1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

phân tích quyết định mua của hộ gia đình đối với ngành hàng điện lạnh

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trong quá trình cùng chung sống đó, các thành viên gia đình thực hiện hoạt độngkinh tế chung bằng cách khai thác những tài sản mà họ coi là thuộc sở hữu chung.1.2.Đặc trưngVới các quan n

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN… 0O0…

Bài Tập Nhóm: Hành Vi Người Tiêu DùngĐề Tài: PHÂN TÍCH QUYẾT ĐỊNH MUA CỦA HỘ GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI NGÀNH HÀNG

ĐIỆN LẠNH

Lớp học phần: MKMA1101(123)_03Giảng viên: PGS.TS Phạm Văn Tuấn

Nhóm: Hắt Xì <3

1

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

đánh giá

Vũ Phương Huyền(Nhóm trưởng)

11222972 Phụ trách chung về nội dungHoàn thành báo cáo

Hoàng Thu Huyền 11222879 Làm nội dung II: 3Thuyết trình phần IMai Hồng Lịch 11223305 Làm nội dung II: 1, 2, 4

Trang 3

I Gia đình với vai trò là một đơn vị mua và tiêu dùng hàng hoá1 Khái niệm và đặc trưng của gia đình

1.1.Khái niệm

Gia đình gồm một nhóm các thành viên có mối liên hệ nhất định (thường là về mặt hôn nhân,huyết thống và/ hoặc nuôi dưỡng), được xã hội và pháp luật thừa nhận, cùng chung sống một cáchlâu dài và ổn định Trong quá trình cùng chung sống đó, các thành viên gia đình thực hiện hoạt độngkinh tế chung bằng cách khai thác những tài sản mà họ coi là thuộc sở hữu chung.

1.2.Đặc trưng

Với các quan niệm như trên, gia đình được phân chia thành các đặc trưng cơ bản như sau:Thứ nhất, gia đình là nhóm tham khảo đầu tiên, gắn bó nhất với mỗi cá nhân, có ảnh hưởngtrực tiếp và thường xuyên đến hành vi nói chung và hành vi tiêu dùng nói riêng của cá nhân Tuynhiên, so với các nhóm xã hội khác thì liên kết trong gia đình thường rất mạnh mẽ và bền chặt,mang tính hợp tác hơn là định hướng cạnh tranh.

Thứ hai, các thành viên trong một gia đình có thể có nhiều thế hệ gắn bó với nhau, ảnh hưởngtrực tiếp với nhau về nền nếp sống, cách thức sinh hoạt, quan niệm về cuộc sống và rất nhiều điềukhác nữa, tạo nên “bản sắc gia đình”

Thứ ba, các thành viên trong gia đình thường chung sống dưới một mái nhà, đời sống của giađình thường dựa vào một ngân sách chung, do khả năng lao động của các thành viên đóng góp Điềuđó có nghĩa là các thành viên gia đình không chỉ gắn kết bởi quan hệ huyết thống, tình cảm, tráchnhiệm mà còn cả quan hệ về kinh tế.

2 Chức năng hộ gia đình

2.1.Đảm bảo kinh tế ổn định:

Khi kinh tế gia đình ổn định thì các sinh hoạt của các thành viên trong gia đình mới đượcthoải mái tạo nền tảng về mặt tinh thần cho các thành viên Gia đình phải đảm bảo 2 nguồn thu chivà chia sẻ công việc, chỉ khi việc thu chi gđ hợp lý thì kinh tế của gia đình mới ổn định, mỗi thànhviên của gia đình phải biết chia sẻ công việc cho nhau để hiểu nhau hơn và tăng thêm tình cảm giađình.

Trang 4

2.4.Xã hội hóa các thành viên trong gia đình:

Dưới sự giáo dục của gia đình sẽ tạo cho các thành viên nền tảng về văn hóa, giúp cho cácthành viên biết cách ứng xử ngoài xã hội giúp cho các thành viên có thể sống tốt và phát triển ngoàixã hội.

3 Gia đình trên thị trường:

3.1.Nhu cầu và chi tiêu của hộ gia đình thay đổi theo

Gia đình là tổ chức tiêu dùng quan trọng nhất và các thành viên trong gia đình là luôn có ảnhhưởng sâu sắc đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng.

Các thành viên trong gia đình là nhóm tham khảo quan trọng có ảnh hưởng lớn nhất Ta cóthể phân biệt hai gia đình trong đời sống người mua Gia đình định hướng gồm bố mẹ của người đó.Do từ bố mẹ mà một người có được một định hướng đối với tôn giáo, chính trị, kinh tế và một ýthức về tham vọng cá nhân, lòng tự trọng và tình yêu Ngay cả khi người mua không còn quan hệnhiều với bố mẹ, thì ảnh hưởng của bố mẹ đối với hành vi mua của người mua vẫn có thể rất lớn Ởnhững nước mà bố mẹ sống chung với con cái đã trưởng thành thì ảnh hưởng của họ có thể là cơbản.

Một ảnh hưởng trực tiếp hơn đến hành vi mua sắm hàng ngày là gia đình riêng của người đó,tức là vợ chồng, con cái Gia đình là một tổ chức mua hàng tiêu dùng quan trọng nhất trong xã hộivà nó đã được nghiên cứu nhiều năm Vai trò và ảnh hưởng tương đối của vợ, chồng, và con cái đếnviệc mua sắm rất nhiều loại sản phẩm và dịch vụ khác nhau Vấn đề này sẽ thay đổi rất nhiều đối vớicác nước và các tầng lớp xã hội khác nhau.

Ở Hoa Kỳ mức độ can thiệp của chồng, vợ thay đổi nhiều tùy theo loại sản phẩm Theotruyền thống người vợ thường là người mua sắm chính của gia đình, nhất là đối với thực phẩm, giặtủi và quần áo Điều này đang thay đổi khi ngày càng có nhiều bà vợ đi làm và người chồng tham gianhiều hơn vào chuyện mua sắm của gia đình Những người làm marketing những hàng hóa thôngthường sẽ sai lầm nếu nghĩ rằng phụ nữ là người chủ yếu hay duy nhất mua sản phẩm của mình.

Nhu cầu của hộ gia đình: Gia đình là một tổ chức mua hàng tiêu dùng quan trọng nhất trongxã hội và nhu cầu của hộ gia đình rất lớn trên thị trường đặc biệt về những mặt hàng thiết yếu trongcuộc sống hàng ngày Ngày nay với sự phát triển của xã hội, thời đại công nghệ thì nhu cầu về cácsản phẩm máy móc, vật dụng làm giảm tải thời gian, công sức trong gia đình càng gia tăng.Nhữngnhu cầu và sự chi tiêu của gia đình phụ thuộc vào:

Quy mô bình quân của hộ gia đình: có ảnh hưởng mạnh tới quy mô và tần số mua sắm, kíchcỡ đóng gói của thị trường trọng điểm

Trang 5

Thu nhập gia đình dành cho chi tiêu ảnh hưởng tới sức mua, cơ cấu sản phẩm các hộ gia đìnhmua sắm

Vai trò ảnh hưởng của vợ, chồng, con cái trong các quyết định mua- là một trong những trọngtâm của nghiên cứu marketing về gia đình hiện đại Qua nghiên cứu thực tế đánh giá, thông thườngthành viên nào trong gia đình có ảnh hưởng lớn hơn đến việc chọn những sản phẩm khác nhau Vídụ như:

Chồng giữ vai trò chính: bảo hiểm nhân thọ, ô tô, máy thu hình, Vợ giữ vai trò chính: máy giặt, đồ dùng nhà bếp,

Vợ chồng giữ vai trò ngang nhau: đi nghỉ, nhà ở, giải trí bên ngoài,

Với thị trường Việt Nam có 1 đặc trưng là Phụ nữ lực lượng tạo nguồn thu nhập đáng kểtrong gia đình chiếm tỷ trọng rất lớn.

3.2.Chu kỳ sống của hộ gia đình.

Thay đổi theo nhu cầu và chi tiêu Có sự thay đổi về thứ tự ưu tiên theo thời gian - dự báonhu cầu sản phẩm theo thời gian

3.2.1 Giai đoạn độc thân

 Sống riêng hoặc cùng gia đình.

 Mâu thuẫn giữa khả năng tài chính với nhu cầu mua sắm. Không có nhiều kinh nghiệm mua, mua mang tính cảm xúc.

 Cuối giai đoạn này có khuynh hướng mua sắm mang tính đầu cơ tích cực cho gia đình riêngvề sau.

3.2.2 Vợ chồng mới cưới chưa có con

 Mức độ dài ngắn của giai đoạn này là khác nhau. Khả năng tài chính tương đối cao.

 Tần suất mua cao.

 Tiêu dùng trọng tâm vào hàng lâu bền, dịch vụ giải trí và hàng du lịch. Chịu ảnh hưởng nhiều của chương trình quảng cáo, giới thiệu sản phẩm. Cuối giai đoạn này có xu hướng tiết kiệm.

3.2.3 Tổ ấm đầy đủ I

 Gia đình bao gồm: vợ chồng trẻ và con dưới 6 tuổi.

 Thu nhập giảm sút trong khi nhu cầu mua sắm cao -> không thỏa mãn về tài chính. Kế hoạch chi tiêu + chủng loại hàng hóa thay đổi về cơ cấu và số lượng.

 Sản phẩm tập trung vào tính tiện ích.

Trang 6

 Hành vi tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi nhiều đối tượng.

 Mặt hàng trọng tâm: hàng lâu bền (thay thế đồ dùng cũ), cải thiện nhà cửa, giáo dục.

3.2.8 Người già độc thân

 Vợ hoặc chồng đã mất - Con cái có thể sống độc lập.

 Chi tiêu chủ yếu cho thuốc men và nhu cầu đời sống tinh thần cao.

4 Vai trò của vợ/chồng

Đối với người làm Marketing, việc xác định ai có ảnh hưởng chủ yếu trong mỗi quyết địnhmua hàng là một yếu tố quan trọng để định hình chiến lược Marketing Các nhà nghiên cứu đã phânloại quyết định mua hàng thành 4 loại để hỗ trợ trong việc này:

Quyết định do người chồng chi phối: Đây là những quyết định mua hàng mà người chồng có

ảnh hưởng lớn và đóng vai trò quyết định chính.

Quyết định do người vợ chi phối: Đây là những quyết định mua hàng mà người vợ có ảnh

hưởng lớn và đóng vai trò quyết định chính.

Quyết định tự trị: Đây là những quyết định mua hàng mà cả người chồng và người vợ ra

quyết định một cách độc lập, và số lần mà mỗi người ra quyết định xấp xỉ nhau.

Quyết định liên kết: Đây là những quyết định mua hàng mà cả người chồng và người vợ tham

gia cùng nhau trong việc đưa ra quyết định

Trang 7

Các nhà nghiên cứu cũng tìm ra ba yếu tố giúp các nhà làm Marketing dự đoán về cấu trúcquyền lực của các thành viên gia đình trong một quyết định mua hàng, gồm có: (1) loại sản phẩm/dịch vụ; (2) khuôn mẫu giới tính và (3) các bước của tiến trình ra quyết định

4.1.Loại sản phẩm/ dịch vụ

Nhìn chung trong những gia đình truyền thống, người chồng đóng vai trò người cung cấp vậtchất và có quyền lãnh đạo trong gia đình và người vợ có vai trò cung cấp tình cảm và sự trợ giúptinh thần Người chồng có khuynh hướng đưa ra những quyết định về thuộc tính của sản phẩm vàảnh hưởng nhiều đến quyết định mua, trong khi những quyết định của người vợ liên quan đến nhữngđặc tính sản phẩm về mặt thẩm mỹ học Một số quyết định cả 2 cùng kết hợp sẽ liên đến sởthích,nhu cầu chung và đặc biệt cả 2 rất quan tâm và có mục tiêu chung bên cạnh đó về tự trị thì cả2 sẽ quyết định mua những loại sản phẩm dịch vụ ít quan trọng với người còn lại ( vd như sở thíchriêng của vợ/chồng)

4.2.Khuôn mẫu giới tính

Trong một số nền văn hóa và trong sự phát triển của "chủ nghĩa nữ quyền" và sự bình đẳnggiới, ranh giới của các khuôn mẫu giới tính đang bị mờ dần Ngày càng có nhiều gia đình tham giavào quyết định mua hàng một cách liên kết, không bị giới hạn bởi vai trò truyền thống Điều này thểhiện sự thay đổi trong quan điểm xã hội về vai trò và quyền lực giới tính, cho phép cả vợ và chồngtham gia vào quyết định mua hàng dựa trên sở thích cá nhân và nhu cầu gia đình.

Tuy vậy, vẫn còn tồn tại những nền văn hóa và xã hội mà khuôn mẫu giới tính vẫn có ảnhhưởng mạnh mẽ đến quyết định mua hàng, và việc tham gia vào các quyết định mua của vợ vàchồng có thể bị hạn chế Điều này đòi hỏi sự nhận thức và sự thay đổi trong quan điểm xã hội về vaitrò giới tính để tạo ra sự công bằng và đồng nhất trong quyết định mua hàng gia đình.

4.3 Các bước của tiến trình ra quyết định

Vai trò của người chồng và người vợ có thể thay đổi tùy thuộc vào kiến thức, sở thích vàtrách nhiệm của mỗi người trong gia đình Ví dụ, trong bước nhận biết nhu cầu, người vợ có thể cócái nhìn sâu sắc hơn về những gì gia đình cần, trong khi người chồng có thể có sự hiểu biết về cácsản phẩm và giải pháp có sẵn trên thị trường.

Trong bước tìm kiếm thông tin, vai trò mua hàng có thể chuyển từ người vợ sang ngườichồng hoặc ngược lại Điều này phụ thuộc vào khả năng và quan tâm của mỗi cá nhân trong việcnghiên cứu thông tin về sản phẩm, so sánh giá cả và tính năng.

Cuối cùng, trong bước lựa chọn và mua hàng, vai trò mua có thể trở thành một quyết địnhliên kết, trong đó cả người chồng và người vợ tham gia vào quyết định cuối cùng Điều này thể hiệntinh thần hợp tác và sự nhất quán trong quyết định mua hàng gia đình.

Trang 8

Điều quan trọng là nhận thức rằng vai trò mua hàng không phải luôn luôn được gán cho mộtngười trong gia đình Thay vào đó, vai trò có thể thay đổi và linh hoạt tùy thuộc vào từng gia đìnhvà từng quyết định mua hàng cụ thể.

5 Vai trò của con cái

Kinh tế ngày càng phát triển, người ta có xu hướng đẻ ít con hơn; vì vậy những đứa con ngàycàng có một vai trò quan trọng hơn trong mọi quyết định của gia đình nói chung và quyết định muanói riêng Nếu một ai đó quan sát những người đi mua hàng trong một siêu thị, chắc chắn sẽ thấyrằng những đứa trẻ không chỉ vòi vĩnh bố mẹ mua cho chúng những đồ chúng thích (kẹo,đồ chơi)mà còn gợi ý cho bố mẹ mua các sản phẩm “người lớn” mà chúng nhìn thấy ở chương trình quảngcáo hoặc các chương trình vui chơi giải trí - gameshow trên truyền hình (bột giặt, dầu gội đầu ) Rõràng là người làm Marketing cần phải hiểu những đứa con có thể gây ảnh hưởng đến mức độ nào đótrong quyết định mua gia đình của để đưa ra được chương trình truyền thông hiệu quả nhất TheoHarold W Berkman, Jay D Linquist và M Joseph Sirgy, có 7 yếu tố chính tác động đến mức độ gâyảnh hưởng của đứa con (lưu ý là ở đây chúng ta chỉ xét đến những đứa con sống phụ thuộc, cùngsinh hoạt chung dưới một mái nhà với bố mẹ, bố mẹ vẫn là người chịu trách nhiệm chính trong thunhập và chi tiêu của gia đình), bao gồm:

Loại sản phẩm: Những đứa con thường hay đi cùng bố mẹ chúng đi mua sắm và có ảnh

hưởng đến việc lựa chọn nhãn hiệu sản phẩm của bố mẹ Đương nhiên, chúng quan tâm nhiều nhấtđến những đồ mà chúng trực tiếp sử dụng như kẹo bánh, đồ ăn nhẹ (snack), sữa, đồ chơi và rấtnhiều đứa trẻ vòi vĩnh cha mẹ mua những cái mà chúng thích Phạm vi ảnh hưởng của con cái đếnbố mẹ là lớn nhất khi bố mẹ dễ nhân nhượng, chiều theo ý của con Với những đứa trẻ khoảng từ 13đến 17 tuổi, một cuộc nghiên cứu tại Mỹ đã cho thấy chúng có ảnh hưởng đến bố mẹ lớn nhất đốivới những sản phẩm dành cho trẻ em có giá trị không cao (như quần áo, giày dép, đồ dùng học tập,đồ chơi); tiếp theo là những sản phẩm dành cho trẻ em có giá trị tương đối cao (xe đạp); sau đó làcác sản phẩm tiêu dùng gia đình có giá trị lớn (ô tô, ti vi, đi du lịch); cuối cùng – có ảnh hưởng thấpnhất - ở những sản phẩm tiêu dùng gia đình có giá trị nhỏ (nước uống đóng lon, chai, dầu gội )

“Tài nguyên” của đứa con: Tài nguyên này có thể là thu nhập riêng (được thừa kế, tài năng

xuất chúng, đã đi làm), vị trí của con ở trường/ nơi làm việc (điểm học, vị trí công tác), thứ tự sinhvà việc có anh chị em ruột hay không (những đứa con đầu lòng, con một được xem là có nhiều “tàinguyên” hơn vì chúng thường được cưng chiều hơn so với những đứa trẻ khác), và sự tin tưởng bốmẹ dành cho đứa con đó Đứa con càng có nhiều “tài nguyên” thì càng có khả năng gây ảnh hưởngđến các quyết định mua của gia đình.

Trang 9

Tuổi của đứa con: Thực tế cho thấy rằng, mức độ gây ảnh hưởng của đứa con sẽ tăng lên

cùng với tuổi của chúng, và các bà mẹ cũng dễ nhân nhượng hơn khi con mình lớn hơn Điều đó cólẽ do những đứa trẻ lớn hơn thì nhận thức tốt hơn; đồng thời, chúng cũng có nhiều kinh nghiệm hơnđối với việc mua sắm và tiêu dùng sản phẩm và cũng đã học được nhiều hơn về các vai trò củangười tiêu dùng Những đứa trẻ nhỏ, mới đi học và phụ thuộc rất nhiều vào bố mẹ thường chú ý rấtnhiều vào các chương trình quảng cáo hay truyền thông mang tính thương mại Không những chú ý,chúng thậm chí còn diễn tả lại như một trò chơi trước mặt bố mẹ hoặc lúc bắt gặp sản phẩm khi đimua sắm cùng bố mẹ Nếu chúng thích, chúng có thể vòi vĩnh bố mẹ mua; nếu không, sự diễn tả lạicủa chúng cũng là một truyền thông cho công ty, vì ít nhất đã gây được sự chú ý của bố mẹ Nhữngđứa trẻ lớn hơn một chút, từ khoảng lớp 3 đến lớp 7 (hay từ 8 đến 14 tuổi) đã bắt đầu biết giúp bốmẹ công việc gia đình và vận hành nhiều thiết bị gia đình Ví dụ, hãng đồ gia dụng nổi tiếngWhirlpool đã phát hiện sau một cuộc nghiên cứu là trên 70% các em ở lứa tuổi này giúp đỡ gia đìnhcác công việc nhà như chuẩn bị bữa ăn, giặt giũ Ngoài việc gây ảnh hưởng đến bố mẹ trong việc lựachọn các sản phẩm mà chính chúng có sử dụng thì việc tham gia vào các hoạt động như vậy sẽ khiếnchúng trở thành khách hàng mục tiêu cho rất nhiều sản phẩm Người làm Marketing phải chú ý đếncác nhu cầu đặc thù của lứa tuổi này trong thiết kế và khuếch trương sản phẩm của mình Lứa tuổi vịthành niên hay tuổi teen (từ 14 đến 18 tuổi) là lứa tuổi được xem là rất nhạy cảm về tâm lý Đây làđộ tuổi “giao thời”, từ một cô bé/cậu bé trở thành một người trưởng thành mong muốn được côngnhận bản thân nên họ rất muốn khẳng định mình Trẻ em tuổi vị thành niên đã có những khoản tiềnriêng nhất định (một số có thể đã đi làm) và đã có sự tính toán chi tiêu một cách độc lập trên khoảntiền đó, thường là dành sự ưu tiên chi tiêu cho các sản phẩm phục vụ học tập, thời trang hoặc giaodu bạn bè Nhìn chung, lứa tuổi này đã được bố mẹ tin tưởng giao cho việc mua sắm một số vậtphẩm tiêu dùng trong gia đình, đặc biệt là trong các gia đình mà bố đều đi làm; hoặc ít nhất thì cũngthường xuyên đi mua sắm cùng với mẹ mẹ, nhất là những cô gái Tất cả những điều này làm chonhững khách hàng tuổi teen trở thành đoạn thị trường rất quan trọng – không chỉ bởi những gì họmua cho chính mình mà còn do ảnh hưởng của họ đến các quyết định mua gia đình Khi hướng đếnlứa tuổi teen này các nhà làm Marketing thường dùng tiêu thức “lối sống” để phân đoạn, ví dụ dướiđây (trích từ Tạp chí Nhân khẩu học Mỹ, năm 1986, trang 41) là một minh họa:

Quan điểm của người mẹ về đứa con hay còn gọi là việc “trung tâm hóa” đứa con: Có rất

nhiều ông bố bà mẹ, có xu hướng “trung tâm hóa” đứa con của mình và chiều theo mọi ý thích củanó, đặc biệt là với đứa con một hoặc con sinh đầu lòng của mình Ngược lại, có những người mẹ lạirất cứng rắn, không để ý đến sự vòi vĩnh của đứa con mà chỉ quan tâm đến những gì mà theo nhậnthức của họ là tốt và phù hợp cho đứa trẻ

Trang 10

Thái độ của người mẹ đối với truyền hình và quảng cáo: Một nghiên cứu đã cho thấy rằng,

những người mẹ ít thiện chí với quảng cáo, ngăn cấm hành vi xem truyền hình của con thì có xuhướng ít nhân nhượng hơn trước những đòi hỏi của đứa trẻ Với những gia đình như thế tốt nhấtngười làm Marketing nên hướng vào người mẹ chứ không phải là vào đứa trẻ

Môi trường truyền thông gia đình: Liên quan đến hành vi tiêu dùng sản phẩm, chúng ta có

thể chia ra thành hai dạng của môi trường truyền thông gia đình Truyền thông gia đình mang địnhhướng xã hội, có đặc trưng là hòa hợp nhau, các thành viên trong gia đình luôn cố gắng làm hài lòngnhau, tránh xung đột hoặc tranh cãi Truyền thông gia đình mang định hướng khái niệm thì ngượclại, luôn phản ánh các suy nghĩ và phân tích cá nhân Trẻ em trong các gia đình định hướng xã hộicó rất ít ảnh hưởng đến quyết định mua của gia đình và chúng thường là chỉ “đi theo” bố mẹ màthôi Ngược lại, trẻ em trong các gia đình định hướng khái niệm luôn được khuyến khích suy nghĩ,đánh giá lựa chọn sản phẩm theo cách của chính mình, thậm chí điều đó có thể dẫn đến xung độthoặc tranh cãi với bố mẹ hay các thành viên khác của gia đình Biết được điều này sẽ giúp ngườilàm Marketing đưa ra quyết định chính xác hơn, đặc biệt là các quyết định xúc tiến Ví dụ, một hãngsản xuất xe tải nhỏ (mini van - loại chuyên dùng cho gia đình) hướng đến loại gia đình thứ nhất cóthể dùng đoạn quảng cáo với một không khí vui vẻ, cởi mở, trìu mến, gợi mở cảm xúc; nếu hướngđến loại gia đình thứ hai thì nên trình bày về những tính năng của nó, như là tính hiệu quả và sứcchứa

Lối sống của bố mẹ: Lối sống của bố mẹ được phân ra thành 3 dạng chính là độc tài, quyền

uy và dễ dãi Bố mẹ độc tài giới hạn mọi hoạt động của con, không ngoại lệ Bố mẹ quyền uy cũngđặt ra những giới hạn nhất định, những vẫn cho phép con có những tự do nhất định Bố mẹ dễ dãi thìcho phép con thoải mái, không giới hạn Với 3 dạng lối sống này thì có thể dễ thấy rằng con cáitrong gia đình bố mẹ dễ dãi sẽ có nhiều ảnh hưởng nhất và ít nhất trong gia đình bố mẹ độc tài

Ví dụ: Công ty Ve Wong đưa ra chương trình trúng thưởng xe máy cho những người mua sảnphẩm mì ăn liền A - one thu thập đủ hình của 12 con giáp tượng trưng cho tuổi và năm sinh tính theoâm lịch của người Việt Nam đã kích thích nhiều trẻ em đua nhau đòi cha mẹ mua mì ăn liền A -on eăn sáng thay vì dùng các thức ăn khác vào bữa sáng Công ty đã thành công khi sử dụng ảnh hưởngcủa trẻ em trong việc mua sản phẩm.

Tương tự kem Wall cũng đang sử dụng ảnh hưởng của các em nhỏ vào các bậc phụ huynhbằng những que kem có in các sản phẩm trúng thưởng Các siêu thị cũng tổ chức thi vẽ tranh, tômàu, các trò giải trí cho trẻ em để thu hút các cha mẹ đến mua sắm ở những nơi này theo sự đòi hỏicủa con mình.

Ngày đăng: 27/05/2024, 15:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w