Bất cứ ai xâm phạm quyền sống của con người đều phải bị trừng trị
nghiêm khác
Trang 19Tội giết người xâm phạm quyền sống của con người thông qua sự tác độnglàm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động - con người đang sống.Việc xác định đúng đối tượng tác động của tội giết người có ý nghĩa vô cùng quantrong Bởi lẽ, nếu hành vi nào đó tác động vào đối tượng không phải hay chưa phải
là con người thì không xâm phạm đến quyền sống của con người nên không phạmtdi giết người
Về thời điểm bắt đầu sự sống của con người, hiện nay trên thế giới còn có
nhiều quan điểm khác nhau Theo qui định tại Điều 8 Luật Bảo vệ bào thai ngày
13-12-1990 của Cộng hoà Liên bang Đức thì thời điểm sớm nhất để được coi là
con người là thời điểm hình thành bào thai Theo Luật này, bào thai là tế bào trứngngười đã được thụ tinh và có khả nang phát triển Một tế bào vô tinh lấy ra từ bàothai và có thể phát triển thành một cá thể cũng được coi là bào thai Những ngườiủng hộ quan điểm này lập luận rằng, sự kết hợp nhân tế bào đã tạo ra tiềm năngphát triển trong tương lai của một cá thể riêng biệt với bản sắc riêng cũng như đãtạo ra một sự phát triển liên tục không gián đoạn và hơn nữa, ngay từ khi còn làbào thai nó đã có "chat" của con người Cùng với quan điểm này, Điều 187 BLHS
Bang California - Mi nam 1998 cũng qui dịnh: "Hdah vi cố ý làm chết bào thai
một cách hiểm độc và bất hợp pháp là phạm tội giết người" (92, tr 6]
Tuy ủng hộ việc bảo vệ bào thai như bảo vệ con người, nhưng ở Anh hầu hết
quan điểm đều cho rằng khả năng một tế bào trứng thụ tỉnh dẫn đến việc mang thai
và sinh con cao nhất chỉ là 30% Khả năng này được tăng lên một cách đáng kể bằng sự làm tổ của trứng đã được thụ tinh trong da con vì sự làm tổ của trứng trong
da con chứng tỏ tự nhiên đã thực hiện nhiệm vụ sang lọc và chỉ giữ lại những mầmthai có khả năng phát triển Do đó, bào thai chỉ được xem là con người sau 14
ngày, kể từ ngày trứng được thụ tinh và làm tổ trong dạ con.
Những người theo quan điểm đối lập, dai diện là ông Peter Singer và ông
Norbert Hoerster (người Úc) lại cho rằng, thời điểm sớm nhất để được coi là con
người là thời điểm bào thai được sinh ra [90, tr 1-9]
Về thời điểm bat đầu sự sống của con người, ở Việt Nam hiện nay cũng có
tÀ +2 z 2p ’ a 2 a ¬ > =
nhiều quan điểm khác nhau Quan điểm thứ nhất cho rang, cuộc sống của một con
Trang 20người được bat dau khi người me dang đẻ, vào thời điểm một phần co thể của thainhí được nhìn thấy từ bên ngoài qua cửa mình của người me Quan điểm thứ hailai cho rằng, chỉ được coi là con người khi thai nhi đã hoàn toàn được sinh ra khỏi
cơ thể người me và tồn tại độc lập trong thế giới khách quan [77, tr 11] Sở di cócác quan điểm khác nhau về thời điểm bát đầu sự sống của con người chủ yếu là
do cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau về thời điểm sinh ra đứa trẻ Bởi lẽ, sinh ramột con người không phải là một thời khác ngắn ngủi mà là cả một quá trình, từkhi bát đầu sinh cho đến khi kết thúc Nếu theo quan điểm thứ nhất thì thời điểm
bát đầu sự sống của con người là thời điểm bắt đầu quá trình sinh đứa trẻ, còn nếutheo quan điểm thứ hai thì thời điểm bát đầu sự sống của con người lại là thời điểmkết thúc quá trình sinh Trong hai quan điểm trên, chúng tôi ủng hộ quan điểm thứnhất Sở dĩ như vậy là vì, kể từ thời điểm bat đầu được sinh ra đứa trẻ đã tách khỏibào thai của cơ thể mẹ Lúc này, đứa trẻ chỉ còn dính với cơ thể người mẹ qua rau
thai Tất cả mạch máu, dây chang, đường dẫn khí và dinh dưỡng từ mẹ vào con đều
đã bị "cát đứt" Do đó, có thể coi thời điểm này là thời điểm đứa trẻ đã "tách khỏi
cơ thể người mẹ”, chuẩn bị "chui" ra ngoài để trở thành một thực thể tự nhiên độclập Bào thai vì chưa có những đặc điểm như đã nêu trên nên chưa được coi là con
người Hơn nữa, hành vi tác động đến bào thai thực chất là tác động đến một phần
cơ thể của người mẹ Vì vậy, không thể định tội giết người mà chỉ có thể định tội
phá thai trái phép hoặc tội liên quan đến hậu qua mà hành vi này đã gây ra hoặc có
thể gây ra cho người mẹ Chúng tôi cũng không đồng ý với quan điểm thứ hai ' chỉ được coi là con người khi thai nhi đã hoàn toàn được sinh ra khỏi cơ thể người
me" Bởi lẽ, nếu chỉ khi thai nhi đã hoàn toàn được sinh ra khỏi cơ thể người me
quyền sống của con người mới được bảo vệ thì sẽ là quá muộn Vụ án sau đây là
một ví dụ: trong ca trực, y tá Nguyễn Thị H phải đỡ đẻ cho một sản phụ khó sinh
H nhận ra sản phụ này chính là người đã "cướp” chồng mình Để trả thà, H đã
dùng dụng cụ y tế cố ý kẹp mạnh vào đầu đứa trẻ làm đứa trẻ chết Nếu theo quanđiểm thứ nhất "cuộc sống của một con người dược bat đầu khi người mẹ dang đẻ,
vào thời điểm một phần cơ thể của thai nhi được nhìn thấy từ bên ngoài qu ' cửamình của người me" thì H đã phạm tội giết người, nhưng nếu theo quan diéi hứ
Trang 21hai "chi được coi là con người khi thai nhi đã hoàn toàn được sinh ra khỏi co théngười mẹ và tồn tại độc lập trong thế giới khách quan" thì H lại không phạm tộigiết người
Để thống nhất trong nhận thức cũng như trong áp dụng Luật hình sự, chúngtôi kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn vềvấn đề này theo hướng: thời điểm bắt đầu sự sống của con người là thời điểm bắtđầu quá trình sinh đứa trẻ, khi một phần cơ thể của thai nhi đã được nhìn thấy từ
bên ngoài qua cửa mình của người me
Con người đang sống là đối tượng tác động của tội giết người, quyền sống
của con người là khách thể của tội giết người nói chung Tuy nhiên, hành vi xâm
phạm quyền sống của con người mới được sinh ra trong thời hạn 7 ngày [49, tr
460] khi chủ thể của tội phạm là người mẹ và thỏa mãn một số dấu hiệu do luật
định lại cấu thành tội phạm khác - Tội giết don mé de ug egy đnH tại Điều 94
BLHS nam 1999, TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HA NỘI
PHONG GV
* Mat khách quan của tội giét người
Mặt khách quan của tội giết người là những biểu hiện của tội giết người diễn
ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan, bao gồm: hành vi khách quan củatội giết người, hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội giết người và mối quan hệ
nhân quả giữa hành vi khách quan với hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
Trong mặt khách quan của tội phạm nói chung và tội giết người nói riêng,hành vi khách quan là dấu hiệu co bản vì hành vi khách quan là nguyên nhân gâythiệt hại cho quyền sống của con người Những dấu hiệu khác thuộc mặt kháchquan như hậu quả của tội phạm, công cụ, phương tiện phạm tội chỉ có ý nghĩakhi có hành vi khách quan is
Dưới góc độ Luật hình sự, hành vi khách quan của tội phạm nói chung và tộigiết người nói riêng là những biểu hiện của con người ra ngoài thế giới khách quan
dưới những hình thức cụ thể, có sự kiểm soát của ý thức và sự điều khiển của ý chí Những biểu hiện không được ý thức kiểm soát hoặc tuy được ý thức kiểm soát nhưng không được ý chí điều khiển thì không phải là hành vi khách quan của tội
H a ay oA men “at <a Ä ~ a ia
phạm Phản xạ không điều kiện; "biểu hién" trong tinh trạng bộ não mất kha năng
Trang 22kiểm tra, diều khiển mat thực tế của "biểu hiện” do rối loan ý thức là những biểu
hiện thuộc loại này [32, tr 94-95].
Hành vi khách quan của tội giết người có thể được thực hiện qua hành động
hoặc không hành động Hành động phạm tội giết người là hình thức của hành vi
khách quan làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội
phạm, gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm - quyền sống của con người, qua
việc chủ thể làm một việc bị pháp luật cấm Không hành động phạm tội giết người
là hình thức của hành vi khách quan làm biến đổi tình trạng bình thường của đốitượng tác động của tội phạm, gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm - quyềnsống của con người, qua việc chủ thể không làm một việc mà pháp luật yêu cầuphải làm mặc dù có đủ điều kiện để làm
Hành vi khách quan của tội giết người là những biểu hiện của con người rangoài thế giới khách quan có sự kiểm soát của ý thức và sự điều khiển của ý chí.Day là điều kiện cần, còn điều kiện đủ là hành vi đó phải có khả năng gây ra cáichết cho người khác một cách trái pháp luật Những hành vi không có khả nănggây ra cái chết cho người khác hoặc tuy có khả năng gây ra cái chết cho ngườikhác, nhưng không trái pháp luật (như hành vị phòng vệ chính đáng, hành vi thihành án tử hình ) thì đều không phải là hành vi khách quan của tội giết người
Về phạm vi tính trái pháp luật của hành vi (cố ý) gây ra cái chết cho ngườikhác, hiện nay trên thế giới còn có nhiều quan điểm khác nhau Theo pháp luậtViệt Nam và hầu hết các nước thì người có hành vi (cố ý) gây ra cái chết cho người
mac bệnh hiểm nghèo trong mọi trường hợp vẫn bị coi là trái pháp luật, vẫn (cóthể) phạm tội giết người, nhưng theo pháp luật của một số nước khác như Bi, HàLan thì người có hành vi (cố ý) gây ra cái chết cho người mác bệnh hiểm nghèo
trong một số trường hợp lat không phạm tội giết người Ví dụ: theo qui định tạikhoản 2 Điều 293 BLHS Hà Lan năm 2002, bác sĩ có hành vi (cố ý) gây ra cái chếtcho bệnh nhân theo yêu cầu của họ sẽ không bị truy cứu TNHS nếu thoa man daydui các điều kiện sau đây: 7) Tình trang của bệnh nhân là không thể cứu chữa được;
2) Sự đau đớn của bệnh nhân là không thể chịu đựng nổi; 3) Bệnh nhân hoàn toàn
minh mẫn về trí tuệ và hoàn toàn đồng ý với việc dùng biện pháp y tế dé được chết
Trang 23nhẹ nhàng O Bi, tại Điều 3 Chương 2 Luật về cái chết không dau đớn ngày
16-5-2002 cũng có những qui định tương tự Theo Luật này, bác sĩ thực hiện việc hỗ trợcho người khác chết sẽ không bị truy cứu TNHS nếu bác sĩ đó cam đoan rằng bệnhnhân có nang lực hành vị vào thời điểm đưa ra dé nghị hỗ trợ chết Về phương diện
y học, bệnh nhân phải ở trong hoàn cảnh không có triển vọng, trong tình trạng đau
đớn kéo dài đến mức không thể chịu đựng được, không thể giảm nhẹ được hoặc là
hệ quả của một bệnh hiểm nghèo không thể chữa được [90, tr 9-16]
Theo chúng tôi, Luật về cái chết không đau đớn là một van bản pháp lí mới,
tuy nó thể hiện tư tưởng nhân đạo, nhưng không phù hợp với đạo đức và truyền
thống "thương noi" Việt Nam Hơn nữa, đây là vấn đề phức tạp và nhạy cam nênmặc dù đã được đưa vào Du thao Bộ luật Dan sự tại kì họp thứ 7 Quốc hội Khóa XI(tháng 6/2005), nhưng vẫn chưa được Quốc hội biểu quyết thông qua Xuất phát từđạo lí của người Việt Nam "còn nước, còn tat", chúng tôi ủng hộ quan điểm cho
rằng: hành vi (cố ý) gây ra cái chết cho người mắc bệnh hiểm nghèo vẫn bị coi làtrái pháp luật và người thực hiện hành vi đó vẫn phải chịu TNHS về tội giết người
Hậu quả của tội giết người chính là thiệt hại do hành vi phạm tội giết ngườigây ra cho quan hệ nhân thân, cho quyền sống của con người Thiệt hại này được
thể hiện dưới dạng thiệt hại về thể chất - hậu quả chết người Nghiên cứu hậu quả
của tội giết người có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định thời điểm tội phạm
hoàn thành Vì tội giết người là tội phạm có cấu thành vật chất nên thời điểm hoànthành của tội phạm này là thời điểm nạn nhân đã chết sinh vật - giai đoạn cuối
cùng của sự chết mà ở đó sự sống của con người không có khả năng hồi phục Ởgiai đoạn này, “hệ than kinh mất hết tri giác, cảm giác và các phan xạ Đặt bông
vào hai 16 mũi không thấy bông chuyển động Để gương trước miti không thấy bi
mờ và nghe phối không thấy ri rào phế nang " [25, tr 11]
Nếu coi hành vi khách quan là nội dung biểu hiện thứ nhất và hậu quả nguy
hiểm cho xã hội là nội dung biểu hiện thứ hai thì nội dung biểu hiện thứ ba của
yếu tố mặt khách quan chính là mối quan hệ nhân qua giữa hành vi khách quan
của tội giết người và hậu quả nguy hiểm cho xã hội Việc định tội theo cấu thành
tội giết người không chỉ đòi hỏi phải xác định hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà
Trang 24còn đòi hỏi phải xác định cả mối quan hệ nhân quả giữa hành vị khách quan củatội giết người và hậu quả nguy hiểm cho xã hội Một người chỉ phải chịu TNHS về
hậu quả nguy hiểm cho xã hội (hậu quả chết người) nếu hậu quả nguy hiểm đó do
chính hành vi khách quan của ho gây ra Hanh vi khách quan của tội giết ngườiđược coi là nguyên nhân gây ra hậu quả chết người nếu thoa mãn ba điều kiện: 7)Hành vi khách quan của tội giết người xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian 2)Hành vi khách quan của tội giết người độc lập hoặc trong mối liên hệ tổng hop vớimột hay nhiều hiện tượng khác phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu
qua chết người Khả nang này chính là khả năng trực tiếp làm biến đổi tình trạng
bình thường của đối tượng tác động của tội phạm - con người đang sống Ví dụ:khả năng gây chết người của hành động dùng dao sắc nhọn đâm vào ngực nạnnhân hay của không hành động không cho trẻ sơ sinh ăn, uống 3) Hậu quả chếtngười đã xảy ra phải đúng là sự hiện thực hoá khả năng thực tế làm phát sinh hậuquả của hành vi khách quan của tội giết người hoặc là khả năng trực tiếp làm biếnđổi tình trang bình thường của đối tượng tác động - con người đang sống
Nghiên cứu tội giết người chúng tôi thấy, quan hệ nhân quả giữa hành vi
khách quan của tội giết người và hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội giết người
tồn tại chủ yếu dưới hai dang: quan hệ nhân qua đơn trực tiếp và quan hệ nhân quakép trực tiếp Quan hệ nhân quả đơn trực tiếp là dạng quan hệ nhân quả trong đóchỉ có một hành vi khách quan của tội giết người đóng vai trò là nguyên nhân củahậu quả chết người Quan hệ nhân quả kép trực tiếp là dạng quan hệ nhân quảtrong đó có nhiều hành vi khách quan của tội giết người đóng vai trò là nguyên
nhân gây ra hậu quả chết người Trong dạng quan hệ nhân quả này, có thể mỗi
hành vi khách quan của tội giết người đều có kha nang thực tế trực tiếp làm phát
sinh hậu quả, nhưng cũng có thể mỗi hành vi đều chưa có khả nang này Khả nang
này chỉ hình thành khi các hành vi đó kết hợp với nhau [32, tr 105-110]
Xác định đúng nguyên nhân dẫn đến hậu quả chết người không những giúpcác cơ quan tiến hành tố tụng làm sáng tỏ vấn đề có hành vi giết người xảy ra hay
không mà còn có thể kết luận ai là người đã thực hiện hành vi đó Thực tiễn điều
tra, truy tố, xét xử tội phạm giết người trone những năm gần đây cho thấy, không ít
Trang 25trường hợp, do xác định không đúng mối quan hệ nhân qua nên đã xử oan hoặc bỏ lọt tội phạm Vụ án Bùi Van Hung là một ví du Tai Bản án HSST số 84 ngày 31-7-
2001, TAND tinh H đã tuyên bố Bùi Văn Hung không phạm tội giết người Tạiquyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 12/HS-TK ngày 31-3-2003, Chánh án
TANDTC đề nghị Hội đồng Thẩm phán TANDTC hủy phần tuyên bố Bùi Văn
Hưng không phạm tội giết người của Bản án HSST nêu trên để xét xử sơ thẩm lạitheo hướng kết án Bùi Văn Hưng về tội giết người Bởi lẽ, Bùi Văn Hưng là người
tham gia thực hiện tội phạm một cách tích cực Khi thấy anh Tới chạy từ trong nhà
ra, Hưng đã cầm côn đánh liên tiếp vào anh Tới làm anh Tới bị ngã, tạo điều kiện
để Nhiệm xông vào dùng dao đâm anh Tới Trên người anh Tới không phải duynhất chỉ có vết đao đâm của Nhiệm mà có rất nhiều vết thương bầm tím do vật tàygây ra phù hợp với hung khí là côn do Hưng sử dụng Vì vậy, có đủ căn cứ để kếtluận hậu quả anh Nguyễn Ngọc Tới bị chết là do hành vi phạm tội của NguyễnVăn Nhiệm, Lê Đình Thành, Lê Đình Hồng và Bùi Văn Hưng gây ra [36]
Ngoài ý nghĩa như đã nêu trên, nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến hậu quảchết người còn có ý nghĩa quan trọng trong việc định tội danh và phân biệt tội giếtngười với các tội phạm khác cùng có đấu hiệu hậu quả chết người Nhiều trườnghợp vì xác định không đúng nguyên nhân gây ra hậu quả chết người nên đã có sự
bất đồng quan điểm về định tội danh Ví dụ: đêm ngày 24-9-1997, chị V dé đứa
con đầu lòng Người đỡ đẻ cho chi là bác si N Đây là ca dé ngôi ngược Khi đỡđược ra thì đứa trẻ đã bi gay một phần ba xương cánh tay trái, tình trạng yếu, chỉcòn thoi thóp và không khóc được Vì vậy, bác sĩ N đã bao với người nhà chị V làdứa trẻ đã chết và đóng cửa không cho người nhà chị V vào nhìn mặt dita trẻ lầncuối Khoảng 20 phút sau, bà T là mẹ của chị V đã liều xông vào Thấy chau bévan còn thoi thóp tho, bà T gọi bác st N, nhưng bác sĩ nói: “Nó chi còn thoi thópthở, cứu sao được” Tuy nhiên, bà T vẫn cùng gia đình đưa cháu bé lên bệnh việntuyển trên Mặc dù đã được các bác sĩ tận tình cứu chữa, nhưng sau năm ngày điều
trị, cháu bé đã chết Xung quanh vụ án này có nhiều ý kiến khác nhau Ý kiến thứ
nhất cho ring: bác si N đã phạm tội giết người Ý kiến thứ hai lại cho rằng: bác sĩ
N khong pham tội giết người mà phạm tội không cứu giúp người dang ở trong tình
Trang 26trạng nguy hiểm đến tính mạng [61] Trong hai quan điểm trên, chúng tôi ủng hộquan điểm thứ hai (đây cũng là quan điểm của tác gia đưa ra vụ án này) Bởi lẽ,nguyên nhân trực tiếp gây ra cái chết cho nạn nhân không phải do hành vị của bác
si N tác động vào cơ thể của nạn nhân mà do tình trạng nguy hiểm đến tính mang
xế
của nạn nhân mà người phạm tội không cố ý gây ra Từ vụ án và sự phân tích trên,
chúng tôi cho rang, dau hiệu cơ bản nhất để phân biệt tội giết người với tội khôngcứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng đó là: trong tộigiết người, can phạm bằng hành vi của mình trực tiếp tác động vào cơ thể của nạn
nhân gây ra cái chết cho nạn nhân, còn trong tội không cứu giúp người đang o
trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, nguyên nhân trực tiếp gây ra cái chếtcho nạn nhân lại không phải do hành vi của người phạm tội tác động vào cơ thểnạn nhân mà chính là tình trạng nguy hiểm và tình trạng này không phải do người
phạm tội cố ý gây ra Căn cứ vào tiêu chí trên, chúng tôi cho rằng bác sĩ N khôngphạm tội giết người mà phạm tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạngnguy hiểm đến tính mạng
* Chủ thể của tội giết người
Chủ thể của tội phạm nói chung và tội giết người nói riêng là con người có đủ
điều kiện để có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội Người có đủ điềukiện để có lỗi, để trở thành chủ thể của tội phạm phải là người có năng lực TNHS -
nang lực nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành vi và nang lực điều khiển hành vi
theo đòi hỏi tất yếu của xã hội Để có được năng lực này con người phải đạt độtuổi nhất định Do vậy, độ tuổi cũng là điều kiện của chủ thể của tội phạm nói
chung và tội giết người nói riêng Xuất phát từ mối quan hệ giữa độ tuổi và năng
lực TNHS, Luật hình sự Việt Nam không trực tiếp qui định người như thế nào là
người có năng lực TNHS mà chỉ qui định tuổi chịu TNHS và tình trạng không có
năng lực TNHS Với việc qui định này, Luật hình sự Việt Nam mặc nhiên thừa
nhận những người đã dat độ tuổi chịu TNHS và không trong tình trạng không có
nang lực TNHS là những người có nang lực TNHS {32, tr 113-115]
Nang lực TNHS là nang lực của tự ý thức được hình thành trong quá trìnhphát triển của cá thể về mặt tự nhiên và xã hội O mỗi con người bình thường đều
Trang 27có khả năng hình thành, phát triển ý thức và tự ý thức, nhưng phải trải qua quá
trình hoạt động và giáo dục trong điều kiện xã hội khả năng đó mới có thể trởthành hiện thực Vì vậy, nang lực TNHS chỉ được hình thành khi con người đã dat
độ tuổi nhất định và năng lực đã được hình thành sẽ tiếp tục phát triển hoàn thiệntrong một thời gian nhất định tiếp theo Khi đã đạt độ tuổi đó, con người nói chung
sẽ có ning lực TNHS, trừ trường hợp cá biệt có sự không bình thường về tâm, sinh
lí - những trường hợp mà Luật hình sự coi là trong tình trạng không có nang lựcTNHS [32, tr 119-120]
Theo qui định tại Điều 13 BLHS năm 1999 thì tình trạng không có năng lực
TNHS là tình trạng của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi
đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc
khả năng điều khiển hành vi của mình Qui định này cho thấy, một người được coi
là trong tình trạng không có năng lực TNHS khi thoả mãn hai dấu hiệu: đấu hiệu yhoc, mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm rối loạn hoạt động thần kinh và dau
hiệu tâm lí, mất năng lực nhận thức hoặc năng lực điều khiển hành vi Người mắcbệnh trong trường hợp này: 7) Hoặc không còn năng lực hiểu biết những đòi hỏi
của xã hội, không còn nang lực đánh giá hành vi đã thực hiện đúng hay sai, đượclàm hay không được lam Vì vậy, họ cũng không còn nang lực kiềm chế việc thực
hiện hành vi nguy hiểm để thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội 2)Hoặc tuy có năng lực nhận thức và nang lực đánh giá tính chất xã hội của hành vi
nguy hiểm, nhưng do các xung động bệnh lí khiến họ không thể kiềm chế được
hành vi của mình [32, tr 116-117] Qui định trên cho thấy, người nào tuy mắc
bệnh tâm thần, nhưng không mất kha năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển
hành vi thì không được coi là trong tình trạng không có nang lực TNHS Đây thựcchat là trường hợp nang lực TNHS hạn chế - một tình tiết giảm nhẹ được qui định
tại điểm n khoản | Điều 46 BLHS nam 1999,
Vì chủ thể của tội phạm nói chung và tội giết người nói riêng là người cónăng lực TNHS và đạt độ tuổi luật định khi thực hiện tội phạm Cho nên, ngườichưa đạt độ tuổi bat đầu có nang lực TNHS sẽ được coi là người chưa có năng lực
TNHS Theo qui định tại khoản 2 Điều 12, Khoản 3 Điều § và Điều 93 BLHS nam
Trang 281999 thi chủ thể của tội giết người là những người từ đủ 14 tuổi trở lên [46, tr 4-5
và 28-29] Qui định này dựa trên cơ sở nghiên cứu tâm sinh lí con người Việt Nam,truyền thống lập pháp và chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạmtội của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
Mặc dù độ tuổi chịu TNHS của người phạm tội giết người đã được qui định
trong BLHS là từ đủ 14, nhưng hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm chưa tán thành:
quan điểm đề nghị gidm độ tuổi chịu TNHS của người phạm tội giết người xuống
12 hoặc 13 cho rằng, hiện nay do KT - XH có sự phát triển nhanh chóng, nang lực
nhận thức ý nghĩa xã hội của hành vi và năng lực điều khiển hành vi phù hợp với
sự nhận thức của con người được hình thành sớm hơn so với trước Vì vậy, ở lứa
tuổi 12 hoặc 13 cũng có thể nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi
của mình và có khả nang tự chịu trách nhiệm độc lập về hành vi đó Cho nên, 12hoặc 13 tuổi là phải chịu TNHS về tội rất nghiêm trọng do cố ý nói chung và tội
giết người nói riêng Quan điểm đề nghị tăng độ tuổi chịu TNHS của người phạm
tội giết người lên 15 hoặc 16 lại cho rằng, mặc dù độ tuổi là điều kiện để xác định
năng lực TNHS, nhưng nó cũng có tính độc lập và là điều kiện thứ hai của chủ thểcủa tội phạm Tính độc lập của độ tuổi thể hiện ở chỗ nó vừa là điều kiện để conngười có nang lực TNHS lại vừa thể hiện chính sách hình sự và truyền thống lập
pháp của một quốc gia trong việc xử lí người chưa thành niên phạm tội Do đó, xã
hội càng phát triển thì độ tuổi chịu TNHS càng (phải) cao
Trong hai quan điểm trên, chúng tôi ủng hộ quan điểm thứ hai Bởi lẽ, việc
hạ thấp độ tuổi chịu TNHS là không phù hợp với xu thế phát triển của thế giới Tuy
nhiên, trước diễn biến phức tạp của tội giết người do người chưa thành niên thực
hiện, việc tang độ tuổi chịu TNHS sẽ không đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm Vì vậy, chúng tôi cho rằng, lựa chọn mức "đủ 14 tuổi" như
qui định tại Điều 12 BLHS năm 1999 là phù hợp với lí luận và thực tiễn [46, tr 5]
Về cách tính tuổi chịu TNHS theo qui định của 'BLHS là "đủ 14 tuổi" hoặc
"đủ 16 tuổi", tức là tính theo tuổi tròn, kể từ ngày người phạm tội được sinh ra đến
ngày người đó thực hiện tội phạm Ví dụ: sinh ngày 01-01-1975 thì ngày
O1-01-`
1989 mới đủ 14 tuổi Trường hợp không có điều kiện để xác định chính xác ngày
Trang 29sinh thi tính ngày sinh theo ngày cuối cùng cua tháng sinh và nếu không có điều
kiện xác định chính xác tháng sinh thì xác định ngày sinh là ngày 31 tháng 12 của năm sinh |28, tr 234].
Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử tội phạm giết người trong thời gian qua cho
thấy, việc xác định đúng độ tuổi chịu TNHS là rất khó khan vì muốn xác định độ
tuổi của người phạm tội phải căn cứ chủ yếu vào giấy đăng kí khai sinh, trong khinhiều trẻ em không có giấy đăng kí khai sinh hoặc tuy có giấy đăng kí khai sinh,
nhưng tuổi ghi trong giấy khai sinh lại không phải là tuổi thực của họ Do đó,không có đủ cơ sở để xác định đúng tuổi của người có hành vi cố ý gây ra cái chếtcho người khác, dẫn đến trường hợp không truy cứu TNHS người đã đủ 14 tuổi
hoặc truy cứu TNHS cả những người chưa đủ 14 tuổi về tội giết người Để giảiquyết tồn tại và vướng mác như đã nêu trên, chúng tôi cho rằng, khi không có sự
thống nhất giữa tuổi trên thực tế và tuổi ghi trong giấy khai sinh thì cần xác nhận
về mát sinh học (giám định xương và giám định sự phát triển cơ thể) để xác định
chính xác tuổi của người phạm tội [19, tr 46] Đồng thời phải tuân thủ hướng dẫn
tại Mục I1 Phần II Công van số 81/2002/TANDTC ngày 10-6-2002 của TANDTC
về cách tính tuổi chịu TNHS của người phạm tội nói chung và tội giết người nói
riêng Đây là hướng dẫn mà chúng tôi cho là khoa học và rất phù hợp với thực tiễnđấu tranh phòng, chống tội phạm ở Việt Nam từ trước đến nay, phù hợp với
nguyên tắc có lợi cho bị can, bị cáo, nhất là khi các cơ quan tiến hành tố tụng đã
làm hết khả năng và trách nhiệm của mình mà vẫn không xác định được chính xácngày tháng năm sinh của người phạm tội: Thứ nhất, nếu xác định được thang cụthể, nhưng không xác định dược ngày nào của tháng đó thì lấy ngày cuối cùng
trong tháng đó lam ngày sinh của bị can, bị cáo để xem xét TNHS đối với bị can,
bị cáo 7hứ hai, nếu xác định được quí cụ thé của năm, nhưng không xác định
được ngày, tháng nào trong quí đó thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng
trong quí đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo để xem xét TNHS dối với bị can, bịcáo Thứ ba, nếu xác định được cụ thể nửa đầu năm hay nửa cuối năm, nhưng
không xác định được ngày, thang nào trong nửa dau hay nửa cuối của năm đó thìlấy ngày 30 tháng 6 hoặc ngày 31 tháng 12 tương ứng trong năm đó làm ngày sinh
Trang 30của bị can, bị cáo để xem xét TNHS đối với bị can, bị cáo Tit tu, nếu không xác
định được tháng nào, quí nào, nửa năm nào trong năm thi lấy ngày 31 tháng 12 của
năm đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo để xem xét TNHS đối với bị can, bị cáo
* Mat chủ quan của tôi giết người
Nếu mặt khách quan của tội giết người là những biểu hiện diễn ra hoặc tồntại bên ngoài thế giới khách quan thì mat ch" quan của tội giết người lại là diễnbiến tâm lí bên trong của người phạm tội, bao gồm lỗi, động cơ và mục đích phạmtội Trong các dấu hiệu này, lỗi là dấu hiệu duy nhất bát buộc phải có trong mặtchủ quan của cấu thành tội giết người
Lỗi của người phạm tội giết người là thái độ tâm lí của họ đối với hành vi gây
ra cái chết cho người khác một cách trái pháp luật và đối với hậu quả chết người do
hành vi đó gây ra, được biểu hiện dưới hình thức cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp
Người thực hiện hành vi gây ra cái chết cho người khác một cách trái pháp luật chỉ
bị coi là có lỗi nói chung và lỗi cố ý nói riêng nếu hành vi đó là kết qua của sự tựlựa chọn của họ, trong khi họ có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn
và thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hộ{ Như vậy, trong trường hợp
có lỗi, chủ thể có nhiều khả năng xử sự - khả năng xử sự gây ra cái chết cho người
khác một cách trái pháp luật và khả năng xử sự không gây ra cái chết cho người
khác Những khả nang này chủ thể đều có thể lựa chọn, quyết định và thực hiệnđược nhưng chủ thể đã lựa chọn, quyết định và thực hiện xử sự gây ra cái chết cho
người khác Như vậy, lỗi của người phạm tội giết người chỉ dat ra cho những
trường hợp trong đó chủ thể có khả năng xử sự không gây ra cái chết cho người
khác, nhưng chủ thể đã không lựa chon khả nang nay |32, tr 127-128) J
Theo qui định tại Điều 9 và Điều 93 BLHS năm 1999 thì lỗi cố ý trực tiếpgiết người là lỗi trong trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là
nguy hiểm cho xã hội, có thể hoặc tất yếu làm nạn nhân chết và mong muốn nạn
nhân chết Lỗi cố ý gián tiếp giết người là lỗi trong trường hợp người phạm tội
nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, có thể làm nạn nhân chết,
tuy Không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra
Trang 31| Nghiên cứu và xác định đúng dấu hiệu lôi trong cấu thành tội phạm giết
người sẽ giúp phân biệt tội phạm này với các tội phạm khác cũng gây ra hậu quả
chết người như: tội cố ý gây thương tích (dẫn đến chết người); tội hiếp dam (làmnạn nhân chết); tội cướp tài sản (làm chết nạn nhân) Bởi lẽ, nếu trong tội giếtngười lỗi của người phạm tội đối với hành vi gay ra cái chết cho người khác và đốivới hậu quả nạn nhân chết đều là cố ý (mong muốn hoặc chấp nhận hậu quả chếtngười) thì trong các tội phạm khác (cố ý gây thương tích dẫn đến chết người, hiếpđâm làm nạn nhân chết, cướp tài san làm chết nạn nhân ) lỗi của người phạm tộichỉ là lỗi cố ý với hành vi (gây thương tích, hiếp dâm hoặc cướp tài sản ) còn vớihậu quả chết người thì lối của họ chỉ là vô ý (không thấy trước hậu quả chết ngườihoặc tuy thấy trước hậu quả chết người, nhưng có ý thức loại trừ hậu quả xảy ra).Thực tiền điều tra, truy tố, xét xử cho thấy, nếu xác định không dúng lỗi của ngườiphạm tội đối với hậu quả chết người là cố ý hay vô ý sẽ dẫn đến nhiều hậu quả tiêucực như định không đúng tội, không dam bao duoc tính công minh, có căn cứ vàđúng pháp luật của hình phạt được quyết định, làm giảm hiệu quả của cuộc đấutranh phòng, chống tội phạm [14, tr 7-8] Vụ án sau đây sẽ minh chứng cho
nhận dịnh này: trong lúc đánh bạc, vì mâu thuẫn với Vũ Văn Tập nên Dinh Văn
Đông đã cầm chiếc bát sứ đập mạnh vào cằm Tập làm chiếc bát vỡ đôi Đông dùngmảnh bát còn lại trên tay kéo mạnh một cái rồi bỏ trốn Tại Bản kết luận giám địnhpháp y số 03/GDPY ngày 02-7-1998, Tổ chức giám định pháp y tỉnh L đã kết luận:
"Vũ Văn Táp bị chết do mất máu cấp vì đứt hoàn toàn động mạch và tĩnh mạchphải do tác động của vật có cạnh sắc" Vì hành vi phạm tội như trên, tại Bản cáotrạng số 157/KSĐT-TA ngày 25-10-2000, VKSND tỉnh L đã truy tố Dinh VănĐông về tội giết người Tuy nhiên, tại Ban án HSST số 138 ngày 15-11-2000,
TAND tỉnh L lại cho rằng, Dinh Văn Đông không phạm tội giết người mà phạm
tội cố ý gây thương tích (dẫn đến chết người) và (chỉ) xử phạt bị cáo Đông mườinam tù về tội này, với nhận định: về mat chủ quan, vì không tư thù cá nhân từtrước và mâu thuẫn trên chiếu bạc cũng không nghiêm trọng, do đó Dinh VănĐông không hề có ý định sẽ giết chết Vũ Văn Tập Hơn nữa, khi kéo mảnh bat vỡ
trúng cổ Tập bị cáo cũng không lường trước được hậu quả chết người có thê xảy
Trang 32ru, mac dù trên thực tế hành vi kéo mảnh bát mà Dinh Văn Đông đã thực hiệnchính là nguyên nhân gây ra hậu qua chết người [59].
Muốn xác định đúng lỗi của người phạm tội đối với cái chết của nạn nhân là
cố ý hay vô ý, chúng tôi hoàn toàn nhất trí với quan điểm của GS.TS NguyễnNgọc Hòa là phải làm sáng tỏ hai vấn đề [29, tr 107-116]: 7) Người phạm tội cóthấy trước hậu quả chết người không? 2) Nếu thấy trước thì họ mong muốn, chấpnhận hay loại trừ khả năng hậu quả này xảy ra? Nếu vấn đề thứ nhất đã được xác
định là không thì có thể loại trừ ngay khả năng lỗi cố ý giết người
Để xác định người phạm tội có thấy trước hậu quả chết người hay không phải
xuất phát từ năng lực nhận thức của họ cũng như từ những điều kiện nhận thức cụthể về những dấu hiệu thuộc mặt khách quan như: tính chất của công cụ, phươngtiện cũng như cách thức sử dụng; vị trí thân thể bị tấn công; tình trạng sức khoẻcũng như kha nang chống đỡ của nạn nhân
(bẻ xác định người phạm tội mong muốn, chấp nhận hay loại trừ khả năng
hậu quả chết người xây ra có thể dựa vào những tình tiết như: sự lựa chọn công cụ,phương tiện, phương pháp phạm tội cũng như cách thức sử dụng; diễn biến tâm lí
của người phạm tội trong quá trình thực hiện tội phạm; tính chất nguy hiểm của
hành vi phạm tội; động cơ, mục đích chính cũng như nhân cách của người phạmtội Trong trường hợp mong muốn hậu quả chết người xảy ra, người phạm tộikhông những lựa chọn công cụ, phương tiện mà còn lựa chọn cả cách thức sử dụngcông cụ, phương tiện phạm tội đó Trong số những công cụ, phương tiện hayphương pháp phạm tội có khá năng giúp đạt được mục dích, người phạm tội
thường chọn phương tiện hay phương pháp có tính nguy hiểm cao Khi sử dụng,người phạm tội thường nhằm vào những vị trí nguy hiểm trên cơ thể nạn nhân).
Ngược lại, nếu (chỉ) có ý thức chấp nhận hậu quả chết người xảy ra, người phạmtội không quan tâm đến công cụ, phương tiện, phương pháp phạm tội cũng như
cách thức sử dụng có nguy hiểm hay không mà chỉ quan tâm những thứ đó có khả
năng giúp đạt duoc mục đích hay không Cho nên, người phạm tội trong trườnghợp này có thể dùng bất cứ phương tiện hay phương pháp phạm tội nào, không phụthuộc vào tính nguy hiểm của nó, đồng thời chấp nhận mọi cách thức sử dụng công
Trang 33cụ, phương tiện hay phương pháp phạm tội Khác han với hai trường hợp trên, nếu
có ý thức loại trừ khả năng hậu quả chết người xảy ra, người phạm tội sẽ lựa chọn
công cụ, phương tiện, phương pháp cũng như cách thức sử dụng để làm sao vừa cóthể đạt được mục đích lại vừa tránh được ở mức cao nhất hậu quả chết người
Trong số những công cụ, phương tiện hay phương pháp phạm tội có khả năng giúpđạt được mục đích, người phạm tội thường chọn công cụ, phương tiện hay phương
pháp phạm tội ít nguy hiểm nhất và có thể còn có những biện pháp nhất định nhằm giảm bớt tính chất nguy hiểm của công cụ, phương tiện Khi sử dụng, người phạm
tội có thể tránh những vị trí nguy hiểm cũng như tránh sử dụng quá mức
Ngoài ý nghĩa trong việc định tội danh, xác định đúng hình thức lỗi còn có ýnghĩa quan trong trong việc quyết định hình phạt Bởi lẽ, trong trường hợp giếtngười với lỗi cố ý gián tiếp, sự quan tâm của người phạm tội không hướng vào hậuquả chết người mà hướng vào mục đích khác Do đó, tất cả những gì xây ra đối với
nạn nhân do hành vi phạm tội đưa lại đều có thể không có tác động gì đến người
phạm tội Ngược lại, trong trường hợp giết người với lỗi cố ý trực tiếp, người phạm
tội không những hướng tất cả sự chú ý vào việc gây ra hậu quả chết người mà còn
cố gang và quyết tâm gây ra hậu qua đó Họ sẽ tiếp tục hành động thậm chí còn——ee ee im
hành đông cương quyết và manh mẽ hơn chừng nào còn có biểu hiện là nạn nhânx c= Oo — o v 4
chưa chết hoặc chưa thé chết được [29, tr 112-113] Cho nên, nếu các tình tiết
mà mặt khách quan cũng đồi hỏi dấu hiệu hành vi gây ra cái chết cho người khác,
nhưng dấu hiệu động cơ hoặc mục đích phạm tội lại được qui định là dấu hiệu bát
buộc thì việc xác định đúng động cơ, mục đích phạm tội sẽ giúp ta định đúng tội
danh, xác định đúng khung hình phạt và phân biệt được tội giết người với một số
-tội phạm khác cũng có hành vi cố ý gây ra cái chết cho nạn nhân; cụ thé là: 7)
Người nào cố ý gây ra cái chết cho người khác (thường là cán bộ, công chức hoặc
công dân đang giữ những trọng trách nhất định) nhằm chống chính quyền nhân
Trang 34dan thì phải chịu TNHS về tội khủng bố (Điều 84 BLHS năm 1999); không nhằmchống chính quyền nhân dân thì (mới) phải chịu TNHS về tội giết người 2) Người
nào trong khi thi hành công vụ, xuất phát từ động cơ thi hành công vụ mà cố ý gây
ra cái chết cho người khác thì phải chịu TNHS về tội làm chết người trong khi thihành công vụ (Điều 97 BLHS năm 1999); nếu do hống hách, coi thường tính mangngười khác hoặc do tư thù cá nhân thì (mới) phải chịu TNHS về tội giết người 3)Người nào cố ý gay ra cái chết cho nạn nhân trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó
hoặc đối với người thân thích của người đó thì phải chịu TNHS về tội giết ngườitrong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh; nếu không thỏa mãn các điều kiệntrên thì (mới) phải chịu TNHS về tội giết người 4) Người nào vì muốn bảo vệ lợiích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của ngườikhác mà cố ý gây ra cái chết cho người đang xâm phạm những lợi ích nói trên mộtcách rõ ràng quá mức cần thiết thì không phạm tội giết người mà phạm tội giếtngười do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 96 BLHS năm 1999),
Chúng tôi đồng ý với quan điểm của GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa [32, tr
379-383| về thực chất, tội giết người trong trang thái tinh thần bị kích động mạnh và tộigiết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là những trường hợp giảmnhẹ đặc biệt của tội giết người liên quan đến tính chất của động cơ và mức độ lôi Bởi lẽ, giết người trong trạng thái tình thần bị kích động mạnh là trường hợp người
phạm tội đã cố ý gây ra cái chết cho nạn nhân trong tình trạng khả năng nhận thứ
và kiểm chế đều bị hạn chế ở mức độ rất cao và hơn nữa tình trạng này lại do chínhnạn nhân gây ra Con trong trường hợp giết người do vượt quá giới hạn phòng vệchính đáng, động cơ của người phạm tội khi cố ý gây ra cái chết cho nạn nhân là
muốn ngăn chặn hành vi bất hợp pháp của nạn nhân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước,của t6 chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác Lỗi cua
người phạm tội chi là đã vượt ra khỏi phạm vi được phép gây thiệt hại cho nạnnhân, nhưng sự vượt quá này một phần do hoàn cảnh chi phối
Trang 35Vì là những trường hợp giảm nhẹ đặc biệt của tội giết người cho nên, hai tộinày vừa có những dấu hiệu pháp lí chung của tội giết người như đã nêu trên lại vừa
có những dấu hiệu pháp lí riêng
- Những dấu hiệu pháp lí riêng của tội giết người trong trạng thái tinh thần bịkích động mạnh bao gồm: 7) Trạng thái tinh thần của người phạm tội khi cố ý gây
ra cái chết cho nạn nhân: nếu trong tội giết người, trang thái tình thần của ngườiphạm tội khi cố ý gây ra cái chết cho nạn nhân không phải là dấu hiệu bắt buộc thìtrong tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, trang thái tinhthần của người phạm tội khi cố ý gây ra cái chết cho nạn nhân (bị kích động mạnh)
lại là dấu hiệu bắt buộc; 2) Nạn nhân của tội phạm: nếu nạn nhân của tội giết
người là bất kì người nào thì nạn nhân của tội giết người trong trạng thái tinh than-bị kích động mạnh bat buộc phải là người đã thực hiện hành vi trái pháp luậtnghiêm trọng đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người
phạm tội.
- Những dấu hiệu pháp lí riêng của tội giết người do vượt quá giới hạn phòng
vệ chính đáng bao gồm: /) Nạn nhân của tội phạm: nếu nạn nhân của tội giếtngười là bất kì người nào thì nạn nhân của tội giết người do vượt quá giới hạnphòng vệ chính đáng bat buộc phải là người đang thực hiện hành vi xâm phạm lợi
ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của người phạm tội hoặc
của người khác; 2) Động cơ phạm tội: nếu trong tội giết người, động cơ phạm tội
không phải là dấu hiệu bat buộc thì trong tội giết người do vượt quá giới hạnphòng vệ chính đáng, động cơ phạm tội (để bảo vệ những lợi ích hợp pháp) lại là
dấu hiệu bất buộc
`
Can cứ vào dấu hiệu pháp lí riêng chúng ta có thể phân biệt được tội giếtngười với tội giết người trong trạng thái tình thần bị kích động mạnh và tội giếtngười do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
1.1.2.3 Trách nhiệm hình sự đối với tôi giêt người
Tội giết người xâm phạm quyền sống của con người - quyền tự nhiên, thiêngliêng và cao quí nhất Môi Khi hành vi giết người xảy ra đều gây đau thương tangtóc cho gia đình nạn nhân, phá vỡ tế bào của xã hội, gây mất trật tự trị an ở địa
Trang 36phương và tao tâm lí hoang mang lo so trong quần chúng nhân dân Vi vậy, đườnglối xử lí của Nhà nước ta đối với tội giết người rất nghiêm khác Ngay từ thờiphong kiến, bất cứ ai xâm phạm quyền sống của con người đều có thể bị coi làphạm tội “Thập ac", bị xử phạt rất nặng và không bao giờ được khoan miễn Kếthừa truyền thống lập pháp của cha ông, trong BLHS năm 1999, ngay sau các tộixâm phạm an ninh quốc gia, nhà làm luật đã qui định các tội xâm phạm nhân thân.Trong 31 tội xâm phạm nhân thân, tội giết người được qui định đầu tiên và là mộttrong ba tội có hình phạt cao nhất - hình phạt tử hình
* Theo qui định tại khoản 2 Điều 93 BLHS năm 1999 (đây chính là cấu thànhtội phạm cơ bản của tội giết người), người nào giết người không thuộc một trongcác trường hợp qui định tại khoản | Điều 93 BLHS năm 1999, tức là không cóTTĐK tang nang, thì bị phạt tù từ bay năm đến mười lãm năm
* Theo qui định tại khoản I Điều 93 BLHS năm 1999 (đây chính là cấu thànhtội phạm tăng nặng của tội giết người), người nào giết người thuộc một trong cáctrường hợp sau đây thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thânhoặc tử hình: giết nhiều người; giết phụ nữ mà biết là có thai; giết trẻ em; giếtngười đang thi hành công vụ; giết người vì lí do công vụ của nạn nhân; giết ông,
bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; giết người mà liềntrước đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng; giếtngười mà ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm
trọng; giết người để thực hiện tội phạm khác; giết người để che giấu tội phạmkhác; giết người để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; thực hiện tội phạm một cáchman rợ; giết người bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; giết người bằng phương pháp
có khả năng làm chết nhiều người; thuê giết người; giết người thuê; giết người có
tính chất côn đồ; giết người có tổ chức; giết người thuộc trường hợp tái phạm nguy
hiểm; giết người vì động cơ đê hèn [46, tr 28-29]
Trên cơ sở đặc điểm của đối tượng bị xâm hại, tính chất của hành vi, mức độ
hậu quả, tính chất của động cơ, mức độ lỗi và nhân thân người phạm tội, chúng tôi
chia các TTDK tang nang của tội giết người thành bốn nhóm (cách chia này chỉ cótính chất tương đối để nghiên cứu):
Trang 37Nhóm 1, các tình tiết phan ánh sự cần được tôn trong và bảo vệ đặc biệt đốivới đối tượng bị xâm hại bao gồm: giết phụ nữ mà biết là có thai và giết trẻ em.Nhóm 2, các tình tiết phan ánh tính chất của hành vi và mức độ hậu quả baogồm: giết nhiều người; giết người dang thi hành công vụ; giết người bằng cách lợidụng nghề nghiệp; giết người bàng phương pháp có khả năng làm chết nhiều
người; thuê giết người; giết người có tổ chức Cơ sở để chúng tôi xếp các tình tiết
này thành một nhóm là vì chúng đều phan ánh mức độ tan ác, tinh vi, xảo quyétcủa hành vi phạm tội (giết người bằng cách lợi dụng nghề nghiệp, thuê giết người);hoặc chúng đều gây ra hay đe doa gây ra hậu quả lớn hon so với trường hợp giếtngười thông thường (giết nhiêu người, giết người đang thi hành công vụ, giết người
bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người, giết người có tổ chức)
Z `
Nhóm 3, các tình tiết phần ánh tính chất của động cơ và mức độ lỗi của người
ny ^
phạm tội bao gồm: giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của
mình; giết người vì lí do công vụ của nạn nhân; giết người để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; giết người dé lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; giết người
thuê; giết người vì động cơ đê hèn Các tình tiết này khi xuất hiện đều làm tăng
mức độ nghiêm trọng của lỗi và do đó nó cũng làm tăng lên một cách đáng kể mức
độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội
Nhóm 4, các tình tiết phan ánh đặc điểm về nhân thân người phạm tội bao
gồm: thực hiện tội phạm một cách man rợ; giết người mà liền trước đó hoặc ngay
sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng; giết
người có tính chất côn đồ; giết người thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm Cơ sở
để chúng tôi xếp các tình tiết nay thành một nhóm vì chúng đều phan ánh bản tính
dã man, tần ác, côn đồ, hung hãn của can phạm (thực hiện tội phạm một cách man
ro, giết người mà liền trước dé hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng
hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng ) hoặc phan ánh kha nang (khó) giáo dục, cai tạo
của người phạm tội (giết người có tính chất côn đồ, tái phạm nguy hiém ).
Tuy nhiên, trong phạm vi của Luận án tác gia chỉ nghiên cứu những tình tiếtmới được bổ sung vào BLHS nam 1999 và chưa có van bản hướng dẫn áp dụng, đó
Trang 38là tình tiết giết trẻ em và giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, côgiáo của mình.
+ Giét tré em là trường hợp người phạm tội cố ý gây ra cái chết cho người
dưới 16 tuổi
Giét trẻ em được qui định là TTDK tang nang của tội giết người vì hành vi
này không những "phá vỡ” hạnh phúc của gia đình, làm “thui chột”, "lui tan" tương
lai của đất nước mà còn thể hiện bản tính hèn hạ và độc ác của can phạm Xuấtphát từ cơ sở giết trẻ em có tính nguy hiểm cao hơn so với giết những đối tượngbình thường khác, BLHS nam 1999 đã bổ sung TTĐK tang nang giết trẻ em vàotội giết người Sự bổ sung này không chỉ nhằm trừng trị nghiêm những người có
hành vi giết trẻ em, góp phần ngăn chặn tình trạng xâm phạm tính mạng của trẻ
‘em dang có xu hướng gia tăng ma còn nhằm bảo dam thực hiện các qui định trong
Công ước quốc tế mà Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam tham gia hoặc kí kết
về bảo vệ và chăm sóc trẻ em
Vì giết trẻ em là TTDK tăng nặng mới được qui định trong BLHS nên trongnghiên cứu khoa học cũng như trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử tội phạm
giết người vẫn còn có các cách hiểu khác nhau về ý thức chủ quan của người phạm
tội: quan điểm thứ nhất cho rằng, chỉ áp dụng tình tiết giết trẻ em nếu thoả mãn hai
điều kiện: về khách quan, nạn nhân là trẻ em và về chủ quan, người phạm tội biết
rõ nạn nhân là trẻ em [3, tr.3-§] Quan điểm thứ hai lại cho rằng, TTDK tang nặng
giết trẻ em không phải là tình tiết thuộc ý thức chủ quan của người phạm tội mà làtình tiết thuộc mặt khách quan do đó, không cần người phạm tội phải nhận thức
duoc dối tượng mà mình xâm hai là trẻ em [44] Nếu theo quan điểm thứ nhất thì
chỉ khi có đầy đủ cơ sở khách quan (nạn nhân là trẻ em) và chủ quan (người phạmtội biết nạn nhân là trẻ em) mới áp dụng TTDK tăng nặng giết trẻ em Còn theo
quan điểm thứ hai, bất kể thái độ chủ quan của người phạm tội là gì, nếu nạn nhân
là trẻ em thì đều bị áp dụng TTDK tang nặng giết trẻ em
Sau khi phân tích các quan điểm trên, chúng tôi cho rằng quan điểm thứ hai
là phù hợp với qui định của BLHS năm 1999 và cũng chính là quan điểm của
chúng tôi Bởi lẽ, TTDK tăng nặng giết trẻ em không phải là tình tiết thuộc ý thức
Trang 39Go X¬
chủ quan của người phạm tội mà là tình tiết thuộc mặt khách quan Vì vậy, khôngcần người phạm tội phải nhận thức được đối tượng mà mình xâm hại là trẻ em.Hơn nữa, khi qui định TTDK tang nặng nay nhà làm luật chỉ ghi giết trẻ em chứkhông ghi giết người mà biết nạn nhân là trẻ em So sánh với tình tiết giết phụ nữ
mà biết là có thai chúng ta càng thấy r6 tư tưởng đó của nhà làm luật Vì vậy, nếuthực tế khách quan đối tượng bị giết là trẻ em, nhưng người phạm tội lại lầm tưởngkhông phải là trẻ em thì họ vẫn phải chịu TNHS về TTDK tang nang này
+ Giét ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình làtrường hợp người phạm tội đã cố ý gây ra cái chết cho những người mà họ phảikính trọng, phải biết ơn, đó là ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô
giáo của mình.
Ông, bà, cha, mẹ của mình là những người sinh thành ra mình, nuôi dưỡng,
day dé mình Người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình tuy không phải làngười sinh thành ra mình, nhưng cũng có công rất lớn trong việc nuôi dưỡng, dạy
dỗ, giáo dục để mình trở thành người có ích cho xã hội Người phạm tội lẽ ra suốt
đời phải mang ơn, suốt đời tôn thờ, kính trọng những người đó, nhưng họ đã bất
chấp đạo lí, vứt bỏ nghĩa vụ, bổn phận và trách nhiệm, giết hại chính những người
đã có công sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục, dạy dỗ mình Hành vi giết ông, bà,
cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình đã làm tăng đáng kể mức
độ lỗi của người phạm tội so với trường hợp giết người thông thường, làm đảo lộncác giá trị xã hội và báo động tình trạng xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức, nhâncách Bởi lẽ, hành vi này không chi vi phạm pháp luật, vi phạm nghiêm trong đạođức mà còn phan ánh kha nang giáo dục, cai tạo của can phạm - một con người “Vô
on, bội nghĩa", mất hết "nhân tính", "đám" giết hai cả những người mà mình phảitôn thờ, kính trọng Việc BLHS nam 1999 bổ sung TTDK tang nặng giết ông, bà,cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình nhằm giáo dục ý thức tôn
trọng ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo; giáo dục ý thức tôntrong pháp luật và giữ gin đạo đức xã hội
Nếu như trước day, hành vi con cháu giết ông, bà, cha, me; học trò giết thầy
giáo, cô giáo hầu như không có, nhưng gần đây hành vi này đã trở thành một hiện
Trang 40tượng xã hội đáng lo ngại, báo động tình trạng xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức
và nhân cách Không ít trường hợp vì đông tiền và danh vị mà chà đạp lên tình
nghĩa gia đình, quan hệ thay trò [23, tr 161] làm cho nhân dân bất bình, đội ngũ
giáo viên không yên tâm công tác Để tăng cường pháp chế, giữ gìn và phát huy
truyền thống tốt đẹp của dân tộc, việc qui định những trường hợp giết người này làTTDK tang nang lại càng trở nên cấp bách và cần thiết hơn
Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình là
TTĐK tăng nặng mới được qui định trong BLHS, cho nên trong nghiên cứu khoa
học cũng như trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử tội phạm giết người vẫn cònnhiều cách hiểu khác nhau:
- Đối với trường hợp giết ông, bà, cha, mẹ: quan điểm thứ nhất cho rằng, giết
ông nội, bà nội, ông ngoai,-bA ngoại, cha đẻ, me đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của mìnhhay của vợ hoặc của chồng đều bị áp dụng TTDK tang nặng giết ông, bà, cha, mecủa mình Bởi lẽ, đã là ông, bà, cha, mẹ thì dù là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà
ngoại, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của mình hay của vợ hoặc của chồng cũng
cần phải được kính trọng và biết ơn Do đó, người nào giết ông nội, bà nội, ông
ngoại, bà ngoại, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của mình hay của vợ hoặc của
chồng đều phải bị trừng trị nghiêm khắc Quan điểm này đã được thể hiện ngay từ
thời phong kiến "Những kể mưu giết ông bà ngoại, chồng và ông bà, cha mẹchồng đều phải toi chém " (Điều 416 BUHĐ) [48] và "Phàm mưu sát ông bà, cha
mẹ , ông bà ngoại chồng, cd đến ông bà nội cha mẹ, đã thi hành đều xử chém "
(Điều 3 Quyển 14 Phần "Nhân mang” BLGL) [62, tr 673] Việc BLHS nam 1999
bổ sung TTĐK tang nang giết ông, bà, cha, mẹ của mình vào tội giết người là sự
kế thừa truyền thống lập pháp của cha ông nhằm giáo dục ý thức tôn trọng ông, bà,
cha, mẹ, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc "uống nước nhớ
nguồn", "tứ thân phụ mẫu" cũng như nhằm trừng trị nghiêm khác những người đã
giết hei chính ông, bà, cha, me của mình Quan điểm này được thể hiện trong vu
án sau đây: Nguyễn Van Thanh sinh năm 1968 tại huyện BL, tỉnh H Do mâu
thuẫn với gia đình cha mẹ vợ, khoảng 22 giờ ngày 16-12-1999, Thanh đã dùng dao
bầu đâm chết vợ và cha me vợ Vì hành vi phạm tội như trên, tai Bản án HSST số