1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

những nội dung cơ bản của học thuyết hình thái kinh tế xã hội và vận dụng vào việt nam

17 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 393,34 KB

Nội dung

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng để phân tích đời sống xã hội, tiến hành trừu tượng hóa các quan hệ xã hội và phân tách ra nhữn

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH

THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH

BÀI GIỮA KỲ MÔN TRIẾT HỌC

Đề tài:

NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HỌC THUYẾT HÌNH THÁI

KINH TẾ XÃ HỘI VÀ VẬN DỤNG VÀO VIỆT NAM

NHÓM : 06 LỚP : Thạc sỹ 222MBA11 GVHD : TS Nguyễn Minh Trí

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2023

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng 02 năm 2023

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 3

DANH SÁCH NHÓM 6 - PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CHI TIẾT

1 226104005 Trương Trần Hoàng

Nghiên cứu tài liệu, soạn thảo

nội dung

2 226104032 Võ Thành Nhơn Nam Tìm kiếm tài liệu, góp ý kiến

3 226104031 Trần Quốc Đạt Nam Tìm kiếm tài liệu, góp ý kiến

4 226104044 Đàm Thị Việt Thi Nữ Tìm kiếm tài liệu, thuyết trình

5 226104023 Đặng Minh Hiệp Nam Tìm kiếm tài liệu, góp ý kiến

6 226104029 Đỗ Phú Hải Nam Tìm kiếm tài liệu, góp ý kiến

7 226104042 Lã Thị Thu Hoài Nữ Nghiên cứu tài liệu, soạn thảo

nội dung

8 226104004 Nguyễn Đức Tiến Nam Tìm kiếm tài liệu, góp ý kiến

9 226201256 Trần Hưng Thịnh Nam Tìm kiếm tài liệu, góp ý kiến

10 226201158 Trần Thị Hường Nữ Tìm kiếm tài liệu, thuyết trình

11 226201250 Phạm Thành Đạt Nam Tìm kiếm tài liệu, thuyết trình

Trang 4

MỤC LỤC

1 Hình thái kinh tế xã hội 1

1.1 Khái niệm: 1

1.2 Một số hệ thống các quan điểm cơ bản: 1

2 Cấu trúc của hình thái kinh tế xã hội 1

2.1 Phương pháp luận của sự phân tích các yếu tố cấu thành một hình thái kinh tế – xã hội ……… 1

2.2 Lực lượng sản xuất 2

2.3 Quan hệ sản xuất: 2

2.4 Kiến trúc thượng tầng: 2

2.5 Các loại hình thái kinh tế - xã hội: 3

2.6 Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất: 3

2.7 Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội: 5

3 Sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hôi trong lịch sử tự nhiên: 7

3.1 Cấu trúc hình thái kinh tế - xã hội: 7

3.2 Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội: 7

3.3 Quá trình lịch sử - tự nhiên của sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội 7

4 Vận dụng của hình thái kinh tế xã hội vào Việt Nam 8

4.1 Ứng dụng những thành tựu của khoa học - công nghệ hiện đại vào phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam: 9

4.2 Tính tất yếu của xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: 9

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trang 5

1

1 Hình thái kinh tế xã hội

Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử (hay còn gọi là chủ nghĩa duy vật biện chứng về xã hội) dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất, và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất đó Nó chính là các xã hội cụ thể được tạo thành từ sự thống nhất biện chứng giữa các mặt trong đời sống xã hội và tồn tại trong từng giai đoạn lịch sử nhất định Hình thái kinh tế - xã hội là một hệ thống hoàn chỉnh, có cấu trúc phức tạp, trong đó có các mặt cơ bản là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng Mỗi mặt của hình thái kinh tế - xã hội có vị trí riêng và tác động qua lại lẫn nhau, thống nhất với

nhau

sự vận động, phát triển các phương thức sản xuất trong lịch sử

cơ bản của sự vận động, phát triển trong cơ cấu tổng thể của đời sống xã hội

xã hội

Xã hội là tổng thể của nhiều lĩnh vực với những mối quan hệ xã hội hết sức phức tạp Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng để phân tích đời sống xã hội, tiến hành trừu tượng hóa các quan hệ xã hội và phân tách ra những quan hệ sản xuất, tức là những quan hệ kinh tế tồn tại một cách khách quan, tất yếu không phụ thuộc vào ý chí con người, … Đồng thời phân tích những quan hệ đó trong mối quan hệ phụ thuộc của nó với thực trạng phát triển của lực lượng sản xuất hiện thực Phân tích những quan hệ đó trong mối quan hệ vối toàn bộ những quan hệ xã hội khác, tức với những quan hệ thuộc kiến trúc thượng tầng chính trị– xã hội, từ đó cho thấy rõ xã hội

là một hệ thống cấu trúc với các lĩnh vực cơ bản tạo thành V.I Lênin từng nhấn mạnh rằng:

“Chỉ có đem quy những quan hệ xã hội vào những quan hệ sản xuất và đem quy những quan

hệ sản xuất vào trình độ của những lực lượng sản xuất thì người ta mới có được một cơ sở

Trang 6

2

vững chắc để quan niệm sự phát triển của những hình thái xã hội là một quá trình lịch sử –

tự nhiên”

Lực lượng sản xuất là toàn bộ những năng lực thực tiễn dùng trong sản xuất của xã hội ở các thời kỳ nhất định Về mặt cấu trúc, lực lượng sản xuất xã hội bao gồm hệ thống những tư liệu sản xuất và sức lao động mà người ta dùng cho sản xuất, trong đó quan trọng nhất là sức lao động Đây là nền tảng vật chất - kỹ thuật của mỗi hình thái kinh tế - xã hội Hình thái kinh tế - xã hội khác nhau có lực lượng sản xuất khác nhau Sự phát triển của lực lượng sản xuất quyết định sự hình thành, phát triển và thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế - xã

hội

Chỉ mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, là một trong những biểu hiện của quan hệ xã hội, giữ vai trò xuyên suốt trong quan hệ xã hội, tạo thành cơ sở hạ tầng của xã hội và quyết định tất cả mối quan hệ xã hội khác Mỗi hình thái kinh tế - xã hội có một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho nó Quan hệ sản xuất là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các chế độ xã hội Tổng hợp lại những quan hệ sản xuất cấu thành cái mà người ta gọi là những quan hệ xã hội, cái gọi là xã hội mà lại là một xã hội ở một giai đoạn phát triển lịch sử nhất định, một xã hội có tính chất độc đáo, riêng biệt Xã hội cổ đại, xã hội phong kiến, xã hội tư bản đều là những tổng hợp các quan hệ sản xuất theo loại đó mà mỗi tổng thể

ấy đồng thời lại tiêu biểu cho một giai đoạn phát triển đặc thù trong lịch sử nhân loại

Trang 7

3

Kiến trúc thượng tầng là tập hợp các quan điểm: chính trị, pháp quyền, đạo đức, triết học, tôn giáo, nghệ thuật… với các thiết chế tương ứng: Nhà nước, đảng phái, nhà thờ, đoàn thể… được xây dựng trên một cơ sở hạ tầng nhất định Kiến trúc thượng tầng được hình thành và phát triển phù hợp với cơ sở hạ tầng, nhưng nó lại là công cụ để bảo vệ, duy trì và phát triển cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó Vì vậy, kiến trúc thượng tầng là hiện tượng xã hội, là biểu hiện tập trung của đời sống tinh thần của xã hội, là mặt tư tưởng của hình thái kinh tế –

xã hội Ngoài ra, các hình thái kinh tế - xã hội còn có quan hệ về gia đình, dân tộc và các quan hệ xã hội khác Nó còn bao gồm các lĩnh vực chính trị, lĩnh vực tư tưởng và lĩnh vực xã hội Mỗi lĩnh vực của hình thái kinh tế - xã hộivừa tồn tại độc lập với nhau, vừa tác động qua lại, thống nhất với nhau gắn bó với quan hệ sản xuất và cùng biến đổi với sự biến đổi của

quan hệ sản xuất

Theo chủ nghĩa Mác-Lenin thì trong lịch sử loài người đã sẽ tuần tự xuất hiện 5 hình thái

kinh tế xã hội từ thấp đến cao:

sử chuyển từ HTKTXH cộng sản nguyên thuỷ lên HTKTXH chiếm hữu nô lệ)

gồm chủ nô và nông nô

nông dân

tư sản

trình sản xuất; đó cũng là mối quan hệ thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, trên cơ sở quyết định của lực lượng sản xuất, tạo thành nguốn gốc

và động lực cơ bản của quá trình vận động, phát triển các phương thức sản xuất trong lịch sử Đó cũng chính là nội dung cơ bản của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất - quy luật cơ

bản nhất của quá trình phát triển xã hội

phương diện cơ bản, tất yếu của mỗi phương thức sản xuất - mỗi quá trình

Trang 8

4

sản xuất nhất định, do đó chúng tồn tại trong tính quy định lẫn nhau, chi phối lẫn nhau trong quá trình sản xuất của xã hội Nói cách khác, mỗi phương thức sản xuất hay mỗi quá trình sản xuất không thể tiến hành được nếu như thiếu một trong hai phương diện đó, trong đó lực lượng sản xuất chính là nội dung vật chất, kỹ thuật, công nghệ của quá trình này, còn quan

hệ sản xuất đóng vai trò là hình thức kinh tế của quá trình đó Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất chính là mối quan hệ tất yếu giữa nội dung vật chất và hình thức kinh tế của cùng một quá trình sản xuất

khách quan của xã hội

trong mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Nói cách khác, quan hệ sản xuất phụ thuộc tất yếu vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Tính quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất được thể hiện trên hai mặt thống nhất với nhau: lực lượng sản xuất nào thì quan hệ sản xuất ấy và cũng do đó, khi lực lượng sản xuất có những thay đổi thì cũng tất yếu sẽ đòi hỏi phải có những thay đổi nhất định đối với quan

hệ sản xuất trên các phương diện sở hữu, tổ chức - quản lý và phân phổi Sự thay đổi này có thể diễn ra với sự nhanh chậm khác nhau, mức độ khác nhau, phạm vi khác nhau nhưng tất yếu sẽ diễn ra những thay đổi nhất định bởi vì những quan hệ sản xuất chỉ là hình thức kinh tế của quá trình sản xuất, còn lực lượng sản xuất đóng vai trò là nội dung vật chất của quá

trình đó

khả năng tác động trở lại, ảnh hưởng trở lại đối vói việc bảo tồn, khai thác -

sử dụng, tái tạo và phát triển lực lượng sản xuất Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất thể hiện rõ nhất trên phương diện các quan hệ tổ chức, quản lý quá trình sản xuất của xã hội Quá trình tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất có thể diễn ra với hai khả năng: tác động tích cực hoặc tác động tiêu cực Khi mà quan hệ sản xuất phù hợp với nhu cầu khách quan của việc bảo tồn, khai thác - sử dụng, tái tạo và phát triển của lực lượng sản xuất thì nó có tác dụng tích cực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển; ngược lại, nếu trái với nhu cẫu khách quan đó thì nhất định

sẽ diễn ra quá trình tác động tiêu cực

2.6.2 Sự vận động mâu thuẫn:

Trang 9

5

2.6.2.1 Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan

hệ thống nhất của các mặt đối lập là vì có sự khác nhau về tính chất biến đổi của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Lực lượng sản xuất có xu hướng “động”, còn quan hệ sản xuất thì ngược lại có xu hướng “tĩnh” Xu hướng động và tĩnh của hai phương diện lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất đều là khách quan Sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất trong phạm vi ổn định của quan hệ sản xuất lại tất yếu dẫn đến khả năng bộc lộ sự xung đột với những hình thức kinh tế hiện thời và tất yếu đòi hỏi phải có những thay đổi nhất định của quan hệ sản xuất mà lâu nay lực lượng sản xuất phát triển trong đó thì mới có thể có được sự phát triển hơn nữa của lực lượng sản xuất Như vậy, sự vận động của mâu thuẫn biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là đi từ sự thống nhất đến xung đột và một khi xung đột đó được giải quyết thì lại tái thiết lập sự thống nhất mới; quá trình này lặp đi lặp lại trong lịch sử tạo ra quá trình vận động và

phát triển của phương thức sản xuất

cho thấy chỉ trong sự thống nhất, phù hợp của nhũng quan hệ sản xuất hiện thực với trình độ phát triển thực tế của các lực lượng sản xuất hiện có mới

có thể tạo ra được những điều kiện thích hợp cho sự phát triển của lực lượng sản xuất; tuy nhiên, sự phù hợp giữa chúng chỉ là tương đối, tạm thời trong một giai đoạn phát triển nhất định, còn khuynh hướng vận động tuyệt đối của lực lượng sản xuất lại phá vỡ sự phù hợp đó, tạo ra khả năng tái

thiết lập sự phù hợp trong giai đoạn phát triển mới

Đây là mối quan hệ biện chứng được thực hiện theo nguyên tắc kiến trúc thượng tầng phải phù hợp với cơ sở hạ tầng; chính trị, pháp luật cũng như các mặt khác của đời sống văn hoá xã hội phụ thuộc tất yếu vào tính chất và trình độ phát triển của kinh tế, cần phải có sự phù hợp của kiến trúc thượng tầng chính trị, pháp luật với cơ sở kinh tế của xã hội Tuy nhiên, sự phù hợp ấy chỉ là tương đối, tạm thời trong những giai đoạn lịch sử nhất định và

với những điều kiện nhất định

xã hội - đó là phương diện kinh tế và phương diện chính trị - xã hội, giữa chúng

có mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau, tác động lẫn nhau Trong đó, cơ

Trang 10

6

sở hạ tầng đóng vai trò quyết định đối với kiến trúc thượng tầng và đồng thời

kiến trúc thượng tầng thường xuyên có sự tác động trở lại cơ sở hạ tầng

hiện trên nhiều phương diện: tương ứng với một cơ sở hạ tầng sẽ sản sinh ra một kiến trúc thượng tầng phù hợp, có tác dụng bảo vệ cơ sở hạ tầng đó Những biến đổi trong cơ sở hạ tầng tạo ra nhu cầu khách quan phải có sự biến đổi tương ứng trong kiến trúc thượng tầng Tính chất mâu thuẫn trong cơ sở hạ tầng được phản

ánh thành mâu thuẫn trong hệ thống kiến trúc thượng tầng

giai cấp nắm được quyền lực nhà nước, còn các giai cấp và tầng lớp xã hội khác

ở vào địa vị phụ thuộc đối với quyền lực nhà nước Các chính sách và pháp luật của nhà nước, suy đến cùng là sự phản ánh nhu cầu thống trị về kinh tế của giai

cấp nắm giữ quyền sở hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội

nhân từ tính tất yếu kinh tế đối với toàn bộ các lĩnh vực sinh hoạt của xã hội, dù

đó là lĩnh vực thực tiễn chính trị, pháp luật hay lĩnh vực sinh hoạt tinh thần của

xã hội Tính tất yếu kinh tế lại phụ thuộc vào tính tất yếu của nhu cầu duy trì và

phát triển các lực lượng sản xuất khách quan của xã hội

nhiều phương thức Điều đó tuỳ thuộc vào bản chất của mỗi nhân tố trong kiến trúc thượng tầng, phụ thuộc vào vị trí, vai trò của nó và những điều kiện cụ thể Tuy nhiên, trong điều kiện kiến trúc thượng tầng có yếu tố nhà nước thì phương thức tác động của các yếu tố khác tối cơ sở kinh tế của xã hội thường phải thông qua nhân tố nhà nước mới có thể thực sự phát huy mạnh mẽ vai trò thực tế của

nó Nhà nước là nhân tố có tác động trực tiếp nhất và mạnh mẽ nhất tối cơ sở hạ

tầng kinh tế của xã hội

xu hướng tích cực hoặc tiêu cực, điều đó phụ thuộc vào sự phù hợp hay không phù hợp của các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng đối với nhu cầu khách quan của sự phát triển kinh tế; nếu phù hợp nó sẽ có tác dụng tích cực, ngược lại sẽ có tác dụng tiêu cực, kìm hãm và phá hoại sự phát triển kinh tế trong một phạm vi

và mức độ nhất định Tuy nhiên, sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với

cơ sở hạ tầng dù diễn ra với nhũng xu hướng khác nhau, mức độ khác nhau nhưng cũng không thể giữ vai trò quyết định đối với cơ sở hạ tầng kinh tế của xã

Trang 11

7

hội; cơ sở hạ tầng kinh tế của xã hội vẫn tự mở đường đi cho nó theo tính tất yếu

kinh tế của nó

thuẫn giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng được khắc phục, tái tạo sự

thống nhất phù hợp của kiến trúc thượng tầng với cơ sở hạ tầng

3.1 Cấu trúc hình thái kinh tế - xã hội:

Xã hội là một hệ thống cấu trúc với ba lĩnh vực cơ bản tạo thành:

độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất

Là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử, dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch

sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình

độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất và một kiến trúc thượng tầng tương ứng được

xây dựng trên những quan hệ sản xuất đó

Là chỉ quá trình vận động, phát triển của xã hội tuân theo quy luật khách quan của nó dưới sự tác động của các nhân tố chủ quan trong các điều kiện lịch sử nhất định Quá trình

đó biểu hiện ở các nội dung chính sau đây:

3.3.1 Sự vận động và phát triển của xã hội không tuân theo ý chí chủ quan của con

người mà tuân theo các quy luật khách quan; đó là các quy luật của chính bản thân cấu trúc hình thái kinh tế - xã hội, là hệ thống các quy luật xã hội thuộc các linh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học mà trước hết và cơ bản nhất là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

và quy luật kiến trúc thượng tầng phù hợp với cơ sở hạ tầng

3.3.2 Quá trình thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế - xã hội ở trình độ cao

hơn trong lịch sử nhân loại, và do đó là sự phát triển của lịch sử xã hội loài người

có thể do sự tác động của nhiều nhân tố chủ quan nhưng nhân tố giữ vai trò quyết định là sự tác động của các quy luật khách quan Dưới sự tác động của quy luật khách quan mà lịch sử nhân loại, xét trong tính chất toàn bộ của nó, là quá trình thay thế tuần tự của các hình thái kinh tế - xã hội từ trình độ thấp đến trình

Ngày đăng: 27/05/2024, 15:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w