1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận khủng hoảng tài chính

35 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

Hậu quả cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 đem lại không hề nhỏ,nó đã tàn phá nền kinh tế thế giới một cách nặng nề, không chỉ đối với Hoa Kỳ - nơikhởi nguồn của cuộc khủng hoả

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

BÀI TIỂU LUẬN

MÔN: TIỀN TỆ - NGÂN HÀNG

ĐỀ TÀI: KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH

LỚP: 231NH0101

GVHD: ThS Nguyễn Thị Hai Hằng

SINH VIÊN THỰC HIỆN Nhóm 10

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 12 năm 2023

1

Trang 2

cơ bản của môn học, chúng em còn tích lũy thêm cho mình được những kiến thức bổích trong cuộc sống, từ đó có thể chuẩn bị một hành trang vững vàng hơn trong tươnglai

Nhờ có những kiến thức mà cô truyền tải, bài tiểu luận nhóm mới có thể đượcchúng em hoàn thiện một cách trọn vẹn Trong quá trình làm bài sẽ không thể tránhkhỏi những thiếu sót, nhóm chúng em hi vọng sẽ nhận được những lời góp ý từ cô vàqua đó có thể rút kinh nghiệm cho những lần sau

Lời sau cùng, chúng em xin kính chúc cô thật nhiều sức khỏe, luôn tràn đầynăng lượng tích cực và thành công trong công việc Chúng em xin chân thành cảm ơncô!

2

Trang 3

DANH SÁCH THÀNH VIÊN

Trang 4

1.2.1 Bùng nổ tín dụng

1.2.2 Bong bóng bất động sản

1.2.3 Chứng khoán hóa

1.2.4 Mua bán khống

1.2.5 Lòng tham của thị trường

2 Diễn biến cuộc khủng hoảng tài chính 2008

2.1 Giai đoạn tiền khủng hoảng:

2.2 Đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng

3 Những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính:

3.1 Đối với kinh tế toàn cầu

3.2 Đối với hệ thống tài chính toàn cầu

3.3 Đối với Việt Nam

4 Phản ứng trước khủng hoảng và biện pháp phục hồi kinh tế.

4.1 Cục Dự trữ Liên bang ( FED)

4.1.1 Nhóm công cụ nới lỏng tiền tệ

4.1.2 Nhóm công cụ hỗ trợ thị trường

4.2 Một số chính sách khác của Chính phủ

5 Tình hình Việt Nam trong giai đoạn khủng hoảng

5.1 Nền kinh tế Việt Nam năm 2008

5.2 Tín dụng và vấn đề thanh khoản của hệ thống ngân hàng

5.3 Đầu cơ và biến động giá cả

5.4 Lạm phát và tăng trưởng

5.5 Dòng vốn quốc tế

6 Bài học rút ra đối với các quốc gia

7 Case study: Gian lận trong báo cáo tài chính của công ty Lehman Brothers năm 2008

DANH SÁCH HÌNH ẢNH

Hình 1 Những thay đổi trong chính sách lãi suất giai đoạn năm 2001- 2019

Hình 2 Diễn biến thay đổi giá nhà trong thời kỳ bong bóng thị trường nhà ở

4

Trang 5

Hình 3 Sự sụt giảm GDP của Hoa Kỳ và Thế giới từ năm 2007 đến năm 2010

Hình 4 Tỷ lệ thất nghiệp ở Hoa Kỳ từ năm 2007 đến năm 2010

Hình 5 Xu hướng giá nhà ở tại Tây Ban Nha từ năm 2001 đến năm 2014

Hình 6 Diễn biến VN-Index từ năm 2000 đến nay

Hình 7 Các công cụ FED đã sử dụng trong cuộc khủng hoảng tài chính

Hình 8 Mua repo MBS của Fed tăng vọt vào cuối năm 2007

Hình 8 Giá trị bất động sản suy giảm trong các cuộc khủng hoảng

Hình 9 Bảng cân đối kế toán của Lehman trước khi thực hiện Repo 105

1 Giới thiệu về khủng hoảng tài chính Mỹ năm 2008:

1.1 Giới thiệu khái quát

Được đánh giá là “thảm họa kinh tế tồi tệ nhất kể từ thời kỳ Đại suy thoái năm

1929 – 1933”, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 là nguồn cơn khiến cho nền kinh

5

Trang 6

tế toàn cầu lại một lần nữa chao đảo Sự bất ổn lan nhanh với quy mô lớn từ thị trườngthế chấp dưới chuẩn là nguyên nhân chính dẫn tới cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh

tế Không ai có thể ngờ rằng một đầu tàu kinh tế thế giới lại có thể suy sụp nhanh đếnnhư vậy Ban đầu, chỉ là các gói cứu trợ lớn và hệ quả dẫn tới là sự tụt dốc khôngphanh của nền kinh tế sau đó đã tạo nên những hoài nghi về tính ổn định và minh bạchcủa hệ thống ngân hàng toàn cầu vốn rất được tin tưởng

Hậu quả cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 đem lại không hề nhỏ,

nó đã tàn phá nền kinh tế thế giới một cách nặng nề, không chỉ đối với Hoa Kỳ - nơikhởi nguồn của cuộc khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp mà thậm chí nhiều năm sau

đó một số nước vẫn đang phải gồng mình vật lộn với những tàn tích mà nó để lại Giábất động sản sụt giảm trầm trọng, tỷ lệ thất nghiệp và tự tử tăng đột biến do những áplực về tài chính nảy sinh chỉ là một trong những bề nổi thuộc phạm vi tác động củacuộc khủng hoảng tài chính

Cho đến hiện tại người ta vẫn luôn có những băn khoăn rằng làm thế nào đểthay đổi một cục diện và làm thế nào để tránh đi vào “vết xe đổ” năm ấy? Một vàiquyết định có thể sẽ tác động một cách tích cực và cho thấy hiệu quả ở một thời điểmnhất định, nhưng trong sự vận động không ngừng của nền kinh tế, sẽ luôn có những cúxoay chuyển bất ngờ đang tiềm ẩn những nguy cơ tiêu cực và có thể bùng nổ bất cứlúc nào ngay như những gì đã xảy ra ở một trong những thị trường tài chính lâu đời vàlớn mạnh nhất thế giới Với lý do đó, việc nắm bắt diễn biến trong nền kinh tế vĩ mô

và không ngừng tìm cách để loại trừ những điều tương tự xảy ra trong tương lai là rấtcần thiết, đây không chỉ là việc làm của các nhà kinh tế học, là một nhóm sinh viênngành tài chính - ngân hàng ý thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu về sựbiến động của nền kinh tế thế giới, để có một cái nhìn bao quát hơn về sự việc này, đềtài là sự chuẩn bị và thực hiện nghiên cứu chuyên sâu về sự kiện khủng hoảng tàichính thế giới năm 2008

6

Trang 7

1.2 Nguyên nhân sâu xa

Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới bắt đầu tại Mỹ là hậu quả của một chuỗinhững chính sách của chính phủ, sự quản trị rủi ro trong các tổ chức tài chính đặc biệt

là ngân hàng và các công ty bảo hiểm và hành vi của các nhà đầu tư và các nhà đầu cơ

1.2.1 Bùng nổ tín dụng

Nhằm hỗ trợ hồi phục kinh tế sau thời gian dài trì trệ, bắt đầu từ năm 2001, Cục

Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã liên tục tiến hành hạ lãi suất Việc làm này đồng thờicũng khiến cho các ngân hàng thương mại phải hạ lãi suất cho vay mua bất động sản(tuy đa phần ấn định các loại lãi suất cho vay mua nhà của ngân hàng thương mạithường cao hơn nhiều so với lãi suất cơ bản của Fed, nhưng lãi suất cơ bản luôn là yếu

tố quan trọng tác động đến mức độ cao hay thấp của chúng) Cụ thể, lãi suất cơ bảncủa Fed ở giữa năm 2000 là trên 6% nhưng sau đó nó đã cắt giảm liên tục xuống chỉcòn khoảng 1% cho đến giữa năm 2003 Tín dụng rộng mở, nhưng nhu cầu vay vốncủa các khách hàng lớn như các công ty, doanh nghiệp lại không mấy khả quan sauhàng loạt các vụ bê bối tài chính tại Mỹ như sự sụp đổ Enron, bong bóng dot-com,gian lận Worldcom và chính phủ cũng rất chặt chẽ trong việc kiểm soát thâm hụt ngânsách để hạn chế việc vay vốn từ bên ngoài Cung cầu vốn mất cân bằng dẫn đến thịtrường vốn không được khai thác hiệu quả và hiển nhiên giải pháp hữu hiệu nhất lúcbấy giờ để giải quyết bài toán thừa vốn đồng thời tối đa hóa lợi nhuận chỉ có thể là chovay dưới chuẩn

1.2.2 Bong bóng bất động sản

Khi chính phủ đưa ra các chính sách chung hỗ trợ người nghèo sở hữu nhà cửa

dễ dàng hơn thông qua các khoản vay, Fannie Mae và Freddie Mac - hai công ty đượcbảo trợ bởi chính phủ đã giúp tăng cung vốn cho thị trường nhà đất thông qua việcmua lại các khoản cho vay từ các ngân hàng thương mại, sau đó chuyển đổi chúngthành các loại chứng từ được đảm bảo bằng các khoản vay thế chấp (mortgage –backed securities – MBS), rồi bán lại cho các nhà đầu tư

7

Trang 8

Các ngân hàng thương mại giờ đây trở nên mạo hiểm hơn trong việc cấp tíndụng, bất chấp khả năng hoàn trả của người vay bởi vì có thể bán lại đa phần cáckhoản vay để các công ty khác chuyển đổi thành MBS Hơn nữa, các chủ nợ được trấn

an rằng có thể mua các hợp đồng bảo hiểm CDS (credit default swap) từ các công tybảo hiểm và đầu tư khác để đề phòng rủi ro bên vay không trả được nợ Điều nàykhiến các công ty bán bảo hiểm cũng mạnh tay hơn khi bất chấp khả năng đảm bảocủa mình mà bán ra CDS trên thị trường Tần suất xuất hiện của rủi ro tín dụng tỉ lệthuận với mức độ phổ biến của CDS, không bất ngờ khi tổng giá trị thị trường CDSchỉ tính riêng trong năm 2007 đã lên đến 62 nghìn tỷ đô la

Việc hủy bỏ đạo luật Glass - Steagall là một dấu hiệu cho thấy có sự nới lỏngtrong quản lý bởi ban đầu vốn những ngân hàng thương mại có chuyên môn trong hoạtđộng cho vay an toàn được tách biệt với ngân hàng đầu tư chuyên thực hiện những phi

vụ đầu tư rủi ro cao Động thái này không chỉ góp phần thúc đẩy các hoạt động đầu cơ

mà còn tạo điều kiện phát triển xung đột lợi ích Vì vậy đã ngày một bơm căng lênbong bóng đầu cơ bất động sản

Sự tạo điều kiện thuận lợi của chính phủ và các ngân hàng đã kích thích nhucầu đi vay mua nhà của người dân Tuy nhiên, số lượng những người có đủ điều kiện

đi vay mua nhà bị giới hạn, trong khi nhu cầu vay mua nhà lại cực kỳ lớn, vì vậy cácngân hàng đã nới lỏng các điều kiện cho vay để đáp ứng nhu cầu này Thành phầnđược cấp phép vay đa phần là các đối tượng có mức tín nhiệm thấp và họ được chovay với mức lãi suất dưới tiêu chuẩn với tài sản thế chấp là chính căn nhà họ vay đểmua Một khi bất động sản được mua ồ ạt sẽ làm phát sinh vấn nạn đầu cơ và ỷ lại vàoviệc giá nhà sẽ tiếp tục tăng Hệ quả từ vấn đề trên tạo nên một niềm tin mãnh liệt vàsuy nghĩ rằng vẫn sẽ có lời khi bán tài sản đi để trả nợ ngân hàng, dẫn đến người ngườinhà nhà bất chấp mua nhà với mức giá cao, bất kể năng lực trả nợ hay giá trị thực củatài sản là bao nhiêu Theo chỉ số S&P, từ quý 1/1990 đến quý 1/1997, giá bất động sảnchỉ tăng khoảng 8,3% Cho đến quý 2/2006, tức thời kỳ tiền khủng hoảng tài chính, giábất động sản bất ngờ đạt đỉnh, tăng vọt lên trên 132% so với số liệu thống kê trước đó

là quý 1/1997 Bong bóng bất động sản ngày càng phình to

8

Trang 9

1.2.3 Chứng khoán hóa

Xuất hiện ở Hoa Kỳ vào năm 1970 và cho tới năm 2001, khi chính sách tiền tệđược nới lỏng, thị trường chứng khoán phát triển mạnh trở thành nơi rao bán chủ yếucác loại chứng từ tài sản chuyển đổi, kể cả đó là chứng từ tín dụng… Các khoản vaykhông có khả năng hoàn trả trong một nền kinh tế suy yếu sẽ dẫn tới rủi ro tín dụng,tuy nhiên ở đó chúng được chuyển đổi thành các tài sản đảm bảo tương đương với các

gói trái phiếu có các danh mục bất động sản Việc tiến hành cho vay dưới chuẩn của

các tổ chức ngân hàng luôn được tin rằng sẽ chuyển giao rủi ro hiệu quả bằng công cụnày

Tính đến năm 2006, 20% là con số đại diện cho các khoản cho vay thế chấp banđầu là các khoản vay dưới chuẩn, phần còn lại chiếm đa số với 80% là các khoản vaygốc được chứng khoán hóa Với số lượng lớn các khoản cấp tín dụng này đã thúc đẩy

sự phát triển mạnh mẽ bong bóng nhà đất ở Hoa Kỳ, đồng thời khi giá nhà đất bắt đầusụt giảm, đây cũng là một trong số những nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy cuộc khủnghoảng tài chính Thành phố đầu tiên ở bang Ohio là Cleveland đã châm ngòi cho cuộckhủng hoảng toàn cầu này, với khoảng 1/10 số nhà bị thu hồi để phát mại Giấc mơmua nhà Mỹ trở thành hư vô đối với những người nhập cư bởi khi không thanh toánđược nợ vay, họ chỉ còn lại hai bàn tay trắng Trong quý 3/2007, giá nhà tại Mỹ giảmthảm hại, xuống mức tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 1930

1.2.4 Mua bán khống

Áp lực giảm giá sẽ càng lớn khi giới đầu cơ ồ ạt vay cổ phiếu có liên quan đếncho vay dưới chuẩn thuộc sở hữu của những tập đoàn và bán ra đồng loạt sau đó khigiá của chúng được dự đoán một cách chắc chắn rằng sẽ giảm Short sale và nakedshort sale là một vài hình thức mua bán khống phổ biến Short Sale diễn ra khi giágiảm đến một mức nhất định, nhóm người đầu cơ sẽ mua và trả một ít phí cho nơi chovay rồi hưởng chênh lệch Còn naked short sale hay bán khống vô căn cứ là khi họkhông vay mà lợi dụng khe hở để liên tục tiến hành ra lệnh bán, mua bán ba ngày saumới giao cổ phiếu

9

Trang 10

1.2.5 Lòng tham của thị trường

Không cần biết mức độ rủi ro mà thị trường phải gánh chịu hay các sản phẩmnày có phù hợp với nhu cầu của người dân hay không, cũng chỉ vì mục tiêu lợi nhuận

mà các nhà đầu tư tập trung đã không dừng lại ở việc sáng tạo ra nhiều công cụ tàichính mới Cùng với vấn đề lỏng lẻo trong khâu quản lý, chỉ chạy theo lợi ích trướcmắt, đã góp phần gia tăng trầm trọng hơn những rủi ro và làm bùng nổ quả bóng đãcăng phồng từ lâu

2 Diễn biến cuộc khủng hoảng tài chính 2008

2.1 Giai đoạn tiền khủng hoảng:

Vào năm 2001, sau sự việc bong bóng Dot-com vỡ và vụ khủng bố ngày 11tháng 9 năm 2001 nền kinh tế Mỹ biểu hiện rõ sự suy thoái Trước tình hình này, Cục

Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đã có những biện pháp tiền tệ để cứu nền kinh tế nước nàykhỏi suy thoái, đó là hạ lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng Chỉ trong thời gianngắn từ tháng 5 năm 2001 đến tháng 12 năm 2002, giảm lãi suất từ mức 6,5% (tháng 5năm 2000) xuống 1,75% (tháng 12 năm 2001) và xuống còn 1% (tháng 6 năm 2003).Kéo theo đó là sự giảm lãi suất của tín dụng thứ cấp Điều này tạo động lực cho sựphát triển của khu vực bất động sản và ngành xây dựng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.Tuy nhiên, chính vì môi trường tín dụng nới lỏng, những tổ chức tài chính đã có xuhướng cho vay mạo hiểm, thậm chí cho vay kể cả cho những người nhập cư bất hợppháp Hệ quả là số lượng người đi vay ồ ạt nhằm mục đích đầu cơ dẫn tới hình thànhbong bóng nhà ở

10

Downloaded by Quang Quang (khoa31141020806@gmail.com)

Trang 11

Hình 1 Những thay đổi trong chính sách lãi suất giai đoạn năm 2001- 2019

Năm 2005, ước tính có tới 28% số nhà được mua là để nhằm mục đích đầu cơ và12% mua chỉ để không, tình trạng bong bóng nhà ở diễn ra phát triển đến mức cực đại

và vỡ Sau khi bong bóng nhà ở vỡ, giá nhà giảm nhanh, các cá nhân không tránh khỏikhó khăn trong việc chi trả khoản vay trước đó Đồng thời những tổ chức tín dụngtrước đây cho vay mua nhà gặp khó khăn trong vấn đề thu hồi nợ điều này dẫn đếnnguy cơ vỡ nợ của các tổ chức tài chính Các loại giấy nợ đảm bảo bằng tài sản vàchứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp (MBS - viết tắt của mortgage-backedsecurity) do các tổ chức tài chính phát hành bị giảm giá trầm trọng do tác động củaviệc giảm giá nhà ở Chính vì lý do này bảng cân đối tài sản của các tổ chức này xấu đi

và xếp hạng tín dụng của họ bị các tổ chức đánh giá đánh tụt Cuộc khủng hoảng tín

11

Downloaded by Quang Quang (khoa31141020806@gmail.com)

Trang 12

dụng nhà ở thứ cấp nổ ra.

Hình 2 Diễn biến thay đổi giá nhà trong thời kỳ bong bóng thị trường nhà ở.

2.2 Đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng

Vào tháng 8 năm 2007, nhiều tổ chức tín dụng Mỹ như New Century FinancialCorporation đã phải đối mặt với thách thức khi phải xin phá sản Cùng lúc đó, các tổchức khác như Countrywide Financial Corporation đã chứng kiến giảm giá mạnh trong

cổ phiếu của họ Điều này khiến nhiều người gửi tiền hoặc đầu tư tại những tổ chứcnày lo lắng, dẫn đến một làn sóng rút tiền mạnh mẽ và tăng nguy cơ khan hiếm tíndụng Tình hình này là ngọn lửa cho cuộc khủng hoảng tài chính chính thức bùng phát

Khủng hoảng nhanh chóng lan tỏa từ Mỹ sang nhiều quốc gia khác Điển hình

là tại Anh, ngân hàng Northern Rock đã bị đảo lộn khi khách hàng xếp hàng đòi rúttiền gửi

Đối mặt với thách thức này, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã thực hiện các biệnpháp nhằm tăng cường thanh khoản thị trường tín dụng Điều này bao gồm việc thựchiện các giao dịch thị trường mở mua trái phiếu Mỹ, trái phiếu cơ quan chính phủ Mỹ

và trái phiếu cơ quan chính phủ Mỹ đảm bảo bằng tín dụng nhà ở Cùng lúc đó, Cục

Dự trữ Liên bang giảm lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng từ 5,25% xuống

12

Downloaded by Quang Quang (khoa31141020806@gmail.com)

Trang 13

4,75% vào tháng Chín năm 2007 Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng bơm 205 tỷ

Đô la Mỹ vào thị trường tín dụng để tăng cường thanh khoản

Vào tháng 12 năm 2007, cuộc khủng hoảng trở nên nặng nề hơn khi các báo cáokinh tế cuối năm chỉ ra rằng thị trường bất động sản đang điều chỉnh một cách kéo dài

và quy mô của khủng hoảng lớn hơn so với dự kiến Sự đói vốn trở nên rõ ràng và cácbiện pháp giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang không mang lại hiệu quả như mongđợi

Vào tháng 3 năm 2008, Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York cố gắng cứuBear Stearns nhưng không thành công Bear Stearns cuối cùng đã chấp nhận mua lạibởi JPMorgan Chase với giá 2 đô la mỗi cổ phiếu, một con số đáng kể thấp hơn so vớimức đắt nhất của họ là 130,2 đô la mỗi cổ phiếu trước cuộc khủng hoảng Sự thất bạitrong việc cứu chữa Bear Stearns đã làm gia tăng lo ngại về khả năng can thiệp củachính phủ để giải cứu các tổ chức tài chính đang gặp khó khăn, làm leo thang cuộckhủng hoảng

Vào tháng 8 năm 2008, Lehman Brothers, một trong những tổ chức tài chính lớnnhất và lâu đời nhất của Mỹ, đã phải tuyên bố phá sản Sự sụp đổ của Lehman làm nổ

ra một loạt các sự kiện tiêu cực, khiến nhiều công ty khác cũng phải đối mặt với nguy

cơ phá sản Tháng 9 năm 2008, Đạo luật Ổn định Kinh tế Khẩn cấp 2008 được thôngqua bởi Thượng viện Hoa Kỳ đã cho phép bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ chi tới 700 tỷ

đô la Mỹ để cứu nền tài chính bằng cách mua lại các khoản nợ xấu, đặc biệt là chứngkhoán đảm bảo bằng bất động sản

3 Những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính:

3.1 Đối với kinh tế toàn cầu

Cuộc khủng hoảng tài chính 2008 đã dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu, kéo dài từ năm 2008 đến năm 2009 GDP toàn cầu đã giảm khoảng 0,5% trong năm 2008

và 2,5% trong năm 2009 GDP của Hoa Kỳ đã giảm 3,8% trong năm 2008 và 0,7%

13

Downloaded by Quang Quang (khoa31141020806@gmail.com)

Trang 14

trong năm 2009 Đây là mức suy thoái kinh tế toàn cầu nghiêm trọng nhất kể từ Đạisuy thoái năm 1929 Suy thoái kinh tế toàn cầu đã gây ra những tác động tiêu cực đếnmọi lĩnh vực của nền kinh tế, bao gồm: sản xuất, tiêu dùng, đầu tư, thương mại,

Hình 3 Sự sụt giảm GDP của Hoa Kỳ và Thế giới từ năm 2007 đến năm 2010

Thương mại toàn cầu giảm sút, khiến nhiều doanh nghiệp mất đi thị trường xuấtkhẩu Về thị trường tiền tệ, đồng USD mất giá, khiến các nước nhập khẩu từ Hoa Kỳphải trả nhiều tiền hơn cho hàng hóa

14

Downloaded by Quang Quang (khoa31141020806@gmail.com)

Trang 15

Hình 4 Tỷ lệ thất nghiệp ở Hoa Kỳ từ năm 2007 đến năm 2010 Cuộc khủng hoảng tài chính còn làm cho tỷ lệ thất nghiệp tăng cao Tỷ lệ thất

nghiệp ở Hoa Kỳ đã tăng từ 5,0% vào tháng 12 năm 2007 lên 10,0% vào tháng 10 năm

2009 Thất nghiệp gia tăng đã gây ra những tác động tiêu cực đến đời sống của hàngtriệu người: mất thu nhập, mất khả năng chi trả các nhu cầu thiết yếu, tăng nguy cơ đóinghèo và bệnh tật, 30 triệu công nhân mất việc, thất nghiệp kéo dài, vô số người độtnhiên trở nên nghèo đói, 10,000 tỷ đô la Mỹ bị cuốn trôi mất… Bên cạnh đó, thu nhậptrung bình của hộ gia đình ở Hoa Kỳ đã giảm khoảng 5% trong năm 2008 và 2009

Ngoài ra, nó gây ra tác động nghiêm trọng đến thị trường nhà ở toàn cầu Giá

nhà ở đã giảm đáng kể trong nhiều nước, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, Ireland và Tây BanNha Ở Tây Ban Nha, giá nhà trung bình đã giảm 31% từ năm 2008 đến năm 2014.Khi giá nhà giảm, nhiều chủ nhà không thể trả hết số tiền họ vay dẫn đến sự gia tăngmạnh mẽ của các khoản thế chấp bị tịch thu Ở Hoa Kỳ, số lượng nhà tịch thu đã tăng

từ khoảng 1 triệu trong năm 2007 lên gần 4 triệu trong năm 2010, thiệt hại tài chính docuộc khủng hoảng ước tính lên tới 14 nghìn tỷ đô la

15

Downloaded by Quang Quang (khoa31141020806@gmail.com)

Trang 16

Hình 5 Xu hướng giá nhà ở tại Tây Ban Nha từ năm 2001 đến năm 2014.

Sự sụt giảm giá nhà cũng khiến cho MBS và CDO trở nên rủi ro hơn buộc cácnhà đầu tư bán tháo các công cụ này làm giá trị của MBS và CDO giảm mạnh, các tổchức tài chính nắm giữ các công cụ này phải chịu thiệt hại Điển hình, giá của cácMBS được hỗ trợ bởi các khoản vay thế chấp dưới chuẩn ở Hoa Kỳ đã giảm từ 90%giá trị ban đầu xuống còn 30% trong năm 2008 Kết quả làm bảng cân đối kế toán củacác tổ chức tài chính suy yếu nghiêm trọng, khó huy động vốn mới và cung cấp tíndụng cho các hộ gia đình và doanh nghiệp Năm 2009, tỷ lệ vốn hóa của các ngân hàng

ở Hoa Kỳ đã giảm từ 12% (năm 2007) xuống còn 9% Sự thắt chặt tín dụng đã dẫn đến

sự gia tăng ma sát tài chính, khiến cho việc tiếp cận vốn trở nên khó khăn hơn và chiphí vay tăng cao hơn, lãi suất cho vay thế chấp ở Hoa Kỳ đã tăng từ 5,5% trong năm

2007 lên 6,5% trong năm 2009 Điều này đã cản trở sự phục hồi kinh tế sau khủnghoảng tài chính

Kinh tế các khu vực trên thế giới tăng trưởng chậm lại khiến lượng cầu về dầu

mỏ giảm, dẫn đến giá dầu mỏ giảm Điều này làm thiệt hại cho các nước xuất khẩu

dầu mỏ Đồng thời, lo ngại về bất ổn định đã làm bùng nổ nạn đầu cơ lương thực, gópphần đẩy giá lương thực tăng cao trong thời gian cuối năm 2007 đầu năm 2008 Chỉ có

3 nước có tỷ lệ tăng về sản xuất công nghiệp là Cộng hòa Ailen, Bulgaria và Romania.Trước tình trạng lạm phát gia tăng và giá nhiên liệu tăng cao, sản xuất công nghiệp sa

16

Downloaded by Quang Quang (khoa31141020806@gmail.com)

Trang 17

sút, các ngành kinh tế châu Âu buộc phải cắt giảm nhân công, khiến tỷ lệ thất nghiệpgia tăng.

Nhìn chung, cuộc khủng hoảng tài chính 2008 đã để lại những hậu quả lâu dàiđối với nền kinh tế toàn cầu Nó đã dẫn đến giảm thương mại toàn cầu, thương mại thếgiới đã giảm khoảng 12% trong năm 2009 Cuộc khủng hoảng tài chính đã làm trầmtrọng thêm tình trạng bất bình đẳng trên toàn thế giới Những người giàu đã trở nêngiàu hơn, trong khi những người nghèo đã trở nên nghèo hơn Cuộc khủng hoảng đãlàm suy yếu nền kinh tế toàn cầu, làm tăng thất nghiệp và bất bình đẳng, và làm thayđổi cách thức hoạt động của hệ thống tài chính toàn cầu

3.2 Đối với hệ thống tài chính toàn cầu

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 gây ra sự sụp đổ của nhiều ngân hàng

và công ty tài chính lớn Ở Iceland, sau sự sụp đổ của ba ngân hàng lớn và cuộc khủng

hoảng tiền tệ, chính phủ đã từ chức vào tháng 1 năm 2009 Ở Hoa Kỳ, AIG - một công

ty bảo hiểm khổng lồ với tài sản trị giá hơn 1 nghìn tỷ đô la, đã phải đối mặt với cuộckhủng hoảng thanh khoản nghiêm trọng khi xếp hạng tín dụng của họ bị hạ cấp Cục

Dự trữ Liên bang đã can thiệp với khoản vay 85 tỷ đô la để giữ AIG hoạt động (tổng

số tiền vay của chính phủ sau đó tăng lên 173 tỷ đô la) Điều này dẫn đến sự suy yếucủa hệ thống tài chính toàn cầu

Các tổ chức tài chính phi ngân hàng bao gồm các quỹ đầu cơ, ngân hàng đầu

tư và các công ty tài chính phi ngân hàng khác cũng bị tác động mạnh mẽ Sự sụt giảm

mạnh giá trị của các khoản thế chấp và các tài sản tài chính khác khiến ngân hàngngầm phải cung cấp nhiều tài sản thế chấp hơn cho cùng một số tiền vay đã gây rakhủng hoảng thanh khoản Ngoài ra, sự sụt giảm giá trị tài sản và khủng hoảng thanhkhoản đã dẫn đến nhiều thất bại của các tổ chức tài chính ngầm trên khắp châu Âu TạiVương quốc Anh, Northern Rock, một ngân hàng cho vay thế chấp cỡ trung bình, đãphải đối mặt với tình trạng rút vốn của khách hàng vào năm 2007, trong khi các ngânhàng lớn như HBOS cần được chính phủ cứu trợ Iceland và Tây Ban Nha cũng trảiqua các cuộc khủng hoảng ngân hàng hệ thống trong giai đoạn 2007-2009

17

Downloaded by Quang Quang (khoa31141020806@gmail.com)

Ngày đăng: 27/05/2024, 15:44

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Những thay đổi trong chính sách lãi suất giai đoạn năm 2001- 2019 - tiểu luận khủng hoảng tài chính
Hình 1. Những thay đổi trong chính sách lãi suất giai đoạn năm 2001- 2019 (Trang 11)
Hình 2. Diễn biến thay đổi giá nhà trong thời kỳ bong bóng thị trường nhà ở. - tiểu luận khủng hoảng tài chính
Hình 2. Diễn biến thay đổi giá nhà trong thời kỳ bong bóng thị trường nhà ở (Trang 12)
Hình 3. Sự sụt giảm GDP của Hoa Kỳ và Thế giới từ năm 2007 đến năm 2010 - tiểu luận khủng hoảng tài chính
Hình 3. Sự sụt giảm GDP của Hoa Kỳ và Thế giới từ năm 2007 đến năm 2010 (Trang 14)
Hình 4. Tỷ lệ thất nghiệp ở Hoa Kỳ từ năm 2007 đến năm 2010 - tiểu luận khủng hoảng tài chính
Hình 4. Tỷ lệ thất nghiệp ở Hoa Kỳ từ năm 2007 đến năm 2010 (Trang 15)
Hình 5. Xu hướng giá nhà ở tại Tây Ban Nha từ năm 2001 đến năm 2014. - tiểu luận khủng hoảng tài chính
Hình 5. Xu hướng giá nhà ở tại Tây Ban Nha từ năm 2001 đến năm 2014 (Trang 16)
Hình 7. Các công cụ FED đã sử dụng trong cuộc khủng hoảng tài chính - tiểu luận khủng hoảng tài chính
Hình 7. Các công cụ FED đã sử dụng trong cuộc khủng hoảng tài chính (Trang 21)
Hình 8. Mua repo MBS của Fed tăng vọt vào cuối năm 2007. - tiểu luận khủng hoảng tài chính
Hình 8. Mua repo MBS của Fed tăng vọt vào cuối năm 2007 (Trang 22)
Hình 9. Bảng cân đối kế toán của Lehman trước khi thực hiện Repo 105 - tiểu luận khủng hoảng tài chính
Hình 9. Bảng cân đối kế toán của Lehman trước khi thực hiện Repo 105 (Trang 33)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w